Friday, September 28, 2012
NGUYỄN THIÊN THỤ * VÕ PHƯỚC HIẾU
VÕ PHƯỚC HIẾU
Võ Phước Hiếu tên thật là Võ Phước Lộc, còn có bút hiệu là Võ Đức Trung, sinh năm 1933 ( quý dậu) tại làng Thanh Hà, quận Châu Thành, tỉnh Chợ Lớn, sau Chợ Lớn thuộc đô thành Sàigòn- Chợ Lớn. quận này trở thành Bến Lức, tỉnh Long An. Võ Phuớc Hiếu thuộc gia đình giáo chức, cha và mẹ đều là giáo viên tỉnh Chợ Lớn.
Ông làm công chức thời đệ nhất cộng hòa, đến thời đệ nhị cộng hòa chuyển qua làm nhà xuất bản, ông là giám đốc nhà xuất bản Lửa Thiêng tại Sài gòn. Ông cũng đã từng làm báo, viết văn trước 1975. Ông cùng gia đình vượt biên tháng 6-1979 và đến Nam Dương. Tị nạn chánh trị tại Pháp từ tháng 11-1979 đến nay. Khi ra hẳi ngoại, ông càng chuyên về sáng tác thơ và truyện ngắn.
Tác phẩm:
THƠ
Le Chemin vers La Mer. Présence Vietnamienne, 1988.
Coeur de Mère. Présence Vietnamienne, 1989.
Thắp Sáng Hoàng Hôn. Cửu Long, 1989.
TÂP TRUYỆN:
Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá. Làng Văn, Canada.2000
Hùm Chết Để Da . Làng Văn, Canada, 2001,
Như Nước Trong Nguồn . Hương Cau, Paris. 2004.
TUYỂN T
P THƠ:
Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại I, II (1975-2000)
Văn Hóa Pháp Việt, 2004.
Đọc Võ Phước Hiếu, chúng ta thấy rõ cấu trúc của ba tập truyện như sau:
Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá : Đồng quê + thực trạng Việt Nam
Hùm Chết Để Da : Đồng quê+ Thực trạng Việt Nam ( Bạn bè) + Đạo Lý
Như Nước Trong Nguồn : Đồng quê+ Tình Mẫu tử ( gia đình)
Đồng quê là mẫu số chung , là chủ đề chính cho các tập truyện của Võ Phước Hiếu. Ngoài ra còn có những chủ đề khác như :Thực trạng Việt Nam, Đạo Lý và Tình mẫu tử.
I. Đồng Quê
Ba tác phẩm của Võ Phước Hiếu mang cùng một nội dung là đồng quê Nam Kỳ. Ông sinh trưởng ở tỉnh Chợ Lớn ngày xưa mà nay là Bến Lức tỉnh Long An. Tâm hồn ông đã gắn liền với quê hương và dân tộc. Bây giờ, ông cũng như bao triệu người Việt sau biến cố 1975 phải rời bỏ quê hương với bao niềm khổ đau và thương nhớ. Những tác phẩm của ông viết ra là để hoài niệm quê hương yêu dấu. Trong các tác phẩm của ông, chúng ta nhận thấy có hai miền Nam: Một miền Nam thanh bình và một miền nam tang thương. Ta có thể nói đồng quê tức là miền Nam thanh bình. Còn miền Nam tang thươnglà đồng quê điêu tàn, tức là thực trạng đất nước trong bàn tay cộng sản.
1.Người và đất
Như Nước Trong Nguồn dày 300 trang, mang sắc thái chung là quê hương miền Nam. Tác giả đã phác họa vài nét dơn sơ về quê hương của ông:
Tôi sinh trưởng và lớn lên nơi làng Thanh Hà hẻo lánh quê mùa, đèo heo hút gió. Một làng nhỏ nhắn nên thơ với âm hưởng đặc trưng của vùng sông nước bạt ngàn phương Nam, nguyên sơ và kỳ bí. Nhà cửa vốn lưa thưa, không được bao nhiêu tộc họ quây quần trong nếp sống gia đình truyền thống ‘tứ đại đồng đường’, mấy thế hệ sum hợp, chung lưng đâu cật vui vẻ và hạnh phúc dưới một mái ấm duy nhất .
Xa xa về phía bên kia Vàm Cây Trôm, khỏi xóm Rạch Chung ngót nghét đôi ba cây số ngàn, chỉ thấy ruộng tân lập bát ngát và rừng chồi, rừng tràm tiếp nối chạy dài mút mắt (21-22).
Nơi chôn nhau cắt rốn của Võ Phước HIếu là nơi thôn dã, đầy vẻ hoang vu nhưng có nhiều màu sắc tươi đẹp của một thiên nhiên phong phú cảnh sắc:
Sự sống ở đây được nhận diện qua những đàn chim se sẻ hay dồng dộc từng chập bay lượn vù vù trong bầu trời xanh thẩm. Chúng lướt ngay cả trên đỉnh đầu người hoặc sà xuống những cánh đồng lúa mênh mông nghe rờn rợn. Các đàn chim này to lớn lắm, đông vô số kể, đôi khi che hẳn mặt trời làm sẫm tối một vùng đất.
Đó đây không biết cơ man nào mà kể cho hết các loại cò rất đa dạng như cò lửa, cò cá, cò ma, cò quắm, cò đúm và nhất là cò trắng bông bưởi. . . . rồi nào là diệc, điên điển, còng cọc, quấc. . . chen chúc chạy nhảy, tranh nhau đi săn mồi hay quây quần trửng giỡn trên chót vót những ngọn tràm. Tất cả tạo một màu sắc đẹp mắt, nổi bật hẳn trên bức họa thiên nhiên với nền xanh nõn nà mườm mượt của cây của lá, của ruộng lúa ngày mùa, thấp thoáng ẩn hiện xa xa nhưng lại gần gũi, nồng nàn sâu đậm (24-25)
Võ Phước Hiếu đã đưa ta trở về khoảng hai trăm năm trước, khi miền Nam mới được khai phá.Tác giả nói cho chúng ta biết nguồn gốc của tổ tiên ông là những người ưa phiêu lưu mạo hiểm, từ miền Trung đã theo chân các chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp. Khởi đầu họ ở vùng Bà Điểm, Hóc Môn, sau tiến dần về phương Nam, khai phá vùng Bến Lức hoang vu thành ruộng đồng (26). Họ đã thực sự lao động, đã đổ mồ hôi để tạo đựng gia sản và tạo dựng miền Nam trù phú. Họ đã thành công và biết dạy dỗ con cháu để con cháu tiến lên trong lao động, và học tập. Họ cũng biết yêu thương đồng bào, giúp đỡ những kẻ khốn khó. Lịch sử của gia dình ông cũng là lịch sử của bao triệu gia đình người Nam trong đó có gia đình Lê Văn Duyệt, Nguyễn Đình Chiểu đã từ miền Trung vào Nam lập nghiệp. Và đó cũng là lịch sử của miền Nam, lịch sử của Nam tiến.
Võ Phước Hiếu viết về xóm Rạch Rít của ông:
Cái xóm Rạch Rít nơi ông bà tôi an phận tuổi già được thành lập không lâu. Các hàng bô lão thuộc hàng thổ công đaon chắc chỉ ngót nghét một hai trăm năm là cùng. Nhưng bây giờ xóm không đến đỗi quạnh hiu lắm so với những nơi sâu hút khác hoang vu cùng cốc với đôi ba nóc tranh lè tè, hoặc năm bẩy mái lá xác xơ, khép nép nằm khuất sâu hóm sau những vườn cây ăn trái tạp nhạp đủ loại, giữa một vùng sông nước bạt ngàn.
Xóm gồm trên dưới vài chục sinh mạng quanh năm dạn dày sương nắng, gió mưa.Từ đó có thể đoán ra dễ dàng nếp sống của họ đa số vẫn còn ở mức khó nghèo triền miên dai dẳng nhưng quyết tâm sinh tử của họ trên mảnh đất nghèo khổ đó mà họ đã đắn đo lựa chọn vẫn không hề thay đổi. Nhà của họ nơi này một cụm, nơi kia một cụm, hú gọi một tiếng lớn là có thể truyền đạt với nhau nhanh chóng (30).
2. Tình quê
Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá dày 238 trang, gồm bảy bút ký: Vét ao ăn tết; Trâu già chẳng nệ dao phay; Con quỷ giò bướm quê tôi; Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá; Đồ quân ăn cướp, Văng vằng tiếng chuông; Đám cháy đầu xuân.
Tập truyện này đã trình bày nhiều sắc thái của đồng quê miền Nam. Võ Phước Hiếu đã tô vẽ hai cảnh Việt Nam mâu thuẫn nhau. Đó là miền Nam trước 1945, là một miền Nam thanh bình với lúa xanh, mây trắng và miền Nam sau 1945, 1954 và sau 1975. là một miền Nam tràn ngập áo đen cờ đỏ.
Cảnh trong các truyện đều ở xóm Rạch Rít quê mùa, nơi sinh trưởng của tác giả. Các nhân vật là những người dân quê chân lấm tay bùn, tâm hồn chất phác giản dị. Họ có những cái hay như chăm chỉ làm việc, chịu khó dầm mưa dãi nắng và cũng có những tính xấu như uống rượu, bài bạc, chửi lộn, và ngồi lê đôi mách. Một số truyện của Võ Phước Hiếu nói lên tình người ở nơi thôn quê miền Nam.Vét ao ăn tết viết về cuộc sống bình an ở nơi thôn quê Việt Nam trước 1945. Trong gia đình nghèo, như gia đình Bảy Sô, vợ chồng già thương yêu nhau, vui buồn có nhau, đúng theo nghĩa ‘’tương kính như tân’’. Xóm làng dù có những mâu thuẫn , người này nói xấu người kia nhưng khi cần hợp tác để làm việc công ích lại đoàn kết với nhau, tích cực lao động như việc vét ao.
Trâu già chẳng nệ dao phay đề cao tình yêu quê hương. Chú Năm Nghê từng đi lính bên tây, hết hạn đăng lính, chú không ở lại Pháp như một số người mà trở về Việt Nam bởi vì Chú thương cái xóm Rạch Rít. Chú nhớ quê hương, bà con lối xóm (64). Chú ở trong cái nhà nhỏ, không cha mẹ vợ con, nhà chú trở thành nơi tụ hội cả xóm vì chú có tài kể truyện. Chú nghèo nhưng hảo tâm, ai đến chú đều tiếp đãi tử tế. Chú ít học, nhưng từng trải, đã đi đó đi đây. Chú có lòng nhân hậu và có một lý tưởng cao quý: chú yêu thương mọi người, và vui với hiện tại .
Đời rất hấp dẫn, chất chứa bao lôi cuốn quyến rũ. Đời lại muôn hình vạn trạng.Mỗi người nhìn một góc cạnh nào đó của cuộc đời để qua cái đẹp mình vừa khám phá , đón nhận đời với niềm vui hạnh phúc tự tạo. Từ đó dẫn dắt mình thêm thương yêu cuộc sống, thêm thương yêu những gì chung quanh mình như yêu người, yêu thiên nhiên, yêu nội tâm, yêu ngoại cảnh, yêu tất cả, bao la không biên giới ( 68-69)..
3. Cảnh quê và cuộc sống nơi thôn quê ngày xưa
Võ Phước Hiếu đã đưa ta trở về cuộc sống êm đềm và thú vị của thời trước 1945. Đó là những cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của lao động.
Cái thú ở thôn quê hẻo lánh thuở thanh bình là được tham dự cảnh đạp lúa trâu những đêm trăng sáng huyền diệu xuống cánh đồng vàng mơ thơm phức mùi rạ mới.Gió mát trong lành phơn phớt từng cơn nhẹ nhàng sảng khoái. Bốn bề tĩnh mịch. Nguời ta chỉ nghe tiếng thở khìn khịt từng chập của đôi trâu đen ngòm mập
lút và tiếng nhắc nhở thúc hối của bác nông dân già phía sau.
Cảnh đạp lúa đôi vui nhộn lắm. Ít ra cũng năm bảy bãi lúa lớn đại. Mỗi bãi có một hay hai đôi trâu quần thảo không ngưng.Thêm người sởi lúa, vô bao chỉ xanh, kẻ khuân chất ngay ngắn trên cộ tải về lẫm trại. Gặp lúc cuối năm giáp Tết, cảnh náo nhiệt còn tưng bừng hơn.ai ai cũng quyết tâm, ganh đua nhau dứt điểm sớm để kịp rước ông bà, hỉ hạ ba ngày xuân ( Con quỷ Gò Bướm quê tôi 102).
Người Việt Nam ta đi đến đâu, việc đầu tiên là lập một cảnh chùa, dù chỉ là vách lá đơn sơ. Cái niềm tin Phật giáo đã có từ ngàn xưa, thể hiện ở cái chùa làng của Võ Phước Hiếu. Chùa là trái tim của nhân dân và cũng là cảnh trí của đất nước, quê hương:
Chùa làng tôi cổ lắm. Mái ngói cũ kỹ, rong rêu đóng dày cộm, xám sậm ẩm i. Chùa được xây cất lâu đời, khoảng thế kỷ trước trên ngôi đất ven rạch, tiện lợI cho khách thập phương và bổn đạo đến viếng vào thời buổi vàng son thịnh hành của ghe xuồng, sông nước. Chung quanh cây cối um tùm. Nhiều cây to san sát hùng vĩ tăng thêm vẻ huyền bí mờ mờ ảo ảo của nơi tín ngưỡng thiêng liêng.
Ngoài vườn, có khi sát bên thềm chùa, rải rác nhiều tháp cao, lắm từng, chất chồng với đỉnh chót vót chỉa thẳng lên không trung. Tháp xây bằng đá tảng, hoặc đá xanh hay đá ong trét bằng ô dước, cũng rêu phong trùm phủ lốm đốm. Mãy liếp chuối bạt ngàn xanh nhạt vớI những quày dài cả thước tây, bao bọc những luống rau luống cà ( Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá, 180- 181).
Còn bao tục lệ đáng yêu như chia thịt , rước ông bà ngày xuân , và bao nhọc nhằn khi bọn trộm cướp hoành hành trong những ngày giáp Tết ( Đám cháy đầu xuân ) đã đuợc ông kể tường tận. Điểm này cho chúng ta thấy tại lục tỉnh cũng giống như ngoài Bắc ngày xưa vẫn có những bọn cướp hoành hành nhất là trong dịp Tết mà triều đình phải bó tay.
Ngoài ra, trong Như Nước Trong Nguồn, Võ Phước Hiếu cũng cho ta biết những nếp sống và phong tục của quê ông như tôn sư trọng đạo, việc giáo dục ở thôn quê, việc trồng thuốc lá và hút thuốc lá, tục uống trà, tục xem phong thủy, tục nấu rượu và tệ nạn cờ bạc ở thôn quê trước 1945, nhât là cuộc sống thiếu phương tiện y tế ( bà mụ đỡ đẻ).
3. Kỷ niệm thời thơ ấu
Trong Như Nước Trong Nguồn, Võ Phước Hiếu đã nhắc đến những kỷ niệm thời thơ ấu của ông. Đó là hình ảnh cậu Võ văn Thọ bảy tuổi đuợc cha cho đi học tư ở nhà ông thầy Huế. Lớp học tư võn vẹn có bốn học trò là Thọ, Đực Nhỏ, Hai Đớt và Bảy Rái. Tác giả giới thiệu sơ lược về ông thầy Huế. Cũng như ông thầy Quảng của Hồ Hữu Tường, ông thầy Huế của Võ Phước Hiếu cũng có một lai lịch và hành tung bí mật:
Đối với người dân xóm Rạch Rít, ông thầy Huế đến đây lúc nào không ai biết và cũng không ai quan tâm để ý tìm hiểu làm chi. Ở vùng đất khẩn hoang tất bật, đất trời bất biết này, người tứ xứ đến lập nghiệp không phải ít. . . . Chỉ biết những năm gần đây, ông thầy Huế rất có uy tín trong thôn xóm. Ông được lòng bà con từ đầu thôn đến cuối xóm, có thể nói chẳng sót một người. Ai cũng dành cho ông một sự tiếp đón niềm nở với cảm tình nồng hậu, chan chứa nghĩa ân. . . Tông tích ông thầy Huế phủ một màn bí mật dầy đặc. Riêng ông tôi biết rõ ngọn ngành ngay từ thuở ông thầy Huế lang thang đi bán thuốc dạo trên chiếc ghe lường có mui che mưa nắng kín đáo, xuôi ngược quanh năm trên sông nước, từ đầu thôn cuối xóm, làng này qua làng khác để cứu đời và cũng để sinh nhai.. . . Ông thầy Huế thuộc lớp sĩ phu miền Trung, nơi sinh sản những tâm hồn bất khuất, yêu nước nồng nàn, cái nôi của cách mạng dân tộc chống thực dân và phong kiến vào đầu thế kỷ trước. Ông quả có dính liếu quốc sự, chống Pháp xâm lăng cướp nước và triều đình Huế quan liêu bất lực.
Có lẽ những người đồng chí cùng tham gia những phong trào bí mật với thầy, kẻ bị kết án tử hình qua các máy chém lưu động, người bị tù tội đầy ải chung thân cấm cố, một đi không hẹn ngày về tận Côn Đảo xa khơi. Tổ chức bị mật thám liên bang phá vỡ. Thầy bắt buộc phải đổi vùng, vào miền đất mới Nam Kỳ tránh tai họa, tránh sự truy lùng gắt gao bủa vây ngày càng thắt chặt của thực dân đế quốc.. . (61- 69)
Sau lớp học này, Võ Phước Hiếu đi học trường làng. Đó là những sự vật, những hình ảnh rất tầm thường trong cuộc dời nhưng với tác giả lại là những nền tảng của tình cảm, của tâm tư đã ăn sâu trong lòng tác giả.
Buổi chiều lúc tan trường, mặt trời vẫn còn lủng lẳng trên không trung, chúng tôi thừa mứa thì giờ rong chơi phá phách.
Giờ này thằng Mười có thói quen la cà chạy dỡn với đám lục lăn lục lửa chúng tôi đến sẫm tối vẫn chưa chịu về chùa. Có lẽ đó là giờ khắc tự do của nó, thoát khỏi sự dòm ngó của bề trên. Chúng tôi thường gặp nhau ở bờ đê, ở Gò Bướm,, Gò Vua hay quán bà Tư Trầu, nơi bày bán bánh trái được trình bày tươm tất trong hàng chai keo đậy nắp kín mít hoặc treo lòng thòng lủng lẳng trước cửa quán. Những thứ tạp nhạp màu sắc đó có ma lực lôi cuốn sự thèm thuồng của chúng tôi mỗi khi đi ngang quán (Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá , 176)
Ngày nay, tác giả sống ở Pháp, lòng vấn vương vấn quê hương Việt Nam, thương nhớ xóm Rạch Rít:
Tôi nhớ quê hương
Tôi nhớ xóm Rạch Rít
Tôi nhớ ông bà và mẹ tôi.
Tôi nhớ ông giáo Sử và nhứt là ông thầy Huế ngày xưa
(Như Nước Trong Nguồn ,79)
Ngày nay, ông mang tâm trạng lưu đày của người xa xứ. Trong bài thơ Đón Mẹ, ông viết:
Ở những chặng đường đầy chông gai
Suốt cả tháng ngày
Con sống kiếp lưu đầy cô lẻ.
. . . . . . . . .
Con đến mảnh đất dung thân
Nhưng Mẹ ơi,
Con đã khóc bao nhiêu lần?
Kiếp ly hương
Một chuỗi phũ phàng!
Con chỉ thấy quê hương con là đẹp
(Như Nước Trong Nguồn, 10-11)
Ông luôn hoài niệm làng xóm, quê hương của ông:
Tôi nhớ chòm xóm, bà con cật ruột, ngay cả cây cỏ chim chóc quen thuộc. . . tất cả những gì đã gắn liền với cuộc sống của tôi trước đây, từ gốc rạ khô nằm mẹp dưới chân ngườI, cọng cỏ dại chết rũ quăn queo ở vệ đường đến những lờI ra78n dạy ngà ngọc quý hiếm của ông bà tôi, của mẹ tôi, của thầy tôi thuở tôi còn ở trần trùng trục rong chơi, khét nắng hôi trâu, hực mùi rơm rạ và bùn non xà xịn. . . . . . Nay tóc muối tiêu, tuổi xế chiều, nhưng sao những hình ảnh thân thương ấy vẫn rõ nét trong tôi. Những hình ảnh chợt đến chợt đi đo cứ chập chờn trên xóm Rạch Rít buổn tênh của tôi thấp thoáng ẩn hiện xa xa. . . (Như Nước Trong Nguồn, 79).
II. THỰC TR[1]NG MIỀN NAM ( ĐỒNG QUÊ TANG THƯƠNG)
Võ Phước Hiếu chưa quên quá khứ thì làm sao ông quên hiện tại, một hiện tại nay đang biến thành quá khứ đã và đang vây phủ bao người Việt xa xứ? Chính cái biến cố 1945, 1954, và gần hơn, biến cố 1975 đã làm cho miền Nam diêu tàn, tang tóc. Cứ mỗi bút ký là một vài nét chấm phá về lịch sử Việt Nam hiện đại. Chính mỗi kỷ niệm về làng xóm thân thương lại mang thêm nhiều giọt lệ cho quê hương, cho bà con ruột thịt còn ở lại trong tủi nhục hay những người đã nằm xuống trong uất hận, và đau thương.Trong Phá Sơn Lâm, Đâm Hà Bá, Võ Phước Hiếu đã cho ta rõ về việc một số người dân đã chết oan , hay đau khổ trong bàn tay cộng sản, và bao thảm họa giáng xuống những người dân miền Nam yêu chuộng hòa bình. Đó là thằng Ba La trong 1945 chết oan vì Việt Minh hành quyết về tội Việt gian :
Phong trào bắt VIệt gian làm nhiều người chết oan ức. Tám Thôi chưa kịp hòn hồn sau vụ bắt cụ Bùi ở chùa Giác Hải bỗng nghe lũ trẻ la ó bắt được Việt gian sắp dẫn ngang nhà. Anh lật đật phóng ra xem. Mắt mở to tròn xoe trâng tráo, tay chân bủn rủn, miệng ấp úng không nói ra lời. Thì ra thằng Ba La, bạn chí thân của anh, bị trói thúc ké. Nó bị đảy ra trước về hướng cầu Bình Tiên. Theo sau là nhóm ngườI hằn học võ trang gậy gộc dao mác và lũ trẻ quần xà lỏn, ở trần trùng trục, la ó nói cườiầm vang hỗn độn.
Ông hàng xóm tỏ vẻ hiểu biết ghé tai anh bảo rằng thằng Ba La bị bắt tại nhà. Nó bị kêu án tử hình và sẽ bị hành quyết ngay tại sân đá banh bên hông cầu Rờ Nô Bình Tiên.
Đầu óc anh rối loạn. Anh ngẩn người chưa kịp có phản ứng gì bỗng nghe rõ ràng tiếng nói quaen thuộc của thằng Ba La. Nó khóc òa, gào thét kêu oan ức thảm thiết lắm. Người ta hò hét xô đẩy nó đi từng buớc một. Tám Thôi không dám theo chứng kiến cảnh hành quyết nó nhưng anh nghe kể lại nó bị đâm bằng gươm Nhật từ mạn hang cua bên trái thấu xuống lút tim, xác vất ở sông Ông Buôn. Anh cảm thấy ray rứt và xấu hổ vì bất lực không dám ra bào chữa cho nó truớc khí thế đám đông không cách gì ngăn cản được. Thằng Ba La hiền như cục bột. Khốn nỗi, chắc có nguời nào xớn xác nhìn lầm nó với tên biện Chà cảnh sát ngày xưa nên nó phải mang chịu mang họa vào thân (140-141).
Đó là cuộc đời của Tám Thôi. Sau 1945, thấy Sài gòn đầy cảnh máu tanh, Tám Thôi lui về quê, dùng số tiền cần kiệm khi làm việc cho nhà thuốc Ông Tiên để cưới vợ và mua ruộng đất. Tám Thôi có hai đứa con lớn, sau 1975 phải di ngồi tù, hai đứa con dâu phải về nương náu nhà ông. Tám Thôi phải quay về nghề câu tôm câu cá để nuôi sống gia đình. Cảnh khổ của ông cũng là cảnh khổ của đa số dân chúng xóm Rạch Rít khi cộng sản xâm chiếm miền Nam. Và con sông quê ông cũng mang số phận đau thương của dân tộc:
Bây giờ trong xóm ai cũng đổ bung ra sông ra rạch chăn ví, săn đuổi cá tôm, tranh nhau đắp đổi qua ngày. Tôm cá bây giờ càng hiếm hoi. Cuộc sống thêm vất vả buồn nôn.
Ngày xưa con sông này không lớn không nhỏ nhưng rất thơ mộng. Nó lạnh lẽo vô tri thật nhưng đối với ông, vố gắn bó gần gũi, hội nhập vào nó, nó chất chứa mang chở một cái gì thiêng liêng tiềm ẩn khiến ông càng quyến luyến khắng khít với nó luôn. Ngày nay cái hồn nước, hồn sông đó trở nên nhạt nhòa với cuộc đời nghiệt ngã (148).
Đó là cuộc đời của chú Năm Nghê con người vui vẻ nhưng sau 1975 bị ‘’ghép vào thành phần phản động chống chế độ’’, họ cấm dân chúng tụ họp cho nên nhà chú không còn ai dám lai vãng, chú bệnh và chết trong cô đơn và nghèo khổ ((73) .
Rồi bao biến cố xảy ra cho đất nước Việt Nam mà xóm Rạch Rít của Võ Phước Hiếu cũng không thoát khỏi cơn đại hồng thủy. Nào là học tập cải tạo, nào là sản xuất tập thể hóa nông nghiệp (146-147), .Hai ông giáo trong Như Nước Trong Nguồn là những con người bất khuất, có quá khứ chống Pháp , ông thầy Huế chết già, còn ông giáo Sử bị Việt Minh giết vì ông yêu tự do, không chịu khuất phục đảng vô sản, đảng của thiểu số người ngông cuồng không tưởng, rắp tâm muốn áp đặt bằng võ lực và hận thù (75).
Trong Hùm Chết Để Da và Như Nước Trong Nguồn, tác giả đã nói về cuộc đời của tác giả và các bạn bè vì chịu không thấu khổ ách cộng sản phải bỏ nước mà đi:
Tháng 6 năm 1979, sau thời gian mấy năm bị vùi dập trong những ‘’ chiến dịch cải tạo’’ , ‘’ đánh tư sản mại bản’’, ‘’ kiểm kê công thương nghiệp’’ và ‘’bài trừ văn hóa đòi trụy’’. . . . do cộng sản độc tài độc trị chủ trương nhằm trả thù và cướp của của bà con miền Nam, tôi lặng lẽ cúi đầu tủi nhục, thấm thía bước xuống chiếc tàu cây định mệnh (Như Nước Trong Nguồn, 77).
Dù miền Nam chìm dắm trong đau thương, người dân vẫn sáng suốt nhận xét vè cộng sản. Họ tranh đãu một cách kín đáo. Họ công kích văn học, nghệ thuật cộng sản. Chú Năm Nghê và Bảy Bèo trong Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá tiêu biểu cho những người Nam Kỳ bộc trực, luôn nói thẳng, nói thật. Chú đã phê bình bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu và nhận xét về xã hội chủ nghĩa rất chí lý:
Tao thì ít chữ lại thiển cận nhưng tao nghĩ nhà thơ hạng nhất của chế độ
hồ hởi dự phóng con đường đi tới trước mặt, con đường thênh thang ở tương lai mà chỉ rộng có tám thước, không ổn chút nào hết. Hồi lâu ở bên Tây,, tận vùng phía bắc nước Pháp, tức xa thủ đô ánh sáng Ba Lê vài trăm cây số, những con đường rộng rãi na ná như thế không thiếu gì, nhan nhản khắp nơi. Đàng này, xây dựng tương lai chế độ với những con đường rộng tám thước đã huênh hoang hãnh diện, đã thỏa mãn mừng húm, tao cho đó là đầu óc nông dân hạng bét, cục bộ thiển cận, thua hẳn bà con khai rừng phá rẫy của mình ngày xưa quá cỡ thợ mộc. Thật đúng y chang các ông bí thư, các bà chủ tịch bù trơ bù trất, nhìn xa không quá mũi của xã mình. Đất nước Việt Nam để cho những hạng người đó lãnh đạo, chỉ lối chỉ đuờng làm sao trở thành rồng? Tao dám nói không sợ lắm, tụi nó sẽ biến xứ sở thành rắn ráo hay liu điu thôi (87).
Bảy Bèo , một nông dân trẻ, trước có đi lính quốc gia, so sánh giáo dục quốc gia và giáo dục cộng sản:
Thơ gì đọc chỏi tai quá trời. Hồi xưa ở trường, tôi có đọc những bài như Qua đèo Ngang tức cảnh của bà huyện Thanh Quan hay mùa thu ngồi câu cá của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nghe êm tai, chan chứa tình cảm, vần điệu rung động khiến tâm hồn man mác.. . . Đằng này, thơ gì cộc lốc, cứ xúi dục chém giết thù hận, cứ nhè đồng bào ruột thịt mình mà nguyền rủa, sỉ vả và nặng lời khiến tôi rùng mình nhớ lại cảnh chặt cổ sởn đầu, mổ bụng dồn trấu, thọc huyết cho mò tôm hay bắn tét gáy những năm khủng bố (83-84).
Tác phẩm của Võ Phước Hiếu đã trình bày khá đầy đủ những nét chính yếu của lịch sử miền Nam từ trước 1945 cho đến nay.
III. Đ[1]O LÝ
Hùm Chết Để Da dày 253 trang, gồm 6 truyện ngắn:
Hùm chết để da
Chút tình để lại
Giấc chiêm bao cuối năm
Cây cầu ông Hiệu
Niềm đau cuối đời
Âm đương hội ngộ
Tập truyện này giống tập trước là xây dựng trên bối cảnh và nhân vật miền Nam thời trước 1945. Nhưng khác với tập trước ở điểm luân lý. Ta có thể nói tập truyện này mang tính cách đạo lý.Ông cũng như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc muốn truyền cho người đọc ánh sáng của đạo lý, của tình người.Truyện đầu là truyện ông đốc Thường, xuất thân gia đình nghèo khó nhưng được nhà trường cấp học bổng để ăn học. Thành tài, ông không muốn gặp cha ruột là một nông dân quê mùa, vì ông sợ bạn bè chê cười. Sau ông tích cực phục vụ cho Pháp làm nhiều điều bất nghĩa. Viết truyện này, Võ Phước Hiếu nhằm chỉ trích những kẻ hữu tài mà vô hạnh. Truyện thứ hai nhắm ca tụng bà Năm Tơ Hồng, một người bình dân it học nhưng có tinh thần xã hội và nhân ái, mục đích sống của bà là đem lại hạnh phúc cho mọi người. Bà luôn đề cao tình nghĩa vợ chồng, nghĩa là đề cao gia đình, vì đó là nền tảng của xã hội. Bà Năm Tơ Hồng nói:
Ở đời, chỉ có tình yêu là quan trọng hơn cả. Nó là đầu mối không thể thiếu sót được để xây dựng, củng cố và phát triển mọi thứ tình khác trên thế gian thực hư hư thực này (93).
Truyện Giấc chiêm bao cuối năm nói về thuyết nhân quả của đạo Phật. Võ Phước Hiếu là một Phật tử, đã hiểu rõ triết lý nhà Phật, và đã trình bày triết lý nhà Phật qua truyện này. Ba truyện sau cùng viết về những nguời bạn thân đã và đang sống dưới chế độ cộng sản cùng việc tác giả vượt biên qua Pháp.
IV. TÌNH MẪU TỬ
Như Nước Trong Nguồn, 187 trang, khởi đầu một bài thơ, tiếp theo là ba hồi ký và kết thúc bằng hai bài thơ, tổng cộng ba bài thơ và ba hồi ký:
Đón Mẹ (thơ)
Ngày ấy qua mau
Như nước trong nguồn
Hương lòng thắp muộn
Và mẹ ra đi (thơ)
Ainsi tu t’en vas (thơ)
Tuy là ba hồi ký nhưng cùng chung một chủ đề Mẹ, và ý tứ liên tục cho nên có thể coi như là một . Khác với hai tác phẩm trên, tác phẩm này có nội dung hoài niệm về người Mẹ của tác giả. Thực ra, ở trong tập này, tác giả hoài niệm tổ tiên, ông bà và cha me, nhưng Mẹ được tô những nét rất đậm dà.
Đón Mẹ là một bài thơ mở đầu tập truyện.. Tác giả đã nói lên nỗi đau khổ của ông trong đêm chia tay mẹ để vượt biên:
Lúc chia tay
Con nhớ mãi
Ở những chặng đường đầy chông gai
Suốt cả tháng ngày
Con sống kiếp lưu đày cô lẻ
Con không dám thẳng nhìn mặt Mẹ
Để ghi rõ dung nhan Mẹ lần cuối
Mẹ đứng đó
Như tượng đá đêm đông
Mẹ đã chết trong lòng
Khi dõi mắt theo con (10)
Trong tập này, tác giả đã tỏ lòng yêu thương thân mẫu và nhạc mẫu. Nhạc mẫu của tác giả đã mất khi 83 tuổi, nhưng vong linh của bà vẫn theo dõi đứa con xa:
Mẹ!
Mẹ!
Mẹ ơi!
Mẹ kiệt sức rồi
Tám ( mươi ) ba tuổi chẵn da mồi tóc sương
Mẹ còn lặn lội dặm trường
Tìm con tản lạc bốn phương quê người (15).
Trong tập Như Nước Trong Nguồn , tác giả cho biết cha mất sớm, thân mẫu của ông đã hy sinh cuộc đời thanh xuân để nuôi con khôn lớn và cho ăn học. Bà đã thương yêu dạy dỗ ông, nhất là đã đau khổ khi con trai bỏ xứ ra đi vào nơi sóng gió hiểm nguy:
Tôi nhớ mẹ tôi khôn nguôi. Tôi nhớ hình ảnh thân thương, nhớ những lờI ra78n dạy ngọc ngà quý báu, nhớ những hy sinh cao cả vô bờ người dành cho tôi suốt cuộc đời ba đào sóng gió trên quê hương tôi máu lửa triền miên (Như Nước Trong Nguồn , 137).
Võ Phước Hiếu tả cảnh, tả tình rất chi tiết. Đôi khi lời văn hơi dài theo cách viết của Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của. Ở một vài nơi, ông viết rất lưu loát, và say mê theo dòng cảm hứng tràn đầy như đoạn ông tả tâm sự kẻ hoài hương:
Người tị nạn Việt Nam, từ hơn hai mươi năm nay, nhứt là những người trọng tuổi, có một quá khứ nằng nặng dài lê thê sau lưng mình, hay nhắc nhớ thuở xa xôi ấy, nay dù đã bị lớp bụi thời gian vô tình phủ mờ đôi chút. Họ cố tìm kiếm trong các ngăn ngách chằng chịt và phức tạp của vùng tâm thức, một chút gì đó gắn bó với nguồn gốc cội rễ, thường là những cảnh đẹp, nét diễm kiều của quê hương cách ngăn diệu vợi.
Họ lâng lâng bắt gặp đâu đây những con đường mòn một màu nâu sậm, quanh co uốn éo rất thân quen với tầm mắt họ, nơi họ từng in dấu chân tung tăng liếng thoắng, rong chơi khét nắng hôi trâu thời son trẻ hồn nhiên.
Nơi đây những bờ mẫu trơn trợt lún phún cỏ mai cỏ chỉ cùng vài loại hoa dại ú màu vào mùa mưa dầm mịt trời mịt đất, bị cắt đoạn từng khoản do lổ chỗ bể vỡ, nước chảy róc rách.
Nơi kia con lộ đất đỏ nhỏ hẹp vừa đủ cho hai chiếc xe bò leo lề tránh nhau trong khổ nhọc, con lộ duy nhất đó chạy dài ngút mắt, cắt ngang xóm nghèo vớI những chiếc cộ trâu xuôi ngược ngùn ngụt rơm rạ và thóc lúa.
Họ sung sướng trong cảm giác đê mê, ẩn hiện một chút gì mênh mông sâu rộng, còn rơi rớt khi nhìn ngắm mặt trời đỏ ửng từ từ khuất dạng sau chòm cây hay đám lá tối om dầy mịt nơi cuối chân trời, nhường chỗ cho mầu sẫm tối chầm chậm chiếm lấy không gian, mang lại thôn ấp làng quê sự dịu dànbg thơi thới, như để đền bù cả một ngày dài oi nồng đẫm mặn mồ hôi, nặc nồng mùi rơm rạ khô cằn vào những mùa gặt hái ( Như NƯớc Trong Nguồn, 147).
Ông đã cho chúng ta thấy cảnh đẹp của miền quê và công phu khai thác ruộng vườn , đất đai của những người đi tiên phong. Họ đã xây dựng nên một mảnh giang sơn gấm vóc nhưng chủ nghĩa cộng sản đã biến mảnh đất hiền hòa thành nơi tang tóc, đau thương. Tác phẩm của ông mang tính chất hoài niệm nhưng cũng mang tính chất tố cáo và tranh đãu. Tác phẩm của ông man mác tình cảm nhưng cũng thành thật theo bút pháp hiện thực, phản chiếu lịch sử Việt Nam trước và sau 1975.
NGUYỄN MẠNH TRỊNH * TRẦN HỒNG CHÂU
“ Suối Tím “ tác phẩm cuối của nhà thơ Trần Hồng Châu Thursday, September 16, 2004 4:20:05 PM |
|
Thi
sĩ Trần Hồng Châu, tức giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, khoa trưởng đại học
Văn Khoa, người đã xây đắp một nền tảng vững chắc cho ngôi trường đại
học còn sơ khai. Cũng như, là chủ nhiệm tạp chí văn chương “ Thế Kỷ Hai
Mươi”, góp phần vào sự phát triển của văn học miền Nam thời kỳ ấy.
Nhưng,
trước sau ông vẫn là người đa mang với thi ca. Ông yêu thi ca và hiểu
được tính vĩnh cửu của vần điệu ngôn ngữ. Bàn luận về thơ, ông có niềm
say mê của một người đi tìm chân lý. Thơ, là một phần đời sống của ông.
Trước khi ông qua đời , chúng
tôi có vào bệnh viện thăm viếng và nghe được ông nhắc đến “Suối Tím” như
một gửi gấm cuối đời của một người làm thơ. Với đám môn sinh hiện diện
lúc đó, ông nói với tất cả tâm huyết của mình lúc cuối đời…
Tôi đọc tập thơ này nhiều lần trong những thời điểm
khác nhau. Tôi cầm trên tay tập thơ mà tưởng nhớ đến tác giả. Sách vẫn
đây mà tác giả của nó đã đi vào chốn hạc nội mây ngàn rồi. Giở những
trang, để thấy bầu trời thi ca lồng lộng. Có những nỗi niềm giàn trải
qua ngôn ngữ hình tượng. Có tấm lòng kẻ sĩ , mang mang theo thời thế mịt
mù…
Sống
ở trong một thời đại đầy biến động như bây giờ, giữ cái tâm vằng vặc
quá khứ. Huống chi, vẫn tính lãng mạn văn nghệ bẩm sinh, thêm chất
nghiêm túc phải có của một nhà giáo, thành một khuôn mẫu văn chương như
ông cũng là một hiếm hoi trong cuộc sống này. Trong thơ Trần Hồng Châu, từ ‘
Nửa khuya giấy trắng”, “ Nhớ đất thương trời”, “ Hạnh phúc đến từng
phút giây” , thơ bay bổng thăng hoa vượt qua những nhiễu nhương của thời
thế. Thơ, là kết tinh của trầm lắng suy tư có từ những hệ lụy của cuộc
đời…
Một
điều cảm nhận thật rõ ràng với tôi, từ “ Suối tím “ nói riêng và toàn
khối thơ ông nói chung, có nét trầm mặc xương kính của phong thái Đông
phương trong nề nếp suy tư luận lý Tây Phương. Thơ , như giao diểm hội
tụ của hai đường tàu, tưởng song song nhưng thật ra vẫn gặp nhau tronh
từng cảm giác.
Lạ
lùng, đọc thơ mà tôi tưởng mình đi tìm công án. Mỗi mỗi trang, tưởng
tượng những khuôn cửa mở ra vào những lãnh địa riêng. Có cảm thấy những
đè nặng của tư duy triết học, nhưng chất luận lý thoảng qua để còn lại
những gợi ý bức xúc từ những tượng ảnh mơ hồ chỉ có trong những không
gian, thời gian của thi ca. Thơ ông, có vóc dáng của một chân dung vĩnh
hằng, của những kiếm tìm nỗ lực cái thẩm mỹ quan có sẵn từ cổ đại. Ngôn
ngữ, có khi là những viên gạch lót đường để bước nghĩ thong dong tới,
nhưng cũng có lúc là tảng lân tinh rực rỡ lóe lên như tinh đẩu dẫn lối
soi đường. Thơ, chính là thông điệp gửi trao, của những đêm thức trắng
ngậm ngùi, của những ngày lũi lầm trong cảnh bụi trần cát lấm của cuộc
nhân sinh.
“Suối
tím “ có dòng thi ca đồng nhất. Kể cả ba bài tùy bút, là những bài thơ
văn xuôi mà không gian chính là biển trời thi ca rộng khắp muôn trùng.
Con chữ lấp lánh, phản chiếu một cuộc sống nội tâm phong phú. Thực tế
đời thường, nếu có những cơn huyễn mộng, thì cũng là lộ trình thoảng qua
để đến chốn vô cùng. Ngôn ngữ- hình ảnh – vần điệu , là xuôi dòng về nguồn, nơi chốn mà sáng tạo đã thành yếu tố để tầm mắt người thơ cao hơn, xa hơn, thăm thẳm hơn…
Nhiều lúc tôi tự hỏi. Ở tuổi già, liệu tâm tư sẽ ra sao? Chán nản. Hy vọng. Bình thản. Chờ đợi. Hay là tất cả trộn lẫn lại. Tôi chưa biết. Mỗi người một tâm sự một
cách sống riêng. Nhưng, có lẽ từ những thi sĩ, nhất là thi sĩ Việt nam,
với chất lãng mạn trầm mặc Đông phương, thì lúc cuối đời, có lẽ là lúc
tự tìm kiếm bản lai diện mục mình. Thơ, sẽ thành một phác họa chân dung
nhân bản nhất, để, đôi khi, những dông bão hiện thành từ nỗi quặn đau
thiên cổ…
Viết và làm thơ, với đất nước và thời thế, chỉ là những phác họa gián tiếp. Nỗi đau dường như là
những xúc cảm được che dấu lại. Mượn những điển tích xưa, dùng những
tên tuổi cũ, để gợi ý thành, để nhắc nhở tới một đẽo gọt của thơ, từ đá
tảng nguyên sinh thành những phù điêu dáng tượng hiển hiện cho đời. Bức
tượng ấy, từ những nhát dao sáng
tác, có chất chứa những nỗi niềm đa mang của cả một thế hệ. Kiêm lời
nhưng giàu ý, tôi có cảm giác thơ thành những vòng tay ôm choàng khắp
đến vô cùng. Nét riêng của một người, như chuyên chở nỗi đau của muôn
người trong dẫy đầy biến cố của Việt Nam bất hạnh…
Đại cương toàn khối thì như thế,
bây giờ đọc lại những trang thơ để tìm những đoạn tiêu biểu thì tôi lại
ngại ngần. Làm sao để có những chọn lựa chính xác? Làm sao để nổi bật
cái toàn thể trong cái hạn hẹp trích dẫn? Câu hỏi khó, với tôi. Thơ,
mênh mông như mây trời, sao có thể nhét dồn trong khuôn khổ hẹp…
Thì thôi, đành lấy cái tương đối để mong biểu hiện được cái thơ không cùng rộng vậy…
Bài
“ Kỷ niệm về khuya, trừ tịch “, với chữ Em viết hoa, là hiện thực của
cảm giác bềnh bồng, của tiến trình tìm bắt hoài hủy trong chuỗi suy tư.
Em, có phải là hình bóng đời thường, của son phấn lụa là, của vóc dáng
kiều nữ xa hoa? Hay, là tượng
hình sáng tạo chỉ có trong tâm tưởng những người mong mỏøi tìm đến chốn
lãng mạn vô cùng. Những câu thơ, của một vấn nạn mờ ảo trong tâm thức.
Vô vọng, nhưng mê đắm nhường bao…
“… Ta vùng dậy đuổi bắt các Em.
Trong hương sắc cầu vồng hồi tưởng
Hiện thực đắm say
Aûo giác vơi đầy
Các Em , gấm hoa tình cảm của muôn đời
Hay chỉ là bụi phù vân của giấc mơ dài
Đến với ta lúc năm tận tháng cùng…”
Những
câu thơ. Aùo xuân ngàn nếp còn vương vấn. Buồn thu vạn cổ vẫn chờ mong.
Em hư vô hay hiện hữu tuyệt vời . Em độc nhất hay hóa thân muôn vạn… Có
phải từ mơ phai kỷ niệm? Hay từ dồn dập nhịp đập trái tim của dĩ vãng
thuở nào? Cũ xưa, nào ai định nghĩa? Trăm năm? Ngàn năm? Vạn triệu năm? Có phải không tuổi tác là những cảm giác mới nguyên của lúc ban đầu? Đời thường, còn có những mốc cắm
xác định thời gian. Chứ trong cái hư ảo của cõi hư vô, làm sao phân
biệt được giữa sát na giây phút với miên viễn tận cùng. Trong hành trình
mù mịt thiên lý cõi xa, vó ngựa cuồng như ngôn ngữ lẩn khuất vào vần
điệu. Có ai đánh thức. Một giấc mơ…
‘ …Khi tỉnh giấc
Chỉ thấy trăng khuya chìm đáy ly cạn
Chỉ thấy mây trời treo cửa song thưa
Đào lý hồng hạnh
Lan hương vương giả
Mưa, mưa hoa
Bao phủ khắp châu thân
Hồn say đây bỏ ngỏ
Hơi thở những thiên ha
Đến với ta lúc năm tận tháng cùng
Ta vùng dậy
Oâm tơ trăng mây gió và sắc hoa gầy
Ta thành Em
Em kỷ niệm
Chúng ta thành trang Tình Sử
Mở rộng cho muôn đời…”
Tôi
yêu những trang tùy bút. Những thành phố trong hồi tưởng. Những thời
điểm đã qua mất hút. Nhưng mầm kỷ niệm vẫn còn , ngút xanh. Hà nội.
Paris. Trường An Tây Vọng. Những nơi chốn của một người và của một thời.
Những bài thơ văn xuôi diễn tả bằng một trời tâm tưởng. Tùy
bút Nguyễn Tuân sang cả. Tùy bút Mai Thảo kiêu sa. Còn tùy bút Trần
Hồng Châu lãng mạn khơi mở những dòng nguồn trác tuyệt của thi sĩ.
Viết về chợ hoa của đất ngàn năm văn vật xưa, thi sĩ như muốn sống lại một thời nào xa lắm, từ hơn nửa thế kỷ xa xôi:
“…
Ở đây, màu sắc quả là siêu đẳng nghệ thuật. Chợ Đồng Xuân ngày trước
Tết là một trời hoa. Hoa giấy, hoa cây và hoa người. Hoa ngoài chợ, hoa
trong chợ… khách si giữa hoa, thở hương hoa, chiêm ngưỡng sắc hoa… AI đã
dồn về đây tất cả người đẹp của băm sáu phố phường? Ai đã xê dịch những
vườn hoa còn đẫm sương mai của Yên Phụ, Nghi tàm về đây, về trung tâm
Hà Nội?
Cúc
vàng , cúc trắng, hồng nhung, thược dược, lan nhất điểm,… một bản nhạc
hoa mà nhạc công là những cô hàng, áo tứ thân, điểm thêm một giải thắt
lưng màu hoa lý hay cá vàng, vì
Tết sắp đến.. Hoa sống và hoa cây tự tô điểm rồi cảm thông với nhau. Và
tại sao hôm nay trong vườn hoàng cúc giữa chợ Đồng Xuân tôi lại gặp một
bạn gái mặc áo vàng, trùng tên với hoa mùa thu? Có những tình cờ, những
chuyện thực, nghe hoang đường như một bịa đặt, tuy vẫn là chuyện thực…”
Viết về bước chân của người học trò cũ trở về trường xưa, nhớ lại đã hơn gần nửa thế kỷ.
“..
Tôi bước vào sân trong. Trời xanh lồng lộng. Những phiến đá vuông nhỏ
vẫn dội vang tiếng ngàn xưa dưới chân du khách. Những bậc hè cẩm thạch
vẫn trắng tronh như lòng tuổi trẻ. Những hàng hiên cửa võng vẫn vươn
mình lên, mình cánh cung, như xưa. Tôi hơi rùng mình. Thời gian như
ngưng đọng. Cái nhìn của Sorbonne. Của người me. Của người tình.
Mẹ Sorbonne da mồi tóc bạc
Nhưng không tuổi và trẻ hơn hiện tại
Những
giây phút huyền nhiệm. Có lúc người và vật dường như cảm thông quấn
quýt lấy nhau. Trói buộc lẫn nhau bằng ngàn sợi dây vô hình, bằng màng
lưới thần giao. Tôi đứng sững giữa sân trường. Chết đứng. Nước mắt thấm
ướt gò má. Sao lại có thể như vậy? Uûy mị, yếu đuối quá đi thôi! Bèn lấy
kính mát ra đeo, dằn lại dòng điện cảm xúc đã làm rung chuyển toàn
thân. Bốn mươi năm rồi còn gì! Tứ thập niên gian hựu phùng quân. Lý, Đỗ
và họ Tô ở Hàng Châu! Hãy cho tôi vay muôn ngôn và
từ để nói lên một xúc động chưa từng kinh qua. Cho tôi giải tỏa niềm
ngậm ngùi reo vui này. Như một mảng khí áp, một khối tích tụ chăn nganh
lồng ngực vừa trải qua cơn địa chấn…”
Suối Tím có những câu thơ như:
“ Nước trôi suối ngọc tê hồn đắm
Aâm sắc tím chim gọi ngàn năm
Buồn cây chìm bóng cỏ đu võng
Vết thương sỏi trắng đau bộ lạc
Nằm nghiêng nôi lạnh có buồn không? “
Màu tím mênh mang buồn. Nhưng mênh mang sâu thẳm mà biền biệt. Cầm tập thơ nâng niu trên tay, nghĩ đến nỗi niềm trao gửi. Đọc
thơ mà tưởng đến người nay đã khuất bóng. Thấy lại nụ cười hiền hòa.
Thấy lại những tình cảm đôn hậu bao dung khi nói đến những lớp cầm bút
đi sau. Và đôi mắt sáng đã từng mơ mộng đã từng ngâm ngùi đã từng vui
buồn theo thời thế đẩy đưa.
Tôi đọc trang thơ, không trầm hương mà sao quyện lẫn trong không khí những mùi thơm cổ kính từ thiên cổ tạt về…
Nguyễn Mạnh Trinh
|
Wednesday, September 26, 2012
DƯ THỊ DIỄM BUỒN * MẸ ĐƯA CON VAO LỚP VỞ LÒNG
MẸ ĐƯA CON VAO LỚP VỞ LÒNG
Con năm tuổi đi học trường mẫu giáo
Mẹ gọi thức dậy mỗi sáng tinh sương
Chiếc bàn chải sẵn kem cùng quần áo
Đây cháo khoai, đỡ dạ trước đến trường
Cả tháng đầu mẹ trông chờ mệt nhọc
Dù đứng xa cũng thấy được con luôn
Lòng quanh quẩn theo sân trường lớp học
Bởi mẹ sợ con mẹ khóc vì buồn!
Gió bấc lạnh lùng, mưa bay lướt thướt
Mẹ cõng con, tay ôm cặp che dù
Áo vải mũ, con mặc vào khỏi ướt
Còn Mẹ hiền nhòa đẫm nước mưa thu
Những chữ cái trong cuốn vần Quốc Ngữ
Học thuộc lòng, tập vẽ viết ở trường
Cha xa vắng, mẹ chắt chiu mọi thứ
Cầm tay con đồ đậm chữ Quê Hương
Trời tháng giêng, nắng như thiêu như đốt
Mẹ đến cổng trường chờ trống ra chơi
Miệng suýt soa, con giỡn mèo bắt chuột
Té lấm áo quần, lem luốc mặt môi
Nơi xứ người, mùa đông cay nghiệt lắm!
Vì thương con chẳng kể đến thân mình
Cha đã mất, mẹ dải dầu mưa nắng
Con hiểu dần lòng mẹ, đức hy sinh...
Nghĩa trang lạnh, mẹ ơi nằm chi đó?
Con về thăm, sao mẹ chẳng mừng vui?
Nhớ lần đầu, đi xa về đến ngõ
Mẹ ôm chầm âu yếm gọi "con tôi!"
Nắng chênh chếch giữa chiều vàng bóng xế
Mồ cỏ xanh, bia đá dựng chơ vơ
Kể từ khi mẹ hiền lìa cõi thế
Con chỉ còn gặp mẹ ở trong mơ...
Dư Thị Diễm Buồn
KHUYẾT DANH * CHỒNG VIỆT
Nữ Việt kiều: Tôi sợ đàn ông Việt
Cập nhật lúc 02-07-2012 10:31:19 (GMT+1)Ảnh minh họa internet |
Chồng
tôi rất thích kết thân với những người có chức vị và giàu có, cho dù họ
xuất thân từ bất cứ thành phần nào dù xấu xa nhất của xã hội. Là đàn
ông nhưng anh rất thích trau chuốt hình thức của mình để có thể dụ tất
cả cô gái quen biết qua mạng lên giường.
Chào các bạn!
Tôi đã theo dõi rất nhiều bài viết của tất cả chị em phụ nữ cũng như đàn ông trên mục Tâm sự, và tôi nhận thấy đa số phụ nữ VN thật là khổ vì chồng. Ở đây tôi không vơ đũa cả nắm là tất cả đàn ông VN, nhưng con số đàn ông hoàn hảo chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi, mà có lẽ số đó cũng từ hải ngoại về VN, vì sống ở nước ngoài từ nhỏ, nên cách giáo dục cũng khác hơn.
Đó là hệ lụy của việc trọng nam khinh nữ bắt nguồn theo quan niệm xa xưa, ai cũng muốn có con trai nối dõi. Trong nhà, bố mẹ thường không muốn con trai làm bất cứ việc gì, con gái phải làm hết. Khi lớn lên, con trai thường có tư tưởng quyền uy với mẹ, với chị em gái. Sau lấy vợ thì tỏ uy quyền với vợ con. Gia tài thì cha mẹ chia cho con trai hết 7 phần, con gái chỉ có 3.
Tôi nghĩ không biết đến bao giờ phụ nữ VN mới hết cảnh khổ vì chồng, khi trong lòng họ luôn còn 4 chữ tư tưởng phong kiến. Nhất là các chị em ở thôn quê học vấn ít ỏi nên khổ nhiều hơn chị em ở thành phố.
Tôi có 2 đời chồng, người chồng đầu tiên thật sự là người hoàn hảo, vì anh là người nước ngoài. Anh không giàu có, nhưng cũng là một thương gia giỏi, biết sống nhân hậu, biết thương yêu vợ con, cha mẹ, anh em và nhân viên của mình. Anh không bao giờ làm điều gì khiến ai buồn vì mình, tất cả những tật xấu của người đàn ông Việt hầu như anh không có, trừ khi ngoại cảnh bắt buộc. Anh được tất cả mọi người yêu quý, nhưng anh đã qua đời từ lâu rồi.
Tôi đã theo dõi rất nhiều bài viết của tất cả chị em phụ nữ cũng như đàn ông trên mục Tâm sự, và tôi nhận thấy đa số phụ nữ VN thật là khổ vì chồng. Ở đây tôi không vơ đũa cả nắm là tất cả đàn ông VN, nhưng con số đàn ông hoàn hảo chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi, mà có lẽ số đó cũng từ hải ngoại về VN, vì sống ở nước ngoài từ nhỏ, nên cách giáo dục cũng khác hơn.
Đó là hệ lụy của việc trọng nam khinh nữ bắt nguồn theo quan niệm xa xưa, ai cũng muốn có con trai nối dõi. Trong nhà, bố mẹ thường không muốn con trai làm bất cứ việc gì, con gái phải làm hết. Khi lớn lên, con trai thường có tư tưởng quyền uy với mẹ, với chị em gái. Sau lấy vợ thì tỏ uy quyền với vợ con. Gia tài thì cha mẹ chia cho con trai hết 7 phần, con gái chỉ có 3.
Tôi nghĩ không biết đến bao giờ phụ nữ VN mới hết cảnh khổ vì chồng, khi trong lòng họ luôn còn 4 chữ tư tưởng phong kiến. Nhất là các chị em ở thôn quê học vấn ít ỏi nên khổ nhiều hơn chị em ở thành phố.
Tôi có 2 đời chồng, người chồng đầu tiên thật sự là người hoàn hảo, vì anh là người nước ngoài. Anh không giàu có, nhưng cũng là một thương gia giỏi, biết sống nhân hậu, biết thương yêu vợ con, cha mẹ, anh em và nhân viên của mình. Anh không bao giờ làm điều gì khiến ai buồn vì mình, tất cả những tật xấu của người đàn ông Việt hầu như anh không có, trừ khi ngoại cảnh bắt buộc. Anh được tất cả mọi người yêu quý, nhưng anh đã qua đời từ lâu rồi.
Người chồng thứ hai của tôi hiện tại là người VN. Anh có bộ mặt hiền lành, nhưng sau một thời gian sống chung, tôi phát hiện trong anh hội đủ những khiếm khuyết mà tất cả các chị em gặp phải, có nghĩa là trong tứ đổ tường thì chỉ có cướp giật là anh không có phạm vào. Thêm vào đó là chồng tôi rất thích kết thân với những người có chức vị và giàu có, cho dù họ xuất thân từ bất cứ thành phần nào dù xấu xa nhất của xã hội.
Là đàn ông nhưng anh rất thích trau chuốt hình thức của mình để có thể dụ tất cả cô gái quen biết qua mạng lên giường. Anh thích có một lối sống hưởng thụ cho bản thân quá nhiều, tư tưởng của tôi đã không còn đau khổ vì những điều đó. Tôi chỉ ngao ngán nhìn chồng mà nghĩ thương xót cho phận phụ nữ VN, cũng như cảm thương cho những đứa trẻ có người cha nhân cách kinh khủng như thế.
Thế kỷ 21 này, con người đã biết thám hiểm lên tới mặt trăng, bắc cực, khoa học tiến bộ văn minh vượt bậc, phụ nữ VN ở nước ngoài ít khi đau khổ vì chồng, bởi trong tư tưởng của họ đã thoát khỏi 4 chữ đó. Tôi muốn khuyên tất cả chị em phụ nữ đang đau khổ sống ở VN, các bạn hãy đứng lên, mạnh mẽ, tự tin, và mạnh dạn dứt thoát khỏi tư tưởng phong kiến mà nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ Việt.
Hãy biết tự bảo vệ mình và con mình trước những người chồng, người cha đáng hổ thẹn, họ không xứng đáng để các bạn phải đau khổ, than khóc, tủi nhục. Nếu các bạn lùi là họ sẽ lấn tới, và hãy lùi một bước để tiến lên 3 bước. Đừng sông khép mình, hãy sống cởi mở chan hòa với mọi người, đừng sống cam chịu để rồi phải nuối tiếc.
Theo Viet Info
Tuesday, September 25, 2012
THƠ SONG NGỮ
MUÔN ĐỜI DIỄM TUYỆT
tặng Lê Mộng Bảo
Bạn hỏi thăm tôi nơi viễn phương:
Chắc còn tha thiết nhớ Quê Hương,
Tiếc thương kỷ niệm thời sung mãn,
Thuở nắng thanh bình vạn thuở vương?
Muôn đời diễm tuyệt bức tranh quê!
Nhớ cánh diều bay tận cuối đê;
Nhớ bóng cò đi bên ruộng lúa,
Mục đồng thổi sáo cưỡi trâu về;
Nhớ con đường nhỏ, lũy tre xanh;
Nhớ mấy hàng cau đón gió lành;
Nhớ chuyến đò ngang soi bóng nước,
Tiếng hò giã gạo dưới trăng thanh.
Quán nước làng mây nhớ thuở nào
Chúng mình đối ẩm ngắm trăng sao:
Hương quê thơm ngát vần thơ họa,
Hồn ngỡ say men cốc rượu đào...
Ngày nay, kẻ ở lại, người đi,
Man mác bên lòng hận biệt ly;
Bạn rủi sa chân vòng khổ ải,
Tôi còn lận đận kiếp tu mi.
Tôi sợ hoàng hôn, sợ bóng đêm,
Thời gian khêu gợi nhớ nhung thêm!
Quê hương, quyến thuộc, thân bằng đã
Cách biệt muôn trùng mỏi cánh chim!
PICTURESQUE FOR EVER
You inquired after me, while in exile, into my
sand
Whether I have ever felt missing our motherland,
Pitied and regretted the abundance of the past
When the peaceful sun everywhere was shining fast?
Yes, be it picturesque for ever the countryside,
With kites flying over the far end of the dyke,
White storks walking alongside many a rice field,
Some flute herding buffaloes home so sweet a
yield!
Narrow roads, green bamboo hedges surrounding,
Rows of arecas swaying in the fresh wind mounting,
The ferry-sampan reflecting in the water its
image,
Rice-pestling songs echoing in the moonlit
village.
And admiring the immense universe, those times,
While tasting scented tea we compose our rhymes,
Pervaded with the flavor of our native place,
Both souls leavened under the starred space.
But, at present, one at stay, the other at large,
Our separation is on my heart a resentful charge.
You, unfortunate, have gotten caught in damnation,
And I, though free, involved in human situation.
I am afraid of twilight, of shadow of night,
Of time arousing more and more grief in my plight.
Oh, homeland, relatives and friends! No assistance
Of any eagle could bridge such an infinite
distance!
Translation by THANH-THANH
TIN TỨC GẦN XA
Những ai biết Hoàng Sa là của Việt Nam?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-09-25
Những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Phó chủ tịch Tập Cận Bình tại Nam Ninh vừa qua không được dư luận đồng tình.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia Triển lãm Nam Ninh đang khi tình hình các ngân hàng và nợ xấu trong nước có dấu hiệu nguy ngập khiến người ta nghĩ tới khả năng ông muốn hướng dẫn dư luận tránh chảo lửa kinh tế tài chánh mà ông là người trách nhiệm trực tiếp, sang một một mối lo khác tuy lớn hơn nhưng được chia sẻ bởi hai người là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Ngôn ngữ ngoại giao
Vấn đề Biển Đông nếu được Thủ tướng Dũng đem ra lần này tại Nam Ninh để nói chuyện một cách ngang hàng với Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình thì ít ra người ta cũng còn một cái cớ để đặt những gì đang xảy ra hiện nay sang một bên khi mà báo chí quốc tế cùng lúc cho rằng Thủ tướng là người có quá nhiều khiếm khuyết khi điều hành một chính phủ chỉ lấy sự phân phát quyền lực làm bổng lộc cho cấp dưới, cho gia đình và thuộc hạ bất chấp lầm than đang diễn ra khắp nơi trên toàn quốc.Trong lần gặp gỡ này, một tuyên bố rõ ràng như Malaysia đòi hỏi Bắc kinh phải nhanh chóng thực hiện DOC tuy không phải là điều gì to tát nhưng ít ra cũng cho báo chí quốc tế thấy được Malaysia là một nước độc lập và Phó thủ tướng của họ dõng dạc nhắc nước chủ nhà những việc cần phải làm. Philippines không nói gì nhiều nhưng những hành động của họ trong khi tranh chấp bãi cạn Scarborough đã khiến Tập Cận Bình cẩn thận hơn khi phát biểu. Theo AFP ông Tập Cận Bình chỉ ngỏ ý mong hàn gắn những rạn nứt sau biến cố Scarborough chứ không hề lập lại điệp khúc kẻ cả thường thấy khi nói về Biền Đông mà Bắc kinh gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Trong khi đó Thú tướng Nguyễn Tấn Dũng mang tới Nam Ninh bài nói chuyện quá cũ, đã từng được các đại diện Việt Nam lập đi lập lại nhiều lần tại Bắc Kinh trước đây. Vì cũ nên không phù hợp với diễn tiến từng ngày một trên hồ sơ Biển Đông, nhất là tiếng nói chung của các nước ASEAN mà Việt Nam là một thành viên.
Người dân Việt Nam không thể quên được bài phát biểu đầy lửa của ông Thủ tướng trong phiên chất vấn trước Quốc hội vào sáng ngày 25 tháng 11 năm 2011. Từ phát biểu này dấy lên niềm tin mạnh mẽ một chính sách cứng rắn đối với kẻ xâm lược vẫn được toàn dân hưởng ứng sẽ được chính phủ theo đuổi chấm dứt một thời kỳ dài im lặng:
“Ít nhất là từ thế kỷ thứ 17 chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hòa bình. Nhưng đối với Hoàng Sa năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 thì cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, thì chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối, lên án cái việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối cái hành vi chiếm đóng này.”
Rõ ràng không ai kỳ vọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập lại câu nói này trước mặt Phó chủ tịch Tập Cận Bình tại Nam Ninh, nhưng một lời nhắc nhở khéo léo của ông về sự thật lịch sử vẫn vạn lần mạnh hơn các sáo ngữ cùng một giai điệu như đối phương đang sử dụng.
Đừng trở thành chiếc đũa thứ ba
Sự đồng thuận của ASEAN chỉ có ý nghĩa khi Việt Nam cùng một tiếng nói với Malaysia, Philippines, Indonesia và ngay cả Brunei. Trong khi hai chiếc đũa Campuchia và Lào đang bị Trung Quốc tách ra khỏi bó, liệu sự tránh né trong phát biểu của Việt Nam có làm tổn thương cho sự đoàn kết của toàn khối hay không? Sự nhún nhường này dưới cái nhìn của các nước ASEAN đồng nghĩa với mập mờ và thỏa hiệp ngầm sau lưng họ. Trong khi Philippines tuy chưa mất tấc đất nào về tay Trung Quốc nhưng cách mà nước này đối phó với Bắc Kinh tỏ ra rất hiệu nghiệm. Manila sẵn sàng cứng rắn trong ngôn ngữ ngoại giao thậm chí trả đũa những hành động vô văn hóa của Đại sứ Trung quốc tại Manila và đối mặt một cuộc chiến không cân xứng với Trung Quốc bằng những tố cáo hành vi ngang ngược của Bắc Kinh ngay trong hội nghị ASEAN.Việt Nam có cách hành xử ngược lại hoàn toàn, chỉ lên tiếng đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa rất mềm mỏng thậm chí rụt rè trong tinh thần hòa bình hữu nghị mặc dù đang có trong tay các bằng chứng không thể chối cãi về hành vi xâm lăng của Trung Quốc vào năm 1974.
Hệ lụy Thành Đô
Trí thức trong nước lộ rõ bất bình khi tình hữu nghị Việt Trung được hâm nóng lại từ Hội nghị Thành Đô năm 1990 không những xóa tan dấu vết của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mà còn im lặng hóa sự kiện xâm lăng Hoàng Sa của Trung Quốc đối với Việt Nam dưới chiêu bài Chủ nghĩa Xã hội của hai nước anh em.
Phát biểu của Thủ tướng về Hoàng Sa trước diễn đàn Quốc hội chỉ có
thể làm cho dân chúng vui mừng trong một thời gian rất ngắn. Phát biểu
đó nếu đem ra giữa hội nghị ASEAN thì sự thể đã khác. Ngay cả một nhắc
nhở theo cung cách ngoại giao với Phó chủ tịch Tập Cân Bình tại Nam Ninh
trước báo chí quốc tế thì có lẽ sẽ không xảy ra việc Trung Quốc tiếp
tục hoành hành trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam trong khi tuyên bố
hữu nghị của hai phía tại Nam Ninh vẫn chưa ráo mực.
Hoàng Sa nay đã trở thành Tam Sa sở dĩ phát triển ngày một kiên cố và
vững chắc như là phần đất có từ ngàn xưa của Trung Quốc vì giới
chứcViệt Nam tự bịt miệng mình trên các diễn đàn quốc tế. Loan tải các
vi phạm trong vấn đề Hoàng Sa mà nay là Tam Sa trên báo chí Việt Nam chỉ
để cho người dân trong nước đọc trong khi Thời báo Hoàn Cầu của Trung
Quốc được phát hành toàn thế giới với hai thứ tiếng Hoa và Anh văn và dĩ
nhiên tờ báo này không gặp bất cứ cấm kỵ nào khi nói đến Tam Sa nếu so
với báo chí Việt Nam trong một thời gian rất dài bị đóng khung trong hai
từ "nhạy cảm".
Chủ quyền quốc gia không thể nhân nhượng khi nhân danh thứ tình hữu
nghị vừa giả dối lại mơ hồ giữa hai nước tự nhận là anh em nhưng khi
giao tiếp lại phải cần phiên dịch. Những phát biểu cốt mua sự an toàn
cho bản thân, cho chế độ hay đảng phái không thể qua mắt nhân dân. Con
mắt phán xét của lịch sử rất công bình, không bao giờ bỏ qua mọi diễn
biến dù nhỏ nhất trong đàm phán chính trị khi cố tình lấp liếm hay tảng
lờ thậm chí đổi chác.
Bài phát biểu về Hoàng Sa nổi tiếng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ
có giá trị như một thang thuốc chống đau tạm thời không hơn không kém
nếu tinh thần của nó không được mang theo ra trước diễn đàn quốc tế đặc
biệt đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh lúc nào cũng làm ra vẻ rất vô tư
xem Hoàng Sa là phần đất máu thịt của tổ tiên người Hán.
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH:
Đúng là ngôn ngữ Việt cộng hèn hạ bán nước cầu vinh !Thăm nhà người dân nghèo Trung Quốc
Cập nhật: 15:42 GMT - thứ hai, 24 tháng 9, 2012
Nhưng nếu nhìn kỹ hơn người ta có thể thấy đã có thay đổi xã hội lớn tới cả một thế hệ. Bức ảnh chụp đôi vợ chồng nông dân lớn tuổi bên ngoài căn nhà vách đất của họ cho thấy tài sản của họ còn có chiếc chảo thu vệ tinh, máy DVD và điện thoại.
"Cuộc sống của người dân thay đổi nhiều lắm. Có thể thu nhập của họ không bị ảnh hưởng như ở thành phố nhưng suy nghĩ thì đã thay đổi," ông Hoàng, 42 tuổi, người hiện sống tại Bắc Kinh, nói.
Ông Hoàng chụp bức ảnh đầu tiên khi ở tuổi thiếu niên nhờ được một người bác khuyến khích khi mà thanh thiếu niên thời đó ham mê thư pháp và hát. Ông mua chiếc máy ảnh đầu tiên vào năm 18 tuổi và đó là tài sản có giá trị nhất trong nhà.
Ý tưởng làm một bộ ảnh về tài sản vật chất của con người đến với ông năm 2003 với một vài bức ảnh ông chụp cho tạp chí National Geography Trung Quốc. Nhưng dự án đã không thực sự bắt đầu cho tới năm 2006 khi ông Hoàng bắt đầu đi khắp Trung Quốc để tìm những người và nơi chốn phù hợp cho bộ sưu tập.
"Hầu hết mọi người cho rằng điều tôi đề nghị là không bình thường. Khi tôi giải thích tôi muốn chụp một bức ảnh mà muốn làm được việc đó thì phải mang tất cả mọi thứ từ trong nhà của họ ra bày ở ngoài cửa. Và để làm được điều đó đã phải giải thích rất dài dòng," ông nói.
"Nhưng phần lớn tất cả mọi người sau đó đều hiểu điều tôi muốn làm."
Một trong những lợi thế của việc đi tới những vùng xa xôi hẻo lánh là người dân không có nhiều tài sản.
"Họ không giống với người dân thành phố. Dân thành phố có quá nhiều đồ đạc, và nếu quý vị yêu cầu họ làm như thế này thì sẽ là một việc phải cố gắng quá mức," ông nói.
Một số bức ảnh chỉ mất vài ngày để chụp, có những bức mất vài tháng khi ông phải đợi một cặp vợ chồng chuyển nhà. Ngôi nhà của họ, cũng giống như hàng triệu người khác, bị phá để xây các khu nhà hay văn phòng mới. Có thể thấy cảnh họ ngồi trên giường và bức tường phía sau lưng họ có mấy chữ "phá đổ."
Thay đổi của đất nước
Dự án của ông Hoàng đã đưa ông tới 14 trong số 33 tỉnh của Trung Quốc, và đã đem lại cho ông một cái nhìn rộng lớn về những thay đổi của đất nước này. Ông khá lạc quan về quá trình thay đổi này và hướng mà nó sẽ đi tới."Tại nhiều làng quê Trung Quốc, chính phủ đã làm đường và đưa điện về. Đây là một thay đổi lớn. Nếu có đường xá thì người dân có thể đi lại. Nếu có điện thì có thể có TV, được nghe tin và biết được những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài.
"Vấn đề lớn nhất ở vùng nông thôn hiện nay là làm sao để có một nền giáo dục tốt hơn cho trẻ em và được chăm sóc y tế tốt hơn," ông nói.
Nhiều bức ảnh dường như đã chụp được cả những gì đã mất. Có những gia đình cắm trại như họ sắp sửa rời đi. Xung quanh những gia đình này là những căn nhà mới được sửa sang đắt tiền hoặc sắp bị phá đổ.
Hầu hết các gia đình đều có TV, một số có cả máy giặt. Chiếc máy khâu từng là vật mơ ước của mỗi gia đình thời thế hệ cha mẹ họ - vốn được coi một trong bốn đồ vật quan trọng - có thể thấy xếp ở phía sau trong một số bức ảnh.
Những bức ảnh "Tài sản gia đình" không được biết đến rộng rãi bên ngoài Trung Quốc mặc dù một số đã được triển lãm tại Paris và New York.
Sang năm sẽ đánh dấu 10 năm bức ảnh đầu tiên được chụp và ông Hoàng Thanh Quân dự định sẽ trở lại những nơi ông đã từng tới - một số nơi vẫn có thể nhận ra được, để xem có những thay đổi như thế nào.
"Trong 10 năm qua Trung Quốc đã có tăng trưởng rất nhanh và tôi muốn trở lại để xem những ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của người dân tại đây," ông nói.
Ông cũng hy vọng sẽ mở rộng phạm vi của dự án, đưa cả những viên chức chính phủ và các doanh gia vào bộ ảnh.
"Những bức ảnh đó có lẽ sẽ không thể chứa hết mọi tài sản mà họ có nhưng nó có thể đưa vào những vật dụng mà họ dùng hàng ngày.
"Từ những vật sở hữu của mỗi gia đình trong cuộc sống thường nhật của họ, quý vị có được một khái niệm rõ nét về cuộc sống của người dân Trung Quốc."
Hoa Kỳ và Châu Âu kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba blogger
Biểu tình tại Sài Gòn ủng hộ ba blogger Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phạm Thanh Hải.
DR
Bà Victoria Nuland, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố : « Chúng
tôi quan ngại sâu sắc về việc kết án ba blogger Việt Nam, mà chừng như
họ không làm gì khác hơn là sử dụng quyền tự do ngôn luận ». Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho ba blogger trên, và nhấn mạnh rằng « tự do báo chí là điều cốt yếu cho một xã hội cởi mở và công bằng ».
Người đứng đầu ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton tố cáo bản án trên là « đặc biệt nặng nề », và nhắc nhở « quyền cơ bản của mọi con người về việc tự do bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình ».
Trong khi vẫn ca ngợi quan hệ tốt đẹp giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt
Nam, bà Ashton yêu cầu chính quyền Hà Nội nên tôn trọng những nghĩa vụ
quốc tế và trả tự do « ngay lập tức » cho các blogger vừa bị án tù.
Về phía Pháp, thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp hôm qua cho biết Paris « vô cùng lấy làm tiếc » về bản án dành cho ba blogger, bị tù vì « các quan điểm mà họ tin rằng có thể tự do bày tỏ ». Nước Pháp nhắc lại sự gắn bó với quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, kể cả trên internet, tại mọi nơi trên thế giới.
Xin nhắc lại, hôm qua trong một phiên xử diễn ra chỉ trong vài giờ,
ba blogger Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải tức
Anhbasg, đã bị kết án lần lượt 12, 10 và 4 năm tù, kèm theo từ 3 đến 5
năm quản chế. Họ phải ra tòa vì tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » và « âm mưu lật đổ chế độ », có khung hình phạt lên đến 20 năm tù, vì đã viết blog tố cáo tham nhũng, bất công và chính sách đối ngoại của Hà Nội.
Việt Nam hiện đứng thứ 172/179 về tự do báo chí, theo bảng xếp hạng
của Phóng viên Không Biên giới. Tổ chức này, hôm qua, trên trang web của
mình đã nêu rõ, blogger Nguyễn Văn Hải đã bị giám sát nghiêm ngặt sau
khi phản đối rước đuốc Olympic đến Thành phố Hồ Chí Minh nhân Thế vận
hội Bắc Kinh 2008, cũng như việc ông tham gia biểu tình chống chính sách
xâm lược của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Còn blogger Phan
Thanh Hải thì viết về tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc, và
chỉ trích việc khai thác mỏ bauxite ở Tây nguyên.
No comments:
Post a Comment