TIN TỨC THẾ GIỚI
Vụ xử Bạc Hy Lai không thuyết phục được công luận Trung Quốc
Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013.
REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV
Chính quyền Trung Quốc cố gắng dàn dựng vụ xử Bạc Hy Lai về
tội tham nhũng và lạm quyền như là một phiên tòa công khai, công bằng,
chưa từng có, thế nhưng việc không có các tài liệu được công bố và thiếu
vắng đối chất với các lãnh đạo đáng nghi ngờ khác phiên tòa này đã
không có sức thuyết phục đối với công luận Trung Quốc.
Ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh, vốn là một trong 25 ủy
viên Bộ Chính trị đầy thế lực, đã gây chia rẽ trong hàng ngũ ban lãnh
đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, với các phát biểu tả khuynh mỵ dân. Thế
rồi, một vụ bê bối giết người như là chất xúc tác, đã chấm dứt sự nghiệp
chính trị của nhân vật này.
Thông thường, dưới chế độ độc đảng lãnh đạo tại Trung Quốc, các phiên
tòa nhạy cảm được xét xử không công khai, nhanh chóng, đơn giản, bị cáo
cúi đầu nhận hết tội. Lần này, điều hiếm thấy là tòa án Trung Quốc lại
để cho bị cáo Bạc Hy Lại phát biểu, tự bảo vệ, thậm chí còn chất vấn các
nhân chứng.
Mặt khác, Bắc Kinh lại cho công bố đều đặn và tỉ mỉ trên mạng xã hội
Vi Bác, những diễn biến, đối đáp trong năm ngày xử ông Bạc Hy Lai tại
tòa án.
Theo ông Nicholas Bequelin, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức Human
Rights Watch, cần phải tạo tính chính đáng cho quyết định của tư pháp
đối với ông Bạc Hy Lai và như vậy, điều này rửa được vết nhơ cho Đảng là
có một vị lãnh đạo đã từng rất tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Nếu có
một vụ xét xử như vậy, một cái gì đó giống với một vụ xét xử thực sự,
thì điều này sẽ tạo tính chính đáng cho phán quyết của tòa và có lợi cho
Đảng.
Vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood xẩy ra vào thời điểm Trung
Quốc đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực, xẩy ra 10 năm
một lần, bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là thời kỳ đấu đá nội bộ
tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra rất quyết liệt.
Theo giới phân tích, việc lùi ngày xét xử và cho công bố các diễn
biến và nội dung tranh luận tại tòa, cho thấy dường như có tranh cãi
trong đảng Cộng sản. Thách thức đối với giới lãnh đạo, đối với đường lối
của Đảng là những trường hợp tham nhũng. Một bộ phận dân chúng thường
xuyên nghĩ rằng hễ có các quan chức bị cáo buộc tham nhũng, thì có nghĩa
là đang có những vấn đề về chính trị và tranh chấp quyền lực.
Tệ nạn tham nhũng trầm trọng thường được gắn với tên tuổi những quan
chức cao cấp như ông Bạc Hy Lai và còn nhiều hơn mức 27 triệu nhân dân
tệ mà tư pháp cáo buộc cho nhân vật này.
Theo bút lục được công bố, những vấn đề rất nhạy cảm khác như tệ nạn
tham nhũng tràn lan hoặc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng,
không thấy được nêu ra tại phiên tòa. Không rõ là các bút lục đã bị
kiểm duyệt hay chính quyền đã thương lượng trước với ông Bạc Hy Lai là
không nhắc đến những vấn đề này tại tòa.
Chỉ có một lần duy nhất ông Bạc Hy Lai nói một cách không rõ ràng là
ông đã hành động theo yêu cầu của một vị lãnh đạo cấp cao. Câu nói này
đã bị xóa trong phần bút lục, nhưng sau đó được đăng lại.
Các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước tìm mọi cách bác
bỏ những lập luận của ông Bạc. Chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, ông
Nicholas Howson, đại học Michigan tại Mỹ nhận định là chính quyền tư
pháp và chính trị ở cấp trung ương tìm cách chứng tỏ là có một mức độ
cởi mở và minh bạch cao trong phiên tòa, nhưng đồng thời, họ vẫn giữ
được khả năng kiểm soát mọi việc.
Phiên xử ông Bạc Hy Lai kết thúc hôm nay, có khoảng 600 ngàn người đã
theo dõi phiên xử qua mạng xã hội Vi Bác. Có nhiều bình luận khác nhau,
có người cho rằng qua vụ này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện
quyết tâm chống tham nhũng, đó là một phiên tòa công khai, công bằng.
Trong khi đó, không ít người nhận định rằng phiên tòa đã được quyết định
từ trước. Ông Bạc Hy Lại có tự bào chữa đến đâu đi chăng nữa thì phán
quyết sẽ là tù chung thân. Phiên tòa chỉ là một thủ tục cần phải làm mà
thôi.Monday, August 26, 2013
NGUYỆN TRUNG TÔN * CỘNG SẢN KHINH MIỆT NHÂN DÂN
Bài viết mới nhất
Đừng biến người Dân thành món hàng trao đổi !
Nguyễn Trung Tôn
Quyền tự do bình đẳng là quyền mà Thượng Đế đã ban cho nhân
loại. Điều này Thánh kinh đã ghị lại rất rõ ràng . Nhân quyền được tái
khẳng định trong bản “ tuyên ngôn quốc tế nhân Quyền” thông qua ngày 10
tháng 12 năm 1948. Qua đó dần dần đã hình thành “Bộ Luật Nhân Quyền
Quốc Tế”.
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi
quốc gia, mọi dân tộc. Tinh thần của bản tuyên ngôn là dùng để truyền
đạt và giáo dục, thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn
trong các quyền con người cơ bản được đưa ra trong tuyên ngôn. Điều
khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết “Không được phép diễn giải
bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho
phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào
bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất
kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.
Là một công dân Việt Việt Nam lẽ ra tôi phải tự hào và vui mừng vì
Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên
Hiệp Quốc và còn từng là Ủy viên không thường trực của Hội Đông Bảo an
Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009. Nay lại đang ứng cử vào Ủy viên
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam cũng đang muốn tham gia vào
Hiệp định thương mại đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) . Nhưng ngược
lại tôi lại thấy hoàn toàn thất vọng vì những gì tôi và hàng triệu người
dân Việt Nam đã và đang phải gánh chịu. Lẽ ra với tư cách là thành
viên của Liên Hiệp Quốc thì nhà nước Việt Nam phải tôn trọng tất cả
những gì mình đã ký kết trong công ước nhân quyên.
Nhưng là người dân trong nước tôi nhận thấy rất rõ về tình trạng vi phạm
nhân quyền một cách trầm trọng của nhà cầm quyền hiện nay thông qua
nhưng việc họ bắt bớ sách nhiễu các hoạt dộng tôn giáo, xâm phạm quyền
tự do ngôn luận, đàn áp những tiếng nói dân chủ. Xâm phạm quyền sống
quyền cư trú của người dân. Hâu quả là hiện nay có hàng trăm người bất
đồng chính kiến bị bắt bỏ tù theo các điều luật mù mờ : 79,88,87 và 258
của bộ luật hình sự với các tội danh như: Hoạt Động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân, Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN, Phá hoại chính
sách đại đoàn kết dân tộc và Lợi dụng quyền tự do dân chủ…
Trên thực tế các điều luật này chính thức là công cụ mà nhà cầm quyền
Cộng sản xử dụng để duy trì quyền lực và thông qua đó biến những công
dân xuất sắc của đất nước trở thành món hàng trao đổi với Quốc tế mỗi
khi Cộng sản Việt nam muốn đạt được một mục đính nào đó! Chỉ trong vòng 8
tháng đầu năm 2013 đã có hơn 40 người yêu nước bị đưa ra xét xử với các
tội danh trên và lại có thêm 3 người chính thức bị bắt và hàng loạt
các blogger bị sách nhiễu đánh đập hoặc bắt cóc bởi bàn tay lông lá của
những kẻ nhân danh chính quyền, còn chưa kể tới những trường hợp do đấu
tranh dân chủ mà bị quy chụp vào các tội danh khác như anh Điếu Cày hay
luật sư Lê Quốc quân… và mới đây rất có thể là anh Nguyễn Văn Dũng
người thành lập đội bóng Hoàng Sa FC.
Nhân quyền là điều mà mọi người trên thế giới đương nhiên phải có. Ấy
vậy mà ở Việt Nam Nhân Quyền lại trở thành món hàng để trao đổi với quốc
tế. Trước khi muốn đạt được một mục đích nào đó thì Đảng cộng sản Việt
Nam ra tay bắt bớ thật nhiều người rồi sau đó màng họ ra để làm điều
kiện trao đổi với cái gọi là cải thiện nhân quyền. Không những thế
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã không biết bao nhiêu công dân Việt
Nam đã trở thành món hàng xuất khẩu với mỹ từ “ Xuất khẩu lao động” Để
rồi không ít gia đình phải tan cửa nát nhà. Dưới chiêu bài “ Giải phóng
mặt bằng” đã có hàng ngàn người mất đất mất nhà, không nghề nghiệp.
Không biết cho tới bao giờ các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc
mới nhận thấy rõ điều này ? Xin đừng để Đảng Cộng sản tiếp tục lừa bịp
nữa ! Hãy thẳn thắn yêu cầu Đảng cộng sản tôn trọng nhân quyền thật sự
như những gì đã quy định trong công ước Quốc tế.
Đừng để Cộng sản xử dụng Công Ước Quốc tế như là một quầy hàng, Liên Hợp
Quốc như là một cái chợ, còn người dân Việt Nam như là món hàng trao
đổi. Chúng tôi là con người chúng tôi muốn sống đúng là con người. Mới
đây sau chuyến thăm Hoa kỳ của chủ tịch Trương Tấn sang, Nguyễn Phương
Uyên là món hàng đầu tiên mà Cộng sản đã trao đổi với Hoa Kỳ, sắp tới có
thể là thêm một vài người nữa! Những liệu sau khi đạt mục đích rồi (như
khi nhà nước CSVN muốn Mỹ rút ra khỏi danh sách CPU, muốn vào Apec …
) thì không biết có bao nhiêu người lại bị bắt trở lại như trường hợp
Linh Mục Nguyễn Văn Lý trước đây ?
Đảng Cộng sản chỉ là một tổ chức với khoảng 4 triệu người nhưng nhà
cầm quyền đã chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo đất nước và tước đoạt quyền cơ
bản nhất của người dân Việt Nam, ngay cả đối với đa số những đảng viên
Đảng CS thông qua hình thức ” Đảng cử, ép dân phải bầu “.
Với tư cách là một công dân tôi thiết tha yêu cầu nhà cầm quyền Cộng
sản Việt Nam hãy tôn trong những gì đã ký kết với Quốc tế hãy trả tự
do ngay lập tức, vô điều kiện cho những tù nhân Lương tâm. Đừng biến
những người dân của mình thành hàng hóa trao đổi nữa !
Nhân quyền là quyền con người thượng đế sinh ra, được quy định trong
luật pháp quốc tế và nhà cầm quyền CSVN ký đã cam kết thực hiện !
Chúng tôi có quyền đoài hỏi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng thực hiện
và quốc tế phải quan tâm !
Thanh Hóa ngày 26/8/2013
Nguyễn trung Tôn
CHUYỂN HÓA
CHUYỂN HÓA
TIN THẾ GIỚI
Hàng không mẫu hạm USS Carl Winson thăm vịnh Malina ngày 15/5/2011. Tàu chiến Mỹ vẫn thường xuyên ghé thăm các nước ASEAN.
REUTERS/Romeo Ranoco
Trong tháng Tám này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Trung gặp nhau hai lần, ở Washington và tại Brunei, và theo như lời hai vị lãnh đạo, là nhằm thúc đẩy hợp tác giữa quân đội hai nước, trong các lĩnh vực trợ giúp nhân đạo, cứu hộ, chống khủng bố, tổ chức tập trận chung, thực hiện các chương trình trao đổi đào tạo v.v... Thế nhưng, chiến lược tái cân bằng quân sự của Mỹ trong vùng Châu Á - Thái Bình Duơng, nơi mà Trung Quốc đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình, đã thúc đẩy hai cường quốc này lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, tập trung vào vũ khí quy ước.
Khi được hỏi về chiến lược « xoay trục » sang Châu Á-Thái Bình Dương của
Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, đã nhắc lại
câu nói của Chủ tịch Tập Cận Bình : Thái Bình Dương có đủ chỗ cho hai
cường quốc lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Bắc Kinh lại có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các đồng
minh và đối tác của Washington trong khu vực, cụ thể là với
Philippines, Việt Nam ở Biển Đông và với Nhật Bản tại biển Hoa Đông.
Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ và kêu gọi các bên liên quan giải quyết hồ sơ này một
cách hòa bình, không dùng bạo lực.
Theo giới phân tích, đó là những tuyên bố ngoại giao, mang tính nguyên
tắc của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn trên thực tế, hai bên theo dõi sát
mọi động thái của nhau và tăng cường chạy đua vũ trang.
Cuối tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines. Hiện nay,
Washington đang đàm phán với Manila một thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ
tiếp cận dễ dàng các căn cứ quân sự tại Philippines.
Theo bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS, được trang web Atimes.com trích dẫn,
Trung Quốc không ngạc nhiên về triển vọng hợp tác quân sự giữa Mỹ và
Philippines. Đối với Bắc Kinh, chiến lược « xoay trục » của Mỹ là nhằm
ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc ở trong vùng.
Giới phân tích ghi nhận là có những dấu hiệu rõ ràng về một cuộc chạy
đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc, trong lĩnh vực vũ khí quy ước. Theo
Học viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm – SIPRI – trong năm 2012, hai
nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới, Mỹ là 682 tỷ đô la, còn
Trung Quốc đạt mức 166 tỷ. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm
2013 nhận định là Trung Quốc đã nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực chống tàu
chiến, tấn công trên bộ, tên lửa đạn đạo, lá chắn chống tên lửa, khả
năng tin học…
Các phương tiện này là một phần trong chiến thuật chống tiếp cận và
phong tỏa khu vực – A2/AD nhằm ngăn chặn khả năng hành động của Mỹ. Để
đối phó, Hoa Kỳ chủ trương áp dụng chiến thuật Không-Hải Chiến, vốn có
từ thời Chiến tranh Lạnh, chống lại nguy cơ tấn công kết hợp không quân
và hải quân của Liên Xô tại Châu Âu.
Chuyên gia Glaser nhấn mạnh: « Cuộc chạy đua về vũ khí quy ước giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc chủ yếu tập trung vào việc quân đội Mỹ tiếp cận khu
vực. Trung Quốc đang phát triển các khả năng chống tiếp cận và phong tỏa
khu vực, nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận khi xẩy ra khủng hoảng, trong khi
Mỹ quyết tâm tăng cường khả năng tiếp cận và tác chiến ».
Vẫn theo giới chuyên gia, cho dù vẫn từng bước phát triển vũ khí nguyên
tử, Trung Quốc không muốn lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ về
loại vũ khí chiến lược vì hai lý do : Thứ nhất, điều này làm dấy lên
phản ứng mạnh mẽ, đáp trả từ phía Hoa Kỳ và các nước khác trong vùng.
Thứ hai, chi phí cho cuộc chạy đua về vũ khí nguyên tử rất lớn và lãng
phí.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Quân đội sẵn sàng tấn công Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cùng với đồng nhiệm Malaysia
Hishammuddin Hussein trong buổi họp báo tại Kuala Lumpur 25/08/2013.
REUTERS/Bazuki Muhammad
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào hôm nay 25/08/2013 tuyên bố quân đội đã sẵn sàng. Mọi phương án tấn công vào Syria đã được chuẩn bị chỉ còn chờ quyết định của tổng thống Obama.
Đang dừng chân tại Malaysia chặng đầu của vòng công du châu Á, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố với báo chí là « Tổng thống Obama đã
yêu cầu Bộ Quốc phòng chuẩn bị mọi phương án để đối phó với mọi tình
huống. Mọi việc đã làm xong và quân đội sẵn sàng thi hành lệnh ».
Theo Reuters, thì hôm qua thứ Bảy, Tổng thống Mỹ đã triệu tập các cố vấn an ninh thảo luận tìm một phương án thích nghi nhất để trả đũa chế độ Damas đã sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Trong cuộc họp tại Nhà Trắng , các cố vấn đã trình bày « một loạt biện pháp » theo như bản thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ nhưng không nói rõ chi tiết.
Song song với áp lực của Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ là vào thứ năm 22/08/2013, tức một ngày sau khi đối lập Syria tung hình ảnh tố cáo chính quyền Damas sử dụng hơi ngạt giết chết 1300 người, Ngoại trưởng John Kerry đã có động thái « ngoài thông lệ » là gọi điện thoại trực tiếp khuyến cáo ngoại trưởng Syria,Walid Muallem là nếu « chính quyền Syria không có gì che dấu thì hãy để cho phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã tới Damas tự do đến tận nơi quan sát ». Tuy nhiên chính quyền Syria tiếp tục « cản trở và gia tăng tấn công trong khu vực để xóa dấu vết ».
Áp lực của Tây phương bắt đầu làm cho Damas và Matxcơva lo ngại. Bộ trưởng Thông tin Syria Orman Zoabi hôm nay tuyên bố là nếu Syria bị tấn công thì « cả khu vực sẽ rơi vào vòng lửa đạn ». Trong khi đó, dân biểu Nga Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Viện Duma thẩm định là Hoa Kỳ đang « tiến gần đến một cuộc chiến tranh phi pháp ».
Theo Reuters, thì hôm qua thứ Bảy, Tổng thống Mỹ đã triệu tập các cố vấn an ninh thảo luận tìm một phương án thích nghi nhất để trả đũa chế độ Damas đã sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân. Trong cuộc họp tại Nhà Trắng , các cố vấn đã trình bày « một loạt biện pháp » theo như bản thông cáo của phủ Tổng thống Mỹ nhưng không nói rõ chi tiết.
Song song với áp lực của Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ là vào thứ năm 22/08/2013, tức một ngày sau khi đối lập Syria tung hình ảnh tố cáo chính quyền Damas sử dụng hơi ngạt giết chết 1300 người, Ngoại trưởng John Kerry đã có động thái « ngoài thông lệ » là gọi điện thoại trực tiếp khuyến cáo ngoại trưởng Syria,Walid Muallem là nếu « chính quyền Syria không có gì che dấu thì hãy để cho phái bộ chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã tới Damas tự do đến tận nơi quan sát ». Tuy nhiên chính quyền Syria tiếp tục « cản trở và gia tăng tấn công trong khu vực để xóa dấu vết ».
Áp lực của Tây phương bắt đầu làm cho Damas và Matxcơva lo ngại. Bộ trưởng Thông tin Syria Orman Zoabi hôm nay tuyên bố là nếu Syria bị tấn công thì « cả khu vực sẽ rơi vào vòng lửa đạn ». Trong khi đó, dân biểu Nga Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Viện Duma thẩm định là Hoa Kỳ đang « tiến gần đến một cuộc chiến tranh phi pháp ».
VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ tư 21 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 21 Tháng Tám 2013
Chính sách nhân quyền mâu thuẫn của Việt Nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013.)
REUTERS/Yuri Gripas
Chính sách nhân quyền của Việt Nam được đánh dấu bằng những mâu thuẫn và nghịch lý, thể hiện qua việc tăng
cường mở cửa nhưng tiếp tục trấn áp những tiếng nói bất đồng chính
kiến. Để làm rõ vấn đề này, giáo sư Carlyle Thayer đưa ra ba giả thuyết.
Bài viết được đăng trên trang web Asian Currents thuộc Hiệp hội nghiên
cứu Châu Á của Úc, tháng Tám năm 2013.
Bất kỳ đánh giá nào về nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
đều phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách và
nghịch lý lớn.
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có điều khoản về tự do ngôn luận. Điều 69
quy định « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền
được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của
pháp luật ». Mâu thuẫn trong thực hiện chính sách phát sinh từ Điều 4 về
việc thành lập một hệ thống chính trị độc đảng. Điều này quy định, «
Đảng Cộng sản Việt Nam ... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ».
Đồng thời Việt Nam phải đối mặt với một nghịch lý lớn. Kể từ đại hội
Đảng gần đây nhất được tổ chức vào đầu năm 2011, Việt Nam đã tìm cách
chủ động hội nhập vào hệ thống toàn cầu. Do tìm cách mở rộng quan hệ với
Hoa Kỳ và Châu Âu, Việt Nam đã phải chịu áp lực yêu cầu cải thiện tình
hình nhân quyền.
Ví dụ, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á
và Thái Bình Dương, ông Joseph Yun, đã điều trần trước Tiểu ban Châu Á
và Thái Bình Dương, Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện ngày 05/06 : Chúng tôi
đã nhấn mạnh với các lãnh đạo Việt Nam rằng người dân Mỹ sẽ không hỗ trợ
việc nâng cấp đáng kể mối quan hệ song phương nếu không có những tiến
bộ rõ ràng về nhân quyền. Các quan chức khác của Mỹ đã gắn vấn đề
bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí và đạt thoả thuận về Hiệp định Quan hệ Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với « những tiến bộ rõ ràng về nhân
quyền ».
Nghịch lý lớn là ở chỗ tình hình nhân quyền Việt Nam đã trở nên tồi tệ,
không được cải thiện trong những năm gần đây, do đó gây khó khăn hơn cho
mục tiêu tự đề ra là chủ động hội nhập quốc tế.
Bởi vì Việt Nam là một Nhà nước độc đảng không có cơ quan độc lập để bảo
đảm là các quyền tự do nêu trong Điều 69 được tôn trọng. Những mâu
thuẫn vốn có của thực tế chính trị này đã dẫn đến tình hình hiện nay, mở
cửa chính trị chưa từng thấy thông qua internet và trấn áp cùng đồng
thời tồn tại.
Trong đánh giá về nhân quyền ở Việt Nam, trong năm 2012, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kết luận thẳng thừng: Việc
đàn áp những người chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động trở nên tồi
tệ, với những hạn chế nghiêm trọng về tự do ngôn luận, hội họp. Ít nhất
25 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, bao gồm cả blogger và nhạc sĩ, đã
bị kết án tù nhiều năm trong 14 vụ xét xử không theo chuẩn mực quốc tế.
Đồng thanh với kết luận này, báo cáo hàng năm về nhân quyền của Bộ Ngoại
giao Mỹ cũng đề cập đến các sự kiện trong năm 2012, ghi nhận là « có
một xu hướng đàn áp và khủng bố ngầm do Nhà nước yểm trợ nhắm vào những
cá nhân có các phát biểu vượt qua ranh giới và đề cập đến các vấn đề
nhạy cảm như chỉ trích các chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan
đến Trung Quốc hoặc chất vấn về sự độc quyền nắm giữ quyền lực của Đảng
Cộng sản ». Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhận thấy
là « ở bề ngoài, ngôn luận cá nhân, báo chí công khai, và thậm chí phát
biểu chính trị tại Việt Nam cho thấy có những dấu hiệu tự do hơn ».
Một đánh giá về sự phát triển quyền con người ở Việt Nam trong nửa đầu
năm 2013 cho thấy vẫn tiếp tục có những mâu thuẫn trong thực hiện chính
sách nhân quyền của Việt Nam và nghịch lý của việc vừa tìm kiếm gia tăng
cam kết với Hoa Kỳ vừa đẩy mạnh đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
trong cùng một thời gian.
Vào cuối năm 2012, cuộc đàn áp của Việt Nam đối với các nhà bất đồng
chính kiến đã khiến Hoa Kỳ đột ngột hủy bỏ tham gia vào các cuộc đối
thoại nhân quyền hàng năm với Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đối thoại này đã
được tổ chức vào tháng Tư năm 2013. Đại diện của Hoa Kỳ là ông Daniel
Baer, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao
động. Trong chuyến thăm này, ông đã bị ngăn chặn, không cho gặp những
người bất đồng nổi tiếng Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và Phạm Hồng Sơn.
Hai tháng sau, ông Baer điều trần trước Tiểu ban Châu Á và Thái Bình
Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và lưu ý đến những mâu thuẫn trong
việc thực hiện nhân quyền của Việt Nam. Một mặt, ông Baer ghi nhận : Các
bước tích cực như việc thả nhà hoạt động Lê Công Định (cho dù đi kèm
với những hạn chế tự do), tạo thuận lợi cho một tổ chức nhân quyền quốc
tế thăm Việt Nam, và số lượng đăng ký hoạt động công giáo gia tăng một
cách khiêm tốn ở Tây Nguyên ... các cuộc thảo luận giữa Chính phủ và Tòa
thánh Vatican, và cũng như diễn biến tích cực tiềm tàng trong vấn đề
nhân quyền cho những người LGBT [đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng
giới, hoán tính/chuyển đổi giới tính] ... [và] tràn ngập ý kiến của
công chúng về dự thảo Hiến pháp ...
Mặt khác, ông Baer kết luận : Thế nhưng, những bước tiến này không đủ
để đảo ngược xu hướng tồi tệ kéo dài trong những năm qua. Cũng không có
các biện pháp tích cực riêng rẽ tạo dựng một mô hình phù hợp. Với số
lượng ngày càng tăng, các blogger tiếp tục bị quấy rối và bị bỏ tù vì
những phát biểu ôn hòa trên mạng và các nhà hoạt động tiếp tục phải sống
dưới đám mây đen ...
Giờ đây thì mọi người biết rằng, vào cuối tháng Ba và tháng Tư năm 2013,
các quan chức Mỹ và Việt Nam đã bắt đầu thảo luận về chuyến thăm Mỹ của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ
Việt Nam kể từ sáu năm qua. Hoa Kỳ chính thức ngỏ lời mời vào tháng Bảy
và Việt Nam đã chấp nhận. Không có bằng chứng cho thấy Việt Nam đã tìm
cách dàn xếp chuyến thăm của ông Sang bằng cách thả bất kỳ các nhà bất
đồng chính kiến nổi tiếng nào. Có một dấu hiệu mong manh. Ngày 08/07,
chính quyền Việt Nam đột ngột hoãn phiên tòa xét xử nhà hoạt động vì dân
chủ nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân.
Tuy nhiên, vẫn trong sự mâu thuẫn, Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất
đồng chính kiến, có thể gây ra rủi ro cho chuyến viếng thăm Washington
của Chủ tịch Sang. Trong hai tháng Năm - Sáu, Việt Nam kết án và áp đặt
bản án khắc nghiệt đối với hai sinh viên đại học (Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha) và bắt giữ ba blogger nổi tiếng (Đinh Nhật Uy, Trương
Duy Nhất, Phạm Viết Đào), nâng tổng số tù nhân chính trị và các blogger
bị bắt trong nửa đầu năm 2013 lên tới 46 người.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã gặp nhau tại Nhà Trắng ngày 25
tháng Bảy. Trong cuộc họp báo chung, Tổng thống Obama tuyên bố, "chúng
tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thẳng thắn về sự tiến bộ mà Việt Nam
đang thực hiện và những thách thức tồn tại". Ông Sang thừa nhận sự khác
biệt và tiết lộ rằng Tổng thống Obama hứa sẽ làm hết sức mình để tới
thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.
Một tuyên bố chung được công bố sau cuộc gặp, xếp vấn đề nhân quyền đứng
hàng thứ tám trong số chín chủ đề thảo luận. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận
lợi ích của đối thoại thẳng thắn và cởi mở để tăng cường hiểu biết lẫn
nhau và thu hẹp các bất đồng về nhân quyền. Không thấy đề cập đến những
vấn đề nhân quyền mà Tổng thống Obama nêu lên. Điểm thứ tám của tuyên bố
chung dành bảy trong chín dòng để tổng kết những gì Chủ tịch Sang đã
thảo luận với đồng nhiệm Mỹ. Đáng chú ý, Chủ tịch Sang khẳng định rằng
Việt Nam sẽ ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và sẽ mời Báo cáo
viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng đến thăm Việt Nam vào năm
2014.
Chuyến thăm của Chủ tịch Sang đã bị lu mờ bởi một cuộc tuyệt thực kéo
dài của nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Hải. Ông Hải thành lập Câu
lạc bộ các Nhà báo tự do và hoạt động vì nhân quyền và cải cách dân chủ.
Mặc dù có các quy định về tự do ngôn luận trong Hiến pháp, ông đã bị
kết án tù 12 năm vì tiến hành « tuyên truyền chống lại Nhà nước xã hội
chủ nghĩa » thông qua các blog trên internet và các bài trên các đài
phát thanh nước ngoài. Khi ông Hải bị bắt giam, Tổng thống Obama công
khai kêu gọi trả tự do cho ông.
Ông Hải bắt đầu tuyệt thực vào cuối tháng Sáu để phản đối cách đối xử
với ông ở trong tù, trong đó có việc kéo dài thời gian biệt giam. Hai
ngày sau khi Chu tịch Sang kết thúc chuyến thăm Mỹ của ông, Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam thông báo là họ sẽ điều tra những lời
tố cáo của ông Hải. Ông Hải đã chấm dứt cuộc tuyệt thực vốn kéo dài
trong 35 ngày.
Vậy làm thế nào có thể giải thích những mâu thuẫn trong việc thực hiện
chính sách nhân quyền của Việt Nam ? Hơn nữa, làm thế nào có thể giải
thích được nghịch lý là Việt Nam tìm cách gia tăng quan hệ với Mỹ đồng
thời cùng lúc lại đẩy mạnh trấn áp ?
Có thể có ba giải thích, nhưng chúng không loại trừ lẫn nhau, về những mâu thuẫn và nghịch lý của Việt Nam.
Trước tiên, việc tiếp tục đàn áp chính trị là kết quả của quá trình quan
liêu của Bộ Công an (MPS). Khi một nhà hoạt động chính trị thu hút sự
chú ý, Bộ Công an thường bắt đầu lập hồ sơ qua việc thu thập chứng cứ.
Sau khi Bộ Công an xác định rằng một nhà bất đồng chính kiến đã vi phạm
luật an ninh quốc gia được diễn đạt một cách mơ hồ của Việt Nam, cơ quan
này bắt đầu một chiến dịch đe dọa và sách nhiễu nhà bất đồng chính kiến
và gia đình, bạn bè của người bất đồng chính kiến. Nếu nhà bất đồng
chính kiến từ chối sự kiềm tỏa của Bộ Công an, thì bộ này tìm kiếm sự
chấp thuận của cấp có thẩm quyền cao hơn để bắt giữ và tổ chức một phiên
tòa.
Tại sao một số người chống đối bị đàn áp trong khi những người khác được
phép phát biểu ý kiến tương tự mà không bị trả thù? Nói cách khác,
tại sao lại có sự mâu thuẫn giữa gia tăng mở cửa và tiếp tục đàn áp?
Việt Nam công khai thúc đẩy mạng Internet và khuyến khích các công dân
nói lên một số vấn đề. Tuy nhiên, các nhà bất đồng chính kiến sẽ là
đối tượng bị trấn áp nếu họ vượt qua lằn ranh đỏ mà ai cũng biết như
tiếp xúc với người Việt hải ngoại, đặc biệt là các nhóm hoạt động chính
trị như Việt Tân mà chế độ coi là phản động. Tóm lại, Bộ Công an kết
luận rằng những nhà bất đồng chính kiến là một bộ phận của "âm mưu
diễn biến hòa bình", theo đó các lực lượng thù địch bên ngoài liên kết
với bọn phản động trong nước để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một giải thích khác cho rằng sự mâu thuẫn trong việc đồng thời mở cửa và
trấn áp là đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản. Các nhà bất đồng chính
kiến, đặc biệt là các blogger, nêu các vấn đề nhạy cảm liên quan đến
tham nhũng, gia đình trị và lợi ích kinh doanh của các nhân vật chính
trị hàng đầu. Trong những trường hợp này, các nhà bất đồng chính kiến
bị lôi ra để trừng phạt theo lệnh của các quan chức cao cấp của Đảng
hay những người ủng hộ họ. Nói cách khác, các tính toán cân nhắc chính
trị nội bộ là động lực chính của hoạt động trấn áp.
Giải thích thứ ba cho rằng việc đàn áp chính trị gia tăng tại Việt Nam
được chỉ đạo bởi những người bảo thủ trong Đảng tìm cách cản trở gây
rối, nếu như không phá hoại, sự phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với
Hoa Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh. Ví dụ, người ta
cho rằng các nhân vật bảo thủ trong Đảng chỉ huy cuộc đàn áp các blogger
hồi tháng Sáu, để phá hoại chuyến thăm Washington đầu tiên của Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các nhân vật bảo thủ trong Đảng sợ rằng quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ
sẽ làm cho quan hệ với Trung Quốc xấu thêm. Đặc biệt, họ nhắm vào các
blogger và các nhà hoạt động, những người chỉ trích việc xử lý mối quan
hệ với Trung Quốc của chính phủ. Các nhân vật bảo thủ trong Đảng bác bỏ
áp lực của Mỹ về nhân quyền, kêu gọi Hoa Kỳ gia tăng tài trợ để giải
quyết những di sản chiến tranh bom mìn và chất độc da cam, và đòi Mỹ
chấm dứt phân biệt đối xử cấm vận vũ khí. Lời giải thích thứ ba này giải
thích nghịch lý của việc vì sao Việt Nam không giải quyết hồ sơ nhân
quyền để củng cố quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trong bối cảnh có tranh
chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
(Carlyle A. Thayer là Giáo sư danh dự, Đại học New South Wales ở Úc Học viện Quốc phòng).
Trung Quốc lại khẳng định chủ quyền trên các vùng biển tranh chấp
Phát biểu với báo chí nhân chuyến thăm Mỹ mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc một lần nữa khẳng định lập trường kiên quyết bảo vệ lợi ích
cốt lõi của Trung Quốc trong khu vực. Đây có thể được coi là một thông
điệp nhắn gửi đến các nước đang có tranh chấp về chủ quyền trên biển với
Trung Quốc tại châu Á Thái Bình Dương. Liệu điều này cho thấy Trung
Quốc đang trở nên cứng rắn hơn với các nước trong khu vực và Mỹ hay chỉ
là một lời nói không mang sức nặng? Việt Hà có bài tìm hiểu sau đây.
Quyết tâm bảo vệ lợi ích cốt lõi
Chuyến thăm đến Hoa Kỳ ngày 19 tháng 8 vừa qua của Bộ trưởng Quốc phòng
Trung Quốc, Thường Vạn Toàn được cho là nhằm giúp xây dựng mối quan hệ
về quân sự giữa hai cường quốc trên thế giới với những hứa hẹn được đưa
ra từ cả hai phía. Thế nhưng, cũng ngay trong chuyến công du này, người
ta cũng thấy vấn đề lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại khu vực châu Á
Thái Bình Dương và việc chuyển trục chiến lược của Mỹ tới khu vực này
dường như vẫn còn nhiều khúc mắc.
Phát biểu với báo chí trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 8 tại Pentagon,
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thường Vạn Toàn khẳng định qua lời
thông dịch viên:
Không một ai nên có ý nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh đổi những lợi ích
cốt lõi của mình. Đừng đánh giá thấp quyết tâm không thay đổi của chúng
tôi trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích trên
biển.
Mặc dù ông Thường Vạn Toàn không chỉ đích danh vấn đề biển Đông nơi
Trung Quốc đang có tranh chấp với một số nước ASEAN, hay khu vực quần
đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật bản, nhưng những người theo dõi
tình hình có thể ngầm hiểu đây là lời nhắn đến các nước có liên quan,
những đồng minh của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương.
Hiện tại, Philippines, nước có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc tại
biển Đông, cũng đang ráo riết đàm phán với Hoa Kỳ để gia tăng sự hiện
diện của quận đội Mỹ tại đây, một bước trong quá trình chuyển trục chiến
lược của Mỹ tới châu Á Thái Bình Dương.
Phát biểu mới đây của ông Thường Vạn Toàn cũng làm người ta nhớ đến năm
2011, khi ông Đới Bỉnh Quốc, một lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc lúc đó,
lên tiếng nói rằng biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Câu nói
này đã khiến nhiều học giả quốc tế lên tiếng thắc mắc và quan ngại vì
nếu Trung Quốc coi biển Đông là lợi ích cốt lõi thì chính sách mà Trung
Quốc áp dụng tại đây cũng giống như những gì mà Trung Quốc áp dụng với
Đài Loan và Tây Tạng.
Tuy nhiên, theo giới học giả Trung Quốc, thì ngày chính tại Trung Quốc
vào lúc này, vấn đề lợi ích cốt lõi của nước này tại biển Đông vẫn chưa
được thống nhất một cách rõ ràng. Trung tướng Chu Thành Hổ, thuộc học
viện Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu trong một hội thảo gần đây ở New
York về vấn đề này:
Ở Trung Quốc có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người đã
hỏi ông Đới Bỉnh Quốc là biển Đông có phải là lợi ích cốt lõi không. Có
nhiều người tin biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc vì nó thuộc
vào yếu tố toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Một số người
cho rằng biển Đông không giống Đài loan hay Tây Tạng. Vào lúc này chúng
tôi vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này.
Dù có định nghĩa thống nhất hay không thống nhất thì từ nhiều năm nay,
Trung Quốc vẫn luôn khẳng định chủ quyền không xoay chuyển tới 80% khu
vực biển Đông. Với chính sách này, Trung Quốc hàng năm áp dụng lệnh cấm
đánh bắt cá trên một vùng rộng lớn tại đây từ khoảng tháng 5 đến tháng
8. Các tàu bán quân sự của Trung Quốc liên tục có hành động như cắt cáp
tàu Việt Nam, đuổi bắt và bắn vào các tàu cá của Việt nam gần khu vực
quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước.
Gạt tranh chấp để hợp tác phát triển
Một mặt khẳng định lợi ích cốt lõi, mặt khác lãnh đạo Trung Quốc cũng lên tiếng tỏ ra mềm mỏng. Hôm 31 tháng 7, truyền hình Trung Quốc dẫn lời của Chủ tịch Tập Cận Bình nói về biển Đông rằng Trung Quốc khẳng định chủ quyền thuộc về mình nhưng có thể gác tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung.
Mới nghe thì phát biểu của ông Tập Cận Bình có hướng xây dựng tích cực.
Trên thực tế, lời nói này chỉ là lập lại lập trường của Trung Quốc đã
từng được Thủ tướng Đặng Tiểu Bình nói tới vào năm 1978 trong tranh chấp
xung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư với Nhật Bản.
Lời đề nghị này của ông Đặng Tiểu Bình đã bị Nhật khước từ và hiện Nhật
vẫn là nước quản lý quần đảo Senkaku. Thời gian gần đây, căng thẳng hai
nước Nhật và Trung Quốc cũng gia tăng vì tranh chấp này.
Hôm 22 tháng 8 vừa qua, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Trung Quốc cũng mạnh
mẽ bác bỏ phát biểu của Thượng Nghị sĩ Mỹ, John McCain về chủ quyền của
Nhật với quần đảo Senkaku. Ông Hồng Lỗi nói quần đảo Điếu Ngư là lãnh
thổ thuộc Trung Quốc. Bất cứ nỗ lực nào nhằm khước từ sự thật này đều vô
ích. Ông Hồng Lỗi cũng cảnh báo các Thượng Nghị sĩ Mỹ nên chấm dứt việc
đưa ra các lời nói mà ông gọi là vô trách nhiệm làm phức tạp thêm tình
hình tại khu vực.
Nói về vấn đề gạt tranh chấp và cùng khai thác phát triển ở biển Đông
theo lời của ông Tập Cận Bình, giáo sư Renato Cruz de Castro, thuộc
trường đại học De La Salle, Philippines, nhận xét:
Không có gì thay đổi. Theo tôi đó chỉ là một tín hiệu cho các thành
viên đảng cộng sản Trung Quốc, trong bộ chính trị là không có gì thay
đổi trong chính sách của Trung Quốc. Tuyên bố là Trung Quốc sẵn sàng
tham gia hợp tác phát triển với điều kiện chủ quyền của Trung Quốc phải
được tôn trọng, đó là một điều kiện làm hỏng mọi thứ. Ý tưởng cho hợp
tác phát triển chung là không có điều kiện tiên quyết.
Sắp tới đây, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiến hành những đàm phán về
một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) được chờ đợi từ lâu. Đề nghị
về đàm phán này cũng được Trung Quốc đưa ra trong diễn đàn khu vực vào
tháng 6 vừa qua, một bước đi được coi là tích cực từ Trung Quốc trong
việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên với những khẳng định về chủ quyền
không tách rời trong các lời nói của lãnh đạo Trung Quốc, người ta cũng
có thể đặt ra những nghi ngờ và lo lắng về những thiện chí cũng như
quyết tâm của Trung Quốc.
Các trường đại học của Mỹ, Anh lại đứng đầu thế giới
Trong hai cuộc khảo sát riêng rẽ, các trường đại học của Mỹ và Anh một lần nữa lại chiếm nhiều chỗ trong 20 vị trí hàng đầu.
Theo cuộc khảo sát của trường đại học Giao Thông ở Thượng Hải, trường Harvard của Mỹ chiếm vị trí số Một.
Trường Harvard đã chiếm vị trí này từ năm 2003, là năm trường đại học Giao Thông bắt đầu mở cuộc khảo sát.
Trong số 20 trường đại học hàng đầu thì hết 17 trường là của Mỹ. Còn 3 trường kia gồm trường Cambridge của Anh đứng hạng 5, trường Oxford cũng của Anh đứng hạng 10, và trường đại học Tổng hợp Liên bang Thụy Sĩ, hạng 20.
Trường này của Thụy Sĩ chiếm chỗ năm ngoái của trường đại học Tokyo của Nhật Bản, năm nay bị đẩy xuống hạng 21.
Trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu, Trung Quốc có 28 trường, Nhật Bản có 20, Nam Triều Tiên có 11, Đài Loan có 9, Hồng Kông 5, Singapore 2, Ấn Độ và Malaysia mỗi nước có 1 trường.
Một cuộc khảo sát khác do báo The Times của Anh thiết lập cũng đưa ra những kết quả tương tự.
Nguồn: Timeshighereducation.co.uk, Channel News Asia with AFP
Theo cuộc khảo sát của trường đại học Giao Thông ở Thượng Hải, trường Harvard của Mỹ chiếm vị trí số Một.
Trường Harvard đã chiếm vị trí này từ năm 2003, là năm trường đại học Giao Thông bắt đầu mở cuộc khảo sát.
Trong số 20 trường đại học hàng đầu thì hết 17 trường là của Mỹ. Còn 3 trường kia gồm trường Cambridge của Anh đứng hạng 5, trường Oxford cũng của Anh đứng hạng 10, và trường đại học Tổng hợp Liên bang Thụy Sĩ, hạng 20.
Trường này của Thụy Sĩ chiếm chỗ năm ngoái của trường đại học Tokyo của Nhật Bản, năm nay bị đẩy xuống hạng 21.
Trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu, Trung Quốc có 28 trường, Nhật Bản có 20, Nam Triều Tiên có 11, Đài Loan có 9, Hồng Kông 5, Singapore 2, Ấn Độ và Malaysia mỗi nước có 1 trường.
Một cuộc khảo sát khác do báo The Times của Anh thiết lập cũng đưa ra những kết quả tương tự.
Nguồn: Timeshighereducation.co.uk, Channel News Asia with AFP
Sunday, August 25, 2013
HOÀNG MAI * BÁC SĨ XHCN
Bac si XHCN
Tôi là một BS làm việc ở một bệnh viện
công của TP.HCM. Đọc bài “Bác sĩ công và bác sĩ tư” của bạn Hoàng Mai,
tôi thấy chạnh lòng vì tôi từng chứng kiến nhiều đồng nghiệp đối xử như vậy với
bệnh nhân (tâm trạng của tôi lúc đó cũng rất mâu thuẫn).
Tôi biết cư xử như thế là không đúng, nhưng thực tế có bao nhiêu phần trăm BS thật sự xem công việc ở bệnh viện là quan trọng trong cuộc đời, toàn tâm toàn ý cho công việc? Dù không thể đổ lỗi cho thu nhập, nhưng thật sự chúng tôi đi làm vì cái gì, chỉ vì lương tâm thôi sao, chỉ để được xã hội công nhận là từ mẫu thôi hay sao?
Chúng tôi cũng cần phải sống, con của chúng tôi cũng cần phải ăn, phải học. Mà thử xem Nhà nước trả cho chúng tôi lương tháng được bao nhiêu? Tôi đã học sau đại học mà lương 3 triệu đồng, tiền cơm 500.000 đồng nữa là 3,5 triệu đồng. Rồi bị trừ tiền bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, công đoàn… thì làm sao tôi có thể sống ở thành phố này?
Tôi cũng không thể trách đồng nghiệp sao nhăn nhó với bệnh nhân vì biết BS ấy đang lo lắng bố mẹ ốm mà không có đủ tiền. Tôi nghĩ cũng khỏi phải bắt chúng tôi học những lớp giao tiếp với bệnh nhân làm gì, chuyện quan trọng đầu tiên là phải trả công cho chúng tôi xứng đáng với trách nhiệm mà chúng tôi đảm đương, và đủ để chúng tôi sống đã.
Không phải lo lắng về tiền bạc quá nhiều như hiện nay thì chúng tôi có thể yên tâm lo cho chuyên môn. Còn như hiện nay thì vấn đề đó sẽ tiếp tục như thế và rất khó để giải quyết bạn ạ. Bạn cứ chờ xem. …..
Lời phân trần này làm tôi nhớ lại một câu chuyện cách đây 20 năm, mà tôi là nhân chứng. Hôm đó, tôi đưa cháu vào cấp cứu ở một BV lớn ở TP. Cháu tôi bị tiêu chảy mất nước nặng. Dưới con mắt nhà nghề, tôi biết cháu tôi đang trụy mạch, cần được cấp cứu. Vậy mà chờ mãi, vẫn không thấy động tĩnh gì. Biết thân biết phận, biết câu rừng nào cọp ấy, tôi rón rén gõ cửa phòng trực BS. Đây rồi, một đồng nghiệp rất trẻ, đang cắm cúi trên một cuốn sách dày cộp. Chỉ vừa mới mở miệng bẩm báo về tình trạng mạch nhanh không bắt được, da tím, lạnh… của cháu, tôi nhận được một ánh mắt lạnh như băng, quét từ đầu xuống chân, qua một cặp kính trắng lấp lánh rất trí thức, và một câu nói cũng lạnh tanh: “Có biết học BS là khó lắm không?” (??????)
Không cần bình luận gì thêm về tính chất khiếm nhã và cực kỳ ngạo mạn của câu nói này, mà nên thấy, xã hội chúng ta đang sống, đã sản sinh ra một tầng lớp, tạm gọi là trí thức, không tim, thiếu một căn bản tối thiểu về giáo dục và giao tế xã hội (social etiquette). Không thể đổ lỗi cho đồng lương, cho sự thiếu thốn vật chất để gật gù thông cảm cho sự phi nhân, nhất là sự phi nhân đó xảy ra trong ngành giáo dục và y tế. Nói được một câu “xuất sắc” như đồng nghiệp trẻ năm xưa, chắc không phải vì lương thấp, vì bức xúc mà bật ra (?)
Tôi cười nhạt, khi nghe đồng nghiệp HT than vãn về thu nhập. Giấy trắng mực đen, thì BS công nào cũng nghèo. Trà dư tửu hậu, thì các BS công thường dè bĩu các BS tư là chạy theo đồng tiền, bỏ quên nghiên cứu khoa học (?). Nhưng thực tế, trừ một số BS trẻ vừa chân ướt chân ráo vào nghề, các BS công hiện tại đang giàu, rất giàu. Cứ nhìn các dãy xe hơi đời mới trong sân các BV lớn thì rõ.
Chẳng nên đổ tại tiền! Mà không lẽ vì tiền, tôi có quyền hạ thấp phẩm giá, sự cao quí của nghề nghiệp, bằng những hành vi cục súc (xin lỗi, tôi không tìm được từ nào văn hoa hơn), mà các đồng nghiệp của tôi cư xử với bệnh nhân, và cả với nhau (?) Làm thầy thuốc, không lẽ cứ ít tiền thì có quyền hỗn xược với người bệnh (?). Phải đợi đến lúc nhiều tiền mới lễ độ, vồn vã, thì có khác chi bà phở chưởi học nghề chiều khách?
Tuy nhiên, con người là sản phẩm của xã hội. Nói đi thì cũng phải nói lại, cho nó công bằng. Hệ thống y tế của chúng ta là cha đẻ của một tầng lớp học cao hiểu rộng, hợm hĩnh, kiêu căng và …dùi đục như thế. Còn nhớ, khi mới ra trường, lọ mọ đến Sở Y tế một tỉnh nọ có việc, tôi phải bỏ dép, đi chân không vào phòng ông Giám đốc. Chẳng khác gì một chị Dậu với nón mê, váy đụp khúm núm chốn công quyền, mặc dù tôi đi bán tôi (xin việc), không phải đi bán chó, thưa các bạn! Tại sao, một BS trẻ như tôi hồi ấy, không được quyền có một việc làm đúng sở học, một cách đường hoàng, tự tin, mà phải hèn hạ đến thế?
Điều ấy, nó tổn hại cho phẩm giá!
Còn nhớ, chúng tôi, hơn 30 BS nam, phải nhường WC cho các BS nữ, nên phải vừa tiểu tiện, vừa rửa mặt trong một cái lavabo suốt 10 năm trời ở một BV lớn nhất nước. Chuyện ấy, giờ còn hay không, tôi không biết! Nhưng, nó cũng làm tổn hại phẩm giá. Nó làm con người ta, mất dần dà đi cái ý thức về lịch sự, riêng tư, nhân cách…, từ những điều nhỏ nhặt như vậy!
Còn nhớ, chúng tôi phải đi vận động, hay nói trắng là đi ép buộc, bệnh nhân chúng tôi phải mua, phải ăn những suất cơm tồi tệ, nuốt không trôi của BV. Chỉ vì ông giám đốc khả kính một thời của BV đó, có mối quan hệ rất đáng ngờ với công ty cung cấp khẩu phần bệnh viện. “Không ăn ư, cứ cho ra viện. Vì ăn cũng là một cách điều trị! Không ăn, là chống đối chế độ điều trị, cho ra viện”.
Còn nhớ, cũng chính ông GĐ đó, ép buộc và ra chỉ tiêu chúng tôi phải kê toa một loại thuốc cực kỳ nhảm nhí, chỉ vì ông ta và gia đình vừa mới được mời đi du hí châu Âu về. Ai mời? Câu trả lời là một cái cười nụ. Mà cũng chính ông ấy, lại nói về y đức rất dõng dạc, rất tự tin, ai nghe cũng phải giật mình kính phục.
Còn nhớ, khi mới ra trường, lòng còn nhiều mộng ước, gặp ngay gã y tá chuyên tu, phó phòng tổ chức. Béo tốt, vênh váo (tuy còn rất trẻ): “ĐM, BS trẻ chúng mày ngu bỏ mẹ. Khoa ấy có đ. gì để ăn mà cứ xin vào đấy?” Sau đó là những chầu nhậu, những tăng 2, tăng 3…để được việc. Về nhà, nhục nhã, uất ức, nhìn con thơ đang ngủ mà phải cắn răng lại để khỏi trào nước mắt vì tủi nhục. Không chìu lòng chúng nó, bố tìm đâu ra việc để kiếm tiền mua sữa cho con. Tội nghiệp con, và tội nghiệp cả bố nữa, con trai ạ!
Một gã thất phu như thế, lại được trọng dụng, cất nhắc nắm sinh mệnh khoa học (và cả sinh mệnh chính trị) của hơn ngàn BS, bạn có tin nổi không? vân vân và vân vân…
Thế đấy, người thầy thuốc VN tội nghiệp, sau bao nhiêu năm tháng sống trong một hệ thống kém văn hóa, hỗn xược như thế, đã bị vùi dập, thui chột những tố chất bắt buộc phải có của người thầy thuốc: sự lễ độ, lòng thấu hiểu, phong cách thanh lịch văn minh…mà ta vẫn thường thấy trong các phim Âu Mỹ. Nó là sự thật, không phải là phim giả tưởng đâu, thưa các bạn. Nó là kết quả của một xã hội tôn trọng người đọc sách, coi thầy thuốc là tầng lớp quí tộc, ưu tú. Và huấn luyện, đòi hỏi người thầy thuốc phải xứng đáng với những phẩm chất đó. Dĩ nhiên, không chỉ bằng những lời hô hào suông, bằng các loại giấy khen thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, mà bằng nhiều cách khác. Không nói ra thì ai cũng biết những cách đó là gì!
Thiếu căn bản giáo dục cá nhân, gia đình. Thiếu một nền tảng văn hóa tối thiếu từ xã hội, cơ quan (ở đây là BV), thì dù một số không nhỏ BS dù đã rất giàu, họ vẫn không thể hành xử ‘xứng với kỳ đức’ mà nghề nghiệp và xã hội mong đợi. Chung qui, thì cũng nên nghĩ ngợi về cách chúng ta đào tạo trí thức. Và cách chúng ta đối đãi (không phải là đãi ngộ) với người trí thức! (Lại hoan hô Marx một cái cho đúng lề phải, khi ổng phán thế này: “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”)
Chưa một lần, tôi dám hô hào y đức. Vì nó thâm sâu chẳng khác gì tôn giáo. Nhìn vào y đức, để thấy thẹn với lòng, vì không bao giờ vươn đến được cái nghĩa lý cao quí của hai từ đó. Nhớ lại y đức, để răn mình, chứ chẳng dám răn ai như các quan chức trơn lông đỏ da vẫn thường rao giảng.
Y đức cao quí (nhưng không cao xa), nên xin các quan chức,
thôi hô hào, thôi khuấy động các phong trào thi đua chấn hưng y đức để tự đánh
bóng bản thân. Y đức nào tồn tại được, theo cái cách chúng ta đang vận hành
guồng máy y tế như bây giờ?
Bộ máy y tế ấy, đã phản y đức về cơ bản, khi phân loại bằng
giấy trắng mực đen, các quyền lợi và hệ thống khám chữa bệnh của nó theo chức
vụ, cấp bậc, mức lương. Lẽ nào, một người dân đen, không được quyền
chăm sóc ngang bằng một cán bộ cao cấp?
Tôi may mắn, tự thoát ra được khỏi hệ thống ấy, cũng hơn 10 năm có lẻ.
Nhưng thỉnh thoảng, nhớ lại một thời cay đắng ấy, không khỏi ngậm ngùi mà lẩy một câu Kiều: “chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa”.
Lại thêm một lý do, để tôi mong ước con trai tôi về, sau khi ăn học
thành tài ở xứ người. Chẳng để trả thù ai, mà làm gì được cho dân mình bớt
khổ thì làm! Về mà thay thế, về mà chấn hưng lại cái hệ thống y tế nhàu nát mà
bố phải chịu đựng ngần ấy năm để nuôi con, con ạ!------------------------------------------
Tranh luận trên báo Tuổi Trẻ: Bác sĩ công và Bác sĩ tư
Bác sĩ công và bác sĩ tưTT - Mới đây, đang giờ làm việc, cô giáo của con trai tôi (cháu 5 tuổi) gọi điện yêu cầu tôi đến trường đón cháu về vì cháu đang sốt. Vợ chồng tôi lật đật đến trường đón con và rất lo lắng khi thấy cháu sốt, nôn ói và than đau bụng...
Vì sốt ruột nên chúng tôi đưa cháu đến một cơ sở y tế gần trường học của cháu (ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ở đây, sau khi mua sổ khám bệnh, chúng tôi được hướng dẫn đến phòng khám trẻ em. Vào phòng khám, con trai tôi có vẻ rất mệt mỏi. Vợ chồng tôi tiếp tục ngồi chờ trong khi một bác sĩ, một y tá ở đây đang ngồi nói chuyện. Vị bác sĩ vừa thờ ơ hỏi nhát gừng con tôi đau gì, đau ở đâu vừa nói chuyện với cô y tá. Hai người lấy điện thoại di động ra hỏi nhau: “Em đọc tin nhắn này thử xem, chị không biết nó viết gì”. Rồi cả hai ngồi... giải mã tin nhắn và cùng cười. Chưa hết, họ tiếp tục bàn về việc đã làm bài dự thi tìm hiểu Công đoàn VN - 80 năm một chặng đường chưa? Hai người bình luận về đề tài dự thi trong khi con tôi đau đớn nhăn nhó cả mặt mày.Mãi một lúc sau, vị bác sĩ mới quay hẳn sang phía con tôi để khám. Cô ấy hỏi cháu: “Đau ở đâu, nói!”. Thằng bé đáp lí nhí, tôi tranh thủ... kể bệnh (theo triệu chứng cô giáo báo lại) nhưng dường như bác sĩ không thèm nghe. Bác sĩ lại la thằng bé: “Nói đi chứ, sao không nói gì, đau làm sao?”. Khám bụng, cặp nhiệt độ xong bác sĩ bảo con tôi nằm dài ra (nhưng trong phòng khám không có giường, chỉ có bàn ghế!) và thằng bé phải nửa nằm trên ghế nửa nằm trên người ba. Khám một lát, bác sĩ bảo: “Thằng bé xanh quá. Chuyển lên bệnh viện tỉnh, đi thử máu, vào thẳng phòng cấp cứu ấy”. Từ đầu đến cuối, gương mặt bác sĩ khó đăm đăm, không có lấy một nụ cười...Quá sợ cái cảnh thờ ơ với bệnh nhân này nên chúng tôi đưa con đến một bệnh viện tư ở thị xã Thủ Dầu Một để khám. Ở đây, thái độ của bác sĩ rất ân cần. Một bác sĩ nam còn trẻ tươi cười vừa khám vừa chuyện trò với con trai tôi. Bác sĩ này hỏi con tôi đã ăn gì ở trường, cảm giác đau ra sao... và cả câu hỏi ngoài lề: “Ở lớp con thích chơi với bạn nào?”. Con tôi vui vẻ trả lời mà không sợ sệt nữa. Bác sĩ bảo con tôi nhảy cao lên, co chân vào, nhảy ba cái... Cuối cùng, bác sĩ kết luận con tôi không bị đau ruột thừa, cháu chỉ bị nhu động ruột. Bác sĩ viết toa thuốc và dặn tôi cho cháu uống thuốc rất kỹ càng. Tôi hỏi có cần đưa cháu đi thử máu không thì bác sĩ cười nói: “Khỏi. Không nghiêm trọng thế đâu”...
Tiếp xúc với bác sĩ ở hai cơ sở y tế nói trên, tôi cứ tự hỏi tại sao cũng là bác sĩ nhưng người thì ân cần với bệnh nhân, người lạnh lùng quá vậy?HOÀNG MAI (Bình Dương)
Theo Tuổi Trẻ
__._,_.___
No comments:
Post a Comment