Thursday, October 27, 2016

BẮC HÀN - VÕ NGUYÊN GIÁP - TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN

Friday, September 6, 2013

CÔNG LÝ BẮC HÀN

 Ngày 29/8, tờ Chosunilbo của Hàn Quốc đưa tin bạn gái cũ của ông Kim Jong-un cùng hơn 10 diễn viên nổi tiếng khác của Triều Tiên đã bị xử bắn công khai vào ngày 20/8 vừa qua.
Các nguồn tin ở Trung Quốc cho biết nữ ca sĩ Hyon Song-wol cùng ông Mun Kyong-jin, trưởng đoàn nhạc Unhasu đã bị bắt hôm 17/8 vì vi phạm luật nhà nước về văn hóa phẩm khiêu dâm và đã bị xử bắn công khai 3 ngày sau đó.
  Hyon Song-wol và 11 người khác bị kết án tử hình
Một đoạn video về ba phụ nữ Triều Tiên mặc quần áo bó sát đang nhảy theo nhạc nước ngoài được cho là bằng chứng kết tội nữ ca sĩ nổi tiếng Hyon Song-wol, người bị xử tử vì sản xuất phim khiêu dâm.

 Đoạn video dường như vô hại này cho thấy ba cô gái đội mũ cao bồi và mặc váy tua-rua đang nhảy trên nền nhạc của bài Aloha Oe do nam ca sĩ người Mỹ Elvis Presley trình bày.

 Tuy nhiên, các báo cáo từ Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, cho rằng đoạn video này là bằng chứng khiến nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ khác từ dàn nhạc Unhasu và ban nhạc Wangjaesan Light Music bị kết án tử hình.


Họ bị buộc tội sản xuất và tiêu thụ phim khiêu dâm, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm 28/8 dẫn nguồn tin từ Trung Quốc đưa tin.
Một người sử dụng YouKu- trang chia sẻ video nổi tiếng tại Trung Quốc - đã đăng tải đoạn video về ba phụ nữ đang nhún nhảy và nói rằng đoạn video này được cho là "băng sex", tờ Daily Dot cho biết.
Đoạn video đã nhanh chóng thu hút được 700.000 lượt xem.
Trang web tổng hợp tin tức của Trung Quốc này nói rằng một trong những vũ công trong đoạn video là Hyon.

THƯ BẠN ĐỌC GỬI QUÊ CHOA

Niềm thất vọng đắng cay

Thư một bạn đọc



NQL: Đọc để biết vì sao người dân mất hết niềm tin, đặc biệt là lớp trẻ. Câu chuyện dưới đây chỉ là chuyện nhỏ mà niềm tin của bạn trẻ này đã sụp đổ, còn biết bao nhiêu chuyện ghê gớm hơn, khủng khiếp hơn... đang chờ bạn khắp các nẻo đường đời.


Gửi Bác!


Được trở thành một công chức (viên chức) nhà nước, có lẽ đây là một niềm ao ước của nhiều người. Và cháu cũng là một trong số đó, và cháu còn có nhiều lý do để mong mỏi điều đó hơn nhiều người khác.

Bởi vậy mà khi BHXH Việt Nam thông báo tuyển viên chức, cháu đã nộp hồ sơ và miệt mài ôn luyện ngày đêm với sự quyết tâm cao độ nhất và hi vọng sẽ có một kết quả thật tốt trong kỳ thi này.

Và còn rất nhiều bạn khác cũng như cháu, rất tích cực học hành. Nhiều người trong đó có cháu, dành hầu hết thời gian và sức lực để ôn thi, có người còn phải đánh đổi rất nhiều thứ khác nữa, gia đình không tạo điều kiện, chồng không ủng hộ, đã vậy lại còn mỉa mai nữa, con nhỏ quấy khóc vì ốm đau. Bản thân cháu có lẽ may mắn hơn vì bố mẹ rất hiểu và tạo điều kiện hết sức để cháu có thể ôn thi.

Nhà cháu làm ruộng, vất vả lắm! Thời gian này đang mùa vụ, hết gặt lúa rồi cấy hái. Hết mùa lúa rồi đến mùa ngô, bố mẹ cháu lên nương từ khi gà gáy không kể ngày nắng như lửa đốt, áo ướt đẫm mồ hôi hay những ngày mưa bão ròng rã . Cháu cũng dậy sớm để học bài, nhìn bố mẹ vất vả, cháu càng cố gắng ôn thi hơn, tự nhủ với bản thân rằng phải cố gắng đỗ trong kỳ thi này.

Cháu vượt cả một đoạn đường dài hàng mấy trăm cây số xuống thủ đô để tham dự kỳ thi, trong lòng vừa nao nao hồi hộp, lo lắng nhưng cũng đầy niềm vui vì bản thân đã chuẩn bị khá là kỹ lưỡng cho kỳ thi này.

Thế nhưng Bác ơi, hi vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu, niềm tin của cháu bị sụp đổ hoàn toàn. Nó như cơn bão đổ bộ vào lòng Hà Nội trong mấy ngày thi vậy.

Trước những ngày thi, trên các diễn đàn có người thông báo có đề và tài liệu chuẩn, họ gửi mail đến từng cá nhân trên diễn đàn, nói về mức độ tin tưởng của đề thi và mức độ chính xác của tài liệu chuẩn, họ rao bán bộ đề với giá 1 triệu/môn. Có người tin, người không Bác ạ. Rồi người ta đăng tin địa điểm cụ thể bán phao, tài liệu thi thường xuyên, liên tục trên diễn đàn, bảo đảm độ chính xác của tài liệu, có cả sơ đồ chỉ dẫn đến hẳn địa điểm mua phao nữa.


Ngày thi đã đến, trước lúc vào phòng thi, thí sinh họ nháo nhào kêu gọi quyên góp tiền đi giám thị, 100 nghìn, 200 nghìn, chẳng biết họ đã in sẵn cả danh sách thí sinh phòng thi từ lúc nào để thu tiền rồi đánh dấu những ai nộp, họ để ý xem ai mới đến rồi ra để kêu gọi đóng tiền. Cháu cũng được huy động như vậy đấy. Khi cháu tuyên bố không đóng tiền và không quay bài và nói với mọi người rằng sẽ không quay được đâu thì ai cũng mở mắt tròn xoe nhìn cháu với con mắt như cháu là người ngoài hành tinh, là vật thể lạ vậy. Nói thật là lúc đó cháu rất là ngại và cảm thấy mình lạc lõng kinh khủng. Cháu cũng hiểu một vấn đề rằng nếu mình không hòa đồng và không theo cái chung của tập thể thì tự bản thân mình sẽ tự đẩy mình ra xa, tự “xây mồ chôn mình”, tự mình cô lập mình.

Trong khi làm bài thi, thanh tra bên ngoài và giám thị có bắt và lập biên bản Bác ạ, nhưng trong khi cháu và những người khác đang cố gắng làm sao viết thật nhanh, viết đau nhừ cả tay không dám ngừng vì đề khá dài thì xung quanh họ vẫn giở tài liệu bằng đủ mọi cách. Phao trong túi quần, trong hộp bút, thậm chí cả ở trong áo ngực nữa. Có bạn giở tài liệu ở tất cả các môn từ chuyên ngành, trắc nghiệm, Kiến thức chung mà không hề bị “phát hiện”. Thi trắc nghiệm thì thật là vui. Bác biết không, phòng thi xôn xao như học nhóm vậy.

Rồi Bác biết không, ngày thi thứ hai, ngoài hành lang phòng thi, người ta nói chuyện với cháu: phòng anh(chị) coi dễ lắm, may là mang phao vào, chép từ đầu đến cuối, hôm nay cũng cố gắng như vậỵ hay “ Phòng chị giám thị có nhận phong bì mà, chỉ để ý giám thị hành lang và thanh tra bên ngoài một tí, chứ trong phòng thì thoải mái thôi mà”. Rồi có người cũng không hề học gì mà vẫn đi thi, hỏi bạn ấy học hết đề cương không, bạn ấy trả lời với cháu rằng chưa hề học gì cả, bạn ấy không biết Luật BHXH như thế nào, Luật BHYT ra sao, nhưng bạn ấy vẫn làm được bài, vẫn viết đủ ý cả.

Đấy là những gì cháu được mắt thấy, tai nghe, tận mắt chứng kiến được.

Và trên các diễn đàn, sau khi đi thi về, họ bàn luận, bình phẩm nhiều lắm Bác ạ. Họ nói phòng này giám thị nhận tiền, phòng kia giám thị canh chừng thanh tra cho thí sinh quay bài, phòng này có COCC, con cháu của người này, người kia, có người dùng tai nghe Blutooth để chép bài, phòng có VIP, được chuyển chỗ, được giám thị “quan tâm”, được thu bài sau cùng, thí sinh được gửi gắm.

Cổng trường nơi cháu thi họ bán đầy phao của các môn; và môn tiếng Anh, cháu cũng thử mua một bộ xem qua, vào phòng thi khi giám thị phát đề thì quả là ngạc nhiên lắm, lúc đó cũng ước gì mình xem thật kỹ cái tập phao vừa mua thì chắc làm ngon lành, nhanh vèo vèo mà không cần phải đọc đi đọc lại như thế. Mấy quán photo ngoài cổng trường chắc làm ăn phát đạt vào 2 ngày thi này lắm. Và còn cả điều này nữa, cháu thấy lạ quá. Người thân của thí sinh chờ đợi ở cổng trường hỏi những người thi xong sớm và ra trước về đề thi của các môn có đúng như những câu hỏi được bôi đen trong tập câu hỏi mà họ đang cầm trong tay hay không. Mà điều ngạc nhiên ở chỗ tất cả đều đúng. Rồi họ cảm thấy tâm đắc với cái tập câu hỏi đó lắm đấy ạ. Chẳng lẽ lại có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên như thế này sao hả Bác? Hay chẳng lẽ thầy bói lại bói đúng đến vậy?

Người ta lại kháo nhau rằng có thí sinh làm bài trước khi giám thị đọc đề thi, có người đã có đáp án sẵn cho các câu hỏi trắc nghiệm. Và họ truyền tay nhau bộ đề thi được giải sẵn của môn tiếng Anh, những bài test được khoanh, đánh dấu là đã được thi ở các cụm thi trước. Và thật đúng là siêu nhân vì bài thi tiếng Anh rơi đúng vào 2 bài test còn lại trong tập tài liệu đó. Cháu thấy thí sinh thi BHXH thật là giỏi Bác ạ, vì họ tìm được tài liệu chính xác quá! Họ kháo nhau về chuyện chạy chọt bao nhiêu tiền, các chỉ tiêu đã được sắp xếp ra sao, chạy từ khâu đề thi hay chấm thi, …

Những người như cháu đi thi được gọi là “dân đen”, có người nói “dân đen” mà đỗ thì đúng là một kỳ tích, bài làm phải có sự đột phá, phải đặc biệt, như vậy mới có cơ hội. Và còn nhiều, còn nhiều nữa nhưng có lẽ cháu chỉ kể với Bác bấy nhiêu thôi là cũng đủ để Bác có thể hình dung ra được kỳ thi này nó như thế nào rồi đúng không ạ?

Và lại nói đến bản thân cháu, khi bước vào phòng thi với niềm hi vọng, phấn chấn bao nhiêu thì sau khi bước chân ra khỏi cổng trường, niềm tin và hi vọng của cháu đã bị sụp đổ hoàn toàn. Không phải vì cháu không làm được bài, thậm chí cháu còn làm bài tốt Bác ạ (theo cháu thì là như vậy), điều này còn phụ thuộc vào việc chấm thi nữa. Cháu nghi ngờ, lo lắng và cháu không còn đủ tự tin để khẳng định được rằng mình liệu có đỗ được trong kỳ thi tuyển viên chức này hay không???

Sau kỳ thi này, tự nhiên cháu thấy hoài nghi về mọi thứ, về những điều bố cháu đã từng dăn dạy, có lẽ nó không đúng hoàn toàn như bố cháu đã từng nói. Cháu cần phải làm gì để có thể lấy lại được niềm tin đây ạ?

Tác giả gửi Quê Choa

THƯỢNG TỌA THICH THIỆN MINH * TỐ CÁO TÒA ÁN CỘNG SẢN

Tòa án Phú Yên lập kế hoạch bắt giam Thượng tọa Thích Thiện Minh và Hòa thượng Thích Nhật Ban

Việt Nam, ngày 5 tháng 09 năm 2013
Kính gửi các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế
Kính gửi Các Đoàn Thể Chính Trị, Các Nhà Đấu Tranh Dân Chủ, Đồng Bào VN Trong, Ngoài Nước
Kính thưa quý vị:
Cách đây gần 5 tháng, vào ngày 12/4/2013, tôi nhận được giấy triệu tập của Ông Nguyễn Văn Hồng, Điều Tra Viên cơ quan An Ninh Điều Tra tỉnh Phú Yên mời thẩm cung sự việc có liên quan đến ông Ngô Hào, ngụ tại Tuy Hòa, Phú Yên. Ông Ngô Hào đã bị bắt đến nay gần 7 tháng và hôm nay, ngày 5/9/2013 tôi vừa nhận được giấy báo của Thẩm phán Võ Nguyên Tùng, Tòa Án Nhân Dân tỉnh Phú Yên mời tôi đúng 7g30 ngày 11/09/2013 phải có mặt tại Trụ sở TAND tỉnh Phú Yên số 58 Lê Duẫn, Tp. Tuy Hòa để tham gia phiên tòa.
Tôi được biết Tòa Án có mời cả 3 nhà Sư gồm:
Tôi (Thích Thiện Minh, Hóc Môn, tp) , HT.Thích Nhật Ban chùa Ba La Mật - Đồng Nai và TT.Thích Thiện Khánh chùa Phước Quang, Tuy Hòa, Phú Yên tham dự.
Buổi làm việc của tôi với trên 6 Công an cách đây 5 tháng. Ông Nguyễn Văn Hồng muốn biết rõ mối quan hệ giữa tôi và ông Ngô Hào vì lý do:
Khi ông Ngô Hào bị Công An tỉnh Phú Yên bắt, khám xét trong computer của ông Hào có 1 tấm ảnh chụp chung của ông Ngô Hào cùng tôi và Hoà thượng Nhật Ban tại chùa Ba La Mật, vào buổi cơm trưa, tôi có trình bày với ông Hồng như sau:
Vào trước năm 98 lúc tôi còn đương nhiệm Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN tạm trú tại chùa Giác Hoa, đường Nơ Trang Long, F:7, Q. Bình Thạnh, nhân ngày lễ húy kỵ Tổ Nguyên Thiều, Thượng tọa Thiện Khánh chùa Phước Quang, Phú Yên hướng dẫn ông Ngô Hào vào chùa Giác Hoa gặp tôi và ngỏ ý nhờ tôi vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ cho: “Vợ ông Ngô Hào là Bà Kim Lan bị bệnh Ung Thư Vòm Họng đang điều trị tại Trung Tâm Ung Bướu. Mấy ngày sau tôi mời Hoà thượng Nhật Ban, Thượng toạ Nguyên Thịnh cùng tôi mang tịnh tài khoảng 5 triệu đồng giúp bà Lan. Thời gian hơn 4 năm sau ông Ngô Hào làm ăn khấm khá, một hôm ông ghé chùa Ba La Mật Đồng Nai thăm, cúng dường Hoà thượng Nhật Ban và tôi, mục đích để tạ ơn, lúc ấy con trai ông Ngô Hào tên Minh Tâm cũng có mặt, cháu xin phép dùng điện thoại chụp 1 tấm ảnh 3 người làm kỷ niệm. Sau đó, cháu Minh Tâm đã đưa ảnh vào computer nên khi ông Ngô Hào bị bắt, khám xét máy có tấm ảnh nên công an điều tra muốn làm sáng tỏ mối liên quan. Còn việc khác riêng tư của ông Ngô Hào thì tôi và Hoà thượng Nhật Ban không hề hay biết...
Nay bất ngờ Tòa án tỉnh Phú Yên triệu tập 3 người chúng tôi tham dự phiên tòa xét xử, tôi thiết nghĩ việc làm nầy không cần thiết vì tôi và Hoà thượng Nhật Ban cùng Thượng toạ Thiện Khánh chẳng có liên quan gì đến vụ án của ông Ngô Hào. Nhận xét việc thông báo triệu tập của tòa án chỉ gây thêm phiền toái hay có dụng ý không hay. Nên vội thông tin nầy đến các tổ chức Nhân quyền QT và các đoàn thể Chính Trị , tôn giáo, quý nhà dân chủ và đồng bào VN trong, ngoài nước được liễu tri.
Trân Trọng,
Thích Thiện Minh
Chia sẻ bài viết: Share on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services 3

ĐẶNG CHÍ HÙNG * VÕ NGUYÊN GIÁP

Những sự thật cần phải biết (phần 19) - Sự thật về Võ Nguyên Giáp

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Do sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên từ nhỏ tôi cũng bị nhồi sọ và tuyên truyền những điều dối trá. Khi tôi tìm tài liệu và biết về sự thật thì tôi hiểu ra rằng mình đã bị nhồi sọ bởi một chương trình nói láo có hệ thống. Tuy nhiên lúc đó tôi vẫn còn thần tượng một phần nào đó ông Võ Nguyên Giáp. Tôi coi trọng ông Giáp hơn rất nhiều Hồ Chí Minh. Nhưng... cách đây 6 năm thì sau khi đã tìm hiểu đầy đủ tài liệu tôi chợt nhận ra ông Giáp cũng không khác gì các lãnh tụ cộng sản khác. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ phải viết về ông Giáp như một nhận thức đúng đắn nhất về ông ta đó là một vị tướng: Không có tài và coi thường sinh mạng của nhân dân.
I. Đôi điều về con người Võ Nguyên Giáp:
Đầu tiên xin mời bạn đọc xem qua tài liệu về tiểu sử của ông Giáp trên website của Quảng Bình (1):
Tóm tắt tiểu sử-Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 

1. Họ và tên (bí danh): Võ Nguyên Giáp (Văn) 
2. Năm sinh: Ngày 25/8/1911.
3. Cấp bậc, chức vụ cao nhất: Đại tướng, Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Quê quán: Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
5. Trú quán: Phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
6. Thành phần: Nhà nho yêu nước.
7. Năm tham gia cách mạng: Năm 1925.
8. Năm nhập ngũ: Năm 1944.
9. Ngày vào Đảng - Chính thức: Năm 1940.
10. Năm phong quân hàm cấp tướng: Đại tướng năm 1948. 
11. Quá trình tham gia cách mạng

Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1925 khi mới 14 tuổi. Năm 1929, đồng chí tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đảng Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam vì tham gia các cuộc biểu tình chống Pháp. Không có chứng cớ, cuối cùng, chúng buộc tha đồng chí. Đồng chí tiếp tục hoạt động cách mạng trên mặt trận văn hóa, viết bài cho những tờ báo công khai như: Tin tức, Nhân dân, Tiếng nói của chúng ta, Lao động, làm biên tập viên cho các tờ báo của Đảng, dạy sử, địa cho Trường tư thục Thăng Long. 

Năm 1934, đồng chí kết duyên với Bà Nguyễn Thị Minh Thái, một Đảng viên Cộng sản, cộng sự đắc lực của đồng chí. Trong những năm tháng hoạt động bí mật, hai vợ chồng đồng chí sống ở số nhà 46 phố Nam Ngư, Hà Nội. Sau này, Bà Nguyễn Thị Minh Thái bị thực dân Pháp bắt, giết chết bà trong ngục nhà tù Hỏa Lò. Từ năm 1936 đến 1939, đồng chí tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, biên tập viên các tờ báo của Đảng, Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. 

Năm 1939, đồng chí cùng đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc gặp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Được sự dìu dắt của Người, năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5 năm 1941, đồng chí trở về Cao Bằng, tham gia gây cơ sở cách mạng, lập ra Mặt trận Việt Minh, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Năm 1942, đồng chí phụ trách Ban Xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. 

Tháng 12/1944, đồng chí được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ủy nhiệm cho đồng chí đứng ra tuyên bố thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đồng chí được giao nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. 

Tháng 3/1945, đồng chí đưa Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến xuống phía Nam, hội quân với đội Cứu quốc quân của đồng chí Chu Văn Tấn ở vùng chợ Chu, Thái Nguyên để thống nhất tổ chức thành Việt Nam giải phóng quân. 

Ngày 4/8/1945, đồng chí là Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ, làm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam Giải phóng quân, tham gia Ủy ban Chỉ huy Lâm thời khu Giải phóng Việt Bắc. 

Đồng chí được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II, cử vào Ban Chấp hành Trung ương và là Ủy viên Thường vụ ban Chấp hành Trung ương, tham gia Ủy Ban Khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Lâm thời.

Tháng 1/1946, đồng chí được cử là Chủ tịch quân sự, Ủy viên hội đồng trong Chính phủ Liên hiệp, Phó trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Pháp tại Hội nghị ở Đà Lạt. Năm 1946, đồng chí kết hôn với Bà Đặng Thị Bích Hà (Con gái cố Giáo sư Đặng Thai Mai).

Ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 110/SL, phong đồng chí làm Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 27/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ra Nghị quyết: “Lập chế độ chính trị ủy viên, đại diện chỉ huy kiêm Chính ủy. Tháng 6/1950, có Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng chấn chỉnh tổ chức thành Bộ Quốc phòng, đồng chí là Tổng tư lệnh, Tổng chính ủy, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đồng chí đảm nhiệm các cương vị trên từ năm 1945 đến năm 1975. 

Về Đảng, đồng chí liên tục được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa II (năm 1951), đến khóa VI (Ngày 20/12/ 1986), làm Ủy viên Bộ Chính trị các khóa từ khóa II đến khóa VI. Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khóa I (năm 1946) đến khóa VI (Năm 1986). Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí trực tiếp chỉ huy các chiến dịch lớn: Biên Giới năm 1950, Điện Biên Phủ năm 1954.

Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí cùng Bộ Chính Trị chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền Nam Việt Nam, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.

Năm 1980, đồng chí thôi giữ chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, rút khỏi Bộ Chính trị năm 1982. Cuối năm 1983, đồng chí được cử làm Chủ tịch Ủy ban sinh đẻ có kế hoạch. Cuối năm 1993, đồng chí được suy tôn làm Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam….

12. Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

- Huân chương Sao vàng.
- Hai Huân chương Hồ Chí Minh.
- Hai Huân chương Quân công hạng nhất.
- Huân chương Chiến thắng hạng nhất.
- Huân chương Chiến công hạng nhất.
- Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
- Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.
- Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Đồng chí được Nhà nước Lào tặng Huân chương vàng Quốc gia Lào, Nhà nước Campuchia tặng Huân chương Ăng Co. Đồng chí được Đảng, Chính phủ các nước tặng nhiều Huân chương cao quý.”
Đọc qua tiểu sử của ông Giáp chúng ta thấy ông ta có một quá trình tham gia cộng sản khá lâu dài cho đến ngày hôm nay. Và chính ông Giáp có vai trò rất quan trọng trong việc gây ra hàng triệu cái chết trong chiến tranh “sinh bắc tử nam” mà chúng ta đã biết. Như vậy cũng giống như các lãnh tụ cộng sản khác, ông Giáp có tội gây ra chiến tranh tàn khốc theo lệnh của Trung Cộng. Tuy nhiên ông ta cũng đã được thêu dệt bằng những huyền thoại như tướng tài, tướng thương quân. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Mời bạn đọc theo dõi những tài liệu dưới đây để thấy điều đó.
Trước khi đi vào chi tiết cụ thể về những “thực tài” của ông Giáp, chúng ta hãy xem lý lịch bất minh của ông Giáp mà ngày nay đã có tài liệu sáng tỏ ông ta từng là con nuôi của mật thám Pháp. Có ít nhất 3 tài liệu trong số vô vàn tài liệu mà tôi xin gửi đến bạn đọc ở đây để chứng minh cho sự bất minh cho lý lịch của ông Tướng.
Thứ nhất, theo ông Trần Quỳnh - một chức sắc lãnh đạo có thẩm quyền cộng sản, có uy tín cá nhân - viết lại về việc Trường Chinh đến thăm ông Đặng Thái Mai như sau: “Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám, một lần Trường Chinh đến nhà Đặng Thái Mai có việc. Thấy Mai đang cầm đọc một lá thư, Đăng Thái Mai bị bất ngờ, Trường Chinh lướt qua bức thư mới kịp thấy tiêu đề của thư là chánh mật thám, chữ ký là Mạc-Ti và câu đầu: “Các con thân ái Mai và Giáp” (Mes chers enfants Mai et Giap). Mai ngước lên nhìn thấy Trường Chinh vội vàng nhét thư vào túi áo... Giáp là con người xảo trá- khi tôi từ miền Nam, khi nói chuyện riêng, Giáp hay nói xấu Bác, nhưng trước mặt Bác, Giáp hay nịnh Bác”. (Hồi ký Trần Quỳnh: Những kỷ niệm về Lê Duẩn, 30-07-1986).
Thứ hai, ông Hoàng Văn Chí trong cuốn “Từ thực dân đến cộng sản” viết đầy đủ và rõ ràng hơn như sau: “Mai (Đặng Thái Mai) và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của Phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đầy hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tàu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau như “anh em kết nghĩa”, nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là chú cháu”.
Thứ ba, cuốn sách của Cecil B. Currey, nhan đề:Victory at any cost: The Genius Of Viet Nam’s Gen. Vo Nguyên Giáp” ghi lại đầy đủ chi tiết và trung thực hơn cả. Xin được tóm tắt như sau: “Vào năm 1930, mật thám Pháp đã bắt một số người tình nghi hoạt động chống Pháp cùng với một số người khác trong đó có anh của Võ Nguyên Giáp là Võ Thuần Nho, Đặng Thái Mai, một giáo sư văn chương tại Quốc Học và một nữ sinh 15 tuổi tên Nguyễn Thị Quang Thái, nữ sinh Đồng Khánh. Người mà sau này là vợ của Võ Nguyên Giáp... Đặng Thái Mai bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Quang Thái, hai năm tù. Riêng Võ Nguyên Giáp vì chứng cớ hoạt động không rõ ràng, nhưng quan tòa cũng xin xử phạt 2 năm tù khổ sai... Năm 1933, Đặng Thái Mai ra Hà Nội nhận dạy học ở trường Thăng Long, VNG ra Bắc theo... Với một án tù chính trị như thế, con đường học của Võ Nguyên Giáp là không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Louis Marty. Trong việc tiếp xúc giữa Marty và VNG, Marty đã khuyên Giáp quay trở lại việc học và chuẩn bị cho việc thi tú tài 1 và 2. Chắc hẳn Marty đã ngầm giúp đỡ để Giáp có thể vào học ở trường Albert Sarraut”.
II. Một vị tướng không có thực tài:
1. Ông tướng chưa học quân sự:
Ông Giáp được ca tụng là một chỉ huy quân sự tài ba, lỗi lạc, thậm chí được cộng sản so sánh với đức thánh Trần Hưng Đạo. Nhưng có một điều là ông ta chưa học qua một khóa huấn luyện quân sự chuyên nghiệp nào. Để chứng minh điều này có 2 tài liệu sau đây:
Võ Nguyên Giáp & Hồ Chí Minh
Thứ nhất, cũng trên trang web của tỉnh Quảng Bình có đoạn viết về Võ Nguyên Giáp như sau: “Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.” (2)
Đọc qua đoạn trích tiểu sử ông Giáp chúng ta không hề thấy ngày tháng nào ông Giáp học quân sự nhưng lại thành lập quân đội và “huấn luyện quân sự”. Ông Giáp sẽ dạy gì cho lính nếu ông ta mù tịt về quân sự khi chưa có giờ phút nào học nó? Có lẽ cái này ông Giáp là hiểu nhất.
Thứ hai, trên trang Infonet của Bộ Thông tin Truyền thông của cộng sản có viết bài về cuốn sách “Chiến thắng bằng mọi giá” của 1 tác giả Mỹ như sau: “Dưới ngòi bút của sử gia người Mỹ, Võ Nguyên Giáp được xem là gương mặt quân sự đặc biệt nhất của thế kỷ XX. Theo ông, tướng Giáp dù không qua trường lớp đào tạo về quân sự, song những chiến công của Võ Nguyên Giáp và quân đội Việt Nam quả là huy hoàng, không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là những trận toàn thắng về chính trị.” (3)
Bỏ qua sự ca tụng mà truyền thông lề đảng vẫn làm khi viết về ông Giáp và các nhà lãnh đạo cộng sản mà sự thật chúng ta sẽ thấy ở phần sau của bài viết thì có một thực tế là ông Giáp chưa bao giờ qua trường lớp quân sự nào. Thật là một chuyện không thể có nếu không học qua quân sự lại biết về quân sự và tài tình như cộng sản thêu dệt. Cộng sản có thể lý luận ông Giáp cũng có thể như Khổng Minh trong Tam Quốc. Nhưng chúng ta phải nên nhớ Khổng Minh là một thiên tài đã đọc hết các sách binh thư, ngoài ra còn được bố vợ và vợ hết lòng chỉ giáo. Bởi vậy một kẻ không học qua sách vở, trường lớp quân sự không thể là kẻ thiên tài như cộng sản ca tụng. Và bằng chứng bằng sự thật đã khẳng định điều đó là đúng.
2. Tài năng vay mượn: 
Tướng Giáp luôn được ca ngợi ông ta chỉ huy nhiều trận thắng vang dội nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Hãy tìm hiểu những tài liệu sự thật để thấy ông Giáp nằm ở đâu trong những “thắng lợi” của quân đội cộng sản.
Trong số 8 tội mà liên minh Đỗ Mười - Lê Đức Anh đã tố ông Giáp thì có đến 4 tội trong quân sự đó là: “Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch. Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp - Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ. Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).” Và cơ bản những điều Đỗ Mười, Lê Đức Anh nói đều đúng không sai. 
a. Trận chiến Điện Biên Phủ: 
Thứ nhất, để minh chứng cho việc Vi Quốc Thanh - một tướng Trung Cộng tham gia chiến tranh với Pháp và đặc biệt tại Điện Biên Phủ đã chỉ huy quân đội cộng sản, tôi xin gửi tới bạn đọc bằng chứng được chính quyền cộng sản công bố. Ví dụ như trong bài viết về Vi Quốc Thanh trên website của sở Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An: “Mối quan hệ tốt đẹp giữa Bác Hồ với Vi Quốc Thanh được thiết lập từ hồi kháng chiến chống Pháp đầu những năm 50 của thế kỷ XX - khi mà Vi Quốc Thanh sang làm Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam theo sự phân công của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.” (4)
Tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn VN chụp ảnh lưu niệm với đại diện 
thân nhân gia đình các tướng Tàu - Trần Canh, Vi Quốc Thanh và Hồng Thủy
Thứ hai, báo quân đội nhân dân của nhà cầm quyền cộng sản dịch một bài viết của báo Trung cộng ca ngợi công lao của Vi Quốc Thanh và đàn em La Quý Ba, Trần Canh tại chiến dịch Điện Biên Phủ như sau: “Về vấn đề làm cố vấn như thế nào, Mao Chủ tịch nói: “Cố vấn thì là cố vấn, nhưng trên thực tế chính là tham mưu, làm tham mưu tốt cho các đồng chí lãnh đạo của người ta. Tham mưu chính là đề xuất chủ trương, nghĩ biện pháp, hiệp tác giúp đỡ lãnh đạo... Trung tuần tháng 6 năm 1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử đồng chí Trần Canh làm đại biểu sang Việt Nam, giúp đỡ tổ chức thực thi chiến dịch Biên Giới. Sau khi đến Việt Nam, đồng chí Trần Canh lập tức hội kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo cáo với Hồ Chủ tịch ý tưởng tác chiến tại biên giới đã suy nghĩ suốt dọc đường, đồng thời lập tức bôn tập ra tiền tuyến cùng với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt nam trù hoạch tỷ mỉ kế hoạc tác chiến... Về chiến dịch Điện Biên Phủ khi đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Vi Quốc Thanh là Tổng cố vấn quân sự. Cố vấn quân sự các cấp của phía Trung Quốc ra tiền tuyến dốc toàn lực hiệp tác giúp đỡ...” (5)
Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là suốt từ chiến dịch biên giới 1950 cho đến Điện Biên Phủ ông Giáp không phải là người đưa ra quyết sách mà hoàn toàn là người thi hành những cố vấn hay nói cách khác là chỉ đạo của Trung cộng thông qua La Quý Ba, Trần Canh và Vi Quốc Thanh. Trong quân sự người tham mưu là tài tình nhất nhưng ông Giáp lại đơn thuần chỉ là kẻ ấn nút sau khi đã có kẻ khác lập trình sẵn. Phải chăng đây là cái “tài” của ông Giáp?
Võ Nguyên Giáp và Trần Canh
Thứ ba, tác phẩm “Mao chủ tịch của tôi” của tác giả người Trung cộng - Hà Cẩn (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ” - phần 11, 12) có viết về sự kiện Điện Biên Phủ tại trang 134 như sau: “Bằng sự sáng tạo của Mao chủ tịch trong việc đưa tới Việt Nam các đồng chí cố vấn mà chiến dịch đã kết thúc thắng lợi với vai trò chính yếu thuộc về thượng tướng Vi Quốc Thanh”
Từ người thứ nhì (bên trái sang): Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lý Hàm Trân (火腿陳) vợ Lã Quý Ba. Hồ Chí Minh, x, Đại tướng bí danh Lã Quý Ba (罗贵波), Trường Chinh, x... Ảnh chụp tại An Toàn Khu. Nguồn: Hoa Nam MSS.
Tướng Tầu cộng Trần Canh đang chỉ bảo bộ đội Việt Minh trước khi ra trận.
Thứ tư, trong cuốn “Đường tới Điện Biên Phủ” của Võ Nguyên Giáp, trong chương I, chính ông Giáp đã khẳng định vài trò của tướng Trung cộng trong chiến dịch biên giới 1950 và Điện Biên Phủ sau này: “Khi trở về Bắc Kinh, Bác đề nghị Trung Quốc cử cố vấn sang giúp Việt Nam nay mai sẽ đi vào đánh lớn. Bác gợi ý bạn cử đồng chí Trần Canh. Phía Trung Quốc trả lời đồng chí Trần đã được bố trí công tác rồi, và đưa ra danh sách gồm 4 người: La Quý Ba, Trung ương ủy viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trưởng đoàn cố vấn, Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn về quân sự, Mai Gia Sinh, cố vấn về công tác tham mưa, Mã Tây Phu, cố vấn về công tác hậu cần.” (6)
Hồ Chí Minh và các cố vấn Trung cộng
Một người chưa học qua trường lớp quân sự liệu có thể chỉ huy chiến dịch được không? Câu trả lời là không và chính vì vậy Hồ Chí Minh đã phải mời chuyên gia Trung cộng sang để vạch kế hoạc cho ông Giáp.
Thứ năm, cuốn sách: “A reporter's love for a wounded people”của tác giả Uwe Siemon-Netto người Đức đã mô tả về ông Giáp như sau: 

“Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xảy ra như sau:

Giáp: “Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"

Charton: “Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố."

Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật.”
Đoạn này tác giả Netto cho thấy đánh giá của ông không chỉ đơn thuần là của ông mà bao gồm cả viên tướng Charton rằng: “Võ Nguyên Giáp chỉ thắng nhờ các yếu tố khác không phải tài năng quân sự”.
Và Netto tiếp trong cuốn sách của mình: “Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội”. Điều đó thay cho kết luận về một sự “tài hoa” giả tạo của ông Giáp.
 
Tác giả Netto người Đức viết về cộng sản và Võ Nguyên Giáp (đứng thứ 3 từ trái qua)
 
Thứ sáu, mạng sống của thanh niên Việt Nam bị ông Giáp coi như cỏ rác. Ông Giáp sẵn sàng thí quân trong các trận chiến. Trong trận chiến tranh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn năm 1950, để tiêu diệt cứ điểm Đồng Khê do 262 lính Pháp trấn đóng, ông Giáp đã dùng tới 10.000 quân (đông hơn quân trú phòng 40 lần). Sau trận đánh, hơn 500 quân Việt tử trận, không kể số bị thương hàng ngàn. Trong trận đồng bằng Phủ Lý, Ninh Bình, Vĩnh Yên vào tháng giêng năm 1951, chiến thuật biển người của Giáp đã bị Tướng Pháp De Lattre de Tassigny dùng bom Napalm tiêu diệt. Quân Cộng sản, dưới sự chỉ huy của ông Giáp, đã bị nhiều tử vong, thất bại trong ý đồ đưa chiến tranh về đồng bằng. Số tử vong của quân đội cộng sản, khi tháo lui, là trên 6000 người. Số bị thương chắc chắn là gấp đôi, gấp ba con số 6000.
 
Tại tài liệu của quân ủy quân đội cộng sản số 03 (BC - 03/QU) ngày 12/12/1953 ghi rõ: “Phía Trung Quốc nhấn mạnh Việt Minh cần giữ nguyên kế hoạch tập trung vào Tây Bắc và Lào. Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu thực thi chiến thuật này, Việt Minh có thể chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đánh chiếm đồng bằng sông Hồng và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương. Tháng 9, Bộ Chính trị không thông qua kế hoạch của đồng chí Võ Nguyên Giáp mà phải thực hiện theo kế hoạch của các đồng chí cố vấn Trung Quốc. Ngày 27 tháng 10 năm 1953, Đồng chí Vy Quốc Thanh trao cho chúng ta một bản sao kế hoạch của Navarre mà tình báo Trung Cộng đã thu đoạt được. Sau khi xem xét, quân ủy nhận thấy đề nghị của Trung Quốc là đúng. Toàn quân, nếu theo đúng kế hoạch của Trung Quốc, có thể phá vỡ kế hoạch của Navarre.”
Qua đây chúng ta thấy gì? Đó là ông Giáp chỉ là hư danh mà thôi. Còn thực chất cái “tài” của ông là do có được từ các cố vấn Tầu.
 
Theo như tác giả Bùi Tín: “Ông Giáp thường không có thói quen ra thị sát Mặt trận. Ở trận chiến Điện Biên Phủ, người ta chỉ thấy vài bức hình chụp ông với Hồ Chí Minh, tại Bộ Chỉ huy chiến dịch - bao giờ cũng trải vài tấm bản đồ, tay thì chỉ chõ - đóng kịch - như thể đánh nhau chỉ cần chỉ chõ bằng bản đồ - và ông trú ẩn an toàn tại Bộ chỉ huy ĐBP tại hang Thẩm Púa, thuộc Mường Phăng. Hang Thẩm Púa cách Điện Biên Phủ bao nhiêu cây số, thưa đại tướng? Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đi thị sát mặt trận, quần áo chỉnh tề, chân đi giầy ủng cao đến đầu gối!”. Như vậy là quá đủ để nói về một vị tướng “tài” như ông Giáp thời chống Pháp.
 
b. Cuộc chiến với VNCH:
Chiến thuật của Võ Nguyên Giáp trong chiến tranh là: Chiến tranh du kích và Chiến thuật bao vậy, biển người xung phong. Về chiến tranh du kích, thì mục đích là làm cho kẻ địch suy yếu, nản lòng, để cuối cùng tiến hành một cuộc chiến quy mô lớn để chiến thắng. Võ Nguyên Giáp áp dụng bài bản, không có sáng tạo gì đặc biệt. Đây làm một chiến thuật cổ xưa mà ai cũng biết thậm chí chỉ cần qua vài quyển sách. Về chiến thuật bao vây, Võ Nguyên Giáp cũng áp dụng một cách rất sơ đẳng, không có sáng kiến gì đặc biệt. Các bước chính của chiến thuật bao vây là chặn và cắt đứt đường tiếp viện của đối phương, siết chặt vòng vây và đánh úp. Võ Nguyên Giáp thành công ở Điện Biên Phủ vì quân Pháp không đảm bảo được tiếp viện. Còn tại Khe Sanh, Võ Nguyên Giáp thảm bại vì không nắm được một yếu tố cơ bản là quân Mỹ thiết lập cầu không vận, nên việc tiếp viện không bị gián đoạn. Võ Nguyên Giáp nướng hơn 10 000 quân việt cộng và thảm bại vì lý do này... Cuối cùng là chiến thuật biển người học tập mô hình của Trung cộng chứ không phải của ông Giáp cũng khiến cho hàng triệu người chết oan uổng để tô đẹp cho thành tích của ông ta.
 
Thứ nhất, theo Sắc Lệnh số 110/SL ngày 28 5/1948, Giáp được phong quân hàm Đại tướng, vị Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam lúc vừa tròn 37 tuổi. Về sau, nhân vụ phong tướng nầy, mà một ký giả ngoại quốc đã hỏi ông Hồ, dựa vào đâu, và căn cứ vào tiêu chuẩn nào để phong quân hàm cho một lúc nhiều người như vậy. Hồ Chí Minh đã trả lời, “Ai đánh thắng đại tá thì phong đại tá, thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, ai đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, và ai đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. Cũng chính vì đại tướng được phong kiểu của cộng sản mà đã gặp phải thảm bại khi gặp người Mỹ: “Năm 1968, Khi Võ Nguyên Giáp dùng 3 Sư đoàn bộ binh và trọng pháo bao vây toan lấy chiến thuật “biển người” để tiêu diệt 6,000 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ cùng khoảng 200 tay súng Biệt Động Quân QL/VNCH trên đồi Khe Sanh, Quảng Trị. Nhưng không chiếm nỗi, đổi lại Phía CS Bắc Việt bị pháo đài bay B52 trải thảm tiêu diệt từ 10 đến 15, 000 bộ đội - Đó là chưa kể thiệt hại trên các phương diện khác như quân cụ, chiến thuật, cùng hàng ngàn thương binh”. (Tom Carhart: Batles And Campaigns In Vietnam, tr. 130). 
Thứ hai, năm 1972, đích thân Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịch Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Mùa hè đỏ lửa) Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển, Vùng Chiến thuật 1, Cùng lúc 6 sư đoàn CS Bắc Việt hành quân tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân cộng sản bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin nội bộ thì cộng sản này cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, sư đoàn 308 thương vong 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; sư đoàn 320 thương vong 80% quân số. Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Tổng thương vong lên tới hơn 30 ngàn người (trong đó gần 14.000 hy sinh). Chiến dịch cũng khiến cộng sản tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn pháo gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974. mà không có được một thành quả cụ thể chiến thắng nào. Để khẳng định điều này thì chính tài liệu của cộng sản đã khẳng định.
Trong cuốn sách có tên gọi tạm dịch ra tiếng Việt “Liên Xô- Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chưa được biết” của tác giả người Nga, Ruslan Kobachenko, nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Châu Á từng giảng dạy tại đại học Minsk-Nga, ông cũng là đảng viên đảng cộng sản Liên Xô. Cuốn sách này đã được nhà xuất bản Lịch sử của Liên Bang Nga xuất bản năm 1995, có đoạn trong trang 240 như sau: “Về cơ bản chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972 của quân đội ông Giáp thất bại hoàn toàn mà không đem lại lợi ích nào cụ thể. Cái được lớn nhất chỉ là kinh nghiệm cho cuộc chiến sau này. Nhưng có lẽ ông Giáp là người phải chịu trách nhiệm cao nhất cho cái chết của hơn 15 nghìn người lính...”
Cũng là một tài liệu cộng sản khác khẳng định điều này đó là tài liệu tổng kết chiến dịch mùa hè 1972 của bộ tổng tham mưu có bí số KHTM/1972- BQP cho biết: “Chúng ta đã thiệt hại nặng nề nhất kể từ sau tổng tiến công Mậu thân năm 1968 mà cần phải một thời gian chừng 4 năm nữa mới có thể khôi phục lại...”
Thứ ba, chính ông Giáp đã kể lại trong lần sinh nhật thứ 84 của mình như sau: “Năm 1972, còn gọi là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến công như mọi khi: 'Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để tạo thế chủ động, khiến địch trở tay không kịp'. Cứ dùng chiến tranh du kích tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn (Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: "Thế là giảm sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm."

Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30 phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn thanh niên, sinh viên, trí thức Việt Nam.” 
Vậy đâu là cái tài của ông Giáp? Có lẽ chỉ là nướng quân mà thôi.
Trong khuôn khổ một bài viết chỉ có thể điểm lại và tóm lược các sự việc một cách ngắn gọn nhất không cho phép đi quá dài về một vấn đề. Trong phần tướng Giáp với VNCH và Mỹ này tôi xin mời bạn đọc đọc thêm “Những sự thật cần phải biết - Phần 1” để thấy đâu là nguyên do “chiến thắng” trên mặt quân sự của cộng sản năm 1975. Và từ đó bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về cái “tài” của ông Giáp.
c. Cuộc chiến năm 1979 với Trung cộng:
Võ Nguyên Giáp và Trần Canh năm 1950 
Trong cuộc chiến Việt - Trung tháng 2-1979 thì quân đội cộng sản hoàn toàn bị bất ngờ. Để trừng phạt Việt nam, Trung cộng đã sử dụng 10 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn độc lập, bao gồm 300.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay phía sau.
Các nguồn tin phương Tây nhận định rằng Trung cộng đã mất từ 60 đến 90 ngày để đưa quân vào các vị trí tập kết sẵn sàng cho các mũi tấn công. Chỉ cần là nhân viên quân báo cấp trung đoàn, hay các tổ trinh sát đặc biệt cũng nhận ra được ý đồ, và ngày giờ khai hỏa của đối phương, nói gì đến tình báo chiến lược.
Mờ sáng ngày 17-2-1979, Trung cộng tấn công trên toàn tuyến biên giới dài 1.400 Km, trải rộng trong một khoảng không gian gồm 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Việt Nam hoàn toàn không hay biết gì, khi Trung cộng tràn qua biên giới, thì thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, đang thăm Campuchia. Dân chúng không được thông báo trước, trẻ em, người già, và phụ nữ có thai, không kịp di tản ra khỏi vùng chiến địa. Trung cộng đã tạo ra được một yếu tố bất ngờ đến ngoạn mục. Câu hỏi được đặt ra là tướng Giáp đã ở đâu? Ông đã làm gì khi vận mệnh nước Việt bị quân đội do ông lãnh đạo không hề hay biết giặc tập trung và tấn công? Có lẽ là do ông bất tài.
Chúng ta phải quay lại thời kỳ trước đó, tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Đặng Tiểu Bình nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia và đã gọi Việt Nam là những tên du côn của phương Đông, phải dạy cho chúng một bài học.
Ngày 28-1-1979, Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, và tuyên bố “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”, “ Trung Quốc kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược Việt Nam”. Giọng điệu chiến tranh của Đặng rất rõ. Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước cộng sản sẽ nổ ra.
Sau 3 ngày thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình đến Nhật và tại đây vẫn giọng điệu hung hăng “Để trừng phạt Việt nam, dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động”; “Không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “Đối phó với loại người vô ơn như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”.
Cũng khoảng thời gian này, TASS - hãng thông tấn của Liên Xô cũng đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Việt-Trung. Từ Nhật về, Đặng Tiểu Bình chỉ thị tấn công Việt Nam vào ngày 17-2. Thời gian của chiến dịch không dài hơn cuộc chiến một tháng với Ấn Độ (1962), không gian của cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi trên dưới 50 cây số từ biên giới.
Bằng chứng Đặng Tiểu Bình sẽ trừng phạt Việt Nam đã rõ như ban ngày, nhưng không hiểu vì sao phía Việt Nam và nhất là quân đội tướng Giáp lại không hề hay biết? Có lẽ cái “tài” nhận định, đánh giá tình hình của tướng Giáp chính là đây.
Thiếu tin tình báo, nhận định và phân tích tình hình sai, không nắm được thời điểm nổ súng, thời gian, không gian, và quy mô chiến dịch của đối phương, đã dẫn đến việc tướng Giáp không hề bố trí những quân đoàn chủ lực dọc biên giới. Tất cả phó thác cho dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, và một vài trung đoàn độc lập.
Sau những ngày chiến đấu ngoan cường nhưng đơn độc của sư đoàn Sao Vàng trước một đối phương áp đảo về số lượng và hỏa lực, ngày 4-3-1979, Lạng Sơn thất thủ. Sáng 5-3, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang, và quyết định rút quân. Cùng ngày 5-3, Việt Nam phát lệnh “Tổng Động Viên”. Những quân đoàn chủ lực của quân đội cộng sản có xe tăng, pháo binh, và không quân từ chiến trường Campuchia trở về, cùng với một địa hình muôn vàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc, Việt Nam đã vào vị trí vây hãm Trung cộng. Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc phản kích, mà phần thắng sẽ thuộc về tay quân của ông Giáp. Nhưng thật bất ngờ, Việt Nam lại tuyên bố “Thiện Chí Hòa Bình”, rằng truyền thống ông cha ta... rằng lòng cao thượng... rằng lòng nhân đạo của dân tộc ta... Việt Nam sẽ để cho Trung cộng rút quân an toàn.
Sự thật trên đường rút quân, Trung cộng vẫn chém giết, vơ vét, và phá hoại. Vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại Đổng Chú, huyện Hòa An, Cao Bằng là một thí dụ. Trung cộng đã dùng búa, dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, 20 trẻ em, và 2 người đàn ông, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc vứt hai bên bờ suối. Trung cộng có đủ thời gian và không gian để phá hoại hạ tầng cơ sở, chiếm giữ những điểm cao quan trọng, và gài lại hàng triệu trái mìn cá nhân trên đường rút lui.
Quyết định “Thiện Chí Hòa Bình” của cộng sản Việt Nam hình như là một thái độ thủ hòa, nhưng hòa vào một thế vô cùng bất lợi. Từ đó, trong bất kỳ những cuộc thương thảo nào về biên giới, Trung Quốc luôn ở thế kẻ cả, áp đảo, và lấn lướt mà chúng ta thấy rất rõ. Đây là hệ lụy từ sai lầm mang tính chiến lược do tướng Giáp và Bộ tổng tham mưu gây ra.
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung cộng tàn phá tháng 2.1979 
Sự thật thì không chỉ có cuộc chiến năm 1979 mới thể hiện rõ sự kém cỏi của tướng Giáp. Mà ngay cả sau này sự việc mất Lão Sơn cũng là do lỗi của ông và đội quân dưới trướng ông.
III. Một vị tướng ác:
Trong một lần phóng viên báo chí quốc tế tại Hà Nội, phóng viên phỏng vấn ông Giáp: “...Ngài có hối tiếc gì về hơn 4 triệu người Việt Nam đã chết vì cuộc nội chiến ý thức hệ Cộng Sản?...” - Ông Võ Nguyên Giáp không đắn đo điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp: “(Non, pas du tout) “không hề hối tiếc”. Và trong quá khứ, Võ Nguyên Giáp đã từng tuyên bố: “Nếu phải hy sinh 2/3 dân số để giành lại Tổ Quốc trong tay ngoại bang thì ta cũng làm!” và Võ Nguyên Giáp đã làm những điều ông ta tuyên bố... Có lẽ vì vậy mà ông đúng là một vị tướng không tiếc thương quân của mình chỉ với mục đích lập nên những hư danh, hay nói cách khác ông chính là một vị tướng Ác. Để chứng minh điều này chúng ta cần phải tìm hiểu một số luận điểm như sau.
Thứ nhất, theo ông Philippe de Vedevilliers, một sử gia nổi tiếng Pháp, tác giả quyển “Histore Contemporaine de l'Indochine” và ông Hoàng Văn Đào, tác giả quyển “Việt Nam Quốc Dân Đảng” cho biết: “Khi Hồ Chí Minh qua Pháp, đã giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ được tạm quyền thay thế chủ tịch Nước. Võ Nguyên Giáp lợi dụng lúc cụ Kháng đi kinh lý tỉnh Quảng Nam - lúc đó ông Giáp tuy đang giữ Bộ Quốc Phòng - trong mưu đồ có phương tiện và cơ hội ra tay triệt hạ các chiến sĩ quốc gia chống VM cộng sản, Giáp lại đề nghị kiêm luôn chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội Vụ để tiện hành xử… Chỉ cần đợi lệnh Bộ Nội Vụ, “cương quyết trị tội” những kẻ làm việc phi pháp thì đến ngày 13-7 Võ Nguyên Giáp lệnh cho bộ đội và công an các địa phương được phép tấn công triệt hạ các chiến khu VNQDĐ, trừ trụ sở Trung Ương Hà Nội. Và chỉ trong vòng một tháng thì bàn tay đẫm máu của Giáp đã triệt hạ và tận diệt hết lực lượng quốc gia và chiến sĩ yêu nước liên hệ...”
Qua điều này chúng ta thấy điều gì? Đó là Võ Nguyên Giáp quá ác độc với chính đồng bào mình và thủ tiêu đảng phái khác mà cụ thể đây chính là Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đây chính là mình chứng cho thấy ông Giáp rất tàn ác.
Thứ hai, đánh giá về hành động ám sát khủng bố những người quốc gia không cộng sản có nhiều bằng chứng về ông Giáp là một tên đồ tể  “H. Berrier còn cho rằng vào năm 1944, những ngày đầu tiên khi còn hoạt động bên cạnh Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Tướng Bình đã cùng với Võ Nguyên Giáp ám sát, khủng bố những thành phần quốc gia chống Pháp mà trước đây Bình từng là đồng chí với họ thời năm 1930. Bình và tướng Giáp đả mở những cuộc thanh trừng và sát hại rất nhiều thành phần được coi là Việt Gian. Khi giết những đồng chí Quốc Dân Đảng, phải chăng Nguyễn Bình muốn trả cái thù bị đâm chột mắt khi còn bị giam ở Côn Đảo? Rõ ràng cái gợi hứng ám sát và thủ tiêu những thành phần thù địch, Nguyễn Bình bước đầu cùng đi một con đường với tướng Giáp” (Tóm lược Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67 của Nguyên Hùng).
Và sau đó thì hãy nghe lời tướng Giáp nói với Nguyễn Bình để thấy ông Giáp quyết tâm thanh trừng người yêu nước không cộng sản thế nào: “Anh hãy nghe đây, tướng Giáp nói với Bình: Anh là một người quốc gia thông minh. Anh phải đứng chung trong hàng ngũ của chúng tôi nếu không chúng tôi sẽ thủ tiêu những người bạn trẻ của anh. Chúng tôi phải làm như vậy bởi vì họ sau này có thể là những kẻ phản bội. Anh đã biết nếu những người này trở thành những người anh hùng? Bây giờ thì có thể họ chưa là gì, nhưng sau này thì họ sẽ đi vào lịch sử. Bởi vì họ đã làm được một số công trạng trong những năm vừa qua, họ ham muốn quyền lực. Nhưng họ lại không xứng đáng được. Và để đạt được quyền lực đó, họ chỉ có một con đường mà họ có thể làm được. Là họ sẽ cộng tác bắt tay với bọn Quốc Dân Đảng hoặc với Pháp. Họ phải bỏ đi thôi.” (Tóm lược Hillaire du Berrier, Background to Betrayal, trang 66-67 của Nguyên Hùng).
Chính vì vậy, nhìn toàn diện các hoạt động khủng bố, ám sát ở những ngày đầu cuộc kháng chiến, ta phải coi ông Giáp là người chủ trương như nhận xét của Robert J O’ Neill: “Tướng Võ Nguyên Giáp chịu tất cả mọi trách nhiệm trong khi Hồ Chí Minh vắng mặt về việc sát hại hằng trăm các nhà chính trị dám chống lại Việt Minh, phá hại tất cả các tổ chức nào xem ra có thể cạnh tranh với Việt Minh cũng như cấm đoán mọi tờ báo nào xuất bản mà không có sự kiểm soát của Việt Minh. Ông cũng đã thiết lập được một quân đội từ 30.000 lên 60.000 cũng như một đơn vị tự vệ từ các thường dân…”(Trích “Robert J O’ Neill, General Giap: Politician & Strategist, trang 44”).
Thứ ba, trong cuộc phỏng vấn tạp chí George năm 1998, chính tướng William Childs Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam - nói về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội cộng sản như sau: “Of course, he was a formidable adversary... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius. An American commander losing men like that would hardly have lasted more than a few weeks”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm... Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự. Với một người lính Mỹ mất tình thì chỉ huy sẽ rất khó khăn trong vài tuần lễ”.
Chúng ta cũng phải nhận thấy một điều là với Westmoreland, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự. Điều này cho thấy cộng sản Việt Nam thật sự tàn độc và coi thường sinh mạng binh sĩ. Đây không chỉ là điều ám chỉ mình tướng Giáp công thành khiến “vạn cốt khô” mà nó còn ám chỉ bản chất không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn nào của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Mục đích của cộng sản là lợi dụng xương máu của nhân dân để đem lại lợi ích cho đảng mà không có chút tình người, tình dân tộc nào ở đây. Tướng Westmoreland cũng khá sâu sắc khi dùng từ “formidable” vì nó có nghĩa như là sự khủng bố mà chính cộng sản Việt Nam gây ra cho nhân dân 2 miền.
Thứ tư, để khẳng định thêm về việc coi thường sinh mạng chính đồng chí mình trong cuộc chiến, mời các bạn đọc bức thư sau đây.
Bức thư nói lên điều gì? Đó là một sự thật đau lòng: Người Mỹ coi trọng sinh mạng con người và coi cuộc chiến tranh là một điều quy ước, còn cộng sản thì bất chấp cả việc dọn xác đồng đội mình và lao vào cuộc chiến như một con thiêu thân bất chấp mọi thủ đoạn. Đây chính là sự thật đằng sau tấm mặt nạ “vì nước vì dân” của đảng cộng sản. Đối với đảng, sinh mạng người chiến sỹ, người bộ đội chỉ là một thứ đồ chơi! Ông Giáp là tướng đã ở đâu khi coi thường sinh mệnh của chiến sỹ mình? Có lẽ ông Giáp không cần biết vì ông còn mải thực hiện theo lời Trung cộng “Đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” và lời của Hồ Chí Minh “Dù phải đốt cả dãy trường sơn cũng phải đánh Mỹ...”
Thứ năm, người chiến sỹ là bộ đội cộng sản ra trận không chỉ bởi những thúc ép từ quê nhà bằng chính sách hộ khẩu và đấu tố đào ngũ mà còn ngay tại mặt trận họ bị bắt ép phải chết vì đảng cộng sản. Xin lấy một vài ví dụ:

