Sunday, September 9, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Tin tức / Thế giới / Châu Á
Tăng trưởng kinh tế chậm của Trung Quốc dẫn đến đầu tư của các nước APEC
Tổng
thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong
hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
tại Vladivostok, Nga, 7/9/2012
CỠ CHỮ
08.09.2012
BRUNEI — Vào lúc các nhà lãnh đạo châu Á -
Thái Bình Dương tề tựu tại Nga trong tuần này để tham dự diễn đàn hàng
năm các nguyên thủ quốc gia, tăng trưởng chậm và đầu tư tại Trung Quốc
chiếm lĩnh lịch trình kinh tế của APEC.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đến Vladivostok để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã chậm lại cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức 7%, dù các đơn đặt hàng có chậm lại đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Kinh tế gia Hồng Kông Trầm Minh Cao, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Citigroup nói:
“Trong giai đoạn rất ngắn hạn, tôi nghĩ từ chính là ổn định. Do đó bất cứ biện pháp nào giúp ổn định nền kinh tế, tránh những xáo trộn xã hội, sẽ được thực hiện. Tuy nhiên khuyến khích tiêu thụ hay dịch vụ là những biện pháp dài hạn. Do đó trong giai đoạn rất ngắn, Trung Quốc phải trở lại cơ chế tăng trưởng truyền thống, chẳng hạn như xuất khẩu.”
Tại một cuộc họp các bộ trưởng tài chánh APEC trước hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Tài chánh Australia Penny Wong nói Trung Quốc có thành tích có những động thái đúng đắn.
“Trong lúc có một số tăng trưởng vừa phải tại Trung Quốc, nhận xét của chúng ta sẽ là, và tôi nghĩ đây là một điều rõ ràng, là nhà cầm quyền Trung Quốc có đủ phương cách để hoạt động, để hỗ trợ cho tăng trưởng phù hợp với những kế hoạch đã đề ra.”
Tuy nhiên nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đứng đằng sau hầu hết các nền kinh tế chính trên thế giới. Ông Dan Ikenson điều hành những cuộc nghiên cứu về chính sách mậu dịch tại Viện Cato, có trụ sở tại Washington nói:
“Trung Quốc rất giỏi trong việc chế tạo hàng hóa mức trung bình và lắp ráp. Họ muốn làm việc tiến đến chuỗi giá trị. Vấn đề là Trung Quốc không có chính sách đúng đắn để làm việc này. Bạn cần phải có một văn hóa bất đồng. Không những chúng ta có một nền văn hóa chấp nhận những bất đồng tại Hoa Kỳ, nhưng cũng khuyến khích việc này. Và đó là những gì chúng ta cần cho việc sáng tạo.”
Ông Ikenson nói không có tự do dân sự rộng rãi, Trung Quốc là một quốc gia thúc đẩy tăng trưởng dài hạn kém trong số các thành viên APEC. Và ông nói thêm, APEC không phải thường là nơi để đạt được những thỏa thuận.
“Giống như là một bữa tiệc cốc-tai mà chủ nhân của bạn yêu cầu bạn tham dự vì có thể có những việc kinh doanh trong tương lai được thành hình bằng một số cái bắt tay hay tương tự. Tuy nhiên cũng không có gì nhiều hơn thế. Tôi nghĩ có sự miễn cưỡng của một số quốc gia, một số chính phủ quay lưng lại và nói ‘Đây không đáng để chúng ta bỏ thì giờ ra’ vì có ai biết? Có lẽ sang năm một số việc cụ thể sẽ xuất hiện.”
Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận về mậu dịch và tự do hóa đầu tư, hội nhập kinh tế vùng nhiều hơn và an ninh lương thực.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên đến Vladivostok để tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã chậm lại cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ở mức 7%, dù các đơn đặt hàng có chậm lại đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Kinh tế gia Hồng Kông Trầm Minh Cao, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của Citigroup nói:
“Trong giai đoạn rất ngắn hạn, tôi nghĩ từ chính là ổn định. Do đó bất cứ biện pháp nào giúp ổn định nền kinh tế, tránh những xáo trộn xã hội, sẽ được thực hiện. Tuy nhiên khuyến khích tiêu thụ hay dịch vụ là những biện pháp dài hạn. Do đó trong giai đoạn rất ngắn, Trung Quốc phải trở lại cơ chế tăng trưởng truyền thống, chẳng hạn như xuất khẩu.”
Tại một cuộc họp các bộ trưởng tài chánh APEC trước hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Tài chánh Australia Penny Wong nói Trung Quốc có thành tích có những động thái đúng đắn.
“Trong lúc có một số tăng trưởng vừa phải tại Trung Quốc, nhận xét của chúng ta sẽ là, và tôi nghĩ đây là một điều rõ ràng, là nhà cầm quyền Trung Quốc có đủ phương cách để hoạt động, để hỗ trợ cho tăng trưởng phù hợp với những kế hoạch đã đề ra.”
Tuy nhiên nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc đứng đằng sau hầu hết các nền kinh tế chính trên thế giới. Ông Dan Ikenson điều hành những cuộc nghiên cứu về chính sách mậu dịch tại Viện Cato, có trụ sở tại Washington nói:
“Trung Quốc rất giỏi trong việc chế tạo hàng hóa mức trung bình và lắp ráp. Họ muốn làm việc tiến đến chuỗi giá trị. Vấn đề là Trung Quốc không có chính sách đúng đắn để làm việc này. Bạn cần phải có một văn hóa bất đồng. Không những chúng ta có một nền văn hóa chấp nhận những bất đồng tại Hoa Kỳ, nhưng cũng khuyến khích việc này. Và đó là những gì chúng ta cần cho việc sáng tạo.”
Ông Ikenson nói không có tự do dân sự rộng rãi, Trung Quốc là một quốc gia thúc đẩy tăng trưởng dài hạn kém trong số các thành viên APEC. Và ông nói thêm, APEC không phải thường là nơi để đạt được những thỏa thuận.
“Giống như là một bữa tiệc cốc-tai mà chủ nhân của bạn yêu cầu bạn tham dự vì có thể có những việc kinh doanh trong tương lai được thành hình bằng một số cái bắt tay hay tương tự. Tuy nhiên cũng không có gì nhiều hơn thế. Tôi nghĩ có sự miễn cưỡng của một số quốc gia, một số chính phủ quay lưng lại và nói ‘Đây không đáng để chúng ta bỏ thì giờ ra’ vì có ai biết? Có lẽ sang năm một số việc cụ thể sẽ xuất hiện.”
Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận về mậu dịch và tự do hóa đầu tư, hội nhập kinh tế vùng nhiều hơn và an ninh lương thực.
Tin tức / Thế giới / Châu Á
Biển Đông là ao nhà của Trung Quốc?
Ảnh
chụp ngày 20/7/2012 cho thấy đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc gần Bãi đá
Vĩnh Thử thuộc quần đảo Trường Sa. Ði kèm với đoàn tàu cá là tàu hộ
tống có trọng tải 3.000 tấn, và một tàu làm công tác bảo vệ.
CỠ CHỮ
08.09.2012
Biển Ðông là ao nhà của Trung Quốc
Hôm thứ 6 (07-09-2012), Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, trong khi đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Nga, đã có một cuộc họp riêng với người tương nhiệm phía Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Theo tin của Tân Hoa Xã, tại cuộc họp này ông Trương Tấn Sang nói với ông Hồ Cẩm Đào rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc dựa trên lợi ích chiến lược của cả hai nước để thực thi nhận thức chung của các nhà lãnh đạo Việt-Trung và sẽ cố gắng để nhanh chóng giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông thông qua hiệp thương hòa bình và hữu nghị.” Về phần mình, ông Hồ Cẩm Đào thừa nhận quan hệ hai nước hồi gần đây đã gặp phải một số khó khăn vì những vụ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và đề nghị đôi bên “tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho vụ tranh chấp bị khuyếch đại hóa, phức tạp hóa và quốc tế hóa.” Ông Hồ Cẩm Đào cũng nói rằng đôi bên nên tìm kiếm giải pháp chính trị cho vụ tranh chấp, tiến hành đàm phán song phương và hiệp thương hữu nghị, và kiên quyết theo đuổi chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác.” Tân Hoa Xã không cho biết ông Hồ Cẩm Đào có nhắc tới tiền đề “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” của chủ trương “cùng nhau khai thác” hay không.
Hai ngày trước đó, trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã nhắc lại lập trường “đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị” để giải quyết những vụ tranh chấp ở Biển Đông, nơi mà ông nói rằng Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và vùng biển lân cận. Ông Dương Khiết Trì đã gián tiếp bác bỏ đường lối đàm phán đa phương mà Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á cổ xướng, trong lúc báo chí nhà nước Trung Quốc tố cáo Washington “khuấy động những vụ tranh chấp” ở Biển Đông để đạt mục tiêu “đục nước béo cò.” Ông Dương Khiết Trì tuyên bố như sau:
"Vụ tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo thuộc quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và những đòi hỏi chồng chéo nhau về quyền lợi hải dương đối với một số vùng biển ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) nên do các nước có liên hệ trực tiếp giải quyết với nhau, thông qua đàm phán trực tiếp và hiệp thương hữu nghị, dựa trên cơ sở của sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế."
Về phần mình, Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ là không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp, nhưng các bên liên hệ cần phải giải quyết vụ tranh chấp bằng các phương tiện hòa bình.
Bà nói: "Chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên hợp tác với nhau để giải quyết các vụ tranh chấp mà không có sự cưỡng ép, không có sự hăm dọa, không có sự đe dọa và dứt khoát là không có sự sử dụng vũ lực."
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng một lần nữa thúc giục Trung Quốc đàm phán với khối ASEAN để ký kết một bộ qui tắc ứng xử nhằm xử lý vụ tranh chấp. Sau đây là phát biểu của Ngoại trưởng Clinton:
"Lợi ích của chúng tôi nằm ở chỗ duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hải hành, và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở. Và với tư cách là một nước bạn của các quốc gia có liên hệ trong vụ tranh chấp, chúng tôi thật tâm tin rằng việc Trung Quốc và ASEAN cùng nhau tiến hành các hoạt động ngoại giao để tiến tới mục tiêu chung là một bộ qui tắc ứng xử là phù hợp với lợi ích của tất cả các nước."
Ông Dương Khiết Trì đã lập lại lời hứa mà ông đưa ra với bà Clinton hồi tháng 7 là Trung Quốc “rốt cuộc” sẽ đồng ý thương thảo với các nước thành viên ASEAN về một bộ qui tắc ứng xử.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tình hình Á châu cho rằng không có nhiều hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua đàm phán. Ông Robert Kaplan, một nhà nghiên cứu chiến lược ở Washington, nói rằng Trung Quốc hiện đang nắm trong tay mọi lá bài và việc thương thuyết khó lòng mang lại kết quả mong muốn vì “các vấn đề liên hệ quá phức tạp trong khi sự mất cân bằng quyền lực giữa Trung Quốc với mỗi nước láng giềng của họ lại quá lớn.”
Ông Tăng Nhuệ Sinh (Steve Tsang), Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Notingham ở Anh, cũng có một nhận định tương tự. Ông cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Điều mà Trung Quốc đang thật sự theo đuổi chẳng phải là chủ quyền lãnh thổ mà là làm thế nào để cho khu vực này chấp nhận đó là khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc, để tất cả các nước trong khu vực chấp nhận vị thế lãnh đạo, ngôi vị bá chủ của Trung Quốc. Và khi họ đã chấp nhận như vậy, họ sẽ không muốn Hoa Kỳ can dự vào công việc trong khu vực, và như thế khu vực này sẽ trở thành ao nhà của Trung Quốc."
Các nhà quan sát tình hình Biển Đông cho biết giữa lúc việc thương thuyết chưa được khởi sự, những cuộc khẩu chiến giữa các bên -- nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, đã trở lên kịch liệt hơn trong thời gian gần đây và đã xảy ra những vụ đối đầu của tàu bè vũ trang trong vùng biển có tranh chấp. Ông David Arase, giáo sư chính trị học của Đại học Pomona ở California, nói “Vấn đề là hai bên đang tiến gần hơn tới những lằn ranh đỏ đã được vạch, nên không gian cho phép lầm lẫn đang thu hẹp dần.” Ông Rory Medcalf, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế của Viện Lowy ở Australia, cho rằng mối rủi ro xảy ra xung đột quân sự đang mỗi ngày một tăng, mặc dù rất khó tưởng tượng là sẽ có một cuộc chiến tranh toàn diện vì vấn đề Biển Đông.
Ông Medcalf nói: "Có một mối rủi ro nhỏ và tôi nghĩ rằng đây là một mối rủi ro ngày càng tăng là một vụ việc trên biển có thể leo thang thành một vụ xung đột giữa Trung Quốc với một trong các lân bang của họ. Và đây chính là điều khiến cho mọi người ai nấy cũng đều cảm thấy lo ngại."
Ông Ian Storey, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho đài VOA biết rằng những sự mâu thuẫn về quyền đánh cá và khai thác dầu khí có thể dẫn tới một vụ đụng độ quân sự. Ông nói: “Phát sinh từ việc tính toán lầm, cảm nhận lầm hoặc việc liên lạc tiếp xúc không hiệu quả, sớm muộn gì thì một trong những vụ đụng độ này sẽ đưa tới thiệt hại nhân mạng.”
Cuộc chiến giữa hai phe trong đảng Cộng sản Trung Quốc trước đại hội
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên bế mạc Đại hội Tham vấn Nhân dân ( tức Quốc hội) ngày 14/03/2012.
REUTERS/Jason Lee
Theo Le Figaro, cuộc chạy thi marathon Bắc Kinh dự kiến vào
ngày 14/10/2012, vừa bị dời lại. « Đây là dấu hiệu cho thấy một cuộc
chạy đua khác giành quyền lực tối cao có thể sẽ kết thúc vào thời điểm
này ». Thời gian tổ chức đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc
để chỉ định những người đứng đầu chế độ trong thập niên, cho tới nay
vẫn còn là điều bí mật.
Tuy nhiên, một loạt các dấu hiệu khác cho phép phán đoán khoảng thời gian sẽ diễn ra đại hội này. Các đại sứ quán tại Bắc Kinh đã được yêu cầu không chuẩn bị các chuyến công du vào tháng 10, các khách sạn lớn ở trung tâm thủ đô sẽ kín khách từ ngày 10 đến ngày 25/10, chắc là để dành cho 2.270 đại biểu của đại hội.
Theo một nhà ngoại giao, việc đại hội tổ chức vào giữa tháng 10 cho thấy cuối cùng nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm được thỏa hiệp xung quanh vấn đề các nhân sự chủ chốt.
Hai vị trí đứng đầu đảng & Nhà nước, và chức Thủ tướng gần như chắc chắn sẽ thuộc về hai ông, Tập Cận Bình (thay Hồ Cẩm Đào) và Lý Khắc Cường (thay Ôn Gia Bảo). Hai người này đã có chân trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của đảng. Tuy nhiên, các vị trí còn lại của Ban Thường vụ là đối tượng tranh chấp quyết liệt. Ngay cả số lượng của nhóm người nắm giữ quyền hành tối cao của chế độ, mà người Trung Quốc gọi là « các Hoàng đế », cũng là chủ đề bàn cãi. Có tin cho rằng, ban lãnh đạo đảng đang bàn về việc giảm số lượng 9 thành viên xuống còn 7, nhằm hạn chế các xung đột nội bộ, giảm bớt các quyền lực đối trọng trong nội bộ đảng, và làm cho cơ quan đầu não này hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Le Figaro, trong suốt những tháng gần đây, giới chóp bu của bộ máy cầm quyền Trung Quốc đã liên tục rình rập nhau, tiến hành nhiều vận động hành lang, lập các liên minh hay đặt bẫy đối thủ trong cuộc chạy đua giành quyền lực. Đỉnh điểm của cuộc chiến giữa các phe là vụ án Bạc Hy Lai, một ứng viên tiềm năng vào Ban Thường vụ, bị loại ra ngoài. Việc cựu bí thư Trùng Khánh, một nhân vật nhiều quyền lực, bị hạ bệ là một đòn nghiêm trọng đối với « Cánh tả mới », phong trào cổ vũ cho sự trở lại một số giá trị Mao Trạch Đông mà ông Bạc Hy Lai là người đứng đầu.
Từ lâu nay, dư luận vẫn cho rằng đây là một chiến thắng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng hiện tại, nhiều nhà quan sát đánh giá là, các đấu đá trong hậu trường đã mang lại ưu thế cho một phe cánh khác: phe của Phó chủ tịch Tập Cận Bình, thủ lĩnh của các « Thái tử đảng », tức hậu duệ của các nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên.
Để khẳng định điều này, người ta đưa ra dẫn chứng về việc ông Lệnh Kế Hoạch (nguyên Chánh văn phòng Trung ương đảng) bị mất chức và con đường thăng tiến của ông Hồ Xuân Hoa (lãnh đạo khu tự trị Nội Mông), một người thân cận khác của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã bị ngăn lại. Báo South China Morning Post còn nhận định rằng, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989-2002), vẫn còn ảnh hưởng lớn trong hậu trường, có thể tác động đến việc bổ nhiệm thành viên Ban Thường vụ Bộ chính trị còn hơn cả chính đương kim Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, giáo sư Trịnh Vĩnh Niên (Zhang Yongnian), giám đốc East Asian Institut ở Singapore, thì có một ý kiến hoàn toàn khác. Theo ông, cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc diễn ra một cách êm dịu. Ông Hồ Cẩm Đào, vốn đã gặp khó khăn vì ảnh hưởng quá lớn của Giang Trạch Dân, nên không muốn làm như người tiền nhiệm. Hồ Cẩm Đào chỉ muốn bàn giao thực sự cho thế hệ mới. Chủ tịch Trung Quốc cũng không có ý định ở lại trong Quân ủy Trung ương đầy quyền lực như ông Giang Trạch Dân, hai năm sau khi về hưu.
Chừng nào đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc còn chưa diễn ra, chừng ấy còn nhiều đồn đại. Những ngày gần đây, báo chí Hồng Kông loan tin Tập Cận Bình bị đau lưng, đến mức không giơ được tay, chính vì vậy cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ phải hủy bỏ, chứ không phải vì lý do căng thẳng ngoại giao. Lại có tin nói rằng, ông này đã bị gầy mất hai chục kí-lô. Tin tức chính thức không có, làn sóng tin đồn khiến cho không khí xã hội tại Trung Quốc, vốn đã căng thẳng, càng thêm trĩu nặng.
Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?
Cũng liên quan đến chính trị Trung Quốc, trên trang diễn đàn của Le Figaro có bài viết của bà Ngô Thị Minh Hoàng, Viện IrAsia - đại học Provence, với tựa đề « Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?». Tác giả bài viết nêu bật các lô-gic giúp cho cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra suông sẻ. Thứ nhất là, trật tự chính trị do đảng duy trì dựa trên nhu cầu của rất nhiều người Trung Quốc là xã hội « ổn định » để làm ăn và nâng cao mức sống. Thứ hai là, nhìn chung nhiều người Trung Quốc không muốn thay đổi chế độ, vì sợ hỗn loạn.
Theo nhà sử học trên, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay vẫn dựa trên các nền tảng thời Mao Trạch Đông. Người Trung Quốc không phải là không biết có các đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản. Để làm cho việc thiếu tự do trong xã hội có thể được dân chúng chấp nhận, đảng Cộng sản đã tạo ra một mô hình xã hội đặc thù kiểu Trung Quốc, kết hợp giữa kinh tế thị trường với việc cải thiện điều kiện sống của người dân, quan tâm đến môi trường sinh thái và dành một vị trí quan trọng cho nhân quyền, nhưng không du nhập nguyên tắc đa nguyên chính trị của Phương Tây.
Theo tác giả, tương lai của chế độ độc đảng tại Trung Quốc phụ thuộc vào năng lực khiến cho dân chủ hiệu quả hơn trong hệ thống chính trị. Câu hỏi đặt ra là : Đảng Cộng sản Trung Quốc - thông qua những kênh nội bộ, qua kiểm duyệt hay đàn áp - còn có thể siết lại những bất bình của dân chúng đến bao giờ?
Có thể đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có các nỗ lực cải cách theo hướng dành nhiều dân chủ hơn cho dân chúng, chủ yếu là việc cho bầu các lãnh đạo làng xã. Nhưng các nhân tố chủ yếu gây bất ổn đối với đảng Cộng sản là pháp luật bị chà đạp, gây bức xúc trước các bất công không thể chấp nhận được, sự bần cùng hóa của một phần lớn dân chúng, đặc biệt là nông dân và các sắc tộc thiểu số… Sự bất ổn này đang gia tăng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chống bán phá giá pin mặt trời : Cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc
Về kinh tế, chủ đề được Le Monde chú ý là cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc xung quanh vấn đề pin mặt trời. Công báo của các cộng đồng Châu Âu (Journal officiel des Communautés européennes) ngày 6/9, thông báo sẽ mở một cuộc điều tra để xem chính quyền Trung Quốc có trợ giá cho pin mặt trời xuất khẩu sang Châu Âu hay không ?
Trong khi chờ đợi cuộc điều tra tiến hành trong 15 tháng, trong vòng 9 tháng tới, Ủy ban Châu Âu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời, như tăng thuế đối với pin mặt trời của Trung Quốc. Vụ Châu Âu điều tra về pin mặt trời Trung Quốc có tầm mức quan trọng, vì Châu Âu là thị trường tiêu thụ hàng đầu và đang tăng trưởng nhanh chóng, và doanh số xuất khẩu pin mặt trời của Trung Quốc sang Châu Âu là hơn 20 tỷ euro/năm. Theo người phát ngôn của nguyên đơn vụ kiện (EU Prosun – tập đoàn công nghiệp pin mặt trời Châu Âu), hàng Trung Quốc hiện nay áp đảo thị trường này, với 80% thị phần vào năm 2011, so với 65% năm 2009. Đây là vụ kiện thương mại lớn nhất liên quan đến Trung Quốc, từ trước đến nay.
Gốc gác của vụ xung đột này là thị trường tiêu thụ pin mặt trời bắt đầu giảm mạnh từ một năm nay, do việc Châu Âu giảm giá mua đối với điện mặt trời.
Bắc Kinh có nhiều nỗ lực để cản trở việc mở cuộc điều tra. Chủ đề này đã được bàn tới tuần trước trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức và Thủ tướng Trung Quốc. Hôm 5/9, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc tuyên bố trên China Daily, rằng nếu Châu Âu áp đặt các biện pháp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ trả đũa với các hàng nhập khẩu từ Châu Âu, như rượu vang và chất silicium polycristallin (một nguyên liệu cho pin mặt trời mà Trung Quốc phải nhập tới 50%).
Vào tháng 8, nhóm Yingli – đứng đầu trong ngành công nghiệp này ở Trung Quốc – đã loan báo nếu Châu Âu tăng thuế đánh vào pin mặt trời, thì tại Trung Quốc, sẽ có từ 300.000 đến 500.000 người thất nghiệp. Trong khi đó, không phải ai ở Châu Âu cũng ủng hộ cuộc điều tra này, đặc biệt là những người lắp đặt, vì họ muốn mua được pin mặt trời với giá rẻ hơn.
Le Monde bình luận, hiện tại, trái bóng đang ở trong chân của Ủy ban Châu Âu.
« Agora » : Bordeaux mở đợt giới thiệu về kiến trúc đô thị lần thứ 5
Tại Bordeaux, một trong những thành phố năng động hàng đầu của Pháp, từ ngày 15 đến 19/09/2012 tới, sẽ diễn ra một loạt các hoạt động giới thiệu về kiến trúc đô thị và nghệ thuật thiết kế. Đây là nội dung chính của phụ trương báo Libération hôm nay mang tựa đề « Thành phố Bordeaux, kiến trúc được trình diễn ».
Bordeaux – một trong các thành phố được coi là đẹp nhất của Châu Âu -, được Unesco đưa vào danh sách Di sản nhân loại năm 2007, với khoảng 350 công trình được xếp hạng di sản quốc gia, 3 cơ sở được xếp hạng di sản nhân loại, và là một thành phố có một tổng thể hài hòa. Bordeaux là một đô thị hiện đại đầu tiên Unesco xếp hạng Di sản nhân loại.
Việc giới thiệu rộng rãi về kiến trúc đô thị Bordeaux đã bắt đầu được thực hiện kể từ năm 2004, trong khuôn khổ một đợt hoạt động mang tên « Agora ». Những ngày hội kiến trúc địa phương này thu hút một công chúng ngày càng rộng rãi. Chủ đề chính của các hoạt động giới thiệu kiến trúc đô thị năm nay của Bordeaux là « Di sản ».
Trong đợt giới thiệu này, sẽ có hai hoạt động lớn dưới hình thức các cuộc dạo chơi ban đêm trong thành phố. Một cuộc dạo chơi sẽ bắt đầu từ một căn cứ tầu ngầm cũ, còn cuộc kia là từ phố Kleber, thuộc một khu bình dân mang sắc thái Tây Ban Nha.
Người xem có thể tham quan các công trình kiến trúc hoàn chỉnh, hay đang được thực hiện. Sẽ có nhiều cuộc thảo luận về chủ đề thế nào là Di sản, với sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà đầu tư và những người quan tâm. Có nhiều dự án kiến trúc nhận được nhiều ý kiến trái chiều, như Trung tâm văn hóa về rượu vang hay Frac Aquitaine.
Libération bình luận : Bordeaux – « Thành phố Mặt trăng » - đã thức tỉnh và đang hướng về phía chân trời 2030.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120907-cuoc-chien-giua-2-phe-canh-trong-dang-cong-san-trung-quoc-truoc-dai-hoi
Tuy nhiên, một loạt các dấu hiệu khác cho phép phán đoán khoảng thời gian sẽ diễn ra đại hội này. Các đại sứ quán tại Bắc Kinh đã được yêu cầu không chuẩn bị các chuyến công du vào tháng 10, các khách sạn lớn ở trung tâm thủ đô sẽ kín khách từ ngày 10 đến ngày 25/10, chắc là để dành cho 2.270 đại biểu của đại hội.
Theo một nhà ngoại giao, việc đại hội tổ chức vào giữa tháng 10 cho thấy cuối cùng nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm được thỏa hiệp xung quanh vấn đề các nhân sự chủ chốt.
Hai vị trí đứng đầu đảng & Nhà nước, và chức Thủ tướng gần như chắc chắn sẽ thuộc về hai ông, Tập Cận Bình (thay Hồ Cẩm Đào) và Lý Khắc Cường (thay Ôn Gia Bảo). Hai người này đã có chân trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan quyền lực tối cao của đảng. Tuy nhiên, các vị trí còn lại của Ban Thường vụ là đối tượng tranh chấp quyết liệt. Ngay cả số lượng của nhóm người nắm giữ quyền hành tối cao của chế độ, mà người Trung Quốc gọi là « các Hoàng đế », cũng là chủ đề bàn cãi. Có tin cho rằng, ban lãnh đạo đảng đang bàn về việc giảm số lượng 9 thành viên xuống còn 7, nhằm hạn chế các xung đột nội bộ, giảm bớt các quyền lực đối trọng trong nội bộ đảng, và làm cho cơ quan đầu não này hoạt động hiệu quả hơn.
Theo Le Figaro, trong suốt những tháng gần đây, giới chóp bu của bộ máy cầm quyền Trung Quốc đã liên tục rình rập nhau, tiến hành nhiều vận động hành lang, lập các liên minh hay đặt bẫy đối thủ trong cuộc chạy đua giành quyền lực. Đỉnh điểm của cuộc chiến giữa các phe là vụ án Bạc Hy Lai, một ứng viên tiềm năng vào Ban Thường vụ, bị loại ra ngoài. Việc cựu bí thư Trùng Khánh, một nhân vật nhiều quyền lực, bị hạ bệ là một đòn nghiêm trọng đối với « Cánh tả mới », phong trào cổ vũ cho sự trở lại một số giá trị Mao Trạch Đông mà ông Bạc Hy Lai là người đứng đầu.
Từ lâu nay, dư luận vẫn cho rằng đây là một chiến thắng của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Nhưng hiện tại, nhiều nhà quan sát đánh giá là, các đấu đá trong hậu trường đã mang lại ưu thế cho một phe cánh khác: phe của Phó chủ tịch Tập Cận Bình, thủ lĩnh của các « Thái tử đảng », tức hậu duệ của các nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên.
Để khẳng định điều này, người ta đưa ra dẫn chứng về việc ông Lệnh Kế Hoạch (nguyên Chánh văn phòng Trung ương đảng) bị mất chức và con đường thăng tiến của ông Hồ Xuân Hoa (lãnh đạo khu tự trị Nội Mông), một người thân cận khác của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đã bị ngăn lại. Báo South China Morning Post còn nhận định rằng, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân (Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989-2002), vẫn còn ảnh hưởng lớn trong hậu trường, có thể tác động đến việc bổ nhiệm thành viên Ban Thường vụ Bộ chính trị còn hơn cả chính đương kim Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, giáo sư Trịnh Vĩnh Niên (Zhang Yongnian), giám đốc East Asian Institut ở Singapore, thì có một ý kiến hoàn toàn khác. Theo ông, cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc diễn ra một cách êm dịu. Ông Hồ Cẩm Đào, vốn đã gặp khó khăn vì ảnh hưởng quá lớn của Giang Trạch Dân, nên không muốn làm như người tiền nhiệm. Hồ Cẩm Đào chỉ muốn bàn giao thực sự cho thế hệ mới. Chủ tịch Trung Quốc cũng không có ý định ở lại trong Quân ủy Trung ương đầy quyền lực như ông Giang Trạch Dân, hai năm sau khi về hưu.
Chừng nào đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc còn chưa diễn ra, chừng ấy còn nhiều đồn đại. Những ngày gần đây, báo chí Hồng Kông loan tin Tập Cận Bình bị đau lưng, đến mức không giơ được tay, chính vì vậy cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ phải hủy bỏ, chứ không phải vì lý do căng thẳng ngoại giao. Lại có tin nói rằng, ông này đã bị gầy mất hai chục kí-lô. Tin tức chính thức không có, làn sóng tin đồn khiến cho không khí xã hội tại Trung Quốc, vốn đã căng thẳng, càng thêm trĩu nặng.
Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?
Cũng liên quan đến chính trị Trung Quốc, trên trang diễn đàn của Le Figaro có bài viết của bà Ngô Thị Minh Hoàng, Viện IrAsia - đại học Provence, với tựa đề « Chế độ độc đảng ở Trung Quốc còn tồn tại đến bao giờ ?». Tác giả bài viết nêu bật các lô-gic giúp cho cuộc chuyển giao quyền lực sắp tới trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra suông sẻ. Thứ nhất là, trật tự chính trị do đảng duy trì dựa trên nhu cầu của rất nhiều người Trung Quốc là xã hội « ổn định » để làm ăn và nâng cao mức sống. Thứ hai là, nhìn chung nhiều người Trung Quốc không muốn thay đổi chế độ, vì sợ hỗn loạn.
Theo nhà sử học trên, hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay vẫn dựa trên các nền tảng thời Mao Trạch Đông. Người Trung Quốc không phải là không biết có các đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản. Để làm cho việc thiếu tự do trong xã hội có thể được dân chúng chấp nhận, đảng Cộng sản đã tạo ra một mô hình xã hội đặc thù kiểu Trung Quốc, kết hợp giữa kinh tế thị trường với việc cải thiện điều kiện sống của người dân, quan tâm đến môi trường sinh thái và dành một vị trí quan trọng cho nhân quyền, nhưng không du nhập nguyên tắc đa nguyên chính trị của Phương Tây.
Theo tác giả, tương lai của chế độ độc đảng tại Trung Quốc phụ thuộc vào năng lực khiến cho dân chủ hiệu quả hơn trong hệ thống chính trị. Câu hỏi đặt ra là : Đảng Cộng sản Trung Quốc - thông qua những kênh nội bộ, qua kiểm duyệt hay đàn áp - còn có thể siết lại những bất bình của dân chúng đến bao giờ?
Có thể đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có các nỗ lực cải cách theo hướng dành nhiều dân chủ hơn cho dân chúng, chủ yếu là việc cho bầu các lãnh đạo làng xã. Nhưng các nhân tố chủ yếu gây bất ổn đối với đảng Cộng sản là pháp luật bị chà đạp, gây bức xúc trước các bất công không thể chấp nhận được, sự bần cùng hóa của một phần lớn dân chúng, đặc biệt là nông dân và các sắc tộc thiểu số… Sự bất ổn này đang gia tăng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Chống bán phá giá pin mặt trời : Cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc
Về kinh tế, chủ đề được Le Monde chú ý là cuộc chiến giữa Châu Âu và Trung Quốc xung quanh vấn đề pin mặt trời. Công báo của các cộng đồng Châu Âu (Journal officiel des Communautés européennes) ngày 6/9, thông báo sẽ mở một cuộc điều tra để xem chính quyền Trung Quốc có trợ giá cho pin mặt trời xuất khẩu sang Châu Âu hay không ?
Trong khi chờ đợi cuộc điều tra tiến hành trong 15 tháng, trong vòng 9 tháng tới, Ủy ban Châu Âu có thể áp dụng các biện pháp tạm thời, như tăng thuế đối với pin mặt trời của Trung Quốc. Vụ Châu Âu điều tra về pin mặt trời Trung Quốc có tầm mức quan trọng, vì Châu Âu là thị trường tiêu thụ hàng đầu và đang tăng trưởng nhanh chóng, và doanh số xuất khẩu pin mặt trời của Trung Quốc sang Châu Âu là hơn 20 tỷ euro/năm. Theo người phát ngôn của nguyên đơn vụ kiện (EU Prosun – tập đoàn công nghiệp pin mặt trời Châu Âu), hàng Trung Quốc hiện nay áp đảo thị trường này, với 80% thị phần vào năm 2011, so với 65% năm 2009. Đây là vụ kiện thương mại lớn nhất liên quan đến Trung Quốc, từ trước đến nay.
Gốc gác của vụ xung đột này là thị trường tiêu thụ pin mặt trời bắt đầu giảm mạnh từ một năm nay, do việc Châu Âu giảm giá mua đối với điện mặt trời.
Bắc Kinh có nhiều nỗ lực để cản trở việc mở cuộc điều tra. Chủ đề này đã được bàn tới tuần trước trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Đức và Thủ tướng Trung Quốc. Hôm 5/9, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc tuyên bố trên China Daily, rằng nếu Châu Âu áp đặt các biện pháp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ trả đũa với các hàng nhập khẩu từ Châu Âu, như rượu vang và chất silicium polycristallin (một nguyên liệu cho pin mặt trời mà Trung Quốc phải nhập tới 50%).
Vào tháng 8, nhóm Yingli – đứng đầu trong ngành công nghiệp này ở Trung Quốc – đã loan báo nếu Châu Âu tăng thuế đánh vào pin mặt trời, thì tại Trung Quốc, sẽ có từ 300.000 đến 500.000 người thất nghiệp. Trong khi đó, không phải ai ở Châu Âu cũng ủng hộ cuộc điều tra này, đặc biệt là những người lắp đặt, vì họ muốn mua được pin mặt trời với giá rẻ hơn.
Le Monde bình luận, hiện tại, trái bóng đang ở trong chân của Ủy ban Châu Âu.
« Agora » : Bordeaux mở đợt giới thiệu về kiến trúc đô thị lần thứ 5
Tại Bordeaux, một trong những thành phố năng động hàng đầu của Pháp, từ ngày 15 đến 19/09/2012 tới, sẽ diễn ra một loạt các hoạt động giới thiệu về kiến trúc đô thị và nghệ thuật thiết kế. Đây là nội dung chính của phụ trương báo Libération hôm nay mang tựa đề « Thành phố Bordeaux, kiến trúc được trình diễn ».
Bordeaux – một trong các thành phố được coi là đẹp nhất của Châu Âu -, được Unesco đưa vào danh sách Di sản nhân loại năm 2007, với khoảng 350 công trình được xếp hạng di sản quốc gia, 3 cơ sở được xếp hạng di sản nhân loại, và là một thành phố có một tổng thể hài hòa. Bordeaux là một đô thị hiện đại đầu tiên Unesco xếp hạng Di sản nhân loại.
Việc giới thiệu rộng rãi về kiến trúc đô thị Bordeaux đã bắt đầu được thực hiện kể từ năm 2004, trong khuôn khổ một đợt hoạt động mang tên « Agora ». Những ngày hội kiến trúc địa phương này thu hút một công chúng ngày càng rộng rãi. Chủ đề chính của các hoạt động giới thiệu kiến trúc đô thị năm nay của Bordeaux là « Di sản ».
Trong đợt giới thiệu này, sẽ có hai hoạt động lớn dưới hình thức các cuộc dạo chơi ban đêm trong thành phố. Một cuộc dạo chơi sẽ bắt đầu từ một căn cứ tầu ngầm cũ, còn cuộc kia là từ phố Kleber, thuộc một khu bình dân mang sắc thái Tây Ban Nha.
Người xem có thể tham quan các công trình kiến trúc hoàn chỉnh, hay đang được thực hiện. Sẽ có nhiều cuộc thảo luận về chủ đề thế nào là Di sản, với sự tham gia của các kiến trúc sư, nhà đầu tư và những người quan tâm. Có nhiều dự án kiến trúc nhận được nhiều ý kiến trái chiều, như Trung tâm văn hóa về rượu vang hay Frac Aquitaine.
Libération bình luận : Bordeaux – « Thành phố Mặt trăng » - đã thức tỉnh và đang hướng về phía chân trời 2030.
Động đất đe dọa thủy điện Sông Tranh 2
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-09-07
9 trận động đất trong vòng 72 giờ từ tối 3/9 đến 6/9 xảy ra tại huyện Bắc Trà My Quảng Nam nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm người dân lo sợ vỡ đập.Tải xuống - download
9 trận động đất trong vòng 72 giờ từ tối 3/9 đến 6/9 xảy ra tại huyện Bắc Trà My Quảng Nam nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm người dân lo sợ vỡ đập.
Những khe nhiệt không bình thường
Những trận động đất ngày một nhiều với cường độ cao nhất đo được 4,2 độ Richter giữa bối cảnh đập thủy điện Sông Tranh 2 đã bị rò rỉ nước kéo dài và chỉ mới vừa dậm vá xong hồi gần đây.Công trình này do Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 5.200 tỷ đồng, công suất 190 MW được đưa vào hoạt động từ năm 2010.
Thủy điện Sông Tranh 2 có hồ chứa nước dung tích 730 triệu m3 nằm trên độ cao 100 mét so với khu vực hạ lưu. Đáng chú Ý địa bàn Quảng Nam nằm trên đới đứt gãy Trà Bồng và Hưng Nhượng-Tà Vi có thể xảy ra động đất tới mức 5.5 độ richter.
Trả lời Nam Nguyên, TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu kiêm Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần nhận định:
“Rõ ràng chúng tôi có mối quan ngại, chúng tôi kiến nghị chủ đầu tư xây dựng đập ấy chịu được động đất cấp 8. Thế nhưng trong thời gian gần đây ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại xuất hiện những khe nhiệt… tức là kết cấu thân đập được xây dựng theo công nghệ bê tông đầm lăn có những khe nhiệt. Hồi tháng 3 tháng 4 vừa rồi có hiện tượng nước chảy qua những khe nhiệt ấy với lưu lượng lớn và một số khe nhiệt phát triển với mức độ không bình thường.
Điều lo ngại là, nếu động đất xảy ra với cường độ lớn hơn có thể làm cho những khe nhiệt ấy bị tiếp tục giãn nở có thể ảnh hưởng tới an toàn của đập.
Điều lo ngại là, nếu động đất xảy ra với cường độ lớn hơn có thể làm cho những khe nhiệt ấy bị tiếp tục giãn nở có thể ảnh hưởng tới an toàn của đập.Do vậy chúng tôi khuyến cáo là phải tiếp tục phải có những quan sát và nghiên cứu về tình hình động đất ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 để có thể đưa ra những ý kiến về xu thế họat động động đất ở khu vực đó.
TS Lê Huy Minh
Đồng thời kiến nghị chủ đầu tư có phương pháp vận hành đập ấy, hồ nước ấy đảm bảo được ở mức độ nhất định và có thể an toàn cho đập cũng như là an toàn cho toàn bộ dân cư trong khu vực đó. “
Thanh Niên Online ngày 5/9 trích lời GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cảnh báo tình trạng hết sức nguy hiểm. Theo đó, vai phải thân đập Sông Tranh 2 nhìn từ thượng lưu đã bị “há”, còn việc khắc phục chỉ mới dừng lại ở việc dán 10 khe nhiệt mặt thượng lưu, còn toàn đập thì chưa.
GS Hồng nhấn mạnh Quảng Nam đã vào mùa mưa, lại kèm những trận động đất lớn quanh thân đập Sông Tranh 2 nên cần đề phòng. Nhất là khi có lũ xảy ra kèm theo động đất sẽ rất nguy hiểm.
Vẫn theo Thanh Niên Online, GS Vũ Trọng Hồng khuyến cáo cần tình đến việc nhanh chóng sơ tán người dân vùng hạ lưu trong trường hợp vào mùa mưa lũ mà mực nước trong hồ chứa lên nhanh từ 3m-4m một ngày, lúc đó nguy cơ vỡ đập là rất cao.
Phải xây dựng kịch bản ứng phó
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Thủy lợi khoa xây dựng thủy lợi-thủy điện Đại học Bách khoa Đà Nẵng phát biểu: “Trước đây trong cuộc họp đoàn đại biểu Quốc hội họ có mời tôi và GS Vũ Trọng Hồng, chúng tôi đã đề nghị phải có kịch bản đánh giá, phải có bình độ vùng hạ lưu đập Sông Tranh cũng như mực nước trong hồ và xây dựng những kịch bản vỡ đập theo các kiểu khác nhau, để biết được sóng lũ tràn xuống hạ lưu như thế nào, vùng nào ngập bao nhiêu thì mình sẽ biết được. Nhưng rất tiếc đề nghị của chúng tôi người ta nghe và chẳng chú ý gì hết.Ở các nước tiên tiến với các công trình quan trọng người ta đều có những kịch bản như thế, còn ở Việt Nam thì chưa làm, tôi không biết mức độ họ quan tâm ra sao… chính quyền các cấp chưa thúc đẩy chủ đầu tư công trình thuê tính toán để khi xảy ra tình huống thì có các kịch bản ứng phó, như thế thiệt hại sẽ giảm nhiều.”
Chúng tôi đã đề nghị phải xây dựng những kịch bản vỡ đập theo các kiểu khác nhau, để biết được sóng lũ tràn xuống hạ lưu như thế nào.Theo lời TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, đã có hơn 40 trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ đầu năm 2012 tới nay.
TS Nguyễn Thế Hùng
Hiện chưa thể khẳng định các trận động đất xuất hiện ở Quảng Nam là động đất kích thích hay động đất kiến tạo. Nhưng bước đầu có thể xem là tổng hợp cả hai nguyên nhân.
Vị chuyên gia giải thích trên Thanh Niên Online, động đất kích thích chỉ xảy ra khi hội đủ hai điều kiện là có đới đứt gẫy đang hoạt động và nhân tố kích thích.
Còn với những trận động đất gần đây có thể xác định là do Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước vào hồ chứa làm thay đổi địa chất xung quanh đập, có thể mô tả là tác nhân khiến động đất kiến tạo xảy ra sớm hơn. TS Lê Huy Minh nhấn mạnh:
“Trận động đất hôm qua (3/9) gây tiếng nổ rất lớn và sự rung động được ghi nhận là lớn nhất so với các trận động đất khác từ 2011 tới nay, vì thế người dân rất lo sợ. Thực tế khu vực Bắc Trà My trước khi xây dựng đập thủy điện thì hầu như chẳng có động đất, đến khi xây dựng đập thuỷ điện quá trình tích nước vào lòng hồ dẫn đến những hiện tượng như vậy nên nhân dân rất sợ.”
9 trận động đất xảy ra liên tiếp từ chiều 3/9/2012 cho đến sáng 6/9/2012 đã đẩy sự âu lo của người dân Bắc Trà My lên đỉnh điểm. Ông Nguyễn Thế Tài, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân huyện Bắc Trà My phát biểu: “Tôi nghĩ là hiện nay nhân dân đang hoang mang đang lo về tính mạng về lâu về dài…tất cả đã được báo cáo về cấp trên… Tỉnh và Trung ương sẽ tính toán cụ thể… tôi động viên nhân dân cần bình tĩnh.”
Chính quyền Quảng Nam từ cấp xã, huyện lên tới cấp tỉnh đã đồng hành với người dân địa phương khi đặt ra những câu hỏi về sự bảo đảm an toàn sinh mạng và tài sản cho người dân.
Ít khi thấy một địa phương bày tỏ thái độ cứng rắn với chủ đầu tư công trình đến vậy và hồi tháng 6 Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã phải hứa với Quốc hội là nếu đập sông Tranh 2 không an toàn sẽ dừng lại.
TS Lê Huy Minh nhận định với Đài Á Châu Tự Do:
“Hiện nay Ở miền Nam chưa là mùa mưa chính thức, chưa đến giai đoạn mưa nhiều nên lưu lượng nước vào hồ chưa cao, mức nước trong hồ thủy điện chưa phải là lớn. UBND Huyện Bắc Trà My và Tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư phải khẳng định chắc chắn việc tích nước ở hồ ấy là an toàn cho hoạt động của nhà máy và đập thủy điện thì mới cho phép tích nước.
Cho đến nay chưa có đánh giá chính thức khẳng định được là nếu như tích nước với độ cao lớn nhất mà vẫn an toàn thì rõ ràng là việc tích nước chưa được đồng ý.”
Những trận động đất với tần suất và cường độ chưa từng có ở Quảng Nam hiện nay không chỉ làm rung chuyển công trình Thủy điện Sông Tranh 2, nó đang trở thành một vấn đề chính trị trọng đại.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/revi-do-pres-090612-09072012053432.html
NGUYỄN HƯNG QUỐC * TRUNG QUỐC
Móng vuốt Trung Quốc
CỠ CHỮ
04.09.2012
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ
vào cuối tháng 8 vừa qua cho biết, ngày 30/8, Ngoại trưởng Hillary
Clinton bắt đầu chuyến công du đến sáu nơi: quần đảo Cook, Indonesia,
Trung Quốc, Timor-Leste (còn gọi là East Timor hay Đông Timor), Brunei
(ở Việt Nam gọi là Bru-nây) và Nga.
Đọc bản thông báo ấy, một số nhà bình luận chính trị không khỏi ngạc nhiên: Ủa, sao lại ghé thăm quần đảo Cook? Tất cả những nơi khác thì không sao. Người ta có thể hiểu được. Nhưng còn quần đảo Cook? Nó ở đâu nhỉ? Mà đến đó để làm gì nhỉ? Chi tiết phía dưới bản thông báo cho biết thêm: Bà đến dự cuộc hội nghị lần thứ 43 của Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương (South Pacific Forum). Đến đây, lại thêm một ngạc nhiên nữa: Ủa, nhưng Diễn Đàn Nam Thái Dương là gì vậy cà?
Tôi sống ở Úc, vẫn thường nghe tên quần đảo Cook cũng như Diễn Đàn ấy nhiều lần, nhưng thú thực, tôi cũng không quan tâm mấy. Chỉ biết đó là một vùng đất và một tổ chức rất nhỏ. Mà chúng nhỏ thật. Là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập từ năm 1971, Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương bao gồm các nước: Úc, Tân Tây Lan, quần đảo Cook, quần đảo Marshall, quần đảo Solomon, Micronesia, Niue, Kiribati, Nauru, Samoa, Palau, Papua New Guinea, Vanuatu, Tonga, Tuvalu (không kể Fiji đã bị tạm đuổi ra khỏi Diễn đàn vào năm 2009).
Ngoài Úc và Tân Tây Lan, tất cả các nước còn lại đều vô danh. Được biết nhiều, may ra, có Papua New Guinea. Đi máy bay từ Úc sang Mỹ, nếu chăm chú nhìn vào bản đồ trên màn ảnh trước mặt, người ta cũng có thể nhận ra được quần đảo Solomon. Hết. Mà thật. Trong số các nước ấy, chỉ có Papua New Guinea là tương đối lớn, với dân số 6 triệu người, trên một diện tích khá rộng, 462.840 cây số vuông. Nó được xem là quốc gia đa dạng về phương diện chủng tộc cũng như về phương diện văn hóa nhất trên hành tinh: có hàng trăm sắc tộc và có đến 841 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, đó cũng là một quốc gia rất nghèo, thuộc loại nghèo nhất trên thế giới: Khoảng một phần ba dân số chỉ có thu nhập khoảng trên 1 đô la một ngày.
Ngoài Papua New Guinea, có năm quốc gia khác có trên 100.000 dân. Thứ nhất, quần đảo Solomon, tự trị từ năm 1976 và độc lập từ năm 1978, bao gồm cả hàng chục hòn đảo nhỏ, có dân số trên nửa triệu người. Thứ hai, Vanuatu gồm 82 hòn đảo với tổng diện tích trên 12.000 cây số vuông, có dân số trên 200.000 người. Thứ ba, Samoa, trước là thuộc địa của Tân Tây Lan, được độc lập từ năm 1962, chỉ có diện tích khoảng gần 3000 cây số vuông với dân số khoảng trên 180.000 người. Thứ tư, Tonga gồm 176 hòn đảo, nhưng chỉ có 52 hòn đảo là có cư dân; dân số chỉ khoảng trên 100.000 người. Thứ năm, Kiribati, với dân số khoảng trên 100.000 người, là quốc gia đầu tiên có nguy cơ biến mất trên trái đất do hiện tượng biến đổi khí hậu: tất cả các hòn đảo hiện nay họ đang sống có thể sẽ bị chìm dưới đáy biển. Tháng 6 năm 2008, chính phủ Kiribati đã chính thức xin Úc cho toàn bộ công dân của họ được quyền tị nạn nếu hiện tượng ấy xảy ra. Năm nay, họ bắt đầu thương lượng mua một số hòn đảo của Fiji để chuyển dân của họ đến ở.
Còn lại, các quốc gia khác đều có dưới 100.000 dân. Như quần đảo Marshall vốn bao gồm 1.156 hòn đảo nhưng dân số chỉ có dưới 70.000 người. Quần đảo Cook, gồm 15 hòn đảo với tổng diện tích khoảng 240 cây số vuông nhưng dân số chỉ chưa tới 20.000 người (không kể khoảng gần 60.000 tự xưng là hậu duệ của người Maori thuộc quần đảo Cook hiện sống tại Tân Tây Lan). Nauru, với dân số dưới 10.000 người, được xem là quốc gia ít dân đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Vatican. Tuvalu thì có trên 10.000 dân, chỉ nhiều hơn dân số Vatican và Nauru, trên một diện tích khoảng 26 cây số vuông, chỉ lớn hơn Vatican, Monaco và Nauru. Đây cũng là một trong sáu quốc gia có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm nhất. Niue chỉ có 260 cây số vuông với 1.400 cư dân. Phần lớn dân Niue sống ở Tân Tây Lan. Tất cả các công dân Niue sống trên nước họ cũng mang quốc tịch Tân Tây Lan.
Nói chung, trong tổ chức Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương, Úc và Tân Tây Lan là hai quốc gia lớn mạnh nhất. Dân số Úc, dù thuộc loại rất ít trên thế giới (khoảng 22 triệu), đông gấp đôi tổng dân số của 15 quốc gia còn lại. Về kinh tế thì Úc lớn gấp năm lần các quốc gia ấy. Trừ quần đảo Marshall vốn dựa vào Mỹ, tất cả các quốc gia đảo còn lại trong Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương đều lệ thuộc vào nguồn viện trợ của Úc hoặc Tân Tây Lan. Rất nhiều nước thậm chí không có cả quân đội riêng. Mọi công việc quốc phòng cũng như ngoại giao, họ đều ủy thác cho Úc và Tân Tây Lan đảm nhiệm. Có khi ngay cả cảnh sát họ cũng không có đủ. Một số lần xảy ra biến loạn, họ đều nhờ cảnh sát Úc hoặc Tân Tây Lan can thiệp giùm.
Lâu nay, Úc và Tân Tây Lan vẫn xem các quốc gia đảo ở Nam Thái Bình Dương như là sân sau của mình. Mỹ chấp nhận điều đó. Hơn nữa, rất an tâm về điều đó. Với Mỹ, Úc và Tân Tây Lan bao giờ cũng là những đồng minh rất đáng tin cậy.
Nhưng tại sao bây giờ Ngoại trưởng Mỹ lại đến tham dự hội nghị của Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương?
Xin lưu ý: Đây là lần đầu tiên, từ năm 1971 đến nay, mới có sự hiện diện của một ngoại trưởng Mỹ trong Diễn Đàn này. Cũng xin lưu ý điều nữa: Bà Hillary Clinton, với cương vị Ngoại trưởng Mỹ, vô cùng bận rộn. Bà mới phá kỷ lục công du ra ngoại quốc nhiều nhất trong tất cả các ngoại trưởng Mỹ từ trước đến nay. Dĩ nhiên, không phải vì bà muốn đi nước ngoài. Mà vì cần. Mà thế giới hiện nay dường như ở đâu cũng cần sự có mặt của bà. Ở đâu cũng dầu sôi lửa bỏng. Ở đâu cũng đầy những vấn đề nhức nhối và khẩn cấp.
Vậy tại sao bà lại đến Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương? Tại sao bà phải đến quần đảo Cook, một nơi nghèo nàn, có thể coi như khỉ ho cò gáy. Nó nghèo đến độ chính phủ ở đó không có đủ xe hơi và chỗ ở cho phái đoàn của bà. Xe hơi, họ phải mượn thêm của tư nhân. Chỗ ở thì phải nhồi nhét mấy người vào một phòng. Tiện nghi thiếu thốn đủ điều.
Lý do chính, không được công khai nói ra, là: Trung Quốc.
Từ hơn mười năm nay, Trung Quốc đã thò tay đến các đảo quốc nhỏ nhoi và xa xôi này. Họ tung cả hàng trăm triệu đô la để viện trợ cho các nước ấy. Họ mua chuộc các chính khách cũng như dân chúng vốn còn rất chất phác ở đó. Trước đây, mục đích của những sự mua chuộc ấy là để cô lập Đài Loan: yêu cầu các đảo quốc ấy không nhìn nhận Đài Loan, không làm ăn buôn bán với Đài Loan. Về sau, họ còn gây chia rẽ giữa các nước hoặc trong nội bộ từng nước, gây nhiều sự bất ổn trong khu vực. Đi xa hơn, họ muốn thuyết phục các đảo quốc ấy tách ra khỏi quỹ đạo của Úc, Tân Tây Lan và Mỹ. Nói cách khác, Trung Quốc muốn xem Nam Thái Bình Dương như là nơi tranh chấp quyền lực với Úc, Tân Tây Lan, và sau hai nước này, là với Mỹ. Ngoài sự tranh chấp ấy, họ còn nhắm đến hai mục tiêu khác. Về phương diện ngoại giao, tuy các đảo quốc này rất nhỏ, rất nghèo và rất yếu, nhưng dù sao họ cũng đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc: mỗi nước có một lá phiếu riêng, bình đẳng với tất cả các nước khác. Trong các cuộc bầu cử, sự ủng hộ của họ cũng cần thiết như sự ủng hộ của bất cứ một quốc gia giàu mạnh nào khác. Về phương diện quân sự, các đảo quốc này nằm rải rác trên Thái Bình Dương: Tất cả đều có thể được biến thành những căn cứ quân sự cho một cuộc tranh chấp quốc tế về sau.
Úc và Tân Tây Lan từ lâu biết rõ điều đó. Mỹ, khi quyết định trở lại châu Á-Thái Bình Dương, cũng biết rõ điều đó.
Điều họ biết rõ ấy có thể nói tóm gọn lại: móng vuốt của Trung Quốc đã bắt đầu giương ra khắp nơi. Kể cả những nơi người ta ít chú ý nhất.
Bởi vậy Ngoại trưởng Hillary Clinton mới đến tham dự cuộc hội nghị ở quần đảo Cook.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đọc bản thông báo ấy, một số nhà bình luận chính trị không khỏi ngạc nhiên: Ủa, sao lại ghé thăm quần đảo Cook? Tất cả những nơi khác thì không sao. Người ta có thể hiểu được. Nhưng còn quần đảo Cook? Nó ở đâu nhỉ? Mà đến đó để làm gì nhỉ? Chi tiết phía dưới bản thông báo cho biết thêm: Bà đến dự cuộc hội nghị lần thứ 43 của Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương (South Pacific Forum). Đến đây, lại thêm một ngạc nhiên nữa: Ủa, nhưng Diễn Đàn Nam Thái Dương là gì vậy cà?
Tôi sống ở Úc, vẫn thường nghe tên quần đảo Cook cũng như Diễn Đàn ấy nhiều lần, nhưng thú thực, tôi cũng không quan tâm mấy. Chỉ biết đó là một vùng đất và một tổ chức rất nhỏ. Mà chúng nhỏ thật. Là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập từ năm 1971, Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương bao gồm các nước: Úc, Tân Tây Lan, quần đảo Cook, quần đảo Marshall, quần đảo Solomon, Micronesia, Niue, Kiribati, Nauru, Samoa, Palau, Papua New Guinea, Vanuatu, Tonga, Tuvalu (không kể Fiji đã bị tạm đuổi ra khỏi Diễn đàn vào năm 2009).
Ngoài Úc và Tân Tây Lan, tất cả các nước còn lại đều vô danh. Được biết nhiều, may ra, có Papua New Guinea. Đi máy bay từ Úc sang Mỹ, nếu chăm chú nhìn vào bản đồ trên màn ảnh trước mặt, người ta cũng có thể nhận ra được quần đảo Solomon. Hết. Mà thật. Trong số các nước ấy, chỉ có Papua New Guinea là tương đối lớn, với dân số 6 triệu người, trên một diện tích khá rộng, 462.840 cây số vuông. Nó được xem là quốc gia đa dạng về phương diện chủng tộc cũng như về phương diện văn hóa nhất trên hành tinh: có hàng trăm sắc tộc và có đến 841 ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, đó cũng là một quốc gia rất nghèo, thuộc loại nghèo nhất trên thế giới: Khoảng một phần ba dân số chỉ có thu nhập khoảng trên 1 đô la một ngày.
Ngoài Papua New Guinea, có năm quốc gia khác có trên 100.000 dân. Thứ nhất, quần đảo Solomon, tự trị từ năm 1976 và độc lập từ năm 1978, bao gồm cả hàng chục hòn đảo nhỏ, có dân số trên nửa triệu người. Thứ hai, Vanuatu gồm 82 hòn đảo với tổng diện tích trên 12.000 cây số vuông, có dân số trên 200.000 người. Thứ ba, Samoa, trước là thuộc địa của Tân Tây Lan, được độc lập từ năm 1962, chỉ có diện tích khoảng gần 3000 cây số vuông với dân số khoảng trên 180.000 người. Thứ tư, Tonga gồm 176 hòn đảo, nhưng chỉ có 52 hòn đảo là có cư dân; dân số chỉ khoảng trên 100.000 người. Thứ năm, Kiribati, với dân số khoảng trên 100.000 người, là quốc gia đầu tiên có nguy cơ biến mất trên trái đất do hiện tượng biến đổi khí hậu: tất cả các hòn đảo hiện nay họ đang sống có thể sẽ bị chìm dưới đáy biển. Tháng 6 năm 2008, chính phủ Kiribati đã chính thức xin Úc cho toàn bộ công dân của họ được quyền tị nạn nếu hiện tượng ấy xảy ra. Năm nay, họ bắt đầu thương lượng mua một số hòn đảo của Fiji để chuyển dân của họ đến ở.
Còn lại, các quốc gia khác đều có dưới 100.000 dân. Như quần đảo Marshall vốn bao gồm 1.156 hòn đảo nhưng dân số chỉ có dưới 70.000 người. Quần đảo Cook, gồm 15 hòn đảo với tổng diện tích khoảng 240 cây số vuông nhưng dân số chỉ chưa tới 20.000 người (không kể khoảng gần 60.000 tự xưng là hậu duệ của người Maori thuộc quần đảo Cook hiện sống tại Tân Tây Lan). Nauru, với dân số dưới 10.000 người, được xem là quốc gia ít dân đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Vatican. Tuvalu thì có trên 10.000 dân, chỉ nhiều hơn dân số Vatican và Nauru, trên một diện tích khoảng 26 cây số vuông, chỉ lớn hơn Vatican, Monaco và Nauru. Đây cũng là một trong sáu quốc gia có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm nhất. Niue chỉ có 260 cây số vuông với 1.400 cư dân. Phần lớn dân Niue sống ở Tân Tây Lan. Tất cả các công dân Niue sống trên nước họ cũng mang quốc tịch Tân Tây Lan.
Nói chung, trong tổ chức Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương, Úc và Tân Tây Lan là hai quốc gia lớn mạnh nhất. Dân số Úc, dù thuộc loại rất ít trên thế giới (khoảng 22 triệu), đông gấp đôi tổng dân số của 15 quốc gia còn lại. Về kinh tế thì Úc lớn gấp năm lần các quốc gia ấy. Trừ quần đảo Marshall vốn dựa vào Mỹ, tất cả các quốc gia đảo còn lại trong Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương đều lệ thuộc vào nguồn viện trợ của Úc hoặc Tân Tây Lan. Rất nhiều nước thậm chí không có cả quân đội riêng. Mọi công việc quốc phòng cũng như ngoại giao, họ đều ủy thác cho Úc và Tân Tây Lan đảm nhiệm. Có khi ngay cả cảnh sát họ cũng không có đủ. Một số lần xảy ra biến loạn, họ đều nhờ cảnh sát Úc hoặc Tân Tây Lan can thiệp giùm.
Lâu nay, Úc và Tân Tây Lan vẫn xem các quốc gia đảo ở Nam Thái Bình Dương như là sân sau của mình. Mỹ chấp nhận điều đó. Hơn nữa, rất an tâm về điều đó. Với Mỹ, Úc và Tân Tây Lan bao giờ cũng là những đồng minh rất đáng tin cậy.
Nhưng tại sao bây giờ Ngoại trưởng Mỹ lại đến tham dự hội nghị của Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương?
Xin lưu ý: Đây là lần đầu tiên, từ năm 1971 đến nay, mới có sự hiện diện của một ngoại trưởng Mỹ trong Diễn Đàn này. Cũng xin lưu ý điều nữa: Bà Hillary Clinton, với cương vị Ngoại trưởng Mỹ, vô cùng bận rộn. Bà mới phá kỷ lục công du ra ngoại quốc nhiều nhất trong tất cả các ngoại trưởng Mỹ từ trước đến nay. Dĩ nhiên, không phải vì bà muốn đi nước ngoài. Mà vì cần. Mà thế giới hiện nay dường như ở đâu cũng cần sự có mặt của bà. Ở đâu cũng dầu sôi lửa bỏng. Ở đâu cũng đầy những vấn đề nhức nhối và khẩn cấp.
Vậy tại sao bà lại đến Diễn Đàn Nam Thái Bình Dương? Tại sao bà phải đến quần đảo Cook, một nơi nghèo nàn, có thể coi như khỉ ho cò gáy. Nó nghèo đến độ chính phủ ở đó không có đủ xe hơi và chỗ ở cho phái đoàn của bà. Xe hơi, họ phải mượn thêm của tư nhân. Chỗ ở thì phải nhồi nhét mấy người vào một phòng. Tiện nghi thiếu thốn đủ điều.
Lý do chính, không được công khai nói ra, là: Trung Quốc.
Từ hơn mười năm nay, Trung Quốc đã thò tay đến các đảo quốc nhỏ nhoi và xa xôi này. Họ tung cả hàng trăm triệu đô la để viện trợ cho các nước ấy. Họ mua chuộc các chính khách cũng như dân chúng vốn còn rất chất phác ở đó. Trước đây, mục đích của những sự mua chuộc ấy là để cô lập Đài Loan: yêu cầu các đảo quốc ấy không nhìn nhận Đài Loan, không làm ăn buôn bán với Đài Loan. Về sau, họ còn gây chia rẽ giữa các nước hoặc trong nội bộ từng nước, gây nhiều sự bất ổn trong khu vực. Đi xa hơn, họ muốn thuyết phục các đảo quốc ấy tách ra khỏi quỹ đạo của Úc, Tân Tây Lan và Mỹ. Nói cách khác, Trung Quốc muốn xem Nam Thái Bình Dương như là nơi tranh chấp quyền lực với Úc, Tân Tây Lan, và sau hai nước này, là với Mỹ. Ngoài sự tranh chấp ấy, họ còn nhắm đến hai mục tiêu khác. Về phương diện ngoại giao, tuy các đảo quốc này rất nhỏ, rất nghèo và rất yếu, nhưng dù sao họ cũng đều là thành viên của Liên Hiệp Quốc: mỗi nước có một lá phiếu riêng, bình đẳng với tất cả các nước khác. Trong các cuộc bầu cử, sự ủng hộ của họ cũng cần thiết như sự ủng hộ của bất cứ một quốc gia giàu mạnh nào khác. Về phương diện quân sự, các đảo quốc này nằm rải rác trên Thái Bình Dương: Tất cả đều có thể được biến thành những căn cứ quân sự cho một cuộc tranh chấp quốc tế về sau.
Úc và Tân Tây Lan từ lâu biết rõ điều đó. Mỹ, khi quyết định trở lại châu Á-Thái Bình Dương, cũng biết rõ điều đó.
Điều họ biết rõ ấy có thể nói tóm gọn lại: móng vuốt của Trung Quốc đã bắt đầu giương ra khắp nơi. Kể cả những nơi người ta ít chú ý nhất.
Bởi vậy Ngoại trưởng Hillary Clinton mới đến tham dự cuộc hội nghị ở quần đảo Cook.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Friday, September 7, 2012
LUCY * BẢN ĐỔ CỔ
Trung Cộng bối rối trước tấm bản đồ cổ.
Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Cộng đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Cộng liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Cộng chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Cộng về 2 quần đảo của Việt Nam . Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Cộng, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Cộng vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Trên diễn đàn Lt.cjdby.net/thread-1425902-1-1.html, một số người Trung Cộng thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam . Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Cộng để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Cộng chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Nam Hàn từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng.Đủ cách “đầu độc”Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Cộng trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này đã được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Cộng, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông đã khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Cộng lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.Bên cạnh đó, Trung Cộng còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.Lucy Nguyễn
TUYẾT MAI * THÁI LAN
1.Chuyện kể từ Thái Lan 5 (Tuyết Mai-Houston)
-2.Ai là thày của Ngài ?-
02/09:
Pha That Luang-Vientian-Lào (Hình mhinh họa từ Wikipedia)
Phải sang Lào:
Khi sang Thái Lan, tôi xin Visa của tòa lãnh Sự Thái ở Houston. Xin 6 tháng theo loại ‘O’ cho việc thiện nguyện, nhưng họ chỉ cấp có 3 tháng và cho biết là tôi phải xin gia hạn tại Thái Lan. Khi Visa 3 tháng của tôi gần...
... hết hạn, tôi đến Sở Di Trú ở Bangkok để xin thêm 3 tháng nữa, nhưng ở đây họ lại đòi phải có Work Permit của Thái mới được. Khó thế! Làm việc lĩnh lương mới có Work Permit, tôi chỉ là một thiện nguyện viên thì làm sao có Work Permit đây! Hỏi quanh thì mới biết là dù có giấy mời sang để giúp họ nhưng khi hết hạn Visa, nếu không có Work Permit thì vẫn phải đi sang một nước nào đó để xin Visa vào lại Thái. Những người đi trước cho biết là sang nước nào cũng chỉ xin gia hạn được có 1 tháng, riêng Tòa Đại Sứ Thái Lan bên Lào thì cho gia hạn 3 tháng như đơn xin lúc đầu.Vì thế tôi đi Lào. Có điều đây là một chuyến đi ngoài dự tính của tôi, quả thật là tôi “phải” sang Lào!
Từ lâu tôi vẫn nghĩ Lào là một nước có nhiều thắng cảnh, xem hình đền đài của họ trên Internet đẹp quá, hình ảnh đoàn vũ đội mũ chóp bạc cao vút, xiêm y thêu kim tuyến rực rỡ như vàng, tay chân đeo bao nhiêu là vòng, dáng họ biểu diễn đẹp như những hình tượng người ta làm để trưng bày. Tôi nhớ mãi câu hát “Nhớ nước non xưa Lèo…Lèo…Lèo” và điệu múa tay uốn éo, chân cong lên nhún nhẩy theo mỗi tiếng láy “Lèo…Lèo…Lèo…” mà nhóm nữ sinh Trưng Vương hay Sư Phạm tập dượt mà tôi tình cờ xem được. Điệu múa ấy, lời hát ấy khiến tôi phì cười mỗi khi bắt chước họ. Từ trước tôi chỉ biết về Lào qua hình ảnh và sách vở, kể ra được sang tận nơi để xem cũng là điều thú vị. Nghĩ thế, tôi quên cái cảm giác ngại ngùng lúc đầu và lại háo hức chuẩn bị đi.
Một đêm không ngủ:
Tôi được biết từ Bangkok sang Lào có thể đi máy bay, đi xe Bus hoặc xe lửa. Tôi vẫn thích đi xe lửa vì có thể thoải mái ngắm cảnh bên đường, không bị gò bó như đi xe Bus, giá lại rẻ hơn máy bay nhiều nên tôi chọn phương tiện này. Ngày xưa khi mới xa nhà, đường xe lửa Sai Gòn - Nha Trang là tôi quen lắm. Tôi nhớ cảnh ồn ào về đêm ở ga Mường Mán, nhớ tiếng tíu tít chào hàng và nhớ cả câu “Dăm ba cô mắt xếch, nhìn đời lệch lạc…” trong thư của một người từng đóng quân ở đấy.
Hôm đi mua vé, một người học trò dặn tôi: “Cô đừng mua vé có phòng ngủ vì cô đi một mình, không biết sẽ phải ở chung phòng với ai nên không biết có an toàn không. Cô cứ mua vé hạng nhì, mấy chục người một khoang tàu, ngồi ghế đệm, đến giờ ngủ họ sẽ kéo 2 ghế lại thành giường, họ trải đệm, có gối có chăn và kéo màn che quanh giường là cô có thể ngủ bình yên ”. Tôi nghe lời khuyên, rất hài lòng vì như thế vừa rẻ lại vừa yên tâm vì có cả mấy chục người ở cạnh.
Buổi chiều tôi đi sớm để tìm tàu cho khỏi vội vàng. Lúc tôi đến người ta còn đang phun nước rửa tàu. Phải chờ cho họ làm xong tôi mới lên toa tìm chỗ. Có lẽ tôi là người khách lên tàu trước nhất. Cất hành lý xong, tôi đi quanh quan sát khoang tàu và hơi thất vọng khi nhìn thấy trong toa cái gì cũng cũ kỹ nghèo nàn, nhất là toilet, khác hẳn với xe lửa bên Âu Châu mà tôi đã có dịp đi qua.
Khoảng 8 giờ tối tàu khởi hành. Tôi nhìn qua cửa sổ quan sát đường phố đoàn tàu chạy qua cho đến lúc trời tối dần và không còn nhìn rõ nữa. Tôi lấy sách ra đọc để chờ giờ họ làm giường. Nhân viên làm việc nhanh thoăn thoắt, thoáng cái đã làm xong một dãy giường cho khách rồi. Lúc đặt lưng xuống nghỉ là lúc tôi nhận ra đường tàu này chẳng êm chút nào. Tôi nghe rõ từng tiếng lục cục trên đường rày, cảm thấy được cả lúc tàu vào những đoạn đường khó đi. Thỉnh thoảng tôi giật nẩy mình vì tiếng động mạnh khi 2 toa tàu cụng vào nhau.
Cái cảm giác sờ sợ khiến tôi nghĩ lẩn thẩn. Tôi đóng cửa sổ lại, “lỡ có gì cũng không bị rơi ra ngoài, nằm tầng dưới chắc cũng không sợ bi văng đi đâu. Thôi kệ, ngủ”! Nhưng tôi không thể ngủ được, không phải vì sợ, vì tàu chạy ồn ào mà là vì mùi dầu chạy tàu xông lên nồng nặc. Không biết toa của tôi là toa thứ mấy mà lại bị như thế. Lúc đầu tôi đã thấy, nhưng cũng tưởng là khi tàu chạy có gió thổi thì sẽ hết, không ngờ càng lúc mùi dầu càng tăng. Nhiều người phải đeo “khẩu trang”, tôi hỏi mua nhưng trên tàu không có. Sau cùng, tôi phải lấy áo che kín mặt mới chịu đựng được qua đêm. Người ta bảo có lẽ là toa của tôi gần chỗ tàu xả khói. Đi một lần như thế này đủ làm tôi sợ, hết cả cảm hứng đi tàu đêm để “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” rồi!
Khoảng gần 10 giờ sáng tàu mới đến ga Nông Khai, một tỉnh nhỏ miền Đông Bắc Thái Lan, giáp giới Lào. Tôi được chỉ là đi xe Tuk Tuk mất chừng 30 Baht từ ga xe lửa đến trạm biên giới Thái-Lào, ở đó làm Visa vào Lào mất 35 Đô, sau sẽ thuê xe đến Vientiane. Lần đầu bỡ ngỡ nhưng rồi tôi cũng qua được cửa ải sang Lào. Chỉ có điều tôi không biết, là tôi có thể mặc cả xe từ đó về thành phố Vientiane chừng 300 Bath nhưng tôi đã phải đi với giá 500!
Đến Vientian (Vạn Tượng):
Người Việt Nam mình gọi Vientian là Vạn Tượng, thủ đô của nước Lào. Taxi đưa tôi từ trạm biên giới Thái-Lào đến khách sạn Lã Ông Đào trong thành phố Vạn Tượng. Họ gọi là Taxi nhưng đó là xe Van, người tài xế và một bà lo về thủ tục giấy tờ ngồi ghế trước, một mình tôi thênh thang cả phía sau. Đến nơi, người đàn bà mau mắn chạy vào văn phòng khách sạn hỏi trước. Chủ nhân khách sạn gốc Việt nhưng nói tiếng Việt trọ trẹ, không nói được nhiều. Họ bảo có phòng 600 Baht. Tôi đã được cho biết ở đây 1 phòng ngủ cỡ 400 Baht là ở được rồi. Tôi đi có một mình cũng chả cần phải ở phòng to nên nói với họ là tôi mướn phòng 400Baht. Phòng nhỏ nhưng cũng có đày đủ, chỉ không phải là loại sang thôi.
Khách sạn này lớn nhưng có lẽ cũng chỉ là loại 3 sao. Ngoài tòa nhà chính mấy tầng ở mặt đường, phía trong còn 3 dãy dài bao quanh, mỗi dãy cũng có đến mấy chục phòng. Thuê phòng ở đây thật giản dị, chỉ việc đóng tiền là xong, họ không hỏi giấy tờ và cũng không có biên lai gì cả. Ở Lào họ thích tiêu tiền Thái và tiền Mỹ, tôi không phải đổi ra tiền Lào. Thế cũng tiện, khi về đỡ phải đổi lại. Bên Lào cũng như bên Thái, rất ít nơi chịu nhận Credit Card, chỗ nào họ cũng đòi tiền mặt. Ở khách sạn nếu muốn dùng Credit Card thì phải trả thêm 6% nữa thì phải.
Sau khi tắm mát, tôi ngủ một giấc dài để bù cho tối hôm trước, lúc tỉnh dạy đã thấy trời chiều. Tôi lững thững ra hàng ăn của khách sạn để ăn bữa tối. Không biết ở các tiệm khác thì thế nào nhưng tôi thấy món ăn ở nhà hàng này đắt hơn những tiệm tôi hay ăn bên Bangkok. Ăn xong, thấy hàng vắng người, tôi kéo ghế ngồi xem người qua lại. Đường phố ở đây nhỏ và êm đềm, không có cái ồn ào của thành thị, có lẽ vì xe cộ không nhiều. Tôi không nhìn thấy xe ôm như ở Thái, cũng không thấy có xích lô, Taxi hay xe Bus. Thỉnh thoảng có xe hơi và một vài xe Lam (Lambretta) chở khách chạy qua, trông y hệt những xe Lam ngày trước ở Sài Gòn.
Ngồi một lát tôi thấy có người đàn bà đi xe gắn máy xăm xăm chạy tới, nhìn thấy tôi từ xa chị đã cười rất tươi khiến tôi tưởng chị nhận lầm người. Chị đậu xe ngay trước cửa nhà hàng, tôi nhận ra chị chở theo một cái hộp vuông khá to phía trước. Chị xuống xe, mở hộp bày ngay xuống đường, miệng đon đả mời chào. Thì ra đó là hộp hàng xén của chị, trong đó có đủ các món quà nho nhỏ để mời khách phương xa mua làm kỷ niệm, nào nữ trang, nào ví to ví nhỏ, nào móc chìa khóa, bật lửa, dùi đục, nào kéo nào dao… linh tinh bao nhiêu thứ. Tôi tò mò ngắm nghía trong khi chị liến láu giọng Hải Phòng bây giờ:
- Cô cứ vô tư xem đi, con có nhiều thứ lắm. Hàng con toàn thứ có chất lượng, con bán buôn cho người Thái mua về bán lại đấy. Cô ở ngoại hả? Nom cô là biết ngay…
Tôi mỉm cười, chăm chú xem để tránh trả lời những câu khách sáo của chị. Từ lâu tôi vẫn có ý tìm mấy món trang sức bằng bạc của ngày xưa. Tôi nhớ có lần được nhìn thấy hình ảnh cô thôn nữ xúng xính trong chiếc áo tứ thân, lưng thắt hầu bao mầu lá mạ, dây xà tích bạc trắng nõn thả lơi trên nền váy đen nhánh, đẹp thật! Tôi thích bạc từ đó. Tôi chỉ vào mấy sợi dây chuyền trắng và hỏi xem có phải là bạc thật không. Chị vội vàng đưa luôn cho tôi cả chùm dây chuyền, miệng liến thoắng:
- Bạc thật chứ ạ. Đây cô, những cái này là bạc đấy. Cái kia không phải. Mua cho con đi cô, từ sáng con chưa được mở hàng. Hai vợ chồng con buôn bán vất vả để có tiền nuôi con đi học. Khổ lắm cô ơi!
- Anh chị đông cháu không? Sang Lào lâu chưa?
- Chúng con có 3 cháu, các cháu phải ở Việt Nam để đi học. Vợ chồng con sang đây chín năm rồi. Cô mua mở hàng hộ con. Cô lấy cái này đi, con lấy cô 150 Baht để mở hàng thôi. Bạc đấy cô ạ.
Tôi không hẳn muốn mua, nhưng thôi, 150 Baht là có 5 Đô, mua giúp cũng được. Tôi chọn 1 dây có ngôi sao nhỏ trông cũng hay hay, tiện tay đeo luôn vào cổ. Vừa lúc đó có thêm 2 người nữa cũng người Việt gốc Hải Phòng, cũng bán loại hàng này. Họ xúm lại làm quen tôi. Họ biết những người đến khách sạn này hầu hết là từ nước ngoài và sang đây để xin Visa vào Thái vì chỗ này gần tòa Đại Sứ Thái. Một người nói là vợ chồng anh có đứa con trai 12 tuổi học rất giỏi, anh chỉ mong cho con được đi ngoại quốc học, nếu tôi có thể nhận nuôi nó thì họ cho, không đòi hỏi điều kiện gì. Tôi cười. Làm sao được! Họ nghĩ giản dị thật, tội quá!
Họ bày hàng ra ngay trước cửa hàng ăn để mời chào người qua lại. Thì ra tối nào họ cũng bán ở đây đến đêm. Người Lào dễ tính, họ vẫn để cho buôn bán như vậy. Lát sau có đám khách ở khách sạn ra mua, họ chọn lựa, bàn tán, mà cả ồn ào, xem ra toàn là “con cháu bác” nói giọng “Hà Nội mới”, không biết họ sang đây làm gì mà đông thế! Tôi xem họ bán một lúc rồi trở về phòng. Khi tôi vừa quay bước, chị bán hàng dặn với: “Khi nào nó đen thì cô cứ lấy chanh mà rửa là nó trắng ra đấy”! Tôi cười. Bạc thật thì làm sao đen. (Đeo không bao lâu đã bị đen rồi và rửa chanh cũng vẫn thế thôi!).
Đổi Visa:
Sáng hôm sau tôi đến tòa đại sứ Thái để xin gia hạn Visa. Phải nộp giấy tờ và Passport trước buổi trưa để 1 giờ chiều hôm sau có thể lầy được. Tưởng là cũng được Visa 3 tháng như lần đầu nhưng họ lại đòi phải có Thư Mời mới của cơ quan tôi giúp mà tôi thì lại tưởng là vẫn làm việc cũ thì có thể dùng Thư Mời cũ! Thế có khờ không! Biết tôi sơ ý, họ đề nghị tôi lấy Visa du lịch 2 tháng rồi hết hạn sẽ lại xin thêm, tôi không có sự chọn lựa nào hơn nên đành đồng ý vậy!
Phải công nhận là nhân viên làm việc ở đây rất hòa nhã và tận tâm giúp đỡ mọi người. Nhìn quanh tôi thấy có hàng mấy trăm người đủ mọi quốc tịch ngồi chờ, vậy mà đến 12 giờ trưa họ đã làm xong. Tất cả đều được hẹn ngày mai trở lại sau 1 giờ để lấy Visa và Passport.
Đi xem Vạn Tượng
Thấy còn sớm nên tôi muốn đi chơi. Phương tiện di chuyển công cộng mà tôi thấy là xe Lam chở khách, ở Lào người ta gọi là xe Tuk Tuk. Xe nào cũng cũ kỹ chứ không đẹp như loại Tuk Tuk của Thái. Không biết là người địa phương đi thì giá cả thế nào nhưng với khách lạ thì họ đòi khá đắt, một quãng đường không xa lắm, nếu đi xe TukTuk ở Thái chỉ độ 3, 4 chục Baht thì ở Lào họ đòi cả trăm Baht.
Trước khi đi chơi, tôi hỏi thăm chủ khách sạn để biết những nơi đáng xem. Cũng không có nhiều, có hai ngôi chùa lớn, có Tháp Vàng (Thạt Luông), Victory Gate, sông Mekong và chợ đêm. Còn những nơi trình diễn văn nghệ thì vì có một mình, tôi không đi nên không hỏi. Tôi thuê xe Tuk Tuk đi quanh thành phố và đến khu chợ đêm. Trên đường đi tôi có dịp quan sát phố phường Vạn Tượng. Đây là thủ đô của Lào nhưng nhỏ và bình thường hơn tôi tưởng! Thành phố như mới bắt đầu được mở mang. Cũng có một Shopping lớn, nhưng tôi chưa đi qua chỗ nào nguy nga sầm uất. Thỉnh thoảng có một dãy phố mới xây, những căn có tiệm bán hàng đã thấy đèn lồng treo lủng lẳng. Ở khu thương mại, tiệm nào to to cũng treo lồng đèn đỏ trước cửa trông như những tiệm của người Tàu.
Xe chở tôi đến khu chợ chiều. Chợ này bán đến đêm, được họp ngay trên khoảng sân lớn cạnh bờ sông Mekong. Đến nơi thì trời đổ mưa, vài quầy hàng vừa bày ra đã phải vội vã thu lại. Mua rào một lát thì tạnh nhưng trời còn âm u nên người ta không họp chợ. Tôi xuống xe, leo lên mấy tầng cấp để xem sông Mekong nhưng chỉ thấy bờ cạn và rác rưởi, xa xa có vài người đang lụm cụm tìm tòi, có lẽ họ đang bắt sò bắt ốc, không có bóng dáng con thuyền nào. Bến đò ở chỗ khác chăng? Tôi thất vọng quay về, cả buổi chiều đi đây đi đó mà chả xem được gì cho đích đáng!
Hôm sau tôi đến Chùa Tháp Vàng khoảng 10 giờ sáng. Phải mua vé vào cửa. Vào đến nơi mới biết là cả cửa tháp lẫn cửa chùa đều bị khóa, du khách mua vé chỉ được đi quanh sân xem bên ngoài! Dưới ánh mặt trời, trông Tháp Vàng cũng đẹp. Phía sau khuôn viên Tháp Vàng có 2 ngôi chùa mái cong, tất cả được sơn son thếp vàng rực rỡ, nhưng cả hai cửa đều khóa kín. Nhìn cửa tháp và cửa chùa bị khóa, tôi thắc mắc không hiểu bên trong có gì! Kể cũng lạ, những cái hay cái đẹp của cả một quốc gia mà sao họ lại không giới thiệu với du khách muốn thưởng lãm và tìm hiểu về văn hóa của nước họ nhỉ?
Tôi đi sang phía trái xem tượng Phật nằm trên bệ sen, tượng rất to và cũng được thiếp vàng lóng lánh. Tôi đi quanh ngắm cảnh chùa một lúc. Có lẽ là còn sớm nên người đến vãn cảnh rất thưa thớt, trong sân chùa chỉ có những người xếp hàng ra bán. Tôi thấy nhiều xập hàng nhỏ bán các thứ giống như những hàng xén hôm trước. Tôi dừng lại, lại tò mò ngắm nghía. Lần này những người bán hàng là người Lào, biết tiếng Việt đủ để trả lời mấy câu hỏi của tôi. Tôi nhìn thấy ngay những sợi dây chuyền giống y như cái tôi mua hôm trước. Thấy tôi chăm chú nhìn, cô bán hàng mời mua, giọng trọ trẹ:
- Mua cho cháu nhé. Có 50 Baht thôi.
Tôi hỏi lại:
- Có phải là bạc thật không?
Cô cười, trả lời khôn khéo:
- Cháu không biết.
Thì ra người Lào vẫn còn thật thà. Tôi đã bị “Con cháu bác Hồ” nói dối để bán đắt hơn gấp 3 lần! Chị ta nói dối không chút ngượng ngùng, sợ thật!
Để an ủi cô bán hàng, tôi cũng mua vài thứ. Ra khỏi khuôn viên chùa, tôi bảo xe chạy qua Victory Gate, nhưng không xuống xem. Thấy còn sớm, tôi đề nghị đến chợ Tàu, hy vọng có thể tìm thấy cái gì mới lạ.
Chợ Tàu ở khá xa trung tâm thành phố, tất cả các gian hàng đều nằm trong một khu, hình như chỗ này mới làm xong vì còn rất nhiều gian bỏ chống, trông sơ sài, thiếu hẳn vẻ sầm uất của một trung tâm thương mại. Tôi đi quanh xem và thấy phần nhiều là hàng của Tàu, những thứ bán ở đây thì ở Mỹ cũng có và giá ở đây cũng không rẻ hơn là bao nhiêu. Tôi tìm mua hồng sâm Cao Ly mà không có. Có mấy gian hàng bán lụa và y phục của Thái, trông đẹp nhưng mà đắt. Không thấy có gì mua được, tôi thất vọng ra về.
Trên đường về, người lái xe chở tôi qua nhiều đường phố. Tôi thấy hầu như đường nào cũng có đền có chùa, cảnh vật êm đềm nhưng buồn. Tôi thắc mắc, không hiểu người Lào đi tu có thời hạn để tu thân hay là qui y luôn? Nếu người qui y nhiều thế thì quốc gia ít người này có còn đủ nhân lực để làm việc không? Có phải vì thế mà chỗ nào cũng thấy người Tàu người Việt? Có một điều tôi thấy rõ, là người Lào còn hiền lành và thật thà. Nghe chị bán hàng tối hôm trước nói là bây giờ Việt Nam và Lào chỉ là một mà tôi thấy tội nghiệp cho người Lào!
Trở về xứ Thái
Sau 1 giờ trưa tôi đến tòa Đại Sứ Thái Lan để lấy Visa rồi thuê xe đi qua biên giới để về Thái. Lần này thì tôi không còn dám đi xe lửa, theo người ta giới thiệu, tôi đi xe Bus VIP để trở về Bangkok. Xe chạy qua đêm, khoảng gần 6 giờ sáng đã đến Bangkok. Xe đến bến lúc trời chưa sáng hẳn. Tôi thuê xe Tuk Tuk, về đến nhà cũng gần 7 giờ sáng.
Kiểm điểm lại chuyến đi Lào thì dường như tôi không có thêm được kỷ niệm gì đáng nhớ. Máy ảnh tôi đánh rơi đã bị hỏng nên cũng không có 1 tấm hình nào. Có lẽ là vì tôi không chủ định đi du lịch chăng?
Một kinh nghiệm nho nhỏ
Bận rộn với công việc, tôi quên cả thời gian. Thấm thoát 2 tháng đã qua mau, mới đấy mà đã đến ngày phải gia hạn Visa nữa rồi. Tôi còn đang phân vân không biết lần này đi nước nào thì may sao tôi lại tìm ra là có thể gia hạn Visa du lịch ngay tại Bangkok. Mừng quá, tôi đến Sở Di Trú lo liền. Lần này phải đóng 1900 Baht và được gia hạn 1 tháng, tức là đến ngày 3 Sept 2012 là hết hạn. Tôi được biết có thể gia hạn Visa du lịch tại Bangkok một lần nữa, cũng phải đóng 1900 Baht nhưng chỉ được thêm có 7 ngày nữa thôi và nếu tôi làm thì ngày chót sẽ là ngày 10 tháng 9. Thế tức là tôi còn phải xin gia hạn thêm một lần nữa vì tôi về Mỹ sau ngày đó. Lại phiền rồi!
Đáng lẽ tôi phải nhớ ngày hết hạn Visa là ngày 3/9/2012 để xếp đặt mọi việc và mua vé về trước ngày đó, nhưng tôi đã vô ý mua vé về ngày 5/ 9/2012, rồi thay vì để bạn tôi sang chơi sớm hơn thì tôi lại nói đến cuối tháng 8 hãy sang vì tôi muốn làm xong việc mới đi chơi. Chúng tôi định đi chơi mấy tuần nên tôi đã đổi vé đến 18/9/2012 mới về. Hậu quả là đến ngày 3 tháng 9 này là tôi lại phải đi một nước nào đó để gia hạn Visa cho được ở lại Thái đến ngày đó. Lần này phải chọn nước nào để có thể đi du lịch một thể, đi đâu đây? Thôi để bà bạn tôi quyết định vậy.
Qua kinh nghiệm lần này, nếu còn xuất ngoại lâu tôi sẽ nhớ là phải tính trước mọi việc và mua vé về trước ngày Visa hết hạn để tránh những phiền toái và tốn kém không cần thiết. Không biết có ai dại như tôi không nhỉ?
Tuyết Mai
(Houston)
..........................................................
Fw: AI LÀ THẦY CỦA NGÀI ?
An Truong to:...,me
AI LÀ THẦY CỦA NGÀI ?
Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông:
"Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"
Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời:
"Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể
đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm."
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?"
và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.
Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết:
"Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"
Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác.
Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta:
Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.
Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé:
"Con tự thắp cây nến này phải không?"
Đứa bé đáp:
"Thưa phải."
Đoạn ta hỏi:
"Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng
sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?"
Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói:
"Ngài thấy ánh sáng đã biếnmất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"
Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.
Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy.
Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia.
Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò.
Điều này có nghĩa là gì?
Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.
__._,_.___
HỒNG QUANG * THIỀN TRỊ BỆNH
Thiền, trị được bệnh. Tại sao?
(TG&DT) - Tâm
cũng là nguyên nhân chính đem đến cho mỗi cá nhân niềm hỷ lạc hạnh
phúc. Và một người có nhiều hạnh phúc thì người đó ít bệnh tật. Trước
lúc trả lời câu hỏi của đề bài, nêu trên, chúng ta nên tìm hiểu thế nào
là hạnh phúc, để từ đó sẽ thấy Thiền đóng vai trò như là một thứ thuốc
trị nhiều bệnh mà khoa học đã khám phá.
Kính
thưa
độc giả, bài trước đây “Thiền, Sức khỏe và Những lợi ích thiết thực”,
tôi trình bày nhiều bằng chứng mà y giới và khoa học gia của các nước
tân tiến đã thí nghiệm và cho thấy Thiền Phật Giáo có thể “Làm cho con
người đẹp hơn, thông minh hơn, mạnh khỏe hơn, chống bệnh tật và lão
hóa”.
Bài
này sẽ trình bày tại sao con người không uống “thuốc tiên” không dùng
các thức ăn trường sanh bất tư, nếu có, mà chỉ ngồi yên tĩnh mắt nhắm
lim nhim ngày hai lần tổng
cọng vài chục phút, mà có thể trị được bệnh và có được các lợi ích
thiết thực khác?
Hơn
hai ngàn năm qua Ngài Cồ Đàm đã tuyên thuyết “Vạn pháp duy tâm tạo”.
Tình trạng căng thẳng (stress) do tâm làm cho chất hóa học cortisol xuất
hiện, các tuyến nội tiết trong cơ thể sẽ tiết ra những kích thích tố để
thay đổi môi trường và chức năng làm ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ
thể, vì vậy mà có thể dẫn đến các bệnh như tim mạch, huyết áp và dạ dày
cùng một số
bộ phận khác (1).
http://www.sfn.org/. Society for Neuroscience/stress/Brain Facts
THE STRESS REACTION. When stress
occurs, the sympathetic nervous system is triggered.
Norepinephrine is released by nerves,
and epinephrine is secreted by the adrenal
glands. By activating receptors in blood vessels
and other structures, these substances ready
the heart and working muscles for action.
Acetylcholine is released in the parasympathetic
nervous system, producing calming
effects. The digestive tract is stimulated to
digest a meal, the heart rate slows, and the
pupils of the eyes become smaller. The neuroendocrine
system also maintains the
body’s
normal internal functioning. Corticotrophinreleasing
hormone (CRH), a peptide
formed by chains of amino acids, is
released from the hypothalamus, a
collection of cells at the
base of the
brain that acts as a control center
for the neuroendocrine system.
CRH travels to the pituitary gland,
where it triggers the release of adrenocorticotropic
hormone (ACTH).
ACTH travels
in the blood to the adrenal glands, where it
stimulates the release of cortisol.
Tâm
cũng là nguyên nhân chính đem đến cho mỗi cá nhân niềm hỷ lạc hạnh
phúc. Và một người có nhiều hạnh phúc thì người đó ít
bệnh tật. Trước lúc trả lời câu hỏi của đề bài, nêu trên, chúng ta nên
tìm hiểu thế nào là hạnh phúc, để từ đó sẽ thấy Thiền đóng vai trò như
là một thứ thuốc trị nhiều bệnh mà khoa học đã khám phá.
1. Hạnh phúc là gì, ở đâu?
Định nghĩa: “Hạnh phúc là niềm vui có được trong cuộc sống”(2)
Nhiều
cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy hạnh phúc và khổ đau là hai hướng tác
dụng đối nghịch. Hạnh phúc làm cho con người gia tăng sức khỏe và tuổi
thọ, thấy đời đáng sống và đóng góp nhiều cho thành công cùng gia tăng
hoạt động có ý nghĩa. Còn khổ đau thì ngược lại, gây nên bệnh tật, chán
đời và thất
bại.
Giáo sư Ed Diener và các cọng sự (3) nói rằng hạnh phúc do mỗi cá nhân nhận biết. Có ba loại chính:
*
Cảm xúc tích cực như thương yêu (mà nhà Phật gọi là “Từ nhản thị chúng
sanh” nghĩa là nhìn tất cả chúng sanh bằng cặp mắt thương mến).
* Luôn luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, thỏa mãn với cuộc sống của chính mình.
* Ít lo âu, ít giận hờn.
Các cảm xúc nầy có thể phân thành sáu loại mà giáo sư Paul Ekman (4) đề nghị:
PAUL EKMAN is a professor of psychology
Hình do giáo sư Ekman và đồng nghiệp trong “Manual for facial action coding system”; Consulting Psychologists Press, 1978
- giận hờn,
- ngạc nhiên,
- khinh và ghê tởm
- buồn rầu,
- hạnh phúc,
- sợ hãi,
Qua
đó, chúng ta có thể chia cảm xúc thành hai nhóm: Nhóm hạnh phúc và nhóm
khổ đau. Các cảm xúc tiêu cực như giận hờn, ngạc nhiên, khinh khi, buồn
chán và sợ hải sẽ góp phần làm thương tổn sức khỏe.
Khoa
học cho biết niềm hạnh phúc nằm ở bên trái thùy nảo phía trước, và
Thiền giúp cho vùng nầy được phát triển để gia tăng hạnh phúc và giữ cho
hạnh phúc được lâu bền. Ngược lại, vùng tương ứng bên phải của não làm
gia tăng hoạt động khổ đau như giận hờn, ghê tởm, buồn rầu…
Vỏ não trước trán bên trái (màu đỏ) gia tăng hoạt động hạnh phúc
Vỏ não trước trán bên phải (màu
xanh) gia tăng hoạt động khổ đau
Trong cuốn “Hạnh phúc đích thực" (Authentic Happiness), tiến sĩ
Martin
E.P. Seligman, (5) Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Tích cực
(Positive Psychology Center) thuộc viện Đại học Pennysylvania, phân biệt
các loại hạnh phúc lớn nhỏ khác nhau và từ đó có thể tìm ra phương thức
làm cho hạnh phúc được lâu bền như sau:
*
Sự vui thích tích cực từ những sinh hoạt nhỏ của cá nhân như thưởng
thức ăn miếng bánh ngon, uống tách trà thơm, nhìn trời qua khung cửa.
* Niềm vui như được nghỉ để đi chơi với người yêu.
* Đam mê một kế hoạch hấp dẫn.
* Thích thú và yêu thương những gì mình đang có...
Để cụ thể và
dễ hiểu, chúng ta nên quan sát hình mẫu bánh dưới đây do một giáo sư khác đề nghị.
Giáo
sư Sonja Lyubomirsky và các đồng nghiệp trong 20 năm nghiên cứu và hằng
trăm cuộc thí nghiệm, đã đưa đến kết luận là hạnh phúc đến từ ba yếu tố
(6):
* Di truyền (Genetics).
* Tập luyện.
* Môi trường sống.
Như thế, hạnh phúc được cấu tạo như sau: HP= DT + T L+ MT
(Hạnh phúc=Di truyền+tập luyện+Môi trường)
Trong
sách “Làm thế nào để đạt được hạnh phúc đích thực” (The How of
Happiness: A practical approach to getting the life you want), bà Sonja
dùng hình ảnh chiếc bánh như trên để mô tả
xuất xứ của nguồn hạnh phúc. Theo đó, hạnh phúc có được do di truyền
50%, sự cố gắng của từng cá nhân (tập luyện) chiếm đến 40% và hoàn cảnh
(môi trường) chỉ chiếm 10% mà thôi.
Trở
lại sáu cảm xúc mà chúng ta thấy ở trên, nếu muốn có thêm hạnh phúc
ngoài yếu tố di truyền, chúng ta nên nhìn đời bằng khía cạnh tích cực,
luôn luôn an lạc vui vẻ trong cuộc sống. Nói cách khác tâm luôn luôn yêu
đời, an vui tự tại, không dính mắc hay “tâm Thiền” như bài thơ sau đây:
“Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười, với thử thách chông gai
Sống vươn lên, theo kịp ánh ban mai
Sống chan hòa, với những người chung sống
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.”
hoặc
“Ta từ sinh tử về chơi
Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng”.
Làm
việc để nuôi sống gia đình và phát triển đất
nước. Nhưng với tâm thiền, công việc có thể hoàn thiện nhanh hơn và tạo
được một không khí thân thiện với những người xung quanh.
Hạnh
phúc và khổ đau có thể di truyền, nên chúng ta có thể nói rằng, tánh
tình và lối sống vui buồn của bà mẹ, nhất là trong thời kỳ thai nghén,
rất ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa bé về nhan sắc, tính khí và thông
minh của người con.
Ngày
nay, các nhà thần kinh học đã tìm ra vùng làm phát sinh niềm sung mãn
trong bộ não cùng các mạch thần kinh chuyển vận niềm vui này. Do đó, sự
thực hành làm phát sinh hỹ lạc trở thành dễ dàng và cụ thể hơn để mang
lại nhiều ích lợi cho người thực hành, nhất
là làm gia tăng định tâm trong khi làm việc nuôi sống gia đình và đóng
góp vào phát triển kinh tế xã hội.
Theo
bác sĩ Gregory Fricchione, M.D. Giám đốc trung tâm Y Khoa về Thân/Tâm,
lúc hành thiền thì trạng thái sinh lý trong cơ thể được thay đổi,
các gene sẽ hoạt động ngược chiều với sự căng thẳng. Do đó, bạch huyết
cầu được gia tăng, hệ thống miễn nhiễm mạnh hơn và có khả năng chống lại
các vi khuẩn và vi trùng làm hại cơ thể và các bệnh tật bắt đầu thuyên
giảm (Theo Nguyệt san Tâm, Thái độ và Trí nhớ, Mind, Mood and Memory,
tháng 9. 2008).
Y
học cũng cho thấy, Thiền làm cho vùng võ nảo phía trước bên trái gia
tăng niềm vui, tâm hồn mạnh mẽ. Lúc đạt được trạng thái nầy thì người đó
sẽ có các hiện tượng tâm sinh lý:
* Tăng hạnh phúc, tăng bạch huyết cầu, tăng hệ thống miển nhiễm và sức khỏe.
* Tánh tình tích cực và hoạt bát lanh lợi trong việc giải quyết các khó khăn.
* Chất hóa học cortisol được giảm, huyết áp thấp, nhịp đập của tim chậm.
*Phục hồi nhanh sau những tai nạn, nếu có.
2.Thiền thay đổi cấu trúc con người, vì gene thay đổi
Cuộc
thí nghiệm trên hai nhóm. Nhóm A có 19 người đã hành thiền trong nhiều
năm. Nhóm B cũng 19 người chưa hề hành Thiền. Bắt đầu là khám nghiệm để
biết sự biểu hiện gene (gene expression) của cả hai nhóm. Kế tiếp là
hướng dẫn nhóm B (chưa bao giờ thực hành thiền) thiền hành trong 8 tuần
lễ để xem sự biểu hiện của gene như thế nào.
Kết quả, nhóm B mới thực hành thiền chỉ 8 tuần lễ nhưng gene cũng biểu hiện tốt đẹp như nhóm A; hành thiền lâu năm.
Gene
biểu hiện một tiến trình cho thấy sự di truyền từ cha mẹ đến con như
mắt xanh, tóc đen, da trắng…được chứa đựng trong một phân
tử dài gọi là DNA từ cha mẹ đến con cháu.
Thiền
có khả năng làm cho gene hoạt động theo chiều tích cực khi DNA chuyển
qua RNA và chuyển thành chất đạm. Chất đạm trong tế bào được hợp thành
bởi một hổn hợp 20 chất acit amino (amino acids), khác nhau có hình của
một quả banh bằng dây quấn lại. Tất cả các bộ phận trong người chúng ta
như tim, gan, bao tử, lá lách, ruột, phổi, xương, máu, tế bào thần kinh
được tạo bởi các chất đạm này.
*DNA →RNA → chất đạm
Những
cuộc nghiên cứu trẻ em sanh đôi cho thấy mặc dù gene quyết định sự di
truyền nơi con người, nhưng con người cũng có khả năng làm cho một số
gene tăng hay giảm hoạt động theo chiều hướng tích cực mà chúng ta
muốn.
Và
cuộc nghiên cứu cho thấy
thực hành thiền làm cho sự biểu hiện của một số gene trở thành tốt
hơn. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn, dưới đây, việc khám phá thiền làm thay đổi
sự hoạt động của gene; gene là nền tảng căn bản của đời sống chúng ta.
Nếu gene phát triển tốt thì toàn thể sự sống của chúng ta, từ thể chất
đến sự hoạt động của các tế bào và các cảm xúc của chúng ta, sẽ thay đổi
theo chiều hướng tốt.
Kết quả là chúng ta sẽ có hạnh phúc tăng, bệnh giảm, khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn, thông minh hơn,
trí nhớ tốt hơn và trường thọ hơn.
*DNA có vòng xoắn đôi tạo thành chất đạm trong tế bào
Nguyệt san sức khỏe “Mind, Mood and Memory”, số tháng 9 năm 2008 ghi lại lời phát biểu của bác sĩ Fricchione, giám đốc trung tâm Y Khoa Thân/Tâm như sau:
"Cuộc
thí nghiệm cho thấy, thực hành thiền làm thay đổi sinh lý trong cơ thể
như huyết áp hạ, thở giảm và tim đập chậm hơn. Một số gene thay đổi
ngược chiều với lúc bị căng thẳng,
và sự hoạt
động của gene trong hai nhóm mới và củ giống nhau.
3. Thiền giúp trẻ ra, già muộn, sống lâu - sống khỏe:
Michael F. Roizen & Mehmet C. Oz
Bác
sĩ Michael F. Roizen và bác sĩ Mehmet C. Oz, trong cuốn “Cẫm nang hướng
dẫn cách trẻ giai già chậm” (YOU: Staying Young: The Owner's Manual for
Extending Your Warranty, by Michael F. Roizen, Mehmet Oz, 2007), cho
biết tuổi già liên hệ đến nhiều thứ trong cơ thể chúng ta:
Trong
tế bào có những sợi
nhiễm sắc thể (chromosome) như những sợi dây quấn mà cuối đầu dây có
các phần nhỏ gọi là telomeres, tương tự như dây buộc giày có hai đầu nhỏ
cứng để xỏ vào lỗ. Mỗi lần tế bào sinh sản (bằng cách tách đôi) thì các
telomeres ngắn đi. Telomeres có nhiệm vụ làm cho tế bào sinh sản, khi
telomeres ngắn dần thì khả năng sinh sản cũng từ từ biến mất. Khi tế bào
không thể sinh sản để giúp cơ thể thì nó tự hủy (apoptosis).
*Apoptosis increasing from normal cells (top) to apoptotic ones (bottom)
Nhiều
tế bào chết thì cơ thể càng già yếu dần. Cuộc nghiên cứu chia hai nhóm
người có telomeres dài và ngắn. Người có telomeres dài thì sống 5 năm
lâu hơn người có ngắn telomeres.
*Diagram
of a replicated and condensed metaphase eukaryotic chromosome. (1)
Chromatid – one of the two identical parts of the chromosome after S
phase. (2) Centromere – the point where the two chromatids touch, and
where the microtubules attach. (3) Short arm. (4) Long foot.
Chúng
ta cần biết thêm là các telomeres có
nhiệm vụ phòng ngừa các nhiễm sắc thể trong các tế bào kết lại với nhau
hoặc là thay đổi cấu trúc. Nếu tình trạng thay đổi bất thường xảy ra
thì có thể đưa đến ung thư.
Bác
sĩ Roizen trong sách trên báo động:"Những người bị căng thẳng thì có
50% tolemeres ngắn hơn những người ít bị căng thẳng. Thiền làm giảm căng
thẳng nên cũng làm giảm nguy cơ tolemeres bị ngắn quá sớm do căng thẳng
gây ra."
*Telomeres: giống dây buộc giầy có đầu cứng để xỏ vào lỗ
Telomeres: ngắn dần lúc tế bào sinh thêm
4. Bệnh tăng, già mau, chết sớm vì căng thẳng
Khi
căng thẳng xuất hiện, hệ thần kinh giao cảm bị kích động, các tế bào
thần kinh tiết ra chất norepinephrine và nang thượng thận tiết ra chất
epinephrine hay adrenaline.
*Epinephrine ampule, 1 mg (Suprarenin).
'Adrenaline
làm cho tim và bắp thịt gia tăng hoạt động. Hệ đối giao cảm vận hành
làm tiết ra chất acetylcholine để tái tạo sự quân bình cho cơ thể. Hệ
thần kinh nội tiết cũng sản xuất
chất
CRH (corticotrophin-releasing hormone) để góp phần vào việc duy trì sự
thăng bằng.
*Corticotropin releasing hormone
Chất
CRH được chuyền đến tuyến yên (pituitary gland). Tuyến yên tiết ra chất
ACTH (adrenocorticotropic hormone), và chất nầy theo máu chuyển đến
nang thượng thận để kích thích bộ phận này nhằm tạo ra chất cortisol có
nhiệm vụ tạo sự quân bình trong cơ thể’. Xin xem hình chuyển biến phía
dưới.
Căng thẳng liên đới đến tâm và thân
Hình Minh Họa (7)
Bác sĩ Herbert Benson
Bác sĩ Herbert Benson (8) cho rằng có đến trên 60% bệnh tật là do căng thẳng gây ra. Qua các cuộc nghiên cứu, ông tin tưởng:
- Thiền giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng
- Mỗi cá nhân là một bác sĩ
cho chính mình (self-care).
5. Tình trạng căng thẳng
Căng thẳng là gốc của bệnh tật. Những dấu hiệu của sự căng thẳng (Theo Consumer Report On Health, tháng mười năm 2008):
- Tâm: Giận, buồn, cáu, hoảng sợ, khó ngủ.
- Thân: khó chịu bao tử, nhức đầu, mệt, bắp thịt căng, nghiến răng.
- Ăn nhiều hơn, hoặc bỏ ăn, ưa uống rượu.
6. Nguồn gốc căng thẳng
Có hai nguồn chính:
a. Di Truyền: gene chứa các yếu tố di truyền. Nhạy cảm dễ mất ăn mất ngủ. Số khác ăn ngủ dễ. Nhóm ba, giữa hai nhóm đó.
b. Hòan cảnh và môi trường:
- Bị sách nhiễu tình dục lúc nhỏ.
- Nghề nghiệp,
- Làm việc nhiều,
- Gánh nhiều bổn phận như chăm sóc cha mẹ bệnh, con học.
- Gia đình bất ổn.
- Đi đường kẹt xe
- Môi trường ô nhiễm
Căng
thẳng lâu sẽ thành kinh niên. Nếu trẻ em thì sẽ chậm lớn. Người lớn thì
đời sống buồn chán, bệnh phát sinh như cao huyết áp, máu nhiều mở…
7. Cách
Thiền để định Tâm, giảm căng thẳng, tăng an lạc
ĐỊNH NGHĨA: Thiền hay Thiền định (Samatha) là tập trung ý tưởng vào một vật và không suy nghĩ đến cái gì khác.
Có
thể gồi trên gối, trên ghế hay trên bậc thềm xi măng đều được. Mục đích
chính là định được tâm trong thời gian hành thiền. Nhưng nếu ngồi được
thế kiết già hay bán già thì tốt nhất. Vui lòng xem cách ngồi trong bài “Thiền, sức khỏe và những lợi ích thiết thực”.
a. Thiền thở hay quán sổ tức:
Chót lưỡi đụng vào bên trong hàm trên phía trước. Ngồi thẳng lưng. Hai
bàn tay
để chồng lên nhau (xem hình). Tay có thể để lên đầu gối nếu cảm thấy
thoải mái. Chân phải chồng lên chân trái thì tốt hơn. Lúc bắt đầu, hít
vào đếm 1. Thở ra, đếm 2. Thở vài lần như thế. Thở ra có thể thở bằng
miệng. Cố gắng hít vào và thở ra thật sâu để buồng phổi được thay thế
không khí mới.
Sau
đó, hít vào rồi thở ra mới đếm 1. Đếm từ 1 đến 3 rồi trở lại đếm 1.
Hoặc đếm đến 5 hay đến10, rồi trở lại đếm 1. Thở đều đặn, thong thả. Ý
nghĩ theo dỏi sự hít vào và
thở ra; không nghĩ vấn đế nào khác. Nếu lúc nào định được tâm và cảm
thấy không cần phải đếm 1,2,3…nữa, thì chỉ giỏi theo hơi thở ra vào mà
thôi. Lúc đó cũng có thể tập trung ‘tư tưởng’ vào một điểm phía trên và
giữa hai chặn mày và vẫn tiếp tục thở. Mỗi lần, định tâm được tối thiểu
là 10 phút. Ngày hai lần, lúc nào thích hợp.
(TVHS)
Nếu
hít thở và đếm như thế mà không định được tâm thì phối hợp với lời niệm
Phật như: Hít vào (không niệm), thở ra niềm thầm 'A Di Đà, hoặc A Di Đà
Phật', hoặc Quán Thế Âm.
Lúc xả thiền: Hai lòng bàn tay xoa vào nhau nhiều lần để có nhiệt lượng. Thoa toàn mặt và mí mắt để gia tăng sự mịn
màng của làn da. Thoa sau ót cổ, thoa lưng, thoa chân để giảm nhức mỏi, nếu có, trong lúc hành thiền.
b. Thở bụng (thở đan điền)[9]
Thở bụng cũng có thể ngồi trên ghế, trên gối, trên thềm xi
măng, có thể nằm. Thực hiện lúc nào mình muốn.
Cách thở đan điền: Hít
vào bằng mũi và bụng phồng ra, thở ra bằng mũi và bụng xẹp xuống. Hít
vào và thở ra đều đặn, không nín để giữ hơi và không đẩy hơi xuống phía
dưới bụng vì sẽ dễ bị mệt.
Hít vào, bụng phồng
Thở ra, bụng xẹp
c. Tập thở theo thế Chánh Định (10)
Thở bình thường và thực hành buông thả (buông bỏ mọi suy nghĩ, thư giản thân tâm).
Bước một:
Đứng thẳng, hai chân giang ra ngang tầm bề rộng của hai vai (xem hình).
Hít vào bằng mũi, đưa hai tay lên cao, mắt nhắm và hướng sự chú ý đến
phần giữa trán.
Thở ra cũng bằng mũi, hai tay hạ xuống, đưa vòng ra sau lưng. Hai bàn tay chụm lại như hai búp sen, ngón trỏ và ngón
cái đụng vào nhau (xem hình). Gót chân nhón lên cao một chút.
Bước hai: Hít
vào bằng mũi, nhắm mắt lại đồng thời đưa hai bàn tay ra hai bên hông,
cùng lúc hạ hai gót chân xuống. Khi nhắm mắt hướng tâm về phía giữa trán
(như trong bước một).
Bước ba: Thở ra, mở mắt đồng thời đưa hai bàn tay vào tạo thành “ấn định tâm” như ban đầu.
Chỉ
thực hành một trong ba phương pháp đề nghị nêu trên. Và
nên nhớ rằng đây là thiền trị bệnh (meditation for health) chứ không
phải thiền giác ngộ (meditation for enlightenment) nên không sợ bị tẩu
hỏa nhập ma. Những người tu theo pháp môn Tịnh Độ hay Mật tông cũng trị
được bệnh vì điểm then chốt là định được tâm. Do đó, ngồi thiền, tụng
kinh, niệm Phât, trì chú, lạy Hồng danh v.v. đều rất quý. Ngoài ra, chế
độ ăn uống và tập thể dục cũng rất cần cho sức khỏe.
Nhân
tiện đây tôi muốn thưa thêm rằng chư Tăng Ni Việt Nam bị bệnh nhiều hơn
người thường mà đúng ra là phải ngược lại. Vì sao? Trước hết là do chế
độ ăn uống. Thức ăn hằng ngày không đủ chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. Trái
lại, thức ăn có quá nhiều muối, nhiều đường, nhiều bột ngọt và dầu. Có
nhiều vị công việc lại quá nhiều và thiếu tập thể dục. Nhờ có tu Thiền,
Tịnh, Mật… nên đa số Chư vị bệnh ngang đó mà đáng lẻ là nhiều hơn nữa.
Kết Luận
Nhiều
năm qua khoa học gia và y giới phương Tây đã tìm thấy MỐI TƯƠNG QUAN
GIỮA THIỀN, NÃO BỘ VÀ SỰ CĂNG THẲNG LIÊN HỆ ĐẾN BỆNH TẬT VÀ PHƯƠNG THỨC
CHỮA
TRỊ. Một lần nữa, lời dạy của nhà Phật đã được chứng minh thêm: Thiên
đàng - địa ngục, hạnh phúc - khổ đau đều do tâm; tâm chủ động tâm tạo
tác.
Sinh
già bệnh chết rồi ai cũng phải đi qua. Không ai mong cầu không bệnh; dù
có mong cầu cũng chỉ phí công. Nhưng ít bệnh và sống đời hạnh phúc an
lạc có lẽ cũng là tiên trên đời rồi.
Thuốc
Nam, thuốc Bắc và Âu dược cũng có giới hạn
và nhiều phản ứng phụ cũng như tốn tiền. Nên chăng? song song với y
dược, Thiền ngày hai lần, mỗi lần tối thiểu 10 phút, thân tâm an lạc
hơn, hạnh phúc hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, chống được nhiều bệnh tật
và lão hóa.
Vài lời tác bạch:
Tôi sưu tầm và biên soạn bài nầy vì lợi ích cho số đông, và trích dẫn
các chứng cớ mà y giới và khoa học các quốc gia tân tiến đã thí nghiệm
và áp dụng. Lúc thực hành, nếu cần, quý vị nên tham khảo với các nhà
chuyên môn để tránh lạc dẫn.
Kính chúc quý vị thân tâm an lạc.
Hồng Quang
04/04/2011
No comments:
Post a Comment