Thursday, October 20, 2016

DI TÍCH PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN -BOROBUDUR

Thursday, May 23, 2013

DI TÍCH PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN


                                      Tiếng gọi từ những phế tích Phật giáo Afganistan
                                                                                   Thường Huyễn 

  Thứ Hai, 05:57 18-03-2013


Afghanistan - đất nước đã có một thời Phật giáo lên ngôi, cuộc sống rất an bình, phúc lạc. Vào thời Đại đế Asoka (thế kỷ III, tr. TL), Phật giáo đã được truyền đến đây. Về thăm lại Bamiyan, một thành phố xinh xắn trong thung lũng của vùng núi Hindu Kush, nằm trên con đường Tơ Lụa cổ xưa, con đường duy nhất thông thương các vùng Trung Hoa, Ấn Độ, Châu Âu lúc bấy giờ, nơi dừng chân của thương nhân, khách bộ hành và chư Tăng đi ngang qua đây, giờ đây thật hoang vắng, se thắt lòng người.
Con đường tơ lụa huyền thoại
 Thung lũng Bamiyan


Hai tượng Phật khổng lồ cao nhất thế giới cũng được kiến tạo vào thời điểm vàng son của Phật giáo trên mảnh đất này. Một tượng cao 35m được kiến tạo từ năm 544 đến 595, và một tượng cao 53 m được kiến tạo từ năm 591 đến 644. Tính đến năm 2001, hai tượng Phật đã hiện hữu hơn 1500 năm trên vách núi cao có chiều dài vòng cung 500-600m. Dọc theo vách núi này còn có nhiều hang động, nơi tu tập của chư Tăng ngày xưa và tượng Phật lớn nhỏ được chạm khắc công phu. Ngưòi ta tin rằng các kiệt tác này đều được thực hiện vào đời vua Kushan với sự hướng đạo của chư Tăng tại địa phương.


Tượng Phật ở Bamiyan được chụp ở nhiều góc độ

Trong Đại Đường Tây Vực Ký có viết, ngài Huyền Trang viếng thăm nơi đây vào ngày 30 tháng 4 năm 630. Ngài mô tả lại Bamiyan lúc bấy giờ là một trung tâm Phật giáo phồn thịnh với khoảng 10 tự viện lớn gồm cả ngàn tăng chúng. Phật tử thường xuyên cúng dường hương hoa, vòng vàng đá quý trên hai tượng Phật lớn này. Năm 2003, UNESCO đã đưa di tích Phật giáo Bamiyan vào danh sách di sản thế giới. Mô thức chạm khắc tượng Phật và hang động ở Bamiyan vẫn còn thấy nơi các tượng Phật ở Bingling Tự thuộc vùng thạch động tỉnh Gansu, Trung Quốc ngày nay. Lạc Sơn Đại Phật trong tư thế ngồi, cao 71m, được kiến tạo vào đời Đường (618–907), ở Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng được phỏng theo phong cách tượng Phật ở Bamiyan. Năm 1996, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Lạc Sơn Đại Phật là di sản văn hoá thế giới. Thật kỳ diệu, trận động đất kinh hoàng năm 2008 ở Tứ Xuyên không ảnh hưởng gì đến tượng Phật.

Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc được phỏng theo phong cách tượng Phật Bamiyan


Đạo Phật tại Afghanistan phát triển rực rỡ từ thế kỷ thứ 2 cho đến thế kỷ thứ 7. Từ đây trở đi Hồi giáo bắt đầu đặt chân trên vùng đất này và lớn mạnh và nhanh chóng chiếm ưu thế trong tín ngưỡng quần chúng. Đạo Phật chỉ còn là chùa chiền không Tăng lữ, tượng Phật, hang động hiu quạnh. Vẫn không yên, những di sản quý báu này luôn bị đe doạ phá huỷ, xoá sổ trên mặt đất. Năm 1221, cơn thảm hoạ phủ xuống Bamiyan, song những tượng Phật vẫn bình yên. Sau đó, hoàng đế Mughal, Aurangzeb cố gắng dùng hoả pháo lớn bắn phá. Đến thế kỷ 18, vua Nader Afshar, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng đại pháo công phá, thân tượng bị khoét thủng nhiều lỗ nhỏ nhưng không mấy trầm trọng. Lần định mệnh sau cùng là vào đầu tháng 3 năm 2001, chính phủ Hồi giáo cực đoan Taliban đã ra lệnh dùng thuốc nổ và nhiều loại vũ khí hiện đại của thế kỷ 20 - 21 làm nổ tung, phá huỷ hoàn toàn hai tượng Phật khổng lồ.
Đầu tháng 3/2001, chính phủ Hồi giáo cực đoan Taliban đã dùng vũ khí hiện đại phá hủy tượng Phật
Khách du lịch thỉnh thoảng đến thăm viếng nơi đây phải mua vé để rồi ngắm lại một cái hang vĩ đại không còn bóng dáng của tượng Phật đã được người dân Afghanistan gìn giữ từ đời này sang đời khác. Thay vì được ngắm hai tượng Phật khổng lồ, giờ đây họ đau xót ngước mắt lên chỉ thấy vách núi sừng sững với cái hốc khổng lồ như lồng ngực không trái tim. Khách đến thăm chỉ còn biết luyến tiếc ngắm những mảnh vụn của 2 tượng Phật trong tủ đặt trên lối đi không đủ ánh sáng. Ông Hamza Youssefi đang làm việc tại Khoa Kiến trúc Lịch sử Afghanistan ngậm ngùi: “Không ai biết cái giá phải trả cho công việc của nghệ nhân, những người đã đi vào lịch sử nghệ thuật hơn 1500 năm nay, và cũng không ai sẵn lòng trả cái giá ấy...”
Sau sự kiện 3/2001 Bamiyan chỉ còn trơ trọi vách núi


Sau khi hai tượng Phật bị phá huỷ, chính phủ Nhật Bản và một số tổ chức khác như Học viện Afghanistan ở Bubendorf, Thuỵ Sĩ, tổ chức ETH ở Zurich bàn đến việc tái thiết lại hai tượng Đại Phật này. Vào năm 2002, Phật giáo Tích Lan đã cho kiến tạo một tượng Phật trên núi phỏng theo mô thức của hai tượng Phật Bamiyan. Chính phủ Afgha cho mời hoạ sĩ Hiro Yamagata, người Nhật dùng hệ thống laser 14 phóng hình hai bức tranh Phật lên vách núi, chỗ hai tượng Phật ngày trước. Hệ thống laser này dùng năng lượng mặt trời và gió. Công trình này phải chi phí khoảng 9 tỷ đô la và đã được UNESCO tài trợ.
Hoạ sĩ Hiro Yamagata dùng hệ thống laser 14 phóng hình hai bức tranh Phật lên vách núi

Kể từ năm 2002, ngân khoảng quốc tế liên tục tài trợ cho việc phục hồi dần dần và bảo tồn di sản này. Năm 2009, Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục Liên Hiệp Quốc đã tài trợ 1.3 tỷ đô la cho chương tình thu gom lại những mảnh vụn của hai tượng Phật, chuẩn bị cho việc tái tạo 2 tượng đại Phật. Ngày 3 - 4 tháng 3 năm 2011, tại Pari, Nhóm Chuyên gia Phục hồi Công trình Văn hoá Afghanistan của UNESO đã ngồi lại với nhau bàn bạc hướng thực hiện cho việc phục hồi di sản này. Nhà nghiên cứu Erwin Emmerling của Trường Đại học Kỹ thuật Munich đưa đề nghị nên tái tạo tượng Phật nhỏ bằng hoá chất Silicon. Hội thảo tại Pari lần này có 39 bản kiến nghị tái thiết tượng Phật và xây dựng một số bảo tàng viện nhằm bảo tồn tốt di tích Bamiyan. Hàng vạn mảnh nhỏ chất liệu xa xưa thô sơ sẽ được nối liền bằng hoá chất hiện đại ngày nay. Bert Praxenthaler, một nhà điêu khắc và cũng là một nhà sử học người Đức nổi tiếng đảm nhận trực tiếp nhiệm vụ này. Việc trước tiên, ông sẽ đào tạo một đội ngũ nghệ nhân địa phương để tiếp tay thực hiện việc phục hồi hang động và tượng Phật. Chương trình này được sự hỗ trợ tích cực của UNESCO và Hội đồng Bảo tồn Di sản Quốc tế (ICOMOS). 
 
Bước đầu cho công tác phục chế 2 tượng Phật

Ngày nay xung quanh thung lũng Bamiya có hơn 400.000 người dân đang sống cảnh nghèo thiếu, lạnh lẽo trong những căn chòi lụp sụp và ở những hang động ẩm tối. Việc phục hồi di sản này cũng bị một vài góp ý rằng việc làm thiết thực nhất trước mắt là ngân khoản dành cho việc phục hồi di sản nên giúp cho người dân tội nghiệp ở đây có nhà ở, điện, nước và các phương tiện sinh sống được tốt hơn. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa, việc phục hồi di sản là điều phải thực hiện. Người dân địa phương nói riêng và đất nước Afghanistan rất mong mỏi việc phục hồi di tích này sớm thành hiện thực để họ có công ăn việc làm và phát triển kinh tế đời sống bằng ngành du lịch.


Hiện nay, một nguy cơ thảm hoạ Phật giáo khác ở Afghanistan có thể xảy ra. Thành phố Phật giáo Mes Aynak cổ kính bị lãng quên bao nhiêu thế kỷ, nay đang bị đánh thức bởi lòng tham con người thời đại. Họ khám phá ra đây chính là một mỏ đồng lớn nhất thế giới, một tài nguyên quý hiếm của nhân loại.

Tuy nhiên, một điều hết sức may mắn là sự trì hoãn trong việc xây dựng khu mỏ vĩ đại này, và nhờ vào nguồn tiền đầu tư của Ngân hàng Thế giới, khoa khảo cổ học đã giành được một diện tích 1,5 dặm.


Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế và hơn 550 nhân công địa phương hiện nay đang tiến hành khai quật. Khu vực này cũng nằm trên con đường Tơ Lụa và có vị trí khá quan trọng được xem như là cửa sổ độc nhất của Afghanistan nhìn sang Trung Hoa, Ấn Độ và các nước Địa Trung Hải. Tại thành phố Phật giáo này, có sáu tự viện xếp theo hình vòng cung và nổi bật là lò luyện đồng, hầm mỏ được xây dựng trên mỏm núi ở độ cao gần 2.500m (8.200 feet). Khung cảnh này cho thấy Phật giáo, việc khai mỏ và mua bán trao đổi có sự liên quan với nhau trong nhiều năm qua kể từ thế kỷ thứ năm.


Điểm đáng lưu tâm là sự mâu thuẫn giữa tư tưởng bảo tồn văn hoá và nhu cầu nâng cao đời sống kinh tế hết sức cần cấp của Afghanistan. Nhiều nước ngoài ngắm ngía nguồi tài nguyên này khiến họ dao động. Mỏ đồng đỏ ở đây có thể trị giá 100 tỷ đô la, gấp năm lần giá trị toàn bộ kinh tế Afghanistan, trong đó chính phủ và quân đội được tài trợ chủ yếu từ nước ngoài.


Năm 2007, Trung Hoa đã ký hợp đồng 3 tỷ cho 30 năm khai mỏ. Đây là lần đầu tư lớn nhất trong lịch sử Afghanistan và các viên chức Afghanistan hoan nghênh việc này như là phần việc then chốt trong công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước chứ không phải chỉ dựa vào nguồn trợ cấp từ các nước và việc buôn bán thuốc phiện. Họ còn cho rằng, việc đầu tư này mang lại hàng trăm triệu đô la mỗi năm cho chính phủ và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người.


Vấn đề nghiêm trọng là việc khai mỏ sẽ tàn phá tất cả di sản văn hoá tinh thần quý giá hiện hữu từ bao lâu nay. Vô số phù điêu, tranh tường và hơn ngàn tượng Phật, Bồ-tát rất có giá trị phải chịu số phận như thế nào đây. Nỗi lo âu ám ảnh cái cảnh tượng kinh hoàng nhất trong lịch sử Afghanistan vào năm 2001, Đức Phật bị giật tung tiêu biến trong chốc lát đang vây kín suy nghĩ của các nhà khảo cổ có lương tâm và quần chúng trong nước và thế giới.


Tuy nhiên vào năm 2009, một nhóm nhỏ gồm các nhà khảo cổ học người Pháp và Afghanistan đã thực hiện được một thoả thuận với Bộ Tài Nguyên cho phép được “khai quật giải nguy”, cất giữ lại được nhiều tác phẩm, tài liệu quý giá trước khi việc khai mỏ khởi công.


Ông Mossadiq Khalili, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá Afghanistan cho biết: “Theo dự định, tháng 12 năm ngoái là hạng chót khởi công, song vẫn chưa thấy tiến hành. Bây giờ họ dự định vào tháng 6 năm nay sẽ hoàn tất thi công đợt đầu.”


Các nhà khảo cổ nhận thấy có lẽ việc thi công phải đến năm 2016 vì tiến độ làm việc khá lề mề, chậm chạp. Dường như chưa có một dự án nghiêm túc, thiết bị máy móc, lò nấu kim loại, đường vận chuyển cho công việc. Đây cũng là điều làm giảm bớt sự căng thẳng, các nhà khảo cổ có đủ thời gian để di chuyển các bảo vật, nhưng luyến tiếc thay, một thành phố Phật giáo cổ sẽ bị san bằng trong nay mai. Định mệnh của thành phố này rồi cũng như hai tượng Đại Phật Bamiyan. Hai tượng Phật hy vọng sẽ có ngày phục hồi, còn thành phố này sẽ là “bãi biển nương dâu” do chính con người tạo ra.


Sự hiện hữu của hình ảnh hai tượng đại Phật trong tim nhân loại là bất diệt. Dẫu hốc núi rỗng không quá lớn kia vẫn còn đó, hình ảnh Đức Phật vẫn sừng sững ngự trị trong tâm trí khách hành hương và mọi người. Con người thật quá yếu đuối và cũng thật kiên cường. Trước cảnh thành trụ hoại không của đồng loại, cảnh vật, con người buồn khổ khôn nguôi. Lại cũng chính con người dũng mãnh, kiên trì, chịu đựng, để rồi vượt qua mọi đau khổ, thử thách hướng đến chân trời tươi sáng. Ấy là tâm của người đã nhận ra sự thật vô thường của thiên địa hoàn vũ; ấy là trí của người biết nên làm gì, cần làm gì để chính ta an vui, mọi người an vui, và thế giới an vui.

(Tổng hợp theo nhiều nguồn tài liệu tiếng Anh)
Một di tích Phật giáo quan trọng ở Afghanistan sắp biến mất do công ty Trung quốc khai thác quặng đồng 
  Mes Aynak là một di tích Phật giáo 2600 năm tuổi ở tỉnh Logar, Afghanistan, đây là nơi chứa các di tích khảo cổ học cổ đại và một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới. Năm 2007, một công ty thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc trả $ 3 tỷ USD để thuê khu vực trong 30 năm với kế hoạch khai thác quẳng đồng trị giá $ 100 tỷ USD.
Trong khi chuẩn bị đào đất, những người thợ mỏ đã tìm thấy một tu viện Phật Giáo rộng 100 mẫu chứa một loạt các ngôi chùa Phật giáo, tượng, di tích và bản thảo kinh điển.

Trong năm 2009 các nhà khảo cổ học đã được một thời hạn ba năm để cố gắng khai quật các di chỉ này, nhưng họ nói rằng đó là một công việc 30-năm và họ hiện đang bị hạn chế rất nhiều về dụng cụ cơ giới.

"Đây có lẽ là một trong những điểm quan trọng nhất dọc theo con đường tơ lụa", Philippe Marquis, một nhà khảo cổ người Pháp tư vấn cho những người Afghanistan, nói với tờ Daily Mail trong năm 2010. "Những gì chúng tôi có tại nơi này, với những gì đã được khai quật, đủ để lấp đầy bảo tàng quốc gia Afghanistan."

Vì vậy, bây giờ các nhà khảo cổ học từ khắp nơi trên thế giới đang vận động để cứu các di tích này với sự giúp đỡ của nhà làm phim tài liệu Brent Huffman.

Dưới đây là một số hình ảnh  của Flickr / US. Embassy Kabul cung cấp:
Các di tích nằm khoảng 25 dặm về phía đông nam thủ đô Kabul



Hơn 250 người Afghanistan đang làm việc với một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế để khai quật các di tích cổ



Họ đã phát hiện ra hơn hai mươi địa điểm đổ nát, trong đó có bốn tu viện Phật giáo từ thế kỷ thứ 5-6


Một pháo đài sườn đồi và các khu định cư từ thời đại đồ đồng (2300 - 1700 trước công nguyên)


Mỏ đồng chôn cất có thể đã được sử dụng lần đầu tiên bởi con người từ 5.000 năm trước


Đã có một trại dành cho công nhân Trung Quốc,

Các nhà khảo cổ nói Mes Aynak có thể là đáng kể như Pompeii nếu được khai quật và bảo quản


Họ muốn cố gắng bảo vệ kho tàng văn hóa trước và sau khi khai thác


Các di tích bao gồm một số bảo tháp Phật giáo và đền chùa


Khám phá nhiều hành lang và phòng



Hơn 200 bức tượng đã được tìm thấy


Một số lớn có thể sẽ bị phá hủy trước khi di chuyển
Hiện tại không hy vọng có các văn bản cổ trên tường

Ngoài ra còn có đồng tiền bằng kim loại, thủy tinh, các dụng cụ và hiện vật khác,
bao gồm cả bản thảo có thể là của Alexander Đại đế

Hoạt động khai thác mỏ được dự kiến ​​bắt đầu vào tháng Giêng năm 2013

Các chuyên gia khai thác mỏ nói chất đồng sẽ tạo ra đất độc hại
và  mọi người sẽ được khuyên nên tránh khu vực

Tìm hiểu thêm: http://www.businessinsider.com/mes-aynak-turned-into-copper-mine-2012-9?op=1 # ixzz27cbEvcyB


Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=6979

THẮNG TÍCH PHẬT GIÁO TẠI INDONÉSIA

Borobudur Temple, thắng tích Phật Giáo tại Indonesia

Indonesia có lẽ là một trong các quốc gia có nhiều đảo nhất nhì thế giới (khoảng 13,000 đảo) ngoài 5 hòn đảo chính là Kalimantan, Sumatra, Irian Jaya, Sulawesi và Java. Jogyakata là một thành phố không lớn lắm nằm trên đảo Java và cách thủ đô Jarkata của Indonesia khoảng hơn 400km đường chim bay về hướng Ðông Nam.

Borobudur Temple trên đồi. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Có lẽ thế giới sẽ ít ai biết đến Jogyakata nếu không nhờ vào một di tích bảo tháp vĩ đại của Phật Giáo còn lưu lại dấu vết ở đây suốt từ thế kỷ 9 đến nay. Ðó chính là Borobudur Temple.
Từ Jogyakata chạy về hướng Bắc khoảng 1 tiếng rưỡi là du khách đã đến Borobudur Temple. Từ xa ngôi Temple này như mang dáng dấp một ngôi lâu đài lớn nằm trên một ngọn đồi cao. Tên “Borobudur” mang một ý nghĩa là ngôi Phật Tự trên đồi (người hướng dẫn địa phương cho tôi biết chữ “Boro” là chùa, Bud từ chữ Budda là Phật và “ur” có nghĩa trên cao, trên đồi). Tuy nhiên danh từ này cho đến nay vẫn còn là một điều tranh cãi chưa có kết luận. Có cái lạ là Borobudur Temple lại thuộc về nhánh Phật giáo Ðại thừa chứ không phải nhánh Tiểu thừa Phật giáo. Kiến trúc của nó cũng khá đặc biệt lạ lùng và tạo cho người xem nhiều suy nghĩ tìm hiểu các điểm sâu xa về giáo lý và triết lý Phật giáo. Nhìn qua nét kiến trúc của Borobudur, quả thực tôi không biết tại sao người ta lại gọi là Temple vì đây không phải là nơi người ta đến để cầu nguyện hoặc làm một nghi thức lễ Phật giáo nào. Nhưng càng ngắm nhìn kiến trúc Borobudur người thưởng ngoạn lại càng cảm thấy lạ, lại càng đắm chìm vào dòng suy tư tôn giáo, đời sống con người, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.


Nét điêu khắc trên đá diễn tả sự lắng nghe lời người lớn tuổi. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Như trong bức họa đồ miêu tả, có người cho Borobudur Temple có dáng dấp như là Mạn-đà-la, một biểu đồ linh thiêng của vũ trụ trong triết lý Phật giáo. Stupa (bảo tháp) lớn nhất tại trung tâm Borobudur như là quả núi vũ trụ lớn nhất so với tất cả các bảo tháp của Phật giáo trên thế giới. Kiến trúc Borobudur có thể tóm gọn lại thành 3 phần: phần tầng 1 diễn tả về đời sống con người. Trong đó các bức điêu khắc ở tầng này dường như chủ ý muốn nói đến cái nhân cái quả của kiếp này kiếp sau. Thường thì có ẩn ý răn dạy con người. Thí dụ những người trẻ không chịu lắng nghe kinh nghiệm từ người lớn tuổi thì mai sau/kiếp sau họ có thể đón nhận những điều bực bội, lận đận đến với họ.


Nét điêu khắc diễn tả sự lận đận ở kiếp sau vì không nghe lời. (Hình: ATNT Tours & Travel)


Phần hai gồm các tầng từ tầng hai đến tầng bảy bao gồm những câu chuyện về Ðức Phật, từ những câu chuyện về đời sống của Thái tử Tất-Ðạt-a từ lúc sinh ra đến lúc đi tìm chân lý và giác ngộ dưới gốc Bồ Ðề, các câu chuyện các tiền kiếp xa xưa của Phật như mẩu chuyện tiền kiếp của Ngài là Voi và đã hy sinh thân xác của voi để cứu sống những người sắp chết đói. Mẩu chuyện con Sư tử, Nai, và Chim. Sư tử đói bụng vồ được nai thì mừng quá nhưng một chiếc răng Sư tử bị nhức nhối, đau quá nên không ăn thịt nai được. Chim (tiền kiếp của Phật) thấy thế bèn nói Sư tử há miệng và chim lấy chiếc răng đau ra. Sau đó chim chịu làm mồi cho Sư tử thay thế cho nai. Các bức họa điêu khắc miêu tả về các câu chuyện trên thật sống động cho người xem. Người ta ước lượng tổng số các bức điêu khắc có thể dài chừng 4km. Nếu bạn muốn xem từng bức điêu khắc (một bức khoảng 24cm), mỗi bức mất 1 giây đồng hồ thì bạn cần ít nhất 2 ngày thì mới xem hết được. Bạn có đủ can đảm không?


Nét điêu khắc diễn tả câu chuyện Chim, Sư tử và Nai. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Hơn thế nữa, phần hai này có tất cả 432 tượng Phật được tạc quanh bốn chiều Ðông Tây Nam Bắc, tượng trưng cho Phật ở khắp nơi. Thực ra thì các tượng Phật đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nếu bạn thích thú về nghiên cứu triết lý cũng như giáo lý Phật giáo thì Borobudur thật là nơi lý tưởng cho bạn vui chơi cùng sách vở. Nếu triết lý Phật giáo cho bạn nhiều đau đầu thì Borobudur cũng rất thoáng rộng, vĩ đại và rất đẹp để bạn có thể ngắm nhìn một tuyệt tác của người xưa để lại cho nhân loại ngày nay.

Tượng thần Shiva Ấn Ðộ Giáo cũng là một tiền kiếp Ðức Phật. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Phần ba là phần trên cùng bao gồm các tầng 8 đến tầng 10 thì không còn là hình vuông nữa mà là hình tròn. Ðây là phần tinh túy thâm sâu nhất của Borobudur. Có 32 stupa trên vòng tròn thứ nhất, vòng tròn thứ hai có 24 stupa. Tất cả các stupa tầng 1, tầng 2 này gọi tên là Parinirwana và đều được đục lỗ trống chung quanh hình thoi. Riêng tầng 3 có 16 stupa nhưng lại được đục lỗ trống hình vuông và gọi tên là Nirwana. Bảo tháp stupa trên cùng, nằm ngay giữa trung tâm của là một bảo tháp theo mái vòm tròn lớn. Trên đầu mái vòm là một trụ vuông và trên đó là một trụ hình bát giác. Bỏ qua phần ý nghĩa của các stupa thì phải nói đây là phần kiến trúc rất đẹp.


Ba Stupas Parinirwana-Nirwana-Mahaparinirwana, biểu tượng vô tướng. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Borobudur Temple được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 9 nhưng Phật giáo chỉ ảnh hưởng ở đây khoảng hơn 1 thế kỷ thì ảnh hưởng Ấn Ðộ giáo trở lại. Sau đó Hindu lại phải nhường cho ảnh hưởng Hồi giáo chiếm trọn Borobudur cho đến bây giờ. Vì thế kiến trúc của Borobudur ít nhiều đều có ảnh hưởng từ ba tôn giáo trên.
Tôi đến thưởng ngoạn Borobudur dưới một cơn mưa tầm tã. Sáng nắng chiều mưa là chuyện bình thường vào Tháng Giêng tại đất nước Indonesia. Ngắm nhìn kiến trúc to lớn của Borobudur mà lòng thầm cám ơn ngọn núi lửa Merapi vì nhờ tro bụi của Merapi phủ kín nên Borobudur mới còn tồn tại cho đến khi Thomas Stamford Raffles, một người Anh đến phủi bụi cho temple ló mặt ra thế giới từ năm 1814. Chính phủ Indonesia và UNESCO đã hai lần trùng tu bức tranh Mandala bằng đá này, nhưng những trận động đất thường xảy ra tại đây liệu có phá hủy đi một tuyệt tác của nhân loại không?


Quang cảnh nhìn từ đỉnh Borobudur Temple. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Jogyakata không phải chỉ có Borobudur Temple mà còn có Prambannan, ngôi đền thờ của Ấn Ðộ giáo cũng vĩ đại không kém. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện thần Shiva của Ấn Ðộ giáo cũng là một tiền kiếp của Ðức Phật và cũng đồng thời nhớ đến mẩu chuyện Ðức Phật cũng là một tiền kiếp của Thần Vishnu bên ngôi đền Hindu tại New Dehli. Ai đúng ai sai! Tôi cho rằng Jogyakata cũng không thua kém gì Angkok Wat của Campuchia.

CÁC NGÔI CHÙA CỔ KÍNH TẠI TRIỀU TIÊN


CÁC NGÔI CHÙA CỔ KÍNH TẠI TRIỀU TIÊN


1. CHÙA BORIAM




Ngôi chùa Boriam cổ kính được đại sư Wonhyo Daisa (617 - 686) xây cất năm 683 trên một vách đá cheo leo ở lưng chừng núi Chuwolsan nổi tiếng với phong cảnh đẹp nhất nhì xứ sở Triều Tiên. Chốn linh thiêng, cổ kính được thiên nhiên ưu ái ban tặng một khoảng không gian núi đồi điệp trùng, cỏ cây hoa lá chen nhau đua nở này, hằng năm vẫn đón nhận những Phật tử lòng thành từ khắp nơi đổ về, nguyện cầu bình an và lắng lòng với thiên nhiên.


2. Samwhasa





Là một ngôi đền cổ có từ hàng nghìn năm trước, bao quanh bốn bề linh thiêng là những dãy núi cao sừng sững trong thung lũng Mureung ở chân núi Datasan, đền Samwhasa mặc dù từng bị quân đội Nhật Bản đốt phá, vẫn giữ được nét “ngọa hổ tàng long” uy nghiêm cùng cảnh trí độc đáo, tinh tế đủ sức hấp dẫn cho các thi sĩ, thư pháp và các nhà sư đức độ năng viếng thăm, ngoạn cảnh.


3. Oeosa



Ngôi chùa với cảnh trí đẹp độc đáo này được Hoàng Đế thứ 26 của triều đại Silla Jinpyeong (579 - 632) xây cất cách đây hàng nghìn năm, hiện là một trong những nơi thu hút nhiều Phật tử cũng như du khách viếng thăm nhất Tri62u Tiên. Nằm bên bờ kinh có hàng cây xanh mướt giữa trùng trùng điệp điệp là các ngọn đồi thấp phủ đầy sắc vàng, xanh của cỏ cây hoa lá, ngôi chùa hiện lên linh thiêng, bình dị đến tĩnh mặc. Ai từng đến đây, hẳn không thể quên bức mặc thủy đẹp hút hồn của Oeosa.

4. Cheongryangsa




Được một đại sư sống vào thời Hoàng đế Munmu (661 - 681) dưới triều đại Silla xây cất và sau này được Hoàng đế Taejo (877 - 943) tái thiết lại vào cuối triều đại Goryeo (918 - 1392), Cheongryangsa là một ngôi đền độc đáo, mặt sau đền tựa vào vách đá cheo leo giữa lưng chừng núi, mặt trước của đền lại hướng về xa xa, nơi có những ngọn đồi, vách đá trùng điệp, xanh mướt. Rất nhiều học giả huyền thoại của Tri62u Tiên như nhà sư Wonhyo Daisa (617 - 686) - người xây cất chùa Boriam và Toegye Yi Hwang (1501 - 1570), nhà triết học Nho giáo vĩ đại thời Joseon tùng học tại ngôi đền linh thiêng này.


5. Magoksa




Magoksa, ngôi chùa nằm trên sườn phía đông của ngọn núi Taehwasan, ở thành phố Gongju, tỉnh Nam Chungcheong là một ngôi chùa cổ, rộng lớn, xây cất năm 640 dưới triều đại Silla với khoảng 30 phòng, được xem là đại diện đứng đầu Tông phái Tào Khê Phật giáo Triều Tiên ở Gongji. Bên cạnh vẻ linh thiêng, cổ kính được rừng cây xanh bao phủ trên sườn núi, Mogoksa còn là ngôi chùa Phật giáo lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa cổ xưa rất quý giá.


6. Tapsa




Tapsa là ngôi chùa nổi tiếng bởi rất nhiều điều bí ẩn xoay quanh, từ việc xây dựng gần 100 ngọn tháp cổ mà không cần đến xi-măng hay trát vữa mà vẫn sừng sững, hiên ngang trước gió bão đến truyền thuyết có một học giả sống vào thế kỷ 19 đã xây hẳn một ngọn tháp bằng đá làm nơi cầu nguyện cho toàn nhân loại được bình an. Tapsa thu hút du khách không chỉ bởi là chốn linh thiêng có nhiều điều bí ẩn mà nơi đây còn có hẳn con đường hai hàng cây hoa anh đào khoe sắc xuân dài 500m dẫn lối vào chùa.


7. Unjusa






Ngôi đền Unjusa ở tỉnh Nam Jeolla nổi tiếng toàn xứ sở hoa anh đào bởi hàng nghìn bức tượng Đức Phật điêu khắc bằng đá rất tinh xảo dưới muôn hình vạn trạng được xem là vô cùng bí ẩn này, được vị sư nổi tiếng Doseon Guksa (826 - 898) sống dưới triều đại Silla xây cất. Ngôi đền hiện chỉ còn lưu giữ khoảng 80 bức tượng Phật bằng đá và một số di tích quý hiếm khác.

8. Yeongoksa



“Ông tổ” của ngôi đền gắn liền với truyền tích thú vị này là Yeongi Josa. Tương truyền, một lần tình cờ đi ngang qua vùng đất này, Yeongi nhìn thấy một cái ao, ở giữa là dòng xoáy nước, bất chợt có một cánh chim nhạn bay ra từ xoáy nước đó. Như một lời nhắn nhủ từ Đức Phật linh thiêng, Yeongi đem lấp cái ao và xây dựng lên nền đất đó một ngôi chùa và đặt tên là Yeongoksa (Yeon nghĩa là sen, gok nghĩa là xoáy nước). Ngày nay, ngôi chùa Yeongoksa là một thiền viện linh thiêng mà nhiều tín đồ Phật giáo vẫn đến để tụng kinh, cầu nguyện.

9. Bulyoungsa





Khuôn viên rộng lớn của ngôi chùa Bulyoungsa (Bóng Đức Phật) khép mình giữa chốn núi rừng xanh bao phủ, ở giữa thung lũng Bulyoungsa ngút ngàn của tỉnh Gyeongsangbuk-do, phía đông Triều Tiên này được xây dựng vào năm 651 dưới thời triều đại Shinla. Do có bức tượng bằng đá to lớn của Đức Phật, uy nghiêm chiếu bóng xuống mặt hồ tĩnh lặng mà ngôi chùa được đặt là Bulyoungsa. Hiện nay, Bulyoungsa vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích văn hóa quý giá của xứ Hàn.


10. Daeheungsa


 

Trên một quần đảo ở bờ biển phía tây và nam Hàn Quốc, có một di tích lịch sử nằm ẩn mình trong một khung cảnh thiên nhiên vô cùng lộng lẫy, nơi khu rừng cây xanh rậm rạp bao quanh, hòa cùng cánh đồng cỏ bạt ngút ngàn, được xây dựng trước khi triều đại Silla thống nhất, ngôi chùa Daeheungsa rộng lớn, cổ kính hiện lên như dải thiêng, nơi vẳng văng đâu đây tiếng chuông nguyện cầu, nơi hàng năm vẫn quy tụ rất nhiều Phật tử viếng thăm và thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt vời.

Đền Taeansa sở hữu một vẻ đẹp xốn xang, đặc biệt là vào tiết trời thu khi những cánh rừng rậm bao quanh đền chuyển sắc vàng và đỏ.

11. Daejeonsa





Daejeonsa là ngôi đền lớn nhất ở tỉnh Cheongsong-gun, nằm gọn trong khung cảnh tuyệt đẹp của dãy núi Juwang. Công trình nổi tiếng nhất ở Daejeonsa là Bogwangjeon - vốn được coi là quốc bảo của đất nước. Bên trong nó lưu giữ bản thảo khắc gỗ và những lá thư tay của Lee Yeo-song, vị tương quân dưới triều đại nhà Minh ở Triều Tiên.


12. Gangcheonsa




Năm 1316 là một năm quan trọng với khu di tích Gangcheonsa, khi ngôi chùa đá 5 tầng được xây cất trên khuôn viên đền chùa cổ. Người ta cho rằng, 1.000 nhà sư có thể cùng sống ở trong chùa. Bên cạnh nhóm đền chùa Gangcheonsa, còn có một loạt những điểm đến hấp dẫn đang chờ đón du khách như pháo đài trên núi Geumseong, thác nước Yongso, hồ Gangcheon, hồ Damyang và công viên quốc gia Naejang.


13. Taeansa





Đền Taeansa mang một vẻ đẹp xốn xang, đặc biệt là vào tiết trời thu khi những cánh rừng rậm bao quanh đền chuyển sắc vàng và đỏ. Con đường dài 2,3 km lên vãn cảnh cũng như thung lũng nơi ngôi đền tọa lạc đều đẹp đến nao lòng. Nếu ghé thăm Taeansan, chư Phật tử đừng quên tới ngọn tháp Neungpa gần đó, với kiến trúc truyền thống được bảo tồn gần như nguyên vẹn và thăm Gok-song Haneulnari-một ngôi làng thơ mộng cách đó 5 km.

14. Manggyeongsa





Nằm trên đỉnh núi Taebaek ở độ cao tới 1.460m, đền Manggyeongsa được cho là nơi tọa lạc của bức tượng đá Phật Bodhisattva. Một nhà sư dưới triều đại Silla (năm 57 trước công nguyên tới năm 935 sau công nguyên) có tên Jajang đã cho xây cất ngôi đền để thờ bức tượng. Ngoài ra, khi tới thăm đền, khách du lịch còn được tắm trong dòng suối nước nóng ở địa thế cao nhất Triều Tiên- suối Long.


15. Buseoksa



Nằm trong danh sách 10 ngôi đền lớn nhất Triều Tiên, chùa Buseoksa lưu giữ tới 5 quốc bảo của đất nước. Muryangsujeon, quốc bảo số 18 của xứ Hàn là một trong những tòa nhà gỗ cổ nhất, cũng là điểm sáng trong khu vực kiến trúc Buseoksa.

16. Naejangsa




Bao quanh bởi rừng lá phong đẹp mê hồn trong công viên quốc gia Naejang, khu vực kiến trúc Phật giáo Naejangsa được khởi công xây cất năm 636, tuy nhiên phải đến sau thời Jeongyujeran (năm 1579), Naejangsa mới được hoàn thiện.

17. Beopjusa




Với hơn 60 đại liêu và 70 tu viện, chùa Beopjusa là khu vực đền chùa lớn và lộng lẫy nhất Triều Tiên trước khi bị thiệu rụi trong trận hỏa hoạn năm 1592 gây ra bởi cuộc chiến tranh xâm lăng của Nhật Bản vào Triều Tiên. Hiện tại, Beopjusa còn 30 tòa nhà với rất nhiều di cảo văn hóa. Nổi bật nhất trong khuôn viên Beopjusa là một quốc bảo quan trọng khác của xứ Hàn - ngôi chùa cao nhất Triều Tiên (22,7 mét với 5 tầng) làm bằng gỗ.


18. Cheoneunsa





Cheoneunsa là một trong ba ngôi đền lớn nhất trên núi Jiri. Nó được xây cất năm 828 nhưng bị thiêu rụi sau cuộc xâm lăng của quân Nhật năm 1592. Đến năm 1610, nó lại bị đốt cháy. Đền tiếp tục được xây lại vào năm sau đó, nhưng tiếp tục cháy vào năm 1773. Năm 1775, đền được trùng tu.


Theo tương truyền, khi trùng tu đền vào năm 1592, người dân quanh vùng đã giết một con rắn lớn xuất hiện ở con suối gần ngôi đền. Dòng suối đột nhiên khô cạn và ngôi đền tiếp tục bắt lửa. Người dân tin rằng con rắn chính là linh hồn của nước. Khi Wongyo Lee Gwangsa, một trong bốn nhà thư pháp nổi tiếng thời Joseon (1392 - 1910) biết tới truyền thuyết này, ông đã dùng thư pháp điêu luyện của mình, viết tên ngôi đền và treo nó trước cổng đền. Kể từ đó, ngôi đền đã không cháy nữa.


19. Cheongpyeongsa

 


Khi tới thăm đền Cheongpyeongsa, du khách sẽ được ngắm cảnh đẹp tuyệt vời của thung lũng và những thác nước thần tiên trên hồ Soyang, và được nghe kể một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Truyện kể rằng, ở vùng Gangwon-do, có một chàng trai yêu một nàng công chúa tới mức biến thành một con rắn để theo sát những bước nàng đi. Vào những năm đói kém, loạn lạc, công chúa đi xin cơm cho người dân.

 






Khi tới đền Cheongpyeongsa để xin cơm, nàng đã bảo con rắn ở ngoài đợi. Con rắn nằm thu mình, đợi công chúa, tuy nhiên bỗng một cơn bão lớn kéo tới, một vệt sét dài đánh trúng con rắn khiến nó chết. Quá thương tâm, công chúa đã chôn cất con rắn ngay tại ngôi đền.

20. Golgulsa





Đền Golgulsa được xây dựng giữa những hang động, vách đá vôi của ngọn núi Hamwol. Có tới 12 hang động đá vôi lớn trong quần thể đền, chùa và một tượng Phật bằng đá được tạc vào trong núi. Đây được coi là nơi khai sinh môn võ sunmudo, một bộ môn thiền được lưu truyền qua nhiều thế hệ ở Hàn Quốc. Nếu tới đây, teen có thể tham gia các khóa thiền và tập sunmudo, nhưng hãy chắc chắn là dậy trước 4h nhé!

No comments: