Wednesday, October 19, 2016

XĂNG TĂNG GIÁ - ĐOÀN VĂN VƯƠN - TRUNG CỘNG -VIỆT CỘNG

TÔ VĂN TRƯỜNG * XĂNG DẦU TĂNG GIÁ

09/04/2013

Rối rắm cách tính giá xăng dầu

Tô Văn Trường
Kinh tế nước ta còn vô vàn chuyện đau đầu và bấn loạn, nổi cộm là các vấn đề về ngân hàng, bất động sản, thị trường chứng khoán, vàng, lạm phát thực, nợ công, bài toán tái cơ cấu nền kinh tế, v.v. Có nhà báo mới gửi tin nhắn cho tôi nguyên văn như sau: “Ông Bộ trưởng “Xăng dầu" đã khốn khổ, ông Bộ trưởng “Vàng" nhặng củ tỏi thêm bấn loạn, nay ông Bộ trưởng “Đường" về cảng Lạch Huyện, thật khốn nạn cho dân mình!”.
Cả tuần qua, người dân bị sốc vì sau hơn 20 ngày trên thị trường giá xăng dầu của các nước liên tục giảm thì chỉ riêng Việt Nam lại tăng đột biến “không giống ai” lên đến mức kỷ lục 24.500 đồng/lít. Các lý giải quỹ bình ổn đã cạn, hay nhằm ngăn chặn buôn lậu xăng dầu sang các nước láng giềng thật khó thuyết phục được người dân! 
Theo tìm hiểu của chị Lê Thị Phi Vân (thông tin riêng), không thể lý giải nổi tại sao ở Indonesia hiện nay giá xăng dầu đang ở mức rẻ không ngờ: Xăng thường dùng (ở bên Indonesia gọi là Premium) có giá bán lẻ tại các cây xăng là 4500 rupi/lít, tương đương với 9000 VNĐ. Giá dầu diezel cũng có giá 4500 rupi/lít. Đây là hai loại xăng dầu thông dụng của người dân Indo nên chính phủ Indo có trợ giá. Hai loại xăng còn lại là xăng A92 và A95 không được trợ giá nên giá bán lẻ ở các cây xăng là 10.400 rupi (20.800 VNĐ) đối với xăng A92 và 10.900 rupi (21.800VNĐ) đối với xăng A95. Như vậy ngay cả khi không được trợ giá thì người dân Indo cũng phải trả một mức giá rẻ hơn ở Việt Nam rất nhiều. Một câu hỏi được đặt ra vì sao GDP đầu người của Indo cao gấp 2,5 lần Việt Nam nhưng người dân chỉ phải trả 40% giá mà người dân Việt Nam phải trả cho xăng dầu? 
Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, về mặt bằng giá nói chung, Chính phủ có thể vận hành bằng chính sách vĩ mô (qua chính sách tiền tệ và tài khóa) để ảnh hưởng mức giá nói chung, tức là không để lạm phát ở mức cao nhằm bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế. Chính phủ cần kiểm soát giá sản phẩm mang tính độc quyền bằng các chính sách vi mô mang tính hành chính. Đây là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, không cho phép doanh nghiệp phù phép làm giàu, đồng thời không cản trở sự vận hành hữu hiệu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Gọi là chính sách vì nó đặt ra khung pháp lý để các việc điều chỉnh giá tự vận hành mà không cần đến sự chỉ đạo hay can thiệp trực tiếp, tùy tiện của Nhà nước. Để việc điều chỉnh giá không bị can thiệp chính trị, các nước đều phải dựa vào một ủy ban chuyên gia họp định kỳ, quyết định giá, bằng việc áp dụng công thức dựa trên cơ sở kỹ thuật.
Theo tôi hiểu nếu có nhiều công ty thật sự cạnh tranh thì cần tôn trọng quy luật của thị trường tự do. Tuy nhiên vì giá xăng lên xuống rất dữ tùy theo thị trường thế giới nên có thể vẫn cần quĩ bình ổn như hiện nay. Quĩ này phải do công ty xăng dầu đóng vào quĩ. Nếu khi giá bị kiểm soát mà họ lỗ thì dùng quĩ, nhưng tất nhiên nếu quĩ hết thì phải tăng giá. Quĩ chỉ quan tâm việc tăng giá chứ không mang tính trợ giá. Cách hiểu về quỹ bình ổn đơn giản thí dụ giá hiện tại là 100, nếu giá thế giới xuống, giá chỉ còn 80; và nếu ủy ban định giá chỉ cho phép điều chỉnh giá mỗi kỳ là 10% thì giá sẽ là 90. Các công ty có lời thêm 10 nếu không có quĩ bình ổn. 10 này sẽ đưa vào quĩ bình ổn. Khi giá thế giới lên trên 10% chẳng hạn, thì quĩ bình ổn sẽ trả ra để giá không vượt 10%.
 Quĩ bình ổn chỉ có thể làm thế. Và nếu giá vượt quá mức mà quĩ bình ổn hết tiền thì quĩ bình ổn không còn giá trị nữa. Thí dụ như hiện nay, bảo quĩ bình ổn đã hết tiền. Nếu cứ muốn giữ giá thấp thì phải lấy tiền từ ngân sách.Tốt nhất là để thị trường tự do, chẳng cần quĩ bình ổn. Nhưng có thể vẫn cần có một ủy ban độc lập chống độc quyền theo dõi giá cả các hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến đời sống và có quyền hành xử nếu cần. 
Nếu Việt Nam đã khẳng định mình có nền kinh tế thị trường không thể phát triển trên cơ sở bù lỗ. Công ty nhập xăng dầu không phải là công ty sản xuất xăng dầu. Khi bù lỗ thì phải lấy từ ngân sách. Ngân sách có thể từ nguồn thu từ phần thu nhập được chia (thường là liên doanh) của công ty sản xuất dầu hoặc từ thuế.
Nói chung, ngân sách như cái bánh, khi bị chi vào mặt này thì phải cắt xén mặt khác. Đấy là bài toán đánh đổi, nếu muốn phải chọn lựa thì phải hiểu bù lỗ đại trà/bù lỗ có chọn lựa. Không bù lỗ và dùng tiền thu được làm chuyện khác, thí dụ bù lỗ đi xe bus trong thành phố, v.v. Điều đó có nghĩa là phải tính toán rõ, bù lỗ hiện nay là bao nhiêu? Và bù lỗ thì ai có lợi? Dân đi xe gắn máy, dân đi xe hơi, chạy nhà máy điện – ai hưởng? Nói chung có số liệu thì có thể tính toán được. Không một nhà nước nào cái gì cũng phải bù lỗ. Không chỉ xăng, điện hiện nay cũng bù lỗ. Thử hỏi có ai được bù lỗ điện thoại không khi mà gần như mọi người đều cần điện thoại nhất là người làm ăn? Xin nói rõ thêm là giá cả bên viễn thông chấp nhận được đối với tất cả mọi người do có sự cạnh tranh tương đối giữa các nhà mạng, chứ đâu có ở trên trời như giá xăng dầu hay các mặt hàng thiết yếu khác?
Cách tính giá xăng dầu của Việt Nam rất rối rắm, khó hiểu. Sau khi cộng 17% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế VAT, phí xăng dầu 1.000 đồng/lít, v.v. thì tại sao phải tính chi phí giá kinh doanh làm gì trong khi xăng là hàng nhập gần như 100% (ngoại trừ nhà máy lọc dầu Dung Quất)? Chỉ cần lấy giá nhập + % mark-up (phí thương mại + chuyên chở TTM/giá bán) tối đa cho phép là xong. Không ai được bán giá quá mức tối đa. Tăng số các công ty cho phép nhập trong mỗi thị trường địa phương để họ canh tranh nhau. Cạnh tranh ở phần trăm mark-up nhưng không được quá mức tối đa cho phép mà phần trăm mark-up thì qua kinh nghiệm nhiều năm chính quyền đã biết. Vì địa hình Việt Nam trải dài, nên mỗi vùng (ví dụ 7 vùng sinh thái) không thể để chỉ có một hay hai công ty nhập và bán xăng. Phải có nhiều công ty để tạo cạnh tranh. Tất nhiên như thế giá xăng có thể sẽ khác nhau giữa các vùng vì chuyên chở. Có thể hoặc giảm phần trăm thuế bán lẻ ở vùng không có cảng nhập xăng. 
Có lẽ cách tính hợp lý hơn là kết hợp hai cơ chế (i) Cơ chế thị trường tự do bao gồm nhiều nhà nhập khẩu và phân phối xăng dầu, như vậy là bỏ độc quyền nhà nước giúp giảm giá như trong lĩnh vực viễn thông đã làm; và (ii) Sự điều hành Nhà nước bằng thuế và quỹ bình ổn, v.v. Khi đó sẽ tự nhiên hình thành giá xăng dầu hợp lý.
Trên công luận đã có một số bài viết về những bất hợp lý trong chính sách và trong giá bán lẻ xăng dầu hiện nay. Điều quan trọng và bức bách hàng đầu trong việc tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước là xóa bỏ độc quyền (trừ trường hợp độc quyền tự nhiên không bỏ được thì phải có cơ chế kiểm soát hữu hiệu). Thành công trong việc xóa độc quyền của VNPT (chủ trương của Thủ tướng Võ Văn Kiệt) là kinh nghiệm tốt. Ngành điện cũng có phương án xóa độc quyền ở những khâu có thể xóa được, tuy còn chậm và thực hiện thiếu kiên quyết. Kinh doanh xăng dầu vẫn nặng tính độc quyền nhưng chưa thấy có chủ trương gì hữu hiệu để thay đổi. 
Để người dân không phải ca thán chúng ta đang sống trong thời kỳ chính sự thì "Quân nhược thần cường", về dân sự thì là "Thần suy quỷ lộng", tôi nghĩ cần phải căn cứ theo nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, Khóa XI là rà soát chính sách vĩ mô, chiến lược ngành hàng và xuất nhập khẩu, công tác bình ổn giá, xem có tác động của "nhóm lợi ích", lợi ích cục bộ, chủ quan duy ý chí, ... trong quá trình xem xét, xử lý giá xăng dầu ở mức độ nào, từ đó, mới có khả năng “giải mã” được tận gốc của các vấn đề đang bất cập hiện nay của đất nước.
T. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

NGUYỄN MINH CẦN * ĐOÀN VĂN VƯƠN, NỖI Ô NHỤC CỦA TÒA ÁN CỘNG SẢN


Trang Chủ

LẠI THÊM MỘT VỤ ÁN Ô NHỤC

Nguyễn Minh Cần
Vụ án Đoàn Văn Vươn vừa kết thúc! Lại thêm một vụ án ô nhục nữa được ghi vào lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam! Một vụ án chống nông dân hết sức bất công và hoàn toàn phi pháp! Một vụ án để lại một vết nhơ đời đời không thể rửa sạch trên mặt băng đảng cầm quyền thời Nguyễn Phú Trọng!
Kể từ ngày 05.01.2012, cái tên “Đoàn Văn Vươn” được nhân dân cả trong lẫn ngoài nước, biết đến như một người anh hùng áo vải can đảm đứng lên chống “cường hào ác bá đỏ” trong thời đại mới, thời đại người dân Việt Nam bị ĐCS hoàn toàn tước mất quyền sở hữu đất đai.

Giờ đây ai cũng biết đến tên “Đoàn Văn Vươn”, vì anh là biểu tượng cho lớp người nông dân mới, vừa cần cù, tháo vát, vừa kiên cường vượt khó khăn, lại vừa có kiến thức kỹ thuật. Nhờ đó, anh cùng với gia đình đã tạo được một kỳ tích lao động rực rỡ là đã quai đê lấn biển biến cả một khu đầm rộng chưa từng khai phá thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Để khởi nghiệp, anh Vươn đã phải bán tài sản, vay tiền ở bạn bè, người thân và ngân hàng, rồi phải vượt qua biết bao khó khăn, vất vả để làm cho khu đầm có thể nuôi trồng thủy sản được.
Đến khi khu đầm bắt đầu có thu hoạch để trả nợ dần cho bạn bè và ngân hàng thì bọn quan tham trong chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã nhòm ngó, bày mưu cưỡng chế để thu hồi khu đầm đang thuê của anh. Anh Vươn đã nhiều lần khiếu nại mà không được, anh đã đưa đơn kiện lên tòa án. Tòa án huyện TIên Lãng bác đơn kiện của anh; anh lại kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng…

 Thế nhưng, ngày 05.01.2012, chính quyền huyện TIên Lãng và thành phố Hải Phòng đã huy động  một lực lượng trên 100 người cả công an lẫn bộ đội do đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc công an thành phố Hải Phòng chỉ huy cùng với phó chủ tịch huyện TIên Lãng Nguyễn Văn Khanh đến cưỡng chế thu hồi khu đầm của anh Vươn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đại tá Ca đắc thắng tự khen kế hoạch “tác chiến” trong “trận” cưỡng chế khu đầm hôm đó: “Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay…. Đánh mũi trực diện, nghi binh ra làm sao. Rồi tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách…”.
Bị dồn vào tình thế bức bách như vậy, anh Đoàn Văn Vươn và người nhà đã phải chống trả, họ bắn đạn hoa cải và cho nổ mìn tự chế, làm bị thương bốn người công an, hai người bộ đội. Sau này, tại phiên tòa hôm 03.04.2013, anh Vươn đã nói rõ: “Không có con đường nào khác, buộc lòng chúng tôi phải chống lại.


 Anh em chúng tôi không có ý giết người mà chỉ muốn cảnh báo đoàn cưỡng chế”. Công an Hải Phòng đã bắt giam anh em Đoàn Văn Vươn và ra quyết định khởi tố. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra “Cáo trạng” buộc tội “giết người” đối với các anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và tội “chống người thi hành công vụ” đối với hai chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ anh Quý). Đoàn cưỡng chế đã đập phá sạch sành sanh ngôi nhà của anh Vươn và cả ngôi nhà của em anh Vươn (nằm ngoài khu vực cưỡng chế).
Tiếng nổ ở Cống Rộc, huyện Tiên Lãng vang mạnh như một quả bom làm rúng động cả trong và ngoài nước. Bà con nông dân, nhất là dân oan, những người đã bị hoặc sắp bị cưỡng chế thu hồi đất đai, các nhà báo tiến bộ, các nhân sĩ, trí thức dân chủ, cho đến các nhà tu hành Công giáo, Phật giáo, v.v…  đều lên tiếng bênh vực cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn, đồng thời tố cáo mưu đồ của bọn cường hào trong chính quyền định cướp đoạt thành quả lao động của gia đình anh Vươn khi thấy khu đầm của anh Vươn bắt đầu thu lợi được. Tiếng vang của công luận mạnh đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải họp các ngành hữu quan để xem xét tình hình, và ngày 10.02.2012, ông đã kết luận: việc cưỡng chế là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai

. Cuối tháng 12.2012, 50 cán bộ tại huyện Tiên Lãng đã bị kiểm điểm, xử lý nội bộ, ban cán sự Đảng ở UBND thành phố Hải Phòng đã bị khiển trách. Năm quan chức có liên quan đến vụ cưỡng chế này là Lê Văn Hiền cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Lê Thanh Liêm cựu chủ tịch xã Vinh Quang và Phạm Đặng Hoan cựu bí thư xã Vinh Quang đã bị khởi tố (cựu là vì sau khi sự việc xảy ra, bị dư luận tố cáo, “Đảng ta” đã phải cách chức họ).
Thế mà các nạn nhân vụ “cướp ngày” trắng trợn là Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ lại bị giam cầm suốt 15 tháng kể từ tháng 01.2012, bị tra khảo, đánh đập (xin xem ảnh bị cáo với mắt tím bầm) và bị đưa ra tòa để nhận những bản án hết sức bất công: các nạn nhân thì “pháp lý xã hội chủ nghĩa” lại biến thành tội phạm, bị buộc tội “giết người” mà thực tế thì họ không cố tình giết ai cả và cũng không một ai bị giết!


 Đoàn Văn Vươn phải lãnh án 5 năm tù, Đoàn Văn Quý – 5 năm tù, Đoàn Văn Sịnh –  3 năm 6 tháng tù, Đoàn Văn Vệ – 2 năm tù! Hai người phụ nữ bị buộc tội “chống người thi hành công vụ” cũng bị kết án: chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) bị 15 tháng tù treo, 30 tháng thử thách, chị Phạm Thị Báu (vợ anh Quý) bị 18 tháng tù treo, 36 tháng thử thách!


Án quyết này thật là quá vô lý! Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận là vụ cưỡng chế ngày 05.01.2012 là trái luật, chính quyền địa phương đã làm sai, như vậy thì lực lượng đi cưỡng chế hôm đó không thể nào coi là “người thi hành công vụ” được và không thể buộc tội bừa cho hai chị như vậy được. Hơn nữa, khi xảy ra vụ cưỡng chế, hai chị đưa con đi học rồi đứng trên đê không có mặt ở hiện trường và họ bị bắt trên đê, nhưng công an lại ghi là họ có mặt ở hiện trường!
Vụ án anh em Đoàn Văn Vươn đã nói lên nhiều điều. Có lẽ điều quan trọng nhất có thể tóm gọn trong ý kiến của một cư dân Facebook có tên là Giovanni Paolo đăng trên trang mạng danlambao: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hiện nguyên hình là một băng đảng mafia đỏ, chỉ bảo vệ quyền lợi riêng của phe cánh, nhóm lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.”


Người viết thấy không cần nói gì thêm vì ý kiến đó quá đúng, mà chỉ xin bạn đọc nhớ lại lời của một người cực kỳ cương trực và công minh là cụ bà Lê  Hiền Đức nói sau khi vụ cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng mới xảy ra: “Chừng nào ông  Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lý, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự PHÓNG TO của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải  Phòng mà thôi.” Sau khi phiên tòa kết thúc, lời nói của cụ Lê  Hiền Đức lại càng thấm thía.
Qua vụ án này, người dân càng nhận rõ thực chất cái gọi là “công lý” xã hội chủ nghĩa dưới chế độ toàn trị hiện nay. “Pháp chế” xã hội chủ nghĩa sẵn sàng đổi trắng thay đen chỉ nhằm bênh vực cho băng đảng mafia cầm quyền. Luật sư Trần Đình Triển đã viết trên Facebook của ông: “Đa số các bị cáo đều tố cáo trong giai đoạn điều tra, họ đã bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào…”. Nghĩa là ngành tư pháp của “Đảng ta” làm tất cả để ép những nạn nhân của các quan tham phải biến thành những kẻ tội phạm!
Và đây không phải là vụ án đầu tiên chống nông dân có liên quan đến đất đai mà các “tòa án nhân dân” của “Đảng ta” đã xử. Chẳng cần phải đi xa hơn vài chục năm, mà chỉ nhìn lại vài ba vụ án đã xử trong hai năm gần đây thôi cũng đủ thấy biết bao nhiêu chuyện oan khiên mà bà con nông dân lao động nước ta đã phải gánh chịu.

Chẳng hạn,

1) vụ án xử 15 người dân ở Dák Ngol khai khẩn đất hoang trong rừng (nơi đã khai thác hết gỗ để bán), họ làm ăn, sinh sống nhiều năm trên khu đất ấy kể từ năm 1998, đến năm 2011 họ bị chính quyền cưỡng chế thu hồi để giao cho các công ty kinh doanh; vì quá uất ức, khoảng 200 người dân đã kịch liệt phản đối; khi bị đàn áp, 50 người đã kịp chạy trốn, còn 15 người bị bắt và bị buộc tội “chống người thi hành công vụ”, “phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”, và “tòa án nhân dân” tỉnh Dák Nông ngày 31.05.2012 đã kết án họ tổng cộng 40 năm 9 tháng tù;

 2) vụ chính quyền Đà Nẵng ra lệnh cưỡng chế ngày 08.03.2012 nhằm thu hồi đất đai thuộc giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, nơi mà bà con đã tạo dựng cơ nghiệp và sinh sống trên 135 năm nay, để bán cho Công ty cổ phần đầu tư Mặt Trời, nhân dân phản đối, công an bắt bớ, đánh đập dã man 7 người nông dân, một người bị đánh đến chết, còn 6 người bị đưa ra “tòa án nhân dân” Đà Nẵng xử tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “chống người thi hành công vụ” rồi tống vào tù;

3) vụ cưỡng chế lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài ở quận Cái Răng tỉnh Cần Thơ, chồng bà Lài uất hận uống thuốc độc tự tử phải đưa vào bệnh viện, bà Lài và cô con gái thân cô thế cô, không đủ sức chống cự, bèn khỏa thân ra để chống lại lực lượng cưỡng chế; sau khi đã cướp đoạt lô đất của gia đình bà Phạm Thị Lài, ngày 19.06.2012, UBND quận Cái Răng đã xử phạt bà Lài 1,5 triệu đồng vì tội “cản trở hoạt động bình thường của cơ quan”, và còn phạt thêm 80 nghìn đồng vì tội “không mặc áo quần vi phạm thuần phong mỹ tục”! Nghe thật là chua xót!
Biết bao nhiêu vụ án đầy oan trái về đất đai đã xảy ra kể từ ngày “Đảng ta” nắm chính quyền! Cải cách ruộng đất là tội ác tày trời từ thời Hồ Chí Minh không cần phải nói lại ở đây, nhưng đặc biệt phải nói là trên vài chục năm nay, từ khi “Đảng ta” tước đoạt quyền sở hữu đất đai của người dân để chuyển thành cái gọi là “sở hữu toàn dân” (năm 1980), thì các vụ cướp đoạt đất đai, nhà cửa của người dân trở thành phổ biến. Mà mỗi lần người dân oan thấp cổ bé họng phản ứng lại thì “Đảng ta” liền đưa công an, bộ đội đàn áp bằng bạo lực, bắt bớ, giam cầm rồi giao cho “tòa án nhân dân” kết án những người hăng hái nhất và tống họ vào tù.
Ngày nay, “Đảng ta” dưới thời Nguyễn Phú Trọng vẫn quyết tâm tiếp tục cái lối cai trị dân như vậy. Cứ nhìn vào việc “Đảng ta” tiến hành việc vận động dân “góp ý kiến” sửa đổi hiến pháp 1992 thì đủ thấy rõ tim đen của “Đảng ta”: cố sống cố chết bám giữ cho kỳ được những điều “sinh tử” của băng đảng cầm quyền trong cái hiến pháp gọi là “sửa đổi” như cũ:
1) nhất quyết không thể có sở hữu tư nhân đối với đất đai, chỉ có sở hữu toàn dân thôi, nghĩa là “Đảng ta” và các cán bộ của “Đảng ta” sẽ còn thao túng, cưỡng chế thu hồi đất đai của người dân theo ý muốn của họ để thu lợi cho băng đảng mafia; 
2) nhất quyết không thể có tam quyền phân lập, nghĩa là khi cần dẹp sự bất bình của người dân, “Đảng ta” có thể thoải mái điều động công an, bộ đội đàn áp người dân bằng bạo lực, rồi sai viện kiểm sát và công tố buộc tội và giao cho “tòa án nhân dân” kết án theo mức “Đảng ta” đã định;
 3) nhất quyết phải ghi rõ: quân đội và công an là của “Đảng ta”, phải trung thành với “Đảng ta”, nghĩa là khi cần đàn áp sự bất bình của người dân thì quân đội và công an phải ngoan ngoãn dùng bạo lực trừng phạt nhân dân theo lệnh của “Đảng ta”, còn khi chiến hạm của “thiên triều” xâm phạm hải phận, đánh chiếm hải đảo của ta, bắn giết ngư dân của ta, “Đảng ta” ra lệnh đứng “nghiêm” thì quân đội phải đứng trố mắt nhìn “tàu lạ” xâm chiếm biển đảo nước ta, giết hại dân ta; 4) nhất quyết không thể có đa nguyên, đa đảng, nghĩa là không cho phép một đảng phái nào khác được dự phần bàn việc nước để “Đảng ta” mãi mãi giữ đặc quyền đặc lợi; 5) nhất quyết phải giữ nguyên điều 4 ghi rõ “Đảng ta” là đảng duy nhất, độc quyền lãnh đạo đất nước để “Đảng ta” muôn năm thống trị đất nước dưới… sự bảo trợ của “thiên triều”.
Nếu vậy, chắc chắn rồi đây không chỉ có một vụ Đoàn Văn Vươn, một vụ Cồn Dầu, một vụ Văn Giang, một vụ Dương Nội… mà sẽ có rất nhiều vụ cưỡng chế “cướp ngày” như vậy nữa, kèm theo rất nhiều vụ án ô nhục như vụ án Đoàn Văn Vươn vừa rồi. Nhưng, liệu dân ta có chịu cúi đầu mãi để “Đảng ta” lăng nhục nhân dân như vậy không? Chúng tôi tin chắc là không!
Vụ án Đoàn Văn Vươn là tiếng bom có sức cảnh tỉnh rất mạnh. Nếu “Đảng ta” cứ quyết tâm đi theo con đường đã chọn đó mà nhiều nhà chính luận tóm gọn trong mấy chữ “hèn với giặc, ác với dân” thì chắc chắn sẽ có rất nhiều quả bom của lòng căm hận với sức công phá cực lớn bùng nổ đánh sập tan tành cái chế độ độc tài toàn trị của “Đảng ta”. Đó là điều chắc chắn.
06.04.2013
Nguyễn Minh Cần

BÙI TÍN * TỘI ÁC CỦA VỢ TẬP CẬN BÌNH

Blog / Bùi Tín

‘Đệ nhất phu nhân’ dính vào tội ác

Ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện
Ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện
CỠ CHỮ
Ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng CS Trung quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vừa đi thăm Liên bang Nga và 3 nước châu Phi là Tanzania, Congo và Nam Phi. Theo nhận định của Tân Hoa Xã, chuyến đi thăm này đã giúp củng cố đáng kể quan hệ Trung - Nga, với những «hợp đồng thế kỷ» dài hạn có giá trị cực lớn ; đồng thời quan hệ giữa Trung Quốc và ba nước châu Phi vừa kể  cũng được tăng cường. Riêng cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 5 của nhóm 5 nước đang trỗi dậy BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - tại cảng Durban của Nam Phi đã là một thành quả có ý nghĩa. Nhóm BRICS bao gồm 42% dân số, 20% tổng sản lượng và 15% giá trị thương mại của toàn thế giới.

Ngay từ khi cuộc thăm chính thức Liên bang Nga bắt đầu ở Moscow ngày 22 tháng 3 vừa qua, dư luận đã rất chú ý đến Đệ nhất phu nhân Trung Quốc, người cùng đi với ông trong chuyến công du này. Bà Bành Lệ Viện, sinh năm 1962 ở Sơn Đông, năm nay vừa 51 tuổi, trẻ hơn chồng 8 tuổi, là một người đàn bà xinh đẹp, ăn mặc đúng thời trang, luôn nở nụ cười trên môi, được giới thiệu là một «nghệ sỹ nhân dân» hàng đầu, một ca sỹ với giọng ca điêu luyện có gần 200 đĩa CD được phát hành toàn thế giới. Bà cũng là sỹ quan cấp tướng, là Trưởng đoàn Ca Vũ Nhạc của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc, có bằng thạc sỹ về văn hóa và văn nghệ, giáo sư trường Đại học Bắc Kinh. Báo Trung Quốc ca ngợi bà Bành Lệ Viện như một người đã nổi tiếng trước cả chồng mình, có tiếng hát dân ca đặc sắc từ khi 18 tuổi. Bà nổi tiếng đến độ có cả một tầng lớp nữ thanh niên Trung Quốc học theo bà, từ lời ca, giọng hát, cử chỉ, cách trang điểm cho đến kiểu mẫu và màu sắc áo quần bà mặc từng thời kỳ.

Dư luận thế giới cho rằng ông Tập Cận Bình có một người vợ tài sắc vẹn toàn, tạo nên một thế mạnh chính trị vững vàng thêm cho ông.

Nhưng sau khi đoàn đoàn đại biểu Trung Quốc do ông Tập Cận Bình dẫn đầu dự hội nghị nhóm BRICS ở Durban và trở về Bắc Kinh ngày 30 tháng 3 / 2013, các tổ chức dân chủ Trung Quốc ở hải ngoại đã tiết lộ về một mặt khác của bà Bành Lệ Viện. Họ đưa nhiều tin và ảnh về vai trò của bà Bành cách đây gần 24 năm, trong sự kiện Thiên An Môn đẫm máu, khi sinh viên, học sinh và thanh niên Trung Quốc đòi tự do và dân chủ, vào đầu tháng 6 năm 1989.

Các báo Trung Quốc ở hải ngoại như ở Hoa Kỳ, Canađa, Úc, châu Âu, Đài Loan, Hồng Kông… các blog tự do, các tờ tin của giáo phái Pháp Luân Công khắp nơi đã nói lên sự thật là trong sự kiện đàn áp nhân dân đòi tự do ở quảng trường Thiên An Môn, bà Bành Lệ Viện đã đứng hẳn về phía nhóm lãnh đạo phản dân chủ, chủ trương nổ súng vào sinh viên và thanh niên yêu nước, tán đồng việc dùng hàng trăm xe tăng chà xát anh chị em dân chủ. Chính bà Bành Lệ Viện đã tự nguyện đứng ra hát động viên, ủy lạo các đơn vị, các quân đoàn bộ binh và thiết giáp trước và sau khi chấp hành lệnh đàn áp thẳng tay của Đặng Tiểu Bình. Nhiều blogger tự do đòi ông Tập Cận Bình và vợ ông phải tỏ rõ thái độ về sự kiện lịch sử Thiên An Môn, ngừng ngay việc đàn áp các chíến sỹ dân chủ, ngừng đàn áp giào phái không bạo động Pháp Luân Công, thỏa mãn yêu cầu chính đáng của hội các bà mẹ mất con ở Thiên An Môn, xây dựng một khu nghĩa trang cho các nạn nhân trong vụ thảm sát này.

Những lời ca giọng hát của bà Bành từng khơi mào cho máu chảy, cho tội ác dẫn đến cái chết thê thảm của chừng 3 ngàn thanh niên nam nữ dấn thân cho tự do dân chủ. Bà thiếu tướng «Nghệ sỹ Nhân dân» Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện trả lời ra sao cho rõ ràng về vụ này? Và chồng bà, ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình suy nghĩ ra sao về sự kiện lịch sử đang chia rẽ đất nước ông? Và những lời hứa về thay đổi chính trị, về dân chủ hóa, tự do hóa… của ông ông sẽ được thực hiện ra sao nếu không nhìn thẳng vào sự thật để thực hiện theo những nguyện vọng chính đáng của toàn dân?

Một nhà dân chủ Trung Quốc sống ở Pháp cho rằng Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện đang là bông hoa tươi thắm gài trên ngực ông Tập Cận Bình đã đột nhiên trở thành một nhánh hồng héo úa đầy gai nhọn cực kỳ nguy hiểm, giữa thời kỳ thông tin hiện đại, không ai có thể che dấu, lẩn tránh điều gì.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

THƯ GỬI NGUYỄN PHÚ TRỌNG

HAI BỐ CON TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH VIẾT THƯ NGỎ CHO TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgSBDmPf0kMSLsd66gB-TVgIjVbXRCuz8yAIG3m_UOveR87-OkJvd8p9Jgcb8D0ur_JkDA91V8oKT22Ka1ZctNrrJGaFtPlHExFK0XnzBQaz1oWCq6goSuouJCQsGpsBsx_egxIAVgeLcRp/s640/NPT.jpg
Kính gửi: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 


Tổng bí thư đã đúng khi trong Nghị quyết Trung ương IV nhìn thẳng vào sự thật, đã nêu “Bộ phận không nhỏ Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Bộ phận không nhỏ nghĩa là khá nhiều, mà phần lớn là những Đảng viên có chức có quyền, kể cả ở cấp cao, như thế cũng có nghĩa là Đảng cũng suy thoái. 

Cùng với sự sa sút nghiêm trọng về kinh tế xã hội làm cho đời sống đại đa số nhân dân khó khăn, chật vật, để cho Trung Quốc hoành hành thao túng, Đảng đã tự đánh mất lòng tin vào vai trò lãnh đạo của chính mình. Đâu còn thời kỳ huy hoàng, quang vinh như thời kỳ cách mạng tháng 8 và 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thống nhất thắng lợi, nhân dân tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, Đảng vẫn lãnh đạo được nhân dân mà không có điều nào trong Hiến Pháp ghi quyền Đảng được lãnh đạo.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhiZJ_oWZd211qvXVo53Syj-lKc_3Pa-hhqgjS_15vyK-C9Lv1A2itn0QxEpFKc02e74zH1LbHoe3lrEUuAq7KO5W53tsuUVw6mf7Z_En9mxTDLrS9R7Jyk7ghZwpKVPCnviC1y2sFn_LY/s320/Copy+of+P1270354.JPG

Nhưng Tổng bí thư đã sai khi phát biểu ở Vĩnh Phúc, đồng thời tự mâu thuẫn với mình. Quốc hội cũng như Tổng bí thư đều kêu gọi nhân dân góp ý kiến vào sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Đã là đông đảo người góp ý kiến, thì ý kiến rất đa dạng, có người tán thành điều này, có người muốn sửa đổi điều kia, có người đồng ý với dự thảo, có người có ý kiến khác với dự thảo, đó là điều bình thường, sao Tổng bí thư lại chụp cho những người đó là “suy thoái” lại còn yêu cầu phải “xử lý” (nghĩa là đàn áp hoặc trả thù như đối với Nguyễn Đắc Kiên). 


Nếu chỉ cho phép góp ý kiến chỉ được đồng ý với dự thảo của Ủy ban Soạn thảo… thì nêu ra lấy ý kiến của nhân dân làm gì cho mọi người thấy là “dân chủ hình thức, giả dối”. Còn chỉ đạo “phải xử lý” thì xử lý sao được khoảng trên 6.000 người đã ký vào “Kiến nghị 72” trong đó có nhiều nhà khoa học, trí thức có tên tuổi cả trong nước và trên quốc tế, các thương binh đã hy sinh một phần cơ thể cho đất nước, các lão thành cách mạng đã bị tra tấn, tù đầy và đã cả đời phục vụ Tổ quốc?!
Nhân đây, tôi nói thêm là tôi đề nghị sửa điều 70 trong dự thảo: “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản” thành câu “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam”, điều đó không phải là “phi chính trị hóa” quân đội. Tôi nghĩ rằng quân đội ta sinh ra chủ yếu là để chống xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam dù là Đảng lãnh đạo, cũng là một bộ phận trong Tổ quốc và trong nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang bảo vệ được Tổ quốc thì cũng bảo vệ được Đảng Cộng sản, nếu nước mất thì Đảng cũng không còn, cần gì Đảng phải giữ quân đội làm của riêng của mình.

Năm 1944 khi còn ở trong rừng Việt Bắc, Cụ Nguyễn Ái Quốc (lúc ấy nhân dân thường gọi là “Ông Ké”, Cụ chưa lấy tên là Hồ Chí Minh) lập ra “Đội võ trang tuyên truyền giải phóng quân”, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Người không nhân danh Đảng Cộng sản. Và khi đã thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người nói “Quân đội trung với Nước, hiếu với Dân”, sau này phát triển thành câu hoàn chỉnh trong các văn kiện và báo chí là “Quân đội ta từ nhân dân mà ra, trung với Nước hiếu với Dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Tôi đọc trong tuyển tập Hồ Chí Minh không thấy chỗ nào Người nói là “quân đội trung với Đảng…” như mấy ông phát biểu trên ti vi bịa ra nói bừa và còn nói bừa là “quân đội do Đảng Cộng sản lập ra…” hòng vào hùa giữ cho được câu “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam” ghi trong Hiến Pháp.
Hà Nội, 7/3/2013.  
Nguyễn Trọng Vĩnh

-----------------------------------

LÁ THƯ NGỎ CUỐI CÙNG GỬI ANH NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Nguyễn Nguyên Bình ( Con gái Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ):


Lá thư ngỏ cuối cùng gửi anh Nguyễn Phú Trọng 
          Hai năm trước đây, vào đúng giờ phút giao thừa năm Tân Mão, tôi đã mạo muội viết thư gửi anh.Năm Quý Tỵ này, cũng vào giờ khắc giao thừa thiêng liêng, tôi lại cầm bút viết thư cho anh, nhưng tôi cứ chần chừ chưa gửi vì không biết nên gửi anh theo đường nào. Có lúc tôi đã quyết định đưa lên mạng để lá thư chắc chắn không dễ bị  ‘thất lạc’ như thư gửi qua đường Bưu điện; tôinghĩ thế nào anh cũng sẽ đọc được thư đó, vì nghĩ anh là giáo sư tiến sĩ thì chắc rất thành thạo sử dụng mạng Internet, hoặc chí ít cũngcó thư kí báo cho anh biết là anh có thư ( sự thực đúng như vậy, gần đây, “ vài lời với Tổng bí thư” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng đăng trên mạng Internet đã nhanh chóng đến tai anh và cũng đã nhanh chóng được ‘ xử lý’ ).

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiJvBcvyadkTSQt1KT7k115cYKEfcmAemGb6WsYdobODimN15RiX-L8rRxH6-6V5I7-BSf5SB7FilQkUtW8NozuPtvk7NwEazSJtd2gmU6uvG149AM9nGe0kJ6MM7N4XL9xwyyRewg2pPiD/s1600/NB.JPG
          
Thưa anh, cái thư nói trên giờ đã trở thành ‘bức thư không gửi’ rồi. Tôi quyết định không công bố nó nữa, vì nhiều nội dung lá thư ấy đến nay tôi nghĩ đã trở nên quá vô vị đối với anh, mặc dù nó mang tâm huyết của tôi và được viết ra trong một thời khắc thiêng liêng của người Việt Nam.

          Trong lá thư kia, tôi đã cố thuyết phục anh nhiều vấn đề. Chẳng hạn như tôi đã đề nghị anh nên nghe thông tin nhiều chiều, đừng coi tất cả những thông tin ‘không chính thống’ được đưa lên mạng của các trang web, blog cá nhân là “ những thông tin xấu, độc hại” (như anh đánh giá trong Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2012…họp vào ngày 9-1-2013) . Tôi đã mong anh, với tư cách TBT Đảng đang chịu trách nhiệm quyết định đường đi nước bước cho Dân tộc hãy thực sự cầu thị, thực sự bỏ công nghiên cứu, phân tích, so sánh, đi từ định lượng đến kết luận định tính (và nhất là tránh định kiến).Có vậy mới kết luận được chính xác đâu là đúng đâu là sai để tìm cho đất nước một con đường phát triển thật sự bền vững, phù hợp với xu thế của thời đại.
           

 Trong thư kia, tôi cũng viết rằng tôi rất thông cảm và hiểu sự say mê đến cố chấp của anh về ‘định hướng XHCN’. Chúng ta cùng được học các thày ở Bộ môn Mác- Lê trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng ta từng thấm thía lời các thày nói về tính ưu việt của CNXH và sự tươi sáng vô song của chủ ngĩa CS; chúng ta cũng được dạy về sức mạnh vô địch của 3 dòng thác Cách mạng trong thời đại ngày nay…Đến nay mà nói, chính bản thân tôi cũng vẫn đánh giá rất cao giá trị của phong trào CS và công nhân quốc tế đối với tiến trình phát triển của nhân loại. 

Trong giai đoạn CNTB dã man, nó đã bộc lộ vô vàn cái xấu xa hư hỏng, điều đó thể hiện qua rất nhiều tác phẩm văn học thuộc dòng hiện thực phê phán thế kỉ 19 được coi là kinh điển của thế giới.( Những nhà văn đó không phải tín đồ của CN Mác – Lê nào hết).Vì vậy phong trào CS và công nhân thế giới ra đời để chống CNTB, lúc đó sự việc đólà khách quan, là tất yếu, là cần thiết cho nhân loại.Nói cách khác, nó đã là sự phản biện mạnh mẽ, đã gây ra áp lực cực lớn khiến CNTB buộc phải điều chỉnh trên nhiều nội dung rất căn bản.Đến nay, chẳng phải là nhiều nước gọi là nước tư bản, không đi theo con đường XHCN đã trở nên thông minh hơn, hợp lý hơn, được lòng dân hơn và thực tế đã đưa đất nước phát triển nhanh và lành mạnh hơn nhiều nước gọi là XHCN.


Lấy ví dụ như nước Ca na đa, trước kia đã từng là đại diện cho ‘phe đế quốc tư bản’trong bộ ba Ca na đa+ Ấn độ + Ba lan làm Ủy ban quốc tế giám sát thi hành hiệp định Giơ ne vơ ở VN.Giờ đây nước Ca na đa TBCN ấy như thế nào, anh đã tìm hiểu chưa? Nếu chưa, anh hãy cho trợ lý tập hợp tư liệu sách báo và phỏng vấn thật nhiều Việt kiều yêu nước đang kiều cư ở bên đó xem họ nói sao.Hoặc tình hình hiện tại ở Nam Bắc Triều Tiên, nếu thực sự nghiên cứu nghiêm túc khách quan, ắt sẽ thấy được lời giải chính xác ngay thôi.( vào thời điểm nước ta bước vào cuộc Đổi mới, có ông thày giáo dạy ở trường Nguyễn Ái Quốc đến giảng cho đơn vị tôi, ông dẫn một câu nói của Lê nin mà tôi thấy rất hay, khiến tôi nhớ mãi : Thà CNTB thông minh còn hơn CNXH ngu dốt- chỉ tiếc tôi chưa tra cứu được câu nói đó ở trang nào dòng nào trong trước tác của Lê nin)…(và có thể còn nhiều ví dụ sinh động xác thực hơn nếu ta chịu khó tìm hiểu, phải không ạ).

 
            Trong thư kia, tôi cũng đã tỏ sự vui mừng và hi vọng nhiều ở chuyến thăm Xing ga po vừa qua của anh, tôi cứ nghĩ anh đã tận mắt chứng kiến những việc người ta làm nên có thể tiếp thu lấy những cái hay của họ mang về cho nước ta cơ. Cái nước Singapore bé nhỏ mà mạnh mẽ ấy, họ đã làm được những kỳ tích gì mà không phải là do con đường XHCN dẫn dắt? Tôi cũng biết rằng, ngày nay, chưa có một  chủ nghĩa nào  là giải pháp tối ưu cho toàn nhân loại, nhưng cái gì đã thể hiện được tốt hơn, hay hơn thì vì cớ gì mà ta cứ cố công bài xích, không chịu tiếp thụ?

           Thưa anh Trọng, đến lúc này, sau những câu anh nói ở Vĩnh Phúc mà VTV của Đảng Chính phủ đưa ra trong tối 25-2 vừa qua thì tôi thấy tuyệt vọng rồi. Tôi chắc chẳng còn ai, chẳng còn lời lẽ nào có thể thuyết phục được anh nữa. Nhưng đã tuyệt vọng sao còn viết lá thư này? Thưa anh, anh hãy vui đi, lá thư này là thư cuối cùng tôi viết để làm rác tai anh đấy. Sau này e rằng tôi sẽ chẳng còn cơ hội nào lấy tư cách một người đồng môn, một cựu Đảng viên để gửi cho đồng chí Tổng bí thư nữa đâu. Tôi nay không định thuyết phục, chỉ muốn đặt ra một số câu hỏi mà không đòi anh phải trả lời. Biết đâu tôi sẽ chẳng bị anh cho xử lý như ý định xử lý những người kí kiến nghị tập thể,khiếu nại đông người và biểu tình chống TQ? Cái từ xử lý kia nghe qua thì rất bình thường nhưng thật ra thì nhiều nghĩa đấy phải không anh. 


Trong số thần dân dại dột mà anh định xử lý, thật không may lại có cả những người cách mạng lâu năm mà tuổi đảng của họ còn cao hơn cả tuổi đời của anh, lại có những người có thành tựu to lớn không những với nước ta mà còn có danh thơm trên thế giới…Vậy anh tính xử lý như thế nào đây? Liệu anh có cho triệu tập họ đến ngồi bàn đối thoại với anh cho đến nơi đến chốn, lúc đó anh hoàn toàn có thể dùng lý lẽ sắc bén của Tiến sĩ xây dựng Đảng để đấu với họ đến khi nào họ tâm phục khẩu phục thì thôi? Hay là …anh sẽ cho xử lý họ bằng những bao cao su đã qua sử dụng, bằng những vụ tai nạn giao thông hoặc nếu cần, thì là những viên đạn súng hãm thanh? Cũng đành, anh là Đảng, là người nắm sinh mạng của toàn dân, anh muốn sao chả được.

Tôi muốn hỏi: Đã có lúc nào anh vi hành đến chỗ vườn hoa trước cửa đền Quán Thánh bên bờ Hồ Tây để tận mắt nhìn kĩ tận mặt mũi chân tay những người dân ‘khiếu kiện đông người’ bao tháng ngày ăn đất nằm sương kia chưa? ( Nhiều lần đi qua đấy, nhất là vào những ngày đông giá rét như cắt ruột, thấy đồng bào mình áo quần mong manh, mặt mày tím tái, tôi không cầm được nước mắt nữa).Anh hãy chỉ ra thế lực thù địch nào xui bẩy kích động họ xem nào? Anh đã gặp trực tiếp, đã hỏi chuyện họ bao giờ chưa? Anh căn cứ vào đâu để gán cho họ là phản động, là suy thoái đạo đức?

             Thưa anh Trọng, anh luôn nói về ‘khách quan’, ‘biện chứng’, vậy cớ làm sao anh không thể nhìn ra mối quan hệ rất chi là biện chứng, mối quan hệ nhân- quả rất khăng khít giữa thể chế độc đảng toàn trị, chế độ sở hữu ‘toàn dân’về đất đai lâu nay ngự trị trên đất nước ta với tệ nạn tham nhũng nặng nề trong giới quyền chức hiện thời? Anh đã hăng hái chống tham nhũng, vậy sao còn ra sức cổ súy cho những điều kiện tối ưu từng ngày từng giờ đẻ ra tham nhũng? Sau hội nghị TƯ 6 vừa qua, chẳng phải chính anh cũng đã buồn bã than rằng: “…sự đời nó không đơn giản thế. 

Cứ nói cùng là Đảng viên cả, cùng là Ủy viên TƯ, Bộ chính trị cả thì phải tin các đồng chí ấy chứ. Nhưng khổ là  bên ấy (chắc anh muốn nói là bên Chính phủ?) quá nhiều việc, chưa nói là  tâm lý ăn cây nào rào cây ấy, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay không? Anh nào ra cái đề án cũng phải cố gắng bảo vệ cho mình. Thế là không có người thẩm định, không có người kiểm tra nên mới dẫn đến cái sai như vừa rồi ” (trích theo VietnamNet ngày 3-12-2012).Vậy theo anh, cái dự án bô xit Tây Nguyên có phải loại dự án đó không? Bây giờ nó đã rõ là sai chưa? Anh có nhớ mấy năm trước đã có biết bao nhà khoa học họ tự nguyện giúp Đảng thẩm định, đã phát biểu can ngăn rất thiết tha mà Đảng vẫn cứ không chịu nghe.Và chính anh cũng nói đó là chủ trương lớn của Đảng, anh có nhớ không?

Tôi còn rất nhiều câu muốn hỏi anh, nhưng thư đã quá dài, tôi đang cố gắng chốt lại cho gọn gọn một chút, anh gắng xem (hoặc nghe, đọc) nốt nhé . Tôi muốn biết khi phê phán gay gắt những ý kiến của các trang web, blog cá nhân, thực tình anh có trực tiếp đọc hay không? Hay chỉ giao cho các trợ lý đọc rồi ‘tổng hợp báo cáo’?Tôi tin, nếu anh tự mình đọc, chắc anh sẽ chắt lọc được những ý kiến rất đúng mức, đầy đủ tính xây dựng, rất bổ ích đấy, anh cứ thử đọc mà xem, đừng thành kiến. (Ấy chết, xin lỗi, tôi lại cố thuyết phục anh rồi!)  

             Tôi xin hỏi: Anh có đọc báo Nhân Dân (giấy) số ra ngày 16-1-2013 không? Trong tờ báo đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang có nêu rằng hiện nay đang có  “một số thế lực bên ngoài vẫn luôn tìm cách  gây mất ổn định chính trị – xã hội và đe dọa chủ quyền lãnh thổ ”. Theo anh, các thế lực mà Chủ tịch Sang nói đó là ai? Thời điểm này ai đang đe dọa chủ quyền lãnh thổ của VN thì cả thế giới đều biết, huống chi là người VN! Chẳng lẽ anh lại không biết rằng đại đa số nhân dân VN cũng đang cảnh giác cao độ với kẻ địch đó?

Chính kẻ thù đó đang đưa đất nước ta vào tình cảnh nguy hiểm, thậm chí là ngàn cân treo sợi tóc đấy. Một câu hỏi lớn đặt ra là: Nếu hiện giờ Đảng và nhân dân đều đã xác định có chung một thế lực thù địch thì sao Đảng lại sợ nhân dân tin theo bọn địch đó? Sao Đảng không giành lấy quyền lãnh đạo nhân dân làm một cuộc ‘diễn biến hòa bình’ vì lợi ích chung của Dân tộc ta ? Tại sao Đảng lại luôn hô hào chống diễn biến hòa bình? Chẳng lẽ Đảng có lợi ích nào khác với nhân dân chăng? Chẳng lẽ Đảng muốn có một cuộc diễn biến không hòa bình? Tôi lại xin hỏi: Anh nghĩ sao về tình hình đất nước Mianmar ngày nay? Anh đã đọc bao nhiêu tài liệu phản ánh quá trình thoát Hán của Mianmar?

      Thưa anh, giờ chỉ còn một câu hỏi cho việc riêng tư thôi, cho phép tôi hỏi nốt. Số là, hai năm trước đây, một số thày cô của cả tôi và anh đã nói chỉ mong Phú Trọng đừng làm gì khiến thày cô phải xấu hổ.Hai năm qua,các thày cô nghĩ sao về ngôn hành của anh, tôi chưa dám hỏi.Tôi chỉ xin hỏi : anh đã có kế hoạch bố trí ngày nào đó để thăm và hỏi ý kiến thày cô chưa?
     Đến đây tôi thực sự xin dừng lời. Chúc anh mạnh!
     Nguyễn Nguyên Bình
     (Một người đồng môn)

BIÊN GIỚI NAM BẮC TRIỀU TIÊN

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang nghiêm trọng khi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận qui mô lớn và Triều Tiên đã chính thức cắt đường dây nóng liên lạc giữa hai nước.

Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh về Khu phi quân sự Triều Tiên - khu vực biên giới có lẽ thuộc hàng căng thẳng nhất trên thế giới.


Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (1)

Chiến tranh Triều Tiên có vẻ như đã kết thúc nhưng về mặt kĩ thuật Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do hai bên mới đạt được lệnh ngừng bắn mà chưa kí hiệp ước hòa bình.


Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (2)

Khu phi quân sự hóa Triều Tiên nằm tại vĩ tuyến 38 và có binh sĩ của hai nước đứng canh gác đề phòng bên kia tiến hành tấn công.


Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (3)


Nhiều cuộc tấn công đã xảy ra ở đây. Năm 1976, các binh sĩ Triều Tiên đã sát hại 2 sĩ quan Mỹ ở “Cây cầu một đi không trở lại” – cây cầu có tên như vậy bởi lẽ nếu người Triều Tiên nào bị bắt ở đây sẽ gần như không có cơ hội trở về nhà.


Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (4)


Cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều xây dựng các thị trấn ở Khu phi quân sự hóa.


Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (5)

Khi Hàn Quốc xây dựng cột cờ cao gần 100m..

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (6)

Thì Triều Tiên đáp trả bằng một cột cờ cao hơn là 160m...

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (7)

Nhưng có lẽ khu vực căng thẳng nhất trên đường biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc là Khu vực an ninh chung.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (8)

Đây là nơi các binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn “đấu mắt” nhau trong suốt 60 năm qua.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (9)

Vạch bê tông nhỏ chia cắt hai quốc gia.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (10)

Các binh sĩ Mỹ bên các binh sĩ Hàn Quốc.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (11)


Ba binh sĩ Hàn Quốc nhìn về phía Triều Tiên.


Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (12)

Ba binh sĩ Triều Tiên đứng đối diện nhau. Có tin đồn rằng họ nhìn nhau để canh chừng người kia vượt biên sang Hàn Quốc.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (13)


Binh sĩ hai bên thường duyệt binh để phô trương sức mạnh với phía bên kia.


Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (14)

Nhưng đôi khi hai bên cần truyền thông điệp cho nhau. Mặc dù có một chiếc điện thoại cũ được lắp đặt ở đây nhưng thường thì Triều Tiên không trả lời.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (15)


Ngay cả việc trả lại thi thể của những binh sĩ Triều Tiên cũng được truyền đạt thông qua loa.



Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (16)



Các tòa nhà được xây lên để hai nước tiến hành các cuộc họp, tuy nhiên các cuộc họp diễn ra không thường xuyên lắm.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (17)

Tại căn phòng nhỏ này, du khách có thể đi quanh bàn họp và tuyên bố họ đang ở cả Triều Tiên và Hàn Quốc.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (18)

Khi các binh sĩ Hàn Quốc bước vào phòng, binh sĩ Triều Tiên sẽ canh chừng cẩn thận.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (19)

Nhưng nếu các binh sĩ Hàn Quốc muốn mở cửa sang Triều Tiên, họ sẽ phải nắm tay nhau để tránh bị kéo sang bên kia.

Cận cảnh đường biên giới căng thẳng nhất thế giới (20)

Triều Tiên và Hàn Quốc có lẽ sẽ không sớm được thống nhất do cả hai bên vẫn “án binh bất động”.

PHẠM THANH NGHIÊN * TÍNH TỰ TY



THẾ CỦA "TỔNG TỰ TI": THÊ THẢM!

Phạm Thanh Nghiên

 Theo giải thích trong cuốn từ điển Tiếng Việt thì "Tự ti" có nghĩa là "tự cho mình kém hơn người khác". Tâm lý tự ti thường không tách rời tâm lý mặc cảm ( thầm nghĩ mình không được như người khác và cảm thấy buồn day dứt, mặc cảm về lỗi lầm trước kia…).Mặc cảm và tự ti là biểu hiện của một kẻ thất bại hoặc sẽ thất bại, do vậy khiến cho người khác phải thương hại mình. Với một người nắm trong tay quyền lực, luôn có xu hướng giấu diếm sự kém cỏi của mình bằng cách hô hoán với công chúng rằng: "Ta là Một là Riêng là Thứ nhất".Điều này chẳng khác nào việc anh ta nhổ một bãi nước bọt thật mạnh vào bức tường trước mặt và kết quả là khuôn mặt của anh ta cũng hứng đủ bãi nước bọt của chính mình.


Người viết bài này không có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết hay phân tích tâm lý người khác. Tuy nhiên, theo dõi những phản ứng vừa qua của đại bộ phận dân chúng sau lời phát biểu của ông Tổng Trọng trên truyền hình ngày 25.2.2013 có thể khẳng định rằng ông Tổng đúng là đang ở vào trạng thái mặc cảm và tự ti. Một sự "tự ti chính trị", dấu hiệu cho biết ông Tổng tự cảm thấy điều đã hoặc sắp xảy ra.

Trước thời điểm ông Tổng "nổ"phát pháo ngày 25.2, dư luận trong nước đã rất xôn xao và cả vui mừng trước những hành động được cho là mạnh mẽ chưa từng thấy của giới trí thức Việt Nam. Từ "Lời kêu gọi thực thi quyền làm người" đến "Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992". Ngoài những đòi hỏi bức thiết và chính đáng của người dân trong nước cho một sự cải thiện xã hội thì có thể xem việc làm của trí thức nói trên là nguyên nhân trực tiếp thôi thúc ông Tổng lên truyền hình để trả đũa và định hướng dư luận. Không dám chỉ mặt đặt tên từng người nhưng ông đã quy kết việc kiến nghị tập thể, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp đều là "suy thoái đạo đức".

Như đã nói từ đầu, người viết chỉ thử tìm hiểu tâm lý ông Tổng và các hậu quả "vạ miệng" mà ông đang phải đối mặt, các nội dung khác đã có rất nhiều người đề cập. Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ nhất ( vì ông là Tổng) lịch sử hình thành cũng như thành tích đạt được của đảng ông sau hàng chục năm cai trị đất nước này. Một người bình thường khi mặc cảm, thường luôn day dứt về lỗi lầm của mình thì ông, không những ko day dứt (mặc dù rất mặc cảm) còn tỏ ra ngạo mạn và vô lễ. Sự ngạo mạn vô lễ được cấp dưới của ông "quán triệt" rất nhanh.


Họ cũng lên truyền hình, đi thị sát các địa phương và mở các diễn đàn để quy kết những ai đòi xóa bỏ điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng là "vô ơn". Trời ơi! đầy tớ mắng chủ là vô ơn (đúng là sự ngược đời). Bản tin thời sự vừa phát đi những lời "vàng ngọc" của ông tổng thì đồng loạt xuất hiện những phản ứng trái chiều. Điển hình là bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên báo Gia đình và Xã hội (báo đảng hẳn hoi), được coi như một tuyên bố cá nhân đanh thép nhất dám thách thức một chế độ. Chưa đầy hai mươi tư giờ sau, ông Kiên gia nhập hàng ngũ "những người thất nghiệp". Một cuộc chiến truyền thông đã nổ ra tức thì giữa một bên là hệ thống báo chí khổng lồ của đảng (cầm chắc phần thua nếu phải công khai tranh luận với những người khác chính kiến) với một bên là các trang báo lề dân, các trang mạng xã hội, các blogger luôn lấy sự thật làm vũ khí.


Hai ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không hẹn mà gặp bởi cùng chung một khát khao , một ước vọng đã khởi xướng lên "Lời tuyên bố công dân tự do". Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm, được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã dạo đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay với sự Sợ hãi và nói "Không" với kềm kẹp.


Ông Tổng và đảng của ông tiếp tục phải nhận vô số những đòn tấn công đồng loạt: Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi UB Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đây là "lần đầu tiên, tiếng nói của các vị đứng đầu Giáo hội đưa ra vào đúng thời điểm cần đưa nhất".( Mặc Lâm, đài RFA). Lời tuyên bố của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Lời kêu gọi của Khối 8406 và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng cầu Dân ý có Quốc tế giám sát. Tất cả những "biến động ôn hòa" này là dấu hiệu đáng mừng cho tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam đồng nghĩa với việc đẩy ông Tổng và đảng của ông vào tình thế muôn vàn khó khăn.

Trong khi nhà tù, bạo lực đã bất lực trước các tiếng nói Tự do thì cách duy nhất của ông Tổng là vận dụng tối đa công suất của hệ thống nói dối khổng lồ ( truyền hình, báo đài đảng…) để tuyên truyền và lừa mị người dân. Tiếc thay, truyền thông của ông không đáp ứng được tham vọng bệnh hoạn của ông, nếu như không nói rằng phản tác dụng. Qua cách hành xử, người dân không chỉ thấy ông Tổng mắc bệnh mặc cảm tự ti mà còn thể hiện một thái độ ngoan cố đến đáng thương. Theo định nghĩa trong cuốn từ điển Tiếng Việt, ngoan cố có nghĩa là "khăng khăng không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động dù bị phản đối mạnh mẽ; ngoan cố không chịu nhận khuyết điểm."


Những đòn tấn công kể trên có thể tạm thời chưa làm ông Tổng và đảng của ông phải…cuốn gói ra đi. Nhưng hãy hiểu một điều đây chỉ là những sự kiện mở đầu cho rất nhiều các diễn biến tất yếu khác sẽ diễn ra trong tương lai có thể rất gần. Bài học cuối cùng và là cứu cánh duy nhất ông tổng Trọng cần phải biết nếu muốn tự cứu mình và đảng của mình (trong trường hợp phút cuối ông vẫn bỏ qua lợi ích Dân tộc), đó là bài học về Tự do. Bài này không khó học, ông chỉ cần thuộc câu này là đủ: Tự do được tạo ra cùng với con người và không tách rời con người ta chừng nào ta chưa phải chết. Ông Tổng hãy là người tự do để hưởng cái hạnh phúc của con người bởi khi ông tự do, ông sẽ làm chủ được bản thân. Không có cảm giác tự ti, mặc cảm, không phát ngôn thiếu suy nghĩ dẫn đến "vạ miệng" như vừa rồi.

Không biết ông Tổng có đủ dũng khí và sáng suốt để làm người tự do, để không phải tự ti, mặc cảm không? Nhưng chắc chắn một điều rằng, ông và đảng của ông sẽ không bao giờ ngăn cản được những bước chân Tự do đang dần tiến lên phía trước. Suy cho cùng, cơ sự nên nỗi cũng tại ông Tổng tự ti.
Việt Nam, ngày13 tháng 3 năm 2013.
Phạm Thanh Nghiên,

TƯỞNG NĂNG TIẾN * ĐẢNG CƯỚP CỘNG SẢN

1 lehienduc

Khi Kẻ Cướp Xử Những Người Chống Cướp


“Họ nói rằng tất cả là dành cho các dự án phát triển xã hội, nhưng tôi gọi đó là ăn cắp.”
Trước lễ Noel vừa qua, không mấy ai biết đến Sodeto, một ngôi làng nhỏ ở Tây Ban Nha. Đa số dân làng làm nghề nông; số ít còn lại đi… phụ thợ nề. Trong mấy năm qua, Sodeto là một trong những địa phương bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nặng nhất. Người người thất nghiệp vì nông sản thu hoạch đem bán không được bao nhiêu… tiền; còn những người đi phụ thợ nề thì không ai gọi đi… phụ. Thành ra, nhà nhà thất… vọng thiếu đường tuyệt vọng. Họ không còn cách nào khác hơn là… chơi vé số mới mong thoát được cảnh nghèo (và sắp… đói meo).

Tờ vé số họ mua không phải là loại một đồng; giá của nó tương đương khoảng 25 Mỹ kim và giải độc đắc lên đến chừng 1 tỷ Mỹ kim. Điều đặc biệt về loại vé số này là chỉ xổ mỗi năm một lần vào dịp Noel. Tuy nhiên, không ai có thể lãnh trọn giải độc đắc nếu đã không mua nguyên lốc (gồm nhiều tấm vé có cùng các con số).

Lốc vé số trúng giải vừa qua đã được dân làng Sodeto mua trọn. Thực ra, có nhiều người mua mà chưa trả tiền… liền. Nhân viên đại lý bán vé số cũng thông cảm (cho gia cảnh nhiều nhà đang khó khăn) và dễ dãi cho họ thiếu nợ tiền vé số. Những người bán vé số này phải đi gõ cửa từng nhà trong làng để mời mọc dân làng mua cho hết lốc vé số.
Nhờ được cho thiếu nợ nên nhà nào tối thiểu cũng mua một tấm. Ai “khấm khá” hơn thì mua thêm vài ba tấm. Kết quả là cả làng nhà nào cũng trúng số. Nhà nào mua một tấm thì tiền thưởng khoảng 133 ngàn Mỹ kim. Nhà nào mua nhiều hơn thì cứ thế mà nhân lên.

Cả làng, ai cũng trúng, chỉ có một người không trúng! Ông là dân làng nhưng không phải… dân ở đây. Mấy năm trước, ông tình cờ mê một cô gái của làng Sodeto này đến nỗi đã bỏ quê hương bên… Hy Lạp của mình mà theo vợ về đây. Có phải vì văn hóa xung khắc hay vì không hợp tuổi mà không lâu sau ông phải dọn ra ở riêng trong một cái… chòi ngoài đồng. Có lẽ vì cái chòi ông ở trông giống… cái chòi quá nên mấy người bán vé số không biết đấy là “nhà” của một người đàn ông cô đơn đang sống cô độc. Thành ra, họ đã không ghé qua “nhà” ông để mời mua vé số.
2 Costis Mitsotakis
Costis Mitsotakis. Ảnh: ABC News
Những tưởng khi biết cả làng ai cũng trúng số thì thế nào ông cũng phải… kêu trời. Vậy mà ông vẫn vui vẻ cho rằng mình cũng còn… hên! Số là (bỗng dưng) cả làng ai cũng ôm hơn trăm ngàn bạc trong tay nên người ta tìm cách đầu tư. Là nông dân nên nhiều người nghĩ ngay đến chuyện mua… đất. Lâu nay ông có mấy miếng ruộng muốn bán mà không ai (thèm) mua. Giờ thì nhiều người đến hỏi mua nên ruộng của ông đã bán được giá hơn trước kia nhiều.

Có thể ông sẽ (đủ tiền) làm Hy kiều hồi hương và kiếm cái ao nào đấy mà tắm để bù lại những tháng ngày cô đơn tủi nhục ở quê người (vợ). Tên ông là Costis Mitsotakis. (Hồng Nguyên Hoàng. “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng.” tuần báo Trẻ 14 Feb. 2012).
Ông Costi “vẫn còn hên” vì đang sống ở Tây Ban Nha, nơi mà đất đai không thuộc quyền … sở hữu toàn dân, và nhân dân xứ sở này cũng không có quyền làm chủ tập thể nên mảnh đất (bỗng trở nên cao giá) của nhân vật này đã không bị nhà nước ra lệnh thu hồi.
Ông Đoàn Văn Vươn, một công dân Việt Nam – tiếc thay – đã không có “cái hên” tương tự. Đương sự đã không được trúng số (đã đành) mà còn bỗng chốc trở nên trắng tay, và cả nhà thì đang vướng vào vòng lao lý – theo như tường thuật của BBC, nghe được vào hôm 19 tháng 3 năm 2013:
Tin cho hay phiên sơ thẩm xử ông Đoàn Văn Vươn và người thân tội giết người và chống người thi hành công vụ sẽ diễn ra từ 2/4-5/4… Các bị cáo trong vụ án với tội danh giết người, theo Điểm d, Khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự, ngoài ông Đoàn Văn Vươn có các anh em của ông là Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ. Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình. Vợ ông Vươn là Nguyễn Thị Thương, em dâu ông Vươn là Phạm Thị Báu, bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ, theo Điểm a, Điểm d, Khoản 2, điều 257 Bộ Luật Hình sự, với khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.
3 Cụ Trần Thị Mạp
Cụ Trần Thị Mạp, mẹ ông Đoàn Văn Vươn, đang viết đơn kêu cứu cho các con. Ảnh: nuvuongcongly
Những sự kiện liên quan đến việc gia đình họ Đoàn bị mất trắng đất đai, và san phẳng nhà cửa – sau “một trận đánh đẹp có thể viết thành sách” của đám công an Hải Phòng – chắc chắn mọi người dân Việt đều đã được …đọc. Tuy nhiên, luật lệ của xứ sở này liên quan đến việc quốc hữu hoá tài sản, và thu hồi đất đai (ra sao) thì e không mấy người được tỏ tường – như Huy Đức.
Trong cuốn Bên Thắng Cuộc, ông dành hẳn một chương (“Sở Hữu Toàn Dân”) để làm rõ cái ý niệm (độc đáo) này. Xin được trích dẫn một vài đoạn ngắn (in nghiêng) để toàn thể quốc dân đồng bào có dịp học hỏi, và mở mang kiến thức:
Hiến pháp 1959 vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai” như Hiến pháp 1936 của Liên Xô mà nó được coi là một bản sao.
Cho dù, từ thập niên 1960 ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970 ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức thuộc về “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980… 
 Nhưng Hiến pháp 1980 là Hiến pháp Lê Duẩn… Từ ngày 4 đến ngày 10-9-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng “họp hội nghị toàn thể để xem xét bản Dự thảo Hiến pháp”. Trong phiên bế mạc, Tổng Bí thư Lê Duẩn có bài nói chuyện với tựa đề: “Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”. Sau khi điểm lại những “công lao to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam”, phân tích mối quan hệ giữa “tư tưởng làm chủ tập thể” với chủ nghĩa Marx – Lenin, Tổng Bí thư Lê Duẩn tuyên bố: “Làm chủ tập thể là tinh thần cơ bản, là nội dung nhất quán của Hiến pháp mới… Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân… 
Người có vai trò quyết định trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là Tổng Bí thư Đỗ Mười thì theo Trưởng Ban Biên tập Hiến pháp 1992 Nguyễn Đình Lộc, “bị hạn chế trong tư tưởng của Lê Duẩn”… Ông lập luận, trước sau gì cũng tới đó nên cứ để vậy. Khi ấy, không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm.
 Luật Đất đai 1993 vì thế không gây phấn khởi như người dân chờ đợi. Đất đai của cha ông để lại, của chính họ đổ mồ hôi nước mắt khai khẩn hoặc bỏ tiền ra mua, sau khi có Luật còn phải ngồi chờ được Nhà nước làm thủ tục giao đất của mình cho mình. Trừ các giao dịch về đất đi liền với nhà ở, việc chuyển nhượng đất đai, đặc biệt là chuyển nhượng đất đi kèm với chuyển quyền sử dụng thường bị hành chính hóa bằng quyết định Nhà nước thu hồi đất của người bán, giao đất ấy cho người mua rồi người mua còn phải đóng 100% tiền sử dụng đất. Người dân cho rằng họ đã phải trả tiền hai lần để có được tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
Chiều 18-1-2011, khi điều khiển phiên họp toàn thể của Đại hội Đảng lần thứ XI biểu quyết lựa chọn giữa “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” và “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, ông Nguyễn Phú Trọng hứa với Đại hội “thiểu số  sẽ phục tùng đa số”. Nhưng, tháng 5-2012, Ban Chấp hành Trung ương mà ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư vẫn quyết định duy trì “chế độ công hữu” với đất đai, “tư liệu sản xuất” quan trọng nhất.”
 Làm luật cũng là chính quyền, giải thích luật cũng là chính quyền. Khi đất đai càng mang lại nhiều đặc lợi thì “sở hữu toàn dân” lại càng trở thành căn cứ để các chính sách giao cho người ban hành nó có thêm nhiều đặc quyền. Chỉ riêng các điều khoản thu hồi, nếu như từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đã trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003…
Người dân nhận đền bù theo chính sách “thu hồi” chỉ được trả một khoản tiền tượng trưng, rồi chứng kiến các nhà doanh nghiệp được chính quyền giao đất để “phát triển kinh tế” bán lại đất ấy với giá cao hơn hàng chục, có khi hàng trăm lần. Cho dù “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, người dân chỉ có các quyền của người sử dụng.
Nhưng, sở dĩ ai cũng gắn bó với nó là bởi: Đất ấy không phải được giao không từ quỹ đất công như những quan chức có đặc quyền, đặc lợi; Đất ấy họ đã phải mua bằng tiền; Đất ấy họ phải tạo lập bằng nước mắt, mồ hôi; Đất ấy là của ông cha để lại. Đó là lý do mà gia đình anh Đoàn Văn Vươn, hôm 5-1-2012, và 160 hộ dân Văn Giang, hôm 24-4-2012, phải chọn hình thức kháng cự bằng cách hết sức rủi ro trước lệnh cưỡng chế thu hồi đất.
4 doanvanvuong
Ông Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý (phải). Ảnh: Người Lao Động
Một người cầm viết trẻ tuổi, sinh viên Đỗ Thúy Hường (có lẽ) vì quá sốt ruột về luật đất đai (lằng nhằng) ở xứ sở mình nên đã tóm lại như thế này, cho nó gọn:
 Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng “tim đen” của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ “quản lý”… Chỉ bằng một câu viết trên giấy “Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý”… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng.
Tá điền của Đảng (kính yêu) thì đã sao mà cứ làm rối tinh lên thế? Muốn biết (sao) xin hãy nghe “một chuyện khó tin nhưng có thật” sau đây, qua lời kể của tác giả Phương Toàn:
  - Thằng bé mười ba tuổi vào nhà bà ngoại với chiếc giỏ đeo toòng teng trên ghi đông xe. Bà già hỏi:
- Mày có cái gì đem vô cho tao đó Tèo ?

-Dạ không có gì cho ngoại hết, má con nói đem em con vô nhờ ngoại chôn giùm !

Thì ra má nó nghèo quá không có đất chôn con, nên mới bỏ đứa nhỏ vô cái bị cói, kêu nó đem vô nhờ bà ngoại chôn.”
Trong một quốc gia nông nghiệp mà người dân không còn được một hòn đất (để chọi chim) hay một mảnh đất (để vùi thây) nhưng Nhà Nước vẫn cứ nằng nặc đòi “toàn quyền quản lý đất đai” thì kể như là … tự sát! Và vụ tự sát này có thể coi như sẽ mở màn vào từ phiên toà vào đầu tháng Tư sắp tới đây, nếu của chế độ hiện hành (nhất định) ghép những người chống cướp như anh em ông Đoàn Văn Vươn vào tội danh giết người – bất chấp đạo lý và công lý!
Tưởng Năng Tiến

NGÀNH MAI * TRẦN TẤN QUỐC

 

Ông Trần Tấn Quốc và trang kịch trường trên tờ báo Tiếng Dội

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-04-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
tran-tan-quoc-305.jpg
Nhà báo Trần Tấn Quốc
nguồn cailuongvietnam.vn


Khởi đầu chỉ làm anh phóng viên đi xe đạp lượm tin hàng ngày gọi là tin local (tin vặt – địa phương) mà có kẻ xấu mồm gọi là tin “xe cán chó”. Tuy vậy với số lương đầu tiên trong nghề cũng có thể sống được để theo đuổi cái “nghiệp báo” hay là “nghiệp chướng” mà khi vào nghề mới thấy.
Lúc ấy mỗi tháng ông Quốc lãnh 30 đồng tiền Đông Dương, gởi về cha mẹ 10 đồng, ăn ở 6 đồng, tiền học lớp đêm 3 đồng, còn lại những 11 đồng để sắm quần áo, xài vặt phủ phê, vì lúc đó chưa biết hút thuốc lá, và chưa quen uống cà phê đen. Hai năm sau ông Quốc về cộng tác với tờ báo khác mang tên Nhựt Báo của ông Nguyễn Bảo Toàn, và những năm kế tiếp làm cho các tờ Công Luận, Điển Tín cùng vài tờ báo nào đó nữa.

Đích thân chăm lo trang kịch trường

Đến năm 1950 ông Phan Văn Thiết là người bạn cùng quê Cao Lãnh với ông (người ta thường gọi là ông Tòa Thiết, do bởi ông đậu Luật khoa cử nhân từ đầu thập niên 1930, từng làm chánh án, luật sư) nhường tờ Tiếng Dội cho ông Trần Tấn Quốc khai thác với danh nghĩa chủ nhiệm có sự chấp thuận của nhà cầm quyền.
Với tờ Tiếng Dội của ông Thiết, Trần Tấn Quốc bắt đầu làm chủ báo từ đây. Trong làng báo miền Nam ai cũng biết Trần Tấn Quốc là một ký giả, đồng thời là chủ báo mạnh dạn chủ trương mở riêng biệt một trang kịch trường đầu tiên trên tờ Tiếng Dội, nhằm thúc đẩy sự tiến triển liên tục của ngành sân khấu cải lương.
Là chủ nhiệm kiêm chủ bút, nhưng ông Quốc đích thân chăm lo trang kịch trường chớ không giao cho một biên tập viên nào. Lý do vì đây là công việc đòi hỏi người phụ trách phải am tường, phải hiểu biết sâu rộng về cải lương. Nói một cách khác là phải theo dõi liên tục hoạt động sân khấu với một trình độ căn bản về thu thập, chứ không phải hiểu biết cách lơ tơ mơ mà làm được. Ông Quốc đã nghĩ rằng không ai rành rẽ bằng ông trong vấn đề này. Nhưng vì sao mà ông Quốc lại đặt nặng trang kịch trường đến như thế?
Để trả lời câu hỏi trên, thì đây là lời của nghệ sĩ Năm Châu thường nói với các ký giả kịch trường ở Ngã Tư Quốc Tế:
“Ở Sài Gòn này có trên 10 rạp cải lương, đêm nào cũng có hát, chưa kể miền Lục Tỉnh từ Mỹ Tho dài xuống Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá... nơi nào cũng có rạp hát và gần như lúc nào cũng có các gánh cải lương lớn, nhỏ trình diễn. Cải lương hoạt động tất nhiên có nhiều tin tức liên quan đến bộ môn nghệ thuật mà đa số người miền Nam ưa thích. Nếu tin lên báo thì không riêng gì khán giả mua báo theo dõi chuyện cải lương, mà rất nhiều thành phần khác có liên hệ làm ăn với nghệ thuật sân khấu, họ cũng cần có tờ báo để nắm bắt tình hình, hầu tính toán công cuộc làm ăn. Ông Quốc chăm lo kỹ lưỡng trang kịch trường là do vấn đề thương mại, chỉ nội người ham mê cải lương mua báo, ông Quốc cũng bỏ tiền nặng túi rồi!”
Lời nhận định của nghệ sĩ lão thành Năm Châu rất thực tế vào thời đó, vì đa số độc giả của Tiếng Dội là những người hâm mộ cải lương.
Năm 1950 lúc ông Quốc mới làm chủ nhiệm, tờ Tiếng Dội chỉ đăng vài tin hoạt động cải lương nơi trang 2, không nhứt thiết ngày nào trong tuần. Thế rồi dần dần thì ở trang 2 này kịch trường chiếm trọn, nhưng mỗi tuần chỉ có một ngày thứ Năm. Đến 1953 thì mỗi tuần tăng lên hai ngày thứ Tư và thứ Bảy. Tuy vậy vẫn không đáp ứng được số độc giả ham đọc tin tức cải lương, họ muốn đọc mỗi ngày.
Có người hỏi ông Quốc tại sao không đăng luôn tin tức cải lương mỗi ngày? Ông trả lời: “mỗi tuần 2 ngày mà tôi còn muốn điên cái đầu đây rồi, nếu làm suốt cả tuần chắc tôi phải vô Chợ Quán hay lên Biên Hòa thôi”! (Có 2 nhà thương điên: một ở Chợ Quán và một trên Biên Hòa).
Là người nắm vận mạng tờ Tiếng Dội, ông Trần Tấn Quốc quan niệm tờ báo như món hàng, món hàng ấy phải trình bày thế nào đập vào nhãn quang của người đọc. Có lần vào tháng 6 năm 1954 cô đào Năm Phỉ chết trong lúc đang coi chiếu bóng ở rạp Nam Quang, Chợ Đũi. Tờ Tiếng Dội của ông Quốc đã đăng tin ấy với cái tựa sắp bằng chữ lớn nhứt của nhà in, kéo dài 8 cột đặt trên đầu trang nhứt. Mới nhìn qua có người cho là “chướng quá” và đặt câu hỏi mỉa mai: “Cô Năm Phỉ có phải là một nhân vật quốc tế? Cái chết của cô phải chăng như cái chết của Staline”?
Nhưng con mắt những ký giả nhà nghề đã thấy rõ dụng tâm của đồng nghiệp Tiếng Dội: Quần chúng miền Nam rất ưa thích cải lương, mà cô Năm Phỉ là thần tượng của tri kỷ mộ điệu muôn phương. Cô Năm đã thu hút được tình cảm của bao nhiêu triệu khán giả ái mộ trên 30 năm nay. Tờ Tiếng Dội đăng lớn tin cô từ trần là có dụng ý làm cho báo bán chạy...
Lẽ dĩ nhiên ngoài phần hình thức, ông luôn luôn quan tâm đến giá trị nội dung của bài vở trang ngoài cũng như trang trong, vì đó là chính yếu để tờ Tiếng Dội có thế đứng vững vàng trong làng báo.

Thời kỳ vàng son

tran-tan-quoc-250.jpg
Ông Trần Tấn Quốc (phải). File photo.

Theo nhận xét riêng của tôi thì tờ Tiếng Dội làm ăn khá nhứt là thời kỳ 1953 lúc đoàn Hoa Sen khai trương lần thứ hai tại rạp Nguyễn Văn Hảo, với những máy bay, xe tăng cùng phim ảnh lên sân khấu. Thời kỳ mà đoàn Hoa Sen oai trùm với những tuồng chiến tranh, thì trang kịch trường của tờ Tiếng Dội cũng tràn ngập tin... chiến tranh cải lương. Lúc bấy giờ hàng đêm ông Quốc đi coi tuồng chiến tranh, rồi về viết phóng sự ngoài việc tường thuật cái mới lạ của sân khấu Hoa Sen, còn nói về cảnh chen lấn mua vé, hôm nào cũng vé bán hết từ chiều, đã vô tình quảng cáo thêm cho đoàn Hoa Sen vậy.
Có điều là thời này vé hát mua trễ là hết, nếu như tuồng hay, nhưng lại không có cái nạn vé chợ đen. Còn mấy lúc sau này, vé hát thường bị ế, ghế trống hơn nửa rạp. Vậy mà muốn có “ghế tốt” khán giả phải mua vé chợ đen mới có. Thế mới ngược đời!
Khi xưa 1954 trở về trước chưa có nhà phát hành báo chí, ra báo thì tờ nào cũng tự bán lấy, do đó người chủ báo ngoài sự hiểu biết, kinh nghiệm về báo chí, mà còn phải có khả năng về thương mại thì mới dám ra báo. Khi tờ báo đã có con số độc giả rồi như tờ Tiếng Dội thì từ lúc 4, 5 giờ khuya trời chưa sáng, thiên hạ còn ngủ thì ở trước các báo quán đã sinh hoạt náo nhiệt. Người của những sạp báo ở Đô Thành và phụ cận đã có mặt để lấy báo về bán cho kịp buổi sáng trước khi công tư chức vào sở làm việc. Giới thầy chú này có thói quen là trước khi vô sở, họ thường ngồi tiệm cà phê vừa đọc báo vừa nhâm nhi ly cà phê, phì phà điếu thuốc lá.
Trong thời gian trang kịch trường nói về đoàn Hoa Sen với những tuồng sấm sét: Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông... thì tại trước báo quán Tiếng Dội ở đường Lagrandière (đường Gia Long sau này) cảnh giành giựt lấy báo thường diễn ra, do bởi chiếc máy in của báo Tiếng Dội là máy thường, ra báo có hạn, số cung không đủ cho số cầu.
Lúc đó mấy sạp báo quanh vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định có khi mua trễ là hết tờ Tiếng Dội. Còn ở các tỉnh thì dân ghiền cải lương cũng mỗi ngày coi cải lương hàm thụ bằng cách tập trung tại địa điểm bán báo, chờ chiếc xe đò mang báo về, mua tờ Tiếng Dội để đọc bài tường thuật đêm hát của đoàn Hoa Sen.
Trên giai phẩm Người Việt Xuân Quý Tỵ vừa qua, tôi có viết bài “Đoàn Hoa Sen đưa điện ảnh lên sân khấu” kể lại thời nghệ sĩ Bảy Cao với các tuồng chiến tranh.
Tóm lại là ông Trần Tấn Quốc mở trang kịch trường trên tờ Tiếng Dội đã đưa đến sự tiến triển bộ môn nghệ thuật sân khấu cải lương, thì ngược lại cải lương sân khấu cũng gián tiếp nuôi sống tờ Tiếng Dội. Có nhiều người mua báo thì tờ Tiếng Dội mới sống vững, mới tồn tại, mới có tiền trả lương cho biên tập, cho nhân viên tòa soạn, cho in ấn... Chớ không như bây giờ ở hải ngoại có nhiều tờ báo tốn tiền in ra rồi đem... bỏ ở các chợ. Báo bỏ chồng đống mạnh ai nấy lấy, một tờ cũng được mà mười tờ cũng chẳng sao, có khi hốt cả xấp mang về mà không biết có đọc hay chăng nữa? Khi xưa mà ông Quốc ra báo cái kiểu này thì từ chết tới chết, chớ không phải bị thương đâu!

Giải Phụng Hoàng hải ngoại

Thời gian qua, một thời gian khá dài giải Phụng Hoàng đã không tổ chức được bởi nhiều nguyên nhân, mà chính yếu là do tình hình hoạt động cổ nhạc, cải lương ở hải ngoại bị chìm lắng. Đồng thời cũng ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế chung, rất khó vận động mạnh thường quân hỗ trợ.
Hội Cổ Nhạc Miền Nam Việt Nam Hải Ngoại trong phiên họp ngày 7 Tháng Ba vừa qua tại Santa Ana, miền Nam California Hoa Kỳ. Hội trưởng, nhà văn Ngành Mai đã đưa ra kế hoạch “phân chia nhiệm vụ”, và đã được phiên họp đồng ý, do đó mà chiếc xe giải Phụng Hoàng đã bắt đầu chuyển bánh.
Với kế hoạch trên, nhiệm vụ không tập trung vào một trưởng ban tổ chức, mà phân chia ra 3 người (hội trưởng và 2 phó hội trưởng) với trách nhiệm riêng rẽ như sau:
  • Hội trưởng, nhà văn Ngành Mai kiêm nhiệm trưởng ban tổ chức, với nhiệm vụ điều hành tổng quát, soạn thảo hồ sơ thi cử, thành lập ban giám khảo.
  • Hai phó hội trưởng kiêm nhiệm 2 phó trưởng ban tổ chức:
  1. Ông Nguyễn Văn Lực, phụ trách kiểm soát bài ca dự thi. Giải quyết mọi vấn đề liên hệ đến thí sinh.
  2. Võ sư Lê Quang Thế, phụ trách về giải thưởng, quyết định mọi hình thức giải thưởng. Điều hành ngân quỹ giải Phụng Hoàng.
Với các nhiệm vụ được phân chia như trên, nhà văn

Ngành Mai đang soạn thảo thể lệ cuộc thi, và sẽ phổ biến sau khi được toàn thể hội thông qua.
Người ta hy vọng với ban tổ chức mới, giải Phụng Hoàng Kỳ 7 sẽ xúc tiến nhanh và đi đến thành công như mong đợi của mọi người hằng quan tâm đến việc bảo tồn nền cổ nhạc dân tộc.
Mọi diễn tiến về giải Phụng Hoàng sẽ được đăng tải trên trang mạng của đài Á Châu Tự Do.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/trtanquoc-and-stage-page-04072013141028.html

 

No comments: