Tuesday, October 25, 2016

BIỂN ĐÔNG _ VIỆT MỸ

NGUYỄN LỘC YÊN * NHẮN TƯ SANG


Nhắn nhủ Tư Sang đừng lộng ngôn

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Sau khi xem các đài truyền hình thấy ông chủ tịch nhà nước CSVN là Trương Tấn Sang đi đứng tương đối chững chạc, không còn khúm núm như trong chuyến công du nước Tàu vào tháng 6 năm 2013 vừa qua. Dân tôi cảm thấy bớt đi tủi nhục, nhưng than ôi! Chuyến đi Mỹ của ông Tư Sang đã bị thất bại không đáp ứng mong mỏi như dự tính?!
- Quốc phòng: Hoa Kỳ không có cam kết một văn kiện nào là sẽ hỗ trợ nước Việt Nam. Không thấy Hoa Kỳ ưng thuận bán vũ khí cũng như quân cụ cho Việt Nam.
- Kinh tế: Cũng chỉ bàn bạc rồi hứa hẹn suông mà thôi. Về khu vực tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership) của Hoa Kỳ, tổng thống Mỹ là Obama chỉ hứa sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP vào cuối năm!. 
Tuy nhiên, tổng thống Obama cho biết cuộc gặp gỡ với Tư Sang: “Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.” Đoạn này trích trong bài “Đi Mỹ về... tay không” của ông Nguyễn Ngọc Bích là người hiện diện tại Washington DC đã theo dõi sát sao.
Dân tôi vừa nói “cảm thấy bớt đi tủi nhục”, nhưng ông lại hèn quá làm sao “bớt đi tủi nhục” được hả ông Tư Sang?!

Dù biết rằng các ông lãnh đạo trong đảng CSVN là “cục đất nắn thành ông Táo”, nhưng khi các ông đi ra các nước ngoài cũng là người đại diện cho nhà nước. Thế mà nhân danh chủ tịch nhà nước CSVN đến Mỹ không được nước sở tại tiếp đón như một nguyên thủ quốc gia, nghĩa là: Không có trải thảm đỏ. Không có bắn đại bác chào mừng. Không có giới chức nào cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ nghinh đón, chỉ có ông đại sứ Mỹ ở Hà Nội là David B. Shear ra đón vì dính dấp đang làm việc tại Việt Nam! Không có trưng cờ hai nước ở hai bên lề đường, mà cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ ngập trời, đồng bào Việt hô những khẩu hiệu đả đảo đồ đảng Trương Tấn Sang vang dội! Đoàn người của ông không được ở sứ quán hay nhà khách quốc gia, phải tự tìm khách sạn...
Điều đáng nói là không có hàng quân Mỹ chào đón phái đoàn Việt Nam! Có phải chính quyền Hoa Kỳ lo ngại ông (Tư Sang) cũng sẽ khom lưng cúi đầu như vừa rồi ông đã thần phục trước hàng quân của thiên triều (Tàu) hay không hả ông! Vì xứ Mỹ thì luôn tôn trọng tự do bình đẳng, mà ông khom lưng cúi đầu thì họ ngại ngần lắm đấy.

Dù vậy, xin ông cũng đừng buồn và thẹn, đồng bào hải ngoại đã bị hay được đồ đảng của ông gọi: “Bọn ôm chân đế quốc” hay “Khúc ruột xa nghìn dặm” gì đấy. Ngày 25-7-2012, trên 1000 đồng bào thay mặt hàng quân chào đón nước sở tại, thay vì chào đón họ lại biểu tình phản đối “đồ đảng” của ông đang đàn áp dã man các người yêu nước. Thưa ông, dân tôi thì trước sau như một, trong bài viết: “Mong Ông Trương Tấn Sang, Đừng Làm Nhục Quốc Thể!” đã đăng trên một số báo điện tử tuần rồi, dân tôi đã hy vọng “đồng bào hải ngoại sẽ không chống đối sự có mặt của ông tại Hoa Kỳ, mà chỉ phản đối mạnh mẽ đồ đảng của ông đã đàn áp dã man người yêu nước mà thôi. Vì lẽ nhà nước Cộng sản Việt Nam thân với Mỹ và các nước tự do Tây phương sẽ tốt hơn là xua đuổi các ông đi làm thái thú cho Tàu”.

Số đồng bào tham dự biểu tình ngày 25-7-2012 tại Washington DC, không phải chỉ có đồng bào tại Washington DC mà hiệp đồng với bà con các tiểu bang: Maryland, Virginia, New Jersey, Texas, Illinois, Georgia, California... còn có cả đồng bào mình ở Canada nữa đấy ông à. Ông biết đấy, đồng bào có nhiều người ở Canada hoặc các tiểu bang xa cách Washington DC cả mấy ngàn cây số, phải bỏ công việc làm mất mấy ngày lương, còn tốn kém chi tiêu cho ăn uống và xăng nhớt. Dù vất vả là vậy, mà họ vẫn đi biểu tình không quản ngại nhọc nhằn, cũng vì đồ đảng ông đã đàn áp đồng bào trong nước và dâng hiến đất đai, biển đảo của ông cha mà ông cha đã gìn giữ lắm lúc máu hồng lai láng, nhiều khi xương trắng cao chất ngất ở nơi chiến trường! Đồng bào vì thiết tha tình tự quê hương mà phải chịu nhọc nhằn vậy đấy! Nhưng có thể là đồ đảng của ông cũng có kẻ vô liêm sỉ, bóp méo sự thật là người Việt nước ngoài biểu tình vì bị người khác xúi giục hay bị người ta bỏ tiền ra mướn biểu tình không chừng?! Nếu có kẻ nào nói ngược ngạo và ngu ngốc như vậy, ông và tùy tùng ông đã có dịp ra nước ngoài, đã thấy rõ ràng sự thật là Mỹ không ngu gì bỏ tiền cho dân biểu tình và phái đoàn của ông cũng không dại dột bỏ tiền thuê người biểu tình để đả đảo Việt cộng! 
Dù sao, đoàn người của ông cũng không giống như người tiền nhiệm là ông Nguyễn Minh Triết vào năm 2007, phải chui vào bằng cửa sau. Lần này có lẽ chính quyền Hoa Kỳ cho đoàn người của ông được sáng mắt học hỏi một thể chế tự do thật sự, người dân ở thể chế tự do thì được tự do biểu tình trong trật tự. Có lẽ ông hú hồn được xe đưa đến tận cửa Nhà Trắng, còn nhóm tùy tùng của ông thì lầm lũi đi vào an toàn. Vì người Mỹ đã biết rằng đồ đảng của ông thường hằn học: “Có nợ máu với nhân dân, thì phải trả!”, mà chính nợ máu này do các ông gây ra, nên cho phép xe đưa ông đến tận cửa Nhà Trắng là để tránh những sự đáng tiếc xảy ra. Nhưng ông đừng sợ, đồng bào Việt ở hải ngoại luôn ôn hòa và luôn thương xót ông và đoàn tùy tùng của ông vì dù sao cũng là đồng bào, các ông chỉ khác là tính tình đã biến thái thành con người dã man và bán nước cầu vinh đấy thôi?!
Người dân chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi ông trao bản sao bức thư cho ông Obama, mà bức thư này xưa kia ông Hồ Chí Minh đã gởi cho ông Truman. Ông Tư Sang ơi! Ông Obama nói: “Chủ tịch Sang đã trao bản copy lá thư ông Hồ Chí Minh đã gửi cho cố tổng thống Truman của Hoa Kỳ, chúng tôi đồng ý là Hồ Chí Minh đã lấy từ nguồn cảm hứng của bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ của ngài tổng thống Jefferson”. Khen cho ông Obama dùng từ “lấy từ nguồn cảm hứng của bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ”, không nói lộ liễu: “Hồ Chí Minh copy hay bắt chước hay nhái theo hay ăn cắp bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ”.

Ông Tư Sang ơi! Ý kiến trao lá thư vô nghĩa ấy là do Bộ Chính Trị CSVN hay chính của ông, thật sự đã dại dột rồi! Dù sao họ Hồ cũng có thời gian là chủ tịch đảng Cộng sản ở miền Bắc hay nói khác hơn đã là chủ tịch nửa nước Việt Nam, dù các ông đã biết ông Hồ là kẻ lọc lừa và đã rước chủ nghĩa ngoại lai, tam vô (vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc) hại đồng bào mình?! Từ vụ “Cải cách ruộng đất” đến “Nhân Văn Giai Phẩm” và gây cảnh nội chiến Nam-Bắc tương tàn, quân đội và đồng bào VN các bên bị chết trên bốn (4) triệu người! Dù vậy, cũng đừng để người ngoài làm nhục quốc thể phải không ông! Ngoài ra, hàng ngày trên báo chí, điện đài của “xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của các ông luôn ra rả chửi “đế quốc Mỹ” hoặc gọi xỏ xiên là “Mỹ-Ngụy”... Thưa ông Sang, nếu ông muốn biết rõ hơn về Hồ Chí Minh hãy đánh vào Google mấy chữ “Sự thật Hồ Chí Minh”, ông sẽ hiểu họ Hồ thuộc loại người nào nhé ông!.
Đoạn trên, người viết xin tóm tắt cuộc gặp gỡ giữa ông Sang và ông Obama, còn điểm cốt yếu “Nhắn Nhủ Tư Sang Đừng Lộng Ngôn” là vì sao? Xin thưa, ông (Tư Sang) đã lộng ngôn: “Chính phủ chúng tôi cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ đã chăm sóc người Việt gốc Mỹ làm ăn rất thành công. Chúng tôi thành thật cảm ơn ngài Tổng thống đã giúp đỡ đồng bào chúng tôi làm ăn thành công kể cả chính trị?!!!”

Ông còn lắt léo tiếp: “chúng tôi mong muốn bà con người Việt sẽ là chiếc cầu vững chắc nối giữa hai nước trong thời gian tới?!”.

Ông Sang ơi, ông lầm rồi! Người Việt đến Mỹ từ khi ông Obama còn là cậu học sinh và ông không, hoàn toàn không có tư cách nói câu này! Một lần nữa phải thành thật nói rằng: “Ông đã đãng trí hết thuốc chữa!” Vì ông vừa mới cúi đầu lén nhìn “Cờ vàng ba sọc đỏ và biểu ngữ ngập trời, đồng bào Việt đang hô những khẩu hiệu đả đảo đồ đảng Trương Tấn Sang vang dội!” đấy sao ông?!
Viết đến đây, dân tôi lại nhớ chuyện: “Hà chính ư mãnh hổ” (Chính sách hà khắc khốc hại hơn là hổ dữ), chuyện kể:

Thầy trò Khổng Tử trên đường đi đến nước Tề khi qua núi Thái Sơn thấy người đàn bà đứng khóc thảm thiết. 

Khổng Tử bảo Tử Cống đến hỏi nguyên do, bà ấy thưa: “Ở nơi này lắm hổ, bố chồng tôi chết vì hổ, chồng tôi chết vì hổ, giờ đây con tôi cũng chết vì hổ, đau đớn lắm ông ơi!” 

Tử Cống hỏi: “Thế sao bà không bỏ nơi này đến nơi khác mà ở”. 

Bà lại thưa: “Tuy vậy nhưng ở đây chính sách quan trên không hà khắc tàn bạo như các nơi khác!”. 

Khổng Tử nghe vậy than: “Hổ dữ chỉ giết một vài người nhưng chế độ hà khắc hại cả muôn dân!”. 
Thưa ông Sang, có lẽ ông biết chuyện này rồi phải không hả ông?! Sở dĩ có đông đảo đồng bào Việt sinh sống tại các nước ngoài hôm nay là vì chế độ hà khắc của CSVN đấy ông à! Đa số họ vượt biên, vượt biển trong khi đồ đảng của ông thì luôn rình rập bắn giết không nương tay, bắt được người vượt biên thì bỏ tù và đày đọa. Kể cả thành phần H.O. cũng là nạn nhân của chế độ bất lương do đồ dảng ông gây ra đấy! Nói rằng đồ đảng của ông là đồ đảng trí vẫn chưa hết ý nghĩa của nó mà phải bổ túc thêm là đồ đảo điên và lật lọng, mới nói lên phần nào sự thật phải không hả ông?!

Đồng bào hải ngoại rất căm hận kẻ dâng biển Đông của VN cho Tàu là thủ tướng của các ông là Phạm Văn Đồng, kẻ bán nước này lại tuyên bố vào năm 1976, rằng: “Người Việt hải ngoại là thành phần bất hảo, đĩ điếm?!".

Người Việt rời bỏ quê hương luôn trằn trọc nhớ quê thương nòi, nhưng hận đồ đảng của ông là kẻ “dã man và bán nước cầu vinh”, họ cắn răng gởi tiền về VN mỗi năm khoảng mười (10) tỷ Mỹ kim là vì tình ruột thịt của họ, mà đảng cộng sản của ông đã nhờ rất lớn vào đấy mà sống còn, chứ không phải họ vì đồ đảng của ông, chắc chắn ông biết điều này hả ông?!
Trong bài viết: “Mong Ông Trương Tấn Sang, Đừng Làm Nhục Quốc Thể!”, Dân tôi luôn mong mỏi ông giữ được biệt danh là “Tư Sang” chứ không phải “Tư Hèn”! Nhưng ông Tư Sang ơi! Qua việc nói năng lộng ngôn của ông, dân tôi ngẫm nghĩ lại sao ông hèn quá! Mời ông xem và suy gẫm:
“Tự do đâu phải để ho hen!
Đồ đảng cớ sao đổi trắng đen?!
Xứ Mỹ lộng ngôn thêm nhục nhã
Tư Sang, ngẫm nghĩ đấy Tư Hèn!”
Ngày 27 tháng 7 năm 2013.

ĐỖ THÀNH CÔNG * MỸ DU

Sang Tàu rồi đến Mỹ

Đỗ Thành Công
Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?
Những nhà độc tài này, có người đã từng vào Nhà Trắng, bây giờ họ ở đâu?
Mặc dù ông Trương Tấn Sang sẽ được gặp ông Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama tiếp đón tại Toà Bạch Ốc, nhưng trước đó khi đặt chân đầu tiên lên mảnh đất Hoa kỳ, người tiếp đón ông tại phi trường lại là đương nhiệm đại sứ Mỹ tại Việt Nam là David Shear.  Một cuộc tiếp đón rất lạnh nhạt, lèo tèo không kèn không trống và không tương xứng với tầm vóc Chủ tịch một quốc gia. Các hãng tin truyền thông truyền hình hàng đầu như CNN, CBS, ABC cũng không thấy loan tin, ngoại trừ các hãng tin báo chí.
Về mặt nghi lễ ngoại giao, đây là tín hiệu cho thấy chủ nhà đã đánh giá vai trò của cái gọi là Chủ tịch “không được bầu” của chế độc đảng, so với Tổng Thống do dân bầu như thế nào. Trên nguyên tắc, đón ông Chủ tịch phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, tệ lắm thì là cấp Thứ trưởng chứ không thể là một nhân viên cấp đại sứ. Cung cách “protocol” đón tiếp giữa hai quốc gia đã được nhân viên Bộ Ngoại Giao trao đổi trước, nếu phiá Việt Nam thấy có vấn đề thì họ đã phải từ chối khéo. Rất tiếc, chấp nhận nghi lễ ngoại giao ở tầm vóc quốc gia như vậy đã cho thấy chuyến đi của ông Sang là chuyến đi gượng ép, vội vã và không phải do Hoa Kỳ mời, mà là do phiá Việt Nam khẩn cấp yêu cầu.
Dĩ nhiên về mặt ngoại giao, thì văn phòng Tổng Thống phải thông báo là do chúng tôi mời. Ở cương vị chủ nhà, phải có lời mời thì khách mới đến được, cho dù khách mời là khách theo kiểu chịu đấm ăn xôi, mặt dày mày dạn, bị gậy ăn xin hay năn nỉ để được gặp.
Ông Sang đến Mỹ sau chuyến đi qua Tàu hồi tháng 6.  Kết quả của chuyến đi Trung Quốc được giới chuyên viên nghiên cứu đánh giá là “thần phục” Thiên Triều. Các điều khoản ký và thoả thuận giữa hai nước hoàn toàn không đề cập đến các vấn đề khẩn cấp, đang được cả nước quan tâm như tình trạng mất chủ quyền của Việt Nam, các vụ xung đột ở biển Đông, việc “tàu lạ” liên tục bắn và “cướp”, đánh phá tàu cá của ngư dân Việt Nam.  Phương án giải quyết ảnh hưởng của “đường lưỡi bò”, hay những vấn đề nổi cộm khác thể hiện dã tâm của Trung Quốc lấn biển, dành đảo đã không được đề cập trong các thoả thuận.
Về mặt nội bộ, tranh giành ảnh hưởng và quyền lực của ông Sang với  đồng chí “X” và vây cánh của ông ấy vẫn còn kèn cựa, chưa ngã ngũ cụ thể. Nếu nói ông Sang có vây cánh và thực lực trong chánh quyền, thì ngược lại, đồng chí “X”, đã gần như có ảnh hưởng rất mạnh ở lực lượng công an và quân đội.
Vì vậy, về nhiều mặt, trong hoàn cảnh “bên trong lộn xộn, bên ngoài yếu xìu”,  ông Sang không đủ uy tín và thế lực để hưá hẹn và giải quyết được điều gì cụ thể với tình hình chính trị, kinh tế và ngoại giao của Việt Nam. Nếu có, thì chỉ củng cố thêm một chút uy tín của ông Sang về mặt nội bộ trong đảng CSVN, vì đã được Tổng Thống Hoa Kỳ tiếp kiến. Về uy tín đối với quốc tế hay phiá Trung Quốc, ông Sang cũng có thể gửi ra tín hiệu cho thấy Việt Nam chúng tôi đang là đồng minh, bè bạn của Hoa Kỳ.
Việt Nam Muốn Gì?
Có nhiều điều Việt Nam cần ở Mỹ mà có thể trong chuyến đi này ông Sang và Chính trị Bộ muốn có một sự khẳng định và hứa hẹn của Obama. Việt Nam cần mua vũ khí quân sự hạng nặng của Mỹ, Việt Nam cần trang thiết bị quân sự tối tân, vũ khí sát thương và các lãnh vực liên hệ quốc phòng. Dù khấu đầu trước Trung Quốc, lãnh đạo CSVN biết là họ đang ở thế trên đe dưới buá. Trước nanh vuốt của Trung Quốc ngày đêm lấn biển dành đảo, lãnh đạo CSVN hiểu rỏ là nếu họ tiếp tục nhịn nhục qua sông, bán đất nhường đảo để giữ vững chế độ độc tài, thì đến lúc phải bán vợ, đợ con của họ, cũng không thể thỏa mãn tham vọng của quan thầy Trung Quốc. Cho nên, phải tìm cách dựa lưng Hoa Kỳ để tìm chỗ “an toàn”, nhưng cũng không dám ra mặt thẳng thừng vì sợ làm mất lòng Trung Quốc.
Việt Nam cần tham gia vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương (Trans- Partnership Pacific) để thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy thoái, có nguy cơ đổ vỡ vì tham nhũng và hậu quả chạy theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm ngoái, Việt Nam xuất cảng sang Mỹ các mặt hàng chiến lược gồm may mặc, nông sản phẩm và ngư nghiệp đã lên đến gần 25 tỷ đollars.  Nếu được Mỹ ủng hộ để Việt Nam vào Khối Thương Mại Thái Bình Dương, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng vọt, được miễn hàng rào quan thuế có thể giúp Việt Nam rất nhiều trong lãnh vực  xuất khẩu, thúc đẩy tạo công ăn việc làm, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và giữ được tính cạnh tranh trên thương trường của Việt Nam với các đối tác kinh tế khác như Trung Quốc, Thái Lan, v.v…
Việt Nam cần Obama hứa hẹn vai trò quân sự  Mỹ ở Đông Nam Á, nhất là ở Biển Đông để cầm chân tham vọng của Trung Quốc. Nói cách khác, Việt Nam cần Mỹ làm đối tác chiến lược quân sự ở Thái Bình Dương.  Sau chuyến đi Trung Quốc, có thể ngoài những điều ký kết trên giấy, ông Sang và Chính trị bộ đang bị áp lực của Trung Quốc về mặt chiến lược quốc phòng và chủ quyền mà không quốc gia nào có thể giải quyết được trừ Mỹ. Vì vậy, việc ông Sang vội vã đi Mỹ sau chuyến thăm Trung Quốc, việc ông Sang muối mặt chấp nhận thủ tục nghi lễ ngoại giao, việc Toà Bạch Ốc lên chương trình đón ông Sang một cách đột ngột ngoài dự đoán,  cho thấy chuyến đi ông Sang không thoát ra khỏi các mối liên hệ trên.
Dĩ nhiên để tránh cho ông Sang bớt bị áp lực với Quốc Hội Hoa Kỳ và dư luận Cộng Đồng Người Việt, Hà nội đã tạm ngưng xử Lê Quốc Quân. Cho dù thành tích nhân quyền vô cùng tồi tệ, cho dù biết chuyến đi ông Sang sẽ bị Quốc Hội và Cộng Đồng Người Việt lên án mạnh mẽ, Hà nội đã không có sự chọn lựa nào khác mà vẫn để ông Sang đi Hoa Thịnh Đốn. Khi ngưng xử Lê Quốc Quân, Hà Nội nghĩ có thể tạm thời tránh buá rìu dư luận. Rất tiếc, vụ Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải tuyệt thực lại xảy ra ngoài dự đoán. Đây là việc mà Hà nội đã không lường được, vì vậy vài ngày trước khi ông Sang đi Mỹ, tin Điếu Cày tuyệt thực do tù nhân chính trị Nguyễn Xuân Nghĩa can đảm tiết lộ, đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong Cộng Đồng Người Việt, tạo cơ hội cho Lập Pháp Hoa Kỳ lật lại hồ sơ nhân quyền và áp lực mạnh mẽ hơn nữa đối với chính phủ Obama.
Hoa Kỳ Muốn Gì?
Obama đã nhiều lần tuyên bố muốn đẩy mạnh hợp tác Thương Mại Thái Bình Dương và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tham gia. Ngoài lý do cụ thể là tạo lợi thế đòn bẩy kinh tế để các quốc gia trong khối Thái Bình Dương hợp tác, phát triển và yễm trợ lẫn nhau trên lãnh vực thương mại. Khối Thương Mại Thái Bình Dương chính là vũ khí chiến lược của Mỹ để cầm chân Trung Quốc. Khi cố tình tạo ra một khối thương mại và kinh tế độc lập, tách hẳn các quốc gia trong khối ra khỏi qũy đạo và ảnh hưởng của Trung Quốc, chính quyền Obama muốn làm giảm bớt nanh vuốt của Trung Quốc, muốn trực tiếp giúp đỡ các quốc gia đang trong vòng phát triển và yểm trợ, để vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc. Nói cách khác, Khối Thương Mại Thái Bình Dương là một thứ “quyền lực mềm” mà Hoa Kỳ đang theo đuổi tại Thái Bình Dương bên cạnh các chiến lược quân sự “quyền lực cứng” khác.
Obama muốn Việt Nam trở thành đối tác chiến lược trên mặt trận biển Đông để cầm chân ảnh hưởng và tham vọng của Trung Quốc. Vai trò Việt Nam hiện nay chưa thể trở thành đồng minh như Phi Luật Tân hay Nhật, nhưng ký kết một số văn kiện để khẳng định vai trò đối tác chiến lược, để hợp tác chặt chẽ về mặt quân sự là những ý đồ mà Hoa Thịnh Đốn đã không ngần ngại bày tỏ. Và vì vậy, Hoa Kỳ cũng sẵn lòng để viện trợ vũ khí, quân dụng, huấn luyện và tập trận chung với Việt Nam ở biển Đông.
Năm ngoái, Đại tá Hải quân William Jordan từng phàn nàn “Mặc dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng có chung quan điểm chiến lược về tình hình Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó không chấp nhận tham vọng đòi chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc và cần có một sự quân bình với quyền lực vừa trổi dậy trong vùng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thể hiện cụ thể, họ muốn gì trong quan hệ đối tác đồng minh với Hoa Kỳ để đạt được các mục tiêu trên”.
Như vậy, có thể nói việc thảo luận để dẫn đến ký kết Việt-Mỹ về “Hợp Tác Toàn Diện” đã từng diễn ra trong một quá trình dài,  có lúc gần như bị gián đoạn vì thái độ “lừng khừng” của Việt Nam, và gần đây, đột nhiên Việt Nam lại có những động thái cụ thể, vượt rào cản để đến gần với Mỹ. Phải chăng Đối Tác Kinh Tế Thái Bình Dương (TPP) là miếng mồi ngon từ phía Hoa Kỳ, đủ sức đẩy Hà Nội phải nhập cuộc với Mỹ để cứu vãn nền kinh tế và chế độ đang trên đà vực thẳm.
Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam bớt đi các hành động đàn áp nhân quyền. Khi Hà Nội gia tăng đàn áp nhân quyền, điều này không có lợi cho chính quyền Obama, vì bị áp lực nội bộ và phải giải thích các chính sách đối ngoại để thuyết phục các Dân Biểu, và Nghị Sĩ Mỹ đồng thuận với Obama. Nói cách khác, Hoa Kỳ, cả Hành pháp và Lập pháp, đều nhất quán ở chiến lược khai thác vai trò Việt Nam nhằm giảm bớt tham vọng Trung Quốc. Tuy nhiên, khi giao tiếp với một quốc gia độc tài, toàn trị và có hồ sơ về nhân quyền vô cùng tồi tệ như Việt Nam, chính quyền Obama, tức Hành phàp có thể bị trói tay, trói chân trước một đối tác có thành tích bất hảo. Cho dù Hoa Kỳ không hài lòng với các hành vi trấn áp bất đồng chính kiến ở trong nước, nhưng chính quyền Obama cũng không mạnh mẽ áp lực, trừ trường họp bị Lập Pháp qui trách nhiệm là đang tiếp tay với chế độ toàn trị, đi ngược lại giá trị “nhân quyền” của nước Mỹ, thì họ mới gượng ép lên tiếng.
Khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), áp lực của các định chế kinh tế, các qui luật trong sáng và điều kiện công bằng trong sân chơi thương mại buộc Việt Nam phải tự thay đổi để thích nghi, nhờ vậy Việt Nam từng bước lột xác về kinh tế và xã hội, dù chính trị vẫn còn mang bộ mặt độc đảng, nhưng thú tính thì đã thuần hơn trước nhiều.
Nếu tham gia vào Khối Thị Trường Thái Bình Dương, sức ép của tính trong sạch trong quan hệ kinh tế, buộc Việt Nam phải tự cải tổ hơn nữa. Để trở thành hội viên, Việt Nam phải tôn trọng qui luật lao động, phải có Công Đoàn độc lập, phải có luật pháp nghiêm minh tránh tệ nạn ăn cắp bản quyền,  làm đồ giả v.v… Tóm lại, qui trình cần thay đổi để sống còn và hội nhập, buộc CSVN phải tự điều chỉnh các chính sách cai trị để được chấp nhận vào Cộng Đồng Quốc Tế. Nói cách khác, con thú CSVN, đang từng bước thuần hoá nhưng vẫn còn bản chất rừng rú của loài thú và rất khó lòng thay đổi trừ khi có một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện.
Và điều này thì không phải là trách nhiệm của Hoa Kỳ, của chính quyền Obama mà là trách nhiệm của nhân dân Việt Nam.
Trung Quốc Muốn Gì?
Trung Quốc không muốn Việt Nam thoát ra khỏi quĩ đạo kinh tế, chính trị và xã hội của họ. Trung Quốc không muốn thấy Việt Nam là đối tác quân sự, liên kết và làm đồng minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Trung Quốc không muốn Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về kinh tế, độc lập về chính trị, mạnh về quân sự và từng bước đi vào quĩ đạo Dân chủ hoá. Trung Quốc có tham vọng “Hán hoá” Việt Nam.
Trung Quốc đã từng ngăn cản Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Vì vậy, khi Việt Nam tham gia Đối tác Kinh Tế Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc cũng sẽ không bằng lòng. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để lôi kéo, áp lực và thậm chí có thể phá hoại để Việt Nam không hội đủ các tiêu chuẩn tham gia.
Sau chuyến đi Trung Quốc của Trương Tấn Sang, Việt Nam đã ký văn kiện đầu hàng. Điều gì làm Hà Nội đã phải cúi đấu thần phục Trung Quốc, nhưng lại đồng ý ký kết một số thoả thuận với Hoa Kỳ về chiến lược để cân bằng ảnh hưởng?  Phải chăng cuộc họp hồi tháng 6 vừa qua với Trung Quốc đã đẩy Hà Nội vào vị trí ngã sang Mỹ để tìm thế ỷ dốc? Phải chăng sau cuộc họp ở Bắc Kinh, Hà Nội nhận ra tham vọng nguy hiểm của Trung Quốc,  mà chỉ có Mỹ mới có thể bảo vệ được Việt Nam? Vì vậy, một tháng sau đó, Trương Tấn Sang đã nhận chỉ thị Chính trị bộ đi qua Mỹ cầu viện, cho dù phải muối mặt như thế nào? Không phải đột nhiên Việt Nam đồng ý ký chung một văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, để có thể làm Trung Quốc nổi giận. Tiến trình này đã thảo luận từ trước và có thể sẽ không bao giờ được ký, trừ trường hợp Việt Nam thấy có lợi, hay có dấu hiệu bị nguy hiểm, bị đe dọa từ phiá Trung Quốc.
Thực ra, nội dung của “Hợp tác Toàn diện” cũng không có gì ghê gớm lắm. Nó chỉ lập lại một số thảo luận mà hai bên đã làm việc từ nhiều năm trước, nhưng vì nhiều lý do thầm kín, Việt Nam đã không dám ký. Điều quan trọng nhất là phần nói về an ninh quốc phòng thì chỉ nhấn mạnh chung chung, không có gì cụ thể rõ ràng.  “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.”
Cũng  không loại trừ trường hợp Việt Nam được Trung Quốc cho phép ký văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ , với điều kiện là Việt Nam phải ký các văn kiện đầu hàng với Trung Quốc trước. Với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc trên thượng tầng lãnh đạo của CSVN, không thể có sự kiện Trung Quốc bị bất ngờ trước hành động Việt Nam đơn phương ký kết “Hợp Tác Toàn Diện” với Mỹ, chỉ một tháng sau khi gặp Tập Cận Bình.  Nói cách khác, có thể văn bản “Hợp Tác Toàn Diện” đã được Trung Quốc chuẩn y hồi tháng 6 khi Sang đến Bắc Kinh, đánh đổi lại Việt Nam phải ký văn kiện đầu hàng với Trung Quốc.
Những Vấn Đề Cốt Lõi
Nhân quyền có thể không làm Obama bận tâm vì ông ấy là một trong những Tổng Thống Hoa Kỳ kém về mặt này. Các chiến lược của Toà Bạch Ốc đều do Hội Đồng An Ninh Quốc Gia phác hoạ, đề nghị, và đôi khi quyết định. Nếu có một ông Tổng Thống quan tâm đến nhân quyền, thì mặt trận nhân quyền có thêm điều kiện thuận lợi để áp lực. Nếu không, vai trò Quốc Hội, tức Lập Pháp vẫn là trọng tâm, là mục tiêu để chúng ta vận động.
Trước ngày Sang đến Mỹ, đã có biết bao tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, có Dân biểu họp báo tố cáo CSVN tại Quốc Hội, có hàng chục Dân biểu, Nghị sĩ  ký tên lên án Hà Nội vi phạm nhân quyền. Thậm chí, 4 Dân biểu thuộc đảng Dân chủ, đảng của Obama do bà Dân biểu Zoe Lofgren, lãnh đạo của 38 Dân biểu thuộc Đảng Dân chủ ở California, đã vào tận Bạch cung để họp với Obama và nhấn mạnh yếu tố nhân quyền phải nêu cụ thể trong cuộc gặp với Sang.
Cộng Đồng Người Việt đã làm trọn vai trò “vận động” chính giới, và đã tố cáo trước dư luận thế giới bản chất vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài, toàn trị. Biểu tình ở San Francisco trước lãnh sự quán CSVN có đồng bào đến từ San Diego, từ Santa Ana, và từ San Jose;  biểu tình ngay trước Toà Bạch Ốc ở Washington DC, có đồng bào đã đến từ nhiều tiểu bang lân cận, thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi cho Obama v.v… Mặt trận vận động chính giới và đấu tranh tố cáo CSVN đã diễn ra vô cùng hào hứng và sôi nổi. Điều đáng mừng nhất là trong các mặt trận này tại Hải ngoại cũng như tại Việt Nam, đã có sự tham gia đồng bộ của tuổi trẻ Việt Nam, sát cánh cùng các thế hệ đàn anh. Đây chính là một điểm son trong cuộc tranh đấu của dân tộc Việt, để chúng ta yên tâm nhìn về tương lai cho một Việt Nam Tự Do, Dân chủ và Nhân quyền.
Nhân quyền là cốt lõi để Việt Nam được coi đồng minh chiến lược nếu muốn có hậu thuẫn của Lập Pháp Mỹ về quân sự, chính trị và kinh tế. Thượng nghĩ sĩ John McCain từng tuyên bố “Hà nội đang có một danh sách dài về các vũ khí cần mua của Mỹ”. Tuy nhiên “quan hệ an ninh hai bên sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãnh vực nhân quyền.”. “ Cần có sự chấp thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ thì Việt Nam mới mua được vũ khí sát thương – Có nhiều vũ khí Việt Nam muốn mua và Mỹ cũng muốn chuyển giao cho họ, nhưng điều này chưa thể xảy ra được, trừ khi chính quyền Việt Nam chứng tỏ họ tôn trọng nhân quyền”, Nghị sĩ Joe Lieberman của đảng Dân chủ cũng đã phát biểu như vậy.
Nói cách khác, Hà nội càng nghe theo Bắc Kinh đàn áp nhân quyền, càng bắt giam nhiều blogger, càng tuyên án nhiều anh chị em bất đồng chính kiến thì Việt Nam càng tiến gần Bắc Kinh hơn Hoa Thịnh Đốn. Đây là chiến lược tốt nhất để Bắc Kinh kéo Hà Nội ra khỏi ảnh hưởng của Mỹ.  Khi ông Sang đến Mỹ, Hà Nội đã tìm mọi cách xoa dịu “hồ sơ nhân quyền” bằng việc dời lại vụ án Lê Quốc Quân. Nhưng vụ Điếu Cày thì bất ngờ nên lúng túng. Dù sao, nếu ông Sang có thực quyền, chỉ cần một lệnh của Chính trị bộ, vụ Điếu Cày tuyệt thực đã giải quyết êm thấm, để ông Sang khỏi phải trả lời với Obama và dư luận Hoa Kỳ. Vậy thì, thế lực nào muốn gây khó khăn cho ông Sang? Đồng chí “X” muốn nhân cơ hội vụ Điếu Cày tuyệt thực để làm hỏng uy tín của Đồng chí Sang? Hay cánh thân Bắc Kinh trong Chính trị bộ, đồng chí “Trọng” không muốn Việt Nam vào được Đối Tác Kinh Tế Thái Bình Dương?
Với các chánh quyền Hoa Kỳ, chính sách lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng hầu hết đều giống nhau. Đó là không có kẻ thù lâu dài, không có bạn vĩnh cửu. Quyền lợi của nước Mỹ là tối ưu. Điều này giống như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố, “mèo trắng hay đen gì cũng được miễn là bắt được chuột”. Với Hoa kỳ, “độc tài, quân phiệt hay dân chủ không phải là điều cần giải quyết. Điều quan tâm là chính quyền này có là đồng minh với nước Mỹ hay không?”  Và làm thế nào để lôi kéo họ làm đồng minh của Mỹ.
Việt Nam là nhà nước độc tài, chuyện này thuộc nội bộ của Việt Nam, do nhân dân Việt Nam đơn phương giải quyết. Chính quyền Mỹ giao tiếp với chính quyền Việt Nam, trong tiến trình liên hệ, cọ sát và đối tác kinh tế, chính trị, quân sự  v.v…, sự thay đổi theo qui trình dân chủ hoá, thúc đẩy sự tôn trọng các giá trị nhân quyền vì quyền lợi hỗ tương, sẽ diễn ra theo phương cách tự diễn biến của qui luật đào thải, không phải áp lực chủ quan từ Mỹ buộc Hà Nội phải thay đổi.
Chế độ độc tài toàn trị Việt Nam cũng giống như chế độ của các nhà độc tài Trung Đông. Hoa kỳ đã viện trợ cho các lãnh tụ độc tài này rất hậu hĩnh vì họ từng là đồng minh của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi nhân dân của Ai Cập, LiBăng, Tusnisia lật đổ các chế độ toàn trị, thì Hoa Kỳ và các nước Phương Tây đã đứng hẳn về phiá nhân dân, chứ không đứng về phiá các nhà độc tài, mà cách đó mấy tháng họ còn mời vào Tòa Nhà Trắng để ký kết, giao tiếp và viện trợ.
Việt Nam cũng vậy. Chính nhân dân, trong và ngoài nước phải đứng vững trên đôi chân của mình để đấu tranh dành tự do, dân chủ, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nhân quyền không đến từ đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ của Mỹ. Tự do và dân chủ cho Việt Nam, không thể ban phát từ Hoa Thịnh Đốn mà bằng từ sự hy sinh, khôn khéo và đấu tranh không mệt mỏi của con dân Việt.  Cũng vậy, đòi lại sự toàn vẹn lãnh thổ không thể trông chờ giải quyết từ Đảng CSVN, vì bản chất tay sai và lo sợ mất quyền độc tôn lãnh đạo đã chứng tỏ tư cách hèn kém, phản bội của đảng CSVN.  Ngày nào độc đảng và toàn trị còn nắm quyền lãnh đạo trên đất nước Việt Nam, ngày nào Việt Nam còn bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của Trung Quốc, ngày đó Việt Nam vẫn còn bị lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, độc tài và yếu kém.
Nhân quyền không phải là yếu tố then chốt để đánh đổ chế độ độc tài toàn trị, nhưng nhân quyền là yếu điểm của con thú cộng sản. Đánh vào chổ hiểm, chố yếu tức là nhắm trúng trọng tâm để vừa làm suy yếu chế độ, vừa từng bước cô lập, áp lực buộc chế độ phải thay đổi hay là bị đánh đổ bởi chính một cuộc cách mạng nhân dân toàn diện. Cũng cần ý thức được sức mạnh toàn diện bao gồm tất cả tầng lớp nhân dân, tôn giáo, thành phần đảng phái, cộng sản cấp tiến lẫn quốc gia. Cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không thể bị ôm chặt vào “màu cờ sắc áo” của đảng tính hay thành phần, để tự mình cô lập và làm yếu mình trước. Cần ý thức được cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tương lai không phải là “độc quyền” của bất cứ cá nhân nào, đảng phái , tổ chức, thành phần nào, thì mới tạo được sức mạnh dân tộc đồng thuận.
Cần đẩy quan niệm “kẻ thù của kẻ thù là bạn giai đoạn của ta” lên tầm chiến lược. Như vậy, lực đấu tranh mới có sức mạnh chính nghĩa, mới tập hợp được đông đảo khối đông quần chúng, và nhiều thành phần để cùng nhắm vào mục tiêu chung, mục tiêu của dân tộc. Kinh nghiệm đấu tranh cho thấy, chính lực lượng phản tỉnh đến từ trong đảng CSVN là những nhân tố vô cùng hữu hiệu để làm suy yếu họ. Nội thù, có sức mạnh còn vũ bão hơn áp lực từ ngoài. Khi những người lãnh đạo đầu tiên của Hiến Chương 77, bí mật chia nhau vận động chữ ký cho bản Hiến Chương, cựu Tổng thống Tiệp Khắc, ông Vaclav Havel là người nhận báo cáo đầu tiên từ tay các cộng sự viên. Ông đã choáng trước kết quả, vì chính bản do những người cộng sản phản tỉnh Tiệp vận động, có rất nhiều người Cộng sản phản tỉnh ký tên, còn nhiều hơn cả bản của các anh chị em văn nghệ sĩ và thanh niên sinh viên. Nhờ vận dụng được sức mạnh đồng thuận của dân tộc, nhờ khôn khéo,  can đảm gác qua một bên sự khác biệt của “thành phần tính”, cuộc cách mạng nhung đã thành công,  và có dấu ấn rất đậm từ sự đóng góp của những người Cộng sản “phản tỉnh” Tiệp.
Nguồn: Đàn Chim Việt

TIN THẾ GIỚI

 

Mỹ khẳng định vị thế cường quốc

tại Châu Á - TBD 


Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với thủy thủ trên tàu USS Freedom tại căn cứ hải quân Changi, Singapore, 27/07/2013.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với thủy thủ trên tàu USS Freedom tại căn cứ hải quân Changi, Singapore, 27/07/2013.
REUTERS/Tim Chong

Thanh Hà
Sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã góp phần duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực trong nhiều thập niên qua. Hoa Kỳ tiếp tục là một cường quốc trong vùng. Kết thúc chuyến công du Singapore trong hai ngày, phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố như trên.

Phát biểu trước thủy thủ đoàn trên chiến hạm USS Freedom đang neo tại cảng Singapore vào ngày 27/07/2013, nhân vật số 2 trong chính quyền Mỹ, phó tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh đến vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông, trong nhiều thập niên qua, sự hiện diện của Mỹ tại đây đã « giúp cho nhiều quốc gia trong vùng tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế (…) để khu vực này trở thành một vùng thịnh vượng và ổn định (…)» .
Ông Biden khẳng định : « Mỹ là một cường quốc tại Thái Bình Dương và điều đó sẽ không thay đổi »
Tàu chiến USS Freedom của Hải quân Hoa Kỳ là loại chiến hạm có tốc độ nhanh nhất hiện nay, có thể chạy với vận tốc lên tới 40 hải lý/giờ. Đây cũng là chiến hạm đã được thiết kế để có thể tác chiến gần bờ biển của các vùng có địa hình biển giống như của khu vực Đông Nam Á.
Chiến hạm USS Freedom đang đậu ngoài khơi cảng Singapore trong khuôn khổ cuộc tập trận trên biển hàng năm giữa hải quân Hoa Kỳ với một số đối tác Đông Nam Á. Con tàu này cũng được coi là biểu tượng của chiến lược « xoay trục » về Châu Á do tổng thống Barack Obama đề xướng, sau nhiều năm Hoa Kỳ quá tập trung vào hai mặt trận Irak và Afghanistan.
Phó tổng thống Mỹ khẳng định vị trí cường quốc của Hoa Kỳ tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ngày càng gia tăng.
Cũng tại Singapore, trong một cuộc tham luận tại cơ sở của Pratt&Whiney, tập đoàn Mỹ trong ngành chế tạo máy bay, phó tổng thống Joe Biden đã trực tiếp đề cập đến mối « căng thẳng ngày càng gia tăng tại Biển Đông ». Ông nói « những sự cố ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trên biển và những hành động quyết đoán tại Biển Đông mà chúng ta đã trông thấy trong thời gian gần đây, biểu hiện mối đe dọa đối với an ninh khu vực ». Phó tổng thống Mỹ cảnh báo nếu không tìm cách xoa dịu tình hình, « căng thẳng có thể dẫn tới xung đột ».
Cách nay hai ngày, trong cuộc họp báo sau khi hội đàm với thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, phó tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi làm dịu tình tình hình trong khu vực do các tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông. Đây là nơi Bắc Kinh đã khẳng định 80 % diện tích thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Washington ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hàng trên Biển Đông và khuyến khích các bên nhanh chóng đạt đến một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Ông Biden không nêu đích danh đồng minh lâu đời của Mỹ tại Đông Nam Á là Philippines và trường hợp của Việt Nam, cả hai quốc gia này cùng đang tố cáo Trung Quốc liên tục gây hấn tại những vùng biển có tranh chấp. Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam cùng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông, tuyến lưu thông hàng hải chiến lược.
Bên ngoài khối ASEAN, Đài Loan cũng có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam và đặc biệt là Philippines là hai quốc gia có thái độ cứng rắn hơn cả.
Philippines hồi cuối tháng 5/2013 đã tố cáo Trung Quốc có ý định chiếm Bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal - sau khi phát hiện chiến hạm và tàu tuần tra Trung Quốc. Vào năm 1995 Bắc Kinh đã tìm cách kiểm soát bãi Đá Vành Khăn. Năm ngoái đến lượt bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và rất xa Trung Quốc bị nhắm tới.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130728-hoa-ky-khang-dinh-vi-the-cuong-quoc-tai-chau-a-tbd


 

Manila sử dụng Subic Bay để triển khai lực lượng nhanh chóng ra Biển Đông

Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
Tuần dương hạm Mỹ USS Texas neo đậu bên cạnh tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Emory S.Land tại vịnh Subic. Ảnh chụp ngày 10/11/2011.
REUTERS/U.S. Navy

Trọng Nghĩa
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines vào hôm nay 28/07/2013 đã xác nhận kế hoạch di dời các căn cứ không quân và hải quân chính của nước này đến một căn cứ hải quân Mỹ trước đây ở phía Bắc thủ đô Manila. Theo một báo cáo mật của bộ quốc phòng Philippines, mục tiêu kế hoạch di dời là tạo điều kiện cho lực lượng không quân và hải quân tiếp cận nhanh chóng các vùng biển đảo ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc tranh chấp.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ AP qua điện thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết là, lực lượng không quân và hải quân cùng với các đội máy bay và tàu chiến sẽ được di chuyển đến đặt căn cứ tại Vịnh Subic, nằm ở phía Bắc Manila. Đây nguyên là một căn cứ của Hải quân Mỹ nhìn ra Biển Đông, được cải sửa thành một cảng thương mại sau khi lực lượng Mỹ rút đi vào năm 1992.
Theo ông Gazmin, kế hoạch di dời sẽ được xúc tiến ngay sau khi ngân sách dùng và việc này được phê duyệt. Mục tiêu là để « bảo vệ biển Philippine Tây của chúng tôi ». Biển Tây Philippines là tên chính thức được chính quyền Manila dùng để gọi Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã trả lời hãng tin Mỹ từ Hàn Quốc, nơi ông đang ghé thăm.
Một tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines mà hãng AP có được bản sao cho biết là vị trí chiến lược của căn cứ Subic sẽ cho phép thu ngắn thời gian di chuyển của chiến đấu cơ được tung ra các vùng ngoài Biển Đông. Từ Subic bay đi, chiến đấu cơ của Philippines sẽ tiết kiệm được 3 phút so với khi cất cánh từ sân bay Clark cũng nằm ở phía bắc Manila, nơi đang đặt một số máy bay của không quân Philippines.
Tài liệu kể trên ghi rõ là căn cứ mới sẽ cung cấp cho quân đội Philippines một « vị trí chiến lược », cho phép tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng hơn các địa bàn ở trên Biển Đông.
Theo ông Gazmin, Subic Bay là một cảng nước sâu tự nhiên, có khả năng làm bản doanh cho hai tàu chiến lớn mà Philippines đã nhận được gần đây từ tay Hoa Kỳ, một đồng minh có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Philippines. Cảng Subic do đó thuận tiện hơn nhiều so với khu vực nước nông tại tỉnh Cavite, phía nam Manila, nơi đặt căn cứ Sangley Point của hạm đội Philippines.
Xin nhắc lại là Philippines là quốc gia Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Từ tháng tư năm ngoái, Bắc Kinh đã lấn chiếm trong thực tế bãi cạn Scaborough trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, và hiện bị nghi là đang tìm cách thôn tính bãi Second Thomas Shoal, trong vùng Trường Sa, nơi đang có một toán lính Philippines trấn giữ.
Để đối phó với các động thái của Bắc Kinh, ngoài việc dùng phương thức ngoại giao, Manila tích cực ủng hộ việc lực lượng Mỹ hiện diện hùng hậu trở lại trong vùng để làm đối trọng với Trung Quốc, đồng thời nỗ lực nâng cấp quân đội của mình, vốn bị xem  là thuộc loại yếu nhất châu Á.
 

Ấn Độ giúp Việt Nam mua thêm 4 tàu tuần tra

Tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất là vũ khí Việt Nam đang nhắm tới.
Tên lửa Brahmos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất là vũ khí Việt Nam đang nhắm tới.
Reuters

Trọng Nghĩa
Theo tiết lộ của nhật báo Ấn Độ The Hindu số ra ngày hôm nay, 28/07/2013, lần đầu tiên từ trước đến nay, Ấn Độ sẽ cấp tín dụng cho Việt Nam để mua thiết bị quân sự. Khoản vay 100 triệu đô la - sử dụng để mua bốn tàu tuần tra - sẽ được đúc kết vào cuối năm nay nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam.

Trích dẫn một số nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ, báo The Hindu ghi nhận đây là một trong những trường hợp hiếm hoi New Delhi cung cấp tín dụng quốc phòng cho một nước « xa xôi ». Thông thường, đối tượng được New Delhi cho vay để mua thiết bị quân sự thường là các láng giềng nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Ấn Độ. Đảo quốc Mauritius - với lực lượng không quân và hải quân dùng trang thiết bị của Ấn Độ - là một ví dụ. Nước này đã được cấp tín dụng để mua tàu tuần tra và máy bay trực thăng Dhruv của Ấn Độ.
Đối với Việt Nam, Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng qua lãnh vực thiết bị quân sự và một trong những loại vũ khí đứng đầu danh mục mặt hàng mà Hà Nội muốn mua là tên lửa Brahmos, loại vũ khí do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất.
Sự kiện Ấn Độ sẵn sàng cấp tín dụng cho Việt Nam để mua tàu tuần tra diễn ra trong bối cảnh New Delhi đã một lần nữa tỏ quyết tâm tiếp tục tham gia vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khi trong tại vùng bồn trũng Phú Khánh ngoài Biển Đông, dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, bất chấp các động thái hù dọa của Trung Quốc.
Việt Nam gần đây đã tái khẳng định quyền của mình được mời Ấn Độ đến thăm dò và khai thác dầu khi trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại xác định rằng vùng đó nằm bên trong đường lưỡi bò mà họ đơn phương vẽ ra để đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Quyết định của New Delhi giúp Việt Nam tăng cường đội tàu tuần tra của mình cũng được tiết lộ, trong bối cảnh Ấn Độ tăng cường quan hệ an ninh với tất cả các nước ở vùng Đông Nam và Đông Bắc Á trong chính sách hướng Đông của mình.
Từ lâu nay, Hải quân Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á đã cùng tham gia loạt tập trận hải quân đặt tên là Milan. Hải quân Ấn Độ phối hợp với Thái Lan tiến hành các cuộc tuần tra chung, và cùng diễn tập quân sự với Singapore và Nhật Bản.

MỸ DU BÌNH LUẬN

 Đằng sau hợp tác đối tác toàn diện Mỹ - Việt
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-07-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Was7756459-305.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/2013.
AFP


Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25 tháng 7, lãnh đạo hai nước thống nhất đưa quan hệ hai nước thành đối tác toàn diện. Quan hệ đối tác toàn diện có gì khác với đối tác chiến lược? có gì đằng sau tên gọi quan hệ đối tác mới giữa hai nước?

Đối tác toàn diện với Mỹ là gì?

Hơn 2 năm sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Cliton vào năm 2010 tuyên bố đã có đủ cơ sở để Mỹ và Việt Nam nâng tầm quan hệ chiến lược lên một mức mới, vào ngày 25 tháng 7 vừa qua, lãnh đạo hai nước tuyên bố mối quan hệ Việt Nam và Mỹ là quan hệ hợp tác đối tác toàn diện. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu với báo chí sau cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang vào cùng ngày:
“Tất cả chúng ta đều biết về lịch sử rất phức tạp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một “hợp tác đối tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn trong tất cả mọi lĩnh vực từ thương mại và mậu dịch cho đến hợp tác giữa hai quân đội và hợp tác song phương trong cứu nạn, cho đến trao đổi khoa học và giáo dục.”
Thuật ngữ đối tác chiến lược là một thuật ngữ chính trị để xác định từng nước mà VN đã phát triển quan hệ song phương toàn diện và VN coi nước đó là đặc biệt quan trọng.
-GS Carl Thayer
Trước chuyến thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Obama, đã có nhiều dự đoán về khả năng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Trong diễn đàn Shangrila tại Singapore vào tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến mong muốn của Việt Nam được thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến lúc này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước, trong đó có 3 nước thường trự Hội đông bảo an là Trung Quốc, Nga, và Anh. Vẫn còn hai nước lớn mà Việt Nam chưa thể có quan hệ đối tác chiến lược chính là Mỹ và Pháp.
Trong bài viết mới đây trên blog cá nhân, Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về châu Á thuộc Công ty tư vấn Thayer Consultancy, giải thích có sự khác biệt giữa quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Về khái niệm đối tác chiến lược, giáo sư Carl Thayer viết:
“Thuật ngữ đối tác chiến lược là một thuật ngữ chính trị để xác định từng nước mà Việt Nam đã phát triển quan hệ song phương toàn diện và Việt Nam coi nước đó là đặc biệt quan trọng trong việc đạt được quyền lợi quốc gia của mình.”
Theo Giáo sư Carl Thayer, việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước thường đi cùng với một bản tuyên bố chính thức mà nội dung và hình thức của tuyên bố này có thể khác nhau với từng nước.
Trước khi Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã thiết lập đối tác toàn diện với Úc từ năm 2009. Nguyên nhân được đưa ra là vào lúc đó Thủ tướng Úc, Kevin Rudd đã khước từ chữ chiến lược vì cho rằng mối quan hệ song phương giữa hai nước chưa đạt đến mức thân thiết nếu so với các hợp tác mà Úc có được với các đồng minh và các khác có cùng quan điểm. Tuy nhiên trong đối tác toàn diện với Úc, hai nước có thiết lập kế hoạch hành động từng năm trong thỏa thuận đạt được về đối tác toàn diện giữa hai nước.
Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer, đối tác toàn diện với Mỹ là một việc vẫn đang trong quá trình hoàn tất, dựa chủ yếu vào những cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước trên cả 9 lĩnh vực được đề cập trong tuyên bố chung. Đối tác toàn diện giữa hai nước cũng không đề cập đến một kế hoạch hành động như với Úc và bản tuyên bố chung cũng không nói đến cơ chế cấp cao về hợp tác trên 9 lĩnh vực là chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường y tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, quốc phòng an ninh, quyền con người, văn hóa, du lịch và thể thao.

Tại sao chỉ là đối tác toàn diện?

Câu hỏi đặt ra là tại sao hai nước Mỹ và Việt Nam chỉ hợp tác đối tác toàn diện mà không phải là đối tác chiến lược, giữa lúc Mỹ đang chuyển trục chiến lược về châu Á, và Việt Nam đang cần quan hệ với Mỹ để tạo thế cân bằng với người láng giềng Trung Quốc? Giáo sư Carl Thayer đưa ra hai giải thích:
“Có hai giải thích có thể về việc Mỹ và Việt Nam chọn đối tác toàn diện thay vì đối tác chiến lược. Thứ nhất, đàm phán về đối tác chiến lược đã bế tắc và hai bên đồng ý là một thỏa thuận ít chính thức hơn vẫn tốt hơn là không có được một thỏa thuận nào. Giải thích thức hai là các nguồn tin ở Việt Nam cho biết các lãnh đạo cấp cao bảo thủ của Đảng Cộng sản không thích dùng chữ đối tác chiến lược để miêu tả quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ. Ví dụ, sau khi tuyên bố chung được công bố, Bộ Ngoại giao đã chỉ định cho báo chí không được nói quan hệ đối tác toàn diện là nâng cấp của quan hệ hai nước Việt Nam Hoa Kỳ. Báo chí Việt Nam chỉ được đưa tin là quan hệ đối tác toàn diện mà thôi.”
Về dự đoán khả năng đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược trước chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang, Giáo sư Nguyễn mạnh Hùng, trường đại học George Mason nói với đài Á Châu Tự do:
Từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một “hợp tác đối tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn.
-TT Barack Obama
“Việt Nam rất muốn đẩy cao tầm quan hệ chiến lược với Mỹ bởi vì ông tuyên bố ông muốn thiết lập đối tác chiến lược với tất cả 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông đã làm được 3 rồi, chỉ còn Pháp với Mỹ thôi. Ông Mỹ rất quan trọng. Việt Nam rất tha thiết. Nếu Việt Nam có một số nhượng bộ thỏa đáng thì tôi nghĩ trong thông cáo chung sẽ có thể phản ánh được hoặc là một sự tiến bộ, hoặc là một sự nào đó trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam.”
Một trong các nhượng bộ được nói đến nhiều nhất chính là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ngay từ trước chuyến đi, đã có những tổ chức nhân quyền quốc tế, dân biểu Mỹ và các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ phải gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề này trước khi có các đàm phán về hiệp ước xuyên Thái Bình dương (TPP), về dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí và để tiến tới là hợp tác đối tác chiến lược.
Theo HRW, tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua tiếp tục xuống dốc. Chỉ trong nửa đầu năm 2013 số người bất đồng chính kiến, bloggers và lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam bị kết án đã vượt quá con số của năm 2010 và năm 2011 với khoảng gần 50 người.
Vấn đề nhân quyền cũng đã khiến đối thoại nhân quyền thường niên giữa Mỹ và Việt Nam vào cuối năm ngoái bị trì hoãn cho đến tận đầu năm nay.
Nhân quyền cũng có thể coi là rào cản lớn giữa hai nước và được lãnh đạo hai quốc gia nhìn nhận trong phát biểu với báo chí. Tổng thống Obama nhấn mạnh nước Mỹ luôn coi trọng các quyền cơ bản của con người và đề cập đến những thách thức tại Việt Nam.
“Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng rằng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do tôn giáo và tự do lập hội. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn về những tiến bộ Việt Nam đạt được cũng như những thách thức còn tồn tại.”
Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thừa nhận bằng một câu ngắn gọn:
“Về vấn đề quyền con người, hai bên vẫn còn những điểm khác biệt.”
Cũng bởi những cách biệt này mà cho đến lúc này Hoa Kỳ vẫn chưa dỡ bỏ những hạn chế về bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Bất chấp những khác biệt về vấn đề nhân quyền, lãnh đạo hai quốc gia vẫn khẳng định sẽ tiến tới hoàn tất việc đàm phán TPP vào cuối năm nay để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại.
Rõ ràng là tên gọi đối tác toàn diện giữa hai nước chưa thể coi là tương đồng với đối tác chiến lược, nếu xét về tổng thể. Nhưng theo kết luận trong bài viết mới đây của Giáo sư Carl Thayer, các thảo luận mới đây của hai lãnh đạo quốc gia đã đưa hợp tác song phương lên cao trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế. Trong khi đó, hợp tác trong các lĩnh vực khác sẽ vẫn tiếp tục ở mức hiện có.

 

Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Việt

Nguyễn Khanh, GĐ ban Việt Ngữ
2013-07-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
043_dpa-pa_1485F4002C80DDC6-305.jpg
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bắt tay cùng Tổng thống Hoa Kỳ Obama sáng 25/7/2013 tại Nhà Trắng.
AFP photo
Sáng thứ Năm ngày 25 tháng 7 năm 2013, tại Washington DC, chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang đã gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để thảo luận về những vấn đề mà cả hai quốc gia cùng quan tâm. Anh Nguyễn Khanh vừa từ Nhà Trắng trở về và rất mừng được gặp anh tại phòng thu hình của Đài Á châu Tự do.
Nguyễn Khanh: Dạ vâng cũng xin mừng được gặp lại chị Diễm Thi và cũng không quên gởi lời chào đến quí khán thính giả của Đài Á châu Tự do.
Được đánh giá cao tuy còn những bất đồng
Diễm Thi: Thưa anh cuộc gặp gỡ sáng nay được đánh giá như thế nào và những thành quả là những điểm nào?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ rằng nếu nói là đánh giá thì người ta đánh giá rất là cao. Tất cả những cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo với nhau luôn luôn là những cuộc gặp gỡ cấp cao. Đặc biệt là cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo với Tổng thống Hoa Kỳ thì đương nhiên còn được đánh giá cao hơn nữa. Có rất nhiều điều mà tôi nhận thấy thành quả  hai bên đạt được trong cuộc gặp gỡ.
Trước hết chúng ta phải nhìn như thế này: cuộc gặp gỡ được dự trù chỉ 45 phút đồng hồ, chị Diễm Thi và quí khán thính giả của Đài Á châu Tự do thử tưởng tượng, 1 tiếng 15 phút sau thì anh em nhà báo chúng tôi mới được gặp hai nhà lãnh đạo; Tức là kéo dài khoảng thời gian đàm phán với nhau tới 30 phút nữa. Điểm đó chứng tỏ phải có những chuyện quan trọng. Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ nhì như lời hai nhà lãnh đạo nói với báo chí thì họ đã trình bày là họ đã thẳng thắn với nhau và họ đã thảo luận một cách nghiêm chỉnh với nhau trong rất nhiều lĩnh vực, từ lĩnh vực ngoại giao, lĩnh vực kinh tế cho đến kinh tế, quốc phòng, vấn đề biển Đông và ngay cả vấn đề nhân quyền. Cả hai ông đều bảo rằng vẫn còn có những số điểm mà hai bên vẫn chưa đạt được những thỏa thuận hay là rõ ràng hơn là vẫn còn có những bất đồng với nhau như là vấn đề nhân quyền; Nhưng ít nhất thì theo tôi thấy điểm quan trọng là cả hai nhà lãnh đạo, ông Barack Obama và ông Trương Tấn Sang đều đồng ý là đã đến lúc chúng ta nên đẩy quan hệ lên một nấc cao hơn. Đồng thời họ biết khi mà họ đẩy quan hệ như vậy là họ sẽ có cơ hội để họ tiếp tục thảo luận và đi tìm mẫu số chung cho những điểm mà họ vẫn chưa giải quyết được ngày hôm nay.
Một trong những bất đồng rõ ràng là vấn đề nhân quyền và vấn đề tự do tôn giáo. Đó cũng là một trở ngại và ai cũng hiểu rõ là trở ngại đó ai cũng nhìn  thấy là ít nhiều nó cũng có ảnh hưởng mối quan hệ giữa hai quốc gia.
- Nguyễn Khanh
Về vấn đề kinh tế, cái điểm quan trọng nhất mà tôi nhìn thấy qua những lời phát biểu của hai nhà lãnh đạo thì từ bây giờ cho đến cuối năm là họ sẽ hoàn tất đàm phán về bản Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, chúng ta thường gọi tắt là TPP. Nhân tiện nói về vấn đề Thái Bình Dương thì ông Obama cũng như là ông Trương Tấn Sang đều bảo rằng là chúng tôi ủng hộ lập trường của Việt Nam. Đó cũng là cái điểm mà tôi cho rằng đó cũng là thành quả. Điểm khác nữa, cuối cùng thì Tống thống Barack Obama cho biết rằng là ông được ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Việt nam, mời sang thăm Việt Nam. Ông nói rằng là ông đã nhận lời và ông hứa là ông sẽ cố gắng thực hiện cái điều này trước khi ông rời Nhà Trắng, tức là trước năm 2016.
Diễm Thi: Thế thì liệu quan hệ của hai nước có tiến triển tốt hơn như là hai ông đã trình bày với báo chí không,  thưa anh Khanh?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ là có. Tôi tin rằng điều đó có. Lý do mà tôi tin rằng có rất là dễ hiểu, xin thưa cùng với chị và quí khán thính giả của Đài Á châu Tự do. Trước cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo thì các nhà giới chức của Tòa Bạch ốc có nói với anh em nhà báo chúng tôi là Washington nhận được những tín hiệu đánh đi từ Hà nội, những tín hiệu đó cho biết là chúng tôi muốn gần hơn với các bạn, chúng tôi muốn hợp tác mạnh hơn với các bạn.
Và kết quả người ta nhìn thấy rõ ràng hai nhà lãnh đạo bảo với nhau là chúng ta vẫn còn những bất đồng nhưng chúng ta phải gặp nhau, chúng ta sẽ nâng cấp gặp gỡ lên ở mức độ cao hơn để chúng ta trước hết tiếp tục thảo luận để làm tốt đẹp hơn cho mối quan hệ và đồng thời giải quyết những bất đồng đó. Đây là nhìn nhận của tôi.
Một trong những bất đồng rõ ràng là vấn đề nhân quyền và vấn đề tự do tôn giáo. Tổng thống Barack Obama nói rất rõ với anh em nhà báo chúng tôi là nhiều vấn đề như vấn đề nhân quyền, vấn đề tự do bày tỏ quan điểm , tự do báo chí , tự do tôn giáo.....ông có đặt vấn đề đó ra với ông Trương Tấn Sang và ông nói đủ cho chúng ta hiểu là Washington muốn thúc đẩy Hà Nội, hay nói đúng hơn là Washington vẫn đang thúc đẩy Hà nội làm những vấn đề đó. Đó cũng là một trở ngại và ai cũng hiểu rõ là trở ngại đó ai cũng nhìn  thấy là ít nhiều nó cũng có ảnh hưởng mối quan hệ giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, nhìn chung trong buổi gặp gỡ này thì tôi nhận thấy có vẻ mọi chuyện tiến triển tốt đẹp như ý hai bên mong đợi.
Đôi bên cùng có lợi
Untitled-1-250.jpg
CT Trương Tấn sang và TT Obama tại Nhà Trắng sáng 25/7/2013. RFA photo
Diễm Thi: Còn nhận xét riêng của anh Khanh thì sao?
Nguyễn Khanh: Trong cương vị của một nhà báo, tôi thấy tôi hài lòng với cuộc gặp gỡ và kết quả của cuộc gặp gỡ vừa mới kết thúc cách đây chỉ mấy giờ đồng hồ ở Nhà Trắng giữa chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ, ông Brack Obama. Trong cương vị của một người Mỹ gốc Việt, tôi cũng hài lòng về kết quả của cuộc gặp gỡ đó. Trong cương vị của một người Việt Nam sống trong cộng đồng Việt Nam và trong cương vị của một người Việt Nam đang cư ngụ ở nước mỹ, tôi cũng vẫn hài lòng với kết quả của cuộc gặp gỡ đó. Có lẽ đây cũng là điểm mà tôi thấy khá lý thú. Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Obama tiếp các nhà lãnh đạo của các nước Asian.
Chị để ý thấy thì từ đầu năm đến giờ thì ông đã tiếp Tiểu Vương Brunei và sau đó ông tiếp Thủ tướng Singapore, ông tiếp Tổng thống Miến Điện; Và ông Trương Tấn Sang là nhà lãnh đạo thứ tư của Asian được mời đến Nhà Trắng. Đối với Việt Nam thì ông Trương Tấn Sang cũng không phải là người đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng. Chị thấy trước đó thì chúng ta có ông Phan Văn Khải, chúng ta có ông Nguyễn Minh Triết, chúng ta cũng có ông Nguyễn Tấn Dũng . Bây giờ là đến ông Trương Tấn Sang.
Tôi đã có dịp có mặt cả 4 lần thì tôi phải thú thật ở lần này thì tôi nhìn thấy ông Sang là người “tươi” nhất. Ông “tươi” nhất có lẽ do tín hiệu ông bắn cho Washington, ít nhiều thì ông cũng nhìn thấy tín hiệu bắn trở lại từ Washington-Tức là chúng tôi cũng muốn làm bạn với cac bạn, chúng tôi cũng muốn mở rộng vòng tay đón tiếp các bạn với tư cách là những người bạn. Vấn đề còn lại là vấn đề tiến triển ra sao.
Cái đó cũng còn tùy, tùy ở Washington cũng có mà tùy ở Hà Nội cũng có. Với cá nhân tôi thì tôi tin là tùy ở Hà Nội nhiều hơn. Nói một cách khác, tôi mường tượng thấy một hình ảnh của một cậu con trai và một cô con gái gặp nhau, hai người làm quen với nhau, hai người nói yêu nhau. Ngày hôm nay có thể là buổi dạm ngõ để cho hai họ gặp nhau nhưng mà nói chuyện sẽ có đám hỏi và đám cưới thì có lẽ chuyện đó cũng phải vài năm nữa.
Diễm Thi: Đó là những nhận xét riêng của anh Khanh đúng không ạ. Xin cảm ơn anh Khanh rất nhiều
  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obma-sang-result-07262013110909.html


Hội kiến Sang – Obama: Khởi đầu chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ?

Vũ Đức Khanh
2013-07-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
20130724_160007_305.jpg
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC.
RFA
Liệu chuyến công du của Chủ tịch Việt Nam tới Hoa Kỳ có thể mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt-Mỹ?
Chuyến thăm Nhà Trắng của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 mới chỉ là lần thứ hai một nhà lãnh đạo CS Việt Nam đặt chân đến Washington kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ năm 1995, trước đó là chuyến thăm năm 2007 của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Mặc dù chuyến thăm này được ca ngợi là mang tính “lịch sử” nếu xét tới lịch sử chung của hai nước, người ta vẫn phải chờ xem di sản của nó là gì?
Khác xa với những hào nhoáng và lễ lạt vẫn thường bao quanh các chuyến thăm cấp nhà nước, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Sang tới Nhà Trắng sẽ diễn ra chóng vánh và tương đối tiết chế, nhưng chắc chắn những gì mà ông ta hy vọng đạt được với phía Mỹ là khó khăn.
Hai nhà lãnh đạo sẽ có nhiều chuyện để bàn thảo, từ việc tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự cho đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, khác xa với sự kỳ vọng về những thoả thuận mang tính đột phá, những gì mà người ta có thể hy vọng là sự khởi đầu của một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ.

Thời thế đổi thay

Kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Triết tới Nhà Trắng năm 2007, nhiều thứ đã thay đổi ở Mỹ cũng như Việt Nam. Sáu năm trước, Việt Nam bước vào sân chơi WTO với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, và còn đang tỏa sáng trong số các nền kinh tế Đông Nam Á; trong khi đó thì ở Mỹ, cuộc suy thoái sắp đến là điều mà chưa ai nhìn thấy và chưa ai nghĩ tới.
Giờ đây, Việt Nam đang mạo hiểm đùa bỡn với thảm hoạ kinh tế, sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nạn tham nhũng hoành hành, còn Hoa Kỳ thì vẫn tiếp tục quá trình hồi phục kinh tế kéo dài và chậm chạp.
Kể từ đấy, Hoa Kỳ đã chuyển hướng trọng tâm từ Trung Đông sang Châu Á–Thái Bình Dương theo chiến lược mới “tái cân bằng”, một phần là nhằm tìm kiếm các thị trường mới trong quá trình phục hồi kinh tế quốc nội, và theo đúng nghĩa, đã bắt đầu vun xới mối quan hệ với các đối tác trong khu vực. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trục xoay này gặp phải sự hoài nghi của các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh, những người cũng có mưu đồ riêng với khu vực.
Đối với Việt Nam, sự thay đổi của thời thế cũng đưa đến những thách thức mới, từ sự bất bình của dân chúng trước cách thức điều hành nền kinh tế và nỗ lực sửa đổi hiến pháp của chính phủ, cho đến sự quả quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và ở Đông Nam Á. Mặc dù quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn tiến triển kể từ năm 1995, mối quan ngại của Hà Nội trước ý đồ của Trung Quốc trong khu vực lại góp phần thúc đẩy quá trình đó – hay đúng hơn là Việt Nam cần phải làm thế.

Trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ

20130724_155242_250.jpg
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ các Thượng Nghị Sĩ thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 24/07/2013 tại Washington DC. RFA PHOTO.
Bất chấp quan hệ giữa hai nước đã được bình thường hóa năm 1995, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm vận trong việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc tháo bỏ lệnh cấm vận này tuỳ thuộc vào sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam, điều mà Việt Nam vẫn tiếp tục không đáp ứng được. Chính vấn đề Dân chủ và Nhân quyền đã và đang là một trở ngại cho việc thắt chặt quan hệ.
Trong lời phát biểu gần đây về cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường đã thừa nhận những khác biệt giữa hai nước. Bất chấp những khác biệt, ông hy vọng là cả hai nước sẽ bắt tay vào “mối quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi… và (đồng thời) tôn trọng thể chế chính trị của nhau”.
Chắc chắn là nếu Việt Nam dự định duy trì tình trạng như hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bắt tay vào mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, nếu Việt Nam dự định tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và muốn Washington dỡ bỏ chính sách cấm vận vũ khí, Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để tôn trọng và thừa nhận những quan ngại của Hoa Kỳ. Ở thời điểm này, Hoa Kỳ đang nắm tất cả các quân bài.
Mặc dù chính sách xoay trục sang Châu Á–Thái Bình Dương của Mỹ sẽ gặp nhiều thuận lợi nếu quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên gần gũi hơn, song chính sách đó vẫn không tùy thuộc vào sự hợp tác tích cực của Việt Nam. Hoa Kỳ không hề thiếu đồng minh ở Châu Á–Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến Australia ở phía Nam, Philippines và Nhật Bản ở phía Bắc; hay đối tác, chẳng hạn như Indonesia, Malaysia và Singapore.
Tăng cường quan hệ với Việt Nam sẽ giúp mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ; tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế lại phập phù ở chỗ nó chỉ tồn tại chừng nào người ta vẫn còn kiếm được cái gì. Để một mối quan hệ lâu bền, nó phải được thiết lập trên một nền móng vững chắc hơn: lòng tin và các giá trị chung.
Ai đó có thể tranh luận rằng Hoa Kỳ sẽ gặp tổn thất trong mối quan hệ tương lai với Việt Nam nếu Hoa Kỳ khẳng định đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Dĩ nhiên là đúng với nhãn quan "chính trị thực dụng", nhưng trong trường hợp này, Mỹ chỉ có thể tự hại chính mình nếu làm ngơ trước những thành tích nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam chỉ vì quyền lợi ích kinh tế.
Những công dân Việt Nam mong muốn một xã hội tự do hơn và cởi mở hơn thật khó mà có cái nhìn thiện cảm với những nước đang giúp đỡ chính phủ hạn chế quyền của họ. Việc cho rằng Đảng CS mãi mãi nắm quyền lực sẽ là thiển cận.
Nếu Hoa Kỳ có ý định lãnh đạo thế giới tự do, họ phải hành động tương xứng. Hợp tác với một chế độ vẫn truy bức các bloggers và các nhà hoạt động dân chủ sẽ phát đi một tín hiệu sai.
Chủ tịch Sang đã đúng khi nhận xét rằng những khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là bình thường. Tuy nhiên, đây lại không phải là điều bình thường khi những khác biệt đó lại là sự vi phạm rõ ràng những quyền phổ quát đã được nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng có bổn phận với luật pháp của nước họ, và sẽ làm cho bản hiến pháp và thiện chí của Hoa Kỳ mất uy tín ở nước ngoài một khi Hoa Kỳ tham gia vào những hoạt động xâm phạm các quyền mà hiến pháp Mỹ bảo vệ.

Một Việt Nam mới

Chuyến công du này có thể không đưa đến các hiệp định hay những tuyên ngôn đột phá từ Chủ tịch Sang và Tổng thống Obama; tuy nhiên, nó lại có thể đặt nền móng cho một chương mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Vì thế, hai nguyên thủ quốc gia cần tận dụng cuộc gặp này để thiết lập cơ hội cho các cuộc đối thoại trong tương lai, và rồi để đi đến đàm phán về những khác biệt.
Tự do và Dân chủ gắn liền với Thịnh vượng và Phát triển. Việt Nam khắc khoải quay trở về với thời kỳ hoàng kim, khi nó là một tín hiệu về sự phát triển kinh tế thịnh vượng ở Đông Nam Á, và việc thúc đẩy hoạt động giao thương với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam phần nào trở lại với thời kỳ huy hoàng về kinh tế trong quá khứ; tuy nhiên, bất kỳ giả thuyết nào cho rằng mọi chuyện rồi sẽ lặp lại như cũ đều chẳng có giá trị gì.
Khi người dân Việt Nam trở nên sung túc và mức sống tăng lên, họ sẽ sớm đòi hỏi ngày càng nhiều cho đến khi chính phủ, trong tình trạng hiện hành, không thể tiếp tục đáp ứng. Việc các công dân Việt Nam tìm đến Internet để bày tỏ thái độ bất mãn về các nhà lãnh đạo và khát khao đa nguyên chính trị, quyền tư hữu đất đai hay những thứ tốt đẹp hơn chỉ là một phần của những vấn đề đó.
Cuộc gặp gỡ này có thể mở đường cho chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào cuối năm nay và thừa nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược – tất cả những điều đó sẽ tuỳ thuộc vào việc liệu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể xoá nhoà được những khác biệt hay không.
Những năm tới đây người ta sẽ được chứng kiến một Việt Nam thay đổi. Liệu lớp lãnh đạo hiện thời trong Đảng CS có nhận ra những thay đổi này là tất yếu và phải điều chỉnh để thích nghi hay không là điều còn phải chờ thời gian trả lời. Như với lẽ tự nhiên, nếu Đảng CS không thích nghi được, nó sẽ bị đào thải. Và thay vì tiếp sức cho một thể chế đã tới số, Hoa Kỳ nên chuẩn bị cho một Việt Nam mới.
(Vũ Đức Khanh là luật sư và giáo sư Luật bán thời gian tại Đại học Ottawa. Ông chuyên nghiên cứu chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật quốc tế.)
Nguồn: Asia Sentinel
http://www.asiasentinel.com/index2.php?option=com_content&task=view&id=5588&pop=1&page=0&Itemid=31
Bản dịch Việt ngữ của Blogger Lê Anh Hùng từ Hà Nội cung cấp.



Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?

Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam
Dù trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nhằm tăng cường quan hệ đối tác, nhưng tâm điểm chú ý của công luận nhắm vào cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 là vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Đây cũng là trở ngại chính trong bang giao song phương và cũng là mối bận tâm lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nguyên nhân vì sao?
Trà Mi VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc của người Việt tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một nhà báo, nhà khảo cứu, và cũng là nhà hoạt động nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.
Video Phỏng Vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:


http://www.voatiengviet.com/content/nhan-quyen-viet-nam-truong-tan-sang/1710768.html


Một giai đoạn mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong thủ đô Washington, 25/7/13
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trong thủ đô Washington, 25/7/13
CỠ CHỮ
Hôm thứ Năm 25 tháng 7, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tại thủ đô Washington, trong đó ông loan báo Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Hoài Hương của Ban Việt Ngữ-VOA ghi nhận một số điểm đáng chú ý trong bài diễn văn của Chủ tịch nước Việt Nam, và lược qua một số nội dung trong bản tuyên bố chung Việt-Mỹ, cũng như phản ứng trước loan báo này.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang: “Sáng hôm nay tôi đã có cuộc hội đàm với Ngài Tổng Thống Obama. Tôi vui mừng thông báo với các bạn Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện theo đó hợp tác giữa hai nước sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực, chính trị đối ngoại, kinh tế thương mại, đầu tư giáo dục, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh.”
Với lời phát biểu đó của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trước một cử tọa đông đảo tại trụ sở của CSIS ở Washington chiều hôm qua, dường như quan hệ Việt-Mỹ đang bước sang một ngã rẽ mới.

Khó có thể không nhận thấy sự vui mừng của các quan chức hai nước có mặt trong phòng họp, về thành quả của chuyến đi thăm Hoa Kỳ chớp nhoáng của Chủ tịch nước Việt Nam đã gây khá nhiều tranh cãi. Trước và trong chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang, nhiều nhà lập pháp thuộc cả lưỡng đảng đã mở điều trần và họp báo, khuyến cáo Tổng Thống Obama chú trọng tới vấn đề nhân quyền, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức kiến nghị và biểu tình, đả kích chiến dịch đàn áp thô bạo ở trong nước đối với các blogger và giới bất đồng, trong khi các tổ chức bênh vực nhân quyền quốc tế mạnh mẽ lên tiếng đòi Hà nội trả tự do cho tù chính trị và tù nhân lương tâm. Một trong những người tù được nhiều người biết tiếng, blogger Điếu Cày, đang tiếp tục cuộc tuyệt thực đã kéo dài hơn một tháng.
Hôm qua sau cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung về quyết định xác lập quan hệ đối tác toàn diện, “dựa trên những lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau.”

Tuyên bố nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện, trên tinh thần “tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” vì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi nước.

Về cuộc tranh chấp Biển Đông, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh nhu cầu phải tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và nỗ lực đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển, gọi tắt là COC.
Tại trụ sở CSIS hôm thứ Năm, ông Trương Tấn Sang nói, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã “thực sự mở rộng và được nâng tầm về cả bề rộng lẫn chiều sâu”:
“Mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã thực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lãnh vực cả bề rộng, bề sâu, cũng như hiệu quả của các lãnh vực đó. Nếu nhìn lại cả trên đường dài của lịch sử, chúng ta mới thấy được những bước tiến, những thành tựu trong quan hệ hai nước ngày nay là hết sức có ý nghĩa.”

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh vai trò của ASEAN và sự gắn bó của Việt Nam đối với tổ chức khu vực này. Ông cho rằng tương lai của Việt Nam gắn liền với khu vực ASEAN, một khu vực có tiềm năng rất lớn, nhưng theo lời ông, những tiềm năng đó chỉ thành hiện thực với điều kiện có an ninh trong khu vực.

“Bảo đảm một môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn và kiểm soát các xung đột, là trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Việc xây dựng và củng cố một cấu trúc khu vực nhằm tăng cường hợp tác, kết nối giữa các nước, về kinh tế thương mại, an ninh, văn hóa, xã hội …. chính là sự đảm bảo hữu hiệu nhất cho hòa bình và thịnh vượng.”

Hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ cũng thừa nhận quá trình lịch sử phức tạp giữa hai nước, nhưng cho rằng nay đã tới lúc phải để lại giai đoạn lịch sử phức tạp ấy lại sau lưng để đưa quan hệ sang một giai đoạn mới, với một quan hệ đối tác toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực.
Vấn đề nhân quyền, đòi hỏi chủ yếu của người Mỹ gốc Việt khắp nơi, kéo nhau đông đảo tới biểu tình tại công viên La Fayette trước Tòa Bạch Ốc trong khi cuộc hội kiến giữa ông Obama và ông Trương Tấn Sang diễn ra, cũng được nhắc qua trong tuyên bố chung, trong đó hai nhà lãnh đạo đồng ý “đối thoại thẳng thắn để tăng sự hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khoảng cách biệt về quyền con người”. Bản tuyên bố viết rằng Tổng Thống Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đều nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”.

Bình luận về diễn tiến có tính bước ngoặt này, báo New York Times hôm thứ Sáu nói rằng chuyến Mỹ du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang được thực hiện sau một giai đoạn đầy thách thức, giưã lúc chính quyền cộng sản Việt Nam tăng cường chiến dịch đàn áp trong nước, bỏ tù blogger, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật bất đồng.

Báo New York Times tường thuật rằng Tổng Thống Obama chỉ nhắc tới các vụ vi phạm bằng những lời lẽ khá là nhẹ nhàng, ông nói “tất cả mọi người chúng ta phải tôn trọng những vấn đề như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội.” Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết cuộc đối thoại với ông Trương Tấn Sang vô cùng thẳng thắn và rằng hai ông đã bàn về những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực này, cũng như những thách thức còn tồn tại.

Phản ứng trước Tuyên Bố Chung Việt-Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài VOA-Việt ngữ, Giaó sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam từng là một tù nhân lương tâm, và cũng là tác giả của quyển sách “Hành trình Dân tộc trong Thời đại Toàn Cầu Hóa”, nhận định:

“Nhận xét đầu tiên của tôi là, đây là một bản tuyên bố chung rất là đầy đủ, nó chứng tỏ quan hệ Việt-Mỹ đã vào một giai đoạn mới, giai đoạn mà quan hệ này là toàn diện. Tôi chưa thấy có tính cách chiến lược, nhưng mà tôi thấy có tính toàn diện, đầy đủ từ quân sự, kinh tế thương mại cho đến chính trị, cho tới nhân quyền, tất cả những vấn đề đều được đề cập tới, và tôi hy vọng rằng đây sẽ là một giờ phúc lịch sử để nó đưa quan hệ Việt-Mỹ sang một giai đoạn mới. Giai đoạn mới này, tôi nghĩ có lẽ chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy để nó trở thành một giai đoạn chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam dân chủ tự do, như tất cả chúng ta đều mong muốn.”

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân là Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm Trợ Cao trào Nhân bản, ông là bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước, được thế giới biết tiếng:

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: “Mới đọc thì tôi thấy bản tuyên bố chung, cũng như những lời tuyên bố về hai phía, thí dụ như là muốn kết thúc tiến trình cho Việt Nam gia nhậâp TPP (hiệp định đối tác Xuyên Thái bình dương, thì ta thấy rất là tốt đẹp, và chuyến đi của ông Trương Tấn Sang có đạt được kết quả tốt, thế nhưng mà cô cũng biết cái đó không tùy thuộc vào ông Tổng Thống Obama mà tùy thuộc ở quốc hội. Tổng Trưởng đặc trách về Á Châu-Thái bình dương Kurt Campbell cũng đã nhắn nhủ nhà cầm quyền Hà nội nhiều lần rằng không có con đường nào khác cả, phải cải thiện nhân quyền thì mới có thể trở thành thành viên của TPP được. Nếu mà không tôn trọng nhân quyền thì cái đó không thể nào thông qua được, vì cái quyền đó không tùy thuộc vào ông Obama, mà tùy thuộc vào quốc hội. Mà quốc hội thì cô thấy rõ là các vị dân biểu, các vị Thượng nghị sĩ kỳ này đã nhiệt liệt phản ứng.”
Đó là ý kiến bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, bào huynh của bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Bác sĩ dược khoa Võ Tấn Huân, một thành viên của Đảng Dân Chủ Việt Nam, phản ứng như sau trước diễn tiến có tính dấu mốc này:

“Mối quan hệ Việt Mỹ nâng lên tầm chiến lược là một chuyện đáng mừng của hai nước, tuy nhiên theo thông cáo chung của Nhà Trắng, giữa Chủ tịch Sang và Tổng Thống Obama thì có nhắc đến việc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như tôn trọng quyền con người, thì Huân cho rằng để 2 nước tiến gần nhau hơn nữa thì không những chỉ tôn trọng, mà còn phải thực thi tất cả những cái quyền, những điều lệ nêu ra trong bản tuyên bố, tức là tôn trọng quyền con người, tôn trọng tự do. Hiện tại bây giờ thì thực tế Việt Nam thì ai cũng đã rõ rồi, không những Việt Nam cần phải tôn trọng mà Việt Nam còn cần phải thực thi nữa. Bởi vì Việt Nam đã thông qua điều lệ này rồi, thì giờ phải thực thi để đưa hai nước tiến tới một giai đoạn mới, gần nhau hơn, không những giúp cho quan hệ tốt đẹp hơn mà còn giúp cho người Việt Nam có cơ hội để mở ra sâu rộng với thế giới sau này.”

Nói chung, nhiều người cho rằng việc Hà nội và Washington xích lại gần nhau là một dấu hiệu tốt đẹp, nhưng mọi sự còn tùy thuộc vào liệu hành động có đi đôi với lời nói – ở cả hai bên - hay không. Trong khi chờ đợi, quan hệ giữa hai nước hãy còn phức tạp, khác biệt quan điểm hãy còn sâu rộng, và chỉ có thời gian mới trả lời được liệu những gì đã được hai nhà lãnh đạo cam kết với nhau trong cuộc gặp lịch sử, vốn đã làm lóe lên một tia sáng hy vọng, có dẫn tới biến chuyển nào có ý nghĩa hay không.
http://www.voatiengviet.com/content/mot-giai-doan-moi-cho-quan-he-viet-my/1710720.html

 

Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang

Cập nhật: 14:19 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ
Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên hợp tác toàn diện
Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự mong đợi của tôi.
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên, hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó, cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được nhấn mạnh nhiều.
… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó, hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng lớn.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
"Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan
… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần cải thiện.
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn, hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào thúc đẩy quá trình đó.
Bấm Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những nơi khác.
Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
VÁN CỜ, QUÂN CỜ

"Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng"
Ông Hoàng Duy Hùng
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào trong ván cờ quốc tế.
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.
... Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
Nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Bấm trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/7/2013
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml

Mỹ thiệt trước lợi sau khi chơi với VN?

Cập nhật: 10:08 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Ông Trương Tấn Sang gặp ông Obama
Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên 'đối tác toàn diện'
Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang vừa có chuyến thăm thính thức Hoa Kỳ ba ngày theo lời mời của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến thăm này, hai bên đã ra tuyên bố chung nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác toàn diện", cam kết hợp tác và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Nhân dịp này, BBC Tiếng Việt có cuộc trao đổi qua email với luật sư Hoàng Duy Hùng, nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
Ông cho biết quan điểm về khả năng dễ dàng hay không trong việc thực hiện các cam kết trao đổi thương mại việc giữa các lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như liệu Hoa Kỳ có đang ‘thua thiệt' khi có vẻ nhập nhiều song lại bán hàng sang Việt Nam ít hơn.
"Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần"
Luật sư Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng: Lịch sử của thế giới cho thấy thời gian đầu giao dịch thương mại Hoa Kỳ thường bị “thua thiệt” như trường hợp Hoa Kỳ liên tục bị “thua thiệt” với Trung Quốc trong nhiều thập niên, xuất cảng thì ít mà nhập hàng từ Trung Quốc thì nhiều. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một anh tư bản có nhiều vốn và họ tính toán trường kỳ hơn ngắn hạn. Ngắn hạn thì họ thua thiệt đó, nhưng lâu dài thì chưa chắc. Hoa Kỳ đã dùng sự trỗi dậy của Trung Quốc để đánh đổ cả triều đại Cộng Sản do Nga Sô lãnh đạo để rồi sau đó Hoa Kỳ hưởng không biết bao nhiêu là quyền lợi từ vụ sụp đổ của Liên Xô. Đánh đổ xong Đế Quốc Cộng Sản, bây giờ Trung Quốc trở thành đối tác và đối thủ nặng ký thì Hoa Kỳ xoay sở sang tìm một thế lực khác để cân bằng Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những nơi khác.
Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào trong ván cờ quốc tế.
Nghị viên Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng thăm cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở Bình Dương
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.
Quá trình của Hoa Kỳ đối xử với Trung Quốc như thế nào trong những thập niên trước cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Như thế, trong khoảng 2 thập niên tới, chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ rất “rộng rãi” với Việt Nam giúp cho Việt Nam trở thành một Trung Quyền Lực (Middle Power) để thăng bằng cán cân trong vùng. Trong những thập niên trước, Hoa Kỳ cũng đã từng lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng sẽ liên tục lên tiếng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong những thập niên tới, nhưng đó cũng chỉ là chiêu thức võ miệng chứ trong thực tế không có tác dụng mạnh mẽ.
Vì chính sách thực tiễn của Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ dùng những cuộc biểu tình hay những thỉnh nguyện thư của người Việt như một lá bài để trả giá với Việt Nam. Thời điểm này Việt Nam cũng đã khá thành thạo chính sách đó của Hoa Kỳ nên khi cần thì họ tương nhượng và khi thấy quyền lực của Đảng Cộng Sản bị gậm nhấm thì họ nhất quyết không thỏa hiệp. Đó là nguyên do chúng ta thấy trong chuyến công du của Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua đã không có những sự trả tự do cho các bloggers trước khi ông đến Washington D.C và dự trù cũng sẽ không thả một ai sau chuyến công du.

'Nói gà, nói vịt'

BBC: Kinh nghiệm của ông từ TP Houston cho thấy khi thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam, doanh nhân Mỹ e ngại điều gì? Tham nhũng? Luật lệ bất nhất?
"Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt"
Nghị viên Hoàng Phi Hùng
Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
BBC: Là một luật sư, ông nghĩ sao về tuyên bố chung Mỹ – Việt nói về nhân quyền? Quan hệ giữa nhân quyền và nhà nước pháp quyền trong bối cảnh VN hiện nay ra sao?
Nhân quyền là một vấn đề khá trừu tượng vì mỗi người hiểu nhân quyền theo quan niệm của họ. Tôi được biết rất nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt. Rốt cuộc, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không xoáy sâu vào vấn đề nhân quyền mà là quyền lợi kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay các cán bộ Cộng sản cũng tự hào họ có dân chủ nhưng phải hiểu “Dân Chủ” ở đây là “Dân Chủ Tập Trung của Đảng Cộng Sản” nên khi bàn đến nhiều khi không đạt được kết quả chỉ vì hai quan niệm khác nhau. Các bloggers bị bắt bỏ tù nhiều năm tháng cũng chỉ vì quan niệm “Dân Chủ” thì phải có “đa đảng” khác với quan niệm “độc đảng” của Đảng Cộng Sản. Một nhà nước nhân quyền như Hoa Kỳ khi làm việc với một nhà nước độc đảng như Việt Nam thì buộc lòng họ phải nhân nhượng một số nguyên tắc để cả hai cùng có lợi. Chính vì “quyền lợi” là nền tảng cho sự quan hệ nên chúng ta thấy đề tài nhân quyền có được nêu lên đi nữa thì chỉ là món đồ trang sức chớ không đi vào thực dụng và có đủ “răng” để “cắn” cho Việt Nam phải chấp thuận đa đảng.
Học bài học đầy thực tiễn này, các nhà đấu tranh dân chủ cần phải uyển chuyển sách lược để mang lại kết quả hơn là cứ nêu cao sĩ khí ngất trời rồi tốn hao chủ lực. Nhưng khổ bản chất của sĩ phu lại đặt nặng ý tưởng “thà chết vinh hơn sống nhục” nên âu đó cũng là vận nước vậy.
 

Thỏa thuận Mỹ-Việt mới 'hơn cả mong đợi'

Cập nhật: 13:29 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng thỏa thuận cấp cao Việt - Mỹ vừa đạt được trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, là động lực mới giúp củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Trong lúc vẫn đang có các đánh giá khác nhau về quan hệ 'đối tác toàn diện' Mỹ - Việt, bà Phạm Chi Lan, Cựu thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, coi đây "là bước tiến bộ đáng mừng trong quan hệ song phương".
Cựu Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tin rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những hiểu biết tốt hơn về nhau qua cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia.
Bà Chi Lan cho rằng Hoa Kỳ, thông qua việc ủng hộ các hoạt động của các công ty của mình với phía Việt Nam tại Biển Đông, đã cho thấy sự cam kết của cường quốc này đối với hợp tác, phát triển trong khu vực.
Bà cũng cho rằng dù Hoa Kỳ chưa có quyết định cuối cùng trong việc bán hoặc xuất khẩu trực tiếp vũ khí, khí tài quân sự cho Việt Nam trong hiện tại, nhưng nếu trong tương lai quyết định này được thông qua, đây là một hoạt động thương mại và hợp tác giúp cho Việt Nam đáp ứng nhu cầu chính đáng về củng cố quốc phòng.
Điều này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra các tuyên bố chủ quyền được cho là quá khích như "đường biên giới lưỡi bò trên biển", theo bà Chi Lan cho BBC Tiếng Việt biết qua điện thoại hôm 26/7/2013.
Bà Chi Lan tin rằng trong trường hợp việc mua bán, xuất nhập khẩu vũ khí này diễn ra, Trung Quốc, hoặc bất cứ một cường quốc, quốc gia nào khác, không có quyền can thiệp.
Về vấn đề nhân quyền, cựu quan chức VCCI tin rằng Hoa Kỳ đã có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình nội bộ của Việt Nam, qua đó có cách đặt vấn đề phù hợp hơn về nhân quyền, trong cân nhắc các quan hệ song phương khác.
Tuy nhiên, bà cho rằng không phải vì việc Hoa Kỳ có tiếp cận mềm dẻo, mà chính quyền Việt Nam được quên việc cải thiện tình hình nhân quyền của mình.
Điều này diễn ra sau khi có nhiều quan ngại của quốc tế lẫn dư luận trong nước thể hiện gần đây sau nhiều vụ bắt giữ trong giới hoạt động vì tự do, dân chủ ôn hòa cũng như giới blogger.
Bà Phạm Chi Lan tin rằng các phát biểu và thỏa thuận mà Chủ tịch Sang đưa ra trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ có tính chất đại diện và phản ánh được quan điểm, đường lối đối ngoại của giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, không chỉ trong quan hệ song phương Mỹ - Việt.

No comments: