Thursday, October 20, 2016

KINH TẾ VIỆT NAM - PHẬT GIÁO HẢI NGOẠI

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ VIỆT CỘNG

BÁO CHÍ TRONG NƯỚC:
XÁC NHẬN CỦA CÁC LÃNH ĐẠO:
CSVN ĐÃ ĐI VÀO TỬ HUYỆT KINH TẾ
 


Nguyễn Phúc Liên CHÚ THÍCH:

Chúng tôi đã viết nhiều về Mô hình Kinh tế Chỉ huy Tập quyền và Mô hình Kinh tế định hướng XHCN hay nói đúng hơn mô hình Kinh tế lấy Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế. Những mô hình Kinh tế Mafia này tự dẫn đến TỬ HUYỆT KINH TẾ.


Cách đây 3 năm, tại Bắc Kinh Ông ZOELLICK,Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới đã họp báo yêu cầu Bắc Kinh phải cải tổ mô hình Kinh tế tự CĂN NGUYÊN. Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng đòi hỏi Bắc Kinh phải làm như vậy.

Tại Hà Nội, trước cảnh tụt dốc Kinh tế của Việt Nam, cuộc Họp các Nhà Đầu tư quốc tế cũng yêu cầu Hà Nội phải cải tổ mô hình Kinh tế tận CĂN NGUYÊN. Các Chuyên gia Kinh tế như Bà PHẠM CHI LAN, Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH, Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A… cũng đồng lên tiếng về đà phá sản Kinh tế mà nguyên do là HỆ THỐNG.

Cải tổ tự CĂN NGUYÊN ở đây có nghĩa là phải dẹp bỏ cái CƠ CHẾ chủ trương “ĐỘC TÀI CHÍNH TRỊ NẮM ĐỘC QUYỀN KINH TẾ“.


CSVN không dám làm điều này mà chỉ cải tổ theo kiểu thoa bóp dầu cù là cho an dân, vì đảng còn muốn giữ quyền hành và nắm chặt túi vàng để ăn cướp tiền chung cho túi riêng từng người.


Sự bất lực cải tổ từ CĂN NGUYÊN Cơ chế sẽ đưa CSVN vào TỬ HUYỆT như một Định Mệnh lù lù tới vậy.


Bài báo dưới đây của báo TUỔI TRẺ cho thấy, tại cuộc họp của ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ngày 14.05.2013, các nhân vật lãnh đạo Kinh tế CSVN thấy đảng đang đứng chênh vênh cạnh Định mệnh TỬ HUYỆT KINH TẾ !


Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 16.05.2013



---Tháng NĂM 2013---
Tình hình kinh tế  gay go lắm rồi!


Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 15 tháng năm năm 2013

TT - Đó là nhận xét của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại phiên họp ngày 14-5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi nghe các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - ngân sách về tình hình kinh tế - xã hội và thu ngân sách những tháng đầu năm 2013.

Tiền huy động tăng nhưng dư nợ tín dụng thấp, doanh nghiệp cũng không mặn mà vay khi hàng hóa tồn kho lớn là những khó khăn lớn của nền kinh tế lúc này


Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.

Bà Doan đề nghị: “Phải nhìn thẳng vào tình hình khó khăn của đất nước để giải quyết vấn đề. Nếu kỳ họp Quốc hội này mà không đưa ra được giải pháp đủ mạnh thì những khó khăn sẽ thêm trầm trọng”.

Khó khăn ngày càng lớn

"Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào"

Ông Nguyễn Xuân Cường (phó trưởng Ban Kinh tế trung ương)


“Dấu hiệu suy giảm kinh tế ngày càng rõ nét hơn, tổng cầu nền kinh tế sụt giảm mạnh, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; nợ xấu, tồn kho, khó khăn thị trường bất động sản và khả năng hấp thụ đầu vào của khu vực sản xuất chưa được cải thiện” - Ủy ban Kinh tế đánh giá.


Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, việc thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đem lại kết quả rõ rệt, chính sách kích thích tăng trưởng bị giới hạn bởi thâm hụt ngân sách, trong khi thị trường vốn và tăng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế vẫn ở mức quá thấp.


Ba tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 15.700 doanh nghiệp (giảm 6,8% về số lượng, giảm 16% về vốn so với cùng kỳ năm trước); trong khi đó số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể là 15.300 (tăng 14,6% so với quý 1-2012).


Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định: sức mua của nền kinh tế khó có thể tăng mạnh trở lại trong thời gian ngắn khi việc làm và thu nhập của người lao động giảm sút, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giải thể và phá sản nhiều, tồn kho vẫn ở mức cao.

Tăng trưởng tín dụng có thể sẽ khó tăng cao trong ngắn hạn và thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nếu nợ xấu không sớm được giải quyết, các ngân hàng thương mại không có các giải pháp hữu hiệu phân loại đối tượng cho vay mà vẫn siết chặt điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng đến phục hồi nền kinh tế. “Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn” - ông Vinh nói.


Ông Nguyễn Xuân Cường - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - nói: “Tình hình đúng là hết sức đáng lo ngại, tăng trưởng sản xuất giảm ở cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bức tranh vô cùng ảm đạm. Chỉ cần nhìn số lượng hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, phần còn lại thì đến 65% báo lỗ thì biết khả năng phục hồi kinh tế khó khăn đến mức nào”.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phán đoán: “Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới một trăm nghìn doanh nghiệp chết chứ không phải chỉ mấy chục nghìn, tỉ lệ doanh nghiệp lỗ có thể còn hơn 65%”.

Các con số chưa đáng tin cậy
Tăng cường công tác nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình để có chủ trương, đối sách phù hợp, đặc biệt là các vấn đề biên giới, biển đảo, thực hiện các đề án, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại các vùng chiến lược. Cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta.


Lấy con số dư nợ tín dụng ngân hàng từ đầu năm chỉ tăng hơn 1%, trong khi huy động tiền gửi tăng 5,5%, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định “tiền tệ đã đóng băng, tình hình như thế này là nguy lắm rồi”.


Bà nói: “Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn thì không giải quyết được vấn đề gì đâu. Bây giờ doanh nghiệp nợ như thế thì có khoanh nợ, giãn nợ, cho vay tiếp không? Phải tập trung bàn về chính sách tiền tệ, giải quyết dòng vốn ra vào, đây là nút thắt”.


Trong khi đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề cập đến thực trạng “ngân hàng lúc nào cũng tuyên bố là sẵn sàng cho vay, nhưng doanh nghiệp nói là muốn vay đâu có dễ, đang nợ thì không thể vay được mà lãi suất cho vay vẫn cao nên chỉ có nước phá sản”.


Ngoài việc khai thông nút thắt tiền tệ, Phó chủ tịch nước đề nghị tập trung vào giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Phải mạnh dạn cắt giảm, thậm chí xóa bỏ những chương trình không cần thiết. Tôi thấy tình trạng chồng chéo, lãng phí, cái gì cũng dang dở, bộ nào cũng muốn nắm một tí tiền. Chúng ta cần nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước, tiết kiệm chi tiêu công, dừng mua sắm xe công, phương tiện đắt tiền, giảm đi nước ngoài...”.


Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ “nghiêm túc và thật thà” trong các con số báo cáo. “Báo cáo của Chính phủ cho thấy tỉ lệ nghèo vẫn giảm nhanh. Tại sao kinh tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp đình đốn, công nhân mất việc, sản xuất ra không bán được hàng hóa mà lại giảm nghèo tốt như vậy? Tôi xuống thực tế thấy nghèo tăng lên chứ không có giảm” - Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói.


Ông Nguyễn Văn Giàu kể thêm: “Hoàn thuế VAT hôm trước nói 20.000 tỉ, mới có vài ngày mà hôm nay nói là 33.000 tỉ. Không thể tưởng tượng được!”. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị các bộ, ngành hãy nhìn vào khó khăn của đất nước mà báo cáo đúng tình hình, đừng đưa ra các con số báo cáo “vì cái ghế của mình”.


Dầu khí cứu ngân sách
Báo cáo của Chính phủ cho thấy thu ngân sách nhà nước năm 2012 tăng hơn 2.600 tỉ đồng (tỉ lệ tăng thu thấp nhất trong nhiều năm gần đây), chủ yếu nhờ vào thu từ dầu thô và thu viện trợ không hoàn lại.


Đặc biệt, thu từ dầu thô vượt dự toán cao nhờ vào cả hai yếu tố giá và sản lượng đều tăng, đồng thời phát sinh 9.800 tỉ đồng từ khoản thu lãi nước chủ nhà năm 2012 và 10.000 tỉ đồng lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà từ năm 2006-2011.


Vì vậy, thu từ dầu thô tăng hơn 53.000 tỉ đồng so với dự toán. Ủy ban Tài chính - ngân sách cho rằng nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước thì ngân sách nhà nước năm 2012 sẽ hụt thu, mất cân đối, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi.


Tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2013 được dự báo còn căng thẳng hơn. Bốn tháng đầu năm mới ước đạt hơn 244.000 tỉ, bằng 29,9% dự toán.


Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp thừa nhận tình trạng căng thẳng trong việc đảm bảo nhiệm vụ thu năm 2013, “nhiều ý kiến cảnh báo về khả năng hụt thu”. Do đó, Ủy ban Tài chính - ngân sách đề nghị phải triệt để tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi không hợp lý, tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, tinh giản biên chế... để đảm bảo cân đối thu chi, an toàn ngân sách.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm nay sẽ không còn trông chờ được vào dầu khí nữa vì sản lượng ổn định và giá dự toán đã ở mức 90 USD/thùng.


Kết thúc cuộc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới. “Chưa đặt vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, thu ngân sách..., nhưng nên lường trước tình huống cho kịch bản xấu nhất để xử lý tình hình” - bà Ngân gợi ý.
* TS Lê Thẩm Dương (trưởng khoa quản trị kinh doanh ĐH Ngân hàng TP.HCM):


Chỉ rối phải gỡ từ từ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm hiện nay, về phía doanh nghiệp đó là do hàng tồn kho. Chính vì hàng tồn nên dù lãi suất thấp họ cũng không vay vì sản xuất ra bán cho ai? Bốn tháng đầu năm tình trạng hàng tồn vẫn chưa gỡ được bao nhiêu. Còn về phía ngân hàng (NH) do áp lực nợ xấu. Thời gian qua NH đã nỗ lực xử lý nợ xấu bằng cách bán tài sản đảm bảo, trích dự phòng... nhưng nợ xấu vẫn cao khiến NH nhát tay trong xét cho vay.


Với những vấn đề hiện nay, nếu để NH và doanh nghiệp tự giải quyết với nhau thì sẽ không bao giờ giải quyết được vì có tình trạng như hiện nay còn có nguyên nhân từ nền kinh tế. Cơ quan quản lý phải xắn tay cùng với NH và doanh nghiệp trong việc ban hành và thực thi các chính sách tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin, củng cố thị trường trong nước, làm ấm thị trường bất động sản... Về phía NH, phải hạ dần lãi suất đầu ra, đa dạng hóa tài sản đảm bảo, nâng dần tỉ lệ cho vay tín chấp. Phần doanh nghiệp cũng phải khắc phục những vướng mắc thì mới giải quyết được các vấn đề khó khăn hiện nay.


* PGS.TS Trần Hoàng Ngân (phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):

Cần ủy ban khẩn cấp ngăn chặn “dịch” phá sản

Dư nợ tín dụng từ đầu năm đến nay có tăng nhưng ở mức độ thấp: 1,44%. Đây chính là điều đáng lo ngại. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp phá sản ba năm qua liên tục theo chiều hướng gia tăng kéo theo số nợ xấu tăng thêm...


Thời gian qua, nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành nhưng chưa thể đi vào cuộc sống vì nhiều lý do. Theo tôi, đã đến lúc cần lập một ủy ban khẩn cấp để ngăn chặn “dịch” phá sản của doanh nghiệp. Ủy ban này sẽ đứng ra để trực tiếp giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp hiện nay. Còn thời gian qua, giải quyết khó khăn nhưng cơ quan quản lý chỉ kêu gọi một chiều NH giảm lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng khi NH giảm lãi suất thì doanh nghiệp cũng không thể tiếp cận được vốn. Chưa kể NH, doanh nghiệp mỗi nơi nói một kiểu, rốt cuộc chính sách được ban ra nhưng vướng mắc vẫn còn nguyên không giải quyết được.


ÁNH HỒNG ghi

---Tháng MƯỜI 2012---

Bi kịch nền kinh tế Việt Nam

Chủ Nhật, 14/10/2012, 10:41

Theo Trần Việt – ANTĐ

Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn. Một thực trạng đáng lo lắng

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.


Con số này gần bằng một nửa con số các doanh nghiệp đóng cửa và phá sản kể từ năm 1986 tới nay.


Đáng lo hơn hoạt động của các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường cũng không khá hơn. Thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã giảm công suất hoạt động, thậm chí nhiều doanh nghiệp chỉ còn tồn tại hình thức bởi không tiêu thụ được sản phẩm, lượng tồn kho cao. Nếu tính trung bình các doanh nghiệp này giảm công suất 20% tương đương với khoảng 150.000 doanh nghiệp nữa đóng cửa và phá sản. Số người thất nghiệp do sự thu hẹp sản xuất lên đến hàng triệu người.

Còn một vấn đề đáng lo nữa là số lượng sản phẩm tồn kho cao và sự giảm giá trị tài sản do giảm phát, hạ giá do sức mua kém. Hàng triệu tỷ đồng vốn đang bị chôn trong hàng hóa tồn kho, trong đó hàng tồn bất động sản lớn nhất. Trên thị trường bất động sản có tới 70.000 căn hộ đang bị ế chỉ ở hai thành phố lớn nhất nước. Ít nhất là có tới 140 nghìn tỷ đồng đang bị chôn, mà phải mất tới 7 năm sau may ra mới xử lý được. Một báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính, khu vực bất động sản đã được các ngân hàng bơm gần 350 nghìn tỷ đồng, một số vốn khổng lồ.


Thêm một dẫn chứng bi kịch về bất động sản. Ông Thiên tính toán có 69 công ty bất động sản niêm yết đang đối mặt với vấn đề thanh khoản nghiêm trọng. Đến cuối năm 2011, các công ty này gánh khoản nợ vay 67.000 tỉ đồng và chi phí lãi vay mỗi năm 13.400 tỉ đồng. Đáng báo động là trong cơ cấu nợ vay, khoản vay ngắn hạn trong quý IV của năm ngoái đã tăng lên 26.400 tỉ đồng. Nghĩa là các công ty này phải có 39.800 tỉ đồng để trả nợ vay đến hạn và lãi vay trong năm 2012. Nhà kinh tế đặt câu hỏi hoài nghi: “Với tình trạng hiện nay, họ có khả năng trả nợ không?”


Nhìn ra khu vực công, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh và thành phố là 91.273 tỷ đồng của 47.209 dự án; trong đó, nợ vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành là 25.423 tỷ đồng, nợ vốn của 20.921 dự án đang triển khai là 65.850 tỷ đồng, dãn tiến độ 41 dự án với tổng số vốn là 38.320 tỷ đồng. Hệ quả của tình trạng trên, không gì khác là số phận hẩm hiu của các doanh nghiệp và người làm công. Ông nói: “Đang có nhiều doanh nghiệp “chết” hoặc “chờ chết” vì không thu được món nợ này”.

Doanh nghiệp Nhà nước nợ khổng lồ

Sự suy giảm này trước hết là do hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm ăn không những kém hiệu quả mà còn để rơi vào tình trạng phá sản.


Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh tại tài liệu phục vụ cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu”. Ngoài ra, theo ông Minh, nợ xấu của khu vực tập đoàn, tổng công ty chiếm tới 30 – 35% tổng dư nợ của khối này trong vay nợ từ hệ thống ngân hàng thương mại.


Tổng dư nợ đó của 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước lên tới gần 218.740 tỷ đồng, theo Đề án tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2012. Trong đó dư nợ lớn nhất thuộc về Tập đoàn Dầu khí (PVN – 72.300 tỷ đồng), Điện lực (EVN-62.800 tỷ đồng), Than và Khoáng sản (Vinacomin – 19.600 tỷ đồng).


Ngoài khu vực ngân hàng, tiến sĩ Minh lưu ý nợ xấu của khu vực doanh nghiệp đang “rất lớn” ở Ngân hàng Phát triển (VDB). Chẳng hạn, Vinashin vay ưu đãi VDB gần 300 tỷ đồng lãi suất bằng 0% để hỗ trợ trả lương và phụ cấp; EVN được vay hơn 5.000 tỷ đồng. Còn trong các năm trước đó, Vinalines cũng vay VDB để phát triển tàu mới; Xi măng Đồng bành vay 290 tỷ đồng…


Ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển (VDB) cho biết: “Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm độ 75 – 80% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển…” Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù số lượng thấp hơn doanh nghiệp tư nhân nhưng nợ thuế cũng khổng lồ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu nhận xét: Nợ thuế chưa trả của các DN Nhà nước chiếm khoảng 13% trên tổng số nợ thuế.


Khối các ngân hàng thương mại cũng không khá hơn. Bởi lẽ, giữa năm 2012 NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 8,6% tổng dư nợ nghĩa là vào khoảng 202 nghìn tỷ đồng, nhưng trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc NHNN lại thông báo con số 10%, và dư luận lại đánh giá có thể ở mức cao hơn 10%. Gánh nặng này thật sự đã đè gần bẹp khả năng phát triển của nền kinh tế vì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động doanh nghiệp.

Những lối thoát cần được tính đến

Ngày 6-10-2012 một cuộc hội thảo quốc gia mang tên: “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình thế”, tập hợp đông đảo các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế đã được tổ chức. Tại hôi thảo này đa số các đại biểu cho rằng những khó khăn của nền kinh tế không thể giải quyết một sớm một chiều bằng một vài ba giải pháp nào đó. Những chỉ tiêu lên xuống của nền kinh tế hiện nay hầu hết không phản ánh được thực tế của nền kinh tế cũng như hiệu quả của những chính sách cụ thể. Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đồng tình: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể cho cả ba năm tới, thay vì làm kế hoạch cho từng năm như hiện nay. Kế hoạch đó là nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Cả ba năm tới phải tập trung toàn bộ nguồn lực và chủ trương cho kế hoạch này.”.

Những giải pháp đó là cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nợ xấu. Ông Lịch đề xuất, ngân hàng nào hệ số vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản dưới 8%, nhưng nợ xấu lên trên 10%, tức là đã mất hết vốn, thì Nhà nước cần quốc hữu hóa. Bên cạnh đó, ông đề nghị khoanh nợ và cho vay mới với các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, các dự án BOT, BT mà có khả năng sản xuất tiếp. Về tài khóa, ông Lịch đề nghị từ nay đến 2015 tất cả các cơ quan của hệ thống chính trị không được xây mới trụ sở, nếu nơi đó còn trường học bệnh xá là nhà tranh, vách lá. Trên diễn đàn Quốc hội, ông cho biết sẽ đề nghị Quốc hội cắt chi thường xuyên năm 2013 đi 10% so 2012, ngoại trừ tiền lương và chi xã hội; và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% từ 25% hiện nay.


Song dư luận cho rằng bên cạnh việc xử lý nợ xấu, hay tồn kho bất động sản, hay các giải pháp cơ cấu nền kinh tế… cần tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, tìm cơ chế để tìm ra người chịu trách nhiệm khi có những sai phạm gây tác động xấu tới nền kinh tế… Đó cũng sẽ là một việc quan trọng cho phục hồi và xây dựng nền kinh tế bền vững sau này.

Theo Trần Việt – ANTĐ

CÁC CHÙA VIỆT NAM HẢI NGOẠI

I. CHÙA VIỆT NAM TẠI  HOA KỲ 
CHÙA ĐIỀU NGỰ


Lễ Khai Giảng Khóa Tu Học Đặc Biệt dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Giáo Phẩm Văn Phòng II Viện Hóa Đạo

CHÙA ĐIỀU NGỰ
Trung tâm Phật giaó Việt nam thống nhất tại hải ngoại
311 E. Mission Rd, San Gabriel, CA 91776 USA • Phone: (626) 614-0566 • Fax: (626) 286-8437 • e-mail: dieuphaptu@gmail.com
CHÙA BÁT NHÃ. GHPGVNTN 
Logo

 CHÙA NHƯ LAI




 Chùa Như Lai do hòa thượng Thich Chánh Lạc trụ trì
ĐL HT Thích Chánh Lạc
Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương,
Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo
GHPGVNTN Quốc Nội.
Chủ Tịch kiêm Tổng Uỷ Viên Hoằng Pháp Văn Phòng II VHĐ
 CHÙA HỘ PHÁP




Trung tâm Phật giáo Chùa Việt Nam ở Houston, Texas, Mỹ













greenforest no está en línea Tòa Dharma Hall ở Trung tâm Phật giáo chùa Việt Nam - Houston, Texas, Mỹ












 Tổ đình Từ Đàm - Houston, Texas, Mỹ





Tòa Linh Đường ở trung tâm Phật giáo chùa Việt Nam - Houston, Texas, USA




Hình ảnh trong buổi lễ Chung Thất cố Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác tại chùa Pháp Luân ở Houston, Texas - 20/1/2013










Tháp thờ Xá Lợi của Đại lão Hòa Thượng




greenforest no está en línea Phòng của cố Đại lão Hòa Thượng Thích Hộ Gíac được giữ lại thành Kỷ niệm đường, lưu giữ di vật của Hòa thượng khi còn sống



Giường (loại giường dành cho người bệnh) của Cố Trưởng lão Hòa Thượng Hộ Giác tại Kỷ Niệm Đường - Ngày 20-1-2013, ta thấy có cả xe lăn



Phòng làm việc



Kệ kinh sách của cố Hòa thượng



1 góc kỷ niệm đường

greenforest no está en línea Xá lợi của cố Hòa thượng Thích Hộ Giác















Chùa Pháp Quang - Houston, Texas








Chùa Đạo Quang - Houston - Texas













Quan Âm Phật đài ở Trung tâm chùa Việt Nam - Houston - Texas

Hình về chùa có post ở trên kia, đây là 1 trong những ngôi chùa lớn, hàng năm có tổ chức lễ hội Quán Thế Âm, Tất niên, hành hương, lễ An Cư... rất trang nghiêm

Ở các chùa lớn ở nước ngoài những dịp lễ Phật tử rất nhiều người mặc áo tràng, áo dài rất đẹp. Điều này gần đây chùa chiền Việt Nam mới làm được, mà điển hình là ở Đà Nẵng, lễ hội Quán Thế Âm.










 Mỹ - Houston: Lễ hội Quán Thế Âm tại chùa Việt Nam




Nhân dịp lễ Khánh Đản của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm năm nay, Chùa Việt nam tại thành phố Houston (Tiểu Bang Texax, Mỹ) đã long trọng tổ chức Lễ Hội Quan Thế Âm trong hai ngày 29, 30 tháng 3/2013 với chủ đề “Nguyện cầu cho thế giới hòa bình an lạc”.

Đến tham dự Lễ hội có sự chứng minh của hơn 300 vị Chư Tôn đức Tăng Ni và hàng chục nghìn Phật tử khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và các quốc gia khác như Đức, Canada … về tham dự. Lễ hội mang đậm màu sắc tâm linh và truyền thống nhắc nhở người con Phật phát khởi lòng từ bi, sống tỉnh thức chánh niệm và neo gương tấm lòng từ bi của Bồ Tát. Nhiều chương trình lễ hội thú vị đặc sắc thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đặc biệt là chương trình đêm văn nghệ “ Hiện bóng mây từ” với sự tham gia biểu diễn của nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng hải ngoại như Hương Thủy, Ngọc Hạ, Gia Huy, Quang Lê, Nguyễn Thành An…
Sau đây là một số hình ảnh của chương trình:


  

CHÙA BẮC CALIFORNIA, HOA KỲ














Chúng tôi xin giới thiệu hình ảnh sinh hoạt đón Giao thừa tại chùa Phổ Từ, thành phố Hayward và hình ảnh ngày mồng một Tết Quý Tỵ ở các tự viện Phật giáo miền Bắc tiểu bang California : chùa Phổ Từ, thành phố Hayward; chùa An Lạc, chùa Liễu Quán, chùa Đức Viên, thành phố San Jose; Niệm Phật đường Fremont, thành phố Fremont và thiền viện Vô Ưu, thành phố San Martin.
Năm nay, ngày mồng một Tết đúng vào ngày chủ nhật nên số lượng Phật tử, du khách hành hương đến các chùa lễ Phật, vui Xuân nhiều hơn các năm trước. Đến những ngôi chùa ở San Jose như chùa An Lạc, chùa Đức Viên, chùa Liễu Quán, chùa Quán Thế Âm, chùa Thiên Trúc, tịnh xá Ngọc Hòa ... tràn ngập người và xe !

Nam mô Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật !
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát !


Tin và ảnh : Võ Văn Tường
Sen Viet Media and Tourism Corporation, USA


CHÙA VIÊN GIÁC TẠI Oklahoma City, USA
5101 NE 36th Street, Oklahoma City, OK 73121 

 

Sau cuộc biến chuyển của đất nước, số người tỵ nạn Việt Nam đến định cư tại Oklahoma City và vùng phụ cận càng ngày càng đông. Đáp ứng nhu cầu Phật sự, tháng 8 năm 1981, Đại Đức Thích Giác Sơn cùng một số Phật Tử đã vận động kiến tạo một địa điểm để Phật tử có thể đến lễ Phật và tu học hàng tuần. Ngày 4/10/81, sau khi được Phật Tử La Long Phát chuyển nhượng địa điểm với các điều kiện dễ dàng, các Phật tử bắt đầu khởi công sửa chữa ngôi nhà cháy thành chánh điện của Chùa và lấy tên là Viên Giác. Tọa lạc tại 3324 North Ruth, Oklahoma City, Oklahoma.


II.  CHÙA VIỆT NAM TẠI CANADA

ĐẠI TÒNG LÂM

Xây vào năm 1988













Theo lời Đốc Giáo Thích Phổ Tịnh, nguyên Giám đốc Học viện Phật giáo Tam Bảo Sơn đã kể về lịch sử phát triển của trung tâm văn hóa Phật giáo có một không hai ở xứ sở Bắc Mỹ xa xôi này, ngôi chùa này được Hòa thượng Thích Thiện Nghị chính thức khai sơn từ năm 1988 trên một vùng đất hoang vu, ít người qua lại, gần chân núi Mont - Tremblant.
Sau 15 năm xây dựng, với sự đóng góp về tài chính và công sức của đông đảo phật tử và bà con trong cộng đồng người Việt ở Canada nói riêng và Bắc Mỹ nói chung, Tam Bảo Sơn chính thức khai trương từ năm 2003 và trở thành ngôi chùa Việt lớn nhất tại Canada.

Phổ Đà Đạo Tràng




Cho đến nay, 14 khu vườn và tượng đài với những nét đặc trưng của văn hóa Phật giáo được kiến tạo trên một vùng đất khá rộng lớn. Trong số đó có 4 thánh tích quan trọng nhất của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni được tái tạo, bao gồm: Bồ Đề Đạo Tràng (khánh thành năm 1991), Vườn Lâm Tỳ Ni (1993), Vườn Lộc Uyển (1994), Câu Thi Na Đạo Tràng (1998).
Nằm ở trung tâm khu kiến trúc là Chính điện Thiên Phật Tam Bảo Sơn ( khánh thành năm 1996). Chính điện được kiến trúc với sắc thái đặc trưng của Phật giáo phái Tùng Lâm, với tượng Phật Thích Ca cao 2,5 m ở chính giữa điện thờ, xung quanh có 1000 bức tượng Phật với năm biểu tượng khác nhau tượng trưng cho năm cách hoằng pháp của Đức Thế Tôn. Chính điện nhìn ra bốn hướng đều thấy những rừng cây, hồ nước và không gian xanh mát. Hai bên đường dẫn vào Chính điện là 18 bức tượng Đức A La Hán đúc bằng đồng đứng uy nghiêm.

Lộc Uyển Đạo Tràng



Phía sau Chính điện là Thư viện Phật giáo với trên 50 ngàn cuốn sách thu hút hàng ngàn phật tử và bạn đọc không phân biệt chủng tộc, quốc gia đến tra cứu , học tập. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, sự trang nghiêm của các pho tượng Phật đã biến nơi đây thành một quần thể kiến trúc chùa chiền Phật giáo độc đáo hiếm thấy giữa đất trời phương Tây.

Tôn Thân Đức Phật Khất Thực


Nhiều năm qua, chùa Tam Bảo Sơn đã trở thành điểm đến viếng lãm của hàng chục ngàn bà con người Việt ở Canada mỗi năm. Đặc biệt, cứ vào dịp cuối tuần, nhất là các dịp lễ hội, bà con kiều bào từ khắp mọi miền đất nước Canada đã không quản ngại đường sá xa xôi, thời thiết mưa nắng tìm đến tham quan, chiêm bái và cầu nguyện vạn sự tốt lành cho bản thân và gia đình, cho quê cha đất Tổ.
Tam Bảo Sơn đã thực sự trở thành cầu nối của cộng đồng người Việt ở Canada (kể cả các Phật tử người Canada gốc châu Âu, gốc Hoa, Thái Lan, Ấn Độ...) không phân biệt giai tầng, nghề nghiệp, chính kiến, giàu nghèo.

Câu Thi Na Đạo Tràng




Nếu có dịp tận mắt chứng kiến những dòng người nô nức vượt hàng trăm cây số đến với chùa Tam Bảo Sơn, chúng ta mới thực sự thấu hiểu sự khao khát hướng về cội nguồn trong đời sống tâm linh của phần lớn bà con người Việt.
Và đó chính là một trong những lý do để những người con xa xứ sau những lo toan bề bộn của cuộc sống mưu sinh cùng đến với chùa Tam Bảo Sơn như một điểm hẹn không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần nơi đất khách quê người.
III. CHÙA VIỆT NAM TẠI PHÁP
CHÙA HOA NGHIÊM
http://www.huongdaoonline.net/images/thaopham/HN/PD2013/h9.JPG
CHÙA TRÚC LÂM TẠI PARIS
 
 
 
CHÙA THIÊN MINH-LYON
IV. CHÙA VIỆT NAM TẠI ĐỨC
  CHÙA VIÊN GIÁC
  CHÙA LINH THỨU, BERLIN
  Berlin có gì lạ


Hoằng pháp độ sinh
V. CHÙA VIỆT NAM TẠI ÚC CHÂU
CHÙA PHÁP QUANG 

 Chùa Pháp Quang, Queensland, Úc Châu do Thượng Tọa Thích Nhật Tân khai sáng ĐÔI NÉT VỀ CHÙA PHÁP QUANG, QUEENSLAND Đầu thập niên 1980 sau cái mốc thời gian 1975 Quốc biến Dân vong, theo làn sóng muôn phương tìm đất sống thì đại lục Úc Đại Lợi này bắt đầu có đông người Việt tỵ nạn với một ít công chức và du học sinh còn kẹt lại của thời Cộng Hòa. Được Thầy Bảo Lạc giới thiệu, Hội Phật Giáo VN Queensland thỉnh Thầy Nhật Tân - đang ở trại tỵ nạn Thái Lan - đến Brisbane 24-4-1982 để trụ trì, hướng dẫn tinh thần và là vị Thầy Việt Nam thứ tư sau quí Thầy Huyền Tôn, Phước Huệ, Bảo Lạc ở quốc độ này.

CHÙA PHÁP HOA -NAM ÚC 

 image

No comments: