Thursday, October 27, 2016

QUỐC HUY - HUY PHƯƠNG - PHAN - HUY LÂM

QUỐC HUY * BBC


Điều Đã Biết Về BBCSuy Nghĩ về Giá Trị của Đài BBC World News

Quốc Huy

Trong thời gian tháng 7, 8 năm 2013, đài BBC World News đã trình chiếu 1 series về VN thời cs với title là "VN Direct ". Chúng tôi đã theo dõi khoảng 5 lần chiếu của programs này với nhiều hăm hở tin rằng là sẽ đưọc nhìn thấy những "thực trạng sống tại VN " sau đó thì chúng tôi bắt đầu chán vì thấy tính chất của những phóng sự này chẳng khác gì các đoạn phim tuyên truyền của nhà nưóc và đảng csvn về tính ưu việt và bách chiến bách thắng của của họ. Thực sự về những phóng sự của VN Direct là chỉ " phản ảnh " 1 phần rất nhỏ của thực trạng đời sống tại VN hiện nay, 
 
Rất nhỏ của đời sống bởi vì những cảnh ăn chơi, phồn vinh giả tạo của VN chỉ dành cho 1 số ít giai cấp của những cán bộ đảng viên cs có chức, quyền, những gia đình, thân nhân của họ, những trọc phú cs, những việt kiều, những ông tây bà đầm tới VN đầu tư, du hí, du dâm, peadophile..vv..còn đại đa số ngưòi dân VN nghèo khổ đang im lặng cam chịu những bất công, áp bức của chế độ độc tài, buôn dân bán nưóc csvn thì không hề đưọc nói, nhắc tới. 
 
Chúng tôi nghĩ rằng số đảng viên csvn, những kẻ hưỏng lợi, đặc quyền, đặc ân từ chế độ độc tài cs chỉ khoảng trên dưói 6 triệu, trong khi đó dân số VN hiện nay khoảng trên dưói 85 triệu dân như thế thì có phải là đa số phải không? Nếu đúng vậy thì rõ ràng là BBC World News không làm đúng thiên chức truyền thông của họ( nghĩ cho cùng thì cái nưóc Anh tự cho là Văn Minh cũng không hơn gì CSVN Man Rợ-- chỉ chuyên giả dối, bịp bợm. Nưóc Anh tự cho là Văn Minh đem ánh sáng đi Khai Hoá các nưóc Man Rợ trên thế giới thời thực dân cũ, CS Man Rợ bởi vì chúng vô đạo đức, vô luật lệ.... giết ngưòi bừa bãi, tuỳ tiện ghét ai thì chúng lôi ra giết thiếu điều là chưa ăn thịt luôn nạn nhân--trưóc đây, csvn cứ thấy ai giàu,có tài sản, có học, giai cấp không phải là bần cố nông thì cs kết tội mang ra giết, cưóp tài sản...bắt mọi ngưòi phải dò xét, canh chừng lần nhau và chỉ trung thành với đảng cs--)

Nếu 1 ngưòi có ít suy nghĩ và nhận xét sau khi theo dõi 1 số series VN Direct của BBC World News sẽ nhận ra ngay sự giả dối của chưong trình này. Xin đưọc trình bày lý do. Không 1 chế độ hay 1 quốc gia nào trên thế giới toàn hảo ngay như tại những nưóc giàu có, sieu cưòng kinh tế quân sự trên thế giới như Mỹ, Pháp, Ý, Spain, Grece, Russia,vv.. đều có những mặt trái của nó thí dụ những vấn đề xã hội như thất nghiệp, nghèo, ngưòi vô gia cự (homeless)..nưóc Mỹ là 1 siêu cưòng kinh tế Thế giới mà không ai có thể phủ nhận nhưng tại quốc gia này ngưòi homeless sống trong những nhà làm bằng carton, những lều nylons đầy dẫy ( tại nhiều thành phố ở Mỹ ngưòi homeless sống thành những làng hay làm thành những khu trên những đưòng phố ở Cali, có những kẻ phải sống chui rúc trong những hầm metro bỏ hoang ở NY, sống ở những hầm ở sâu dưói đất--có rất nhiều thiên phóng sự về đề tài này chiếu thưòng ở các đài Arte, TF4, FranceO, Planet Nolimit,vv..), ở Pháp cũng thế ,
 
 
 Ý trong thời kỳ kinh tế suy thoái nhiều ngưòi phải tự tử vì không đủ tiền trả tiền nhà, ăn, Spain cũng có những trưòng hợp tự sát vì không đủ tiền để sống, Grece cũng có những trưòng hợp tưong tự, tại Russia nưóc hậu CS càng tệ hơn mức sống ở đây rất khắc nghiệt ngưòi giàu thì quá giàu ngưòi nghèo thì quá nghèo, tại Russia có rất nhiều trẻ mồ côi sống vất vưỏng ngoài đưòng phố, đa số vưóng vào vòng nghiện ngập ma tuý và rơi vào đưòng làm điếm rất sớm ..dĩ nhiên là số phận của những đứa trẻ này chung cuộc đều rất bi thảm. Cũng xin đưọc nhấn mạnh 1 điều mà không ai có chối cãi là những nưóc kể trên đều là những nưóc có nền kinh tế mạnh hơn VN thời CS gấp nhiều lần, họ không có những Hội Từ Thiện đi xin tiền như VN, họ cũng không trong danh sách những nưóc nghèo để xin ân huệ kinh tế của thế giới như giảm thuế, quyền Lợi kinh tế, đầu tư...

Trong khi BBC World News chiếu những cảnh hào nhoáng, những nhà cao tầng, những biệt thự, những thành tích những chỉ số phát triển vuợ trội của xã hội VN dưói thời cs cai trị ( việc này ai đã từng sống với vc đều biết những bảng số, chỉ tiêu của vc đều không thực, nó chỉ là sự khuếch đại quá mức, đây là 1 cái bịnh trong số nhừng( maladies, sickness ) của cs như bịnh thành tích, bịnh nói dối, nói dài, dai, dở....) ,khung cảnh ăn chơi xa hoa, xài tiền như nước ở HCM city của những tay trọc phú thời đại cs và những hình ảnh những technologies tân tiến từ Mỹ đang đưọc xử dụng tại VN...thì những tin ngoài luồng từ các bloggeurs VN lại hoàn toàn tưong phản về hiện trạng của xã hội VN, 1 xã hội mà đạo đức xuống dốc thê thảm, 1 nền kinh tế tụt hậu với những món nợ cực lớn, những sai trái, tham nhũng thối nát, ngu dốt của những cán bộ csvn, rồi tới những tệ nạn xã hội như trộm cưóp, tham nhũng, tới ô nhiễm không khí, thức ăn, nưóc uống, nạn hàng giả , độc lan tràn ở VN..vv.. Vậy 
 
Sự Thật ở đâu? Có thể giải thích hiện tưọng này là nhũng bloggeurs "phản ảnh " đời sống của hơn 80 triệu dân VN, đài BBC World News thì trình chiếu về đời sống của thiểu số giàu có, trọc phú, con ông cháu cha cán bộ cs VN, những việt kiều, khách du lịch nưóc ngoài tới VN đầu tư, du hí, du dâm, peadophile, sex tourist... như thế chứng minh rằng
BBC World News là 1 chưong trình của nhà nưóc csvn đang tuyên truyền giả dối bịp bợm du luận thế giới và cđ ngưòi Viêt tại Hải Ngoại.

Trên đài France24 News cho biết, mức lưong trung bình của Ethiopie là 11€/tháng, Pakistan và VN trung bình là 28€/tháng.
Tại Pakistan, Ethiopie đời sống ở đây qua những reportages cho thấy rất nghèo, cực. Nhiều gia đình, trẻ em phải sống trên những bãi rác họ bới rác để sống. Nhiều trẻ em phải làm việc ở những xưỏng để sống( trưòng hợp bị bỏ rơi hoặc mồ côi), phụ giúp gia đình. 
 
Ở VN cũng thế, nhiều ngưòi, trẻ em phải sống với nghề lưọm rác, nhiều trẻ em không có điều kiện tới trưòng, bị rơi vào nhữn ổ mãi dâm ở Cao Mên, Thái Lan, Taiwan, Hong kong, Mã Lai,vv... điển hình là rất nhiều trưòng hợp thưong ta^m của những em đã đưọc nói đến trong những reportage của những tố chức chống nạn buôn ngưòi và trẻ em. Cũng phải nói đến tới những vụ xin tiền, Từ Thiện của rất nhiều tố chức tại VN đang hoạt động rất mạnh hàng năm thu rất nhiều tiền chứng minh rằng những sự việc nghèo khổ của ngưòi Việt là tồn tại, có thực ( nều không có nghèo khổ tại VN thì làm sao có việc xin tiền, quyên góp Từ Thiện ?) 
 
Trong khi BBC đã trình chiếu những cảnh nghèo khổ, bất công, tham nhũng thối nát của nhà nưóc tại các nưóc trên thế giới ( Pakistan, China, India, Birmanie, Thailand, Malaysia, Indonesia, ..) thì tuyệt nhiên họ không đả động 1 chữ tới những bất công, tệ nạn tại xã hội VN ( thí dụ như nạn cưóp nhà, đất của cán bộ cs, tham nhũng thối nát, sự chênh lệch giữa giàu và nghèo trong xã hội VN, tình trạng tha hoá, mất phưong hưóng của giới trẻ VN, tới việc trẻ em sa vào ma tuý, đĩ điếm, thất học, tới việc cán bộ cs tổ chức những đưòng dây buôn ngưòi, trộm cưóp trồng ma tuý tại các nưóc phưong tây,vv...) Tuyệt nhiên không, chỉ thấy những cảnh phồn hoa, kinh tế thịnh vưọng giả tạo tại VN.

Tại sao 1 đài TV, Medias lớn có tiếng như BBC World News lại có thể bỏ mặc Danh Dự, Đạo Đức của thiên chức Truyền Thông mà từng rao giảng từ bao lâu nay là Tôn Trọng Sự Thực, Tính Trung Thực, Vô Tư của Medias phục vụ cho những Tư Tưỏng Cao Cả của NHân Loại chống áp bức, bất công, những chế độ độc tài phi nhân, vô Dân Chủ trên thế giới lại cúi mặt lòn trôn duới háng tên csvn, chấp nhận làm cái loa tuyên truyền cho chế độ độc tài cs tại VN?
 
 Lý do gì mà BBC World News xuống cấp thê thảm, vô đạo đức nghề nghiệp như thế? Thì ra ảnh hưỏng của kim tiền nó cực kỳ to lớn, (dù tiền từ dơ bẩn do vc vơ vét, bóc lột từ đất nưóc, nhân dân VN có đưọc) nó có thể làm những thứ Giá trị, biểu hiện của Lý Tưỏng Cao Cả của 1 thời mà Nhân Loại hàng tin tưỏng, ngưõng mộ( Danh tiếng của BBC khắp thế giới vì nhiều ngưòi tin rằng BBC không khuất phục trưóc bạo lực, cưòng quyền, những thế lực tài phiệt, những chế độ độc tài trên thế giới) có thể cúi mặt khuất phục dưói chân bọn vc, thật không thể tưỏng tưọng, không thể ngờ đưọc. 
 
Đưọc biết là những công ty của Anh đang hợp tác làm ăn với đảng csvn. thí dụ như BP đang khai thác dầu, nhà bank của Anh đang làm ăn tại VN,... Vì quyền lợi kinh tế, các tài phiệt Anh, Do Thái đã "lịnh " BBC làm cái loa tuyên truyền cho chế độc tài csvn. Thật là thất vọng về cái tính giả dối ( hypocrite) của nhà nưóc, giới chính trị, Medias nưóc Anh khi họ rêu rao tính Dân Chủ, Công Bằng để kêu gọi dư luận thế giới ủng hộ cho lực lưõng bà Ang sun Kiu tại Birmanie đồng thời họ lại chấp nhận làm tay sai csvn, làm 1 cái loa tuyên truyền cho chế độ độc tài cs tại VN để bịp bợm thế giới. Khi nh'ưng Giá Trị, Tinh thần, Chân Lý không còn nữa, Nhân Loại sẽ đi về đâu?

-

HUY PHƯƠNG * KHÔN VẶT

Khôn vặt

huyp082213
Huy Phương
Dân hai nhăm triệu ai người lớn? 
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con
- Tản Đà: “Mậu Thìn Xuân Cảm”


Thuở còn trẻ đọc các chuyện đi sứ trong đó có chuyện Mạc Đĩnh Chi, tôi thấy rất phục tài ứng đối của ông Trạng Nguyên này. Một lần Mạc Đĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên, trong phủ trang hoàng lộng lẫy, giữa phòng có treo một bức trướng thêu hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông rất sinh động, Trạng ngỡ là chim sẻ thật nên đưa tay ra bắt, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên đều phá lên cười và có ý cho là người phương xa bỉ lậu. Mạc Đĩnh Chi nhanh trí chữa thẹn, vội lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh. Trong khi mọi người đều kinh ngạc, ông nghiêm mặt giải thích: “Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân, nay tể tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân”.

Nay trên đầu đã hai thứ tóc, nghĩ lại chuyện xưa, muốn chửi gia chủ là ngu, treo tranh không biết ý nghĩa, hay mượn cớ chửi quần thần của nước người ta là đám tiểu nhân, mà làm trò “vờ vĩnh” rồi hung hãn xé tranh nhà người thì tài ngoại giao của Đĩnh Chi quả thực cũng còn nhiều vấn đề cần bàn. Xem lại những chuyện thuộc giai thoại làng nho, đến những chuyện tiếu lâm dân gian thì giật mình thấy dân Việt trong đó có mình, xem chừng rất thích những trò nghịch lỡm, khôn vặt hay miệng lưỡi trí trá, đốp chát với người hơn là làm việc đứng đắn.

Những chuyện như Trạng Quỳnh gạt tiền bà chúa Liễu, làm sớ dâng sao chữa bệnh cho công chúa bị lên sởi, hay ăn cắp mèo của Chúa hay đến chuyện hai anh chàng “thông minh nhưng thất bại trong khoa cử”, Ba Giai tuột quần giữa chợ để đôi co với cô bán hàng là “nâu này của cô hay của tôi”, Tú Xuất giả mù qua cầu để nhìn các cô tắm truồng dưới suối, ra chợ mua chim để tìm cách bóp vú cô bán hàng, hay lừa quán cơm để đòi bồi thường mấy chục lạng bạc. Những chuyện lưu manh trò trí trá như vậy lại được dân chúng truyền tụng, viết thành tuồng, chèo, kịch để công diễn và già trẻ lớn bé xem chừng đọc một cách hả hê thỏa mãn. Không tin bạn cứ google “trạng Quỳnh” và “Ba Giai Tú Xuất” thử xem tìm được bao nhiều trang web có “chuyên đề” về những nhân vật này.

Chắc chắn khả năng ngôn ngữ là một phần của trí thông minh, nhưng khả năng này có khi biểu hiện qua những bài hiệu triệu cảm động lòng người hay phân tích tổng hợp nâng cao dân trí, thì có khi chỉ là những trò “xảo ngôn” lừa lọc hay miệng lưỡi ganh đua vụn vặt, thứ vụn vặt quanh bữa cỗ ngoài đình làng. Thế nhưng ganh đua đốp chát nhỏ mọn ngoài đình lại không phải là trò của đám “tiểu nông” như các nhà trí thức chuyên nghiên cứu văn hóa Việt Nam vẫn thường hay đổ tội, mà là của đám nhà nho “tiểu trí thức”, trong đó quyền lực của quan lại cũng không mà sức lực của nông dân cũng không.

Người có quyền lực hay sức lực muốn can thiệp hay thậm chí áp chế người khác chắc không ai cần “nói cạnh nói khóe”. Ký cho đối phương một cái lệnh tống giam hay “quai” cho một cú vào hàm là giải quyết ngay công việc. Thế nhưng nếu không có sức có quyền, nói thẳng thì sợ bị đáp trả, thì tốt hơn hết có lẽ là “chỉ tang mạ hòe” (chỉ vào cây dâu mà lại mắng cây hòe). Đối phương có biết mình ám chỉ thì không có bằng chứng cụ thể để đáp trả. Chẳng lẽ lại tự nhận là người ta đang chửi mình, rồi chửi lại.



Trò “chỉ tang mạ hòe” quả là khôn. Nhưng thiết nghĩ nó là loại khôn vặt, xuất phát từ thế của kẻ yếu. Mà đã chuyên khôn vặt thì khó mà có đầu óc khôn lớn. Người Việt chúng ta không nhiều thì ít thường hãnh diện về cái khôn ngoan lanh lẹ này nhưng qua thực tế lịch sử cái khôn vặt này chưa thấy đem đến phát minh sáng kiến, chính sách ích quốc lợi dân nào mà chỉ dẫn đến những trò tham vặt gian vặt.

Lại trong một xã hội mà “thẳng thắn thật thà thường thua thiệt, lọc lừa lươn lẹo lại lên lương” như hiện nay ở Việt Nam, thì số người muốn dùng trí tuệ, tài năng, và công sức của chính mình để thành công lại càng khan hiếm. Đa số chỉ muốn dùng thủ thuật, mánh mung để đạt được kết quả hay tìm kiếm lợi nhuận trước mắt. Cẩm nang khôn vặt của Việt Nam chứa không ít ca dao tục ngữ, “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”, “lanh mồm miệng, đỡ chân tay”, “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, v.v...



Báo chí trong nước tường thuật không ít về những trò tham vặt của dân Việt “hiện đại”. Trong lãnh vực học thuật có chuyện ông Tiến sĩ-Phó Giáo Sư Nguyễn Chí Bền, Viện Trưởng Viện Văn Hoá-Thông Tin (!) ăn cắp tài liệu nghiên cứu của GS Tô Ngọc Thanh về văn hóa chiêng cồng của đồng bào dân tộc để in sách làm của mình. Chơi trội hơn với tầm mức quốc tế là Thạc sĩ Lê Đức Thông sinh năm 1981 bị các chuyên san Natural Science, Journal of Modern Physics, Physics Letters B, Europhysics Letters, tuyên bố rút bỏ các bài “nghiên cứu” của ông này và nhóm đồng tác “giả” vì tội đạo văn.

Trong lãnh vực văn nghệ thì nhạc sĩ trẻ Trương Tuấn Huy thú nhận lấy sáng tác “Chút Tình” của Trường Nhân, sửa tên thành “Chút Tình Phai” đem bán. Một nhạc sĩ tương đối có tên tuổi là Bảo Chấn thì cũng “đạo” bản “Frontier” và “Crescendo” của Keiko Matsui để hô biến thành bài “Tình Thôi Xót Xa” và “Dường Như”. Nói về nạn nhân thì nhạc sĩ Trần Duy Đức ở hải ngoại cũng bị các nhạc sĩ “tài hoa” ở trong nước “thuổng” bài “Nếu Có Yêu Tôi”. Chuyện ma của Nguyễn Ngọc Ngạn thì được một nhà xuất bản trong nước “cầm nhầm” đổi nhan đề, đổi tên tác giả và đem xuất bản, bán lấy tiền.



Trong chuyện chính trị Việt Nam thì ông tổ khôn vặt là Hồ Chí Minh. Từ chuyện cướp danh hiệu và công trình các bậc tiền bối như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, chuyện tổ chức tổ chức đón tiếp Pháp đến Hà Nội ngày 19/5 mà lại nói là mừng sinh nhật của mình, đến chuyện viết sách ký tên người khác để tự tâng bốc mình trước sau gì cũng bị phơi bày sự thật.

Một trong những chuyện tiêu biểu cho sự “khôn ngoan” của người đứng đầu miền Bắc được nhân dân “truyền tụng” là chuyện bắt tay một bộ trưởng Pháp của Hồ Chí Minh. Trong lần tới thăm Bộ trưởng Bộ Hải Ngoại Marius Moutet năm 1946, ông Hồ đang đi lên các bậc tam cấp thì ông Moutet giơ tay ra bắt tay khi đang đi xuống. Ông Hồ vờ không thấy, cúi xuống bế và âu yếm bé gái đi cùng ông bộ trưởng trong khi vẫn bước tiếp lên. Chỉ khi ở bậc thang ngang hàng với Moutet, ông Hồ mới đưa tay ra bắt. Chỉ tội nghiệp cháu bé gái.



Nối tiếp tấm gương tiền bối lãnh tụ, các quan lại Cộng Sản đời nay lại tiếp tục ngụy tạo bằng chứng trốn thuế để bắt giam Điếu Cày và Lê Quốc Quân, ném đồ dơ vào nhà người đấu tranh dân chủ như Bùi Minh Hằng và Huỳnh Ngọc Hiếu, chụp mũ bằng bao cao su “qua sử dụng” như Cù Huy Hà Vũ, cho công an giả dạng côn đồ hay cho côn đồ giả dạng công an.



Không chỉ quê nhà mà chuyện quê người cũng lắm, chuyện “ở quanh đây, đâu là chuyện bất ngờ”. Từ chuyện nhỏ kiểu “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ”. Làm trong công sở thì ăn cắp giấy bút, làm ở bệnh viện thì ăn cắp bao tay, kim chích đem về nhà. Lại nghe chuyện một bà chủ tiệm nail không dám bỏ ra mấy đồng mua bao thư, mà đến nhà băng ăn cắp bao thư deposit ở chỗ máy ATM, để bỏ tiền trả lương nhân viên.

Đến chuyện lớn, một số tổ chức đấu tranh dân chủ hải ngoại đôi khi cũng đâm lén vài dao vào lưng nhau, tranh công đoạt lợi, hay thập thò đi đêm, rồi chờ đèn xanh đèn đỏ, thay vì tập trung trí khôn xây dựng lực lượng, phát triển đường lối, ngày đêm chờ ngày phục quốc.

Ngẫm nghĩ lui tới thì quả thật khôn vặt sẽ dẫn đến tham vặt mà tham vặt lại dẫn đến khôn vặt. Cái trí khôn nhỏ bé thì chỉ thấy lợi trước mắt, không nghĩ đến hậu quả lâu dài hay sâu rộng. Cái lòng tham nhỏ bé thì chỉ vận dụng trí khôn vừa phải để học hành đối phó, để lừa lọc vài người.

Đất nước bây giờ tụt hậu cả vài trăm năm so chỉ với những quốc gia trong vùng. Với cái “đỉnh cao” khôn vặt tham vặt đó thì có đến ngàn năm sau cũng khó thấy dân tộc này “rồng bay” hay “hổ nhảy”. Biết đến khi nào dân mình mới bớt cái khôn vặt và trưởng thành để hết là “trẻ con” như nhà thơ Tản Đà đã phán?

Huy Phương

GOC CỦA PHAN * VỀ QUẬN CAM

Góc của Phan: Về quận Cam

vequancam0813
1.


Trong đời sống bây giờ, một niềm vui nhỏ như viên kim cương chỉ bằng nửa hạt đậu xanh. Nhưng người chồng có nhã ý tặng người vợ từ năm trước, thì xé nháp năm nay đi; vì năm tới anh ta cũng chưa mua được. Bởi check tiền lương của anh ta chưa về thì xấp bill chờ thanh toán trên bàn viết, (kệ bếp) đã dầy hơn tấm check tiền lương gấp bội;

(nếu là anh đang trong hoàn cảnh thất nghiệp thì không còn gì để nói nữa!) Hay một khoảnh khắc được vui trong đời sống bây giờ cũng thế! Giả sử như bất chợt thấy một thanh niên cầm tay, dắt bà cụ không quen qua đường; hay một người lớn móc túi mấy đồng bạc cắc để tặng không cho đứa bé không quen khi thấy mắt nó dán mắt vào những viên kẹo xanh xanh đỏ đỏ trong tủ kẹo ở cửa chợ... Chính những khó khăn của đời sống bây giờ đã làm cho cuộc sống bớt đi nhiều hình ảnh đẹp, sự thi vị vốn có của cuộc sống muôn màu, khi mười người thì chín người đã lâm hoàn cảnh lực bất tòng tâm, cái khó bó cái khôn.

Niềm vui mong manh trong đời sống bây giờ mà nói đến cả ngày vui thì hơi nói quá! Lại còn tiếc rẻ là sao ngày vui qua mau thì thật là tham lam. Nhưng kỳ thực tôi đã có được những ngày vui (hiếm hoi) trong suốt những năm dài làm con ma đêm với chữ nghĩa. Đó là những ngày vui hội ngộ của giải Viết Về Nước Mỹ năm 2013.

Trong không khí hội ngộ của người Việt hải ngoại ở bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ, (thế giới) thì cũng hoan hỉ người về từ những thành phố khác, đất nước khác; hân hoan đón chào của bạn hữu địa phương. Hình ảnh từng nhóm người vui, nói, cười trên đường phố, trong quán ăn, nơi chợ... rất dễ dàng nhận ra là người điạ phương đang hướng dẫn bạn bè từ xa về. Khác với bạn bè chung thành phố, họ thường yên lặng đi bên nhau, dường như chỉ để chia sẻ cái nhọc nhằn viễn xứ...

Nhưng tôi đến Quận Cam mà cứ tưởng quận chanh vì chua thật. Cái ông Hãng máy bay AA bán vé “none stop” từ Dallas-Fort Worth Airport đến John Wayne Airport. Thế mà đổ tôi xuống Los Angeles. Rồi bỏ con giữa chợ đời - đầy Mỹ đen lãnh cảm. Họ mặc đồng phục nhân viên AA trong phi trường Los, đi tới đi lui khệnh khạng. Nhưng chỉ để lãnh lương vì tôi hỏi ai thì họ cũng bảo là chờ họ một phút... rồi họ lặn mất tiêu!

Tôi hỏi người phụ nữ Mễ, hành nghề quét dọn trong phi trường. Cô ta là người tử tế nhất ở Los. Cô ta nói: “Ông đã ra khỏi phi trường. Bây giờ muốn trở vô thì phải qua thủ tục khám xét. Chắc chắn là trễ chuyến bay chuyển tiếp ông về John Wayne. Và ông sẽ phải mua vé, chừng $150. (Còn chuyện ông đi none stop đến John Wayne - sao lại bỏ ông xuống Los thì tôi không biết!) Nếu bây giờ ông đi taxi về phi trường John Wayne, thì chừng $120. Tiết kiệm nhất là ông ra đón Super Shuttle để về Bolsa, chỉ khoảng $40...”

Tôi cảm ơn Phật bà dưới thế vì Phật bà trên trời trắng hơn cô ta nhiều. Sau đó, gọi cho bà Phật Huyền Thoại đang trên đường từ San Jose về Quận Cam bằng xe, “Chị ơi! AA bỏ em xuống phi trường Los mất rồi. Chị đã tới đâu? Ghé đón em được không?”

“Chị bị ngược đường rồi Hai Lúa! Hì hì... Bây giờ em ra ngoài, đón Super Shuttle về Bolsa, là rẻ nhất...”

Song. Điện thoại reo liên miên, nhà văn Huy Phương gọi tôi ơi ới, “Phan đứng đâu, sao tôi không thấy...”

Thấy thế nào được, anh lái đã ba vòng ở phi trường John Wayne, trong khi tôi đứng bơ vơ bên đời hờ hững ở phi trường Los thì sao gặp được... Thật thương người bạn lớn tuổi trong làng báo chí hải ngoại là lúc nào anh cũng hăng hái, nhiệt tình với đồng nghiệp và đồng hương; nhưng dở về mặt đồng bọn nên tuổi đời của anh đã thất thập cổ lai hy mà sự nghiệp còn bơi trên dòng nước ngược hoài.




Cuộc hội ngộ chưa chi đã vui ngay trên xe van mang dòng chữ Super Shuttle. (Tôi vốn hay đi lạc nên chuyện đi lạc không hề hấn tim tôi. Bình an có sẵn trong giày người hay đi lạc. Bởi không đi lạc thì người ta chỉ đến được những nơi biết trước; gặp gỡ người quen. Không hào hứng bằng những bất ngờ thú vị trên đường đi lạc.) Chuyện rằng: Ngay trên xe Super Shuttle, người tài xế với ông già hành khách, ngồi hàng đầu. Ông già hỏi anh tài xế, “cho tôi mượn cái kính mát của anh được không? Cái kính của tôi chói quá!”

Anh lái xe miễn cưỡng lột kính mát đưa cho ông già. Và chuyện cười bất ngờ thú vị là ông đưa cái kính lão của ông cho anh tài xế...!”

Cả xe cười rần vì gương mặt anh tài xế (trẻ măng) đực ra với ông già hồn nhiên như trẻ nhỏ. Ông cần cái kính của anh để mát mắt, nhưng anh đâu có cần cái kính “mù loà” của ông để không thấy đường lái xe. Sự vô tình nào cũng dở khóc dở cười và có cái duyên riêng của nó. Đặc biệt là hồn nhiên của tuổi già làm hồn siêu phách lạc người khác rất hồn nhiên...

Hàng ghế thứ nhì là hai ông bà Mỹ trắng. Hàng thứ ba - mỗi mình cô Mỹ đen; tôi ngồi một mình ở hàng ghế cuối.

Xe chạy bon bon trên xa lộ 405, may là giờ trưa nên không bị kẹt xe. Tôi quan sát cảnh trí hai bên đường, chỉ dăm phút đã chán vì cây lá xác xơ, nhà cửa cũ kỹ... Nhưng lòng riêng thắc mắc mà không dám hỏi chuyện gì, sao cô Mỹ đen (ngồi hàng ghế trước tôi , cứ khúc khích mà không dám cười ra tiếng?)

Thì ra, tôi đã thấy ông già Mỹ trắng đang kẻ chân mày cho bà vợ. Trời đất! Xứ Mỹ cũng có Chung Vô Kỵ nữa sao trời! Nhưng nhìn kỹ thì đoán được thời trẻ, bà cụ này đẹp lắm! Và ông cụ, tuy đã già rồi, nhưng vóc dáng xa xưa của ông cũng là một đấng mày râu lịch lãm, phong độ ung dung, tự tại của ông thật khả kính... Họ thật xứng đôi vừa lứa. Tôi ước gì không riêng vợ chồng mình, mà cả, (hết) những đôi vợ chồng người Việt - khi ra đường cũng đối xử với nhau như thế, tự nhiên như Mỹ.

Ông cụ kiên nhẫn nghe những lời cằn nhằn - sau khi bà cụ soi gương. Ông kiên nhẫn vẽ lại với nụ cười thật tươi trên môi ông, và những lời thì thầm mùa hạ của bà cụ... chắc là giận thì giận mà thương thì thương...

Xe bỗng rẽ vào một exit, loanh quanh vài con đường nhỏ và đậu trước một tư gia. Thật không ngờ bà cụ chỉ xuống xe một mình! Ông già lại còn chúc bà một ngày vui, hạnh phúc...

Tôi thật chả hiểu nổi họ trên suốt đoạn đường xe trở ra xa lộ và tiếp tục xuôi nam. Nhưng đến khi ông già xuống xe - cũng như bà cụ, là xe vô exit, loanh quanh vài con đường nhỏ. Cuối cùng dừng lại trước một ngôi nhà. Chỉ khác bà cụ là không ai chúc ông cụ một ngày vui, hạnh phúc... Có lẽ những người có mặt trên xe đều còn trẻ nên ham hố niềm vui và hạnh phúc hơn tuổi già nên họ (cả tôi) chẳng sẵn lòng chúc người khác một ngày vui, hạnh phúc... Dường như tuổi già là tuổi cho đi; còn tuổi trẻ là tuổi tìm kiếm và giữ lấy. Như tôi đang đi về phía niềm vui hội ngộ chờ đợi và sẽ giữ lấy làm kỷ niệm cho riêng mình. Dù chỉ là những ý nghĩ thoáng qua trên đường gió bụi, nhưng hạt bụi đọng lại bao giờ cũng vẽ nên chân dung của lòng ích kỷ và sự tham lam...

Khi xe lăn bánh trở lại, cô Mỹ đen ngồi trước tôi - phá ra cười với anh tài xế! Thì ra bà cụ với ông cụ không phải vợ chồng. Hai người chỉ là hành khách chung chuyến xe xuôi nam. Nhưng cụ ông thấy cụ bà vất vả kẻ chân mày, bởi tháo kính ra thì không thấy đường vẽ; nhưng mặc kính vào thì làm sao vẽ?

Cụ ông ra tay giúp đỡ, nhưng gặp phải cụ bà khó tính đến buồn cười cho người xung quanh. Đó là lý do vì sao cô Mỹ đen cứ khúc khích cười nhưng ráng không cho thành tiếng! Thật là một đôi trai tài gái sắc của thế kỷ trước còn sót lại sau năm 2000!

Anh tài xế thì có gì qua mắt anh được! Anh cười đồng tình với cô Mỹ đen. Gặp ông già ngồi đằng trước, chắc mượn được cái kính mát của anh tài xế, quá mát nên ông ngủ gục... lại còn nói mớ mới vui nhộn một chuyến xuôi nam. Vì khi anh tài xế đánh thức ông dậy để xuống xe. Ông lại cằn nhằn là cái kính sao chẳng thấy gì cả! Một ông già chẳng biết gì hơn là cằn nhằn và đòi hỏi. Ông giống nhiều người đến chẳng có gì ấn tượng về ông để nhớ.

Thế đó, đi đúng thì anh Huy Phương đã đón được mình. Và quen mặt nhau từ lâu lắm rồi nên có gì vui hơn lẽ thường hội ngộ. Phải đi lạc mới biết tuổi già và lòng bao dung của người Mỹ lớn tuổi. Nhưng tôi cũng nhủ lòng là về đến Quận Cam, đừng bắt chước ông già vẽ chân mày mà ăn bạt tai. Vì vợ dặn, bên Cali có nhiều con gấu mẹ vĩ đại lắm đó nghe anh...




2.

Hội ngộ đầu tiên của tôi ở phòng làm việc của anh Trần Dạ Từ, trong toà soạn Việt Báo. Có anh Nguyễn Khắc Nhân (mới từ San Diego lái về), Anh Huy Phương (đợi tôi ở đó). Ly cà phê “tốc hành” của bác Từ đãi anh em ngon lạ. Uống như uống nước Cam Tuyền/ từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau... vì bác Từ tặng sách không đều, ưu tiên cho thằng út từ Dallas xa xôi mới về, làm hai ông bạn già của bác sanh nạnh... Nghe mấy ông tóc bạc mày-tau với nhau thật sướng tai vì hình dung ra thời trẻ của mấy ông con giời!

Anh Huy Phương chở tôi đi ăn tô phở gà - không tệ. Nhưng có lẽ do mất thiện cảm với chén nước mắm chua ngọt bưng kèm ra với tô phở, làm mất hứng. Ẩm thực Cali phá cách không sách vở cầm tay mất rồi...

Đến chiều đi ăn bao bụng với gia đình anh Huy Phương lại thêm một so sánh khập khiễng là Cali tính tiền thì mắc (đắt) nhưng thực đơn không phong phú và thực phẩm không tươi như bên Dallas. Và có lẽ nhà hàng Tàu nên những gương mặt nhân viên thiếu vắng nụ cười...

Đêm về nhà ái nữ của anh Từ để hội ngộ cùng nhiều bạn viết khác từ xa về.

Bên ly rược đỏ - không say. Nhưng say bạn. Trò chuyện, hàn huyên với nhau đến quá nửa đêm. Không thể không nhắc đến nồi bún riêu của tác giả Phương Dung. Nhìn cô trẻ đẹp và hiện đại - không ngờ cô biết nấu bún riêu: độc đáo, sâu sắc và thâm thúy như những trang viết của cô. Làm cho căn nhà lộng lẫy mùi mắm tôm và giọng bắc, rau ráu theo tiếng nhai rau muống bào; tiếng nói cười làm nhớ nhà vô kể. Nhớ một thời dĩ vãng đã xa. Khi anh em tôi còn nhỏ, hiếm hoi đôi lần mẹ tôi nấu nồi bún riêu. Cả đám con bu vô xì xụp húp, vừa thổi vừa ăn; căn nhà cũng dậy lên mùi mắm tôm và giọng bắc tranh ăn, giành nhau những miến đậu hũ bằng lóng tay của một thời đói nghèo cả nước... Bây giờ, thức ăn (đậu hũ chiên trong nồi bún riêu) thừa mứa, thì mẹ tôi không còn nữa; không phải nhường phần mẹ cho những đứa con nữa. Nhìn những miếng đậu hũ thơm ngon, óng vàng mà nhớ nhà, nhớ mẹ đã ra người thiên cổ, còn để lại trần gian những miếng đậu chiên giòn giấc mơ con trẻ...

Sáng ra, tôi hân hạnh được cô bé Thụy Nhã (cũng là một tác giả tên tuổi của Viết Về Nước Mỹ - VVNM) đến đón chú Phan và đưa chú đi...lạc. Đó là một cô bé con nhà người bắc; gia phong chắc còn giữ lấy lề ở hải ngoại dữ lắm nên cô thưa gởi trong mỗi câu trò chuyện. Nói tiếng Việt một trăm phần trăm với tôi; không có kiểu tiếng Anh tiếng Việt pha trộn ba rọi như ngay con tôi ở nhà.

Tôi thích cô bé “truyền nhân” ngẫu nhiên của mình vì hai chú cháu đi lạc không thua gì nhau; hai chú cháu tìm nơi anh chị em VVNM hội ngộ ở khu Bolsa Mall đã đời luôn; Thụy Nhã hỏi tôi: Sao kỳ vậy chú, con đi đúng rồi mà sao không đến...? Tôi ngước hỏi mặt trời Bolsa, có cách nào giúp cho cô bé này làm con dâu của tôi không? Vì trong nhà tôi có bốn người thì hai đứa con đã đứng về phía mẹ chúng. Nếu có cô bé này làm con dâu thì tôi bớt lẻ loi với “thế lực thù địch” của tôi trong nhà; Người đồng minh đi lạc của tôi thật dễ thương là không nổi quặu. Chắc cháu đã đi lạc từ tiền kiếp nên mới thành người Việt lưu vong...

Cảm ơn Thụy Nhã là một minh chứng hùng hồn từ Cali mà tôi có thể đem về nhà để kể lại cho má xấp nhỏ nghe là trên đời cũng có người hay đi đậu phộng (lạc) như anh!

Dù sao hai chú cháu cũng tìm ra “lò karaoke” của anh Chương. Một người anh dễ mến từ lúc gặp gỡ, càng về sau càng qúy anh với những đóng góp âm thầm cho cuộc hội ngộ VVNM năm nay. Chắc anh cũng âm thầm như thế trong những sinh hoạt thực sự mang ý nghĩa bảo tồn văn hoá Việt ở hải ngoại).

Nơi đó, (văn phòng bán bảo hiểm của anh Chương), tôi không gặp người nào đã từng gặp. Nhưng hầu như quen biết mọi người vì ít nhiều đã liên lạc qua điện thư, điện thoại. Cụm từ “gia đình Việt báo” thực sự mang ý nghĩa đích thực của từ ngữ. Mọi người không quen nhưng cứ như một gia đình, cùng về, vì tiếng gọi chung của cội nguồn nơi xa xứ. Sự ngỡ ngàng của lần đầu tiên nhìn thấy nhau bằng xương bằng thịt; ngoài niềm vui quấn quýt, có chút ngậm ngùi, thương cảm gì đó! Dường như ai cũng thấy ai phong sương hơn trong hình, phì nhiêu hay nhỏ thó hơn khi không photoshop... Nhưng cố quên đi cơm áo gạo tiền phủ che bề ngoài, trên nét mặt già háp bởi bảo hiểm sức khoẻ, việc làm..., quên đi những gương mặt mang đầy hoàn cảnh đi phó hội, để tình thương mến thương chan hoà trong không khí ấm cúng của tiếng hát lời ca; mấy món ăn nhẹ mang hương vị quê xa, dân dã mà dậy tình hoài hương trong lòng viễn xứ như bánh cuốn chả lụa, bám nậm gì đó, xôi, chè và mấy món tẳn mẳn ăn vặt... Tôi thấy từng người mà nhớ ra những trang viết của họ là những đêm trăn trở của loài người bị bứn ra khỏi quên hương...




3.

Buổi lễ chính thức phát giải “Viết về Nước Mỹ năm 2013” được tổ chức tại Nhà hàng Trăng suông (Moonlight). Không khí tưng bừng. Ngựa xe như nước áo quần như nêm... Những nụ cười tươi rói, những ánh mắt mãn nguyện khi đã gặp được người muốn gặp... để rồi ngậm ngùi chia tay! Hội ngộ là thế, họp mặt là thế! “Uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời...”* Không biết có bao nhiêu độc giả, bạn viết đã tặng tôi giải thưởng cao quý nhất cho người cầm viết là: “Em đó hả. Trời ơi! Hôm nay mới gặp...”

Còn lời nào hơn hai tiếng “cảm ơn”. Cảm ơn người và cảm ơn đời. Cảm ơn người sáng lập ra cuộc “họp viết” chứ không phải “thi viết” về nước Mỹ. Vì triệu người viết không chuyên đã cùng nhau ghi lại những trang sử sống của người Việt tỵ nạn. Cảm ơn đời xuôi ngược, đi qua chán vạn nẻo đường/ dừng chân đứng lại vô thường sau lưng... nhưng vẫn có người mong gặp nhau để thoả mãn những đồng cảm qua con chữ - từ những đêm chong đèn ngồi viết lại...; chia sẻ những ngậm ngùi qua cái xiết tay nhau một lần trong đời để lẻ loi không còn là của riêng của người tỵ nạn.

Cảm xúc trong tôi dạt dào theo tiếng hỏi câu chào của nhiều người không quen nhưng thật gần vì cùng ngôn ngữ Việt nam. Có nhà báo nọ chào tôi - một cách chuyên nghiệp lắm,

“Chào Phan. Không ngờ gặp Phan nơi đây!”

“Chào anh. Xin hỏi...”

“Tôi là Tuấn - LA Times. Đã từng phỏng vấn Phan trước đây! Nhớ không?”

“Xin chào anh Tuấn. Anh vẫn khoẻ chứ?”

“Khỏe re. Phan ơi! Kiếm một chỗ ngồi. Cho tôi hỏi bạn vài câu - ngắn gọn thôi! Được không?”

“Dĩ nhiên là anh Tuấn đừng từ chối tôi - khi anh qua Dallas. Thì bây giờ được chắc!”

Chúng tôi ngồi trộm xuống hai chiếc ghế của ai đó chưa đến, hay đã đến, nhưng còn đi chào hỏi bạn bè... Anh Tuấn hỏi tôi,

“Anh là một nhà văn, nhà báo, nói chung là người cầm viết ở hải ngoại... Xin anh cho biết những thuận lợi và khó khăn của người cầm viết?”

“Thưa anh. Thứ nhất là ở hải ngoại, không có ai cầm viết cả! Mọi người đều gõ trên keyboard. Và tôi cũng không ngoại lệ...”

“Đừng đùa nữa Phan. Xin bạn cho biết khó khăn và thuận lợi của người sinh hoạt báo chí, viết lách ở hải ngoại?”

“Thưa anh. Khó khăn. Là hầu hết những người (gõ keyboard) ở hải ngoại đều không đủ sống với thu nhập khiêm tốn của (thợ gõ). Hầu hết đều phải sống bằng một ngành nghề khác. Nên thời gian và sức lực bị chia, không dồn hết được cho những trang viết. Để có kho tàng văn học nghệ thuật của người Việt hải ngoại đồ sộ, phong phú hơn...

“Còn thuận lợi?”

“Thưa anh. Nhờ tâm huyết của những người tạo ra diễn đàn, là những vị chủ báo, chủ đài...; tâm huyết của nhiều thiện nguyện từ chuyên nghiệp tới không chuyên nghiệp - sau một ngày bấm thẻ trong hãng xưởng; sau bổn phận với gia đình, con cái trong nhà hàng ngày... họ đã kiên nhẫn và nhiệt thành với con chữ trên từng bàn viết gia đình để hình thành nên những trang báo, trang truyện... về mọi mặt đời sống của người Việt hải ngoại.
Nhờ thế, chúng ta có được kho tàng quý báu về hành trình tìm tự do và lịch sử sống của người Việt hải ngoại. Mà mục “Viết Về Nước Mỹ” do Việt báo khởi xướng là một ví dụ cụ thể.

Nói một cách khác, cái thuận lợi của những người còn ham thích gõ keyboard là trong cộng đồng người Việt hải ngoại toàn cầu, vẫn còn nhiều người còn nhiệt huyết vác ngà voi, vác thập tự... là mở ra những diễn đàn cho đồng đạo có đất dụng tâm...”
“Cảm ơn Phan đã cho biết những suy nghĩ riêng về người cầm viết ở hải ngoại. Chúc anh, không chỉ về Quận Cam lần này để dự giải: Viết Về Nước Mỹ - năm thứ 13. Chúc Phan lọt vào mắt... kính của Ban gián khảo với giải thưởng thật lớn.”

“Cảm ơn anh Tuấn.”

“...”

HUY LÂM * YÊU THÚ VẬT

Viết từ Dallas: Yêu thú vật

yeuthuvat0813


Huy Lâm


Ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng người ta đua nhau ăn nhậu càng ngày càng nhiều, tràn lan như bệnh dịch. Nó trở thành thứ sinh hoạt thường ngày chứ không chỉ vào những dịp cuối tuần hay lễ nghỉ. Từ chuyện bạn bè gặp nhau cho đến chuyện làm ăn buôn bán đều thấy diễn ra quanh bàn nhậu. Nghe kể có ông giám đốc mới sáng ra đã phải nhậu. Làm vài ly xong, ghé sở một lát, đến giờ ăn trưa lại có hẹn nhậu tiếp. Rồi chiều tan sở nhưng đâu đã được về nhà nghỉ ngơi, lại thêm một bữa nhậu nữa đã ghi sẵn trong lịch trình sinh hoạt. Nghĩa là sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào cũng có thể nhậu được. Mà những cuộc nhậu như trên lại không thể vắng mặt. Không đến là có đứa sẽ hớt tay trên mất cái hợp đồng ngay.






Người có chức có quyền nhậu đã đành. Đến ngay giới bình dân cũng nhậu như điên. Và trên bàn nhậu của giới bình dân, món được ưa chuộng nhất lại là thịt chó. Cũng vì thế mà ở góc hẻm nào cũng có những quán “cờ tây” mọc lên để phục vụ cho dân nhậu. Do nhu cầu tăng nhanh nên thị trường cung cấp thịt chó nội địa không đủ, người ta phải nhập chó vào từ những nước láng giềng như Campuchia hay Thái Lan. Gần đây, báo chí trong nước còn cho đăng nhiều bản tin về nạn “cẩu tặc” hoành hành từ thành thị cho tới thôn quê, gây ra không biết bao nhiêu chuyện đau lòng mà có lẽ chỉ có thể xảy ra ở cái đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta.


Tuy nhiên, những chuyện trên không có nghĩa là người Việt Nam nào cũng ghét bỏ chó. Có lẽ chỉ có dân nhậu là xem thường chó thôi chứ vẫn có nhiều gia đình nuôi chó mèo, coi chó mèo không khác gì những thành viên trong nhà. Mà chiều hướng này có lẽ ngày càng tăng. Theo trang mạng VOA Tiếng Việt, ở Việt Nam hiện có một hội có tên là Yêu Động Vật mới chỉ hoạt động được mấy năm mà nay đã có khoảng 100.000 hội viên chính thức. Vậy thì, 100.000 hội viên này chắc phải là những người thật sự yêu thú vật mới chịu gia nhập và sinh hoạt với hội Yêu Động Vật trên. Hơn nữa, ở Hà Nội hiện nay đang có một dịch vụ ăn nên làm ra, đó là dịch vụ ma chay cho những chú chó. Thân chủ của dịch vụ trên không chỉ là những người yêu chó mà có lẽ còn dư tiền dư bạc, không biết nhét đâu cho hết. Những đám ma chó này còn mời cả thầy cúng kiếng cũng như đủ mọi thủ tục, nghi lễ rình rang. Thế nên, ở Hà Nội ngày nay, chó chết chưa hẳn là hết chuyện.


Nhưng nói đến chuyện yêu thú vật, có lẽ không đâu hơn được người Tây phương. Những người này không chỉ yêu thú vật, họ còn mê thú vật nữa là khác. Người nuôi thú vật ở trong nhà thường là những người cô đơn, không con không cái, hoặc con cái đã trưởng thành, nên họ cần có ai đó để bầu bạn. Đi ra đi vào có cái bóng lẽo đẽo theo sau, vẫy vẫy cái đuôi cũng đỡ tủi thân. Mà những thú vật như chó mèo không bao giờ biết phản chủ và nhất là không biết lèo nhèo hay cãi lại. Chả thế mà Tổng thống Harry Truman, lúc còn tại vị, đã nói một câu xanh rờn: “If you want a friend in Washington, get a dog” (Muốn có một người bạn ở Washington ư, hãy kiếm một con chó). Người bạn còn có lúc bỏ ta chứ chó mèo thì không bao giờ. Chúng theo ta cho đến chết.


Mặc dù có nhiều người nghĩ rằng việc coi chó mèo như những thành viên trong gia đình là chuyện mới đây, nhưng theo Giáo sư Standley Coren của trường Đại học British Columbia, thì nhiều thế kỷ trước đã có rồi. Vào thế kỷ 18, Đại đế Frederick, vua nước Phổ, yêu chó vô cùng và khi con chó tên Biche của ông chết, ông đã đau khổ và khóc lóc thảm thiết. Eugene O'Neill, nhà soạn kịch người Mỹ sống vào khoảng đầu thế kỷ 20, khi còn sống thì luôn xung khắc với con cái nhưng lại yêu say mê con chó đốm Blemie của ông, sáng ra đường thì mặc áo khoác, tối về ngủ thì có giường riêng, to rộng, bốn cột sừng sững ở bốn góc. Thời Julius Caesar, phụ nữ La Mã mỗi khi đi dạo phố, muốn cho hợp thời trang là phải ôm những chú chó được trang sức vàng ngọc khắp mình.


Để biết người Tây phương yêu thú vật ra sao thì hãy vào trang mạng Wikipedia. Theo trang mạng này, chỉ riêng tại Mỹ, có khoảng 78,2 triệu con chó và 86,2 triệu con mèo được nuôi trong nhà. Đó là chưa kể tới thỏ, chim, cá là những loại thú cũng được nuôi nhiều. Tuy nhiên, chó và mèo là hai loại được ưa thích nhất.


Theo thống kê, năm 2013 tại Hoa Kỳ, cứ bốn con chó mới có một trẻ nhỏ.


Nước Canada nằm kế cạnh, tuy dân số ít hơn Mỹ nhưng cũng không chịu thua kém. Thống kê cho biết có tổng cộng khoảng 25,5 triệu chó mèo đủ loại được nuôi trong nhà tại quốc gia này với khoảng 35% gia đình nuôi chó và 38% gia đình nuôi mèo.


Mà nuôi thú vật tại các quốc gia Tây phương đâu phải rẻ. Gia đình nào có nuôi chó mèo ở Mỹ, trung bình mỗi năm tốn cho mỗi con khoảng $502, theo tài liệu của Sở Thống kê Lao động vào năm 2011. So với tiền một người Mỹ chi tiêu cho bia rượu là $456 và quần áo là $404.


Chỉ nội tiền mua thực phẩm cho chúng, sơ sơ tốn trung bình mỗi năm mỗi con $183. Dịch vụ tỉa lông, tắm gội, trừ chấy rận sẽ tốn thêm $143.


Mặc dù kinh tế suy trầm trong mấy năm qua buộc nhiều gia đình người Mỹ phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu. Nào là bớt đi ăn tiệm, rút ngắn những chuyến du lịch mùa hè, làm bất cứ chuyện gì cũng phải theo sát ngân sách gia đình. Nhưng chi tiêu cho chó mèo thì lại không hề giảm mà còn tăng đều đặn mỗi năm. Theo thống kê của ngành kỹ nghệ chăm nuôi chó mèo, trong suốt 5 năm qua, tiền chi tiêu cho chó mèo tại Mỹ tăng 30%, đạt $53 tỉ vào năm ngoái.


Người ta tính ra, với một con chó kích cỡ từ nhỏ cho đến trung bình, một đời chó sẽ tốn cho người chủ của nó khoảng từ $7.240 đến $12.700. Với mèo thì tốn khoảng từ $8.620 đến $11.275. Thế nên, những ai đang có dự tính gia nhập vào nhóm người yêu thú vật thì hãy nên chuẩn bị tinh thần cho những tốn kém kể trên.


Theo nhà tâm lý học Hal Herzog, con người ta có những quan hệ kỳ lạ đối với thú vật - có con được chúng ta yêu, có con thì bị ghét bỏ và có con chỉ để làm thịt cho chúng ta ăn. Nhưng con thú nào đã được yêu thì yêu hết cỡ, chúng ta tiêu xài không ngại tốn kém cho chúng, và có con còn được mua bảo hiểm sức khỏe trong khi có hàng tỉ người trên thế giới hiện nay vẫn không có cái bảo hiểm đó. Nhức đầu cảm cúm thì đè ra cạo gió. Nặng hơn một chút mà ông thầy lang trong làng chữa không khỏi thì chỉ còn biết nằm rên chờ cho hết bệnh hoặc… đi luôn. Vì yêu những con vật ấy quá, có người muốn nói chuyện với chúng mà không biết làm sao nên phải nhờ đến chuyên gia. Thế nên, có những tay biết nói tiếng… chó (dog whisperer) như anh chàng di dân gốc Mễ, Cesar Millan, kiếm bạc triệu mỗi năm.


Trong một nghiên cứu mới đây của Đại học George Regents về mối quan hệ giữa người và thú vật với kết quả dễ làm nhiều người hốt hoảng. Những người tham gia cuộc nghiên cứu đã được hỏi là nếu giả định một chiếc xe buýt chẳng may bị lạc tay lái và trên đà sắp sửa tông vào một người và một con chó. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cứu ai? Với sự hưởng ứng của hơn 500 người, câu trả lời là còn tùy: Người đó là người nào và con chó đó là chó của ai?


Hẳn nhiên là ai trong chúng ta cũng sẽ cứu những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị em hoặc ngay cả bạn bè thân thiết chứ ai lại đi cứu một con chó ngoài đường. Thế nhưng khi người ta phải lựa chọn giữa con chó cưng và một người không hoặc ít có liên hệ với họ - một người bà con xa hay một người cùng quê nhưng lạ, không quen biết - thì sự lựa chọn nghiêng hẳn về chú chó. Có tới 40% những người tham gia cuộc nghiên cứu, kể cả 46% số phụ nữ, đã chọn cứu con chó hơn là người lạ. Chắc hẳn kết quả trên sẽ làm nhiều người phải não nề khi thấy mạng sống mình không bằng mạng một con chó.


Kết quả của cuộc nghiên cứu trên giúp chúng ta nghiệm ra được hai điều: thứ nhất, sống kiếp chó nhiều khi lại sướng hơn kiếp người; và thứ hai, sự yêu mến và đối xử với thú vật của một số đông người quả thật có hơi quá mức.


Tại nhiều quốc gia Tây phương, trong đó có Hoa Kỳ, có những đạo luật bảo vệ súc vật, cho phép nhân viên công lực bắt giam những ai có hành động hành hạ dã man những con vật ấy. Có những người sinh hoạt trong những hội bảo vệ thú vật như hội bảo vệ loài cá voi, sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể, kể cả nhiều khi nguy hại ngay đến tính mạng của họ như lấy thuyền rượt đuổi những tàu săn bắt cá voi ở những vùng biển giá lạnh. Chúng ta có quyền mở rộng lòng thương xót đối với những loài khác cũng như cảm nhận được những đau khổ của chúng. Nhưng chúng ta cũng đừng quên là còn rất nhiều đồng loại của chúng ta ngoài kia cũng đang cần lòng thương xót đó. Và lịch sử đã từng chứng minh nhiều lần rằng chính chúng ta nhiều khi cũng hay lưỡng lự lựa chọn mỗi khi cần mở rộng lòng nhân từ ngay với chính đồng loại của mình.

Huy Lâm
THỜI BÁO

HOÀNG YÊN LƯU * NAM PHONG TẠP CHÍ

Hỏi đáp về tạp chí Nam Phong

namphong0813
Hoàng Yên Lưu

Nói tới nền văn học chữ quốc ngữ không thể không nhấn mạnh tới vai trò tiền phong của báo chí. Học giả tiền chiến Thiếu Sơn, trong một bài nói chuyện ở Sài gòn trưc 1945, đã có nhận xét hữu lý rằng đặc biệt ở Việt Nam báo chí mở đưng cho văn học, khác với Âu Mỹ văn học phát triển mới có báo chí. Do đó tìm hiểu văn học Việt Nam thế kỷ XX không thể không giới thiệu hai tờ báo chữ quốc ngữ có công lớn xây dựng nền tảng văn học hiện đi. Đó là tờ Đông dương tạp chí và tờ Nam phong tạp chí.

Trước 1975, ở miền Nam hai tạp chí này được xếp vào chương trình lớp đệ nhị hay 11 CD. Nay việc nghiên cứu văn hc được mở rộng, chúng ta không thể không biết qua Nam phong tạp chí sau khi đã lược khảo về nhóm Đông dương tạp chí trong các số báo kỳ trước.

1- Tạp chí Nam Phong xuất hiện trong hoàn cảnh nào và do ai chủ trương?
Nam Phong tạp chí số đầu ra mắt ngày 1-7-1917, gồm 210 số tất cả, hùng cứ trên văn đàn trong 17 năm, buổi đầu là nguyệt san xuất bản vào ngày đầu tháng, giai đoạn cuối trở thành bán nguyệt san và sau đó đình bản vào tháng 12 năm 1934.
Theo nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hin đại thì “tạp chí Nam Phong do một viên quan cai trị người Pháp (Louis Marty), Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác sáng lập vào giữa lúc cuộc Âu chiến 1914 đang kịch liệt”.
Cũng vì thế về mặt chính trị, trên báo Nam Phong những số đầu ghi rõ nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cho chính sách “văn hóa” ca Pháp đối với “thuộc địa” trong cuộc Đệ nhất Thế chiến, chống lại đường lối cai trị thuộc quốc của Đức (L’Information francaise, La France devant le monde, son role dans la guerre des nations - Cơ quan thông tin Pháp-Pháp quốc trước thế giới và vai trò trong cuộc chiến toàn cầu).
Hình ảnh con rồng trên trang bìa Nam Phong thưng được giảng là rồng Nam phun lửa diệt Đức tặc. Còn hai chữ Nam phong lấy từ cổ thi, cũng hàm ý ca tụng “công bảo hộ” của Pháp chẳng khác gió nam ấm áp giải tỏa nỗi ấm ức và giúp dân bị trị thêm sung túc (lấy chữ từ Kinh thi ca tụng công đức vua Thuấn).
Chủ nhiệm kiêm chủ bút Nam PhongPhạm Quỳnh, còn Nguyễn Bá Trác chỉ coi phần Hán văn của tạp chí mà thôi. Vào 1932, Bảo Đại hồi loan và Phạm Quỳnh vào Huế làm quan thì người được giao trọng trách tiếp tục tờ Nam PhongNguyễn Tiến Lãng (con rể của cụ Phạm) và Lê văn Phúc.

Nam Phong ra đời trong hoàn cảnh nào của nền văn học chữ quốc ngữ?
Giáo sư Dương Quảng Hàm nhận xét: “Tình hình quốc văn hồi tạp chí Nam Phong ra đời trong Việt Nam văn học sử yếu như sau:
Muốn nhận rõ ảnh hưởng của tạp chí Nam Phong, cần phải nhắc qua lại tình hình quốc văn ở nước ta hồi tạp chí ấy ra đời. Lúc ấy, trừ các bản dịch tiểu thuyết Tàu ra tiếng ta, chưa hề có sách quốc văn xuất hiện. Trong nước, chỉ có vài tờ báo chí (Lục tỉnh tân văn ở Nam kỳ),Trung Bắc tân văn và Đông Dương tạp chí ở Bắc kỳ) và thiếu hẳn một cơ quan khảo cứu về học thuật tư tưng để cho người trong nước có thể chỉ xem quốc văn mà mở mang tri thức được”.

2- Nhóm Nam Phong gồm những cây viết nào?

Ngoài Phạm Quỳnh (1892-1945), Nguyễn Bá Trác (1881-1945), còn có khá nhiều nhà văn, nhà thơ, cũ có mà mới cũng có, cùng gắn bó với tờ Nam Phong và nhiều người viết cho tạp chí này hơn một thập niên.
Nhóm Nam Phong thường được kể gồm Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học. Còn Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà, Dương Bá Trạc, Trần Trọng Kim... chỉ gửi bài cho Nam Phong chứ không là cộng tác viên thường xuyên của Nam Phong.

3- Tôn chỉ của Nam Phong?
Trên trang bìa tờ Nam Phong có khi rõ Nam Phong là tạp chí Văn học-Khoa học. Nhóm Nam phong đã thực hiện được tôn chỉ này như Giáo sư Dương Quảng Hàm đã trình bày trong phần Mục đích của tạp chí Nam Phong trong sách đã dẫn phía trên:
Tạp chí ấy có hai mục đích chính sau này:
1. Đem tư tưởng học thuật Âu – Á diễn ra tiếng ta cho những người không biết chữ Pháp hoặc chữ Hán có thể xem mà lĩnh hội được.
2. Luyện tập quốc văn cho nn văn ấy, có thể thành lập được”.
Ngày nay, ai đọc Nam phong đều thấy, mặc dù người Pháp muốn biến Nam Phong thành một tờ báo tuyên truyền cho chính sách thuộc địa, vỗ về dân chúng yên tâm với chủ trương Pháp Việt đề huề (Người Pháp khai hóa và dìu dắt người Nam cùng tiến lên), nhưng nhóm Nam Phong đã khéo léo hướng “ngọn gió nam” thay vì phục vụ cho chính quyền thuộc địa, trở thành công cụ xây dựng nền tảng cho báo chí, cho văn học chữ quốc ngữ và khai thông dân trí. Muốn thế nhóm Nam phong đã thực hiện những toan tính gì?
Sự thực hành của bản chương trình ấy – Muốn thực hành bản chương trình ấy, các nhà biên tập tạp chí Nam Phong làm các việc sau này:
1. Viết các bài khảo cứu về triết học, khoa học, văn chương, lịch sử của Á Đông và của Âu Tây.
2. Dịch các tác phẩm về triết học, văn học nguyên viết bằng chữ Nho hoặc chữ Pháp.
3. Sưu tập các thơ văn cổ của nước ta (cả chữ Nho và tiếng Nôm).
4. In các sách cũ của nước ta (như bộ Lịch triều hiến chương loại chí)(Sách đã dẫn)
Cũng theo Giáo sư Dương Quảng Hàm:“Ảnh hưởng của tạp chí Nam Phong rất lớn và thiện chí và công lao trong 17 năm, nhóm Nam Phong đã gặt hái được nhiều kết quả như sau:
Tạp chí Nam Phong đã có ảnh hưởng về hai phương diện:
Về đưng văn tự, tạp chí ấy đã:
a) sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ triết học, khoa học mới mượn từ chữ Nho;
b) luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới.
Về đường học vấn, tạp chí ấy đã:
a) phổ thông những điều yếu lược của học thuật Âu Tây;
b) diễn đạt những điu đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông (Nho học, Phật học, v.v…) và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa cũ của nước ta (văn chương, phong tục, lễ nghi)”.
Nếu so sánh Đông dương tạp chíNam phong tạp chí ta có thể thấy ở Nam Phong mấy điểm tiến bộ quan trọng sau đây:
- Như đã nói ở trên, chữ quốc ngữ của Nam phong so với Đông dương có khả năng diễn tả phong phú hơn, từ ngữ giàu hơn, mẹo luật ổn định hơn.
- Nam phong đã đào sâu vào lãnh vực tư tưởng Âu Á hơn tờ Đông dương. Qua Nam phong những kiến thức căn bản về chính trị nước Pháp, tư tưởng Âu tây (Descartes, Rousseau, Montesquieu...), cũng như về cổ học (Phật học, Khổng học...) được giới thiệu với độc giả.
- Nam phong đã phát triển thể du ký lên tầm mức cao. Đọc Nam phong người ta có thể gặp ít nhất hơn chục thiên du ký có giá trị của Phạm Quỳnh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Đôn Phục, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng lâm Lê Cương Phụng và Nguyễn Bá Trác...
- Nam phong cổ võ cho việc sáng tác tiểu thuyết qua ngòi bút của Phạm Duy TốnNguyễn Bá Học. Theo bà Phạm thị Ngoạn trong một luận án về tạp chí Nam phong trình bày tại Đại học Sorbonne, Paris, thì: “Quả dưa đỏ, truyện dài đầu tiên bằng quốc ngữ đã được giới thiệu tới độc giả Nam phong trong mười kỳ liên tiếp (từ số 103 đến số 113 và từ tháng 3-1926 đến tháng 1-1927).
- Nam phong cũng gây ra nhiều cuộc bút chiến khiến văn đàn thêm sinh khí như bút chiến với Ngô Đức Kế, Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng.
- Nam phong có công lao đáng kể trong việc bảo vệ quốc túy (thi ca, phong tục...)
Về thơ ca thì Nam phong phong phú hơn Đông dương nhiều như nhận định của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại: Một điều ta thấy khác Đông dương tạp chí là Nam Phong tạp chí rất chú trọng về thơ. Đông dương tạp chí trừ mấy số đầu đăng mấy bài thơ của Yên đổ, về sau không đăng một bài văn vần nào cả. Ngay Tản Đà lúc viết cho Đông dương tạp chí cũng chỉ luận về ‘ăn ngon’ hay chỉ bàn về ‘thằng người ngây cỡi con ngựa hay’ thôi. Trái lại, Nam Phong tạp chí đăng rất nhiều thơ cổ và thơ kim, gây nên phong trào thơ trong xã hội ta lúc bấy giờ, và chỉ có trong vài năm sau, Nam phong đã có mấy tay bỉnh bút xuất sắc về thơ như Đông Hồ, Tương Phố.
Nếu so sánh hai nhóm biên tập, ai cũng phải nhận nhóm Nam phong tạp chí đầy đủ hơn nhóm Đông dương tạp chí, điều đó cũng nhờ ở cả thời gian, vì về khoa kinh nghiệm chỉ ông thầy thời gian là có thể dạy cho người ta một cách chu đáo”.
Để kết luận về vai trò của các tờ báo hàng đầu tiền bán thế kỷ XX, ta có thể mượn nhận xét của Giáo sư Nghiêm Toản trong Việt nam văn học sử trích yếu, khi ông đề cập tới lợi ích cho độc giả bậc trung thời tiền chiến khi đọc Đông DươngNam phong:
Ngày nay, một thanh niên không biết chữ Pháp, chữ Nho, sau khi đỗ sơ học, rời khỏi nhà trường chỉ đọc lại Đông dương và Nam phong, cũng có thể tự mở mang trí thức lấy cho mình và thâu thái đôi chút kiến văn, xứng đáng ở hạng người trung bình trong xã hội”.
Hoàng Yên Lưu
THOIBAO

TRẦN QUANG HÙNG * NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH


  Vô cùng cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Trần Quang Hùng 
NQL: Với bài của Trần Quang Hùng, xin khép lại  đề tài này.
Tôi sống ở miền Bắc,chưa có dịp gặp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nhưng  qua nghe nhạc của ông,"gặp" ông trên ti vi,nghe ông nói, qua dung mạo và cốt cách của ông,tôi thấy nhạc sĩ là một người rất đáng kính trọng về chuyên môn và nhiều phương diện khác. Ông rất xứng đáng là một trong những bậc thày về âm nhạc cho giới trẻ trong nghề.


   Nhưng vì sao một người ngoại đạo như tôi lại vô cùng cảm ơn ông?

   Bởi những điều ông nói trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây,mặc dù có thể gây sốc cho môt số người,nhưng đó là một cú sốc tích cực.  Giá mà nó xảy ra sớm hơn nữa thì còn tốt hơn.

    Cú sốc đó giúp cho nhiều ca sĩ, được nhắc tên cũng như chưa được nhắc tên, phải giật mình nhìn lại mình. Nếu các bạn ấy có đủ tầm hiểu biết thì cú sốc này chỉ giúp cho họ tiến bộ mà thôi. Và họ phải cảm ơn ông mới đúng,dù ngượng không nói ra thì cũng nên thầm cảm ơn.

    Cú sốc đó giup cho những người sáng tác trẻ khi viết những ca khúc phải đầu tư kĩ càng hơn,bớt đi những bài hát nhạt nhẽo "không có hồn, không có cảm xúc  thật" (NA9), khiến cho ca sĩ khổ sở khi tìm cách thể hiện chúng (vì tình cảm trong bài hát có đâu mà thể hiện?), đành phải lấy nhảy nhót, hú hét...để bù vào.
    Cú sốc đó giúp cho người thưởng thức ca nhạc đỡ mệt và đỡ bực mình vì phải nghe những bài hát vô bổ, nghêu ngao ba xí ba tú, làm hỏng cả thị hiếu âm nhạc của không ít người trẻ tuổi.

    Tóm lại,theo tôi nghĩ, cú sốc mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, do nói thật, do tâm huyết với nghề mà gây ra,chỉ giúp cho ca nhạc Việt Nam lành mạnh hơn, sáng hơn, đẹp hơn, bớt đi những kệch cỡm, nhố nhăng,và như thế đáng thưởng thức hơn mà thôi.

    Vậy không đáng hơn một lần cảm ơn ông sao?

    Giờ tôi xin mạo muội thổ lộ mấy điều cảm nhận của mình.

    Trước hết muốn hát cho hay phải có bài hát hay. Nhưng bài hát của những người sáng tác trẻ mà hay như của Nguyễn Vĩnh Tiến, Giáng Son, Lê Minh Sơn và một vài người khác nữa thì ít lắm. Đa phần là những bài nghe không vào, nghe xong quên ngay. Giai điệu thì ngang phè, lên xuống không theo cảm xúc dẫn dắt. Có cảm giác tác giả "phang" ra một giai điệu nào đó rồi nhét lời vào, chỗ nào tìm không ra lời thì ú ơ ù ơ. Ôi, nói đến lời! Lời của nhiều bài hát(do nhiều bạn trẻ sáng tác) bây giờ mới kinh khiêp làm sao. Để bài viết khỏi dài tôi xin không dẫn chứng, nhưng các bạn có thể tìm thấy dễ dàng trong nhiều bài hát hiện nay. Những ca tư ấy, nó đã không có tính văn học, chỉ là những câu nói thường, lại còn dễ dãi, thô thiển, sống sượng nữa.

    Đề tài thì nhều bạn đi tìm những cái vụn vặt, làm như cuộc sống đã cạn kiệt những điều đáng nói rồi. Dù là dùng cái này để nói cái kia thi "giot sương và chiếc lá" cũng  là quá vụn vặt và từ đó khó mà có cảm hứng để viết ra những lời hay được. "Chiếc lá hết buồn" nghe cứ thấy ngượng tai.

    Đến một số ca sĩ mà tôi muốn nói.

    Nếu nói đến giọng đẹp thì có lẽ it ai sánh được Mỹ Linh, giọng dày, độ vang lớn, nội lực tràn đầy. Phát âm cũng cực chuẩn. Nghe Mỹ Linh hát cũng rất thích nhưng truyền được cảm hứng nhiều nhất đến người nghe trong nhiều bài vẫn phải kể đến Trần Thu Hà, Hồng Nhung.

    Mỹ Tâm thì đúng như bác Ánh 9 nói "vui mắt, vui tai". Nghe Mỹ Tâm hát không phải là không thích. Rất tư nhiên,nhưng có vẻ dễ dãi, ít sâu sắc.

    Thanh Lam thì nói thật,nghe và xem cô ấy hát thấy tiếc. Tiếc cho một giọng hát hay mà cứ "sáng tạo" những chỗ luyến láy chẳng ăn nhập gì với tình cảm bài hát, nhiều khi ngang phè, làm giảm cái hay của bài hát đi rất nhiều. Nghe Thanh Lam hát "Chia tay hoàng hôn" quả thật không hay bằng nhiều ca sĩ ít tên tuổi hơn hát bài này. Tôi không rõ lí do Lê Minh Sơn thích Thanh Lam hát ca khúc của mình, chứ chùm bài hát "Chuồn chuồn ớt", "Cặp ba lá", "Bên bờ ao nhà mình"thì không ai địch được Ngọc Khuê, còn"Ôi,quê tôi" thì Thanh Lam không thể bằng Tùng Dương.

    Xem Thanh Lam biểu diễn thì thấy tiếc là có những khi ca sĩ dùng trang phục không hợp với không khí đêm nhạc hoặc với tuổi tác.

    Cuối cùng xin nói đến một nhân vật gây tai tiếng nhất: Đàm Vĩnh Hưng.

    Với cái giọng khàn khàn (trời sinh cộng cố tình?) của Đàm và một số vị khác, nếu thi vào thanh nhạc ngày xưa chắc rớt tư vòng đầu? Nhưng bây giờ "cơ chế thị trường", ai có gì cần bán cứ bán, ai mua được thì cứ mua. Nghe là lạ một tí cũng có cái hay. Như ăn mãi thịt bò, thịt gà, cá chép, quay qua làm tí dế mèn, cào cào, châu chấu cho lạ miệng cũng tốt. (Nói vui thôi, đừng để tâm).Giọng của Hưng, bác Ánh 9 thì xếp loại C, nữ danh ca Lan Ngọc thì nói ngày xưa "chỉ hát đam cưới', tôi chỉ dám xin ...nhất trí.
Tôi chỉ muốn nói một chút về cái gọi là "Ông hoàng nhac Việt" của anh. Đàm Vĩnh Hưng không có lỗi khi không xứng với danh hiệu này. Báo chí Việt thật quái đản (tôi không nói toàn bộ) khi cứ nhai đi nhai lại danh xưng này mà không biết ngượng và không nghĩ đến nhiều giọng ca nam tuyêt vời khác người ta sẽ nghĩ gi. Thật không hiểu từ đâu ra cái danh xưng ấy và không biết nên hiểu nó với nghĩa gì.

    Những cái danh hão, nhiều khi cũng mang lại lợi ích vật chất nào đó cho một người, nhưng nó lại phá hủy giá trị tinh thần của người đó. Những người có lòng tự trọng bao giờ cũng biết từ chối những danh hão.
 T Q H.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
QUÊ CHOA

HUY LONG * BẠC LAI HY

Ai đẩy Bạc Hy Lai xuống vực thẳm?

Huy Long (tổng hợp) 
Gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai khi còn yên ấm.
Cốc Khai Lai là người có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đời Bạc Hy Lai. Người đàn bà này hỗ trợ cho con đường tiến thân của chồng, nhưng cũng tự tay đẩy chồng xuống vực thẳm.
“Gia đình mẫu mực”
Sau khi cách mạng văn hóa kết thúc, cha Bạc Hy Lai là ông Bạc Nhất Ba được minh oan và quay về làm phó thủ tướng quốc vụ viện Trung Quốc. Lúc này, dưới sự sắp xếp của cha, Bạc Hy Lai vào học tại khoa lịch sử trường Đại học Bắc Kinh, chỉ sau hơn một năm đã trở thành nghiên cứu sinh thạc sĩ Học viện khoa học xã hội Trung Quốc. Năm 1984, Bạc Hy Lai ly hôn thành công với người vợ cũ là Lý Đơn Vũ.
Trong thời gian học tập tại Đại học Bắc Kinh, Bạc Hy Lai bắt đầu qua lại với Cốc Khai Lai – cô nữ sinh xinh đẹp học khoa Luật kém Bạc 11 tuổi. Cốc Khai Lai cũng xuất thân từ danh gia vọng tộc, là con gái út trong một gia đình có 5 chị em gái, cha là ông Cốc Cảnh Sinh - cũng là nhà lão thành cách mạng của Trung Quốc. Cốc Khai Lai có 1 chị gái kết hôn với Lý Hiểu Tuyết – anh trai ruột của Lý Đơn Vũ. Hay nói cách khác, Bạc Hy Lai cũng có quan hệ họ hàng xa với Cốc Khai Lai.
Do có sự hậu thuẫn và nâng đỡ của người cha, Bạc Hy Lai nhanh chóng đi lên theo đường quan lộ. Sau khi Bạc Hy Lai ly hôn với Lý Đơn Vũ, ông Bạc Nhất Ba đã ra mặt và se duyên cho Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai. Tháng 12-1987, hai vợ chồng Bạc – Cốc sinh được cậu con trai tên là Bạc Qua Qua. Lúc này Bạc Hy Lai là bí thư huyện ủy huyện Kim ở Đại Liên.
Cốc Khai Lai là trưởng văn phòng luật sư Khai Lai ở Bắc Kinh, con gái út của tướng Cốc Cảnh Sinh - nguyên phó chủ nhiệm tổng cục chính trị, cựu bí thư thứ hai quân khu Tân Cương, tốt nghiệp khoa luật trường Đại học Bắc Kinh, sau đó học thạc sĩ chuyên ngành chính trị quốc tế Đại học Bắc Kinh, sau khi tốt nghiệp trở thành luật sư. Năm 1995, văn phòng luật sư Khai Lai được chuyển từ Đại Liên về Bắc Kinh.
Bạc Hy Lai đã từng rất tự hào về phu nhân của mình, ông ta hết lời khen ngợi Cốc Khai Lai là người phụ nữ sống tình cảm, có chính kiến, có khí chất, giỏi văn chương. Cốc Khai Lai lại biết chơi đàn tì bà và đàn piano. Cốc Khai Lai còn là tác giả của một số cuốn sách bán chạy ở Trung Quốc.
Hai vợ chồng Bạc – Cốc môn đăng hộ đối, rất nhiều giai thoại được đưa ra về cuộc sống của họ. Bạc Hy Lai thường đưa vợ tham gia rất nhiều hoạt động, đồng thời cũng từng đứng trước báo chí cảm ơn sự hy sinh của Cốc Khai Lai đối với gia đình. Trong cuộc họp báo cuối cùng trước khi bị miễn chức hồi tháng 3-2012, Bạc Hy Lai vẫn thể hiện mình luôn “bảo vệ” vợ hết mình, kiên quyết phản bác những lời đồn đại không có lợi cho thanh danh của vợ, nói Cốc Khai Lai là người vô tội. 

 'Rơi vực thẳm' vì Cốc Khai Lai 
Trong phiên tòa xét xử ngày 24-8, trong lúc phản bác độ chân thực của những lời khai từ phía Cốc Khai Lai, đột nhiên Bạc Hy Lai tiết lộ “đã từng có bồ nhí”, đây là lần đầu tiên trong hoàn cảnh công khai, Bạc Hy Lại chính thức thừa nhận tác phong của mình có vấn đề. Lời tuyên bố này đã vạch trần bức tranh giả tạo “gia đình hạnh phúc” được duy trì nhiều năm qua trong gia đình Bạc – Cốc

Bạc Hy Lai thanh minh rằng: “Đưa Bạc Qua Qua (con trai vợ chồng Bạc - Cốc) sang Anh học cấp hai là do cô ấy (Cốc Khai Lai) một mình sắp đặt, chỉ nói sơ qua một câu với tôi rồi đi, thậm chí sự việc này còn mang tính giận dỗi, trong thời gian này tôi có người khác và cô ấy thể hiện rõ sự phẫn nộ đối với sự việc này”.
Tư liệu cho thấy Bạc Qua Qua sinh ngày 17-12-1987, năm 1998 Bạc Qua Qua 11 tuổi theo mẹ sang Anh học cấp hai. Và phân tích hồ sơ của Bạc Hy Lai sẽ thấy, từ năm 1988 đến năm 2000, ông này đảm nhận chức vụ ở thành phố Đại Liên, trong đó từ năm 1993 đến năm 1999 là phó bí thư thành ủy, thị trưởng thành phố Đại Liên, chính vì thế có thể xác định Bạc Hy Lai cặp bồ trong thời gian này.
Nhiều nguồn tin cho biết, trước khi ra tòa làm chứng và đưa ra những lời cáo buộc về tội trạng của Bạc Hy Lai, từ năm ngoái 2012, Cốc Hy Lai đã có nhiều lời tố cáo về chồng mình. Hiện tại gia tộc họ Bạc căm hận tột độ người phụ nữ họ Cốc này, họ cho rằng, sự “ngã ngựa” của Bạc Hy Lai hoàn toàn là do sự tham lam của Cốc Khai Lai gây ra. 
Ngày 16-8, tờ Nam Hoa buổi sáng đã trích dẫn 2 nguồn tin có căn cứ của gia tộc họ Bạc nói rằng, hiện tại các thành viên trong gia tộc Bạc Hy Lại căm thù đến tột đỉnh Cốc Khai Lai. Cốc Khai Lai đã giới thiệu rất nhiều người để làm quen với Bạc Hy Lai, trong đó bao gồm “thuộc hạ” đắc lực của Bạc Hy Lai sau này là Vương Lập Quân. Tuy nhiên, chính sự bỏ trốn của Vương Lập Quân vào lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô mới là mồi lửa dẫn đến sự sụp đổ của Bạc Hy Lai. 
Bạn bè của em trai, em gái Bạc Hy Lai là Bạc Hy Thành và Bạc Tiểu Doanh nói rằng Bạc Hy Thành, Bạc Tiểu Doanh đều rất oán hận Cốc Khai Lai. Những người có mối quan hệ mấy chục năm của gia tộc họ Bạc cho biết họ đều coi cuộc hôn nhân thất bại giữa Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai là một nỗi sỉ nhục. Họ phải trân trân đứng nhìn một “nhà chính trị có chí hướng lớn lao” như Bạc Hy Lai đã bị sự tham lam của người vợ đẩy xuống vực thẳm.
Ngoài ra nguồn tin này còn cho biết Cốc Khai Lai đã khiến Bạc Hy Lai xa lánh các thành viên trong gia tộc mình. Từ tháng 4-2012 trở lại đây, các thành viên của gia tộc họ Bạc chưa được gặp Bạc Hy Lai. Họ không tin Bạc Hy Lai lại tham nhũng một khoản tiền khổng lồ như cơ quan điều tra đưa ra.
QUÊ CHOA

NGUYỄN QUỐC ĐỐNG * LÊ HIẾU ĐẰNG


Ý KIẾN VỀ BÀI VIẾT CỦA LÊ HIẾU ĐẰNG "SUY NGHĨ TRONG NHỮNG NGÀY NẰM BỊNH…"
(Với góp ý của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN)
Nguyễn Quốc Đống
Cựu SVSQ K. 13, TVBQGVN

Hình Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng của Dân Chủ, Tự Do

Góp ý của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN: Bài viết của Chiến Hữu Nguyễn Quốc Đống về việc Lê Hiếu Đằng lập Đảng Dân Chủ Xã Hội gì đó trong nước, có nhiều ý kiến đáng chú ý. Diễn Đàn Quốc Tế cho đăng tải bài của Chiến Hữu Nguyễn Quốc Đống như những góp ý sơ khởi về một vấn đề quan trọng của VN: Dân chủ hóa đất nước. Tất nhiên trước biến chuyển của tình hình thế giới cũng như VN, Đảng CSVN đang tìm mọi cách để sống còn, vì nó đang nguy ngập. Vậy cách nào là cách tốt nhất cho đất nước? Cứu sống nó để nó tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ nhân dân trong thời gian dài nữa hay làm mọi cách chôn nó càng sớm càng tốt, mà không bị tắm máu. Mặc dù ai cũng biết trước sau gì CS cũng sẽ phải chết vì nó đi ngược lại quyền lợi của Dân Tộc và ước vọng của nhân dân; nhưng làm cách nào tốt nhất cho đất nước là điều mình cần đi vào chiều sâu. Có nhiều dấu hiệu cho thấy CSVN đang đi vào con đường cùng vì nó BẮT TAY VỚI KẺ THÙø để BÁN NƯỚC . Đó là điều không ai chấp nhận, và cũng chính vì điều đó mà nó sẽ phải chết, như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc v.v. 
Trong những giai đoạn khốn cùng của Đất Nước, luôn luôn có các ANH HÙNG DÂN TỘC đứng lên để cứu nước, và diệt thù trong, giặc ngoài. Trường hợp của Đảng CSVN hiện nay cũng không ngoại lệ. Nó bắt tay với kẻ thù phương Bắc để GIAO NỘP VN CHO TÀU, thì chắc chắn trong những ngày tới đây, rất nhiều ANH HÙNG CỨU NƯỚC sẽ đứng lên, để giữ vững giang sơn VN, chứ không để VN bị xóa tên trên BẢN ĐỒ THẾ GIỚI, như tên Thái Thú Bắc Kinh Nguyễn Phú Trọng mới đây đã dóng dã: sao Việt Nam không cứu xét việc hội nhập vào Liên Bang Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa?, xem như mô hình mẫu mà Nguyễn Phú Trọng đang hoạt động cho nó, tức là xáp nhập VN vào Tàu. ĐẢNG CSVN PHẢI CHẾT THÔI! Đó chính là điều mà cô bé sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên đã phát biểu: "ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐI CHẾT ĐI! (để cho Đất Nước và Người Dân được sống!). Chính thế hệ trẻ VN NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN sẽ chôn vùi Cộng Sản!

Hải Ngoại ngày 18 tháng 8 năm 2013

T/M Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN
TS Nguyễn Bá Long
Chủ Nhiệm

(vietmarketing2@eol.ca)


* * *

16 tháng 8, 2013


Trong tuần qua, các diễn đàn internet có phổ biến bài viết "Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh…" của Lê Hiếu Đằng (LHĐ), một đảng viên Cộng Sản có 45 năm tuổi Đảng. Nhân lúc nằm bệnh (tháng 8, 2013), tác giả dành thời gian "nhìn lại 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), và quá trình tranh đấu cho tự do, dân chủ của bản thân; tóm tắt những điều ông ta chứng kiến trong 45 năm làm đảng viên, nêu ra những tiêu cực của chế độ CS; cuối cùng hô hào mọi người phải hành động, phải dấn thân vô cuộc chiến mới để xây dựng một xã hội công dân mạnh, và thực hiện những lý tưởng của các thế hệ cha anh về một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tiến bộ, văn minh và giàu đẹp…"

Tôi có một số ý kiến về những gì Lê Hiếu Đằng trình bày trong bài viết trên như sau:

1-Lê Hiếu Đằng là ai?

Lê Hiếu Đằng lớn lên trong xã hội miền Nam Việt Nam, thời trung học tại Huế đã tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh Huế, bị bắt giam tại lao Thừa Phủ Huế gần một năm vì các hoạt động phục vụ Cộng sản và chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). LHĐ được kết nạp vào ĐCSVN năm 1966. Được chế độ VNCH giáo dục về Triết và Luật, nhưng sau đó LHĐ đã vào chiến khu của VC. Sau 1975, LHĐ có thời gian làm giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học tại trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (Sài Gòn-Gia Định), và đã từng giữ các chức vụ như : Phó TTK Ủy Ban Trung Ương LM các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Phó CT Ủy ban MTTQ- VN- TP HCM, Đại biểu HĐND- TP … Nhìn vào quá trình hoạt động của LHĐ, ta thấy hắn là một tên Cộng Sản nằm vùng tại miền Nam, tận sức phục vụ cho CS để giật sập chế độ tự do, dân chủ của VNCH, và dành hầu như suốt cuộc đời phục vụ cho ĐCSVN. Hiển nhiên LHĐ là một tên Cộng Sản có nhiều nợ máu đối với nhân dân miền Nam. Hắn sống nhờ vào quân, dân miền Nam; hưởng nhiều bổng lộc của miền Nam, nhưng lại trở thành một hòn đá lót đường của chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc.

2- Lê Hiếu Đằng giải thích lý do khiến hắn theo ĐCSVN:

LHĐ công nhận chủ nghĩa Mác-Lê đã làm say mê nhiều trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam khi VN còn trong thời kỳ Pháp thuộc. Là một học sinh ban Triết, lại sống trong một đất nước bị thực dân Pháp đô hộ cả trăm năm, và trưởng thành trong xã hội miền Nam vào lúc có sự hiện diện đông đảo của người Mỹ, LHĐ thấy chủ nghĩa Mác-Lê nin mang cho hắn niềm hy vọng về một xã hội bác ái, tự do, bình đẳng. Cuối cùng hắn đã quyết định đi theo con đường ‘‘cách mạng " do CSVN khởi xướng. LHĐ tự nhận bản thân đã bị thôi thúc bởi những tình cảm như: lòng yêu nước, ý chí chống xâm lược, giành độc lập, tự do, dân chủ cho Tổ quốc để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn các chế độ cũ ở đó công nhân, nông dân, người lao động, những người hy sinh nhiều trong chiến tranh có cuộc sống ấm no, hạnh phúc… LHĐ có nhắc đến Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Hồ Chí Minh (HCM) đọc tại Ba Đình năm 1945, và lời hứa trịnh trọng của ông ta trước toàn dân. LHĐ nghĩ chính lời hứa này đã khiến nhiều người dân Việt tin theo ĐCSVN nên họ tham gia Cách Mạng Tháng 8, và sau đó theo Việt Minh đi kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua lời kể trên, LHĐ muốn khẳng định một điều: hắn đi theo ĐCSVN là một điều chính đáng, vì hắn tin con đường ĐCSVN dẫn dắt dân tộc VN đi theo là con đường đúng đắn.

3- Lê Hiếu Đằng thấy những gì trong ‘‘cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa’’ tại VN?
Sau 45 năm phục vụ ĐCSVN, LHĐ nhận xét ‘‘ trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo, tránh né đấu tranh …, một chế độ mà người dân cần phá vỡ nỗi sợ hãi để thực hiện một chủ trương cực kỳ quan trọng của nhà cách mạng Phan Châu Trinh : khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh ’’ ( !!) LHĐ đã dành trọn tuổi trẻ của mình để phục vụ một tổ chức chính trị (ĐCSVN), hy vọng thực hiện được lý tưởng cao đẹp thời trai trẻ của mình (giành độc lập cho đất nước, đem lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho người dân) mà cuối đời lại kết luận chế độ mình dày công xây dựng chỉ là một chế độ của những người nói láo (những tên lưu manh, lừa đảo) thì làm gì còn chỗ đứng cho những điều tốt đẹp như : độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ…( !)

Về độc lập : LHĐ chua xót nhận xét : ‘‘Sau khi hi sinh biết bao xương máu, nay Đảng và Nhà nước Việt Nam đều phải len lén nhìn ông bạn láng giềng Trung Quốc- những kẻ luôn chực nuốt chửng nước ta, và vào năm 1979 họ đã xua quân tàn sát người dân Lạng Sơn và các tỉnh phía Bắc mà tên Đặng Tiểu Bình xấc xược gọi là dạy cho Việt Nam một bài học… Các vị lãnh đạo ĐCS và Nhà nước Việt Nam thì dường như chưa thấy hết sức mạnh của dân tộc Việt Nam nên quá hiền lành đối với một nước lớn nhưng rất tiểu nhân, miệng thì xoen xoét nói về bốn tốt, mười sáu chữ vàng trong lúc hành động thực tế là uy hiếp, săn đuổi, bắt bớ một cách vô nhân đạo các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt trong ngư trường truyền thống của mình, hoặc hèn hạ cắt đứt cáp các tàu thăm dò dầu khí của chúng ta…’’ LHĐ buông lời ta thán ‘‘ Vậy thì độc lập cái gì ?’’

Về dân chủ, tự do, và hạnh phúc : LHĐ tuyên bố : ‘‘Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập: lập pháp, hiến pháp (hành pháp ?), tư pháp riêng biệt và độc lập’’. Đây là cách tổ chức của một chế độ dân chủ, không bao giờ có được trong xã hội chuyên chính vô sản của CS. LHĐ xác nhận ‘‘Hiến Pháp 1946 đã qui định những quyền tự do của con người, nhưng giờ đây, chế độ toàn trị đã phản bội tước đoạt tất cả các quyền cơ bản đó, vất bỏ tuyên ngôn nhân quyền, và nhai đi nhai lại luận điệu mỗi nước có hoàn cảnh riêng, có vấn đề nhân quyền riêng…’’ LHĐ nhắc lại lời của giáo sư toán Ngô Bảo Châu ‘‘ Con người khác con vật ở chỗ là có tự do. Tự do là thuộc tính của con người. Không có tự do thì con người chỉ là một đàn cừu’’. Đoạn trên cho thấy LHĐ xác nhận con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa tại VN không có tự do, dân chủ, và như vậy tất nhiên là không thể sống hạnh phúc.

4- LHĐ có đạt được lý tưởng thời trai trẻ hay không ?Qua những nhận xét trên về các ‘‘ thành quả’’ của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do ĐCSVN khởi xướng, đầu tiên là tại miền Bắc (nơi con người phải chịu một thân phận bi thảm, một xã hội không có bóng người -lời LHĐ), và sau đó là trên toàn nước VN sau khi miền Nam rơi vào tay Bắc quân CS năm 1975, ta khẳng định một điều LHĐ không đạt được lý tưởng thời trai trẻ của hắn. Chính vì thế hắn mới ‘‘ngồi tính sổ cuộc đời mình, trang trải những nợ còn lại để gửi các vị lãnh đạo Đảng, để mong các vị mở mắt ra mà có sự lựa chọn con đường sống cho dân tộc’’. Một chuyện rất đơn giản là : chế độ CS được xây dựng trên nền tảng của chủ thuyết Mác-Lê nin là một chế độ không tưởng, Đảng CSVN chỉ là một bộ phận của CS Quốc tế, nên bắt đất nước và con người VN phải hy sinh cho nhu cầu của phong trào CS quốc tế. Chuyện này, người dân bình thường tại miền Bắc cũng nhận thức được nên họ đã bỏ lại tất cả sản nghiệp, người thân để di cư vào Nam tìm tự do năm 1954. Vậy mà LHĐ, một người có học, có bằng cấp, sống trong môi trường tự do của chế độ miền Nam nhiều năm lại không nhìn ra, lại để cho nọc độc của chủ nghĩa CS thấm sâu vào não bộ, tiếp tay đắc lực cho việc nô lệ hóa dân Việt trong gông cùm CS.
 Phải đợi đến bây giờ, sang thế kỷ 21, vào cuối năm 2013, sau nhiều năm nhận bổng lộc của chế độ CS, hắn mới ‘‘ mở mắt’’ ra được, và tính dạy cho các lãnh đạo CS (chủ của hắn) cũng mở mắt ra cho ‘‘dân tộc sống còn’’ ư (!) Sự thức tỉnh này quá muộn màng. ĐCSVN vẫn luôn mở to mắt, và đã dứt khoát chọn con đường sống duy nhất của chúng: bằng mọi giá phải bảo vệ sự sống còn cho Đảng ; như vậy chúng mới nắm được quyền bính, và giữ được những tài sản vơ vét của đất nước và người dân. Là một đảng viên CS, LHĐ hẳn phải biết đến những văn kiện bán nước do ĐCSVN ký kết với Tàu Cộng : công hàm Phạm văn Đồng ký ngày 14-9-1958 công nhận chủ quyền của Tàu trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các văn kiện nhượng đất, nhượng biển ký các năm 1999 và 2000... LHĐ không biết rằng ĐCS của hắn đâu có màng gì đến con đường sống cho dân tộc. Tại sao bao nhiêu năm qua, hắn vẫn lặng thinh, dù chứng kiến biết bao việc làm phản dân, hại nước của Đảng? Rõ ràng cái Đảng này không thực hiện được lời hứa của nó với nhân dân và đất nước, không giúp cho LHĐ thực hiện lý tưởng cao đẹp thời trai trẻ của hắn. LHĐ đã chứng tỏ mình chỉ là một kẻ mê muội, thiếu trình độ nhận thức đúng, sai. Vì mê muội, hắn đã chọn con đường sai, tiếp tay cho những kẻ phá hoại đất nước, giết hại người dân. Đến cuối đời hắn vẫn còn mê muội, không hề lên tiếng ăn năn hối lỗi về cái sai lầm tai hại chết người của hắn. Hắn vẫn chưa có một lời tạ tội nào với đất nước và người dân Việt, mà chỉ nhặt nhạnh ra các ‘‘tội lỗi’’ của ĐCSVN, làm như hắn là kẻ vô can, không phải chịu trách nhiệm gì đối với bức dư đồ rách nát của dân tộc Việt hiện nay. Cho tới giờ này, LHĐ vẫn còn là thành viên của cái Đảng phản động, bán nước, hại dân này. Tôi còn nhớ cách đây đã lâu, tuần báo Tiếng Dân tại San Jose có đăng tin về việc 2 anh em một nhà (tại Đà Lạt) đều là đảng viên ĐCSVN đã công khai tuyên bố ra khỏi Đảng, đồng thời chân thành tạ lỗi với đất nước và người dân Việt vì đã phục vụ cho một đảng chỉ làm toàn những điều tai hại cho đất nước và người dân. LHĐ có được sự nhận định sáng suốt, và lòng can đảm như 2 người đó hay không ?








Lý do khiến LHĐ phải ngồi lại để tính sổ đời mình là do ‘‘tình hình trong nước thế giới đã thay đổi, và trước đây hắn chưa có đủ điều kiện, dữ kiện để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước’’. Đây chỉ là một ngụy biện. Lịch sử đã cung cấp cho LHĐ rất nhiều điều có thể giúp hắn mở mắt, và phản tỉnh, nhưng tên CS này vẫn không học hỏi được bài học nào.








Vào thập niên 50 của thế kỷ 20, ngay sau khi người CS chiếm được quyền cai trị tại miền Bắc, giới văn nghệ sĩ từng theo Đảng đã lên tiếng phản kháng vì chính sách khắc nghiệt của Đảng cầm quyền đối với sinh hoạt văn học, nghệ thuật. CSVN thẳng tay đàn áp những văn nghệ sĩ dám lên tiếng đòi tự do sáng tác, không chịu trở thành công cụ cho Đảng (vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm). Chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu tại nông thôn miền Bắc các năm 1953-1956 do ĐCSVN phát động rập khuôn theo cải cách ruộng đất tại Tàu giết hại cả trăm ngàn nông dân vô tội, và đã khiến nhiều thanh niên, trí thức từng theo Đảng làm cách mạng, đi kháng chiến... phải chùn chân, rồi quyết định không thể tiếp tục phục vụ cho cái tổ chức ‘‘ khủng bố, vô lương’’ này nữa, dù cho có phải bị trù dập, đầy ải, sống nghèo đói như các trí thức Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, hay như nhạc sĩ Văn Cao, các nhà thơ Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm ...








Chiến dịch Tổng Công Kích Tết Mậu Thân do CSVN phát động năm 1968 tại miền Nam VN gây ra cái chết thảm thương cho bao đồng bào của LHĐ; đặc biệt cho hàng ngàn đồng hương của hắn ở Huế. Là một người sinh trưởng tại Huế, LHĐ không chút xúc động, và không nghĩ lại về cách tiến hành cách mạng giải phóng của CS hay sao ? Quả thật người CS này có trái tim bằng đất sét! Trong lá thư của tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu gửi một người anh em của ông đang phục vụ trong hàng ngũ CS, ông cho biết chỉ một lần ‘‘chứng kiến cảnh tượng mấy thằng du kích cộng sản chém bay đầu ông phu xe kéo tên Chu ở làng Phổ Nam, huyện Phú Vang, Huế, và đập vỡ sọ một thiếu niên vì mặc chiếc áo sơ-mi trắng mà giắt hai cây bút nguyên tử màu xanh, đỏ, ở túi áo nên bị nghi làm mật thám của Pháp…. ’’ là ông đã bắt đầu ghê tởm sự tàn ác của cộng sản.








Sau khi CSVN chiếm cả nước vào năm 1975, các chính sách tàn bạo mà ‘‘bên thắng cuộc’’ áp dụng đối với người dân của ‘‘bên thua cuộc’’ đã dồn quân, dân miền Nam vào tuyệt lộ : hàng trăm ngàn người bị giam tù trong các trại tù khổ sai, hàng trăm ngàn dân bị cướp tài sản và bị đẩy vào các vùng kinh tế mới khô cằn, hàng trăm ngàn người chết trên đường vượt biên, vượt biển để đào thoát khỏi chế độ CS, để khỏi phải sống cùng ‘‘quân giải phóng’’ ! LHĐ phải công nhận ‘‘tất cả điều đó là tội ác của Đảng và Nhà nước Việt Nam’’. Ngày 30-4-1975, nhà văn Dương Thu Hương khi theo đoàn quân CS vào miền Nam đã ngồi ngay trên đường phố Sài Gòn và than rằng ‘‘nền văn minh đã bị một chế độ man rợ giải phóng’’. Vậy mà LHĐ cũng vẫn chưa ‘‘sáng mắt, sáng lòng’’.








Sau khi chiến tranh kết thúc, trong nhiều thập kỷ, dù VN được thế giới tự do ra tay cứu giúp để hàn gắn các vết thương chiến tranh, cái Đảng CSVN ‘‘quang vinh’’ của LHĐ vẫn chẳng làm được gì để đất nước Việt được vẻ vang, để người dân Việt được no ấm. Người dân vẫn trầm luân khốn khổ vì nạn cưỡng chế đất đai tàn bạo, vì giáo dục, đạo đức suy đồi, vì tham nhũng tràn lan... Thế mà LHĐ vẫn còn đủ lòng tin để tiếp tục phục vụ cho nó đến tận bây giờ. Hắn hô hào ‘‘đảng viên CS nên tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội...’’. LHĐ nói ‘‘chủ trương không đa nguyên, đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng (CS) chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này…’’ Vậy điều 4 Hiến Pháp của CSVN xác định cái gì ? Chẳng phải nó công nhận quyền độc tôn về chính trị cho ĐCSVN hay sao? Nguyễn Minh Triết, cựu chủ tịch nước CSVN đã nói thẳng thắn, chẳng úp mở : ‘‘ Bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát’’. LHĐ chỉ dám nhận xét yếu xìu : ‘‘Điều 4 Hiến Pháp là vô nghĩa’’.








Trong phần viết về vấn đề dân chủ, tự do, và hạnh phúc, LHĐ lý luận như sau :‘‘Cần có Quốc hội lập hiến để soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới ( ?). Sau đó bầu Quốc hội lập pháp để ĐCS sẽ qua bầu cử bình đẳng mà trở thành người lãnh đạo. Tôi nghĩ trong một thời gian dài ĐCS sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được... Dần dần các Đảng đối lập sẽ trở thành một lực lượng làm nhiệm vụ như một kháng thể trong một cơ thể xã hội lành mạnh. Nếu xã hội không có lực lượng đối lập sẽ trở thành một con bệnh SIDA khó trị chỉ có chờ chết mà thôi...’’ LHĐ có nhớ lời tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng kết án những người muốn đa nguyên, đa đảng là có ý tưởng suy thoái về chính trị, và đạo đức hay không (sau kỳ góp ý sửa đổi Hiến Pháp vừa qua). Thật là một lý luận mâu thuẫn : một mặt hắn cho là xã hội VN ngày nay như một con bệnh SIDA chỉ nằm chờ chết (vì thiếu đối lập), một mặt hắn lại cho là ĐCS nếu chấp nhận bầu cử dân chủ sẽ là một lực lượng chính trị không có lực lượng nào có thể tranh chấp được( ?) LHĐ có nhớ cô sinh viên trẻ tuổi Nguyễn Phương Uyên nói gì về cái tổ chức chính trị ‘‘thần tượng’’ của hắn không ? Cô tuyên bố ‘‘Đảng Cộng Sản VN đi chết đi !’’ (cho đất nước và người dân được sống). Nếu LHĐ cùng chung nguyện vọng mở một con đường sống cho đất nước và người dân Việt, hắn cũng phải cất lời dõng dạc như cô sinh viên dũng cảm này, chứ không thể tiếp tục đặt niềm tin vào Đảng CS, tiếp tục công nhận ĐCS là một thành phần của dân tộc, rồi hô hào lập một đảng khác để tranh đấu bất bạo động cho một chế độ đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam. Hắn quên mất lời của một lãnh đạo CS đã nói như sau : ‘‘CS chỉ có thể bị thay thế, chứ không thể thay đổi’’.








LHĐ xúi người dân ‘‘đi con đường không bao giờ đến’’, nói theo cách nói của nhà văn hồi chánh Xuân Vũ. Xuân Vũ là trường hợp điển hình của một người trí thức CS thực sự phản tỉnh : lúc đầu ông tin tưởng vào ‘‘con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa’’, ông đi tập kết ra Bắc, nhưng sau này ý thức được chủ nghĩa CS sẽ không thể giúp đất nước và con người VN đạt các mục tiêu đẹp đẽ như CS tuyên truyền, ông dứt khoát bỏ hàng ngũ CS, ra hồi chánh và phục vụ trong chế độ VNCH. LHĐ không có trình độ chính trị để nhận thức được đúng, sai ; không có dũng cảm để nhận mình sai lầm khi phục vụ cho một chủ nghĩa phi nhân bản, phản dân tộc, thì làm sao có đủ tư cách hô hào mọi người đứng lên ‘‘dấn thân vô cuộc chiến mới’’ ? Nói về tư cách và lòng dũng cảm, người CS này thua xa những người trẻ tuổi trong nước như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy, Mẹ Nấm, Việt Khang, Phương Uyên, Nguyên Kha, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân… Vậy mà LHĐ hô hào tiến hành một cuộc chiến mới để ‘‘đấu tranh cho dân quyền, dân sinh, dân chủ, tự do, tiến bộ xã hội, và bảo vệ môi trường’’ (toàn là những từ rỗng tuếch phát ra từ miệng của người CS) . LHĐ có biết rằng hắn là một trong những người đã tiếp tay đưa cái ác lên ngôi, đưa ĐCSVN vào vị trí độc tôn hiện nay, khiến cả dân tộc phải mang một khối đá nặng trên vai, đang tìm mọi cách hất nó đi mà chưa được.








LHĐ phẫn nộ về thái độ nhu nhược của ĐCS và Nhà nước VN trước những hành vi ngang ngược của Tàu cộng tại Biển Đông, mà hắn lại cảm thấy hài lòng về lời tuyên bố (suông) của Nguyễn Tấn Dũng : ‘‘ Tôi rất mừng nghe Thủ tướng NTD tuyên bố ở hội nghị Shangri-la chống lại nền chính trị cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam…Rõ ràng đây là cú đấm đích đáng bọn bành trướng Bắc Kinh trong một diễn đàn quốc tế…Tôi càng vui hơn khi được biết đây là ý kiến của cá nhân Thủ tướng dám chịu trách nhiệm để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào của Bộ chính trị cả…Vì thế mà Hạ Đình Nguyên trong một bài viết về vấn đề này đã hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến 5 lần’’ (hết trích). Chắc là LHĐ quên mất bản án 4 năm tù giam mà Đảng dành tặng cho nhạc sĩ Việt Khang chỉ vì trong bài hát ‘‘Việt Nam Tôi Đâu’’ của anh có câu : …‘‘mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta- Hoàng, Trường Sa đã bao người dân vô tội- chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu…’’. LHĐ hẳn cũng đã quên những hình phạt mà Đảng và Nhà nước VN dành cho những người dân đi biểu tình chống Tàu Cộng chiếm biển, đảo của VN, giết ngư dân VN như: Điếu Cày, Bùi Minh Hằng, Mẹ Nấm, Phương Uyên, Nguyên Kha… Nói về tư cách của thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta không thể quên được ông này chính là trùm tham nhũng, làm công quỹ thất thoát nhiều tỉ đồng. Cách làm việc của ông TT thì vô cùng tùy tiện. Khi ông Đoàn Văn Vươn bị công an Hải Phòng đến cướp phá tài sản, uy hiếp người, ông Dũng tuyên bố ‘‘công an HP sai’’. Ấy vậy mà ‘‘người đúng’’ là ông Vươn thì bị xử án 4 năm tù vì tội giết người, trong khi ‘‘kẻ sai’’ là giám đốc công an HP Đỗ Hữu Ca lại vừa được thăng chức từ đại tá lên thiếu tướng!

5- Chúng ta đánh giá sự ‘‘phản tỉnh’’của LHĐ như thế nào?Nhiều người có nhận xét, LHĐ chỉ ‘‘tỉnh’’ có một nửa chứ chưa tỉnh hẳn nên không thể ‘‘phản’’ cho đúng‘‘ địch’’ (lời nhận xét của tác giả Nguyễn Bá Chổi trong Thư gửi Lê Hiếu Đằng). LHĐ tuyên bố ‘‘không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia’’( ?) Thật lạ, cho đến giờ này người CS LHĐ vẫn không ý thức được ai đúng, ai sai trong chiến tranh Quốc-Cộng ? CSVN từng tuyên bố ‘‘đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào để giải phóng miền Nam’’, từng thách thức người dân Việt và cộng đồng thế giới với câu hỏi ‘‘ Ai thắng ai ?’’ để hôm nay LHĐ phải trơ trẽn đồng ý với tên văn nô VC Huy Đức là ‘‘chính miền Nam đã thực sự giải phóng miền Bắc’’ ! Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia non trẻ trong vùng Đông Nam Á, chỉ mới được thành lập sau cuộc di cư lánh nạn CS của gần 1 triệu đồng bào miền Bắc vào miền Nam sau khi Hiệp Định Geneve được ký vào năm 1954. 
Tuy vậy chính phủ VNCH đã xây dựng được một xã hội công dân vững mạnh, một nền cộng hòa với chế độ tam quyền phân lập rõ ràng, một nền kinh tế ổn định bảo đảm cuộc sống no ấm cho mọi người dân (không ai phải đi làm lao nô, hay nô lệ tình dục ở nước ngoài như trong chế độ CS ‘‘ ưu việt’’ hiện nay), một nền giáo dục dân tộc và nhân bản đã đào tạo một thế hệ thanh niên có lòng yêu nước chân chính, biết hy sinh để bảo vệ đất nước và cuộc sống no ấm của người dân, một chế độ bảo đảm mọi quyền tự do căn bản của người dân (tự do bầu cử và ứng cử, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do đi lại…. Chế độ này chính là ân nhân cứu mạng của LHĐ, cho hắn ra khỏi nhà tù Huế để được đi thi Tú Tài (dù hắn có tội tham gia hoạt động cho CS chống chính quyền đương thời), và có cơ hội thăng tiến về sau. Một chế độ tốt đẹp như vậy mà ‘‘người CS’’ LHĐ đã mù quáng không nhận ra chân giá trị của nó, đã ngu xuẩn nhân danh lòng yêu nước mà chấp nhận chủ nghĩa CS, chấp nhận chủ nghĩa Mác-Lê nin đầy ảo tưởng, tôn thờ tên bán nước Hồ Chí Minh làm lãnh đạo, rồi hắn còn dốc lòng, dốc sức giật sập nó.
 Biểu tượng của chế độ này là lá cờ vàng, ba sọc đỏ vẫn tiếp tục tung bay trên thế giới tự do, tại những quốc gia có cộng đồng những người Việt tỵ nạn CS sinh sống, trong khi lá cờ máu của CSVN chẳng có được chỗ nào dung thân ngoại trừ các tòa đại sứ, các lãnh sự quán VC. CSVN phải ra sức chiêu dụ người Việt hải ngoại đem tài lực, nhân lực về giúp chúng; phải quỵ lụy xin Mỹ, kẻ cựu thù của mình đem vốn sang VN đầu tư, hầu phát triển kinh tế ! Vậy với câu hỏi ‘‘ai đúng, ai sai’’, LHĐ vẫn chưa tìm ra câu trả lời ư? Nếu CSVN đúng thì chúng phải được lòng dân, đâu cần phải dùng nhà tù và công an để liên tục trấn áp, khủng bố họ. Nếu chúng đúng thì người Việt đâu cần bỏ nước ra đi tỵ nạn CS, và CSVN đâu cần phải bỏ ra cả tỷ đô la cho việc thực hiện Nghị Quyết 36 tại hải ngoại.

Trường hợp LHĐ là trường hợp tiêu biểu cho nhân cách của người Cộng Sản : mê muội nhưng lại cao ngạo, mắc sai lầm nhưng không bao giờ nhận lỗi, luôn nhân danh những mỹ từ như lòng yêu nước, tự do, dân chủ, tranh đấu chống cái ác… để phá hoại, tiêu diệt những gì tốt đẹp đang hiện hữu, vô cảm trước sự thống khổ của quần chúng mà vẫn lên mặt đạo đức giả (tranh đấu để cải thiện cuộc sống cho dân), bản chất là lưu manh, lừa bịp, bóc lột người khác mà lại tự hào là chỉ nghĩ đến tha nhân (mình vì mọi người), hy sinh quyền lợi của đất nước để phục vụ cho quyền lợi của CS Quốc tế mà cứ vỗ ngực là yêu nước, là giữ nước (để tiếp nối công cuộc dựng nước của vua Hùng), sỉ nhục đồng bào mình là tay sai của đế quốc Mỹ trong khi chính mình cam tâm làm nô lệ cho Tàu Cộng…

Một người sai lầm mà không thừa nhận cái sai, cái lầm của mình thì không thể có lòng sám hối chân thành, cũng không thể có khả năng phản tỉnh thực sự, và không thể có suy nghĩ và hành động đúng đắn về sau.


LHĐ khuyên chúng ta ‘‘phải nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới…đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc…’’. Lời kêu gọi này của LHĐ thực sự nhắm vào khối người Việt hải ngoại, chứ không phải vào khối người Việt trong nước, vì người dân trong nước đã ở trong cảnh ‘‘cá chậu, chim lồng’’, nằm trong vòng kiềm tỏa của bộ máy công an CS, phải sống với một ngụy quyền ‘‘ hèn với giặc’’, nhưng rất ‘‘ ác với dân’’. Hãy thử xem, lời LHĐ kêu gọi vài trăm đảng viên mà hắn biết không còn tha thiết sinh hoạt Đảng nữa ‘‘bỏ Đảng tập thể, rồi lập ra Đảng mới’’ để tranh đấu với ĐCS sẽ được bao nhiêu người dám đáp ứng? Sao hắn ‘‘phản động’’ nặng nề như vậy mà không bị khai trừ khỏi Đảng như hình phạt mà tướng CS Trần Độ phải gánh chịu khi lên tiếng đòi Đảng phải cho người dân tự do ? 
Phải chăng thái độ ‘‘ phản tỉnh’’ của LHĐ chỉ có giá trị của một thăm dò: đảng viên nào tin thật, nghe theo hắn bỏ Đảng tập thể biết đâu chẳng lâm vào một vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm thứ hai ? Người CS vốn tin tưởng ‘‘cứu cánh biện minh phương tiện’’ thì có cái gì mà chúng chẳng dám làm ? Đối với hải ngoại, chúng ta càng không thể tin được thái độ ‘‘phản tỉnh’’ này. Nó chỉ có giá trị mua thời gian để Đảng CS tiếp tục được ngồi ở vị trí cầm quyền và vơ vét thêm nữa. Nó có thể giúp một số người Việt hải ngoại tạm‘‘ hài lòng’’ vì ‘‘đảng viên CS cũng có người dám nói ra tội ác của Đảng’’, vậy đây có thể là cơ may cho vận nước thay đổi ? Tin như vậy chúng ta có thể giảm mất ý chí chống cộng, làm chệch hướng công cuộc tranh đấu chống cộng của cộng đồng, mất cảnh giác khiến bọn Việt gian, tay sai CS nằm vùng có cơ hội lũng đoạn hàng ngũ của chúng ta, và tuyên truyền cho chủ trương hòa hợp, hòa giải của chúng (theo tinh thần của Nghị Quyết 36 mà CS vẫn đang kiên trì thực hiện).


Để kết luận, bài viết ‘‘Suy Nghĩ Trong Những Ngày Nằm Bịnh…’’ của đảng viên CS Lê Hiếu Đằng nhìn một cách tổng quát thì có nhiều điều nghe cũng ‘‘mát tai’’. Nhưng chúng ta chớ quên lời dặn dò của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ‘‘Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn những gì CS làm’’, để lại bị chúng lừa lần nữa. LHĐ chưa từ bỏ Đảng CS, cũng chưa bị CS khai trừ khỏi Đảng thì những gì hắn nói, ta vẫn không thể tin. Người Việt hải ngoại chỉ có một con đường duy nhất là duy trì lằn ranh Quốc-Cộng, giữ vững niềm tin là sẽ giải thể được chế độ CS độc tài, chỉ đoàn kết với những tổ chức đoàn thể, cộng đồng có lập trường quốc gia rõ ràng, đúng đắn.
 Riêng người cựu sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam không thể quên tôn chỉ của Tổng Hội Võ Bị là ‘‘ không chấp nhận chế độ CS, không hòa hợp, hòa giải dưới mọi hình thức với CS, một lòng nuôi ý chí quang phục quê hương, giành độc lập cho đất nước, và xây dựng một Việt Nam không CS, có tự do, dân chủ, và nhân quyền’’. Chúng ta hãy ghi nhớ lời của Linh Mục Nguyễn Văn Khải, một tu sĩ trẻ của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, một nhân chứng sống về chế độ độc tài CSVN. Ông khẳng định ‘‘giải thể chế độ CSVN là con đường duy nhất đem lại tự do, dân chủ cho VN ; giải thể chế độ CSVN là trách nhiệm của mọi người dân Việt, trong nước cũng như hải ngoại ; mỗi người chúng ta hãy làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để góp phần vào công việc chung này của dân tộc ’’. Phải ‘‘đi’’ đúng con đường này, chúng ta mới ‘‘ đến’’ được. Con đường này vẫn còn dài, và lắm chông gai, nhưng chúng ta nhất định sẽ thành công.

No comments: