Monday, October 17, 2016

THƠ NGUYỄN ĐẮC KIÊN - VIỆT CỘNG -

Monday, March 4, 2013

THƠ NGUYỄN ĐẮC KIÊN


Thơ Nguyễn Đắc Kiên

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-02
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nguyen-dac-kien-305.jpg
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Photo courtesy of NguyenDacKien's facebook


Vì khó khăn và bị bao vây như vậy nên bài viết của Nguyễn Đắc Kiên trở thành một trận sóng thần thông tin khi một nhà báo trẻ, đã vượt lên sợ hãi công khai viết một bài viết phản bác lại tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông này đi ngược lại mọi quy chuẩn chính trị cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là suy thoái đạo đức, khi họ đòi hỏi phải bỏ Điều 4 Hiến pháp, phải tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.
Bài viết của Nguyễn Đắc Kiên đã phá sản tận cốt lõi lập luận và thói quen áp đặt dư luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những lãnh đạo chóp bu. Sau bài viết nảy lửa này anh trở lại đời sống âm thầm của một người cầm viết tự do vì đã chính thức bị cho thôi việc tại tờ báo mà anh cộng tác.
Nguyễn Đắc Kiên không những là một nhà báo giỏi, can trường mà anh còn là một nhà thơ tài năng. Góc nhìn của Nguyễn Đắc Kiên trong tập thơ mang tên “Những số không vòng trắng” khiến chúng ta có dịp hiểu thêm về thái độ của anh trước thời cuộc hiện nay. Anh làm thơ không để thưởng thức một cách bình thản, với trà ngon với hương đồng gió nội hay bên khói hương trầm đọc thơ như thói quen của những người muôn năm cũ. Thơ của Kiên xoắn sâu vào lòng người, bẻ gãy sự vô cảm đang ăn mòn từng tế bào xã hội, bắt người đọc phải chọn thái độ mặc dù chỉ là một suy tư, và hơn hết chúng mang đến cho người đọc những thông tin đến trái tim chứ không phải khối óc.
Tập thơ mỏng chưa tới trăm trang với 13 bài thơ được tác giả cho là thơ lẻ và một bài kịch thơ 4 hồi. Những bài thơ được gọi là lẻ ấy có bài như một phán xét nghiêm khắc, có bài như nỗi đắng cay tràn qua mi mắt. Lại có bài vừa đọc lên thấy lâng lâng hạnh phúc nhưng tới cuối bài thì trở thành hụt hẫng, xót xa.
Thơ Nguyễn Đắc Kiên không có chỗ trống cho người đọc trú chân, anh buộc khách đọc thơ anh phải đồng hành, bỏ dép lê chân trên con đường đầy sạn sỏi. Những viên sỏi ấy làm khách khập khiễng đã đành, chúng còn bắt người dẫm lên chúng phải cúi xuống nhìn cái tác nhân gây ra đau đớn ấy.
Bài thơ “Vì người ta cần ánh mặt trời” của anh khiến không ít người giật mình. Con đường mà nhà thơ dẫn chúng ta đi sao quen thuộc quá. Chúng ta đã gặp nó từ khi ngồi trên ghế tiểu học với những bài học lịch sử dài đằng đẵng. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống mảnh đất này nhưng đến bây giờ vẫn chưa ngừng đổ. Tuy có ít hơn, có âm thầm hơn nhưng vẫn là máu. Máu của người mất đất, của những tiếng nói đòi được nói. Máu rơi từ những lên tiếng kêu gào đòi tự do, điều mà hàng trăm năm cả dân tộc bị vùi dập vì thiếu thốn. Máu rơi nhưng quá ít người để ý, quá ít người quan tâm. Cuộc sống vẫn trôi như không có gì xảy ra. Cả cuộc sống đang ngủ vùi như chưa bao giờ được ngủ. Bài thơ lay lắt gọi, thảng thốt đánh thức những trái tim gần như lạnh giá.

Vì người ta cần ánh mặt trời

tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!

Nguyễn Đắc Kiên mời người đọc cùng anh tiếp tục hành trình tìm về cội nguồn của đất. Đất mẹ của chúng ta qua “Chuyến tàu đêm” hiện lên toàn bộ những gì mà đất nước hôm nay phải chịu đựng. Đó là những nấm mồ bê tông dành cho những kẻ đặc quyền trốn tránh sự phán xét của nhân dân. Đó là lăng tẩm của lãnh tụ vẫn được bề tôi sử dụng như một tấm khiên che chắn mọi sai lầm hủy diệt.
Đó là nấm mồ thời gian, đang chôn kín khao khát của cả một dân tộc bởi ám ảnh quyền bính của một nhóm người…

Chuyến tàu đêm

tôi đi qua cánh đồng lúa chín,
qua những nấm mồ, nặng trịch bê tông.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
sao phải bê tông gạch ngói làm chi.
chẳng ai chết rồi đội mồ sống lại,
mà lũ kia đi lấy lời người đã chết tụng xưng.
lúa chín là lúa sắp tàn,
mưu ma cùng cực là đến hồi mạt vận.
tôi đi qua, qua những nấm mồ,
những mồ đất loe hoe bên khung cửa.
đất se se, đỏ quạnh máu cha ông,
dựng thịt da chôn côn trùng, cây cỏ,
máu hôm qua chảy ngược đến hôm nay,
ôm nấm mồ thời gian trắng xoá,
như tóc bà bạc hong trước hiên nhà,
như xương trắng cha ông mặt mòi muối mắt.
tôi đi qua, qua những lỗ châu mai,
những lỗ đen, đen ngòm hôm qua,

hướng họng súng đến hôm nay đe doạ,
thè lưỡi răng cắn xé đất quê hương,

đất quê hương mỗi người có một,
đừng hỏi tôi ai bạn ai thù.
đất quê tôi không có kẻ thù,
cả những kẻ hôm nay thè lưỡi nanh ngấu nghiến,
cũng sẽ được thứ tha,
bởi lịch sử vốn bao dung.
đất quê tôi chưa biết hận bao giờ,
vậy tôi xin những người hôm nay,
tự kết tội mình, ngay khi còn đương sống.
đất quê tôi bao đời đổ máu hồng,
phơi xương trắng,
mặn mòi nước mắt,
vẫn chỉ mong một buổi phục sinh,
không phải hỏi bạn thù, không phải lo diễn biến.
đất quê tôi chưa thù hận bao giờ,
đừng rày xéo nữa,
những người kia trên đất mẹ.

Những gì liên quan đến bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần và tình hình hiện nay thì đúng là tôi có cảm thấy ranh giới như thế. Ranh giới bây giờ nó không rõ ràng như một đường vĩ tuyến nhưng mà ranh giới giữa lòng người nó còn khó để giám định hơn.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Không phải bỗng dưng mà tác giả chọn bài “Những số không vòng trắng” làm tựa cho tập thơ. Qua vài câu, người đọc thấy ngay hàm ý của tác giả: nỗi điêu linh của người dân vẫn còn đó sau khi hai cuộc chiến tranh kết thúc. Phạm Tiến Duật từng viết:
bom nổ trên trời hiện lên những vòng đen
nhưng mặt đất lại sinh bao vòng trắng…

Những vòng trắng ấy được viết năm 1974 lúc hai miền Nam Bắc vẫn còn chia đôi. Vậy mà gần bốn mươi năm sau, những chiếc vòng trắng hình số không ấy vẫn bay lởn vởn trên khắp đất nước sau khi người ta gọi là thống nhất hai miền.
Những chiếc vòng trắng ấy ám ảnh cả dân tộc. Chúng như chiếc vòng của dây thừng đong đưa trên số phận của hàng triệu con người.

Những số không vòng trắng

bom đạn qua lâu rồi,
vòng đen vẫn còn đó,
Phạm Tiến Duật ơi,
vòng trắng vẫn quanh đây.
đêm hôm nay,
trời Vụ Bản mù sương,
đất không chiến tranh,
đất vẫn nhòa vòng trắng.
vòng trắng trên khuôn mặt,
người rám nắng,
trên vai áo sờn,
người giữ đất quê hương.
vòng trắng trên,
đôi mắt mẹ chúng ta,
sợ lắm lũ quỷ ma,
hãi hùng hơn cái chết.
vì phải sống với thây ma di động,
với lũ vô lương, hèn nhát đến bất nhân.

Phạm Tiến Duật ơi,
ông còn thích vẽ vời.
dừng lại hết đi!
đêm nay im lặng quá!
những vòng trắng,
lặng câm tuyên thệ.
ta hôm nay không vẽ những số không,
không vẽ những hờn căm,
không phân biệt địch ta,
không gieo bom vãi đạn.
tại sao ư? tại ta biết hận ai,
kẻ thù là ai,
dội bom đạn lên ai,
chẳng phải đồng bào mình hết thảy.
ta hôm nay cởi ra vòng trắng,
bỏ khăn tang,

ghì siết trong tay,
những đứa con ta, những đứa cướp ngày.
dạy chúng lẽ yêu thương,
bài học vỡ lòng Nhân tính.
dạy chúng biết lẽ nào là Sống,
lẽ nào là Tự do, đâu thương xót Đồng bào.
ta hôm nay,
đã cởi ra rồi,
không cần nữa đâu,
những số không vòng trắng

Em đi
trong mưa
cúi đầu
nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng
đè lên
số phận
từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.

(Nhất định thắng, Trần Dần, 1956)
“Bài thơ của Trần Dần là bài thơ tôi rất yêu thích khi nhắc đến bài “Nhất định thắng” của nhà thơ Trần Dần thì người tôi nổi gai ốc.
Tôi viết bài thơ “Đi giữa Sài Gòn” vào một đêm khi đứng giữa Sài Gòn lúc mới làm nghề báo, lúc ấy tôi làm cho VNExpress. Đấy là cảm xúc của tôi khi thấy người lao công hay những cô gái ở quán bar vỉa hè…
Khi đó không biết tôi có nhớ tới bài thơ của Trần Dần hay không nhưng đúng là cảm xúc của tôi khi đó rất mạnh. Những gì liên quan đến bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần và tình hình hiện nay thì đúng là tôi có cảm thấy ranh giới như thế. Ranh giới bây giờ nó không rõ ràng như một đường vĩ tuyến nhưng mà ranh giới giữa lòng người nó còn khó để giám định hơn.”

Đi giữa Sài Gòn

trời mưa.
tôi đi.
phố vắng.
đêm dài.
chỉ có những hạt mưa.
khắc khoải.
như giọt nước mắt.
nước mắt cuộc đời.
chát mặn.
nước mắt em tôi.
những đứa trẻ không nhà.
nước mắt mẹ tôi, người lượm ve chai.
nước mắt ba tôi, người chạy xe ba gác.
nước mắt chị tôi, người công nhân thất nghiêp.
nước mắt anh tôi, mỗi lần tỉnh dậy, sau cơn phê
thuốc.
nước mắt người yêu tôi, gái bao nhà hàng.
đêm đen mịt mùng.

tôi vẫn đi.
tôi vẫn đi.
giữa những ánh mắt.
giữa những cái nhìn.
lặng câm. ám ảnh. ớn lạnh.
tôi đi.

Sân ga có lẽ là nơi dễ làm cho thi sĩ lấy cảm hứng để viết nên những bài thơ tình bất hủ. Nơi ấy là những cuộc chia ly, những giọt nước mắt tình nhân rơi xuống cho tình nhân, nơi bắt đầu cho thương nhớ kéo dài sau đó.
Thế nhưng sân ga trong thơ Nguyễn Đắc Kiên không lãng mạn và đầy những hình ảnh của tình yêu đôi lứa. Sân ga của Kiên là áo rách, là đói nghèo, là mồ hôi đầm đẫm. Sân ga của anh là những chiếc bánh vẽ nằm cong queo khô khốc không còn ai muốn nhìn. Sân ga của anh là chen chúc tìm danh lợi, là giành giật miếng đỉnh chung. Sân ga của Kiên buồn và đau đớn hơn cả khi nó không hứa hẹn một chút ánh sáng nào ở cuối đường hầm.

Như chiều sân ga

em ơi sân ga,
chiều mưa bay.
anh ngao ngán
trông đường ray eo hẹp,
o bế con tàu “Đổi mới” mấy chục năm.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu sắt thâm sì,
“Đổi mới” xám tro,
tà vẹt gầy hao,
dan díu những lối mòn.
em ơi sân ga,
chiều nay mưa.
khách đợi tàu,
vẫn những con người cũ,
lam lũ, áo cơm,
cuộc sống chẳng đổi thay.
bao hao gầy,

gặm mòn từng đôi mắt,
ngó thăm thẳm vào đêm,
thấy dằng dặc chỉ đêm.
kẻ lên tàu,
như anh,
tìm nơi em.
hay tìm tới áo cơm, danh lợi.
hết thảy giống nhau,
mòn mỏi kiếp người.
mấy chục năm rồi,
còn bao nhiêu mấy nữa.
tàu quê mình,
bao đêm nữa phải qua.
bao mòn mỏi,
bao nhiêu trông ngóng,
mà nào thấy đâu,
một chút sáng cuối đường.
em ơi sân ga,
chiều như vẫn chưa qua?

Một buổi sớm mai khi thức dậy có khi nào bạn tự hỏi tại sao hôm nay hoa không còn thơm, chim không còn hót và nhất là cái hương vị thanh tịnh buổi sáng tinh mơ hầu như đã bỏ chúng ta mà đi rồi?
Bởi vì những sớm mai như thế đã bị nhốt lại trong các nhà tù vô hình. Những nhà tù ấy mang những cái tên mỹ miều như xuất khẩu lao động, như lấy chồng xứ lạ, như khu sinh thái xanh hay những danh, tính từ tương tự như thế… Quê hương một sáng nào đó bật lên tiếng khóc trong thơ Nguyễn Đắc Kiên khi tất cả đội nón ra đi chỉ còn lại tiếng hò lạc giọng.

Quê Hương

Mùa thu cội vàng - hoa mướp - đắng.
Đất nước mình - vẫn chẳng được - tự do.
Sớm thu lạnh - gió cúi đầu - đưa đám,
Một thế hệ - Một thế hệ - Một…
…. Thôi xin đừng lần hồi - thêm một.
Ai đem bán - tự do?
Cho anh hỏi:
“Em ơi - còn không vườn vương hương - hoa khế,
mà tím - mà thương - mà nhớ quá - quê mình?”.
Em cười lúng liếng - hoa xoan:
“Con cò bay lả bay la.
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.
Đồng quê chúng chiếm hết rồi.
Thân em cũng bán chợ giời - tiếc không anh…”

Tôi nghĩ rằng chúng ta cần rất nhiều sự dũng cảm, và tôi quan tâm nhất là sự bao dung, cởi mở để chúng ta đi qua ranh giới đó cả hai phía của những người đấu tranh dân chủ và phía đảng cầm quyền.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Thơ Nguyễn Đắc Kiên độc đáo ở cách nhìn và anh cũng tỏ ra tài tình trong cách đặt vấn đề cho ý tưởng. Một trong hàng vạn câu hỏi: Nếu vì lý do nào đó phải vào tù thì anh chọn nhà tù nào?
Câu trả lời khá bất ngờ: anh chọn nhà tù cộng sản!
Bởi với anh, chỉ nơi đó mới xứng đáng giam giữ anh, một con người khao khát tự do đích thực. Khi được giam vào một nhà tù cộng sản anh sẽ tìm thấy những khao khát như anh. Những cháy bỏng của họ hôm nay sẽ đốt sáng tương lai đất nước. Chỉ một thông điệp này thôi cũng đủ cho cả tập thơ bùng cháy. Thơ Nguyễn Đắc Kiên dũng mãnh và cuốn hút người đọc chính do thiên hướng của lòng can đảm, trí sắc sảo từ một người làm thơ nhồi nặn ý tưởng bằng tấm lòng của một người yêu nước.

Bởi vì tôi khao khát Tự do

tặng những người biểu tình ngày 9.12.2012
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào
vô thức.

bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.

nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.

“Tôi thấy những niềm tin và hy vọng của mình là có cơ sở. Bản thân tôi vững tin hơn vào những gì tôi tin tưởng trước khi viết bài báo đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần rất nhiều sự dũng cảm, và tôi quan tâm nhất là sự bao dung, cởi mở để chúng ta đi qua ranh giới đó cả hai phía của những người đấu tranh dân chủ và phía đảng cầm quyền. Chúng ta bớt đi sự tức giận. Chúng ta bớt đi, chúng ta cởi mở hơn, chúng ta chịu khó lắng nghe nhau hơn.
Chúng ta đều là con dân nước Việt Nam và không có gì có thể thay đổi được điều đó cả. Không có ý thức hệ nào, không có giới tuyến nào nên chia rẻ chúng tôi… đấy là điều tôi băn khoăn nhiều và điều tôi quan tâm nhiều nhất. Tôi nghĩ rằng trí thức Việt Nam cũng quan tâm làm sao Việt Nam có một quá trình chuyển đổi hòa bình, tránh được nhiều xương máu nhất cho nhân dân.”
Nguyễn Đắc Kiên có lẽ sẽ còn nhiều tác phẩm hay nữa nếu ước mơ của anh không trở thành sự thật: làm thơ trong một nhà tù cộng sản.
Chúng ta có quyền hy vọng thế. Không ai có thể nhốt một ý tưởng, đặc biệt khi ý tưởng đó tự nguyện được nhốt để chứng minh rằng cộng sản không đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ…


Nguyễn Chí Thiện

from Địa Ngục Cộng-sản
Thơ của tôi là những gì kinh tởm.
Như Đảng, như Đoàn, như Lãnh Tụ, như Trung Ương ...
03/03/2013 22:00

tonylinh

from khoi4vinh dien
nhung bai tho qua hay hoan ho nguyen dac kien han hanh duoc doc nhieu bai ke tiep cua anh nguyen dac kien ha ha ha ha ha ha ha ha ha
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyendackiens-poems-ml-03022013151638.html

RFA * VÙNG CẤM

 

Vùng cấm và những loại “bẫy người”

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-03-04
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg4475415-305.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp báo trước đây.
AFP


Khi đề cập tới “chủ trương lớn” của giới lãnh đạo Việt Nam liên quan vấn đề kêu gọi toàn dân góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp mà không có “vùng cấm” nào, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh không quên mô tả cái bẫy – mà bình thường chúng ta thường liên tưởng đến loại bãy thú, chim chuột. Nhưng blogger Nguyễn Hữu Vinh báo động rằng trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay “không thiếu gì các loại bẫy dùng để bẫy người!” – một loại bẫy “tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông thường kia”.

Cái bẫy và tác dụng ngược

Qua bài “Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cái bẫy và tác dụng ngược”, blogger Nguyễn Hữu Vinh đã liệt kê các loại bẫy người ấy, từ “hai bao cao su đã qua sử dụng” để bẫy TS Cù Huy Hà Vũ vào tù 7 năm cho tới những cái bẫy lớn hơn nhiều, thậm chí là “một chính sách, một chủ trương lớn”, như “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân”…; như khẩu hiệu “Vì nhân dân phục vụ” nhưng lại “Còn đảng, còn mình”; hoặc “Quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” nhưng lại “Trung với đảng”…
Trong thời gian gần đây, trước khi toàn dân góp ý sửa đổi hiến pháp, nhất là trước khi có “Kiến Nghị 72” của giới nhân sĩ trí thức, TBT Nguyễn Phú Trọng giăng bẫy “Chỉ thị 22”, khẳng định:
Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là để “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không?                    JB Nguyễn Hữu Vinh
“Việc góp ý sửa đổi Hiến pháp là nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
Rồi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng giăng bẫy “Nghị quyết 38”:
“Việc góp ý sửa đổi Hiến phápnhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.”
Và ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiêm Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng giăng bẫynhân dân có thể góp ý về tất cả các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp, kể cả “Điều 4”, không có gì là cấm kỵ…
Nhưng, nói theo lời blogger Nguyễn Hữu Vinh, khi thấy nhân dân hưởng ứng “rầm rầm” việc góp ý, và tai hại hơn nữa, “miếng mồi đảng đưa ra rất ngon đó đã được nhiều nhiều người bu vào rỉa gần hết mà bẫy (do đảng giăng) vẫn chưa thể sập” dù “trơ ra lưỡi câu”, khiến TBT Nguyễn Phú Trọng phải hốt hoảng:
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái gì?

jb-nhv-250.jpg
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, ảnh chụp trước đây tại Hà Nội. Courtesy FB Nguyễn Hữu Vinh.
Đến đây, theo nhận định của blogger Nguyễn Hữu Vinh, “cái cửa bẫy đã phải sập xuống. Đảng sợ lỗ miếng mồi chăng?”
Và JB Nguyễn Hữu Vinh mới vỡ lẽ ra rằng:
Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là đểXem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không?... Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!…”. Cái ông Tổng Bí T này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú thì quả không hẳn đúng.
Việc TBT Nguyễn Phú Trọng cáo giác ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp của người dân là “suy thoái chứ còn gì nữa” khiến những nhà có tâm huyết với vận nước không khỏi phẫn nộ. Chẳng hạn như, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn từ Hà Nội phản ứng:
“Qua phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng thì người dân trong nước cũng như nhân sĩ trí thức có lương tâm thì đều thấy rằng không ai khác mà chính Đảng CSVN hiện nay là lực lượng suy thoái…”
Hay từ Bà Rịa-Vũng Tàu, Bùi Thị Minh Hằng, nhà đấu tranh cho dân chủ và nhiều lần bày tỏ lòng yêu nước nhiệt thành chống quân xâm lược phương Bắc, cho biết:
“Ông Nguyễn Phú Trọng gọi thành phần tiến bộ đó là “suy thoái về tư tưởng” thế nhưng thực sự thì chính những việc làm suy thoái của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như bộ máy lãnh đạo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ thúc đẩy người dân Việt Nam tỉnh ngộ. Và nếu như ông ấy kết luận đấy là những thành phần suy thoái thì ông sẽ thấy một điều là dân tộc Việt Nam này sẽ buộc lòng suy thoái để mà thay đổi.”
GS Nguyễn Thanh Giang lên tiếng tại Hà Nội rằng:
“Đây không chỉ là dọa nạt, mà đây là một sự đàn áp về tư tưởng, mạt sát mọi người, mạt sát cả những người cha chú, những người tiền bối của Nguyễn Phú Trọng.”

Đạo đức đích thực?

Đặc biệt là, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của tờ Gia Đình & Xã Hội dũng cảm phản biện trên FB của mình “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”. Nhà báo giải thích về hành động của mình:

ndk-250.jpg
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, ảnh chụp trước đây. Courtesy NguyenDacKien's facebook.
“Tôi tin là nhận thức của tôi về quyền công dân đã được hình thành trong quá trình lâu dài, chứ không phải ngày hôm qua hay hôm kia mới có. Còn động lực trực tiếp đầu tiên thì khi tôi nghe bài phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng trên đài VTV, đấy là động lực trực tiếp để tôi viết bài đó.”
Bài đó, tựa đề “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”, đầu tiên nêu lên câu hỏi rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang nói với ai? Nếu nói với toàn dân thì nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định ông Trọng không có đủ tư cách, vì, với tư cách lãnh đạo một đảng – đảng CSVN, ông chỉ có thể nói “suy thoái” như vậy với các đảng viên của ông mà thôi; nếu ông cùng các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4 Hiến pháp, giữ vai trò lãnh đạo của đảng, muốn chính trị hoá quân đội, không muốn đa nguyên, đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì, theo nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, đó là ý muốn của ông và của đảng, chứ không phải ý nguyện của nhân dân. Tác giả nêu lên câu hỏi tiếp rằng khi đề cập tới suy thoái về đạo đức, ông Nguyễn Phú Trọng muốn nói đạo đức nào? Đạo làm người, đạo công dân hay đạo đức của dân tộc? Nếu ông Trọng muốn nói đến đạo đức người CS, thì, nhà báo Nguyễn Đức Kiên thắc mắc, “các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản, đều vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?.
Rồi vấn đề ông Trọng cho là suy thoái chính trị, tư tưởng, thì đó là “chính trị, tư tưởng nào?”. Nếu ý kiến đóng góp nhiệt thành của người dân thể hiện một sự suy thoái chính trị, tư tưởng, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hỏi tiếp, “Vậy ra chỉ có đảng CS của các ông là duy nhất đúng à.” Nhà báo nhân tiện lưu ý ông Trọng rằng trong Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng CSVN, “Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái”. Và, qua bái viết gởi ông Nguyễn Phú Trọng, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên “trân trọng tuyên bố”:
Tôi hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho tới những người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn.                                       Nguyễn Đắc Kiên
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập…(mà còn muốn )xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ chứ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên cũng như tất cả những người Việt Nam khác, trong khuôn khổ quyền cơ bản của con người mà mỗi người sinh ra đều được hưởng, chứ không phải do đảng cộng sản ban cho. Vẫn theo tác giả, những người nào chống lại các quyền trên là “phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại”.
Qua bài “Sự độc đáo mang tên Nguyễn Đắc Kiên”, blogger Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “cái trụ” Nguyễn Phú Trọng vừa bị nhà báo Nguyễn Đắc Kiên “đốn gọn” bằng bài viết “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng” khiến “ngôi đền thiêng ĐCSVN đang sụm dần…”
Hành động được công luận ca ngợi là dũng cảm ấy của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khiến anh bị trù dập khi báo Gia đình & Xã hội buộc anh thôi việc vì điều gọi là “vi phạm Quy chế hoạt động của báo và hợp đồng lao động”. Trước tình cảnh này, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho biết:
“Về phần tôi thì tôi sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ. Nhưng tôi hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho tới những người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để tiếp nhận những ý kiến khác biệt với suy nghĩ của họ, khác biệt những cái lệnh của giới lãnh đạo. Đó là điều hy vọng của tôi. Còn tôi thì tôi không băn khoăn, suy nghĩ gì cả; nhưng điều tôi lo nhất chỉ cho gia đình tôi thôi – cho vợ con, bố mẹ tôi. Còn riêng bản thân tôi thì tôi hiểu con đường tôi đã chọn.”
Cảm động trước sự hiên ngang cùng tình cảnh ấy của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, blogger Nguyễn Tường Thuỵ có “Mấy lời với Nguyễn Đắc Kiên”:
“Thôi thì về, rau cháo nuôi nhau
Sống thanh thản dẫu thêm phần cơ cực
Từ nay khỏi loay hoay ngòi bút
Giả thờ ơ trước số phận con người.

Tôi hiểu Kiên, sống không thể buông xuôi
Vẫn biết trước tai ương rồi sẽ tới
Vẫn biết trước sẽ gặp nhiều rắc rối
Sẽ còn nhiều gian khó lẫn nguy nan.

Kiên sẵn sàng đối mặt, hiên ngang
Không chịu cúi, sống cuộc đời an phận
Trước cái xấu không cam lòng chấp nhận
Có hạnh phúc nào không trả giá đâu Kiên.

Có điều gì từ Tổ quốc rất thiêng liêng
Nghe như thể đất trời rung chuyển
Tôi đã thấy tương lai đang gần đến
Dân tộc này phải được sống, Kiên ơi.”

Cảm ơn quý vị vừa theo dõi tạp chí hôm nay, Thanh Quang xin hẹn chương trình kỳ tới.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/on-human-traps-in-vn-tq-03042013092713.html

 
 Đảng đang khủng hoảng?
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-03-04
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg4466688-305.jpg
Bên ngoài địa điểm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 17 tháng 1 năm 2011.
AFP photo
Nghe bài này


Tải xuống - download
Bài viết được đăng tải trên http://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-reform-economy-reorient-foreign-policy sau đó đã được dịch sang tiếng Việt với tựa khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, và được lan truyền rộng rãi trên mạng. Theo nhận định của tác giả, hiện Đảng cộng sản Việt nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với những giai đoạn trước kia.

Khủng hoảng kinh tế và lòng tin

Việt Hà: Thưa ông, trong bài viết mới đây, ông nói khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, trong đó ông có nói về khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng nào là đáng sợ nhất cho sự tồn vong của Đảng vào lúc này và vì sao?
David Brown: Hai vấn đề này có liên quan với nhau. Khi kinh tế phát triển, rất ít người phàn nàn về sự độc tài chính trị của Đảng. Bây giờ khó khăn kinh tế động chạm tới gần như tất cả mọi người, đến mức mà người dân cho rằng nền kinh tế đã không được điều hành tốt. Bởi vì đảng chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc lãnh đạo đất nước nên dân đổ lỗi cho Đảng. Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng.
Việt Hà: Đảng cũng đã gặp nhiều những khó khăn trước kia, trong hai cuộc chiến tranh, trước thời kỳ đổi mới. Thời kỳ nào Đảng cũng có những người bất đồng chính kiến, nhưng dường như chưa bao giờ những khó khăn lại như lúc này, đến mức lãnh đạo Đảng phải thừa nhận. Những nhân tố nào đã dẫn đến tình hình này?
David Brown: Năm 1986, Đảng nhận thấy chủ nghĩa xã hội theo kiểu Liên Xô không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của Việt Nam và đã đưa ra những điều chỉnh có tính quyết định. Bây giờ rõ ràng là quản lý kinh tế cần phải được điều chỉnh nữa để đáp ứng với đòi hỏi gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, dường như đảng không thể có được một sự nhất trí về những đổi mới. Có lẽ bởi vì những bất đồng giữa các phe nhóm trung thành với các lãnh đạo cấp cao, hoặc có thể bởi vì những hành động cần thiết này sẽ làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ mang lại lợi lộc, ví dụ giữa các lãnh đạo công ty nhà nước và các quan chức cấp cao điều hành họ.
Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng.
- David Brown
Việt Hà: Trong bài viết của mình, ông đề cập đến cuộc đấu đá nội bộ trong đảng, thời gian gần đây dường như cuộc đấu đá này có vẻ hơi lắng xuống so với trước kia, theo ông có phải vì Đảng lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hay còn vì một nguyên nhân nào khác?
David Brown: Tôi đã đề cập đến thách thức của Chủ tịch nước với Thủ tướng chỉ để nói rằng việc đó không phản ánh những bất đồng cơ bản giữa họ về việc có nên có đổi mới hay không. Hội nghị Trung ương 6 thống nhất với những điều chỉnh nhỏ nhưng quan trọng trong việc cân bằng quyền lực nội bộ nhưng tôi chưa thấy Đảng tiến gần hơn tới sự nhất trí trong nội bộ về những đổi mới kinh tế hay chính trị so với 1 năm trước kia.

Hy vọng đổi mới mong manh

gdtd.vn-250.jpg
Một buổi họp trực tuyến lấy ý kiến sửa đổi hiến pháp. Photo courtesy of gdtd.vn
Việt Hà: Mới đây, Việt Nam cũng kêu gọi dân góp ý dự thảo hiến pháp. Đã có nhiều ý kiến đóng góp, hưởng ứng đợt kêu gọi này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là một cách làm của Đảng để đáp lại sự bất mãn trong dân chúng, để lấy lại lòng tin trong dân nhưng không thực chất, ông nhận định thế nào?
David Brown: Đúng vậy, đã có một sự tranh luận sôi nổi, như đã thấy ở Quốc hội, trên báo chí lề phải và trên các diễn đàn internet, các trang blog. Điều này đã nâng cao nhận thức cho mọi người về những thay đổi có thể. Tuy nhiên, đặc biệt là sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm. Có lẽ điều này phản ánh vẫn chưa có sự thống nhất về đổi mới trong Đảng. Những người ở trong và ngoài Đảng đang hy vọng vào những đổi mới rất có thể sẽ bị vỡ mộng.
Việt Hà: Thưa ông, gần đây Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội đều lên tiếng phê phán những người tham gia đóng góp ý kiến vào hiến pháp, kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, theo ông tại sao họ lại làm vậy?
David Brown: Tổng Bí Thư dường như đã hướng bình luận của mình đặc biệt vào các đảng viên, những người đang nuôi ý tưởng về việc giới hạn quyền lực độc tôn của Đảng, hoặc cho phép thành lập các Đảng đối lập, hoặc làm cho nhánh tư pháp được độc lập hơn, hoặc phi chính trị hóa quân đội. Dường như ông ta và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đang cảnh giác vì nhiều người đã lên tiếng ủng hộ những ý tưởng cấp tiến như vậy. Họ đưa ra tín hiệu rằng sẽ không có thỏa hiệp đối với những ý kiến này.
Việt Hà: Liên quan đến hiến pháp mới, các trang blog, trang mạng (ngoài luồng) đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin, theo ông điều này có gây sức ép lên báo chí chính thống?
Sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm.
- David Brown
David Brown: Trên cái gọi là diễn đàn blog (blogosphere), tất cả mọi ý kiến đều được trình bày, không quan trọng đó là ý kiến quá cấp tiến hay vô vọng. Đối thoại tự do này đã giúp cho việc hình thành các ý tưởng có tính triết học và xây dựng niềm tin của những người tham gia rằng những gì họ tin được chia sẻ bởi nhiều người khác và vững chắc về đạo đức, không phải là suy thoái.
Tranh luận trên truyền thông đại chúng, đặc biệt trên báo chí, thực tế hơn. Nó thử sự sẵn sang của chế độ trong việc xem xét những đổi mới cụ thể và cũng giúp cho thấy những suy nghĩ như thế nào về những đề nghị sửa đổi hiến pháp được đưa ra. Trên truyền thông lề phải, cũng có một đối thoại giữa các quan chức cấp cao với công dân, bao gồm cả những chuyên gia, những nhà cách mạng lão thành và các đại diện của ‘xã hội dân sự’.
Cuối cùng, có một đối thoại bên trong nhà nước và đảng. Các công dân bình thường chỉ có một cái nhìn rất mờ về đối thoại tại diễn đàn này. Họ chỉ có thể hy vọng là những người tham gia đã đặt sự chú ý vào tranh luận đại chúng và sẽ đưa ra quyết định thực sự tôn trọng ý kiến của công chúng.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo dự kiến ban đầu, việc lấy ý kiến của người dân cho hiến pháp sửa đổi sẽ kéo dài cho đến ngày 31 tháng 3, tuy nhiên sau những phát biểu của Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội về các ý kiến đòi bỏ điều 4 hiến pháp và phi chính trị hóa quân đội, vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết sẽ kết thúc quá trình lấy ý kiến người dân trước thời hạn 1 tháng. Một số bloggers trong nước cho rằng việc lấy ý kiến người dân cho hiến pháp trong một thời gian quá ngắn như vậy là không hợp lý. 
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-the-party-in-crisis-vh-03042013123530.html



QUAN LÀM BÁO * NGUYỄN VĂN HƯỞNG

  

Sự tàn bạo cuối cùng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng


QLB - Tấn tuồng của Tướng đồ tể Nguyễn Văn Hưởng đến hôm nay đã hạ màn, rồi đây ông ta sẽ trở thành thây ma bị săn đuổi bởi chính nhữg cái bóng của mình - Những cái bóng ma của biết bao con người oan khuất đã bị chính sự tàn bạo, ghê rợ của ông ta đẩy đến cái chết, đến ly tán, đến thân tàn, ma dại, đến thân bại, danh liệt, đến thân phận của kẻ tay sai, làm gián điệp chống lại chính người thân, chống lại đồng bào của mình...

Rồi sẽ chẳng còn ai nhắc đến cái tên Nguyễn Văn Hưởng nữa, hoặc có thì cũng chỉ là sự phỉ nhổ nếu một ngày có tin ông ta đã vùi thây nơi đâu đó....

Song cũng cần phải công bố để cho Quốc dân đồng bào, những con người yêu Tổ Quốc Việt Nam, những con người đang đấu tranh cho nền dân chủ, cho Hạnh phúc của chính mình và dân tộc Việt Nam về một đòn ghê rợ cuối cùng của ông cố vấn Nguyễn Văn Hưởng trước khi ông ta buộc phải rời khỏi chính trường.

"Thưa anh, Thượng Tướng Phan Trung Kiên chúng em đã thực hiện xong nhiệm vụ... Ông ta giờ đây chỉ còn như xác chết..."

Tướng Hưởng: "Mấy lão Tướng già gần đây phát biểu lôm côm lắm, gây nguy hại cho chế độ... cần phải cho mấy ông này 'câm họng' hết đi...."

"Thưa anh... sắp tới phải thả Phạm Chí Dũng, Nguyễn Quốc Quân, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ... Bọn này không chịu chấp nhận làm việc cho chúng ta.... Rồi chúng nó sẽ được bọn Mỹ dựng trở thành những anh hùng ..."

"Không thể để cái bọn đòi dân chủ đó chống phá chế độ được.... Tụi bay cứ như trước đây mà làm... Cho tất cả chúng nó sau khi 'được tự do' thì sẽ đến 'cửa tử' chầu diêm vương...."... "À không, .... cứ để cho chúng hô hào ... rồi mắc bệnh nan y để sớm được lên gặp Thượng đế của chúng!... "
"Dạ, em sẽ thực hiện theo chỉ đạo của anh..."

"Nhưng cần thận trọng hơn, nên để chúng nó sống lâu hơn, đừng lộ liễu quá... Mỗi thằng mỗi kiểu, đừng để lại dấu vết nghe chưa..., bây giờ thằng Quang nó lên không ai đỡ chúng mày đâu đấy..."

"Dạ, chúng ta đã có cả một bộ phận chuyên nghiệp được anh dạy bảo suốt mấy chục năm qua rồi mà..."

Có ai đó hãy làm một tổng kết trong vòng 10 năm qua về những chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ đã rơi vào móng vuốt Thầy trò Nguyễn Văn Hưởng rồi được thả về hiện nay ra sao? Hãy tìm hiểu đi để thấy rằng: Chỉ những ai đã quy phục làm tay sai cho Hưởng thì vẫn còn đang sống mà thôi!

Thám tử quan
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMB
 

ớng Hưởng vừa nghỉ, 

bầu Kiên bị khoác thêm tội

Cầu Nhật Tân - Ngay sau khi Thượng tướng nghỉ hưu, các ngành Tư pháp Trung ương đã họp xem xét và nghe ý kiến chỉ đạo tiến độ điều tra vụ Nguyễn Đức Kiên. Trái với mong đợi của trùm tài phiệt ngân hàng lừa đảo cỡ bự nhất nước là sẽ được phe nhóm sớm “gồng” ra, chỉ chưa đầy 72h sau khi Thượng tướng dao búa của Thủ tướng cầm sổ hưu trong tay không những hy vọng của bầu Kiên vụt tắt mà bố già này còn bị xem xét để khoác thêm tội danh thứ 4 là trốn thuế. Ngoài ra, các tình tiết của 3 tội danh trước cũng được củng cố ở mức đặc biệt nghiêm trọng với tổng hợp các mức án có thể lên đến trên 20 năm tù là ít nhất.
Các tội danh của bầu Kiên:
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
- Kinh doanh trái phép
- Trốn thuế
Ngay sau đó, tin tức được tờ Công an Nhân dân (cơ quan ngôn luận của Bộ CA) đăng rất chi tiết (Bấm vào đọc chi tiết). Như vậy, quan điểm của vị Bộ trưởng CA và Cố vấn an ninh của Thủ tướng có sự khác biệt rõ rệt. Điều này, thời gian tới, có thể sẽ dẫn tới nhiều diễn biến thú vị và bất ngờ trong cách xử lý các vụ án nổi cộm còn tồn đọng trên sân khấu chính trị với các vai: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Trưởng ban Nội chính TW, Bộ trưởng Công an, Thống đốc NHNN … đặc biệt trong bối cảnh Hội nghị Trung ương 7 đang tới gần.

Cầu Nhật Tân
Chia sẻ bài viết:
Lưu ý: Trước khi gửi ý kiến phản hồi, mong các bạn đọc kỹ những điều đã được quy định tại phần "Thôn Quy"

TRẦN QUỐC VIỆT *SỰ THẬT

Không ai có thể ngăn cản được con đường đi đến Sự Thật

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình. 
Anh là người chính trực và là người tự do!
Những công dân Locris ở miền trung Hy Lạp cổ đại đều được ban cho quyền tự do ngôn luận, dù nhiều người trả giá rất cao. Tại các cuộc họp công cộng, ai cũng có thể đứng lên bàn cãi về những thay đổi trong luật pháp hay trong phong tục, với chỉ một điều kiện duy nhất. Trước khi họ bày tỏ ý kiến người ta tròng sợi dây thừng vào cổ họ. Nếu những gì họ nói không làm công chúng vừa lòng, họ sẽ bị treo cổ ngay. 
Câu chuyện "đóng góp" ý kiến về hiến pháp hiện nay ở Việt Nam chính là phiên bản "tự do ngôn luận" cổ đại ở trên. 
Sợi dây thừng đầu tiên đã được đảng CSVN tròng vào cổ anh Nguyễn Đắc Kiên và những người góp ý kiến khác. 
Anh Nguyễn Đắc Kiên là nhà báo can đảm, và câu chuyện của anh gợi tôi nhớ đến câu chuyện của nhà báo can đảm khác. Đó là nhà báo Từ Chung, chủ bút nhật báo độc lập Chính Luận
Chính Luận là tờ báo không do dự chỉ trích chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, hay Cộng Sản. Vì sự trung thực can đảm này, Cộng Sản đã ghi tên chủ nhiệm Đặng Văn Sung và chủ bút Từ Chung vào danh sách sách những kẻ phải giết. Vào tháng Sáu 1965 Việt Cộng gởi thư tố cáo họ là "những con chiên ghẻ phục vụ chủ Mỹ" và đe dọa ám sát họ. Người ký tên dưới bức thư là Võ Công Minh "Chỉ huy Phân đội 628, Lực lượng Giải Phóng Vũ trang khu vực Sài Gòn- Gia Định." 
Chính Luận đăng lá thư này, kèm theo bài xã luận đáp lại rằng báo chỉ cố gắng phục vụ một người chủ duy nhất- Sự Thật- như được minh chứng qua việc các bên đều chỉ trích báo. Nhưng chỉ những người cộng sản, bài xã luận tuyên bố, mới đe dọa giết chết họ. Bài xã luận kết luận: 
"Như tất cả mọi người đều quý sự sống, chúng tôi quý sự sống Chúa đã thở vào thân xác chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ nhìn thẳng vào nòng súng của kẻ giết người đến hại chúng tôi và chúng tôi sẽ nói: "Ông có thể giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ sống mãi." 
Vào ngày 30 tháng Mười Hai, 1965, khi chủ bút Từ Chung từ trên xe hơi bước xuống trước nhà ông, hai tên khủng bố Việt Cộng bắn bốn viên đạn vào người ông ở khoảng cách gần và giết ông ngay tức thì. 
Tinh thần của chủ bút Từ Chung ngày xưa chính là tinh thần của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên ngày nay. 
Tinh thần Sự Thật ấy được nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn khẳng định như sau trong bức thư gởi Hội nhà Văn Xô Viết: 
"Tất nhiên tôi tin chắc rằng tôi sẽ làm tròn bổn phận của mình với tư cách là một nhà văn trong mọi hoàn cảnh-ngay cả càng thành công hơn và không bị thử thách hơn từ nấm mồ hơn từ trong cuộc đời tôi. Không ai có thể ngăn cản được con đường đi đến sự thật, và để đẩy mạnh chính nghĩa của sự thật, tôi sẵn sàng chấp nhận cả cái chết." 
Nếu nước ta có nhiều người như Từ Chung, Nguyễn Đắc Kiên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh và nhiều người dấn thân khác thì tự do đến sớm hơn cho tất cả mọi người Việt Nam. Họ là những người can đảm. Như lời người Mỹ hay nói về nước họ như sau: "Đất nước của những người tự do nhờ những người can đảm." 
Càng nhiều người can đảm dấn thân sớm ngày nào thì Việt Nam nhất định sẽ trở thành đất nước của tự do sớm ngày đó. 

NGUYỄN THANH GIANG * NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ông Nguyễn Phú Trọng rất hàm hồ

Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - ...Ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tộc! 

Không kinh qua chiến trường, không được thực tế cuộc sống nhào luyện, vận may cứ thế thổi ông lên tận mây nên ông dễ dàng chơi vơi xa rời thực tế, không còn cảm nhận được hơi thở của nhân dân (tôi từng gọi ông là cậu ấm hiện đại). Có người vì nể cái bằng giáo sư-tiến sỹ của ông nhưng những người từng “lều chõng” thì thừa biết rằng nếu được đảng giới thiệu sang Liên Xô lúc ấy để bảo vê cái luận án “Bảo vệ đảng” thì nó “khó khăn” đến mức nào? Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế...
*
Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng:
"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.

Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa. 

Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!

Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? 

Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".
Vừa nghe xong, như một phản xạ vô điều kiện, tôi bỗng buột miệng: “Trời ơi, cái cậu này ăn nói hàm hồ quá nhỉ!”. 
Sao lại có thể quy chụp những người yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu đa nguyên đa đảng, yêu cầu “tam quyền phân lập”; những người tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Nguyễn Phú Trọng có biết những ai đã và đang tích cực tham gia những hoạt động trên không?
Đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh 96 tuổi – nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh hóa, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhà văn kỳ cựu khả kính Nguyên Ngọc, Bộ trưởng, ủy viên TW Đảng Nguyễn Đình Lộc, cố vấn Thủ tướng Nguyễn Trung, phó chủ tịch Quốc hội, giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, giáo sư-thứ trưởng Chu Hảo, tiến sỹ-thứ trưởng Trần Nhơn, luật gia - phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận, luật gia - phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Lê Hiếu Đằng, viện trưởng - giáo sư Tương Lai, viện trưởng - tiến sỹ Nguyễn Quang A ….
Trong số đó, về tuổi tác: có người bậc cha chú, có người bậc đàn anh của ông; về trình độ: bậc thầy của ông; về quá trình cách mạng: bậc tiền bối so với ông.
Vậy mà Nguyễn Phú Trọng dám thóa mạ họ là những kẻ suy thoái mọi mặt. Dưới con mắt Nguyễn Phú Trọng, họ là những kẻ không còn tư tưởng chính trị đúng đắn, lối sống suy đồi, đạo đức kém cỏi...
Thật là nghênh ngang, trâng tráo, và hỗn xược.
Không có tự do trưng cầu dân ý để có thể nói tuyệt đại đa số nhưng chắc chắn nhiều người Việt Nam đồng tình với các vị nêu trên. Bản kiến nghị của 72 vị ký tên gần đây chỉ trong vài ngày đã lấy được hàng ngàn chữ ký. Nếu công khai trên mọi phương tiện thông tấn báo chí thì rất có thể sẽ có sự biểu đồng tình của hàng triệu người.
Ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tôc! 
Không kinh qua chiến trường, không được thực tế cuộc sống nhào luyện, vận may cứ thế thổi ông lên tận mây nên ông dễ dàng chơi vơi xa rời thực tế, không còn cảm nhận được hơi thở của nhân dân (tôi từng gọi ông là cậu ấm hiện đại). Có người vì nể cái bằng giáo sư-tiến sỹ của ông nhưng những người từng “lều chõng” thì thừa biết rằng nếu được Đảng giới thiệu sang Liên Xô lúc ấy để bảo vê cái luận án “Bảo vệ đảng” thì nó “khó khăn” đến mức nào? Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế.
Ông hãnh tiến, ông quá sung sướng, vậy mà, sao ông nỡ chỉ thị đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khỏi báo Gia đình&Xã hội!
(Ngày 28/12/2012, chính ông chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước". Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phú, chính ông lại ra lệnh “Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này". ).
Thật là dã man, độc ác.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không có lỗi gì. Qua bài viết “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, thấy anh là người có tài, có tâm và rất khảng khái, trung thực. 
Một bạn đọc với nick Sinh Viên Cũ của thôn Danlambao đã viết về anh: "Anh không ở trong làng báo nô lệ, nhưng anh mãi mãi ở trong lòng những người dân chân chính, anh là người dám dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm đứng thẳng lưng, anh đã nghe lời mẹ dặn, anh là Phùng Quán thứ 2 của dân tộc này." 
Tác giả Trần Quốc Việt thì cho rằng "anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình." .
Tôi yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng:
1 - Chỉ thị báo Gia đình&Xã hội thu hồi ngay quyết định đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
2 - Xin lỗi toàn Đảng, toàn dân về lời phát biểu hàm hồ tỏ sự khinh thị, dọa nạt, trấn áp đồng bào. 
Tôi kêu gọi:
1 – Hãy cùng lên tiếng phản đối và phân tích rõ sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng, tư cách, đạo đức của ông Nguyễn Phú Trọng.
2 - Hãy vận động các nhà báo trong và ngoài nước cùng Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới hỗ trợ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên về cả tinh thần và vật chất
Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2013 

Số nhà 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

ROBERT HEVEY * VIỆT NAM

Việt Nam: Quá khứ là sự khởi đầu

Robert Helvey (Danlambao) - Hơn một ngàn năm qua, người Việt Nam đã chiến đấu với những kẻ xâm lược ngoại bang muốn biến họ thành nô lệ và vơ vét tài nguyên thiên nhiên mà họ sở hữu. Trong tất cả các cuộc đấu tranh đó, người Việt Nam đã chịu đựng, phản kháng và phá vỡ những xiềng xích trói buộc họ. Trung Quốc, Pháp, Nhật, tất cả đã không thể phá vỡ ý chí của một dân tộc muốn tồn tại với tư cách một quốc gia. 
Kỳ tích có một không hai của sự phản kháng bền bỉ đối với sự nô lệ hóa này giờ đây không thể phải chịu thua sự bạo ngược được áp đặt bởi một đảng chính trị thực hiện chiến tranh chống lại công dân của mình. Có chứng cứ rõ ràng rằng người Việt Nam đã hết kiên nhẫn với đảng cộng sản. Với thái độ không thừa nhận và sửa chữa sự lạm dụng quyền lực, đảng này đã phạm tội phản quốc bởi mưu đồ nô lệ hóa người dân của mình. Đảng có vẻ đã quên bài học của cuộc đấu tranh ngàn năm ấy: Người Việt Nam không chấp nhận làm nô lệ - Họ là những người phản kháng không hề nao núng. 
Tuyên Bố của các Công Dân Tự doTiếng nói của Người dân nêu lên rõ ràng rằng sự độc tài sẽ không trụ lại ở Việt Nam được nữa. Đã đủ rồi!
Đảng cộng sản chiếm vị trí quyền lực chính trị chỉ bởi người dân cho phép. Nó chỉ có thể cai trị bởi “chúng tôi, người dân” chưa rút lại sự cho phép đó. Những xúc phạm tàn bạo chống lại người dân mới gần đây đã khiến người dân cảnh báo chế độ rằng họ không thể tiếp tục tuân theo một đảng mà đảng này từ chối các quyền tự do tự nhiên của họ. Nói ngắn gọn, đảng cộng sản đang được báo cho biết rằng người dân có ý định thực thi quyền tự nhiên của mình và quyền rút lại thỏa thuận để cho một thể chế tham nhũng, không minh bạch, và không chính đáng cai trị. 
Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do ngụ ý rằng viễn ảnh tương lai chung của tập thể người Việt Nam cho một xã hội tự do và pháp trị không có chỗ cho chế độ hiện tại. 
Trong một thời khắc, đảng cộng sản và nhà nước có thể có khả năng bắt buộc đa số phải tuân phục, nhưng sự tuân theo một cách tự nguyện không còn nữa. Khi hiểu biết và kỹ năng tiến hành một cuộc đấu tranh bất bao động cho sự thay đổi theo hướng dân chủ trở nên lan rộng hơn, hàng ngày chúng ta sẽ thấy ít đi các biểu hiện của sự tuân thủ và thay vào đó, sự phản kháng và sự bất tuân sẽ trở thành chuyện thường. 
Con đường đi đến dân chủ sẽ khó khăn. Tuy nhiên, với lịch sử đấu tranh của Việt Nam, chỉ có kẻ ngô nghê mới nghi ngờ rằng người Việt, một khi đã tham gia vào các thay đổi chính trị, sẽ bị khước từ chiến thắng. 
____________________________
Robert Helvey là một chiến lược gia về hoạch định chiến lược trong đấu tranh phản kháng và bất phục tùng chính trị. 

Từ năm 1992 đến năm 1998 ông đã huấn luyện các thành viên của tổ chức National Council Union of Burma về phương thức xây dựng sự tự tin của quần chúng, vượt qua sợ hãi, xác định điểm yếu của hệ thống độc tài và phương thức hình thành những nhóm tạo áp lực lên guồng máy độc tài. 

Trong những ngày đầu của Phong trào OTPOR, ông đã huấn luyện cho 12 người tiên phong và lãnh đạo của phong trào mà sau đó đã đánh sập nhà độc tài Slobodan Milosevic. Tất cả chúng tôi gọi Robert Helvey là "ông thầy".

Việt Nam luôn luôn ở trong tim của ông Helvey và ông luôn theo dõi phong trào dân chủ và những tiến triển của nó tại Việt Nam. 

Ông viết bài này cho Danlambao và các độc giả của thôn.

NGUYỄN ĐẮC KIÊN * ĐỊNH KIẾN TAI HẠI

Về một vài định kiến tai hại

Nguyễn Đắc Kiên
Mỗi người chúng ta sinh ra ở trên đời là một sinh thể tự do. Mẹ cha – quê hương cho ta lời ru – giọng nói, nuôi dạy chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Chúng ta có đi gây thù chuốc oán với ai đâu, mà sao lúc nào cũng “phải hỏi bạn thù, phải lo diễn biến”?
Mấy ngày qua, tôi phải giải thích cho một số bạn về hai chữ “phản động”. Thế nào là phản động? Nói xấu “Đảng và Nhà nước” là phản động à? Vậy hàng trăm báo, đài trong nước, rồi cả một số vị lãnh đạo của ĐCS cũng luôn miệng gọi các đài, báo nước ngoài là “phản động” thì không phải là nói xấu, là miệt thị họ đó sao?
Vậy ai mới là phản động?
Không ai cả.  Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta cần suy nghĩ lại để thay đổi một vài nhận thức đã thành xưa cũ. “Phản động” là một trong số đó. Theo suy nghĩ của tôi, không có ai là phản động cả trong các trường hợp kể trên. Chỉ có những ý kiến khác biệt, thậm chí đối nghịch. Đó là lẽ thường. Chỉ có các nhóm, các đảng phái khác biệt, thậm chí đối lập. Đó cũng là lẽ thường.
Tôi coi ĐCS Việt Nam cũng như mọi đảng phái chính trị khác đã, đang và sẽ tồn tại trên đất nước Việt Nam. Tôi coi mọi đài, báo nước ngoài, như mọi đài, báo ở Việt Nam. Tôi nhìn nhận sự khác biệt về quan điểm nếu có của các đài, báo này như một lẽ thường tình. Không đài, báo nào là phản động cả.
Tôi cho rằng, muốn tất cả ngồi lại được với nhau, để cùng đối thoại thì đầu tiên phải xoá bỏ những rào cản nhận thức, như với hai chữ “phản động” bàn ở đây. Mọi người dân cần được giải thích rõ để hiểu rằng, không có ai là phản động cả. Nhưng trước tiên, tôi cho rằng, các nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước phải đi đầu trong việc xoá bỏ nhận thức này. Các bạn phải khẳng định rõ ràng, chúng tôi không phản động. Chúng tôi khác biệt, đối lập với ĐCS VN, nhưng không phản động.
Khi điều này được xác quyết thì cách đặt vấn đề tự nhiên cũng sẽ khác đi. Khi đó tất cả sẽ đặt trong một trạng huống đối thoại sòng phẳng, không có chỗ cho sự phỉ báng, hằn học, quy chụp nặng nề của tất cả các bên.
Danh sách những người ký vào Bản Tuyên bố Công dân Tự do chẳng nhẽ không nói cho chúng ta điều gì sao?
Bản tuyên bố đâu có lời lẽ nào là tố cáo, là phỉ báng, là hằn học với ĐCS VN đâu? Ấy thế mà từ chị nội trợ, đến anh kỹ sư, từ bác giáo sư, đến cô bác sỹ… đều nhất loạt ký vào. Trong số 2.100 người ký tính đến tối 2/3, người Việt ở nước ngoài chiếm đa số tuyệt đối. Đấy chẳng phải là chỉ dấu cho mong muốn xoá bỏ hận thù, tức giận? Chẳng phải là chỉ dấu cho thấy người Việt ở khắp nơi đang mong mỏi cho một cuộc hoà hợp dân tộc nay mai hay sao?
Vì vậy, tôi kêu gọi tất cả mọi người Việt nam, ở trong hay ngoài nước, hãy xóa bỏ hết đi trong suy nghĩ của mình, nào là “phản động”, nào là “diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch”… Những thứ đó không đáng để tồn tại như một nỗi ám ảnh với một dân tộc yêu chuộng hòa bình và tự do như dân tộc Việt Nam.
Thân mến,
Nguyễn Đắc Kiên

No comments: