Friday, October 14, 2016

ĐẠT LAI LẠT MA - SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH

Friday, September 28, 2012

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA



Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với phật tử Việt Nam : Chủ nghĩa Mác đã chết

Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
REUTERS

Phân chia tài sản đồng đều là một nguyên tắc hấp dẫn của chủ nghĩa Mác, nhưng không bao giờ được thực hiện, còn các chế độ cộng sản luôn luôn tìm cách kiểm soát đời sống và tư lưởng con người. Điều này không thể chấp nhận được. Trên đây là thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi pháp đàm dành cho phái đoàn 102 phật tử Việt Nam tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Theo bản tin của Asia News ngày 27/09/2012, một phái đoàn phật tử Việt Nam theo hệ phái Tây Tạng đã đến Dharamsala, Ấn Độ, trong lúc cộng đồng Tây Tạng lưu vong họp đại hội quyết định đường lối đấu tranh mới với Bắc Kinh trong bối cảnh xẩy ra hàng loạt vụ tự thiêu tại Hoa lục.
Phái đoàn này, một nửa từ Sài Gòn, một nửa từ Hà Nội, tổng cộng 102 người thành viên của Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam CEO’s Club, một tổ chức doanh nhân phật tử “có ít nhiều cảm tình” với chính quyền.

Trong buổi pháp thoại đặc biệt dành cho đoàn phật tử Việt Nam, Đức Đạt Lai Lạt Ma phân tích, chủ thuyết cộng sản chỉ mới có 200 năm mà đã suy đồi, trong khi Phật giáo và các tôn giáo khác đã nhiều ngàn năm mà vẫn thu hút cả thế giới. Ngài lưu ý phật tử là một số nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản như là “chia sẻ tài sản đồng đều” nghe rất hấp dẫn. Nhưng trong thực tế, các chính quyền tự xưng là cộng sản “không bao giờ áp dụng” mà lại còn "kềm chế, kiểm soát tự do tư trưởng con người”, một điều mà Ngài khẳng định là “không thể chấp nhận được”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ vẻ ưu ái phật tử Việt Nam, Ngài trả lời mọi thắc mắc từ tình mẫu tử, từ câu hỏi của một người mẹ làm sao tạo ra cuộc sống hạnh phúc gia đình cho đến chuyện Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “ phải giáo dục con trẻ trong tinh thần tự do ”, bản thân mình phải mở rộng lòng thương và sống tích cực trong mọi hoàn cảnh.

Trước thái độ xâm lược của Trung Quốc, Ngài khuyên là nên tìm cách chuyển hóa họ trong tinh thần Bi, Trí, Dũng. Khi một phật tử mời Ngài du lịch đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa, nơi Việt Nam đang xây một ngôi chùa thì Đức Đạt Lai khuyên là nên xây trung tâm Phật học tại Hà Nội và Sàigòn. Theo Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, lập một tu viện tại Sàigòn và Hà Nội vẫn hữu ích hơn ở hòn đảo nhỏ.
Theo Asia News, phái đoàn phật tử doanh nhân Việt nam gặp khó khăn trước khi xin được visa sang Ấn Độ để tu học với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Truyền thông Tây Tạng lưu vong rất quan tâm, quảng bá sự kiện này và nhấn mạnh đến quan hệ chặt chẽ giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là lần thứ hai, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng giảng trực tiếp cho phái đoàn phật tử Việt Nam. Lần đầu vào tháng 11 năm 2011 cũng tai Dharamsala.
Một blogger Việt Nam, Quechoa, viết những dòng khâm phục : “Đức Đạt Lai Lạt Ma dù chưa tới Việt Nam bao giờ vẫn có thể nhìn thấu những vấn đề căn bản của đất nước này”.

Đề cập khả năng thay đổi tại Tây tạng 
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thẩm định là với thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Bắc Kinh, hy vọng tình hình Tây Tạng sẽ thay đổi. Tập Cận Bình sẽ không có con đường nào khác ngoài giải pháp toàn diện phục vụ quyền lợi lâu dài của hai dân tộc. 
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, suốt chiều dài cuộc tranh đấu bền bỉ chống chính quyền Trung Quốc, người dân Tây Tạng luôn nắm bắt mọi cơ hội để giữ tinh thần lạc quan. Do vậy với sự kiện một thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Trung Quốc đã tạo ra một tia hy vọng mới.
Từ Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định là ban lãnh đạo mới tại Bắc Kinh « phải chứng tỏ phải biết phân biệt phải trái và phải có một lập trường toàn diện để phục vụ lợi ích lâu dài. Vì không có con đường nào khác”.
Ngài cảnh báo Trung Quốc là nếu tiếp tục dùng vũ lực, dùng kiểm duyệt để bóp nghẹt xã hội thì sẽ đi đến tiêu vong.
Theo AFP, một trong những tín hiệu cho phép lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hy vọng Trung Quốc “thay đổi” là thân phụ của ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân đã từng gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những năm đầu của thập niên 1950 trước khi có cuộc tổng nổi dậy.
Tập Trọng Huân sau đó lên làm phó thủ tướng và có tiếng là thông hiểu nguyện vọng của các sắc tộc thiểu số trong chế độ Trung Quốc. Giới phân tích hy vọng nhân vật này đã “truyền” lại cho con trai tinh thần cởi mở này.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120928-duc-dat-lai-lat-ma-noi-voi-doanh-nhan-phat-tu-viet-nam-chu-nghia-mac-da-chet





Dalai Lama nói về căng thẳng Việt-Trung

Cập nhật: 13:00 GMT - thứ năm, 27 tháng 9, 2012
Facebook

  • In trang này

  • Dalai Lama
    Đức Dalai Lama đã hai lần giảng bài cho đoàn đến từ Việt Nam
    Đức Dalai Lama cho rằng không nên xây đền chùa trên đảo để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, trong buổi giảng cho một đoàn đến từ Việt Nam.
    Một đoàn 102 người thuộc Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam (Vietnam CEO Club) đã tham dự buổi pháp thoại từ hôm 24/9 với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong đang sống ở Ấn Độ.
    Một người đã hỏi Ngài về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Người này hỏi sự phẫn nộ của Việt Nam có giúp giải quyết tranh chấp và rằng nhiều người muốn mời Đức Dalai Lama ra xây đền ở một trong các đảo.
    Đức Dalai Lama trả lời: “Tôi không đặc biệt ủng hộ việc xây tu viện hay đền thờ, tôi muốn nhìn thấy một trung tâm học thuật, có thể làm trung tâm nghiên cứu triết học Phật giáo, Đạo giáo và đạo đức thế tục.”
    “Nếu một trung tâm như vậy có thể thành lập, có lẽ tốt hơn là đặt ở Sài Gòn hay Hà Nội thay vì trên một trong các đảo này.”
    Đầu năm nay, Việt Nam đã gửi một số chư tăng ra các đảo ở Trường Sa để tiếp quản các ngôi chùa trên đảo.
    Vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cũng nói giận dữ không đem lại kết quả với người Trung Quốc.
    “Tốt hơn là tìm cách gây ảnh hưởng bằng phương cách thân thiện, dĩ nhiên có thể làm điều này từ vị thế cứng cỏi,” theo tường thuật trên trang mạng chính thức của Ngài.
    Chùa Song Tử Tây, ngôi chùa lớn nhất ở Trường Sa
    Việt Nam đã gửi chư tăng ra tiếp quản chùa ở Trường Sa
    Ngài nhắc lại vào năm 1979, khi “Trung Quốc định dạy Việt Nam một bài học, họ đã gặp phải một quân đội thiện chiến, cứng cỏi”.

    Marxist và Phật giáo

    Trong buổi giảng, Đức Dalai Lama bày tỏ ngưỡng mộ dành cho kinh tế học Marxist, đặc biệt là tư tưởng phân chia của cải đồng đều.
    Ngài nhấn mạnh mình phản đối chủ nghĩa toàn trị. Ngài nói mặc dù mình có thể là một người Marxist, nhưng Ngài không đi theo chủ nghĩa cộng sản do Lenin áp đặt.
    Theo ngài, mặc dù chủ nghĩa Marx không nói về kiếp trước đời sau nhưng có chia sẻ với Phật giáo ở niềm tin rằng định mệnh do con người làm chủ.
    “Một xã hội hạnh phúc phải do chính con người tạo dựng, không phải chỉ qua cầu nguyện mà bằng hành động,” Đức Dalai Lama nhận xét.
    Đây là lần thứ hai một đoàn đi từ Việt Nam đến dự buổi thuyết giảng của Đức Dalai Lama.
    Tháng 11 năm ngoái, tại Tu viện Namgyal ở Dharamsala, Ấn Độ, Ngài cũng giảng bài cho hơn 120 người, trong đó có những ngôi sao Việt Nam như diễn viên Hồng Ánh, ca sĩ Thanh Lam.

     

    VẠN MỘC CƯ SĨ * BÀN VỀ SẤM KÝ & TƯƠNG LAI VIỆT NAM


    I. NHÌN VỀ QUÁ KHỨ VIỆT NAM

    Trong lịch sử Việt Nam, giữa những trang tranh đấu xương máu hiện thực, có nhiều trang ghi lại những chuyện tâm linh huyền bí.Lẽ tất nhiên, bá nhân bá tính, có kẻ tin người không vì xã hội ta là xã hội tự do. Tuy xã hội quân chủ là tư do mà là một xã hội đạo đức, chứ không phải mang hai mặt như truyền thống Marx Lenin :một mặt hung bạo, gian manh, một mặt xưng thần xưng thánh !

    Các nhà viết sử, một mặt mang tính khách quan của sử học, ghi chép sự thực, vua và triều đình không được dòm ngó việc của sử quan. Một mặt các sử quan tin vào Trời Phật, tức là thuộc phái Duy Tâm như phe Marx nhận định.Vì vậy trong sử ta có nhiều đoạn viết về sấm.Sấm, hay sấm ngôn là những lời, những bài thơ ngắn hoặc dài, thường là ngắn, có nội dung tiên đoán tương lai của một ông vua hay một triều đại, hay một biến cố quan trọng sắp xảy đến cho một quốc gia, dân tộc. Tôi xin đưa một vài dẫn chứng về sử:


    Theo sử sách, nhà tiên tri đầu tiên của Việt Nam là sư Định Không (730-808), thuộc đời thứ 8 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Thuở nhỏ, Ngài thông về lý số, được mọi người tôn trọng, gọi ngài là trưởng lão. Khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (765-804) nhà Đường, sư lập chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Lúc đào đất đắp nền, sư được một quả hương và 10 cái khánh. Sư đem xuống ao rửa, một cái khánh lăn xuống tận đáy ao. Sư làm bài tụng:

    Địa trình pháp khí
    Nhất phẩm tinh đồng.
    Trị Phật pháp chi hưng long
    Lập hương danh Cổ Pháp.
    法 器 出 現, 十 口 銅 鐘
    李 興 王, 三 品 成 功
    Bài sấm này tiên đoán họ Lý làng Cổ Pháp sẽ lên làm vua. Tam phẩm có hai nghĩa : Nghĩa thứ nhất, ở triều Lê, Lý Công Uẩn làm Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ có thể vào bậc tam phẩm. Nghĩa thứ hai là chữ Uẩn vì chữ Uẩn gồm hai chữ giống chữ tam và chữ phẩm. Quả nhiên, hai trăm năm sau, Lý Công Uẩn lên làm vua tức Lý Thái tổ (1010- 1225). Sư lại nói thêm:
    Thập khẩu thủy thổ khứ
    Cổ pháp danh hương hiệu.
    Kê cư loan nguyệt hậu,
    Chánh thị hưng tam bảo.


    十 口 水 土 去
    古 法 名 鄕 號.
    雞 居 鸞 月 後
    正 是 興 三 寶
    ( Thập, khẩu, thủy, thổ, khứ
    Tên làng là Cổ Pháp.
    Gà ở sau loan nguyệt,
    Tam bảo được hưng vượng)
    Quả nhiên năm kỷ dậu (1009), Lê Long Đỉnh chết, Lý Công Uẩn lên ngôi, Phật giáo toàn thịnh. Sau sư trụ trì chùa Thiền Chúng ở làng Dịch Bảng, sau đổi là Đình Bảng, phủ Thiên Đức ( Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Trước khi viên tịch, sư dặn đồ đệ là Thông Thiện như sau:
    Ta muốn mở rộng làng nhà, nhưng e sau này sẽ có tai họa, vì người lạ sẽ đến phá hoại cảnh thổ ta. Sau khi ta viên tịch, ngươi phải giữ gìn đạo pháp của ta. Khi gặp người họ Đinh, thì truyền cho y, như vậy chí nguyện của ta mới thỏa.
    Nói xong thì tịch, thọ 79 tuổi. Thông Thiện dựng tháp thờ sư ở chùa Lục Tổ, ghi lời sư dặn vào đá. Khoảng năm ất dậu (865), Cao Biền sang Việt Nam làm Tiết Độ sứ, Cao Biền làm phép trấn yểm nhiều nơi, trong đó có làng Cổ Pháp, đúng như sư Định Không tiên đoán.
    Sư La Quý An là đệ tử đời thứ mười dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, sư họ Đinh, thuở nhỏ tham yết khắp các thầy. Sau gặp sư Thông Thiện ở chùa Thiền Chúng, nghe sư nói một lời liền giác ngộ, bèn theo Thông Thiện. Khi Thông Thiện sắp viên tịch, gọi sư lại mà bảo:
    Xưa thầy ta là Định Không dặn rằng : Hãy gìn giữ pháp của ta, gặp người họ Đinh sẽ giao truyền. Vậy ngươi hãy nhận lấy trách nhiệm này, ta từ giã đây'
    Sư Thông Thiện mất, La Quý An đi tìm đất dựng chùa, truyền giảng chánh pháp, lời sư nói đều là sấm ngữ. Sư đúc tượng lục tổ bằng vàng nhưng sợ trộm cướp bèn chôn xuống đất. Sư có di chúc:
    Đại sơn long đầu khởi
    Cù vĩ ẩn chu minh
    Thập bát tử định thành
    Miên thụ hiện long hình
    Thố kê thử nguyệt nội
    Định kiến nhật xuất thanh.


    大 山 龍 頭 起
    虬 尾 隱 朱 明
    十 八 子 定 成
    綿 樹 現 龍 形
    兔 雞 鼠 月 內
    定 見 日 出 清
    Đại sơn : Đinh Bộ Lĩnh ( Lĩnh là núi cao), Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua năm mậu thìn (968). Chu minh : ánh sáng đỏ, tức ánh sáng mặt trời. Chỉ Lê Hoàn ( trong chữ Hoàn có chữ Nhật), nhưng đây là mặt trời bị mây che ( ẩn ) vì trên dưới đều có chữ nhất ngăn chận, và cây cối che lấp ( bên cạnh có chữ mộc) . Lê Hoàn lên ngôi cuối năm canh thìn 980 ( cù vĩ). Thập bát tử họp lại thành chữ Lý .Nhà Lý lên thay Tiền Lê. Miên thụ cây bông gạo. Chữ Miên và chữ Uản giống nhau, đều là cây bông, cây gai dùng dệt vải may quần áo. Uẩn là cây gai và Uản là súc tích thông nghĩa. Thố, kê, thử nguyệt : trong khoảng tháng mão, tháng dậu, tháng tí, Lý Công Uẩn lên ngôi. Quả vậy, ngày quý sửu, tháng mười, năm kỷ dậu (1909), Lý Công Uẩn lên ngôi, mở một kỷ nguyên thái bình thịnh trị.

    Năm thứ năm, niên hiệu Thái Bình (974), đời Đinh Tiên Hoàng, trong dân gian truyền tụng bài sấm sau:

    Đỗ Thích thí Đinh Đinh,
    Lê gia xuất thánh minh.
    Cạnh đầu đa hoành nhi ,
    Đạo lộ tuyệt nhân hành.
    Thập nhị xưng đại vương
    Thập ác vô nhất thiện
    Kế đô nhị thập thiên.


    杜 釋 弒 丁 丁
    黎 家 出 聖 明
    競 頭 多 宏 兒
    道 路 絕 人 行
    十 二 稱 大 王
    十 惡 無 一 善
    計 都 二 十 天

    Dịch
    Đỗ Thích thí Đinh, Đinh (Đỗ Thích giết hai người họ Đinh) : tháng mười, năm kỷ mão (979), Đỗ Thích giết Đinh Tiên hoàng và Việt Nam vương Đinh Liễn.
    Lê gia xuất thánh minh ( Họ Lê làm vua sáng)
    Đinh Toàn lên ngôi mới sáu tuổi, binh quyền lọt vào tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Bà Dương Thái hậu tư thông với Lê Hoàn, trao ngôi vua cho Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành. Lê Đại Hành lên ngôi đánh thắng quân Tống xâm lược.
    Cạnh đầu đa hoành nhi ( Các trẻ tranh giành nhau). Đại lộ tuyệt nhân hành ( Trên đường cái, không người qua lại). Lê Đại Hành lên ngôi, cho con thứ ba là Lê Long Việt làm thái tử. Lê Đại Hành mất ( 1005), các con tranh giành nhau, đem binh chém giết nhau trong bảy tháng trường, ngoài đường không ai dám qua lại.
    Thập nhị xưng đại vương. Thập ác vô nhất thiện
    ( Thập nhị tự xưng làm vua). Thập nhị là Lê Long Đỉnh giết anh là Lê Long Việt mà lên làm vua ( Trong chữ Đỉnh có Nhâm chiết tự là Thập Nhị). Long Đỉnh là người tàn ác ( Mười điều ác không có một điều lành) .
    Thập bát tử đăng tiên : (Thập bát tử họp lại thành chữ Lý ) họ Lý sẽ lên làm vua.
    Kế đô nhị thập thiên : Đô nhị thập thiên : bốn chữ này hợp thành Trần giả .
    Kế đô nhị thập thiên tức là họ Trần sẽ kế tiếp làm vua.
    Trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, ở hương Duyên Uẩn, châu Cổ Pháp, có cây gạo bị sét đánh, trong ruột cây có chữ:
    Thụ căn diễu diễu ,
    Mộc biểu thanh thanh.
    Hòa đao mộc lạc,
    Thập bát tử thành.
    Đông A nhập địa
    Dị mộc tái sinh
    Chấn cung kiến nhật
    Đoài cung ẩn tinh
    Lục thất niên gian
    Thiên hạ thái bình



    樹 根 杳 杳
    木 表 青 青
    和 刀 木 落
    十 八 子 成
    東 阿 入 地
    異 木 再 生
    震 宮 見 日
    兌 宮 隱 星
    六 七 年 間
    天 下 太 平
    Sư Vạn Hạnh giải thích như sau :
    Vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh. Họ Lê mất, họ Lý nổi lên. Họ Trần làm vua, rồi đến Lê. Sau đó, họ Mạc nổi lên rồi nhà Lê trung hưng. Rồi họ Trịnh mất. Trải qua năm, sáu năm, thiên hạ thái bình.(1)
    Sấm Trạng Trình phần đầu cũng nhắc lại các việc trên:
    7-Việt Nam khởi tổ xây nên
    8 - Lạc Long ra trị đương quyền một phương
    9 - Thịnh suy bỉ thới lẽ thường
    10 - Một thời lại một nhiễu nhương nên lề
    11 - Đến Đinh hoàng nối ngôi cửu ngũ
    12 - Mở bản đồ rũ áo chấp tay
    13 - Nhự đao phút chốc đổi thay
    14 - Thập bát tử rày quyền đă nổi lên
    15 - Đông a âm vị nhi thuyền
    16 - Nam phương kỳ mộc bổng liền lại sinh
    17 - Chấn cung hiện nhật quang minh
    18 - Sóng lay khôn chống trường thành bền cho
    19 - Đoài cung vẽ rạng trăng thu
    20 - Ra tay mở lấy đế đô vạn toàn.
    Trong dân gian từ xưa đến vẫn có sấm. Sấm là do những bậc tiên tri nhưng cũng có thể là do những tay chính trị làm ra. Nhưng ta phải phân biệt vì những tiên tri thường là xuất hiên trước các sự kiện. Sấm ký nhiều khi là những ý kiến bình luận.
    Tại Hà Tĩnh, người ta ca tụng về họ Nguyễn Du:
    "Bao giờ ngàn Hống hết cây,
    Sông Rum hết nước, họ này hết quan."
    Tại Nghệ An trước thời Lê đã truyền tụng:
    +Bao giờ Bò Đái thất thanh,
    Nghệ An sinh thánh rành rành chẳng sai."(Ca dao)
    Nguyễn Thiếp thì nói:
    +Đụn sơn phân giái,
    Bò Đái thất thanh,
    Đông Thành (2)
    phát thánh
    Nhưng Nguyễn Thiếp thì nói câu sấm đó không đúng. (3)
    Bò Đái là một địa danh, là một cái suối kêu vang. Tại Nghệ An có hai ông vang danh thiên ha. Một là Phan Bội Châu, hai là Nguyễn Tất Thành tức Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chí Minh . Nhưng hai ông này đều quê Nam Đàn chứ không phải quê Đông Thành . Hơn nữa, ông Hồ là Quỷ vương, không phải là thánh vì ông cũng như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot giết nhiều người quá, và ông rốt cuộc cũng chỉ là kẻ bán nước cầu vinh, phản quốc hại dân! SAu này Hồ Chí Minh và bọn cộng sản sửa lại là: Bò Đái thất thanh,
    Nam Đàn sin h thánh.
    Thật ra ở Thái Nguyên cũng có suối Bò Đái.
    Một lão nhân kể truyện trước 1945, cụ đi xin cơ bút.Trong thơ tiên có câu:
    " Nhất nhật đằng vân quy Bắc hải"( một ngày sau sẽ bay về biển băc) . Vì vậy sau di cư vào Nam, cụ tin tưởng có ngày cả nhà trở về đất Bắc! Nhưng thực tế hơi khác điều cụ nghĩ. Sau 1980, dần dần cả nhà đi máy bay ( đằng vân) sang định cư tại Bắc Hải tức là Mỹ và Canada! Nhưng biết đâu sau này con cháu cụ sẽ trở về Hà Nội trong ngày vinh quang?
    Gần đây, người ta thường suy nghĩ về đoạn sấm ký dưới đây:
    109- Ô hô thế sự tự bình bồng
    Nam Bắc hà thời thiết lộ thông ?
    Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
    Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
    113- Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
    Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
    Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
    Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
    Trưóc đây tôi nghĩ về đoạn này. Trong chiến tranh, nhất là khi Nam Băc chia cắt, đường sắt Việt Nam cũng bị cắt đôi. Sau 1975, cộng sản tái lập giao thông toàn quốc, Cục Đường Sắt lập ra "Xe lửa Thống Nhất" chạy suốt Nam Bắc. Tôi nghĩ câu sấm Trạng Trình rất đúng;
    Trạng Trình đặt ra câu hỏi và trả lời:
    Khi nào thì đường sắt Việt Nam nối liền?
    Lả khi Hồ Chí Minh (1890- 1969) và Mao (1893- 1976) chết. Chính trong giai đoạn này đã xảy ra cuộc hải chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc được Phạm Văn Đồng hoan hô nhiệt liệt với công hàm công nhận chủ quyền Trung Quốc ở
    biển đông:


    Ngày 4 tháng 9 năm 1959, Bắc Kinh ra tuyên bố chính thức về hải phận của họ, bao gồm 12 hải lý từ bất kỳ mốc lãnh thổ nào của Trung Quốc, "trong đó tính gồm cả các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa.... tức là Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam"

    Mười ngày sau, Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng gởi công hàm chính thức cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
    Và rõ ràng là ở thế kỷ XVI, Trạng Trình (1491-1585) đã thấy xe lửa Việt Nam, cuộc hải chiến này và việc cộng sản chiến thắng miền Nam. Cũng có thể ngài nhìn xa hơn nữa.
    Nhân đây, tôi xin kể thêm một việc nhỏ. Giáo sư Bửu Cầm trước 1975 kể cho tôi nghe rằng người Mỹ đã tìm đến giáo sư và hỏi câu:
    Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng. Có phải là chiến tranh ngoài biển không?Nay những biến cố về biển đông dồn dập, uy hiếp sự tồn vong của nhân dân Việt Nam, lòng tôi không nén được kinh hãi. Câu trên vẫn có thể hiểu một cách khác.

    Có ba sự kiện:

    +Toàn cầu: Trung Cộng xâm lăng kinh tế khắp thế giới
    +Về mặt biển: Cộng sản chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và vẽ lại bản đồ thềm lục địa hình lữỡi bò. Trung Cộng nửa đùa nửa thực đề nghị với Mỹ đòi chia đôi Thái Bình Dương. Hơn nữa Trung Cộng đã đem chiến thuyền diễn hành khắp nơi từ Á sang Phi.
    +Về mặt bộ, Trung cộng đã trúng thầu nhiều mối làm ăn, nhất là việc làm đường xe lửa Trung Quốc Việt Nam mà địa điểm đầu là Hà Nội:
    Công ty quốc doanh Đường Sắt số 6 của Trung quốc vừa trúng thầu xây dựng hệ thống đường sắt nội đô Hà Nội trị giá gói thầu $350.57 triệu, theo tin từ Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN được hãng tin tài chính Dow Jones thuật lại.
    Tin này được đưa ra không thấy hệ thống báo chí trong nước loan tải vào lúc đang có nhiều chuyện tố cáo các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng lớn ở Việt Nam và họ đem lậu hàng ngàn công nhâu đủ loại vào Việt Nam thay vì thuê mướn nhân công địa phương.
    “Cổng thông tin điện tử” của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN phần tiếng Việt cũng không thấy đưa tin này.
    Theo nguồn tin Dow Jones thuật lại từ bản tin của Bộ vừa nói cho biết công ty của Trung quốc sẽ lập đồ án và xây dựng hệ thống 13.5 km đường sắt cũng như cung cấp 52 toa xe trong vòng 5 năm.
    Đường sắt sẽ xây dựng chạy từ trung tâm ở thủ đô tới quận Hà Đông nằm phía Tây Nam thành phố, với phí tổn chung cho dự án là $552.86 triệu. Hà Đông trước đây là thị xã của tỉnh Hà Tây nhưng nay trở thành một phần của thủ đô khi được sát nhập vào thành Hà Nội mở rộng.
    http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=142950
    Phải chăng chiến tranh ngoài hải phận Việt Nam sẽ xảy ra trong thời gian làm xe lửa Trung Việt (Nam Bắc hà thời thiết lộ thông? ).

    Suy nghĩ lại, tôi thấy hai cuộc hải chiến khác nhau. Cuộc hải chiến Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc 1974 hay cuộc giao phong giữa hải quân Việt Cộng và Trung cộng 1988 là không đúng ý nghĩa của Trạng Trình bởi hai điều:
    • Cuộc chiến trên chỉ hư hại vài chiếc tàu và chỉ chết mấy chục người thì không đáng kể.
    • Cuộc chiến trên xảy ra khi Ưng khứ ( Mỹ bỏ đi) còn cuộc chiến tương lại là Ưng lai ( Mỹ trở lại) Trạng Trình muốn nói đến cuộc hải chiến kinh khiếp máu loang biển đông. trong tương lai . Từ trước, Mỹ chưa bao giờ đổ đại quân lên Trung Hoa lục địa, trong thế chiến, Mỹ chỉ gửi các phái bộ đến giúp cả hai phe Quốc cộng. Phải chờ thế chiến thứ ba, quân Mỹ mới tiến đánh Trung Cộng . Chính lúc này con chim ưng đạp đầu, mổ mắt con sư tử -- Nhược đãi Ưng lai Sư tử thượng --- Mỹ là chim ưng, Tàu được mệnh danh là con sư tử Á châu), thì thế giới mới hòa bình. 
    •  Theo thiển ý , đoạn trên có ý nghĩa như sau:
      Bao giờ đường xe lửa Bắc Nam thông suốt? Bắc Nam đây là Việt Nam và Bắc Quốc Trung Hoa chứ không phải Bắc Kỳ- Nam Kỳ!
      Đó là giai đoạn Hồ Cẩm Đào ẩn dật, hay chết. .(Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch)
      Hải chiến rất khủng khiếp, máu loang biển động.
      Hai câu năm và sáu không rõ. Phải chăng chiến tranh chấm dứt năm dậu ?Và vị lãnh đạo Việt Nam  tuổi sửu sẽ thống nhất đất nước ( Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc)
       Ngưu xuất lam điền nhật chính đông)

    •  Chữ đãi có ý nghĩa sâu xa. Việt Nam và các nước lân cận sẽ bị Trung cộng khống chế hoặc xâm lược và phải cúi đầu cam chịu một thời gian. Phải chờ đợi quân Mỹ và đồng minh tiến công thì Việt Nam và thế giới mới được hòa bình.Trong hai cuộc thế chiến, bao giờ  Mỹ cũng ra tay chậm. Chậm để chế tạo thêm vũ khí, chậm để quan sát. Chậm để cho các nước trắng mắt khi nhìn rõ bộ mặt thật của Trung Cộng, nhất là nhân dân Việt Nam ...những ai còn tin Hồ CHí Minh anh minh, đảng Cộng sản  quang vinh và mối tình thắm thiết Việt Hoa.
    Nhưng chờ đợi không lâu lắm ( trực đãi). Khi Mỹ và liên quân tấn công thì tình hình biến chuyển nhanh chóng.


    Một số người Việt Nam không tin thần thánh, bói toán. Đó là tự do của họ. Đừng có nửa nạc nửa mỡ như các ông cộng sản lúc thì phỉ báng thần thánh, mạ lị khoa học tiên đoán tương lai để rồi bắt giam người ta và khủng bố người ta như họ đã làm với các tôn giáo và thầy bói, đồng bóng! Nhưng nay cộng sản lại tin đồng bóng, thờ cúng, cụ thể là họ làm rầm rộ cái mà họ gọi là "môn ngoại cảm"!Họ luôn luôn oai phong mà không chút xấu hổ về những điều họ đã nói và làm trong quá khứ! Theo Nguyễn Đăng Mạnh thuật lời Trần Quốc Vương,  hồi  kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào Cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng.   (Hồi Ký 131). Như vậy là Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã xuyên tạc Sấm ký, dùng sấm Ký cũng như bao trò khác như Lê Văn Tám, .. để dối gạt nhân dân. Còn chúng ta thì  suy xét  những bí ẩn đànfg sau sấm ký để tìm tương lai cho dân tộc.
    Dân ta một số nông nổi. Vừa theo Tây phương ít tháng, vừa nghe cộng sản vài ngày đã lên tiếng chỉ trích duy tâm thần bí, mê tín dị đoan. Không ai phủ nhận Mỹ là khoa học kém nhưng người Mỹ bộ môn nào người ta cũng nghiên cứu kỹ dù duy tâm hay duy vật. Xem như chuyện giáo sư Bửu Cầm (đã mất tháng  6-2010 tại Việt Nam) và chuyện về tài liệu ông Đạo Nhỏ mà CIA lấy đi thì sẽ thấy rõ người Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng như thế nào.TÀI LIỆU VỀ CÁC NHÀ TIÊN TRI

    II.NHỮNG ĐIỀM BÁO TRƯỚC VỀ 
    TÐ÷NG LAI VI ỆT - NAM
                                                        
                    Trong hơn hai mươi năm sống trong chế độ cộng sản, tôi luôn nghĩ đến tương lai dân tộc Việt Nam chúng ta. Là một người chịu nhiều ảnh hưởng Nho giáo, tôi tin tưởng chính sẽ thắng tà. Vả lại, theo kinh Dịch,  cực dương sinh âm, cực âm sinh dương,sự vật phát triển đến tận cùng sẽ trở nên suy thoái. Nhất định một ngày không xa, chủ nghĩa cộng sản sẽ bị đập tan. Bây giờ thành trì Liên Xô đã tan vỡ, Bắc kinh đã và đang biến dạng. Nói chung, mô thức cộng sản đã không còn thích hợp trong việc cứu quốc và kiến quốc. Ngay tại Việt Nam, người ta đã chạy theo kinh tế thị trường, người ta ước mong được làm tay sai tư bản. Không hiểu người cộng sản sẽ nghĩ sao về lời Mác dạy : "vật chất quyết định tinh thần " , " hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc "  ? Nay họ theo hạ tầng cơ sở là kinh tế tư bản, thì cái thượng tầng kiến trúc  lại theo cộng sản được ư ?

                Tôi rất tin tưởng thuyết  định mệnh. Tôi nghĩ rằng tương lai Việt Nam đã được an bài từ trước mà chúng ta it ai đuợc biết. Phải  đến khi sự kiện xảy ra rồi, chúng ta mới hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của cổ nhân, hoặc ý nghĩa của những điềm báo trước.

                Thật vậy, những việc lớn, việc nhỏ trong đời đều được báo trước. Tên người, địa danh, tên nước, quốc kỳ, quốc ca, những biến cố xảy ra như sao chổi, côn trùng, mưa gió .. .đều có những ý nghĩa.

      là một ý nghĩa. Có người giải thích rằng nước ta ngày xưa là một quốc gia trồng lúa sớm nhất và tốt nhất thế giới .  Lúc bấy giờ dân ta phần đông dùng búa nhỏ  hay dao nhỏ  để trồng lúa.Búa hay dao nhỏ này là Việt ( trong nghĩa phủ việt ). Nhưng nhiều người lại viết  lầm thành chữ Việt
    越  là vượt ( trong nghĩa việt dã , siêu việt ) . Nay thì ta dùng theo chữ và nghĩa thứ hai này.


                Việt Nam nghĩa là vượt về, tiến về phương Nam. Nếu chúng ta tin rằng nước ta xưa thuôc gia đình Bách Việt, sau bị nhà Tần thống trị, các giống Việt khác nay đã trở thành châu huyện của Trung quốc, riêng Việt Nam đã chiến đấu và chiến bại nên chạy về phương Nam, định cư tại Hồng hà. Sau đó, cũng vì định mệnh an bài, chúng ta phải mở đường Nam tiến cho đến mũi Cà Mâu.



                Đại dương đã ngăn cách bước tiến cha ông, nhưng cũng vì định mệnh an bài, chúng ta năm 1954, bỏ miền Bắc di cư vào Nam, và sau 1975, chúng ta cũng chạy về phương Nam,  vượt biên qua Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia tránh nạn cộng sản. Từ đó, người Việt Nam đi khắp thế giới. Nếu sự sụp đổ của cộng sản ở Đông Âu là một ngạc nhiên cho thế giới, thì sự ra đi bằng thuyền của nửa triệu người Việt cũng gây chấn động cho lương tri nhân loại.Không những người miền Nam ra đi mà người miền Bắc cũng ra đi. Họ cũng ra đi non nửa triệu, khoảng 200 ngàn ở lại Trung quốc, gần 300 ngàn đi sang các nước tự do,nhất là Hoa kỳ ! Sau khi Liên Xô tan rã, những anh hùng lao động,  những con ông cháu cha trong đám lao công quốc tế đã chạy sang các nước tự do, hoặc ở lại Đức, Nga..đã nâng tổng số người Việt bỏ nước ra đi lên hàng triệu.

                Từ trước, Việt Nam không có quốc kỳ. Nghe nói khi sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp, người ta yêu cầu trương quốc kỳ Việt Nam, nhưng Việt Nam lại không có quốc kỳ cho nện Phan Thanh Giản phải lấy chiếc khăn màu vàng vua ban làm quốc kỳ. Cờ này treo lên làm nước Pháp rúng động vì theo luật hàng hải lúc bấy giờ,tàu treo cờ vàng là tàu có dịch hạch. Báo hại, các vị sứ thần phải giải thích nhiều bề !

                 Sau khi Nhật đầu hàng, năm 1945, chính phủ Trần trọng Kim ra đời, lấy cờ  quẻ  Ly
    làm quốc kỳ.  Ly là lệ, là đẹp, là tươi sáng , là lửa , mặt trời, có ý mong mỏi Việt Nam trở thành một quốc gia  đẹp đẽ, giàu mạnh. Cờ này màu vàng, giữa có ba sọc đỏ. Màu vàng là chính sắc, là trung ương thổ,  tượng trưng cho vua, và cũng tượng trưng cho giống da vàng. Hai sọc hai bên dài, sọc giữa ngắt đôi ( ly trung hư nghĩa là quẻ Ly ở giữa rỗng ). Nhưng cũng có nghĩa xấu vì ly là  chia lìa, nhất là ly trung hư, giữa rỗng lại càng làm rõ sự chia cắt, đứt đoạn. Về  sau này, có lẽ bị chê bai  , vua Bảo Đại đã nối vạch dứt cho nên quẻ Ly thành quẻ Càn    , gồm ba sọc đỏ dài bằng nhau. Đó là quốc kỳ Việt Nam thời quốc trưởng Bảo Đại cho đến Việt Nam cộng hòa. 

    Tuy vua Bảo Đại có ý mong mỏi Việt Nam tươi sáng, nhưng thiên  ý chuyển vần sang nghĩa xấu. Ly là hỏa, là phương Nam, là chia lìa  cho nên  cờ này ra đời mở đầu cuộc chiến tranh non thế kỷ trên đất Việt. Ly còn có nghĩa là chia lìa cho nên đất nước chia đôi,  lòng người ly tán, kẻ theo quốc gia, người theo công sản gây ra cuộc huynh đệ tương tàn.  Chính chủ nhân nó, quốc trưởng Bảo Đại phải bỏ ngai vàng mà đi,  bỏ nước mà đi, bỏ hết cơ nghiệp nhà Nguyễn.Và chúng ta, những người dân của chế độ, của đất nước cũng phải bỏ nước, bỏ địa vị, tài sản, bỏ gia đình mà đi, hết vào Nam lại ra ngoại quốc ! 

                             *         

                                       cờ quẻ ly         *                  cờ quẻ càn

               Có tài liệu nói cờ quẻ Càn là do họa sĩ Lê Văn Đệ ở Huế vẽ ra và vua Bảo Đại chấp nhận vào năm 1948.     Tuy nhiên cũng có ý kiến rằng cờ vàng ba sọc đỏ là ý kiến của linh mục Trần Hữu Thanh.        Sửa quẻ Ly thành quẻ Càn thì khá hơn nhưng áo rách vá lại, bình vỡ mà hàn gắn cũng là bất toàn. Kiền hay Càn ý nghĩa rất tốt là nguyên hanh lợi trinh   元, 亨, 利, 貞 vì Kiền tượng trưng TRời, là To lớn, Cứng, Ich lợi, Hanh thông,  Quẻ Kiền tượng trưng cho Trời, Mặt trời nên các chính phủ miền Nam có chính nghĩa, tương đối có tự do, dân chủ,  không gian manh tàn ác như cộng sản.
    Quẻ Kiền  Hào từ giảng :Rồng bay trên trời, ra mắt đại nhân thì lợi.
    Cửu ngũ: phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân. 九五。飛龍在天,利見大人。Phi 飛  bay. Điều này cho biết Quốc gia được các đại cường giúp đỡ thì có lợi.Thật vậy, các cường quốc đã giúp Quốc gia chống cộng, và sau cũng giúp thuyền nhân Việt Nam định cư ở các nước.


     Tuy nhiên quẻ Kiền cũng có vài khuyết điểm:
     Về hình tượng,  Kiền cũng như Ly ba vạch riêng lẻ cũng chỉ sự chia cắt. Hơn nữa, các hào của quẻ Kiền cũng  có vài điểm xấu .           
    (1). Hào từ do Chu công giải thích  về hào sơ:           Sơ cửu: tiềm long vật dụng. 初九。潛龍勿用。 (Rồng gặp khó khăn  phải ẩn náu, không thể hành động. )-   Điều này cho thấy quốc gia từ đầu đã bị cộng sản cướp quyền, và chúng ra sức phá hoại, cho nên quốc gia không phát triển, không an ninh.       
      (2).      Hào từ, Chu công giải thích về hào tam. Cửu tam: quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu.九三。君子終日乾乾。夕惕若,厲,無咎。( Người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ, Nguy hiểm nhưng không có lỗi.  Điều này cho biết cộng sản khủng bố, phá hoại, nhân dân và chính phủ không được yên ổn. Dù chiến tranh, chính phủ Quốc gia cũng không hề thi hành các chính sách tàn bạo như cộng sản, nghĩa là không vi phạm những sai lầm đáng trách.
           
     Không riêng gì Việt Nam, cờ các quốc gia khác cũng có ý nghĩa, nhất là cờ Trung hoa quốc gia. Cờ này là cờ " Thanh thiên bạch nhật, mãn địa hồng ".   Góc bên trái màu xanh ( thanh thiên) ý   mong muốn  chủ nghĩa Tam Dân mở đầu môt kỷ nguyên mới, thái bình (thanh thiên) dân chủ và phát triển ( bạch nhật ), ba phần tư còn lại của nền cờ là màu đỏ ( mãn địa hồng , ý nói dân chúng ấm no hạnh phúc vì màu đỏ là màu vui tươi của Trung quốc) . Nhưng thiên ý lại khác. Cờ này đã tóm gọn đầy đủ tương lai của Trung hoa quốc gia :


    Cờ Trung Hoa Dân Quốc


    -Thanh thiên : diệt trừ chế độ quân chủ nhà Mãn Thanh. ( thanh toán  thiên tử )

    -Bạch Nhật : đuổi quân Nhật Bản.

    -Mãn địa hồng : trọn lục địa bị xích hóa, bị Mao Trạch Đông thôn tính. Nếu cờ này không có màu đỏ, có lẽ lịch sử Trung Hoa và Việt Nam đã đổI khác !
     Cờ Liên Xô,Trung cộng, Việt Nam màu đỏ,biểu thị màu máu. Búa Liềm là hai vật riêng lẻ, một bên tiêu biểu công nghiệp, một bên tiêu biểu nông nghiệp. Hai cái này chồng lên nhau nghĩa là bỏ xó, nghĩa là công nghiệp, nông nghiệp lụn bại. chế độ suy sụp, Búa liềm cũng tượng trưng cho vũ khí của bọn khủng bố. Cờ cộng sản đều dùng sao vàng. Sao thuộc âm, ban đêm, là gian trá, không quang minh chính đại. Cờ đỏ sao vàng là cờ đại gian, dại ác, mở đầu một kỷ nguyên cộng sản tắm máu và khủng bố. Đây không phải là duy tâm, thần bí mà là cái nhìn xuyên suốt chính xác mà sau này Khrushchev đã vạch rõ tội ác Stalin, và quyển sách đen đã tố cáo cộng sản đã giết hại khoảng 150 triệu người dân trên thế giới!

    Trên thế giới chỉ có hai quốc gia có lịch sử tương tự và quốc kỳ tương tự, đó là Nam Việt Nam và  Nam Triều Tiên., hai nước này đều lấy kinh dịch làm quốc kỳ.  Nam Triều Tiên lấy thái cực đồ làm quốc kỳ, âm dương lưỡng cực nói lên sự phân chia đất nước giữa hai thế lực tương tranh Quốc, Cộng.

    Cái tên cũng là một điềm báo. Hồi vua Bảo đại mới lên ngôi, đồng bào Thiên chúa giáo đã rỉ tai :Bảo Đại là bãi đạo. Điều này sai vì vua Bảo Đại không kỳ thị tôn giáo,không cấm truyền đạo Gia tô. Nhưng điều này cũng đúng vì trong thời vua Bảo Đại trị vì, thời vua Bảo Đại còn sống, cộng sản đã bách hại tôn giáo.


    Bảo Đại có tên là Vĩnh Thụy, Thuỵ là ngọc tốt, là điềm lành nhưng than ôi, thiên ý khác với nhân tâm , Thụy còn có nghĩa là tên người chết, vĩnh thụy có nghĩa vĩnh viễn là  tên của một người đã chết, cho nên suốt đời, vua Bảo Đại  đã không làm được gì cho đất nước. Thời Pháp ngài bị Pháp tước quyền, thời Việt Minh ngài bị Việt Minh  cướp ngôi, thời Ngô Đình Diệm,ngài bị họ Ngô phản bội . Ba sọc vàng của  quẻ Ly hoặc quẻ Càn đều cho thấy Ngài bị hai lần mất quyền,  ba lần bỏ nước ra đi, luôn chịu cảnh yên lặng trong một nấm mồ!
    Cụ Nguyễn Sinh Sắc  có hai trai, ngưới anh tên là Nguyễn Sinh Khiêm, người em là Nguyễn Sinh Cung.(Nguyễn Sinh Cung  sau này là Hồ Chí Minh ) và một gái sau bị kết tội là địa chủ ,và bị giết chết trong Cải cách ruộng đất cho nên  dân miền Bắc  rất khinh bỉ  ông  Hồ Chí Minh về tội đã giềt chị  ruột. Chúng ta nên biết rằng giọng Nghệ an rất nặng, và cũng có thể do kiêng tên đã phát âm chữ CUNG, thành CÔÔNG, KHIÊM thành KHƠM Tài liệu đảng ủy Nghệ An cho biết   cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng hai con phải cày sâu cuốc bẫm mới có cơm ăn. Khi nào nhà có khách, ba cha con phải nghỉ tay tiếp khách. Khách ra về, cụ bảng than thở với hai con :
    Khơm (Khiêm ), Côông ( Cung ) ơi! Hôm nay mình khôông cơm rồi !
    Cái hay ở đây là cụ Bảng nói lái : KHƠM CÔÔNG  thành KHÔÔNG CƠM !
    Thiên hạ đệ nhất gia mà không cơm thì nhân dân ta nghèo đói là phải !


     Lại nữa, thiếu gì tên hay mà chủ tịch nhà ta lại lấy họ Hồ ! Và không hiểu tại sao, ông lại không muốn người dân gọi ông là bác Minh mà lại gọi là bác Hồ ? Đối với nhân dân ta, Hồ là hồ ly, Hồ là cáo, là chồn ,là loài gian xảo. Lại nữa, miền Trung nghèo đói, miền Trung là xứ dân gầy vì đất hẹp, vùng gần biển thì nước mặn, miền gần núi thì sỏi đá cho nên hoa màu luôn luôn thất bát. Nhất là xứ Nghệ Tĩnh rất nghèo. Gần làng Sen của họ Nguyễn có một làng chuyên môn đi ăn xin quanh năm .Những năm đói kém, người  ta không ăn cơm đã đành, người ta cũng không dám ăn cháo mà chỉ ăn hồ, nghĩa là húp một thứ cháo rất loảng ! Cái họ Hồ đã báo trước dưới ách thống trị của ông, dân ta bị lừa đảo, bị đói khổ vô cùng !Ngoài ra, cái tên Chí Minh tưởng là hay nhưng đã báo trước đó là lời của nhân dân nguyền rủa và chỉ vào mặt:" 
    Chính mi! Chính mi đã gây tội ác! Chính mi đã bán nước hại
    dân!


    Quốc kỳ Quốc gia lại có một vấn đề rắc rối vì cờ quốc gia mà lời là lời của Lưu Hữu Phước, một anh cộng sản. Cũng bởi vì thuở ban đầu Hồ Chí Minh còn dùng bình phong quốc gia dân tộc cho nên dân ta và các nhà chính trị chưa nhìn rõ bộ mặt cộng sản của họ.
    Như đã nói, cái tên là một định mệnh. Lúc bấy giờ nhà Hồ suy yếu, không cự nổi quân Trương Phụ, bèn chạy vào Hà Tĩnh. Các phụ lão bèn khuyên Hồ Quý Ly không nên chạy vào đây, vì núi Thiên Cầm có nghĩa là sẽ bị trời bắt giam. Hồ Quý Ly tức giận giết các bô lão để rồi bị bắt sang Kim Lăng.
    Theo thiển kiến,  đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, đánh Pháp thất bại, vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), sau đó chạy ra huyện Tuyên Hóa ( Quảng Bình) . Tại Tuyên HÓa có động Minh Cầm rất lớn.  Dù là Thiên Cầm, Minh Cầm, Cầm có nghĩa gì đi nữa thì cũng có nghĩa là bị bắt, bị giam, bị cầm tù. Vì vậy vua Hàm Nghi đã bị bắt sống. Nếu vua Hàm Nghi chạy ra  Bắc, có lẽ tình thế đã đổi khác.
    Chuyện này có ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cuả Ngô Sĩ Liên. Tam Quốc Chí cũng có chuyện tương tự. Phụng Sồ đi đến đồi Lạc Phụng cho nên bị giết chết!
    Nếu Cộng sản không đăt tên là Giải Phóng Miền Nam thì sự thể có lẽ đã khác.

    Quốc ca Việt Nam cũng là một điềm báo. Cờ cộng sản màu máu, quốc ca cũng sặc mùi máu : Thề phanh thây uống máu quân thù !
    Quốc ca của chúng ta báo trước rằng khi mặt trận Giải phóng của cộng sản ra đời thì sẽ có những mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị, những cuộc rút quân từ cao nguyên về Nha Trang,  là những cuộc di tản bi thương dưới làn mưa đạn của cộng sản và những cuộc ra đi  trên biển cả hoặc trong rừng sâu của bao  dân chúng và chiến sĩ cộng hòa  :Này công dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng ! Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống ! 

     Thật vậy, quốc gia mà gặp Giải Phóng là gặp quỷ thì  nhân dân phải liều chết mà chạy dù xông vào lửa hay băng qua rừng sâu hay trên biển cả cũng phải ra đi tìm tự do không tiếc mạng sống!


    Ông bà ta nói: "khôn ngoan hiện ra mặt,  què quặt hiện ra chân tay."Ngoài ra cái mặt của ông Hồ rất kinh khủng, rõ là mặt gian ác. Ở nước ta, có những khuôn mặt rất nổi bật,  không cần học tướng pháp cũng biết. Đó là ông Hồ, Trường Chinh,  ông Vô Hạnh và ông Nguyễn Cao! Những bộ tướnng này nay càng hiện rõ trong hành động mà cả nước đều biết là do Hồ Chí Minh, Trường Chinh giết hại dân, đem nước ta lệ thuộc Trung Quốc! Và hai ông kia  đã  khom lưng làm tay sai cho cộng sản bất chấp liểm sỉ!



      Quyển Kim Cô Kỳ Quan , Tứ Thánh ở trong Nam là những quyển sách rất lạ. Nó ra đời rất lâu, có thể là đầu thế kỷ XX, trong đó có câu :

                Xót thương chú Cộng chan dầm,
                Đánh đông dẹp bắc mà lầm kế ai !

     
    Thế là đầu thế kỷ XX, người ta đã biết cộng sản sẽ thất bại vì mắc mưu Trung Cộng, Việt Cộng sẽ bị Trung Cộng bắt làm nô lệ, Việt Nam sẽ bị Trung Cộng xâm lược, nhưng sau này Việt Nam sẽ đánh bại Trung Cộng,  và xây dựng Việt Nam hùng mạnh 


     Nước Nam là một cái lầu,
       Bốn phương thiên hạ đến chầu xung quanh.

     Theo Trạng Trình và và các chân sư Hòa Hảo,  vị lãnh đạo phục quốc là người họ Nguyễn, đã ra ngoại quốc và sẽ trở về diệt cộng xây dựng lại Việt Nam :

    Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về!

    Tôi đã có lần ngồi uống cà phê với các bạn, bàn luận văn chương, thi phú,sấm .  Tôi nói rằng có nhiều sấm ký giả tạo như  về thời Ngô Đình Diệm có câu :                                                
                                                 Khi nao ba tháng đủ liền,
                                                  Nhà chùa đổ máu, Ngô quyền ra tro.

                Một ông bạn chưa quen biết , nói rằng những câu đó có từ lâu trong tủ sách nhà anh,lúc mười tuổi, anh đã được đọc. Có nhiều câu hiện nay vẫn được truyền tụng như :

                                                     Khi nao đá nổi lông chìm,
     
                                               Đồng khô, hồ cạn, búa liềm ra tro!

    Ý nghĩa rất rõ rệt.  Khi nào Tưởng Giới Thạch ( đá nổi), và Mao trạch Đông chết ( lông chìm) , và khi Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh chết thì cộng sản ( búa liềm) tiêu tan.

     Ngày nay dân ta vẫn truyền tụng Sấm ký Trạng Trình. Sấm Trạng Trình có lẽ có thể giải thích ứng vào nhiều giai đoạn. Nay Trung Cộng xưng hùng, muốn đánh Mỹ và chiếm thế giới. Cuộc chiến có thể xảy ra nay mai cuối 2012 đầu 2913 như Sấm Trạng Trình đã nói:
     
      Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
          Can qua xứ xứ khởi đao binh..... 
    Mã đề dương cước anh hùng tận
    Thân dậu niên lai kiến thái bình
    Trước đây, Lê Quý Kiệt là con trai học giả Lê Quý Đôn  có nói với các quan nhà Lê: Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về, Nguyễn Huệ sẽ ra Bắc lần nữa thì bọn  họ không chỗ chôn thây! Như vậy, Nguyễn Hoàng đi vào Thuận Hóa thì Nguyễn Huệ ra Bắc, Nguyễn Huệ  bỏ đi thì Nguyễn Hữu Chỉnh lại về; Nguyễn Huệ về Nam rồi lại ra Bắc đánh tan quân Thanh;Nguyễn Huệ chết thì  sau đó Nguyễn Ánh lại về Thăng Long tiêu diệt Tây Sơn. Họ Nguyễn này đi thì họ Nguyễn khác về, cứ liên tiếp như vậy...

    Thân dậu niên lai kiến thái bình.
     Năm ất dậu 1945 chấm dứt thế chiến đệ nhị, có lẽ đệ tam thế chiến chấm dứt 2018?
    Chúng ta thử tìm hiểu một đoạn khác:

     410.Cửu cửu kiền khôn dĩ định
    Thanh minh thời tiết hoa tàn
    Trực đáo dương đầu mã vĩ
    Hồ binh bát vạn nhập trường an.

    Bảo Giang thiên tử xuất
    415. Bất chiến tự nhiên thành
    Lê dân đào bão noãn
    Tứ hải lạc âu ca
    Dục thức thánh nhân hương
    Qua kiều cư Bắc phương
    420. Danh vi Nguyễn gia tử
    Kim tịch sinh ngưu lang

    (Bản  Sở Cuồng)

     Đoạn này có nhiều giải thích.
    (1). Một số cho rằng Hồ binh là quân Mãn Thanh vào Thăng Long, nhưng quân Mãn Thanh vào Thăng Long tháng một năm mậu thân ( 1788), và Tết kỷ dậu (1789) Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh.. Vả lại, việc này Trạng Trình đã nói trước rồi:

    Gà đâu sớm gáy bên tường
    Chẳng yêu thì cũng bất tường chẳng không
    Thủy binh cờ phất vầng hồng
    Bộ binh tấp nập như ong kéo hàng
    85. Ðứng hiên ngang đố ai biết trước
    Ấy Bắc binh sang việc gì chăng ?


    (2).  Cũng có vị giải thích đó là việc  quân Tưởng tiến vào Hà Nội, nhưng đó là  tháng 9- 1945, tức tháng 8 năm ất dậu. Việc này cũng không đúng tiết Thanh Minh và năm ngọ, mùi.
    (3). Cũng có vị giải thích đó là lúc Cộng sản tiếp thu Hà Nội 1954, Hiệp đinh Geneve ký tháng 7-1954, Cộng sản vào Hà Nội tháng 10-1954, tức tháng  chín năm giáp ngọ. Như vậy cũng không đúng vào tiết thanh minh, nhưng đúng năm ngọ  và con số 9 ( cửu cửu càn khôn dĩ định) tức năm 1954, hai  con số tận cùng 9 nút...

    Ngày nay, chúng ta có thể suy nghĩ một cách khác.Phải chăng năm  ngọ, mùi  (2014-2015), khoảng tháng tư dương lịch tức tháng ba âm lịch tiết Thanh minh, , quân Trung Quốc tiến vào Hà Nội? Việt Nam nhờ liên quân Hoa Kỳ đánh bại Trung Cộng mà đắc thắng ( Bất chiến tự nhiên thành).

    . Vị thánh nhân tương lai hiện định  cư  tại Bắc Mỹ (Qua kiều cư Bắc phương), họ Nguyễn, tuổi sửu (420. Danh vi Nguyễn gia tử ,Kim tịch sinh ngưu lang).
    Cu Trạng dùng chữ rất chính . "Kiều cư" nghĩa là người nước ngoài sống tại Bắc phương chứ không phải dân Âu Mỹ chính cống. Đây nói rõ là người tị nạn cộng sản.  Bắc Mỹ cũng có dân XHCN nhưng họ yêu đảng, yêu bác, tôn thờ Mao Trạch Đông, Xit ta lin vĩ đại, họ là tôi đòi của Tàu Cộng thì làm sao chống Việt Cộng và Trung Cộng cho nên trong cuộc phục quốc tương lai, e không có những người này!
     
    Tại sao đoán là Bắc Mỹ vì nơi này có nhiều người quốc gia. Tuổi sửu thì có nhiều, ất sửu (1925) nay 87, đinh sửu (1937) nay 75 đã già, có lẽ tuổi tân sửu  (1961) nay 63 hoặc quý sửu ( 1973) nay 51 tuổi.
    Nhiều đoạn sấm ký cũng nói về họ Nguyễn và tuổi sửu: 


    -Kê minh ngọc thụ  thi ên khuynh Bắc
    Ngưu  xuất  lam điền nhật chính Đông
    Nhược đãi ưng  lai sư tử   thượng
    Tứ phương thiên hạ thái bình 
     -Lại nói sự Hoàng Giang sinh thánh
    Sông Bảo Giang thiên định ai hay
    Lục thất cho biết ngày dài
    Phụ nguyên ấy thực ở đầy tào khê
    Có thầy nhân thập đi về
    162. Tả phụ hữu trì cây cỏ làm binh
    -Bảo Giang thiên tử xuất
    415. Bất chiến tự nhiên thành
    Lê dân đào bão noãn
    Tứ hải lạc âu ca
    Dục thức thánh nhân hương
    Qua kiều cư Bắc phương
    420. Danh vi Nguyễn gia tử
    Kim tịch sinh ngưu lang
    - 450. Danh vi Nguyễn gia tử
    Tinh bản tại Ngưu lang
    - 480. Phá điền thiên tử giáng trần
    Dũng sĩ nhược hải mưu thần như lâm.
     -Phá điền thiên tử xuất, 
    Bất chiến tự nhiên thành). (câu 35).
     (bản Phùng Thượng Thư)
    Chữ điền     cắt đôi là chữ sửu 丑 
    Cũng có vị giải thích phá điền là năm sửu. Nhưng câu trên Kê minh là nói năm dậu hòa bình, thì sửu là nói về tuổi. Vả lại, bản Thượng Thư có nói kim tịch sinh ngưu lang. Như vậy tuổi sửu cólẽ đúng.
     Đây là một đoạn của cơ bút bà Liễu Hạnh (1938) 

    Khỉ về Gà gáy oa oa
    Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời
    Quỉ Ma đến lúc đi đời
    Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng
    Chó mừng tân chủ rõ ràng
    Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương



    Không lâu nữa đâu, chúng ta hãy  chờ  đợi cơ trời sẽ xảy đến trước mắt
    VẠN MỘC CƯ SĨ

    ____
    1.Ngô Sĩ Liên. Toàn Thư I, bản dịch Viện Sử Hoc, KHXH,-186).
    2.Bò Đái : Lao Tuyền (Khe Bò). Khe này ở xã Bích Triều, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Nguyễn Thiếp có câu thơ nhắc đến câu sấm trong dân gian:
    Đụn sơn phân giái, Bò Đái thất thanh, Đông Thành phát thánh.(Khi nao núi Đụn nứt đôi,
    Bò im tiếng,thánh sinh Đông Thành). Hoàng Xuân Hãn. La Sơn Phu Tử. Minh Tân. Paris.1952, chù, tr.62.
    3. Huyện Đông Thành thuộc phủ Diễn Châu, ở gần Thanh Hóa (Phan Huy Chú. Dư Địa Chí, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, tr.69.Còn huyện Nam Đường ở miền thượng du và biển,sau cải thành Nam Đàn, thuộc phủ Anh Đô sau là Anh Sơn , ở giữa trấn Nghệ An. tr.72)
    4. Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc xung đột trên biển Đông năm 1988 giữa Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa với Hải quân Nhân dân Việt Nam để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 mà kết quả thắng lợi thuộc về Trung Quốc, phía Việt Nam mất 3 hải vận hạm của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã chết.Trong các tài liệu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88). http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa_1988

           

    No comments: