TIN TỨC THẾ GIỚI
Chính sách bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc
Nghe bài này
Trung Quốc lâu nay tiến hành hằng loạt biện pháp bành trướng xuống hướng nam, trong đó có chính sách Biển Đông quyết liệt.
Nguyên nhân của chính sách đó là gì? Và phía Việt Nam có phản ứng ra sao trước một số hoạt động của Trung Quốc?
Gia Minh hỏi chuyện giáo sư- tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm, trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam về những vấn đề đó. Trước hết ông đề cập đến lý do của chính sách bành trướng về phía nam của Bắc Kinh.
Trung Quốc lâu nay tiến hành hằng loạt biện pháp bành trướng xuống hướng nam, trong đó có chính sách Biển Đông quyết liệt.
Nguyên nhân của chính sách đó là gì? Và phía Việt Nam có phản ứng ra sao trước một số hoạt động của Trung Quốc?
Gia Minh hỏi chuyện giáo sư- tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm, trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam về những vấn đề đó. Trước hết ông đề cập đến lý do của chính sách bành trướng về phía nam của Bắc Kinh.
Nguyên nhân
Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Chênh lệch phát triển vùng giữa miền đông
và miền tây. Miền tây Trung Quốc có 350 triệu dân và miền này tiếp giáp
với các nước Trung Á theo đạo Hồi khiến miền tây Trung Quốc khó, không
thể phát triển được. Miền tây Trung Quốc muốn phát triển được phải đi
qua ASEAN để đi ra biển … Như vậy sự phát triển bên trong Trung Quốc,
nhất là miền tây, đòi hỏi Trung Quốc phải có tính toán lại về chiến
lược.
Đối nội Trung Quốc có nhiều khó khăn, bên ngoài nhiều sức ép: các
điểm nóng Bắc Triều Tiên vẫn còn đó, vấn đề biển Hoa Đông còn đó, vấn đề
Đài Loan còn đó, vấn đề Biển Đông còn đó! Do vậy Trung Quốc phải có sự
tính toán về chiến lược. Trung Quốc dù có mạnh mấy- dù là ‘con hổ’ chăng
nữa, nhưng phải đối phó với nhiều mục tiêu quá từ bên trong đến bên
ngoài.
Gia Minh: Có phải sự tính toán hướng nam dễ hơn các hướng khác?
Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Đúng, trong các hướng thì hướng nam quan
trọng nhất vì liên quan đến sự phát triển miền tây. Miền tây Trung Quốc
ổn định có ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước Trung Quốc Mà miền tây có thể
phát triển thông qua các nước ASEAN, cho nên họ phải quan tâm đến các
nước ASEAN, quan tâm đến Biển đông. Đó là hướng mà chúng tôi nghĩ họ tập
trung vào phát triển sức mạnh cứng- gia tăng sức mạnh quân sự bao gồm
cả những loại tàu màu trắng, tàu màu xám ( như lời các nhà khoa học
nói). Tàu màu xám là lực lượng hải quân, tàu màu trắng là lực lượng chấp
pháp trên biển. Mong muốn là kiểm soát, khống chế và mục đích lâu dài
là khống chế Biển Đông. Thứ hai là gia tăng các sức mạnh mềm- về kinh tế
thông qua các gói viện trợ, hợp tác kinh tế với một số các nước ASEAN;
rồi gia tăng sức mạnh văn hóa. Các học viện Khổng Tử mọc lên trên thế
giới mà ở các nước ASEAN rất nhiều từ đó nhằm gia tăng sức mạnh mềm của
họ.
Trong các hướng thì hướng nam quan trọng nhất vì liên quan đến sự phát triển miền tây. Miền tây Trung Quốc ổn định có ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước Trung Quốc Mà miền tây có thể phát triển thông qua các nước ASEAN, cho nên họ phải quan tâm đến các nước ASEAN, quan tâm đến Biển đông
Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm
Họ tăng cường nghiên cứu khoa học về biển đảo nói chung và Biển đông
nói riêng. Phải nói là chưa bao giờ các nghiên cứu về biển đảo của Trung
Quốc nói chung, và Biển Đông nói riêng được tổ chức nhiều như hiện nay.
Chúng tôi có những số liệu ( mà tôi không mang theo ở đây) về các bải
viết, các công trình nghiên cứu mà thực chất chỉ là ngụy tạo, không đúng
sự thật. Nhưng họ nghiên cứu và tuyên truyền phổ biến trong dân chúng,
thậm chí dịch ra tiếng Anh đưa ra nước ngoài, tạo dư luận, tạo chứng cứ
pháp lý, chỗ dựa lịch sử, chỗ dựa pháp lý về vấn đề biển đảo.
Họ có điều kiện kinh tế đầu tư vào công tác tuyên truyền như thế
thông qua phim ảnh, thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau để
tuyên truyền.
Vì sao họ đặt vấn đề tuyên truyền như vậy? Qua theo dõi của chúng tôi
thì Trung Quốc có chính sách một con- sáu người lớn có một trẻ con;
chẳng may xảy ra xung đột, ai là người đi đánh nhau? Chắc không phải con
em các nhà lãnh đạo rồi, vì con em các nhà lãnh đạo đều đi nước ngoài
hết; hoặc trở thành quan chức cả rồi. Còn con nhân dân thì phải tạo ra
dư luận, kích hoạt chủ nghĩa dân tộc để khi sự cố xảy ra còn huy động
chứ. Đấy là bài của họ, giải pháp để kích động dư luận trong nước.
Phản ứng
Gia Minh: Như giáo sư có nói dù thiếu cơ sở, nhưng người ta có
chính sách rõ ràng; và phía Việt Nam đương nhiên phải có nghiên cứu để
phản bác lại những cơ sở đó; vậy những viện nghiên cứu như chỗ của giáo
sư lâu nay có những hoạt động ra sao để có thể đưa ra những chứng cứ
nhằm phản bác lại những điều mà người ta đưa ra nhằm tuyên truyền như
thế?
Vấn đề bác bỏ không chỉ đăng trên tạp chí Việt Nam mà cần phải đăng trên các tạp chí quốc tế. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp quan trọng vì họ biết tiếng Anh, lại biết những tạp chí nào uy tín trên thế giới để đăng những chứng cứ bác bỏ đó. Đấu tranh không phải chỉ ở trong nước không thôi mà phải ở cả quốc tế
Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm
Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Trước hết cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ
quyền và quyền chủ quyền của chúng ta tại Biển Đông phải huy động sức
mạnh tổng hợp nhiều bộ, ngành, nhiều lĩnh vực, giai tầng khác nhau trong
xã hội. Chúng tôi chỉ là một phần trong đó. Viện chúng tôi tìm kiếm
những thông tin về các động thái, chính sách của Trung Quốc, và phân
tích những điều đó.
Sau đấy, những nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam biết nghiên cứu lịch
sử để đấu tranh với những điều ngụy tạo của họ. Ví dụ họ nói có họ là
quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên sớm nhất, khai thác sớm nhất; mình
cần phải đọc được những chứng cứ họ nêu lên có đúng không. Có khi họ
trích dẫn sai mà mình không biết. Nên phải có người làm những vấn đề đó.
Chúng tôi mua những tài liệu họ dẫn ra; các nhà sử học Việt Nam phải
xem những chứng cứ họ trích dẫn có đúng không, phân tích những chứng cứ
sai- đúng chỗ nào và đấu tranh từng bước một.
Thế rồi chứng cứ lịch sử phải dưới ánh sáng pháp luật quốc tế mới
được; nên phải có sự kết hợp giữa các nhà sử học và các nhà nghiên cứu
về luật pháp quốc tế.
Ở Việt Nam tôi thấy có những người như anh Phạm Hoàng Quân rất đáng
kính trọng. Tôi đã tiếp xúc với anh này và tôi thấy rất đáng kính trọng.
Anh ấy có khả năng đọc được chữ Hán, tra cứu cần mẫn làm việc đó. Thực
ra trong điều kiện đời sống khó khăn hiện nay mà tìm được người tâm
huyết, gắn bó với công việc đó như thế không nhiều; cần phải có chính
sách tôn vinh. Tôi nghiên cứu Trung Quốc đọc được chữ Hán, nhưng Hán Nôm
không đọc được; mà anh Quân đọc được. Chúng tôi chia sẻ thông tin; tôi
đưa cho anh những tài liệu của Trung Quốc để anh tìm cách bác bỏ.
Vấn đề bác bỏ không chỉ đăng trên tạp chí Việt Nam mà cần phải đăng
trên các tạp chí quốc tế. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể đóng
góp quan trọng vì họ biết tiếng Anh, lại biết những tạp chí nào uy tín
trên thế giới để đăng những chứng cứ bác bỏ đó.
Đấu tranh không phải chỉ ở trong nước không thôi mà phải ở cả quốc tế.
Gia Minh: Công tác đó lâu nay được xúc tiến thế nào và được sự hổ trợ của chính phủ ra làm sao?
Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Việc này tôi không nắm được lắm, chắc các
anh ở Viện Biển Đông của Bộ Ngoại giao có thể có ý kiến thêm. Tôi biết
Nhà nước có đầu tư nhất định cho viện đó không chỉ để nghiên cứu mà còn
tuyên truyền quan điểm của Việt Nam, vận động ủng hộ quan điểm của Việt
Nam từ các học giả.
Đó là việc của Viện Biển Đông của Bộ Ngoại giao làm tốt hơn.
Gia Minh: Cám ơn giáo sư về cuộc phỏng vấn vừa rồi.
Mỹ đóng cửa nhiều Đại sứ quán vì nguy cơ khủng bố
Trước nguy cơ khủng bố liên quan tới Al Qaeda, một loạt Đại sứ
quán Hoa Kỳ ở Trung Đông sẽ đóng cửa kể từ Chủ nhật này, theo chỉ đạo từ
Bộ Ngoại Giao ở Washington. Đài Truyền hình CNN đưa tin này hôm thứ Sáu
trích lời Dân biểu Liên bang Ed Royce của California.
Tin ghi nhận, các sứ quán Mỹ được lệnh đóng cửa bao gồm Ai Cập, Israel, Ả Rập Xê Út, Libya, Iraq và Kuwait.
Dân biểu Ed Royce cho CNN biết là có mối đe dọa khủng bố liên quan
tới Tổ chức Al Qaeda và mục tiêu được nhắm đến là tại các quốc gia
Trung Đông và Nam Á.
Một giới chức Hoa Kỳ không muốn nêu tên nói với CNN rằng, mối đe dọa
được đánh giá là có thể tin được và thực sự nghiêm trọng. Bọn khủng bố
nhắm đến điều gọi là các mục tiêu Mỹ ở nước ngoài. Tuy vậy giới chức này
không xác định đó là các cơ sở ngoại giao chủ yếu của Hoa Kỳ.
TIN TỨC VIỆT NAM
Cuộc cạnh tranh giữa Facebook và búa liềm
Một nghị định mới đây của chính phủ Việt Nam đã ra đời nhằm ngăn chận hơn nữa sự tự do thông tin.
Nghị định 72
Chính phủ Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo vừa ra một nghị định gọi
là nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng, công bố ngày 31/07 và có hiệu lực từ ngày 1/09/13. Như
cái tên của nó, nghị định này khá dài để có thể bao trùm hết các vấn đề
nó nêu ra ở trên. Nhưng cái bất thường và được nhiều người sử dụng
Internet, và nhất là các thành viên của các mạng xã hội như facebook,
hay chủ của các trang blog cá nhân quan tâm là những người này sẽ không
được đăng tin từ các nguồn khác và chỉ được đăng các thông tin cá nhân
của họ mà thôi. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng cục phát thanh truyền
hình và thông tin điện tử, giải thích rõ ràng vấn đề này trong một cuộc
phỏng vấn với báo điện tử VNexpress,
"Tôi khẳng định trang thông tin điện tử cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp."
Lời khẳng định này đã được hãng thông tấn Pháp AFP trích lại trong
bảng tin ngày 1 tháng tám của họ. Việc này cho thấy tính chất đặc biệt
của nghị định 72 đã làm cho công luận thế giới quan tâm.
Sự ra đời và phát triển của Internet đã thực sự làm thay đổi sự trao
đổi thông tin của xã hội Việt Nam hiện đại, sự kiểm duyệt của nhà cầm
quyền không còn hiệu quả như xưa, sự tự do phát biểu đã có cơ hội phát
triển dù các phương tiện truyền thông chính thức do đảng cộng sản nắm
giữ vẫn không cho phép điều đó.
Năm 1986, đồng thời với sự khởi đầu của cải cách kinh tế, đảng cộng
sản cũng nới lõng sự kiểm sóat đối với tầng lớp văn nghệ sĩ. Nếu như
ngày hôm nay nhà thơ Trần Mạnh Hảo nhìn về sự việc ấy một cách đau buồn
rằng đảng cởi trói cho nhân dân, thì Andrew Lam, một nhà văn gốc Việt
thành danh ở hải ngọai nhận xét về vai trò của Internet đối với tự do
phát biểu ở Việt Nam hiện nay rằng,
“Internet đã tạo điều kiện cho họ chiếm lại khoảng không gian công.”
Tôi khẳng định trang thông tin điện tử cá nhân không được cung cấp thông tin tổng hợp.
- Ông Hoàng Vĩnh Bảo
Sự độc quyền của đảng cộng sản trong việc nắm giữ truyền thông không
còn nữa. Đảng cộng sản chỉ có thể kiểm soát giấy và mực trong các nhà
in, nhưng những đốm điện tử nhị phân lan truyền thông tin như chớp đến
mọi ngóc ngách thì không thể được. Cựu Bộ trưởng bộ thông tin và truyền
thông Lê Doãn Hợp là người đầu tiên, dù vô tình, đưa ra khái niệm hai
dòng thông tin Lề phải của nhà nước, và Lề trái của dân chúng. Trong
cuộc cạnh tranh giữa hai dòng ấy dường như Lề phải ngày càng đuối sức và
thậm chí biến thành lá cải như lời phát biểu đầy quan ngại của ông thứ
trưởng Nguyên Bắc Son cách đây không lâu.
Với mục đích tự nhiên và tự thân là đưa thông tin, các trang mạng lề
trái phát triển mạnh mẽ và thu hút đông đảo người xem dù thường xuyên bị
phía bên kia ngăn chận cấm đoán. Nhà báo Trương Duy Nhất, chủ trang
blog cá nhân Một góc nhìn khác, phát biểu với chúng tôi không lâu trước
khi anh bị bắt,
“Trang blog cá nhân của tôi thực sự là một tờ báo, được nhiều
người xem, so với tờ Nhân dân, tờ báo chính thống của đất nước này thì
nó được xếp trên cả ngàn bậc mà. Thông tấn xã của nhà nước được đầu tư
tổ chức bộ máy một cách kinh hoàng, rất nhiều tiền của mà có được cái gì
đâu.”
Các trang mạng đã thực sự trở thành những tờ báo, mà là báo tư nhân,
nên đảng cộng sản không hài lòng chút nào cả vì họ chủ trương không cho
phép báo tư nhân. Ông Hòang Vĩnh Bảo nói tiếp về việc không cho phép các
trang cá nhân tổng hợp thông tin,"Nếu cứ mỗi blog lấy bài báo chỗ này chỗ kia đưa lên thì đã trở thành báo tư nhân."
Sức mạnh của mạng xã hội
Sự xuất hiện của các mạng xã hội như Tweeter, Facebook lại càng làm
cho truyền thông lề trái thêm mạnh mẽ. Việc xuất bản thành công quyển
sách truyện Trại súc vật, khắc tinh của cơ quan tuyên truyền cộng sản,
được lan truyền cho hàng triệu người biết trong vài giây đồng hồ, lời
nói không cẩn trọng của bà bộ trưởng y tế sau vụ trẻ em tử vong vì tiêm
chủng, đã nhanh chóng tập hợp một lực lượng đông đảo trên mạng đòi bà từ
chức.
Quan chức cùng cơ quan công quyền khó mà trốn tránh công luận vì mạng
xã hội. Các nhóm cùng mục đích, từ nấu ăn cho đến đòi sửa đổi luật lệ
và Hiến pháp, thậm chí đòi xóa bỏ sự độc tôn của đảng cộng sản cũng được
thúc đẩy bởi các mạng xã hội.
Không thể che giấu, và không thể ngăn cản sự thành lập các nhóm chính
là nỗi lo buồn của đảng chính trị chủ trương chuyên chính dưới ngọn cờ
búa liềm.
Có vẻ như để đối phó với mạng xã hội, nhằm giữ vững sự tập trung
chuyên chính của mình, đảng cộng sản đã âm thầm ngăn chặn về mặt kỹ
thuật, dù rằng họ không bao giờ công khai chuyện này.Thông tín viên An Nhiên của chúng tôi đã ghi lại trả lời của một nhân viên công ty cung cấp dịch vụ Internet là Viettel như sau,
“Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn…"
Song có vẻ như sự ngăn chận không chính danh bằng kỹ thuật đó cần được tiếp sức bằng những biện pháp pháp lý, và nghị định 72 đã ra đời.
Cách đây không lâu, cũng nhờ vào Internet và mạng xã hội, mà một nhóm trí thức đã đề đạt một kiến nghị của 72 vị, được gọi là kiến nghị 72, nhằm yêu cầu nhà cầm quyền thực thi nhiều tự do hơn mà điều căn bản là xóa bỏ sự độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản.
Thông tấn xã của nhà nước được đầu tư tổ chức bộ máy một cách kinh hoàng, rất nhiều tiền của mà có được cái gì đâu.
- Nhà báo Trương Duy Nhất
Nay một nghị định nhằm ngăn chận tự do thông tin lại ra đời và trớ trêu thay lại mang tên là 72.
Trong một bài viết cho trang mạng Bauxit Việt Nam, tiến sĩ Hà Sĩ Phu,
một nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước đã so sánh sự tự do khai thác
thông tin trong thế giới ngày nay khi có những công cụ của mạng xã hội
và Internet, với mục địch của chủ nghĩa cộng sản mà người sáng lập nó là
Karl Marx đã tuyên bố. Ông bảo
"Sự hưởng thụ theo nhu cầu, không hạn chế, và sự cống hiến theo năng lực của bản thân."
Như vậy có lẽ biểu tượng mang ý nghĩa tuyệt vời của Facebook là ngón
tay cái giơ lên lại có cùng một mục đích với búa và liềm của đảng cộng
sản.
Nhưng hình như những người đứng đầu đảng cộng sản không nghĩ như thế và họ đã làm ra nghị định 72.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thump-up-vs-hammer-cicle-kh-08052013141356.html
Nghị định bịt miệng xã hội
Lê Diễn Đức
2013-08-02
2013-08-02
Ngày 31/7/13, đại diện của mạng lưới những blogger Việt Nam đã đến
tại văn phòng đại diện của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại
Bangkok để trao "Tuyên bố 258" bản tuyên bố có hơn 100 chữ ký ủng hộ của
các bloggers Việt Nam.
Tên "Tuyên bố 258" là lấy cảm hứng từ điều 258 của Bộ Luật Hình sự Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Bà Maria Isabel Sanz Garido, đại diện Văn phòng Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đã tiếp đón đoàn và nhận bản "Tuyên bố 258".
Mới chỉ là điều 258
Điều 258 của Bộ Luật Hình sự của CHXHCNVN có nội dung như thế nào?
Theo Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của CHXHCNVN,
thì:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ
khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Luật sư Hà Huy Sơn trên trang Bauxite VN ngày 17/6/13 phân tích:
* Thứ nhất: Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai
do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy
nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do
cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.
* Thứ hai: Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến
hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình
sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại
là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều
luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được
thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng
phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.
* Thứ ba: Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã
được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm
chưa được luật hóa. Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công
dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi
dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm
những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật
cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một
nhà nước pháp quyền?
* Thứ tư: Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân” thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công
dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn
không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo
các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là
quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ,
không rõ của điều 258.
Vì sự lập lờ và khái niệm mơ hồ về sự "xâm phạm lợi ích nhà nước", mà
nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã bắt giam nhiều bloggers, gần đây
nhất có blogger Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Viết Đào.
Sự vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền được diễn đạt chính kiến là
trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đây chính là lý do
mà mạng luới bloggers Việt Nam ra tuyên bố đòi huỷ bỏ.
Nghị định bịt miệng
Ngày 15/07 ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, công bố
ngày 31/07 và có hiệu lực từ ngày 1/09/13.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, đã giải thích trên tờ VnExpress:
"Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá
nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội
để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện
cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".
"Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như
Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Trước hết
chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá
nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không
được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ
các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".
Đây là một văn bản dưới luật, vi phạm các cam kết quốc tế khủng khiếp hơn.
Nghị định là một phương pháp sử dụng "luật rừng" của nhà nước CHXHCN
Việt Nam, do Chính phủ ký, không thông qua quốc hội, nên có những cái
hết sức tuỳ tiện, cẩu thả, không sát thực tế, thậm chí không thể thực
hiện đuợc. Ví dụ Nghị định về cấm tụ tập đông người được định nghĩa vô
lối. Có thể bắt giam, phạt hành chính những người biểu tình chống Trung
Quốc xâm lược, diễn ra ôn hoà và trật tự, nhưng lại làm ngơ trước cảnh
thanh niên đổ ra đường, hỗn loạn, làm tắc nghẽn giao thông để đón sao
Hàn.
Nghị định 72/2013/NĐ-CP cũng không thể áp dụng trong thực tế đời
sống. Là các trang thông tin điện tử cá nhân, nhưng đó là nơi con người
không những chỉ diễn đạt và chia sẻ thông tin của cá nhân đó, mà còn đề
cập tới các vấn đề liên quan đến nhiều lãnh vực đời sống, như chính trị,
xã hội, khoa học, y tế...
Dĩ nhiên, khi phân tích, tổng hợp các sự kiện và đưa ra bình luận,
các trang cá nhân phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin đa chiều, trong đó
có nguồn của báo chí của các cơ quan nhà nước. Ví dụ, bình luận về một
vụ tham nhũng hay làm ăn thất thoát của các công ty nhà nước, làm sao
lại ngăn chặn được việc trích dẫn thông tin từ nguồn chính thống? Tại
sao các trang cá nhân không có quyền này?
Tôi và nhiều người khác, lập trang điện tử cá nhân không phải chỉ để
"chào" hàng" không mặc áo vú, khoe cơ thể sexy, tôi thích ăn cái gì hay
yêu ghét ai. Các trang cá nhân được tạo ra có nhiều mục đich và phạm trù
hoạt động khác nhau.
Do đó, nghị định 72/2013/NĐ-CP là một thứ văn bản ngớ ngẩn, nếu không
phải là một hình thức bịt miệng toàn xã hội, tước đoạt những tiếng nói
có thể cuối cùng.
Kết luận
Như vậy so với điều 258 của Bộ luật Hình sự CHXHCN Việt Nam thì nghị
định này còn tệ hại hơn rất nhiều. Nó là công cụ cực kỳ ngu xuẩn nhằm
triệt tiêu mọi tiếng nói của người dân, là chiếc quan tài chôn chặt
quyền ngôn luận của dân chúng Việt Nam, nghĩa bóng cũng như nghĩa đen.
Văn hóa nhậu đạt ngưỡng đỉnh cao
Có thể nói rằng đi từ Bắc chí Nam, không có thứ gì dễ tìm hơn một
quán nhậu, đủ các hạng, các loại quán nhậu, từ bình dân vài trái cóc, xị
rượu đế cho đến các quán thịt chó, quán lẫu dê, lẫu hải sản, quán thịt
rừng và cao cấp hơn là các loại nhà hàng, khu nghĩ dưỡng miệt vườn, khu
du nghĩ dưỡng sinh thái có phục vụ nhậu thâu đêm suốt sáng với các sơn
hào hải vị có giá lên đến vài chục triệu đồng một mâm, một bữa nhậu có
thể lên đến con số hàng trăm triệu đồng.
Mở đầu mọi việc bằng rượu và bia
Mở đầu mọi việc bằng rượu và bia
Dân nhậu, cán bộ nhậu – khách hạng thấp, khách hạng trung… Một chủ
quán nhậu ở Đông Hà, Quảng Trị, tên Củng, cho chúng tôi biết, trung
bình, một đêm quán của ông tiếp chừng ba chục khách hạng vừa vừa và hai
chục khách hạng thấp, khách hạng vừa vừa sẽ gọi bia lon, khách hạng thấp
thì dùng bia chai hoặc rượu vodka. Quán ông Củng chuyên bán thịt dê,
được chế biến theo nhiều cách. Giá thành ở quán cũng không rẻ cho lắm,
khách ruột của quán là các cán bộ cấp phường, cấp quận và một số ít
thanh niên, công nhân. Nhóm thanh niên, công nhân được ông xếp vào diện
khách hạng thấp.
Một chủ quán khác tên Trung ở Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị, chia sẻ
với chúng tôi rằng nếu như ngày xưa, ông bà ta hay nói câu “miếng trầu
là đầu câu chuyện” thì đến bây giờ có thể nói rằng ly rượu, ly bia là
đầu câu chuyện, một người đàn ông nếu không biết nhậu thì sẽ không có
bạn để chơi, một người làm ăn nếu không chịu nhậu thì sẽ chẳng bao giờ
có mối có lái để mánh mung, để kết nối đường dây làm ăn, chuyện kinh tế
được bàn trên bàn nhậu, thời sự cũng bàn trong lúc nhậu, thậm chí chuyện
chính trị, văn hóa cũng có mặt trên bàn nhậu… Dường như mọi thứ đều có
mặt trên bàn nhậu.
Ngày xưa, ông bà ta hay nói câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì đến bây giờ có thể nói rằng ly rượu, ly bia là đầu câu chuyện, một người đàn ông nếu không biết nhậu thì sẽ không có bạn để chơi, một người làm ăn nếu không chịu nhậu thì sẽ chẳng bao giờ có mối có lái để mánh mung
Ông Trung nói thêm là quán ông có nhiều khách cán bộ luôn có mặt mỗi
ngày, có người nhậu ký sổ lên đến vài chục triệu đồng, cuối năm trả một
lần, cũng có một cán bộ vốn là chủ tịch một xã vùng cao, là khách quen
của quán ông, nhậu ký sổ như chúa chổm, đùng một cái, bị phát hiện tham
nhũng, hối lộ, mất chức, bà vợ trốn vào Nam làm ăn, không bao lâu sau,
ông này cũng chuyển công tác lên một xã vùng núi khác, cả ba năm trời
chưa gặp mặt, gọi điện thoại đòi nợ thì ông này cũng ỡm ờ hứa qua loa,
coi như mất tiền. Ông Trung nói rằng thực chất thì ông đủ sức cho người
lên tận nơi ông chủ tịch xã này làm việc để đòi nợ. Nhưng làm như thế sẽ
ảnh hưởng đến khách trong quán, nhất là khi họ cũng đang nợ ông. Thôi
thì im lặng cho nó lành việc.
Đó là chuyện nhậu của cán bộ và người có tiền một chút, còn cả chuyện
nhậu vài cái trứng cút, vài trái cóc, vài trái ổi xanh chấm muối ớt,
uống một xị rượu đế cho qua buổi chiều hoặc thèm quá, vào quán nốc một
ngàn đồng rượu đứng để khỏi run tay, run chân rồi làm việc tiếp hoặc về
nằm ngủ vì bệnh nghiện rượu hành hạ của một bộ phận không nhỏ dân nghèo,
bất đắc chí.
Nhậu là một việc cần thiết để xả stress sau một tuần làm việc căng thẳng, tính chất đấu đá nội bộ cao hơn là hỗ trợ công việc với nhau trong công ty
Thành phần khách nhậu
Ngành sản xuất và nhập khẩu rượu bia tăng, quán nhậu mở vô tội vạ Một
khách nhậu tên Tuấn, là nhân viên công ty xổ số kiến thiết, ông Tuấn
thường nhậu vào mỗi thứ Bảy ở các quán ngoại ô thành phố Đông Hà, với
ông, nhậu là một việc cần thiết để xả stress sau một tuần làm việc căng
thẳng, tính chất đấu đá nội bộ cao hơn là hỗ trợ công việc với nhau
trong công ty.
Ông Tuấn nói rằng tuy là đi nhậu có chu kỳ nhưng ông không bao giờ
uống rượu gạo vì rượu gạo bây giờ quá nguy hiểm, nó được nấu bằng men
Trung Quốc, không qua nấu chín, người nấu rượu chỉ việc trộn men vào gạo
tẩm nước, ủ hai hoặc ba ngày rồi cho chưng cất lấy rượu. Lượng rượu nấu
từ men Trung Quốc cũng cao gấp đôi lần so với nấu men truyền thống. Kể
từ lúc men Trung Quốc xuất hiện, số người chết vì bệnh gan tăng lên vùn
vụt.
Một khách hàng rượu đứng tên Nhật, hiện là phu bốc vác ở chợ Đông Hà,
kể với chúng tôi rằng ông nghiện rượu đã hơn mười năm nay, mỗi sáng,
ông phải uống một xị, tức 300ml lúc 6 giờ sáng, không cần ăn uống gì,
ông đi bốc vác cho đến 9h, sau đó ăn qua loa một miếng gì đó rồi uống
một xị nữa, làm việc đến trưa, ăn cơm trưa, ông uống nửa lít và nghỉ một
chút, làm việc buổi chiều. Trong lúc làm việc của buổi chiều, nếu thấy
mệt, ông ghé vào quán nốc một ly cho khỏi run tay run chân rồi làm tiếp,
đến 6h chiều, ông ghé vào quán, mua một trái cóc, trái ổi hoặc vài
trứng cút, uống tiếp một chai rồi về ngủ. Mỗi ngày, ông tốn hết ba chục
ngàn đồng tiền rượu, có như thế ông mới làm việc được.
Một chủ nhà hàng hạng sang ở Khe Sanh, Hướng Hóa, cho chúng tôi biết
là quán của ông không bao giờ phục vụ hạng khách bình dân vì những thứ
ông bán quá đắt, hiếm có khách bình dân nào đến quán ông được, ông chỉ
bán toàn những món lạ như ba ba, rùa, các loại thịt rừng. Khi chúng tôi
hỏi vì sao nhà nước cấm bán các loại này nhưng ông lại có để bán. Ông
cười, hỏi lại chúng tôi nhà nước là ai, cán bộ nhà nước là đại diện của
nhà nước, vậy quán ông phục vụ cho toàn hạng cán bộ cao cấp, như vậy
không phải là nhà nước đang nhậu các món này đó sao.
Một chủ nhà hàng hạng sang ở Khe Sanh, Hướng Hóa, cho chúng tôi biết là quán của ông không bao giờ phục vụ hạng khách bình dân vì những thứ ông bán quá đắt, hiếm có khách bình dân nào đến quán ông được, ông chỉ bán toàn những món lạ như ba ba, rùa, các loại thịt rừng
Và ông cũng nói thêm rằng với giới cán bộ, việc nhậu những món được
xếp vào diện cấm luôn là một thú vui của họ, biết được tâm lý này, ông
không mở nhà hàng mà chỉ mở một quán vườn, ở nơi hẻo lánh, chung chi đầy
đủ cho các cơ quan, ban ngành mà ông thấy cần thiết phải chung chi, xem
như sòng phẵng, chẳng ai nợ ai, ông thản nhiên bán vì nếu có bắt ông
thì phải bắt những cán bộ đang ngồi ăn ngon lành những thứ hàng quốc cấm
kia đi, họ biết cấm sao lại còn ăn, có mua thì phải có bán.
Nói đến đây, ông chủ quán vườn này kết luận rằng trong xã hội Việt
Nam bây giờ, nhậu là một thứ văn hóa không thể thiếu, mọi thứ đều có mặt
những cuộc nhậu, vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu,
bàn chuyện làm ăn thì nhậu, bàn chuyện chính trị, văn hóa cũng nhậu, hẹn
hò trai gái cũng nhậu, thậm chí, trong các buổi sinh hoạt đảng, đại hội
đảng, nếu không tổ chức nhậu thì chẳng có ma nào đủ hào hứng mà phát
biểu, góp ý xây dựng đảng. Không chừng, nhậu cũng là chính sách an dân
của nhà nước, của đảng vì nó là thứ văn hóa đang rất thịnh hành.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Đình công “tự phát”, sự khó xử của đảng cộng sản
Các cuộc đình công tự phát của công nhân liên tục xảy ra trong khi các tổ chức công đoàn do nhà nước quản lý dường như không liên quan gì đến các cuộc đình công đó.
Mô hình dân chủ tập trung
Ngày 27/7/2013 hai ngàn công nhân thuộc công ty may mặc Ivory ở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình đã đình công đòi tăng lương, công nhân đã trở lại làm việc sau ba ngày đình công. Tin này được báo Nhân Dân loan tải, dù tờ báo của Đảng cộng sản này rất ít khi đưa tin những vụ đình công mà chính phủ Việt Nam gọi là “tự phát,” từ thường dùng để chỉ các cuộc tập hợp đông người hay đình công mà không do nhà nước hay đảng cộng sản tổ chức.
Ngày 26/7/2013, báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng công đoàn
lao động Việt Nam đăng bài viết về các cuộc đình công của công nhân
trong những năm gần đây. Theo bài viết này thì từ năm 1995 đến nay có
5.000 cuộc đình công, tức là cứ 3 ngày có hai cuộc đình công. Và bài báo
nêu câu hỏi là tại sao không có cuộc đình công nào được tổ chức bởi
“công đoàn cơ sở,” từ dùng để chỉ các tổ chức công đoàn do nhà nước và
đảng cộng sản lãnh đạo ở các nhà máy và công ty.
Theo điều 10 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân”.
Bên cạnh đó, theo luật công đoàn Việt Nam năm 1990 thì: “Công đoàn là
tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người
lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam”
Như vậy tổ chức công đoàn trực thuộc đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị duy nhất được phép hoạt động.
Trước khi có cuộc đổi mới kinh tế cho phép tư nhân trong và ngoài
nước được quyền tham gia hoạt động kinh tế, trong tất cả các cơ quan
hành chính, công ty, nhà máy… đều có một cơ cấu gọi là bộ tứ bao gồm:
Chi bộ đảng cộng sản, Chính quyền (tức là ban giám đốc điều hành), Công
đoàn, và Đoàn thanh niên cộng sản. Mô hình này nằm trong mô hình quyền
lực mà đảng cộng sản gọi là dân chủ tập trung.
Luật gia Lê Hiếu Đằng nói với chúng tôi về tổ chức của Liên đoàn lao động, tức là liên minh của các công đoàn:
“Tiếng là tổ chức của người lao động nhưng thực tế là trong chế độ toàn trị thì những người lãnh đạo đều do đảng chọn lựa hết.”
Sự ra đời của các đơn vị kinh tế tư nhân trong cơ chế thị trường đã
làm cơ cấu bộ tứ nói trên không còn rõ rệt, hoặc thậm chí không tồn tại
trong các công ty có vốn tư nhân hay nước ngoài. Và điều đương nhiên
phải xảy ra trong nền kinh tế thị trường chính là những cuộc đình công
khi có sự mâu thuẫn quyền lợi giữa giới chủ và công nhân. Cơ cấu dân chủ
tập trung đã và đang không còn kiểm soát tầng lớp công nhân của mình
nữa, mà về nguyên tắc thì đảng cộng sản lại là một đảng của công nhân.
Khi cuộc biểu tình tại Thái Bình xảy ra, biên tập viên Gia Minh đã
hỏi một quan chức ở sở Lao động và thương binh xã hội của tỉnh, cơ quan
mà về nguyên tắc là có quan hệ mật thiết với tổ chức công đoàn của nhà
nước thì được trả lời như sau:
“Tôi cũng chưa nắm được cái này anh ạ, phải sang làm việc cụ thể chứ điện thoại thế này không biết ai là ai cả.”
Cũng có thể đây chỉ là câu trả lời thoái thác, tránh trả lời một câu
hỏi nhạy cảm liên quan đến ổn định chính trị xã hội. Nhưng việc đó làm
rõ thêm quan hệ mới giữa dân chủ tập trung của đảng cộng sản và các thế
lực tư bản tài phiệt. Một mặt đảng cộng sản vẫn mang danh là đảng của
giai cấp công nhân, có nhiệm vụ chống lại sự bóc lột của giới tư bản đối
với công nhân làm thuê. Mặt khác do cần nguồn vốn đầu tư của giới tư
bản, đảng cộng sản và cùng với tổ chức đứng dưới quyền lãnh đạo của họ
là Công đoàn của nhà nước, phải bắt tay với giới tư bản. Đảng cộng sản
Việt Nam và nhà nước do nó lãnh đạo đã cố gắng tổ chức các công đoàn cơ
sở trong các công ty có vốn đầu tư của tư nhân. Và những người phụ trách
các tổ chức này lãnh lương của các công ty. Các tổ chức công đoàn cơ sở
này đứng trước một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Cấm công đoàn độc lập
Theo bài báo của báo Lao động thì hồi tháng 2 năm 2012, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đề nghị công đoàn giảm 50% số vụ đình công. Như vậy họ
phải thỏa hiệp với giới chủ mà họ lãnh lương mà đồng thời cũng phải thực
hiện nhiệm vụ vinh quang của họ là bảo vệ giai cấp công nhân. Mà nếu
muốn giảm đình công thì phải có một sự thương lượng giữa công nhân và
giới chủ. Điều này những người đại diện công nhân do đảng lựa chọn và ăn
lương của chủ tư bản rõ ràng không thể làm được.
Luật gia Lê Hiếu Đằng nói tiếp về các người phụ trách công đoàn cơ sở của nhà nước:
“Họ đâu có đại diện cho quyền lợi của công nhân được, họ không thể
phát động đình công, thậm chí họ còn theo giới chủ, đàn áp hoặc ngăn
cản công nhân đình công.”
Ông Lê Hiếu Đằng nói tiếp về vấn đề những người đại diện cho công nhân, trong đó ông có so sánh với tình hình của các nghiệp đoàn trước năm 1975 tại miền Nam:
“Trước 75 tổ chức người lao động là tổ chức của những người lao động thực sự do đó họ mới đấu tranh cho quyền lợi của họ, còn những lãnh tụ là do họ bầu nên.”
Khi đảng cộng sản còn trong bóng tối, họ đã tổ chức các hoạt động công đoàn mà lịch sử của họ tự hào ghi lại sự thành công của các tổ chức như Công hội đỏ Bắc Kỳ, Tổ chức Công hội của ông Tôn Đức Thắng tại Ba Son Sài Gòn… Một điều rất khác biệt so với các tổ chức công đoàn của họ ngày nay mà họ không ghi nhận là các tổ chức công đoàn lịch sử của họ thực sự độc lập với nhà đương cuộc, và với giới chủ.
Gần đây một số nhà đấu tranh cho công nhân đã đứng ra thành lập những
công đoàn độc lập, và tất cả những người đó đều đã bị tống giam, trong
đó có người nữ tù nhân trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh. Đảng cộng sản chưa
biết cách nào để giảm các cuộc đình công nhưng cũng rất lo ngại một kịch
bản Công đoàn đoàn kết xảy ra ở Vịet Nam khi công nhân có tổ chức độc
lập riêng của họ.
Ông Lê Hiếu Đằng nói về các tổ chức công đoàn độc lập ở phương tây:
“Họ đấu tranh cho quyền lợi của công nhân trong luật pháp, họ đâu có lật đổ nhà nước. Như vậy mới mà một xã hội công dân.”
Bài báo của báo Lao động đề nghị: Phải để cho người lao động chọn
những người có tâm huyết, được họ tín nhiệm bầu vào công đoàn cơ sở.
Quả bóng dường như nằm trong chân của đảng cộng sản Việt Nam, hoặc từ
bỏ ý niệm gọi là dân chủ tập trung muốn quản lý tất cả, hoặc cho phép
ra đời các tổ chức công đoàn thực sự, độc lập, để bảo vệ những người
công nhân mà mấy mươi năm nay đảng cộng sản vẫn tuyên bố dưới bóng cờ
công nông mang hình ảnh búa liềm của họ.
THỰC PHẨM VIỆT NAM
THỰC PHẨM VIỆT NAM
CHÈ KHÚC BẠCH BẢN
Rợn người xem chế biến nguyên liệu chè khúc bạch bẩn ...
Chè khúc bạch đang tạo nên "cơn sốt" trong mùa hè năm nay, nhưng những thông
tin về công nghệ chế biến nguyên liệu của loại chè này làm nhiều người rùng mình
sợ hãi.Từ tháng 5 tới nay, tại Hà Nội, món ăn được giới trẻ nhắc tới nhiều nhất chính là chè khúc bạch. Học sinh, sinh viên, dân văn phòng, hầu hết đều được bạn bè “rủ rê” đi thưởng thức món ăn không mới lạ nhưng mới sốt nóng này.
Khúc bạch được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên “linh hồn” của món ăn này chính là gelatin.
hay những bát chè khúc bạch hấp dẫn như thế này là những nguyên liệu
Gelatin là một chất rắn không màu, không vị, trong mờ, giòn (khi để khô), làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc. Nó thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm.
Đây là loại gelatine lá, và bột thành phẩm được bán trên thị trường
Tuy nhiên công nghệ chế biến nên chè khúc bạch không phải ai cũng biết
Tất cả được cho vào từng túi cáu bẩn, rồi thả vào nồi lớn
Những tấm gelatine được chế biến ra từ các loại nguyên liệu cáu bẩn, thừa thối
La liệt gelatine khô được phơi trên những tấm lưới
Khi khô loại gelatine bẩn này sẽ được thu gom bán ra thị trường
Qua kiểm tra 33 sản phẩm viên thuốc dạng nang, SFDA nhận thấy 23 mẫu được lấy từ các sản phẩm này đã bị nhiễm chromium, một kim loại nặng rất độc, có thể gây ung thư.
No comments:
Post a Comment