Thursday, October 27, 2016

BÙI ANH TUẤN - Z28 - VIỆT NAM -GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG

BÙI ANH TUẤN - Z28



Vài nét về tác giả bộ truyện gián điệp Z-28


Trước năm 1975, dân ghiền đọc sách có lẻ đều có dịp đọc bộ truyện gián điệp của Người Thứ Tám. Trong đó nhân vật chính là Đại Tá Tống Văn Bình tức Z-28. Nhiều bạn bè của tôi đã sưu tầm tất cả bộ truyện gián điệp này và trân quý giữ gìn.


Tôi chịu những sách của ông là về phần tin tức về các thành phố mà ông dùng làm bối cảnh câu chuyện. Không hiểu ông nghiên cứu và khảo sát từ đâu, nhưng các chi tiết về các thành phố mà Z-28 đi qua, cùng các nhân vật khác trong truyện sinh sống, đều đúng y chang như ngoài đời. Tôi và bạn bè, trong những chuyến du hành, so sánh tận nơi về các địa điểm nổi tiếng, các nhà hàng, quán cóc, ngỏ hẻm, chốn ăn chơi đều đúng y như vậy. Mà tôi thì không nghĩ tác giả đã đi qua những nơi ấy, lấy ví dụ như các xứ Cọng Sản.


Tôi nghĩ tác giả đã lấy những tin tức này từ các quyển chuyên về du lịch nên mới chính xác, và rút ra những nét thú vị mà chia xẻ với độc giả. Phải chi tác giả là người Âu Mỹ, truyện của ông chắc sẽ được nhiều người xem lắm và hổng chừng được làm thành phim dài hay phim ngắn cho TV.


Sau năm 1975, ra đến ngoại quốc, tôi lấy làm lạ là chẳng thấy tin tức gì của ông. Tôi có hỏi thăm vài bạn bè quen biết ông, nhưng chẳng ai biết ông đã lưu lạc phương nào.


May quá có anh H.T.Trực là dân làng báo khi xưa, anh thương và chiều tôi nên đã cố gắng hỏi thăm giùm. Thật cảm ơn anh vô cùng!


Mặc dù đây chỉ là thư riêng, nhưng tôi xin mạn phép được đăng lên đây để chia xẻ niềm vui của tôi với "dân ghiền Z-28" ngày trước. Hy vọng BDH Đặc Trưng chấp thuận.



NDT

*********

(trích thư của anh H.T.Trực)

Anh chị em thân mến:

Là một nhà văn chuyên viết tiểu-thuyết gián-điệp lẫy-lừng của miền Nam Việt-Nam trước năm 1975 nhưng tiểu-sử của Người Thứ Tám, tác-giả cha đẻ điệp-viên hào-hoa phong-nhã Đại-Tá Tống Văn Bình, bí danh Z 28 lại rất hiếm người nhắc đến (không như một số nhà văn viết truyện trinh-thám gián-điệp khác như Phú Đức, Phi Long, Phạm Cao Củng ...).

Nhằm đáp-ứng sự tò mò của một vài anh chị em Thụ-Nhân, tôi đã cố-gắng liên-lạc lại với Cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương, năm nay đã 84 tuổi, đang sinh-sống tại Luân-Đôn, để nhờ Cụ cung-cấp thêm một số chi-tiết vì chính Cụ Mạc-Kinh là người đầu tiên đã gới-thiệu các tác-phẩm của Người Thứ Tám Bùi Anh Tuấn đến với độc-giả từ giữa thập-niên 50. Bài sau đây do cháu nội gái 22 tuổi của Mạc-Kinh đánh máy và gởi sang. Tôi chỉ sửa một vài lỗi chính tả và thêm một ít ghi chú màu xanh khi nào cảm thấy cần-thiết.

Xin mời anh chị em cùng đọc.




Kính gửi Anh Huỳnh trung Trực,

Dựa theo nội dung Email anh gửi cho hai ông bạn TQK và ST, tôi được biết anh có ý định tìm hỏi tôi về “tiểu sử” nhà văn Bùi Anh Tuấn. (TQK: Giáo-sư Tạ Quang Khôi, sinh 1929, nhà văn, nhà thơ, Hiệu-Trưởng Trung-học Nguyễn Trãi Sài gòn - ST: Sơn Tùng Nguyễn Minh Ngọc, sinh 1935, Chủ-Tịch Văn Bút Việt Nam Hải-Ngoại, Luật-sư))

Vậy chuyện ấy cũng dễ thôi. Chỉ có điều trong lúc chưa biết thật rõ về ý định của anh định dùng vào trường hợp nào, thành thử cũng hơi khó cho tôi được thanh thản đề cập đến.

Thôi thì, thế này nhé. Tôi viết theo lời một lá thư thông thường, bình thường. Vắn tắt, giản dị như chúng ta đang nói chuyện qua điện thoại với nhau nhắc về một người quen đã hơn 35 năm tôi chưa gặp lại.

Minh định với anh như vậy rồi, tôi xin nêu mấy nét chính về nhà báo, nhà văn BÙI ANH TUẤN như sau, trong phạm vi tôi biết:

· Hai chúng tôi là bạn, là đồng nghiệp cầm bút trong 21 năm ở Miền Nam (VNCH). BAT cùng một lứa tuổi với tôi.

· Anh Tuấn sinh trưởng ở đất Bắc (tỉnh Thanh Hóa – vùng địa đầu xứ Trung Kỳ). Anh có mặt ở Saigon sau Hiệp định Genève 1954, chia cắt đất nước.

Thời gian ấy anh đã lập gia đình. Bà Bùi Anh Tuấn là một phụ nữ đất Thần Kinh, thuộc một vọng tộc tên tuổi. Hai ông bà sinh hạ được một bé trai vài bốn tuổi. Và, nếu là một ký giả, một nhà văn thì Anh Tuấn sớm có một đời sống khá cao ở đất Saigon giữa lúc đông đảo lớp người di cư vào Nam đang phải bận tâm rất nhiều về mặt lo ổn định cuộc sống, lập nghiệp.

· Tính tình anh điềm đạm, nhã nhặn, nghiêm túc trong tiếp xúc với bạn bè, trong công việc. Đã hẹn là “đúng giờ”. Đã hứa là “làm”.

· Anh không bao giờ la cà trong các chốn trà đình tửu quán. Nếp sống của anh dành hoàn toàn cho mái ấm gia đình, cho sự chăm sóc bà vợ vốn tình trạng sức khoẻ không được tốt lắm; sau các việc hàng ngày. Anh phục sức, mang dáng dấp của một thông tín viên Au Mỹ thời đó đến Saigon . Anh hầu như chỉ thắt “nơ” cánh bướm thay cho “cà vạt”. Và, trên các đường phố nhỏ hẹp của Saigon Chợ Lớn - nếu có người Việt nào lái chiếc xe Mỹ Plymouth to cồng kềnh, dài ngoằng, màu cánh gián, thì người đó không ai khác hơn là Bùi Anh Tuấn.

(đoạn mô tả ngoại-hình và lifestyles này phù-hợp với hồi-ức của Đỗ Khiêm trong http://www.tanvien.net/GT/tong_van_binh_do_kh.html)




· Thời ở tuổi vừa ngoài 20, Nhật hạ Pháp qua cuộc đảo chính 9/3/1945, Phong trào Việt Minh (sau này lộ diện là CS) nổi lên, và cướp chính quyền trong tay Thủ Tướng chính phủ Trần Trọng Kim đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của nhà Vua Bảo Đại, thì Bùi Anh Tuấn đã là một đảng viên VNQDĐ. Anh lao mình tham gia các hoạt động chống lại VM. Kịp đến lúc tiếng súng mở đầu cuộc chiến tranh Việt – Pháp ngày 19/12/1946, BAT bị Ban Trinh Sát (tức Công An-Mật Vụ CS theo tên gọi bây giờ) nhận diện, bắt, và đưa đi an trí tại trại giam Đầm Đùn thuộc tỉnh Thanh Hoá (Liên khu IV), nổi tiếng là đia ngục trần gian, đã vào đây khó có ngày về. Chốn ngục tù hãi hùng này là nơi giam hầu hết các anh em đảng phái QG chống lại CS Việt Minh. (một phần khác đáng kể, thì bị đày lên chốn rừng rú Thái Nguyên, Việt Bắc).

Anh Tuấn bị tra tấn tàn khốc, có lúc tưởng khớp xương đầu gối lìa ra, không còn cho phép anh đi đứng bình thường lại nữa.

Nhưng số mệnh cho anh lay lắt sống.

Cũng như vài năm sau số mệnh lại cho anh có cơ hội thoát ngục trong đường tơ kẽ tóc. Anh lần mò về thành. Về Hà nội, rồi vào Nam .

Trong những năm, tháng bị an trí ở Đầm Đùn, Bùi Anh Tuấn có duyên may gặp một bạn tù đã ở vào tuổi trung niên. Thời Pháp thuộc, ông này dạy Anh văn ở Lycée Louis Pasteur Hà nội. Nay trong thân phận tù đầy, để cố quên mà tồn tại, mà sống, ông dạy Anh ngữ cho Tuấn. Học cho qua ngày. Nhưng sau này, nhờ vậy, BAT có sẵn số vốn cần thiết về ngôn ngữ Hoa Kỳ khi người Mỹ thoạt đặt bước vào Miền Nam (Trước kia đại đa số người Việt 3 miền Trung Nam Bắc chỉ biết có tiếng Pháp).

· Tôi nghĩ, điều anh Huỳng Trung Trực muốn biết trước nhất, có lẽ là những gì liên quan đến nhà văn BAT ở địa hạt viết lách. Sao BAT lại viết một loạt truyện gián điệp có đến vài bốn chục tác phẩm trong đời cầm bút của Anh? Anh khởi sự viết về ngành Tình báo lúc nào, và ở mảnh đất dụng võ đầu tiên, là báo nào? Sao Anh lại mang bút hiệu Z28. (bút hiệu chính-thức là Người Thứ Tám). Và có khi ở ngoài đời, thuở Sàigòn còn vô cùng hưng thịnh, đầy quyến rũ, thì bạn bè và đồng nghiệp thường ít dùng đến tên Bùi Anh Tuấn mà quen gọi đùa vui Z28, hoặc Văn Bình (tên nhân vật gián điệp hào hoa, xuất quỷ nhập thần mà tác giả chọn, đặt vào các tác phẩm trinh thám hữu hạng của Anh. Cứ như ngày nay, giới độc giả thưởng ngoạn biết đến James Bond!)

Đúng ra, Bùi Anh Tuấn không chỉ viết văn “hay”về tiểu thuyết trinh thám mà Anh còn là cây bút bình luận có trình độ khá cao. Anh thực sự là một nhà báo chuyên nghiệp! Thực sự là một nhà văn, trên ngôn đàn Miền Nam ! Của VNCH!

(Một chút bối-cảnh lịch-sử)

· Lúc người Mỹ có mặt ở Miền Nam 1954 cũng là lúc muốn hất chân, thay thế chính quyền thực dân Pháp ở VN, ở toàn cõi Đông Dương Việt, Miên, Lào. Sớm muộn, quân đội Viễn chinh Pháp cứ rồi phải cuốn cờ kéo ra khỏi vùng đất VN trước hết...

Cùng với sự hiện diện của các phái bộ chính trị, quân sự Mỹ đổ vào Miền Nam ủng hộ nhà lãnh tụ quốc gia N.Đ. Diệm thiết lập một tiền đồn chống Cộng ở ĐNÁ, người ta bắt đầu nghe đến một tiếng gọi khá lạ tai: XI-AY-Ê (C.I.A)! Có nghĩa là một đạo quân vô hình trong bóng tối, xuất quỷ nhập thần. Sứ mạng của họ là san bằng mọi chướng ngại vật cản trở những bước tiến, những mục tiêu cần đạt được của Hoa Kỳ tại các vùng đất người Mỹ muốn đến. Khởi thuỷ, là Nam Hàn, Tổng thống Lý Thừa Vãn phải mất chức, lưu vong trốn ra nước ngoài. Rồi, ở Phi Luật Tân, Magsaysay được đưa lên làm Tổng Thống. Chẳng bao lâu, Magsaysay “giở chứng quốc gia-dân tộc” thì rất mau chóng, nhà lãnh tụ đất Phi bị gài bom nổ tan xác trên chiếc máy bay chở ông đi kinh lý! Thế rồi, ở Lào, viên đại uý Koong Ly làm đảo chính toan hạ bệ đương kim thủ tướng – Hoàng thân Souvana Phouma (thân Pháp, chủ-trương Trung-Lập, có vợ là người Pháp)....

Chưa hết. Sát biên giới Miền Nam, ông Hoàng Sihanouk nước Miên định đóng vai nhà chính trị đi giây, vốn là con cưng của người pháp, xoay chiều theo ngọn gió thời thế, mở đường rước Nga sô vào xứ Chùa Tháp, kết thân với Trung Cộng, cùng lúc, hết lời ca tụng khối Trung lập Nehru Ấn độ. Và, tận tình giúp đỡ CS Hà nội trong tay ****, bằng cách để Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mở chiến khu trên đất Miên chống lại VNCH. (Sihanouk tuy vốn sợ chế độ Ngô Đình Diệm ngoài mặt, nhưng vì lòng căm thù Miền Nam đến xương tuỷ Sihanouk vẫn âm thầm thực hiện manh tâm riêng cho bằng được).

Sihanouk biết ngán ngẩm người Mỹ lắm. Thèm muốn sáp lại với Hoa Kỳ song bị Hoa Kỳ quyết liệt cho đứng xa...Và, (Hoa-Kỳ) luôn có sẵn giải pháp “hạ thủ” Sihanouk khi thời cơ đến …

Tại Thái Lan, chỉ cách VNCH không đầy 1 giờ bay, cảnh đảo chính kế tiếp đảo chính xẩy ra như cơm bữa. Nhiều nhóm tướng lãnh quân đội, hết lần này đến lượt khác, thay nhau tạo biến cố lật đổ chính phủ. Khiến xã hội chính trị đất Thái luôn sống trong hỗn loạn bất an.

Giải đất Đông Dương trăm năm đặt trong tay người Pháp nay đang sống những giờ phút hãi hung...thay bậc đổi ngôi.

Nhìn vào, dư luận bên ngoài đều liên tưởng đến bàn tay phù thuỷ của cái tổ chức XIAYẾ (CIA) kia... (xi-ai-ây)

Trên giải đất VNCH, tiếng vọng “CIA” không ngớt vang dội, người người nghe mãi hóa quen tai, đã đổi thành “XIA” cho tiện việc. (cũng phổ-biến với tên gọi Xịa)

May mắn, nhà lãnh tụ Ngô Đình Diệm đang ở thời dốc toàn lực chống trả đạo quân đặc công miền Bắc xâm nhập nên tình huống VNCH buổi đầu chưa đến nỗi nào!

Thời cuộc ấy, chính là lúc gợi ý cho tác giả Bùi Anh Tuấn chọn con đường sáng tác loại tác phẩm thích ứng với tâm lý quần chúng độc giả Miền Nam .

Z28 ra đời là vậy!



· Tại Sàigòn, thuở phôi thai của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, tôi đang chủ trương tờ tạp chí Pháp ngữ Horizon và điều khiển tòa soạn nhật báo Dân Chúng (Chủ-Nhiệm của nhật-báo Dân-Chúng là Cụ Trần Nguyên Anh, thân-phụ của cụ Mạc-Kinh Trần Thế Xương và là chú của Ngoại-Trưởng Trần Chánh Thành) một hôm, Bùi Anh Tuấn ghé thăm tôi và ngỏ lời với tôi thử xem Anh có thể đóng góp gì cho một tờ báo chống Cộng không?

Và rất tự tin, thành thực, đi thẳng vào đề:

- Đã biết từ lâu và nghe nhiều về anh, càng biết anh bận lắm nhưng mong anh dành cho tôi 15’. Chỉ cần Anh liếc mắt nhanh trong khoảnh khắc thời gian ấy, cho hết chapitre đầu vào truyện, tôi tin chắc, ở vị trí chủ bút như Anh, Anh sẽ cho tôi nhận xét “được hay chẳng được” (toàn bộ bản thảo cuốn truyện khoảng gần 300 trang). Anh nhận, thì tôi mừng, tôi vui lắm. Anh không nhận, vẫn chẳng sao. Vì, xin lỗi Anh, tôi có niềm thú vị riêng – Anh là người “độc giả” đầu tiên, tôi chọn, tôi trao Anh đọc nó. Hễ được là được. Hễ chưa được, tức đề tài của Truyện chưa đạt. Tôi tự biết sẽ làm sao sau đây...



Đấy, tính tình tác giả Z28 là vậy đó. Tôi mến Anh, cũng vì vậy.

Không phụ lòng Anh. Mỉm cười thân mật, tôi đọc ngay chương sách đầu.

Một thoáng chốc qua mau.

Giữa lúc, có thể, là Anh đang quan sát tôi kỹ lắm, tôi đặt bản thảo xuống, cất tiếng vừa đủ để Anh nghe:

- Anh cho tôi giữ chương truyện này nhé. Và xin giữ luôn toàn bộ bản thảo, sẽ đọc vào lúc khác.

Tôi đang cần 1 feuilleton như Anh đã có ngay cho báo Dân Chúng. Số báo mai, tôi đăng lời giới thiệu. Và, đầu tuần tới, “Điệp viên Miền Nam trên đất Bắc” sẽ lọt vào mắt các độc giả Sàigòn và lục tỉnh. Cám ơn Anh.

Bùi Anh Tuấn cất tiếng cười vang.

Và, tôi cũng cười vang, cùng vui với Anh.

Đấy, tác giả Z28 xuất hiện trên mặt báo Dân Chúng, bên này sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17, như thế đó.

Và, trong 3 năm liên tục (1957-1960), ngày lại ngày, nhiều cốt truyện Gián điệp khác của Z28 đã được đăng trên tờ nhật báo Dân Chúng (sau đó, mới in thành sách) đem lại biết bao sôi nổi, hào hứng cho nhiều từng lớp độc giả thân mến của Anh em cầm bút chúng tôi.

Và, Độc giả vẫn mãi mãi là những bậc vạn thế sư biểu của giới văn nhân đất Việt!



--------



Gần 40 năm qua, từ sau ngày Sàigòn thất thủ, BAT hoàn toàn “mất tích” trong đời tôi. Tôi thật muốn gặp lại Anh. Để tâm sự việc đời người, việc thời thế của một quá khứ đầy thê lương. Tràn ngập u uất...

Tôi bị kẹt lại vùng CS 9 năm. Tôi không đi “trình diện”. Cuối năm 1976, tôi mới bị sa vào tay CACS. Bị giam giữ riêng tại Sở CA **** (trụ sở cũ của Tổng Nha Giám Đốc Cảnh Sát QG, đường Trần Hưng Đạo). Ngày đêm chịu sự thẩm vấn triền miên của “Ban Chánh Trị” trực thuộc Uỷ Ban Quân Quản Thành Uỷ ****. Tháng 4/1984, nhờ sự can thiệp của Chính phủ Anh quốc, tôi và gia đình được “bước lên máy bay” sang Luân Đôn cư ngụ cho đến ngày nay.

Tất cả, chẳng qua vẫn chỉ nằm trong bàn tay của Thần Định Mạng...

MacKinh

Saturday, August 24, 2013

NGUYỄN NGỌC GIÀ * CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

 

Việt Nam không còn con đường nào khác

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2013-08-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Xu hướng hội nhập thế giới trở nên tất yếu không gì cưỡng nổi, Việt Nam không còn con đường nào khác con đường tự do dân chủ. Không những thế, nó là con đường sống còn của dân tộc Việt Nam đặt trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi nhìn lại chỉ còn vài "quốc gia cộng sản" đi ngược trào lưu tiến hóa của xã hội loài người.
Bài viết* "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh"* của ông Lê Hiếu Đằng, đã được những trang báo: Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân mang ra mổ xẻ, mà không, phải nói nó bị mang ra để chì chiết, thóa mạ một cách phản động, phản khoa học và phản văn hóa như nhiều tác giả phân tích.
Những bài viết của ba trang báo này lẽ ra nên xoay quanh nội dung khoa học mà tác giả Lê Hiếu Đằng đề cập để phân định trắng đen, ngược lại họ dùng sức khỏe vừa tạm hồi phục của ông như là một phương tiện để biểu lộ tà tâm và bản chất vô nhân đạo, khi cố tình nhắc chữ "giường bịnh", "người bịnh" nhiều lần. Điều đó thật khó che giấu tâm địa của họ trước dư luận.
Sai lầm, tội ác của ĐCSVN không chỉ đối với những người họ gọi là "đồng chí" mà tội ác của chính đảng này còn lớn hơn nhiều lần, đối với dân tộc Việt Nam. Đó là điều cho đến nay thật khó chối cãi trong thời đại Internet bùng nổ. Xin dẫn ra chứng cớ mới đây, ĐCSVN đã phá nát gia cang của gia đình thường dân vô tội mà Luật sư Hà Huy Sơn cho biết[1]: (trích)
*"...Nhận tiện gặp luật sư, cô con gái lớn của bà Liên hỏi thủ tục thuận tình ly hôn ở tòa ra làm sao. Và cô con gái bà Liên kể rằng vì thằng Kha, thằng Uy vướng vào chuyện như vậy nên ảnh hưởng anh rể nó không được vào Đảng, có vào Đảng thì mới được đề bạt. Nếu vợ nó không chịu cách ly với gia đình đằng nhà vợ thì nó ly dị và hai bên thuận tình vì con gái bà không thể cách ly với gia đình bố mẹ và 02 em ruột..."*
(hết trích).
Những kẻ hứa hẹn với con rể bà Liên nhìn hạnh phúc gia đình - tế bào đầu tiên và quan trọng nhất làm nền tảng cho một xã hội nhân bản - sao thật giản đơn đến lạnh lùng và tàn nhẫn như thế(!). Đó có phải thứ tư duy "búa liềm", hàng chục năm qua đập nát và xén đứt tất cả nhân tâm người Việt Nam, cũng như để lại những di họa khôn lường cho đến nay chưa xóa nổi?!
Người anh rể của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy thật khờ khạo và ảo tưởng về những lời hứa hão như thế! Có lẽ ông ta chưa bao giờ tìm hiểu để biết "danh hiệu" "đệ nhất lật lọng" thuộc về "đảng ta" tồn tại hàng chục năm qua. Tệ hơn, khi trót "nhúng chàm", người đàn ông đã phá tan gia đình mình, vô hình chung cũng tự tay lái "chuyến xe cuộc đời" trượt dài trên con đường vong thân, vong bản. Không có gì bảo đảm tốt đẹp hơn cho phần đời còn lại của người đàn ông này, khi chỉ vì "bả lợi danh", dù là thật đi chăng nữa, lại đang tâm nghe lời "đảng dạy" bỏ rơi và đoạn tuyệt ân nghĩa vợ chồng - cha con. Đó là nỗi đau của thường dân do ĐCSVN gây ra và nó cũng là nỗi nhục nhã ê chề của những
ai còn mơ tưởng đến "thiên đường XHCN". Một chính đảng như thế có nên "tự tưởng thưởng" danh hiệu "đảng ta là đạo đức là văn minh" (?) "Đảng Cộng Sản Việt Nam bách chiến bách thằng", "đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm", hay như Lê Duẩn nói [2]: "đảng ta, người lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam" bỗng trở nên thô bỉ hơn bao giờ hết!
Trong bài trả lời phỏng vấn BBC, ông Vũ Minh Giang, người được biết là giáo sư, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay [3]:
"...chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam, bên cạnh Đảng Cộng sản..."
Thường dân chúng tôi muốn đặt câu hỏi:
- Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang hoạt động theo cơ sở pháp lý nào?
- Giấy phép hoạt động của ĐCSVN mang số hiệu gì? Ngày, tháng, năm được cấp? Người có thẩm quyền nào ký? Cấp có thẩm quyền nào ban hành?
- Tất cả các bộ luật, nghị định, thông tư hiện hành có do bất kỳ ai mang danh "đảng viên ĐCSVN" ký phát hành không?
- Người dân sống và làm việc theo Luật hay theo điều lệ đảng?
- Bằng chứng nào cho thấy người dân Việt Nam chọn ĐCSVN lãnh đạo?
Nói cách khác, ĐCSVN hoạt động bất hợp pháp và tiếm quyền dân hàng chục năm qua. Không chỉ Hiến pháp Việt Nam không cấm lập đảng, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (CƯQTVCQDSCT), có hiệu lực từ 23/3/1976, sau đó Việt Nam tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện công ước vào ngày 24/9/1982 cũng nói rõ về tự do tư tưởng, tư do ngôn luận.
Trong Công ước này điều 1 khoản 3 viết:
*"Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác, phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc".*
Điều 2 khoản 1 viết:
*"Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác".*
Do đó, cần xem lại hồ sơ cam kết tự nguyện gia nhập CƯQTVCQDSCT của Việt Nam do ai ký, vì Điều 48 CƯQTVCQDSCT viết:
*1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà án Công lý quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.
2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1 điều này gia nhập.
4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện phê chuẩn hay gia nhập.*
Hơn 30 năm qua, chẳng lẽ Việt Nam chưa nộp lưu chiểu cho Liên Hiệp Quốc? Trong khi đó, điều 49 viết:
*1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.*
Do đó, không tài nào tin được 31 năm qua Việt Nam quên "nộp lưu chiểu vănkiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập".
Thời điểm ký vào Công ước này, người Việt Nam biết ông Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Quốc hội (4/1981 - 4/1987) và ông Trường Chinh là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (7/1981 - 6/1987). Chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nghĩa là chức vụ Chủ tịch nước hiện nay do ông Trương Tấn Sang đảm nhiệm.
Nêu lại vấn đề lịch sử này nhằm chỉ rõ, Việt Nam tự nguyện cam kết với quốc tế cũng do những người đứng đầu Quốc Hội hay đứng đầu Nhà nước, không một ông (bà) nào, dù là Tổng bí thư được phép ký vào CƯQTVCQDSCT, thậm chí có ký cũng chẳng quốc gia nào công nhận. Do đó, ĐCSVN cần phải nhận rõ: đảng phái không phải là tuyệt đối, bao trùm toàn xã hội như họ ngộ nhận đến mụ mị và mù quáng.
Năm 2014, Việt Nam phải trình bày về tình trạng nhân quyền trước Liên Hiệp Quốc - điều hệ trọng mang thể diện quốc gia, nó cũng không có chỗ cho ĐCSVN tham gia vào.
Đề nghị các luật sư, luật gia nghiên cứu, thảo luận CƯQTVCQDSCT và trình bày trước công luận: trong trường hợp bất kỳ quốc gia nào (ví dụ như Việt Nam) đã tự nguyện ký gia nhập mà không thực hiện, hay không thực hiện đầy đủ, thậm chí vi phạm nghiêm trọng, thì biện pháp gì để buộc quốc gia đó khắc phục hoặc thủ tục tiến hành kiện ra tòa án quốc tế hay Ủy ban Nhân quyền LHQ ra sao.
Suy nghĩ và thao thức của ông Lê Hiếu Đằng về thành lập một chính đảng không nằm ngoài CƯQTVCQDSCT mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia. Nó cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Câu hỏi đọng lại cho đến hết bài viết này: Theo cam kết khi gia nhập WTO, đến 31/12/2018 Việt Nam phải đoạn tuyệt với nền kinh tế phi thị trường, trong trường hợp không đáp ứng cam kết này thì hậu quả gì xảy ra và người Việt Nam phải làm gì để khắc phục hậu quả (nếu có)?
Rất mong các luật sư, luật gia và những ai am hiểu về luật lệ quốc tế hãy vạch rõ tất cả và đề ra những biện pháp khả thi để cứu quê hương trong cơn nguy khốn. Xin đừng để như tình trạng CƯQTVCQDSCT như một nỗi hổ thẹn của thói trí trá, gian manh mà ĐCSVN đã gây ra để người Việt Nam chúng ta gánh chịu hậu quả về nỗi nhục quốc thể trước toàn thế giới.

Nguyễn Ngọc Già

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/an-illegal-cpv-08242013132306.html
_________________


http://xuandienhannom.blogspot.nl/2013/08/ha-huy-son-long-truoc-ngay-phien-toa.html[1]

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT13121137141[2]

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/08/130817_vuminhgiang_on_new_party.shtml[3]

http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11:cong-c-quc-t-v-cac-quyn-dan-s-chinh-tr-1966&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Itemid=20[4]
Ghi chú:
1/ Hiện nay một số quốc gia đã ký Công ước nhưng không thông qua
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (05 tháng 10, 1998).
- Comoros (25 tháng 11, 2008)
- Cuba (28 tháng 02, 2008)
- Nauru (12 tháng 11, 2001)
- São Tomé và Príncipe (31 tháng 10, 1995)
2/ Một số quốc gia khác không ký cũng không thông qua như: Malaysia, Myanmar, Ả Rập Saudi, Brunei v.v...
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_v%E1%BB%81_c%C3%A1c_Quy%E1%BB%81n_D%C3%A2n_s%E1%BB%B1_v%C3%A0_Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B

MẶC LÂM * GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG

 

Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch

Mặc Lâm - RFA
2013-08-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
tulucvandoan-writers
Xuân Diệu-Thế Lữ-Nhất Linh-Khái Hưng
Willipedia photo
Duy Lam tên thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là con ông Nguyễn Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ ông là em gái của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997 tại Hoa Kỳ. Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm 1958.  Lúc đó ông mới 19 tuổi.
Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống.  Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ Duy Lam trong lần triển lãm này và ông cho phép được hỏi đôi điều có liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu ruột thân thiết của ông.

Binh bộ Thượng Thơ

Nói về cuốn hổi ký mà mẹ ông, bà Nguyễn Thị Thế, viết về gia đình Nguyễn Tường ông cho biết:
Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một dòng giõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long
Nhà văn, hoạ sĩ Duy Lam
" Ông Nhất Linh bác tôi vì mẹ tôi là em ruột của ông có viết cuốn Hồi ký của gia đình Nguyễn Tường-Nhất Linh-Hoàng Đạo -Thạch Lam. Tôi đã tái bản đến ba lần. Mẹ tôi viết sau khi ông mấtvà đó là điều đáng tiếc. Chắc ông rất thú vị vì em gái của mình mà ông rất quý cũng đã viết hồi ký. Cuốn hồi ký được nhắc nhiều nhất trong văn học. Nhắc đi nhắc lại, trích trong văn chương Việt Nam.
duylam
Nhà văn-Hoạ sĩ Duy Lam - connectionnewspaper.com photo
Khi quyển hồi ký ra đời vào năm 1968 ở Sài Gòn thì nó đã làm cho tất cả các sách giáo khoa phải thay đổi vì cái gọi là gốc gác của họ Nguyễn Tường là ở Cẩm Phô, Quảng Nam. Trước đó không ai hề hay biết. Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một giòng dõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long. Chữ Tường là bởi vua Gia Long đi đến chân núi Phước Tường, Hội An thì hỏi mọi người núi này là núi gì, ông trả lời “Thưa Chúa đây là núi Phước Tường”. Vua Gia Long nói với ông Nguyễn Tường Vân đi bên cạnh là hầu cận rất thân “Phước là họ ta nhưng Tường thì ta ban cho nhà ngươi”. Từ đó trở đi thì mới là họ Nguyễn Tường, trước thì chỉ Nguyễn không thôi.
Cụ Nguyễn Tường Vân có làm Đại sứ cho vua Gia Long sang nước Trung hoa thời nhà Thanh. Ở nhà tôi có một bức hình chụp cụ Nguyễn Tường Vân do nhà Thanh vẽ tôi có triển lãm trong các ngày lễ văn hóa ở các trường trung học ở Đà Nẵng năm 1971. Bức hình đã lâu đời hết sức nhưng màu vẫn còn đẹp nguyên."
- Thưa nhà văn Duy Lam, chúng tôi rất muốn biết điều gì đã xảy ra sau khi nhà văn Nguyễn Tường Tam vào Sài Gòn và thu nhận thêm một vài thành viên nữa cho Tự Lực Văn Đoàn, mặc dù lúc ấy sức thu hút của Văn đòan này không còn mạnh mẽ như trước nữa?
- Về chuyện ông bác tôi thì tôi có giải thích một lần trong báo Người Việt tại sao ông Nhất Linh lại làm cái gọi là Tự Lực Văn Đoàn mà thêm giễu đùa là “nối dài”. Vào năm 1953 ông có làm chúc thư văn nghệ và đưa tôi và Nguyễn Thị Vinh và anh Tường Hùng Tự Lực Văn Đoàn lớp sau. Những người trong lớp văn học cũng có thể trả lời tại sao ông lại làm Tự Lực Văn Đoàn lớp hai. Lớp hai chứ không phải là thế hệ hai vì Vinh là người cùng thời với ông ấy và là đồng chí của ông nữa. Phía ở Hà Nội vào lúc hoạt động chính trị, ông Trương Bảo Sơn chồng bà là một đồng chí của ông Nhất Linh.

Điên? - Mưu kế chính trị!

- Còn câu hỏi về sự tự vẫn của Nhất Linh tuy đã được bàn rất nhiều trên báo chí nhưng đâu đó vẫn còn những câu hỏi cho rằng Nhất Linh có vấn đề tâm thần dẫn tới cái chết của ông ấy…
- Đến bây giờ mọi người vẫn không chịu tìm hiểu gốc gác các câu chuyện tại sao, động cơ nào đã khiến ông Nhất Linh tự vẫn. Tôi làm việc với ông Nhất Linh nhiều nhất, khi tôi bắt đầu viết truyện theo sự huấn luyện và kèm của ông thì tập “Chồng con tôi ra đời và do ông chọn. Ông sửa một truyện của tôi đến 4,5 lần nhưng tôi chu được sự kỷ luật đó. Vì thế tôi mới được coi là người có lối văn Dostoyesky đầu tiên ở trong văn chương Việt Nam, như ông Nguyễn Văn Trung có nói đến chuyện đó.
Lúc viết truyện ngắn tôi còn đương đi học ở Chu Văn An, lớp đệ tứ mới 19 tuổi. Ông Nhất Linh vô Sài Gòn trước năm 1952. Ông ấy gởi cho tôi, bà Vinh và anh Hùng mỗi người một tờ giấy viết tay cho chúng tôi vào Tự Lực Văn Đoàn làm tôi hết sức ngạc nhiên vì tôi chỉ mới là cậu bé 19 tuổi. 
nhatlinh
Văn hào Nhất Linh - ảnh tặng ông Lê Văn Kiểm
Tiện đây tôi cho anh biết rằng lý do tại sao ông ấy lại làm ra vẻ điên như vậy vì ông ấy nói với tôi


vào thời tôi đến chơi ở Đà Lạt với ông: “ Đời bác lắm khi phải giả vờ  để tránh sự chú ý của Pháp. Có một lần bác phải giả điên điên, dại dại một thời gian. Rồi sau này thì nói khỏi rồi”.
Trong cuốn sách của ông Tú Mỡ có nói đến đoạn đó. Đó chẳng qua là một mưu kế chính trị mà một người như ông phải làm thôi. Đó là lần thứ nhất. Lần thứ hai, lần này thì mẹ tôi có ghi trong cuốn hồi ký là năm 60, ông ở  nhà bà ngoại tôi là mẹ ông ở 58 Lý Thái Tổ (mà sau này tôi vô ở cùng) thì cảnh sát đứng rình chung quanh nhà. Như mẹ tôi nói” anh Tam lấy giấy tờ vất ra cửa sổ”, rồi nói năng lảm nhảm để giả vờ mình bị điên. Thế nhưng cái đó không phải là lần đầu tiên. Ngày trước bác đã giả vờ điên rồi. Cái đó có ghi trong sách nhưng không ai đọc sách cả. Trong cuốn hồi ký của mẹ tôi đã in đến lần thứ ba. Mẹ tôi còn khôi hài “giá bác vất tiền ra thì mẹ đến mẹ nhặt”. Hai lần giả vờ điên thế nhưng người ta cứ bảo ông Nhất Linh tự tử chống Ngô Đình Diệm là vì ông điên. Tôi sợ họ không đọc sách cho kỹ nên họ mới là người điên.

Đứt đôi - Gây dựng lại

- Quay trở lại Tự Lực Văn Đoàn, ông có thề cho biết thêm tâm sự của Nhất Linh về đứa con tinh thần này như thế nào…ông ấy có tha thiết với nó hay chỉ là một phuơng tiện để hoạt động cách mạng? Nhất là sau khi những cây bút chính rớt lại miền Bắc?
Lúc nào cũng tiến tới, lúc nào cũng làm một cái gì mới. Đời không khuất phục được. Chính trị độc tài không khuất phục được. Cộng sản không khuất phục đươc. Thế mới là ông Nhất Linh.
Duy Lam nói về người bác của ông
- Cuộc chiến tranh ý thức hệ đã làm đứt đôi Tự Lực Văn Đoàn. Ông Nhất Linh than thở với tôi: “Bây giờ bác vào đây có mỗi mình bác. Xuân Diệu, Tú Mỡ, Thế Lữ... ở ngoài đó đi theo cộng sản”. Mới đây anh Nguyễn Hưng Quốc mới đây diễn thuyết ở Người Việt cũng còn nhắc những người đều đi theo cộng sản hết. Ông Tú Mỡ được giải thưởng của Hồ Chí Minh về thơ trào phúng chống Pháp. Ông Thế Lữ là chủ tịch hội kịch nói. Ông Xuân Diệu là công thần của chế độ. Ba người đó là cộng sản bị đảng áp lực đã nhiều lần tố ông Nhất Linh là phản động và phủ nhận Tự Lực Văn Đoàn. Họ phải làm vậy thôi nếu không thì họ không thể nào sống nỗi với công sản.