Cuốn sách “Stalking the Vietcong” (7) tại trang 207 đã có hình ảnh và minh chứng cho việc quân đội cộng sản đẩy những thanh niên vào những sợi xích chân bắt buộc họ phải hi sinh oan uổng vì chủ nghĩa cộng sản.
Cũng nói về việc cưỡng bức và lên dây cót tinh thần chiến đấu của các chiến sỹ bộ đội cộng sản, đảng đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào. Trong cuốn “Mặt trái của chiến tranh” do Hội Văn nghệ quân đội Nga xuất bản năm 1995 có viết tại trang 15: “Các cuộc chiến đều đem lại đau thương và người ta thậm chí còn kích thích tinh thần người chiến sỹ bằng những liều thuốc. Người Đức dùng Ma túy tổng hợp, người Trung Quốc dùng thuốc tự chế tên gọi “hùng tâm” mà sau này có dùng trong chiến tranh Việt Nam cho quân đội Miền Bắc...”
Vậy ông Giáp đã ở đâu khi để quân của ông phải chết vì những cái chết oan uổng đó? Nếu làm tướng mà xây danh vọng trên xác binh lính một cách phi nghĩa và độc ác như thế thì có đáng được tôn vinh hay không?. Tôi mong những giây phút cuối đời ông Giáp hãy dũng cảm nói lên sư thật này.
Ngoài ra, ông Giáp nghĩ gì khi chính bộ chính trị và quân ủy quyết định dùng trẻ em như những quân bài tẩy trong chiến tranh (Xin xem thêm “Những sự thật cần phải biết -  phần 11”). Một vi tướng dùng trẻ em để hi sinh có phải là anh hùng không? Anh hùng thì chắc chắn là không mà cái Ác thì chắc chắn là có.
Thứ sáu, để kết luận về tính “ác” của ông Giáp thì hãy đọc đoạn sau đây trong cuốn Losers are Pirates by James Banerian1984, Tr.69): “Năm 1946, Hồ Chí Minh ký hòa ước với Pháp để quân Pháp trở lại Việt Nam. Các lãnh tụ Công Sản, trong đó có Giáp, đã thẳng tay tiêu diệt các người quốc gia Năm 1946, khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp sắp xảy ra, Giáp là Bộ Trưởng Quốc phòng trong Chánh phủ liên hiệp. Tại Hà Nội, trong khi quân Pháp và Tự Vệ Thành đang gầm ghè nhau, Giáp và đồng bọn hứa hẹn là quân chánh qui của họ tức các đơn vị Vệ Quốc Đoàn tinh nhuệ đã kéo về đóng chung quanh Hà Nội, sẵn sàng làm cỏ quân Pháp. Ngày 19 tháng 12, chiến tranh bùng nổ tại Hà Nội. Nhóm lãnh đạo Cộng Sản đã rút về Hà Đông từ mấy ngày trước. Vệ Quốc Đoàn đâu chẳng thấy, chỉ thấy các Tự Vệ Thành đánh vùi với quân Pháp trong các đường phố Hà Nội. Họ đã cầm cự với quân Pháp trong gần 2 tháng, thời gian đủ để dân chúng rời thành phố lánh nạn, đủ để đám Cộng Sản rút vào các an toàn khu Việt Bắc. Giáp và đồng bọn muốn mượn tay quân Pháp để thủ tiêu các thanh niên Hà Nội.”
Chúng ta thấy ở đây điều gì? Đó là ông Giáp đã có đầy đủ bản chất của những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ Hồ Chí Minh trở xuống, là gian hùng, dối trá, thâm độc và tàn bạo.
IV. Kết luận:
Năm 1983, Võ Nguyên Giáp bị Lê Đức Thọ, Lê Duẩn hạ nhục bằng cách cho đi làm Chủ tịch Ủy Ban sinh đẻ có kế hoạch. Ông Giáp đã ngậm bồ hòn làm ngọt, ngoan ngoãn vâng lời. Ngày trước, trong vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra tại miền Bắc năm 1955, nhiều người đã ở trong Quân Đội Nhân dân của Giáp như Trần Dần, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán... bị đem ra đấu tố, tù đầy, Giáp vẫn giữ im lặng. Trong vụ án chống đảng do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ mưu, các tướng Cộng sản đàn em của Giáp như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Vịnh, các Đại tá thuộc cấp của Giáp như Lê Minh Nghĩa, Lê Vinh Quốc, Văn Dzoãn... bị hãm hại; Giáp vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Khi các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái (cũng là thông gia của ông Giáp) bị đột tử sau khi miền Nam đã bị cộng sản hóa thì ông Giáp vẫn ngậm miệng, im lặng là vàng.
Ông Giáp đã để lộ rõ cái hèn của mình. Ông Giáp kệ mặc đàn em bị thảm sát, tù đày. Theo nhà báo Bùi Tín, cựu Phó Tổng Biên tập của báo Cộng Sản Quân Đội Nhân dân, sở dĩ ông Giáp không bị đám Lê Đức Thọ, Lê Duẩn thủ tiêu vì Giáp biết thủ nghĩa: “Anh Văn quá hèn”. Chức vụ coi về sanh đẻ năm 1983 là một hình thức hạ nhục Giáp do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ trương. Để nói về việc hạ nhục này, trong dân gian có truyền tụng hai câu thơ diễu cợt đượm đầy mỉa mai:
“Ngày xưa Đại tướng cầm quân
Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em”.
Với tôi, trong bài viết này không quan trọng chuyện đó vì đây là thuộc phạm trù con người. Ông Giáp có quyền né tránh và thủ thân cho mình.
Tuy nhiên cái không được của ông Giáp ở đây chính là ông quá bất tài nhưng không chịu chấp nhận sự thật đó mà vẫn mặc kệ im lặng để cộng sản tô vẽ nhưng cái ông không có. Ngoài ra, bằng sự coi thường sinh mệnh nhân dân, sinh mệnh chiến sỹ thì ông Giáp xứng đáng được liệt vào hàng tướng Ác. Nhưng không phải chỉ là ác với đối phương mà ác với chính quân của mình, coi quân của mình như cỏ rác.
Với một lý lịch bất minh là con của mật thám Pháp thì ông Giáp đáng lẽ ra không thể theo cộng sản. Nhưng vì ông ta có cái ác, cái lỏi mà Hồ Chí Minh thích sử dụng ông ta. Bởi vậy người ta sẽ dễ dàng giải thích vì sao ông im lặng cho Hồ Chí Minh giết hại hàng triệu đồng bào trong CCRĐ. Tại sao ông Giáp im lặng cho Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh ký công hàm bán Hoàng Sa - Trường Sa năm 1958. Những người ca ngợi ông sẽ lấy lý do gì bào chữa cho việc ông “có tâm” mà lại để những việc bán nước, giết người xảy ra ngay trước mũi khi ông nắm quân đội trong tay. Có lẽ ông Giáp cũng chỉ là một người cộng sản như bao cộng sản khác đó là: bán nước, độc tài, tàn ác và bất tài mà thôi!
05/09/2013

Thursday, September 5, 2013

HÒA THƯỢNG TRÍ QUANG * TỰ TRUYỆN

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN - 
Tác gỉa: Thích Trí Quang

image


Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2011





(Sách dày 216 trang, nhà xuất bản Tổng Hợp TP. HCM tại Sài Gòn. In 3000 cuốn, xong ngày 22-7-2011. Tác giả viết xong ngày 24-4-2011. Sách không chia thành chương, mục mà được phân thành 47 đoạn viết theo lối hồi ức, tự truyện. Không có một hình ảnh nào minh họa từ bìa đến nội dung.)

Bài viết liên quan đến chủ đề:

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN: Không vẫn hoàn không - Trần Kiêm Đoàn
TIỂU TRUYỆN TỰ GHI Hòa thượng Thích Trí Quang
TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN: phác thảo về cuộc đời và sự nghiệp của một danh Tăng -Tâm Đăng
THÍCH TRÍ QUANG VÀ VIỆT NAM - James Mc Allister - Trần Ngọc Cư dich
Thich Tri Quang and the Vietnam War - JAMES McALLISTER (Nguyên tác tiếng Anh - PDF)
CON NGƯỜI THẬT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG - Đào Văn Bình
PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1963 - Phóng viên Neil Sheehan - Ảnh của © Bettmann/CORBIS
PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1967 Bài: Trọng Hoàng - Ảnh của nhiếp ảnh gia: Co Rentmeester (Life)
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG và Một Chặng Đường Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam - Huỳnh Kim Quang
Thích Trí Quang là một thượng tọa Phật giáo, ông đóng một vai trò khá quan trọng diễn biến của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Thích Trí Quang tên khai sinh Phạm Quang, tên tục là Do [1], sinh năm Giáp Tý (1924), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình. Ông là con thứ tư trong gia đình có 6 anh em trai, hai anh đầu khác mẹ. Thân mẫu ông là hội viên Hội Tiên Thiên Thánh Giáo (hội những người lên đồng). Cha ông bán thế xuất gia với ngài Thích Đắc Quang, pháp danh Hồng Nhật. Khi ông được 6 tuổi, bố mẹ cho ông học chữ Hán và chữ quốc ngữ. Sau đó ông được gửi đi tu học tại Chùa Bảo Quốc, Huế với các Thượng tọa Thích Trí Độ, Thích Mật Thể v.v... là những vị sáng lập Phong trào Chấn hưng Phật giáo tại miền Trung Việt Nam[2].
Năm 1938, ông xuất gia vào Huế theo học chương trình đào tạo tăng sĩ và hoàn tất chương trình vào năm 1944. Mùa hè năm 1946, ông được mời ra Hà Nội thành lập Phật học viện tại chùa Quán sứ. Cuối năm 1946, ông trở về Quảng Bình thọ tang cha, sau đó ra Huế tu tại chùa Tù Đàm. Ở Huế vì hoạt động trong Hội Phật giáo Cứu quốc, ông bị chính quyền Pháp thời ấy bắt giam và bị quản thúc sau khi được trả tự do. [3]Đầu năm 1947, Pháp chiếm Quảng Bình, ông vào chiến khu chống Pháp, phụ trách quận hội của Liên Việt.
Năm 1963, sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm dùng bạo lực đàn áp các cuộc biểu tình phản kháng của Phật giáo, Trí Quang đã đóng một vai trò quan trọng trong việc sách động và duy trì cuộc khủng hoảng chính trị lâu dài, một cuộc khủng hoảng cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Trong Sự kiện Phật Đản, 1963, thượng tọa Thích Trí Quang là nhà lãnh đạo Phật Giáo được báo chí quốc tế nhắc nhở tới nhiều nhất. Khi Chùa Xá Lợi bị tấn công, tăng ni bị bắt, việc ông vượt khỏi hàng rào nhà tù vào lánh nạn trong Toà Đại Sứ Mỹ tại Saigon từng được coi là một bí ẩn, mọi chi tiết chưa từng được kể lại. Tuần báo Time đã từng đăng hình Thượng Toạ với lời ghi chú "Người làm rung rinh nước Mỹ".
Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, hai anh em Diệm Nhu bị giết, Thích Trí Quang vẫn không trở về với vị trí bên lề của trường chính trị, ông tiếp tục vận dụng ảnh hưởng to lớn của mình lên sinh mệnh chính trị của Việt Nam Cộng hòa bằng cách ban bố hay từ chối hậu thuẫn của mình cho những chế độ quân nhân đã điều hành quốc gia từ 1964 đến 1966. Trong vụ Biến động Miền Trung vào năm 1966, thượng tọa Thích Trí Quan là người đề nghị đồng bào đưa bàn thờ Phật xuống đường để ngăn chặn lối đi của quân chính phủ.
Khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập, ông là Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, trong khi Thượng toạ Thích Tâm Châu là Viện trưởng Viện Hoá Đạo.
Theo tướng Nguyễn Hữu Có thì trong Sự kiện 30 tháng 4, 1975 thì Thích Trí Quang là một kênh liên lạc của đại tướng Dương Văn Minh với phía bên kia[4] Từ sau 1975 cho tới nay, ông vẫn sống yên lặng tại Saigon, hiện tĩnh tu tại chùa Già Lam. Bên cạnh việc san dịch kinh sách, ông đang hoàn tất một hồi ký đặc biệt về cuộc vận động của Phật Giáo Việt Nam.
Theo James McAllister trong "Only Religions Count in Vietnam : Thich Tri Quang and the Vietnam War," thì: "Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lí luận rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng." Tuy nhiên: "Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Trí Quang với giới chức Mĩ thì rõ ràng là, Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mĩ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Quốc. Yếu tố chính dẫn đến xung đột giữa phong trào Phật giáo và chính quyền Johnson là việc Trí Quang quả quyết rằng các chế độ quân sự tiếp theo Ngô Đình Diệm có thái độ thù nghịch với Phật giáo và thiếu khả năng đưa cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng sản đến một kết thúc thắng lợi. "[5]

Chú thích

  1. ^ Có tài liệu nói ông tên thật là Nguyễn Văn Bòng
  2. ^ TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I Thích Đồng Bổn Chủ biên Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành
  3. ^ Lại chuyện Thích Trí Quang
  4. ^ Thượng Tọa Thích Trí Quang và Đại Tướng Minh
  5. ^ Tạp chí Modern Asian Studies 42, 4 (2008), pp. 751–782
Hòa Thượng Thích Trí Quang
Tiểu truyện tự ghi


Tôi người Quảng bình, 1 trong 3 nơi mà Huyền trân công chúa mới đáng là thành hoàng. Tổ tiên gốc người Hải dương, 4 cha con cùng có mặt trong đạo quân tiếp quản Quảng bình, rồi định cư ở 3 làng. Thuận lý là con trưởng, kế đó, Phương xuân là con thứ 2. Diêm điền, làng tôi, là nơi Tổ của làng tôi cùng con út định cư. Làng tôi cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng bình chỉ có chừng 600 mét đường chim bay.

Trước đó, cả làng định cư bao giờ không rõ, chỉ biết vì chậm chân nên ngoài số ruộng đất không đáng kể, làng tôi phải làm muối, vì con sông của làng là nhánh sông lớn Nhật lệ, nước mặn. Do đó mà có tên Diêm điền, cấp phường chứ không phải xã,thuộc tổng Long đại, phủ Quảng ninh, 1 trong 5 phủ huyện của Quảng bình. Vị trí gần tỉnh lỵ, nhưng làng không có truyền thống học chữ Tây. Vẫn học Nho, nhưng không có tiếng là làng Nho học hay khoa bảng gì.

Một bí mật mà nay nên nói ra. Làng tôi có liên hệ khá chặt chẽ với phong tràoVăn thân của chí sĩ Phan đình Phùng. vùng núi phía tây của làng có 2 quân thứ của phong trào. Bác họ tôi là một chỉ huy cấp trung, ông ngoại tôi là một đội viên, của một trong 2 quân thứ. Cha tôi là “người của vua Minh”, tiếng gọi kín vua Hàm nghi.

Năm tôi 14 tuổi, cha tôi bảo đi theo ra thăm đám ruộng cạnh giếng Nĩ, vùng Ải dài, nghiêm trọng kể cho tôi, và bảo, “phải biết và nhớ lấy”. Tôi hỏi, làng mình có ai là “người của vua Minh” nữa không, cha tôi đắn đo rồi bảo, có, làng mình và các làng chung quanh, nhất là dưới tỉnh, có cả. Nhưng, này, “quốc tặc” là gì, con biết không, tôi thưa, dạ biết. Cha tôi bảo, biết, biết nó là gì thì không được sợ, cũng không được khinh suất.
Nhà tôi có 6 anh em trai. Anh đầu là Phạm Huệ, mất ở Lào. Anh hai là Phạm Cần, 102 tuổi, mất năm kia. Bốn anh em còn lại, sinh cùng một mẹ, là Phạm Minh,90 tuổi; tôi Phạm Quang, 89 tuổi; em, Phạm Chánh, tử trận năm 1947, trong tuần lễ thứ 2 chống Pháp tại tỉnh nhà; em út là Phạm Đại, mất chưa kịp gặp tôi, sau 1975. Tôi có bác ruột, Phạm Phương, tử trận tại bến Bồ đề, cuối cầu gỗ Đông ba, Huế, trong trận chiến quân ta tấn công tòa Khâm sứ Pháp, ở đây. Mẹ tôi rất thích nghe bài sám Lương hoàng, người Đức phổ, cùng làng với bổn sư, và tổ sư của tôi (là người Đắc ân, trú trì quốc tự Linh mụ. Cả cha mẹ cùng qui y ngài nầy, làm Phật tử tại gia (đồng sư với bổn sư của tôi). Cha tôi tâm đắc nhất nên tự phiên âm chữ Nôm bản “Truyện Phật Thích ca” của Từ bi âm, thích thú đọc lớn, ngâm nga hoài, nhất là những lúc một mình, và khi mất đã tự đặt sách ấy trên ngực, 2 tay giữ lấy.

 Nhánh ba họ Phạm làng Diêm điền là gia tộc của tôi, theo Phật từ lâu, nhưng thật sự là ông nội và cha tôi. Cha tôi khi bán thế xuất gia thì làm đệ tử ngài Đắc quang (Tăng cang Linh mụ) em ruột ngài Đắc ân. Danh hiệu long vị là “Người dòng phái đại tổ sư Nguyên thiều, pháp danh Hồng nhật, pháp tự Tâm nguyên, đắc pháp với pháp húy Huyền đàm đại sư.”

1/3


Năm lên 7, mẹ tôi chuẩn bị đâu vào đó, rồi nghiêm mặt đến nỗi anh Minh và tôi không dám hó hé, nhưng tôi có cảm giác là lạ, và mẹ ra lịnh “sáng mai đi học”! Khai tâm cho anh em tôi là tiên chỉ của làng. Mậu thực phu từ. Mẹ tôi soát vở học luôn, bằng cách đếm trang vở, nhìn chữ son đồ nét mực đen, rồi bảo tôi trước, “họcgì đọc cho mẹ nghe”! Nghe xong, mẹ im lặng, 2 năm sau, đem anh em tôi lên làng Thuận lý, cách nhà 6 cây số, học với bác họ, bác ấm Lộc, cha làm Kinh lược ở đâu ngoài Bắc. Bác hơi dữ. Nhưng lo cháu bị mẹ đánh, bác bảo viết lại bài làm, khuyên vào nhiều vòng đỏ. Mẹ cũng đoán ra, xin bác đừng thương lắm kẻo cháu hư thân.

Mẹ về. Bác bảo, họ Phạm ta ở làng nào cũng kém lắm. Bác gọi tên tục của tôi mà bảo. Do, cháu gắng lên nữa, cho mẹ vui, bác vui. Tất cả vốn liếng chữ Nho, chữ quốc ngữ và trọn chương trình Cơ thủy hồi đó, do sở Học chính Đông dương biên soạn, chúng tôi được học cả. Trừ chữ Tây. Bác Lộc nói với mẹ, cháu tạm ngưng được rồi. Những gì đủ để sống ra trò ở thôn quê, tôi đã dạy cháu. Cô có thể tìm cách cho cháu học theo chương trình Tây soạn ra, một mớ chữ của nó nữa là đi thi lấybằng Cơ thủy, học lên Thành chung... Nhưng cái đó tùy cô, bàn xét cho kỹ. Mẹ tôi bàn với cậu ruột của tôi. Nhất là xét kỹ coi tôi có đủ sức sống với thôn quê, hay không. Cậu xét gắt gao, và nói với mẹ, bác ấm Lộc dạy rất tốt. Còn việc học lên nữa thì phải xét có tiền không, có cần không. Mẹ bàn với cha. Cha tôi bảo để kiểm tra đã. Và kiểm tra nghiêm ngặt, bằng khá nhiều cách. Nhất là kiểm tra học lực chữ Nho
của tôi.

Cha tôi khá vui, nhưng bảo mẹ tôi, con nó mới học một nửa,. Một nửa cần phải học thêm. Ta phải dạy cho con. Đó là học làm đất: đất vườn, đất nương, đất ruộng. Đất nào nhà mình cũng có, rất ít, nhưng dạy con biết cuốc, biết cày, biết trồng, biết trỉa, đổ mồ hôi xuống đất thì đất cho cái ăn, khỏi bị khinh vì đói rách, xin xỏ, nợ nần. Mất 3 năm tròn, cha mẹ tôi mới hể hả.

2/1

Tổng hội Phật học miền Trung thành lập tại Huế năm 2476, (1932), sau đó các tỉnh hội thành lập khá nhanh. Quảng bình là một. Tổng hội cử giảng sư ra giảng Phật pháp cũng khá liên tiếp. Mẹ tôi một hôm đi chợ về, ngay trên cầu Đá, gặp 2 vị giảng sư từ Phổ minh về tỉnh hội. Phong cách 2 vị gây chú ý đậm cho mẹ tôi. Về, mẹ nói liền với cha, và anh em chúng tôi được nghe cả. Rằng nhà mình theo Phật lâu đời mà chưa có ai như 2 thầy ấy. Phải làm sao cho có. Tôi thành mục tiêu, dầu trước đó đãchọn làm thừa tự ông bà.

Thế rồi công nguyên Phật giáo 2482 (1938), quãng 10 giờđêm giao thừa, tôi được thay đổi hoàn toàn: đầu cạo sạch tóc, mặc áo nhật bình màukhói hương. Há hốc ra, nhưng tôi lại khoái chí. Một lát, Tâm, 1 bạn học Nho với tôi,cũng lù lù đến với bộ cánh như tôi. Lần nầy thì cha tôi ra lịnh, ôn tồn thôi, “2 đứa đi tu”! Một năm trước đây, anh Minh đã đi tu như vậy. Trời tối và lạnh, ngay sau giờ giao thừa, tôi với Tâm, đi theo cha tôi, vào chùa Phổ minh, xóm Ải. Rồi việc gì anhMinh đã được làm cho thì nay đến tôi và Tâm. Xong việc, bổn sư tôi, ngài Hồng tuyên, xoa đầu 2 đứa, bảo về ăn Tết đi, rằm vào lại.


Ngài Hồng tuyên gốc Đức phổ, làng ngoại tôi. Cháu các ngài Đắc ân (Trú trì chùa Linh mụ) và ngài Đắc quang (Tăng cang Linh mụ) nổi tiếng với cái danh “Ký quốc ân” (Thư ký tổ đình Quốc ân). Người cao, thanh, tay quá gối, rất thông minh.Từng là học đồ cao trọng của ngài Trà am. Tính tự trọng rất cao, cũng rất cao sự biết người, biết ta. Tiếp nhân đãi vật rất có phong thái cổ kính, lồng trong phong thái ấy là sự tiêu sái, dễ cảm mến. Sau nầy, khi đã thử thách, bảo tôi “dạy” lại kinh luận đã học. Ngài học rất nghiêm, ngồi thấp, bảo tôi ngồi cao. Cho đến nay, tôi chưa gặp ai lý giải và lĩnh hội được như ngài. Thích nhất là Kim cang và Nhiếp luận. Trọng nhất là Di giáo. Ngài đòi làm bài, và làm nghiêm túc, dĩ nhiên bằng Hoa văn. Bài thật tuyệt. Học như vậy, suốt mùa an cư 2486 (1942) Và nói, học như vậy ăn rau lang trừ cơm cũng được. Lại bảo tôi, ông làm thầy giỏi, nhưng tính nóng. Nhược điểm ấy rán mà bỏ.

3/1


Nay xin kể lại việc học Phật của tôi. Việc nầy vừa là nền móng vừa là trụ cột,của đời tôi. Sau khi xuất gia, 2482 (1938) 6 năm tiếp theo 2483-2488 (1939-1944)tôi được vào Phật học viện của Tổng hội Phật học, vốn là sơ đẳng. Viện thành lập năm 2477 (1933), chủ yếu do hòa thượng Giác tiên (khai sơn chùa Trúc lâm) và bác sĩ Tâm minh (Lê đình Thám, đệ tử ngài). Ban đầu đặt tại Trúc lâm, kế tại Quan công, sau mới tại Báo quốc. tôi học tại đây, băng 4 năm của cấp sơ đẳng. Viện trưởng, Thân giáo sư chính yếu, là hòa thượng Trí độ, nguyên là học đồ của ngài Thập tháp, sau, gần hết học kỳ, thầy thọ Bồ tát giới với ngài Đắc quang. Về thế học, cấp sơ đẳng được bổ túc theo chương trìng Cơ thủy, cấp trung đẳng học thêm triết học.

Về Phật học, là chính yếu, thì nay đủ cả 4 cấp: sơ đẳng 6 năm, trung đẳng, cao đẳng và siêu đẳng, mỗi cấp 2 năm, cọng 12 năm tất cả. Tôi học 2 năm sau của sơ đẳng. Khi lên cao đẳng thì thu gọn siêu đẳng vào đó. Học xong cuối năm quí mùi 2487 (1943) làm lễ tốt nghiệp ngay đầu năm sau, 2488 (1944). Nói tổng quát, từ sự thuộc lòng 2 thời công phu đến Đại trí luận và Du già sư địa luận, Viện dạy rất liên tục và nghiêm cẩn, đào tạo tăng tài hoàn chỉnh. Nhược điểm là học hơi nhiều về Duy thức học của hệ Giới hiền – Huyền tráng; nhất là thiếu Sử truyện Phật giáo, mà trong đó, có bậc hoằng Pháp và hộ Pháp, rất cần cho sự nung nấu hạnh nguyện của học tăng. Trong thời gian gần xong học kỳ, tôi “bị” viết bản thảo vài ba dịch phẩm và tác phẩm của Thân giáo sư, lại phải “tập dạy” nhiều môn cho các lớp sơ đẳng và trung đẳng mà viện mới mở. Mấy việc nầy giúp tôi không ít, có số điểm cao nhất khi thi tốt nghiệp, lại giúp tôi, sau đó, dịch và viết kinh sách cho đến nay.

4/1


Bấy giờ là năm ất dậu, 2489 (1945). Nói theo dương lịch thì tháng 8 năm đó CMT8, nói theo âm lịch thì tháng 10 năm đó cha tôi mất. Cha tôi không lú lẫn gì nhưng trước đó vài ba năm không nói không hỏi gì việc đời nữa, chỉ một mình kể Truyện Phật gần như thuộc lòng.Nói trở lại, 1944, 2 lớp sơ đẳng và trung đẳng của Phật học viện (mà bây giờ gọi là Kim sơn) được tạm dời vào Nam, với thân giáo sư là thầy Trí tịnh, quản lý là thầy Thiện hoa, hộ chủ là Trương hoằng Lâu. Vào đó liền gặp 1945, trường rã luôn. Thân giáo sư của Phật học viện gốc thì về quê nhà Bình định, với chí nguyện đem kinh nghiệm giáo thọ chúng tôi mà lập một Phật học viện cho vừa ý hơn. Rồi chưa đến đâu, ngài ra Huế nghỉ thư giãn ở Kim sơn.

Quãng hè 1946, thầy Tâm chính, cũng là bạn học ở Kim sơn, thay lời các vị lãnh đạo Phật giáo ở miền Bắc, vào Huế mời được Thân giáo sư Trí độ, lại mời tôi theo ngài,ra lập Phật học viện tại Quán sứ, tổ chức đầy qui mô và thiện chí. Nhưng đầu tháng10 âm lịch năm đó, lịnh toàn quốc kháng chiến ban hành. Phật học viện cũng phải tạm xếp lại.

4/2

Tôi về Quảng bình thì cha tôi mất. Trước đó một ngày, đêm 21 tháng 10 âm lịch, tôi thức khuya trong gian chái hướng tây bắc, đọc lại Du già sư địa luận, thì các anh Cẩn và Minh lù lù cùng về. Hỏi ngay, Thầy thế nào, tôi bảo, thì cũng như cũ, yếu và dễ mệt. Tôi thêm, vẫn ăn được bắp rang ngào mật ong. Răng cha tôi tốt nổi tiếng. Chúng tôi hạ giọng, nói chỉ đủ nghe. Thế mà trong gian nhà thứ 5 cha tôi vẫn nghe được, hỏi, mấy đứa về đó, phải không? Tôi dạ. Cha tôi nói, để thầy nghỉ, nói gì thì sáng mai rồi nói. Mỗi anh môt gói đồ khá lớn. Dỡ ra thì gói nào cũng là đồ điếu tang. Tôi hỏi, biết người nào cũng thấy tự nhiên phải về vì nghĩ cha đang lâm nguy.

 Rồi anh Cẩn ở Lào thì đệ tử, anh Minh ở Huế thì người cùng cơ quan, ai cũng sắp đồ phúng điếu như vậy. Trên chuyến tàu suốt, anh Minh ở Huế ra dừng ở Đông hà, thì tại đây anh Cần lên tàu ấy. Nhưng xuống Thuận lý mới gặp nhau. Sáng sớm hôm
sau, 22 tháng 10 âm lịch, cha tôi bảo chú Đại nấu nước lá chanh lá bưởi cho nhiều một chút, tắm kỹ cho cha tôi. Mẹ tôi, và chị Thuyết, chị con dì của tôi, làm bánh lá gạo hom cho cha tôi ăn. Khi chú Đại đỡ vào thì cha tôi thả chân xuống nền nhà. Sau nầy mới biết đó là hạ thổ. Cha tôi bảo đóng cửa cả 5 gian nhà để ngủ bù mất ngủ hồi khuya. Rồi trừ Đại ở nhà canh cho cha ngủ, 4 anh em, kể cả chú Chánh, ai cũng xuống tỉnh.

 Từ cổng Bình quan, tôi rẽ qua phải đến chùa Phật học, anh Minh rẽ qua trái đến cơ quan của anh. Anh Cần xuống thẳng bến sông Nhật lệ thăm đò nhà vợ.Còn Chánh, anh chàng đi tìm chỉ huy của mình. Quãng 4 giờ chiều, không ai hẹn ai mà cũng gặp nhau, thì Đại ôm ngực chạy xuống, hét lớn, các anh về gấp mà coi, Thầy lạ lắm, nằm thẳng cẳng ra rồi! Cả nhà bấy giờ nhìn kỹ. Cha tôi mang tất trắng, mang y hậu chỉnh tề, đầu đội mão quan âm, nằm ngửa ngay thẳng và gọn gàng, 3 tay để trên ngực, ấn cuốn Truyện Phạt Thích ca. Cha tôi đưa tay là lấy đúng cả, từng cái một. Tôi để ý thấy thiếu cái kính, tức khắc hiểu ra, cha tôi không cầm kính vì sợ kính không phân hủy hay xương. Đến chết mà kỹ tính vẫn y nguyên! Anh Cần lên giường, bắt cánh tay rồi bàn tay, từ từ kéo rồi buông ra, thì từ từ tự thu lại như cũ.

Anh lấy sợi chỉ rất nhỏ, cầm để nơi mũi cha tôi, chỉ không một chút lay động. Mắt cha tôi khép kín, nhưng thoải mái, miệng không mở ra hay xiết lại vì ngột thở haynén đau. Toàn bộ sắc mặt bình thường, rất bình thường. Tìm cách khám kỹ hậu môn và hạ bộ thì đại tiện tiểu tiện không tiết gì ra cả, cũng không hôi hám. Anh Cần, nhất là Đại, làm rất kỹ việc nầy. Xong, anh Cần hỏi mẹ tôi, Mệ tính gì không, mẹ bảo, tùy ý các con. Khi kéo anh Cần ra, tôi hỏi, Thầy mất ngày giờ xấu hay tốt? Anh tính đi tính lại rồi nói xấu, phải đổi lấy ngày mai, 23 tháng 10. Tôi ngac nhiên, 23 xấu mà.

Anh nói, xấu cho việc khác, không xấu cho cái chết. Tôi hỏi, Thầy dạy kỹ và anh nhớ kỹ không, anh bảo yên tâm đi, tôi dặn kỹ, ngoài anh với tôi, không được nói gì với ai về việc nầy. Anh nói, tôi cũng định dặn chú như vậy. Rồi anh coi luôn ngày giờ nhập liệm, động quan, an táng. Ngớt mưa, bác sĩ Du lên coi kỹ, xác nhận Ôông đi lâu rồi.

Cả nhà ngồi xuống nền nhà, chung quanh giường, tôi lên tiếng đầu tiên, “tuyệt đối không khóc”. Không được khóc lớn, không khóc thầm, không khóc ấm ức. Ai không nhịn được thì ra ngoài mới khóc. Mẹ tôi giao chìa khóa cho tôi. Tôi thành quản gia lúc ấy. Tôi nói với anh Minh, vào chùa trình cho bổn sư hay. Ngài nói, thầy biết rồi, đang chờ ngớt mưa thì ra liền. Anh Minh đi, có Chánh làm vệ sĩ mà vẫn còn sợ ma!

Thầy mang tơi mà ra. Cả nhà quì lạy, và trình bạch ngày giờ các lễ quan trọng. Thầy niệm Phật, rồi cùng các sư huynh đi theo, trì tụng liên tiếp 3 biến kinh Di đà, lại xướng long vị cha tôi mà lạy. Thầy để nguyên y hậu, vào thăm cha tôi. Thầy niệm Phật lớn tiếng. Vừa niệm vừa đưa tay để trên trán cha tôi, rồi dời tay để trên cuốn Truyện Phật, nói như nói Pháp ngữ, rằng chỉ một cuốn sách mà làm cho cha tôi chết rất tự tại, đúng là “hỏa diệm hóa hồng liên”! Thầy xá sâu 3 cái, ra về, dáng vẻ hoan hỉ.


Với sự giúp đỡ của chú Đông, em con cô, tôi lo đủ hết các thủ tục và tục lệ. Lúc nhập liệm, trước khi đậy nắp quan, trưởng họ của tôi hô lớn 3 lần, “Cả nhà ra nhìn Ôông lần chót.”! Lại hô, “ai muốn Ôông mang theo cái gì thì đem ra bỏ vào.”! Nghe thế, tôi chạy vào mở rương kinh của tôi, thì thấy ngay cuốn Kim cang, nhỏ và gọn, vốn tôi rất quí, chạy ra đặt trên cuốn Truyện Phật. Nắp hòm đậy lại. Một mình bổn sư tôi đứng trên đầu cha tôi. Trưởng họ xua ra hết. Thợ làm việc. Tiếng nện nắp hòm e dè, nhưng vẫn khá mạnh và lớn. Đột nhiên tôi chấn động cả người, vụt chạy vào buồng, khóc không gào thét, nhưng dữ dội. Tôi đứng úp mặt vào ván gỗ, khóc không lấy hơi được. Bổn sư tôi vào, đỡ nhẹ tôi đứng thẳng. Cứ như thế, Thầy đứng với tôi niệm Phật rất nhẹ.

5/1

Những năm 1943 – 46 thế sự quốc gia và quốc tế đại động. Tôi về xứ, sống với bổn sư, được mẹ cho ăn, ban ngày ở trong cái nhà như chòi tranh, nhưng rất sạch của anh con bác, tiếp giáp khuôn viên nhà tôi. Tôi biên tập bộ Phật học cấp sơ đẳng, bản thảo chép tay, lên đến 9 cuốn vở 100tr khổ lớn. Châm chước rất nhiều theo kinh nghiệm đã học và giảng dạy, cốt sao cho Hoa Việt cân đối; giáo lý nghi lễ đồng đẳng; Sử liệu Phật giáo đủ cần; truyện tích cổ đức cũng vậy. Chỉ thiếu lấy nốt nhạc các điệu tán chính: ngũ ngôn như bài Kiến văn, thất ngôn như bài đại từ, trường ngôn như bài Dương chi. Sách soạn theo thể thức giáo khoa. Thì giờ mất 1 năm, 2488 (1944). Bấy giờ chưa có photocopy, nên gói kỹ, bảo chú Kỳ, đệ tử đầu tiên, người Hà tĩnh, đem về cất ở đó. Sau đó biệt tích luôn, cả người và sách. Cho đến nay, tôi vẫn tiếc khôn nguôi.

5/2

Dầu chưa phải lúc, ở đây vẫn nên nói rõ về sự biên dịch kinh sách Phật giáo của tôi.Vì điều nầy mới đích thực là thị hiếu và chí hướng bình sinh của đời tôi, là mong ước của mẹ tôi. Nên, dầu cơ hội có chùa lớn và đệ tử nhiều, tôi có không ít, nhưngtôi khước từ không đắn đo. Chỉ tạm trú hết Từ đàm thì Ấn quang, thì Già lam, ở đâu, đầu óc tôi chỉ nghĩ đến, ngay trong lúc ăn, phải dịch chữ nầy, câu kia, đoạn nọ, sao cho đúng ý và nghe được. Tôi không dạy học, vì không thích bằng sự biên dịch.

Khởi sự hơn một năm trước ngày tốt nghiệp, tôi đã chuẩn bị đầy đủ để biên tập “Từ điển Phật học” và biên dịch “Đại tạng kinh”. Nhưng công việc lúc đó, công việc góp sức “Vận động thống nhất Phật giáo VN” khiến tôi xếp cất lại chí nguyện của mình. Chỉ còn làm lai rai, như đã làm và sẽ còn làm. Tôi rũ bỏ hết, rũ bỏ thật hết, cầu sao sống được một năm hay năm bảy tháng nữa để sửa chữa và biên dịch mấy đầu sách rất cần. Bản tự truyện nầy viết mất vài ba tuần, làm tôi không khoái chút nào.


Dưới đây là danh mục đã sửa chữa từ Pháp ảnh lục (mà tôi đã quyết định đình chỉ):
1. Ba ngàn hiệu Phật,
2. Lương hoàng sám,
3. Pháp hoa chính văn,
4. Pháp hoa lược giải,
5. Vạn Phật,
6. Tổng tập giới pháp xuất gia
7. Dược sư,
8. Địa tạng,
9. Thủy sám,
10. Kim cang,
và các tiểu phẩm:
1. Hành pháp kinh di đà,
2. Vu lan báo ân,
3. Tôn kính đức quan âm,
và dự tính đang làm:
1. In lại Pháp cú Nam tông
2. Đang dịch Pháp cú Bắc tông,
3. In lại Nhiếp luận,
4. Chữa và in Khởi tín luận,
5. In lại kinh Ánh sáng hoàng kim
chữa và in các tiểu phẩm:
1. Tập Định lăng nghiêm
2. Dị tông luận

5/3

Nay xin nói kinh nghiệm của tôi vốn tính đem ra áp dụng vào 2 việc: biên dịch Đại tạng kinh trước, rồi làm cùng lúc hay sau đó về việc biên tập Đại từ điển (để giảithích từ ngữ trong Đại tạng kinh ấy)
Trước, nói biên dịch Đại tạng kinh. Thì Đại tạng ở đây là nói Hoa văn trước. Đại tạng ấy không nhiều nếu (1) bỏ những bản trùng dịch, (2) bỏ những bản không cần dịch (3) biên dịch yếu lược. Nên tham khảo “Quốc dịch đại tạng kinh” của Nhật trong việc nầy.

Rồi, nói việc làm Từ điển, thì kinh nghiệm cho thấy, đừng làm theo Phật học đại từ điển, Phật quang từ điển. Phật học từ điển của Vọng nguyệt cũng phải thu xếp lại chỗ nào cần làm như vậy. nói thí dụ, chữ Kiếp có đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp, 4 từ tất cả. Nếu giải thích tất cả vào trong từ Kiếp thì tra mau và dễ hiểu hơn.

Vấn đề ở chỗ làm mục lục cho kỹ một chút. Lại nữa, lối giải thích như Nhất thế kinh âm nghĩa thì xác hơn, vì có chữ chỗ nầy chỗ khác, đâu phải tất cả đều giống nhau. Nên kinh xưa thường có âm thích ở cuối kinh, làm như vậy xác hơn. Biên dịch Đại tạng kinh và biên tập Đại từ điển là hoài bảo của bất cứ ai đã học Phật. Tôi chỉ trình bày sơ sài về kinh nghiệm, không hy vọng gì làm được hơn. Đó là nỗi ân hận đã thành thống hận cho đời tôi.

6/1

Đầu tháng 2 - 2491 (1947), Pháp sắp chiếm Quảng bình. Tôi được cho biết như vậy. Nghĩ chết, nhất là chết giặc, mà không có giới thì không được. Tôi xin bổn sư truyền giới cho, theo cách gặp lúc đại nạn ở biên địa. Truyền và thọ Sa di giới và Tỷ kheo giới rồi, tối hôm ấy, vía Xuất gia của Phật, 8-2-2491 (1947), thầy tôi cố ý một mình truyền Bồ tát giới cho tôi. Lễ xong, thầy đứng càng nghiêm kính, nói, tôi với thầy là nhân duyên thầy trò trọng đại cho đời tôi. Tôi muốn góp sức làm cho ánh sáng Phật pháp trải ra khắp nơi. hiện chùa Phổ minh là tôi chọn cho ý nguyện ấy. Nhưng tôi đã không làm được gì cho thỏa dạ. Tôi nhờ thầy, kỳ vọng ở thầy, rán giúp cho tôi...

Tôi cố cầm nước mắt, phục xuống lạy Thầy. Thầy vẫn còn khóc. Nhìn lên Phật, Phật độc lộ toàn thân, với cái bát nhang duy nhất. Sau đó, 2499 (1955), khi bờ cõi mất thống nhất, mẹ tôi, cũng một mình, bảo tôi, “con đi mà trả nghĩa cho Phật”. Đi cho thẳng, đừng đè bụi đè bờ mà châm vô! Mẹ cắn răng, ngậm nước mắt, giục tôi đi đi. Tôi đi trong nước mắt, và, cho đến nay, 89 tuổi rồi, vẫn không đủ can đảm về nhìn mộ của Mẹ.

6/2

Khi còn học ở Phật học viện, tôi tụng kinh rất nhiều. Thường quì luôn trên 2 giờ, theo lối quì của Nhật. Mắt rất rõ. Tiếng cao, trong, dài. Lạy siêng lắm, không biết mệt là gì. Mỗi lần tụng kinh, lạy ít nhất 108 lạy. Sự lạy nầy chỉ thua bổn sư mà thôi. Tụng tại chánh điện Báo quốc, không tán, không dùng chuông mõ. Pháp hoa thường 2 buổi, bất thường là 1 buổi. Hoa nghiêm 80 cuốn, thường là 5 cuốn mỗi lần, vì kinh đóng hay đựng hộp đều có số ấy. Cỡ như thế, Hoa nghiêm 60 cuốn và 40 cuốn, tôi tụng hết. Đại phương tiện báo phụ mẫu trọng ân kinh tụng 2 lần. Đặc biệt là Đại bát niết bàn, chỉ tụng 2 lần bản dịch của ngài Đàm mô sấm, sau nầy mới đọc được bản dịch của cao tăng Pháp hiển. Còn thường tụng là Pháp hoa và Hoa nghiêm bản 80 cuốn. Dời lên Kim sơn, tôi vẫn được thường tụng. Về Phổ minh thì hay lạy Vạn Phật với bổn sư. Pháp lực đã độ trì cho tội, rất rõ, trong bao phen suýt mất mạng.

7/1
½
 Ngoài viêc tụng kinh, tôi phải đọc rất nhiều sách báo Phật giáo, đặc biệt là Hải triều âm. Sách quốc ngữ cũng đọc, đáng kể là Phật giáo triết học của Phan văn Hùm, là Tuệ giác đức Phật mà nay quên dịch giả. Tồi tệ nhất là Phật giáo đại quan của Phạm Quỳnh. Ngoài ra, tôi đọc được không chỉ 1 lần, tiểu phẩm thánh Cam địa, sách quốc ngữ. Tiểu phẩm chiếm trọn sự ngưỡng mộ của tôi, ảnh hưởng đến tôi không ít.

Tôi lại đọc được, do “nghệ sĩ” Vân đàm cho mượn, một số sách của Thương vụ ấn quán Tàu dịch và in, đa số là sách đọc chuyền tay của Đông kinh nghĩa thục. Trongsố có 2 bộ đáng kể, là Thế giới sử cương và Cách mạng tháng mười. Bộ sau giúp tôi hiểu Biện chứng duy vật chính thống. Bộ nầy tôi càng đọc vì tác giả Goóc-ki tỏ ra không ưa Phật giáo.

Trong những năm 1940 – 1944, tôi nghĩ khá nhiều về thế cuộc hồi đó. Tôi khẳng định ví trí “tăng sĩ Phật giáo” của tôi. Nhưng tôi suy nghĩ sự đô hộ của người Pháp. Tôi nhờ anh Minh mượn tài liệu chính thức. Bản tường trình sự cần thiết thành lập Mặt trận Việt minh của Trường Chinh, nội dung nói rõ quan điểm “giải phóng dân tộc” làm tôi chú ý. Tôi thừa hiểu giải phóng dân tộc rồi không phải
ngưng ở đó. Lại biết, từ lâu, Pháp làm cỏ các phái chống họ, mà cao điểm là pháp trường Yên bái, thì còn ai nữa để lựa chọn ngoài VM.

Thế rồi, 4 ngày sau tôi thọ Giới, buổi sáng hôm ấy tôi biết thế nào là giặc đổ bộ. Cùng mẹ, cùng mọi người, cả trâu bò và chó nữa, chạy bất kể đạn lớn đạn nhỏ bắn tứ tung bát giác. Nhưng không ai chết cả. Súc vật cũng vậy. Thật kỳ lạ. Con người chạy theo chúng, không phải chúng làm bận con người. Tất cả, nhắm núi mà chạy. Mẹ con tôi, làng tôi, mấy nhóm nữa, chạy lên cái nơi không biết, vì sao có cái tên “Mãi đắng”. Tại đây ai cũng có cái chòi dựng hối hả, tranh chưa cột lạt, cũng có thực phẩm với vài nhúm khoai lang quá non, với trái bầu quả bí chưa rụng hết núm khô. Đêm ấy, cùng với chú Đốm, lúc nào cũng là hỷ thần trong nhà mà bây giờ là cái chòi, mẹ con tôi, và Đốm nữa, nhai sống mươi củ khoai lang non, rồi ngủ vùi.

Hôm sau mẹ dậy rất sớm, Đốm quấn quít. Mẹ ấn đầu chú xuống vế, ngồi như không nghĩ gì cả. Còn tôi, tôi dịch tiểu luận Phát bồ đề tâm. Đây là lần thứ hai, lần đầu dịch tại chùa Phúc chỉnh, Ninh bình. Thấy mẹ có vẻ bớt nặng nề, tôi dịch bài Minh của Cảnh sách mà tôi thuộc lòng. Bài nầy, 1963, tôi dịch lại và chú thích, lúc bị giam tại Rạch cát, Saigon. Đốm giỡn với mẹ. Mẹ vui vì Đốm, vì tôi.

7/2

Quãng 5 hôm sau, anh H ghé thăm. Thủ tục ngoại giao xong, Mẹ bảo Đốm đi theo, về làng, cách Mãi đắng 13 cây số. Lần về nầy Đốm không chịu lên nữa. Vài hôm sau có lệnh giết chó mới biết linh tính chính xác của Đốm. Mẹ lên rất sớm, tôi thưa...mẹ khoát tay: “đoán biết rồi”. “Do ơi! mạ biết con mạ. Không phản Phật, không phụ mạ, rứa là đủ. Trên đầu con có Phật, mạ không lo chi cả. Có điều, mạ
thấy đàng còn xa, nước còn mặn lắm. Rán giữ, đừng để bị sốt rét.” Mẹ nhìn xuống, nói, con đi sớm đi. Tôi đi, không có gan nhìn mẹ.

Chiến khu gần Mãi đắng. Tôi vào, xếp đặt công việc chưa đâu vào đâu thì có sự thay đổi. Tỉnh dời ra Tuyên hóa, thị xã sát nhập Quảng ninh. Tôi tự đề nghị ở lại tại đây, cho gần mẹ hơn. Lên huyện, lại tự đề nghị phụ trách quận hội Liên Việt. Hơn tuần sau, một thanh niên cỡ tuổi tôi, gặp, nói, tôi tên Thế, chỉ huy đại đội tự vệ chiến đấu, đóng ở chỗ thị xã cũ. Tôi công tác, ghé vào nhà gặp mệ. Mệ gọi bằng con liền, có vẻ các anh đi cả, mệ thấy bạn con như thấy con, nên thương tôi lắm. Mệ khỏe. Con Đốm đẹp quá, chó lai, thiếu màu đen nữa là tam thể. Mệ xoa đầu, nói với nó, anh mới của con đó. Nó lắc mình, ngoắt đuôi, rên ư ử, nhìn tôi, dễ thương quá.

Mệ bảo, nấu khoai ăn đã, con. Tía tím, tía trắng, tía gà, khoai ngủ ngược, khoai lang.Ăn rồi, mệ cho cả rổ nữa, đem về cơ quan. Thế dễ mến thật. Không to con, hoạt bát, bảo, sáng mai tôi về sớm, anh nhắn gì với mệ không? Tôi cảm ơn nồng hậu, nhờ thưa Mẹ khỏe, vui, là đủ.

7/3

Hôm nay là 22 - 10 âm lịch. Tôi nhớ khi Cha mất. Trời âm u. Mưa có lúc đã lớn. Ngày mai đã là 23 -10; ông tha bà không tha. Tôi tìm khuây khỏa trong công việc. Chỉ não lòng không tụng được cho Cha một thời kinh. Chiều hôm ấy, Thế lên, tìm tôi gấp gáp, báo tin Mẹ đau nặng. Thế đã cải trang võng Mẹ xuống bịnh viện tỉnh. “Anh phải về nuôi Mẹ. Quân kỷ không cho phép Thế liều lĩnh hơn được”. “Tôi về, còn nguy hiểm hơn nữa.” Thế trầm ngâm, ừ, nhưng cứ về đã. Biết đâu chỉ thấymột trong các anh thì Mẹ lành liền. Tôi nói, bây giờ gần tối rồi, mai sáng mới sắp đặt được. Thế tạm biệt tôi, không nói gì. Quãng 8 giờ tối, Thế đến, phấn khởi: “Xong xuôi rồi, tôi nghỉ với anh luôn, sáng đi càng sớm càng tốt”. Tôi nói, còn kiếm đò.

Thế bảo, có rồi. Tôi nhìn Thế, Thế nhìn tôi. Trong một thoáng, chúng tôi cảm thấy cùng một Mẹ. Tỉnh trí rồi tôi hỏi, Thế có biết ngày mai là kỵ cha tôi không, Thế nói, bây giờ thì biết. “Thế thì anh càng về gấp”. Tám giờ sáng, đò cặp bến núi U bò, sông Long đại. Hai anh em trèo núi, cao và rắc rối. Đây là lần thứ hai tôi trèo. Ba giờ chiều về đến chỗ Thế đóng quân. Thế vừa sắp đặt, vừa giải thích. Mình phải ra khỏi dốc Cây dẽ trước khi trời tối hẳn. Chỗ nầy có 2 vọng gác của nó nhắm kỹ. Hễ nghi,
hay thấy lay động là bắn liền. Bắn kiểu làm cỏ. Sớm một chút thì nó thấy, chậm một chút thì mình hết đi được. Bây giờ Thế đưa anh ra dốc Cây dẽ rồi phải lui.

 Anh bình tĩnh, đi một mình. Được không. Được. Không đắn đo nữa. Đường khá thẳng, trên vài cây số. Cây nhỏ, lúp xúp, không đến vai người, làm cho con người dễ nổi bật hơn. Tôi tự tin đến kỳ lạ. Quên nói bây giờ tôi mặc áo tràng đà cẩn thận, nghĩ có chết cũng là tăng sĩ đàng hoàng. Tôi đi bình thản. Quãng hơn ½ giờ thì vào vùng đất Mỹ cang. Mừng nhưng không nhiều lắm. Băng vùng nầy, tôi vào Cẩm lệ hay Phú vinh. Ra đường ray xe lửa: chỗ hay bị phục kích. Qua khỏi đây, tôi băng cánh đồng lớn, vào xóm Ải.

 Lại băng cánh đồng Ải dài, bước vào giếng Nĩ. Chỗ nầy khá nguy hiểm. Chúng hay phục kích, lại là bãi tha ma hoàn toàn. Cỡ 900 mét là vào nhà, nhưng rợn người gần như đoạn đường ra khỏi Cây dẽ. Khi vào, cả nhà rú lên. Mẹ sững sờ. Tôi chỉ biết nhìn. Khi tỉnh trí, tôi hỏi bịnh Mẹ thế nào? Hết rồi, Mẹ nói, và mắt cười, dưới đèn sáng. Thế đoán đúng thật. Tôi xin ăn đã. Mẹ nói, “Chừ mà có Thế với Đốm thì vui biết mấy”. Hỏi Đốm, Mẹ nói, nó thoát kiếp rồi, gối đầu trên vế
mẹ mà đi, không rên rỉ chi cả.

Hơn 1 tuần sau, người trực tiếp, người gởi thư, nói tôi nên ở nhà chăm sóc Mệ. Tôi xin ghi ở đây ơn Thế, ơn Ty, và tất cả những ai thương cho tình cảnh mẹ con tôi.

7/4

Sau húy nhật Cha, thấy Mẹ khỏe vui, tôi thưa làm lễ “bạt độ” cho Chánh. Chú  tử trận ngày 22 tháng 2 nhuận, năm đinh hợi 2491 (1947) tuần thứ 2 sau giặc đổ bộ. Năm đó, Mẹ 53 tuổi, đại hạn: mất con là đúng lý số. Nghe nói làm lễ, Mẹ mới buồn trở nên vui. Tôi lo việc. Nói chuyện với người anh họ, vốn là người Việt gốc thầy chùa, có học, nhưng nay có gia đình. Anh khá về nghi lễ chính thức và không chính thức của Phật giáo. Tôi cất học thức, làm lễ nghiêm trang, xúc động. Thậm chí – nói buồn cười – tôi xếp và đặt vàng bạc nhiều vào bàn thờ Chánh, cảm thấy em đang có ở đó.

Liên tiếp 10 ngày, tôi trì tụng cho Chánh 3 biến Địa tạng, 3 biến Kim cang, và 1 biến Pháp hoa. Mỗi ngày anh họ tôi đến cúng Ngọ và tiến Linh. Tôi đội sớ điệp cúng em, thầm trì Vãng sinh cho Chánh. Lễ thức đơn bạc. Cái đói năm ất dậu, nay vẫn còn múa lưỡi hái tử thần khắp nơi. Ngày chót, người anh họ bày đồ cầu đồng ra. Tôi hơi cười. “có cần không”, anh bảo, xưa mần răng thì chừ phải mần rứa. Mẹ rất chịu. Thế là đồng lên, người lên đồng là chú Đông, em con cô của tôi.

Trong gần một tiếng đồng hồ, đồng nói giọng em Chánh. Hỏi gì cũng nói rất đúng, những điều mà đồng, cũng như Chánh lúc sống, không ai biết gì về những điều ấy. Tôi hỏi về tương lai, gần và xa, đồng cố ý tảng lờ, không nói. Đồng nói với mẹ vài ba chuyện nữa, đột nhiên khóc nấc lên. Ai cũng mủi lòng. Đồng nói với Mẹ, con xin đi, và đứng lên lạy Phật, lạy Mẹ. Không khí thương cảm rất nặng nề.

8/1

Sau khi cúng Cha và cúng em, tôi muốn sinh hoạt bình thường. Nhưng chỉ bái sám Lương hoàng cho Mẹ nghe. Rồi chuyên trì Kim cang cho Chánh mà em thích. Và đọc Hoa nghiêm đại sớ. Nhưng ngày đêm bị đủ cách quấy nhiễu. Còn Mẹ, đã 2 đêm nay không ngủ. Tôi hỏi, Mẹ bảo, “ngồi đó, bàn coi”. Mẹ lo nghĩ lấy ai thừa tự ông bà đây. Nhưng Mẹ không bàn gì cả. Trưa đó, ăn xong,Mẹ không nghỉ, đi đâu không nói. Khi về, thiệt nhiều hơn chơi, Mẹ nói xóm mình có cô M ngó được. Cô nầy, sau đó, cảm cái tình tri kỷ của Mẹ, đã thương Mẹ như mẹ ruột.

Nhưng... Mẹ lai đi, đến một nhà gần Chùa, có 2 người con gái. Về, Mẹ vẫn chưa nói gì. Thưa, Mẹ mới nói chậm rãi, “giữa một thầy tu mà Mẹ đã mơ ước, với một thầy cúng quê mùa như ai, mẹ phân vân hết sức”. Thế là đã rõ. Nhưng Thầy đã rõ trước. Thầy ra nhà, lúc mới xế bóng. Mẹ chào hỏi, Thầy nói, nhẹ nhàng, “Chị ơi, xưa, người ta có con thừa tướng, dễ hơn có con cao tăng”. Mẹ thưa liền, “Tôi không biết bàn tính với ai. Định chiều vào Thầy thì Thầy đã ra, và đã có ý kiến. Có thể không có gì phải phân vân nữa”. Đêm đó, tôi trang trọng thưa Mẹ: “Lấy vợ, làm thầy cúng quá dễ. Nhưng không dễ, hoàn toàn không dễ, cho mẹ con mình. Con đi tu là lời nguyền của Mẹ, bây giờ nói khác đi sao được”?

Thầy lại ra sớm, Mẹ nói rất bất ngờ, “Phải chi con tôi vào Huế, ở trong Tổ đình Quốc ân, thì tốt quá”. Xui khiến sao 3 giờ chiều ấy, anh công an vào nhà tôi. Tôi hỏi, bắt tôi, và bắt đi ngay, phải không? Anh nhỏ nhẹ, “không phải”. Có mấy hòa thượng và quan cụ nào ở Huế muốn mời thầy vào trong đó. Nếu thầy đồng ý, sáng mai con vào đón thầy xuống sếp con để bàn việc ấy. Tôi đồng ý, và thưa cho mẹ hay. Mẹ sắp vào chùa thì Thầy đã ra. Khi chuyện đi Huế được biết rồi, Thầy nói, những lúc như vậy mới thầy ngài Hộ pháp làm việc như thế nào.


Phần tôi, trong lòng không thư ra mấy. Đi, để Mẹ thui thủi một mình... Nhưng chuyện mới xẩy ra mươi lăm hôm trước. Lũ trấn vọng gác sau nhà tôi, đêm khuya đã nhắm bắn vào chỗ tôi nằm, xuyên qua mái sau. Chúng bắn giỏi. Đạn trúng cây đèn đồng lớn. Cây đèn đỡ đạn cho tôi. Và đây là một hành động ám sát, trăm phần trăm chỉ để ám sát một tăng sĩ Phật giáo. Tôi biết nhắc lại chuyện nầy thật không phải lúc. Nhưng phải nhắc. Để Thầy và Mẹ tôi phải thấy gì nữa kia. Sự đời không đơn sơ chút nào. Cũng cần ghi thời điểm bấy giờ: 2492 (1948)

9/1

Quãng 2494 (1950), Liên minh Hữu nghị Phật tử Thế giới thành lập ở Tích lan. Việt nam có hòa thượng Tố liên tham dự. Khi về, hòa thượng cố gắng lập chi bộ ở nước nhà. Hòa thượng vào Huế vận động. Một cuộc họp đủ cả các vị lãnh đạo tại đây được triệu tập khá rộng. Trước khi họp, dành vài mươi phút để hòa thượng Tố liên ra mắt và thuyết trình về Liên minh Hữu nghị Phật tử Thế giới. Cuộc thuyết trình không được vui lắm, từ mọi phía. Tôi xin phép trình bày ý kiến. Nên bàn việc thành
lập Tổng hội Phật giáo Việt nam, rồi từ đó mà bàn việc liên hệ Liên minh Hữu nghị Phật tử Thế giới.

Liên hệ chứ không trực thuộc. Thí dụ, Liên minh có thế nào thì Tổng hội không tự nguyện chung số phận. Ai, nhất là hòa thuợng Tố liên, cũng tán thành. Và đồng thanh bảo tôi chủ tọa cuộc họp. Họp nửa giờ thì xong, với nghị quyết sau đây:

1. Nay thành lập Tổng hội Phật giáo Việt nam, tạm hạn cuộc 6 tập đoàn Phật giáo có đại biểu tham dự và ký tên trong cuộc họp nầy.
2. Cuộc họp nầy bái thỉnh đại lão hòa thượng Tịnh khiết (đương kim pháp chủ tăng già miền Trung) làm Tổng hội chủ lâm thời. Lại công cử hòa thượng Trí thủ (đương kim Hội trưởng Phật học miền Trung) làm trưởng ban Đại hội chính thức.
3. Trân trọng tái xác nhận tôn chỉ và mục đích của Phật giáo là phụng sự Phật phap (bằng giáo hạnh cực tinh thuần) và phục vụ nhân loại (bằng từ bi không vụ lợi).
4. Đại hội chính thức phải tổ chức một năm sau cuộc họp nầy, vào ngày Phật đản truyền thống 8/4 tại Từ Đàm, Huế. Chi phí: yêu cầu 2 tập đoàn miền Trung đài thọ.
5. Đại biểu chính thức: 15 vị cho mỗi miền. Người tham quan: không hạn chế.
Gần giờ giới nghiêm. Tôi xin đình họp để kịp về. Và lo nhiều hơn mừng - dầu cái tiếng “Thống nhất Phât giáo” đã reo lên.

9/2

Sáng sớm 8/4 2495 (1951), Đại hội Phật giáo Việt nam khai mạc tại Từ đàm, Huế. Pháp thiều “Phật giáo Việt nam”, lần đầu tiên, được hát lên. Sau 3 ngày làm việc, 1 Hiến chương cho THPGVN được chấp nhận, 1 nghị quyết tán thành LMHNPTTG được công bố.
Hiến chương qui định THPGVN đặt trách nhiệm lãnh đạo vào Hội đồng Quản trị Trung ương (QTTW) gồm 1 Tổng hội chủ (là đại lão hòa thượng Tinh khiết), 1 Phó Tổng hội chủ tăng già (là hòa thượng Trí hải), 1 Phó Tổng hội chủ cư sĩ (là cụ Lê văn Định), 1 Tổng thư ký (là ông Tráng Đinh).

Tiếp theo có nhiều thành viên cho đủ loại công việc. Một chương trình làm việc 3 năm được chấp nhận, trong đó có phái người du học để đạt trình độ cao cấp.
Nghị quyết tán thành LMHNPTTG gồm có công nhận cờ “5 màu hào quang của Phật”; THPGVN là Chi bộ “chỉ là liên lạc đạo tình” mà thôi; công nhận hòa thượng Tố liên là đại diện bên cạnh Liên minh; yêu cầu giúp đỡ người du học mở đầu là Tích lan.

Thế rồi, HĐQT thực sự làm việc. Đầu tiên là trình báo Quốc trưởng và Chính phủ về Hiến chương. Phía Quốc trưởng, 1 văn thư tán thành hoàn toàn theo kiểu cách ngoại giao. Phía Chính phủ thì Tổng trưởng Nội vụ gửi một văn thư nói phải đặt THPGVN vào khuôn khổ đạo dụ số 10. Bấy giờ những ai nói “chỉ trình chiếu, không xin phép” mới thấy hòa thượng Tố liên ảo tưởng. Tiếp theo, Chính phủ lịnh cho Đại biểu miền Trung, đòi nạp khuôn dấu, hạ bảng hiệu. Ông Tráng Đinh bị bắt. Cụ Định từ chức. Trong cuộc họp khẩn cấp, với tư cách một thành viên của HĐQT, tôi tình nguyện giữ khuôn dấu, và tức thì yêu cầu tiếp xúc với Đại biểu.

Tôi thưa, khuôn dấu của THPGVN thì chính ngài Tường vân cũng không có quyền tuân lịnh mà nạp cho chính phủ - nhất là lịnh ấy phi lý quá đáng. Ngài Tổng hội chủ muốn nạp thì phải có đại hội quyết định. Tôi yêu cầu được phép triệu tập Đại hội ấy, gồm 6 tập đoàn. Diễn biến đến chỗ phải xin duyệt y Hiến chương, nhưng tôi tận lực phản kháng buộc THPGVN vào khuôn khổ dụ số 10, yêu cầu phải có ít nhất là “1 sắc luật riêng”.

Tôi không thấy nói gì 4 chữ sau, nhưng Hiến chương được nha Pháp chính miền Trung mời tôi đến, gọt dũa khá kỹ, “không cho tăng già cư sĩ đứng chung”, công nhiên bác bỏ ý thức thống nhất. Ông Đổng lý văn phòng Quốc trưởng nhập cuộc. Điềm đạm, ông nói, thượng tọa cứ nhận đi, miễn người ta trồng cam vào chậu đã. Rồi, sau đó, thượng tọa trồng cam sành chậu sứ như ý mình thì họ cũng không hơi đâu mà làm khó. Tôi nghe ra, thiện chí của ông không phải không có, nhưng có cái gì đó cho thấy mọi sự đã trở thành lạc hậu. Tôi vẫn không dễ dàng, đề nghị chữa cách hành văn mà thôi, rằng THPGVN gồm có Tăng già, và dưới Tăng già là Cư sĩ. Ông Giám đốc nha Pháp chính chấp nhận.

Và mấy hôm sau, họ mời tôi xuống tòa Đại biểu nhận Hiến chương đã duyệt y. Tôi phân vân. Hòa thượng Mật nguyên hay đi với tôi “cho tôi bớt lạnh”, khuyên tôi nên nhận, ít nhất cũng có cái để mở Đại hội 1956, dời THPGVN vào Saigon, chùa Xá lợi.

9/3

Năm ngoái, 2595 (1951), khi vào họp Đại hội, hòa thượng Tâm châu có đưa cho tôi 2 tài liệu bằng hình ảnh. Tài liệu 1 là thư tuyệt mệnh của 1 gia đình nếu tôi nhớ không lầm là 7 người, đau lòng vì tín ngưỡng của mình bị kỳ thị, và gia đình mình bị bức tử. Tài liệu 2 là một ngôi chùa mái cổ có mặt nhật bị đập, thay vào là hình chữ thập. Các vị ni sư bị mặc áo bà xơ. Tình trạng như 2 tài liệu nầy mô tả đã lắng xuống, sau khi tự viện thượng cờ Phật giáo lên.

Năm nay, 2496 (1952), 2 tập đoàn Phật giáo Bắc được ủy nhiệm tổ chức giáo hội Tăng già toàn quốc (TGTQ). Tôi ra Hànội trước 1 tuần. Hànội rộn ràng cứ rộn ràng. Giáo hội tổ chức cứ tổ chức. TGTQ được thành lập, với một vị thượng thủ là ngài Tuệ tạng, và 1 vị Tổng thư ký là ngài Tố liên. Đại hội có mục đến dự buổi tiếp tân của Hiệp hội Văn hóa Thăng long. Sau lời chào mừng của ông Hội trưởng, tôi được bảo thay lời đáp lễ. Tôi thưa, 3 miền tăng sĩ Phật giáo hội họp nơi ngàn năm văn hiến nầy là muốn nói lên mục đích phục vụ văn hóa dân tộc. Đó cũng là mục đích chúng tôi đến đây, hôm nay. Dân tộc ta, từ bao giờ cho tới bây giờ, chống ngoại xâm là chống xâm lược văn hóa và lãnh thổ.

Con dân tổ quốc, khắp trên đất nước, bảo tồn lãnh thổ, chúng ta phải góp sức bảo tồn văn hóa. Nơi vũ khí chống xâm lược lãnh thổ có sự chống xâm lược văn hóa. Nơi chúng tôi và quí vị có sự bảo tồn tín ngưỡng dân tộc, tức cũng có sự bảo tồn văn hóa dân tộc. Cả dân tộc ta đang chung lòng chung sức như thế. Thay lời liệt vị tôn túc, tôi kính mến cảm ơn thịnh tình của quí vị. Cỡ 1 tuần sau Đại hội TGTQ, phái đoàn đại biểu Phật giáo Việt nam, trong đó có tôi, qua Nhật dự Đại hội LHHNPTTG. Chương trình Đại hội nầy có mục đến thăm nơi quả bom nguyên tử đầu tiên đã nổ và để lại những gì của nó. Tôi bịnh, không đi, nhưng nghe nói thật kinh hoàng. Đưa Đại hội đến thăm ở đây, rõ ràng,
người Nhật tố cáo, nguyền rủa.

10/1
Bấy giờ là thời điểm 2497 – 2499 (1953 – 1955)

XX

Đây là thời điểm mà tổ quốc phân chia Bắc Nam. Tôi nghĩ, tôi nên đứng ở cương vị thuần túy Phật giáo, không nên có ý kiến về việc đời quan trọng, chỉ đánh dấu tâm tư bằng dấu ẩn mà thôi.

11/1
Bấy giờ là thời điểm 2500 (1956), gồm trước và sau đó nữa.!!
Thời điểm nầy đau đớn nhất cho đời tôi, cho suốt đời tôi. Thời điểm mà ngưòi Mẹ khốn khổ của tôi bị đấu tố. Tôi không đủ can đảm, nhớ lại cho hết, ghi lại cho đủ, chỉ đánh vài dấu than mà thôi.

12/1
Suốt 7 năm, 2500 – 2506 (1956 – 1962), tôi hoàn toàn nghỉ việc, mất  mất ngủ đến nỗi mí mắt không nhắm lại được. Nói chuyện cũ, trước cả năm 2495 (1951), tôi đề nghị đổi và đã đổi được, trước là Phật học thành Phật giáo, sau Sơn môn thành Giáo hội. Chữ sau khó mà dễ, chỉ phải tra cứu rất kỹ, và tham khảo các vị chuyên môn nổi tiếng về Luật, Sử và Triết. Chữ đầu dễ mà lại khó, không khó vì gì mà vì một gã trí thức mới biết nghĩa 2 chữ Phật học, Phật giáo. Thật ra gã không biết chữ Phật học của Hội là lấy từ đại nguyện vương của ngài Phổ hiền, “bát giả thường tùy Phật học”, có nghĩa thường tu học theo Phật. Ấy thế nhưng, một tài liệu công an mà tôi được mật cho, công an buộc một huynh trưởng khai rằng tôi đổi Phât học ra Phật giáo là chuẩn bị tranh cử tổng thống.

Tôi vào Nha trang. Với cảm khái lắng đọng, viết 2 cuốn Tuệ năng và La thập. Qua 2504 (1960) về Huế, không mấy lúc không nghe, từ văn phòng Tổng trị sự, Phật tử bị hại. Tàn bạo nhất là 27 chứ không phải 16, Phật tử bị thảm sát trong 1 đêm tại Đồng xuân, Tuy hòa. Ngang nhiên nhất là đêm đông, bắt huynh trưởng Trinh đem ra đồng đánh chết, rồi công nhiên phát thanh tại Kim long, “những kẻ giết tên Trinh nên lánh mặt đi”. Liên tục và đồng loạt nhất là rào Ấp chiến lược. Chùa nào trong rào thì hết ra vào hành đạo. Chùa nào bên ngoài thì tự do bị tác xạ. Nhưng cái nầy mới độc đáo. Phong trào họp luôn, đều đều bình nghị, “ai nghèo thì đi khu Trù mật, khu Dinh điền”. Nghèo đây là các cấp điều hành Phật giáo địa phương, “càng giàu là càng nghèo: phải đi”! Đi đến đó bị kỳ thị: chết bỏ!

12/2

Thế nhưng, cờ Pg thì dính gì ở đây mà thành vấn đề? Đúng! cờ Pg không dính gì ai cả. Tại ai tự tạo ra vấn đề “cờ Pg” mà thành chuyện. Vùng Huế và Quảng trị ai cũng biết Tổng giám mục Thục ưng làm Hồng y giáo chủ. Tòa Thánh điều tra, thấy Phật đản thì Quốc lộ Huế - Quảng trị đầy cờ Pg, lớp tư gia 2 bên đường treo trước cửa, lớp cắm trên xe mà chạy. Kiệu Lavang thì trái lại. Toà Thánh bảo thế là không thích đáng. Đức Thánh cha nói thế chứ ngài đâu có bảo mà đức Tổng giám mục bắt tất cả các hộ, đặc biệt là các hộ công chức, phải kê danh sách theo tờ khai gia đình mà làm con chiên. Và đợi đến Phật đản thì bắt triệt bỏ cờ Pg là xong. Tỉnh trưởng mà cũng là thị trưởng Huế, vận động chính ông Hội trưởng Tổng hội Pg miền Trung (mà đương nhiên là tôi) hưởng ứng lịnh ấy, ông từ chối. Ông cố vấn đứng ra điều giải. Sáng 14/4 âm lịch, ông mời đại diện Giáo hội và Hội đến tư dinh, thưa, xin quí ngài yên tâm. Tôi đã yêu cầu 2 ông bộ trưởng đây về Saigon gấp, điều chỉnh tức khắc, đừng để “lịnh bị lạc” quá lắm rồi.

Nhưng cố nói mặc cố. Quãng 2 giờ chiều, chỉ 4 tiếng đồng hồ sau cuộc điều giải, tất cả tự viện và lễ đài Phật đản, nhất là thành phố Huế, đều cho người chạy đến Từ đàm báo động, rằng quyền môn bị giật sập, đèn bị đạp, cờ Pg bị triệt. Tôi đóng cửa, tĩnh tâm, xét kỹ, thấy hết mọi điều giải và hứa hẹn. Hòa thượng Thiện minh đi đón 2 Đại lão hòa thượng Thuyền tôn và Tường vân. Tôi và các thầy đi bộ xuống tòa Tỉnh trưởng, vào lúc hơn 4 giờ chiều. Ông Phó tỉnh trưởng ra đón chào chúng tôi, và mời tôi lên họp trên lầu. Tôi từ chối, thưa rằng, chúng tôi đến đây là để được biết, tại sao khi sáng hứa gì với chúng tôi mà, ngay từ đó cho đến bây giờ, đi phá lễ đài Phật đản?

Ông vẫn không trả lời, vẫn một lần nữa mời tôi lên họp. Tôi nhìn thấy trời sắp tối, quần chúng Phật tàn ngập ngút mắt. Tôi đành đến bạch 2 Ôông và các ngài, các thầy, rồi bước theo ông Phó tỉnh trưởng hướng dẫn. Được mời ngồi, tôi xin đứng, nói, quí vị thấy quần chúng Phật tử đó: tôi không có thì giờ để ngồi nữa. Xin quí vị, nếu được, cho chúng tôi biết quyết định của quí vị. Ông tỉnh trưởng nói, và đưa tay chỉ, đây là ông Phó Tỉnh trưởng nội an, đây là ông Cảnh sát trưởng, đây là ôngTrưởng ty Thông tin. Chúng tôi hy động mọi trách nhiệm sở quan, dùng xe thông tin và chiêu hồi, đi yêu cầu chỉnh lễ đài Phật đản. Riêng thành phố, còn thông báo cho các đường có dân cư nữa. Toan hỏi đài phát thanh, nhưng không tin tưởng gì, lại hơn 7 giờ tối rồi, nên tôi nói, vậy xin quí vị xuống trực tiếp thông báo về quyết định của quí vị.

13/3

Tôi về đến Từ đàm thì đã 7g30 tối 14/4. Lòng khá bình thản, không vì tin tưởng quyết định của chính quyền, mà vì ưóc mong có một thiện chí xuất từ lương tri của con người, mà vì lòng đầy ắp phong cách của thánh Cam địa. Thêm nữa, tôi chán ngán Tổng giám Thục bao nhiêu, thì có bấy nhiêu sự cảm mến giáo hoàng lúc đó. Tôi càng tự kiểm rất kỹ, coi có tham vọng gì phi tôn giáo hay không, có tham vọng gì phi cương vị của tôi hay không, có cẩn trọng hết mức trong phản ứng và công việc hay không. Trước hết, và trên hết, Phật của tôi thường trú đóng trên đỉnh đầu của tôi. Và Mẹ tôi ôm tôi, nhìn tôi, “con đi mà trả nghĩa cho Phật”, dầu cái đi đó, hay, có thể là đi khỏi cuộc đời nầy. Tôi ứa nước mắt mà nghĩ như vậy. Đi theo tôi vẫn là hòa thượng Mật nguyện, chắc chắn biết sự lặng lẽ của tôi. Về đến Từ đàm thì các thầy Thiện siêu và thầy Thiện minh vẫn ngồi bên mâm cơm. Và thật hấp dẫn:

1 cốc nước chanh muối Nam kỳ, có đường và đá, đang mời gọi. Tôi uống và ăn. Vừa ăn vừa làm việc. Thầy Chánh trực và anh Nguyễn khắc Từ đứng sát bàn ăn. Tôi hỏi, giờ nầy, kiếm vải trắng và sơn đỏ, có không? Có cả rồi. Có, mà đúng vải trắng sơn đỏ cả không. Rất đúng ý thầy. Tôi vui lắm, nói với thầy Thiện siêu, xin hạ bụi lồ ô. Thầy bảo cưa mà hạ, róc mắt cho kỹ, cắt như nhau, để còn dùng nữa. Thầy Thiện minh đưa ra một trang giấy có chữ. Tôi nói chỉ cần 5 biểu ngữ thôi: cần cho 5 hàng dàn ngang, và mỗi hàng có 6 cái tính chiều dọc, tất cả cho chính diện sân chùa.

Những chỗ còn lại, và 3 mặt đường thì tự do. Năm biểu ngữ qui định như dưới đây:
1. Phật giáo Việt nam bất diệt!
2. Phản đối triệt cờ Phật giáo.
3. Tại sao xúc phạm Phật đản.
4. Phản đối chính sách chính phủ
5. Cầu nguyện hòa bình, hòa bình.

Viết cho đẹp. Phơi cho ráo. Biểu ngữ với cờ vừa phải với nhau. Mọi việc, cần và rất cần. Ôông Thiện siêu nói, “ở đó mà chừ mới lo”! Tôi xin nằm nghỉ, nghĩ về diễn từ “Phật đản 2507” sáng mai. Lại nghĩ, không cần tố giác những chuẩn bị của chính quyền: 1 đội 5 chiến xa, 1 đội quân phục màu đen nằm sát bờ sông, từ sân đài Phát thanh ngược lên đến sở Công chính. Tất cả sẽ xử dụng vào tối mai: Rằm tháng 4, Phật đản 2507 (1963). Địa điểm sử dụng: sân đài Phát thanh. Đó là những thông tin có chứng cứ mà tôi được biết liên tiếp trong mấy ngày nay.

Trở lại câu chuyện. Tất cả 5 biểu ngữ nói trên được bí mật quyết định đi trước trong đoàn rước Phật từ Diệu đế lên Từ đàm. Bộ phận đi trước nầy là Gia đình Phật tử mà chỉ có huynh trưởng, thanh niên và một số thiếu niên. Đoàn biểu ngữ được lựa chọn và bí mật giao cho huynh trưởng Gái điều khiển.
Huynh trưởng Gái lên đến đầu cầu Trường tiền thì một thầy coi trật tự (mà tôi không báo trước) chận lại, thu hết biểu ngữ. Anh Gái điềm đạm để thầy ấy thu. Nhưng khi đến cuối cầu, anh ra lịnh ngồi xuống. Thầy trật tự, sau khi thu biểu ngữ đã bỏ vào xe riêng, qua cầu Trường tiền, ngồi nghỉ, chắc chắn đây không phải là tự tung tự tác. Thầy đem lên cầu, trả lại cẩn thận. Đoàn rước tiếp tục, lên đến Từ đàm.

Thế rồi Phật đản 2507 cử hành, tại sân Từ đàm.. Diễn từ và Đại lễ vừa xong thì rừng người, với cờ và biểu ngữ trương cao lên. Rồi cả thế giới biết Phật đản đau thương ở Nam VN. Rồi nửa tuần sau, tôi viết và ký một điệp văn gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc, thông báo Nam Vn “vi phạm nhân quyền” qua sự đàn áp Phật đản 2507.

12/4

Xin mở đóng vòng đơn lớn ở đây để nói vài vấn đề đáng quan tâm.
Đó là 1, Pg VN có liên quan đến việc “bình Tây sát Tả” của vua tôi nhà Nguyễn, hay không?
 2,Pg VN có ganh tị với tư thế Tcg, hay không?


Hãy nói ván đề thứ 1. Năm 1963, đại diện Pg VN tiếp xúc với thủ tướng Ấn bấy giờ. Thủ tướng ấy bảo. Nghe nói Pg VN ngày xưa đã bách hại Tcg, nay ông Diệm trả đũa, sơ sài thôi, thì phản đối làm gì. Thủ tướng Ấn nói như vậy thật là bất minh. Bình Tây sát Tả có thật. Nhưng, chủ đạo là Nho sĩ – là vua tôi nhà Nguyễn bấy giờ. Nho sĩ có cái triết thuyết “vua là thiên tử”. Nay Tcg bảo phải thờ Chúa, không được thờ vua cha, ông bà, thì tất nhiên họ triệt hạ. Nhà văn Hồ biểu Chánh,trong một tác phẩm của ông mà tôi quên tên, đã mô tả khá rõ thái độ ấy cua vua tôi. Nho sĩ nhà Nguyễn. Pg VN không liên quan gì cả, về vấn đề nầy.

Nay đến vấn đề thứ 2, xin kể một chuyện. Một buổi sáng sớm, tôi và 2 huynh đệ nữa xuống chuyến đò ngang để qua sông. Chưa đủ khách nên đò chưa tách bến. Đồng bào đi chợ mặc sức kể chuyện hồi hôm. Họ không e dè gì chúng tôi. Nhưng đột nhiên im bặt. Theo ánh mắt họ, tôi nhìn lên thì thấy một linh mục đang vác xe đạp xuống đò. Tôi nghĩ, ông cha Pg tôi sống chất phác với dân chúng như thế nàomới có tình trạng nầy. “Vậy chúng tôi ngu dại gì mà đánh mất niềm tin ấy”. Tôi kết thúc câu chuyện như vậy khi có dịp hội thoại với 1 vị Tổng giám mục đầy hiểu biết thông cảm.

12/5

Phật đản hàng năm, Pg Huế vốn có một buổi phát thanh, phát lại âm thanh đại lễ khi sáng, như tiểu đoạn 12/3 đã ghi. Phật đản năm nay có diễn từ mở đầu, không soạn trước, của tôi. Tôi nói, trái với quyết định của chính quyền, suốt đêm nay lễ đài Phật đản tại các tự viện và các khuôn hội, vẫn bị xúc phạm càng trầm trọng, cho đến gần sáng. Do đó, Tổng trị sự Pg miền Trung quyết định mở cuộc “Vận động của Pg”, công khai bày tỏ nguyện vọng “không được triệt cờ Pg”.

Chính quyền không cho, mà không thông báo, buổi phát thanh truyền đạt đại lễ nầy. Hòa thượng Mật nguyện, Trưởng ban phát thanh, đến đài phát thanh lúc gần tối, và bảo tôi cùng đi. Ông Giám đốc cho biết có lịnh không cho Pg có buổi phát thanh nầy. Ông vừa nói, vừa nhún vai. Bên ngoài, chung quanh đài, nhất là trước sân, quần chúng tụ tập rất đông. Tôi đề nghị với ông Giám đốc, điện thoại mời ông Tỉnh trưởng hay đại diện thẩm quyền của ông, đến giải quyết tại chỗ. Ông giám đốc đồng ý. Và ông tỉnh trưởng đến. Ông Giám đốc, hòa thượng Mật nguyện và tôi, từ trong phòng làm việc cùng ra đón ông. Chúng tôi mới bước vào cửa thì ở ngoài có nhiều tiếng la lớn “đừng xịt nước”. Nhưng nước càng xịt, và xe tăng tiến vào. Súng đạn vang dội. Tôi hiểu ra, đây là màn “khủng bố trắng” của chế độ.

Mùi khói thuốc súng chưa hết, thì từ mọi phía của đài phát thanh, quần chúng ào ạt xông đến. Nhóm người hống hách chỉ huy cuộc “khủng bố trắng” đã mau chóng tản mất. Chiến xa tản ra, trấn ngự hơi xa các phía của đài Phát thanh. Nhưng quần chúng đi tới, không lui. “Nhờ các thầy bảo họ lui cho”. Không màng nghe rõ ai nói, tôi ra đứng giữa đầu cầu Trường tiền. xin họ tạm về, đợi tôi. Họ ngừng lại, nhìn tôi, khóc lớn, và đi lui mau chóng. Tôi trở vào, bước lên sân trên của đài Phát thanh, đã có mặt các ông Tỉnh trưởng, Giám đốc và hòa thượng Mật nguyện.

 Nhìn qua góc bên trái, ở đó, thương ôi một đống thi thể của các vị “Thánh tử đao”! Tôi cố nuốt mà
vẫn nấc lên. Không ai không khóc. Sân dưới, có 2 người có lẽ là Mỹ, đang soi đèn pin, lượm được vài viên đạn nhỏ, gói tất cả có vẻ rất cẩn thận. Trở lại câu chuyện. Quần chúng không còn ai nữa. Đêm đã khuya. Tôi, bấy giờ, cảm thấy mệt mỏi kỳ lạ. Hòa thượng Mật nguyện và ông Tỉnh trưởng bảo tôi nên về trước. Tôi nhìn thi thể các Thánh tử dạo. Hai vị nói để họ lo. Về chùa, tôi hối hả uống một ly nước chanh muối, đã khát và đỡ mệt. Nghỉ một lát thì gần sáng, ngoài đường đầy tiếng xôn xao nhưng không hỗn loạn. Thì ra quần chúng tràn ngập, đa số là học sinh với xe đạp cắm cờ Pg. Tôi mừng vì “phong,cách con Phật” của họ: tự giác đã cao, kỷ luật càng cao.

Mới hơn 6g, ông tỉnh trưởng đã điện thoại cho tôi. Tôi nói nên sắp một chiếc xe Jeep không trần, có cây chống ngang để nắm mà đứng thì tốt nhất. Ông nên mặc đồ rất thường. Tôi đi bộ xuống cùng đi với ông. Chúng tôi cùng đi bộ xe đi không, theo sau. Tôi nhắm vườn hoa Thương bạc. Quần chúng rẽ đường cho mà đi. Họ cũng đổ xô về đó. Tại đó, sau chuyện cần thiết, tôi nói, “Làm việc thì phải có sự điều hành; xin về nhà, đợi tôi”.

“Nên về liền đi, dang nắng, bị bịnh, làm sao làm việc”. Họ dạ, nhưng nhìn ông Tỉnh trưởng. Tôi nói, chào bác đi mà về. Khoái chí, họ chào um lên, hể hả. Tôi quay lại, về Từ đàm, nghĩ thế nào cũng có một đám ở đó. Đến tư dinh Tỉnh trưởng, tôi hỏi ông đi được nữa không, ông nói phải đến nhà quàng của bịnh viện. Tôi nói, thế thì cần hơn việc đi tiếp - mặc dầu tôi đã nhờ 2 vị đi qua Ôông Mật nguyện, nhờ Ôông, và 2 vị đi theo, lo việc thi hài các Thánh tử đạo.

Còn tôi đi một mình, đến gần cầu ga, thấy một chiếc trực thăng quần trên sân ga, chĩa xuống một vật mà lúc đó tôi nghĩ là súng, sau nầy mới biết là máy quay phim. Do đó, tôi biết quần chúng tụ tập đông đảo ở đây, không phải Từ đàm. Tôi vào với họ, y như đến Thương bạc. Những gì đã nói ở đó, tôi cũng nói ở đây. Và phản ứng cũng y như vậy.

Sáng hôm sau, một tốp thanh niên tuổi tác và ăn mặc khá đều nhau, đi ra cửa Thượng tứ, đánh đá Phật tử cùng đi ra trước đó một chút. Lập tức trong và ngoài cửa  thành nầy, quần chúng ào ra, người trong các vạn đò sông Hương cũng tuôn lên. Tốp thanh niên chạy thục mạng. Chúng bị đuổi, chưa bị đánh. Từ đây, những màn vụn vặt nầy không thấy tái diễn.

12/6

Chiều nay, 17/ 4, tôi bàn việc với thầy Chánh trực, và anh Từ. Rằng nên có lịch trình mỗi tuần cho các Gia đình Phật tử của thành phố Huế, đến Từ đàm tụng kinh thất thất trai tuần của các Thánh tử đạo. Đừng để tự phát thiếu điều hành nữa. Ngày thường thì cũng tụng kinh như vậy, tại các khuôn hội, gồm hết thành phần ở địa phương.

Một cuộc họp mở rộng, định việc cho ngày sơ thất sắp đến, 21/4. Các hòa thượng Thiện minh và Thiện siêu thảo một tuyên ngôn cho cuộc vận động của Pg VN, ngắn và gọn trong một trang giấy. Tôi mở một buổi thuyết trình về cuộc vận động ấy. Hội 5 văn phòng Pg tại Huế làm 1 văn phòng điều hành cuộc vận động, do hòa thượng Trí thủ làm trưởng ban. Tôi viết và ký 1 điệp văn gửi Tổng thư ký LHQ, thông báo Nam Việt nam “vi phạm nhân quyền”.

Bắt đầu việc gởi điệp văn đến LHQ, mật và gấp. Nội dung tôi nói Nam Việt nam “vi phạm nhân quyền”. Sự vi phạm ấy gồm có xúc phạm Phật đản 2507, triệt cờ  Pg Thế giới, khủng bố trắng Phật tử bất bạo động bằng chiến xa. Thỉnh cầu ngài Tổng thư ký LHQ tra xét và bảo vệ “hiến chương nhân quyền”. Điệp văn đượcchuyển mau chóng, chu đáo, do ông bạn của tôi, bác sĩ W.

Đến việc thuyết trình. Tôi thảo và ký thư mời nhân sĩ trí thức Huế, nhất là ngành đại học và tư pháp. Nội dung nói, giữa chính quyền và Pg đang có vấn đề. Pgchúng tôi không có phương tiện truyền thông tối thiểu. Chúng tôi khẩn thiết mời quí vị đến, và nghe cho, sự trình bày của chúng tôi. Chủ ý duy nhất là xin quí vị nghe cho. Còn phán quyết là quyền tuyệt đối của quí vị.

Thư gửi đi 18/4, mà 2 g chiều, tôi cảm động thấy số người hưởng ứng ngồi chật giảng đường Từ đàm. Tôi trình bày cuộc vận động của Pg theo bản tuyên ngôn. Trước, tôi nói đạo dụ số 10. Cử tọa thấy đạo dụ ấy cho Thiên chúa giáo có qui chế đặc biệt, còn Pg hay tôn giáo nào cũng bị đặt vào khuôn khổ đạo dụ ấy, y như các hội tiểu thương, Ái hữu, Văn hóa, Giải trí...gọi chung là “hiệp hội”. Rõ ràng, Dụ số 10 cho Tcg là độc tôn, là “tôn giáo” , cho các tôn giáo khác, kể cả Pg, chỉ là tín ngưỡng lặt vặt. Vậy mà Dụ nầy, thủ tướng Diệm mới cầm quyền, đã ban hành tục Dụ duy trì, “ký thay Quốc trưởng”.

Kế đó, tôi dùng ít phút kể lại đại để của việc đã qua, giải thích chính yếu của Tuyên ngôn, rồi trịnh rọng xác định mấy điều sau đây.
Một, Pg tự giới hạn, chỉ phản đối chính sách ngược đãi Pg của chính phủ. Pg không bước qua những địa hạt khác, nhất là địa hạt quyền chức chính quyền.
Hai, tuyệt đối sử dụng phương cách “bất bạo động”.
Ba, Pg không mưu độc tôn, không cầu độc tôn, nên không thấy ai, kể cả Tcg,là đối nghịch.
Bốn, Pg không mưu hại ai, không thiên ai để hại ai. Nếu thất bại, Pg coi là sự thất bại của chân lý trước bạo lực, không phải thất bại như bạo lực kém bạo lực.
Năm, sau hết, nhưng quan trọng nhất, là Pg thỉnh cầu các bậc lãnh đạo thực thể đối trận, đừng khai thác gì về cuộc vận động của Pg. Vì làm như vậy thì đối phương quí vị lấy cớ để hại Pg mà thôi.
Sau buổi thuyết trình, tối đó, tôi viết lại thành bản Phụ đính tuyên ngôn của Pg.

12/ 7

Bấy giờ chính quyền đàn áp Phật tử bằng vũ khí gọi là lựu đạn axít, ngửi phải hơi nó thì cả người nóng đến phát cuồng. Cơn nóng như vậy đứt đoạn rồi lại phát ra, nạn nhân vật vả, vùng vẫy. Được đè xuống thì hơi yên, rồi lại nổi lên. Việc dùng lựu đạn nầy xảy ra ngay tại khu vực chợ Bến ngự. Ngoài đường Lê Thái Tổ thì dùng quân khuyển, lính chó bẹcgiê. Mỗi lính chó được một lính người điều khiển. Lính chó dữ tợn, cọng với lính người mang mặt nạ càng khủng khiếp. Chỉ huy ném lựu đạn axít là thiếu tá Ph. Chỉ huy lính chó là thiếu tướng được quần chúng gọi là thiếu tướng Ch.

Ngày nay là sơ thất các Thánh tử đạo, ngày công bố Tuyên ngôn vận động của Pg VN. Tôi đi bộ, xuống tòa đại biểu để xin phép, bị từ chối gay gắt, tôi nói, “giết người rồi không cho làm tang lễ, thì là chế độ chi rứa”? Họ nói, thôi thì linh động 1lần. Tôi thưa, sơ thất rồi nhị thất, chung thất, bách nhật. Chỉ một lần rồi thôi. Tôi nói, rất nghiêm chỉnh, “thế thì tôi sẽ không dám xin phép mà chỉ báo tin. Xin báo tin trước, như vậy”.


Tôi về. Lễ cử hành theo chương trình. Tuyên ngôn được công bố, trước các giới Phật tử tràn đầy sân chùa và các mặt đường xung quanh chùa. Cũng theo chương trình, 3g chiều nầy đi chuyển đưa Tuyên ngôn ấy. Nguyên chương trình định hòa thượng Mật nguyện cầm đầu tăng ni và Phật tử hiện diện đi đưa Tuyên ngôn. Nhưng gần đến giờ, nghe nói, các Ôông cùng đi. Các Ôông đây chủ yếu là 3 ngài Thuyền tôn, Tây thiên và Vạn phước, cùng trên 100 tuổi. Đây là việc quá bất ngờ. Không ai dám nghĩ đến việc xin các ngài dự vào những việc như việc chiều nay, sợ rủi có bề gì...Nhưng các ngài đã đứng với Phật tử ở ngoài sân chùa, mặc pháp hậu màu vàng, chống gậy định đi.

 Hoảng quá, chúng tôi chạy ra, định lạy, thì ngài Thuyền tôn nói, nhẹ như gió nhẹ. “để các Ôông đi với con cháu 1 chuyến, không răng mô mà lo”. Chúng tôi co vòi, thụ động. Hòa hượng Mật nguyện đi theo, dẫn đầu. Các ngài, ngoài 3 vị trên 100 tuổi, còn có các ngài Từ hiếu, Châu lâm, Mật hiển... Tất cả đều đi bộ, không chịu đi xích lô. Theo sau các ngài là Phât tử, vòng tay trang trọng mà đi. Khi đến tòa Tỉnh trưởng, các ngài đứng hàng ngang, giữa đường.


Phật tử hầu ở sau và 2 bên. Họ đỏ mắt, cắn răng, rung miệng, nhưng không ai khóc. Hòa thượng Mật nguyện bước ra, 2 tay đưa bản Tuyên ngôn cho ông Phó tỉnh trưởng. Ông xin lỗi, nói ông tỉnh trưởng đang bịnh. Rồi các ngài lặng lẽ chống gậy đi về. Cháu chắt tự sắp 5 hàng đi hầu theo sau. Về chùa thì um lên, vừa khóc vừa cười. Nhưng các ngài đi thẳng về chùa các ngài, và bấy giờ chịu đi xích lô. Chúng tôi chạy ra, không kịp lạy. Ai cũng thở mạnh, hết lo. Quang cảnh các ngài đi như chiều nay, đi vì việc như việc chiều nay, là hiện tượng lạ nhất, xưa nay chưa có, ngay trên đất Huế nầy.

12/ 8

Ba bốn hôm nay có mấy tin tức. Hòa thượng Tâm châu cho người mang ra một mảnh giấy, viết “Tâm châu chỉ một chữ nhất”. Cụ Mai Thọ Truyền cũng cho người mang lời ra, thăm, cầu nguyện, và hứa tận lực. Quan trọng nhất là 1 mảnh giấy, viết nguyện tự thiêu, của bồ tát Quảng đức. Đem việc nầy ra bàn, không ai dám có ý kiến, và giao tôi liệu.

Tôi đoán, sau khi công bố Tuyên ngôn, thế nào cũng có phản ứng đáng kể từ phía chính quyền. Quả nhiên, tối 22/4, trước hết, nghe tiếng đoán biết ít nhất cũng có 2 chiến xa mở đèn rất sáng, rú lên ghê rợn, chạy vòng quanh Từ đàm: đường Nam giao qua đường trước chùa, vòng đường Bến ngự qua đường bờ sông, rồi quẹo lại đường Nam giao... Chạy qua chạy lại 6, 7 vòng gì đó thì ngừng lại, 1 chiếc trấn ngự đường Nam giao, chiếc kia trấn ngự đường Bến ngự, cả hai đèn vẫn chiếu sáng.


Thế rồi ngày sau, mới sáng tinh mơ, trên trời 2 phi cơ chiến đấu quần thảo, dưới đất, thanh niên Công hòa súng đạn đầy mình, trấn đóng trước chùa. Chùa bị phong tỏa, hết ai ra vào. Gạo bị xịt thuốc. Ai mạnh thì ăn cháo, cơm dành cho người bịnh. Củi hết, phải ngã dương liễu mà đun. Nước và điện khi cúp khi mở, rất bất thường, nhưng thường cúp nhiều hơn mở. Ký giả quốc tế thông tin, “Từ đàm bị bao vây như tấn công chiến khu VC. Điện nước bị cúp gần 100%”. Chiều gần đổ xuống, có cái màn bắc loa lớn, cha mẹ kêu con ra về. Con ra, đứng trước sân, thưa lớn, “Sống chết với nhau”. Màn diễn vài giờ đồng hồ thì ngưng. Quãng 10g đêm, cha mẹ liệng giấy vào, bảo con đừng về. Thế đấy, khá vui.

Hòa thượng Thiện minh, bấy giờ đã thay hòa thượng Trí thủ, làm trưởng văn phòng điều hành, đi Saigon về, len lỏi hàng rào, từ chùa Thiên minh về chùa Từ đàm, cho biết Saigon đã có 2 cuộc biểu tình đông đảo, hào hứng. Ủy ban Liên phái Bảo vệ Pg thành lập, ngoài Tổng hội Pg VN và 6 tập đoàn của Tổng hội, Ủy ban mở rộng, mời 10 tập đoàn Phật giáo nữa tham dự. Chủ tịch Ủy ban: hòa thượng Tâm châu, Phó chủ tịch: hòa thượng Thiện hoa, Tổng thư ký: Mai thọ Truyền, phát ngôn viên hòa thượng Đức nghiệp. Ủy ban hoạt động có uy tín và rất hiệu quả. Huế có tổ chức bãi thị: 50% ngày đầu, 3 ngày sau 100%. Phố vắng, cửa đóng, nhìn được suốt đường phố.

Tôi họp ký giả. Sau khi trả lời câu hỏi của họ, họ hỏi, qua họ, tôi muốn nhắn nhủ gì không? Tôi nói, có. Đó là tôi muốn biết súng đạn của ai canh gác trước chùa? Chiến xa của ai trấn ngự 2 bên chùa? Họ cười, nhưng nói đó là điều quan trọng. Họ lại hỏi, Pg có thay đổi phương cách bất bạo động không? Không, tôi nói, trái lại, Pg càng bất bạo động. Có người bắt tay tôi. Họ nói, Pg kiên nhẫn như thế, sẽ được hiểu biết nhiều hơn.

12 / 9\

Hòa thượng Đôn hậu được cung thỉnh mở cuộc diễn giảng thường xuyên tại Diệu đế. Hòa thượng vốn là 1 vị tôn túc, diễn giảng nổi tiếng. Khả năng nầy, nay hòa thượng được vận dụng với ý thức đầy nhiệt thành và truyền cảm, sau ki ngài Quảng đức vị pháp thiêu thân. Tôi cùng thầy Chánh trực và anh Từ nghiền ngẫm kế hoạch tổ chức 1 cuộc biểu tình lớn, tại Huế và chung quanh gần Huế. Cuộc biểu tình sẽ tuyệt đối đồng bộ, diễn ra 5 địa điểm, vào ngày nhị thất trai tuần của các Thánh tử đạo. Kế hoạch rán giữ cho thật bất ngờ.

Tôi cũng phải kiện toàn Tổng trị sự Pg miền Trung, mời hòa thượng Đức tâmđảm nhiệm Tổng thư ký hiện đang trống, cùng tỉnh hội Thừa thiên tăng cường liên lạc với các khuôn hội của Huế và xung quanh Huế. Còn tất cả tỉnh hội, trung nguyên cũng như cao nguyên, tạm thời tự trị và liên lạc với Ủy ban liên phái tại Saigon. Thế nhưng một buổi sáng, quãng 9g, ông Đ. cho tôi biết, ngài Quảng đức đã tự thiêu. Ông Diệm nghe tin thì giấy rơi khỏi tay, vội vàng tuyên bố “sau Hiến pháp có tôi”. Chều đó, Từ đàm được giải vây. Tòa Đại biểu phái người lên, “xin quí vị chuẩn bị để vào Saigon hiệp thương”.

Kế hoạch của tôi tạm ngưng chuẩn bị. Phật tử ra về tắm rửa. Tôi đích thân, và huy động những ai còn lại, làm tổng vệ sinh. Vừa làm vừa nghĩ, thật nhiều, về cuộchiệp thương. Một cuộc họp khẩn để ngày mốt đi. Đi, sẽ có ngài Hội chủ Tổng hội Pg VN, và hòa thượng Thiện minh. Ai cũng hỏi tôi thì sao, tôi nói thật, “để nghĩ đã”.Ngài Hội chủ lo nhất, bảo tôi phải đi. Tôi rất phân vân. Ông Đ. thúc tôi. Mọi việc đã lo liệu. Sau nầy mới biết, mỗi chuyến bay hằng ngày, Tỉnh đường Thừa thiên được dành 2 vé đến phút chót. Tôi đi bằng 1 trong 2 vé ấy.

Khi đi, ai cũng nghĩ tôi tiễn phái đoàn. Khi tôi cũng ra cửa mới biết tôi cũng đi. Bay hơn 1 tiếng đồng hồ thì tôi có cảm giác là lạ. Máy bay hạ cánh: Không phải Saigon mà là Kontum. Thầy Thiện minh bàn với tôi cách ứng phó. Tôi nói, Ôông với thầy chắc chắn về Saigon, còn tôi, tôi cũng sẽ cùng về đó. Và việc đã xảy ra như thế thật. Đến Xá lợi, tôi vào giảngđường, lạy kim quan bồ tát Quảng đức. Thầy Tâm châu hỏi sao trễ thế, còn ông Chánh trí không nói gì.

13/1

Lạy bồ tát rồi, tôi phải nói sự tự thiêu theo giáo lý. Sự ấy được nói đến trong 2 chỗ là kinh Pháp hoa và kinh Phạn võng. Chỗ nào cũng nói tự thiêu có 2 ý nghĩa. Thứ nhất, tự thiêu là tự thử thách về chí nguyện, nung nấu chí nguyện ấy cho dũng mãnh, kiên cường. Thứ hai, tự thiêu là sử dụng sắc thân mà phụng sự Phật pháp và phục vụ quần sinh. Tự thiêu là do nguyên lực, tin chắc chí nguyện của mình có thể cảm hóa rất lớn.

Pháp nạn 1963, và sau nầy, có nhiều vụ tự thiêu. Nhưng phải nói nhất là bồ tát Quảng đức và tôn giả Quảng hương. Mở đầu, nhưng bồ tát Quảng đức tự thiêu rất tự tại, đường đường đủ mọi nghi lễ. Tôn giả Quảng hưong, trái lại, tự thiêu ngay sau khi thiết quân luật, cực kỳ khó khăn. Vậy mà tôn giả làm được, rất ư gian nan. Và cho đến nay, cũng vẫn không tìm được hài cốt của ngài: đáng tôn thờ và thương cảm biết bao nhiêu.

13/2

Nhân nói giáo lý về sự tự thiêu, xin nói luôn ở đây về vụ đưa đám bồ tát Quảng đức. Ba bốn hôm nay, có đủ các nguồn tin, mỗi lúc một rõ hơn. Theo đó, đám ngài Quảng đức dĩ nhiên sẽ đông, nhưng có đổ máu đầu đường Tổng đốc Phương giáp mối với đường Hùng vương. Đám phải đi đường Hùng vương, và qua đó mà thẳng xuống An dưỡng địa. Không ai không biết hay khinh thường tin tức như vậy.

Hòa thượng Thiện minh hiệp thương lần chót rồi, chưa ký, về Xá lợi bàn, Hòa thượng thấy rõ chính quyền không giấu giếm được sự lo sợ. Ý hoà thượng phân vận, nhưng ngã về phía cứ để quần chúng làm việc. Tôi không đồng ý để mặc quần chúng. Có đổ máu: Không được! Hòa thượng Thiện minh đi ký. Và cả phái đoàn chưa ai về, Ở chùa chỉ còn cụ Chánh trí và tôi. Cụ đang bàn với cảnh sát trật tự. Tôi xin lỗi, mời riêng ra, bàn. Tôi hỏi tin tức về phía cụ, đám có thể đổ máu không? Rất có thể, cụ nói. Tôi nói đổ máu của quần chúng là không nên. Cụ nói, rất đồng ý, và cho cảnh sát hay đám tạm ngưng. Khi phái đoàn về, họp khẩn, thấy tạm ngưng là phải. Và hòa thượng Tâm châu cho xe đi phát thanh lời thông báo tạm ngưng của hòa thượng, qua các đường phố xung quanh Xá lợi vào đến Ấn quang. Quần chúng lại nghĩ tiếng phát thanh đó là giả. Vì vậy, sáng ra quần chúng đông hơn, tập trung nơi Giác minh mà hướng về Xá lợi. Hòa thượng Tâm giác đang đứng trên 1 chiếc xe, nói gì không ai nghe được, chỉ hè nhau đẩy chiếc xe đi mở đường. Nhưng đến cổng xe lửa thì cuộc chiến xảy ra, vũ khí của quần chúng là đá lót đường xe lửa. Một tuần sau đó thì đưa đám ngài Quảng đức. Ủy ban Liên phái quyết định chỉ có chư tăng đi đưa. Có người viết, tuần trước quần chúng đưa đám với quần chúng rồi. Tuần nầy thì các thầy đi đưa với nhau. Lời lẽ đầy mỉa mai, và tiếc rẻ, không có hỗn loại và đổ máu.

13/ 8

Hòa thượng Thiện hòa trông coi việc hỏa táng kim quan của ngài Quảng đức. Tro tàn rồi, quả tim còn lại. Bấy giờ chỉ có ký giả quốc tế đi lại, và có xăng tốt. Thiêu lần thứ 2, quả tim ấy vẫn không cháy. Ký giả quốc tế thông báo cho thế giới như vậy. Khi rước về Xá lợi, Ủy ban Liên phái thông báo Tăng ni, Phật tử đến hành đại lễ. Tôi thảo lời ngài Hội chủ gửi Điệp văn cho các miền và các tỉnh. Điệp văn viết, “Tôi chí thành đảnh lễ vị nhục thân bồ tát, xin ngài hộ trì cho nguyện vọng cuộc Vận động của Pg VN”. Điệp văn chấm dứt bằng cách niệm “Nam mô đại hùng đại lực Quảng đức bồ tát”.Từ đó danh hiệu bồ tát Quảng đức đi vào lich sử Pg VN.

14/ 1
Hòa thượng Quảng độ, thường ngày sáng sớm, từ Giác minh mang đến Xá lợi bản tin mà hòa thượng dịch từ báo chí ngoại văn. Bản nầy được đánh máy, quay, phát, cho những người tụng kinh vào buổi tối, tại Xá lợi. Nhưng ngày nay, hòa thượng nhận lời cầm đầu 1 cuộc biểu tình biết chắc chẳng những khó khăn mà còn đổ máu. Phụ tá hòa thượng là hòa thượng Chánh lạc, Kế hoạch có 4 bộ phận chạy bốn ngã đánh lạc hướng, nhưng vẫn tìm cách cùng đến công trường Quách thị Trang. Hòa thượng với bộ phận chính xông pha mọi cản trở bởi hành hung và kẽm gai. Can đảm phi thường, hòa thượng đến được địa điểm đã định. Tại đây, dùi cui và đấm đá đón hòa thượng. Mặc, hòa thượng cứ nói. Máy bị đập, hòa thượng nói lớn. Họ xông đến bóp cổ, đánh đá tơi bời. Đầu hòa thượng bị téc, máu chảy xuống mặt. Hòa thượng vẫn nói. Chúng bèn hốt, ném lên xe cây. Một số quỉ thối bóp hạ bộ của các nạn nhân. Ký giả ngoại quốc lần nầy cũng bị hành hung không nương tay.

Chúng chở về An dưỡng địa. rào kẽm gai mà nhốt, mưa mặc mưa. Giam một vài ngày gì đó, rồi thả ra, đuổi đi đâu thì đi. “Chúng ông bắt được lần nữa thì tụi mày hết sống”. Chân, tay và miệng của chúng hoa ca như vậy. Ký giả ngoại quốc nghe nói cái vụ bóp hạ bộ thì cười “cái văn minh của chế độ tổng thống Diệm”.Cuộc biểu tình này bị đàn áp dã man, nhưng thành công và tác động thì thật siêu đẳng.

14/2

14/2
Có nhiều cuộc biểu tình trước ngày chế độ Diệm thiết quân luật. Nhưng tôi chọn 3 cuộc có tính cách tiêu biểu. Cuộc thứ nhất nói rồi. Bây giờ nói cuộc thứ 2. Cuộc biểu tình nầy vốn có dự định mà không tổ chức được. Do đã thông báo, các nơi tập họp về Xá lợi, trong đó có nhóm Pg Nguyên thỉ chùa Pháp quang của hòa thượng Hộ giác. Tôi nhớ bữa đó hòa thượng không có, chỉ có đại đức Bửu phương. Đại đức hỏi sao không đi biểu tình? Người ta trả lời người ít quá. Đại đức đảo mắt một vòng, “từng này được rồi”. Thế là phóng đến nơi đã chọn trước, gần Xá lợi nhất, mà cũngrất bất ngờ. Đó là tiểu bạch ốc (tư dinh đại sứ Mỹ).

Các hòa thượng Tâm châu và Đức nghiệp phóng trước. Tôn giả Quảng hương quấn cổ biểu ngữ duy nhất, đã được kẻ trước, mà chạy theo. Cảnh sát kéo giành, tôn giả càng giữ. Bị ngã, tôn giã vẫn cố giữ. Cảnh sát khác thấy vậy, la lớn, buông nó ra, không, nó chết bây giờ, mệt lắm. Tiểu bạch ốc không cao lớn lắm, nhỏ vừa phải. Cuộc biểu tình rất vừa phải với
khung cảnh đó. Khẩu hiệu biểu tình là yêu cầu người Mỹ xét lại vũ khí và phuơng tiện họ dã viện trợ cho chính quyền Việt nam. Chính quyền đã lợi dụng vũ khí và phương tiện ấy mà đàn áp Phật tử. Người Mỹ nên đạt vấn đề mà cấp tốc cứu xét.


Xong, cả đoàn biểu tình trở về Xá lợi, trước con mắt tức bực của cảnh sát. Trời gần trưa. Buổi phát thanh trưa của VOA tường thuật rất trung thực cuộc biểu tình. Người Mỹ, bây giờ, bị đặt trách nhiệm, đơn sơ và rõ ràng.

14/3
Nay nói cuộc biểu tình thứ 3, ngay sáng sớm mới thiết quân luật, hốt chùa chiền. Cháu Quách thị Trang đến nhà vài người bạn. Mới sáng sớm, cháu và bạn của cháu, từ trong chợ Quách thị Trang cầm biểu ngữ chạy ra công trường. Các má và các chị ào ra theo. Cháu quấn biểu ngữ vừa chạy vừa la lớn, “trả thầy của chúng tôi”. Cảnh sát lập tức bắn chết cháu, chở thi thể cháu đi mất luôn. Sau nầy mới biết chúng đem lên vùi ở nghĩa trang quân đội.

“Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng”... 1 bản nhạc được nhạc sĩ nào đó đặt ra. Rồitượng đài của cháu được sinh viên kiến trúc tự xây dựng, đặt ở công viên trước chợ Bến thành, với bảng hiệu công trường Quách thị Trang.

15/1

Không ai trong Ủy ban Liên phái mà không nghe biết dồn dập về việc chính quyền chuẩn bị thiết quân luật để tổng càn quét Phật giáo. Tăng cường cảnh sát quận 3 (Xá lợi) và quận 10 (Ấn quang); tập trung và mài dũa còng tay; bắt công chức tăng cường gác đêm... Trước đó, và có lẽ đây là ý định thứ nhất của chính quyền: lấy lịnh tòa án ruồng bố các chùa. Dự định nầy, theo tin tức, nhằm cướp kim quan của ngài Quảng đức, truy tố các vị tổ chức cho ngài tự thiêu. Họ đã điều tra lai rai các vị ấy.
Và rằng sẽ truy tố những kẻ sát nhân.

UBLP họp vài ba lần. Bàn ai tình nguyện bị bắt, ai tình nguyện ở ngoài. Nhưng không ai chịu ở ngoài cả. Riêng tôi, trong UBLP có cụ Hiểu, cầm đầu Phật tử Nguyên thỉ, cho tôi biết riêng, tòa đại sứ Thái lan có ý mời tôi đến tá túc. Cụ nói 2lần. Tôi thì đã quyết định “để bị bắt”. Rồi hòa thượng Tâm giác cũng làm tương tự.Hướng dẫn và thông dịch cho 1 viên chức nói là của tòa đại sứ Nhật, cũng tỏ ý nhưThái lan. Tôi cũng trả lời tương tự.

 Họ ngồi cho đến gần giờ thiết quân luật mới về.Nửa giờ sau, ban Trật tự trong chùa báo động. Cùng lúc, thô bạo cực kỳ, cảnh sát dã chiến xông vào, sử dụng dùi cui trước, đối với cả các ni sư. Rồi tấn công bằng hành hung và lựu đạn cay, họ dồn chúng tôi ra trước điện Phât. Ở đó, thấy ngài Hội chủ mặt và mắt sưng, bị dẫn ra trước.

 Một thị giả níu ngài bị đánh ngất xỉu. Ngài bị đưa lên xe bít bùng, đưa đi trước. Các nhóm, tôi cũng bị ở trong một nhóm, rồi tất cả, bị xua ra, cảnh sát áo trắng đón lấy, đưa lên 4, 5 chiếc xe lớn, trực chỉ đến nơi mà sau đó mới biết là Rạch cát. Đêm khuya, trời lạnh, nhưng không mưa. Đoàn xe đến một quãng đồng cạn thì dừng lại. “Vì xe chỉ huy hỏng máy”. Có tiếng nói nhỏ, nhưng rõ, “ai xuống được thì xuống mà thoát đi”. Nhưng xe tôi, và sau đó biết các xe khác cũng vậy, không ai xuống cả. Đoàn xe lại tiếp tục. Vài mươi phút sau đến Rạch cát.


Chúng tôi bị xua xuống, nhốt vào 3, 4 cái nhà tương đối nhỏ. Tôi, do một thầy nào đó không rõ, đang đêm nên cũng không nhìn được, nói nhỏ và dìu tôi vào gần nhóm Già lam. Bấy giờ thì biết Già lam, Pháp quang, Nguyên thỉ gốc Miên, Ấn quang, Giác minh, An dưỡng địa, Phước hòa,... đủ mặt bá quan. Cỡ 1 giờ sau, họ dẫn cụChánh trí vào, đi ruồng các phòng, đến phòng tôi, chúng tôi 4 mắt nhìn nhau rất nhanh, và cụ Chánh trí liên tiếp lắc đầu, miệng nói không có, không có. Ấy là họ “nhờ” cụ giúp họ tìm tôi. Lát sau nữa, đại đức Giác đức bị bắt, đưa ra, dẫn đi.

Thầy nói khi nãy bảo tôi gối đầu trên vế thầy, nằm xuống mà nghỉ. Trời chưa sáng, lạnh, nền xi măng, vậy mà nằm vẫn thấy ấm áp. Gần sáng, thầy thức tôi dậy, nói, việc con đến đây là hết. Bây giờ xin thầy vào nhóm Già lam, sát nhóm Miên mà ở. Thầy đưa tôi đến, rồi xá tôi, lặng lẽ lui ra. Từ đó cho đến nay, tôi cố kiếm thầy là ai mà không tài nào kiếm ra.

Lại nói để phục chư tăng gốc Miên, và Phật tử của các ngài, tự ý cùng cảnh sát gốc Miên, liên lạc kín đáo và chặt chẽ với nhau. Tin tức từ lúc đó, cho đến khá lâu sau đó, toàn nhờ nhóm nầy thông báo, chính xác và đầy đủ, với máy truyền tin họ được cấp. Nhờ đó mà biết các hòa thượng Tâm châu, Đức nghiệp bị bắt cả rồi, chỉ thiếu tôi và đang cố lùng kiếm. Hòa thượng Thiện minh về Huế, và đêm đó bị bắt ở đây, chùa Từ đàm. Tất cả các tỉnh, đặc biệt ở Huế, họ bị ruồng bắt “rất cẩn thận” mà dĩ nhiên, tôi không rõ lắm.

Nói công bình, mấy ông chỉ huy ở Rạch cát không gay gắt. hống hách gì, bảo chúng tôi thu xếp lấy sự sinh hoạt bình thường. Đi lại và trò chuyện thoải mái, miễn đừng ra ngoài khu vực. Hòa thượng Nhật thiện, sư đệ của tôi, liên lạc với bên Ni, với cảnh sát công chức gác đêm, nhất là cảnh sát gốc Miên, định thực hiện cho tôi một cuộc thoát ra êm xuôi, với bộ cánh cảnh sát và 10 ngàn tiền biếu. Nhưng sáng hôm sau, lịnh trả chúng tôi về ăn Vu lan. Trước khi tiếp tục, tôi kể chuyện nầy cho vui.

Một buổi chiều có đông nhân viên vào lấy lý lịch và chỉ tay. Hòa thượng Nhật thiện nói,nhân việc này làm cho tôi từ nay “vẫn tìm không ra”. Một nhóm hè nhau, do hòa thượng Nhật thiện điều khiển: tôi khai lý lịch, 1 thầy chụp hình, 1 thầy lăn tay. Tất cả bàn giấy, hơi lạ, là thấy chúng tôi thì cúi xuống, đến phận sự thì làm việc, không ngước lên, nhìn hay hỏi gì. Hòa thượng Nhật thiện nói, một người mà lý lịch, hình ảnh, nhất là dấu tay, hoàn toàn khác nhau thì hết cách tìm cho ra là ai.

15/ 2

Tiếp tục câu chuyện. Tôi chưa kịp thoát ra theo sự thu xếp của sư đệ Nhật thiện, thì có lịnh thả chúng tôi về ăn Vu lan. Khi gọi đến nhóm Pháp quang thì sư cụ Thiệnluật ra ngồi trước. Kế đến gọi Ngô Bửu Đạt (hòa thượng Hô giác) mới ra đã có một nhóm đến mời lên xe bịt bùng đi luôn. Khi gọi Đinh văn Tánh (tên giả của tôi) sư Chung thúc đẩy tôi ra. Thế là tôi về chùa Pháp quang. Trước đó, hòa thượng Thiện hòa vào, tìm gặp tôi, nói, thầy về Xá lợi, tôi sẽ đón thầy ở đó. Thế là quá rõ: Ấn quang bế tắc đối với tôi. Và thế là tôi phải về Pháp quang. Về đây, tôi tắm rửa thoải mái sau 9 ngày sống mọi rợ. Nhưng, từ trong phòng tắm, đã thấy 4 họng súng chỉ vào đều nhau. Tôi nghĩ Pháp quang đang bị bao vây chặt chẽ. Quả như vậy, Sư đệ Nhật thiện từ Xá lợi chạy về, tìm gặp tôi đang thay đồ mới, dậm chân, hét, mau lên.

Nó biết thầy ở đây rồi. Thế là Pháp quang không cách gì lọt ra ngoài được nữa. Trừ ra... tôi nghĩ thật nhanh... và bảo sư đệ Nhật thiện, kiếm một thầy nữa, chúng mình đi. Sư đệ có ý hỏi. Tôi khoát tay và thúc nhanh lên. Tôi đi trước, Nhật thiện và sư Nhâm theo sau. Xuống sư cụ thì thấy cảnh sát đang kỳ kèo gì đó, mà sau này, biết họ đang đòi sư cụ cho soát chư tăng mới được tha về. Tôi thong thả, trình sư cụ, chúng con xin phép đi đưa cái thư mà ngài dạy mang đến Ấn quang, cám ơn hòa thượng Thiện hòa. Sư cụ nhanh trí, bảo đi nhanh lên, sắp tối rồi.

 Trời lại mưa khá lớn. Có 2 chiếc taxi đậu ngoài sân, vành xe chạy sơn màu vàng: xe của công an. Loại nầy có quyền bắt khách, chở thẳng về công an. Mặc, chúng tôi ngồi ngay lên 1 xe.Xe ra đường lớn, tôi bắt đầu làm việc. Tôi nói, 2 thầy sao không biết, còn tôi mai sẽ xin về, không tu nữa. Ngán tu rồi,... Anh tài xế hỏi, tôi vừa trả lời vừa nghĩ đến việc về Ấn quang. Nhưng về Ấn quang là nạp mạng. Còn thoát trên đường về đó, thì lúc bấy giờ tôi không biết gì về đường sá Saigon, không thể thoát được sự chú ý của anh tài xế. Như vậy chỉ còn cách ra đường Hàm nghi. Tôi nói với anh tài xế, anh có thể ra bến tàu cho chúng tôi hít thở thật mạnh một chút được không? Được. Ra bến tàu, gần đến đầu đường Hàm nghi, tôi nói phiền anh ghé vào tiệm thuốc cho tôi mua vài viên thuốc cảm. Anh ghé vào, vui vẻ. Không biết ngẫu nhiên hay sao mà lại chỉ có 1 hiệu thuốc mở cửa. Chúng tôi xuống, nói với anh tài xế, anh quay xe để rồi chung ta đi.

Nói vậy, nhưng tôi đi thẳng, qua trước cửa tòa đại sứ Mỹ. Thấy cửa khép, tôi đi thẳng càng mau. Nhưng đi mươi lăm mét gì đó, tôi quặt lại, thấy cửa ấy mở ra. Vậy là sư đệ tôi 1 tay kẹp tôi, 1 tay kẹp sư Nhâm, a vào. Anh lính Mỹ hơi tránh ra cho chúng tôi vào. Vào rồi, anh khép cửa khá kín, mở tủ lấy một khẩu súng khác, nhỏ hơn, và hỏi các ông có phải là phe ông Trí quang không, sư đệ Nhật thiện chỉ tôi, nói tiếng Mỹ, ông nầy là Trí quang đây. Anh lính Mỹ đóng cửa, gọi điện thoại. Chỉ vài phút sau, có người đến nhận diện tôi, mời lên tầng trên, sâu hơn. Ngoài đường tiếng chiến xa đang ồn ào chạy quanh. Một chiếc máy thu thanh được đem để trước mặt chúng tôi. Đài BBC loan báo: Thượng tọa Trí quang đã vào tị nạn trong tòa đại sứ Mỹ.

15/ 3

Tổng hội Phật giáo Việt nam gồm có 3 miền Nam Trung Bắc, mỗi miền có 2 giới tăng già và cư sĩ, thành ra 6 tập đoàn. Hai tập đoàn miền Trung là Giáo hội Tăng già Trung phần và hội Phật giáo Trung phần. Trung phần ở đây là gồm cả trung nguyên và cao nguyên. Bộ phận cầm đầu 2 tập đoàn miền Trung cùng được gọi theo tên cũ là Tổng trị sự (Tts). Tám năm trước 1963, tôi lạy ngài Thuyền tôn làm hội trưởngTts, cho con cháu của Hội mà ngài là 1 trong 3 vị chứng minh đại đạo sư sáng lập,
được núp trong bóng đại thụ của ngài, phục vụ Hội trong giai đoạn khó khăn. Năm 1963, tôi lạy mà vâng lời ngài làm Hội trưởng Tts để ngài tịnh trú.

Như vậy, Hội trưởng Tts Hội Phật giáo miền Trung năm 1963 là tôi, Trí quang. Theo cổ lệ, Phật đản miền Trung do Giáo hội lo nghi lễ; còn tổ chức thì hội lo toàn bộ, vì hội có các tỉnh hội, và các tỉnh hội có các khuôn hội. Như vậy, tôi là người tổ chức Đại lễ Phật đản 1963. Lịnh cấm treo cờ Phật giáo nhằm vào Lễ đi Phật đản của các tỉnh và khuôn , nhất là nhắm vào Huế. Hội trưởng Tts chống lịnh ấy, và như vậy tôi thành người “mở đầu cuộc vận động 1963 của Phật giáo”.


Cũng nên nhắc lại cái lịnh cấm treo cờ Phật giáo. Trước Phật đản 3 ngày, ông tỉnh trưởng Thừa thiên lên Từ đàm vận động tôi đừng treo cờ. Tôi từ chối. Hôm sau, ông lên, nói bây giờ có lịnh đây, tôi chỉ tống đạt. Tôi nói rất ngạc nhiên về cái lịnh như vậy của chính quyền, mà là chính quyền trung ương, và không thể tuân hành được. Với sự kháng cự lịnh nầy, tôi tự hoàn thành tội danh “mở đầu cuộc vận động 1963 của Phật giáo” không cần ai tự bảo mình sắp đặt như vậy.

15/ 4

Khi UBLP họp, không ai muốn không bị bắt, là ai cũng muốn đem khổ hạnh củamình, thành tựu nguyện vọng của Phật giáo, chứ không phải cầu may hay áp dụng khổ nhục kế. Riêng tôi, với “cái tội khởi xướng”, tôi biết và chính quyền cũng không ngần ngại gì mà không cho biết, chờ đợi tôi là cỗ máy đoạn đầu đài, nói nôm na là máy chém, đừng có ảo vọng gì khác.

Ở đây, nên nói chuyện cũ một chút. Trước 1963 khá lâu, có lần và lần đầu, ông Diệm mời tôi đến tư thất, và Cố vấn Cẩn cho biết riêng, là để nói việc giúp đỡ đồng hương di cư của Phật giáo Quảng bình. Khi gặp, tổng thống Diệm nói có 2 vùng đất, một là vùng cát màu mỡ và rất đẹp ở Cam ranh, hai là vườn ươm của canh nông ở núi Thiên thai. Hai vùng đất nầy, vùng nào cũng có thể làm nơi cư trú và làm ăn cho cả trăm người. Tôi muốn thầy đứng ra nhận để lo cho đồng hương. Tôi nói, đồng
hương ấy không nhiều, chỉ có 5 học tăng và một ít cư sĩ, họ dã sinh sống ổn định lâu rồi. Tôi chắc Tổng thống nói chuyện giúp đỡ nầy là có ý giúp đỡ Phật giáo.

Tôi nghĩ Tổng thống đặt vấn đề như vậy thích đáng hơn. Tổng thống hỏi giúp cách nào, tôi nói, môt nửa vườn hoa Tao đàn và 5 triệu tiền lúc ấy, là đủ cho Phật giáo có đủ một cơ sở bề thế và triệu tập một Đại hội Phật giáo quốc tế. Vừa thay nước mời tôi, vừa suy nghĩ trên năm ba phút, Tổng thống nói sức tôi không lo nổi. Bấy giờ, năm bảy hôm sau khi khởi xướng cuộc vận động 1963, cụ Nh. đến Từ đàm, vào lúc 5 giờ sáng, nói với tôi, Tổng thống có thể thỏa mãn đề nghị cũ nếu tôi ngưng cuộc vận động. Tôi từ tốn nói, đề nghị ấy quá lỗi thời rồi. Với lại làm sao Tổng giám mục chịu cho Tổng thống làm. Cụ Nh. hiểu biết, ra về, khi trời chưa sáng hẳn.

Hết màn trên tiếp liền màn khác. Một người công chức tự nói là hội viên khuôn hội Phú Thạnh, yêu cầu nói chuyện hơn thiệt với tôi. Rằng thầy chống đối thì đương nhiên chính quyền sắp sửa máy chém. Sao thầy không nghĩ cuộc sống dài hơn cho công việc dài hơn? Xét thấy người nầy chỉ học bài và trả bài, tôi điềm đạm nói với anh như vậy, anh cũng điềm đạm ra về sau khi nói, “con không biết gì cả thật”!

15/5
Nếu bị bắt lúc Xá lợi bị tấn công, tôi bị thọ án tử hình theo thủ tục bình thường, hay hơn nữa theo thủ tục khẩn cấp, thì đó là điều tôi đinh ninh như vậy. Nhưng sẽ khác hẳn nếu bị bắt lại sau 9 ngày “bị bắt mà như không bị bắt”, nhất là sau khi về Pháp quang. Vì vậy, tôi quyết định không để bị bắt lại. Không để bị bắt lại, nhưng cũng đã không có cách nào khác hơn đến tòa đại sứ Mỹ.

Tôi ý thức được sự phức tạp cho riêng tôi, kể cả khi đã ngồi trong tòa Đại sứ ấy. Trong người tôi tự thấy ngạc nhiên và bất ổn. Nhân viên cao cấp của tòa Đại sứ cũng thấy ra như thế. Họ nói với tôi, nếu thượng tọa có ý định tỵ nạn ở đây thì là khách của chúng tôi. Nếu thượng tọa không có ý định ấy thì có thể đi ra bất cứ lúc nào thượng tọa muốn. Tôi nói, dĩ nhiên tôi đang yêu cầu tị nạn ở đây. Nhưng, xin lỗi, tôi vào đây còn muốn nhìn thấy người Mỹ giải quyết như thế nào về vấn đề mà người Mỹ có trách nhiệm. Tôi ở đây tùy thuộc vào sự nhìn thấy ấy. Họ nói, vậy xin mời thượng tọa ở đây với chúng tôi cho đến khi thấy không cần ở nữa.

16/ 1

Đến đây, tôi ngưng một giai đoạn Phật giáo, bằng cách ghi thêm mấy việc linh tinh cần nói, mà không theo thứ tự nào cả.
1. Do hòa thượng Chơn trí mà Gia đình Phật tử tập họp đúng giờ, đúng chỗ, trước tòa tỉnh trưởng Thừa thiên, vào buổi chiều 14/ 4 - buổi chiều mà Pg khiếu nại cờ đèn bị phá bị giật, lễ đài Phật đản bị xúc phạm rất mất dạy. Tỉnh trưởng mời Pg họp để giải quyết.
2, Huynh trưởng Gái được bí mật giao cho cầm đầu đoàn GĐPT rước Phật từ Diệu đế lên Từ đàm. Không có sự khôn khéo của anh, thì 5 biểu ngữ không lên thấu chùa, kế hoạch bị thương tổn không nhỏ. Cũng chính huynh trưởng Gái đầu tiên đem tài liệu vào Ấn quang mà, lúc đó, nếu thiếu can đảm và khôn ngoan, đã không thể chu toàn nghĩa vụ.
3. Ba thanh niên hoạt động nổi tiếng sau khi thiết quân luật là Bôi, Nho, Doãn. Bôi dã thành người thiên cổ, còn 2 người kia, tôi chưa có dịp liên lạc được,

4. Tôi đặc biệt nói đến 1 Phật tử mà là ân nhân của Pg, kể từ lúc Pg mới rục rịch có vấn đề suốt đến khi chế độ ông Diệm sụp đổ. Người nầy là đệ tử hòa thượng Mật nguyện, là người đồng hương với tôi - là ông Đẳng. Ngay từ đầu ông dã bỏ công bỏ của ra không nhỏ, dầu ông khá nghèo. Ông đóng vai trò Tỉnh trưởng và Phật tử rất vất vả, lao tâm khổ trí. Không có ông, tôi dã rất khó khăn trong việc tiếp xúc với các cấp chính quyền. Người sắp đặt cho tôi lên máy bay đi Saigon là ông. Khi tôi viết
mấy dòng nầy, ông đã không còn nữa, từ lâu.

5. Bs Lê khắc Quyến, pháp danh Nhật thắng, đệ tử đại tổ đình Quốc ân, người Huế. Tôi là bịnh nhân đến khám bịnh tại phòng mạch tư của ông ở cửa Thượng tứ. Bấy giờ ông là Giám đốc Bịnh viện Trung ương Huế. Sau đó được biết bà cụ thân sinh ông là em ruột cụ bà Lê văn Định. Mối liên hệ Phât giáo của ông là như vậy, chưa kể thân sinh của ông cũng là đệ tử đại tổ đình Quốc ân, bổn sư là ngài Đắc quang, Tăng cang quốc tự Linh mụ. Ông là Khoa trưởng Đại học đường Y khoa Huế, được gia đình Tổng thống Diệm biết ơn vì chữa bịnh giỏi cho bà cụ thân sinh của họ. Ông có nhà mới, lớn và đẹp, ở phía nam thành phố, nhưng chưa kịp ở. Ông tham gia cuộc Vận động 1963 của Pg, mất hết chức và nhà, bị bắt ở tù. Khi tham gia, ông tự biết sẽ phải như vậy.

Sau Phật đản năm ba ngày, một buổi sáng gặp tôi, ông cho biết ông Diệm mời ông vào Saigon để nói về vấn đề Pg. Ông hỏi tôi muốn ông nói gì, tôi nói, xin nói rất thật thâm tâm của tôi. Tôi không mưu đồ gì cả, chỉ phản ứng vì hết mức chịu đựng sự xúc phạm quá đáng đến đức Phật và Pg của tôi, mà thôi. Vấn đề như vậy quá dễ giảiquyết cho Tổng thống chứ không thương tổn gì. Hôm sau Bs Quyến về Huế, nói, ông mời vào để nghe ông nói, không phải để nói cho ông nghe! Bs Quyến chẳng những tham gia hết lòng vào 1963, sau đó, đến nỗi mất sách, bị bắt bị tù nữa, vẫn không chán bỏ đạo pháp – mà không mưu đồ gì cả,cho đến hết đời.

6. Việc Phật tử Mai Tuyết An chặt tay phản đối bà Nhu, người Mỹ hỏi ý kiến tôi, tôi nói phong trào chống đối ông Diệm đã và sẽ lan ra mạnh mẽ trong giới học sinh. Sự việc quả như vậy, ngay sau đó.
7. Sau khi thiết quân luật, hoạt động hải ngoại là hòa thượng Nhất hạnh và bác sĩ W.
8. Bác học Bửu Hội gạp tôi khi về thăm mẹ. Tôi phàn nàn động thái gây ác cảm nặng nề của ông. Ông ân hận và muốn đóng góp. Tôi nhờ chuyển đến Tổng thư ký Liên họp quốc 5 va-ly đầy đủ tài liệu. Chuyển ra để ở khách sạn ông Lê văn Hiệp. Ông Hội đến nhận ở đó, chuyển giao rất chu đáo, nhanh chóng. Bằng tình cảm cá nhân, ông Hội lại tác động các Đại sứ Á Phi đến điều tra nhân quyền ở Nam Việt nam. Hòa thượng Nhất hạnh và bác sĩ W. càng liên lạc và hướng dẫn cụ thể cho phái đoàn nầy. Chỉ vì tôi chưa kịp nói nên đôi bên chưa hiểu nhau.

9. Khi ở Xá lợi, tất cả chi phí không nhỏ cho việc của Pg miền Trung mà tôi phải liệu, thì người giúp tôi là ông Lê văn Hiệp. Nhân đây, tôi nói đến chi phí khi còn ở Huế. Mọi chi phí ở dây và lúc ấy là do các khuôn hội Thừa thiên lạc cúng, do tỉnh hội ấy thu và chi.
10. Tình báo một cách xuất sắc nhất là 1 Phật tử tự động. Chính ông Nhu cũng lao đao về sự tình báo của người nầy. Người này thường viết báo cáo giao cho hòa thượng Tâm châu mà không ra mặt. Nhưng sau nầy tôi cũng biết người đó là ai.
11. Hòa thượng Trí quảng, lúc ấy, khá có khả năng vận động phong trào học sinh.
12. Hòa thượng Thiện minh có sáng kiến tấn công bà Nhu. Sự tấn công này tác động nhanh và mạnh đến bất ngờ đối với phong trào học sinh. Mưu đồ lừa đảo của chính quyền trong việc thực thi Thông cáo chung cũng rã vì “đức bà lồng lộn, vung vít”. Nhưng hòa thượng Hộ giác và thầy Giác đức thì tai họa không nhỏ, vì “mồm miệng không ưa nổi” trong chiến dịch ấy. Nghe nói lúc bị bắt, 2 ngài được đức Bà hỏi thămkhá ân cần.
13. Sau hết, mà thật ra là trước hết, tôi nói đến 1 người, một người bạn của tôi, Bs
W. Ông thương tôi hết lòng. Việc tôi làm, mở đầu mà thế giới biết, là do ông. Giao thiệp với Tổng thư ký LHQ đầu tiên là do ông. Sau thiết quân luật, Pg bị hốt rồi, cũng chính ông hoạt động với hòa thượng Nhất hạnh, rất hiệu quả.  Ông, trước không nói gì, nhưng tôi biết và biết rõ. Ông muốn qua tôi, Pg phải thành một lực lượng. Nhưng thực tế làm cho ước muốn ấy không phù hợp với chính Pg.
Dẫu vậy, ông không biến đổi tình cảm, vẫn một lòng một dạ thương tôi, thương Pg của tôi.
Ở đây, tôi nói vắn tắt về ông - về cái tình ấy, cái tình tôi không thể quên, không bao giờ quên.
17/ 1
Ở trong tòa Đại sứ Mỹ, khi đoán chắc sẽ có đảo chánh, tôi lại lo như tình trạng Hàn quốc: Lý thừa Vãn đổ rồi, đảo chánh hoài. Như thế thì làm được cái gì. Ông Diêm bị đảo chánh rồi, tôi cáo từ ra về, người Mỹ nói, nếu có thể, tôi nên góp ý kiến với chế độ mới. tôi nói, nhưng không nên đảo chánh nữa. Người Mỹ không nói lại gì hết.

Tôi đoán trước những gì sẽ xảy ra. Nếu không vì thành lập Giáo hội Phật giáo Việt nam (GHPGVN), tôi đã “công thành thân thoái” rồi. GHPGVN sẽ thành lập, là vì phải thành lập nhưng đối nội đối ngoại sẽ đầy những sự khó vui. Dầu vậy, vẫn phải thành lập, thay thế Tổng hội Phật giáo Việt nam hết nhiệm vụ rồi.

Dự thảo Hiến chương cho GHPGVN, tôi viết lời mở đầu, “Công bố lý tưởng hòa bình, Phật giáo không đặt sự tồn tại của mình ngoài sự tồn tại của dân tộc”. GHPGVN được cầm đầu bởi chức vụ Tăng thống, tước hiệu có từ thời đại Đinh Lê. Tăng thống tương đồng với Tăng cang, tước hiệu vua Minh mạng đã đổi ra. GHPGVN gồm 2 viện: Tăng thống và Hóa đạo, lãnh đạo tất cả tăng ni và tín đồ của Pg VN. Khi chính thức thành lập, tôi tìm cách giữ chức vụ Chánh thư ký viện Tăng thống, là thật sự muốn ẩn mình, hy vọng tiếp tục dịch giải kinh sách vốn là chí hướng đích thực của tôi.

18/ 1
Nhưng rồi tôi chữa lửa mà bị cho là đốt nhà. Bao nhiêu chuyện xảy ra, ở Huế cũng như ở Saigon, do các ông Tướng ai cũng thấy mình có thể làm nên chuyện. Quần chúng Pg bị cuốn hút vì cái tính “giữa đường thấy chuyện bất bình mà tha”, nên bị lợi dụng có khi thật phiền. Sau hết, có ông tướng nghĩ mình dẹp “loạn” được thì được vượt trội trong quyền chức. Không ngờ công thành tội, bị buộc phải khuất thân đối với kẻ thật ra là ăn nhờ.
Bằng cái Quốc hội Lập hiến, tôi mong quần chúng có cơ cấu sinh hoạt chính trị, Pg có thể rút mình ra. Nhưng việc nầy là “ họa hổ bất thành phản loại cẩu”!

18/2
Trong khuôn khổ của sự “dẹp loạn” để làm cho Quốc hội lập hiến “hổ biến thành cẩu”, có 1 màn có thể nói là khó nói. Một đoàn chiến xa va thiết giáp khá hùng hậu, được điều động từ Quảng trị vào Huế. Khi sắp qua cầu An hòa, viên sĩ quan chỉ huy ra lịnh ngừng lại để anh đi thám sát đã. Anh đến chùa của khuôn hội Pg Phú thạnh, miệng hét tay làm, hối thúc Phật tử khuôn hội, có anh phụ lực, khiêng bàn Phật ra giữa đường, lại hối thúc tư gia Phật tử làm theo. Viên sĩ quan quay lại, báo cáo đường bị cản trở. Rồi đợi lịnh. Nhưng bàn Phật được đưa ra càng nhiều. Khuôn hội Phú thạnh đã chạy vào Diệu đế thông báo cho tôi và hỏi ý kiến. Tôi hỏi Ông Thiện siêu đang có mặt. Ông nói, “thụ động chứ biết làm sao”. Thực tế tôi cũng không thể bảo ngưng được nữa. Bàn Phật đã có sâutrong thành phố rồi. Chưa bao giờ, mà bây giờ, tôi phải xúc phạm sự tôn nghiêm đến mức nầy!

Thế nhưng chưa hết. Đêm đó, trung tâm thành phố sáng lên, lung linh, huy hoàng,với quá nhiều bàn thờ Phật. Đêm sau càng là như vậy. Trung tâm thành phố bãi công bãi thị 100%. Trong khung cảnh nầy, tôi được cấp báo có 1 Phật tử tự thiêu. Phật tử nầy là Nguyễn thị Vân, pháp danh Không gian, đệ tử ngài Tăng cang Quithiện, thuộc thiền phái gốc: Thiền phái Long trì. Vân 18 tuổi, học sinh năm thứ haicủa bán phần Tú tài, trường Bồ đề Thành nội. Nhà ở cửa Thượng tứ, đối diện nhà Bs Quyến. Vân là thành viên GĐPT Thành nội, từ Anh vũ mà học và thi lên đến đoàn phó, rồi đoàn trưởng năm 14 tuổi. Đã mặc áo dài, nhưng màu trắng cũng như màu lam đều không chịu may eo. Thông minh, xuất sắc, ít nói, nhưng rất dễ mến. Việc tự thiêu hoàn toàn do Vân lặng lẽ tự sắp đặt, với nhiều lắm là 3 lít xăng, thực hiện tại chùa khuôn hội Pg Thành nội, lúc 4 giờ sáng. Khi ánh lửa bùng lên, người trong chùa có cả em trai của Vân là Lam sơn, mới biết có người tự thiêu, nhưng chưa rõ là ai, chỉ thấy một người ngồi trang nghiêm, chấp tay trong lửa. Lửa hạ mới biết là Vân, do thư để lại. Nhưng non 3 lít xăng không giúp Vân giải thoát hình hài. Vân bỏng mắt nhưng vẫn tỉnh, vẫn niệm Phật, không rên kêu gì, và được đưa ngay qua bịnh viện Trung ương. Chính Bs Quyến chăm sóc cho Vân, với sự góp sức của cácgiáo sư Y khoa người ngoại quốc.

 Vân vẫn tỉnh, vẫn nói được dầu khó khăn. BsQuyến khóc, các giáo sư ngoại quốc cũng khóc. Y khoa hết khả năng trong trườnghợp này. Vân muốn gặp tôi. Tôi quá nhiều việc, Ông Mật nguyện tình nguyện đóng vai tôi. Nhưng Vân nói gì thì không thể nghe được. Chung quanh Vân, ngoài Bs Quyến, Ông Mật nguyện, bấy giờ đã có em trai Lam sơn, có chị cả, có cha. Ai cũng ngậm nước mắt, nhỏ tiếng niệm Phật cho Vân, theo tiếng của Ông Mật Nguyện và Bs Quyến. Đến 7 giờ 30, Vân về với Phật. Linh cửu được quàn tại Diệu đế. Thiếu tá Sãnh xông vào, cướp linh cữu của Vân, đem vùi tại chùa Viên thông. Sau nầy, Pg và gia đình Vân cải táng, đem về chùa Qui thiện, nằm chung với tiên nhân. Nỗi ân hận về bàn thờ Phật, cùng nỗi thán phục Vân, cho đến nay, không nguôi trong tôi.

19/ 1

Tôi bị bắt từ Huế đem vào Saigon, giam tại 1 bịnh viện tư, sau khi họ bàn với nhau gần nửa ngày. Tại đây, tôi tự ý tuyệt thực 100 ngày, tiếp theo thì gian đã làm 2 ngàyở Huế. Tôi tuyệt thực rất nghiêm túc. Trước hết tâm tư thanh thản và thanh lương, xả bỏ tất cả. Kế đến chỉ uống nước trong, sau vì nhức đầu và nướu răng quá, phải dùng 2 muỗng canh mỗi ngày nước thuốc dextrose. Hòa thượng Trí thủ sắc nước lúa lâu năm cho tôi 1 chén vài hớp, uống vào đi đại ra máu liền. Họ lịnh cho bác sĩ quản đốc bịnh viện, và 1 bác sĩ nữa nay vẫn còn sống, phải bị trừng trị nếu để tôi chết. Tôi nghe 2 bác sĩ ấy nói mà không nghĩ ngợi gì, dầu thừa biết tại sao. Tôi nghe đọc Tây du. Đọc bản dịch người Nam nghe vui, về văn. Viết được 2 tiểu phẩm , 1, bình luận

Tây du theo Duy thức học của chính người gọi là “ông Tam tạng”; 2, khái luận về khởi tính luận, viết nghiêm chỉnh, dầu lúc đó đâu có tài liệu, nhưng ký ức tôi lại khởisắc lên. Tôi vẫn trì niệm hồng danh đức bổn tôn A di đà, đúng thời khóa mà thêm lên nhiều hơn. Có lúc ngẫm nghĩ về việc thánh Cam địa áp dụng phương pháp tuyệt thực và bất bạo động. Đến ngày 70 thì thị lực kém sút khá nặng, 10 ngày sau đó nữa thì phải ngưng hẳn nghĩ và viết, bỏ dở tiểu phẩm “Bài học từ văn Cảnh sách” mà tôi rất vui về dự thảo trong trí. Gần đủ 100 trăm ngày thì nhức mỏi, nhất là 2 cổ tay, đánh khá mạnh bằng dùi chuông gia trì lớn vẫn không đã.

 Cả 2 bác sĩ hội chẩn, thấy tim mạch tôi đáng ngại, nói có lẽ họ phải làm nghĩa vụ thầy thuốc. Có vẻ họ nghĩ tôi cũng mong như vậy. Rất mệt, nhưng tôi điềm đạm và nói rõ, “Xin các ông đừng chộn rộn. Các ông không làm được gì tôi đâu. Xin các ông nghe rõ: tôi không muốn chộn rộn”. Cả ngày 98 ấy tôi mệt kỳ lạ, rã rời nhưng cảm thấy vui tuyệt diệu nếu đi khỏi cuộc đời trong cái vui nầy. Thế nhưng ngày 99, rồi ngày 100, đột nhiên khỏe khoắn.

Và tôi chấm dứt vào 0 giờ ngày 101, mừng vì thiện nguyện thành tựu. Từ đầu   hôm đến giờ nầy, ngồi với tôi là Trung hậu, và 2 phật tử bị bắt đi theo từ ngoài Huế; lại có các thầy Nhật lệ và Đức trạm (vài tối tụng tán cho tôi nghe 1 thời kinh); có các chú ở Ấn quang mà tích cực nhất đối với việc tôi làm. Tôi khởi sự ăn lại bằng nửa miếng format, vì thấy muốn ăn muối. Buổi sáng ngày đó, các hòa thượng Trí thủ, Thiện hoa, và Huyền quang cùng ngồi với tôi. Hòa thượng Trí thủ nói, bây giờ thì cho thầy biết, người ta không muốn thầy sống lâu, vậy thầy chết là dại. Thôi, thiên long hộ pháp thật thần kỳ, vậy tốt rồi.

Hòa thượng Trí thủ nói đúng, Thầy Thiện minh bị ám sát (mà thoát chết). Còn tôi, người ta ra lệnh không để tôi chết lúc tuyệt thực, chỉ vì nhu cầu của họ lúc đó.Nhưng thực sự có 3 bên không muốn tôi sống. Họ muốn Pg không còn là mối bận tâm cho họ nữa. Việc đi Ý hay đi Nhật, là mưu đồ đi đày, không hơn không kém. Đặc biệt nên nói vài việc trong khi tôi tuyệt thực. Thứ nhất, 1 nữ giáo sư Luật, trẻ, người Âu, dạy viện trợ cho đại học đường Luật Ấn độ, nói với các vị thần linh Hymã lạp sơn bảo cô đến làm phép và săn sóc tôi. Nói việc nầy để thấy âm mưu rất tồi cũng được dùng đến.

Thứ hai, một ngày khác, 9 giờ sáng, 1 chiếc xe ngoại giao đoàn của Ý, đến “mời thầy lên xe, chúng tôi đưa thẳng lên phi trường đến nước chúng tôi”. Tôi nói tôi có ý đi tị nạn hay lưu vong gì đâu. Họ nghĩ ngợi khá lâu, rồi nhúnvai, chào tôi rất lịch thiệp, và ra về. Thứ ba, một đại biểu quốc hội Nhật gốc là 1 nhà sư, gặp tôi, nói thủ tướng nước ông nhờ ông hỏi tôi có ý định viếng thăm nước Nhật, hơn nữa, có ý định lưu trú ở đó bằng 1 ngôi chùa đủ tiện nghi, khuôn viên 3000 mét vuông, và 1 số tiền mặt, 1 triệu Mỹ kim, hay không? Nếu thầy có ý định đến Nhật như vậy thì thủ tướng tôi sẽ mời, và là khách của ông. Ông sẽ chiếu liệu tất cả. Người thông dịch cho tôi, cuộc tiếp xúc nầy là hòa thượng Mãn giác. Tôi nói tôi không biết gì, không có ý định gì cả.

Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi “không vẫn hoàn không”, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có nên phải viết và phải in, mà thôi. “Không vẫn hoàn không” là Phật cho, tôi mới được như vậy.
24-4-2555 (2011)
Trí Quang
 

 

No comments: