VIỆT NAM & THẾ GIỚI
Trung Quốc lên án Thượng Viện Mỹ về nghị quyết biển đảo
Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp
CỠ CHỮ
01.08.2013
Nghị quyết thông qua hôm 29/7 nêu lên nhiều ví dụ khiến Thượng Viện Mỹ lo âu, trong đó có chuyện Trung Quốc đưa ra bản đồ chính thức, xem các khu vực có tranh chấp tại Biển Đông là của họ, và chuyện các tàu hải giám của Trung Quốc tiến vào vùng đang có tranh chấp với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.
Văn bản khiếu nại của bộ ngoại giao Trung Quốc có đoạn nói rằng nghị quyết do một nhóm nhỏ Thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị “coi thường cả lịch sử lẫn sự kiện, đổ lỗi vô cớ cho Trung Quốc và đánh đi một tín hiệu sai lạc” cho các nước khác.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các Thượng nghị sĩ liên hệ tôn trong các sự kiện và khắc phục lỗi lầm để tránh làm vấn đề và tình hình khu vực thêm phức tạp.
Trong khi đó, Tân Hoa Xã nói rằng nghị quyết của Thượng Viện Mỹ nhằm dùng một hòn đá để giết hai con chim. Một mặt nghị quyết nhằm trấn an các lực lượng chống Trung Quốc bên trong và bên ngoài nước Mỷ, một mặt để chứng minh chính sách “tái cân bằng” lực lượng của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương là cần thiết.
Tân Hoa Xã nói rằng các chính trị gia Mỹ đánh giá thấp ý chí và quyết tâm của Trung Quốc khi nói đến bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ý chí và quyết tâm này không bao giờ lay chuyển trước những hành vi gây hấn hoặc đe dọa dùng vũ lực của bất kỳ quốc gia nào.
Nguồn: Reuters, China Daiy
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-len-an-thuong-vien-my-ve-nghi-quyet-bien-dao/1716954.html
Không khai thác chung với Trung Quốc
Cập nhật: 08:56 GMT - thứ sáu, 2 tháng 8, 2013
Ủy ban Hợp tác song phương Việt
Nam-Philipines vừa họp phiên thứ bảy, thống nhất tăng cường hợp
tác nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Cuộc họp diễn ra từ 31/7 tới 1/8 tại
Manila, dưới sự chủ trì của hai ngoại trưởng Albert del Rosario
và Phạm Bình Minh.Hai bên cũng thống nhất yêu cầu khối Asean sớm bắt đầu quá trình đàm phán với Trung Quốc về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Cuộc họp song phương còn đề cập tới một số lĩnh vực khác như thương mại và cả quy trình dẫn độ tội phạm giữa hai nước trong tương lai.
Ngoại trưởng Albert del Rosario nói sau cuộc gặp với Bộ trưởng Phạm Bình Minh: "Chúng tôi muốn họ [Asean] có bước tiến mạnh trong liên hệ với Trung Quốc".
"Chúng tôi cho rằng tham vấn là chưa đủ mà cần phải nói về đàm phán."
Hai bên cũng đã thảo luận đề xuất mới rồi của Trung Quốc về khai thác chung trong những vùng tranh chấp.
Không khai thác chung
Ông del Rosario cho hay Philippines và Việt Nam có chung quan điểm không chấp thuận dự án chung như thăm dò khai thác dầu khí với Trung Quốc nếu như Bắc Kinh tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển này.Hôm thứ Tư 31/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc muốn gác tranh chấp, cùng khai thác, nhưng tái khẳng định chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông.
Kênh truyền hình trung ương của Trung Quốc
dẫn lời ông Tập nói: "Chúng ta cần nhắc lại rằng chủ quyền
thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác tranh chấp, cùng
khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm
kiếm và mở rộng các lợi ích chung".
Bộ Ngoại giao Việt Nam trong khi đó cho hay
kỳ họp Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam-Philippines đã tập
trung nhiều vào thảo luận hợp tác biển và đại dương.
"Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai Thoả thuận
về Hợp tác quốc phòng, Bản Ghi nhớ về Tăng cường liên lạc và chia sẻ
thông tin giữa hải quân hai nước và Bản Thoả thuận về thiết lập đường
dây nóng giữa Cảnh sát Biển Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ Bờ biển
Philippines."
Thời gian qua, hai nước đã thành lập Ủy ban
Hỗn hợp về Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao và Nhóm chuyên
gia pháp lý về các vấn đề trên biển để thúc đẩy đối thoại và hợp tác về
các vấn đề liên quan đến biển.
Việt Nam và Philippines là hai nước đang
trực tiếp liên quan tới các tranh chấp gay gắt ở Biển Đông với
Trung Quốc.
Hỏi đáp về tương lai Trung Quốc
Cập nhật: 14:08 GMT - thứ tư, 31 tháng 7, 2013
Người được xem là nhà
báo thời sự quốc tế kỳ cựu nhất của BBC, John Simpson, có cuộc hỏi đáp
trên Twitter với độc giả về Trung Quốc.
Được thực hiện hôm 30/7, ông John Simpson, chủ
biên trang Quốc tế của BBC News, cho biết nhận xét riêng của ông về các
khía cạnh liên quan Trung Quốc.BBC Việt ngữ giới thiệu một phần nội dung cuộc hỏi đáp trên Twitter. Xin lưu ý các câu trả lời của John Simpson đều rất ngắn, theo hình thức tiểu blog của Twitter.
Độc giả Hamas:Việc người lao động Trung Quốc được tăng lương sẽ ảnh hưởng thế nào nền kinh tế Trung Quốc và thế giới?
John Simpson: Đó không còn là nơi của lao động rẻ tiền nữa. Các công ty nước ngoài đang đổi chỗ. Giống như Nhật, Anh, nước này phải chuyển sang sản xuất công nghệ cao.
chrisorton2011:Xin chào John, ông nghĩ Trung Quốc sẽ làm gì với Bắc Hàn?
Hiện Trung Quốc đã bớt ủng hộ Bắc Hàn rồi, họ thấy mất mặt. Và họ cũng hiểu động tác ra vẻ của Bắc Hàn không nguy hiểm như vẻ ngoài.
_JoalGo: Ông thấy 10 năm nữa, Trung Quốc và phương Tây sẽ ra sao – liệu sẽ có sự dịch chuyển quyền lực?
Nếu chúng ta may mắn, Trung Quốc sẽ dân chủ hơn và gần với phương Tây như Nhật. Nếu không may, Trung Quốc chia rẽ và hỗn loạn.
@omed_mustafa:Còn nước nào có thể cạnh tranh với Trung Quốc về xuất khẩu?
Không. Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục mãi mãi với mức độ hiện nay vì chi phí và lương tăng lên, nhưng vẫn vô cùng quan trọng.
@pauljackman:Theo ông Hồng Lỗi , đâu là nhận thức văn hóa sai lầm lớn nhất của Anh về Trung Quốc và công dân của họ?
Các viên chức Trung Quốc luôn nói chúng ta quá vội vã phê phán mà không hiểu thực tế trong lập trường chính trị của Trung Quốc.
@0zzym:Mạng internet liệu rồi có lật đổ chính quyền Trung Quốc như ở Trung Đông?
Mạng bị hạn chế nặng nề ở Trung Quốc, nên sẽ
không xảy ra đâu. Nhưng sự tăng vọt các quan điểm và than phiền thì chắc
chắn là đe dọa.
Nó luôn là vấn nạn lớn khi các xã hội khép kín đột nhiên tiếp xúc với tiền bạc và không có sự giám sát phù hợp.
@mikepjba:Người Trung Quốc đã chào đón chủ nghĩa tư bản nhưng khi nào sẽ chào đón dân chủ?
Những người bạn đối kháng người Trung Quốc của tôi cho rằng quốc hội được dân bầu sẽ chỉ còn cách 5, 7 năm nữa thôi.
@bestdogadvice:Xét hết mọi khía cạnh, Trung Quốc có phải là nền dân chủ không?
Hiện tại thì không, khi mà quá nhiều người bị bịt miệng. Nhưng đáng ngạc nhiên là các nhà đối kháng hàng đầu rất lạc quan.
@chrisvstumour:Có tình huống nào mà sẽ đem lại động lực cho chính trị đa đảng ở Trung Quốc?
Các nhà đối kháng hàng đầu Trung Quốc nay tin rằng có thể 5, 7, 10 năm nữa sẽ có dân chủ đa đảng.
Al-Qaida sắp tấn công khủng bố, Mỹ đóng cửa sứ quán
Biểu tình chống Israel nhân đánh dấu Ngày Quốc tế Al-Quds bên ngoài Ðại sứ quán Mỹ ở Jakarta, Indonesia, ngày 2/8/2013.
CỠ CHỮ
03.08.2013
Hoa Kỳ sẽ đóng cửa hơn 20 đại sứ quán và lãnh sự quán vào ngày mai,
Chủ nhật, và đã ban hành lệnh cảnh báo du hành cho công dân Mỹ trên toàn
thế giới về một mối đe dọa khủng bố của al-Qaida.
Bộ Ngoại giao hôm qua cho biết khả năng xảy ra khủng bố đặc biệt cao ở
Trung Đông và Bắc Phi. Họ nói rằng một vụ tấn công có thể phát xuất từ
Bán đảo Ả Rập, và những vụ tấn công có liên hệ với al-Qaida có thể xảy
ra vào bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ nay cho tới cuối tháng
8.
Những mối quan tâm về an ninh đã khiến Hoa Kỳ quyết định đóng cửa các tòa đại sứ và tòa lãnh sự, hầu hết là ở các nước thuộc thế giới Hồi giáo.
Đức và Anh sau đó loan báo họ cũng sẽ đóng cửa sứ quán ở Yemen vào ngày Chủ nhật và ngày thứ Hai vì những mối quan tâm về an ninh. Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ đặc biệt quan tâm về tình hình an ninh trong những ngày cuối của Tháng chay Ramadan của đạo Hồi.
Những mối quan tâm về an ninh đã khiến Hoa Kỳ quyết định đóng cửa các tòa đại sứ và tòa lãnh sự, hầu hết là ở các nước thuộc thế giới Hồi giáo.
Đức và Anh sau đó loan báo họ cũng sẽ đóng cửa sứ quán ở Yemen vào ngày Chủ nhật và ngày thứ Hai vì những mối quan tâm về an ninh. Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ đặc biệt quan tâm về tình hình an ninh trong những ngày cuối của Tháng chay Ramadan của đạo Hồi.
Các nền kinh tế đang lên sẽ lại xuống
Người ta thường nói "đỉnh cao là dấu hiệu thoái trào". Điều ấy có thể
đúng với các nền kinh tế đang phát triển - đứng đầu có nhóm B.R.I.C. là
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc - vì năm nay các nền kinh tế này vừa
lên tới vị trí cao nhất về sản lượng thì lại có dấu hiệu sa sút, nhất là
Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện đó, với một số dự đoán về
hậu quả cho Việt Nam.
Nhóm B.R.I.C
Vũ Hoàng: Xin kính chào tái ngộ ông Nghĩa. Thưa ông,
theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thì năm nay là năm đầu tiên mà sản lượng
của các nền kinh tế đang phát triển, hay "đang lên", đã lần đầu tiên
chiếm tới phân nửa sản lượng toàn cầu nếu tính theo tỷ giá của sức mua
PPP. Trong số này, có bốn nước đông dân là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và
Liên bang Nga, thường được gọi là nhóm B.R.I.C. Tháng Tư năm ngoái, tại
thượng đỉnh của nhóm này ở thủ đô Ấn Độ họ còn nói đến nỗ lực lập ra một
ngân hàng phát triển gọi là "Ngân hàng Nam-Nam", với triển vọng thay
thế Ngân hàng Thế giới để yểm trợ các nước nghèo. Nhiếu người nói đến
một kỷ nguyên mới, khi các nước đang lên sẽ có vị trí quốc tế cao hơn
nhờ tăng trưởng rất mạnh từ vài chục năm nay.
Thế rồi cũng năm nay, ta lại thấy có sự đảo chiều là tình trạng sa
sút của các nền kinh tế đó, dẫn đầu là Trung Quốc với nhiều khó khăn
của việc cải cách và đà tăng trưởng thấp hơn xưa. Vì vậy, xin đề nghị
ông phân tích cho sự chuyển động khá đặc biệt này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng ta không nên dựa trên
kết quả ngắn hạn, như của một năm, để nhận định về sự chuyển động chậm
rãi và mạnh mẽ của trường kỳ, nhưng cũng phải xét về những yếu tố cơ bản
của sự chuyển động lâu dài này để phần nào dự đoán tương lai.
Nói về trường kỳ thì trong ba chục năm, từ thập niên 60 đến 90 của
thế kỷ 20, các nước nghèo đã có một số điều kiện phát triển khả quan
hơn, chủ yếu nhờ việc thiết lập các định chế quốc tế nhằm yểm trợ đà
tăng trưởng kinh tế sau Thế chiến II. Khi ấy, sức nặng của nhóm kinh tế
này ở khoảng 30% của sản lượng toàn cầu, phần kia là của khối công
nghiệp hoá Tây phương.
Sau đó, quãng 20 năm trước, khi Liên bang Xô viết tan rã và quy luật
thị trường được đa số áp dụng, từ Trung Quốc đến Ấn Độ hay Liên bang
Nga, thì các nền kinh tế đang lên tăng vọt nhờ lực lượng lao động được
giải phóng và nhờ tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước. Vì khởi đi
từ một mức thấp, các nước này có đà tăng trưởng cao và gây ra ấn tượng
lạc quan.
Sau đấy bước qua thế kỷ 20, là hơn chục năm trước, các nước công
nghiệp hóa Tây phương đều gặp vấn đề vì vay mượn quá nhiều, vì lâm vào
cuộc chiến chống khủng bố hoặc bị suy trầm như trường hợp Nhật Bản. Đấy
là lúc người ta lạc quan nói đến sự lớn mạnh của các nước đang lên khi
họ hết tùy thuộc vào các nước công nghiệp và nếu so sánh với sản lượng
toàn cầu đã sa sút kể từ năm 2008 vì nạn Tổng suy trầm. Nếu cứ vạch một
đường tuyến từ quá khứ vào tương lai thì quả là các nước nghèo đã trở
thành "tân hưng", cường quốc kinh tế mới, có triển vọng đoạt ngôi vô
địch của các nước tiên tiến và phát triển riêng với nhau.
Vũ Hoàng: Như ông thường nói trên diễn đàn này,
tương lai không nhất thiết là đường tuyến vạch ra từ quá khứ và chuyện
thay bậc đổi ngôi này lại không xảy ra. Nhưng trước hết, từ đâu lại có
khái niệm về bốn nước được gọi tắt là nhóm BRIC này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Năm 2001, một kinh tế gia và Chủ tịch phân
vụ Quản trị Tài sản của tập đoàn đầu tư Goldman Sachs của Mỹ là Jim
O'Neill phát minh ra chữ B.R.I.C. là tên tắt của bốn nước có nền kinh tế
đang lên của thế giới, là Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ và Trung
Quốc. Có thể là vì tiện dụng khi ông ta chọn tên tắt cho dễ đọc như thói
quen đã thấy. Riêng tôi còn ngờ là ông ta cần chiêu dụ thân chủ nên bày
đặt quảng cáo về ưu điểm hoặc triển vọng của bốn nước đó. Thực tế thì
chỉ là dán nhãn hiệu đẹp lên cái chai rỗng, sau đó mới đổ vào trong một
nội dung thống nhất, hoặc một dung dịch có thể hoà tan mà không thành
nhũ tương hay chất nổ. Thực tế thì các nền kinh tế này đang gặp khó khăn
và năm ngoái mà họ đòi lập ra một ngân hàng phát triển cho các nước
nghèo như ông nhắc tới thì đấy chỉ là sự hồ hởi sảng.
Thoái trào toàn cầu hóaVũ Hoàng: Nhóm quốc gia này gặp khó khăn như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, đà tăng trưởng của Brazil chỉ
còn có 2% một năm sau khi sụt tới mức 1% vào năm ngoái. Liên bang Nga
thì chỉ tăng 2% một năm mặc dù đang có lợi thế là giá dầu thô mấp mé ở
mức 100 đô la một thùng. Ấn Độ thì đã có tốc độ tăng trưởng cao là hơn
11% năm 2010 và gần 8% vào 2011 rồi năm ngoái chỉ còn có 4%, trong khi
lại lo sợ hai tệ nạn là lạm phát và tham nhũng. Còn Trung Quốc thì đã
hết đà 10% của ba chục năm liền và đang e ngại một vụ hạ cánh nặng nề
trước khi bước vào một thập niên thoái trào. Mà không chỉ có mấy xứ đó,
nói chung các nền kinh tế đang lên đã từng có mức tăng trưởng cao trong
mấy năm qua đều đang bị suy giảm nặng, kể cả trường hợp của Việt Nam.
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì sao lại như vậy, có phải rằng do những trở ngại nhất thời của kinh tế toàn cầu hay vì những lý do thuộc về cơ cấu?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lý do tại sao thì ta có chuyện nhất thời
như ông hỏi, mà cũng có nguyên do thuộc về cơ cấu. Trước hết là sau nạn
Tổng suy trầm toàn cầu vào các năm 2008-2009, nhóm quốc gia này tung ra
biện pháp kích thích và đạt mức tăng trưởng cao vào các năm 2010-2011
rồi thổi lên nguy cơ lạm phát nên phải giảm đà tăng trưởng kể từ năm
ngoái. Thứ hai, là trái với sự lạc quan về khả năng phát triển tự túc mà
khỏi cần các nước công nghiệp hóa, họ vẫn bị hiệu ứng bất lợi khi khối
Âu-Mỹ-Nhật giảm đà nhập khẩu và bớt đầu tư ra ngoài. Thứ tư, nhiều nước
đang lên đã kiếm lời nhờ bán thương phẩm, là nguyên nhiên vật liệu và
nông sản, nhưng giá thương phẩm hết tăng mà bắt đầu giảm.
Khi bùng nổ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và Âu Châu, cả nhóm BRIC lẫn nhiều xứ khác lầm tưởng rằng quy luật thị trường là vấn đề và nhà nước, cùng khu vực kinh tế của nhà nước, mới là giải pháp.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Khi một xứ tiêu thụ thương phẩm quá lớn như Trung Quốc mà phải giảm
đà sản xuất để điều chỉnh thì các nước xuất khẩu thương phẩm đều bị ảnh
hưởng. Một lý do nhất thời khác là ngân hàng trung ương Hoa Kỳ vừa bật
ra tín hiệu là có thể đảo ngược quyết định bơm tiền với lãi suất rẻ thì
các thị trường đang lên này đều bị chấn động, cổ phiếu và trái phiếu đều
sụt giá. Đó là những chuyện có thể gọi là nhất thời.
Vũ Hoàng: Tức là ngoài ra còn có những nguyên nhân thuộc về cơ cấu nữa hay sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy. Xưa kia, nhiều nước
trong nhóm này vẫn đạt thặng dư trong trương mục vãng lai nay lại bị
thiếu hụt, và họ tài trợ bằng tín dụng nên bị rủi ro lớn, thí dụ như Ấn
Độ, Brazil, Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi. Họ còn vay ngắn hạn để tài trợ
dài hạn hoặc tìm vào thị trường đen ở ngoài hệ thống ngân hàng và chất
lên một núi nợ sẽ đổ là trường hợp nổi tiếng ở Trung Quốc với những
khoản nợ xấu chẳng ai tính cho ra. Song song, còn nhược điểm khác về cơ
cấu là bội chi quá lớn, rủi ro lạm phát quá cao và thiếu ổn định về vĩ
mô. Nhưng đáng chú ý nhất trong các nguyên do suy sụp là một chuyện mà
Việt Nam nên để ý.
Khi bùng nổ khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ và Âu Châu, cả nhóm BRIC
lẫn nhiều xứ khác lầm tưởng rằng quy luật thị trường là vấn đề và nhà
nước, cùng khu vực kinh tế của nhà nước, mới là giải pháp. Vì vậy, thay
vì nâng đỡ tư doanh, họ lại tăng cường vai trò của nhà nước với ảo vọng
xây dựng "chủ nghĩa tư bản nhà nước". Kết quả là nạn tham ô của hệ thống
tư bản thân tộc, sự lãng phí của khu vực nhà nước khi được tài trợ theo
diện chính sách, là phản ứng bảo hộ mậu dịch và kiểm soát tư bản hay
ngoại hối để bảo vệ đặc quyền của các nhóm lợi ích. Các quốc gia này đi
ngược những quy luật đã từng giúp họ tăng trưởng cao.
Việt Nam học được gì
Vũ Hoàng: Chúng ta bắt đầu bước qua phần lượng định về hậu quả. Thưa ông, từ ngắn hạn đến dài hạn thì tình hình sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau 20 năm lạc quan về một trật tự mới của
kinh tế thế giới với hiện tượng toàn cầu hóa sẽ đem lại thịnh vượng cho
mọi quốc gia, chúng ta đang bước qua giai đoạn điều chỉnh khá bất
thường. Trong giai đoạn ấy, tôi e là sẽ thấy nhiều đột biến bất ngờ.
Một thí dụ là nếu dầu thô lên giá quá 120 đồng một thùng thì Liên
bang Nga có lợi lớn vì là một xứ bán năng lượng mà Trung Quốc sẽ khủng
hoảng. Trường hợp ngược lại là dầu thô sụt giá nếu kinh tế toàn cầu lại
bị suy trầm khi Hoa Kỳ trở thành một nước bán dầu!
Nói chung, hiện tượng toàn cầu hóa sẽ thoái trào như chúng ta đã
trình bày trên diễn đàn này, mà phản ứng quốc gia cực đoan đi cùng trào
lưu bảo hộ mậu dịch để bảo vệ quyền lợi riêng sẽ làm kinh tế thế giới
thêm sa sút và nguy cơ xung đột càng gia tăng. Người ta cứ lầm tưởng
rằng các nước buôn bán với nhau thì khó gây chiến, sự thật lại không lạc
quan như vậy nếu ta nhớ tới Thế chiến I cách nay gần trăm năm với hậu
quả lan rộng khỏi Âu Châu qua tới Châu Á.
Quan trọng nhất, sau ba chục năm đã lạc quan tin vào sự lớn mạnh của
Trung Quốc với dân số rất đông để là hãng xưởng ráp chế toàn cầu và nơi
tiêu thụ thương phẩm của các nước nghèo, thế giới sẽ trải qua giai đoạn
tôi xin gọi là "Trung Quốc thoái trào". Sự sa sút của nền kinh tế hạng
nhì thế giới sẽ là một vấn đề về an ninh và kinh tế cho các nước, nhất
là tại khu vực Đông Á.
Vũ Hoàng: Thưa ông, trong kịch bản gay go của giai đoạn thoái trào của Trung Quốc, Việt Nam đứng ở đâu và nên làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là xứ chưa giàu đã già và chưa
hùng mà đã hung, Việt Nam nên học bài học ba chục năm cải cách rồi đứt
gánh giữa đường của quốc gia láng giềng này.
Trung Quốc là xứ chưa giàu đã già và chưa hùng mà đã hung, Việt Nam nên học bài học ba chục năm cải cách rồi đứt gánh giữa đường của quốc gia láng giềng này.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thứ nhất, chiến lược thu hút đầu tư và tìm đà tăng trưởng nhờ nhân
công rẻ đã có ưu thế trong vài chục năm nhưng không vĩnh viễn. Các nước
đông dân, kể cả Việt Nam có thể trám vào khoảng trống do Trung Quốc để
lại, nhưng phải ý thức rằng lực lượng lao động với lương rẻ sẽ không là
lợi thế lâu dài nên phải chú ý tới năng suất, giáo dục và đào tạo chứ
đừng ép sức dân để làm giàu cho nhà nước.
Thứ hai, với dân số khá cao, Việt Nam nên chú ý đến khả năng tiêu thụ
nội địa thay vì chỉ nghĩ tới xuất khẩu khi kinh tế toàn cầu rơi vào
phản ứng bảo hộ mậu dịch. Một giải pháp là ưu tiên cải tổ để mau chóng
gia nhập hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP. Trong việc cải cách, hãy
học sự sai lầm của Trung Quốc mà phát triển tư doanh, đi theo quy luật
tự do và sớm ra khỏi chế độ tư bản nhà nước. Nhìn về lâu dài thì Việt
Nam nên thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc, chấm dứt sự lệ thuộc về chính trị
và kinh tế vào thế lực của họ theo khái niệm sai lầm là "Đồng thuận Bắc
Kinh". Đây là một cơ hội không nên bỏ lỡ để khỏi chết chùm với Trung
Quốc.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa đã trả lời từ California.
Đình công “tự phát”, sự khó xử của đảng cộng sản
Các cuộc đình công tự phát của công nhân liên tục xảy ra trong khi các tổ chức công đoàn do nhà nước quản lý dường như không liên quan gì đến các cuộc đình công đó.
Mô hình dân chủ tập trung
Ngày 27/7/2013 hai ngàn công nhân thuộc công ty may mặc Ivory ở huyện
Vũ Thư tỉnh Thái Bình đã đình công đòi tăng lương, công nhân đã trở lại
làm việc sau ba ngày đình công. Tin này được báo Nhân Dân loan tải, dù
tờ báo của Đảng cộng sản này rất ít khi đưa tin những vụ đình công mà
chính phủ Việt Nam gọi là “tự phát,” từ thường dùng để chỉ các cuộc tập
hợp đông người hay đình công mà không do nhà nước hay đảng cộng sản tổ
chức.
Ngày 26/7/2013, báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng công đoàn
lao động Việt Nam đăng bài viết về các cuộc đình công của công nhân
trong những năm gần đây. Theo bài viết này thì từ năm 1995 đến nay có
5.000 cuộc đình công, tức là cứ 3 ngày có hai cuộc đình công. Và bài báo
nêu câu hỏi là tại sao không có cuộc đình công nào được tổ chức bởi
“công đoàn cơ sở,” từ dùng để chỉ các tổ chức công đoàn do nhà nước và
đảng cộng sản lãnh đạo ở các nhà máy và công ty.
Theo điều 10 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân”.
Bên cạnh đó, theo luật công đoàn Việt Nam năm 1990 thì: “Công đoàn là
tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người
lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam”
Như vậy tổ chức công đoàn trực thuộc đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị duy nhất được phép hoạt động.
Trước khi có cuộc đổi mới kinh tế cho phép tư nhân trong và ngoài
nước được quyền tham gia hoạt động kinh tế, trong tất cả các cơ quan
hành chính, công ty, nhà máy… đều có một cơ cấu gọi là bộ tứ bao gồm:
Chi bộ đảng cộng sản, Chính quyền (tức là ban giám đốc điều hành), Công
đoàn, và Đoàn thanh niên cộng sản. Mô hình này nằm trong mô hình quyền
lực mà đảng cộng sản gọi là dân chủ tập trung.
Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi về tổ chức của Liên đoàn lao động, tức là liên minh của các công đoàn:
“Tiếng là tổ chức của người lao động nhưng thực tế là trong chế độ toàn trị thì những người lãnh đạo đều do đảng chọn lựa hết.”
Sự ra đời của các đơn vị kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường đã
làm cơ cấu bộ tứ nói trên không còn rõ rệt, hoặc thậm chí không tồn tại
trong các công ty có vốn tư nhân hay nước ngoài. Và điều đương nhiên
phải xảy ra trong nền kinh tế thị trường chính là những cuộc đình công
khi có sự mâu thuẫn quyền lợi giữa giới chủ và công nhân. Cơ cấu dân chủ
tập trung đã và đang không còn kiểm soát tầng lớp công nhân của mình
nữa, mà về nguyên tắc thì đảng cộng sản lại là một đảng của công nhân.
Khi cuộc biểu tình tại Thái Bình xảy ra, biên tập viên Gia Minh đã
hỏi một quan chức ở sở Lao động và thương binh xã hội của tỉnh, cơ quan
mà về nguyên tắc là có quan hệ mật thiết với tổ chức công đoàn của nhà
nước thì được trả lời như sau:“Tôi cũng chưa nắm được cái này anh ạ, phải sang làm việc cụ thể chứ điện thoại thế này không biết ai là ai cả.”
Cũng có thể đây chỉ là câu trả lời thoái thác, tránh trả lời một câu
hỏi nhạy cảm liên quan đến ổn định chính trị xã hội. Nhưng việc đó làm
rõ thêm quan hệ mới giữa dân chủ tập trung của đảng cộng sản và các thế
lực tư bản tài phiệt. Một mặt đảng cộng sản vẫn mang danh là đảng của
giai cấp công nhân, có nhiệm vụ chống lại sự bóc lột của giới tư bản đối
với công nhân làm thuê. Mặt khác do cần nguồn vốn đầu tư của giới tư
bản, đảng cộng sản và cùng với tổ chức đứng dưới quyền lãnh đạo của họ
là Công đoàn của nhà nước, phải bắt tay với giới tư bản. Đảng cộng sản
Việt Nam và nhà nước do nó lãnh đạo đã cố gắng tổ chức các công đoàn cơ
sở trong các công ty có vốn đầu tư của tư nhân. Và những người phụ trách
các tổ chức này lãnh lương của các công ty. Các tổ chức công đoàn cơ sở
này đứng trước một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Cấm công đoàn độc lập
Theo bài báo của báo Lao động thì hồi tháng 2 năm 2012, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đề nghị công đoàn giảm 50% số vụ đình công. Như vậy họ
phải thỏa hiệp với giới chủ mà họ lãnh lương mà đồng thời cũng phải thực
hiện nhiệm vụ vinh quang của họ là bảo vệ giai cấp công nhân. Mà nếu
muốn giảm đình công thì phải có một sự thương lượng giữa công nhân và
giới chủ. Điều này những người đại diện công nhân do đảng lựa chọn và ăn
lương của chủ tư bản rõ ràng không thể làm được.
Luật gia Lê Hiếu Đằng nói tiếp về các người phụ trách công đoàn cơ sở của nhà nước:
“Họ đâu có đại diện cho quyền lợi của công nhân được, họ không thể
phát động đình công, thậm chí họ còn theo giới chủ, đàn áp hoặc ngăn
cản công nhân đình công.”
Ông Lê Hiếu Đằng nói tiếp về vấn đề những người đại diện cho công
nhân, trong đó ông có so sánh với tình hình của các nghiệp đoàn trước
năm 1975 tại miền Nam:
“Trước 75 tổ chức người lao động là tổ chức của những người lao
động thực sự do đó họ mới đấu tranh cho quyền lợi của họ, còn những lãnh
tụ là do họ bầu nên.”
Khi đảng cộng sản còn trong bóng tối, họ đã tổ chức các hoạt động
công đoàn mà lịch sử của họ tự hào ghi lại sự thành công của các tổ chức
như Công hội đỏ Bắc Kỳ, Tổ chức Công hội của ông Tôn Đức Thắng tại Ba
Son Sài Gòn… Một điều rất khác biệt so với các tổ chức công đoàn của họ
ngày nay mà họ không ghi nhận là các tổ chức công đoàn lịch sử của họ
thực sự độc lập với nhà đương cuộc, và với giới chủ.
Gần đây một số nhà đấu tranh cho công nhân đã đứng ra thành lập những
công đoàn độc lập, và tất cả những người đó đều đã bị tống giam, trong
đó có người nữ tù nhân trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh. Đảng cộng sản chưa
biết cách nào để giảm các cuộc đình công nhưng cũng rất lo ngại một kịch
bản Công đoàn đoàn kết xảy ra ở Vịet Nam khi công nhân có tổ chức độc
lập riêng của họ.
Ông Lê Hiếu Đằng nói về các tổ chức công đoàn độc lập ở phương tây:
“Họ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân trong luật pháp, họ đâu có lật đổ nhà nước. Như vậy mới mà một xã hội công dân.”
Bài báo của báo Lao động đề nghị: Phải để cho người lao động chọn
những người có tâm huyết, được họ tín nhiệm bầu vào công đoàn cơ sở.
Quả bóng dường như nằm trong chân của đảng cộng sản Việt Nam, hoặc từ
bỏ ý niệm gọi là dân chủ tập trung muốn quản lý tất cả, hoặc cho phép
ra đời các tổ chức công đoàn thực sự, độc lập, để bảo vệ những người
công nhân mà mấy mươi năm nay đảng cộng sản vẫn tuyên bố dưới bóng cờ
công nông mang hình ảnh búa liềm của họ.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/spontaneous-worker-strike-dilemmas-cpc-kh-08022013130014.html
Thịt chó và nạn trộm chó
Vài năm trở lại đây, thói quen ăn thịt chó bắt đầu lan rộng trong
giới thanh niên, sinh viên, số lượng người ăn thịt chó tăng vọt và số
lượng chó bị bắt trộm cũng tăng vọt tỉ lệ. Đáng sợ là mức độ liều lĩnh
và man rợ của kẻ bắt trộm chó, ban đầu, những người này dùng gậy gộc,
ống tuýp sắt để uy hiếp những ai ngăn cản họ đập chó, về sau, họ dùng cả
mã tấu, roi điện và súng hoa cải để uy hiếp dân lành. Và, sự việc phát
triển lên đến đỉnh điểm khi người dân nổi giận, bắt kẻ trộm chó đánh hội
đồng cho đến chết và đốt xác, đốt xe máy.
Không thể làm ăn chân chính
Một người buôn chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với chúng tôi rằng không
sớm thì muộn anh cũng bỏ nghề, vì thời buổi này không cho phép anh làm
ăn chân chính, anh bị ép đủ hướng. Giải thích thêm, anh nói rằng việc
chở một chiếc lồng sắt và một ít nồi, niêu, xoong, chảo để đi đổi chó
như anh từng làm gần hai mươi năm nay nghe ra không còn hợp thời nữa.
Vì có đổi cách gì anh cũng không thể kiếm lãi gấp đôi lần trên mỗi
con chó. Hơn nữa, chó là vật nuôi thân thiết, chủ của nó chỉ đổi những
con chó ốm yếu, bệnh hoạn, thậm chí chó có dấu hiệu bệnh dại. Những con
chó như thế, bắt cũng nguy hiểm mà khi mang về bán lại cho đại lý cũng
bị chê lên chê xuống, đi cả ngày có khi kiếm chưa được một trăm ngàn
đồng tiền lãi.
Trong khi đó, kẻ đập chó không cần quan tâm chủ của con chó có đồng ý
bán hay không, chỉ cần thấy con chó nào béo mập, lông đẹp là chúng đập,
vì chỉ tốn vài chục ngàn tiền xăng để đi lùng, nên khi bán, họ sẵn sàng
phá giá, bán đổ bán tháo, mà có bán đổ bán tháo cách gì thì cũng kiếm
được vài ba triệu đồng trên tay với năm, sáu con chó đập được.
Đó là chưa nói đến chuyện hiểu lầm, ví dụ như trong làng, trong xóm
có nhà vừa mất chó, đằng nào họ cũng bực bội, nếu không may chở giỏ vào
khu vực này rao mua chó, ít thì bị người ta gièm pha, khinh bỉ, nhiều
thì bị gây gỗ, đánh đập. Suy cho cùng, muốn làm ăn chân chính trong nghề
buôn chó khó vô cùng, khó vì nhiều thứ, trong đó có cả chuyện đụng chạm
đến nhân phẩm và tính mạng.
Một người buôn chó khác tên Trân, kể với chúng tôi là cách đây vài
tháng, ông đã cùng bà con ở thôn Kiến Giang, Lệ Thủy, truy hô và bắt
bằng được kẻ đập trộm chó. Bắt xong, nhìn những người dân đánh hai kẻ
trộm chó mặt mày sưng húp, ông thấy cũng tội nghiệp, van xin dân làng
tha cho chúng. Nhưng, hai ngày sau, cũng chính những kẻ trộm chó này
chặn đường ông Trân và dùng gậy đánh ông tới tấp.
Rất may, ông Trân vốn là lính đặc công ở chiến trường Cambodia trong
những năm 1970, nên chuyện hóa giải và chống trả không khó khăn cho mấy,
ông không hề hấn gì. Nhưng trận đòn trả thù không thành của hai kẻ đập
chó lại làm ông tổn thương nặng nề về mặt tình cảm, về cái gọi là sự tử
tế và lòng bi mẫn giữa con người với nhau.
Mở quán thịt chó vì lợi nhuận cao
Một người tên Hiếu, chủ quán thịt chó ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với
chúng tôi rằng không có thứ gì nhanh xóa nghèo bằng mở quán thịt chó nếu
như biết quyết tâm làm giàu. Ông Hiếu cho biết, cứ trung bình một con
chó hơi, nghĩa là chó chưa qua khâu làm thịt và chế biến, ông mua với
giá từ ba trăm đến năm trăm ngàn đồng, khi về, ông bán được thấp nhất
cũng một triệu rưỡi đồng, sau khi khấu hao các thứ như củ riềng, củ sả,
lá mơ, chuối cây, các loại rau, mắm tôm và than củi, ông lãi từ một
triệu đến một triệu hai trăm ngàn đồng.
Ông Hiếu nói thêm, đó là chưa kể đến những dịch vụ phụ kèm theo như
rượu gạo, bia, rượu ngoại. Trước đây người ta chỉ ăn thịt chó uống rượu
gạo, nhưng gần đây, do nhu cầu của giới cán bộ càng lúc càng cao cấp, họ
không thích uống rượu gạo, chuyển sang bia lon, mà bia lon uống vời
thịt chó nghe ra không hợp khẩu vị nên họ chuyển sang rượu ngoại. Trung
bình, bán một mâm nhậu cho cán bộ với một chai rượu ngoại, kiếm lãi ít
nhất cũng ba trăm ngàn đồng.
Một chủ quán khác ở Lệ Trạch, Quảng Bình nói cho chúng tôi biết là
quán của ông khá độc đáo, ông thiết kế quán theo phong cách nhà vườn, có
bụi chuối, vại đựng nước, gốc rơm, bụi tre và có nhiều túp lều tranh để
thực khách ngồi nhậu. Mỗi túp lều tranh có một bộ phảng gỗ, có đ0.ệm
lót để ngồi, có nhân viên phục vụ riêng. Thực khách chỉ cần cầm menu,
gọi món là có tất. Ông chế biến một con cầy ra thành hai mươi bốn món
chứ không phải bảy món như dồi, rượu mận, hấp, nướng, xáo măng, cuốn sả…
như nhiều quán khác. Mỗi món ông đặt tên nghe phảng phất không khí
hoàng cung như: Minh Mệnh thảm tức, món hấp, Tự Đức thị uy, tức món
nướng, Đồng Khánh lễ nghi tức, món giò chó nướng lá lốt… Tuy quán của
ông Hiếu lấy giá hơi cao nhưng bù vào đó là ông có đủ các loại rượu dầm
mà với giới chức cán bộ, nó thuộc vào loại cao cấp như nhau chó, rượu sa
kê dầm thai chó, rượu Làng Vân dầm pín chó… Theo ông Hiếu, tất cả các
loại rượu này đều giúp cho thực khách cường dương, tráng khí và thấy
thoải mái, hồi xuân.
Hỏi thăm một thực khách tên Dũng, ông cho chúng tôi biết là ông có
thể ăn thịt chó thế cơm, ông là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan cấp
tỉnh. Ông nói rằng ăn thịt chó nhưng phải có văn hóa, nghĩa là ăn những
quán lịch sự, sang trọng và có rượu ngoại em út, với ông, việc boa tiền
cho em út đẹp mắt là một văn hóa đáng trân trọng, nó thể hiện đẳng cấp
của một người quí phái.
Một người bạn trong nhóm bắt chuyện khá thân thiết, uống giao lưu với
ông khách này vài ly, khoe thu nhập của mình và hỏi thăm mức lương hằng
tháng của ông cán bộ này, ông cười mỉa mai, nói rằng tiền lương cả
tháng của ông chỉ đủ để ông ăn một bữa thịt chó vừa vừa, chưa đúng đẳng
cho lắm.
Chúng tôi tạm biệt Quảng Bình, một vùng đất cho đến nay vẫn được mệnh
danh là ‘chó ăn đá gà ăn muối”, nhiều gia đình vẫn còn quay quắt, chật
vật với cơm áo. Không biết việc kinh doanh thịt chó của nhiều người và
ăn thịt chó có đẳng cấp của các quan chức có làm thay đổi được bộ mặt
kinh tế của vùng đất này chút nào không?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.Khiếu kiện không giải quyết, dân oan bị đánh đập dã man
Nghe bài này
Vấn nạn người khiếu kiện vì những bất công mà gia đình họ phải gánh chịu ngày càng trở nên trầm trọng tại Việt Nam; khi mà lượng người oan khuất phải kêu cứu đến các cơ quan công quyền mỗi lúc một đông thêm trong khi đó việc giải quyết bế tắc và người khiếu kiện chịu thêm cảnh bất công thường xuyên bị hành hung, sách nhiễu.
Lực lượng chức năng hành hung, đánh đập
Vụ việc mới nhất xảy ra hồi ngày 31 tháng 7 ngay tại vườn hoa trước Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Từ 8:30 đến 9:00 giờ họ không đụng gì đến chúng tôi hết. Khi có một nhóm chừng 5 người nước ngoài nhìn chúng tôi, thì tôi đứng lên hỏi bà ta từ đâu đến, bà cho biết từ Anh đến. Tôi nói thêm vài câu xã giao nữa. Khoảng hơn 5 phút sau, có một đoàn xe chở chừng 50 khách châu Âu ngừng lại. Tôi không hiểu sao khi đó họ cuống cuồng nhào đến ‘lùa’ chúng tôi đi. Một số người sợ bỏ đi, còn vài người đứng lại và nói chúng tôi đứng đây cầu nguyện, chứ không làm gì sai luật mà các anh bắt chúng tôi đi nơi khác. Nhưng họ không nghe nói rằng đó không phải chỗ ngồi, không phải chỗ biểu tình.
Theo những người dân oan khiếu kiện lâu nay họ không những bị các nhân viên công quyền mặc sắc phục có hành động bạo lực, mà họ phải chịu đòn từ những thành phần không mặc sắc phục, dữ tợn mà người dân thường gọi tên là ‘bọn đầu gấu’.
Dồn đến đường cùng
Vấn nạn người khiếu kiện vì những bất công mà gia đình họ phải gánh chịu ngày càng trở nên trầm trọng tại Việt Nam; khi mà lượng người oan khuất phải kêu cứu đến các cơ quan công quyền mỗi lúc một đông thêm trong khi đó việc giải quyết bế tắc và người khiếu kiện chịu thêm cảnh bất công thường xuyên bị hành hung, sách nhiễu.
Lực lượng chức năng hành hung, đánh đập
Vụ việc mới nhất xảy ra hồi ngày 31 tháng 7 ngay tại vườn hoa trước Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Nạn nhân là những người dân mất đất, nhà cửa, tài sản ở các tỉnh khu
vực miền nam lên kêu cứu các cơ quan Trung ương đặt tại đó. Tuy nhiên
các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng và chính phủ cả ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh đều không giúp họ giải quyết được nổi oan khuất
kéo dài bao nhiêu năm trời.
Những người đó từng đến các nơi khác như cơ quan đại diện ngoại giao
của Hoa Kỳ tại Việt Nam với mong mỏi nhận được sự lên tiếng giúp đỡ nào
đó.
Hầu như các văn phòng thế tục đó cũng không giúp được gì họ; và vào
ngày 31 tháng 7 một nhóm người đến tại công viên trước Nhà thờ Đức Bà
nơi có tượng Mẹ Maria của người Công giáo và họ nói để cầu nguyện mong
sao Ơn Trên ban phúc cho cuộc đời cay đắng phải khiếu kiện từ năm này
qua năm khác mà công lý không được thực thi.
Lúc có có thêm hai ba người an ninh nữa đến sờ soạng vào người tôi...Tôi la lên làm gì mà các ông sờ soạng khắp người tôi, tôi là phụ nữ các ông xâm phạm thân thể tôi. Tôi la lớn ‘bớ người ta’; khi đó có mấy cái đánh vào cổ tôi...Khi lôi lên xe, một tên an ninh cao to đấm vào mặt tôi hai cái, lúc đó tôi choáng váng không còn thấy gì nữa
chị Nguyễn Thị Hoa
Nhóm người này cuối cùng bị lực lượng an ninh đuổi đánh như lời kể
của một nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoa người từ Bà Rịa- Vũng Tàu cho
biết như sau:
Hôm qua có 25 người từ Cần Thơ và em đến chỗ Nhà Thờ Đức Bà để cầu
nguyện thôi chứ không phải biểu tình như họ nói. Khi đến đó được chừng 5
phút tôi thấy công an, an ninh, thanh tra xây dựng, rồi tình nguyện
viên… Họ gồm chừng 60 người. Dàn ngoài có công an 113, công an cơ động
chừng 20 người.
Từ 8:30 đến 9:00 giờ họ không đụng gì đến chúng tôi hết. Khi có một nhóm chừng 5 người nước ngoài nhìn chúng tôi, thì tôi đứng lên hỏi bà ta từ đâu đến, bà cho biết từ Anh đến. Tôi nói thêm vài câu xã giao nữa. Khoảng hơn 5 phút sau, có một đoàn xe chở chừng 50 khách châu Âu ngừng lại. Tôi không hiểu sao khi đó họ cuống cuồng nhào đến ‘lùa’ chúng tôi đi. Một số người sợ bỏ đi, còn vài người đứng lại và nói chúng tôi đứng đây cầu nguyện, chứ không làm gì sai luật mà các anh bắt chúng tôi đi nơi khác. Nhưng họ không nghe nói rằng đó không phải chỗ ngồi, không phải chỗ biểu tình.
Chúng tôi nói không, có dấu hiệu gì cho thấy chúng tôi biểu tình
hay không, khi nào chúng tôi biểu tình hãy lên tiếng. Người nào nói như
vậy thì họ nắm cổ lôi đi. Tôi bị một tên an ninh cao to nắm cổ lôi đi
một bên, và bên kia là một cô nào đó. Lúc có có thêm hai ba người an
ninh nữa đến sờ soạng vào người tôi như muốn kiếm cái gì và xé cả áo
tôi. Tôi la lên làm gì mà các ông sờ soạng khắp người tôi, tôi là phụ nữ
các ông xâm phạm thân thể tôi. Tôi la lớn ‘bớ người ta’; khi đó có mấy
cái đánh vào cổ tôi; nhưng hôm qua tôi không phát hiện nhưng sáng nay
thấy đau mới biết họ đánh vào cổ và bụng tôi. Vì khi bị đánh vào mặt,
lúc đó đau nhất nên tôi không cảm nhận đau ở những chỗ khác. Khi lôi lên
xe, một tên an ninh cao to đấm vào mặt tôi hai cái, lúc đó tôi choáng
váng không còn thấy gì nữa…
Theo chị Nguyễn thị Hoa, thì bản thân chị còn may mắn hơn một người
khác cũng bị đánh đập ngay tại khu vực trước nhà thờ Đức Bà vào sáng
ngày 31 tháng 7 và sang đến ngày 1 tháng 8 vẫn còn ói mửa, chưa thể mở
miệng vì những ngón đòn nặng từ phía cơ quan chức năng.
Hiện tại chị Hướng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội lên khiếu kiện khi về bị thuê đầu gấu đánh, hiện bị gãy một xương ở cánh tay phải. Tôi là người ở Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng đang lo cho chị ấy ăn uống.Đầu gấu ‘xử’ dân oan
Bà Nguyễn thị Gấm
Theo những người dân oan khiếu kiện lâu nay họ không những bị các nhân viên công quyền mặc sắc phục có hành động bạo lực, mà họ phải chịu đòn từ những thành phần không mặc sắc phục, dữ tợn mà người dân thường gọi tên là ‘bọn đầu gấu’.
Bà Nguyễn thị Gấm, 72 người Quảng Ninh, suốt 13 năm qua phải sống tại
các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng ở Hà Nội, để khiếu kiện về
trường hợp đất đai của gia đình bị trưng thu một cách bất hợp pháp, cho
biết bà phải lo giúp cho một người dân oan khác bị ‘đầu gấu’ đánh gãy
tay:
Hiện tại chị Hướng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội lên khiếu kiện khi về
bị thuê đầu gấu đánh, hiện bị gãy một xương ở cánh tay phải. Tôi là
người ở Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng đang lo cho chị ấy ăn uống.
Hẳn nhiều người vẫn chưa quên trường hợp của bà Đỗ Thị Thiêm, người
hăng hái đấu tranh giữ đất cùng với dân chúng khu phố Trịnh Nguyễn, thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, bị những kẻ lạ mặt rưới acid lên người.
Bà Nguyệt, 57 tuổi từ Cần Thơ bị mất đất từ năm 1976 đến nay và phải
khiếu kiện, cho biết về việc những kẻ thường phục được lực lượng chức
năng sử dụng để đàn áp những người dân đi khiếu kiện như bà:
Xã hội đen đứng quanh công an là do công an; đó là những tên đánh.Dồn đến đường cùng
Theo lời kể của những người phải đi khiếu kiện từ các tỉnh thành khác
nhau, câu chuyện của họ có khác, mỗi người một cảnh, thế nhưng điểm
chung đó là sự đùn đẩy của các cơ quan chức năng từ dưới lên trên và từ
trung ương về địa phương. Không ai chịu trách nhiệm giải quyết cho họ
dồn họ vào ngõ cụt: mất tài sản, không kế sinh nhai, không tương lai cho
chính bản thân và cho con cái họ.
Đi đến đâu họ cũng bảo về. Về một, hai tháng không trả lời, chúng tôi đi tiếp. Đi trong vô vọng nên chúng tôi phải kêu cứu các nhân sĩ trí thức, đánh động dư luận để cứu giúp những trường hợp người dân như chúng tôi.Không phải chỉ bị xua đuổi, sách nhiễu, đánh đập như các trường hợp vừa nêu; mà những người phải đi khiếu kiện trong tình trạng vô vọng như thế lâu nay còn cho là gây rối trật tự, rồi bị quy chụp là có động cơ chính trị
Trường hợp cô Nguyễn thị Hoa mới bị đánh hôm ngày 31 tháng 7 là con
gái có mẹ từng là một biệt động Sài Gòn, tham gia kháng chiến; thế nhưng
bị cáo buộc giả mạo; khi xác minh lại không phải giả mạo thì đất vẫn
mất. Bà mẹ khiếu kiện bao năm đến hơi tàn, sức kiệt nằm một chỗ và người
con gái phải tiếp sức mẹ khiếu kiện. Thế nhưng công lý vẫn bặt tăm
khiến cô này từng hai lần đổ xăng tự thiêu nhưng những dân oan khác ngăn
kịp: một lần ngay trước Nhà thờ Đức Bà hồi ngày 5 tháng 5 vừa qua và
một lần vào ngày 18 tháng 6 vừa rồi trước khu vực Đại sứ quán Mỹ ở Hà
Nội.
Không phải chỉ bị xua đuổi, sách nhiễu, đánh đập như các trường hợp
vừa nêu; mà những người phải đi khiếu kiện trong tình trạng vô vọng như
thế lâu nay còn cho là gây rối trật tự, rồi bị quy chụp là có động cơ
chính trị như lời của ông chánh thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh
hồi tháng tư năm nay.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/petiti-get-beat-harra-08012013060045.html
Trung Quốc cảnh báo về thời tiết nóng bức tại Thượng Hải
Không
giống như các bệnh liên quan tới nhiệt độ, say nắng là một trường hợp y
tế khẩn cấp thường hay gây tử vong nếu không được điều trị ngay và đúng
cách
CỠ CHỮ
02.08.2013
Các chuyên gia y tế tại Thượng Hải đã cảnh báo dân chúng, đặc biệt là
những người cao tuổi, tránh ra nắng, và ở trong mát, vào lúc nhiệt độ
cao tiếp tục gây tử vong.
Không giống như các bệnh liên quan tới nhiệt độ, say nắng là một trường hợp y tế khẩn cấp thường hay gây tử vong nếu không được điều trị ngay và đúng cách.
Cho tới nay, ít nhất đã có 11 người chết vì say nắng tại Thượng Hải
trong mùa hè. Nhiệt độ ở thành phố này là 39 độ C hay cao hơn trong
những ngày gần đây và cơ quan khí tượng thành phố nói tháng Bảy năm nay
là nóng nhất trong nhiều thập niên.
Ông Lãnh Quang Minh, một giới chức tại Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh ở Thượng Hải nói với Trung Quốc Nhật báo hôm thứ Tư:
“Ngoài những người phải dãi nắng, nhiều người khác, đặc biệt là những người cao niên, đã bị bệnh dù ở trong nhà ví họ không có máy điều hòa không khí. Điều quan trọng cho dân chúng là chú ý ngăn ngừa tình trạng say nắng.”
Ông Lãnh Quang Minh, một giới chức tại Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh ở Thượng Hải nói với Trung Quốc Nhật báo hôm thứ Tư:
“Ngoài những người phải dãi nắng, nhiều người khác, đặc biệt là những người cao niên, đã bị bệnh dù ở trong nhà ví họ không có máy điều hòa không khí. Điều quan trọng cho dân chúng là chú ý ngăn ngừa tình trạng say nắng.”
Không giống như các bệnh liên quan tới nhiệt độ, say nắng là một trường hợp y tế khẩn cấp thường hay gây tử vong nếu không được điều trị ngay và đúng cách.
Nạn nhân mới nhất là một thủy thủ tàu buôn 64 tuổi từ Đài Loan tới, đã qua đời sáng thứ Tư khi tới Thượng Hải hôm 13 tháng Bảy.
Ngoài Thượng Hải, một số tỉnh lân cận cũng báo cáo có người chết vì nhiệt độ. Ít nhất bảy trường hợp tử vong vì say nắng được báo cáo tại tỉnh Giang Tô. Tỉnh Chiết Giang báo cáo ít nhất tám ca tử vong vì say nắng, hầu hết những người này ở ngoài nắng trong một thời gian dài.
Sở khí tượng thành phố nói rằng hàn thử biểu thường ở khoảng 39 độ C trong những ngày sắp tới mặc dù có giông bão tại một số nơi trong thành phố.
Ngoài Thượng Hải, một số tỉnh lân cận cũng báo cáo có người chết vì nhiệt độ. Ít nhất bảy trường hợp tử vong vì say nắng được báo cáo tại tỉnh Giang Tô. Tỉnh Chiết Giang báo cáo ít nhất tám ca tử vong vì say nắng, hầu hết những người này ở ngoài nắng trong một thời gian dài.
Sở khí tượng thành phố nói rằng hàn thử biểu thường ở khoảng 39 độ C trong những ngày sắp tới mặc dù có giông bão tại một số nơi trong thành phố.
No comments:
Post a Comment