Như thế theo nguyên tắc họ không còn trong Tự Lực Văn Đoàn vì họ tự ý đả kích ông giám đốc của đoàn và tự ý rút ra. Những người Quốc gia ở Việt nam thời đó và những người Việt nam ở hải ngoại bây giờ  tự hỏi mình có thể chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn có 3 người cộng sản không? Chỉ còn có mỗi ông Nhất Linh, ông Hoàng Đạo mất ở hải ngoại, ông Thạch Lam mất sớm. Ông Khái Hưng thì bị cộng sản giết Cửa Gà cùng với anh của ông Nhất Linh là ông Nguyễn Tường Cẩm, chuyện đó là lịch sử rồi. Thế thì mình có chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn có ba người cộng sản không?
Ông Nhất Linh nhiều lần nói chuyện với tôi nhà Hàng Bè. Vào Sài Gòn thì ông gởi cho chúng tôi chúc thư văn nghệ năm 1952. Ông hay than thở với tôi là “Cái công lớn nhất của đời bác là làm Tự Lực Văn Đoàn nhưng bây giờ vì chính trị, anh em tan nát ra cả. Không biết họ có vào được miền Nam không”.
Dĩ nhiên ông ấy có nhiều lần khóc, khó lòng mà không khóc được. Những ngày tết nhất nhớ lại Tự Lực Văn Đoàn ngày xưa của ông, nhớ lại những người đã chết, ông Tường Cm bị cộng sản bắt đi trước mặt tôi và bị giết chết. Vì những nỗi buồn đó mà ông ấy có nói với tôi “vì thế mà bác mới làm Tự Lực Văn Đoàn để đưa những tay bút mới” như một bài thơ có nói “Tự Lực Văn Đoàn rồi phải trồi lên”. Phải phục hưng tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn nếu không chúng ta sẽ bị những người cộng sản chiếm đa số.

the-lu
Nhà văn-Nhà thơ Thế Lữ - vanlangseatle.com photo
Vinh quang và bi kịch
- Số phận của gia đình Nguyễn Tường hầu như gắn liền với một giai đoạn lịch sử …Là thành viên trong gia đình này nhà văn có cảm tưởng ra sao khi có nguời so sánh với gia đình Kennedy của Mỹ, cũng vinh quang nhưng đầy bi kịch…
- Gia đình tôi cũng giống như gia đình Kennedy ở bên Mỹ này, những thành viên trong gia đình đều làm chuyện công ích và chính trị. Họ Nguyễn Tường ở trong nước Việt Nam nhỏ bé cũng liên hệ đến chính trị cùng với các đồng chí. Ông Tường Cm thì bị cộng sản giết, ông Nhất Linh sau chết cũng vì chính trị. Ông Hoàng Đạo bị lưu vong mà phải chết sớm, cũng là vì chính trị. Cho nên có thể nói cái ảnh hưởng sâu rộng  đến gia đình Nguyễn Tường và ảnh hưởng luôn đến Tự Lực Văn Đoàn. Làm đứt đôi Tự Lục Văn Đoàn luôn. Ông Nhất Linh ở vị trí của ông-người sáng lập ra đoàn, phải cố gắng phục hồi tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn bằng đủ mọi cách. Đó là tinh thần của ông Nhất Linh, lúc nào cũng tiến tới, lúc nào cũng làm một cái gì mới. Đời không khuất phục được. Chính trị độc tài không khuất phục được. Cộng sản không khuất phục đươc. Thế mới là ông Nhất Linh chứ mà lùi và xóa bỏ đi Tự Lực Văn Đoàn thì  chuyện đó là chuyện tư nhiên, không ai nói gì được. Tinh thần ông ấy là như vậy, tôi biết bác tôi. Ông ấy bảo tôi “ cháu phải cố gắng”.
- Xin cám ơn nhà văn, họa sĩ Duy Lam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-with-the-youngest-member-of-tu-luc-van-doan-08242013103530.html

Friday, August 23, 2013

XÃ HỘI & CON NGƯỜI VIỆT NAM

 

Thế hệ trẻ Việt Nam dưới cái nhìn một học giả Mỹ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8862100-305.jpg
Giới trẻ Việt Nam cùng uống cà phê và kết nối internet qua iPad tại một quán cà phê ở Hà Nội hôm 16/8/2013
AFP photo
TS Jonathan Daniel London, hiện giảng dạy tại Đại học Thành thị Hongkong, là người từng làm việc và nghiên cứu tại Hà Nội trong nhiều chục năm và ông có cái nhìn rất khách quan về các khía cạnh kinh tế, xã hội chính trị của Việt Nam.
Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông nhằm ghi nhận ý kiến một chuyên gia về hoạt động của giới trẻ trong bối cảnh hết sức phức tạp hiện nay.
Mặc Lâm: Là người hiểu biết sâu sắc về tình hình chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam, ông nhận xét thế nào về giới trẻ Việt Nam hôm nay?
TS Jonathan: Vâng tôi thấy rằng hiện nay là con đường bất thường ở Việt Nam vì sau một thời gian khá lâu những nỗ lực để Việt Nam có một quá trình khai thác những cơ chế chính trị xã hội sâu sát do đảng đề ra. Trứơc đây giới trẻ Việt Nam không xác định được những cơ hội chính trị. Bây giờ rất khác so với thời điểm trước, giới trẻ Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt Nam đang thay đổi, họ không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt với nó.
Bây giờ rất khác so với thời điểm trước, giới trẻ Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt Nam đang thay đổi, họ không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt với nó.
- TS Jonathan
Mặc Lâm: Sự đàn áp tiếng nói kể cả những suy nghĩ của họ từ phía chính quyền phải chăng làm cho đa số người trẻ sợ hãi dẫn tới tình trạng tập trung từng nhóm nhỏ, manh múm và rất rời rạc như hiện nay?
TS Jonathan: Tôi cũng phải khẳng định rằng bộ máy đàn áp của Việt Nam vẫn còn các hành động nguy hiểm hơn. Vấn đề đặt ra là phản ứng của lớp trẻ Việt Nam là như thế nào? Các bạn trẻ Việt Nam vẫn phải rất cẩn thận vì nhà nước đang có bộ máy rất mạnh. Tuy nhiên so với trước kia thì họ tự tin một cách rõ nét hơn. Bây giờ còn quá sớm để đánh giá  chính quyền Việt Nam, đặc biệt  là phái bảo thủ nhằm phá hoại những nỗ lực của giới trẻ Việt Nam.
Liệu giới trẻ Việt Nam làm có hiệu quả hay không thì tôi nghĩ là quá sớm. Đồng thời tôi cũng nghĩ là lần này giới trẻ Việt Nam không còn ngại như trước kia mà họ sẽ phấn đấu. Hãy xem trong thời điểm hệ trọng của đất nước Việt Nam họ có thể thực hiện được một bứt phá làm cho sự phát triển của Việt Nam cải thiện một cách tốt hơn hay không.
Mâu thuẫn
000_Hkg702558-250.jpg
Internet với giới trẻ VN vào năm 2007. AFP photo
Mặc Lâm: Công an đang áp dụng kế hoạch dùng côn đồ để tấn công người dân đối với bất cứ nhóm chống đối nào không riêng gì blogger hay thanh niên trẻ, theo TS thì đại sứ các nước, nhất là Hoa Kỳ có biết hành động này hay không? Nếu biết tại sao họ vẫn im lặng? Hay họ cần bằng chứng rõ ràng và đáng tin hơn nữa?
TS Jonathan: Vâng, hiện nay đường lối của Việt Nam thì Mỹ chưa rõ lắm. Một điều thú vị là những hành động của chính quyền hiện nay ở Việt Nam một tháng sau cuộc gặp của Trương Tấn Sang và Barack Obama tại Nhà Trắng khiến tôi hơi bất ngờ một chút về những hành vi của Việt Nam lần này. Thế nhưng tôi cũng nghĩ quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Mỹ trong một thời điểm hết sức nhạy cảm và phức tạp.
Rõ ràng cách đây mấy tuần đã có một số tiến bộ trong mối quan hệ của hai nước nhưng tình hình chính trị trong nội bộ của chính quyền Việt Nam thì lại quá phức tạp, không thống nhất. Do vậy chính sách của Việt Nam có những xu hướng không đồng đều. Ở bên này thì họ cố gắng cải thiện nhân quyền chẳng hạn, nhưng ở bên kia thì họ làm khác như đàn áp,  đánh đập, đe dọa....Đặc  trưng rất rõ đó là cách cai trị ở Việt Nam không thống nhất. Thế nhưng chưa có phản ứng rõ rệt của phía Mỹ có thể chính vì phía Việt Nam còn quá phức tạp.
Tôi hy vọng những ngày tới chính quyền Mỹ sẽ thể hiện sự cân đối đối với những vụ trấn áp đã xảy ra và đặc biệt là những gì đang xảy ra ở Hà Nội hiện nay đối với giới trẻ. Tôi nghĩ là họ biết nhưng chưa phản ứng. Có thể là họ chưa rõ lý do. Tóm lại là chỉ còn trong một vài ngày, vào tuần tới bên Mỹ sẽ có phản ứng rõ đối với những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay.
Rõ ràng cách đây mấy tuần đã có một số tiến bộ trong mối quan hệ của hai nước nhưng tình hình chính trị trong nội bộ của chính quyền Việt Nam thì lại quá phức tạp, không thống nhất.
- TS Jonathan
Quan trọng nhất là hai bên Mỹ Việt có thể nói chuyện một cách rõ ràng để xem có phù hợp với mối quan hệ sâu hơn hay không; Nếu không thì Việt Nam sẽ vuột mất một cơ hội để tiến bộ hơn trong mối quan hệ song phương với Mỹ. Hạ viện và giới chính trị của Mỹ chẳng có ai muốn có quan hệ với Việt Nam với những hành vi như vậy vì nó không phù hợp với một nước văn minh đâu.
Mặc Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam xem chừng không còn biết Phan Chu Trinh là ai vì đã sống quá lâu trong chiếc lồng sắt chủ nghĩa xã hội. Theo ông muốn vực lại ý thức trách nhiệm của họ thì cần phải làm gì?
TS Jonathan: Một xu hướng rất tốt ở Việt Nam hiện nay nói chung là tuổi trẻ dễ tiếp cận với những thông tin nhờ vào internet cộng thêm một mặt khác trực tiếp từ những tờ báo của Việt Nam. Thông tin trên mạng của các cơ quan nhà nước Việt nam với những vấn đề cơ bản nhưng họ cũng thấy được sự khác biệt với những điều họ phải học trong quá trình lớn lên ở Việt Nam. Tốt nhất là giới trẻ ở Việt Nam nên tiếp tục tìm hiểu thông tin đa dạng của các khía cạnh các nước trên thế giới chứ không phụ thuộc vào thông tin một chiều của nhà nước Việt Nam.
Nói như vậy không có ý là phá hoại  nhà nước Việt Nam hay nhà nước Việt Nam là hoàn toàn xấu, không phải như thế đâu. Tôi muốn nói là Việt Nam muốn có một tương lai tốt đẹp hơn hiện nay thì giới trẻ phải có một ý thức mới, không phải là biết suy nghĩ như thế nào, suy nghĩ về cái gì mà là phải biết cách suy nghĩ, biết cách tìm hiểu và tiếp sức thêm những thông tin từ các nước khác. Tôi nghĩ nếu được thì thuê chuyên gia vì dân Việt Nam rất nhiệt tình và rất sáng tạo. Họ có thêm thông tin và ý thức của họ sẽ phát triển mạnh nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/young-gener-under-opi-amer-prof-ml-08232013114700.html

 

Những nghịch lý của nhà cầm quyền

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-08-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Del6229696-305.jpg
Anh Lê Quốc Quyết (trái), em trai của Luật sư Lê Quốc Quân tại một nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ngày 07 tháng bảy năm 2013.
AFP photo


Ngay sau khi 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được tòa phúc thẩm cho giảm phân nửa án sơ thẩm, thì những người có tâm huyết với quê hương, dân tộc như doanh nhân Lê Quốc Quyết, LS Nguyễn Bắc Truyển, chị Bùi Minh Hằng, chị Trần Thị Nga, nhà báo Trương Minh Đức…bị côn đồ, công an hành hung, giữa lúc công an cấm người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh. Những nghịch lý đó nói lên điều gì ?
Doanh nhân Lê Quốc Quyết, em của LS Lê Quốc Quân đang tù tội, cho biết:
Dạ, thứ nhất là mình không lường được cách hành xử của chế độ độc tài. Tức là nó phi logic lắm. Mình rất khó nói về các diễn biến, bởi vì nó đã có vấn đề rồi, thì nó luôn luôn xảy ra những vấn đề mà mình không lường được. Cho nên, chuyện Nguyễn Phương Uyên được thả thì hết sức vui mừng.
Ban đầu, tôi cảm nhận đây là một tín hiệu tốt cho cái chung, là tiền lệ rất tốt. Tức là lần đầu tiên, một cô bé yêu nước một cách trong sáng, quyết tâm bảo vệ chính kiến của mình cho đến cùng nhưng lại được án treo và được thả ngay tại tòa, thì đây là một tín hiệu rất vui mừng. Cộng với việc xung quanh phiên tòa, lúc đầu người ta bố ráp, bắt bớ, nhưng sau đó họ để cho đi diễu hành như thời cụ Phan bội Châu đòi trả tự do cho người yêu nước. Những người ủng hộ Uyên-Kha diễu hành khắp chợ Tân An như thế thì thấy tưởng như dân chủ bắt đầu lan tỏa khắp nước VN rồi.
Những viên công an mật vụ họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”, có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.
- Anh Lê Quốc Quyết
Tuy nhiên, qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm quyền và công an cho tới giờ cộng với việc những người có được dư luận quốc tế tốt như anh Điếu Cày, anh Lê Quốc Quân cũng chưa có tín hiệu gì tốt lành trong khi người thân bị đàn áp, rồi bao nhiêu bạn bè thân hữu khác tiếp tục bị đàn áp, thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.
Một mặt, những người chủ trương thân phương Tây có những động thái nhằm xoa dịu hình ảnh VN trên trường quốc tế bằng việc xử những án nhẹ đối với người yêu nước, thì ngược lại, những phe khác cố phá mối quan hệ đó bằng cách cho đánh phá, bắt bớ, gây gổ với nhiều người, ảnh hưởng đến hình ảnh của VN.
Thanh Quang: Như vậy thì người dân, nhất là những người có tâm huyết với đất nước, vận nước, quê hương, dân tộc phản ứng như thế nào?
Anh Lê Quốc Quyết: Có lẽ giới cầm quyền đã chọn cái cách là đẩy người dân đến bước đường cùng. Cá nhân chúng tôi là người rất ôn hòa. Đặc biệt khi đối mặt với nhân viên công lực thì tôi hết sức ôn hòa. Nhưng cảnh hành hung của công an, cái hung dữ của họ, họ thật sự là thú tính. Thực ra, những người chưa trải nghiệm này luôn luôn đặt câu hỏi, như sáng nay, những luật sư gọi điện cho tôi hỏi rằng liệu mình có làm cái gì nó không ? Có cái gì đó không mà nó tấn công như thế ? Nhưng đó là những người chưa thực sự trải nghiệm những hành động dã man của cơ quan công lực hoặc những viên mật vụ của VN.
Cá nhân chúng tôi gặp phải những hành động ấy diễn ra hàng ngày, và mình cố giữ hết sức ôn hòa, luôn luôn kêu gọi công an sắc phục can thiệp. Bởi vì những người đánh đập tôi thì tôi nhớ mặt, nhớ biển số xe, và tôi xác định rõ ràng đó là những người theo dõi tôi. Nhưng công an lại đứng thờ ơ. Cho nên, nỗi bức xúc sẽ đẩy người dân đến bước đường cùng, buộc họ phải đối đấu trực diện vì không còn cách nào khác.
Riêng cá nhân tôi, tuy thường xuyên bị tấn công, nhưng tôi thấy rất bình an, kể cả việc tôi có chết trước trụ sở công an TP Bà Rịa thì tôi thấy bình an thôi, vì mình thuộc lẽ phải nên không có gì e ngại cả. Và tôi hy vọng nhiều người dân sẽ cảm nhận được việc này. Và càng ngày họ càng dám dấn thân hơn.
Lá bùa "an ninh quốc gia"
000_Del6229699-250.jpg
Nghệ sĩ Violon Trí Hải trong một buổi cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân hôm 07/7/2013 tại Hà Nội. AFP photo
Thanh Quang: Trước khi trở lại điểm mà anh vừa nói, tức là sự tàn ác của công an hiện nay, thì hành động của công an khiến những người có tâm huyết với đất nước, cũng là nạn nhân của công an, phải phản ứng, chẳng hạn như ghi hình, quay phim về hành động sai trái, tàn ác của công an. Nhưng mới đây, cảnh sát giao thông lại cấm người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh – điều mà LS Trương Anh Tú thuộc Đòan LS TP Hà Nội cho là “trái luật”. Anh nhận xét như thế nào về văn bản của công an cấm người dân quay phim, chụp hình như vậy ?
Anh Lê Quốc Quyết: Tôi nghĩ nếu mình đứng ở góc độ của kẻ cầm quyền, đặc biệt những kẻ cầm quyền độc tài họăc những nhóm quyền lợi, thì những văn bản đó, đương nhiên nó sẽ ra, mà thậm chí còn ra những văn bản hà khắc hơn nữa. Bởi vì xu hướng độc tài, xu hướng họ bảo vệ quyền lợi cho chính họ - tức xu hướng họ sử dụng pháp luật như công cụ để bảo vệ họ, bảo vệ nhóm quyền lợi và chế đố độc tài. Cho nên việc họ ra văn bản ấy thì tôi không ngạc nhiên.
Nhưng tôi chỉ ngạc nhiên về chuyện họ muốn quan hệ hợp tác với nước phương Tây, hợp tác một cách tòan diện, mà họ lại tiếp tục hành vi ngăn cấm dư luận cũng như ra những quyết định, nghị định kỳ quặc như thế thì thấy trái ngược với chủ trương như họ tuyên bố. Tức hành động của họ trái ngược với tuyên bố của họ.
Thanh Quang: Trở lại hành động công an, thưa anh Lê Quốc Quyết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lần đã nói về xã hội đen và công an rằng họ tuy hai mà là một. Và trong tình hình người dân tiếp tục là nạn nhân ngày càng đáng ngại của công an, thì nhạc sĩ Tô Hải có báo động rằng người dân vào đồn công an còn là người sống nhưng khi ra khỏi đồn công an trở thành người chết. Anh nhận xét vấn đề này, nói chung, như thế nào ?
Anh Lê Quốc Quyết: Thứ nhất, về nhận xét của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, tôi nghĩ, cho đến bây giờ, đầu tiên là ngành ngọai tuyến, tức những viên công an mật vụ, họ cố tình làm sai trong khi nhà nước này cho nó có quyền lực dường như vô biên vì cái gọi là “an ninh quốc gia”, có khả năng xuyên phá các ngành nghề khác.
Qua chuỗi dài sự đàn áp cùng cách hành xử của giới cầm quyền và công an cho tới giờ thì tôi thấy, có thể, trong bộ máy cai trị có vấn đề: Người làm thì ít mà người phá thì nhiều.
- Anh Lê Quốc Quyết
Họ lợi dụng cái cớ “an ninh quốc gia”. Những nhân viên công lực ấy có cái thẻ mà tôi thấy mỗi lần họ bám theo chúng tôi, chẳng hạn như tôi đang đi bằng xe hơi, nó đi xe Honda, khi xuống tầng hầm cấm xe Honda, họ đưa thẻ thì đi qua hết. Họ bám theo chúng tôi xuyên suốt dù có tới tận rừng cao su ở Tây Ninh đi chăng nữa, thì họ vẫn đưa cái thẻ đấy, và tất cả ban ngành đều phải theo lời nó. Họ chỉ dẫn thế nào thì phải làm theo thế đấy. Cho nên nhà cầm quyền cho họ một quyền lực quá sức, dẫn đến việc lạm quyền. Họ lạm quyền lại lôi các ngành nghề khác vào nữa.
Trường hợp như thế, như Thiền Sư Nhất Hạnh đã nói, thì rõ ràng là công an và côn đồ là một. Đặc biệt là lực lượng ngoại tuyến, là lực lượng đã từng đánh đập chúng tôi cũng như những người bạn của chúng tôi. Thì chính họ là côn đồ chứ không phải họ sử dụng côn đồ nữa. Và tôi nhớ mặt họ. Hành vi của họ là côn đồ.
Còn việc bác Tô Hải nói người dân vào đồn công an là người sống mà ra đồn công an là người chết thì thực ra có nhiều trường hợp. Đó là vào đồn công an còn sống, ra đồn công an là chết: chết về mặt thể xác cũng như tâm hồn. Có những người ra khỏi đồn công an, thể xác còn sống nhưng tâm hồn họ bị hỏang lọan hoặc bị tha hóa. Kể cả trong trại giam cũng thế, vào thời điểm này. Nhưng tôi nghĩ nếu trại giam của thời Chí Phèo tha hóa con người thế nào thì xã hội ở thời buổi này, trại giam thời buổi này cũng tha hóa những người tù thường phạm còn thậm tệ gấp 10 lần so với thời Chí Phèo của Nam Cao nữa.
Như vậy rõ ràng là họ chết cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng đối với cá nhân chúng tôi hoặc những anh em đấu tranh có lý tưởng, thì thực ra, tâm hồn chúng tôi vẫn bình an, và chúng tôi vẫn sống mãnh liệt - càng mãnh liệt hơn.
Thanh Quang: Xin cám ơn anh Lê Quốc Quyết.
 

Hậu quả của “Tư duy ngược”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg4467982-305.jpg
Một đại biểu với lá phiếu trên tay trong ngày Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản VN tại Hà Nội, 17/1/2011
AFP photo


Ông Lê Phú Khải, tuy là một phóng viên kỳ cựu của Đài truyền hình Trung Ương nhưng không bao giờ gia nhập Đảng Cộng sản mặc dù cả gia đình ông hầu hết là Đảng viên thâm niên. Lý do nào dẫn đến việc từ chối gia nhập Đảng của ông Lê Phú Khải được Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua bài phỏng vấn sau đây:
Mặc Lâm: Như chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của Đài Truyền hình Trung ương Việt Nam và xuất thân từ một gia đình hầu hết là Đảng viên Đảng Cộng sản nhưng chỉ có ông là không gia nhập Đảng. Xin được hỏi ông lý do nào ông chọn thái độ đứng ngoài Đảng thưa ông?
Ô. Lê Phú Khải: Là vì tôi đọc sách triết học rất nhiều, tôi thấy một xã hội có đối thoại thì mới tiến bộ được. Nếu độc thoại thì không thể nào khá được. Chính vì vậy nhận thấy mình không hợp với một xã hội độc thoại, một Đảng độc thoại như thế.
Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược!
- Ô. Lê Phú Khải
Đường lối của Đảng phải do đảng viên góp ý thì nó mới thành đường lối. Đàng này đảng viên phải nghe ý kiến nghị quyết của trên xuống và phải chấp hành thì quá phi lý. Đó là tư duy ngược! Ví dụ như báo Nhân dân nói “đưa nghị quyết đảng vào cuộc sống” như vậy là nghị quyết đảng từ trên trời rơi xuống à? Phải nói là đưa cuộc sống vào nghị quyết đảng mới đúng, để từ đó mới trở thành nghị quyết của Đảng. Đó chính là “Nhận thức luận”  của Lenin đấy. “Từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tuợng”.
Tôi có anh bạn ở Cà Mau ra Bắc tập kết sau này anh ấy làm chức cũng lớn. Một lần anh ấy về quê anh ấy bảo: “má ơi nhà mình xa quá”. Bà má nổi đóa bả chửi: “chỉ có mày đi xa chứ nhà mình đâu có xa!” như vậy là tư duy ngược rồi còn gì nữa?
Mặc Lâm: Thưa ông, tuy nhiên có một nghịch lý là từ đó đến nay đã gần 70 năm, số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tăng không ngừng, cho đến nay đã có hơn ba triệu Đảng viên so với ngày đầu là 5.000 người. Câu hỏi đặt ra là tại sao số luợng cứ tăng mặc dù sai lầm vẫn rõ ràng như vậy?
Ô. Lê Phú Khải: Chính vì nó tăng như thế cho nên nó mới sai lầm! Bởi vì người ta cần chất lượng chứ không ai cần số lượng. Anh càng tăng bao nhiêu thì chứng tỏ cái chất lượng của anh bấy nhiêu. Số lượng không nói lên điều gì cả khi ngày xưa chỉ có 5.000 đảng viên nguời ta vẫn làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám. Bây giờ kết nạp cả học sinh, sinh viên vào Đảng nữa. Đảng lãnh đạo tuyệt đối thế thì học sinh lãnh đạo thầy à? Nó phi lý ở chỗ đó.
LPK-250.jpg
Ông Lê Phú Khải
Như trong bài viết của anh Lê Hiếu Đằng tôi thấy anh ấy viết rất đúng. Trong trường phổ thông cũng kết nạp học sinh vào đảng, thế thì cái thằng học sinh trong lớp nó còn coi thầy ra cái gì nữa? Vì nó là Đảng cơ mà! còn thầy là nguời ngoài đảng thì làm sao thầy dạy được? như thế có phải là tư duy ngược hay không?
Tôi không phải là đảng viên cũng không phải là nguời cách mạng nhưng tôi là nguời tư duy, và tôi thấy như thế là tư duy ngược cho nên dứt khoát tôi không vào Đảng. Tôi không thể chấp nhận cái tư duy ngược như vậy.
Mặc Lâm: Chúng tôi được biết ông là một phóng viên kỳ cựu của đài Truyền hình Trung Ương và từng có dịp gặp gỡ các nhân vật cao cấp trong chính phủ trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông từng nói Thủ tướng Đồng là người có thái độ “kiêu ngạo cộng sản”. Theo ông thì đây là bản tính cá nhân hay nảy sinh từ hệ thống Đảng Cộng sản khiến cho Đảng viên thâm nhiễm cá tính này?
Ô. Lê Phú Khải: Không phải riêng ông Đồng đâu, rất nhiều người có chức có quyền như vậy. Do họ không đối thoại mà chỉ độc thoại nên họ rất chủ quan. Họ chỉ cho ý kiến của mình là đúng mà thôi.
Tôi nhớ ngày xưa khi ông nội tôi làm thư ký cho Toàn quyền Đông Duơng thì ông nội tôi kể khi đi đâu thì Toàn quyền cũng mang theo kỹ sư hay các nhà chuyên môn để nghiên cứu việc trồng cây gì nuôi con gì… Toàn quyền Đông Dương không có “quyết”. Chính anh kỹ sư phải xem phải suy nghĩ để “quyết” sau đó có biên bản đàng hoàng. Anh quyết, anh tham mưu sau này có chuyện gì tôi lôi cổ anh ra, như thế mới là khoa học.
Đây là cơ may cho ĐCS vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết trong những vấn đề của đất nước, góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước.
- Ô. Lê Phú Khải
Còn bây giờ, một ông lớn xuống. Cây gì ổng thích thì bảo trồng cây đó và không ai được cãi cả. Nay trồng cây này, mai trồng cây kia mà không thăm hỏi gì cả thì chết dân!
Không thể nào tư duy xuôi chiều được mà phải tư duy nhiều chiều và có đối thoại thì mới tìm ra chân lý. Điều đó là quá rõ ràng, là ABC về triết học.
Tôi là một công dân, tôi sống trong chế độ Đảng cầm quyền thì tôi phải chấp nhận vì trước hết tôi phải sống đã. Tuy nhiên tôi không vào Đảng vì lý do đó.
Mặc Lâm: Trước tình cảnh mà ông gọi là tư duy ngược ấy thì đề nghị của ông Lê Hiếu Đằng như ông đã biết là thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam phải chăng là cơ hội để Đảng Cộng sản có dịp tự thay đổi tư duy của mình qua phản biện của Đảng kia hay không?
Ô. Lê Phú Khải: Tôi thấy là quá đúng rồi chứ gì nữa? Đây là cơ may cho Đảng Cộng sản vì bây giờ có những người ôn hòa, nhiệt huyết, tâm huyết… rất nhiệt huyết trong những vấn đề của đất nước thì người ta góp ý với Đảng để cùng với Đảng đối lập về tư duy để có đường lối đúng xây dựng đất nước. Đây là cơ may của Đảng Cộng sản.
Những người này đều có “lý lịch” cùng chung với Đảng Cộng sản và đó là những người yêu nước chân thành. Họ chủ truơng ôn hòa từ trước tới giờ và rất đứng đắn.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cảm ơn ông.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conseq-fr-wrong-direct-think-ml-08222013121943.html



Wednesday, August 21, 2013

NGUYỄN THIÊN-THỤ * PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN

 

PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN

I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TẠI ĐÀI LOAN
 
Trung Hoa Dân Quốc (chữ Hán chính thể: 中華民國; chữ Hán giản thể: 中华民国; bính âm Hán ngữ: Zhōnghuá Mínguó; bính âm thông dụng: Jhonghuá Mínguó; Wade-Giles: Chung-hua Min-kuo) là một quốc gia thuộc Đông Á. Lãnh thổ của nó đã từng bao trùm toàn cõi Trung Quốc, sau lệnh ngưng bắn tạm thời trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, vào năm 1949 phe cộng sản đã nắm quyền kiểm soát Trung Hoa đại lục, hiện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) chỉ quản lý các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim MônMã Tổ. Kể từ cuối thập niên 1990, Trung Hoa Dân Quốc thường được gọi là "Đài Loan" (台灣), và kể từ cuối thập niên 1970 tên "Trung Quốc" đã được sử dụng nhiều hơn để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục Trung Quốc. Vì những lý do chính trị, Trung Hoa Dân Quốc đôi khi còn được các tổ chức quốc tế gọi là "Trung Hoa Đài Bắc" (中華台北).
Trung Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912, thay thế nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, và kết thúc trên 2000 năm chế độ phong kiến. Do đó nó là nền cộng hòa tồn tại lâu đời nhất tại Đông Á. Trong lúc chế độ này cầm quyền tại Trung Hoa đại lục, Trung Quốc đã bị nhiều thế lực tranh giành quyền lực, bị Nhật Bản xâm chiếm, và cuối cùng lao vào một cuộc nội chiến. Cuộc nội chiến này tạm kết thúc năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát gần toàn bộ Trung Hoa đại lục trong khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc kiểm soát đảo Đài Loan và một số đảo khác. Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập một quốc gia mới, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh năm 1949. Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan tiếp tục cho rằng nó là chính phủ chính thống của toàn bộ Trung Quốc. Việc này đã được hầu hết các nước trên thế giới công nhận cho đến cuối thập niên 1970. Đài Bắc được chọn làm thủ đô lâm thời.

 Ven. Wei Chueh (Duy Giác)
Grandmaster.png
 Sau 1949, các tăng ni chạy qua Đài Loan, lập thành Giáo hội Phật giáo Trung Quốc,:中國佛教會).
Đạo Phật chiếm đa số dân số Đài Loan. Dân Đài Loan theo tôn giáo truyền thống là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.  Dân số Đài Loan có 23 triệu thì Phật giáo có 7-8 triệu. Họ thờ  Quan Âm và Di Lặc. Ở Đài Loan có 4 đại sư:
 -Nam ( Đại Thụ (Cao Hùng): Đại sư Tinh Vân ở Phật Quang sơn.
-Đông - Hoa Liên (花蓮)  ; Đại sư Chứng Nghiêm của Tổ chức Từ Tế Cơ Kim hội.
-Tây  -Nam Đầu  (南投).   : Đại sư Duy Giác (Wei Chueh - 惟覺-(1928- ) ở Trung Đài sơn.
-Bắc (Kim Sơn) Đài Loan: Đại sư Thánh Nghiêm ( Master Sheng-yen 聖嚴, tên thật là Trương Bảo Khang  Zhang Baokang, 張保康 (December 4, 1930 – February 3, 2009) tu ở Pháp  Cổ sơn (Dharma Drum Mountain 法鼓山).
 Chứng Nghiêm pháp sư
 Ngoài bốn đại sư trên, Đài Loan có nhiều đại sư nổi tiếng khác.
Trong thời kỳ Nhật bản đô hộ ( 1895-1945) , Nhật đã đưa Thiền Tông Nhật bản vào Đài Loan như Hoas Nghiêm tông. Thiên Thai tông, Chân Ngôn tông,  Tịnh Độ tông, Lâm Tế phái, Tào động phái,

Nhật Liên phái.


Tinh Vân Đại sư: 星雲大師 là người có một mạng lưới tư nhân gồm cả đài truyền thanh từ thập niên 1950, tổ chức Phật Quang sơn tự từ 1967. Một khuôn mặt nổi bật khác là tỳ khưu ni  Chứng Nghiêm Pháp sư (Cheng Yen, 證嚴法師 -1937). Năm 1966, bà lập  ra Tổ chức Từ Thiện  Từ Tế  慈濟 (the Buddhist Compassion Relief Tzu Chi Foundation). Từ Tế có nhiều bệnh viện ở Đài Loan và trên thế giới.
Gần đây,  Kim Cương thừa (Vajrayana) cũng phát triển tại Đài Loan. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sang thăm Đài Loan trong những năm 1997, 2001, và 2009.

II. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN
1. TRUNG ĐÀI THIỀN TỰ 中台禪寺 CHUNG TAI CHAN MONASTERY

Trung Đài Thiền tự là một ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi hoa sen bên ngoài Phố Lí Trấn, Đài Loan. Cấu trúc khổng lồ này mất 10 năm để hoàn thành và nổi tiếng bởi vì đó là một trung tâm quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, nghiên cứu và nghệ thuật Phật giáo.
Trung Đài Thiền Tự  được xây dựng bằng đá cẩm thạch và gỗ tếch đến từ 15 quốc gia.  Xây năm 1990 , hoàn thành năm  2001. Đây là một chùa cao nhất thế giới , do kiến trúc sư C. Y. Lee


trung dai thien tu.jpg


 

 

 


2. PHÂT QUANG SƠN  PHẬT ĐÀ KỶ NIỆM QUÁN (The Fo Guang Shan Buddha Memorial Center 佛光山佛陀紀念館 )

Chùa này ở núi Phât Quang là chùa của Phật hội Đài Loan rất lớn. Chánh điện có răng Phật . Xây năm 2008, và khai trương tháng 12-2011.


File:Fo Guang Shan.jpg

 Thiền viện
File:Buddha Memorial Center, Taiwan 02.jpg

Kỷ niệm quán

 File:Entry to Fo Guang Shan monastery.jpg
 Cổng chánh
Phật Quang Đại Phật - tượng Phật ngồi cao nhất thế giới, sừng sững trên Kỷ Niệm Quán Phật Đà
Pháp cổ trước Kỷ Niệm Quán Phật Đà
Phật Tổ trong tư thế nằm - hào quang rực rỡ tại phòng triển lãm
Quan Âm Thiên thủ trong điện Quan Âm - Kỷ Niệm Quán Phật Đà

  Tượng Di Lặc có thể nói "Cung hỉ" bằng tiếng Hoa và tiếng Anh

  3. CHÙA  PHÁP CỔ

File:Dharma drum mountainlogo.jpgTên  Pháp Cổ nghĩa là trống pháp-   (Dharma Drum Mountain (DDM) (Chinese: 法鼓山; pinyin: Fǎgǔ Shān; Pe̍h-ōe-jī: Hoat-kó͘-soaⁿ)  là một  trung tâm  văn hóa, giáo dục quốc tế thuộcThiền tông  do đại sư Thánh Nghiêm (Sheng Yen (聖嚴; Pinyin: Shèngyán), tục danh là Trương Bảo Khang (Zhang Baokang, 張保康 -December 4, 1930 – February 3, 2009).    Ông là một học giả, là vị thiền sư đời thứ 57 của Thiền tông thuộc phái Lâm Tế Nghĩa Huyền, và đệ tử đời thứ ba của Hư Vân hòa thượng.
Núi Pháp cổ là  cơ sở Phật giáo Đài Loan. Chùa Pháp cổ là một trong bốn chùa lớn ở Đài Loan , mà ba chùa khác là Từ Tế, Phật Quang, và Trung Đài Sơn.
  Chùa Pháp Cổ còn có tên là Tu viện Nông Thiền ( Nông Thiền nghĩa là tu thiền và làm nghề nông)
Nung Chan Monastery (meaning 'Farming Ch'an') là một tu viện ở  Bắc Đầu, Đài Bắc, Đài Loan, thành lập năm 1975 do đại sư Đông Sơ ( Ven. Dongchu ), là một nhà sư học giả, là học trò của  sư Thái Hư (Taixu - traditional Chinese: 太虛- 1890-1947 ) một nhà sư cải cách a  Phái này chủ trương vừa học thiền vừa canh tác để tự nuôi thân. Tư tưởng này bắt nguồn từ thế kỷ 8  chủ trương của sư  Bách Trượng Hoài Hải (Baizhang Huaihai (Chinese: 百丈懷海 ) mà khẩu hiệu của ngài là "Một ngày không làm, một ngày không ăn"(A day without work is a day without food.)
Đại sư Đông sơ mua  2.5 acres (10,000 m2) đất ở  Guandu Plain gần Đài Bắc vào cuối thập niên 1960s.  Sư có hai đệ tử cùng sư lao động trong vài năm , sư đã xây được căn nhà hai tầng. Tòa nhà này nay vẫn còn ở phía sau. Vài năm sau, sư đã xây dựng một căn nhà to lớn vào  bốn năm sau, nghĩa là sau 1975. Sư đã xây dựng ở đây trung tâm văn hóa Phật giáo và cơ quan từ thiện.
Sư viên tịch năm 1978. Sư muốn đệ tử của sư kế nghiệp là Thánh Nghiêm (Sheng Yen (聖嚴; Pinyin: Shèngyán, Zhang Baokang, 張保康) làm trụ trì chùa này. Sư Thánh Nghiêm lúc này đang ở Mỹ , đã được bầu làm trụ trì chùa nhỏ ở Bronx, New York , nhưng sư phải về Đài Loan theo nguyện vọng của sư phụ.
Dưới sự lãnh đạo của sư Thánh Nghiêm, chùa phát triển, chùa hai tầng với 330m2 không đủ chỗ . Cuối cùng, năm 1980, sư đã mua một miếng đấtở Jinshan, Đài Bắc và xây thành Pháp Cổ Sơn tự.




4. CHÙA  LONG SƠN


Tên chữ Hán là  Mãnh Giáp Long Sơn tự ( Mengjia Longshan Temple 艋舺龍山寺),. Chùa xây năm 1738 tại Đài Bắc dùng để phụng thờ  những  người đã xây dựng nơi này.  Chùa bị động đất và hư hại. Trong thế chiến bị Nhật thả bom mà hư hại một phần. Sau đệ nhị thế chiến , dân chúng sửa sang lại. Long sơn là chùa mang giấu vết cổ của kiến trúc Trung Hoa.  Như đa số chùa Trung Quốc, chùa này là chùa của  Tam giáo. .
 
 



   

Đại Lễ Phật Đản Lần Thứ 2637 được tổ chức tại Đài Bắc... Video clip dài 53 phút...
  https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Ntj8dMKedC4


 

No comments: