Tuesday, October 25, 2016

CA MÚA ĐỊA NÀNG - CÁ TAỊ TOKYO - PHẬT GIÁO TẠI MỸ

NGÀNH MAI * CA MÚA ĐỊA NÀNG

Ca múa “Địa Nàng” ở miền Nam Việt Nam

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-07-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dia-nang-2-305.jpg
Ca múa “Địa Nàng” trong Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành ở Long Thượng - Cần Giuộc, Long An hôm 25-10-2011.
Courtesy longan.gov.vn


Địa Nàng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca múa cổ truyền của người dân thôn quê miền Nam, là đặc thù của văn hóa dân tộc.

“Lễ Vía Bà”

Nếu như miền Tây, mà khi xưa gọi là Lục Tỉnh, là nơi xuất phát bộ môn nghệ thuật cải lương, để rồi phổ biến khắp cả nước, thì ở miền Đông Nam Việt là nơi xuất phát ca múa Địa Nàng. Và nghệ thuật này không phổ biến rộng rãi như cải lương, mà chỉ hoạt động quanh quẩn ở cái tỉnh như: Biên Hòa, Bà Rịa, Tây Ninh, Gia Định, Bình Dương, cùng một vài nơi thuộc tỉnh Long An như Đức Hòa, Đức Huệ.
Khi đề cập đến những nét văn hóa đặc thù dân tộc, người ta không thể bỏ quên môn nghệ thuật độc đáo này, do bởi Địa Nàng thường được trình diễn trong dịp “Lễ Vía Bà” tại các ngôi miễu ở miền thôn quê Nam
Việt.
Hằng năm vào khoảng Tháng Hai, Tháng Ba Âm Lịch thì những ngôi đình làng ở các tỉnh thuộc miền Đông có lệ cúng “Kỳ Yên” do ban hội tề, tức quí vị hương chức làng xã đứng ra tổ chức. Những năm dân làng trúng mùa thì có thêm phần rước hát bội về hát tạ ơn vị Thần đã phò trợ cho dân làng làm ăn khá. Người ta từng thấy những ngôi đình hằng năm đều có hát, và cũng những ngôi đình cả 7, 8 năm chỉ cúng mà thôi chớ không rước hát bội, do bởi dân chúng bị thất mùa.
Song song với hát bội ở đình, thì tại các ngôi miễu trong làng cũng được quí bà tổ chức “Lễ Vía Bà”, tùy theo ngôi miễu đó thờ: Bà Nữ Oa, Bà Lê Sơn Thánh Mẫu, Bà Ngũ Hành, Bà Thủy, Bà Thiên Hậu, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Tiên...
Thuở xưa đình làng là nơi sinh hoạt của nam giới, phụ nữ không được dự vào việc cúng tế ở nơi thiêng liêng này; ngược lại miễu là nơi sinh họat của quí bà, các đấng mày râu nam tử cũng không được đến đây. Thế nhưng, từ đầu thế kỷ 20, trước sự thăng tiến của phụ nữ ngoài xã hội “nam nữ bình quyền” thì vấn đề phân chia này đã không còn, có nghĩa là ngày cúng đình hay cúng miễu thì nam nữ đều chung lo việc cúng kiếng, tập trung hội hè rất đông.
Cúng miễu thì không mời hát bội mà chủ yếu là mời Địa Nàng về hát, và người dân quanh năm suốt tháng làm lụng ngoài đồng, đã có dịp nghỉ đi xem buổi múa hát có tính cách truyền thống này. Vậy thì Địa Nàng là thế nào, hình thức trình diễn ra sao, có giống như cải lương, hát bội chăng?
Thật ra thì ca múa Địa Nàng không phổ biến rộng rãi như hát bội, do bởi hát bội ngoài việc hát cúng Kỳ Yên, lại thêm phần trình diễn trên sân khấu rạp hát, bán vé như cải lương. Còn Địa Nàng thì không rườm rà và đông người như gánh hát bội, chỉ có hai nghệ sĩ và duy nhứt chỉ hát cúng miễu mà thôi, và người coi thì hoàn toàn miễn phí.
Là một bộ môn nghệ thuật đặc thù của văn hóa dân tộc, rất nhiều người biết đến mà không hiểu sao trong sử sách nói về miền Nam người ta lại không thấy đề cập đến Địa Nàng, ngay cả những tác phẩm của các nhà văn rặt Nam Kỳ như: Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc cũng không nói gì về Địa Nàng (hoặc có mà chúng tôi không có dịp đọc qua).
Nghệ thuật ca múa Địa Nàng không trình diễn sân khấu đối diện với khán giả, mà chủ yếu là múa hát trước miễu, do đó người xem có thể coi được 3 mặt, và như đã nói diễn viên Địa Nàng chỉ có 2 người (một nam một nữ). Người nam thủ vai ông Địa và người nữ thủ vai nàng Tiên, thế thôi! Về cách gọi thì nam nghệ sĩ được kêu là “Ông Địa” như vai trò, còn nữ nghệ sĩ thì kêu là “Con Bóng”, nếu người gọi còn trẻ thì phải kêu là “Bà Bóng” (xin đừng lầm lẫn với những người đồng bóng, lên đồng, lên cốt, mê tín dị đoan). Cốt truyện Địa Nàng như sau:
dia-nang-1-250.jpg
 
Ca múa “Địa Nàng” trong Lễ hội Miếu Bà Tây A, Phường BÌnh Trưng Tây, Quận 2, ảnh chụp trước đây. File photo.
Tiên nữ Hằng Nga vâng lệnh Vương Mẫu xuống trần gian đến huê viên, nơi “cây huê giếng nước” hái lộc cầu an dân chúng, và bởi do không biết đường đến huê viên, nên tiên nữ đến nhờ cậy Thổ Địa dẫn đường. Thổ Địa sau một hồi vòi vĩnh, làm khó, rồi dẫn đường đưa tiên nữ đến huê viên để khai mạch giếng nươc, tưới cây. Hành động này mang ý nghĩa việc mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Cốt truyện chỉ đơn giản như thế thôi, nhưng tùy từng cặp nghệ sĩ đóng vai Địa Nàng, có thể kéo dài từ 2 đến 5 giờ liền (có nhạc đệm đờn cò, đờn kìm).
Sau phần chính “khai mạch giếng nước” mang ý nghĩa cầu mưa, (bởi tháng này đang là mùa nắng, nếu cái nắng kéo dài thì nông dân không thể làm mùa được). Tiếp đó Địa Nàng chuyển sang đối đáp bằng những câu vè, dân ca, bằng thơ lục bát, song thất, đôi khi dùng cả tục ngữ, ca dao. Riêng về lời văn đối thoại, thì gần như ngôn ngữ bình dân thông thường của người dân quê.
Dù là ca múa hay đối thoại, sau phần cúng kiếng thiêng liêng là hài hước, gần như hết phần thêm này là vui, là chế diễu, liên tục gây nên những tràng cười của khán giả. Nghệ thuật Địa Nàng bắt buộc phải hài hòa tất cả những gì có thể gây nên tính cách châm biếm, cười cợt, vì đó là yêu cầu. Cặp Địa Nàng nào bị cho làm kém về hài hước thì năm sau khó mà được các miễu mời đi hát.

Ứng diễn

Cái độc đáo của Địa Nàng là ứng diễn, tự chế ra lời diễn chớ không có kịch bản chính thức, những câu hát được lưu truyền từ nghệ nhân này đến nghệ sĩ khác, nối nghiệp từ đời này sang đời nọ và thêm bớt cho phong phú thêm, do vậy mà “kịch bản dân gian” này không biết ai là tác giả. Tùy theo trình độ, cặp diễn viên nếu trình độ nghệ thuật cao thì ứng diễn mạch lạc, đối đáp bằng câu vè, câu thơ, tục ngữ, ca dao rất đúng với nhân vật, tình huống được mang ra châm biếm, chế diễu.
Như đã nói ca múa Địa Nàng chỉ phổ biến nhiều ở miền Đông, nghe nói miền Tây cũng có nhưng rất ít, riêng tôi chẳng thấy bao giờ. Còn ở miền Trung từ Phan Thiết đổ ra thì hầu như không có Địa Nàng. Tại sao? Tôi có tìm hiểu, thu thập một số sự kiện và có thể đi đến kết luận: Từ thời xa xưa, đất địa miền Đông Nam Việt, là những vùng đất không có sông ngòi, cũng không có hệ thống dẫn thủy nhập điền. Người nông dân làm mùa chủ yếu trông cậy vào trời mưa, năm nào mưa muộn, thì mùa màng ruộng lúa, hoa màu bị thất thu. Hoặc nếu như hạn hán không mưa chỉ một năm thôi, thì người dân nghèo đến 3 năm (ông bà già xưa thường nói như vậy).
Người dân trăm bề khổ sở do trời không mưa, nên mới phát sinh ra hiện tượng ca múa Địa Nàng, là một hình thức cầu mưa vậy! Sở dĩ ở miền Tây ca múa Địa Nàng không phổ biến, là do miền này thuộc đồng bằng sông Cửu Long với sông ngòi chằng chịt, nước đầy đủ để làm mùa nên đâu phải “cầu mưa”, do vậy mà người ở vùng này đa số không hề biết Địa Nàng là gì.
Địa Nàng trình diễn có cặp, họ làm ăn chung, các Lễ Vía Bà người ta chỉ cần mời một trong hai người là xong hợp đồng, và trả tiền cũng thế, một người đại diện, thường là “Con Bóng” nhận tiền. Theo như truyền khẩu của thiên hạ thì “Con Bóng” hay “Bà Bóng” là những người bán nam bán nữ, mà người đời gọi họ là “lại cái” hay “loại cái” (không biết chữ nào đúng). Con Bóng không phải đồng tính bê đê, mà là do bộ phận sinh dục, nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ. Bà bóng suốt đời không có chồng con gì hết.
Cặp Địa Nàng nào mà “Bà Bóng” như vừa nói thì đắt sô, được liên tục mời đi ca múa, tiền thù lao cũng cao. Còn như bà bóng là người nữ thiệt thọ thì lại ế hàng, có nghĩa là ít được mời đi hát. Thí dụ như hai ngôi miễu tổ chức Lễ Vía Bà cùng một ngày, chỗ nào kêu trước thì được bà bóng “lại cái”. Do con bóng hay bà bóng “lại cái” bị kẹt sô, nên ngôi miễu thứ hai đành phải chấp nhận mời bà bóng người nữ thiệt. Có còn hơn không.
Số tiền thù lao cho Địa Nàng khá cao, thời điểm 1955 – 1956 bao gạo chỉ xanh 100 ký lô giá 300 dồng, mà một sô ca múa Địa Nàng phải trả mất 600 đồng. Ngoài số tiền thỏa thuận hợp đồng, (chỉ thỏa thuận bằng lời nói chứ không có giấy tờ, nhưng cả hai bên đều giữ đúng hợp đồng). Địa Nàng còn được quý bà cho thêm, nếu hát hay, người coi đông, cười nhiều, thời gian kéo dài đến 1, 2 giờ khuya thì tiền cho thêm có khi còn nhiều hơn tiền chính thức.
Không như hát bội, khán giả cho tiền đào kép bằng cách kẹp tiền vào quạt giấy quăng liệng lên sân khấu. Cách cho tiền Địa Nàng lịch sự hơn nhiều, người đại diện để tiền vào dĩa trịnh trọng trao cho Nàng, chớ không trao cho Địa (biết rằng họ chia với nhau).
Còn một cách cho tiền nữa, các bà góp tiền rồi bí mật cho riêng Nàng, dĩ nhiên là Nàng bỏ túi riêng, chứ không chia cho Địa. Tùy theo uy tín và sự ủng hộ của khán giả, của các nơi mời gọi, mà thỏa thuận làm ăn chung của Địa Nàng cũng kẻ cao người thấp, ít khi ngang bằng, mà thường chia tứ lục, hoặc tam thất, và Nàng thì lúc nào cũng cao giá hơn.
Khi bắt đầu chuẩn bị lễ vía bà, là người ta đã lo đặt sô trước với cặp Địa Nàng nào đó, mà thiên hạ cho rằng ca múa hay. Do vậy mà trong lịch trình của Địa Nàng ít thấy chỗ trống vào mấy tháng có cũng miễu Bà. Hết thời gian mấy tháng cúng miễu thì Địa và Nàng trở lại đời sống bình thường người nông dân, nhà ai nấy ở, chỉ thỉnh thoảng hẹn gặp nhau ở ngôi miếu nào đó để tập dượt kịch bản nhân gian mới. Không tập dượt ở nhà Địa hay nhà của Nàng.
Nếu Nàng là “lại cái” thì sống độc thân một mình, còn như Nàng là người nữ thiệt thì cũng có chồng con như mọi người nữ khác thôi. Về ông Địa thì ông nào cũng vợ con đùm đề, có ông có đến 2, 3 bà vợ. Có lẽ nhờ hát hay, đâu thua gì danh hề sân khấu, nên Địa rất được mấy bà góa chồng chiếu cố.

Tuesday, July 16, 2013

TRIỂN LÃM CÁ TẠI TOKYO

Những bể vàng cá kỳ dị tại triển lãm ở Tokyo

( 3:52 PM | 18/08/2012 )
Một triển lãm nghệ thuật thủy sinh vừa khai trương tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, dự kiến sẽ kéo dài tới 24.09.2012. Đây là triển lãm thường niên của Hidetomo Kiruma. Ông đã kết hợp không khí của thời kỳ Edo cổ công nghệ hiện đại và cá vàng. Một phần quan trọng trong triển lãm này, có khoảng 1000 chú cá vàng được thả trong những bể cá có kích thước kỳ dị khác nhau.

1108

729
629
533
443
345



261

NGUYỄN THIÊN THỤ * PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ

PHẬT GIÁO  TẠI HOA KỲ
NGUYỄN THIÊN THỤ

I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ
Các cuộc khảo sát dân số tại Hoa Kỳ có kết quả không giống nhau nhưng sự xa cách không là bao nhiêu.  Hoa kỳ là nơi phát triển của Kitô giáo cho nên tín đồ Kito giáo chiếm đại đa số. Cuộc thăm dò gần đây cho biết 76% dân theo Kito giáo trong đó, 52% theo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma), 1% theo Do Thái giáo và 1% theo Hồi giáo.  Đất Hoa Kỳ cũng như Canada là nơi có nhiều dân tứ xứ nhập cư, họ đã mang tôn giáo từ quê hương hô đến đây cho nên Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất.
Theo cuộc khảo sát "Nhận thức Tôn giáo người Mỹ" thì số người nhận định họ theo Kitô giáo đã giảm từ 86% còn lại 77%, Do Thái giáo giảm số lượng nhỏ, số lượng người theo đạo Hồi tăng gấp đôi, Ấn độ giáo và Phật giáo cũng gia tăng số lượng  Những tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo), gọp lại chiếm khoảng 3,9% đến 5,5% dân số người dân đã trưởng thành.Thêm vào đó, 15% dân số đã trưởng thành tự nhận rằng họ không có tín ngưỡng hay tôn giáo. 

Phật giáo được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 cùng với những người nhập cư từ Đông Á. Chùa đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập tại San Francisco năm 1853 bởi những người Mỹ gốc Hoa.
Cuối thế kỷ 19 những nhà truyền giáo từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ, cùng vào thời điểm này, giới trí thức Hoa Kỳ bắt đầu để ý đến Phật giáo.
Người Mỹ nổi tiếng đầu tiên quy y đạo Phật là Henry Steel Olcott. Một sự kiện góp phần tăng trưởng Phật giáo tại Hoa Kỳ là Nghị viện Các Tôn giáo Thế giới diễn ra năm 1893, có sự tham gia của các Phật tử từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, và Tích Lan.
Ước tính số Phật tử tại Hoa Kỳ duy động từ 0,5% đến 0,9%, con số 0,7% được CIA và PEW công bố (1). Phật giáo tăng trưởng là do nhiều nguyên nhân trong đó có sự hưởng ứng của dân da đỏ cho nên Phật giáo đã trở thành tôn giáo thứ ba tại Hoa Kỳ (2). Phật giáo phát triển, tại Hoa Kỳ, có khoảng 1000 thiền đường (3)

II.CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ

Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa nên đã thâu nhập các nền văn hóa các nơi trên thế giới. Vì vậy các thánh đường, thiền viện của các tôn giáo đều mang sắc thái địa phương. Đó là màu sắc Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng v. v...

A. ARIZONA

1. CHÙA KUNZANG PALYUL CHOLING

Kunzang Palyul Choling (KPC) là trung tâm nghiên cứu Phật giáo và thực hành đường lối tu tập truyền thống Nyingma  (Palyul lineage). Trung tâm này do trung tâm Khám Phá và Đời sống mới thành lập 1985,  sau  ngài Penor Rinpoche  đặt tên mới năm 1987, KPC là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Ngài Penor Rinpoche ở Hoa Kỳ.

 Trung tâm Kunzang Palyul Choling

Năm 1987, một phụ nữ Hoa Kỳ, tên là Alyce Zeoli , sinh ở Brooklyn năm 1949 đã được  công nhận  là một lat ma ( Phật sống Tây Tạng), được đặt tên là “Ahkon Norbu Lhamo.

Ahkon Norbu Lhamo.

His Holiness Penor Rinpoche
2. CHÙA NHƯ LAI
Sau ngày mất nước 30.4.1975, người Việt Nam tị nạn Cộng sản (CS) đã tứ tán giang hồ khắp thế giới. Nhưng vì lòng yêu mến Quê Hương, xứ sở và nhất là Tôn giáo đã ăn sâu ghi đậm vào xương tủy, nên đến đâu họ cũng cố gắng tạo dựng những biểu tượng tâm linh – Tín ngưỡng để tìm nguồn an ủi chở che. Trong chiều hướng ấy, số người Việt Nam tị nạn tại Tiểu bang Colorado đã cùng nhau thiết lập được một nơi tôn thờ Tam Bảo. NgôiNiệm Phật Đường đầu tiên của họ là một căn phòng nhỏ do Hội Phật Giáo Nhật Bản cho mượn.Ông Nguyễn Xuân Kỳ là người đã đứng ra tổ chức buổi lễ Phật đầu tiên nhân dịp Tết Nguyên Đán Bính Thìn (1976) tại niệm Phật Đường nói trên, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Sugiyama, Đại Đức Ocamoto và ông Hanamatsuri, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Nhật tại Colorado.  
Năm 1980 danh xưng Hội Phật Giáo Colorado được đổi thành Cộng Đồng P.G.V.N tại Colorado và danh từ Hội Trưởng , Phó Hội Trưởng cũng được đổi ra Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch từ đây.
Ngày 30.3.1981 Gia đình Phật Tử Thiện Minh thuộc CĐPGVN tại Colorado ra đời. Đây là tiền thân của Gia đình Phật tử Nguyên Thiều hôm nay.

Đầu năm 1982 CĐPGVN đã mua được một ngôi nhà thờ ở số 7400 đường Indiana để lập chùa và cũng từ đây Niệm Phật Đường đã đổi thành chùa, tên chùa là Từ Phong.
Ngày 12.6.1987 CĐPGVN Colorado bán ngôi chùa Từ Phong này và thuê một căn nhà ở 5410 West Alameda, Lakewood để làm chùa tạm trong thì gian chờ đợi mua đất cất xây chùa mới.
Ngày 21.9.1987 Thượng Tọa Thích Chánh Lạc nhận chức Lãnh Đạo Tinh Thần Cộng Đồng Việt Nam Colorado.
Ngày 14.12.1987 Cộng Đồng đã mua được 3 lô đất ở số 2540 W. ILIFF Ave. Denver, CO 80219 để xây chùa.
Đầu năm 1988, qua một Đại hội trưng cầu ý kiến Phật tử, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa LĐTT, mọi người đã đồng ý chọn tên chùa là NHƯ LAI thay cho tên Từ Phong.

Ngày 22.5.1988 lễ cung nghênh Kim thân Phật từ đường Alameda về an vị tại Chùa Như Lai, 2540 W. ILIFF Ave. Tiếp đó, ngày 29.5.1988 Cộng đồng đã cử hành trọng thể cùng lúc 2 đại lễ:
-Đại lễ Phật Đản 2532.
-Đại lễ Khánh Thành Chùa Như Lai
Nếu chúng ta không kể địa điểm Niệm Phật Đường đầu tiên tại chùa Nhật thì đây là lần thay đổi địa chỉ chùa thứ 4:
1.  -   369 S. Pear St. Denver.
2.  -  7400 Indiana, Golden.
3.  -    5410 W. Alameda, Lakewood.
4.  -   2540 W.ILIFF Ave. Denver, CO 80219.

Trong thì gian 33 năm (1976-2009) trước sau đã có 4 vị Lãnh Đạo Tinh Thần: Các Đại Đức Thích Trí Đức, Thích Tín Nghĩa và Thích Trí Viên cùng Hòa Thượng Thích Chánh Lạc.
 
ĐỊA CHĨ

2540 AVENUE WEST ILIFF AVE, DENVER COLORADO, 80219.TEL (303)934.3244.USA
 

 

C. CALIFORNIA

3. TU VIỆN ABHAYAGIRI (Abhayagiri Buddhist Monastery )
Abhayagiri chữ Pali có nghĩa là Vô Úy  sơn ( Fearless Mountain ) là tu viện Phật giáo Nguyên Thủy Thái Lan, có truyền thống tu trong rừng như ngày xưa bên Ấn Độ. Tu viện này ở trong thung lãng  Redwood Valley, California.  Tu viện cách Ukriah 21 km, khởi đầu từ thập niên 1981, đại sư Ajahn Chah,Thái lan xin phép dạy thiền ở California. Đại sư cùng nhiều sư và ni đã lập  một Tổ chức tôn giáo gọi là Sanghapala Foundation năm 1988. Ban đầu tu viện có 120 acres (0, 49km) do đại sư cúng dường  Hsuan Hua,  người sáng lập nên  thành phố Mười ngàn Phật ( City of Ten Thousand Buddhas ) ở  Talmage, trước khi mất năm 1995. Nayy, tu viện có  280 acres (1.1 km2)ở đất núi rừng.




4. CHÙA VẠN PHẬT (The City Of Ten Thousand Buddhas )
Tiếng Hoa là  Vạn Phật Thánh Thành (Chinese: 萬佛聖城; pinyin: Wànfó Shèngchéng, Vietnamese: Chùa Vạn Phật Thánh Thành) là một tổ chức quốc tế Phật giáo  do ngài Tuyên Hóa  宣化 Hsuan Hua thành lập, là một cộng đồng Phật giáo Tây phương tại  Hoa Kỳ. Đó là chùa Trung Quốc đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Chùa tọa lạc ở  Talmage, Mendocino County, California , cách  Ukiah 2 dặm ( 3,2km) về phía đông, và 110 dặm ( 180km)  San Francisco về phía băc. Đó là tu viện đầu tiên xây dựng ở Hoa Kỳ.  Chùa này theo phái Thiền LụcTổ.

Địa chỉ:The City of Ten Thousand Buddhas
4951 Bodhi Way, Ukiah, CA 95482
(707) 462-0939
   
Vạn Phật tự ở California
HsuanHuaShangRen.jpg 
Hòa thượng Tuyên Hóa ở Ukiah 
5.TRUNG TÂM THIỀN HARTFORD (The Hartford Street Zen Center)
The Hartford Street Zen Center,  cũng được gọi là chùa  Issan-ji, nghĩa là Nhất sơn tự (One Mountain Temple'), cũng là trung tâm Thiền  Soto Zen  ở quận  Castro, San Francisco. Trước kia đây là  một hội quán của một nhóm Phật tử. Năm 1987, hội quán này mở một nhà quàn cho những người bệnh AID. Đây là nhà quàn Phật giáo đầu tiên ở  Hoa kỳ.
 Issan Dorsey là một người nghiện,  là một nhà sư thuộc phái Sōtō Zen , và cũng là thầy dạy Thiền đã đem nơi này vốn là một hội quán của một nhóm Phật tử đồng tính  năm 1980 thành trung tâm Phật giáo mà ông là trưởng giáo từ 1989. Trung tâm này cũng là bệnh xá, ban đầu có 9 giường. Vị trưởng giáo thứ hai là  Kijun Steve Allen, Năm  1997, nhà quàn ở  Hartford dời về đường Duboce ở San Francisco  với 15 chỗ ở.
 
   
Hartford Street Zen Center 
 
 
6. TRUNG TÂM THIỀN HAZY MOON (Hazy Moon Zen Center)
William Nyogen Yeo Roshi thành lập trung tâm này năm  1996 dưới sự lãnh đạo của đại sư Nhật Bản  Taizan Maezumi Roshi. Nyogen Roshi  đã học thiền 27 năm với Maezumi Roshi  và là đệ tử cuối cùng của phái Maezumi Roshi Lineage.
Hazy Moon Zen Center

Hazy Moon Zen Meditation Center of Los Angeles
7. CHÙA PHẬT QUANG ( Fo Guang Shan Hsi Lai Temple)

Chùa  Fo Guang Shan Hsi Lai  (Chinese: 佛光山西來寺 Phật Quang Sơn Tây Lai tự  pinyin: Fóguāngshān Xīlái Sì) là tu viện Trung Quốc ở Hoa Kỳ,  tọa lạc chân núi vùng  Hacienda Heights, California,  lân cận Los Angeles County. Tên Tây Lai  (Hsi Lai) nghĩa là Coming West ,ý nói đức Phật từ Tây phương đến. Chùa này là chi nhánh của tổ chức Phổ Quang sơn ở Đài Loan. Chùa này thành lập năm 1991. Cũng như chùa mẹ ở Đài Loan có mục đich thực hành chủ nghĩa nhân đạo của đức Phật.Chùa này theo đường lối Thiền tông và Tịnh Độ Tông
 
  Fo Guang Shan

8. VIỆN KOVASAN BEIKOKU BETSUIN

Koyasan Beikoku Betsuin (高野山米国別院 Kōyasan Beikoku Betsuin .Viện này cũng có thể gọi tắt là viện Koyasan , hay chùa  Kovasan. Đâylà chi nhánh của phái  Koyasan Shingon, tức là Chân ngôn tông  ở Cao Dã sơn, Osaka, Nhật Bản. Chùa tọa lạc  ở  Los Angeles, California, USA, là một Little Tokyo, thành lập năm 1912,  là một chùa Phật xưa nhất ở Nam và Bắc Mỹ.
Koyasan Buddhist Temple


  9.CHÙA BUDDHANUSORN

Wat Buddhanusorn là chùa Phật giáo của phái Nguyên Thủy ở  Fremont, California, Hoa kỳ Tên chùa Buddhanusorn,  có nghĩa là  " tưởng nhớ đức Phật". Chùa xây dựng năm  1983 ở  vịnh  San Francisco 
 
Wat Buddhanusorn

10.CHÙA ĐIỀU NGỰ
Chùa này ở Wesminster, California, là trung tâm Phật giáo Việt Nam thuộc GHPGVNTN ở hải ngoại. Đây là trung tâm văn hóa Việt Nam cũng là lực lượng chống cộng sản đàn áp tôn giáo, bóp chẹt tự do tư tưởng của nhận dân Việt Nam. Hòa thượng Quảng Độ đã khẳng định lập trường tranh đấu cho độc lập dân tộc và bảo vệ đạo pháp, chống cộng sản tàn ác bất công. Các tăng ni trong GHPGTN đã bị cộng sản và bọn gian ác đánh phá, vu khống nhưng chư tăng ni đã chứng tỏ một tinh thần vô úy và nhẫn nhục.

Chùa Điều Ngự
14472 Chestnut St.
Westminster, CA 92683
Phone: 714-254-5068

 (714) 890-9513,
chuadieungu@gmail.com.
GPS Coordinates: -118.0024874 33.74533378

 
 
 Ca đoàn chùa Điều Ngự

11. CHÙA BÁT NHà(Giáo hội Phật giáo Thống Nhất tại Hoa Kỳ )

Trong lời tuyên bố về xây chùa mới, ban quản trị cho biết Chùa Bát Nhã được hình thành và gắn liền với Cộng Đồng Tị Nạn hơn hai mươi năm. Như vậy chùa đã  hoạt động từ khoảng 1990.
 Chùa Bát nhã sẽ khởi công xây dựng Ngôi Đại Hùng Bảo Điện vào hạ tuần tháng 6 năm 2012-
Địa chỉ :

  803 S Sullivan St,Santa Ana CA 92704
- Điện thoại: 714-571-0473 
 Fax : 714-568-1009
- Email :Batnhacali@yahoo.com




  Logo


Đại lễ Phật đản 2011
 


12. CHÙA DIỆU PHÁP

Chùa Diệu Pháp thuộc giáo hội Việt nam thống nhất hải ngoại. Do Hòa thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo trụ trì.
Hòa Thượng đã kiến tạo được hai ngôi tự viện trang nghiêm, một Tu Viện Bảo Pháp, một chùa Diệu Pháp ở vùng Nam California. Chùa  Diệu Pháp xây ngày 2 tháng 8 năm 2005.
Địa chỉ:
424 S. Ramona Ave
Monterey Park, CA 91754
Tel: (626) 288 5359

 Chùa Diệu Pháp
 
 Chùa Diệu Pháp
 
 Chư Tôn Thiền Đức và nhiều ngàn Phật tử tham dự Đại lễ Phật Đản 2551 tại chùa Diệu Pháp

Chùa Diệu Pháp
Thượng Tọa Thích Viên Lý
311 E. Mission Road
San Gabriel, CA 91776
Tel. (626) 614 0566
 e-mail: dieuphaptu@gmail.com

13. TU VIỆN  BẢO PHÁP 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ đã trang trọng cử hành Đại lễ Phật Đản tại tu viện Bảo Pháp trên núi  thành phố Asuza, miền Nam California.

Địa chỉ:
9447 N. Old San Gabriel, Canyon Road, Azusa, CA 91702
Mọi chi tiết xin quý vị hoan hỷ liên lạc về: Chùa Diệu Pháp, 311 E, Mission Road, San Gabriel, CA 91776. Phone: (626) 614-0566 hoặc Email cho chúng tôi theo địa chỉ: tiengnoidieuphap@gmail.com

 
 
HT. Thích Chánh Lạc, ngài Viên Thành, TT. Thích Huyền Việt và chư Tôn Đức làm lễ khai giảng khóa tu học mùa đông ba ngày 2006 tại Tu viện Bảo Pháp, thành phố Asuza
 Lễ Phật đản năm 2006 tại tu viện Bảo Pháp


14. TU VIỆN HỘ PHÁP
Tu Viện Hộ Pháp 3048 Lashbrook Avenue, El Monte, CA 91733.USA

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán-Thế-Âm Đại Bồ Tát
Quan âm các
 Lễ an vị Phật ngọc
 
Tại Tu Viện Hộ Pháp 3048 Lashbrook Avenue, El Monte, CA 91733


D. CONNUTICUT

15. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO TÂY TẠNG DO NGAT KUNPHEN LING
Do Ngak Kunphen Ling Tibetan Buddhist Center for Universal Peace (མདོ་སྔགས་ཀུན་ཕན་གླིང་།) (DNKL)  là trung tâm an cư của Phật giáo Tây Tạng ở  Redding, Connecticut. Trung tâm chuyên dạy thiền định theo đường lối của đức Đại Lai Lạt Ma đời 14 , dưới sự hướng dẫn của Gyumed Khensur Rinpoche Lobsang Jampa.

 
 
 
 E. FLORIDA

16 . CHÙA QUANG MINH (The Guang Ming temple -- 光明寺)
Chùa  này của người Hoa, ở  Orlando, Florida, Hoa Kỳ, là chùa lớn nhất ở  miền Trung Florida. Chùa có ba lầu, rộng 30,000 square feet (2,800 m2), xây cất hoàn tất năm 2007 với giá $5 triệu đô.Chùa này liên kết với  Phật Quang Sơn tự ở Đài Loan, do Tinh Vân đại sư 星雲大師 (Hsing Yun ) có  một triệu tín đồ khắp thế giới. Chùa cũng liên kết với chùa Tây Lai ở  Los Angeles.

 
 Chùa Quang Minh ở Orlando
 

  17. CHÙA LÀO BUDDHA PHAVANARAM (Wat Lao Buddha Phavanaram )
Wat Lao Buddha Phavanaram  là chùa của người Lào ở Kenneth City, Florida,
Temple president: Mr. Khamphet Detsada.
 5618 58th Street N
Kenneth City Florida
USA 33709
727-546-1352
www.watlaobuddhaphavanaram.org
Wat Lao Buddha Phavanaram

18. CHÙA PHẬT PHÁP

Tăng ni và đồng bào Việt Nam tị nạn  ở vùng Tampa xây chùa ngày 23 tháng 8 năm 1981. Ban đầu Viện chủ là Ngài  Pháp Tông.    Khởi sự chùa là nhà nhỏ tọa lạc số 1085  Plaza Commercio Dr. NE., Saint Petersburg, Florida.  Sau môt thời gian , sư  Giác Chánh và các tín đồ  xây dựng thành chùa đủ tiện nghi ở  Southwest FL
Năm 2003, Viện chủ Giác Chánh đưa ra chương trình mới nhưng nửa chứng Ngài bị bệnh, Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam gửi sư Trí Tịnh ở Houston thay ngài Giác Chánh. Chùa hoàn tất việc xây cất  và dời về 1770 62nd Avenue North in Saint Petersburg
Venerable Trí  Tịnh, Abbot of Phật Pháp Temple 
 Ngài TríTịnh  Viện chủ chùa Phật Pháp Phật Pháp Temple
Protest against China Invade Vietnam
Biểu tình chống Trung Công xâm lược
 
Văn nghệ


G. NEW YORK

19. TRUNG TÂM CHAPIN MILL
Chapin Mill Buddhist Retreat Center rộng 135-acre (0.55 km2) là trung tâm an cư thuộc  trung tâm an cư Phật giáo  Rochester Zen Center  tọa lạc tại số  8603 Seven Springs Rd, Batavia, NY, nằm giữa  Buffalo, NY và  Rochester, NY. Ralph Chapin là một hội viên và là bạn của trung tâm đã cống hiến tài sản cho trung tâm vào năm 1996.  Trung tâm  xây cất 2003, đến 2007 thì hoàn tất.

 
New Chapin Mill Retreat Cente
 Rochester Zen Center

20.CHÙA  WAT BUDDHAVAS

Phone: (281) 820-3255, 445-5773, Fax: (281) 931-9746 Wat Buddhavas là chùa Thái lan thành lập ngày 5 tháng 4 năm 1982 tọa lạc ở  Spindle Dr. at Antoine Rd. in Houston, Texas.
 
 
 
 



CHÚ THÍCH
_____
(1).Tôn giáo tại Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt
(2). G.R. Lewis.Phật Giáo Tại Hoa Kỳ . Đào Văn Bình dịch.http://daovanbinh.cattien.us/?p=38
Xin mời vào xem đầy đủ tài liệu về chùa Phật giáo trên thế giới

No comments: