Thursday, August 1, 2013
MỸ DU BÌNH LUẬN
Thành quả và bất cập trong chuyến công du lớn
Tính chất của hai hiệp ước với Trung Quốc và Hoa Kỳ
Việt-Long: Việt Nam và Hoa Kỳ ký
kết thoả thuận thiết lập đối tác toàn diện, giữa những thoả ước khác về
TPP, hợp tác an ninh quốc phòng, khoa học, giáo dục... trong đó có thoả
thuận tăng cường hợp tác tại các diễn đàn an ninh quốc phòng khu vực.
Trước đó Việt Nam đã ký với Trung Quốc một hiệp định chiến lược trong đó
quy định hai nước phối hợp và điều phối với nhau trong chính sách ngoại
giao. Những hiệp định này với nội dung như vậy có gì tương đồng hay mâu
thuẫn về quyền lợi không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Hai hiệp
định này khác nhau. Với Trung Quốc, Việt Nam ký hiệp ước hợp tác chiến
lược toàn diện, còn với Hoa Kỳ, đó là hiệp ước đối tác toàn diện, không
có từ "chiến lược", hai cái khác nhau nhiều, không có gì mâu thuẫn. Tại
Trung tâm nghiên cứu chiến lược và bang giao quốc tế CSIS ở Washington
D.C. khi được hỏi liệu thoả ước giữa Mỹ với Việt Nam có anh hưởng đến
bang giao với các nước khác không, ông Trương Tấn Sang đã khẳng định
Việt Nam là một nước thành viên Liên Hiệp Quốc, có quyền ký kêt hiệp ước
với bất kỳ thành viên nào của Liên Hiệp Quốc.
Việt-Long: GS cho biết thành quả nào quan trọng nhất trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Việt vừa qua.
Những bất cập
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Một cách
tổng quát, thành quả không đúng như dự đoán, nhưng cũng có một số điều
thuận lợi. Trước hết, về những gì không đúng theo tiên đoán, hay ước
vọng, thì trong hội nghị Shagri La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đoc một
diễn văn rất lớn, nói rằng Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược
với tất cả các hội viên thường trực của Hội đồng Bảo An; ba năm trước đó
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng nói Hoa Kỳ muốn tạo đối tác chiến
lược với Việt Nam, Hai bên đều có ý muốn đó. Sau đó Việt Nam đi nhiều
nước để ký các hiệp ước đối tác chiến lược. Riêng đối với Mỹ khi đến đây
người ta không thấy chuyện đó.Như vậy rõ ràng đã không như tiên đoán,
hay kỳ vọng.
Điểm thứ hai: Khi Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh rồi sau đó
là Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ sang Mỹ trước ông Sang có một tháng
thôi, có nói Việt Nam muốn thiết lập quan hệ toàn diện với Mỹ, trong đó
có quan hệ quốc phòng nữa. Như vậy chuyến đi của ông Sang cũng không đưa
đến những gì khác biệt với những điều như ông Tỵ đã nói, và kém với
những gì mong muốn của ông Dũng.
Điểm kế tiếp, ông Thanh cùng ông Tỵ đều nói nếu bình thường hoá quan
hệ quốc phòng thì dĩ nhiên phải bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với
Việt Nam, nhưng việc đó cũng không xảy ra. Vì vậy một chuyến thăm lớn mà
không đạt được những kết quả đó thì không đúng với dự đoán hay ước
vọng.
Những thành đạt
Tuy nhiên, ngược lại, có những điểm khác phản ảnh mối quan tâm của
Việt Nam. Có một điều ít người để ý là trong bản tuyên bố chung của hai
nhà lãnh đạo, thường thường có những điều khoản tôn trọng lẫn nhau,
lưỡng lợi, không can thiệp nội bộ... thì lần này có câu "tôn trọng thể
chế chính trị" của nhau. Điều đó phản ảnh sự quan tâm của Việt Nam. Một
điểm khác cũng ít được để ý, là hai ông đều nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc học tiếng Anh ở Việt Nam để Việt Nam có thể hoạt động hữu hiệu hơn
khi TPP được lập ra. Đó là mối quan tâm của hai người, và là điều ông
Mỹ muốn. Trong lãnh vực hợp tác thì Việt Nam cũng được một điều là lần
đầu tiên thông cáo chung nói đến vấn đề biển Đông, gọi là biển Nam Trung
hoa. Trong đó Tổng thống Mỹ có ý muốn quốc tế không sử dụng võ lực;
điều này đúng với lập trường của Việt Nam, hay có thể nói Mỹ thiên về
lập trường của Việt Nam rõ rệt hơn trong vấn đề biển Đông.
Một điểm quan trọng nữa, là hiệp ước giữa công ty dầu khí Mỹ với
Petro Vietnam. Trung Quốc thường doạ là nước ngoài không nên phát triển
khai thác gần vùng tranh chấp (ở biển Đông), nay Mỹ xác nhận là những
công ty này sẽ hoạt động ở (nơi đó) tại Việt Nam. Điều này giúp Việt
Nam được an tâm hơn, với sự giúp đỡ của Mỹ.
Đó là những điều tôi thấy có positive.
Vấn đề an ninh quốc phòng
Việt-Long: Thoả thuận hợp tác
an ninh quốc phòng trong hội nghị thượng đỉnh vừa rồi có quy định tiếp
tục cộng tác theo tinh thần "bản ghi nhớ năm 2011 về tăng tiến hợp tác
quốc phòng song phương"; vậy thoả thuận này có đem lại cho Việt Nam một
bảo đảm nào về lãnh hải, lãnh thổ không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Không có
bảo đảm nào, chỉ có tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng thôi. Tăng
cường như vậy thì đến đâu mới hay đến đó, Mỹ không bảo đảm gì cả. Chỉ có
việc là năm 2008 Tổng thống Bush có cam kết trong thông cáo chung với
ông Dũng , có nói là Mỹ "ủng hộ sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập chủ
quyền của Việt Nam. Ủng hộ không có nghĩa là cam kết bảo vệ, hai cái
khác nhau, thì nguyên tắc đó vẫn tiếp tục. Còn có cam kết bảo vệ nhau
không thì tuỳ diễn tiến trong khi hai bên có quan hệ quốc phòng.
Lợi ích của TPP
Việt-Long: Hiệp ước kinh tế
xuyên Thái Bình Dương TPP một khi hoàn tất có đem lại lợi ích gì cho
Việt Nam khi sức sản xuất của Việt Nam thua kém hầu hết các nước thành
viên hiệp ước?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Có nhiều
cái lợi. Trước hết là mở được thị trường lớn của nước Mỹ. Những rào cản
cản trở những gì Việt Nam làm được sẽ mở ra, có lợi cho rât nhiều. Dĩ
nhiên có những rắc rối về sự đòi hỏi nguồn nhiên liệu (của hàng dệt may
là một ví dụ) nhưng TTP vẫn là điều lợi hiển nhiên nếu được thực hiện.
Ngoài ra còn những điều lợi khác, không thuần kinh tế mà có thể cũng
gián tiếp liên quan đến kinh tế, chẳng hạn khi tham gia hiệp ước đó thì
phải cải tổ rất nhiều, tức là đụng chạm đến vấn đề SOE, các công ty xí
nghiệp quốc doanh, mà hiện nay như là vùng cấm kỵ. Nên Việt Nam muốn
cạnh tranh, bắt buộc phải cải tổ lãnh vực đó. Và khi vào TPP thì có một
initiative, có pressure, có áp lực bắt buộc cải tổ, thì đó là điều tốt
cho Việt Nam.
Thêm nữa, khi Việt Nam vào TPP thì đại đa số trong đó là những nền
kinh tế thị trường, nên Việt Nam đương nhiên được chấp nhận như một nền
kinh tế thị trường với những quyền lợi của kinh tế thị trường mà hiện
nay Việt Nam chưa có.
Trong TPP thì Việt Nam là nước Cộng Sản duy nhất, các nước khác đều
là không cộng sản, họ đều là dân chủ hay bán dân chủ. Sự trao đổi này
cũng có ảnh hưởng khuyến khích Việt Nam cải tổ chính trị, học Việt-Long
được kinh nghiệm của các quốc gia để cải tổ cho thể chế của mình phù hợp
với thể chế các nước khác, đưa đến những sự cộng tác mật thiết hơn.
Những điều lợi đó là những điều quan trọng mà không phải là tính bằng tiền.
Vấn đề nhân quyền
Việt-Long: Trong lãnh vực nhân
quyền hai bên không nói tới một trường hợp cụ thể nào, trong khi người
mà Tổng thống Obama từng nhắc đích danh, lá blogger Điếu Cày, thì vẫn
đang tuyệt thực. Những người khác từng được hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ
yêu cầu Việt Nam trả tự do cũng không được nhắc tới trong thông cáo
chung cũng như trong buổi họp báo. Như vậy Hoa Kỳ đã đạt được lợi ích
nào về mặt ủng hộ dân chủ và nhân quyền trên thế giới, là lý tưởng và
cũng là nhiệm vụ mà nước Mỹ tự gánh vác?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi đã nói nhiều lần là
quyền lợi quốc gia có ba loại: chiến lược, kinh tế và quyền lợi về giá
trị của mình, tức là value. Hoa Kỳ nói đến việc đó từ thời Tổng thống
Carter, và càng ngày vấn đề nhân quyền càng trở thành quan trọng trong
nội bộ nước Mỹ. Từ sau ông Carter nhiều định chế nhân quyền được lập ra.
Đã có định chế thì người ta phải hoạt động. Vì thể nhân quyền là vấn đề
không bỏ được.Còn lần này thì thông cáo chung có nói đến vấn đề nhân quyền. Có nhấN mạnh rằng vấn đề nhân quyền rất quan trọng.
Những thành quả nhỏ, và nhãn quan tích cực
Việt-Long: GS vui lòng cho một nhận định tổng quát và toàn diện về hội nghị thượng đỉnh vừa rồi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Về phương
diện quốc gia, người ta thấy có một số điểm tiến tới giữa Việt Nam và
Mỹ, nhưng tương đối nhỏ. Phải chờ xem sau khi lập ra chín cơ chế tăng
cường quan hệ, người ta có làm được gì không, tiến bộ tới đâU. Nói cách
khác đây là một dự án chưa hoàn thành; tuy nhiên cũng đạt được một số
điểm để tiến tới đó, đó là điểm thứ nhất mà tôi thấy.
Điểm thứ hai là, không đúng như người ta tiên đoán, hay kỳ vọng, như
ký được TPP, ký được đối tác chiến lược, thì chưa tới được chỗ đó.
Ngược lại có vài điểm tuy nhỏ những cũng có positive đối với (trong
nhãn quan của) người Mỹ. Ví dụ cung cách hành xử của ông Trương Tấn
Sang. Ông Sang là một nguyên thủ Việt Nam đầu tiên đến phát biểu trong
một thinktank hàng đầu của nước Mỹ, là Trung tâm nghiên cứu chiến lược
và bang giao quốc tế CSIS (Center for Strategic and International
Studies); dĩ nhiên bài nói chuyện của ông Sang thì đã được soạn sẵn,
nhưng phần trả lời thì ông trả lời rất lưu loát, rất thoải mái trước một
cử toạ toàn là những chuyên viên. Và tôi đã thấy người ta vỗ tay ông
ấy trong một số những câu trả lời. Điểm thứ hai, mà tôi thấy ông cũng
khôn khéo, là sau cuộc gặp gỡ ở CSIS thì ông Sang đi New York, qua ngày
hôm sau, sau một số buổi họp, tiếp tân, ông ấy đã đặc biệt gặp riêng ông
bà Clinton. Việc này là một hành động khá khéo léo, người ta có thể gọi
là "dùng hòn đá ném chết hai con chim". Thứ nhất ông ấy chứng tỏ Việt
Nam cảm nhận, cám ơn vị Tổng thống đầu tiên ra quyết định dỡ bỏ hàng rào
với Việt Nam, là người đầu tiên sang thăm Việt Nam khi ông (Clinton)
còn tại chức. Điều thứ hai là ông tìm cách, có thể là làm thân với ba
Clinton, người có thể trở thành Tổng thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới. Đó
là hành động đầu tư cho tương lai, có ý nghĩa về phương diện bang giao
giữa hai nước.
Việt-Long: Xin cám ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.
Sợ Trung Quốc, Hà Nội tìm điểm tựa ở Washington
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
"Tổng thống Obama và tôi sẽ thảo luận các phương án thắt chặt
quan hệ đối tác giữa hai nước trong tinh thần bảo vệ hòa bình, ổn định
và an ninh hàng hải tại Biển Đông , quyền lợi và quan tâm chung của
nhiều nước trong và ngoài khu vực". Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn
Sang đã trả lời như trên câu hỏi của hãng tin Bloomberg về mục tiêu
chuyến công du Mỹ với trọng điểm là cuộc hội kiến tại Nhà Trắng vào hôm
nay 25/07/2013.
Không hẹn mà các bài nhận định của giới phân tích quốc tế cũng
như thông điệp của giới nhân sĩ trí thức, blogger tại Việt Nam nhân
chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang có cùng một nhận
định : phải bắt tay với Mỹ để thoát gọng kềm Trung Quốc.
David Brown, nguyên là nhà ngoại giao từng phục vụ tại Việt Nam phân
tích rằng Hà Nội đang tìm cách thoát mối đe dọa từ Trung Quốc. Sự kiện
ông Trương Tấn Sang, sau từ Trung Quốc trở về, đã cấp tốc sang Mỹ là
dấu hiệu Hà Nội « đã bị chấn động vì những gì mà Tập Cận Bình đã nói
riêng với ông Sang » tại Bắc Kinh hồi tháng 6 vừa qua.
Chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ để thực
hiện Nghị quyết của Bộ chính trị về Hội nhập Quốc tế chủ yếu là Quan hệ
đối tác xuyên Thái bình dương TPP, không có Trung Quốc.
Trong khi đó, giới nhân sĩ, chuyên gia, blogger Việt Nam kêu gọi
giới lãnh đạo Việt Nam, mà đặc biệt là ông Trương Tấn Sang hãy « nắm lấy
thời cơ chứng tỏ bản lãnh » đưa đất nước ra khỏi bàn tay của « chủ
nghĩa Đại Hán ».
Trong bức tâm thư công bố trên mạng Bauxitvn, các nhân sĩ nhấn mạnh
hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình dương TPP do Hoa Kỳ đề
xướng, là giải pháp quan trọng giúp Việt Nam « tháo gỡ » gọng kềm
Trung Quốc và giải quyết những khó khăn kinh tế hiện nay song song
với cởi mở chính trị.
Liệu Hà Nội cần phải nắm bắt thời cơ như thế nào để bảo vệ quyền lợi
của dân và đất nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang
từ Sydney.
« Hà Nội đang đi tìm điểm tựa ở Washington để may ra đối trọng
lại phần nào với Trung Quốc Nếu chính phía Việt Nam đề nghị gặp tổng
thống Obama thì đây là một bước tiến có thể gọi là tích cực của Hà Nội
nhằm tạo một môi trường mới trong việc bang giao với Bắc Kinh, tương tự
như Miến Điện đã đi tìm điểm tựa ở Washington để từ bỏ cái quá khứ lệ
thuộc »
Hậu Obama-Sang: Bao lâu cho lộ trình TPP?
CỠ CHỮ
31.07.2013
TPP chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều
kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó
sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu
tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Triển vọng lạc quan?
Trước và trong cuộc hội kiến Obama-Trương Tấn Sang ở Washington, theo quán tính chỉ đạo của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đảng đã ồn ã trong “chiến dịch” cổ xúy cho điều được xem là “triển vọng lạc quan” của TPP, tức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam trông ngóng bấy lâu nay.
“Sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013” – như một hứa hẹn của Tổng thống Obama cho viễn cảnh Việt Nam tham dự vào buổi tiệc đứng TPP.
Nhưng Việt Nam liệu có chờ đợi được hai năm nữa, khi bóng dáng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang lộ diện?
Mắt xích còn lại là giới lãnh đạo mang xu hướng và cả xu thời cải cách ở Việt Nam có biết biến tâm tưởng thành hành động hay không mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Triển vọng lạc quan?
Trước và trong cuộc hội kiến Obama-Trương Tấn Sang ở Washington, theo quán tính chỉ đạo của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đảng đã ồn ã trong “chiến dịch” cổ xúy cho điều được xem là “triển vọng lạc quan” của TPP, tức Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam trông ngóng bấy lâu nay.
Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định TPP - những tờ báo
này “dự báo”. Một lần nữa sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của WTO vào năm 2007, giới quan chức ngoại giao và thương mại Việt
Nam lại vẽ ra một bức tranh khá xán lạn cho các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu – những đối tượng đã bị biến thành một loại “con tin” của các
nhóm lợi ích đầu cơ trong suốt gần ba năm suy thoái đến mức trầm uất
khó tin từ đầu 2011 đến nay.
Nhưng nếu suy xét một cách tỉnh táo, giới quan sát độc lập có thể trông đợi gì về TPP cùng ánh hồng lạc quan của nó?
Giám đốc xin giấu tên của một doanh nghiệp thủy sản ở Sài Gòn không quá che đậy cảm nghĩ của bà: “Từ hồi gia nhập WTO đến giờ, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tôi cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Không hẳn là thị trường Mỹ tăng sức ép cạnh tranh và làm khó doanh nghiệp Việt bằng các vụ kiện cáo bán phá giá, mà từ bộ ngành đến các cơ quan của chính quyền địa phương đều quá quan liêu trong việc hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp, thua xa nhà nước Thái Lan. Cứ cái cung cách này mà có “tiến ra biển lớn” theo TPP thì cũng không có mấy hy vọng quen được với sóng nước. Không cẩn thận có khi còn lật thuyền cũng nên”.
Thực tế 6 năm dầm sương dãi nắng trên bàn tiệc WTO đã trở thành một trải nghiệm đắt giá cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam nếu muốn ăn chắc mặc bền với TPP. Năng lực điều hành yếu kém, công tác dự báo hoàn toàn chưa ngang tầm với một quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương, quá nhiều vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị vi mô tại các doanh nghiệp…đã khiến cho lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới không mấy khả quan, dù đã được dán cái mác “WTO”.
Cho tới nay, cá basa và tôm vẫn là những khúc mắc luôn bị kiện cáo và tranh chấp giữa các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam. Hiện trạng này cũng đóng góp cho thực trạng còn xa mới được xem là tốt của doanh nghiệp Việt khi chuẩn bị để tham gia thị trường quốc tế, trong đó không thể không nhấn nhá đến thực tế thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế.
Phép thử bình đẳng
Lịch sử và các vận hội thương mại đã chứng minh hùng hồn là cùng với nhiều tham vọng thiếu chân đứng của Việt Nam, không phải những gì mong đợi đều có thể xảy đến một cách trọn vẹn. Khác với thái độ “ưu ái” của cơ chế WTO cách đây 6 năm, nhiều rào cản đã được thiết lập đối với lộ trình tham gia vào TPP. Kể cả nếu Việt Nam có được chấp nhận tham gia vào hiệp định này, vẫn còn nhiều rào cản khác xuất hiện.
Một trong những rào cản sâu kín nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là vấn đề xuất xứ của hàng hóa.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Ngay lập tức, giới chuyên gia trong nước nhận ra rằng đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Hiển nhiên, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Nhưng nếu suy xét một cách tỉnh táo, giới quan sát độc lập có thể trông đợi gì về TPP cùng ánh hồng lạc quan của nó?
Giám đốc xin giấu tên của một doanh nghiệp thủy sản ở Sài Gòn không quá che đậy cảm nghĩ của bà: “Từ hồi gia nhập WTO đến giờ, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tôi cũng chẳng tăng được bao nhiêu. Không hẳn là thị trường Mỹ tăng sức ép cạnh tranh và làm khó doanh nghiệp Việt bằng các vụ kiện cáo bán phá giá, mà từ bộ ngành đến các cơ quan của chính quyền địa phương đều quá quan liêu trong việc hỗ trợ và bảo vệ cho doanh nghiệp, thua xa nhà nước Thái Lan. Cứ cái cung cách này mà có “tiến ra biển lớn” theo TPP thì cũng không có mấy hy vọng quen được với sóng nước. Không cẩn thận có khi còn lật thuyền cũng nên”.
Thực tế 6 năm dầm sương dãi nắng trên bàn tiệc WTO đã trở thành một trải nghiệm đắt giá cho các doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam nếu muốn ăn chắc mặc bền với TPP. Năng lực điều hành yếu kém, công tác dự báo hoàn toàn chưa ngang tầm với một quốc gia tham gia vào các hiệp định thương mại đa phương, quá nhiều vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản trị vi mô tại các doanh nghiệp…đã khiến cho lượng hàng hóa và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước trong khu vực và trên thế giới không mấy khả quan, dù đã được dán cái mác “WTO”.
Cho tới nay, cá basa và tôm vẫn là những khúc mắc luôn bị kiện cáo và tranh chấp giữa các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam. Hiện trạng này cũng đóng góp cho thực trạng còn xa mới được xem là tốt của doanh nghiệp Việt khi chuẩn bị để tham gia thị trường quốc tế, trong đó không thể không nhấn nhá đến thực tế thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế.
Phép thử bình đẳng
Lịch sử và các vận hội thương mại đã chứng minh hùng hồn là cùng với nhiều tham vọng thiếu chân đứng của Việt Nam, không phải những gì mong đợi đều có thể xảy đến một cách trọn vẹn. Khác với thái độ “ưu ái” của cơ chế WTO cách đây 6 năm, nhiều rào cản đã được thiết lập đối với lộ trình tham gia vào TPP. Kể cả nếu Việt Nam có được chấp nhận tham gia vào hiệp định này, vẫn còn nhiều rào cản khác xuất hiện.
Một trong những rào cản sâu kín nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là vấn đề xuất xứ của hàng hóa.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đãi. Ngay lập tức, giới chuyên gia trong nước nhận ra rằng đây là một bất lợi vì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước bên ngoài TPP để gia công hàng xuất khẩu. Hiển nhiên, nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Nhưng làm thế nào để chuyển đổi vùng nguyên liệu, một khi phần lớn
nguyên phụ liệu lại được Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Nam Hải chứ
chẳng phải từ địa chỉ nào khác?
Chưa hết, một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Bởi không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO...
Hệ quả của quá khứ lại là tiền đề cho tương lai. Sau WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đối diện với một phép thử mới là TPP. Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có rút ra được bài học nào sắc nét để cải thiện tình thế quẫn bách của họ hay không?
Phép thử này, tất nhiên, không thể không liên quan đến cuộc gặp ở Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào những ngày cuối tháng 7/2013.
Chỉ có điều, sau gần hai năm sốt ruột, tất cả chỉ mới bắt đầu đối với người Việt.
Hai năm?
Trong các chuyến làm việc trước đây với những người chủ trì TPP, giới chức lãnh đạo Việt Nam từng tha thiết đề nghị rút ngắn lộ trình tham gia hiệp định này vào tháng 10/2013. Trương Tấn Sang là người nằm trong số đó.
Nhưng cho đến nay và sau đến 18 vòng đàm phán TPP, xem ra mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vẫn không có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy những quốc gia chủ chốt của TPP, đặc biệt là Nhà trắng, sẽ động não xem xét việc kết nạp Việt Nam vào hiệp định này.
Cuộc hội kiến Obama – Sang vào cuối tháng 7/2013 lại càng trở nên mù mờ khi cảm giác nào cũng có mà thực chất lại chẳng có xúc giác nào được chứng thực. Phía sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ người ta không nhận ra bóng dáng một thỏa thuận chi tiết nào về TPP.
Chưa hết, một số chuyên gia cũng đánh giá rằng hàng Việt Nam còn có thể phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp nhiều hơn nếu tăng được kim ngạch xuất khẩu vào các nước TPP. Bởi không giống như các hiệp định khác, TPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển nên không có chính sách ưu tiên như khi Việt Nam đàm pháp gia nhập WTO...
Hệ quả của quá khứ lại là tiền đề cho tương lai. Sau WTO, nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị đối diện với một phép thử mới là TPP. Nhưng liệu các doanh nghiệp Việt Nam có rút ra được bài học nào sắc nét để cải thiện tình thế quẫn bách của họ hay không?
Phép thử này, tất nhiên, không thể không liên quan đến cuộc gặp ở Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào những ngày cuối tháng 7/2013.
Chỉ có điều, sau gần hai năm sốt ruột, tất cả chỉ mới bắt đầu đối với người Việt.
Hai năm?
Trong các chuyến làm việc trước đây với những người chủ trì TPP, giới chức lãnh đạo Việt Nam từng tha thiết đề nghị rút ngắn lộ trình tham gia hiệp định này vào tháng 10/2013. Trương Tấn Sang là người nằm trong số đó.
Nhưng cho đến nay và sau đến 18 vòng đàm phán TPP, xem ra mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vẫn không có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy những quốc gia chủ chốt của TPP, đặc biệt là Nhà trắng, sẽ động não xem xét việc kết nạp Việt Nam vào hiệp định này.
Cuộc hội kiến Obama – Sang vào cuối tháng 7/2013 lại càng trở nên mù mờ khi cảm giác nào cũng có mà thực chất lại chẳng có xúc giác nào được chứng thực. Phía sau bản tuyên bố chung Việt – Mỹ người ta không nhận ra bóng dáng một thỏa thuận chi tiết nào về TPP.
“Sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013” – như một hứa hẹn của Tổng thống Obama cho viễn cảnh Việt Nam tham dự vào buổi tiệc đứng TPP.
Còn Ernest Z. Bower, cố vấn cao cấp và cũng là giám đốc Chương trình
Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ, lại ám
chỉ rằng lộ trình thủ tục TPP dành cho Việt Nam còn phải phụ thuộc vào
Quốc hội Hoa Kỳ - cơ quan có vai trò thông qua vấn đề này vào năm 2014,
và nếu mọi chuyện không có gì trắc trở, phải sau hai năm nữa tính từ
thời điểm này, giới chính trị gia Việt Nam mới có thể được thỏa mãn tham
vọng trở thành đối tác xuyên Thái Bình Dương của họ.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau” - đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nêu ra quan điểm xuyên suốt như thế sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013.
Quãng đường vẫn còn dài, thậm chí rất dài.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm với nhau” - đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nêu ra quan điểm xuyên suốt như thế sau cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7/2013.
Quãng đường vẫn còn dài, thậm chí rất dài.
Nhưng Việt Nam liệu có chờ đợi được hai năm nữa, khi bóng dáng một cuộc khủng hoảng kinh tế đang lộ diện?
Trong trường hợp xảy ra suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế thế giới vào
những năm tới, những lô cốt cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể
bị tàn phá kiệt quệ cùng nhiều hệ lụy không còn là gián tiếp. Vốn đang
nằm trong xu thế không chỉ suy thoái gần như toàn diện nội lực mà còn
quá kém hiệu quả trong cơ chế xuất khẩu và chịu ảnh hưởng không nhỏ từ
làn sóng thoái vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi vào
tình thế bĩ cực không lối thoát. Một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với
nền kinh tế Việt Nam cũng từ đó rất có thể khởi phát.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kỳ vọng được bắt nguồn từ nguồn cơn suy thoái nặng nề và khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, nặng nề hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế gần ba năm qua; và một do ảnh hưởng từ bầu không khí hỗn loạn và có thể cả động loạn xã hội ở Trung Quốc.
Lòng thành chính trị?
Muốn vượt qua cơn khủng hoảng trầm kha rất có thể diễn ra trong trung hạn, nền kinh tế Việt Nam cần có tiền và thị trường xuất khẩu. Những nguồn vốn mới và thị trường mới sẽ giúp đất nước này hồi phục phần nào năng lực sản xuất và do đó sẽ kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng nhiều hệ quả xã hội.
TPP là một trong rất ít lối thoát có thể có cho Việt Nam.
Nhưng với thái độ không cần che giấu của người Mỹ, TPP lại chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Về mặt lý thuyết, cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ từ an ninh biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ. Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa - chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Hà Nội mới có được cơ may tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cũng khi đó, Hà Nội sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Washington và những thủ phủ chính của Cộng đồng châu Âu về TPP. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Trong trường hợp đó, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một cơ chế cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha, kể cả phải thỏa hiệp với sự hình thành và vận hành của một lực lượng phản biện đối lập nào đó tại đất nước này …, họ vẫn có thể duy trì kinh tế tạm ổn định, để logic tiếp theo là vẫn tiếp tục bám giữ quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo trong một thời gian nào đó.
Có lẽ, đã có những con người lãnh đạo trong chính đảng cầm quyền ở Việt Nam tâm tưởng về những kết quả kỳ lạ mà Thein Sein và Myanmar đã làm được và nhận được từ ba năm qua, về một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, biết thời thế và không cam nhận sống lưu vong hoặc mất trắng.
Cuộc khủng hoảng có thể như thế còn cần được tính thêm một yếu tố cộng hưởng rất “láng giềng”: Trung Quốc.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kỳ vọng được bắt nguồn từ nguồn cơn suy thoái nặng nề và khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chịu hiệu ứng kép: một do suy thoái kinh tế giai đoạn cuối, nặng nề hơn nhiều so với giai đoạn suy thoái kinh tế gần ba năm qua; và một do ảnh hưởng từ bầu không khí hỗn loạn và có thể cả động loạn xã hội ở Trung Quốc.
Lòng thành chính trị?
Muốn vượt qua cơn khủng hoảng trầm kha rất có thể diễn ra trong trung hạn, nền kinh tế Việt Nam cần có tiền và thị trường xuất khẩu. Những nguồn vốn mới và thị trường mới sẽ giúp đất nước này hồi phục phần nào năng lực sản xuất và do đó sẽ kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp cùng nhiều hệ quả xã hội.
TPP là một trong rất ít lối thoát có thể có cho Việt Nam.
Nhưng với thái độ không cần che giấu của người Mỹ, TPP lại chỉ có thể sinh ra từ lòng thành chính trị, tương ứng với các điều kiện về dân chủ và nhân quyền. Bài toán gần như rõ ràng: đáp số của nó sẽ được đáp ứng khi và chỉ khi Nhà nước Việt Nam tự cam kết về thế ưu tiên trong mối tương quan “đi dây” – chọn Trung Quốc hay Mỹ.
Về mặt lý thuyết, cơ hội để “thoát Trung” cùng vô số nguy cơ từ an ninh biển Đông có thể được giải thoát bởi người Mỹ. Nếu tận dụng cơ hội này, với điều kiện phải thể hiện được bản lĩnh của mình trong mối giao hòa với tâm cảm của đại đa số người dân trong nước và mục tiêu chiến lược địa - chính trị của phương Tây, chính đảng cầm quyền ở Hà Nội mới có được cơ may tránh thoát một phần ảnh hưởng của Bắc Kinh. Cũng khi đó, Hà Nội sẽ nhận được sự hậu thuẫn của Washington và những thủ phủ chính của Cộng đồng châu Âu về TPP. Cuộc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng ở Việt Nam cũng do đó có thể sẽ được khuôn hẹp với những hậu quả không quá lớn.
Trong trường hợp đó, chính đảng cầm quyền ở Việt Nam dù có phải “trả giá” bằng một cơ chế cởi mở hơn về dân chủ nhân quyền và chấp nhận sự tồn tại của một hình ảnh mang tính trang trí về một xã hội dân sự manh nha, kể cả phải thỏa hiệp với sự hình thành và vận hành của một lực lượng phản biện đối lập nào đó tại đất nước này …, họ vẫn có thể duy trì kinh tế tạm ổn định, để logic tiếp theo là vẫn tiếp tục bám giữ quyền lực một đảng chi phối và quyền lợi của giới lãnh đạo trong một thời gian nào đó.
Có lẽ, đã có những con người lãnh đạo trong chính đảng cầm quyền ở Việt Nam tâm tưởng về những kết quả kỳ lạ mà Thein Sein và Myanmar đã làm được và nhận được từ ba năm qua, về một lối thoát khả dĩ cho những chính khách khôn ngoan, biết thời thế và không cam nhận sống lưu vong hoặc mất trắng.
Mắt xích còn lại là giới lãnh đạo mang xu hướng và cả xu thời cải cách ở Việt Nam có biết biến tâm tưởng thành hành động hay không mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Phạm Chí Dũng
Phạm Chí Dũng là nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Sài GònBốn kịch bản cho cuộc gặp Mỹ-Việt
Cập nhật: 07:01 GMT - thứ tư, 24 tháng 7, 2013
Ngay sau khi
cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang được Nhà Trắng chính thức thông báo
vào ngày 11/7, không khí bình luận trong nước và quốc tế bất chợt sôi
động hẳn lên. Người ta nói về và đặt câu hỏi về sự vội vã đáng hoài nghi
về chuyến đi của ông Sang.
Lần thứ hai trong năm nay, sau thông báo đột
ngột về cuộc diện kiến ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, cuộc gặp ông Obama
của ông Sang là một sự kiện có tính bất ngờ.
Trong bối cảnh đó, liệu có một nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đủ dũng khí để đứng ra tuyên bố sẽ ngả hẳn về phương Bắc hay sang phương Tây?
Hiện thời, chưa có ai trả lời được câu hỏi này.
Nhưng nếu bạn là người Việt Nam và cảm nhận được vô số điều khó xử của
giới chức lãnh đạo cao cấp ở đất nước đầy phức hợp này, có lẽ bạn sẽ
không thể tìm thấy đáp số, ít ra trong ngắn hạn.
Phần đông dư luận vẫn nhìn nhận về cuộc gặp Sang
– Obama như một cái gì đó có tính xã giao và có thể cả tính quảng bá –
tuyên truyền cho một thế đứng chính trị trên trường quốc tế và có thể cả
thế “đi dây” mang nội hàm chính thể lẫn lợi ích cá nhân.
Còn nếu nhìn từ hệ quy chiếu của Nhà Trắng, liệu có xảy đến một kịch bản tiêu cực cho cuộc hội kiến Obama – Sang?
Với những gì đã được “quy chiếu” bởi trục thương
mại Mỹ - Trung với những móc xích khóa chặt giữa hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới, cùng hai chuyến diện kiến con thoi như được mặc định của
người Việt Nam, gần như chắc chắn sẽ không có kịch bản xấu, bởi điều dễ
hiểu là sẽ khó có một mâu thuẫn đủ lớn, ít ra trong ngắn hạn, có thể gây
tác động không tốt đến chuyến đi Washington.
Cũng sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam.Những kịch bản lạc quan
"Sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam"
Cuộc gặp Việt - Mỹ năm 2007
Vài ngày trước cuộc gặp giữa hai ông Obama –
Sang, một nhóm nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã gửi thỉnh nguyện thư cho
người chuẩn bị bước qua cửa Nhà Trắng.
Không thể nói khác hơn là tâm tư trong bản thỉnh
nguyện thư trên, được khởi tả chủ yếu từ các nhân sĩ và trí thức trong
nhóm “Kiến nghị 72”, vẫn nặng lòng với vận mệnh dân tộc và vẫn trông
đợi, dù chỉ bằng một xác suất rất nhỏ, vào cơ hội “thoát Trung” từ
chuyến đi Hoa Kỳ của ngài chủ tịch nước.
Một chuyên gia quốc tế còn nhận định có thể ông
Trương Tấn Sang sẽ quyết định “trả một cái giá” để đổi lại sự ủng hộ của
người Mỹ trong các vấn đề đối tác chiến lược toàn diện, an ninh khu vực
biển Đông và cả những quyền lợi kinh tế liên quan đến Hiệp định TPP.
Một lần nữa, nhiều người lại kỳ vọng vào một sự
thay đổi, sau cuộc gặp Nguyễn Minh Triết – George W. Bush cách đây sáu
năm mà đã hầu như chẳng tạo ra một hiệu ứng đổi thay nào.
Tất nhiên, hy vọng vẫn là hy vọng, bởi đó là một trong số không nhiều thực tồn có thể tồn tại ở Việt Nam mà không bị đánh thuế.
Những người theo xu thế lạc quan đã vẽ ra một
kịch bản tốt nhất có thể, với kết quả cuộc gặp Obama - Sang đi đến thống
nhất ký kết những văn bản thỏa thuận ở cấp độ không thấp về sự hỗ trợ
hải quân của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông, tiến trình rút ngắn thủ tục cho
Việt Nam gia nhập TPP và có thể cả một văn bản hợp tác chiến lược toàn
diện giữa hai quốc gia – điều mà giới ngoại giao Hà Nội luôn xem là một
món quà hậu hĩ.
Có lẽ phần lớn con mắt lạc quan trên thuộc về giới chức Đảng và chính phủ.
Trong trường hợp kém khả quan hơn, những văn bản
trên có thể chỉ mang tính khung cảnh mà không đề cập vào chi tiết. Đây
cũng là trường hợp mà như người ta thường nói, tất cả cần phải có thời
gian, mà thời gian lại phụ thuộc vào sự cố gắng của không chỉ một bên mà
cả hai phía.
Nếu kịch bản này xảy ra, sẽ có một chỗ giao thoa
về quan điểm giữa “hai phía” khác: chính giới cầm quyền và một bộ phận
giới quan sát độc và phản biện độc lập trong nước.
Nhưng bộ phận còn lại của giới phản biện độc lập
trong nước, và có lẽ đa số trong giới quan sát quốc tế, lại không mấy
kỳ vọng vào sự giải quyết rốt ráo những hiện tồn đang ám ảnh.
Bởi sau mọi mục đích, nội lực để đạt được mục
đích lại phụ thuộc rất lớn vào lợi thế so sánh của nhà nước Việt Nam và
bản lĩnh chính trị của chính khách Việt.
Vậy chính khách Việt đang có trong tay cái gì?
'Đường biểu diễn' nhân quyền
Quá khứ đã có thể dễ dàng gác lại, và càng có nhiều lý do để bỏ qua vào thời điểm “nhạy cảm” này, nhưng làm thế nào để những người Việt rời Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, và trên hết là những người bất đồng chính kiến đang hiện hữu tại Việt Nam, có thể chia sẻ với chính đảng cầm quyền về hệ lụy mà phương Tây luôn căn vặn: đàn áp nhân quyền?
Với những gì mà Hà Nội đã bộc lộ từ sau cuộc đối
thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào trung tuần tháng 4/2013 đến nay, điều rõ
ràng là chưa có một biểu hiện lộ diện nào về khả năng cải thiện tình
hình.
Thậm chí, đường biểu diễn quyền làm người ở Việt
Nam còn được chia thành hai phân đoạn khá rõ rệt trong nửa đầu năm
2013: trước và sau tháng Tư năm nay.
Ở phân đoạn trước, giới quan sát quốc tế đã
chứng kiến một sự kiện chưa có tiền lệ: chuyến làm việc của Tổ chức ân
xá quốc tế tại Việt Nam, lần đầu tiên từ năm 1975, với việc các quan
chức của tổ chức này còn được tiếp cận những “đối tượng” do họ đề nghị
đích danh. Và có thể, ý nghĩa của lần viếng thăm này còn lớn lao hơn cả
một ẩn ý nào đó của chuyến “hành hương” đến Vatican của nhân vật số một
trong Đảng – ông Nguyễn Phú Trọng – vào đầu năm 2013.
Cùng trong phân đoạn biểu diễn nhân quyền trên,
những kiến nghị chưa từng thấy của nhóm “72” về Hiến pháp và điều 4 độc
đảng đã tạo nên một xung chấn đủ mạnh trong đời sống chính trị phi chính
thức ở Việt Nam – một hiện tượng tâm lý xã hội được xem như không chỉ
phản ánh ý thức đối lập của người dân mà còn dắt dây sang tâm trạng “suy
thoái” của một bộ phận không quá nhỏ trong khối đảng viên và công chức
nhà nước.
Chỉ có điều, sau phân đoạn sôi trào không khí phản biện như thế lại là một sóng xuống khá trầm lắng.Ngay sau khi cuộc đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ kết thúc tại Hà Nội, trưởng phái đoàn là Dan Baer đã không làm cách nào tiếp xúc được với những nhà hoạt động nhân quyền là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài. Cuộc gặp duy nhất mà Dan Baer đạt được chỉ là với linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù chế độ. Cha Lý lại là một con chiên nổi tiếng bất đắc dĩ với hình ảnh bị những người không mặc sắc phục bịt miệng tại tòa án.
Hình như Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng đối thoại về nhân quyền, dù một số quan chức đã hé mở tâm trạng riêng tư của họ với ngành ngoại giao Cộng đồng châu Âu “hãy cho chúng tôi thêm thời gian”.
"Nếu thời gian đã được chứng nghiệm ở Myanmar với những cam kết đã biến thành hiện thực của Tổng thống Thein Sein ... thì ở Việt Nam lại chưa hiện ra một tinh thần tự nguyện nào."
Kịch bản chiếm ưu thế?
Từ sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, làn sóng bắt bớ blogger lại trào lên. Bất kể vì lý do và động cơ gì, vì an ninh quốc gia hay một động lực riêng tư nào đó, việc bắt giữ ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy đã làm dấy lên mối nghi ngờ chưa bao giờ kết thúc của giới nhân quyền Mỹ và châu Âu về điều chưa bao giờ được xem là “thành tâm chính trị” của nhà cầm quyền Hà Nội.Vậy làm sao có thể hy vọng vào một kịch bản tốt đẹp, hoặc tương đối tốt đẹp, trong cuộc gặp Obama - Sang vào lần này, khi nhân quyền và dân chủ lại là đối trọng mà người Mỹ đang đặt ra như một điều kiện cần?
Chỉ có thể nghĩ đến một kịch bản khá trung dung, thậm chí rất bình thường – kịch bản thứ tư – với xác suất xảy ra lớn nhất.
Tức sẽ không có một thỏa thuận nào gây ấn tượng, dù chỉ là thỏa thuận khung, về các vấn đề TPP, an ninh khu vực biển Đông và đối tác chiến lược toàn diện. Thay vào đó, sẽ chỉ là những lời hứa hẹn trên bàn ngoại giao – một loại quỹ ngôn từ không hề thiếu thốn nếu các nhà ngoại giao thấy chưa cần thiết phải làm đầy đặn hơn nữa.
Những nhà ngoại giao Hoa Kỳ lại không hề muốn bị
dư luận dân chúng Mỹ và quốc tế đánh giá về một sai lầm tiếp nối của
họ, nếu họ “buông” cho Hà Nội vượt vũ môn để tiếp cận một cách quá dễ
dàng với những mục đích tự thân về kinh tế và danh vọng.
WTO 6 năm về trước và Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ cách đây đúng một “con giáp” là những bài học sần sùi khó nuốt của
người Mỹ.
Nếu năm 2007 đánh dấu cuộc đối thoại đầu tiên
giữa hai nguyên thủ nhà nước Bush – Triết, thì trước đó một năm, nước Mỹ
cũng nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC về những quốc gia cần quan
ngại đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo. Nhưng cũng kể từ thời gian đó,
tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả
quan hơn, nếu không muốn nói là bị đánh giá “thụt lùi sâu sắc”.
Hiển nhiên, bài học về nhân quyền khép kín không
tương xứng với độ mở tối đa về kinh tế đã hằn sâu trong não trạng người
Mỹ, cho tới giờ và cho cả những năm tháng trong tương lai.
Sự bất tương xứng như thế lại còn như được gia
cố bởi mối quan hệ đang có chiều hướng bền vững giữa Bắc Kinh - một hậu
duệ mao - ít vốn chẳng mấy quan tâm đến vấn đề quyền con người và mới
đây còn bắt luôn cả một luật sư đang bào chữa cho thân chủ hoạt động
nhân quyền mới bị bắt của mình - với Hà Nội.
Cái gì mang tính hệ thống luôn có thể dẫn đến
chuỗi logic trong hành xử. Mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” có thể đã hữu
hảo đến mức mà người Mỹ không còn mơ hồ về việc nhà nước Việt Nam sẽ
khó tránh khỏi ảnh hưởng của Trung Nam Hải về chính sách nội trị, đối
với những gì và những ai không đồng nhất với ý thức hệ và quyền lợi
chính trị của họ.
Lối tắt
Nhận định gần đây của một quan chức châu Âu cho
biết khác nhiều với mong muốn của Hà Nội, TPP sẽ không kết thúc lộ trình
đàm phán nào vào tháng 10/2013, mà khả năng sớm nhất của hiệp định này
là được thông qua bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm sau. Còn nếu mọi việc
thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể tìm ra lối mở qua TPP sau hai
năm nữa, tức vào năm 2015.
Khoảng cách từ đây đến năm 2015 có lẽ lại là quá
lâu so với thế nôn nóng của những người đang muốn gỡ gạc nền kinh tế
khỏi khủng hoảng.
Mà cũng chưa biết chừng, nền kinh tế ấy hoàn toàn có thể bị hoại thư toàn phần chỉ sau hai năm nữa.
Nhưng vẫn còn một lối mở khác - ngắn hơn, cũng
là một lối tắt thu rút con đường hòa hợp và hòa giải quốc tế của giới
lãnh đạo Việt Nam. Không còn nhiều lựa chọn, đó phải là một hoặc những
biểu hiện của lòng thành tâm chính trị - điều đã được phương Tây ghi
nhận ở Myanmar, đối với Thein Sein.
Không có thành tâm chính trị, người ta sẽ không đạt được bất kỳ một mục tiêu và kịch bản tốt đẹp nào, dù cho cá nhân.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo hiện sống ở TP HCM.
Trước giờ gặp nguyên thủ Việt - Mỹ
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ ba, 23 tháng 7, 2013
Ít có chuyến công du của nào của
lãnh đạo nhà nước Việt Nam được bình luận từ trước như chuyến đi tới
Hoa Kỳ vào tuần này của Chủ tịch Trương Tấn Sang, đặc biệt đáng chú ý là
từ một số học giả và nhà quan sát nước ngoài.
Jonathan London, công dân Mỹ tự nhận mình là “người bạn thân của Việt Nam”, mới đây viết trên trang Bấm
blog của mình về điều mà ông gọi là “rõ ràng đây là cơ hội
lịch sử” mặc dù cho biết ông “không phải là chuyên gia về quan hệ song
phương”.
Theo ông London, thực trạng kinh tế
“đặc biệt yếu kém” của Việt Nam, hồ sơ Biển Đông và hợp tác quân sự song
phương là những mảng để người đứng đầu nhà nước Việt Nam có thể tìm
kiếm sự hợp tác và hỗ trợ của Washington.
“Vấn đề cơ bản cho Ba Đình là muốn có những bước
đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực
sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được”, ông London nhận định.
Vào chiều hôm thứ Ba 23/07 (giờ Washington),
chưa đầy hai ngày trước khi Chủ tịch Sang gặp Tổng thống Obama, một nhà
báo Mỹ đã đăng bài “Bấm
Mr. Sang Comes to Washington”.
Ông Greg Rushford, nhà báo chuyên về phóng sự
điều tra chính trị trong mậu dịch quốc tế, đánh giá liệu chính phủ Mỹ có
những đề xuất gì có lợi ích thực sự cho ông Sang để ông về “chào hàng”
cho Bộ Chính Trị khi trở về Hà Nội.
Bài báo này đưa ra điều mà ông Rushford gọi là
những khúc mắc, nếu không muốn nói là có thể làm bẽ mặt, chẳng hạn như
khả năng ông Sang phải giải thích cho người đồng nhiệm ông nghĩ rằng
Việt Nam có lợi ích gì khi xử tù nhiều nhà hoạt động mà “tội” của họ chỉ
là thực thi quyền tự do ngôn luận.
"Nhưng nếu cách ăn nói của ông Obama về nhân
quyền làm ông Sang cảm thấy bị xúc phạm, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam có
thể nêu chủ để dioxin".
Tác giả nhận định vào thời điểm này cách “đi
dây” trong chính sách ngoại giao của Việt Nam [giữa Trung Quốc và Hoa
Kỳ] sẽ vẫn tiếp tục.
"Và bởi vì các chủ đề và những bất đồng chia rẽ
Việt Nam, Trung Quốc, và Hoa Kỳ là hết sức khó để giải quyết một cách
gọn gàng, tình hình sẽ vẫn còn tiếp tục rối ren hơn nữa", tác giả nhận
định.
Vấn đề của phía Mỹ là những gì họ muốn từ Việt
Nam trong hiệp định TPP không may sẽ chỉ mang lại thêm sự e ngại từ Hà
Nội, chẳng hạn như chủ đề quyền của người lao động, tức là Hoa Kỳ sẽ ép
Việt Nam theo một cơ chế mà chính phủ Mỹ đóng vai trò giám sát như
Washington đã từng làm với nhiều nước Mỹ Latinh, đó là một trong số các
chi tiết đáng chú ý trong bài viết này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC, ông Rushford
nói trong đàm phán TPP, chính quyền Obama gây khó khăn cho Việt Nam tiếp
cận thêm thị trường hàng may mặc và giầy da của Hoa Kỳ bằng cách đặt
điều kiện theo đó để không bị đánh thuế cao khi xuất hàng vào Mỹ thì
doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải mua vải và sợi từ nhà cung cấp Mỹ.
Nhân quyền và vũ khí
Vào sáng hôm 23/07, một số dân biểu tiểu bang
California trong đó có một “người bạn” quen thuộc của Việt Nam về mảng
nhân quyền là bà Loretta Sanchez tổ chức họp báo tại Quốc hội.
Trước câu hỏi của BBC tại cuộc họp báo này rằng
bà nghĩ gì khi báo Quân đội Nhân dân có bài cảnh báo về điều báo này gọi
là thứ 'Bấm
nhân quyền ngoại nhập', nữ Dân Biểu Sanchez, người cũng là
thành viên cao cấp của Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện, nói bà sẽ tiếp tục vận
động để Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, đào tạo và thao tập với quân đội
Việt Nam.
Thông cáo của các dân biểu trong đó có ông
Royce, Lofgren và Lowenthal biện luận rằng trong khi cuộc gặp của người
đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tập trung vào mậu dịch, chủ đề
nhân quyền phải được coi là một ưu tiên trong quan hệ song phương hiện
đang tiếp tục có những thành công.
Nhân quyền, trong đó có quyền thành lập công
đoàn độc lập, không chỉ là chủ đề có trong các vòng đàm phán để Việt Nam
gia nhập TPP mà còn là rào cản đối với lệnh cấm bán vũ khí sát thương
cho Việt Nam."Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ chối nhiều lần"
Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân
“Sửa chữa vũ khí và quân dụng cũ cho Việt Nam
cũng mang lại lợi ích lớn cho Hoa Kỳ nhưng quốc hội Mỹ đã cương quyết từ
chối nhiều lần”, bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà vận động dân chủ tại
Virginia nói với BBC.
“Ở Mỹ nó không như Việt Nam, ông Obama không có quyền quyết định, quyết định tối hậu là quốc hội Mỹ”.
Trong khi đó giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học
George Mason nói với BBC rằng “thực ra hành pháp có quyền quyết định bán
vũ khí cho Việt Nam và không cần phải đi qua Quốc hội nhưng dĩ nhiên
hành pháp phải phụ thuộc Quốc hội về ngân sách và phải trả lời các câu
hỏi của Quốc hội”
“Việc mua vũ khí có tầm quan trọng chiến lược và ngoại giao rất lớn”, ông nói thêm.
'Chưa đủ ủng hộ để bán vũ khí cho VN'
Cập nhật: 11:20 GMT - thứ ba, 23 tháng 7, 2013
Cựu Phó Trợ lý Ngoại
trưởng Hoa Kỳ Catharin Dalpino nói Mỹ vẫn sẽ chưa đồng ý bán vũ khí cho
Việt Nam trong chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang vì không đủ ủng hộ
trong chính giới Mỹ.
Bà nói thêm Hiệp định thương mại tự do và đầu tư
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và động thái của Trung Quốc trên
Biển Đông cũng là hai vấn đề quan trọng trong quan hệ.Bà cũng là tác giả của ba cuốn sách về chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á cũng như có bài đóng góp cho nhiều sách, báo khác nhau.
Trong chuyến thăm tới Nhà Trắng lần này, Chủ tịch Việt Nam dự định sẽ kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Được hãng tin Mỹ AP hỏi qua email về lệnh cấm, ông Trương Tấn Sang nói “nay là lúc để bình thường hóa đầy đủ quan hệ song phương trong mọi lĩnh vực”.
Chủ tịch Việt Nam nói thêm với AP rằng có khác biệt giữa Washington và Hà Nội về nhân quyền, nhưng điều này “hoàn toàn bình thường”.
Trước chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam sang Hoa Kỳ, bà Dalpino trả lời ba câu hỏi của BBC qua điện thư.
BBC: Bà có ngạc nhiên trước thời điểm ông Sang thăm Mỹ không khi mà chuyến đi có vẻ diễn ra gấp gáp?
Catharin Dalpino: Tôi không coi
khoảng cách ngắn giữa lúc tuyên bố được đưa ra và thời điểm chuyến thăm
diễn ra là quan trọng, cho dù khoảng cách hơi ngắn hơn bình thường chút
ít.
"Sau chuyến thăm của ông Sang, câu hỏi được đưa ra sẽ là: khi nào Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam."
Thông thường các chuyến thăm của các nguyên thủ
quốc gia được thảo luận trong vài tuần, thậm chí vài tháng trước khi
diễn ra nhưng thời điểm chính xác sẽ không được quyết định cho tới trước
khi đi một hay hai tuần.
Phối hợp lịch của hai nguyên thủ không phải là
điều dễ dàng. Trong trường hợp này, lên lịch cho chuyến thăm của ông
Sang vào tháng Bảy là tốt nhất. Tháng Tám là tháng nghỉ hè ở Washington.
Trong tháng Chín, các nhà lãnh đạo thế giới bay
tới New York dự phiên họp Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc và cũng có một vài
chuyến thăm chính thức nhưng mọi thứ luôn vội vã vì số lượng quá nhiều.
Tới tháng Mười Tổng thống Obama sẽ đi Bali dự hội nghị APEC và Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei.
Như vậy cơ hội tiếp theo để tiếp Chủ tịch Sang sẽ là tháng 11.
Sau chuyến thăm của ông Sang, câu hỏi được đưa ra sẽ là: khi nào Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam.
Từ khi trở thành tổng thống ông vẫn chưa sang Việt Nam và sẽ chịu chút sức ép phải làm như vậy trong nhiệm kỳ thứ hai.
BBC: Vấn đề nhân quyền quan trọng tới
mức nào trong cuộc gặp ở Nhà Trắng? Hay là cuộc gặp sẽ tập trung vào
Hiệp định thương mại tự do và đầu tư đối tác xuyên Thái Bình Dương và
động thái của Trung Quốc trên Biển Đông?
Catharin Dalpino: Chính quyền Obama chắc chắn sẽ giữ vấn đề nhân quyền trong nghị trình cuộc gặp giữa Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama.
Nhưng Hiệp định thương mại tự do và đầu tư đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và động thái của Trung Quốc trên Biển
Đông cũng là hai vấn đề quan trọng trong quan hệ. Tôi nghĩ bất cứ đề cập
nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng
lời lẽ cẩn trọng.
"...Tôi nghĩ bất cứ đề cập nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng lời lẽ cẩn trọng."
Chính quyền Obama đang chịu sức ép phải kết thúc
TPP (mặc dù vẫn có những phức tạp từ phía Hoa Kỳ chẳng hạn Tổng thống
vẫn chưa có Thẩm quyền Thúc đẩy Thương mại), nhưng thời hạn Hoa Kỳ tự
đặt ra vào tháng Mười là khá tham vọng.
Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ là hai nước trong nhóm
lớn hơn các nước đang đàm phán TPP nên cuộc gặp sẽ không giải quyết được
hết mọi vấn đề nhưng sẽ là cơ hội để hai bên thảo luận các vấn đề song
phương trong khuôn khổ TPP.
Về vấn đề Biển Đông, tôi cho rằng đây sẽ là đề
tài được hai bên thảo luận. Nhưng ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp
không chính thức vào tháng Tám và cuộc gặp này sẽ bị ảnh hưởng nếu tuyên
bố chính thức từ cuộc gặp giữa ông Sang và ông Obama quá rõ ràng.
Bởi vậy tôi nghĩ bất cứ đề cập nào tới an ninh hàng hải trong tuyên bố chính thức sẽ được đưa ra bằng lời lẽ cẩn trọng.
BBC: Liệu hai bên có đạt được đột phá
nào về quốc phòng trong tương lai gần không? Chẳng hạn như một thỏa
thuận cụ thể về Cam Ranh hay bán vũ khí cho Việt Nam?
Catharin Dalpino: Dĩ nhiên quan
hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lớn hơn Vịnh Cam Ranh hay là bán vũ
khí và bao gồm cả những lĩnh vực như đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa
bình.
Mặc dù vậy, tôi không tin rằng Hoa Kỳ dự kiến
đạt thỏa thuận cụ thể về Vịnh Cam Ranh tương tự như các hiệp định gần
đây với Australia (để Thủy quân lục chiến có thể luân phiên tới Darwin)
hay với Singapore (để tàu chiến có thể luân phiên tới).
Việt Nam hiện vẫn mở Vịnh Cam Ranh cho hải quân
nước ngoài nói chung và sẽ cho phép sử dụng cảng để sửa chữa và tôi nghi
ngờ chuyện Lầu Năm Góc muốn nhiều hơn thế trong tương lai gần.
Vấn đề bán vũ khí sẽ liên quan tới cả Quốc hội và chính quyền và Quốc hội thường hay gắn bán vũ khí với nhân quyền.
Nhìn từ phía Hoa Kỳ, không có vẻ là đã có đủ ủng hộ cho việc bán vũ khí.
Nhận định về chuyến Hoa du và Mỹ du của ông Trương Tấn Sang
Nhà văn Huỳnh Ngọc TuấnRFA – 2013-07-31
Nội tình ĐCSVN hiện nay
Đảng CSVN hiện nay đang lâm vào thế đấu đá tranh giành quyền lực giữa ba nhóm thế lực: một của ông Nguyễn Tấn Dũng, một của ông Nguyễn phú Trọng và một của ông Trương Tấn Sang.
Ba nhóm quyền lực này hình thành thế “chân vạc” trong đảng CSVN. Nhưng cả ba nhóm quyền lực này đang lâm vào thế tranh giành để độc chiếm quyền lực. Thay vì tạo sự ổn định, họ luôn luôn có xu hướng muốn thay đổi thực trạng quyền lực. Đây là điều rất thường xảy ra ở các chế độ Cộng sản, nhất là tại Trung cộng hậu Mao trạch Đông và Đặng tiểu Bình, hay ở Việt Nam hiện nay. Vì trong số những lãnh đạo đảng CSVN, không có nhân vật nào đủ uy tín độc tôn và sự hậu thuẫn của quốc tế Cộng sản cũng không còn để xác lập một trật tự ổn định như trong thời của Hồ chí Minh hay Lê Duẩn.
Nhưng phải xác định rõ là những cuộc đấu đá này mang tính tranh giành quyền lực chứ không phải do bất đồng chính kiến. Cho nên dù mâu thuẫn giữa các phe nhóm là rất sâu sắc nhưng họ vẫn thống nhất với nhau về những nguyên tắc căn bản: Duy trì và bảo vệ chế độ “XHCN” với đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên đa đảng và dân chủ hóa Việt Nam.
Chính sự định hướng này quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của chế độ độc tài. Cho nên trong đường lối đối ngoại hay đối nội , nhất là đối ngoại, sự chỉ đạo của Bộ chính trị và Trung ương đảng là kim chỉ nam hành động của bất cứ nhân vật lãnh đạo nào.
Hoa du “kiên định” tình đồng chí
Chuyến công du của ông Trương Tấn Sang đến Trung quốc vừa qua cũng
chỉ là một sự tiếp tục của đường lối chung đã được Bộ chính trị và Ban
bí thư “nhất trí”. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy trong Thông cáo
chung Trung–Việt có đến 29 lần “nhất trí”.
Theo thiển ý của tôi với chuyến đi Trung quốc vừa qua CSVN đã xác
định rõ vị trí và định hướng của mình trong quan hệ giữa hai siêu cường
Mỹ- Trung, đó là, coi mối quan hệ Trung- Việt là nền tảng, giống như
quan hệ Việt-Xô trước đây bất chấp một thực tế phũ phàng là Trung cộng
đang từng bước thôn tính Việt Nam trên mọi lãnh vực mà mục đích cuối
cùng là biến Việt Nam thành quận huyện của Tàu.
Đảng CSVN chỉ có một ưu tư duy nhất đó là làm sao để giữ vững chế độ
Cộng sản, giữ vững quyền độc tôn lãnh đạo đất nước và bảo vệ khối tài
sản khổng lồ mà họ và gia tộc đã thủ đắc được sau hơn nửa thế kỷ cầm
quyền và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi….. sụp đổ!
Còn đối với Trung cộng thì họ luôn dành cho đảng CSVN sự ủng hộ “mạnh
mẽ”, “kiên định” vì Trung cộng biết rằng không ai phục vụ quyền lợi cho
họ tốt hơn người đồng chí CSVN trong bối cảnh Mỹ đang xoay trục chiến
lược sang vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Trung cộng không hài lòng khi thấy nội bộ đảng CSVN đang hục hặc với
nhau để tranh giành thế lực. Và theo thiển ý của tôi chắc chắn là trong
lần diện kiến chủ tịch nước Trung QuốcTập cận Bình vừa qua của ông
Trương Tấn Sang, Trung cộng có nêu lên sự lo lắng này vì họ muốn nội
tình của đảng CSVN ổn định để không phương hại đến chiến lược của Trung
Quốc tại biển Đông và khu vực.
Còn đối với nhân dân và đất nước Việt Nam thì những hậu quả tai hại
của chuyến công du sang Trung quốc này của ông Trương Tấn Sang khó lòng
lường hết được, e rằng nó sẽ như chiếc vòng kim cô trên đầu CSVN và như
những sợi dây trói chặt thân thể Việt Nam.
Mỹ du để “đối trọng”: Vì dân, vì nước hay vì đảng?
Câu hỏi đặt ra ở đây là ông Trương Tấn Sang Mỹ du để làm gì?
CSVN đủ khôn ngoan để biết rằng nếu chỉ “thân thiện” với Trung quốc
mà không tỏ ra “biết điều” với Hoa kỳ sẽ là một sai lầm chiến lược, cho
nên Bộ chính trị đảng CSVN quyết định vội vàng cho ông Trương Tấn Sang
gấp rút công du Hoa Kỳ để “tái cân bằng” quan hệ quá thiên lệch mang
nặng màu sắc chiến tranh Lạnh.
Bộ chính trị cử ông Trương Tấn Sang đi Mỹ để làm yên lòng đối tác Mỹ
rằng: Việt Nam vẫn giữ thế “trung lập” giữa hai siêu cường. CSVN không
muốn làm Mỹ thất vọng và “nổi giận”.
Nhưng định hướng ngoai giao của đảng CSVN rất rõ ràng:
- Với Trung cộng là “đồng chí”, “anh em”, là hợp tác đối tác chiến lược toàn diện trên tinh thần “16 chữ vàng” và “4 tốt”.
- Còn với Mỹ chỉ là đối tác kinh tế vì VN muốn “làm bạn với tất cả các nước” trong “quan hệ đa phương” mà thôi.
Hiện nay Hoa kỳ là thị trường lớn và đầy hứa hẹn để cân bằng cán cân
thương mại bị thâm thủng nặng của Việt Nam. Trong tương lai việc gia
nhập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái bình dương TPP do Mỹ chủ xướng sẽ là
cứu tinh cho nền kinh tế Việt Nam đang hụt hơi.
Với áp lực của một nền kinh tế đang xuống dốc dẫn đến nguy cơ bất ổn
xã hội là một thực tế, nên CSVN rất cần Mỹ. Nhưng sẽ không có chuyện hợp
tác với Hoa Kỳ để ngăn chận sự hoành hành của Trung cộng tại biển Đông
vì biển Đông và chủ quyền của đất nước không bao giờ là quan trọng đối
với đảng CSVN. Hơn nữa, Việt cộng ngầm hiểu rằng Biển Đông là “quyền lợi
cốt lõi” của Trung cộng nên không dám đụng đến hồ sơ “tế nhị” này.
CSVN luôn ý thức rằng Trung cộng còn –Việt cộng còn, Trung cộng mất –
Việt cộng mất, cho nên họ sẽ không có bất cứ một “hợp tác” nào với Mỹ
nếu nó đe dọa đến quyền lợi và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc.
Người Mỹ không nên kỳ vọng điều này ở CSVN, nếu nước Mỹ muốn bảo vệ
lợi ích chiến lược của mình thì cách duy nhất là giúp thúc đẩy tiến
trình dân chủ hóa Việt Nam và khu vực để Việt Nam có cùng một giá trị
với Hoa Kỳ trong mục tiêu bảo vệ hòa bình và sự thịnh vượng của nhân
loại trong thế kỷ 21 này.
Hậu ý thâm độc của Việt cộng: Duy trì chế độ
Chuyến Mỹ du vừa rồi của ông Trương Tấn Sang còn nhắm đến một mục
tiêu chính trị nữa, đó là nhân chuyến thăm này những người lãnh đạo Việt
Nam mong muốn Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam để lòe với dân chúng
và ngầm gởi một thông điệp đến những người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân
quyền tại VN cũng như cộng đồng người Việt quốc gia khắp thế giới là họ
(VC) mới là đối tác của Mỹ!!
Hồ sơ khó khăn nhất mà những người cộng sản phải giải quyết trong
thời gian tới đó là hồ sơ vi phạm Nhân quyền tại VN mà người Mỹ đã đặt
ra như một điều kiện để được Mỹ chấp nhận nâng tầm quan hệ ngoại giao và
mở đường cho CSVN gia nhập TPP mà không bị sự phủ quyết của quốc hội
Mỹ.
Chúng ta phải chờ xem nhưng theo tôi lúc này người Mỹ đã ít nhiều mất
kiên nhẫn vì thái độ “nước đôi” của CSVN và sự quyết đoán của Trung
cộng mỗi ngày một dữ dội hơn trên nhiều khu vực nhất là tại châu Á- Thái
Bình Dương.
Xin được nhắc lại, trước chuyến Mỹ du của ông Trương Tấn Sang, tướng
Đỗ bá Tỵ – Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân VN cũng đã đến thăm
Ngũ giác đài. Tất cả những hành động này chỉ nhằm mục đích tuyên truyền
không hơn không kém nên sẽ chẳng mang lại sự “đột phá” nào như mong đợi
của một số người.
Chúng ta nên nhớ rằng người dân Việt Nam vốn thực dụng và hiểu rõ sức
mạnh của người Mỹ, họ luôn coi mối quan hệ với Mỹ là một “bảo đảm” cho
sự thành công và vững chắc của một chế độ. Những người lành đạo cộng sản
luôn biết khai thác tâm lý này.
Cuối cùng, theo tôi, chuyến Mỹ du của Trương Tấn Sang vừa qua chẳng
mang lại kết quả gì to lớn cho cả hai phía Mỹ- Việt và điều gì tốt đẹp
cho đất nước Việt Nam, nó chỉ phục vụ ý đồ tuyên truyền của CSVN thôi.
Vì vậy quan hệ Mỹ- Việt cũng không thể tiến xa hơn được trong thời gian
tới và như vậy CSVN vẫn tiếp tục lộ trình trong quỹ đạo của Trung Hoa.Xin dẫn lời của nhà bình luận thời cuộc Elle Bork của US News để kết thúc bài này:
- “Lời mời ông Sang viếng thăm Hoa Kỳ là một quyết định thiếu khôn
ngoan nếu xem xét những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Vì cuộc gặp sẽ được
diễn ra nên việc yêu cầu Tổng thống Obama chia sẻ công khai và rõ ràng
với Chủ tịch Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách châu Á của Hoa
Kỳ là vô cùng cấp bách. Và sau đó Tổng thống Obama nên hành động cụ thể
như những gì ông đã nói”.
- “Thực tế là dân chủ cuối cùng sẽ giúp cho ‘trục châu Á’ thành công,
chứ không phải các cuộc trao đổi ‘thực tế’ với một quốc gia như Việt
Nam”.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ởQuảng Nam. Thường có nhiều bài viết tranh
đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Ông từng bị cầm tù suốt từ năm
1992 tới năm 2002 vì gửi một số bài viết ra nước ngoài.
*****
Nguồn:
No comments:
Post a Comment