Wednesday, January 2, 2013
TIN TỨC GẦN XA
VN tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế trung ương
RFA 02.01.2013
Trong một động thái được mô tả là giảm bớt quyền lực của chính phủ, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng vào chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính vào cương vị Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Quyết định tái thành lập Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế
Trung ương và chỉ định chức vụ Trưởng ban được Bộ Chính trị ra quyết
định từ hôm 28/12/2012, nhưng mới được chính thức công bố ngày 2/1/2013.
Trước đó hồi tháng 5/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống
nhất chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng trực thuộc Bộ Chính trị thay vì do Thủ tướng đảm nhận. Bên cạnh đó
việc tái thành lập Ban Nội chính Trung ương được mô tả là thực hiện
chức năng một ban Đảng và là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo Trung
ương về phòng chống tham nhũng.
Khi tiếp xúc cử tri với cử tri Hà Nội sau kỳ họp Quốc hội cuối năm
ngoái, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích lý do phải tái lập Ban
Kinh tế và Ban Nội chính Trung Ương dù vừa giải tán chưa được bao lâu là
vì “Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực ấy.”
Trong thời gian qua, thông tin từ các mạng xã hội ghi nhận sự tranh
chấp quyền lực trong Đảng kéo dài, nguyên nhân là tình trạng tham nhũng
tràn lan và chính phủ điều hành yếu kém gây khủng hoảng kinh tế và Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải xin lỗi trước Quốc hội.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia
Giã từ toàn cầu hoá
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA 2013-01-02
Thế giới vừa trải qua một chu kỳ năm năm đầy biến động, lồng trong trận Tổng suy trầm kinh tế 2008-2009 và ba năm đình trệ.Biến cố kéo dài này tất nhiên đã chi phối những tính toán kinh tế của mọi quốc gia và của mọi người trong từng quốc gia.
Hậu quả sẽ ra sao trong mấy năm tới? Vào dịp đầu năm, Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về biến chuyển ấy qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nhìn lại 5 năm qua
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Theo thông lệ, khi mở đầu năm mới, diễn đàn của chúng ta thường nhắc đến yếu tố lạc quan và tích cực cho một vận hội mới. Nhưng những gì xảy ra cho kinh tế thế giới từ mấy năm qua khiến người ta khó thấy lạc quan mà cần nhìn vào những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian tới. Vì vậy, chương trình kinh tế đầu tiên của năm 2013 cố phác họa một số viễn ảnh cho thời kỳ trước mặt để còn tự chuẩn bị. Ông nghĩ sao về đề nghị này?Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta đều ý thức được những giới hạn của con người khi dự báo tương lai, nhất là tương lai kinh tế, vốn tổng hợp sự tính toán của cả triệu cả tỷ tác nhân ở nhiều nơi. Nhưng xuyên qua những chuyển động tưởng như hỗn loạn phi lý người ta vẫn có thể nhìn ra một số yếu tố hợp lý. Sau những năm đầy biến động vừa qua, ta thấy rằng trật tự cũ mà nhiều người tin là vĩnh viễn trường cửu lại bị đào thải và thế giới có thể bước qua một trật tự khác. Vì vậy, mình thử nhìn vào các chỉ dấu tiên báo viễn ảnh mới để còn phần nào tự chuẩn bị lấy thân.
Vũ Hoàng: Như vậy, xin ông khởi đầu bằng cách trình bày lại bối cảnh chung ngõ hầu mình có thể thấy ra một số điều hợp lý giữa những biến động chung.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về bối cảnh chung, ta có thể thấy năm năm vừa qua là thời trả nợ sau chu kỳ 30 năm vay mượn quá sức của ba khối kinh tế công nghiệp hoá và giàu có nhất thế giới. Biến cố ấy khởi sự từ đầu năm 2008 và giải thích bao khó khăn dồn dập của ba anh nhà giàu mắc nợ là Nhật Bản, Hoa Kỳ và Âu Châu. Khi các nước giàu có nhất lại thu vén chi tiêu để còn trả nợ thì kinh tế toàn cầu bị suy trầm và rất chậm phục hồi. Đấy là một lẽ.
Thứ hai, bên ngoài kinh tế thì còn chuyện sinh tử là an ninh. Sau 10 năm tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, Hoa Kỳ ngập nợ phải tìm cách thoát khỏi những khó khăn đó. Nhưng khoảng trống do nước Mỹ để lại trên toàn cầu và các bài toán dồn dập khi phải trả nợ lại là sự cám dỗ cho chính sách bành trướng của Trung Quốc và gây phản ứng phòng thủ từ các quốc gia khác. Cùng những khó khăn kinh tế chung của toàn cầu, phản ứng này có chi phối chiến lược phát triển của các nước. Thứ ba, trong Liên hiệp của 27 nước Âu Châu và khối tiền tệ thống nhất của 17 nước cùng dùng chung đồng Euro, khó khăn tài chính dồn dập trong bốn năm liền cũng gây thất vọng cho nhiều nước và dẫn đến phản ứng quốc gia dân tộc, trong tinh thần xin tạm gọi là "đèn nhà nào nhà ấy rạng, mạng người nào người ấy giữ".
Nói chung là tinh thần bảo thủ và co cụm của nhiều nước trên thế giới nhằm bảo vệ quyền lợi riêng. Nhìn trên toàn cảnh của ngần ấy chuyển động thì ta thấy ra một hậu quả bất ngờ cho cả thế giới, đó là sự thoái lui của trào lưu toàn cầu hóa. Mà điều đáng tiếc này thật ra cũng hợp lý.
Những thay đổi ảnh hưởng kinh tế
Vũ Hoàng: Ông vừa nói đến một điều rất lạ, thậm chí là nghịch lý. Đó là "điều đáng tiếc mà thật ra cũng hợp lý". Xin đề nghị ông giải thích cho sự hợp lý này. Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trước hết thì con người cũng là một sinh vật kinh tế nên phải thường xuyên ứng xử với hoàn cảnh hay chính sách để tìm lợi ích cao nhất. Nhưng người ta thay đổi với loại đổi thay lâu dài chứ không lụp chụp chạy theo biện pháp hay chính sách ngắn hạn. Vì vậy, sự thay đổi lớn lao này mới chậm xảy ra mà nếu chỉ để ý đến biến cố ngắn hạn thì ta cho là bị bất ngờ.Mà nếu chính sách lại đề ra cho một bài toán ngắn hạn thì có thể gây ra điều mà người ta gọi là "hậu quả bất lường" hay "liều thuốc đổ bệnh". Bây giờ ta mới suy ra khung cảnh toàn cầu trong trường kỳ.
Về trường kỳ, hình thái sinh hoạt kinh tế của các nước có thay đổi và khu vực chế biến của các nước công nghiệp hoá đã thu hẹp và nhường chỗ cho khu vực dịch vụ. Tức là các nước giàu có đã đẩy đầu tư về chế biến cho các nước đang phát triển làm gia công để tìm lợi thế nhân công rẻ và điều ấy có góp một phần cho hiện tượng toàn cầu hóa và tự do chuyển dịch tư bản.
Thứ hai, trong trường kỳ, ta còn để ý đến sự thay đổi về "thuật lý" hay "technology" là chữ tôi đề nghị về cách tổ chức khoa học kỹ thuật, tương tự như sinh lý hay vật lý trong các bộ môn khoa học kia. Thay đổi về thuật lý có thể là kết quả của bài toán an ninh hay quân sự mà cũng là hậu quả của cơ cấu phí tổn vì người ta cần tìm ra cách sản xuất nào rẻ hơn. Rốt cuộc thì tiến bộ thuật lý cũng đảo lộn luôn cơ cấu phí tổn ấy, thí dụ như về giá biểu của các loại nguyên nhiên vật liệu. Một thí dụ khác là sự cải tiến về thuật lý với máy điện toán và công nghệ tín học làm thay đổi quy trình sản xuất và nâng cao năng suất kinh tế nhưng cũng dẫn đến các bài toán xã hội là thất nghiệp, giáo dục và đào tạo cho các gia đình hay chính quyền.
Vũ Hoàng: Đó là những chuyển động sâu xa về xã hội với ảnh hưởng dội ngược vào kinh tế. Thưa ông, ngoài ra còn có những thay đổi gì khác nữa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng còn có sự đổi thay chậm rãi mà mãnh liệt hơn, đó là cơ cấu dân số trong các nước.
Nói chung, dân số địa cầu đã tăng vọt từ sau Thế chiến II nhưng nay đã đi hết chu kỳ và giảm dần. Càng tiến hóa thì càng giảm mạnh và bị nguy cơ gọi là lão hóa dân số. Sự thay đổi ấy cũng chi phối tính toán lời lãi của doanh nghiệp hay chiến lược kinh tế của quốc gia. Một cách cụ thể, lương bổng cho nhân công các nước đang phát triển không còn rẻ như trước khi các nước này trở thành "tân hưng", nghĩa là bắt đầu phát triển.
Ngoại lệ ở đây là Trung Quốc, có dân số cao nhất địa cầu nhưng lãnh đạo tiêu cực và lạc hậu lại lầm tưởng rằng mỗi người sinh ra là một miệng ăn nên chủ động kiểm soát dân số qua kế hoạch mỗi hộ một con. Hậu quả là dân số cũng bắt đầu bị lão hóa, là người dân chưa giàu đã già, và lợi thế về nhân công nhiều và rẻ nay mất dần cho các nước khác vì doanh nghiệp của các nước tiên tiến đi tìm nơi rẻ hơn, có năng suất cao hơn. Mà cao nhất vẫn là trong các nước tiên tiến.
Thoái trào toàn cầu hóa
Vũ Hoàng: Sau khi lần lượt tổng kết lại các chuyển động lớn của các nước trên thế giới để dẫn về viễn ảnh trước mắt là sự thoái trào của hiện tượng toàn cầu hóa, ông có thể đơn cử một số dấu hiệu tiên báo cái trật tự đáng tiếc mà có lẽ hợp lý ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đầu tiên, chẳng còn ai nói về
Vòng Đàm Phán Doha do Tổng thống George W. Bush đề nghị với Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO vào Tháng 10 năm 2001 để phát triển ngoại thương
của các nước nghèo trong tinh thần ngoại thương góp phần gia tăng lợi
ích cho mọi quốc gia. Vòng đàm phán ấy thực tế bị khai tử và cơ chế WTO
chỉ còn là nơi giải quyết quá nhiều vụ tranh tụng về mậu dịch giữa các
hội viên.
Kế tiếp, chúng ta có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương mà hai Tổng thống Mỹ đã liên tục đề cao từ 2008 đến 2010 và muốn sớm hoàn thành để phát triển ngoại thương và kinh tế giữa các nước trong vành cung Thái bình dương. Hiệp định ấy bị trở ngại và ngược lại, người ta lo sợ sự lớn mạnh của phản ứng bảo hộ mậu dịch với nhiều đòn trả đũa về ngoại thương để từng quốc gia bảo vệ quyền lợi riêng.
Giữa các nước đã phát triển với nhau, khó khăn chồng chất bên trong khiến xứ nào cũng tìm cách in tiền, hạ lãi suất và tìm lợi thế của đồng bạc rẻ để xuất khẩu và thoát hiểm. Hiện tượng ấy gây thêm vấn đề ngoại thương và trước hết thu hẹp nguồn tư bản có thể đầu tư vào các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp giảm sút càng làm các nước nghèo gặp trở ngại khi thị trường xuất khẩu vào các nước giàu cũng co cụm dần. Nếu xứ nào cũng muốn bán hàng ra ngoài thì ai mua bây giờ? Tranh chấp mậu dịch vì vậy chỉ tăng chứ không giảm và toàn cầu hóa bị đẩy lui...
Vũ Hoàng: Thưa ông, riêng tại Hoa Kỳ, là quốc gia có thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, người ta có thấy ra sự thoái trào ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta thấy ra rõ ràng nhất là tại Hoa Kỳ, sau đó mới tới Âu Châu, Nhật Bản hay Trung Quốc, là những khối kinh tế dẫn đầu thế giới.
Trên chính trường Mỹ, tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa hết được coi là lý tưởng mà còn bị kết án là nguyên nhân gây ra thất nghiệp hay thiệt hại cho kinh tế và nhân công Mỹ. Dù sự thật chả đơn giản như vậy, lý luận ấy được rất nhiều người ủng hộ.
Trong khi đó, về thực tế thì nhiều doanh nghiệp Mỹ hết thấy thị trường Trung Quốc là hấp dẫn và bắt đầu triệt thoái đầu tư để dồn qua xứ khác. Nhưng đáng chú ý nhất là để sản xuất lấy ở nhà, nhờ tiến bộ mới về thuật lý lẫn thay đổi về cơ cấu phí tổn. Nói chung, nước Mỹ hết tìm nơi làm gia công ở bên ngoài, hoặc chỉ tìm những công đoạn rẻ nhất ở xứ khác. Dù kinh tế Mỹ chỉ lệ thuộc bên ngoài có chừng 12% của tổng số tiêu thụ đấy vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất địa cầu. Nếu doanh nghiệp Mỹ tính lại cho thời gian năm bẩy năm tới thì kinh tế thế giới sẽ bị thiệt hại.
Vũ Hoàng: Câu kết cho đầu năm là gì thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mong rằng sự thay đổi này chỉ là trung hạn tức là cho năm bảy năm mà thôi vì lợi thế của toàn cầu hóa là điều có thật và khó phủ nhận. Nhưng mình vẫn phải tự chuẩn bị cho tình huống đó. Riêng về Việt Nam thì với thị trường gần 90 triệu dân, Việt Nam nên sớm nghĩ đến nâng cao khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa thay vì chỉ trông chờ vào xuất khẩu và đầu tư của công quyền. Đây cũng là cơ hội nhìn lại lợi thế tương đối của mình trong dài hạn, không thể là nhân công rẻ mà còn tùy vào năng suất, tức là giáo dục và đào tạo. Đấy cũng là lời chúc đầu năm của chúng ta cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và kính chúc ông một năm an hảo.
Kế tiếp, chúng ta có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương mà hai Tổng thống Mỹ đã liên tục đề cao từ 2008 đến 2010 và muốn sớm hoàn thành để phát triển ngoại thương và kinh tế giữa các nước trong vành cung Thái bình dương. Hiệp định ấy bị trở ngại và ngược lại, người ta lo sợ sự lớn mạnh của phản ứng bảo hộ mậu dịch với nhiều đòn trả đũa về ngoại thương để từng quốc gia bảo vệ quyền lợi riêng.
Giữa các nước đã phát triển với nhau, khó khăn chồng chất bên trong khiến xứ nào cũng tìm cách in tiền, hạ lãi suất và tìm lợi thế của đồng bạc rẻ để xuất khẩu và thoát hiểm. Hiện tượng ấy gây thêm vấn đề ngoại thương và trước hết thu hẹp nguồn tư bản có thể đầu tư vào các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp giảm sút càng làm các nước nghèo gặp trở ngại khi thị trường xuất khẩu vào các nước giàu cũng co cụm dần. Nếu xứ nào cũng muốn bán hàng ra ngoài thì ai mua bây giờ? Tranh chấp mậu dịch vì vậy chỉ tăng chứ không giảm và toàn cầu hóa bị đẩy lui...
Vũ Hoàng: Thưa ông, riêng tại Hoa Kỳ, là quốc gia có thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, người ta có thấy ra sự thoái trào ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta thấy ra rõ ràng nhất là tại Hoa Kỳ, sau đó mới tới Âu Châu, Nhật Bản hay Trung Quốc, là những khối kinh tế dẫn đầu thế giới.
Trên chính trường Mỹ, tự do mậu dịch hay toàn cầu hóa hết được coi là lý tưởng mà còn bị kết án là nguyên nhân gây ra thất nghiệp hay thiệt hại cho kinh tế và nhân công Mỹ. Dù sự thật chả đơn giản như vậy, lý luận ấy được rất nhiều người ủng hộ.
Trong khi đó, về thực tế thì nhiều doanh nghiệp Mỹ hết thấy thị trường Trung Quốc là hấp dẫn và bắt đầu triệt thoái đầu tư để dồn qua xứ khác. Nhưng đáng chú ý nhất là để sản xuất lấy ở nhà, nhờ tiến bộ mới về thuật lý lẫn thay đổi về cơ cấu phí tổn. Nói chung, nước Mỹ hết tìm nơi làm gia công ở bên ngoài, hoặc chỉ tìm những công đoạn rẻ nhất ở xứ khác. Dù kinh tế Mỹ chỉ lệ thuộc bên ngoài có chừng 12% của tổng số tiêu thụ đấy vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất địa cầu. Nếu doanh nghiệp Mỹ tính lại cho thời gian năm bẩy năm tới thì kinh tế thế giới sẽ bị thiệt hại.
Vũ Hoàng: Câu kết cho đầu năm là gì thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi mong rằng sự thay đổi này chỉ là trung hạn tức là cho năm bảy năm mà thôi vì lợi thế của toàn cầu hóa là điều có thật và khó phủ nhận. Nhưng mình vẫn phải tự chuẩn bị cho tình huống đó. Riêng về Việt Nam thì với thị trường gần 90 triệu dân, Việt Nam nên sớm nghĩ đến nâng cao khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa thay vì chỉ trông chờ vào xuất khẩu và đầu tư của công quyền. Đây cũng là cơ hội nhìn lại lợi thế tương đối của mình trong dài hạn, không thể là nhân công rẻ mà còn tùy vào năng suất, tức là giáo dục và đào tạo. Đấy cũng là lời chúc đầu năm của chúng ta cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa và kính chúc ông một năm an hảo.
RFA 01.01.2013
Trả lời phỏng vấn đầu năm của tờ Tuổi Trẻ về tình hình biển Đông
và quan hệ với Trung Quốc, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng những
cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây mất ổn định, trong lúc Việt Nam đang
cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển cũng như để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ.
Thượng Tướng Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam nói rõ là không nên
biểu tình chống Trung Quốc, giải thích rằng Việt Nam đang cần sự đoàn
kết giữa Đảng, Nhà Nước với nhân dân để đối phó với vấn đề.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nhìn nhận rằng có thể người
dân Việt Nam chưa thật sự hài lòng và yên tâm về chuyện chủ quyền biển
đảo vì họ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về lập trường, chính sách
hoạt động bảo vệ lãnh thổ, nhưng ông đảm bảo với mọi người là Đảng, Nhà
Nước và quân đội không ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ.
Tướng Vịnh cũng nói rằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung
Quốc được đặt trên nền tảng mà ông gọi là “di sản quý báu hàng đầu” là
sự tương đồng về ý thức hệ.
Ông nói tiếp rằng một trong những đặc trưng của ý thức
hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh là cùng do đảng cộng sản lãnh đạo, bảo thêm
rằng nếu có được một người bạn Xã Hội Chủ Nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh
ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì điều đó sẽ vô cùng thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam.
Về điều này, ông nói thêm rằng những người cộng sản với
nhau nên giải quyết vấn đề theo tinh thần đồng chí, hơn là quay lưng
không nhìn nhau.
Ông
Vịnh cũng nói là trong thời gian vừa qua có những thông tin không chính
thống, không đầy đủ, không chính xác về tình hình đất nước cũng như về
tình hình nội bộ đảng, gọi đó là những thông tin đầy nguy hiểm cho sức
mạnh và sự đồng thuận để đưa đất nước đi lên và cùng nhau giải quyết
những căng thẳng đang xảy ra ở biển Đông.
Vẫn theo ông, thế mạnh và công cụ đấu tranh quan trọng
nhất của Việt Nam hiện nay là chính nghĩa, tuân thủ luật pháp, quyết tâm
giải quyết vấn đề theo đường lối hòa bình.
Trả lời câu hỏi về sự can dự của các cường quốc bên
ngoài vào khu vực, Tướng Vịnh cho rằng sự can thiệp này sẽ có lợi cho
các nước trong khu vực, với 3 điều kiện gồm đem lại hòa bình, ổn định và
phát triển, tuân thủ luật pháp quốc tế và phải được sự đồng thuận của
những nước chịu ảnh hưởng.
Ông Vịnh cũng đưa ra cái nhìn khá lạc quan về vai trò
của ASEAN, khi nói là sau khi không đưa ra được bản tuyên bố chung ở Hội
Nghị Cấp Bộ Trưởng Ngoại Giao, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tìm được đồng
thuận để đưa ra bản tuyên bố 6 điểm về biển Đông.
Ông cũng cho biết là trong những cuộc tiếp xúc với các
nước ASEAN, tất cả đều bày tỏ sự lo ngại về những tuyên bố và cách ứng
xử của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nhưng đồng thời các nước ASEAN
cũng đặt dấu hỏi về sự hiện diện của Hoa Kỳ.
Ông kể lại rằng đã từng có những nước đồng minh với Hoa
Kỳ đặt câu hỏi là có phải Hoa Kỳ đến rồi lại đi hay không, hoặc chuyện
các nước lớn như Hoa Kỳ và Trung Quốc lại thỏa hiệp với nhau, xem quyền
lợi của họ hơn quyền lợi của các nước trong khu vực hay không?
Dự báo của ông cho năm 2013 là tình hình sẽ tiếp tục sôi
động theo những can dự của các nước lớn vào khu vực. Ông cho rằng ngoài
những quốc gia đã có mặt như Hoa Kỳ, còn có Ấn Độ, Nga, và các nước
khác như Anh, Pháp, Đức, Canada.
Tuesday, October 16, 2012
DƯ THỊ DIỄM BUỒN * NGẬM NGÙI
NGẬM NGÙI
Khóc đồng môn Võ Tấn Tươi
(Cựu HSTr/H Cái Bè 1959-1963.
Cựu Đ/Úy SĐ 18. vừa qua đời)
DTDB
Bạn cải tạo, tôi bôn đào hải ngoại…
Năm mươi năm mới gặp lại nơi đây
Kỷ niệm xưa, chồng chất tháng năm dài
Những chuyện kể, như không bao giờ hết…
Chuyện buồn, rồi chuyện vui như pháo Tết
Ngày xưa Đệ Nhứt, Đệ Nhị Cộng Hòa
Miền Nam thuở đó hạnh phúc, hoan ca
Từ thị thành đến thôn quê thạnh trị
Chánh phủ chăm lo, nâng cao dân trí
Bình dân học vụ, mở lớp, cất trường
Quận có Trung học, xã trạm cứu thương
Xây lộ, cầu, nhà thờ, đình, chùa, miễu…
Học chữ nghĩa, học tam tùng, thảo, hiếu…
Đến tuổi quân dịch, ơi những chàng trai
Vì giống nòi, vì đất nước ngày mai
Cả làng hãnh diện, tiệc mừng đưa tiễn
Nói sao hết, thuở trong sông lặng biển
Chúng ta vui tươi cắp sách đến trường
Tuổi học trò trong sáng, thiện lương
Chăm sách vở bên thầy cô bè bạn
Những trưa nắng hè rủ qua bưng, lãng
Thầy trò câu cá, hái trái, bẫy chim…
Những đêm trăng sáng, gió lặng sóng im
Thả thuyền trên sông, kẻ đờn, người hát…
Thầy mẫu mực, trò ngoan, trường đạm bạc
Cái Bè hiền hòa, nếp sống thảnh thơi
Dân ấm no: thủy sản, lúa, nếp tươi…
Hết Đệ tứ chúng ta rời trường mẹ
Yêu binh nghiệp, đứa đi làm lính trẻ
Đứa bán buôn sớm gầy dựng gia đình
Đứa học nghề để tìm kế mưu sinh
Có đứa học tiếp… theo đà thăng tiến
Cộng sản lẻn vào, châm ngòi chinh chiến
Gây bao vật vả, khốn khổ, tang thương…
Thanh niên tùng chinh, nhập ngũ lên đường
“Đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách”
Sau miền Nam rơi vào tay ác tặc
Bè bạn trường xưa kẻ mất người còn
Kẻ chết tù, thân thể, trí héo hon
Người vượt biên xương trắng phơi biển cả
Kẻ may mắn vượt thoát qua xứ lạ
Giờ gặp nhau, thiệt không thể nào ngờ!
Hàn huyên tâm sự tuổi mộng, ngày thơ
Ấm tình đồng môn, đậm tình xa xứ…
Bạn âm thầm trở trăn đời lữ thứ!
Nghiệt ngã lao tù mang bịnh trầm kha!
Quê cũ còn con, em, cha yếu già…
Tạ từ đất khách… sầu thương se thắt!
Tươi ơi, tiễn đưa nào không nước mắt!
Biết bao giờ chúng ta gặp lại đây?
Kẻ góc biển, người cuối nẻo chân mây
Thành tâm cầu nguyện Ơn Trên hộ độ!
Tin bạn ra đi, mắt rưng lệ khổ!
Kỷ niêm xưa, nay liệm kín dưới mồ
Nương bóng mây bàng bạc chốn hư vô
Miền “Nước Nhược Non Bồng” ôi một cõi
Có mưa ngọc nắng thủy tinh chiếu rọi
Nước cam lồ, gội rửa nỗi sầu thương
Yến oanh véo von trổi khúc nghệ thường
Buông tất cả… cất cao đôi cánh mỏng
Bao la biển trời êm đềm thơ mộng
Bốn mùa xuân, hoa nở, trái sum sê…
Thiện tâm gieo rắc bác ái vỗ về…
Hương linh bạn sớm về miền Cực lạc!
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
ĐT: (530) 822 5622
Email:dtdbuon@hotmail.com
Khóc đồng môn Võ Tấn Tươi
(Cựu HSTr/H Cái Bè 1959-1963.
Cựu Đ/Úy SĐ 18. vừa qua đời)
DTDB
Bạn cải tạo, tôi bôn đào hải ngoại…
Năm mươi năm mới gặp lại nơi đây
Kỷ niệm xưa, chồng chất tháng năm dài
Những chuyện kể, như không bao giờ hết…
Chuyện buồn, rồi chuyện vui như pháo Tết
Ngày xưa Đệ Nhứt, Đệ Nhị Cộng Hòa
Miền Nam thuở đó hạnh phúc, hoan ca
Từ thị thành đến thôn quê thạnh trị
Chánh phủ chăm lo, nâng cao dân trí
Bình dân học vụ, mở lớp, cất trường
Quận có Trung học, xã trạm cứu thương
Xây lộ, cầu, nhà thờ, đình, chùa, miễu…
Học chữ nghĩa, học tam tùng, thảo, hiếu…
Đến tuổi quân dịch, ơi những chàng trai
Vì giống nòi, vì đất nước ngày mai
Cả làng hãnh diện, tiệc mừng đưa tiễn
Nói sao hết, thuở trong sông lặng biển
Chúng ta vui tươi cắp sách đến trường
Tuổi học trò trong sáng, thiện lương
Chăm sách vở bên thầy cô bè bạn
Những trưa nắng hè rủ qua bưng, lãng
Thầy trò câu cá, hái trái, bẫy chim…
Những đêm trăng sáng, gió lặng sóng im
Thả thuyền trên sông, kẻ đờn, người hát…
Thầy mẫu mực, trò ngoan, trường đạm bạc
Cái Bè hiền hòa, nếp sống thảnh thơi
Dân ấm no: thủy sản, lúa, nếp tươi…
Hết Đệ tứ chúng ta rời trường mẹ
Yêu binh nghiệp, đứa đi làm lính trẻ
Đứa bán buôn sớm gầy dựng gia đình
Đứa học nghề để tìm kế mưu sinh
Có đứa học tiếp… theo đà thăng tiến
Cộng sản lẻn vào, châm ngòi chinh chiến
Gây bao vật vả, khốn khổ, tang thương…
Thanh niên tùng chinh, nhập ngũ lên đường
“Đất nước lâm nguy, thất phu hữu trách”
Sau miền Nam rơi vào tay ác tặc
Bè bạn trường xưa kẻ mất người còn
Kẻ chết tù, thân thể, trí héo hon
Người vượt biên xương trắng phơi biển cả
Kẻ may mắn vượt thoát qua xứ lạ
Giờ gặp nhau, thiệt không thể nào ngờ!
Hàn huyên tâm sự tuổi mộng, ngày thơ
Ấm tình đồng môn, đậm tình xa xứ…
Bạn âm thầm trở trăn đời lữ thứ!
Nghiệt ngã lao tù mang bịnh trầm kha!
Quê cũ còn con, em, cha yếu già…
Tạ từ đất khách… sầu thương se thắt!
Tươi ơi, tiễn đưa nào không nước mắt!
Biết bao giờ chúng ta gặp lại đây?
Kẻ góc biển, người cuối nẻo chân mây
Thành tâm cầu nguyện Ơn Trên hộ độ!
Tin bạn ra đi, mắt rưng lệ khổ!
Kỷ niêm xưa, nay liệm kín dưới mồ
Nương bóng mây bàng bạc chốn hư vô
Miền “Nước Nhược Non Bồng” ôi một cõi
Có mưa ngọc nắng thủy tinh chiếu rọi
Nước cam lồ, gội rửa nỗi sầu thương
Yến oanh véo von trổi khúc nghệ thường
Buông tất cả… cất cao đôi cánh mỏng
Bao la biển trời êm đềm thơ mộng
Bốn mùa xuân, hoa nở, trái sum sê…
Thiện tâm gieo rắc bác ái vỗ về…
Hương linh bạn sớm về miền Cực lạc!
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
ĐT: (530) 822 5622
Email:dtdbuon@hotmail.com
VƯƠNG TÂN * TẠP CHÍ SÁNG TẠO
Vương Tân *
TẠP CHÍ SÁNG TẠO
Ngày 20 tháng 7 năm 1954 hiệp
định Genève ký kết giữa chánh phủ Cộng Hòa Pháp do
thủ tướng Mandès France và ngọai trưởng nươc Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng đã chia đôi đất
nước VN. Chánh phủ Quốc Gia Việt Nam do thủ tướng Ngô
đinh Diệm đứng đầu đã phản đối việc chia cắt
đất nươc đã không ký hiệp định Genève khiến
cho Việt Nam trở thành hai nước , một nước VN thủ đô
là Hà nội và nước Việt Nam thủ đô là Saigon. Thời
gian này tôi làm chủ bút văn nghệ tuần báo Quê Hương
của ông Bùi Đức Thịnh một nhân vật thân tín của
chánh khách Ngô Đình Diệm, khi chánh khách Ngô đình Diệm
làm thủ tuớng chánh phủ quốc gia Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của quốc trưởng Bảo Đai thì ông Thịnh đã
quyết định tham chánh ngừng xuất bản tuần báo Quê
Hương [xem chương hồi ký VT viết về giai đọan làm chủ
bút văn nghệ tuần báo Quê Hương]. Cùng với việc làm
báo thời gan này tôi còn đi học luật tại trường đai
học luật Đông Dương ở Hà nội, hiệp đinh Genève ra đời
trường này quyết định rời Hà nội vào Saigon, tôi đã
theo trường vào Saigon. Vào Saigon tôi ở trong lều bạt
của đòan sinh viên Hà nội và đi viết báo kiếm sống. Tại
Saigon tôi gặp Buttinger -một người Mỹ- là chuyên gia
nghiên cứu lịch sử VN, nói thạo tiếng Pháp mà tôi quen
biết từ hồi còn ở ngòai Hà nội . Buttinger hỏi tôi vẫn
còn viết báo chứ, tôi cho Buttinger biết tôi hiện là một
nhà báo tự do viết báo ăn tiền bài theo đơn đạt hàng
của một vài tờ tạp chí , Buttinger cho tôi biết tổ chức
phi chánh phủ của người Mỹ đó là tổ chức
IRC [International Recue Committee] mà ông là đai diện ở VN
vừa nhận lời giúp đỡ một nhóm văn nghệ sĩ di cư mà
trong đó có một người thân với tôi là Như Phong Lê Văn
Tiến xuất bản một tờ nhật báo bằng Việt ngữ
giương cao ngọn cờ báo chí tự do vậy Buttinger muốn tôi tham
gia tờ báo này. Tôi nói với Buttinger hiện Như Phong Lê
Văn Tiến là thư ký riêng của bộ trưởng thông tin Bùi
kiến Tín và tôi là người 'kỵ' giao thiệp với các
quan chức nhà nước nên từ khi vô Saigon tôi không còn
liên lạc với Tiến. Buttinger xin địa chỉ của tôi và
nói với tôi Tiến sẽ đến kiếm tôi
Tối hôm đó lúc tôi vừa về
tới lều bạt nơi tôi ngủ đêm đã thấy Như Phong Lê
Văn Tiến ngồi ngòai cửa lều chờ tôi. Thấy tôi về
Tiến nói ngay ông Buttinger bảo với mình phải mời cậu
tham gia tờ Tự Do cậu nhận lời chứ. Với tôi Như Phong
Lê Văn Tiến không phải chỗ xa lạ. Tiến là em kết nghĩa
của nhà văn Hòang Đạo Nguyễn Tường Long, đươc nhà văn
Hòang Đao không những bồi dưỡng cho nghề văn ,nghề báo
mà còn giới thiệu với bạn văn người Nhật là ông
Komasu một nhà văn Nhật bản có tiểu thuyết được dịch
ra tiếng Pháp, từng đươc nhà thơ Nguyễn Giang con trai nhà
văn Nguyễn Văn Vĩnh, anh nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp chuyển
ra tiếng Việt. Như Phong Lê vănTiên đươc nhà văn Komasu
- người mà giới trí thưc ở Hà nội đồn rằng ông ta
là một đảng viên Đảng Hắc Long thuộc lọai vai vế ở
Hà nội dạy không những nghề văn còn nghề tình báo
nữa. Như Phong Lê Văn Tiến không chỉ là em kết nghĩa của
nhà văn Hòang Đao mà còn là thư ký riêng của nhà văn
này.Năm 1945 chính nhà văn Hòang ĐạoNguyễn Tường Long
đã giới thiệu với bác sĩ Luyện chủ nhiệm báo Tin Mới
để bác sĩ Luyện dùng Như Phong Lê Văn Tiến làm phóng
viên chánh trị của báo Tin Mới. Khi bác sĩ Nguyễn Tiến
Hỷ khai sinh ra trường Lục quân Yên Bái của Quốc dân
quân nhà văn Hòang Đạo đã gửi Như Phong Lê Văn Tiến
đi học trường Lục quân Yên Bái. Như Phong Lê Văn Tiến
sau này nổi tiếng là nhà báo ngươi Việt trong làng báo
tiếng Anh là người thông thạo nhất về nội tình Đảng
Cộng Sản Việt Nam. Như Phong Lê Văn Tiến không chỉ là
nhà báo có hạng mà còn là nhà văn kiệt xuất với bút
hịệu Lý Thắng Như Phong Lê Văn Tiến đã viết cuốn
trường giang tiểu thuyết Khói Sóng đăng trên nhật báo
Tự Do nhiều năm. cuốn tiểu thuyêt trường giang Khói Sóng
này được giới thưởng ngọan văn chương nhận định là một
trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của văn chương
Việt Nam hậu bán thế kỷ hai mươi
Sau khi nhà văn Hòang Đạo đột tử
ở Qủang Châu [Trung Quốc] thì Như Phong Lê Văn Tiến về ở
hẳn với gia đình nhà văn Hòang Đạo và được đưa vào
Nha Thông Tin Bắc Việt làm biên tập viên. Tiến thân với
nhà văn Măc Thu Lưu Đức Sinh, kich tác gia Vũ Khắc Khoan và
nhà văn Chu Tử Chu Văn Bình. Do đó khi kịch tác gia Vũ
Khắc Khoan làm chánh văn phòng cho tổng trưởng bộ thông
tin là bác sĩ Bùi Kiến Tín họ Vũ đã đưa Như Phong Lê Văn Tiến
làm thư ký riêng cho tổng trưởng Bùi Kiến Tín. Như Phong
Lê Văn Tiến làm tình báo làm chánh trị và từng là cố vấn chuyên môn cho bác sĩ
Trần Kim Tuyến ông trùm tình báo của chế độ Ngô Đình
Diệm, làm chánh trị Như Phong Lê Văn Tiến từng là ủy
viên Ủy ban hành pháp trung ương [tương đương bộ
trưởng] và là người vẽ sơ đồ tổ chức cho mấy tay
tướng trẻ nắm chánh quyền [giữa năm 1976 thế kỷ hai
mưoi khi cùng ở chung phòng giam ký hiệu B với tôi tại
trại giam sở công an TPHCM nơi mà thiên hạ lúc đó
gọi 'khách sạn cây mít' Như Phong Lê Văn Tiến trả lời
câu hỏi của tôi về chuyện thiên hạ nhiều lời về
mối quan hệ giữa cậu em kết nghĩa của chồng và bà
chị dâu vừa góa chồng ở chung nhà với nhau. Như Phong Lê Văn Tiến cười sòa rồi nói rằng Như Phong
Lê Văn Tiến nghe rác tai những lời đàm tiếu của thiên
hạ về mối quan hệ giữa Tiến và chị Long nhưng thiên
hạ quên một điều quan trọng là Tiến ở nhà anh chị
Long từ khi Tiến chưa đầy hai mươi tuổi và lúc anh Long
lưu vong đã ký thác vợ con cho Tiến chăm sóc thời gian
này chị Long đã cẩn thận đón mẹ đến ở cùng. Tiến
công nhận chị Long là người đẹp vào lọai 'quốc sắc
thiên hương ' và Tiến rất là' thần tương' chị Long có
lẽ vì vậy mà tới khi chị qua đời Tiến vẫn chưa lập
gia đình. Đời Tiến có hai mối hận là không kiếm đươc
người bằng nửa thần tượng để cưới làm vợ nhưng
vì Tiến đối xử với các con anh Long như con Tiến nên
họ lúc nào cũng coi Tiến như cha nuôi, dù gọi Tiến là
chú, nỗi ân hận thứ hai là lập kế họach và dựng mô
hình đưa đám tướng trẻ lên cầm quyền đám này làm
ăn quá tệ đến nỗi phe quốc gia tan đàn xẻ nghé như
ngày nay
Theo nhà văn Tạ Quang Khôi thì
cuối đời Tiến làm cố vấn cho đài Á Châu Tự Do và
viết báo Wallstreet nhưng dành nhiều thời gian sang Paris
tìm đọc tiểu thuyết Khói Sóng trong thư viện Pháp để
sửa chữa và viết tiếp . Tiến đã hòan thành trường
giang tiểu thuyết Khói Sóng trươc khi qua đời
Tôi nhận lời Như Phong Lê Văn
Tiến về tòa sọan báo Tự Do làm phóng viên chánh trị
nhưng nói với Tiến rằng tôi là anh viết văn làm thơ
tôi không muốn rời anh em sinh viên Hà nội lúc đó đang
làm tờ nguyệt san Lửa Việt. Nhóm sinh viên này không xa
lạ gì với Như Phong Lê văn Tiến đó là những sinh viên
như luât sư Trần Thanh Hiệp sinh viên cao học luât, nhà
giáo Nguyễn Sỹ Tế sinh viên cao học luật, nhà giáo Dõan
Quốc Sỹ con rể nhà thơ Tú Mỡ sinh viên văn khoa, nhà
giáo Thanh Tâm Tuyền sinh viên luât, nhà giáo Lữ Hồ sinh
viên Cao Đẳng sư phạm.
Nhóm Trần Thanh Hiệp Thanh Tâm
Tuyền lúc đó cộng tác với Vũ Ngọc Các làm tờ nhật
báo Hòa Bình. Trần Thanh Hiệp phụ trách phần chánh trị
coi như chủ bút, Thanh Tâm Tuyền coi mảng văn nghệ coi như
chủ trương trang văn nghệ cuối tuần. Một bữa Thanh
TâmTuyền nhận đươc thư độc giả gửi một truyện
ngắn tựa đề Đêm gĩa từ Hà nội ký tên tác giả là
Mai Thảo một tên lạ hoắc Tuyền định xếp xó nhưng
đọc qua dòng đầu tiên của truyện ngắn thì sửng sốt
văn hay quá cứ như thơ vậy. Tuyền đọc xong truyện ngắn
thấy phía dưới đề đia chỉ liên lạc với tác giả
là Nguyễn Đăng Qúy bèn gọi điện thọai cho Nguyễn Sỹ
Tế chủ bút nguyệt san Lửa Viêt báo tin mình vừa khám
phá ra một thiên tài và yêu cầu Nguyễn Sỹ Tế xếp chỗ
cho truyện ngắn Đêm Gĩa Từ Hà nội trên Lửa Viêt số
sắp ra
Sự ra đời của nhà văn Mai Thảo
và tác phẩm Đêm Gĩa Từ Hà Nội là như thế đó
Sau đó tôi gặp Nguyễn Đăng Qúy
tôi mới biêt Qúy là em Nguyễn Đăng Viên và trưóc khi
Qúy là nhà văn Mai Thảo , Qúy làm thơ ký bút hiệu Nhị
Qúy là dân Thổ Khối, một xã trong làng Bát Tràng anh em
họ với nhà văn hóa Nguyễn Đăng Thục em ruột Nguyễn
Đăng Viên mà Viên thì lại chẳng xa lạ gì với tôi . Viên
là đệ tử nhà văn Chu Tử. Viên học giỏi và là bạn cùng học
với một tên tướng Pháp khi tên này làm tư lệnh quân
đội Pháp ở Bắc Việt. Viên đã được tên này đề bạt
môt lúc làm tỉnh trưởng ba tỉnh Hưng Yên Thái Bình Ninh
Bình. Viên từng đươc cố Đảng trưởng đảng Đai Việt
Trương Tử Anh kết nạp Đảng cùng thời với bác sĩ
Đặng Văn Sung, cố đảng trưởng Trương Tử Anh rất tin
tưởng Viên. Nguyễn Đăng Viên có tài nhưng phải tật tếu
táo thích đùa rỡn. Viên từng dùng trung úy Nguyễn văn
Thiệu làm sĩ quan hầu cận. Khi ông Thiệu làm Tổng Thống
có mời Viên tham chánh. Viên đã từ chối với lý do làm
giám đốc khách sạn Palace của Pháp ở đường Nguyễn
Huệ luơng to hơn lương bộ trưởng. Có lẽ vì cái tính
tếu táo mà có lúc Viên đã bị thủ tướng Ngô Đình Dịệm
nhốt vào khám Chí Hòa. Lúc Nguyễn Đăng Qúy đăng quang
cái tên nhà văn Mai Thảo thì Nguyễn Đăng Viên cùng với
nhà văn Chu Tử mở trường trung học tư thục Thăng Long
ở số 207 Bùi Viện.
Sau ngày 30 tháng tư Nguyễn Đăng
Viên bị tù cải tạo tại trại Xuyên Mộc hút thuốc lào
sòng sọc xuốt ngày, ra tù Viên vươt biển đăm tầu sác
chôn bụng cá Thái Bình Dương [muốn biết thêm về Nguyễn
Đăng Viên đọc hồi ký Vương Tân chương Nguyễn Đăng
Viên]
Khi cái tên Mai Thảo đươc Thanh
Tâm Tuyền 'đánh bóng' thì Nguyễn Đăng Qúy nghĩ ngay tới
chuỵện kinh doanh gom các truyện ngắn đã viết lại
thành một tập lấy tên là tập truyện ngắn Đêm Gĩa Từ
Hà nội in thành sách đem bán. Thời đó lọai truyện như
Đêm Gỉa Từ Hà nội phát hành tác gỉa muốn có lời
chỉ có hai nơi tiêu thụ ngon lành là Bộ Thông Tin và
Phòng Thông Tin Hoa Kỳ. Bộ Thông Tin thì Nguyễn Đăng Qúy
nhờ sư quen biết của Nguyễn Đăng Viên nên bộ này đã
nhận lời mua một nghìn cuốn. Phòng Thông Tin Hoa Kỳ qua
Viên Qúy gặp Từ Ngọc Bích phó phòng Thông Tin Hoa Kỳ
nơi này không những chịu mua cho Mai Thao tới hai nghìn
cuốn Đêm Gĩa Từ Hà nội mà Bích còn giới thiệu với
Mai Thảo một ngươi Mỹ gốc Ý tên Tucker lúc đó là
trưởng phòng Thông Tin Hoa Kỳ tại Saigon nói thạo tiếng
Pháp. Gặp Mai Thảo Tucker gợi ý Mai Thao nên xuất bản
một tạp chí văn chương ra hàng tháng với điều kiện
tạp chí này cổ võ cho xu hướng văn chương hiện đại
và văn chương tự do. Phòng Thông Tin Hoa Kỳ có thể yểm
trợ Mai Thảo bằng cách mua cho mỗi kỳ hai ngàn số để
Mai Thảo không bị lỗ vốn có thu nhập đủ chi phí cho
tòa sọan và trả tiền nhuận bút. Mai Thảo đã nhận lời
đề nghị của Tucker. Trong khi đó Đòan Sinh Viên Hà nội
hết nhiệm vụ lịch sử tờ Lửa Viêt ngưng xuất bản,
nhóm Lửa Việt xuất bản tờ Người Việt đưa nhà văn
Dõan Quốc Sỹ làm chủ nhiệm nhà văn Nguyễn Sỉ Tế làm
chũ bút
Khi Lửa Việt đổi thành Người
Việt, họa sĩ Lữ Hồ tốt nghiệp trường Cao Đẳng sư
phạm Saigon về Huế lấy vợ rời cây cọ, thành ra Người
Việt không có họa sĩ trình bầy, tôi đã giới thiệu cho
Người Việt họa sĩ Duy Thanh một họa sĩ nổi tiếng từ
Hànội là truyền nhân của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung để
minh họa và trình bầy Người Việt [muốn biết thêm về
họa sĩ Duy Thanh đọc hồi ký Vương Tân chương viêt về
họa sĩ Duy Thanh]
Tuần báo Ngươi Việt ra ít số
thì Nguyên Sa Trần Bích Lan [vương tân dành một chương
hồi ký viết về Nguyên Sa] từ Pháp về tìm tôi nói về
nền văn học hiện sinh và đưa tôi bài thơ viết về Nga
vợ Nguyên Sa in trên một tấm thiếp báo hỉ cùng mấy
bài thơ. Tôi đã mang tấm thiếp báo hỉ và mấy bài thơ
của Nguyên Sa đưa cho Thanh Tâm Tuyền đọc. Thanh Tâm Tuyên
đọc xong mấy bài thơ Nguyên Sa đã bảo tôi đưa Thanh
Tâm Tuyền một bài thơ tôi mới sáng tác để Thanh Tâm
Tuyền làm một trang thơ bạn giới thiệu thơ tôi và thơ
Nguyên Sa như một hiện tượng thi ca mới xuât hiện trên
bầu trời thi ca Việt Nam do Thanh Tâm Tuyền viết lời
giới thiệu đăng vào Ngươi Viêt số Xuân 1956 [số báo
này còn lưu giữ nơi các thư viện ở Saigon Paris
Washington]
Báo Ngươi Việt ra đươc mấy số
thì hết tiền đình bản. Nguyên Sa Trần Bích Lan bỏ tiền
tục bản với điều kiện cho NGUYÊN Sa phần lựa bài
đăng nhưng Người Việt ra hai số với sự lựa bài của
Nguyên Sa thì Thanh Tâm Tuyền đã yêu cầu Dõan Quốc Sỹ đòi
lại báo vì không thích đuờng lối văn nghệ hiện sinh
và nói Nguyên Sa Trần Bích Lan lấy tiền của bác sĩ Trần
KimTuyến [trùm mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm
] xuất bản báo Người Việt. Dõan Quốc Sỹ đã làm theo
yêu cầu của Thanh Tâm Tuyền
Trong khi Mai Thảo xuất bản tạp
chí Sáng Tạo anh em Người Viêt không ai tham gia bài vở dù
có đi ăn nhậu và khiêu vũ với Mai Thảo vì ai cũng ngại
mang tiếng viết tờ báo nhận tài trợ của Phòng Thông
Tin Hoa Kỳ
Nhưng Sáng tạo ra mấy số thấy
không có mầu mè gì của Mỹ cả vì Mai Thảo được tòan
quyền lựa bài vở theo hướng đứng về phía cái mới
làm mới văn chương Việt Nam hiện đại hóa văn chương
Việt Nam thì anh em Người Việt mới bắt đầu viết cho Sáng Tạo
Tờ Sáng Tạo đã đưa ra được
những nhà văn mới như Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu,
Lý Hòang Phong những nhà phê bình hội họa Nguyễn Trung,
Thái Tuấn [hai nhân vật này từ phê bình sang sáng tác đã
trở thành những danh họa]
Thiên hạ thường ba điều bốn
chuyện về chuyện tại sao Nguyên Sa là người bên cạnh
Mai Thảo từ khi Sáng Tạo sửa sọan ra đời và cũng
chính Nguyên Sa đã giới thiệu Nguyên Văn Trung tham gia
viết Sáng Tạo ban đầu với bút hiệu Hòang Thái Linh thế
mà chẳng bao lâu Nguyên Sa và Sáng Tạo lại lạnh nhạt
với nhau. Có người như Du Tử Lê chẳng hạn quả quyết
chuyện Mai Thảo lạnh nhạt với Nguyên Sa là vì một bài
phỏng vấn Nguyên Sa của Vương Tân trong bài này Nguyên
Sa nói hơi nhiều về luật bằng trắc trong thơ và thơ tự
do 'đụng' tới Thanh Tâm Tuyền khiến Thanh Tâm Tuyền áp
lưc Mai Thảo 'nghỉ chơi' với Nguyên Sa..Mai Thảo được
hỏi về chuyện này thì lại bảo rằng chuyện hơi tế
nhị nên Mai Thảo không muốn tiết lộ. Thật ra chuyện tế
nhị đó là mối quan hệ của Nguyên Sa với bác sĩ Trần
Kim Tuyến trùm mật vụ của chế độ Ngô đình Diệm, bác
sĩ Tuyến muốn nắm tờ Sáng Tạo sau khi đã nắm tờ Tự
Do chứng cớ là khi Sáng Tạo ngưng xuất bản bác sĩ
Tuyến đã tài trợ cho nhà thơ Nguyên Sa xuất bản tạp
chi Hiện Đại với ý đồ trám chỗ tạp chí Sáng Tạo
nhưng vì không mời được Mai Thảo cũng như anh em nhóm
Ngươi Việt tham gia bộ biên tập nên Hiện Đại không
vô được đất đứng của Sáng Tạo nơi bạn đọc
Sáng tạo cả hai thời kỳ xuất
bản không nhiều số thời kỳ đầu từ 1956 tới 1960 do
Phòng Thông Tin Hoa Kỳ yểm trợ rồi thời kỳ thứ hai
năm 1964 do một tổ chức văn hóa Hoa Kỳ yểm trợ qua bác
sĩ Lý Trung Dung đã tạo đươc một vị trí tầm cỡ
trong văn học nghệ thuật Việt Nam trong những thập niên 50 và
60. Sáng Tạo nổi đình đám nhờ phất ngọn cờ làm mới
văn học nghệ thuật VN có sự tham gia của nhóm Người
Việt chứng cờ là sau Sáng Tạo Mai Thảo từng chủ
trương các tờ Nghệ Thuật rồi Văn nhưng không có sự
tham gia đông đảo của nhóm Ngươi Việt nên các tờ này
đâu thay thế được tạp chí Sáng Tạo
Tạp chí Sáng Tạo thời kỳ 1956
-1960 so với thời kỳ 1964 cũng hòan tòan khác thời kỳ
1956-1960 dấu ấn của nhóm Người Việt đậm hơn thời
kỳ 1964
Những đặc sắc của Sáng Tạo
là phất ngọn cờ đổi mới văn học nghệ thuật nỗ
lực cổ động cho phong trào sáng tác và đọc thơ tự do
và mở rộng cửa đón những văn tài mới.
Cái làm nên bản chất của tạp
chí Sáng Tạo là nhà văn Mai Thảo cộng với sự hợp tác
của nhóm Người Việt. Phải công bằng mà nói một Ngươi
Việt không chẳng thể làm nên tạp chí Sáng Tạo, chứng
cớ là sau năm 1963 Vũ Khắc Khoan ra tạp chi Vấn Đề đưa
Thanh Tâm Tuyền làm thư ký tòa sọan lôi kéo nhóm Ngươi
Việt tham gia viết nhưng Vấn Đề vẫn không thay thế
được Sáng Tạo trong khuynh hướng thưởng ngọan văn
chương của bạn đọc và Mai Thảo làm báo Nghệ thuật
rồi Văn thiếu sự góp mặt của nhóm Người Việt cũng
không tạo đươc vị thế của Sáng Tạo trong giới đọc
cũng như giới thưởng ngọan văn chương.
Sáng Tạo tuy phất ngọn cờ đổi
mới văn học nghệ thuật dứt khóat đứng về phía cái
mới chủ lưc là nhóm Người Việt nhưng là diễn đàn
mở có sự tham gia của các nhà thơ tiền chiến Đinh Hùng,
Vũ Hoàng Chương và nhà văn nhóm Quan Điểm Mặc Đỗ, nhà
văn quân đội Tạ Tỵ nhà văn công chức đài phát thanh
Saigon Lý Hòang Phong nhà thơ thuộc nhóm Đời Mới Hòang
Bảo Việt
Vị trí của Sáng tạo trong văn
học sử Việt Nam như thế nào nay đã rõ vì ngay những
nhà nghiên cứu văn học ở miền Bắc những người có
tầm nhìn khá khắc khe và hạn chế về nền văn học
miền Nam trong hai thập niên 50,60, của thế kỷ hai mươi
cũng phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của tạp chí
Sáng Tạo đã đem lại không khí đổi mới cho văn chương
Việt Nam, đưa văn chương VN ra khỏi những hạn chế của
su hướng văn chương tiền chiến với những Tự Lưc Văn
Đòan Tiểu thuyêt thư bẩy thứ năm hay Xuân thu nhã tập
Thanh Nghị.
VƯƠNG TÂN
Monday, October 15, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: bất ngờ và không bất ngờ
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-10-15
Hội nghị Trung ương 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Việt Nam khóa XI vừa kết thúc với quyết định “không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.Không kỷ luật ai
Đó như câu trả lời về những đồn đoán về thay đổi nhân sự trong Bộ Chính trị và tương lai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra trước khi hội nghị diễn ra. Liệu đây có phải là một kết quả được báo trước hay được trông đợi?Mặc dù không đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng thông tin từ các nguồn tin khả tín cho biết trong cuộc bỏ phiếu kỷ luật “một ủy viên Bộ Chính trị”, kết quả cho thấy chỉ có khoảng 27% số phiến đồng ý với đề xuất kỷ luật đó. Giới quan sát cho rằng ủy viên Bộ Chính trị ấy chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ông bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật sau những sai phạm liên quan đến kinh tế.
Kết luận được quan tâm nhất của Ban Chấp hành TW ĐCSVN làm dấy lên nhiều đồn đoán trong đó hoặc nghi ngờ giá trị thực sự của những lá phiếu hoặc cho rằng Thủ tướng mặc dù sau những sai phạm vẫn còn được tín nhiệm cao. Riêng bản thân luật gia Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội) thì lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác:
"Tôi nghĩ khác hai ý đó. Tôi suy đoán là biết đâu trong những phiếu ủng hộ đó là họ nghĩ rằng biết đâu ngày mai đến phiên mình cho nên họ bỏ phiếu như thế thì họ cũng phải nghĩ đến thân phận của họ. Nếu mà suy nghĩ của tôi là đúng thì đó là một điều vô cùng lo lắng. Tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn từ các đảng viên trên 40 năm tuổi Đảng đều nói là bất ngờ, hụt hẫng, thất vọng, báo hiệu một nguy cơ. Điều đó cũng nói lên một điều gì đó chứ không phải là điều gì rất nhẹ nhàng mà phóng viên vừa hỏi”.
Một trong ba vấn đề cấp bách được đưa ra từ Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI đưa ra là “tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Điều lo lắng của ông Trần Quốc Thuận là nếu như suy đoán của ông đúng thì “ một bộ phận không nhỏ” được nói từ Nghị quyết TW 4 ĐCSVN đang lộ diện.
“Không nhỏ có nghĩa là không phải nhỏ cũng chưa hẳn là lớn nhưng đôi khi nó lại lớn lên nên người ta hụt hẫng”.
Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, diễn ra sớm hơn so với dự kiến và kéo dài 2 tuần. Hội nghị được cho biết nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng và phức tạp liên quan đến kinh tế, giáo dục và xây dựng ĐCSVN.
Tính nhạy cảm của các vấn đề được dễ dàng nhận thấy khi truyền thông chính thống hầu như không đưa tin về hội nghị. Tuy nhiên, điều đó không làm mờ đi những đồn đoán về sự thay đổi nhân sự đặc biệt là số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà báo chí phương Tây đánh giá là vị thủ tướng quyền lực nhất Việt Nam.
Một trong những câu hỏi giới quan sát đặt ra là số phận ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ như thế nào. Đại hội kết thúc với bài phát biểu “không kỷ luật ai” của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tiếp cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tại Hà Nội. Tất cả như một câu trả lời khác rõ ràng cho bất cứ ai nghi ngờ về số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ Chính trị trước đó đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, được suy đoán là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Kết thúc hội nghị, Tổng Bí thư ĐCSVN khẳng định đây là lần đầu tiên Trung ương bàn và ra nghị quyết về vấn đề xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Không phải lần đầu
Tuy nhiên, kết luận “không kỷ luật ai” không phải được được đưa ra lần đầu tiên. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Cái này tất nhiên là cũng gây bất ngờ đối với nhiều người nhưng bản thân tôi thì đã thấy trước việc đó bởi vì từ trước đến giờ thì chưa có một cuộc kiểm điểm, phê bình tự phê bình nào mà thật nghiêm khắc hay là như mong đợi của người dân. Hội nghị Ban Chấp hành TW vừa rồi cũng phản ánh được cái đó”.Mặc dù nội dung Hội nghị 6 Ban Chấp hành TW ĐCSVN được giữ kín nhưng giới quan sát cho rằng Ban Chấp hành đã giành một khoảng thời gian rất lớn, có thể đến 5 ngày, để bàn về quyết định kỷ luật. Theo LS Trần Quốc Thuận, đó là một thời gian quá dài cho một quyết định chưa nghiêm khắc:
“Kỳ họp nào mà không thành công nhưng năm ngày để cuối cùng đưa ra một kết luận là không kỷ luật ai thì điều đó làm tôi đánh giá tính nghiêm khắc của nghị quyết là chưa đủ 'đô'".
Cả hai luật gia Trần Quốc Thuận và Lê Hiếu Đằng đều cho rằng hình thức phê và tự phê của ĐCSVN không thể đạt được hiệu quả trong thực tế. Việc 100% Bộ Chính trị đồng ý kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị nhưng cuối cùng không được chuẩn thuận khiến dấy lên nhiều nghi ngờ về quyền lực thực sự của cơ quan được cho là lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN cũng như nghi ngờ về lợi ích nhóm và về hiệu quả của những cơ quan giám sát.
Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng cần thiết xây dựng một nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự để có những cơ quan giám sát có hiệu quả, ngăn chặn một “siêu quyền lực” nếu có:
“Do đó cái quan trọng hiện nay là phải tập trung thảo luận sửa đổi hiến pháp. Phải sửa theo hướng là tăng cường vai trò của nhân dân thông qua những thể chế tự do dân chủ và tạo được tam quyền phân lập thì mới giải quyết được tình hình hiện nay chứ nếu không thì nó vẫn lẩn quẩn thôi.”
Bắt đầu trở thành người đứng đầu Chính phủ từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng được hy vọng là có thể mang Việt Nam vào thời đại nhảy vọt khi thừa hưởng một gian đoạn mà Việt Nam có dự trữ ngoại tệ hơn 20 tỷ đô la. Điều này chưa kể đến mức tăng trưởng kinh tế đạt một con số ấn tượng trên 7% vào năm 2006. Tuy nhiên, chỉ cần hai năm sau khi TT nhậm chức, thay vì nói về những triển vọng người ta nói về những thất bại bao gồm sự quản lý của các tập đoàn nhà nước, về số nợ khổng lồ 86 ngàn tỉ đồng của Vinashin hay về một hệ thống ngân hàng dễ vỡ của Việt Nam.
Tôi tin rằng sau những va vấp và bị kiểm điểm như vậy thì TT Nguyễn Tấn Dũng phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Đó là thái độ không ngoan nhất để tạo uy tín của mình.Tất cả những điều này đã làm giới quan sát nhiều lần đồn đoán về vận mệnh Thủ tướng. Hồi cuối năm 2010, trước khi đại hội ĐCSVN lần thứ XI bắt đầu, đã có những suy luận rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra đi. Tuy nhiên, vị Thủ tướng được đánh giá đầy quyền lực này vẫn tại vị thêm một nhiệm kỳ và kết quả hội nghị Trung ương 6 lần này một lần nữa cho thấy Thủ tướng vượt qua sóng gió một cách ngoạn mục.
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Tuy nhiên, theo ông Lê Hiếu Đằng, sau lần hội nghị này có lẽ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ rút ra một bài học cho mình:
“Tôi tin rằng sau những va vấp và bị kiểm điểm như vậy thì TT Nguyễn Tấn Dũng phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình. Đó là thái độ không ngoan nhất để tạo uy tín của mình”.
Trước khi hội nghị Trung ương 6, AFP có bài của tác giả Didier Laura trong đó trích lời một nhà quan sát cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sống sót sau những cơn bão chính trị và lần này cũng sẽ như vậy. Vậy là một lần nữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây bất ngờ và không bất ngờ cho nhiều người.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pm-ntdung-survive-political-storm-qc-10152012153337.html
Biển Đông đẩy Hoa Kỳ và Trung Quốc đến bờ chiến tranh lạnh ?
Một cuộc gặp Mỹ - Trung về quân sự
REUTERS/Andy Wong/Pool
Trong thời gian gần đây, ngoài việc làm dấy lên căng thẳng với
Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền tại vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc vẫn
tiếp tục các động thái bị xem là khiêu khích đối với các nước nhỏ ở Đông
Nam Á nhằm áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên toàn bộ Biển Đông. Trong
tình hình đó, cường quốc Thái Bình Dương là Hoa Kỳ đã tiếp tục phô
trương uy lực quân sự của mình trong toàn khu vực Tây Thái Bình Dương,
mà gần đây nhất là tung một lực lượng hùng hậu vào cuộc tập trận hỗn hợp
với Philippines.
Trong bối cảnh đó, ngày 02/10/2012 vừa qua, trang web của Hội Asia Society tại New York đã công bố một bài nhận định viết bằng tiếng Anh, mà tựa đề là một câu hỏi : « Tranh chấp Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc ‘chiến tranh lạnh mới’ hay không ? (Could Conflict in the South China Sea Lead to a 'New Cold War' ?) ». Tác giả bài viết là giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ).
Nội dung bài phân tích nêu bật tính chất tương đồng trong đối sách của Mỹ hiện nay trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, với tình hình quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô liên quan đến Châu Âu, hai năm đầu tiên sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, khi Washington phân vân trong cách ứng xử trước các đòi hỏi quá trớn của Mátxcơva, bất chấp các cam kết trước đó.
Đối với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, “Trung Quốc ngày nay đã bộc lộ tất cả các dấu hiệu của một cường quốc đòi thay đổi nguyên trạng (revisionist power) ở châu Á. Bằng việc công bố tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, nước này đã đòi chủ quyền trên hơn 80% Biển Đông, ăn vào vùng lãnh hải của các láng giềng nhỏ hơn. Một cách từ từ nhưng đều đặn, Trung Quốc đã hung hăng củng cố các đòi hỏi chủ quyền bằng cách áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển tranh chấp, chăng giây chặn lối vào bãi Scarborough ngoài khơi bờ biển Philippines, cắt cáp của tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, và cho đấu thầu thăm dò dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.”
Trước tình hình đó, giáo sư Hùng đã ghi nhận sự kiện là có rất đông nhà học giả hay nghiên cứu Mỹ cho rằng “Hoa Kỳ không nên khuấy động tâm lý dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, rằng hòa bình tốt hơn là chiến tranh, rằng đàm phán tốt hơn là xung đột, rằng… mọi nỗ lực nên được tập trung vào việc tránh trở về chính sách vây chặn.”, tức là tạo ra một cuộc ‘chiến tranh lạnh’ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là giữa Mỹ và Trung Quốc, đang có mâu thuẫn quyền lợi rõ rệt tại vùng Biển Đông. Ông giải thích : “Trong khi Hoa Kỳ muốn được quyền tự do hàng hải bên trong giới hạn lãnh hải 12 hải lý, thì Trung Quốc đòi là việc thực hiện quyền tự do đó phải có sự cho phép của Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ muốn có một hệ thống đa cực ở châu Á, Trung Quốc lại tìm kiếm thế bá chủ, chứ không muốn cân bằng quyền lực… Phó tổng thư ký của Hội đồng Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc từng nói rõ là tranh chấp về Biển Đông về thực chất là một cuộc đối đầu gián tiếp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông.”
Do vậy, đối với giáo sư Hùng, cần phải nhìn thẳng vào thực tế, công nhận nguy cơ chiến tranh lạnh, để từ đó rút ra những kết luận cần thiết để né tránh. Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một giải pháp công bằng và bền vững cho tranh chấp Biển Đông phải dựa trên ba yếu tố có quan hệ hỗ tương và phụ thuộc lẫn nhau : Trung Quốc tự kiềm chế, ASEAN đoàn kết lại, và Mỹ dấn thân vào khu vực, với nhân tố ASEAN vững mạnh và đoàn kết là quan trọng nhất.
Trả lời
phỏng vấn của RFI, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh khả năng chiến
tranh lạnh Trung Mỹ xẩy ra do các động thái ngày càng quyết đoán của
Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng đây sẽ là một cuộc chiến tranh lạnh "mới",
khác với thời kỳ Liên Xô trước đây.
NMH : - Một cuộc chiến tranh lạnh mới có thể xẩy ra, nếu các quốc gia Đông Nam Á không thể đoàn kết được với nhau để tạo thành một sức mạnh, có thể vừa kềm chế được Trung Quốc, vừa khuyến khích được Mỹ can thiệp vào vùng đó.
Nếu không thì sẽ xẩy ra tình trạng chiến tranh lạnh như kiểu ngày xưa, tức là có một số yếu tố, thứ nhất là sự vây chặn (containment), kế đến là sự sắp hàng theo những liên minh khác nhau (alignment). Nhưng cuộc chiến tranh lạnh này khác với ngày xưa vì có một số yếu tố làm giảm bớt độ mạnh : thứ nhất là sự liên lập chính trị toàn cầu (political interdependance) và thứ hai là khung cảnh toàn cầu hóa về kinh tế...
Ngày xưa, nhất là vào thời kỳ đầu tiên, chỉ có đối đầu mà không có cộng tác, và thế giới đứng trước bờ vực thẳm của chiến tranh nguyên tử. Lần này thì không như thế… không có chiến tranh nguyên tử, và có đối đầu nhưng cũng có sự cộng tác.
RFI : Không khí chiến tranh lạnh xuất phát từ các hành động quyết đoán của Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông ?
NMH : Vâng, những tranh chấp gần đây, nhất từ năm 2009, phần lớn xuất phát từ phiá Trung Quốc, từ những hành động của Trung Quốc... tìm cách chậm chạp, từ từ và dần dần thực hiện các đòi hỏi của mình, nhất là đòi hỏi về đường lưỡi bò.
Và nếu thực hiện được điều đó, Trung Quốc sẽ biến vùng Biển Đông thành cái hồ của họ, và trong cái hồ đó, Trung Quốc sẽ đòi rất nhiều quyền và sẽ làm cho ảnh hưởng của Mỹ mất hẳn đi trong vùng đó.
Mà khi ảnh hưởng của Mỹ mất hẳn trong vùng, thì các quốc gia Á châu chỉ còn cách là phải xếp hàng, nghiêng về phía bên này hoặc bên kia, và trong trường hợp Mỹ đi ra như vậy, thì châu Á phải thích ứng (accommodate) với sự hiện diện lớn lao của Trung Quốc.
RFI : Nguy cơ có thể dẫn tới tình hình chiến tranh lạnh ?
NMH : Nó tùy thuộc ba yếu tố. Thứ nhất là thái độ của Trung Quốc, thứ hai là khả năng các nước Đông Nam Á và thứ ba là sự cam kết (engagement) của Mỹ... Khi tôi nói không khí gần như là chiến tranh lạnh ngày xưa, đó là vì có một số hiện tượng tương tự.
Thứ nhất là ngày xưa, sau Đệ nhị Thế chiến, bên Châu Âu có một quốc gia (Liên Xô), tuy bị chiến tranh tàn phá, nhưng lại nổi trội lên và ngày càng áp đảo các quốc gia khác và không tôn trọng những thỏa thuận ở Yalta giữa các ông Roosevelt, Churchill và Stalin, yêu cầu cho Đông Âu được quyền tự quyết qua những cuộc tuyển cử tự do. Nhưng Nga cứ tiếp tục áp đặt ý định của mình là thiết lập ảnh hưởng trong những vùng đó.
Nga lại không chiụ rút khỏi Iran như đã thoả thuận, rồi lại còn đòi quyền quản trị chung hai eo biển quan trọng nhất là Dardanelles và Bosphorus, thuộc thẩm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ. Thì đấy là khuynh hướng bành trướng thêm, không những trên đất liền, mà còn trên biển.
Trung Quốc lấn lướt, Mỹ đang chần chừ
Giờ đây cũng có một hiện tượng như vậy. Cạnh những quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á, có một quốc gia lớn là Trung Quốc, đang hiện đại hóa quân đội - bị người ta phàn nàn là mục tiêu không rõ ràng, tức là bị nghi ngờ hiện đại hóa quân đội để gây áp lực trên các quốc gia khác. Và quốc gia đó cũng đòi một cái 'đường lưỡi bò', cũng là một đòi hỏi không hợp lý, và làm áp lực trên các nước nhỏ, đó là điểm giống nhau thứ nhất.
Điểm thứ hai liên quan đến Mỹ. Thời đó, sau khi thấy hành động của Nga, Mỹ cũng có nhiều đề nghị khác nhau. Có những đề nghị có tính cách ôn hòa như của ông Harriman chẳng hạn, bảo ông Truman cứ nói mạnh lên là Nga sẽ rút lui. Thì ông Truman cũng nói mạnh lên, nhưng không thành công gì cả. Rồi cũng có ý định khác của ông George Keenan - đề nghị phải vây chặn, vì không chặn thì Nga cứ tiếp tục bành trướng - và lời cảnh cáo thứ hai của ông Churchill, nói rằng bức màn sắt đã bắt đầu đổ xuống các quốc gia Đông Âu rồi, phải tìm cách giữ các vùng còn lại.
Bây giờ ở Mỹ cũng có những khuyến cáo khác nhau. Đa số học giả Mỹ thì khuyến cáo nên ôn hòa, nên thích ứng với Trung Quốc. Nhiều người còn cảnh cáo là lãnh đạo mới của Trung Quốc rất tự phụ, họ không tự ti như ngày xưa, và Trung Quốc lại còn không ổn định, vì có cảm tưởng bị vây chặn, cho nên phải tìm cách làm cho Trung Quốc đừng lo ngại. Cũng như ngày xưa người ta khuyến cáo về Stalin, cho là ông ta chỉ paranoid (hoang tưởng) về vấn đề bị (chủ nghĩa tư bản) vây chặn, thì bây giờ Trung Quốc cũng sợ bị vây chặn thì phải xoa dịu !
Còn một số người khác - số người này nhỏ thôi - nói là hành động của Trung Quốc không thể chấp nhận được… Mỹ không thể nào để Trung Quốc trở thành bá chủ ở Á châu. Như vậy hiện nay, ở Mỹ cũng những quan điểm khác nhau !
Và điểm thứ ba là sự lưỡng lự của Mỹ. Đến năm 1946, ông Truman đã biết (về ý định của Nga). Khi lên cầm quyền thay ông Roosevelt, ông Truman đã muốn hòa hoãn, tức là tiếp tục chính sách của Roosevelt. Đến năm 1946, sau khi có phúc trình của ông George Keenan về những hành động lấn lướt của Nga, thì ông Truman đã thấy nguy hiểm rồi.
Nhưng tình hình nước Mỹ lúc bấy giờ vừa mới hết chiến tranh, người Mỹ không muốn dấn thân ra bên ngoài, mà muốn được hưởng hoà bình, thành ra ông Truman cứ chần chừ mãi cho đến năm 1947, khi nổ ra khủng hoảng ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, có cuộc chiến tranh khuynh đảo mà có Nga tham dự.
Lúc bấy giờ Anh Quốc – nước thường có trách nhiệm trong vùng – tuyên bố rút lui, bảo rằng không còn khả năng tiếp tục, và Mỹ muốn làm gì thì làm. Hoa Kỳ lúc ấy đã quyết định điền vào chỗ trống đó. Thì như vậy là Mỹ chần chừ cả một năm, dù có biết bao cảnh báo, cho đến năm 1947 mới quyết định chính sách vây chặn (containment).
Bây giờ cũng thế. Mỹ đang chần chừ. Có cảnh cáo, có đủ các thứ, có những hành động xâm lấn, nhưng vẫn có hy vọng có thể hòa hoãn. Dĩ nhiên, hy vọng tốt nhất là hai bên có thể thích ứng với nhau. Nếu không thì phải đi đến cạnh tranh.
RFI : Phải công nhận thực tế là đã có không khí chiến tranh lạnh để có hành động thích ứng ?
NMH : Tôi nghĩ là phải nhìn nhận thực tế bởi vì có những yếu tố như tôi đã nêu ra.
Trước hết Trung Quốc cần phải uyển chuyển về vấn đề đường lưỡi bò, cần phải bớt đi những đòi hỏi quá khích. Thứ hai là các quốc gia Á châu phải đoàn kết với nhau và chống lại cái « bá quyền » của Trung Quốc. Và thứ ba là Mỹ phải có can dự. Một trong 3 yếu tố đó mà không có, thì mọi sự lệch đi, không có giải pháp ổn thoả được.
Thì cũng có nhiều dấu hiệu là Trung Quốc có thể chấp nhận. Ở bên Trung Quốc, một số học giả cũng nói là đánh nhau với Mỹ bây giờ không có lợi, thứ hai nữa là về cơ bản, đòi hỏi của đường lưỡi bò không ổn cố, và thứ ba là nếu không cẩn thận, thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của người khác.
Còn yếu tố thứ hai, là yếu tố « cam kết » của Mỹ, thì Mỹ đã nói là có cam kết. Và thật sự, họ cũng đã có một vòng đê chặn bên ngoài : Những nước như Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Hàn, đều là đồng minh của Mỹ… Còn lại Thái Lan, Nam Dương (Indonesia), nhưng Thái Lan, Nam Dương một phần nào đó cũng là một loại đồng minh... Thành ra sự sắp hàng đã bắt đầu xẩy ra rồi.
Thế nhưng ngay bên Mỹ này, có thời Mỹ bị kẹt ở vùng Trung Đông, nên đã lơ là (châu Á), trong lúc đó thì Trung Quốc tiến ra. Nếu Mỹ không tỏ thái độ cứng rắn thì dĩ nhiên sẽ bị Trung Quốc lấn lướt.
ASEAN là yếu tố quan trọng nhất, nhưng yếu nhất
Điểm thứ ba là yếu tố quan trọng nhất, yếu tố Đông Nam Á. Đông Nam Á quả thực là vùng đệm (buffer zone) tốt nhất, bởi vì Mỹ và Trung Quốc chả muốn đụng độ trực tiếp với nhau.
Thành ra, nếu các nước Đông Nam Á có thể đoàn kết với nhau, thì có thể có một sức mạnh để mặc cả tập thể với Trung Quốc. Họ đương tìm cách lập ra cái gọi là Quy tắc ứng xử COC với Trung Quốc, nếu họ đoàn kết với nhau thì có thể được.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121015-bien-dong-day-hoa-ky-va-trung-quoc-den-bo-chien-tranh-lanh
Đại hội mới nhất của đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt sau hai tuần
họp mà không có biện pháp trực tiếp nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
một nhân vật từng gặp nhiều phê phán, và vị trí của ông này dường như
vẫn vững trong một tương lai gần.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu nhiều áp lực khi vào biểu quyết ở Trung ương đảng vì các vụ tai tiếng liên quan đến các tập đoàn nhà nước và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
Trước đó, nhiều nhà phân tích đồn đoán ông Dũng có thể bị ép từ chức trong đại hội lần này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài diễn văn trên truyền hình hôm thứ Hai cho biết đảng thành khẩn nhìn nhận các sai sót liên quan đến tham nhũng của một số đảng viên, nhưng ông không đi sâu ở điểm này. Lập luận của ông có vẻ như trách cứ ông Dũng, nhưng không đưa ra biện pháp trực tiếp như một số đảng viên lãnh đạo mong đợi.
Ông Dũng lên nhậm chức năm 2006 giữa những hy vọng ông sẽ tiến hành các cải cách kinh tế và chính trị. Nhưng các hy vọng đó phai nhạt trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trên các trang blog, ông Dũng bị chỉ trích về lạm quyền và tham nhũng, và gặp áp lực phải trấn áp các xí nghiệp quốc doanh mắc nợ rất nhiều các ngân hàng đang lung lay.
Thời gian cầm quyền của ông Dũng có những cuộc truy quét ráo riết những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ, nhiều người thuộc diện này đã bị giam cầm.
Nguồn: AP, Wall Street Journal, Channel News Asia
Trong bối cảnh đó, ngày 02/10/2012 vừa qua, trang web của Hội Asia Society tại New York đã công bố một bài nhận định viết bằng tiếng Anh, mà tựa đề là một câu hỏi : « Tranh chấp Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc ‘chiến tranh lạnh mới’ hay không ? (Could Conflict in the South China Sea Lead to a 'New Cold War' ?) ». Tác giả bài viết là giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ).
Nội dung bài phân tích nêu bật tính chất tương đồng trong đối sách của Mỹ hiện nay trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, với tình hình quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô liên quan đến Châu Âu, hai năm đầu tiên sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, khi Washington phân vân trong cách ứng xử trước các đòi hỏi quá trớn của Mátxcơva, bất chấp các cam kết trước đó.
Đối với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, “Trung Quốc ngày nay đã bộc lộ tất cả các dấu hiệu của một cường quốc đòi thay đổi nguyên trạng (revisionist power) ở châu Á. Bằng việc công bố tấm bản đồ 9 đường gián đoạn, nước này đã đòi chủ quyền trên hơn 80% Biển Đông, ăn vào vùng lãnh hải của các láng giềng nhỏ hơn. Một cách từ từ nhưng đều đặn, Trung Quốc đã hung hăng củng cố các đòi hỏi chủ quyền bằng cách áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển tranh chấp, chăng giây chặn lối vào bãi Scarborough ngoài khơi bờ biển Philippines, cắt cáp của tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, và cho đấu thầu thăm dò dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.”
Trước tình hình đó, giáo sư Hùng đã ghi nhận sự kiện là có rất đông nhà học giả hay nghiên cứu Mỹ cho rằng “Hoa Kỳ không nên khuấy động tâm lý dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, rằng hòa bình tốt hơn là chiến tranh, rằng đàm phán tốt hơn là xung đột, rằng… mọi nỗ lực nên được tập trung vào việc tránh trở về chính sách vây chặn.”, tức là tạo ra một cuộc ‘chiến tranh lạnh’ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là giữa Mỹ và Trung Quốc, đang có mâu thuẫn quyền lợi rõ rệt tại vùng Biển Đông. Ông giải thích : “Trong khi Hoa Kỳ muốn được quyền tự do hàng hải bên trong giới hạn lãnh hải 12 hải lý, thì Trung Quốc đòi là việc thực hiện quyền tự do đó phải có sự cho phép của Trung Quốc. Trong khi Hoa Kỳ muốn có một hệ thống đa cực ở châu Á, Trung Quốc lại tìm kiếm thế bá chủ, chứ không muốn cân bằng quyền lực… Phó tổng thư ký của Hội đồng Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc từng nói rõ là tranh chấp về Biển Đông về thực chất là một cuộc đối đầu gián tiếp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông.”
Do vậy, đối với giáo sư Hùng, cần phải nhìn thẳng vào thực tế, công nhận nguy cơ chiến tranh lạnh, để từ đó rút ra những kết luận cần thiết để né tránh. Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một giải pháp công bằng và bền vững cho tranh chấp Biển Đông phải dựa trên ba yếu tố có quan hệ hỗ tương và phụ thuộc lẫn nhau : Trung Quốc tự kiềm chế, ASEAN đoàn kết lại, và Mỹ dấn thân vào khu vực, với nhân tố ASEAN vững mạnh và đoàn kết là quan trọng nhất.
NMH : - Một cuộc chiến tranh lạnh mới có thể xẩy ra, nếu các quốc gia Đông Nam Á không thể đoàn kết được với nhau để tạo thành một sức mạnh, có thể vừa kềm chế được Trung Quốc, vừa khuyến khích được Mỹ can thiệp vào vùng đó.
Nếu không thì sẽ xẩy ra tình trạng chiến tranh lạnh như kiểu ngày xưa, tức là có một số yếu tố, thứ nhất là sự vây chặn (containment), kế đến là sự sắp hàng theo những liên minh khác nhau (alignment). Nhưng cuộc chiến tranh lạnh này khác với ngày xưa vì có một số yếu tố làm giảm bớt độ mạnh : thứ nhất là sự liên lập chính trị toàn cầu (political interdependance) và thứ hai là khung cảnh toàn cầu hóa về kinh tế...
Ngày xưa, nhất là vào thời kỳ đầu tiên, chỉ có đối đầu mà không có cộng tác, và thế giới đứng trước bờ vực thẳm của chiến tranh nguyên tử. Lần này thì không như thế… không có chiến tranh nguyên tử, và có đối đầu nhưng cũng có sự cộng tác.
RFI : Không khí chiến tranh lạnh xuất phát từ các hành động quyết đoán của Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông ?
NMH : Vâng, những tranh chấp gần đây, nhất từ năm 2009, phần lớn xuất phát từ phiá Trung Quốc, từ những hành động của Trung Quốc... tìm cách chậm chạp, từ từ và dần dần thực hiện các đòi hỏi của mình, nhất là đòi hỏi về đường lưỡi bò.
Và nếu thực hiện được điều đó, Trung Quốc sẽ biến vùng Biển Đông thành cái hồ của họ, và trong cái hồ đó, Trung Quốc sẽ đòi rất nhiều quyền và sẽ làm cho ảnh hưởng của Mỹ mất hẳn đi trong vùng đó.
Mà khi ảnh hưởng của Mỹ mất hẳn trong vùng, thì các quốc gia Á châu chỉ còn cách là phải xếp hàng, nghiêng về phía bên này hoặc bên kia, và trong trường hợp Mỹ đi ra như vậy, thì châu Á phải thích ứng (accommodate) với sự hiện diện lớn lao của Trung Quốc.
RFI : Nguy cơ có thể dẫn tới tình hình chiến tranh lạnh ?
NMH : Nó tùy thuộc ba yếu tố. Thứ nhất là thái độ của Trung Quốc, thứ hai là khả năng các nước Đông Nam Á và thứ ba là sự cam kết (engagement) của Mỹ... Khi tôi nói không khí gần như là chiến tranh lạnh ngày xưa, đó là vì có một số hiện tượng tương tự.
Thứ nhất là ngày xưa, sau Đệ nhị Thế chiến, bên Châu Âu có một quốc gia (Liên Xô), tuy bị chiến tranh tàn phá, nhưng lại nổi trội lên và ngày càng áp đảo các quốc gia khác và không tôn trọng những thỏa thuận ở Yalta giữa các ông Roosevelt, Churchill và Stalin, yêu cầu cho Đông Âu được quyền tự quyết qua những cuộc tuyển cử tự do. Nhưng Nga cứ tiếp tục áp đặt ý định của mình là thiết lập ảnh hưởng trong những vùng đó.
Nga lại không chiụ rút khỏi Iran như đã thoả thuận, rồi lại còn đòi quyền quản trị chung hai eo biển quan trọng nhất là Dardanelles và Bosphorus, thuộc thẩm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ. Thì đấy là khuynh hướng bành trướng thêm, không những trên đất liền, mà còn trên biển.
Trung Quốc lấn lướt, Mỹ đang chần chừ
Giờ đây cũng có một hiện tượng như vậy. Cạnh những quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á, có một quốc gia lớn là Trung Quốc, đang hiện đại hóa quân đội - bị người ta phàn nàn là mục tiêu không rõ ràng, tức là bị nghi ngờ hiện đại hóa quân đội để gây áp lực trên các quốc gia khác. Và quốc gia đó cũng đòi một cái 'đường lưỡi bò', cũng là một đòi hỏi không hợp lý, và làm áp lực trên các nước nhỏ, đó là điểm giống nhau thứ nhất.
Điểm thứ hai liên quan đến Mỹ. Thời đó, sau khi thấy hành động của Nga, Mỹ cũng có nhiều đề nghị khác nhau. Có những đề nghị có tính cách ôn hòa như của ông Harriman chẳng hạn, bảo ông Truman cứ nói mạnh lên là Nga sẽ rút lui. Thì ông Truman cũng nói mạnh lên, nhưng không thành công gì cả. Rồi cũng có ý định khác của ông George Keenan - đề nghị phải vây chặn, vì không chặn thì Nga cứ tiếp tục bành trướng - và lời cảnh cáo thứ hai của ông Churchill, nói rằng bức màn sắt đã bắt đầu đổ xuống các quốc gia Đông Âu rồi, phải tìm cách giữ các vùng còn lại.
Bây giờ ở Mỹ cũng có những khuyến cáo khác nhau. Đa số học giả Mỹ thì khuyến cáo nên ôn hòa, nên thích ứng với Trung Quốc. Nhiều người còn cảnh cáo là lãnh đạo mới của Trung Quốc rất tự phụ, họ không tự ti như ngày xưa, và Trung Quốc lại còn không ổn định, vì có cảm tưởng bị vây chặn, cho nên phải tìm cách làm cho Trung Quốc đừng lo ngại. Cũng như ngày xưa người ta khuyến cáo về Stalin, cho là ông ta chỉ paranoid (hoang tưởng) về vấn đề bị (chủ nghĩa tư bản) vây chặn, thì bây giờ Trung Quốc cũng sợ bị vây chặn thì phải xoa dịu !
Còn một số người khác - số người này nhỏ thôi - nói là hành động của Trung Quốc không thể chấp nhận được… Mỹ không thể nào để Trung Quốc trở thành bá chủ ở Á châu. Như vậy hiện nay, ở Mỹ cũng những quan điểm khác nhau !
Và điểm thứ ba là sự lưỡng lự của Mỹ. Đến năm 1946, ông Truman đã biết (về ý định của Nga). Khi lên cầm quyền thay ông Roosevelt, ông Truman đã muốn hòa hoãn, tức là tiếp tục chính sách của Roosevelt. Đến năm 1946, sau khi có phúc trình của ông George Keenan về những hành động lấn lướt của Nga, thì ông Truman đã thấy nguy hiểm rồi.
Nhưng tình hình nước Mỹ lúc bấy giờ vừa mới hết chiến tranh, người Mỹ không muốn dấn thân ra bên ngoài, mà muốn được hưởng hoà bình, thành ra ông Truman cứ chần chừ mãi cho đến năm 1947, khi nổ ra khủng hoảng ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, có cuộc chiến tranh khuynh đảo mà có Nga tham dự.
Lúc bấy giờ Anh Quốc – nước thường có trách nhiệm trong vùng – tuyên bố rút lui, bảo rằng không còn khả năng tiếp tục, và Mỹ muốn làm gì thì làm. Hoa Kỳ lúc ấy đã quyết định điền vào chỗ trống đó. Thì như vậy là Mỹ chần chừ cả một năm, dù có biết bao cảnh báo, cho đến năm 1947 mới quyết định chính sách vây chặn (containment).
Bây giờ cũng thế. Mỹ đang chần chừ. Có cảnh cáo, có đủ các thứ, có những hành động xâm lấn, nhưng vẫn có hy vọng có thể hòa hoãn. Dĩ nhiên, hy vọng tốt nhất là hai bên có thể thích ứng với nhau. Nếu không thì phải đi đến cạnh tranh.
RFI : Phải công nhận thực tế là đã có không khí chiến tranh lạnh để có hành động thích ứng ?
NMH : Tôi nghĩ là phải nhìn nhận thực tế bởi vì có những yếu tố như tôi đã nêu ra.
Trước hết Trung Quốc cần phải uyển chuyển về vấn đề đường lưỡi bò, cần phải bớt đi những đòi hỏi quá khích. Thứ hai là các quốc gia Á châu phải đoàn kết với nhau và chống lại cái « bá quyền » của Trung Quốc. Và thứ ba là Mỹ phải có can dự. Một trong 3 yếu tố đó mà không có, thì mọi sự lệch đi, không có giải pháp ổn thoả được.
Thì cũng có nhiều dấu hiệu là Trung Quốc có thể chấp nhận. Ở bên Trung Quốc, một số học giả cũng nói là đánh nhau với Mỹ bây giờ không có lợi, thứ hai nữa là về cơ bản, đòi hỏi của đường lưỡi bò không ổn cố, và thứ ba là nếu không cẩn thận, thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của người khác.
Còn yếu tố thứ hai, là yếu tố « cam kết » của Mỹ, thì Mỹ đã nói là có cam kết. Và thật sự, họ cũng đã có một vòng đê chặn bên ngoài : Những nước như Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Hàn, đều là đồng minh của Mỹ… Còn lại Thái Lan, Nam Dương (Indonesia), nhưng Thái Lan, Nam Dương một phần nào đó cũng là một loại đồng minh... Thành ra sự sắp hàng đã bắt đầu xẩy ra rồi.
Thế nhưng ngay bên Mỹ này, có thời Mỹ bị kẹt ở vùng Trung Đông, nên đã lơ là (châu Á), trong lúc đó thì Trung Quốc tiến ra. Nếu Mỹ không tỏ thái độ cứng rắn thì dĩ nhiên sẽ bị Trung Quốc lấn lướt.
ASEAN là yếu tố quan trọng nhất, nhưng yếu nhất
Điểm thứ ba là yếu tố quan trọng nhất, yếu tố Đông Nam Á. Đông Nam Á quả thực là vùng đệm (buffer zone) tốt nhất, bởi vì Mỹ và Trung Quốc chả muốn đụng độ trực tiếp với nhau.
Thành ra, nếu các nước Đông Nam Á có thể đoàn kết với nhau, thì có thể có một sức mạnh để mặc cả tập thể với Trung Quốc. Họ đương tìm cách lập ra cái gọi là Quy tắc ứng xử COC với Trung Quốc, nếu họ đoàn kết với nhau thì có thể được.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121015-bien-dong-day-hoa-ky-va-trung-quoc-den-bo-chien-tranh-lanh
Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận thất bại chống tham nhũng
CỠ CHỮ
15.10.2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu nhiều áp lực khi vào biểu quyết ở Trung ương đảng vì các vụ tai tiếng liên quan đến các tập đoàn nhà nước và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.
Trước đó, nhiều nhà phân tích đồn đoán ông Dũng có thể bị ép từ chức trong đại hội lần này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài diễn văn trên truyền hình hôm thứ Hai cho biết đảng thành khẩn nhìn nhận các sai sót liên quan đến tham nhũng của một số đảng viên, nhưng ông không đi sâu ở điểm này. Lập luận của ông có vẻ như trách cứ ông Dũng, nhưng không đưa ra biện pháp trực tiếp như một số đảng viên lãnh đạo mong đợi.
Ông Dũng lên nhậm chức năm 2006 giữa những hy vọng ông sẽ tiến hành các cải cách kinh tế và chính trị. Nhưng các hy vọng đó phai nhạt trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Trên các trang blog, ông Dũng bị chỉ trích về lạm quyền và tham nhũng, và gặp áp lực phải trấn áp các xí nghiệp quốc doanh mắc nợ rất nhiều các ngân hàng đang lung lay.
Thời gian cầm quyền của ông Dũng có những cuộc truy quét ráo riết những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ, nhiều người thuộc diện này đã bị giam cầm.
Nguồn: AP, Wall Street Journal, Channel News Asia
Điều khiến tôi bi quan là các quốc gia này có vẻ như là đồng sàng
dị mộng, không làm được việc đó… Đầu tiên là vụ Scarborough giữa Phi
Luật Tân và Trung Quốc. Phi Luật Tân đòi đưa (tranh chấp) vào nghị trình
của ASEAN, nhưng không được…, không có một lời tuyên bố giúp đỡ nào cả,
cuối cùng là trong lịch sử bao nhiêu năm của ASEAN, (hội nghị ở Phnom
Penh tháng 07/2012) không ra nổi một thông cáo chung.
Sau đó, khi Ngoại trưởng Indonesia đi khắp các nước thì mới đưa
ra được 6 nguyên tắc rất yếu. Bây giờ Đông Nam Á đang cố tiến đến bộ
COC, nhưng không biết có được hay không ? Trong khi đó, chúng ta thấy
Trung Quốc dùng cách chia để trị, chia rẽ những quốc gia đó.
Yếu tố ASEAN là yếu tố quan trọng nhất, nhưng tôi thấy là yếu nhất.
RFI : Trong phần phân tích, cần nhấn mạnh điểm nào trong thái độ của Mỹ ?
NMH : Chính sách Mỹ trong rất nhiều thập niên
nay là ngăn chặn không cho một cường quốc nào không thân thiện với mình
nổi lên đe dọa, làm bá chủ của vùng Á-Âu (Eurasia), tức suốt từ Trung
Quốc sang đến Đông Âu... Nước nào kiểm soát vùng đó, thì Mỹ coi như là
đe dọa đến quyền lợi của Mỹ, không những về an ninh mà cả về thương mại.
Đó là chính sách xuyên suốt từ bao nhiêu thập niên, nhưng uyển
chuyển, khi rắn, như thời ông Reagan, khi mềm như thời ông Carter... Còn
chính sách căn bản, theo tôi, có tính cách liên tục.
Chính sách xoay trục (pivot) qua châu Á là chính sách lâu bền,
nhưng tùy thuộc vào khả năng của Mỹ. Nếu chẳng hạn xẩy ra việc Do Thái
(Israel) đánh nhau với Iran, rồi cả thế giới Ả Rập bùng lên, thì Mỹ sẽ
bị chìm đắm trong cuộc chiến tranh. Khi bị chìm trong cuộc chiến đó, dĩ
nhiên Mỹ không có khả năng (lo đến châu Á). Ý định là một đằng, nhưng
khả năng không có !
DÂN LÀM BÁO * CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
Chỉnh đốn đảng cũng chết, không chỉnh đốn lại càng mau chết
Nguyễn Nhơn (Danlambao)
- Ngày 5 tháng 1 năm 2012, khi tiếng bom tự chế, tiếng súng hoa cải
Đoàn Văn Vươn nổ bùng nơi Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, kế đến “sự
kiện” Văn Giang, Hải Hưng, mấy trăm nông dân liều thân chống lại hàng
ngàn tên “thanh gươm, lá chắn” kéo đến “cưỡng chế” cướp ruộng đất, trên Danlambao xuất hiện lá thơ của một người tự xưng là lính canh giữ Đảo Trường Sa.
Văn phong cho thấy, đây là một sĩ quan trung cấp trong đơn vị Bộ đội trú
đóng Trường Sa. Lá thơ diễn tả tâm sự người lính canh gác, giữ đảo với
nỗi niềm thắp thỏm, băn khoăn: Trước mặt, tàu chiến của quân xâm lược
Tàu diệu võ, dương oai mà vì tuân thượng lệnh chỉ biết trơ mắt nhìn đầy
tủi thẹn! Giữa đêm trường thao thức, nhớ về cha mẹ già nơi làng quê,
không biết mai nầy có lâm cảnh bị “cưỡng chế” mất hết nhà cửa, ruộng đất
hay không!?
Tổng cục T2, an ninh quân đội cũng biết rõ tâm trạng người lính như vậy
nên Quân ủy TW mới phát động phong trào học tập toàn quân “Chống Diễn biến và Tự Diễn biến.”
Cũng vào mùa hè năm ngoái, khi phong trào biểu tình chống xâm lăng Tàu
cộng sôi nổi, một cán bộ cao cấp Bộ công an viết một bài “đối thoại”
ngắn với tác giả Lê Nguyên trên Danlambao rằng: Các bạn muốn
tranh đấu bãi bỏ sự lãnh đạo của “đảng”, chúng tôi muốn “hoàn thiện”
đảng để tiếp tục cai trị. Vậy thì, nếu các bạn thắng, chúng tôi sẵn sàng
chịu “đi tập trung giáo dục cải tạo.” Điều khó nghĩ là khi giáp mặt
nhau trên trường tranh đấu!
Cho nên Mùa hè năm nay “đảng ta” mới phát động phong trào “phê và tự
phê” chỉnh đốn “hoàn thiện đảng” để tồn tại và tiếp tục “độc quyền lãnh
đạo.”
Vậy cứ nói thẳng băng rằng: Thử xem giữa hai khuynh hướng “Bãi bỏ độc quyền toàn trị cs” và “Chỉnh đốn, hoàn thiện đảng”, Ai thắng Ai?
Muốn biết rõ việc nầy thì nên khảo sát tình thế Cộng đảng bên... Tàu.
Tại sao? Bởi vì cũng như muôn thuở, từ đời Hồ Chí Minh cho tới bọn hậu
duệ ngày nay, muốn biết việc xã nghĩa ta phải nhìn về bên Tàu: Tàu đỏ sư
phụ làm sao thì đệ tử xã nghĩa ta làm y như vậy!
Chỉnh đốn đảng cộng sản bên Tàu
Khởi đầu là câu nói như chọc dao vào ruột của Thủ tướng Ôn Gia Bảo: Đảng cộng sản TQ là nơi tập trung tham nhũng!
Đó là tiếng súng lệnh chỉnh đốn đảng Tàu đỏ. Nhưng mà đối tượng là ai,
bởi vì như câu nói của nhà họ Ôn, trong nhà họ cộng, ai cũng tham nhũng
cả. May một cái là xảy chuyện Bạc bà Cốc Khai Lai vì ghen tương và nghi
kỵ người quản gia Ăng lê Heywood, vừa là người “bóp tay, bóp chưn” nên
mới hẹn vào khách sạn Trùng Khánh, mời ông chỉ có một ly rượu nhỏ tẩy
trần thêm chút xíu cyanure, thạch tín mà lăn đùng ra chết nghẻo. Giám
đốc công an Vương Lập Quân, người “biết nhiều chuyện thâm cung, bí sử”
nghe thấy, sợ quá, vì sợ ông chủ, trùm thành phố Trùng Khánh, Bạc Hy Lai
ra tay “sát nhân diệt khẩu” mới chạy vào thủ phủ Thành Đô, xin vào Lãnh
sự quán Mỹ tị nạn. Không biết trong 24 giờ tá túc nơi đó, ông Lập Quân
tỉ tê, gởi lại giấy tờ gì, chỉ biết rằng sau đó ông được xa giá của
“chín vua” tập thể Bắc Kinh đón rước về Tử Cấm thành rồi biến mất tăm,
mất tích. Vậy là Bạc bà xộ khám trước. Bạc ông nối bước theo sau. Mới
vừa rồi, Bạc bà Cốc Khai Lai ra hầu tòa, nhận tội, lãnh án “tử hình
treo”. Nhưng mà “thấy vậy, không phải vậy” như dưới triều đại cộng sản
thường là như thế: Người đứng ra trước tòa nhận tội không phải đích thật
Bạc bà Khai Lai mà chỉ là “thế thân” do... phu nhân “thủ Ôn” thuê mướn.
Tại sao kỳ lạ vậy? Bởi vì lẽ dễ hiểu: Khai Lai thật mà ra tòa thì con
mẻ sẽ khai ra đủ thứ chuyện thối tha đàng sau bức màn đỏ Trung Nam Hải
là bễ mặt cả “cửu vương”! Bởi vì chính Ôn Gia Bảo, miệng tố tham nhũng
mà lại là tham nhũng có cỡ.
Cũng đừng tưởng rằng: Đây chỉ đơn thuần là thanh trừng tham nhũng, chỉnh
đốn đảng. Nó hệ trọng hơn nhiều: Đây là bước khởi phát cuộc đấu đá,
tranh giành quyền lực giữa ba bề, bốn bên bọn dzua Bắc Kinh 9 mạng.
Đã đành rằng Bạc Hy Lai là trùm tham nhũng kiêm Đại ca xã hội đen Trùng
Khánh, nhưng “bát vương” Bắc Kinh, trừ đệ cửu vương Chu Vĩnh Khang là bố
đỡ đầu họ Bạc, hè nhau bứng “chuẩn vương” Bạc Hy Lai là vì lý do nghiêm
trọng hơn: Phe An ninh tình báo Chu+Bạc đang lăm le phất cao ngọn cờ
“Tân Tả phái” toan tính lập lại cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa 1967”, dùng
“hồng vệ binh” đời mới là bọn xã hội đen càn quét, triệt hạ tất cả thành
tựu hiện hành để trở về thời kỳ độc đoán khắc nghiệt Mao Trạch Đông.
Hậu quả là dù muốn, dù không, tình trạng chia rẽ trong cửu vương đã đến
hồi quyết liệt đến nỗi “chuẩn vương” Uông Dương, người sắp kế vị một
trong 9 vua Bắc Kinh, tức là một Ủy viên trong Ủy Ban Thường trực Bộ
Chánh Trị Trung ương đảng công khai phát biểu trước Đại hội đảng bộ Tỉnh
Quảng Đông rằng: Đảng cộng sản TQ không đem lại hạnh phúc cho nhân dân!
Tình trạng nầy cho thấy: Nội bộ chóp bu cộng đảng Tàu đang rối loạn,
chia rẽ ngay trước thềm Đại hội đảng toàn quốc nhằm chuyển giao quyền
lực cho thế hệ cs mới.
Đó là về phần cộng đảng Tàu. Bây giờ về phía người dân Trung Hoa. Để cho
mau lẹ, xin trích dẫn lời xác quyết của học giả Gordon Chang thuộc hệ
thống truyền thông Forbes:
Ngày nay, biến đổi xã hội ở Trung Quốc đang tăng tốc. Vấn đề đối với
đảng cầm quyền của nước này là mặc dù người Trung Quốc thường không có ý
định cách mạng, những hành động đảo lộn xã hội của họ có thể có những
tác động mang tính cách mạng bởi vì chúng diễn ra vào thời điểm hết sức
nhạy cảm. Tóm lại, Trung Quốc hiện nay quá năng động và đầy biến động
đến nỗi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản không thể tiếp tục bám víu.
Trong năm đến, ở một nơi nào đó, bất kể là một làng nhỏ hay thành phố
lớn, sẽ có một biến cố vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh. Vì người
dân trên khắp đất nước này có cùng suy nghĩ, ta chẳng nên ngạc nhiên khi
họ sẽ hành động giống nhau. Ta đã từng thấy người dân Trung Quốc đồng
tâm nhất trí hành động: Vào tháng 6/1989, khá lâu trước khi xuất hiện
mạng xã hội, đã có các vụ biểu tình phản kháng ở khoảng 370 thành phố
trên khắp Trung Quốc, mà không có ai đứng đầu trên toàn quốc cả.
Hiện tượng này đã lan nhanh khắp Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay,
cho ta thấy rằng tự thân bản chất của thay đổi chính trị trên khắp thế
giới đang biến chuyển, gây mất ổn định ngay cả những chính quyền độc tài
có vẻ vững chắc nhất. Trung Quốc không thể nào tránh khỏi làn sóng “dân
nổi can qua” này, như ta thấy qua cách Bắc Kinh phản ứng quá mức đối
với những cuộc biểu tình có tên gọi “Hoa Nhài” hồi mùa xuân năm nay.
Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là người thụ hưởng những xu thế toàn cầu,
nay lại là nạn nhân của những xu thế đó.
Vậy liệu Trung Quốc có sụp đổ không? Các chính quyền yếu kém có thể tại
vị lâu dài. Giới chính trị học, vốn thích lý giải điều không thể giải
thích được, cho rằng cần phải hội đủ nhiều yếu tố mới dẫn đến sụp
đổ chế độ, và Trung Quốc hiện đang thiếu hai yếu tố quan trọng nhất: một
chính quyền bị chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.
Vào lúc mà những thách thức hệ trọng đang tăng chồng tăng chất, Đảng
Cộng sản Trung Quốc sắp bắt đầu sự chuyển giao [thế hệ] chính trị trong
nhiều năm, do đó thiếu chuẩn bị kỹ càng cho những vấn đề mà Đảng phải
đương đầu. Hiện đã có những phân hóa rõ rệt trong hàng ngũ chóp bu của
Đảng, và phản ứng chậm chạp của giới lãnh đạo trong những tháng gần đây
(khác hẳn phản ứng nhanh như chớp hồi năm 2008 đối với những khó khăn
kinh tế ở nước ngoài) cho thấy tiến trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang
rệu rã. Vậy ta có thể khẳng định yếu tố thứ nhất: chính quyền bị chia rẽ.
Còn về chuyện có một lực lượng đối lập, Liên Xô suy tàn mà đâu cần có
đối lập gì cho cam. Trong thời đại biến động hơn nhiều của chúng ta,
chính quyền Trung Quốc có thể tan rã giống như những chế độ chuyên quyền
ở Tunisia và Ai Cập. Như ta thấy rõ qua “cuộc nổi dậy công khai” ở làng
Ô Khảm (Wukan, 烏坎) thuộc tỉnh Quảng Đông trong tháng 12 này, người dân
có thể nhanh chóng tự tổ chức – như họ từng làm quá nhiều lần kể từ cuối
thập niên 1980. Dù sao đi nữa, nay đâu còn cần đến một cỗ máy vận
hành trơn tru để đánh sập một chế độ trong thời đại cách mạng không có
lãnh tụ này.
Mới đây thôi, mọi thứ quá thuận lợi cho giới quan lại ở Bắc Kinh. Nay,
thuận chẳng còn, lợi cũng không. Đúng là tôi đã tiên đoán sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh sẽ sụp đổ vào năm 2012. Cược gì tôi cũng cược.”
Cũng xin nói thêm ở đây, bài viết kể trên là vào đầu năm 2012, khi đó chưa xảy ra hai sự kiện quan trọng:
1/ Sự kiện Bạc Hy Lai xác nhận rõ hơn nữa về sự kiện “chính quyền bị chia rẽ.”
2/ Sự kiện Khải Đông, Giang Tô khi hàng trăm ngàn dân “tự phát” tràn
ngập khu Hành chánh Thành phố, lôi cổ tên Bí thư thành ủy, lột áo, tống
ra đường phố. Sự kiện nầy xác nhận rõ thêm về tính chất “Cách mạng Đại
chúng” không cần lãnh tụ trong thời đại “Truyền thông Điện tử”.
Cho nên mới nói: Chỉnh cũng chết, không đốn cũng chết là vì thế!
Đó là “mô hình” Tàu cộng đại ca. Bây giờ là phóng chiếu vào chú nhỏ xã nghĩa An nam ta.
Chỉnh đốn cộng sản An Nam ta
Nếu như mùa xuân năm nay, Tàu cộng khởi phát “chỉnh đốn,” đầu hè năm
nay, xã nghĩa ta cũng đốn, cũng chỉnh. Tuy rằng là làm ăn cò con theo
thân phận nô tài, nhưng cũng ồn ào, bề thế!
Khởi đầu là vụ ngâm tôm Vinashin. Ba Dũng né hoài nay đến hồi dứt điểm:
Tay em Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc Vinashin, bị thí chốt với bản án
20 năm tù giam.
Cha con ba Dũng đâu thể chịu thua: Bề hội đồng luôn con chim Hoàng Yến,
đại biểu QH, của chủ tịt nước “tư Sang sâu,” tống cổ ra khỏi “Cuốc hội”
bù nhìn.
Sang sâu trả đủa lại: Ra lệnh bắt Dương Chí Dũng, cục trưởng cục Hàng
hải kiêm chủ tịt HĐQT Vinalines về tội mua tàu phế thải cho chìm, lấy
tiền chia chát. “Ai đó” thông tin cho chú Dũng con ôm tiền bỏ trốn mất.
Vừa rồi có tin chú Dũng con bị Interpol bắt ở bên Cao Miên, tống giải
hồi xứ. Báo “lề đảng” biểu dương: Chính “thủ” ba Dũng chỉ đạo việc bắt
giữ nầy.
Việc làm trật vuột như vậy nên rút kinh nghiệm kỳ nầy làm ăn cẩn thận
hơn. Dư luận đồn đãi rằng: Trong việc chỉ đạo bắt “bầu Kiên”, trùm nhà
băng, cánh tay mặt của ba Dũng, “nhị vị” “Tổng Bí” Lú và “Chủ tịt nước”
Sang sâu đã phải di tản chiến thuật vào tận Bộ Quốc phòng, lập bộ chỉ
huy hành quân cho an toàn rồi mới giám ra lệnh cho bộ trưởng công an
Trần đại Quang vây bắt bầu Kiên và bộ sậu!
Sự kiện nầy nổ bùng gây chấn động cả nước và hải ngoại, nhất là giới nhà
băng và thị trường chứng khoán. Nay tình thế có mòi dịu xuống, nhưng
xem chừng giống như giông bão: Yên lặng tụ lực trước khi nổi dậy tàn
phá.
Cũng giống như bên Tàu, “các sự cố” kể trên chỉ là bề mặt của “chỉnh
chỉnh, đốn đốn.” Chìm sâu bên dưới, bên trong thâm cung Ba Đình, bộ ba
“ngự lâm pháo thủ đỏ” Sang sâu, Trọng lú, Thủ ba Dê đang tuốt kiếm,
giương cung, lừa thế hạ bệ nhau tranh quyền, đoạt vị.
Có điều bên Tàu, cửu vương Bắc Kinh giỏi hơn Bầy Cá Tra ao Ba Đình, hạ
bệ luôn một “chuẩn vương” Bạc Hy Lai và bộ sậu. Còn bên An nam, bọn nô
tài cá tra yếu quá, chẳng những không động được cọng lông của ba Dũng mà
ngay cả bọn đàn em râu ria cũng vặt lông trầy trà, trầy trật! Cho nên
sự thể lộ liễu, không còn thể thống gì, giống như các vua cởi truồng múa
may cho bàng dân, thiên hạ xem:
Vừa rồi trên Net, loan truyền cái clip động trời: Tổng Biên tập Báo Đại
Đoàn Kết Đinh Đức Lập oang oang tố cáo đích danh trùm Tổ chức Trung ương
đảng Tô huy Rứa, a tòng với (hạ) tướng công an Trần Đại Quang, ủy viên
Bầy Cá Tra, ép bán Trụ sở của Tòa báo trên “đất vàng” Đà Nẵng.
Chuyện miếng đất vàng thì nhỏ xíu, nhưng sự thể phản ảnh triều đình nhà
vẹm đang trên đà: “Quân hồi vô phèng,” nghĩa là bộ hạ của các dzua cá
tra mạnh ai nấy tố cáo bênh chủ nấy loạn xà ngầu.
Thôi thì chuyện nhà vẹm đấu đá nhau giống như chuyện thường tình dưới huyện, cứ để trối thây chúng.
Bây giờ nói về chuyện người dân. Chỉ tính từ mua hè năm ngoái đến nay, mới hơn một năm mà tình thế biến chuyển thật mau lẹ.
Kể từ khi tiếng bom, tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn ngày 5 tháng giêng
2012 đến nay, phong trào chống “cưỡng chế” cào nhà, cướp đất lan rộng
từ Hải Phòng vòng qua Văn Giang, Hải Hưng, xuôi xuống Vụ Bản, Nam Định,
xuôi vào Cồn Dầu, Đà Nẵng, vào tận Sài Gòn với Thủ Thiêm máu hòa nước
mắt, rồi xuống tận Cái Răng, Cần Thơ đầy tủi nhục với hai người phụ nữ
khỏa thân giữ nhà, giữ đất! Rồi đây, đầu năm 2013, khi hàng loạt giao
kèo giao ruộng đất mãn hạn, hàng triệu hộ dân đứng trước nguy cơ “cưỡng
chế” chưa biết sự thể ra sao? Nếu như tức nước, vỡ bờ thì... nông dân
nổi loạn là dễ hiểu.
Trong phiên họp Bộ Thương binh - Lao động- Xã hội đầu năm nay, tể ba
Dũng phán: Năm ngoái có trên 900 cuộc đình công. Năm nay, các “tòng chí”
phải “phấn đấu” giảm bớt xuống. Bớt không thì chưa ai thống kê cho
biết, nhưng mà qui mô của các cuộc đình công hiện nay lớn hơn, tiêu biểu
cuộc đình công ở khu kỹ nghệ Bĩm Sơn, Thanh Hóa với 8 ngàn công nhân
tham dự, kéo dài trong một tuần lễ, với thái độ quyết liệt. Mới đây,
cuộc đình công ở xưởng may mặc Thị xã Thủ Dầu Một với vài ngàn công
nhân, kéo dài một tuần lễ và không khí căng thẳng. Tóm lại, tình hình
công nhân tranh đấu xem chừng giống như chiến thuật Mỹ dội bom Hà Nội
năm xưa: More bombs on less targets, nghĩa là ít cuộc đình công hơn
nhưng qui mô lớn hơn, thời gian kéo dài hơn và cương quyết hơn. Rồi đây,
khi các cuộc khuynh đảo hệ thống ngân hàng kiểu “bầu Kiên” vừa rồi liên
tiếp nổ ra, đưa tới suy sụp kinh tế, thất nghiệp tràn lan, công nhân
chịu đói không thấu thì... Hỗn loạn cũng là dễ hiểu.
Mùa hè năm ngoái nỗ ra 11 cuộc biểu tình lịch sử chống Tàu xâm lăng. Mùa
hè năm nay, chỉ tổ chức được 4 cuộc rồi bị tà quyền bao vây, ngăn chặn
ráo riết phải ngưng lại. Nhưng vì bị áp chế không khoan nhượng như vậy
nên xảy ra phản ứng cương quyết hơn khi những người yêu nước đặt vấn đề
thẳng thừng, không nể nang. Nói theo cách nói của ông Hà Sĩ Phu: Vua đã
cởi truồng, dân không cần giữ lễ rằng: “đảng” đứng về phía chống xâm
lăng hay là phía 16 chữ vàng, 4 tốt phản dân, hại nước?
Đến nước nầy thì khi Tàu cộng chánh thức công bố bản văn Hiệp ước Thành
Đô 1990 để đòi bàn giao lãnh thổ An Nam Đô hộ phủ thì...
Một là toàn dân nổi lên lật đổ bọn mãi quốc cầu vinh.
Hai là những người như hai người sĩ quan trẻ quân đội và công an kể trên
đầu bài sẽ cùng quân đội và kể cả giới trẻ có hiểu biết trong hàng ngũ
công an sẽ nổi lên làm loạn, dứt trừ bọn 16 chữ vàng, 4 tốt.
Nói tóm lại, ngụy quyền cộng sản hiện nay đang ngấp nghé trên bờ vực
thẳm: Bên trong nội bộ đấu đá, bên ngoài Tàu phù kê dao kề cổ, dân tình
bất phục, họa diệt vong hiện tiền.
Cho nên mới nói: Chỉnh đốn thời cũng chết. Không đốn lại càng mau chết là vì thế!
Để kết thúc, một lần nữa cùng nhau xướng đọc Bình Ngô Đại Cáo:
“Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”
…
“Đem Đại Nghĩa để thắng hung tàn
Lấy Chí Nhân mà thay cường bạo”
No comments:
Post a Comment