Thursday, October 27, 2016

KINH TẾ - THƠ - VIỆT CỘNG -

KINH TẾ THẾ GIỚI



 Khi tư bản tài chính rút chạy
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-08-28

000_Par7619796-305.jpg
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đi ngang qua những lá cờ của các nước tham dự Hội nghị các bộ trưởng G20 tại Moscow vào ngày 20/7/2013
AFP photo


Năm năm trước, khi Hoa Kỳ và Âu Châu bị khủng hoảng tài chính, toàn cầu bị Tổng suy trầm, các biện pháp cấp cứu khiến lãi suất và đồng tiền Âu Mỹ mất giá. Khi ấy, dòng tư bản chảy về nơi có lợi hơn, đó là các nước đang phát triển. Ngày nay, tình hình lại đảo ngược khi kinh tế các nước đang phát triển đều có dấu hiệu suy giảm và khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật lại hồi phục khiến tư bản tài chính rút khỏi các thị trường đang lên và gây ra nhiều chấn động quốc tế. Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa sẽ phân tích hậu quả của sự chuyển động ngược này trong chương trình chuyên đề của Diễn đàn Kinh tế.
Mỹ đổi hướng đầu tư ...
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, cuối Tháng Bảy vừa qua, tiết mục chuyên đề của chúng ta đã giải thích vì sao mà các nền kinh tế "đang lên" sẽ lại xuống. Kỳ này, vào cuối Tháng Tám, ta sẽ tìm hiểu tiếp về hậu quả gần xa của sự đảo chiều này vì cùng lúc đó, dấu hiệu phục hồi tại Hoa Kỳ khiến ngân hàng trung ương Mỹ nêu ý kiến là sẽ giảm dần mức độ bơm tiền kích thích kinh tế làm lãi suất dài hạn và phân lời trái phiếu tại Mỹ tăng vọt. Chủ trương đó của Hoa Kỳ làm nhiều đồng bạc trên thế giới mất giá và còn gây bối rối cho lãnh đạo Trung Quốc qua một chi tiết nhỏ mà có thể phản ảnh một sự lúng túng rất lớn. Đó là hôm Thứ Ba 27, lãnh đạo tài chính và ngân hàng Bắc Kinh yêu cầu ngân hàng trung ương Mỹ xem xét kỹ thời điểm và cường độ thu hút lại lượng tiền bơm vào kinh tế để khỏi gây thiệt hại cho các nền kinh tế đang phát triển. Nói cách khác, vì sao một quyết định của Mỹ lại làm Bắc Kinh giật mình như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng nhìn trong toàn cảnh của một địa cầu hình tròn và luồng giao dịch liên tục của hàng hóa và tư bản giữa các nước thì những xoay chuyển hay thăng giáng trị giá tài sản là điều thường xuyên và tất nhiên. Vì thế, khi thấy có lợi trong nhất thời vì tài sản của xứ khác trút vào thị trường của mình để kiếm lời thì cũng nên chuẩn bị cái ngày mà dòng tài sản ấy sẽ chảy đi nơi khác và để lại nhiều hậu quả bất lợi. Đó là một nguyên tắc chung.
Về phản ứng của Bắc Kinh, thì Thứ trưởng Tài chính Chu Quang Diệu và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Dịch Cương của Trung Quốc đã sợ nạn rút vốn về Mỹ sau khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ nói đến việc "vuốt nhọn" chính sách tiền tệ, là giảm dần và có thể hút lại lượng tiền đã bơm ra. Khi kinh tế Mỹ hồi phục và có nền móng vững chắc hơn, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ quả nhiên là gây hậu quả toàn cầu nên mới làm Trung Quốc và nhiều xứ khác hốt hoảng. Qua câu chuyện này, ta thấy ra vài điều đáng chú ý và chẳng nên quên.
Khi kinh tế Mỹ hồi phục và có nền móng vững chắc hơn, việc điều chỉnh chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ quả nhiên là gây hậu quả toàn cầu nên mới làm Trung Quốc và nhiều xứ khác hốt hoảng.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Thưa ông, những điều ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong nhiều năm liền, khi khối công nghiệp hóa bị suy trầm và bơm tiền kích thích làm đồng bạc mất giá, các nước kết án là họ gây chiến tranh ngoại hối và cạnh tranh nhờ tiền rẻ làm hàng hóa dễ bán hơn. Khi kinh tế đã khá hơn và Hoa Kỳ cần điều chỉnh thì lại bị phê phán là làm đồng tiền xứ khác mất giá và được yêu cầu là phải suy xét thận trọng. Đâm ra, ngược với quan điểm của nhiều người trong năm năm liền, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế chứ không hề lụn bại để Trung Quốc sẽ qua mặt trong dăm ba năm. Điều phũ phàng ấy có nghĩa là thủ đô Washington, chứ không phải Bắc Kinh hay một nơi nào khác, vẫn là trung tâm mà các quyết định về tài chính và ngân hàng tất nhiên gây hậu quả cả tốt lẫn xấu cho xứ khác.\
Vũ Hoàng: Nói về hậu quả, chúng ta có thể liên tưởng đến một tiền lệ vào năm 1997, khi luồng tư bản như thủy triều rút khỏi Đông Á khiến nhiều quốc gia bị khủng hoảng. Thưa ông, có thể nào mà lần này chúng ta lại thấy tái diễn chuyện ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ tương lai không nhất thiết là lịch sử tái diễn, nhưng trào lưu thăng giáng kinh tế thì vẫn vận hành theo một quy luật chung và cho ta nhiều bài học có ý nghĩa. Chúng ta hãy nhắc lại chuyện đó, so sánh với chuyện nay, may ra thì thấy được vài bài học. Thứ nhất, vụ khủng hoảng 1997 xuất phát từ sự hồ hởi sảng của nhiều nước Á Châu.
Khi ấy, cả thế giới nói đến phép lạ kinh tế của tám nước gọi là "tân hưng" của Đông Á. Năm tháng trước khi khủng hoảng bùng nổ, vào đầu năm 1997, báo chí, các định chế tài chính hay học giả quốc tế còn ngợi ca các nước này. Số là sau khi Liên Xô tan rã và Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, luồng tư bản tài chính thật sự được giải phóng đã lưu thông tự do hơn. Sự lạc quan chung đi cùng nỗ lực chuyển theo quy luật thị trường của Trung Quốc rồi Ấn Độ, khiến các nước Đông Á đi trước đã có một lượng tư bản dồi dào để đạt mức tăng trưởng cao.
Khi ấy rồi, người ta đánh giá sai ảnh hưởng của Hoa Kỳ khi Ngân hàng Trung ương Mỹ bắt đầu nâng lãi suất từ năm 1994. Trong một năm, lãi suất Mỹ đã tăng gấp đôi khiến Mỹ kim lên giá mạnh từ năm 1995. Nhiều quốc gia đã giàng giá đồng bạc vào tiền Mỹ như một cái neo thì bị đứt neo và phải phá giá để tự cứu nguy. Vụ khủng hoảng 1997 mở ra từ đó.
... xứ khác bị ảnh hưởng
035_pau688187_01-250.jpg
Một nhà đầu tư Trung Quốc nhìn vào giá cổ phiếu (màu đỏ cho giá tăng và màu xanh lá cây cho giá giảm) tại một nhà môi giới chứng khoán tại Thiên Tân, Trung Quốc hôm 09/8/2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Ông nhắc lại chuyện cũ nên thính giả của chúng ta có thể rút tỉa được bài học cho chuyện mới. Đó là khi kinh tế phát đạt nhờ tư bản xứ khác trút vào xứ mình, các nước tân hưng Đông Á nghĩ là họ tạo ra phép lạ vì lãnh đạo của họ cả tin vào sự tường thuật của báo chí. Cũng vậy, năm 2008, vì lãi suất quá thấp tại Hoa Kỳ, tư bản Âu Mỹ mới trút vào các nước tân hưng để kiếm lời cao hơn, dư luận liền ngợi ca các nền kinh tế đang lên, điển hình là nhóm BRIC của bốn nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, và nói đến ngày tàn của khối công nghiệp hoá. Kết cuộc thì các nền kinh tế gọi là "đang lên" đã lại xuống và bây giờ thì họ sợ lãi suất sẽ tăng tại Hoa Kỳ khiến tư bản triệt thoái làm hối suất đồng bạc của nhiều nước đều sụt mạnh. Thưa ông, kết luận cần rút tỉa ở đây là những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong tình trạng đảo chiều này, chúng ta thấy ra vài sự thật.
Thứ nhất, lời phát biểu hay biên bản buổi họp kỳ trước của Ủy ban Tiền tệ và Tín dụng của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể gây biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu. Vì vậy, mình nên theo dõi tin tức và cả những tranh luận rất xa vời về chính sách, ngân sách hay nhân sự tại Mỹ. Thứ hai, khi biến động xảy ra trên thị trường chứng phiếu và ngoại hối, xứ nào mà có sẵn nhược điểm bên trong thì bị tai họa nặng nhất. Nhược điểm ấy là bội chi ngân sách, lạm phát, nhập siêu quá cao nên cán cân thanh toán bị hụt, dự trữ ngoại tệ bị hao mòn, ngân hàng mắc nợ xấu, v.v...
Khi kinh tế thịnh đạt thì lãnh đạo xứ nào cũng nghĩ rằng đấy là công lao thành tích của họ. Tới khi thủy triều của tư bản tài chính lại bắt đầu rút thì hối suất đồng bạc bị sụt, là trường hợp của Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Turkey và nhiều xứ khác. Xứ nào có sẵn nhược điểm nội tại, do mình tự gây ra mà không thấy, thì rất khó ứng phó với biến động này. Thí dụ như họ khó phá giá đồng bạc, nâng lãi suất, tăng chi và đắp vốn cho ngân hàng vì biện pháp nào cũng có thể là liều thuốc để bệnh. Nhược điểm nặng nhất là luật lệ mờ ám và lãnh đạo tham ô thì gây hậu quả tai hại nhất, là các đại gia sẽ tẩu tán tài sản để tránh bị thiệt hại bên trong và để kiếm lời ở bên ngoài!
Vũ Hoàng: Thưa ông, so với lần trước thì lần này tình hình có khác gì không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: So với lần lạc quan hồ hởi 20 năm trước rồi bị khủng hoảng 16 năm trước, tôi nghĩ rằng có nhiều khác biệt cả xấu lẫn tốt.
Lần trước, Đông Á bị khủng hoảng khi giá dầu thô còn ở mức 28 đến 35 đô la một thùng và chi phí năng lượng chưa là gánh nặng quá lớn của cán cân mậu dịch. Lần này, dầu thô đã vượt trăm đồng, chưa kể biến động sắp tới tại Trung Đông, nên các nước phải nhập xăng dầu sẽ bị khốn đốn hơn với cán cân mậu dịch và vãng lai.
Lần trước, Trung Quốc và Việt Nam chỉ bị gián tiếp vì chưa vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, lần này, họ bị trực tiếp vì buôn bán giao dịch với bên ngoài nhiều hơn.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Lần trước, Trung Quốc và Việt Nam chỉ bị gián tiếp vì chưa vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, lần này, họ bị trực tiếp vì buôn bán giao dịch với bên ngoài nhiều hơn. Chưa kể là Trung Quốc đang thoái trào và có quá nhiều nhược điểm bên trong. Nhưng ngược lại, lần này khu vực Đông Á lại có Nhật Bản với khả năng can thiệp khá hơn và có phương tiện tài chính phần nào bù đắp vào phần rút vốn của Hoa Kỳ. Nói chung thì sóng gió mới cũng tạo ra cơ hội mới nếu mình nhìn ra viễn ảnh lâu dài. Và lần này, cơ hội là nhân khi Trung Quốc lao đao và thiên hạ điêu đứng thì nhiều nước có thể vượt lên rất mạnh.
Vũ Hoàng: Chúng ta đi qua viễn ảnh dài của sự chuyển động này. Thưa ông, các nước đang phát triển mà bị điêu đứng như ngày nay thì có thể làm gì để hy vọng vượt lên như ông vừa nói?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ việc đầu tiên là tránh đổ lỗi cho thiên hạ hay cho thị trường!
Lần trước, khi khủng hoảng Đông Á xảy ra năm 1997, một số quốc gia lâm nạn bèn rút tỉa bài học và cố không tái diễn sai lầm đã dẫn tới khủng hoảng. Trong số này có Nam Hàn là xuất sắc hơn cả sau khi mang cái nhục là phải nhờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế tung tiền cấp cứu. Nhiều xứ khác có học bài mà lại chóng quên và lạc quan tếu nên ngày nay cũng gặp khó khăn, như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia và Phillipines. Nhưng dù sao họ chưa nguy như Brazil, Turkey hay Ấn Độ là một xứ đã cải tổ mà sau lại trì hoãn và bị lạm phát lẫn tham ô lan rộng nên khó thoát hiểm.

Xuất phát từ kinh nghiệm đó, điều thứ hai nên nhớ lần này là các nước tân hưng chưa thể tự túc phát triển mà vẫn tùy vào thị trường Âu-Mỹ nên sẽ bị khá nhiều khó khăn trong năm năm tới. Nhưng đây chính là cơ hội tiến hành cải cách. Trong ngắn hạn là một hai năm thì phải vừa chống đỡ sóng gió bên ngoài, vừa rà soát lại những yếu kém bên trong để cải tổ cơ chế. Khi cải tổ thì đừng quên kỷ luật của chi tiêu và nếu có tiếp nhận đầu tư thì để phát triển qua các dự án có giá trị kinh doanh và kinh tế, chứ không để trám vào thiếu hụt ngoại tệ của mình.
Vũ Hoàng: Từ những bài học đó, thưa ông, chúng ta có thể kết luận những gì? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Để kết luận, tôi nghĩ rằng bài học quan trọng nhất của ngần ấy biến động là kinh tế có thể tăng trưởng nhưng cũng dễ gây ra thất quân bình nên mới phải điều chỉnh. Tiến trình điều chỉnh ấy là hiện tượng bình thường và liên tục. Nếu tư bản ào ạt đổ vào nước ta thì nên nghĩ đến ngày có thể rút, để khi tiếp nhận thì sử dụng một cách tối hảo. Từ "tối hảo" này vẫn được sử dụng trước đây ở trong Nam, hàm nghĩa là đạt tối đa lợi ích với tối thiểu rủi ro hay phí tổn. Chuyện thứ hai là nếu kinh tế sa sút thì điều ấy có nghĩa là lương bổng bị sụt và đồng bạc mất giá, nhưng nếu tích cực khai thác điều bất lợi này như một ưu thế cạnh tranh về sau thì quốc gia lâm nạn phải trước tiên chấn chỉnh lại cơ chế tài chính và sản xuất và chuẩn bị đầu máy cho phục hồi là các doanh nghiệp. Nói chung là khi phải lùi thì đã nghĩ đến bước tiến và nếu bị sức ép thì nên chuẩn bị sức bật cho đúng hướng.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/global-reversal-of-fortune-nxn-08282013112558.html
 
Thứ ba 27 Tháng Tám 2013
Từ các nước Tân Hưng, tư bản chảy ngược về Âu-Mỹ
Khối BRICS, còn được gọi là khối Tân Hưng hay các nước mới trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi - Flickr/ Brics
Khối BRICS, còn được gọi là khối Tân Hưng hay các nước mới trỗi dậy gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi - Flickr/ Brics
Mai Vân / Nguyễn Xuân Nghĩa
Chỉ 5 năm sau vụ khủng hoảng rồi Tổng suy trầm xuất phát từ Hoa Kỳ và Âu Châu, hình như người ta đang chứng kiến một sự đảo lộn và nhiều biến động tài chánh trên thế giới. Tư bản trước đây dồn về các thị trường "đang lên", đặc biệt là về các nước khối BRICS, hiện lại đang chảy ngược về Mỹ và Châu Âu, nơi mà các nền kinh tế đang hồi phục.

Năm năm trước, hai khối công nghiệp hàng đầu là Âu Châu và Mỹ bị khủng hoảng tài chánh và trôi vào suy trầm kinh tế tương tự như Nhật trước đó. Khi ấy, hàng loạt biện pháp kích thích của Âu-Mỹ như hạ lãi suất, tăng chi và bơm tiền khiến đồng bạc mất giá, đi cùng hy vọng khả quan hơn tại các thị trường gọi là "đang lên" khiến dòng tư bản tài chánh "chảy về Đông", là từ khối Tây phương tiền chảy qua các nước đang phát triển. Trong số này có bốn nước gọi tắt là B.R.I.C - Brazil ở Nam Mỹ, Liên bang Nga, cùng Ấn Độ và Trung Quốc.


Thế rồi từ đầu năm nay, đà tăng trưởng của Brazil chỉ còn 2% một năm sau khi sụt tới 1% vào năm ngoái. Kinh tế Nga chỉ tăng 2% một năm dù có lợi thế là giá dầu thô đã vượt 100 đô la một thùng. Ấn Độ thì có tốc độ tăng trưởng cao là hơn 11% năm 2010 và gần 8% vào 2011 mà năm ngoái chỉ còn 4%, trong khi lại sợ lạm phát và tham nhũng. Còn Trung Quốc thì đã hết đà 10% của mấy chục năm và đang ngại một vụ hạ cánh nặng nề trước khi bước vào thập niên suy sụp. Mà không chỉ có mấy xứ đó, nói chung các nền kinh tế đang lên đã từng có mức tăng trưởng cao trong mấy năm qua đều bị suy giảm nặng, kể cả Mexico, Indonésia, Mã Lai hay Việt Nam, v.v....


Trong khi ấy, khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ đã đụng đáy và bật dậy, dù chưa mạnh thì cũng hết bị khó khăn triền miên và riêng Nhật Bản thì từ đầu năm nay đã thi hành một kế hoạch cải cách khá táo bạo với nhiều dấu hiệu khả quan.
Khả quan nhất trong số này là Hoa Kỳ nên từ Tháng Năm Chủ tịch hệ thống ngân hàng trung ương thông báo là tới lúc điều chỉnh lại chính sách bơm tiền ào ạt với lưu lượng là mỗi tháng 85 tỷ đô la. Dự tính ấy khiến phân lời trái phiếu tại Mỹ bắt đầu tăng và dẫn tới hậu quả bất ngờ là dòng tư bản lại từ các nước đang phát triển chảy ngược về Mỹ và Âu Châu, là nơi có lời hơn, khiến hối suất đồng bạc các nước đang phát triển đều sụt.


Trung Quốc không mấy hài lòng 
Chủ trương của Mỹ đã làm cho Bắc Kinh phiền lòng. Vào hôm nay, 27/08, hai lãnh đạo cao cấp ngành tài chánh Trung Quốc đã lên tiếng lưu ý Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là nên xem xét kỹ lưỡng thời điểm và mức độ giảm mua lại tài sản của mình sao cho các nền kinh tế mới nổi khỏi bị thiệt hại.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu (Zhu Guangyao) và Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Dịch Cương (Yi Gang) đã cảnh báo như trên vào lúc nhiều nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng vốn nước ngoài đang tháo chạy ồ ạt do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ Mỹ.


Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh G20 vào hai ngày 04 và 05/09 sắp tới tại Nga, ông Chu Quang Diệu hoan nghênh các dấu hiệu cho thấy là nền kinh tế Mỹ đang hồi phục dần dần, nhưng cho rằng : « Hoa Kỳ - nước phát hành đồng tiền chính của thế giới - phải chú ý đến các tác động phụ của chính sách tiền tệ của mình… ».
Tuần này, Tạp chí Kinh tế RFI tìm hiểu hiện tượng đảo chiều phức tạp đó qua cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ.


RFI : Xin chào anh Nghĩa. Thưa anh, hơn một năm trước, vào đầu Tháng Tư 2012, cũng trên diễn đàn này khi được phỏng vấn về dự án thành lập một Ngân hàng Phát triển Quốc tế của nhóm BRICS gồm có Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, anh có nêu ra sáu bảy lý do bất khả về cả kinh tế lẫn chính trị của dự án này. Nhân đó, anh còn nói nhóm kinh tế này lẫn các nền kinh tế gọi là "đang lên" thật ra không mạnh như cứ được ca tụng và sẽ có triệu chứng suy trầm.


Quả nhiên là tình hình năm nay thiếu khả quan, với hậu quả đang làm chấn động các thị trường tài chính vì dòng tiền nóng đang triệt thoái khỏi các nền kinh tế đó và trở về khối kinh tế Âu-Mỹ. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nguyên nhân lẫn hậu quả, cụ thể là liệu sẽ có một vụ tư bản thiệt thoái và khủng hoảng như tại Châu Á vào năm 1997-1998 hay chăng?


Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Thật ra tình hình còn quá sớm mà cũng lại khác thời trước để chúng ta đoán là các nền kinh tế đang lên có bị một vụ khủng hoảng như 16 năm trước hay không. Tôi xin bắt đầu bằng một cách nhìn đơn giản để hiểu ra sự vận hành phức tạp của quy luật kinh tế giữa các nước, trong đó có luồng vận chuyển của tư bản mà chúng ta đang quan tâm.


- Thứ nhất, khi đa số quốc gia đều áp dụng quy luật thị trường và quyền tự do giao dịch để tạo ra của cải, thì luồng tư bản của các nước cố tìm ra nơi đầu tư có lợi nhất và tránh nơi ít lời hoặc lắm rủi ro. Luồng tư bản đó là tiền đầu tư của doanh nghiệp, của giới đầu tư tài chính nhận tiền tiết kiệm từ công chúng để đặt vào nơi sinh lời và an toàn. Khi đó, các nhà đầu tư này có thể trở thành chủ nợ nếu cho xứ khác vay tiền. Một con số đáng lưu ý là từ khi các nước đang phát triển bắt đầu chuyển hướng hơn 30 năm trước, họ tiếp nhận được một lượng tư bản rất lớn của các nước giàu, cụ thể là từ khoảng 25 tỷ đô la vào năm 1980 lên tới 1.200 tỷ vào năm ngoái.


- Thứ hai, trong đầu tư, ta có loại trực tiếp là đem tiền vào xứ khác lập doanh nghiệp để sản xuất các mặt hàng có lời nhất. Loại đầu tư trực tiếp này phải mất nhiều năm thực hiện mới có kết quả nên không dễ tháo gỡ để triệt thoái. Một thí dụ ta cần sớm nhìn ra là khi Trung Quốc hết tăng trưởng như xưa và lại mất dần lợi thế nhân công rẻ thì xứ này hết là "công xưởng toàn cầu" như trong mấy chục năm qua. Khi đó, giới đầu tư trực tiếp cần tìm nơi khác, nhưng sự xoay chuyển ấy sẽ chậm rãi chứ không đột ngột như loại đầu tư gián tiếp, là loại đang làm chúng ta quan tâm.
RFI : Anh dẫn từng bước là để nói đến loại đầu tư đang gây quan ngại trên các thị trường. Thưa anh loại hình đầu tư gián tiếp đó gồm có những gì ?


Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Loại gián tiếp có thể gọi là đầu tư tài chính và chủ yếu nhắm vào ba thứ khí cụ tài chánh, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ.
- Đầu tư vào cổ phiếu có thể đem lại mức lời cao nhờ cổ tức hay tiền lời kinh doanh và nhờ sai biệt giữa giá bán ra cao hơn giá mua vào, mà lại bị rủi ro cao. Đầu tư vào trái phiếu là đem tiền cho vay từ ngắn đến dài hạn, với lợi tức gọi là cố định vì là phân lời, "rendement" hoặc "yield", được trả cho trái chủ, là chủ nợ. Quy tắc nên nhớ là trị giá trái phiếu hay giấy nợ xoay ngược với phân lời: khi nghe nói giá trái phiếu tăng thì cũng có nghĩa là phân lời giảm, và trái lại.


- Khí cụ thứ ba là ngoại tệ, sở trưởng khai thác của các ngân hàng lớn, với trị giá tương đương hơn ngàn tỷ đô la được trao đổi một ngày 24 tiếng trên toàn cầu. Loại hình đầu tư này là mua vào một ngoại tệ và thanh toán bằng một ngoại tệ khác nên nó liên hệ đến đồng bạc của hai nước. Loại đầu tư này có độ thanh khoản cao, tức là có thể đổi ra tiền mặt rất nhanh, nên gây biến động lớn, là trường hợp xảy ra hiện nay với một số quốc gia.


- Yếu tố đáng chú ý kia của việc đầu tư vào ngoại tệ là người ta có thể vay tiền ở xứ có lãi suất rẻ để mua ngoại tệ cho vay ở xứ có lãi suất cao hơn và kiếm lời nhờ sự sai biệt này. Thuật ngữ kinh tế gọi đó là "carry trade", mà ta có thể tạm dịch là "giao dịch lợi sai". Bây giờ, mình trở lại nội dung đích thực của vấn đề, là khác biệt về triển vọng sinh lời ở từng nơi.


RFI : Sau khi anh trình bày quy tắc căn bản như vậy, chúng ta trở lại thực tế của các thị trường. Đó là Hoa Kỳ đã tạm hồi phục và sẽ đảo ngược hoặc ít ra tiết giảm dần biện pháp bơm tiền nên phân lời trái phiếu trên thị trường Mỹ đã tăng vọt khi ngân hàng trung ương Mỹ thông báo việc sẽ chuyển hướng, nhất là qua biên bản của kỳ họp lần trước của họ vừa được công bố hôm 21. Trong khi ấy, tình hình kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển lại có triệu chứng suy giảm và triển vọng sinh lời của giới đầu tư hết còn sáng sủa như trước nên họ mới rời bỏ các thị trường này và đưa tiền qua Mỹ, hoặc về Mỹ. Đấy có phải là một lý do chính hay chăng?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy, nhưng chúng ta đi dần vào chuyện rắc rối hơn.
- Cả ba loại khí cụ đầu tư nói trên, là cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ, thật ra đều có liên hệ với nhau vì tùy vào tình hình kinh tế, kỳ vọng kiếm lời và kết tinh vào mức lãi suất. Bây giờ, mỗi xứ lại bị chấn động nặng nhẹ khác nhau vì hoàn cảnh kinh tế tài chánh của từng nước. Thí dụ như năm năm trước, các nước Á Châu đều đầy ứ tư bản tài chánh khi Mỹ-Âu ào ạt bơm tiền và hạ lãi suất, nhờ vậy cổ phiếu và các ngoại tệ Châu Á đều lên giá. Bây giờ thì như thủy triều rút ngược vì cổ phiếu nói chung mất giá kể từ Tháng Năm. Một số nước còn bị trầm trọng hơn về ngoại hối nếu đã bị nhập siêu và khiếm hụt cán cân vãng lai, như Ấn Độ, Indonésie, và Thổ Nhĩ Kỳ.


- Khi đồng bạc mất giá so với ngoại tệ khác mà mình lại thiếu ngoại tệ vì bị nhập siêu và hụt cân chi phó thì càng khó bán ngoại tệ để vực giá đồng bạc. Khi kinh tế sa sút, như trường hợp Brazil hay Ấn Độ, thì chẳng xứ nào dám nâng lãi suất để giữ khách vì lãi suất cao lại cản trở sản xuất. Hoặc nếu bị lạm phát cao, cũng là trường hợp của Brazil và Ấn Độ, thì chẳng ai dám phá giá đồng bạc để kích thích kinh tế hay đẩy mạnh xuất cảng. Nghĩa là xứ nào mà có nhược điểm riêng như con bệnh đang yếu sẵn thì cơn chấn động này có thể là dịch bệnh nguy ngập.


- Mà hoàn cảnh Á Châu nay cũng khác, do sự thoái trào của Trung Quốc và suy trầm của nhiều xứ Châu Á khiến nguyên nhiên vật liệu mất giá và các nước bán nguyên liệu bị tai họa hối đoái, như Mã Lai Á, Thái Lan và Việt Nam. Vì thế, cơn chấn động lần này có khi lây qua xứ khác chứ không chỉ là vấn đề của các nước đã nhận quá nhiều tư bản nóng để đắp vào thiếu hụt kinh niên của họ nay bị suy sụp nặng khi luồng tư bản đó lại từ Đông mà chảy về Tây.


RFI : Khi anh trình bày qua từng bước từ đơn giản đến phức tạp mà lại nói rằng cơn chấn động hiện nay có thể lây lan qua xứ khác thì liệu chúng ta có thấy tái diễn một vụ khủng hoảng Châu Á năm 1997 và dội qua nước Nga rồi chuyển ngược vào Hoa Kỳ năm 1998 hay không?


Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Vì mỗi thời mỗi khác nên tôi xin đơn cử vài thí dụ để ta suy đoán thêm.
- Như năm 1991, Nhật bị suy trầm và hạ lãi suất tới sàn khiến tư bản chạy ra ngoài kiếm lời theo kiểu "carry trade". Rồi cơn động đất Kobe năm 1995 khiến tư bản Nhật giải kết ở ngoài để rút tiền về tái thiết, nhưng lần đó, cơn chấn động không kéo dài. Năm 1997 thì tình hình nguy kịch hơn cho Đông Á vì sự lạc quan hồ hởi của các nước tân hưng, rồi sau cơn khủng hoảng, các nước bị nạn đều rút kinh nghiệm và cải cách, nhất là Nam Hàn, nên có nền móng tương đối khá hơn. Chi tiết đáng lo cho thời nay là dầu thô hiện đã quá trăm đồng một thùng chứ không chỉ ở quãng vài chục đô la như trong vụ khủng hoảng 97-98 nên hậu quả nhập siêu quả là rất đáng ngại.


- Thí dụ thứ ba là năm 2007, khi vụ khủng hoảng tín dụng gia cư loại thứ cấp tại Mỹ bắt đầu, lãi suất Mỹ giảm mạnh làm Nhật bị chấn động vì dồn tiền từ nơi chỉ có lãi suất là 0,50% vào Hoa Kỳ để hưởng lãi suất hơn 5%. Khi Mỹ đảo ngược chính sách tiền tệ và hạ lãi suất, nghiệp vụ carry trade của Nhật bị thiệt hại lớn và đồng Yen lên giá sau đó càng gây thêm khó khăn cho kinh tế Nhật cho tới năm ngoái. Sau cùng, cũng mới năm ngoái thôi, người ta cứ than là khối Âu-Mỹ cố hạ giá đồng bạc và gây ra cuộc chiến về ngoại tệ để chiếm lợi thế xuất cảng, bây giờ thì thiên hạ lại sợ tiền Mỹ lên giá làm các nền kinh tế đang lên sẽ lại sụp vì những khó khăn của họ!


 RFI : Hình như là các thí dụ vừa rồi của anh cho thấy hai ba điều. Thứ nhất là luồng tư bản có thể chảy ngược, thứ hai, khi điều ấy xảy ra, nền kinh tế nào mà có vấn đề ở bên trong thì sẽ bị hiệu ứng nặng nhất, và nếu nhiều nền kinh tế lại bị cùng một lúc thì chúng ta dễ bị một vụ khủng hoảng lan rộng. Mấy kinh nghiệm đó có giúp ích gì cho các nước bị nạn lần này không?


Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Tôi nghĩ chuyện đảo điên hay tái lập lại thất quân bình là hiện tượng thường trực và tất nhiên của kinh tế. Khi tư bản chảy khỏi các nền kinh tế có đà tăng trưởng thấp tại Hoa Kỳ và Âu Châu thì cũng tạo cơ hội cho các nền kinh tế đang lên trong mấy năm liền. Nếu họ không nhân cơ hội để vừa phát triển vừa cải tiến cơ chế mà cứ tưởng sẽ mãi mãi có tiền từ xứ khác vào thì dễ bị khủng hoảng. Bây giờ, với nạn suy trầm, lương bổng và hối suất sút giảm, nước nào có thể nhân chuyện này mà chấn chỉnh lại cơ cấu và nâng sức cạnh tranh thì dễ ra khỏi khó khăn với nền móng lành mạnh hơn. Ăn thua là lãnh đạo đừng gây thêm hốt hoảng và tránh nổi động loạn bên trong. Có lẽ các nước đang phát triển mà có dân chủ thì dễ thoát hiểm nhất.
RFI : Xin cám ơn chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.
TỪ KHÓA : Kinh tế - Tạp chí

BÌNH NGỌC * XIN LỖI THÁNG TƯ


Xin Lỗi Tháng Tư !
Bình Ngọc
Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưn
g! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"
Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi ?

Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....
Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng! Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối
.

BÌNH-NGỌC.

THƠ SONG NGỮ

THƯƠNG NHỚ ĐẦY VƠI
                              Tặng các anh em và bạn cũ                        


Thương nhớ phương nao, thương nhớ hoài!
Lòng nghe cuồn cuộn nước sông trôi.        
Như cánh diều bay trong nắng ấm,        
Như đêm mưa bão gió không thôi!.              

Thương nhớ mênh mông, nhớ một trời,
Nhớ về quê mẹ chốn xa xôi.                 
Nhớ con sông vắng, bến đò cũ,                    
Nhớ cánh đồng xưa, trăng sáng soi.         

Thương nhớ bâng khuâng, nhớ một đời, 
Nhớ bè bạn cũ thuở vui chơi.                      
Nhớ mái trường xưa, khe suối mát,         
Nhớ con đường nhỏ rẽ muôn nơi.

Thương nhớ ngàn năm, thương nhớ ai,
Như cánh buồm lớn nhớ biển khơi.
Ngày đã bay đi theo gió cát
Lòng như núi đá chắn ngang trời.

Thương nhớ mênh mang, thương nhớ hoài,
Tấm lòng muôn thuở bóng trăng soi.
Hoàng hạc bay đi chưa trở lại,
Vẫn còn mây trắng tháng năm trôi!

                                    Sơn Trung



HOMESICK AND NOSTALGIC FOREVER
To my brothers and old friends

Missing and longing for my motherland how I smart!

It feels like a swift current running in my heart.
Apparently like kites flying in the warm sunny sky,

But it's a rainy, windy night with storm to intensify!

 The grief is immense, compassion for a firmament,
On that far-away native soil of love permanent.

I remember the still river, the old watering place,

The past paddy-fields in the moonlit wide space.
Dazed with melancholy, with memories lifelong,

Old friends, a time of joyful amusing singsong,

The green years' school roofs, the fresh stream,

The small path that forks to multiple sites to seem.


For them, for those, eternal yearning, endless plea,
Mine is like a big boat sail missing the vast sea.
The days have flown away with winds and dew

I feel as if a big mountain is blocking my view.


Always missing and longing for, without cease,
All my heart is forever righteous never to decrease.

The golden crane has not got back once flew away,

The white clouds are still over there, day after day!

                            Verse translation by THANH-THANH
 

Wednesday, August 28, 2013

CHÂU HIỀN LÝ * CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA


CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA
(Bài của Bộ đội tập kết 1954)

Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời!
Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức.

150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 37 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975.


Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. "Tính hơn hẳn" của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.


Nhìn lại sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra:
- Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam?
- Sau năm 1975, tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp?

- Tại sao sau khi được "giải phóng" khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông?
- Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị?

- Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
- Tại sao đàn ông của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
- Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
- Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?


- Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường, phải đi làm công cho các nước tư bản?
-Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?
Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xã hội phi nhân tính. Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghĩa.

Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.

Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.


Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng vòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại.

Hiện tượng "Mửa ra rồi nuốt lại" này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương. Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lý tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất. Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền.
 
 Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người. Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình.
Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lặng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và "nhai lại" suy nghĩ của kẻ khác.

Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối, những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.

Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành "phương hướng hành động" chung cho tất cả mọi người.


Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…


Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.

Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia, bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang, vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian. Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp "vô sản" âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la. Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rũ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. 
 
Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muỗi mòng giữa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền. Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo. Chẳng hạn
đảng nói "xây dựng xã hội không có bóc lột" thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ;

đảng nói " một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản" thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;
đảng nói "đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất" nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.
Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là... còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại!


Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lỗi tầy trời của mình. Đảng sẽ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách trơ trẻn. Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi" mà kết luận: "Tất cả đều là lừa bịp!”

Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN.
Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ... đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại. Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua hai vần thơ:

"Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa!
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!"


Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao?
Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy?

Tương lai nào sẽ giành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu? Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai! Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Châu Hiển Lý
Bộ đội tập kết 1954

Tuesday, August 27, 2013

TIN TỨC THẾ GIỚI


 Người giữ hồn cho nhạc dân tộc
Cập nhật: 10:52 GMT - thứ ba, 27 tháng 8, 2013

Nhạc tài tử của Việt Nam được so sánh với nhạc thính phòng phương Tây. Những người hâm mộ kiểu nghệ thuật truyền thống Á châu này ca ngợi vẻ đẹp và sự tinh tế của nó, điều khiến phóng viên Justin Rowlatt không mấy trân trọng cho tới khi anh gặp một gương mặt hàng đầu của môn nghệ thuật này.
Hiếm khi cụ Vĩnh Bảo tiếp đón khán giả.
Năm nay 95 tuổi, cụ được nhìn nhận như một trong những nhạc sư chơi đàn dân tộc hàng đầu của Việt Nam, và là người gìn giữ Nhạc Tài tử Nam Bộ.
Cụ nay không còn di chuyển được nhiều, nên người con gái đón tôi tại cửa căn nhà nhỏ ở một con phố tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bà dẫn tôi tới căn phòng chơi nhạc của cha, nhỏ bé trên tầng một.
Cụ ngồi trên sàn nhà. Nhỏ bé, tinh nhanh, cụ có mái tóc bạc và ánh mắt lấp lánh tinh nghịch. Chỉ ít phút tiếp xúc là ta thấy ngay cụ không hề mất đi chút sắc sảo, hóm hỉnh nào.
Vị nhạc sư cầm lấy một nhạc cụ trông kỳ lạ ở bên cạnh và nói sẽ chơi một bản. Tôi ngạc nhiên nhận thấy có chút gì thách thức trong thái độ của cụ.
Cụ nói với tôi đó là loại nhạc cụ mình yêu thích, đàn tranh.
Cây đàn trông rất đẹp, được làm bằng gỗ vàng, bóng loáng, dài chừng một mét và rộng 15cm, mặt đàn cong xuôi với 16 dây, mỗi dây căng trên hai ngựa đàn bằng gỗ.
"Không mấy nhịp điệu và có rất nhiều nốt mà theo khả năng thẩm âm của tôi thì có lẽ là lạc điệu. Khi ông chơi xong, tôi miễn cưỡng gật đầu và cố mỉm cười tán thưởng. Tôi nghĩ là ông cụ biết tôi cảm thấy khó nghe loại nhạc này."
Justin Rowlatt nói khi nghe Nhạc sư Vĩnh Bảo chơi nhạc dân tộc Việt Nam
Ông cụ cúi người trên cây đàn và bắt đầu gẩy bằng một tay, còn tay kia nhấn phím. Đôi bàn tay cụ di chuyển nhanh và chính xác một cách đáng kinh ngạc. Nhưng kết quả thì tôi không mấy ấn tượng.
Tôi nghe thấy như một dòng thác những âm thanh ngẫu nhiên. Không mấy nhịp điệu và có rất nhiều nốt mà theo khả năng thẩm âm của tôi thì có lẽ là lạc điệu. Khi cụ chơi xong, tôi miễn cưỡng gật đầu và cố mỉm cười tán thưởng. Tôi nghĩ là ông cụ biết tôi cảm thấy khó nghe loại nhạc này.
"Anh phải quên chuyện âm vực thông thường đi," cụ giải thích. Cụ nói với tôi rằng các nhạc công người Việt thường lên dây đàn phù hợp với giọng của ca sỹ biểu diễn cùng.

Nhạc Việt Nam là một sản phẩm âm điệu tự nhiên của ngôn ngữ tiếng Việt. Một từ với âm sắc sẽ không thể hát với một giai điệu trầm xuống, và ngược lại. Cho nên các giai điệu được phát triển nhằm thích ứng với các thay đổi lên xuống của ca từ được thể hiện.


Cụ nói rằng đó là lý do khiến có sự nhấn nhá vào cái mà ông gọi là "tô điểm" khi nhấn, luyến nốt nhạc, một lý do khác nữa khiến nhạc dân tộc Việt Nam thường khiến người phương Tây nghe như "lạc tông".
"Đó là lý do khiến Nhạc Tài Tử Nam Bộ khó duy trì được," ông nói và tỏ rõ sự thất vọng. "Phương Tây chơi nhạc cho thanh niên Việt Nam nghe bằng các nhạc cụ chuẩn xác tới không tì vết, âm độ chính xác, hình thức đa dạng, cách chơi nhạc giao hưởng, và các dàn giao hưởng đầy tính kỷ luật," cụ Vĩnh Bảo nói.

Trong phòng, nhạc sư Vĩnh Bảo treo rất nhiều loại nhạc cụ dân tộc khác nhau
"Cho nên khó hấp dẫn được họ bằng những nhạc cụ thời trước," cụ nói và chỉ tay về bộ sưu tập các nhạc cụ treo trên tường của căn phòng nhỏ.
Một ví dụ nữa là đàn nguyệt, có hai dây, và đàn bầu, chỉ có một dây với chiếc cần chuốt từ sừng trâu khiến cho âm thanh luyến láy như tiếng đàn guitar Hawaii, và đàn gáo làm từ gáo dừa.
"Thanh niên coi nhạc Việt Nam như một bà già vụng về, lỗi thời," cụ thở dài. Nhưng cụ cảnh báo: "Một dân tộc mất đi văn hóa của mình thì mất nước dễ dàng lắm".

Với độ tuổi của vị nhạc sư, và với những gì cụ nói, tôi nôn nóng hỏi cụ về tương lai.
Nhưng tôi đã ngạc nhiên khi cụ cười rạng rỡ và khoác tay về phía chiếc máy tính đặt trên chiếc bàn sau lưng. Tôi thấy một thiết bị thu âm điện tử đắt tiền ở phía sau.
"Tôi có nhiều học sinh hơn bao giờ hết," cụ nói với vẻ hãnh diện rõ rệt. "Tôi có học sinh trên toàn thế giới." Có vẻ như nhạc sư Vĩnh Bảo đã học được cách dùng công nghệ hiện đại vào cuộc chiến bảo tồn di sản âm nhạc Việt Nam.

Theo cụ, cụ đã thu âm rất nhiều giai điệu Nhạc Tài Tử Nam Bộ truyền thống, và cùng với việc dạy trực tiếp, nay cụ còn dạy đàn qua Skype.
Thực sự là, cụ nói, cuộc phỏng vấn của chúng ta đã quá giờ, và đã đến lúc cần dạy học. Tôi nhận lời mời của cụ, ngồi lại xem ông dạy đàn.
Ông cụ dùng bàn phím cũng khéo léo như khi chơi đàn gáo. Chỉ trong giây lát, cụ đã kết nối với một phụ nữ Mỹ gốc Việt tại Texas, và buổi học đàn tranh bắt đầu.
Người phiên dịch nói với tôi rằng nhạc của Vĩnh Bảo rất tinh tế và buồn day dắt, khiến cho cô chảy nước mắt. Cho nên nay, sau khi hiểu hơn tí chút thì tôi muốn có cơ hội thứ hai để tìm hiểu.
Vĩnh Bảo cúi người trên cây đàn và bắt đầu chơi lại.
Lần này tôi nghĩ là tôi đã phân biệt được giai điệu nằm ẩn trong dồn dập các âm thanh lộn xộn. Âm nhạc có thể là thứ gây thách thức, nhưng cách mà ông cụ này khai thác công nghệ hiện đại để bảo tồn thứ văn hóa cổ truyền mà cụ yêu mến thì quả là vô cùng ấn tượng.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130827_musician_vinhbao_fooc.shtml

Đánh trúng yếu huyệt của Đảng

Chủ xướng một đảng chính trị đối lập mà ông Lê Hiếu Đằng nêu ra khiến truyền thông Nhà nước tiến hành một đợt chỉ trích mạnh mẽ ông này.
Vào ngày 27 tháng 8, xuất hiện một thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng gửi cho tổng biên tập các cơ quan truyền thông Nhà nước vừa có những phê phán đối với ông.
Gia Minh hỏi chuyện ông này về thư ngỏ mới đó và trước hết ông đưa ra nhận định vì sao phía truyền thông Nhà nước có những phản ứng như thế.
Ông Lê Hiếu Đằng: Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay bởi vì một xã hội phát triển bình thường phải có những đảng chính trị đối lập để giám sát, chế ước lẫn nhau. Điều đó là xu thế trên thế giới; thế nhưng Việt nam thì chưa quen, thành ra họ phản ứng. Nhưng những bài phản ứng đó không có bài nào có thể phản bác từng điểm của tôi được.
Khi tôi viết thư ngỏ tôi đề nghị các vị phải đăng toàn văn hai bài của tôi lên để xem các vị phản bác những điều đó như thế nào cho người dân người ta biết; chứ nói cách như thế là  không chân thật.
Tôi đặt vấn đề như vậy để làm rõ vấn đề hơn.
Gia Minh: Trước đây ở Việt Nam cũng từng có bút chiến như ‘nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh’; lần này ông thấy có tính chất một cuộc bút chiến như thế không?
Ông Lê Hiếu Đằng: Nói bút chiến thì hai bên phải công khai trình bày quan điểm của mình và đăng tải trên các báo; nhưng chuyện này ‘mấy ổng’ có sẵn phương tiện trong tay và sử dụng phương tiện đó.
Ý kiến người dân
Ý kiến người dân. AFP
Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay
Ông Lê Hiếu Đằng
Lần này trên các trang mạng, nhiều người cũng phản bác những bài đó. Báo Tuổi trẻ ngày hôm nay đăng bài của anh Sáu Quang- Nguyễn Chánh Trung thì trên trang mạng Người Lót gạch cũng có bài phản bác lại. Thành ra với mạng Internet hiện nay thì họ không thể nào giấu diếm nói một chiều được… Dư luận xã hội là một sức mạnh hết sức lớn của một xã hội công dân.  Do đó tôi không có ngại, nói gì thì nói các tầng lớp nhân dân người ta cũng thông minh, người ta biết ai đúng, ai sai.
Gia Minh: Cũng qua sự việc này, ngoài những bài biết trên truyền thông Nhà nước nói về ông như thế, còn có ý kiến nói là ‘dân chủ cuội’ thì ông nghĩ thế nào?
Ông Lê Hiếu Đằng: Cả phía bên này lẫn phía bên kia đều có những người cực đoan;  nếu nói dân chủ cuội thì tôi không làm như vậy vì thật ra đó là những điều cốt tử của thể chế hiện nay. Những người nói là ‘cuội’ tôi không tranh luận làm gì; tình hình thực tiễn sẽ cho thấy. Nếu ‘cuội’ thì nhà nước không tấn công tôi dữ dội như vậy, phải không? Thành ra trong bài viết tôi đặt vấn đề là bây giờ bỏ qua quá khứ, khép lại đi để đừng có thù hận, đoàn kết với nhau đấu tranh cho một nước Việt nam thật sự dân chủ. Đó là lợi ích chung của dân tộc, của đất nước, của người dân. Chứ còn những người còn hận thù, nói này nói kia, tôi cho là thiểu số không phải số đông; nhiều trí thức nước ngoài người ta rất chia sẽ quan điểm của tôi. Nhiều người chia sẽ quan điểm với những trí thức trong nước là xây dựng một xã hội dân chủ trong đó quyền của người dân được tôn trọng.
Gia Minh: Còn đối với những người trẻ bắt đầu bày tỏ chính kiến của họ qua những trang blog, facebook làm thế nào cho họ tin, thư ông?
Bất cứ chính quyền nào, cộng sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi
Ông Lê Hiếu Đằng
Ông Lê Hiếu Đằng: Tin hay không tin thì phải làm qua hành động, việc làm của mình thôi. Cái này là một quá trình, tôi chỉ đề xuất ý kiến vậy thôi, còn quá trình làm phải toàn xã hội làm, trong đó có giới trẻ. Bây giờ chính bản thân giới trẻ là lực lượng rất quan trọng để làm việc này. Chứ không thể chờ, không thể ngồi chờ những ông ‘lão làng’ làm thế này thế kia, mà giới trẻ nên chủ động làm. Vừ rồi tôi thấy giới trẻ làm những việc rất hay ví dụ những kiến nghị về nhân quyền, dân quyền đưa đến các tòa đại sứ, và qua cả Thái Lan để đưa Kiến nghị 258 qua tường thuật của Đoan Trang. Tôi thấy việc làm đó rất hay và tôi tin tưởng khi chúng tôi gợi ý, giới trẻ sẽ tiếp lửa và từ những ý tưởng đó họ sẽ biến thành hành động cụ thể và tôi cho đó là xu thế đáng mừng hiện nay và trong tình hình này.
Gia Minh: Qua những vấn đề quanh ông như thế, ông có nhận ra những gì tích cực không thưa ông?
Ông Lê Hiếu Đằng: Thật ra khi tôi viết ra những vấn đề đó tôi không nghĩ những phản ứng của Nhà nước mà như vậy. Trúng yếu điểm của họ nên họ cũng hơi tập trung phê phán. Nhưng điều tôi rất mừng là nhìn chung toàn xã hội ủng hộ quan điểm này, thấy đó là xu thế phát triển của nền chính trị lành mạnh là phải có lực lượng chính trị đối lập để làm vai trò giám sát, để điều tiết chính quyền. Bất cứ chính quyền nào, cộng sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi.
Như anh biết Việt Nam là một nước sử dụng Internet rất cao, nhiều người nhất là thanh niên sẽ tìm hiểu bài viết của tôi thế nào mà nhà nước nói như thế. Họ sẽ thấy, vì thật ra tôi đặt ra những vấn đề rất đúng đắn.
Gia Minh: Cám ơn ông về những chia sẻ mới nhất của ông.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cal-opp-hit-communis-har-08272013061609.html


DÂN LÀM BÁO * THƯƠNG NGHIỆP & HÀNH CHÁNH VIỆT CỘNG

  GẦN 6.700 DOANH NGHIỆP HÀ NỘI  NGỪNG HOẠT ĐỘNG



Anh Tùng (TTXVN) -

Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, 8 tháng đầu năm nay, có gần 6.700 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố phải ngừng hoạt động. Trong số này, có 326 doanh nghiệp thuộc diện phải giải thể; 3.932 doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích và 2.395 doanh nghiệp ở tình trạng tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp Thủ đô rơi vào tình trạng trên được cơ quan thuế xác định là do tiếp tục chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế thế giới cũng như những khó khăn của kinh tế trong nước. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư còn gặp khó khăn.


Trong khi đó, dù thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Thông tư số 16/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính..., nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy hiệu quả cao. Đặc biệt, tồn kho ở một số ngành, lĩnh vực còn ở mức cao, nhất là ở một số lĩnh vực như bất động sản, vật liệu xây dựng...


Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Thái Dũng Tiến cho biết 8 tháng đầu năm nay, tình hình kê khai thuế, nộp thuế của các doanh nghiệp thấp hơn nhiều so cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng 8, tổng thu nội địa của Hà Nội ước thực hiện là 72.392 tỷ đồng, đạt 48,3% dự toán pháp lệnh, bằng 89,8% so cùng kỳ năm 2012.
Cũng theo ông Thái Dũng Tiến, cơ quan thuế Hà Nội nhận định được những khó khăn trên nên đã chỉ đạo toàn ngành thuế Thủ đô tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm cũng như 9 nhóm giải pháp. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Tài chính về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.


Trước mắt, cơ quan thuế Hà Nội sẽ tập trung rà soát, đánh giá lại kết quả thu ngân sách những tháng đầu năm 2013, phân tích rõ, tìm ra những nguyên nhân, những yếu tố làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến từng ngành, từng lĩnh vực thu để từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp, hiệu quả cho công tác thu những tháng tiếp theo; tiếp tục tham mưu kịp thời với thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện công tác quản lý thuế cùng với việc triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, trợ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển nhằm tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.


Cùng thời gian này, trên toàn địa bàn Thành phố có 9.584 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng đại đa số những doanh nghiệp này chưa phát sinh thuế phải nộp, hoặc có phát sinh nhưng số thuế nộp ngân sách nhà nước thấp./. 



Rừng luật rừng: một năm trung bình có 5000 văn bản sai trái



“Tuýt còi” trên 50.000 văn bản sai trái
Tiến Dũng (Kienthuc.net.vn) - Trong 10 năm (2003-2013), các cơ quan kiểm tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, phát hiện trên 50 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.
Đây là thống kê đáng chú ý trong Quyết định công bố 10 sự kiện nổi bật về kiểm tra văn bản trong 10 năm hoạt động (2003 - 2013) do ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Cục KTVB), Bộ Tư pháp, vừa ký ban hành.

Trong đó, Cục KTVB đã tiếp nhận, kiểm tra trên 27 nghìn văn bản, phát hiện trên 4,8 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau. 


Theo đánh giá của Cục KTVB, quá trình kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật dần đi vào nề nếp, có hiệu quả và tác động đồng bộ đến toàn bộ cơ chế xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta ở các Bộ, ngành và địa phương, được dư luận ghi nhận, hoan nghênh.


Cục CSGT đường bộ-đường sắt đã hủy quy định 
"quay phim CSGT làm nhiệm vụ phải xin phép" sau khi Cục KTVB "tuýt còi".
Qua công tác kiểm tra, Cục KTVB đã tham mưu việc phản biện, phản ứng kịp thời về một số chính sách quan trọng liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân như: Quy định về ghi họ và tên cha, họ và tên mẹ trong Chứng minh nhân dân; Xử phạt xe không chính chủ; Quy định về số vòng hoa, không rắc vàng mã, không lắp ô cửa kính trên nắp quan tài…Việc tham mưu kịp thời, chính xác của Cục đã giúp Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp, được dư luận đồng tình, ủng hộ.


Đáng chú ý, Cục KTVB đã phát hiện và kiến nghị xử lý quy định "mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy", góp phần bảo đảm quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng của công dân mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định.
Kiến nghị xử lý 2 văn bản quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ (mà dư luận gọi là văn bản quy định về “ngực lép, chân ngắn”) vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản cũng như đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn sức khỏe không phù hợp, làm hạn chế quyền của công dân được sử dụng phương tiện giao thông.

Gần đây nhất là văn bản gây tranh cãi của Cục CSGT đường bộ - đường sắt về việc "quay phim CSGT làm nhiệm vụ phải xin phép", đã bị Cục KTVB chỉ ra những điểm sai trái và đề nghị xử lý. Hơn một ngày sau, Cục CSGT đã có văn bản hủy bỏ quy định này.
Trước đó, năm 2005, Cục KTVB phối hợp cùng với các Bộ, ngành liên quan đã kiểm tra, phát hiện 46 văn bản của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn, giảm tiền thuê đất, thuế giá trị gia tăng...) trái các quy định của Trung ương, góp phần tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, tránh hiện tượng vì lợi ích cục bộ địa phương tùy tiện “xé rào” về ưu đãi đầu tư, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động ban hành văn bản về ưu đãi đầu tư tại địa phương.


Tiếp đến, năm 2006, Cục KTVB đã phát hiện, kiến nghị 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự kiểm tra, xử lý 91 văn bản quy định trái pháp luật về thẩm quyền, mức phạt, biện pháp xử phạt đối với cơ quan, tổ chức công dân có hành vi vi phạm hành chính. Việc xử lý 91 văn bản của 31 tỉnh, thành phố góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 

PHAN HUY * TÂM SỰ MỘT ĐẢNG VIÊN

Tâm sự một đảng viên





Tôi đã biết mình lầm đường lạc lối
Từ sau cái ngày "giải phóng" Miền Nam
Một mùa xuân tang tóc năm bảy lăm
Đi giữa Sài Gòn, tôi nghe mình thầm khóc.
Tôi khóc Miền Nam tự do vừa mất
Và khóc cho mình, chua xót đắng cay
Nửa đời người theo đảng đến hôm nay
Tưởng cứu nước đã trở thành tội ác.
Bởi tôi quá tin nghe theo lời bác
Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.
Rằng tại Miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng.
Tôi đã xung phong với bầu máu nóng
Đi cứu Miền Nam ruột thịt nghĩa tình
Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu.
Người dân Miền Nam thật là khó hiểu
Nhà khang trang bỏ trống chẳng còn ai
Phố phồn hoa hoang vắng tự bao giờ
Giải phóng đến sao người ta chạy trốn?
Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.
Tôi tìm đến người bà con trong xóm 
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Kí gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một ngươi công chức
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: "Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ."
Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.

MINH THẠNH * PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC


Trang Chủ

Bài viết mới nhất

Phật giáo trong biến đổi xã hội ở Trung Quốc

Minh Thạnh
image
Bài viết này giới thiệu những ghi nhận có liên quan đến Phật giáo Trung Quốc trong công trình nghiên cứu có nhan đề: “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội”, một công trình do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chủ biên TS. Trần Thị Nhung (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2013) (1).
Biến đổi xã hội, đối tượng nghiên cứu của công trình nói trên, gồm biến đổi tôn giáo. Với khu vực địa lý nghiên cứu là các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), biến đổi tôn giáo đương nhiên bao gồm Phật giáo, tôn giáo chính yếu của khu vực này.
Công trình nghiên cứu này xác định biến đổi xã hội là một vấn đề quan trọng trong phát triển đất nước.
Các nước Đông Bắc Á, trong quá trình phát triển, đã có những biến đổi xã hội quan trọng. Do việc gần gũi về văn hóa, địa lý, cũng như có các mối liên hệ sâu đậm, nghiên cứu về biến đổi xã hội và những đối sách cho vấn đề này ở các nước nói trên đã được xác định là cần thiết, có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
Khi nghiên cứu về những biến đổi xã hội ở Trung Quốc, đi sâu vào biến đổi trong đời sống tôn giáo, công trình “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội” đã có những ghi nhận rất đáng lưu tâm:
Biến đổi trong đời sống tôn giáo
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự thăng trầm của các nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế tăng nhanh với cường độ cao cùng với những cải cách về cơ chế quản lý của nhà nước… đã tạo ra những biến đổi nhất định trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á.
Tại Trung Quốc, trong điều kiện kinh tế thị trường, tôn giáo có xu hướng thế tục hóa và đạo Tin Lành có chiều hướng phát triển mạnh hơn. Theo quan niệm đối lập tôn giáo với chủ nghĩa vô thần, tôn giáo hầu như bị cấm tại Trung Quốc trong giai đoạn 1966-1979. Trong hơn 3 thập kỷ vừa qua, nhờ thành công của công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng chưa từng thấy, kéo theo sự phát triển của quá trình đô thị hóa và dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị. Tôn giáo truyền thống có nhiều biến động. Nếu trước đây, các tổ chức tôn giáo truyền thống như Phật giáo và các giáo hội Ki tô giáo hoạt động trầm lắng thì hiện nay có xu hướng khởi sắc trở lại. Nhiều chùa chiền, nhà thờ cũng như các cơ sở thờ tự nói chung được tu sửa, xây mới ở nhiều nơi trên cả nước. Các tổ chức tôn giáo mới bao gồm cả một số tôn giáo đã từng xuất hiện trong thời gian trước đây nay bùng phát trở lại. Điểm nổi bật trong diện mạo đời sống tôn giáo Trung Quốc hiện nay là xu hướng thế tục hóa ngày một mạnh mẽ và sự phát triển của đạo Tin Lành có xu hướng tăng nhanh.
Sau khi Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, dưới sự tác động của kinh tế thị trường, tiến trình thế tục hóa của tôn giáo Trung Quốc có những biểu hiện như sau:
Thứ nhất, chú trọng đến đời sống hiện thực nhưng không từ bỏ tín ngưỡng. Do tác động của đời sống kinh tế hàng hóa và trình độ văn hóa được nâng cao nhất định mà đa số các tín đồ đều không chỉ theo đuổi quan điểm kiếp sau hư ảo mà còn chú trọng hơn tới việc đứng chân trong thế giới hiện thực. Người ta cho rằng, trong kiếp sống hiện thực, con người đã có thể cải thiện đời sống của mình khi sống, cần phải đi tìm hạnh phúc tốt đẹp hiện thực, để khi lên được thiên đàng, đến Niết bàn hưởng thụ những gì không có trong cuộc sống trần gian. Đó là triết lí: “là tín đồ tôi mong đi vào thiên quốc, là người tôi mong đất nước giàu mạnh”. Có thể thấy, đó là một triết lý sống lành mạnh.
Thứ hai, hướng tới đời sống thế tục, nhiệt tình với đời sống thế tục. Tín đồ Ki tô giáo sống đời sống thế tục là điều dễ thấy và dễ hiểu. Ngay cả tín đồ Phật giáo cũng thay đổi lối sống rất nhiều. Không ít nhà sư có cuộc sống không khác các quan chức thế tục. Ngoài việc cắt tóc, ăn chay, niệm Phật ra, họ cũng đủ xe hơi, điện thoại di động, thảm trải, điều hòa nhiệt độ… Nhiều Phật tử có lương cố định từ công việc nhà chùa, những người chuyên cần với công việc nhà Phật còn có tiền thù lao. Các tôn giáo đều nhiệt tình với công tác xã hội thế tục, đua nhau mua tín phiếu kho bạc, tích cực quyên tiền cho các công ty hy vọng, bỏ tiền tài trợ xây dựng sân bay, mở đường sắt.
Trong làn sóng kinh tế thị trường, Phật giáo và Ki tô giáo tỏ ra rất linh hoạt. Dưới danh nghĩa “tự nuôi mình”, Ki tô giáo tìm cách lập ra các thực thể kinh tế. Có nơi, tín đồ lập “xí nghiệp tam tự”, “Cửa hiệu tam tự”, “Bệnh viện Tam tự”. Có giáo hội mở các ngành dịch vụ công thương nghiệp, mốc nối với ngân hàng, thành lập các đại lí tích tiền…
Phần lớn chùa chiền đều được xây dựng trong rừng rậm, núi cao, phong cảnh tuyệt đẹp. Phật điện, bảo tháp, kiến trúc, thơ và câu đối… đều có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch… Những điều đó đã khiến đền chùa ở Trung Quốc trở thành những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Có chùa còn mở cả phòng trà, khách sạn, quán ăn… như một xã hội thu nhỏ tổng hợp. Vé vào cửa chùa cùng với các dịch vụ dành cho khách du lịch là những khoản thu nhập khá lớn. Chốn cửa thiền xưa kia thâm nghiêm, các nhà sư vốn lấy cuộc sống thanh bần làm cao cả, nay trở thành nơi huyên náo, những kẻ tu hành trở thành những người làm ăn chạy theo lợi nhuận…
Tôn giáo Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì được chức năng xã hội vốn có của nó là coi trọng tình cảm con người và giáo dưỡng đạo đức xã hội, song xu hướng thế tục hóa nói trên, tuy là xu hướng có tính thế giới, nhưng không khỏi ảnh hưởng phần nào đến các giá trị truyền thống của tôn giáo Trung Quốc.
Công cuộc cải cách mở cửa đã đem lại một diện mạo mới cho xã hội Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, tôn giáo Trung Quốc cũng bắt đầu phục hưng. Theo đánh giá của các học giả nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc thì đạo Tin Lành là một thành tố nổi trội trong quá trình phục hưng tôn giáo nói chung sau cải cách mở cửa tại đất nước này.
Việc thống kê lượng tín đồ Tin Lành ở Trung Quốc hiện nay là một công việc khó khăn và kết quả thu được thường khó sát với thực tế. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo Trung Quốc cho thấy, con số tín đồ hàng năm do tổ chức Tam tự công bố rất khác biệt so với số liệu của các tổ chức hải ngoại. Nguyên do là tổ chức Tam tự chỉ thống kê dựa trên những số liệu chính thức của các tổ chức Tin Lành hoạt động có đăng ký với chính phủ. Trong khi đó, trên thực tế lại tồn tại một lượng rất lớn những tín đồ Tin Lành hoạt động không đăng ký thường gọi là tín đồ “tại gia”. Theo công trình Tông giáo ở Trung Quốc của tác giả Lữ Vân thì Tin Lành ở Trung Quốc tăng nhanh từ những năm 1980, từ 3 triệu người năm 1982 lên 4 triệu người năm 1989. Vào năm 1993, theo một nghiên cứu của Hunter và Chan, con số 5 triệu tín đồ chính thức là không khớp với khoảng 20 triệu hoặc hơn thế trong thực tế. Theo công bố gần đây của Tam tự thì tính đến năm 2000, trên lãnh thổ Trung Quốc có 13.000 giáo hội, 35.000 điểm hội họp và 15 triệu tín đồ. Như vậy, nếu gộp cả số tín đồ “tại gia” thì con số sẽ lớn hơn rất nhiều. Trong vài năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc cũng tiến hành thống kê số lượng tín đồ và ước tính con số này dao động từ 25 đến 30 triệu người. Có ý kiến cho rằng con số có thể lên đến 50 triệu người.
Từ thực trạng này, các nhà nghiên cứu đánh giá:
Thứ nhất, sự phát triển của đạo Tin Lành tại Trung Quốc từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay diễn ra khá đột biến. Điều này đã dẫn đến sự đảo nghịch về tỷ lệ tín đồ giữa Tin Lành và công giáo so với thời kỳ trước đó và sau này. Hiện nay, số lượng tín đồ Công giáo ở Trung Quốc có khoảng 10 triệu người. Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, con số này là khoảng 3 triệu người, trong khi số lượng tín đồ Tin Lành mới có khoảng 700.000 đến 1 triệu.
Thứ hai, sự phân chia thành bộ phận: các giáo hội có quan hệ với Tam tự và các cộng đồng tự quản chỉ có ý nghĩa tương đối vì trong thực tế, các tín đồ của hai bộ phận này vẫn có liên hệ với nhau và ranh giới rất không rõ ràng.
Hiện nay, toàn Trung Quốc có 13 chủng viện thần học ở các vùng khác nhau với lượng học viên khoảng 700 người. Tại Nam Kinh tỉnh Giang Tô, Trường Cao đẳng Thần học Hiệp hội Nam Kinh là trường Thần học quốc gia được Ủy Ban Phong trào Yêu nước Tam tự của Giáo hội Tin Lành Trung Quốc thành lập năm 1952 khi có 12 chủng viện và trường Thánh kinh Tin Lành hợp nhất với nhau. Năm 1961, Chủng viện Thần học Hiệp hội Diên Khánh được nhập vào đó. Trường có nhiệm vụ đào tạo các giáo sĩ phù hợp với nguyên tắc Tam tự, các giáo sĩ yêu nước, các giáo viên thần học, các nhà nghiên cứu thần học và tôn giáo, các nhà hoạt động chuyên nghiệp có khả năng giảng dạy thần học, âm nhạc và nghệ Ki tô giáo, những người trung thành với lý tưởng Tin Lành và ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Chủng viện có thái độ tôn trọng các giáo phái Tin Lành khác nhau, kết hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc với tất cả những mặt đó, giúp xây dựng một nền thần học Tin Lành Trung Quốc. Từ năm 1980 đến năm 1991 đã có hơn 300 chủng sinh tốt nghiệp được cử đến làm việc tại các nhà thờ trong toàn quốc. Ngoài ra còn có 12 trường thánh kinh địa phương ở các thành phố Bắc Kinh, Thẩm Dương, Thượng Hải, Hàng Châu, Phúc Châu, Tế Nam, Hợp Phì, Vũ Hán, Quảng Châu, Tây An, Thành Đô và Côn Minh.
Thứ ba, vấn đề giáo hội và Nhà nước trong cộng đồng Tin Lành ở Trung Quốc khá phức tạp. Có một thực tế là nhiều tín đồ Tin Lành tại Trung Quốc chọn cách sinh hoạt tự quản, khép kín mà không đăng ký công khai. Các học giả phương Tây cho rằng do sự kiểm soát gắt gao của nhà nước khiến nhiều tín đồ Tin Lành rời bỏ các giáo hội công khai (có đăng ký) để đến với các giáo hội tại gia. Điều này cũng có nghĩa là khi xuất hiện tình thế đối đầu với chính phủ thì các tổ chức Tin Lành có một lực lượng hậu bị thực tế lớn hơn nhiều so với danh nghĩa” (trang 61-67, sách đã dẫn).
Tình hình được ghi nhận như trên có rất nhiều điểm để chúng ta đáng lưu ý.
Trước hết, Phật giáo Trung Quốc được ghi nhận là có sự phục hưng, nhưng cùng theo đó là những biểu hiện không lành mạnh, và mức độ phát triển của Phật giáo Trung Quốc cũng không được như các tôn giáo khác. Phật giáo Trung Quốc, như thế, là có bước tiến so với chính mình. Tuy nhiên, nếu so sánh trong bức tranh tổng thể tôn giáo ở Trung Quốc, thì lại thấy bước lùi ở Phật giáo.
Phật giáo Trung Quốc biến đổi theo hướng hủ bại, tha hóa, thế tục hóa, đánh mất những giá trị tinh thần thiêng liêng, chạy theo những giá trị vật chất trước mắt, kinh doanh hóa, thương mại hóa…
Những điều đó đang diễn ra trong bối cảnh đạo Tin Lành phát triển mạnh ở Trung Quốc. Sự bùng phát đạo Tin Lành đã tạo nên nét chính trong bức tranh tôn giáo ở Trung Quốc. Tình hình này đương nhiên tạo nên áp lực cho tất cả các tôn giáo khác ở Trung Quốc, trong đó có Phật giáo.
Phật giáo Trung Quốc phải đối mặt với thách thức đến từ bên trong, là sự hủ hóa tự thân, và thách thức đến từ bên ngoài, áp lực cải đạo do Tin Lành mang đến.
Điều bi đát là Phật giáo Trung Quốc lại không nhận thức về hiểm họa này, mà có vẻ vẫn tăng tốc trên con đường thế tục hóa. Tình hình được ghi nhận như trên là hết sức bi quan đối với Phật giáo Trung Quốc. Thế tục hóa đồng nghĩa với diễn biến suy thoái, thiểu số hóa, khủng hoảng lòng tin…
Công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, qua ghi nhận tình hình như trên, đã nói đến một khả năng rất đáng lưu tâm, là khả năng “xuất hiện tình thế đối đầu với chính phủ” và nhất là khi xuất hiện tình thế này “thì các tổ chức Tin Lành có một lực lượng hậu bị thực tế lớn hơn nhiều so với danh nghĩa”.
Tin Lành Trung Quốc rõ ràng là lớn mạnh, Phật giáo Trung Quốc đang bị thế tục hóa. Tình thế đó dẫn đến tình thế đối đầu giữa Tin Lành với chính phủ Trung Quốc. Và nghiêm trọng hơn cho chính phủ Trung Quốc, lực lượng Tin Lành, trong thế mạnh lên, vẫn duy trì ẩn số bí hiểm về thực lực, tức là không thể biết mạnh đến mức nào!
Công trình nghiên cứu “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về những biến đổi xã hội”  ngay trong phần đầu, đã lưu ý về sự gần gũi và tương đồng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á đối với Việt Nam: “Do sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về văn hóa và sự phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á nên đối sách của các quốc gia này trong bối cảnh mới sẽ có những tác động đến Việt Nam. Vì vậy, việc tìm hiểu những đối sách mà chính phủ các nước Đông Bắc Á thực thi trước những biến đổi xã hội để gợi mở những vấn đề về kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội là một việc làm cần thiết”.
Vì vậy, tình hình tôn giáo ở Trung Quốc, trong đó có Phật giáo, với những biểu hiện như đã ghi nhận, là rất đáng lưu tâm, đối với từ tăng ni Phật tử, hàng giáo phẩm Phật giáo, cho đến giới nghiên cứu tôn giáo, khoa học xã hội, và cả đối với quan chức chính quyền.
MT
(1)    Sách có bản in rất hạn chế, 300 bản phát hành toàn quốc, tuy nhiên rất hữu ích vì có nhiều tư liệu quý
*****
Nguồn:
http://www.phattuvietnam.net/author/minhthanh/

No comments: