Tuesday, October 25, 2016

CỘNG CƯỚP - THƠ - MIẾN ĐIỆN

KÍNH HÒA * CỘNG SẢN CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN


Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.
AFP


Đất đai thuộc về giai cấp mới -

 giai cấp cộng sản

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe bài này
Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.
Cờ đỏ búa và liềm
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng Nga năm 1917.  Những người dân cày vốn ít học, không thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl Marx, Engel,…khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này trên khắp thế giới.
Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.
Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân...Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày
Bên cạnh biểu tượng lưỡi liềm, các đảng cộng sản cũng đề ra các khẩu hiệu dễ hiểu rất dân túy để cổ vũ tầng lớp nông dân. Năm 1930 được biết đến cuộc nổi dậy của nông dân tại Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu nổi tiếng, Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, tức là tiêu diệt hết những giai cấp khác ngòai nông dân; hay sau đó là Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản tiến hành cuộc chiến tranh giai cấp cho Đảng, với hy vọng có được ruộng đất để mà sử dụng cái liềm vàng đẹp đẽ trên lá cờ đỏ màu máu cách mạng.

Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất
Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất
Với một đảng chính trị có tổ chức chặt chẽ, cùng với sự hậu thuẫn của hàng triệu nông dân, những người cộng sản đã nắm chính quyền, nắm một cách độc tôn. Và ở Việt Nam, họ đã thực hiện lời hứa với những người dân cày bằng cuộc cải cách ruộng đất diễn ra sau năm 1954. Trong trận chiến giai cấp này, các khái niệm trừu tượng của kinh tế chính trị Marxism đã biến thành các con số phần trăm trong dân chúng là địa chủ ở mỗi làng để cách mạng tiêu diệt. Nhiều người đã chết dù không có một tấc đất nào trong tay. Người địa chủ nổi tiếng ở miền Bắc là bà Nguyễn Thị Năm, người ủng hộ tiền tài nhân lực cho đảng của ông Hồ Chí Minh, nằm trong những người bị xử bắn đầu tiên.
Những người chết rồi cũng bị quên đi trước những khó khăn vất vả của đời thường, của hợp tác xã nông nghiệp, và của các tập đòan sản xuất tại miền Nam sau ngày đất nước được thống nhất. Tất cả mọi người dường như đã trở thành chung một giai cấp công nông, dường như cuộc đấu tranh giai cấp đã thành tựu.
Giai cấp cộng sản và những đặc quyền
Nhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.
Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền
Nếu đặc quyền của giai cấp mới vào những năm chiến tranh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ là vài cân thịt ngon ở cửa hàng Tôn Đản, hay vài thước vải đẹp cung cấp theo tiêu chuẩn, thì từ năm 1986 trở đi, năm mà đảng cộng sản quyết định kết hôn ý thức hệ công nông của mình với kinh tế thị trường tự do, nó đã trở nên trù phú hơn. Bây giờ là nhà xưởng sản xuất công nghiệp để thu lợi trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân theo lý thuết của Karl Marx, và đất đai.
Milovan Djilas viết tiếp, Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.
Khi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...
Khi nKhi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...Files photos
Tài sản quan trọng nhất đối với đại đa số dân chúng Việt Nam chính là đất đai, và nay nó thuộc sỡ hữu tòan dân, tức là do cái nhóm nhỏ cộng sản cầm quyền kiểm sóat.
Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng không được hô hào nữa. Hàng đòan nông dân mất đất đi khiếu nại, thưa kiện từ Nam ra Bắc, vì đất đai của họ bị tịch thu, dưới danh nghĩa dùng cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của những công ty, mà trên thực tế nhiều đảng viên cộng sản, hoặc những người có quan hệ chặt chẽ với bộ máy quyền lực của đảng, nắm giữ. Các cuộc biểu tình này thường xuyên bị chính quyền cộng sản của giai cấp công nông Việt Nam dẹp đi. Chưa có thống kê nào về số lượng các cuộc biểu tình đòi đất hàng năm, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, có thể nêu nhiều vụ xảy ra liên tiếp, vụ nông dân lõa thể giữ đất ở Cần Thơ, vụ Văn Giang, vụ Dương Nội, rồi đỉnh cao là vụ Đòan Văn Vươn ở Hải Phòng nơi mà súng đã nổ thay cho luật pháp. Và trong khi những dòng chữ này đến với quý độc giả thì hàng trăm nông dân làng Trịnh Nguyễn, Từ Sơn Bắc Ninh đang dầm mưa giải nắng giữ đất.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, người từng trải qua kinh nghiệm với đảng cộng sản suốt mấy mươi năm đã phát biểu,
Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản
Milovan Djilas
“Trước kia nông dân nghe theo Đảng để mong có ruộng đất. Cái chuyện nông dân ly tán, khổ đâu vì mất đất là do đâu? Là do cái quy định đất đai là sở hữu tòan dân!”
Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.
Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?
Bà Ngô Thị Đức, một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, có 47 tuổi đảng và bị đảng của bà khai trừ vì bà đấu tranh cho quyền lợi của những người nông dân, nói với chúng tôi,
“Tôi nhiều năm phấn đấu để vào đảng, nay họ làm sai, tôi thấy cũng chả cần. Sợ mất dân hơn là mất Đảng. Phần mình mình phải lo, ai mà lo tới mình thì mình đã toi rồi.”
Có phần chắc là bà Ngô Thị Đức và những người nông dân làng Trịnh Nguyễn không biết Milovan Djilas là ai, chỉ biết rằng… “họ” tức những người cộng sản cầm quyền đã làm sai. Họ đã trở thành một giai cấp mới, cũng bóc lột như trong những cuốn sách lý thuyết cộng sản mà đảng cộng sản phát cho các đảng viên của mình.
Điều khá mỉa mai, là khi những người nông dân Trịnh Nguyễn giữ đất chống giai cấp mới, họ vẫn trương cờ đỏ búa liềm, và khi Đòan Văn Vươn nghe lời tuyên án vẫn nói lời cảm ơn đảng cộng sản, đảng của một giai cấp mới.
Có lẽ để kết thúc, chúng tôi mượn lời cựu phó chủ tịch đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, “Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản.”
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/land-to-communis-clas-07142013075312.html

LÊ QUANG THỌ * THƠ TRÀO PHÚNG

 
Ngày Xưa ... Ngày Nay
Anh Ngày Xưa ... Anh Ngày Nay

Ngày x
ưa khi mi gp anh,
T
ưởng rng như th bc tranh ho đ.
Phong l
ưu dáng dp giang h,
Bây ch
ngó chán thy m anh ơi!
Ngày x
ưa anh n n cười,
Hoa th
ơm c l ngn người nhìn theo.
Bây gi
môi tím mt teo,
Ngó nh
ư mt chut mt mèo gm ghê.
Ngày x
ưa thot thy đã mê,
Bây gi
chán ngy chng phê chút nào.
Ngày x
ưa phong đ dường bao,
Bây gi
tàn t râu, mao chng còn.
Ngày x
ưa qung đi bao dong,
Bây ch
bn xn, đàn ông hp lòng.
Ngày x
ưa đi đng thong dong,
Bi ch
c rn cà rông đng ngi.
Ngày x
ưa coi trng cái tôi,
Bi ch
thy rõ ch ti lòi ra.
Ban đêm m
t ging như ma,
Ban ngày thì t
a như là Diêm Vương.
Ngày x
ưa chiếm được mười thương,
Bây gi
ch mt con đường ZÊ RÔ....
 
Anh Ngày Xư
 
 
 
Anh Ngày Nay
 
 
 
 
 
Em Ngày Xưa... Em Ngày Nay
Ngày xưa mái tóc buông lơi ,
Bây gi si rng si rơi đy nhà .
Ngày xưa da trng nõn nà ,
Bây gi da đã tr hoa .... đi mi .
Ngày xưa ming cười tht tươi ,
Bây gi móm xm rng mười cái răng .
Ngày xưa mt sáng như trăng ,
Bây gi xám xt như vng mây đen,
Ngày xưa yu điu như tiên
Bây gi lt đt như con vt bu .
Ngày xưa chum chúm núm cau ,
Bây gi lng thng như bu trên cây .
Ngày xưa nha sng căng đy ,
Bây gi vt mãi by ngày cũng không .
Ngày xưa tht đáy lưng ong ,
Bây gi to bng còn mông phng l .
Ngày xưa rm rp c mơ ,
Bây gi thưa cng tưa h r tre . 
Ngày xưa ăn nói d nghe ,
Bây gi cn nhn chua lè khó ưa ..
Ngày xưa thích được mây mưa ,
Bây gi hn hán hết ưa tù tì
Ngày xưa thường sánh vai đi ,
Bây gi ch thích năm ì ...xem phim...
Ngày xưa nh nhau đi tìm,
Bây gi mc k ...con chim mt dzi. 

Em Ngày X
ưa

Em Ngày Nay 
 
 
 

 
--
Lê Quang Thọ
 

THỤY MY * MIẾN ĐIỆN

Davos A Chau Mien Dien



Một ngôi chùa lớn tại thủ đô Naypyidaw


Wikipedia

Thụy My


Hàng trăm nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo công nghiệp thế giới hôm nay 05/06/2013 gặp gỡ tại Miến Điện nhân Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á. « Diễn đàn Davos châu Á » tại Naypyidaw lần này là sự hội nhập bất ngờ của Miến Điện với thế giới, bên cạnh đó là một loạt các thách thức sau nửa thế kỷ bị cô lập.
Khoảng 900 đại biểu của 50 quốc gia tụ họp về Naypyidaw để tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á kéo dài ba ngày. Hội nghị Davos của khu vực mang ý nghĩa biểu trưng rất lớn, trong lúc Miến Điện mở cửa cho đầu tư nước ngoài và đang thu hút các công ty trên toàn cầu.
Các công ty ngoại quốc xếp hàng để vào làm ăn tại Miến Điện - một thị trường tiềm năng với 60 triệu người tiêu thụ mới, nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên dồi dào chưa được khai thác của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.


Trong số đó có Coca-Cola, quay lại Miến Điện sau hơn sáu thập kỷ vắng mặt, với việc khai trương nhà máy đóng chai vào hôm qua. Tập đoàn nước ngọt nổi tiếng loan báo sẽ đầu tư trên 150 triệu euro trong vòng 5 năm, tạo ra 20.000 việc làm mới. Tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever khẳng định sẽ sản xuất các sản phẩm vệ sinh cho thị trường nội địa trong vài tuần tới. Một viên chức chính phủ cho AFP biết, rất nhiều nhân vật quan trọng muốn gặp Tổng thống Thein Sein, nhưng ông không thể tiếp tất cả mọi người.
Cựu tướng lãnh Thein Sein, nay là người đứng đầu một chính phủ hầu như dân sự, đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi lên nắm quyền cách đây hai năm, với những cải cách chính trị ngoạn mục. Trả tự do cho các tù nhân chính trị, nhà đối lập Aung San Suu Kyi được phép quay lại chính trường, ngưng bắn với các nhóm nổi dậy người thiểu số, ban hành luật đầu tư nước ngoài… Trước hàng loạt đổi mới này, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã được dỡ bỏ.



Một ngày trước hội nghị, Tổng thống Thein Sein tuyên bố sẽ trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm. Các nhà tranh đấu nói rằng có khoảng 200 tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ, và tố cáo chính quyền Miến Điện sử dụng việc ân xá để tìm kiếm lợi ích chính trị. Theo chương trình, cả ông Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi sẽ phát biểu tại diễn đàn ngày mai.
Diễn đàn Davos châu Á chưa bao giờ thu hút nhiều thành viên tham gia đến thế - Sushant Palakurthi Rao, người phụ trách khu vực nhận xét. Dọc theo các đại lộ mênh mông của thủ đô Naypyidaw, màu sơn còn mới nguyên, và lực lượng an ninh được triển khai dày đặc. Thủ đô mới do các tướng lãnh đầy tham vọng khai sinh từ năm 2005, được âm thầm xây dựng giữa rừng nhiệt đới, nằm cách xa các tuyến đường du lịch.


Sang năm, khi giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, Miến Điện sẽ tổ chức các hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của các nước lớn châu Á, và cả Hoa Kỳ. Điều này mang lại hy vọng cho các khách sạn, họ cho biết chưa bao giờ trông thấy nhiều người ngoại quốc đến thế, và mong rằng những người khách sẽ quay lại.
« Những mong đợi là quá lớn » - Sean Turnell, thuộc trường đại học Macquarie của Úc cảnh báo. Vị chuyên gia nhìn thấy trong sự hồ hởi này « một trong những mối nguy mà Miến Điện phải đương đầu », và so sánh diễn đàn lần này với sự nhập môn của một người nghiệp dư.


Trong ba ngày hội nghị, các đại biểu sẽ nhận ra những thử thách hiện nay của Miến Điện. Các nhà tổ chức đã báo trước là tại đây không có máy rút tiền, không thể chi trả bằng thẻ tín dụng, không có hệ thống 3G cho những người sử dụng điện thoại BlackBerry và các loại điện thoại di động khác. Bộ trưởng Du lịch Htay Aung nhìn nhận : « Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu, và chúng tôi đang còn lúng túng ».


Các đoàn đại biểu sẽ thảo luận về chủ đề « chia sẻ thịnh vượng ». Nhưng khung cảnh vùng ngoại vi Naypyidaw cho thấy các cải cách vẫn chưa làm thay đổi cuộc sống người dân Miến Điện. Một người nông dân 32 tuổi đang chăn trâu cách trung tâm hội nghị chỉ vài phút đi bộ nói với AFP : « Cách sinh nhai của chúng tôi chưa thực sự thay đổi mấy ». Còn về diễn đàn Davos châu Á ? « Tôi không hề hay biết ».


dangnguoivietyeunguoiviet.org

https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/



ĐẠI HỌC VŨ HÁN TẤN CÔNG MẠNG

Các cơ quan tình báo Mỹ vừa phát hiện một phòng thí nghiệm khoa học máy tính tại trường Đại học Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc (phía Tây Trung Quốc) được cho là có liên quan đến các cuộc tấn công mạng do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thực hiện nhằm vào các nước phương Tây.
Theo các quan chức Mỹ, trung tâm này có tên gọi Phòng thí nghiệm Chủ chốt về An ninh Thông tin Hàng không vũ trụ và Điện toán tin cậy (Key Laboratory of Aerospace Information Security and Trusted Computing) được thành lập vào năm 2008 và là một trong 3 phòng thí nghiệm hiện đang hoạt động tại Đại học Khoa học Máy tính Vũ Hán với sự hậu thuẫn từ các đơn vị thuộc quân đội Trung Quốc, bao gồm cả Tổng cục 3 (3PLA).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tình báo Mỹ đã xác định được đây là trung tâm tấn công và nghiên cứu về chiến tranh mạng mới nhất nằm trong chương trình chiến tranh mạng bí mật của Trung Quốc đồng thời được ghi nhận có tham gia phát triển một nền tảng phần mềm chiến tranh máy tính gọi là Hệ thống Thử nghiệm An ninh Thông tin – SimpleISES do tập đoàn Simpleware (Bắc Kinh, Trung Quốc) sản xuất.
Hệ thống này có thể được sử dụng cùng lúc bởi 20 sinh viên trong công tác huấn luyện và tiến hành các cuộc tấn công mạng. SimpleISES đã được sử dụng tại hơn 30 trường đại học tại Trung Quốc và là một thành phần quan trọng trong các cuộc tấn công quy mô của quân đội Trung Quốc nhằm vào Lầu Năm Góc, chính phủ Mỹ cũng như các quốc gia khác.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, SimpleISES chỉ đơn giản là một hệ thống giảng dạy tin tặc được các trường đại học sử dụng để đào tạo các thế hệ tin tặc tiếp theo phục vụ cho chính phủ. Ngoài ra, các cơ quan tình báo Mỹ còn phát hiện được Zhang Huanguo – một nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm trên từng có mối liên hệ với PLA, một số nhân vật khác trong ban điều hành phòng thí nghiệm là Lina Wang, Du Ruiying, và Fu Jianming từng tham gia vào các cuộc tấn công thông tin và các hoạt động phòng thủ mạng.
Được biết, đơn vị được xác định đứng sau hậu thuẫn cho phòng thí nghiệm là Đơn vị 61478 thuộc quân đội Trung Quốc. Ngoài trung tâm nói trên, một phòng thí nghiệm khác cũng được biết đến với tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Tấn công và Phòng thủ Mạng Thông tin (the Information Network Attack and Defense Research Center) nhưng không có thông tin cụ thể.
trandaiquang.net lược dịch (Nguồn: FreeBeacon)
Tin liên quan:

THƠ TRANH ĐẤU


MẶT THẬT CUẢ LŨ BƯNG BÔ!
Những kẻ một thời giả dạng chống cộng
Thời gian đã trả lời hiện nguyên hình BƯNG BÔ BẰNG MIỆNG trời ơi !
Nghĩ buồn cho Dân Tộc, Quê Hương chúng tôi
Trót sinh chi khá nhiều lũ Việt gian Phản Quốc
Suốt chiều dài lịch sử gần năm ngàn năm
Chưa có thời đại nào vô cùng bi thảm, tối tăm
Như dưới chế độ thú đội lốt người, quỷ đỏ !
Mẹ Việt Nam phải biết sinh ra lũ chó
Tàn hại Đồng Bào, rước voi về xéo dày Quê Hương
Cõng cắn rắn gà nhà Oan Nghiệt, Đoạn Trường !
Bóp mũi chúng chết phức cho rồi lúc còn đỏ hỏn
NGHIỆT SÚC hồ chí minh chuá đảng Ác Gian
Làm băng hoại , bao thế hệ máu xương hoang phí phũ phàng
Để đổi lấy làm NÔ TÀI cho kẻ thù truyền kiếp
Mặc kệ tuổi tác trên trăm
Tội BÁN NƯỚC , BUÔN DÂN , MÃI QUỐC CẦU VINH
Dù đưá bé ba tuổi vẫn có quyền PHỈ NHỔ
Có tên nằm vùng nào đủ Dũng Khí ra miệng bênh vực coi
Xem lý lẽ nào phải ĐẠO LÀM NGƯỜI
Hay chỉ là những lời nguỵ biện
Những tên Trí Ngủ Hải Ngoại thuộc nhóm BƯNG BÔ
Nhất là bọn GIAO ĐIỂM bằng cấp tồ tồ
Thách các ngươi biện hộ.
KIỀU PHONG (Toronto)

ĂN BO BO, SAO “QUẢN LÝ” ĐỜI EM?
 
            Khẩu hiệu VC:
            “Đâu cần, thanh niên có!
Đâu khó, có thanh niên!”
 
TRĂNG cao quá, anh vói hoài không tới
MẶT TRỜI HỒNG* thiêu nóng, ai bỏ công!
To, tròn vòng: TRÁI ĐẤT rộng Tây, Đông
SÔNG cửa rộng, anh không bơi qua nỗi!
 
BIỂN? Khỏi nói! Anh sẽ chìm, không nổi!
NÚI? Chân trèo sẽ không khỏi tả tơi!
RỪNG ĐỎ? Thôi! Đi tù đã nhớ đời!
HỒ? Xin lỗi! Giỡn chơi? Toàn Ruồi Muỗi!
 
AO? Cháu “Bác” cả làng cùng đồng khởi
Nuôi toàn là chi lạ những… Cá Tra
Thương em thế mà ngại đến chi là!
Lên… VŨ TRỤ? Trời ơi! Sao khó quá!
*
Thôi em nhá! Đảng Viên xin bỏ Đảng!
*
-Đâu cần thanh niên?
-Có!
 
-Đâu khó?
-Có: thanh niên!
 
Ý Nga, 050713.
           

*Mặt trời hồng: Đảng CS
*Tất cả các chữ viết hoa đều ám chỉ 
những tổ chức trá hình của đảng CS để kiểm soát thanh niên.

 

QUÁN CHIẾU TỰ TÂM.

Trần gian chẳng phải trần…ngay
Nên người lễ, lạy, hàng ngày học tu
Học tăng tấm lòng nhân từ,
Giảm hư dục vọng, khai trừ nhỏ nhen
Giảm bon chen, tăng tham thiền,
Hưởng bình yên, bớt ham tiền nhọc thân.
Mệt chưa tên gọi cõi trần?

Ý Nga, 050713.

Saturday, July 13, 2013

LÊ TỰ * CHẢY MÁU CHẤT GÁI

Published on July 13, 2013   ·   2 Comments dailoan-gai

Chảy máu chất sám thì người ta nói lâu rồi, nói chán rồi, bây giờ không thấy ai nói nữa. Còn chuyện mất gái thì sao lại không thấy ai quan tâm các cụ nhỉ? Ô hay một quốc gia mà mất hết gái thì còn ra thể thống cống rãnh gì nữa chứ!


1.Mới đây thôi chúng tôi có chuyến quá giang qua biên giới ở cửa khẩu Lào Cai mấy tiếng đồng hồ.
Chợ Việt nam khá là rộng, ở ngay sát đường biên. Tầng 1 bán đủ loại hàng hoá, rất nhiều hàng hoá, không thiếu một cái gì trên đời, toàn là hàng tầu, tuy nhiên giá thì rất đắt. Tầng 2 chợ này là nơi bán dâm công khai, cò mồi môi giới lượn lờ khắp nơi tiếp thị tới những người mới ở Việt nam sang. Hàng trăm các cô gái Việt nam ngồi rải từ chân cầu thang lên tới hành lang tầng hai và thập thò trong những gian nhà cấp 4, lờ mờ. Theo người thạo tin thì gái Tầu cũng có nhưng rất ít và xấu lắm, tuy nhiên giá cả lại đắt gấp 3 lần gái Việt nam ta. Một ả môi giới công khai: “Rẻ bất ngờ, toàn em xinh lắm, gái việt 50 tệ, gái Tầu 150”. Nghe thấy thế mà thấy nhục quá đi thôi, gái ta xinh hơn mà giá lại bèo hơn là sao chứ, hay gái tầu có cái gì hoàng tráng hơn.
Một ông bạn từng nhiều lần sang đây kể, gái Tầu chẳng hơn gì đâu, tuy nhiên từ Việt nam lặn lội sang đây cốt tìm hiểu gái Tầu nó thế nào thôi, lại gặp gái Việt thì tính làm gì chứ. Chính vì muốn biết mùi Tầu ra sao nên bọn bảo kê ở đây kiên quết đẩy giá gái Tầu lên cao hơn chót vót. Hắn kể tiếp, lần ấy một ông Việt mò mẫm sang đây cốt thử gái Tầu xem nó thế nào. 
Có em Việt nam giả danh gái Tầu, nói mấy câu đại thể: “Thúng mủng xảo, củ xu hoàn treo lủng lẳng, xẻng xúc xỉ…” ông này tưởng gái Tầu xịn liền vào nộp tiền chơi ngay. Đang vui, ông liền véo nó một cái vào vú, con này phản xạ tự nhiên kêu: “ái ái, đau quá anh ơi”. Biết là mình bị lừa, ông này điên tiết vả cho con ca ve ba nhát hộc máu mồm, vừa chửi: “Mẹ kiếp, con lừa đảo, bố mày sang đây cốt để trả thù bọn Tầu, ai dè lại trả thù đúng dân tộc mình thế này thì còn ra gì nữa chứ. Toi tiền!”. Con bé ca ve biết lỗi cứ van xin rối rít. Nhục đến thế là cùng, gái Tầu thì ra mẹ gì đâu mà phải giả danh nó chứ. Chẳng khác gì chó. Chó đã là khốn nạn nhất rồi mà còn giả chó (giả cầy) nữa thì vô văn hoá quá.
Có bao nhiêu giá Việt nam xuất ngoại làm phò thì ai mà thống kê được chứ. Chỉ biết rằng sang Trung quốc, sang Lào, Thái Lan, Cam pu chia…ở đâu cũng thấy ca ve Việt nam. Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng từng đã đưa, gái Việt nam đi làm ca ve ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở khu vực Đông nam á này. Sao lại nhục nhã thế hả các cụ ơi. Sao không thấy cụ nào có ý kiến gì thế nhỉ?
2. Đau lòng nhất có lẽ lại là chuyện bọn nước ngoài sang ta chọn vợ. 
Mỗi năm gái Việt xuất ngoại lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc… cả ngàn người, đông nhất là gái khu vực miền Tây nam bộ, khu vực gạo trắng nước trong, khu vực gái đẹp nhất nước. Mất gái là mất nhiều lắm đấy các cụ ạ. Trên thế gian này có bao nhiêu cuộc đại chiến cũng chỉ vì tài nguyên và gái đẹp. Nghĩ thấy mà nhục nhã, bọn chúng sang đây bắt gái ta phải cởi trần cởi truồng ra cho nó xem từng tí một, chỉ cần có 1 cái nốt ruồi trong người thôi là nó loại ngay. Bọn giai ngoại chọn vợ chỉ cần đẹp thôi, không cần trình độ, không cần lý lịch gia đình, thậm chí từng làm phò cũng được, miễn là hoàn hảo về mặt hình thức. Với tiêu chí ấy mà bao nhiều gái đẹp đã bị chúng nó cướp mất rồi!
Trên mạng có rất nhiều hình ảnh, bài viết về cảnh chọn vợ của bọn nước ngoài, nó xoi mói như thể xem một con vật ấy các cụ ạ. Đặc biệt bọn chúng rất chú ý xem “cái ấy” của chị em, chả hiểu để làm gì. Các cụ nhà mình từng nói “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, không quan trọng cái ấy, tuy nhiên bọn giai ngoại lại rất quan trọng cái của nợ ấy mới buồn cười chứ. Hình như bên họ khi làm tình với nhau không tắt đèn hay sao ấy.
Chảy máu chất… gái đang là một nguy cơ đấy các cụ ạ. Tuyệt đối không được xem thường. Theo tính toán thì chừng 20 năm nữa Việt nam ta sẽ thiếu gái trầm trọng, nhiều đàn ông sẽ không lấy được vợ, chả khác gì bên Trung quốc hiện nay, mấy bố con góp tiền mua chung một con vợ, nhục thế là cùng. Cấp báo, cấp báo!
3. Làm thế nào để giữ gái lại bây giờ hở các cụ ơi. Có lẽ chị em kéo nhau đi, bỏ quê cha đất tổ theo Tây theo Tầu cũng chỉ vì nghèo đói thôi. Bao nhiêu năm xây dựng CNXH rồi mà sao đất nước vẫn còn nhiều gia đình nghèo thế không biết. Bọn làm phong trào thi nhau báo cáo láo lấy thành tích, rằng số người nghèo năm nay giảm hơn năm trước cho vui thôi. Về nông thôn mới thấy hết cái nghèo khổ của hầu hết những gia đình nông rân, cảnh chị Dậu không phải là hiếm. Đi thôi, chị em dành phải đi lấy chồng ngoại thôi, có thế mới hy vợng đổi đời, mới hy vợng có chút tiền báo hiếu bậc sinh thành, nhục!
Phải giữ gái lại bằng bất cứ giá nào, các cụ ạ. Muốn chị em ở lại, muốn chị em không làm ca ve nữa thì chỉ có cách phát triển kinh tế mạnh lên, nhanh lên mà thôi. Trồng cây gì, nuôi con gì? Phương hướng thì đã có rồi đấy, cần một câu trả lời cho chính xác, ai trả lời được câu hỏi này thì hãy phát biểu lên đi!
Theo Quê Choa blog

No comments: