Thursday, October 20, 2016

NGUYỄN THANH GIANG - SƠN TRUNG -

NGUYỄN THANH GIANG * HỒI KÝ CỦA TÔ HẢI

Nguyễn Thanh Giang – Đọc hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải

Vào cái đêm bước vào tuổi 80 được 8 tháng 26 ngày, nhạc sĩ Tô Hải đã viết những dòng sau đây cho đoạn kết cuốn hồi ký[1] của mình: “Hãy cho tôi được chết như các anh Trần Độ, Lê Liêm…, khi đăng ‘cáo phó’ không có cái mục ‘đảng viên Đảng CSVN’, dù so với các anh, tôi chỉ là con tôm, con tép! Các anh đã ‘được khai trừ’. Các anh đã dám ‘công khai chống Đảng Cộng sản’, dám công khai nhận ‘bản án đầy vinh quang’! Không hề sợ hãi, cúi đầu. Không hèn lâu như tôi.” (trang 469)
Cầu nguyện như vậy, nhưng ông cũng đã vùng lên thét lớn: “Phải sống! Tôi phải sống. Vì có sống tôi mới có thể làm nhân chứng cho cái thời đại… đểu cáng nhất trong lịch sử nước tôi, chẳng tư bản, chẳng cộng sản, chẳng ra ngô ra khoai, chẳng phải, chẳng trái, chẳng luân, chẳng lý, chẳng luật, chẳng pháp, thậm chí chẳng cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm gì hết!” (trang 375)
Người viết những dòng đó chính là người đã từng “vừa làm lính trong ‘tổ chức’ (Tô Hải vào Đảng Cộng sản từ năm 1949), vừa sáng tác, vừa biểu diễn với cả tâm hồn và trái tim, rất tự nguyện, rất hiến dâng, không mảy may mặc cảm, suy tính, tôi đã sẵn sàng ra chiến trường chết như một chiến sĩ với câu hát ‘Đấu tranh này là trận cuối cùng…’ trên môi” (trang 439), là người đã có công lớn trong sự nghiệp “dùng âm nhạc phục vụ động viên lính cụ Hồ”. (trang  439
Bởi thế cho nên ông đã sám hối một cách vật vã: “Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là ‘con đại bàng… cánh cụt’, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông… Nhưng, ‘vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’, làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác.” (trang 54)
Tâm trạng ông giống như tâm trạng của Nguyễn Đình Thi sám hối lúc sắp từ giã cuộc sống:
“Tất cả người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh, nhuốm đỏ
Tay tôi vương nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi! Xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần tàn ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn…”
Tô Hải đã từng van xin: “Hi vọng rằng sau khi đọc hồi ký này người đọc sẽ thương cảm cho tôi, cho các bạn tôi, những người ngây thơ, tội nghiệp, cả cuộc đời bị lừa dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức” (trang 53). Ông nghĩ mình vừa là tội đồ, vừa là tòng phạm bởi vì: “Chúng ta mới dại dột làm sao! Chúng ta đã đánh đổi lương tâm trong sáng ấy lấy một thứ lương tâm đen tối không phải của mình. Lương tâm thời buổi đánh nhau của tao, của chúng mày, ơi các bạn của tôi, đều là lương tâm của… người khác! Lương tâm của ông Diệm, ông Thiệu chống cộng sản, lương tâm của ông Mác, ông Lê, ông Mao, ông Hồ không khoan nhượng với kẻ thù giai cấp!” (trang 92). Cho nên: “Ôi! Cái đầu biết nghĩ, trái tim biết xúc động làm khổ những con người có học như tao, như chúng mày đấy, các bạn của tao ơi! Thằng giàu có bên xứ người cũng như thằng trắng tay trong lòng tổ quốc đều có nỗi đau tự đánh mất hết tuổi trẻ của mình. Chúng mày cảm thấy lạc lõng giữa trời Âu, Mỹ. Còn tao, đau hơn, thấy mình lạc lõng trên chính đất nước mình, ngay giữa lòng con, cháu mình. Một cuộc tha hương trên đất mẹ.” (trang 91)
Sao lại cảm thấy “lạc lõng trên chính đất nước mình”? Vì, trong khi từ chốn thị thành ồn ào đến nơi thâm sơn cùng cốc, trẻ phải học, già phải tụng niệm rằng cuộc chiến Nam-Bắc vừa qua là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì Tô Hải cho rằng “Với tôi cũng như với nhiều người được đọc, được nghe và có được tí chút độc lập suy nghĩ thì cuộc chiến chống Mỹ chẳng có gì là bất ngờ. Cuộc ‘mà cả’ về Việt Nam đâu có ở Việt Nam. Nó diễn ra từ khi Nixon sang Tàu, Brezhnev sang Mỹ, ở các cuộc bắt tay, khi nóng, khi lạnh giữa các ông trùm chính trị ở các cuộc hội đàm công khai, bí mật và kết cuộc là sự ‘nắn gân’, đọ sức, mặc cả nhau bằng cuộc chiến leo thang ở Việt Nam. Đâu phải nó nổ ra từ vụ hải quân tí hon Bắc Kỳ dám ‘đánh cú liều’ vào tầu Maddox ở vịnh Bắc Bộ! Quần áo, mũ, giày, thắt lưng, bao đạn, lương khô… tất cả là… Tàu! Kalachnikoff, T54, Sam I, Sam II, Mig 17 hay Mig 21… tất cả đều đến từ Matxcơva… Còn dân Việt Nam chỉ có… người, mà con người Việt Nam thì chỉ cần đứng trước hai chữ ‘xâm lược’ là sẵn sàng, kẻ thù nào cũng… ‘oánh’!” (trang 266)
Trong tâm khảm ông, cuộc chiến tương tàn ấy thật là hãi hùng: “Tất cả những người từng nhìn tận mắt cảnh ‘tay phải chém tay trái’, từng khóc lặng trước cái chết của cả một tiểu đoàn, một đoàn xe, một đơn vị thanh niên xung phong, từng ngửi mùi xác chết ở các ngọn ‘đồi thịt băm’ trong chiến dịch Lam Sơn 719, liệu còn lòng dạ nào viết lên những khẩu hiệu như ‘Tiêu diệt đến tên ngụy cuối cùng’? Trong cuộc chiến đã được Việt Nam hóa, bên ăn cơm quốc gia cũng như bên uống nước lã cộng sản đã đẩy ra mặt trận cả trăm ngàn trai trẻ Việt để họ lăn xả vào chém giết nhau! Những ‘đồi thịt băm’ mới này còn kinh hoàng hơn nhiều so với ‘đồi thịt băm’ Khe Sanh, vì ở đó người Mỹ có đủ phương tiện dọn sạch những gì còn lại của một xác lính Mỹ. Trái lại, trong chiến dịch Lam Sơn 719, hàng trăm thây người chỉ là những đống thịt thối rữa phơi mưa, phơi nắng làm mồi cho hàng đàn quạ đen và chó hoang! Chẳng bên nào kịp lo chôn cất hoặc thắp bó hương cầu cho linh hồn họ được siêu thoát! Tôi có thêm dịp để tự đặt cho mình những câu hỏi: ‘Thằng Mỹ ăn cái giải gì trong cuộc chiến hao tài tốn của này?’ Hay: ‘Chỉ vì các anh là cộng sản nên tôi phải diệt?’ Hoặc: ‘Vì sao nhiều người sợ, nhiều người căm cộng sản đến thế?’ v.v…” (trang 288)
Không phải chỉ riêng Tô Hải, hồi ức chiến trường xưa càng rùng rợn bao nhiêu thì mặc cảm tội lỗi của các văn nghệ sĩ càng ghê gớm bấy nhiêu. Hãy nghe Chế Lan Viên:
“Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30!
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó?
Tôi, tôi người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong…”
Tô Hải không chỉ nguyền rủa cuộc chiến tranh Nam-Bắc tương tàn mà còn xét lại cả cuộc kháng chiến chống Pháp: “Sau này, loại thanh niên ‘yêu nước hồn nhiên’ bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng: ‘Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật giành tự do, độc lập cho đất nước!’ Và các nhà viết sử nhà nước cộng sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim — Không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối. Thực tế lúc ấy là Việt Minh đã xuất hiện như tổ chức duy nhất, chỗ dựa duy nhất, lá cờ duy nhất, để lũ thanh niên ‘yêu nước ngơ ngác’ chúng tôi đi theo. Chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố giải tán Đảng của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh… và cả ‘cố vấn’ Bảo Đại nữa. ‘Quả lừa lịch sử’ bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân… mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít… mà chém giết nhau thì nhiều?” (trang 125)
“Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.” (trang 388)
“Tại sao các dân tộc khác, xung quanh ta thôi, họ đều là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ lại được độc lập, tự do, mở mang đất nước, kinh tế phát triển? Còn Việt Nam? Cái gì đã để cho họ ghét tới mức thay nhau diệt sạch dân mình thế nhỉ? Hỏi tức là trả lời! Tôi đã một lần nữa khẳng định được lý do của cuộc chiến tranh này: Đây là cuộc chiến của loài người chống nạn cộng sản vô luân, vô đạo lý! Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm vua của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng sản cầm quyền!” (trang 272)
Ông như vừa trải qua một “giấc Nam Kha khéo bất bình” để rồi tỉnh dậy bàng hoàng thấy “Trước mắt ngày nay chẳng có cái gì hết, không lý thuyết cách mạng vô sản, không đảng cộng sản, không ‘Bác Hồ’ anh minh lãnh đạo mà chỉ là một cuộc vơ vét cuối cùng của đoàn thủy thủ chuẩn bị nhảy khỏi con tầu sắp đắm với hành khách là nhân dân Viêt Nam bất hạnh! Đoàn thuỷ thủ ấy gồm những tên lưu manh vô học, những tên giám-đốc-không-vốn, những tay cầm đầu hải quan mà buôn lậu, những tay phụ trách tư pháp, toà án, thanh tra chuyên nghề kết án người vô tội, những tên quản lý nhà đất mà cướp nhà, cướp đất để chia nhau vô tội vạ, những kẻ buôn lậu ma tuý nằm ngay trong những trung tâm đầu não chống ma túy. Và ở bậc cao nhất của cung đình là những tên đại lưu manh trơ tráo, chẳng Mác chẳng Xít gì, đang trấn áp, đe dọa người dân bằng nhà tù, súng đạn, để ăn cướp bất cứ thứ gì có thể cướp, vơ vét của cải đất nước làm của riêng, lấy tiền bỏ vào các tài khoản khổng lồ ở nước ngoài do con, cháu, bồ bịch, tay chân chúng làm chủ!” (trang 79)
Ông không tin vào thực tài của những người lãnh đạo khi nhân ra: “Hàng lô hàng lốc những ông giám đốc, tỉnh uỷ, trung ương uỷ viên, đại biểu Quốc hội đều có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân… mà chẳng hề có tên trong hồ sơ sinh viên, nghiên cứu sinh ở bất cứ trường đại học nào! Hầu hết đều là tiến sĩ, thạc sĩ… Mác-Lênin, tốt nghiệp ở cái trường Đảng do ông giáo sư tiến sĩ tên Nguyễn Đức Bình, uỷ viên ‘bộ chính troẹ’ làm… giám đốc!” (trang 395)
Với những người lãnh đạo như thế thì lời cảnh báo sau đây của Tô Hải không phải hoàn toàn không đáng lưu tâm: “Cái đểu cáng nhất của bọn cầm quyền hiện nay là chúng dám làm bất kỳ điều gì có thể làm miễn ních đầy túi tham. Chúng sẵn sàng bán nước cho bất kể kẻ nào muốn mua, dù là Tầu, Mỹ, hay Nga. Một ngày nào đó chúng sẽ tuyên bố giải tán Đảng chưa biết chừng. Đó là lúc chúng đã ‘hạ cánh an toàn’ với đống của cải chiếm được. Cũng chưa biết chừng có những tên còn tự đứng ra, hoặc cho con cháu đứng ra lập Đảng này, Đảng nọ, rồi lớn tiếng chửi cái Đảng hiện tại hơn ai hết… để lại chiếm những ghế ngon lành trong một chính quyền mới của những tên tư bản đích thực mà chính chúng sẽ là đại diện!?” (trang 404)
Lời cảnh báo của Tô Hải càng làm ta sửng sốt, lo ngại khi thấy người ta ầm ầm đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên, thiết lập xa lộ thênh thang nhất, hiện đại nhất dẫn thẳng từ Trung Quốc đến Hà Nội, lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Càng kỳ lạ hơn là người ta không chỉ đàn áp các đám biểu tình ở trong nước mà cả đồng bào Việt Nam ở các nước khác biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam!
Đối với Cụ Hồ, nhiều tư liệu có thể tin là xác thực đã chỉ rõ rằng Cụ từng cưới một bà y tá người Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh làm vợ (đám cưới này có cả vợ ông Chu Ân Lai dự), Cụ cũng từng có một con trai với bà Nông Thị Xuân (người con trai này tên là Nguyễn Tất Trung, hiện đang ở Hà Nội). Về chuyện này, nhạc sĩ Tô Hải đã có cái nhìn thể tất: “Ông ta cũng là con người, cũng có quyền lấy vợ đẻ con, thậm chí ba bốn vợ như ông Lê Duẩn, cũng có quyền bồ bịch như ông Mitterand, ông Clinton chứ! Cái tội của ông là do bọn gọi là cộng sản An Nam phong kiến cố tình dựng ông ta lên thành ‘thánh sống’ (và ‘thánh chết’) để lừa bịp cái dân tộc đa số là nông dân thất học, đầu óc còn mê muội về thánh về thần. Ông ta chỉ là một nhà cách mạng chính hiệu cuồng tín với chủ nghĩa Mác-Lê mà thôi.” (trang 388)
Người viết bài này thì cho rằng, cả những người tô vẽ Cụ Hồ thành ông thánh, là vị cứu tinh; cả những ai thóa mạ Cụ là tên dâm tặc, là tội đồ dân tộc đều không đúng. Thực tế, Cụ cũng chỉ là một con người, một con người tài trí, tài trí đến mức có thể làm được những việc rất phi thường theo ý Cụ. (Đánh giá những việc làm ấy là công to hay tội lớn? Lịch sử sẽ còn bàn thảo công phu và sẽ được phán xét công minh.)
Đã là người thì có hỷ, nộ, ái, ố, dục, có xấu tốt, có đúng sai. Người ta thường cho rằng cái sai lớn nhất của Cụ Hồ là đã đưa chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam.
Nếu chỉ lợi dụng chủ nghĩa Marx-Lenin để huy động được nông dân và lực lượng vô sản vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thì chẳng nói làm gì. Đàng này, đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã nói trong hồi ký “Đi tìm cái Tôi đã mất”: “Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do, công bằng và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến thế!
 
Như tự kiểm cuối đời, như lời di huấn viết lúc đã ngọai bát tuần, học giả Nguyễn Khắc Viện cũng thổ lộ: “Đời tôi là đời một thằng ngây thơ. Trong hai chữ ‘thơ’ và chữ ‘ngây’, tôi xin giữ lại cho mình chữ ‘thơ’ vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ ‘ngây’ để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin… vứt nó đi!”
Tô Hải thì quyết liệt hơn. Ông rền rĩ thống thiết: “Tinh hoa đất nước giờ đâu tá? Ai cũng hèn như tôi sao?… Ai sẽ đưa con thuyền Việt Nam khỏi con đường vô định này, nếu những người hèn vẫn không dám nhận là mình hèn, không kiên quyết giã từ cái ngu dại, không lên án những gì mà mình lầm tưởng là ‘vinh quang rực sáng’ lại chính là ‘tội lỗi ngút trời’, không biết khuyên nhủ con cái chớ có giẫm vào vết chân đầy máu và nước mắt mà mình đã đi qua… Phải kiên quyết giã từ cái quá khứ đầy vinh quang vô ích của mình. Chỉ có sự giác ngộ chính trị cuối cùng này mới giải toả được mọi nỗi đau. Sự ‘trở cờ’, ‘phản bội’ để ‘đi tìm một sự trung thành mới’ như Jean Paul Sartre nói không ai dám làm ư? Vì còn… sĩ diện! Vì còn bị quá khứ níu kéo? Bỏ một thứ tà đạo, một niềm tin mù quáng, vứt vào sọt rác cái chiêu bài hoen rỉ, mốc meo, chẳng khác gì ly dị một con vợ độc ác, chẳng yêu gì mình khó lắm sao? Sao rất ít ‘thức giả’ dám tuyên bố công khai: Tôi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản?” (trang 411)
Và: “tôi đã nhận ra cái nhục của một thằng suốt đời ăn theo, nói leo, nói dối, đã nhìn thấy bộ mặt thật của cái chủ nghĩa bất lương mà tôi đi theo một cách vô tình và bất đắc dĩ, nhưng không dám rời bỏ nó”. (trang 301)
Nỗi đau khổ đến quằn quại của những người có lương tri như ông còn bị nhân lên là do: cứ tưởng được người ta dắt dẫn mình rồi mình cũng như tình nguyện cùng họ dụ dỗ bao nhiêu đồng bào đổ cả núi xương, sông máu, cả biển đầy nước mắt mồ hôi để xây dựng nên một mô hình xã hội “triệu lần hơn… ” thế nào kia; hóa ra, quanh quéo sao lại trở về với kinh tế thị trường. Cho nên ông không thể lòng không nhủ lòng: “Phải nói lên cho mọi người biết rằng cái giá mà cả dân tộc phải trả bằng hàng chục triệu mạng sống để đổi lấy cái… ‘thị trường tự do’ là cái sẵn có ở các nước cựu thuộc địa nghèo nàn lạc hậu như hoặc hơn Việt Nam trước đây, chẳng cần đến đảng cộng sản, chẳng cần đến các lãnh tụ vô cùng sáng suốt và duy nhất đúng đắn, chẳng cần đến chiến tranh, chẳng cần đến cái gọi là ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng’.”  trang 282)
Trớ trêu và cay đắng sao: “những người cộng sản bỗng bừng tỉnh, thấy mình trót bỏ phí cuộc đời để theo một lý tưởng ba lăng nhăng. Vậy thì tội gì mà không tương kế tựu kế, cứ phất cái ngọn cờ rách cộng sản lên mà lập thành một đảng mới, một đảng mafia, làm giầu cho mình và cho con cháu! Cuộc vơ vét bằng hết của cải, tài nguyên đất nước vào tài khoản của mấy thằng cộng sản to đầu nhất bắt nguồn từ những ngày chiếm được ‘viên ngọc Sài Gòn’. Cái trò đánh lận con đen, thay chủ nghĩa cộng sản đạo đức giả bằng chủ nghĩa tư bản đỏ đích thực bắt đầu từ đây.” (trang 360)
Ngộ nghĩnh mà oái oăm sao, mới hôm qua người ta coi giầu có là kẻ thù và tôn cái nghèo lên hàng lãnh tụ, người ta coi “mo cơm, quả cà với tấm lòng cộng sản” là lý tưởng… thì hôm nay, người ta hô toáng lên: “Đảng viên phải biết làm giầu”. Báo Nhân Dân ra ngày 15 tháng 6 năm 1994 còn nêu quy định giầu có là một trong 5 tiêu chuẩn để được bầu vào cấp ủy Đảng.
Cho nên Tô Hải ngao ngán vì quá đỗi thất vọng: “Không cách nào cứu vãn được tâm hồn, đạo đức của một dân tộc khi cả dân tộc đó chạy theo một cuộc thi kỳ quái được công khai khuyến khích: Làm giàu! Đáng sợ hơn là người ta thi nhau làm giàu trên cơ sở… hai bàn tay trắng và cái đầu… rỗng tuếch, cái mồm sẵn sàng nuốt tất cả sắt, thép, nhà, cửa, gỗ, quặng, xi măng… Tiền, vàng, đất đai là của ‘trời ơi’, ‘của chùa’, giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền! Cái chủ nghĩa ‘tư bản rừng rú’, cái thị trường tự do định hướng xã hội chủ nghĩa có một không hai trong lịch sử loài người đã đẻ ra những quái thai ‘tư bản đỏ’, không tài, không vốn và hầu hết không đầu!” (trang 92)
Thật vậy, người ta cứ cố duy trì cho được cái thứ mặt người “kinh tế thị trường”, chân tay quỷ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để tạo ra tình trạng “đất đai là của ‘trời ơi’, ‘của chùa’”. Có thế người ta mới có thể biến hóa để những thứ đó: “giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền”!
Cho nên ngày nay “ở Việt Nam không có cá nhân ăn cắp, ăn cướp mà chỉ có ăn cắp, ăn cướp tập thể, ăn cắp ăn cướp theo băng đảng qua cách phân phối của cải chiếm được. Có tài thánh cũng chẳng truy ra nổi nguồn gốc tài sản mà bốn đời làm việc, với lương bộ trưởng, một người cũng chẳng xây nổi căn nhà đáng giá hàng nhiều ngàn lần tháng lương của anh ta! Nghĩa là có chính sách cho sự ăn cắp và ăn cướp công khai và… có tổ chức.” (trang 389)
Gần kết thúc Hồi ký, Tô Hải lại hơn một lần rền rĩ: “cuộc đời không cho phép tôi… chết sớm như các bạn Xiêm, Ích, Tước, Niệm, Hòa… mà bắt tôi phải sống, sống để trở thành một thằng hèn, hèn cho đến những ngày ‘vừa viết vừa run’ tập hồi ký này.” (trang 440)
Nhưng…
*
Trước sự kiện Khổng Tử đem con gái gả cho Công Dã Tràng, Luận ngữ đã bình rằng:
Công Dã Tràng là học trò của Khổng Tử, đã từng bị ngồi tù. Khổng tử vẫn bằng lòng đem con gái mình gả cho Công Dã Tràng. Vì sao? Theo Khổng Tử, phạm tội mà vi phạm điều nhân là kẻ vô đạo thất đức, phạm tội mà không vi phạm điều nhân là người đáng thương. Công Dã Tràng tuy có tội, nhưng không vi phạm điều nhân. Cho nên vẫn là con người có nhân, kiên trì phấn đấu sẽ đắc đạo (về sau được tôn lên làm bậc tiên hiền), Khổng Tử quyết gả cho Công Dã Tràng để thể hiện lòng tin của mình vào học trò.
Tô Hải dù đã tự nguyện chui vào rọ cộng sản (tức ngồi tù) nhưng không vi phạm điều nhân (chẳng những thế còn làm điều nhân thật đáng trân trọng là đã trên dưới tám mươi, lại đau yếu mà vẫn cậm cạch ngồi viết cuốn hồi ký đầy tâm huyết, rất giá trị này). Cho nên, rồi đây khi đi gặp Khổng Tử, chắc ông nhạc sĩ này sẽ được Khổng Tử gả cho con gái đẹp như “Nụ cười sơn cước”.[2]
Chỉ đáng trách là có những bọn người không hề bị “ngồi tù” (hoàn toàn khác chúng tôi, họ không hề bị Mác – Lê mê hoặc, không hề tin vào chủ nghĩa cộng sản mặc dù họ đang cầm thẻ đỏ), nhưng nhờ cả một thế hệ “yêu nước hồn nhiên”, “yêu nước ngơ ngác”, “yêu nước dại khờ”… đổ hết máu xương, mồ hôi nước mắt ra xây ngai vàng hôm nay cho họ được chễm chệ ngồi; để rồi, có ai đó than thân trách phận, ai đó thức tỉnh đem trải nghiệm bản thân ra khuyên nhủ họ thì liền bị họ xua sai nha lục soát, tra vấn, tống tù hay lệnh cho bọn bồi bút vô liêm sỉ trổ tài khuyển mã xuyên tạc, bôi bẩn, lăng nhục. Bất kể đấy là những người đáng bậc cha, bậc anh, bậc thầy của họ.
Gấp Hồi ký lại, tôi ngâm thầm câu hát ngày xưa: “Hỡi gió chiều có nhớ chăng? Mãi mối tình còn vấn vương”.[3] Và, tôi thương, tôi yêu Tô Hải.
Hà Nội ngày 24 tháng 8 năm 2009
© 2009 Nguyễn Thanh Giang
© 2009 talawas blog

[1] Cuốn Hồi ký của một thằng hèn dày 535 trang do nhà xuất bản Tiếng Quê hương ấn hành tại Hoa Kỳ.
[2] Tên một bài hát của nhạc sĩ Tô Hải
[3] Lời trong bài hát “Nụ cười sơn cướ

SƠN TRUNG * NHỮNG KỊCH SĨ LỪNG DANH CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA





NHỮNG KỊCH SĨ LỪNG DANH
 CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA


Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại có nhiều kịch sĩ lừng danh như thời đại của chúng ta. Marx, Engels là những kịch sĩ đầu tiên của nền kịch nghệ cộng sản. Hai ông này đã dựng nên ban kịch xã hội chủ nghĩa khoa học, và đưa ra những kịch bản cứu nhân độ thế, xây dựng thiên đàng tại thế, những kịch bản mang tính cách mạng triệt để,  xoá tan biên cương giai cấp, quốc gia.

Vai diễn của hai ông và kịch bản của hai ông  thành công đến nỗi  có mấy trăm triệu người trên thế giới đã kịch liệt hoan hô hai ông,  trong đó có những triết gia, là những bộ óc thông minh tuyệt vời , tính tình  nghiêm nghị, đứng đắn không thích đùa với những hài kịch rẻ tiền và rơi lụy trước màn bi thương ái ân   mặn  nồng chia ly bi đát  giả tạo thế mà cũng nhắm mắt chạy theo hai ông như Bertrand Russel, Albert Camus,  Jean Paul Sartre vả triết gia Trần Đức Thảo của chúng ta!

Hồ Chí Minh là đồ đệ của Marx và Engels nhưng tài nghệ cũng cao siêu không thua sút hai bậc tổ sư.  Ông là một anh nhà quê, chưa học hết chương trình lớp ba, lớp tư tiểu học nhưng đã đóng vai Nguyễn Ái Quốc với những tác phẩm cách mạng của các tiến sĩ, cử nhân. Ông là một tay sai của đệ tam quốc tế, đóng vai Hồ Chí Minh và tiếm danh hiệu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam. Ông theo cộng sản nhưng lại thủ vai người quốc gia để lừa bịp thiên hạ.

Ông là tên lưu manh cuớp giật, phá hoại các tổ chức cách mạng, ông cũng là tay buôn người dụng tâm bán Phan Bội Châu và các đồng chí cộng sản của ông để lấy tiền  tiêu xài. Ông thủ vai quá giỏi mà bọn thủ hạ của ông tuyên truyền quá hay cho nên thiên hạ đa số tin theo ông. Chỉ có vua Bảo đại là nhìn rõ chân tướng của ông . Sau vài ngày chung chạ với Mã Giám Sinh, Kiều đã than rằng:
 Xem gương trong bấy nhiêu ngày,
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già !

Sau một thời gian ngắn ở bên Hồ Chí Minh, ngài đã than:"Chúng mình già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn”.

Hồ Chí Minh là một tên du côn, một tên lưu manh lên làm hoàng đế Việt Nam. Đó là một vết nhơ trong lịch sử Việt Nam. Khi ông vua là du côn, là lưu manh giết người, cướp của, phản dân hại nước thì bọn thủ hạ của ông cũng thế thôi, bởi vì cổ nhân nói " Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Nếu không phải là tất cả thì đa số đã bị lưu manh hóa theo chính sách tuyên truyền tẩy não của cộng sản quốc tế.

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, một số tin theo cộng sản bỏ nhà theo cộng sản lên chiến khu, cam tâm từ bỏ gia đình, từ bỏ tổ quốc theo chủ nghĩa Marx. Một số vì hoàn cảnh bắt buộc nếu không theo thì bị cộng sản giết hoặc bỏ tù.  Đó là chính sách vừa dụ dỗ vừa khủng bố của cộng sản. Chỉ có những người ở vùng quốc gia là được tự do lựa chọn theo bên này hay bên kia. Số bị bắt buộc phải theo cộng sản có thể chia làm hai hạng. 

Một hạng biết cộng sản gian ác, nếu không theo lệnh chúng thì sẽ bị tiêu diệt. Họ hiểu họ là phận cỏ yếu hèn, phải uốn mình khi bão lớn. Một số có tinh thần quật cường như các chiến sĩ Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Dương Thu Hương, Việt Khang, Huỳnh Thục Vy,  LS Cù Huy Hà Vũ, Hoà thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Thiện Minh, LM Nguyễn Văn Lý, LM. Phan Văn Lợi,   Hội trưởng Lê Quang Liêm.... Đấy là những người con trung hiếu , ngay thẳng , chân thực của đất nước Việt Nam.

 Trong chế độ cộng sản, bất cứ lúc nào con người cũng phải đóng kịch. Trong Tiểu Thuyết Vô Đề, Dương Thu Hương tả ngày thanh niên lên đường:
Chúng tôi đứng thành hàng nghiêm ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước trong lúc các bà mẹ lén lút hỉ mủi vào vạt áo, ghìm tiếng nức trong họng, để rồi mỗi khi có vị đại diện nào tới thăm hỏi thì lại giương đôi mắt đỏ hoe lên, trệu trạo cười:
-Dạ thưa bác, cháu nó đuợc lên đuờng, chúng em phấn khởi lắm ạ! . .
(38).



Hạng bình dân khôn ngoan hiểu rõ cộng sản vì họ đã nghe, đã thấy những vụ cộng sản giết người trong đêm  hoậc mời đi họp rồi mất tich luôn. Họ biết thế địch mạnh nên không chọi thẳng vào địch. . Người bình dân không đầu hàng , họ lấy nhu thắng cương, biết tiến biết thoái , giữ vững lực lượng chờ thời cơ diệt địch.  Đa số trí thức biết cộng sản là gian ác, lưu manh, tàn bạo nhưng họ phải cúi đầu, không dám chống lại lệnh đảng. Hạng này thì nhiều lắm, đa số là  văn nghệ sĩ, một số là nhà chính trị..Trong Quyển Truyện Không Tên, Hồ Dzếnh viết:
'' Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại.''


Không chiều thời đại, không tuân lệnh cộng sản thì phải chết hoặc tàn tạ. Một số biết chiều cộng sản mà được dương danh, được ăn no, mặc ấm, làm quan cao. Họ cứ cúi mặt, cứ ca tụng đảng chờ đến khi về hưu  thì mới nói thật.

 Tại  sao lại có hiện tượng đó?  
-Thứ nhất trong  họ có hai bản năng, hai con người: thiện ác đối đầu, trung nịnh tương tranh cho nên sức phản kháng của công lý đôi khi trỗi dậy..
-Nếu họ biết kìm hãm thì lúc về hưu  tức là lúc  hết bị phê bình, kiểm thảo, không sợ  mất chức mất lương họ sẽ can đảm nói sự thật.
-Con người có nguyện vọng nói thật, xu hướng nói  to lên cho lòng bớt ấm ức .  Nếu để lâu nó sẽ nổ tung như bình ga làm cho ta sinh bệnh  . Câu chuyện vua Midas tai lừa là một minh chứng  cụ thể về nhu cầu nói thật, nhu cầu phát tiết và ở đời không có gì bưng bít được mãi mãi.
-Con người làm ác nhưng vẫn tìm cách chạy tội. Khi về già họ phải tìm cách  thanh minh thanh nga rằng họ không theo cộng sản, không làm ác, họ yêu nước, thương dân....Đó là tâm trạng đĩ già đi tu.

Dẫu sao đi nữa, những lời ăn năn sám hối, những lời chạy tội của họ dù muộn màng cũng có ich lợi cho cuộc chiến đấu của chúng ta, vì nó làm cho nhân dân thấy rõ sự thật tội ác của cộng sản, và trong chế độ cộng sản ai cũng chán ghét, căm thù cộng sản nhưng thời buổi đá đè trên ngọn cỏ mà phải khuất phục một thời gian. Người dân thấy rõ những kẻ tích cực, chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động, những đảng viên cao cấp thế mà vượt biên, hoặc cuối đời lên giọng bất mãn, vạch tội ác chế độ. Và người dân thấy rõ trong chế độ cộng sản  đa số giả dối, nịnh hót và phải đóng kịch để tồn tại.

Sau khi đọc các hồi ký,  thơ thuộc loại ăn năn, hối hận này, nhân dân sẽ phẫn nộ mà nói rằng tụi nó là quân gian manh dối trá, tụi chúng nó là những tay bợm già, những kịch sĩ tài ba trong vai gian nịnh.. Còn những ngừơi từ bi hỉ xả thì nói rằng tội nghiệp, họ cũng như ta phải đóng kịch, phải luồn trôn để sống.
 Chế Lan Viên là con người khá trung thực mà cũng là một kịch sĩ đại tài. Ông cho biết tội lỗi của nhà văn trong đó có ông là đã làm thơ xúi người nhảy vào lửa đạn để chết oan uổng cho bọn tư sản đỏ giàu sang , cho  bọn cướp nhà cướp đất của dân và bọn bán nước, tay sai Trung cộng mặc tình thao túng:

 Mậu thân, hai ngàn người xuống đồng bằng.
    Chỉ một đêm còn sống có ba mươi!
Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai ngàn người đó? Tôi!
Tôi- Người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
Trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia
    ở mặt trận về sau mười năm,
Ngồi bán quán bên đường để nuôi đàn con nhỏ.
    Quán treo huân chương đầy mọi cỡ
Chả chiếc huân chương nào nuôi được người lính cũ.
Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời?
    Tôi ú ớ!
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Tôi xấu hổ. Tôi không có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ.
Giữa bao buồn tủi chua cay vẫn có thể cười!  

( Ai? Tôi!)


Ông cũng tự phỉ nhổ ông là kẻ gian dối: 

Trừ  đi
    Sau này anh đọc thơ tôi thì phải nhớ
    Có phải tôi viết đâu! Một nửa
    Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi!
    Giết một tiếng đau
    Giết một tiếng cười
    Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ       

         Tôi giết cái cánh sắp bay
    . . . trước khi tôi viết
    Tôi giết bão ngoài khơi
    cho được yên ổn trên bờ       
Và giết luôn mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình!
    Và thơ này rơi đến tay anh
    Anh bảo đấy là tôi không phải
    Nhưng cũng chính là tôi.
    Người có lỗi
 Đã giết đi bao nhiêu cái
   Có khi không có tội như mình. ..



Tô Hải là một nhạc sĩ và cũng là một kịch sĩ của thời đại, nhưng khi ông biết ông là một "thằng hèn" thì ông đã không còn hèn nữa".  Ông đã viết những lời khí khái : .. “Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là ‘con đại bàng… cánh cụt’, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông… Nhưng, ‘vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’, làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác.” (trang 54)... “Phải sống! Tôi phải sống. Vì có sống tôi mới có thể làm nhân chứng cho cái thời đại… đểu cáng nhất trong lịch sử nước tôi, chẳng tư bản, chẳng cộng sản, chẳng ra ngô ra khoai, chẳng phải, chẳng trái, chẳng luân, chẳng lý, chẳng luật, chẳng pháp, thậm chí chẳng cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm gì hết!” (trang 375)...


Nguyễn Khải nói rất nhiều về sai lầm của "văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa" và những nỗi đau đớn của ông khi phải đóng vai nịnh. .Trong ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT(Tuỳ bút chính trị - 2006), ông viết:

Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài. Trong không khí ngùn ngụt lửa cháy cùng với tiếng sóng hoan hô khi gần khi xa không lúc nào dứt, vậy những người làm việc bằng trí tuệ sẽ tìm đâu ra một khoảng trời yên tĩnh và tự do để suy nghĩ về những công trình một đời của riêng mình. Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cách làm việc cá nhân, đơn độc, xa rời quần chúng, xa rời các phong trào cách mạng có tính địa phương của các nhà trí thức thấm đẫm “tư tưởng tư sản” ấy. ..

Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo. 


Nhưng cả mấy thế hệ cùng tham gia chiến tranh, sống trong một môi trường xã hội, chính trị của một đất nước đang có chiến tranh cũng là một tai hoạ khôn lường. Trong chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính toán sai lập tức sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh ngộ thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ. 

Đến thời hoà bình thì chỉ còn dân chúng đối mặt với chính quyền, quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác nhau, có trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng: dân tộc, tôn giáo, văn hoá, điều kiện sống… trong một thời gian dài tạm quên đi, tạm gác lại để lo việc lớn, lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân đều thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất. Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ?

Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận, giết được dư luận, cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc mọi người trở thành mặt bằng mặt bằng mới để đặt ra các tiêu chuẩn sống cho một thời.


Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một người có nhiều tài, tài viết tiểu thuyết, làm thơ, viết kịch, viết nhạc và làm công an văn nghệ. Tiểu thuyết Xung Kích  được ngay Giải Thưởng Văn Nghệ. Các tác phẩm khác như  Vào Lửa, 1966, cũng được cộng sản khen nức nở. Ông có tài đóng kịch. Ông thường làm nòng cốt trong các cuộc đấu tố. Ông được cộng sản giao cho làm những tên bán tơ vu khống, kết tội các văn nghệ sĩ. Trong vụ đánh Nhân Văn Giai Phẩm, khoảng 300 văn nghệ sĩ phải học tập cải tạo tại ấp Thái Hà của Hoàng Cao Khải, Nguyễn Đình Thi lên sỉ vả Văn Cao về câu  "trong giọt nước có cả trời xanh" của Văn Cao. Chửi xong, Nguyễn Đình Thi bước xuống ôm Văn Cao mà rằng: "Văn ơi hiểu cho mình cái thế phải thế!".  Văn Cao kể cho Vũ Thư HIên nghe chuyện này và phê một câu: "Trước cách mạng nó đâu đến nỗi thế. Nó là thằng anh hùng, bây giờ cam phận làm con dun"
( Vũ Thư Hiên-Đêm GIữa Ban Ngày,tr.401)


 Con người giỏi đóng kịch như thế mà cũng có lần không nhập vai, không thuộc kịch bản . Kịch bản Con nai Đen, 1962 bị phê phán và ngăn chặn từ trong trứng nước. Tội nặng nhất là vở kịch  Nguyễn Trãi ở Đông Quan, 1979 .Vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan, sáng tác cho kỷ niệm 400 năm Nguyễn Trãi, được trình diễn mấy đêm gì đó, rồi bị cấm, bị phê phán nghiệt ngã, là đã mỉa mai chế độ, cho rằng trí thức là tù nhân của chế độ. Nguyễn đình Nghi ( con trai Thế Lữ) đạo diễn đã kể lại niềm hào hứng khi dàn dựng vở kịch, mang nhiều truyền thống sân khấu cổ truyền lẫn tính cách hiện đại.  Tác phẩm này đã dìm Nguyễn Đình Thi xuống đất đen. Văn nghệ sĩ hồi ấy xôn xao tự hỏi và hỏi nhau:
Nguyễn Đình Thi với Đình Nghi
Mượn đời Nguyễn Trãi nói gì hôm nay?”

Cô câm trong vở "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" tiêu biểu cho nhân dân Việt Nam mất tự do ngôn luận. Lời của Nguyễn Trãi là tiếng kêu của văn nghệ sĩ  và nhân dân Việt Nam sống dưới ach kìm kẹp của cộng sản độc tài tàn bạo:"Ở trong cõi thiên nhiên ấy, bao nhiêu con người hai tay phải chắp lại, mắt phải khép xuống, đầu óc phải nghĩ theo cùng một khuôn. Sống từ bé đến già, phải làm theo những điều do các bề trên sắp đặt. Trí tuệ con người chỉ còn được là một cái túi, để bỏ vào đấy các kinh truyện thánh hiền.
 
Bao nhiêu sách vở đều phải chép như nhau, cùng những câu chữ ấy. Học chỉ còn là làm sao nhớ cho thuộc lòng. Không được mở mắt nhận xét, so sánh, không được hỏi, không được tìm xem mọi vật trong đời ra làm sao..."
 Nhân vật Như Cúc nói với Nguyễn Trãi chính là tiếng nói tự do, là niềm ước mơ về phía bên kia bức màn sắt:

"Ở phía xa kia có những gì chúng ta chưa thấy bao giờ... Có những gì chưa ai đoán được nổi, những gì khác với tất cả những cái chúng ta đã biết từ trước tới nay... Em thấy một con đường dài lắm, con đường đầy chớp lửa, đưa tới một trời đất khác hẳn.

Nơi đây trời đất cao hơn, đất rộng hơn, con người ta sống gương mẫu hơn. Có bao nhiêu điều còn phải nghĩ, phải tìm, có bao nhiêu công việc phải gây dựng lại từ gốc, ở phía xa kia... Em chưa nhìn được rõ, chỉ thấy như là mặt đất đang chuyển động mở ra dần, rộng nữa, xanh mãi..."

 Và tại thời đó ở Hà Nội  hai phe Nga và Tàu choảng nhau, Nguyễn Đình Thi hạ một câu"Trong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông thiên tử  Trung quốc". Câu này làm giới thân Trung Cộng tức giận.
Cũng có tài liệu nói rằng:   Khi người ta truyền đạt tới ông nhận xét rằng vở kịch "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" là biểu tượng 2 mặt có ý ám chỉ một cán bộ chủ chốt nào đó, Nguyễn Đình Thi trong một cuộc họp đã đứng dậy nhìn về phía đồng chí trưởng ban văn nghệ của Đảng nói một cách trịnh trọng tha thiết: "Xin nhờ anh Độ báo cáo lại là tôi không hề có ý như thế, tôi chỉ viết những gì tôi thấy cần viết. Mong được cấp trên hiểu cho tôi".(Trường Giang. Xin vẽ lại chân dung Nguyễn Đình Thi..Tạp chí TRí Tuệ-    http://ngominh.vnweblogs.com/print/2246/80753  )

 Nguyễn Đình Thi trả lời những kẻ kết tội ông:" Dư luận nói tôi viết  vở Nguyễn Trãi định ám chỉ một đồng chí nào là không đúng. Suy nghĩ và nguyện vọng của tôi là được viết những điều mình thấy là nên viết. Trong phê bình của trên về Nguyễn Trãi., tôi xin phép không tiếp nhận điều phê bình là tác phẩm có biểu tượng hai mặt  vì tôi không có ý nghĩ đó " (Tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi.  http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tac-pham-kich-cua-nguyen-dinh-thi.765573.html )


Vở kịch Rừng Trúc viết 1978 viết về thời kỳ cả quân Tống lẫn quân Nguyên “mồm rộng răng dài, như đám cháy rừng gặp gió” đang lăm le xâm lược nước ta. Dọc đường lên “Rừng trúc”, vua Trần Thái Tông gặp một lão hòa thượng dùng rượu để thức tỉnh vua :
” Làm gì thì làm đừng quên cái bóng lạ thập thò ngoài hàng rào …nó rất giỏi cưỡi ngựa…ta nghe đã rất gần rồi ông ạ…”Câu này cũng hàm ý chống Trung quốc bành trướng, và như vậy cũng gây sự giận dữ của đồ đệ Mao Trạch Đông tại Bắc bộ phủ.

Trong Rừng Trúc, người ta nghe như có lời chỉ trích chế độ cộng sản không có tình người thì còn nói chi bình đẳng, tự do dân chủ! Cộng sản luôn dùng quốc gia làm cái bia để đàn áp, bóc lột và khủng bố nhân dân: "Việc nước là lớn nhất, nhưng việc giữa người với người cũng không phải là nhỏ hơn".
Trường Chinh ra lệnh xếp vở tuồng này. Nguyễn Đình Thi đại diện cho những con người tham danh lợi giữa một thời đại tàn ác phải giết người, phải đạp người để mình vươn lên. Ông đã tâm sự:
Chức vụ và quyền lực chẳng là cái khỉ gì nhưng mất nó có lúc cũng thấy cô đơn; mà muốn không mất nó thì cũng có lúc phải chịu mất mình”.(Trường Giang. Xin vẽ lại chân dung Nguyễn Đình Thi. Tuần Viêtnam.http://www.tuanvietnam.net/xin-ve-lai-chan-dung-nguyen-dinh-thi )

Nguyễn Đình Thi là người có tài. Cũng như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm... là những con người có tài khiến cho Tố Hữu " trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" . Tố Hữu muốn độc quyền thi bá, muốn chà đạp những con người này. Rủi thay, những con người này lại công khai chống Tố Hữu, chống đảng, đòi tự do dân chủ cho nên đây là một dịp cho Tố Hữu chém giết, đầy đọa họ.

 Khi thấy Tố Hữu ghét Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư ùa theo đánh hôi. Xuân Diệu chê là đầu Ngô mình Sở, Lưu Trọng Lư đòi « tống cổ ra khỏi nền văn học mới, nền văn học kháng chiến và cách mạng ». Nhưng nặng nề, dứt khoát và thẩm quyền hơn ai hết là Tố Hữu – mặc dù và sau khi Nguyễn Đình Thi đã nhận kiểm điểm :

« Nghe anh Thi tự phê bình thơ anh, anh chị em nghĩ: tại sao biết mình như vậy, mà cứ làm như vậy (…). Lúc thấy cần làm việc, tôi thấy ghét những bài thơ ấy, và tôi thù ghét cái cá nhân chủ nghĩa nó lại trở về với tôi (…) Những bài thơ anh Thi, tôi cho là không hay vì chưa nói lên được nỗi niềm của quần chúng. Đó là nội dung.Tôi đồng ý thái độ tự phê bình của anh Thi, một thái độ đúng đắn. Còn một điều cần thiết nữa là anh phải kiểm tra lại cái tư tưởng, cái rung cảm của mình trong quần chúng » (Đặng Tiến.NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ TIẾNG CHIM TỪ QUY

Họ chửi như thế thì Hữu Loan, Lê Đạt, Phùng Quán tất rút lui nhưng Nguyễn Đình Thi với tài xoay xở giỏi, đóng kịch hay, ông lại được cho ngổi vào ghế công an văn nghệ ( Tổng thư ký hội nhà văn ) , và ngày nhậm chức  ông " hồ hởi phấn khởi" tuyên bố " Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng”   

Một đời chạy theo danh vọng, Nguyễn Đình Thi cuối đời ăn năn:
GIÓ BAY
Rồi hôm nào bỗng gió bay
Cái bóng ngoài kia đến đợi
Anh giật mình đứng đậy
Đến giờ rồi hôm nay
Trên tay cốc nhỏ không đầy
Uống chúc bạn bè ở lại
Anh chắt cuộc đời anh chắt mãi
Chút ngọt bùi chút đắng cay
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi,xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
Mong anh em hiểu đừng cười
Tôi gửi lại đây chìa khóa
Tất cả cửa nhà tôi đó
Ngổn ngang... qua tạm cuộc đời
Tiếng đập cửa thình thình gọi
Anh vẫy cười
Xin chia tay
Lời ai văng vẳng Hôm nào gió bay ?

Điều đáng buồn cười nhất là ông Nguyễn Khoa Điềm, người kế vị Tố Hữu trong vai trò lãnh đạo tư tưởng và cũng là người mon men ghế Tổng Bí thư hay thủ tướng mà bây giờ lại thở ra những lời thối hoắc làm trò cười cho thiên hạ:

Đất nước những tháng năm thật buồn 
Nửa đêm thưc dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước trên sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giầu người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve đều lột sác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đuổi theo một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được mầu đỏ?
Bây giờ con cá hanh có còn bơi trên sông vắng
Mong gặp con cá hanh khác?
Bây giờ buổi sáng buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khác yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chẩy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gianđầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngư Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuât vàngười sống hôm nay

22-4-2013

Nguyễn Khoa Điềm

Tại sao ông viết bài này? Ông đâu phải thường dân , là văn nghệ sĩ quèn như Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Chí Thiện mà bất mãn? Theo duy tâm thần bí thì mồ mã tam đại nhà ông kết phát, đời đời làm quan to. Người ta vinh hoa phú quý nhất thời còn họ hàng nhà ông thời quân chủ, thực dân đã phát mà thời cộng sản lại lên cao.  Nói theo thực tế thì cha con ông đều có tài, nhất là ông dòng dõi phong kiến, mà được cộng sản trọng dụng  tất cái lưỡi phải mềm, cái lưng phải cong, cái đầu óc phải điên đảo  như các ông Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Hanh, Tôn Thất Dương Kị, Tôn thất Dương Tiềm, Tôn Thất Đức, Tôn Thất Học, hay Phạm Tuyên... Không những có tài mà phải có thành tích, phải chiến đấu trong thực tế nữa thì mới được đảng ghé mắt xanh chứ chẳng phải chơi. Ông ra Hà Nội lại trở về Huế hoạt động, trong tết mậu thân ông đã giết bao nhiêu người dân? Trên đường Quảng Trị HUế mùa hè đỏ lửa ông đã bắn hạ bao đàn bà trẻ con?  Ông cũng như Tố Hữu mang bản tính man rợ. Trần Hoàn  định đấu tố Trịnh Công Sơn, ông  cũng như Trần Hoàn muốn dìm Trịnh Công Sơn nên không cho tái bản Ca khuc Da vàng của Trịnh Công Sơn. Thời gian Trần Hoàn muốn hành hạ Trinh Công Sơn , Võ Văn Kiệt ra tay cứu mạng mà Trịnh Công Sơn sống thêm được vài năm.

 Lý lịch ông là phong kiến đáng tội chết hoặc quăng xó  thế mà thân ông đến bộ trưởng, ngôi vị trung ương đảng nay về hưu đáng lẽ ông phải  toại chí thỏa lòng, vui thú điền viên cùng hầu non gái đẹp hay dạo chơi tam sơn ngũ nhạc, tại sao lại than thở, tại sao ngủ không được, tại sao trằn trọc như mấy anh " nguỵ quân, ngụy quyền" thế hả ông?
Bao nhiêu năm ông theo cộng đảng chưa được vinh hoa phú quý tột bậc, hay chưa thực hiện lý tưởng cao siêu của ông?

Ông theo bọn cộng sản cướp của giết người, bất nhân bất nghĩa  mà ông lại bảo là "mải mê đuổi theo một ngày mai tốt lành " ư ? Cộng sản bây giờ tham nhũng công khai, cướp đất cướp nhà công khai thế mà ông bảo:" Thấy mọi người nhẹ nhàng vui tươi" ư? Những nạn nhân mậu thân ở Huế và toàn miền Nam năm 1968 làm sao mà được  "Đời đời an ủi" hỡi ông? Ông làm quan to ở triều đình, ông và đảng của ông có đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân hay không?  Đảng và ông tự hào bách chiến bách thắng thế sao ông phải lần mò đi kiếm tin lành trên mạng và ông lại có những tháng năm thật buồn?  Ông muốn nhà cao cửa rộng, muốn xe hơi sang trọng, muốn sâm banh , huýt ki , muốn hầu non gái đẹp,  đảng đều cung phụng đầy đủ cho ông vì ông thuộc quan cao triều đình, thuộc giai cấp mới , muốn gì có nấy sao lại là kẻ khát nước trên sa mạc ?

 Ông mà đói khát thế thì mấy dân oan mất nhà cửa, mấy tay văn nghệ sĩ, trí thức bị cộng sản cầm tù thì sao? Ông tin Marx, Lenin, ông làm quan to trong triều, ông yêu đời, ông vững vàng chủ nghĩa Marx,  ông ra lệnh cho văn nghệ, cho nhân dân  phải thế này thế kia sao ông lại bi quan yếm thế?  Vậy ra những lời cha con ông ca tụng thiên đường cộng sản là giả dối ư? Ông luôn  nói với vẻ yêu đời thế sao ông lại  lo sợ tương lai? Tương lai nào? Tương lai cộng sản tồn tại hay cộng sản mất đi?   Nếu đảng Cộng sản  bị tiêu diệt thì nhân dân vui sướng chứ sao  phải sợ hãi tương lai?  Hay ông lo sợ cộng sản bị tiêu diệt, dân chúng sẽ chặt đầu ông? "Ngước mắt tin yêu mọi người/Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta/Trong không gian đầy sợ hãi?

Chao ôi đĩ già đi tu! Ông khóc thật, thương thật, buồn thật hay giả đò buồn, thương khóc vậy ông.?
Ông có biết đất nước này tan hoang sa đọa là do ai hở ông? Ông theo ác đảng bây giờ ông lại đóng vai yêu nước thương dân ư? Bài thơ của ông được Trần Mạnh Hảo "họa vận":

Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng

Đêm trong ma giáo mặt trời đỏ
Những giòng sông là đất nước thở dài
Chó sủa trăng nhà ai?
Không phải vầng trăng đất nước
Tôi ngồi ngót bẩy mươi năm
Chờ một lời nói thật
Bầy sói chu ý thức hệ lang băm
Người nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ
Đêm đêm thạch sùng tặc lưỡi bỏ đi
Đất nước đang treo trên sợi chỉ mành
Sợi chỉ mành 16 chữ vàng và lời hứa 4 tốt
Có kẻ rước giặc lên bàn thờ
Xì sụp lạy khấn 'tan'nhang chủ nghĩa
Những giáo điều làm cơm nguội bơ vơ
Xin cứ tự do bán lương tâm cho chó
Vãi linh hồn vào những thùng rác nhân dân
Mối mọt ăn rào rào lòng rương cột
Ôi thương thay giẻ rách cũng tâm thần
Anh sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc
Đám gà què bàn hiến pháp cối xay
Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay
Những thiên đường vỡ chợ
Những học thuyết đứng đường
Hoàn lương tượng đài
Hoàn lương chân lý
Nghị quyết còn trinh bạch cũng hoàn lương
Không ai đuổi cũng giật mình bỏ chạy
Nhốt hết mây trời vào hiến pháp tự do
Mơ được đứng bên lề đường
Nói một câu gan ruột
Đất nước buồn
Đất nước bị ruồi bu
Đất nước bị cầm tù trong ngực trái
Chưa kịp nghĩ một điều gì
Sao đã toát mồ hôi?
Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi
Lý tưởng của loài dơi là muỗi
Dơi bay đêm cho đất nước đỡ buồn
Không ai tin vào hoa hồng nữa
Không ai tin vào dơi nữa
Dơi về làm chuột khoét quê hương
Saigon 24 tháng 4 năm 2013

Ôi, đất nước ta có nhiều kẻ thành tâm sám hối nhưng e cũng nhiều kịch sĩ tài ba , nhiều kẻ khôn lanh, và đạo đức giả! Suy cho kỹ, kịch sĩ giỏi nhất mang một lúc hai mặt nạ mà không bị rơi đó là Tô Hoài. Ông viết văn rất khoẻ, hoan hô ủng hộ đảng cũng nhiều mà tác phẩm hiện thực  ( khác với hiện thực xã hội  chủ nghĩa) cũng rất hay thế mà không bi đảng truy bức. Người như thế mới là khôn, khôn trên Tố Hữu một bậc.  Sau đó là Nguyễn Tuân, ông chỉ bị xây xát sơ sơ về bài "Phở". Ông châm chích mỉa mai lãnh đạo nhưng mồng năm ngày Tết ông quà cáp lễ lạc đàng hoàng. Ông lại có người con làm thiếu tướng thời đó nên  thế lực vững vàng. Nhưng cái khôn ngoan nhất như ông đã nói với Vũ Thư Hiên là biết chia động từ "sợ"! Ôi nước ta có quá nhiều kịch sĩ tài ba mà mỗi người đều có một thuật riêng và một số phận khác nhau mà tại sao lại tập trung  đông đảo vào thời đại cờ đỏ sao vàng?

Sơn Trung

No comments: