Monday, October 15, 2012
HÀ THUC SINH * GAN ĐÀN BÀ
Wafa Sultan
Sự tiến bộ từ cá nhân đến xã hội khó có nếu thiếu những bước căn bản thuộc phạm vi tri thức như ngạc nhiên, tìm hiểu, so sánh. Và óc con người, nói kiểu Mỹ, rất có thể không hơn một củ khoai tây nếu không hề biết so sánh. Nhưng trong so sánh, kết quả thường nói lên tính chất của chính người đưa ra những so sánh ấy.
Một anh la lớn giữa vườn: “Trời, hoa hồng sáng nay sao đẹp hơn hoa cúc quá vậy ta!” Người so sánh nhất định có sở hữu một cục… ngớ ngẩn.
Một chị hét vào cái chum: “Mèng đéc ơi, da mặt con nhỏ đó sao lóng rày đẹp như trứng bóc vậy cà!” Chịu khó tìm hiểu và xài đúng loại kem chị đã có thể làm cho “con nhỏ” đó nó cũng phát khùng lên vì chị như chơi. Sự so sánh của chị, vì thế, đã chẳng những vội vã mà còn hàm chứa cả sự tự ti mặc cảm.
Một người Mỹ khẳng định: “Một luật sư giỏi là một thằng cha hàng xóm xấu.” So sánh chứa nhiều kinh nghiệm (lẫn thiên kiến) về giới luật sư. Nhưng khi bố già Don Corleone dạy con bằng một so sánh khác cũng liên quan tới cánh luật sư thì nghe lại có vẻ… có lý hơn nữa: “Con ơi, luật sư họ chỉ với cái cặp táp dưới nách nhưng có thể ‘nẫng’ một món hàng mà cha con mình trang bị súng tới răng cũng không làm nổi!”
Mao Trạch Ðông là người không bao giờ đánh răng. Sáng ra, với phong cách rất… vô sản, ông chỉ ngậm miếng nước, đút ngón tay to như quả chuối mắn vào mồm để chà răng rồi nhổ cái toẹt là xong. Em thiếu nhi quàng khăn đỏ cũng biết sâu răng là hậu quả tất yếu cho những người giữ vệ sinh răng kiểu ấy. Mấy lần bị răng sâu hành, sau khi khám ông bị bác sĩ Lý Phục Huy khuyến cáo: “Chủ tịch phải đánh răng mỗi ngày thôi, không thể tiếp tục như thế này được!” Mao đã nổi doá, quát: “Ðừng nói thêm một lần nữa. Nhớ là con hổ không bao giờ đánh răng!” So sánh như thế thì… hết thuốc chữa.
Thế đấy, mỗi ngày, từ cổ kim, nhân loại đưa ra biết bao so sánh khiến ta buồn cười, ngạc nhiên, thú vị, và cũng có thể kinh hãi. Nhưng báo Mỹ không lâu trước đây đã giới thiệu một so sánh khiến dư luận phục lăn. Lý do: kết quả sự so sánh này đã biến tác giả của nó thành một thứ gương… chiếu yêu, và qua đó, hàng tỉ đấng mày râu phải (lén) ngượng khi tự biết mình chỉ sở hữu trong người một buồng gan chuột. Vâng, người ấy là một phụ nữ.
Tên bà ta: Wafa Sultan.
Tuổi: 47.
Tôn giáo: Hồi giáo.
Quốc tịch: Mỹ.
Nguyên quán: Syria.
Trú quán: Cerritos, California.
Nghề nghiệp: Bác sĩ tâm thần.
Hoàn cảnh gia đình: Chồng 3 con.
Câu kích nổ: (hồi sau sẽ rõ).
Sinh trưởng trong một gia đình Hồi giáo với thân phụ là một nhà buôn mễ cốc hết sức ngoan đạo, bà Sultan nói rằng đời bà hoàn toàn thay đổi vào năm 1979. Năm ấy bà đang là một nữ sinh viên Y khoa tại đại học Aleppo, miền bắc Syria. Vào lúc đó có một nhóm cực đoan tên gọi là nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Nhóm này chủ trương dùng bạo động để phá bỏ chế độ độc tài của tổng thống Hafer Assad – cha đẻ đương kim tổng thống Bashar Assad đang khốn nạn khốn khổ đối phó với làn sóng cách mạng của nhân dân vùng lên lật đổ. Một lần, các xạ thủ của nhóm Huynh đệ Hồi giáo xông vào tấn công lớp học trong trường bà đang học. Họ xả súng bắn chết vị giáo sư trước sự chứng kiến của bà và các bạn đồng lớp.
Sau này bà kể lại: “Họ bắn nhiều trăm viên đạn vào thầy tôi trong khi miệng hô lớn: Vì Ðấng Allah Cao Cả! Tôi mất tiêu đức tin vào đấng Allah của họ và bắt đầu đặt câu hỏi vào mọi lời giáo lý của chúng tôi, và việc này đã dẫn tôi tới quan điểm hiện nay. Tôi đã bỏ đạo Hồi. Tôi đã đi tìm một Chúa khác.”
Nhưng nếu bà Sultan lặng lẽ đi tìm một Chúa khác thì không thành chuyện và bà sẽ chỉ là một bà bác sĩ tâm thần bình thường, khiêm tốn hành nghề kiếm sống giữa tập thể người Syria tị nạn hoặc di dân trong hạt Los Angeles, California từ năm 1989. Khổ nỗi sự thật về những trá ngụy của bọn chuyên nhân danh chính nghĩa để làm điều phi nghĩa đã hành bà chịu không thấu, vì thế bà đâm nổi tiếng. Và sự nổi tiếng đã khiến bà hiện nay qua mặt cả cụ cựu Tổng Bush về việc bị thù ghét. Dù gì có thể ông Bush chỉ bị giới Hồi giáo quá khích thù ghét thôi, chứ bà Sultan nay thì cầm chắc đã bị gần như toàn thể thế giới Hồi giáo muốn ném đá bà. Salman Rushdie, Taslima Nascreen đâm ra xoàng. Họ chỉ phê phán Hồi giáo hay tiên tri Muhammed trên khía cạnh thuần tuý tôn giáo, khởi đi bằng một sự bất bình trí thức có giới hạn và không có tính phủ nhận về cơ cấu. Bà bác sĩ này thì khác. Bà thực hiện cuộc ly khai… hoàn toàn và triệt để vì một quá trình kinh nghiệm thiết thân. Bà bỏ cái cũ đi theo cái mới dựa trên căn bản lý luận cụ thể vững chắc, không phải kiểu đứng núi này trông núi nọ giống những trí thức thời ý thức hệ nay đã là cổ tích, mơ mơ màng màng về một thiên đường mặt đất của ông mác ông dao nào đó rồi chạy theo để biến mặt đất thành chốn tanh tưởi mà không lâu trước đây, nhân sinh nhật 75 tuổi, Gorbachev đã phải thú nhận lý do ông chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh là như món quà tặng cho Hoa Kỳ để xây dựng một thế giới ổn định hơn và an toàn hơn.
Chuyện khởi đi từ khi bà Sultan ổn định được cuộc sống trung lưu mới tại Mỹ. Sự thật đã bức bách bà đến nỗi bà phải cầm lấy bút. Bà viết. Bà tham gia vào một website tên là Annaqed (phê phán) do các đồng hương điều khiển ở thủ phủ Phoenix, tiểu bang Arizona. Do một bài viết sửa lưng thậm tệ nhóm Huynh đệ Hồi giáo, đài truyền hình Al-Jazeera mời bà tranh luận với một giáo sĩ Hồi giáo Algeria. Cả thế giới Hồi giáo đã nhảy tưng lên vì bà chém dao nào ra dao đó.
Bà nêu lên những vấn đề nhức đầu, chẳng hạn tại sao một thanh niên Hồi giáo đang sống một đời phơi phới đầy hứa hẹn, tự dưng đi làm cái trò phải tự nổ tung mình lên? Bà xác quyết: “Trong những đất nước Hồi giáo chúng tôi, tôn giáo là nguồn giáo dục duy nhất và là suối nước duy nhất để khủng bố đến uống cho tới lúc thoả thuê.”
Dữ dội và khiêu khích hơn, bà khẳng định rằng suốt 14 thế kỷ qua, người theo đạo Hồi đã là con tin của giới chính trị, những kẻ thánh chiến và giới tu sĩ. Họ đã cấu kết nhau để xuyên tạc giáo lý của tiên tri Muhammed. Bà bảo thế giới hiện nay không phải đang chứng kiến sự đụng chạm tôn giáo hay văn hóa gì ráo trọi, mà đó là một trận chiến đang diễn ra giữa văn minh và man rợ — một trận chiến mà các lực lượng Hồi giáo bạo động, phản động, có số phận cầm bằng sẽ thua.
Nhưng phát súng ân huệ bà Sultan dùng kết liễu các đối thủ trong tranh luận của bà là tung ra một sự so sánh chưa người Hồi giáo nào dám nghĩ tới: so sánh giữa Hồi giáo và kẻ thù truyền kiếp của họ là Do Thái. Và bà ca ngợi Do Thái.
Tổng thống Iran từng làm cả thế giới Tây phương bất bình vì cho rằng Holocaust chỉ là một huyền thoại, và rằng việc dân Do Thái bị Ðức tàn sát chỉ là chuyện phóng đại của các thế lực tư bản thân Do Thái và chống người Hồi giáo. Nay bà Sultan chẳng những chơi cho ông tổng thống Iran một phát, mà nhân tiện tát xiếc một loạt tất cả những người Hồi giáo của mọi quốc tịch vốn có lòng thù hận kẻ thù chung Do Thái.
Thế bà nhận định thế nào về người Do Thái?
Bà bảo: “Người Do Thái từ thảm kịch đi ra và đã buộc được thế giới phải kính trọng họ bằng kiến thức của họ chứ không bằng khủng bố, bằng công việc của họ chứ không bằng gào la hò hét. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào tự nổ tung mình lên trong một tiệm ăn Ðức. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào phá hủy một nhà thờ. Chúng ta chưa thấy một người Do Thái nào giết người.”
Và bà so sánh điều đó với những hành động trái ngược của thế giới Hồi giáo. Bà tiếp: “Chỉ người Hồi giáo mới bảo vệ đức tin của họ bằng đốt phá các thánh đường (Thiên Chúa giáo), giết người, và phá hủy các toà đại sứ. . . . Người Hồi giáo phải tự hỏi xem họ có thể làm gì cho nhân loại trước khi đòi hỏi nhân loại kính trọng họ.”
Nhớ hồi vụ tranh đấu cho dân chủ nổ ra ở Trung cộng, một thanh niên đã ra giữa đường đứng truy cản nguyên một thiết đoàn đang tiến vào Thiên An Môn, và đoàn thiết giáp cuối cùng phải ngừng lại trước cái nhìn lom lom của cả nhân loại. Người can đảm vô danh ấy sau được dư luận toàn cầu ca ngợi là người mạnh nhất thế giới. Dầu sao người mạnh nhất thế giới này không còn bị quấy rầy nữa vì không ai tìm ra được tung tích anh ta, và có rất nhiều phần chắc là nhà nước Trung cộng đã cho anh đi mò tôm sau đó.
Riêng bà bác sĩ Sultan lại được dư luận tưởng thưởng danh hiệu “người đàn bà can đảm nhất thế giới”; tuy nhiên, người can đảm này chẳng biết còn tại thế được bao lâu với chồng con, khi mà, theo tin của báo The New York Times, “Từ đó, bà Sultan nhận được qua điện thoại và điện thư không biết bao nhiêu là án tử hình. Một trong những lời nhắn với giọng điệu rất ân cần trong máy điện thoại hồi báo là: “Ồ, còn sống hả? Chờ xem nhé!”
Những tháng ngày qua ở Việt Nam đã liên tiếp nổ ra hàng chục cuộc biểu tình tự phát của đồng bào nhằm tố giác trước dư luận hành động ngang ngược xâm lấn hải phận Việt Nam của Trung cộng. Trong những cuộc biểu tình này, người theo dõi trên thế giới không khỏi ngạc nhiên và thán phục khi nhìn ra những nhân vật gan lì nhất, quyết liệt nhất, kể cả khi đã bị công an dùng sức trượng phu tống đẩy lên xe cây, hùng khí ấy không hề suy giảm, giọng hô chống kẻ thù truyền kiếp phương Bắc không hề yếu đi, thì đó lại chính là những phụ nữ, những cô gái yêu kiều Việt Nam.
Nếu bà Sultan dám chọc giận cả khối Hồi Giáo khi đem so sánh họ với dân tộc thù địch Do Thái và được dư luận tôn vinh lòng can đảm, thì các người đẹp Việt Nam này xem ra nào có kém cạnh gì. Họ đã dám công khai so sánh cả đế quốc Trung cộng xâm lược – bọn mà ngay Mỹ hiện cũng có vẻ gờm – với một đám cướp biển rác rưởi; họ đã dám thách thức đối đầu bằng khẩu hiệu hô ở cung bậc cao nhất của sự quả quyết “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” trong một hoàn cảnh hết sức oái oăm và nguy hiểm; họ đã, đang và sẽ như thế thì nếu dư luận có xếp chung họ vào danh sách với những phụ nữ như bà Sultan hỏi còn sự công bằng nào hơn? ./.
Hà Thúc Sinh
THƠ TRẦN MỘNG TÚ: * SÀI GÒN CỦA TÔI
Trần Mộng Tú
Sài Gòn
Sài Gòn của tôi
những con chim buổi sáng đâu rồi
ai đã đuổi chúng ra khỏi những lùm cây thành phố
chao ôi! khi con người bị lấy mất nhà
những con chim cũng phải bay ra khỏi tổ
nên sáng Sài Gòn không còn một tiếng chim
Sài Gòn đang thức dậy bằng tiếng còi inh ỏi
tiếng máy xe nổ rung nóc nhà thờ
chao cả gác chuông về một phía
từng đợt khói xe đến trước cả bình minh
Tôi đứng trên sân thượng bảy tầng cúi nhìn con hẻm nhỏ
những cánh cửa Sài Gòn bắt đầu mở ngỏ
hạt bụi đầu tiên đi tìm hạt mồ hôi
Sài Gòn những chiếc xe gắn máy
chở nón sắt khẩu trang
chở những cô chân dài váy ngắn
chở những kiện hàng cao đến sững sờ
người tài xế như không hề có mặt
đang lồng lên như đàn thú kiếm mồi
Sài Gòn
vẫn những bà mẹ lưng còng bán vé số trước cửa chợ
những em bé ăn mày trong giờ học, giơ tay ra ở trước cửa nhà thờ
những thanh niên tàn tật cố lết trên những vỉa hè dành cho du khách
miếng cơm của họ trong ngày có đắng bằng nhau
Sài Gòn
có những câu chuyện nghe như chuyện kịch
bà mẹ từ Hà Nam Ninh cõng người con trai tàn tật
vào Nam đứng giữa đường Đồng Khởi ăn xin
Sài Gòn con hẻm Cống Quỳnh về đêm
quán thịt chó có ông Tây ba lô ngồi ngất ngưởng
Sài Gòn từ sáng đến trưa từ trưa đến tối
hình như ai cũng sống ở ngoài đường
những người trẻ chiếm hết ngã bảy ngã ba
người già chỉ còn lác đác
gió ơi, gió cuốn họ đi đâu
Sài Gòn
quán ăn, quán nhẩy, phòng trà
những gian hàng bán toàn hàng cao cấp
có những người đang sống ở đây
không biết từ đâu tới
họ sống như chưa từng lận đận
như chưa từng biết đến chữ nghèo
Sài Gòn ban đêm có tiếng rao hàng
tiếng rao của những người rất Bắc
rao như từ Phủ Lý rao vào
anh tài xế taxi nói quê từ Nam Định
một năm Tết về thăm mẹ một lần
chị người làm vừa lau nhà vừa nói cháu ở Hà Đông
có đứa con mười hai tuổi
cần tiền đi học
ai cũng sống như suốt đời hẩm hiu cúi mặt
như chưa từng được một quãng ngày ấm áo no cơm
Sài Gòn trong những con hẻm nhỏ
giữa những người bán gánh, chạy xe ôm
giữa những người đốt than nướng bánh kiếm cơm
có những cô gái còn trẻ lắm
từ những tỉnh miền Tây vào ở trọ
hỏi sẽ làm gì
lắc đầu chưa biết
chưa biết làm gì nhưng vẫn cứ bỏ đi
tất cả điều dựa vào may rủi
Sài Gòn rất khuya về sáng
tôi đứng trên sân thượng bảy tầng
cúi nhìn con hẻm nhỏ
chị lao công đã hốt đống rác cuối cùng
những tiếng còi xe đã ngủ im
hàng quán đã tắt hết đèn
tôi nghe tiếng tim Sài Gòn khe khẽ đập
Ôi, Sài Gòn
Sài Gòn của tôi !
tôi ước ao được nghe em nói
sáng ngày mai con chim cũ sẽ bay về
nó sẽ véo von hát gọi một bình minh
và hạnh phúc như chưa bao giờ mất tổ.
tmt
Khi ở Sài Gòn, ngày 24 tháng 1/2010
Tác giả: Trần Mộng Tú
dunglac@gmail.com |
HOÀNG NGỌC LIÊN * VIÊN ĐẠN CUỐI CÙNG
hoangngoclien@juno.com |
|
GUY DE MAUPASSANT * CON QUỶ
|
|
Qua cửa sổ và cửa ra vào để ngỏ, mặt trời tháng bảy tràn vào, rọi ánh nắng nóng nực lên nền đất nâu, mấp mô, đã nện lèn dưới gót guộc của bốn thế hệ dân quê. Cả mùi vị đồng ruộng cũng thoảng vào, do cơn gió oi bức thổi tới, mùi cỏ, mùi lúa mì, mùi lá khô nỏ dưới sức nóng ban trưa. Châu chấu kêu ran ran, khiến đồng quê vang lên tiếng lách tách lao xao, giống tiếng những con cào cào gỗ bán cho trẻ em chơi trong hội chợ.
Thầy thuốc cất cao giọng, nói:
- Bác Honore, bác không thể để bà cụ bác trơ trọi một mình trong tình trạng này được. Bà cụ sẽ tắt thở bất kỳ lúc nào!
Và gã nông dân, phiền muộn, nhắc lại:
- Tôi phải gặt lúa cho xong chứ. Lúa chín rũ xuống lâu quá rồi. Vừa may tốt trời. Này, mẹ bảo sao, hử?
Và bà lão hấp hối, hãy còn bị day dứt vì thói keo kiệt của gã Norman, “ừ” bằng mắt và trán, ý bảo con đi gặt lúa và cứ để bà chết một thân một mình.
Nhưng viên thầy thuốc nổi giận và giậm chân:
- Bác chỉ là đồ súc vật thôi bác biết chưa và tôi không cho phép bác làm như thế bác biết chưa. Và nếu bác buộc phải gặt lúa về ngay ngày hôm nay, thì đi mà tìm mụ Rapet, chứ sao! Và bảo mụ ấy trông nom bà lão. Tôi muốn thế, bác biết chưa? Và nếu bác không nghe lời tôi thì khi nào đến lượt bác ốm, tôi sẽ để mặc bác chết như con chó ấy, bác biết chưa?
Gã nông dân người cao gầy, cử chỉ chậm chạp, bị dằn vặt vì do dự, vì sợ thầy thuốc và vì lòng ham chắt bóp dữ dội, ngần ngại, toan tính, ấp úng:
- Thế nhà mụ Rapet, mụ ấy lấy ngần nào, để coi sóc?
Viên thầy thuốc hét lên:
- Tôi biết đâu đấy? Đó là tùy theo thời gian bác nhờ mụ ấy. Bác đi mà thu xếp với mụ ấy chứ. Rõ thật! Nhưng tôi muốn một giờ đồng hồ sau, mụ ấy phải có ở đây, bác biết chưa?
Gã đàn ông quyết định:
- Tôi đi đây, tôi đi đây, ông thầy thuốc, ông đừng có bực.
Và bác sĩ ra đi, còn dặn:
- Bác phải biết, phải biết, liệu đấy, vì tôi ấy, tôi mà bực lên thì tôi không đùa đâu!
Còn lại một mình, gã nông dân quay nhìn mẹ, và bằng một giọng nhẫn nhục:
- Tôi đi tìm mụ Rapet vậy, vì cái nhà ông ấy muốn thế. Tôi chưa về, mẹ đừng có lo.
Và gã cũng ra đi.
Mụ Rapet, một mụ thợ giặt già, thường trông nom người chết, người ốm ở làng và ở các vùng lân cận. Rồi bỏ xong khách hàng vào tấm vải mà họ không bao giờ ra khỏi nữa, mụ lại quay ra cầm bàn là, là quần áo cho người sống. Răn reo như quả táo khô từ năm ngoái còn lại, tàn nhẫn, ganh ghét, keo kiệt, một sự keo kiệt đến mức kỳ quái, người cúi gập xuống như thể bị gãy xương hông vì động tác triền miên đưa bàn là trên vải, dường như mụ có một mối tình quái đản và trắng trợn với sự hấp hối. Mụ chỉ nói đến những kẻ mụ đã nhìn thấy họ chết, đến đủ loại chết khác nhau mà mụ đã tham dự; và mụ kể lại hết sức tỉ mỉ những chi tiết bao giờ cũng giống nhau, hệt như một tay săn bắn thuật lại các phát súng của y.
Khi Honore Bontemps đến nhà mụ, gã thấy mụ đang pha nước lơ để hồ cổ áo cho các bà người làng.
Gã nói:
- Chào mụ, mụ Rapet, công việc có khá không?
Mụ quay đầu về phía gã:
- Vậy thôi, vậy thôi. Còn nhà bác thế nào?
- Ồ, phần tôi thì được. Nhưng bà cụ nhà tôi không ổn.
- Bà cụ bác hử?
- Ừ bà cụ!
- Bà cụ sao hử?
- Bà cụ sắp chết!
Mụ già rút tay khỏi nước, những giọt nước xanh xanh trong suốt chảy đến tận đầu ngón tay mụ rồi lại rơi xuống chậu.
Mụ hỏi, đột nhiên có thiện cảm:
- Bà lão nặng thế kia hử?
- Thầy thuốc bảo chả qua khỏi chiều nay.
- Thế thì nặng lắm rồi!
Honore ngần ngại. Cần rào đón ít nhiều trước khi bàn với mụ điều gã đã chuẩn bị. Nhưng chẳng biết nói năng thế nào, gã bỗng quyết định phắt:
- Này, trông nom bà lão cho đến xong thì mụ lấy bao nhiêu? Mụ biết là tôi chả giàu có gì đâu. Mượn một người ở cũng chả đủ. Rõ khổ bà cụ nhà tôi, chính vì thế mà bà cụ đến nước này đấy, lo lắng nhiều quá, vất vả nhiều quá. Một mình làm bằng mười người ấy, mà chín mươi hai tuổi đầu rồi.
Mụ Rapet nghiêm trang đáp:
- Có hai giá: người giàu thì bốn mươi xu ban ngày, ba quan ban đêm. Người khác thì hai mươi xu ban ngày, bốn mươi xu ban đêm. Bác trả tôi hai mươi, bốn mươi.
Nhưng gã nông dân còn nghĩ ngợi. Gã biết rõ bà mẹ gã lắm. Gã biết bà lão bền bỉ, tráng kiện và dai sức đến như thế nào. Mặc dù thầy thuốc nói thế chứ dễ phải kéo đến tám ngày mới xong.
Gã cả quyết nói:
- Không, tôi muốn mụ định cho tôi một giá, thế, một giá để trông cho đến xong. Tôi cũng liều may rủi xem sao. Thầy thuốc bảo là bà sắp đi ngay. Nếu thế thì hay cho mụ, thiệt cho tôi. Nhưng nếu bà lão còn đến mai hay lâu nữa thì hay cho tôi, thiệt cho mụ!
Mụ coi người ốm ngạc nhiên, nhìn gã đàn ông. Mụ chưa từng nhận khoán một cái chết nào. Mụ ngần ngừ, cũng muốn thử cầu may xem sao. Rồi mụ nghi người định bịp mình.
- Chưa nhìn thấy bà lão nhà bác thì tôi chưa nói năng gì được. – Mụ trả lời.
- Thế thì đi, đi xem.
Mụ chùi tay rồi theo gã đi luôn.
Dọc đường họ chẳng nói năng gì. Mụ đi tất tưởi, trong khi gã sải đôi cẳng chân dài như thể mỗi bước đều phải bước qua một con suối.
Những con bò nằm trong đồng, mệt mỏi vì nóng bức, nặng nề ngửng đầu lên và rống khe khẽ, hướng về phía hai người đi qua, để xin họ ít cỏ tươi.
Gần về đến nhà, Honore Bontemps lẩm bẩm:
- Ngộ xong rồi thì sao?
Và niềm ao ước bất tự giác của gã bộc lộ ra trong giọng nói.
Nhưng bà lão không hề chết. Bà nằm ngửa, trên chiếc giường nát, hai bàn tay đặt lên cái chăn vải tím, những bàn tay gầy một cách kinh khủng: gân guốc xù xì, giống như những con vật lạ lung, như những con cua, và quắp lại vì bệnh tê thấp, vì những nỗi nhọc nhằn, vì những công việc chúng đã làm gần suốt một thế kỷ.
Mụ Rapet lại bên giường, ngắm người hấp hối. Mụ xem mạch sờ ngực, nghe bà lão thở, hỏi han để nghe bà nói, rồi sau khi đã ngắm nghía bà lão thêm một hồi lâu, mụ đi ra. Honore theo đằng sau. Ý mụ đã định. Bà lão không còn được đến tối. Honore hỏi:
- Thế nào?
Mụ trả lời:
- Thế này, phải kéo đến hai ngày, có khi ba. Bác cho tôi sáu quan tất cả.
Gã kêu lên:
- Sáu quan! Sáu quan! Mụ lẫn rồi à? Tôi bảo cho mụ biết là bà lão còn năm, sáu giờ đồng hồ nữa thôi, không hơn đâu!
Và họ mặc cả rất lâu, cả hai đều ráo riết hăm hở. Thấy mụ gác định ra về, thấy thời gian trôi qua, thấy lúa mì của mình không tự gặt về được, cuối cùng gã đồng ý:
- Thôi được, thế là ngã ngũ, sáu quan, tất cả, đến lúc đem đi chôn.
- Thế là ngã ngũ, sáu quan.
Và gã ra đi, bước ngắn bước dài, đến với lúa mì của gã đang rạp xuống đất, dưới mặt trời nặng nề hun chín mùa màng.
Mụ Rapet quay vào trong nhà.
Mụ đã đem đồ khâu vá đến, vì bên người hấp hối và người chết, mụ vẫn làm việc không ngừng, khi thì làm cho mụ, khi thì cho gia đình thuê mụ làm cả hai việc một lúc, trả thêm tiền công.
Thốt nhiên, mụ hỏi:
- Mụ Bontemps này thế đã làm lễ xức dầu cho mụ chưa?
Bà lão nông dân lắc đầu ra ý “không”, và mụ Rapet vốn người sùng đạo, hấp tấp đứng dậy:
- Lạy Chúa, ai lại thế bao giờ? Để tôi đi tìm cha xứ.
Và mụ tất tả đến nhà xứ, vội vã đến mức bọn trẻ con trông thấy mụ chạy long tong như thế, cứ tưởng có chuyện rủi ro gì xảy ra.
Linh mục đến ngay, mặc áo lễ trắng, đứa bé hầu lễ đi trước lúc lắc cái chuông con để báo hiệu có Chúa Trời đi qua đồng quê oi bức và yên tĩnh. Những người đàn ông làm lụng ở đằng xa, ngả mũ và đứng đợi cho tà áo trắng khuất sau một trang trại; những người đàn bà đang lượm lúa đứng thẳng lên để làm dấu thánh giá; những con gà mái đen, hoảng sợ, chạy trốn dọc theo đường hào, đung đưa hai chân, cho đến tận cái hố rất quen thuộc với chúng, và lỏn ngay vào đó; một con ngựa non buộc ở cánh đồng cỏ, nhìn thấy tà áo lễ đâm hoảng chạy vòng quanh đầu sợi dây, vừa chạy vừa lồng lên. Chú bé hầu lễ mặc áo đỏ, rảo bước; và linh mục, đầu ngả về một bên vai, đội mũ vuông. Vừa theo sau vừa cầu kinh còn mụ Rapet đi sau cùng cúi rạp người xuống, gập mình làm đôi như thể vừa đi vừa lạy, hai tay chắp lại như ở nhà thờ.
Từ xa, Honore nhìn thấy họ. Gã hỏi:
- Cha xứ đi đâu ấy nhỉ?
Người làm của gã tinh tế hơn, trả lời:
- Cha mang mình Chúa đến cho bà cụ nhà bác chứ còn gì nữa!
Gã nông dân không ngạc nhiên:
- Ừ, cũng có khi như vậy?
Và gã lại tiếp tục làm.
Mụ Bontemps xưng tội, được rửa tội, chịu lễ; và linh mục ra về, để lại hai người đàn bà với nhau trong túp nhà tranh ngột ngạt.
Thế là mụ Rapet ngắm nhìn người hấp hối, và tự hỏi xem liệu có lâu không.
Trời ngả về chiều. Gió đã mát lùa vào mạnh hơn, làm một bức tranh Epinal cài bằng hai chiếc đinh ghim phất phới đập vào tường. Những tấm rèm che cửa sổ, xưa kia trắng, nay vàng và đầy vết ruồi bậu, có vẻ như bay lên, như giãy giụa, như muốn ra đi, cũng như linh hồn bà lão.
Bà lão, yên lặng, hai mắt mở, dường như thản nhiên chờ đợi cái chết cực gần mà chậm đến. Hơi thở ngắn của bà hơi rít trong cổ họng bị se lại. Lát nữa đây, hơi thở ấy sẽ ngưng, và trên đời sẽ bớt đi một người đàn bà chẳng ai thương tiếc.
Sẩm tối, Honore về. Gã lại gần giường, thấy mẹ còn sống, và gã hỏi:
- Thế nào mẹ?
Giống như trước kia vẫn hỏi khi bà lão khó ở.
Rồi gã cho mụ Rapet về, và dặn:
- Sáng mai, năm giờ, không sai nhé.
Mụ trả lời:
- Sáng mai, năm giờ.
Quả thật, trời vừa sáng là mụ đến.
Honore, trước khi ra đồng, ăn món xúp gã tự nấu lấy
Mụ Rapet hỏi:
- Thế nào, bà cụ nhà bác đi chưa?
Gã trả lời, đuôi mắt nheo lại láu lỉnh:
- Bà lão lại khá hơn thì phải.
Và gã ra đi.
Mụ Rapet, lo lắng, lại gần người hấp hối. Bà lão vẫn ở trong tình trạng cũ, khò khè tức thở và thờ ơ bình thản mắt mở, tay co quắp trên chăn.
Và mụ gác hiểu rằng có thể kéo dài hai ngày, bốn ngày, tám ngày như thế này; và một nỗi kinh hoàng co thắt trái tim keo kiệt của mụ, trong khi một cơn tức tối giận dữ bừng bừng nổi lên với cái tay láu cá đã bịp mụ và với cái mụ đàn bà không chết đi này.
Tuy vậy mụ vẫn làm việc, mắt đăm đăm nhìn vào bộ mặt răn reo của mụ Bontemps.
Honore trở về ăn bữa trưa. Gã có vẻ hài long, hầu như giễu cợt rồi gã lại đi. Chắc hẳn gã gặt lúa trong những điều kiện thật mỹ mãn.
Mụ Rapet nổi xung; mỗi phút trôi qua giờ đây mụ tưởng như thời gian bị ăn cắp, như tiền bạc bị ăn cắp. Mụ muốn, muốn một cách điên cuồng muốn tóm cổ cái con lừa cái già kia, cái mụ già ương ngạnh kia. Cái mụ già ngoan cố kia, và bóp lại một tị, làm ngưng cái hơi thở gấp gáp nho nhỏ kia, nó ăn cắp thời gian và tiền bạc của mụ.
Rồi mụ nghĩ tới sự nguy hiểm, và trong đầu nảy ra những ý khác, mụ lại gần giường.
Mụ hỏi:
- Mụ đã trông thấy quỷ bao giờ chưa?
Mụ Bontemps thì thào:
- Không.
Thế là mụ gác bèn nói chuyện, bèn kể cho bà lão nghe các câu chuyện để khủng bố cái linh hồn suy nhược của kẻ sắp chết.
Mụ bảo là vài phút trước khi tắt thở, quỷ thường hiện ra với tất cả những người hấp hối. Tay nó cầm cái chổi, đầu nó đội cái nồi, và nó hét rất to. Khi đã nhìn thấy nó, là xong đời đấy, chỉ còn chốc lát nữa thôi. Và mụ liệt kê tất cả những ai đã thấy quỷ hiện hình: trước mặt mụ, trong năm nay: Josephine Loisel này, Eulalie Ratier này, Sophie Padaknau này, Seraphine Grospied này.
Mụ Bontemps rốt cuộc bị xúc động, bồn chồn cựa quậy, động đậy tay, thử ngoái đầu để nhìn vào góc buồng trong cùng.
Đột nhiên mụ Rapet biến mất ở chân giường. Mụ lấy trong tủ một tấm vải trải giường, quấn vào người; mụ đội cái nồi, ba chân nồi ngắn và cong dựng lên như ba cái sừng, tay phải mụ với cái chổi, tay trái với cái xô sắt tay mà mụ bỗng tung mạnh lên để nó rơi xuống loảng xoảng.
Đụng phải mặt đất, nó khua ầm ầm dữ dội, thế là mụ trèo lên ghế vén tấm màn treo ở đầu giường và xuất hiện, tay chân vung vẩy, hét lên những tiếng the thé từ đấy chậu sắt che kín mặt và giơ chổi ra dọa dẫm bà già nông dân sắp tắt thở.
Hốt hoảng, mắt nhìn đờ dại, bà lão hấp hối gắng gỏi một cách phi thường để nhỏm dậy chạy trốn, bà đưa được cả vai và ngực ra khỏi chăn; rồi ngã xuống, thở hắt rất dài. Thế là xong.
Và mụ Rapet bình thản, xếp tất cả đồ đạc vào chỗ cũ, cái chổi vào góc tủ, vài trải giường vào trong tủ nồi đặt lên bếp lò, xô để trên tấm ván, ghế dựa vào tường. Rồi với những cử chỉ chuyên nghiệp, mụ vuốt đôi mắt to trừng trừng của người chết, đặt lên giường một cái đĩa rót nước thánh, lấy nhành dương treo trên tủ nhúng vào và quỳ xuống, nhiệt thành đọc những bài nguyện cho người qua đời mà mụ thuộc long, do nghề nghiệp.
Và đến tối khi Honore trở về gã thấy mụ đang cầu kinh, và gã tính ngay ra rằng mụ còn được lợi của gã ba mươi xu, vì mụ chỉ mất có ba ngày một đêm, tất cả là đi năm quan, chứ không phải sáu quan như gã đã phải trả mụ.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * TẠ PHONG TẦN
Nghĩa Muội Tạ Phong Tần
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
Tạ Phong Tần
Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.
Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.
Sự đơn độc này, xem chừng, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của tôi mãi mãi về sau. Như để bù đắp vào sự thiếu thốn của những ngày thơ ấu, trên đường đời, tôi hay kết nghĩa anh em với những người mà mình qúi mến.
Tạ Phong Tần là một trong những người này. Tôi “kết” em ngay sau khi đọc bài viết khai bút (“Mỗi Blogger Hãy Là Một Nhà Báo Công Dân”) vào ngày đầu năm 2008:
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”Quan niệm tích cực vừa nêu, tiếc thay, đã không được chia sẻ bởi những kẻ đang nắm quyền lực ở Việt Nam. Với bản chất phá hoại và đa nghi, giới người này có khuynh hướng xem blog (nói riêng) và web (nói chung) chỉ là “âm mưu của những con nhện” – những kẻ đang toan tính …“diễn biến hoà bình” – cần phải bị giam giữ và trừng phạt nặng nề.
“Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta...”
Tạ Phong Tần bị họ bắt giam vào ngày 5 tháng 9 năm 2011, đưa ra toà vào ngày 24 tháng 9 năm 2012 (cùng với hai thành viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do) và đã bị kết án hàng chục năm tù, với tội danh rất mơ hồ (và hàm hồ) là “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Và điều này đã được Tạ Phong Tần dự đoán trước đó, khá lâu:
“Anh à, trong trường hợp em gặp nạn, em ủy thác cho anh công bố công khai tất cả những bài viết em đã đăng báo dưới bút danh khác là bài của em. Để cho thế giới thấy rằng chúng đang đàn áp một nhà báo bình thường với với những bài viết rất bình thường, nhưng vì là ‘nhà báo tự do’ nên phải như thế.”
Thể theo ý nguyện này, tôi đã liên lạc và được ban biên tập tuần báo Trẻ đồng ý phụ trách xuất bản Tuyển Tập Tạ Phong Tần (*). Đây là một cuốn sách mỏng chỉ bao gồm một số những bài viết về thời sự của tác giả trong hai năm 2010 và 2011 nhưng thể hiện được đầy đủ những nỗ lực – cũng như quan niệm – của em tôi về vai trò của một blogger: “Dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
Cái đám “công chức” của “Nhà Nước Pháp Quyền CHXHCNVN” đã phản ứng điên dại bằng cách tuyên án mấy chục năm tù và hàng chục năm quản chế cho ba bloggers:Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, và Phan Thanh Hải. Đây là bản án khắc nghiệt dành cho chính chế độ hiện hành, chứ không phải cho nghĩa muội của tôi, và hai người bạn đồng hành.Với sự “lựa chọn” ngu xuẩn này, tôi không nghĩ rằng những người cầm quyền hiện tại vẫn có thể tiếp tục tại vị ngang với thời gian bản án mà họ đã cho Tạ Phong Tần. Và tôi tin chắc rằng cái ngày mà mình có thể cầm Tuyển Tập Tạ Phong Tần để đứng đón người em kết nghĩa, trước cổng trại giam, sẽ không còn bao lâu nữa.
Tự nó đã tố cáo sự bất lực và lo sợ của nhà đương cuộc Hà Nội trước ảnh hưởngt sâu rộng của những bloggers ở Việt Nam. Họ đang xử dụng những phương tiện truyền thông tân kỳ, của thời đại thông tin, để để cổ vũ tự do và dân chủ cho xứ sở. Nó cũng khiến cho bất cứ ai còn mơ hồ về bản chất (bất lương và đê tiện) của chế độ hiện hành nhận ra điều giản dị này: thể chế hiện nay không thể nào thay đổi mà phải được thay thế. Ngoài ra nó còn phơi bầy một sự thực rõ ràng và phũ phàng là “ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ CHỌN LỰA DỨT KHOÁT THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG, ĐỨNG VỀ PHÍA TRUNG QUỐC TRÊN BÀN CỜ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI” – theo như nhận định của blogger Song Chi.
Nhân đây, tôi xin được thay mặt nghĩa muội của mình để cảm ơn tất cả qúi vị đã chào đón tác phẩm đầu tay của em. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban biên tập của tuần báo Trẻ trong việc xuất bản và phát hành Tuyển Tập Tạ Phong Tần.
Cho ra đời một cuốn sách ở một nơi mà tiếng Việt bị coi như là ngoại ngữ, và giữa lúc mà mọi ấn phẩm đang mất dần người đọc, là một việc làm đòi hỏi ít nhiều hy sinh của những người phụ trách. Tuy nhiên, có nhiều sự kiện cần phải được ghi lại rõ ràng bằng giấy trắng mực đen. Tuyển Tập Tạ Phong Tần là một trong những ghi nhận cần thiết như thế cho thời điểm hiện tại, cũng như cho lịch sử của dân tộc mai sau.
Tưởng Năng Tiến
Hôm Nay Sinh Nhật Lê Công Định
Vào những năm đầu của thập niên tám chục, lúc vừa bắt đầu cuộc đời tị nạn, khi sắp bước vào tuổi 30, tôi được nhiều vị trưởng thượng ở hải ngoại coi như là một mầm non – có rất nhiều triển vọng sẽ tiến (rất) xa trong tương lai – trong cả hai giới người: cầm chai và cầm bút.
Ba mươi năm đã trôi qua, cả đống nước sông (cũng như nước suối, và nước mắt) đã ào ạt chẩy qua cầu và qua cống. Tôi đã không “tiến xa” và trở thành một… nhà văn, như kỳ vọng. Lều văn, chòi văn hay túp văn cũng khỏi luôn.
Tôi quả có làm cho một số người (trong giới cầm bút) thất vọng. Tuy nhiên – nói nào ngay, và nói cho nó công bằng – tôi cũng đã khiến cho không ít vị thuộc giới cầm chai lấy làm (vô cùng) hãnh diện.
Tôi cầm viết bữa đực bữa cái nhưng cầm ly thì đều như bắp, chưa sót bữa nào. Đã vậy, nhiều bữa còn mải cầm ly mà quên cầm đũa nên… quá chén đều đều. Bởi vậy, cuối đời, tôi chỉ mong được là một thường dân mà cũng không xong. Thay vào đó, tôi trở thành một thằng nát rượu.
Lỗi, tất nhiên, không phải tại tôi!
Tôi không có cái may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học. Từ đời nọ đến đời kia, cả dòng họ của tôi chưa từng có ai cầm bút. Họ chỉ cầm ly. Riêng bên ngoại không mấy khi có người tỉnh táo. Ngoại tôi và mẹ tôi đều uống, và đều xỉn dài dài.
Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà. Tôi hư là phải (giá). Ngay từ lúc ấu thơ, tôi đã suốt ngày loanh quanh bên bàn tiệc. Do đó, những giai thoại về văn chương thơ phú thì tui mù tịt chớ chuyện quanh bàn nhậu thì (ôi thôi) tui biết nhiều vô số. Sẵn đang rảnh nên xin kể (một) nghe chơi.
Cuối thập niên năm mươi, khi mà chế độ Đệ I Cộng hoà ở miền Nam bắt đầu có tai tiếng về tính chất độc tài thì dân làng nhậu hay truyền tai chuyện (tiếu lâm) này:
Có một ông lớn hầm hầm chạy vô ty cảnh sát, lôi một phụ nữ ra khỏi xe, nói như hét:Chuyện giễu này được kể ở tất cả các quán nhậu của miền Nam, và nghe xong thì dân chúng “ở vùng địch tạm chiếm” đều bò lăn bò càng ra cười mệt nghỉ. Không ít người cười tới té ghế luôn.
“Mấy anh điều tra vụ này liền cho tui.”
Vài tiếng sau, ông nhận được điện thoại. Đầu dây bên kia, giọng một nhân viên cảnh sát (nghe) có vẻ rụt rè:
“Dạ thưa ông con mẹ nhận tội rồi.”
“Tội gì?”
“Cộng sản nằm vùng.”
“Ý trời, tui biểu mấy anh điều tra về vụ khác. Nó ở nhà tui, và vợ tui mới mất cái hột xoàn, tìm hoài không ra, hiểu chưa?”
Người Việt quả là thích cười đùa. Điều đáng tiếc là không phải lúc nào (và ở đâu) họ cũng có cơ hội cười cợt thoải mái, hả hê như vậy.
Cùng thời điểm này, ở bên kia vĩ tuyến cũng có một chuyện giễu cợt hơn nhiều nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng ai cười, cười thầm hay cười lén (chắc) cũng không luôn. Và câu chuyện này – thay vì chỉ để kể quanh bàn nhậu, cho vui – đã được báo chí miền Bắc đồng loạt loan tin (“vụ xử án gián điệp ở Toà án Nhân dân Hà Nội”) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép, nghe cứ y như thiệt vậy. Xin chầm chậm, lật lại vài trang (*) báo cũ – đã úa vàng và phủ bụi thời gian:
Báo Thủ đô Hà Nội (21/01/1960):Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù, không biết Thụy An và những nhân vật khác trôi dạt về đâu, riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê ở Thái Bình:
“Tên Nguyễn Hữu Đang thú nhận: ‘Báo Nhân văn có tính chất chính trị ngay từ số 1′. ‘Mục đích của tờ báo là khích động quần chúng cùng với chúng tôi chống lại lãnh đạo’. Để đạt mục đích ấy, – đây vẫn là lời của tên Đang – chúng tôi đã dùng lối bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, các bài báo của chúng tôi không đúng sự thật, cứ viết bừa nói bừa, chuyện không nói có và nói toàn những vấn đề quan trọng để gây những tác hại lớn.”
Báo Quân đội nhân dân (21/01/1960):
“Ta hãy nghe Đang cung khai trước Tòa án: Tôi đã gây hoài nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tôi đã cổ động cho những xu hướng chính trị phản động. Tôi đã thổi phồng hoặc xuyên tạc bịa đặt ra những khuyết điểm để nói xấu Chính phủ và những cơ quan Nhà nước”.
Báo Nhân dân (21/01/1960):
“Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải …”
Báo Văn học (05/02/1960):
“Nguyễn Hữu Đang thú nhận: “Tư tưởng của chúng tôi là phản động nên chúng tôi ra tờ báo Nhân văn để chống đối lãnh đạo, kích động quần chúng làm áp lực đấu tranh”. Ngoài báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang còn dùng nhà xuất bản Minh Đức làm một công cụ để chống cách mạng. Y cung khai: ‘Tôi đã biến nhà xuất bản Minh Đức thành một công cụ chống lãnh đạo.’”
Báo Thời Mới (21/01/1960):
“NĂM TÊN GIÁN ĐIỆP PHẢN CÁCH MẠNG, PHÁ HOẠI HIỆN HÀNH CÚI ĐẦU NHẬN TỘI
Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu, bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam”.
… Gót nhọc men về thung cũNguyễn Hữu Đang sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn
(”Ăn năn” – Phùng Cung)
Xử thế nhược đại mộng. Mười lăm năm tù, và mười lăm năm sống vất vưởng bên lề xã hội (kể như ) chỉ là … một giấc ngủ trưa – với rất nhiều ác mộng!
Cho đến khi ông nhắm mắt lìa đời, tội danh gián điệp mới được “châm chước” (chút đỉnh) thành “mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm.”
Thiệt là mừng muốn chết!
Cớ sao mà “cách mạng” lại “chiếu cố” đến Nguyễn Hữu Đang tận tình (và tuyệt tình) tới cỡ đó? Một trong những nguyên do, có thể nhìn thấy được, là vì ông đã không chịu chấp nhận điều mà ông gọi là sự “xộc xệch” trong hiến pháp của nước CHXHCNVN.
Trên Nhân văn số 4, số ra ngày 5.11.1956, Nguyễn Hữu Đang còn (trót dại) lật cái mặt nạ đang đeo của Đảng CSVN:
“Hoà bình lập lại đã hai năm, dù cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước có phức tạp, gay go thế nào thì cũng không thể coi miền Bắc như ở một hoàn cảnh bất thường để duy trì mãi tình trạng thiếu một nền pháp trị hẳn hoi…”Ông đã bị mang đi chôn (sống) bằng bản án mười lăm năm tù, và vùi dập cho đến chết chỉ vì lên tiếng đòi hỏi một thể chế pháp trị “chính qui” như vậy.
“Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở. Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn…”
Năm mươi năm sau, khi “Bàn Về Chính Danh Trong Thể Chế Pháp Trị” một công dân Việt Nam khác – ông Lê Công Định – cũng đã phải một lỗi lầm (chí tử) tương tự khi đã chỉ ra cho mọi người thấy “mặt thật” của những kẻ đang nắm quyền bính tại xứ sở này:
“Không cần phải chờ đến kết quả ‘bầu cử’ vào ngày 26 và 27 tháng 6/2006 vừa qua tại Quốc hội, ngay từ lúc bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, ai cũng biết Ủy viên Bộ Chính trị nào sẽ đảm nhận những chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.”Lê Công Định đã bị bắt giữ. Tất cả các cơ quan truyền thông của nước CHXHCNVN đều đồng loạt đưa tin là ông đã… nhận tội (rồi) cùng với những lời kết án vừa hàm hồ, vừa đanh thép – như họ đã từng dùng để nhục mạ Nguyễn Hữu Đang, năm mươi năm trước.
“Dư luận không hề ngạc nhiên khi biết các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng lần lượt được ‘tấn phong’ vào những vị trí then chốt đó.”
…
“Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là ‘đảng trị’, chứ không phải ‘pháp trị’.
Trí nhớ của những người làm báo ở Việt Nam, xem chừng, không được tốt; hoặc giả, tâm địa của họ hơi bị xấu. Còn giới lãnh đạo của xứ sở này thì rõ ràng là kém cỏi cả hai: về tâm địa cũng như ký ức.
Với tất cả quyền lực trong tay thì có khó khăn gì trong chuyện bắt một người đem giam, ép họ phải nhận tội để xin khoan hồng, rồi mang rêu rao (một cách hể hả) trên mọi phương tiện truyền thông.
Tôi chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Nội nhưng cứ theo lời kể của ông Phùng Quán thì đây là nơi:
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡNguyễn Hữu Đang chỉ là một trong vô số những nạn nhân mà “cuộc đời rạn vỡ,” trong thời gian hơn năm mươi mà những người cộng sản nắm được quyền bính ở Việt Nam. Xin đừng ai ảo tưởng rằng nhà đương cuộc Hà Nội lại sẽ có thể tiếp tục gây những tội ác tương tự lên cuộc đời của Lê Công Định.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Thời thế đã đổi. Gió đã chuyển rồi. Hãy để dành “những lời thú tội” và “xin khoan hồng” cho những phiên toà sắp tới, khi mà những kẻ tội phạm đích thực (của cả dân tộc Việt) sẽ bị mang ra xét xử – trong tương lai (rất) gần thôi.
Tưởng Năng Tiến
(*) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân Văn – Giai Phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.
Từ Radio Đến iPod Bao Năm Rồi Vẫn Thế
Nghe đài, đọc báo của ta
Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn
Ca dao thời XHCN
Tôi biết Nguyễn Lương Bằng từ năm tôi lên mười. Một hôm cha tôi trở về khuya, mặt đăm chiêu. Ông nói nhỏ với mẹ tôi :”Anh Sao Đỏ vượt ngục rồi !”Để qúi ông Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng… có cơ hội trở thành chủ tịch nước (thay cho những ông quan Tây thời thuộc địa) không hiểu cần phải bao nhiêu triệu thanh niên Việt Nam mất mạng, và bao nhiêu triệu bà mẹ mất con – như “bà lão tội nghiệp” kể trên. Sự mất mát này quá lớn lao, và vô cùng phí phạm. Bởi thế, cuối đời, thân phụ nhà văn Vũ Thư Hiên – một nhân vật bỏ (phí) hết đời cho cách mạng – đã buồn rầu tâm sự:
- Anh ấy hiện ở đâu ? – mẹ tôi lo lắng.
- Đang đợi xem sao. Tụi nó lùng dữ lắm. Treo giải thưởng một vạn đồng Đông Dương cho cái đầu Sao Đỏ.
- Đã có chỗ trốn cho anh ấy chưa ?
- Mình phải lo cho anh ấy thôi !
Mẹ tôi nói rằng không thể để Sao Đỏ ở nơi nào khác, mọi chỗ đều không an toàn, đều nguy hiểm. Phải đưa ông về nhà mình. Đó chính là chỗ mật thám ít ngờ nhất – chúng không nghĩ Nguyễn Lương Bằng lại về nhà người bạn tù vừa được tha.
Hôm sau cha tôi mang về tờ Tin Mới với dòng nhắn tin trong mục Rao Vặt :”Ông Cả Hà Đông hiện ở đâu, về nhà ngay, cả nhà đang đợi ông”.
Một người đàn ông gày gò, đen đủi tới nhà tôi vào ban đêm rồi ở lại hẳn. .. Chúng tôi được bố mẹ dặn đi dặn lại rằng người ở trong nhà chúng tôi tên là Bác Cả Hà Đông và cấm chỉ không được nói với ai bác đang ở đây. … Tên gọi Bác Cả Hà Đông còn lại rất lâu trong trí nhớ của chúng tôi. Bí danh Ông Cả, Anh Cả của ông Nguyễn Lương Bằng có từ ngày đó. Nếu nó có trước chắc cha tôi đã không dám dùng nó trong mục Rao Vặt để tìm ông.
Cha tôi đem về nhà một cái máy thu thanh Phillips, để nó trong phòng bác Cả. Đêm đêm cái mắt thần của nó ánh lên màu xanh lục trong vắt rất đẹp. Chính quyền thuộc địa bắt dân phải mang máy thu thanh đến Nha Bưu chính để kẹp chì không cho nghe đài ngoại quốc, chỉ được nghe đài Hà Nội và Sài Gòn. Cái máy Phillips không đăng ký, không bị kẹp chì, vẫn bắt được mọi đài trên thế giới. Đêm đêm bố mẹ tôi và bác Cả Hà đông ngồi rất khuya, áp tai vào bên loa nghe tiếng thì thào của nó. Bác Cả ở nhà tôi mấy tháng liền, cho tới khi vụ vượt ngục nhạt dần mới bỏ đi. Mẹ tôi sắm cho ông đủ lệ bộ để thành một ông chánh tổng hoặc lý trưởng ra tỉnh : ô Lục Soạn, áo the thâm, giày Gia Định…
Khi Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La ông được một thanh niên người Thái trắng dẫn đường. Đưa ông đi khỏi địa phận Sơn La xong, trở về nhà anh bị Pháp bắt đem chặt đầu. Tôi đã tới bản Giảng, cách nhà tù Sơn La vài cây số, vào mùa thu năm 1965, để thăm gia đình anh thanh niên nọ. Trong ngôi nhà sàn xiêu vẹo chỉ còn lại bà mẹ anh, một bà lão lẩm cẩm, điếc lác, hỏi năm câu mới trả lời được một, câu trả lời lại chẳng ăn nhập gì với câu hỏi. Bác Cả Hà Đông của tôi chưa một lần trở lại bản Giảng để thăm hỏi bà lão tội nghiệp.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California:Văn Nghệ, 1997).
- Con biết vì sao lâu rồi bố không về quê hương không?
- …
- Bố nhớ làng xóm lắm. Nhưng bố xấu hổ. Sau này con về, nhớ nói bố xin lỗi bà con. Bố đi làm cách mạng không phải để mọi người phải sống cuộc sống như thế này. Là con người, ai cũng vậy, không khổ vì thiếu thốn bằng khổ vì nhục. Một chế độ hạ nhục con người không phải là chế độ nhân dân ta lựa chọn. (sđd, trang 306).
Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ Cuối Tuần
Một trong những cách “hạ nhục con người” bên trong bức màn
sắt là người dân khó khăn lắm mới được “duyệt” mua một cái đài, và luật đăng ký sở hữu máy thu thanh
(với rất nhiều điều khoản) khắt khe hơn nhiều – so với thời
thuộc địa: “Mất giấy đăng ký 15 ngày phải báo bưu điện. Di chuyển đi
tỉnh khác hoặc di chuyển về phải làm thủ tục tại bưu điện cấp giấy gốc
…”Và riêng chuyện này thì đường lối chính sách cách mạng ở ta, cũng như ở Tầu, đều giống nhau như đúc – theo như lời của nhà văn Trương Hiền Lượng:
“Chẳng biết bắt đầu từ bao giờ, máy thu thanh được gắn liền với ‘đặc vụ’ và ‘phản cách mạng.’ Ý thức đó thấm vào tận tế bào dây thần kinh của mỗi người, bất cứ nhà nào có máy thu thanh đều có thể gây ra cảnh giác đặc biệt của những người xung quanh.Thiệt: nghe mà muốn ứa nước mắt. Sao mà khổ dữ vậy, Trời? Nghĩ mà thương cho một phần nhân loại, một thời. Cái thời (thổ tả) đó, may quá, đã qua. Những phương tiện giao thông và truyền thông hiện đại đã làm cho quả đất thu nhỏ lại, và khiến cho những bức màn sắt trở nên vô dụng.
Một cái hộp đen bé tí xíu, vậy mà sâu thẳm không lường, chứa đựng trong đó cả một thế giới tội ác. Còn thế giới cách mạng quang minh chính đại thì chỉ tồn tại trong cái loa to đùng, mỗi ngày phát thanh ba buổi. Ngoài cái loa ấy ra, tất cả đều nói dối, đều là lời rủa nguyền của ma quỷ tuốt.
Nhưng khoa học kỹ thuật vẫn ngày đêm chọc thủng mọi biên giới quốc gia nghiêm mật nhất, chọc thủng mọi giới hạn về hình thái ý thức tưởng chừng như không thể vượt qua. Bằng làn sóng vô tuyến điện mà mắt người không nhìn thấy được, nó bủa lên cả thế giới này một tấm lưới cực kỳ bền chặt, thít lại, nghiền nhét tất cả những nắm đất manh mún rời rạc khắp nơi thành một khối thống nhất.
Tôi xúc động lắp pin vào, kéo ăng ten cần câu lên, đeo tai nghe vào. Trong giây phút đó, chính bản thân tôi cũng có cảm giác phạm tội, mặc dù tôi vẫn nghĩ rằng nghe đài chẳng có gì là tội lỗi cả – đã tin mình nắm chân lý trong tay, thì việc gì còn sợ nhân dân nghe những lời nói dối – nhưng mấy đầu ngón tay tôi vẫn run như cầy sấy, không sao ngăn nổi, đầu ngón tay tôi đang dò tìm từng quãng sóng. Làn sóng điện xuyên qua bầu trời Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, vượt qua đỉnh cao nhất trên dãy Hi-ma-lai-ya, mang theo tiếng rú gào của bão bùng giông tố truyền đến màng nhĩ tai tôi. Đêm hôm đó, tôi nghe mãi cho đến khi tất cả các buổi phát thanh tiếng Hoa đều kết thúc.” (Trương Hiền Lượng, Một Nửa Đàn Ông Là Đàn Bà. Bản dịch Phan Thịnh. California: Văn Nghệ, 1995).
Gió cũng đã chuyển. Bây giờ, những kẻ hay thương vay khóc muớn (như kẻ đang viết những dòng chữ này) cũng phải chuyển sự thương cảm qua … phía khác – phía của những người thuộc giới cầm quyền và đang dần thất thế!
Năm ngoái, vào ngày 2 tháng 5 năm 2011, AFP (rầu rĩ) đưa tin: “Bắc Hàn tịch thu điện thoại di động để ngăn chận tin tức.” (N. Korea seizes mobile phones to curb news). Những dụng cụ truyền tin (hiện đại) này được nhập lậu từ Trung Cộng, và đang bị khuyến cáo là phải mang nộp ngay cho cảnh sát; nếu không, sở hữu chủ sẽ bị trừng phạt về tội “truyền bá ý tưởng tư bản và làm xói mòn chủ nghĩa xã hội.” Chỉ riêng ở Hyesan, một thành phố độ chừng một trăm ngàn dân, đã có hơn năm ngàn người sở hữu điện thoại cầm tay – vẫn theo như bản tin thượng dẫn.
Nguồn: AFP.
Không cần phải là thầy bói người ta cũng có thể đoán được
rằng (từ đây) công an và cảnh sát Bắc Hàn sẽ ‘busy” hết biết
luôn, và bận rộn cho tới … chết – hay cho tới khi chế độ này
chấm hết, whichever come first! Nghĩ sao thấy ái ngại quá cho cái nghề an ninh ở cái thời buổi bùng nổ thông tin hiện nay!Quan năm nay, cũng AFP, vào ngày 13 tháng 9, lại hốt hoảng đưa một tin buồn bã và thương tâm khác khác: “Vietnam PM lashes out at political blogs.” Thủ Tướng Việt Nam tấn công bờ lốc có nội dung chính chị.” Xin coi nguyên bản, cho nó chắc ăn:
“Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước...Ông Thủ tướng nói chuyện giỡn không!
Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.”
Anh Ba Thợ Chích khiến thiên hạ nhớ đến những khẩu hiệu (cũ rích) của Đảng vào hồi giữa thế kỷ vừa rồi:
Nghe đài, đọc báo của taThiệt nghe cứ y như “chuyện giỡn,” theo như nhận xét của blogger Đinh Mạnh Vĩnh: “Ông Thủ tướng thích bông đùa, hèn chi lệnh của ông càng ngày càng trở thành trò hề cho bàn dân thiên hạ cười vào mũi!” Blogger Cầu Nhật Tân thì có lời bàn (ra) nghe rất phũ phàng:
Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn.
“Công văn hỏa tốc 7169 vừa được Thời sự VTV loan tối qua làm những ai đã trải qua giai đoạn đen tối nhất không khỏi sững sờ. Mấy chục năm trước, muốn nghe tin tức trung thực về những gì diễn ra ngay tại thành phố mình đang sống, người ta phải đưa máy thu thanh vào trong buồng, vặn nhỏ và kín đáo rò sóng đài BBC, Tiếng nói Hoa Kỳ. Rất có thể bên ngoài là một đôi tai thính của bác công an xóm đang mẫn cán rình rập. Nghe đài địch, tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm phản động (nhạc vàng, nhạc tiền chiến) là những tội tày trời hồi đó. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được người dân ‘vượt giới tuyến’ đi tìm kiếm sự thật. …Radio xuất hiện vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, iPod có mặt ngay năm đầu tiên của thế kỷ này. Một trăm năm qua nhân loại đã bước những bước tiến vĩ đại, trong khi toàn Đảng vẫn cứ ngủ say trong hang Pác Bó, cứ y như là “không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra” hết trơn hết trọi. Chưa bị đào thải thì mới là chuyện lạ, chứ “vẫn thế” thế (đéo) nào được nữa – mấy cha?
Và tối qua, nghe Thời sự VTV (http://youtu.be/QMSl4luSLZA ) cô phát thanh viên loan Công văn hỏa tốc 7169 mà giật mình nghĩ: Bao năm rồi vẫn thế.”
Tưởng Năng Tiến
Một Nơi An Lành Cho Bác
“… sử dụng xác chết Hồ Chí Minh cho ‘trò chơi biểu tượng’ phục vụ mục đích tuyên truyền chính trị ích kỷ, ĐCSVN đã cố tình tấn công vào các giá trị thẩm mỹ, đạo đức của người Việt, vi phạm pháp luật, làm khổ thân xác của Hồ Chí Minh, xúc phạm nghiêm trọng phẩm giá, danh dự của người chết và người thân trong gia đình. Hãy chấm dứt trò chơi biểu tượng ngoại lai, phi pháp này!”
Lê Diễn Đức
Trong phần hậu từ của tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy, nhà văn Võ Văn Trực đã cẩn thận ghi thêm đôi dòng …trấn an:
“Viết lại chuyện cũ, tôi hoàn toàn không có ý đồ xấu xa moi móc những sai lầm chúng ta đã vấp phải, để rồi đổ lỗi cho người này hoặc người kia, mà cốt để chúng ta đừng lập lại những sai lầm ấy – ‘Chúng ta’ không có nghĩa chỉ là thế hệ được chứng kiến sai lầm, mà tất cả mọi thế hệ mai sau.Những lời “trấn an” thượng dẫn, tiếc thay, đã không mang lại kết quả như tác giả mong muốn. Bởi vậy, dù Chuyện Làng Ngày Ấy đã được giấy phép xuất bản nhưng sách chưa ra khỏi nhà in thì đã bị thu hồi, và bị “chôn sống” trong kho, với lệnh “niêm phong” vô thời hạn (*).
Từ sau đại hội Ðảng lần thứ VI, nhất là từ sau nghị quyết IV về văn hóa – xã hội của ban chấp hành trung ương Ðảng khóa VII, chúng ta thẳng thắn nhìn vào những sai lầm cũ và đề xuất phương hướng đi tới. Mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được phục hồi. Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa. Nhưng tình làng nghĩa xóm đã dần dần được hàn gắn, mọi người lại sống trong một cộng đồng đầm ấm, cùng bắt tay khôi phục những gì còn có thể khôi phục được. Các chi họ, các dòng họ đã sửa sang lại khu mộ của tiền nhân. Ðảng ủy xã, ủy ban nhân dân xã đã xây đài tưởng niệm liệt sĩ.”
Qúi vị phụ trách Ban Tư Tưởng & Văn Hoá, tất nhiên, có lý do để biện minh cho sự kiện rất vô văn hóa này. Đâu có ai ngây thơ tới cỡ tin rằng “Ở làng tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi, không còn gì để phục hồi nữa. Nhưng tình làng nghĩa xóm đã dần dần được hàn gắn, mọi người lại sống trong một cộng đồng đầm ấm, cùng bắt tay khôi phục những gì còn có thể khôi phục được.”
Người ta có thể vực dậy một làng quê, một đất nước xác sơ tiêu điều trong trong mươi, mười lăm năm nhưng để khôi phục “mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc”đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, chứ vài ba cái “nghị quyết về văn hóa – xã hội của ban chấp hành trung ương Ðảng” thì kể như là đồ bỏ!
Việc Đảng “phá trụi đền thờ, miếu mạo” đến độ “không còn gì để phục hồi” nữa đã để lại những tác hại về phương diện đạo đức – cũng như về tâm linh – ngoài sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Và ông Hồ Chí Minh hiện đang là một trong những nạn nhân khốn khổ, khốn nạn nhất, chứ chả phải là ai khác.
Sau khi lìa đời, thay vì được chôn cất tử tế, Hồ Chí Minh đã bị bỏ vào một cái lăng thâm u và lạnh lẽo – cùng với rất nhiều điều tiếng:
- Thi sĩ Bút Tre:”Vào trong lăng Bác âm u. Chị em phụ nữ dở mũ ra chào.”Nghe thấy ghê chết mẹ luôn. Hèn chi mà thằng chả vừa mới dứt lời thì đại gia Dũng Lò Vôi đã lật đật ôm bác Hồ bỏ liền vô chùa (Đại Nam Quốc Tự) cho nó chắc ăn.
- Giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân:
“… đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”
- Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh : “Tôi nghĩ một ngày nào đó, khi chúng ta vượt qua nỗi khiếp sợ của cái ngu và ác, tôi đề nghị một phương pháp xử lý lăng Hồ Chí Minh như vầy: chôn ông ta thật sâu dưới lòng đất, ngay nơi xác ông ta đang quàn, rồi dán lên bên trong, bên ngoài của tất cả những bức tường, trần và các lối đi trong lăng những đầu lâu của những nạn nhân, ưu tiên là những nạn nhân trong cải cách ruộng đất, và đổi tên thành: LĂNG NHỮNG NẠN NHÂN CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VIỆT NAM.”
Tuổi Trẻ Online mô tả “Đại Nam quốc tự và khách sạn 5.000 phòng, gồm 1.000 phòng được thiết kế theo kiểu cung điện với giá 5-200 USD/phòng/đêm, 4.000 phòng còn lại có giá 5-30 USD/phòng/đêm.” Thiệt là quá đã. Đúng là Lạc Cảnh Đại Nam Quốc Tự. Chùa mà xây chung với chợ như vậy thì trước sau gì chị em ta ở bến Ninh Kiều, ở Đồ Sơn, ở Quế Lâm … rồi cũng sẽ nườm nượp tề tựu về Bình Dương sống chung với Bác cho coi.
Dù có tượng Phật (làm vì) bên trong chính điện, với cái thứ chùa chiền tào lao và uế tạp (với sở thú, khu ăn chơi, phòng ngủ và đĩ điếm kề bên) như thế, người Việt có tên gọi dành riêng cho nó là dâm từ.
Dâm từ, theo Việt Nam Tự Điển – Khai Trí Tiến Đức là «đền thờ thần bất chính». Còn theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình – Tịnh Paulus Của (Imprimerie Rey, Curol & Cie : Sài Gòn 1895, trang 219) là miếu thờ yêu quái. Ở dâm từ, dân gian hay thờ cúng những… dâm thần!
Nghe mà thấy ớn. Thảo nào, ngày 19 tháng 5 năm 2012 – nhân kỷ niệm lần thứ 122 ngày sinh của ông Hồ Chí Minh – sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đã vội vã đưa Bác sang trời Âu lánh nạn. Sự kiện này được phóng viên của Đàn Chim Việt, thường trú tại Varsovie, tường thuật như sau:
“Trong phần nghi lễ chính, đại sứ Nguyễn Hoằng và phu nhân đã cùng làm lễ hô thần nhập tượng chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong nghi lễ, việc ‘mời’ linh hồn Hồ Chí Minh để nhập vào tượng trực tiếp từ Lăng trên quảng trường Ba Đình hay từ hang Pác bó, và Bác sang Ba Lan bằng phương tiện giao thông nào là một điều bí hiểm thuộc ‘bí mật ngoại giao’ mà ông Hoằng đại sứ giữ kín không tiết lộ.”
Ở một đất nước mà cái cột đèn (nếu) có chân cũng chạy luôn thì chuyện Bác phải đi tị nạn cũng không có gì là lạ. Chỉ có điều đáng phàn nàn là Bác ngồi chưa ấm chỗ thì đã có sự cố xẩy ra.
Ở quê nhà, thiên hạ đang xôn xao về việc “Hồ Chí Minh sẽ làm thành hoàng tại các đình làng. Theo chỉ đạo của Quận ủy & UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý đình làng Phú Xá (làng Sù – phường Phú Thượng, Tây Hồ, HN) đưa tượng Hồ Chí Minh vào đình làng này để thờ cùng thành hoàng làng (vốn ngự ở đình đã gần 300 năm). Cũng theo chỉ đạo, 3 nhà sư trong trang phục Phật giáo đã sử dụng 1 đầu trâu và 3 bát máu tươi để cúng cho hồn tượng thêm “linh”.
“Dự buổi lễ khánh thành tượng Hồ Chí Minh ở đình làng vào sáng hôm sau có các quan chức: Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đại diện các ban ngành đoàn thể của quận, phường. Tổng giám đốc Khu đô thị Nam Thăng Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bao bì xuất khẩu (hai đơn vị tài trợ chính) đã tham dự. Giá trị bức tượng khoảng hơn 2 tỉ đồng.Tới đây, quận sẽ chỉ đạo các Ban quản lý đình làng trên địa bàn quận học tập và làm theo để phấn đấu mọi đình làng đều phải có tượng Hồ Chí Minh được thờ cùng thành hoàng làng.”
(http://youtu.be/j7VXAIRbBSE)
Trên dương thế mâm nào mà không có Bác. Qua cõi khác, Bác lại tiếp tục bao thầu trọn gói và tuốt luốt khắp mọi nơi thì cũng tốt thôi. Tuy nhiên, tưởng cũng nên tìm hiểu thêm về ý nghĩa của hai thành hoàng (một cách đàng hoàng) chút xíu.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có ghi như sau:
“Thành hoàng (chữ Hán: 城隍) là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Vị thần này dù có hay không có họ tên & lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó…Bác, rõ ràng, thuộc loại “thần bậy bạ” nhưng chưa có danh xưng tên nên tôi mạo muội xin đề xuất gọi tên ngài là … thần chết. Cũng theo Wikipedia:” Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 3 đến 5 triệu người Việt.” Nếu không có Bác, chắc chắn, đã không có hai cuộc chiến rất thần thánh và hoàn toàn không cần thiết vào thế kỷ vừa qua. Và ngoài Bác ra ai mà có đủ khả năng đẩy “từ 3 đến 5 triệu người Việt” vào … chỗ chết?
Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành…
Các thứ hạng
Cũng theo sách Việt Nam phong tục, thì mỗi làng phụng sự một vị Thần hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần.
Phúc Thần có ba hạng:
- Thượng đẳng thần là những thần danh sơn Đại xuyên, và các bậc thiên thần như Đông thiên vương, Sóc thiên vương, Sử đồng tử, Liễu Hạnh công chúa…Các vị ấy có sự tích linh dị, mà không rõ tung tích ẩn hiện thế nào, cho nên gọi là Thiên thần. Thứ nữa là các vị nhân thần như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…Các vị này khi sanh tiền có đại công lao với dân với nước; lúc mất đi, hoặc bởi nhà vua tinh biểu công trạng mà lập đền thờ hoặc bởi lòng dân nhớ công đức mà thờ. Các bực ấy đều có sự tích công trạng hiển hách và họ tên rõ ràng, lịch triều có mỹ tự bao phong làm Thượng đẳng thần.
- Trung đẳng thần là những vị thần dân làng thờ đã lâu, có họ tên mà không rõ công trạng; hoặc là có quan tước mà không rõ họ tên, hoặc là những thần có chút linh vị, tới khi nhà vua sai tinh kỳ đảo võ, cũng có ứng nghiệm thì triều đình cũng liệt vào tự điển, mà phong làm Trung đẳng thần.
Ngoài ba bực thần ấy, còn nhiều nơi thờ bậy bạ, như: thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần rết…Các hạng ấy gọi là tà thần, yêu thần, đê tiện thần vì dân tin bậy mà thờ chớ không được vào tự điển, không có phong tặng gì…
- Hạ đẳng thần do dân xã thờ phụng, mà không rõ sự tích ra làm sao, nhưng cũng thuộc về bực chính thần, thì triều đình cũng theo lòng dân mà phong cho làm Hạ đẳng thần.
Tưởng Năng Tiến
(*) Chuyện Làng Ngày Ấy do NXB Lao Động ấn hành tháng 6 năm 1993. Nhà văn Xuân Cang chịu trách nhiệm xuất bản. Nhà văn Ma Văn Kháng chịu trách nhiệm bản thảo. Tác phẩm này được in lại (năm 2006) bởi Tạp Chí Văn Học, ở California.
Chuyện Tình & Chuyện Tù
“Cá nhân tôi sẵn sàng đóng góp cho cuộc chuyển hóa về Dân Chủ cho nước Việt thân yêu với điều kiện tiên quyết loại trừ các yếu tố bạo lực, bạo động trong tất thảy các sinh hoạt chính trị, văn hóa xã hội để hạn chế tối đa những đổ vỡ đáng tiếc cho đất nước.”
- Đinh Đăng Định
Trên chí Dân Nam – số 281, ra ngày 1 tháng 5 năm 2012 – nhà báo Quế Đố có ghi lại “chuyện Tuân Nguyễn đi xin capote,” (theo lời kể của nhà thơ Phùng Quán:
“Lúc sắp ra về, Tuân chợt hỏi tôi, giọng hơi ngập ngừng: – Cậu có đồng tiền vàng không, cho mình một đồng… Tôi ngạc nhiên: – Đồng tiền vàng? Cậu làm như mình là tay sưu tập tiền cổ không bằng? Tuân đỏ mặt: – Không phải. Nó là… cái ấy ấy mà… Tôi chợt hiểu ra, bật cười. Cái ấy, là cái bao cao su của Tiệp Khắc sản xuất. Mỗi cái được đựng trong cái hộp nhỏ, tròn và dẹt, in hình đồng tiền vàng cổ trên giấy kim. Ngày đó, ‘đồng tiền vàng’ là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch. Nơi bán là các cửa hàng dược phẩm quốc doanh. Số lượng mua cũng rất hạn chế, để tránh nạn đầu cơ tích trữ. Trẻ con thỉnh thoảng nhặt được một hai chiếc của người lớn dùng rồi vứt đi, thì lấy làm thích thú lắm. Chúng thổi to lên, làm bong bóng bay… Tôi nói: Rất tiếc, mình lại không có… Mình có thuộc biên chế cơ quan nào đâu mà được công đoàn giới thiệu cho mua? Nhưng mình biết ở cơ quan cậu có thằng H. lúc nào trong túi cũng có ‘đồng tiền vàng’. Cậu cứ hỏi xin hắn, thế nào cũng có… H. rút cái ví ở túi quần sau, mở ra lấy một ‘đồng tiền vàng’ mới toe đưa cho Tuân: – Trước khi dùng, cậu nhớ K.T (kiểm tra) cẩn thận, H. dặn, không lỡ nó thủng thì bỏ mẹ… Ngày 21 tháng 10 năm 1964, Tuân Nguyễn bị bắt… Sau lệnh bắt, người ta yêu cầu Tuân bỏ hết đồ đạc mang theo trong người, kể cả kính cận để lập biên bản. Về sau này, Tuân kể lại cho tôi nghe giây phút nhớ đời đó: – Như cái máy, mình móc hết túi áo túi quần, bỏ đồ đạc lên mặt bàn. Nhưng khi bỏ cái ‘đồng tiền vàng’ lên mặt bàn, mình bỗng tỉnh trí lại. Chính nỗi hổ thẹn đã làm cho mình tỉnh trí… Và sau đó là thời gian đi tù chín năm bảy tháng“.Tuân Nguyễn bị bắt vào ngày 21 tháng 10 năm 1964. Hơn nửa thế kỷ đã qua. Tuy thế, ông Quế Đố vẫn cứ nói tỉnh queo: “Dưới chế độ XHCN mua ‘đồng tiền vàng’ thì khó, vào tù thì dễ, lại tù lâu nữa.”
Đúng là một thằng cha chống cộng cực đoan. Với loại người này thì hình ảnh của nước CHXHCNVN dường như đã bị đóng băng ở thời kỳ bao cấp – khi “đồng tiền vàng là loại hàng cung cấp đặc biệt. Muốn mua nó phải có giấy của Công đoàn cơ quan, hoặc của chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận: người mua đã có vợ, mua để dùng cho sự sinh đẻ có kế hoạch.”
Thôi bỏ đi Tám. Đó là chuyện đã xưa rồi. Đảng và nhà nước đã dũng cảm và quyết tâm bước vào thời kỳ đổi mới. Trẻ con Việt Nam Bây giờ không đứa nào còn lấy bao cao su “thổi to lên, làm bong bóng bay…” như trước nữa. Cũng như người lớn, chúng cất đồng tiền vàng trong cặp để phòng khi hữu sự – như khi thầy giáo muốn “đổi tình lấy điểm” chả hạn.
Một cách tổng quan, có thể nói mà không sợ mang tiếng cường điệu là Việt Nam vừa trải qua một cuộc cách mạng tình dục. Đã qua rồi cái thời “phấn trắng giấy trắng, hai bàn tay trắng. Bảng đen, mực đen cả cuộc đời đen.” Theo báo Dân Trí, số ra ngày 14 tháng 8 năm 2006, hiện tượng “thầy giáo nghiện ma túy, nhận phong bì, chạy trường, chạy điểm, thậm chí quấy rầy tình dục học sinh … đã không còn là chuyện lạ” nữa.
Cũng qua luôn cái thời “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ,” hoặc “một người làm việc bằng hai,” hay “nghiêng đồng cho nước chảy ra ngoài” rồi. Có những địa phương ở Việt Nam, ngày nay, đã được mệnh danh là “thiên đường sung sướng” nơi mà “doanh thu từ dịch vụ của một bãi biển lên tới 50 tỷ hàng năm” nhờ hoạt động mại dâm. Riêng chi phí cho bao cao su (chắc) cũng phải cỡ một tỷ là giá chót.
Ngoài sinh hoạt tình dục, bao cao su còn được tận dụng trong nghiệp vụ tình báo nữa cơ. Nó bị Đảng và Nhà Nước CSVN lạm dụng đến mức mà nhà văn Nguyễn Quang Lập phải lên tiếng than phiền: ”Nhiều người thắc mắc tại sao người ta cứ đánh đu với phương pháp bao cao su, không chịu động não nghĩ ra một phương pháp khác khả dĩ sạch sẽ hơn?Hi hi khi lý đã cùn muốn thắng chỉ có chơi bẩn, chả có cách nào hơn.”
Nói tóm lại là Việt Nam đang ở vào thời đại hoàng kim của những đồng tiền vàng, mua bao cao su (chắc) cũng dễ như mua kẹo cao su thôi. Chả cần phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, hay chi hội phụ nữ sở tại chứng nhận (lằng nhằng) như trước nữa.
Thế còn chuyện đi tù?
Chuyện này, nói nào ngay, cũng vẫn dễ như xưa. Không chừng còn dễ hơn (xưa) nữa là khác. Quan niệm về tình dục ở Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác nhưng về chuyện tù tội thì chưa.
Mọi công dân đất Việt vẫn luôn luôn là một tù nhân dự khuyết, và nhà nước vẫn theo đuổi xuyên suốt chủ trương “thà bắt lầm còn hơn bỏ sót” nên (theo cách nói của nhà báo Bùi Tín) xứ sở này vẫn là một nơi rất “hiểm nghèo.”
Hồi đầu tháng 8, tờ The Australian, số ra ngày 11 tháng 8 năm 2012, có một bài viết liên quan đến sự kiện này. Xin ghi lại đây vài đoạn chính theo theo bản lược dịch của Bảo Anh (“Việt Nam Bỏ Tù Hai Blogger Trong Một Tuần”) trên Tạp Chí Phía Trước:
“Một blogger Việt Nam vừa bị chính quyền tuyên án tù năm năm vì đã đăng các bài viết kêu gọi dân chủ trên mạng internet – đây là nhà bất đồng chính kiến thứ hai bị cầm tù trong tuần này.
Tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho biết hôm thứ Bảy rằng ông Lê Thanh Tùng đã bị một toà án ở Hà Nội kết tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì đăng các bài viết trên diễn đàn Phong trào Tự do Dân chủ Việt Nam.”
“Hôm thứ thứ Năm (ngày 9 tháng Tám), blogger bất đồng chính kiến và cựu giáo viên Đinh Đăng Định, năm nay 49 tuổi, cũng đã bị kết án sáu năm tù giam với tội danh tương tự tại tỉnh Đắk Nông.”
“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở tại New York, trong một tuyên bố sau khi phiên toà kết tội ông Định, đã cáo buộc Việt Nam ‘không khoan nhượng đối với quyền tự do ngôn luận’.Riêng trường ông Đinh Đăng Định thì sáu tháng trước, trước khi ông bị đưa ra xét sử, nhà báo Thiên Triều (nào đó) đã thay mặt toà án tỉnh Đắc Nông sắp sẵn tội danh “phản quốc, hại dân” cho vị thầy giáo này rồi. Một trong những bằng chứng “phản quốc hại dân” được trưng dẫn là ông Đinh Đăng Định nhận rằng mình là một trong những nhân sĩ ký đã tên đòi ngăn trở việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên dù đây là một “chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay.”
Tổ chức này nói rằng đã có ít nhất 11 nhà hoạt động đã bị kết án tù dài hạn trong năm nay, và còn ít nhất bảy blogger và các nhà hoạt động khác đang chờ xét xử…”
Muốn biết chủ trương này nhất quán cỡ nào xin mời ông Thiên Triều (cùng toàn ban biên tập của báo Công An Đà Nẵng) đọc qua bài báo sau đây (“Đường vận chuyển bauxite ‘đắp chiếu’ chờ vốn của TKV”) của ký giả Khắc Dũng trên trên tờ Lao Động, vào ngày 21 tháng 8 vừa qua:
“Dự kiến, đến tháng 6 này, nhà máy alumin thuộc dự án tổ hợp bauxite nhôm Tân Rai (Lâm Đồng) chính thức đi vào hoạt động. Theo đó, công trình nâng cấp tỉnh lộ 725 phục vụ nhà máy cũng sẽ cơ bản hoàn thành vào tháng 6. Tuy nhiên, cho đến nay, công trình chỉ mới được ‘bươi ra’ rồi… để đấy!
“Và, mãi cho đến lúc này – đã nửa cuối tháng 8 – công trình giao thông phục vụ dự án bauxite nhôm Lâm Đồng vẫn đang “giẫm chân tại chỗ”.Bài báo thượng dẫn đươc đăng lại trên trang Bauxite Việt Nam với lời giới thiệu (mở đầu) như sau:
Ngày 20.8, GĐ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Lâm Đồng – ông Trương Hữu Hiệp – cho biết: “Dự kiến trong tuần này, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng sẽ có buổi làm việc chính thức với Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) về vấn đề vốn của công trình đường vận chuyển bauxite Tân Rai ở Lâm Đồng”. Cách nay hơn nửa tháng, Sở GTVT đã liên tiếp gửi đến hai công văn cho TKV đề nghị bố trí nguồn vốn khoảng 55 tỉ đồng để tái khởi động dự án đường vận chuyển bauxite Tân Rai, nhưng mãi đến nửa tháng 8, Sở GTVT Lâm Đồng vẫn không nhận được hồi âm của chủ đầu tư TKV...”
“Bài viết sau đây bổ sung thêm một thực tế cho thấy chủ trương khai thác bauxite trong điều kiện hiện nay là một sai lầm nghiêm trọng. Những từ ‘dẫm chân tại chỗ, rách bươm, đắp chiếu’ đã mô tả đúng thực trạng của con bệnh bauxite, trước hết là ở Lâm Đồng.
Hãy nhớ lại khi bắt đầu đưa ra Quốc hội thông qua đề án khai thác phiêu lưu này, trang mạng Bauxite Việt Nam đã cùng với nhiều chuyên gia, nhiều trí thức hết lời can ngăn, với bao nhiêu bài viết có cơ sở khoa học, với hàng ngàn chữ ký… nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai, chỉ vì ‘đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước mà Bộ Chính trị đã thông qua’!
Hai tuần lễ sau, vào ngày 5 tháng năm 2012, trang Bauxite Việt Nam, lại có thêm một bài báo nữa (“Bàn Về Sự Vô Cảm Của Bộ Máy Nhân Một Phóng Sự Bằng Hình”) với lời lẽ bớt nhã nhặn hơn chút xíu:
“Bây giờ, quý vị đã trót gặm lấy miếng bánh vẽ ấy rồi, có phải là ‘bỏ thì thương vương thì tội’ hay không? Mà còn tệ hơn nữa kia, quý vị đã gặm lấy không phải là một miếng bánh vẽ đâu mà là cả một cái mồi nhử vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ làm lụn bại nền kinh tế nước nhà, tiếp theo các vụ Vinashin, Vinalines, vụ thâu tóm ngân hàng…, bên cạnh một thực tế cũng khó chối cãi là cái hậu quả đang dần dần làm hỏng cả một môi trường sinh thái và văn hóa đặc biệt quý hiếm của Việt Nam –Tây Nguyên. Đó là chưa kể đến nguy cơ tiềm tàng về an ninh quân sự mà từ khi người Tàu kéo nhau lên lập ‘làng người Hoa ở trên đó từ 2009 thì đương nhiên là ‘cái nhọt bọc’ tiềm tàng đã hình thành và cứ thế ăn sâu bén rễ.”Vậy thì ai mới đích thực là kẻ “phản dân hại nước” cần phải được mang ra xét xử?
Tưởng Năng Tiến
Bao Giờ Bướm Ta Nổi Loạn
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn.”
- Phạm Thị Hoài
“Ga Vinh một buổi tối trời mưa. Một túp nhà lá nằm nép bên vệ đường, phía sau là khoảng nước dở ao dở rãnh, muỗi và cỏ nhiều. Một ngọn đèn dầu run rẩy vì gió, cháy leo lét được treo trước cửa sổ. Một con chó già còm cõi bê bết bùn đất và lạnh, nằm in bóng đèn dầu dưới cửa sổ, tru ư ử trong họng mà không dám vào nhà vì sợ đòn. Gió hú rít xoáy quanh cửa tranh nhau luồn vào nhà. Có tiếng mái tranh cọ nhau xào xạc như van xin. Tiếng chẫu chuộc gọi cái làm nhịp cho mưa rơi.Khi tác phẩm (thượng dẫn) được xuất bản ở Hoa Kỳ thì cũng là lúc Việt Nam đang “dũng cảm và quyết tâm” bước vào thời kỳ đổi mới. Mười năm sau, đất nước này lại lập thêm một kỳ tích nữa: cả dân tộc (nô nức) bước ra biển lớn – theo như lời kêu gọi (vô cùng) thiết tha của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông cũng là vị lãnh đạo được nhiều người, trong cũng như ngoài nước, đặt nhiều kỳ vọng và đánh giá rất cao như là kẻ có khuynh hướng cấp tiến và “muốn tăng tốc tiến trình đổi mới kinh tế” (“who wants to accelerate the process of economic change”).
Bên này cửa sổ:
“Khêu to đèn thêm tí nữa, không tốn dầu lắm đâu.”
Bên kia cửa sổ:
“Thế này đủ rồi, khách xa thừa sức nhìn thấy.”
Im lặng một lúc lâu.
Bên này:
“Mấy giờ rồi nhỉ…?”
Bên kia:
“Ðồng hồ bán mất rồi… Có lẽ khoảng chín, mười giờ…”
Có tiếng chân rẽ nước đi tới, rồi một cái đầu đàn ông thò vào cửa sổ, nhễu nước lã chã xuống con chó.
“Bao nhiêu?”
Bên này:
“Năm chục.”
“Ðắt thế, gái Sài Gòn còn chả tới nữa là…”
“Thế muốn bao nhiêu?”
“Hai chục…?”
“Thôi về ngủ với bò cho sướng, để hai chục đấy mai mà ăn cháo.”
“Ðồ đĩ rạc!”
Tiếng chân dậm dựt bỏ đi.
“Ba chục được không?” Có tiếng hỏi với lại.
“Ừ thôi, trời mưa mở hàng để lần sau lấy chỗ đi lại.”
“…”
“Thanh toán trước đi!”
“Gì mà vội thế, chả ‘tình’ tí nào cả.”
“Sao? Có tiền không?”
“Lấy gạo nhé?”
“Gạo gì? Mậu dịch hay gạo mới?”
“Mới chia tiêu chuẩn tháng ở cơ quan về, chưa xem.”
“Gạo mậu dịch rồi, tính bao nhiêu?”
“Hai chục.”
“Ðắt quá, mà cũng không có cân nữa.”
“Mười tám đồng vậy, đong đại bằng ống sữa bò đi…”
“Ừ, thế cho tiện, cân mất công, gạo đi mua nặng ký… mà này, có trộn đá dăm vào không đấy?”
“Mang đèn ra mà soi.”
“Gạo này chỉ mười lăm đồng.”
”Ðong vun tay thế kia thành hai cân của người ta chứ còn gì…”
Một thằng nhóc chừng chín tuổi thình lình hiện ra như chui từ dưới đất lên, đứng mút tay nhìn cảnh đong gạo. Người đàn ông còn đang loay hoay cột lại cái bao của mình thì nó giật túi gạo nơi tay người đàn bà, chạy vụt ra cửa.
“Nấu cơm nhé, đừng nấu cháo… Nhớ để phần cho chị đấy.”
Người đàn bà dặn với theo…
Bên này:
“Thu nhập hằng tháng bao nhiêu?”
“Thất thường lắm, không tính được.”
“Có chồng con gì chưa?”
“…”
“Quê quán ở đâu?”
“Ðô Lương.”
“Sao trôi giạt ra tận đây thế?”
“Ở quê khổ quá…”
“Khổ một chút nhưng cuộc sống lương thiện, có chồng con đàng hoàng có thoải mái hơn không?”
“Ðảng viên phải không?”
“Sao biết?”
“Chơi bao nhiêu lần rồi?”
“Ừ… mới tham quan một lần cho biết…”
“Có thích không?”
“…”
“Không sợ chi bộ biết bao?”
“Chỉ sợ quần chúng, cảm tình đảng thôi.”
“Bí thư phải không?”
“Chưa, mới phó thôi.”
“Sao biết mà mò đến?”
“Bí thư giới thiệu… ấy không phải, bà con quen biết…”
“…”
“Hành nghề bao lâu rồi?”
“Sáu năm.”
“Ðúng dân chuyên nghiệp, có bệnh không? Có không?”
“Cải tạo mới ra, chưa kịp có.”
“Vẫn ngựa quen đường cũ, phải cố gắng đè nén những đam mê thấp hèn mà nghĩ đến tương lai chứ! Chết, chết, ai đấy?”
“Ðừng sợ, con chó nằm ngoài lạnh, cào cửa đòi vào nhà đấy.”
“Ba chục… đắt quá, mất đứt một phần tư tháng lương rồi còn gì?”
“…”
“Cái gì đấy?”
“Ngô nướng…”
“…”
“Bẻ một nửa thôi, chưa được ăn tối đâu.”
Tiếng khóa thắt lưng kêu lách cách, người đàn ông kiểm soát lại cái ví của mình rồi đi ra cửa, nách cắp bao gạo.
Từ buồng trong, một bà già tay chống đầu gối, tay đấm lưng lò dò bò ra. Cầm miếng giấy đang cháy, bà múa mấy vòng tròn như đuổi vía, rồi rán sức bê chậu nước hắt toẹt ra đường.
Căn nhà lại chìm trong bóng tối.”
(Thế Giang. “Chỗ Nước Đọng”. Thằng Người Có Đuôi. Costa Mesa: Người Việt, 1987. 99-104)
Tương tự, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (vào thời điểm đó) cũng được dư luận nhận định là nhân vật sẽ năng nổ hơn người tiền nhiệm, đặc biệt trong việc cải tổ kinh tế và pháp luật, lót đường cho VN tiến vào tổ chức WTO (“And there is a widespread perception he will be more active than his predecessor, particularly in implementing economic and legal reforms that pave the way for Vietnam’s accession to the World Trade Organization”) – theo nguyên văn như lời của nhà báo Karl D John (“Vietnam’s South Takes Leadership Wheel”) đọc được trên Asia Times, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2006.
Mà thiệt: chỉ cần năm năm sau, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, hình ảnh của những “chỗ nước đọng” đã (hoàn toàn) đổi khác: linh động, tấp nập hơn thấy rõ, và cũng nổi bật những nét hạch toán của nền kinh tế thị trường – theo như “Ký Sự Quất Lâm” và “Nhật Ký Đồ Sơn”, được giới thiệu bởi ngòi bút của nhà văn Đào Tuấn:
“Đó là nhật ký ‘làm việc’ của một cô gái mại dâm gần như kín các dấu ‘X’. Sở dĩ phải ghi chép là để cuối tháng, cuối tuần, cuối ngày ‘đọ sổ’ với chủ mà thanh toán tiền, giống hệt với một dạng ‘chấm công’. Đây là một đoạn trong bài viết: ‘Những ký hiệu dấu sao ‘*’ trong vòng tròn, đó là ‘đi qua đêm’ và được tính bằng 3 ‘cuốc’ đi nhanh. ..Dấu ‘X’ có gạch dưới là những lần đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2, được bo khá. Còn cái dấu ‘X’ nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng ‘văn vật’ có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 ‘nhát’, nói chung số ngày có trên 10 ‘nhát’ hơi nhiều. Ngày nhiều nhất là có tới đánh 21 cái dấu X’, lại có 3 gạch chân’. Nhưng 21 lần/ngày vẫn chưa phải là kỷ lục. Cũng chính cô gái này kể lại: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã ‘đi khách’ tính với chủ là 50 lần.”Thiệt là cởi mở và phóng khoáng. Ngay cả dân tộc Thái Lan, vốn có truyền thống và nổi tiếng vì kỹ nghệ tình dục, chưa chắc đã có quan niệm về chuyện bán dâm cấp tiến đến cỡ đó. Thế mới hiểu thế nào là tính cách “đột phá” của chiến lược đi tắt đón đầu, vẫn thường được nghe ra rả suốt ngày từ hệ thống loa đài – ở Việt Nam.
“Ký sự Quất Lâm’, hay ‘Nhật ký Đồ Sơn’ đang cho thấy thêm một hiện thực khác: Các cô gái bán dâm đang phải lao động cực nhọc để kiếm tiền, trong khi số tiền kiếm được rơi tới 70-80% vào túi chủ chứa, còn được gọi là tú ông, tú bà. Có lẽ, điều để lại ấn tượng mạnh là nhận xét của nữ blogger: ‘…Các Tú ông, Tú bà. Họ khác hẳn với tưởng tượng của tôi, và có lẽ là khác tất cả chủ chứa ở những nơi khác. Đa số hiền và lành. Giống như những người tiểu thương ở chợ, hoặc người bán nước chè trên phố. Họ quan niệm cái ‘nghề’ của mình giống như cung cấp dịch vụ thông thường cho du khách y như cho thuê ghế, hay bán quán ăn vậy!”
So với Quất Lâm hay Đồ Sơn thì cung cách hành nghề của chị em ta ở Sài Gòn, xem ra, có vẻ hơi thiếu rộn ràng và cũng kém phần … chuyên nghiệp hơn – chút xíu – theo như ghi nhận của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang , qua hai luận văn nghiên cứu điền dã (*) về khu kinh tế mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh Quang Vinh:
“Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm…Ở Việt Nam cũng có những phụ nữ mại dâm “bậc rất cao” mà giá cả mỗi lần đi khách (có thể) mua được một viên kim cương nho nhỏ, hay nhơ nhỡ. Số này ít lắm và họ chỉ phục vụ cho một giới người (hiếm hoi) được gọi là những đại gia, hay còn gọi là những nhà tư bản đỏ – những kẻ đang thu tóm mọi nguồn lợi của xứ sở này nhờ vào nền Kinh Tế Thị Trường, theo định hướng XHCN.
Nôn mửa, theo tác giả, là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy tởm lợm vì thể xác đàn ông nói chung, và đặc biệt với thân hình của những người đàn ông lớn tuổi không sạch sẽ. Tất cả những phụ này đều nói là họ đã từng ôm nhau khóc vì họ phải làm những việc, như Trâm nói, ‘mà chỉ có những người đàn bà ở dưới đáy của xã hội mới làm.’
Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu…”
“Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn” thôi. Tôi hoàn toàn, và tuyệt đối, không dám nghi ngờ gì về ước vọng (nóng bỏng) của nhà văn Phạm Thị Hoài. Tuy nhiên khi còn rất nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn chưa sắm nổi một cái bao cao su (“giá khoảng 40 xu”) để tự bảo vệ lấy thân, và không ít người còn phải “bán trôn rồi, lại bán cả mồ hôi” (“mà đói rách vẫn quần cho sớm tối”) thì viễn tượng về một cuộc nổi loạn của họ e rằng sẽ rất muộn, chứ khó mà sớm được, với chế độ hiện hành.
Tưởng Năng Tiến
(*) Hai luận văn, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She’s Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley. [Theo Trần Giao Thủy (dcvonline.net)].
Nhà Báo & Nhà Nước
Nhà nước ta quả là nhiều sáng kiến và tận tâm với bạn vàng xâm lược.
- Hà Sĩ Phu
Từ lâu, tôi vẫn ước ao (có lúc) sẽ trở thành nhà báo. Mộng ước này (bỗng) trở thành ác mộng, ngay sau khi tôi xem cảnh hai ông Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị một trận đòn tơi tả.
Họ bị công an và côn đồ đánh bầm dập, ở Văn giang. Rồi lại bị đồng nghiệp đập cho một trận te tua nữa, trên internet. Sau đó, chính họ cũng “tự cầm gậy phang vào mặt mình” – theo như cách nhìn của bác Trương Duy Nhất:
“Không có gì nhục hơn khi cầm tấm thẻ nhà báo hành nghề lại bị ví von mỉa mai rằng: bị đánh mà không dám ‘ẳng’ lên một tiếng. Còn khi đã ‘ẳng’ lên, khi ‘tấm lòng vị tha’ của hai nhà báo đã biết ‘ẳng’ lên để quyết định không yêu cầu khởi tố hình sự những kẻ côn đồ, thì lần này họ lại tự cầm gậy phang vào mặt mình.“Ê chề” thiệt! Thôi, tui chả thiết làm nhà báo nữa đâu. Chớ không làm nhà báo thì làm nhà gì? Chớ không lẽ cứ làm làm thường dân hoài vậy sao, cha nội?
Có thể, không ai nhớ nổi một tác phẩm báo chí nào của hai anh. Nhưng cái tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long thì nhiều người nhớ. Nhớ về một sự hèn nhục mang tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long. Chưa bao giờ, thân phận nhà báo nhục đến thế. Chưa bao giờ câu ‘Đ.M mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi’ lại ăng ẳng’ ê chề đến thế.”
Hay là nhẩy vô làm cán bộ nhà nước đi, chịu không?
Tui cũng không chịu luôn vì e là không phải lúc. Tình cảnh nhà nước bây giờ, xem ra, cũng (thê thảm) không kém gì nhà báo. Bị nước lạ nó bắt nạt đều đều – vẫn theo như ghi nhận của bác Trương Duy Nhất:
“Sau khi thành lập thành phố Tam Sa, bầu cử lập chính quyền, thành lập lực lượng đồn trú và Bộ tư lệnh vũ trang Tam Sa, Trung Quốc tiếp tục huy động một lực lượng hùng hậu trên 2 vạn (23.268) tàu cá ùn ùn tràn xuống biển Đông, mở màn chiến dịch ‘biển người trên biển’. Thậm chí không thèm giấu diếm khi công khai ý định cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 10 vạn ngư dân.”Ủa, sao kỳ vậy cà?
“Dư luận quốc tế sôi sùng sục. Tổng thống Philippines tuyên bố sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ lãnh hải, mua tàu chiến Mỹ và công khai đề nghị Washington hỗ trợ ‘kiềm chế tham vọng của Trung Quốc’. Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng huy động lực lượng phòng vệ đáp trả. Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức ra tuyên bố về vấn đề biển Đông, cùng lúc Thượng viện Mỹ cũng ngay tức thời thông qua ‘nghị quyết biển Đông’ bày tỏ rõ thái độ trước những động thái mới của Trung Quốc. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap News gọi động thái này của Trung Quốc thực tế là chiến thuật ‘biển người trên biển’.
Chưa bao giờ biển Đông nóng đến thế.
Dân tình sục sôi. Nhân sĩ trí thức đệ đơn đòi nhà nước cho phép tổ chức biểu tình. Trong khi từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng đến Bộ Ngoại giao, Quốc phòng đều im lặng.”
Sao nhà nước hành sử (ngó bộ) giống y chang như nhà báo, vậy Trời? Cả hai, dù bị quần cho tơi tả, đều không dám “ẳng” lên một tiếng nào hết trơn hết trọi.
Mà ngó thì có vẻ (giống) vậy thôi, chớ không hẳn vậy đâu. Hai ông nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long, ít ra, cũng còn giữ được chút lòng tự trọng. Họ đã không lên tiếng “ca ngợi” những kẻ đã bạt tai và đá đít mình. Đám nhà nước, tiếc thay, không có được cái liêm sỉ (tối thiểu) như thế.
Họ khiếp nhược đến độ mà blogger Đinh Tấn Lực, nhân dịp Olympic 2012, đã đề nghị nên trao huy chương (“môn chạy Việt Dã bằng đầu gối”) cho rất nhiều nhân vật lãnh đạo nhà nước hiện nay:
“Trong lúc nhà nước TQ dồn sức nâng cấp hành chánh và Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho phép thành lập bộ tư lệnh của đơn vị quân sự đồn trú tại thành phố Tam Sa; TQ điều động chiến hạm đổ bộ đến Trường Sa; TQ đòi khai thác đảo Ba Bình; TQ tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa; TQ tung y sĩ dỏm và hối phiếu giả vào Việt Nam v.v… thì báo QĐND đã liên tục khai thác chủ đề ‘Làm thất bại diễn biến hòa bình’, không ngớt răn đe những người VN yêu nước báo động hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 5.Tưởng cũng nên thêm một huy chương vàng nữa cho Phó Thủ Tướng
Phản ứng kế tiếp là …diễn tập chống khủng bố, bạo động.
Vẫn thấy chưa đủ hiển thị tấm lòng hiếu hạnh, Bộ Quốc phòng VN đã hoành tráng tổ chức buổi gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ QĐNDVN được đào tạo tại Trung Quốc qua các thời kỳ, long trọng chào mừng đồng chí Khương Tái Đông và đoàn đại biểu TQ, nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã kính cẩn phát biểu: ‘Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam’.
Ủy viên BCT kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có những nỗ lực phấn đấu xứng đáng nhận lãnh huy chương vàng bộ môn chạy Việt Dã bằng đầu gối. Huy chương bạc hẳn phải về tay Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Còn huy chương đồng nên trao cho Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN. Dự khuyết của huy chương đồng bộ môn này chính là Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, với đôi lời tâm tình khai mạc từng làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, như sau: ‘Đây là dịp để chúng ta ôn lại những kỷ niệm sâu sắc, ghi nhớ những tình cảm quý báu, cao đẹp, sự giúp đỡ to lớn, chí nghĩa, chí tình có hiệu quả, mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐNDVN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.”
Nguyễn Thiện Nhân, người đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng mọi người khi vẫn tha thiết nhắc đến “phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” – dù nước bạn láng giềng đã trở thành … nước lạ từ lâu!
Ngoài ra, nếu huy chương không thiếu, xin đề nghị một mớ huy chương đồng cho “Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc Hội và Chính Phủ đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại HộiHội Hữu Nghị Việt Nam – Trung Quốc.”
Nói tóm lại là tuy đầu bị làm nhục nhưng nhà báo (rõ ràng) đã tỏ ra đỡ khiếp nhược hơn nhà nước rất nhiều.
Tại sao?
Lý do, có lẽ, vì mấy ông nhà báo đã được đề nghị sự đền bù vật chất tương xứng với sự nhục nhã mà họ phải chịu đựng, cùng với ít nhiều đe doạ (hoặc hứa hẹn) về tương lai chính trị nên họ đã lựa chọn thái độ chịu đấm ăn xôi. Đám nhà nước cũng thế nhưng ngoài xôi hẳn còn có thịt (rất nhiều thịt) nên phải chịu đấm nhiều hơn, nghĩa là phải tỏ ra hèn nhát và khiếp sợ hơn. Thái độ của họ khiến cho một người vốn ôn hoà và nho nhã như bác Nguyễn Quang Lập cũng phải (suýt) buột miệng chửi thề:”Chúng ông chỉ muốn bảo vệ chế độ thôi, Tổ quốc mất còn kệ cha nó.”
Tưởng Năng Tiến
Một MùaThu Đểu
Lời Thưa Đầu: Khi già, tôi thấy mình gần với thiên nhiên hơn và lấy làm tiếc là đã có lúc sống quá hối hả nên quên để ý sự thay đổi hàng năm của đất trời. Cả bốn mùa – Xuân, Hạ, Thu, Đông – đều coi như “nơ pa” tuốt luốt.
Đêm qua, tình cờ đọc lại mấy bài thơ (Thu Ẩm, Thu Vịnh, Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến mà bâng khuâng cảm xúc rạt rào mãi cho đến sáng. Sáng, nhủ lòng (Ngô đồng nhất diệp lạc – Thiên hạ cộng tri thu) mình cũng nên có đôi lời về Mùa Thu – cho nó có vẻ văn nghệ sĩ chơi, chút xíu – dù chỉ là … Thu đểu!
Trân Trọng
Ngày 26 tháng 6, VNEXPRESS đi tin: “Hàng trăm công nhân Bình Dương nhập viện sau bữa cơm chiều.” Qua mấy bữa sau, 30 tháng 7, cũng VNEXPRESS lại đưa tin nữa: “Công nhân Bình Tân ngộ độc tập thể sau bữa cơm trưa.”
Ôi, tưởng gì chớ mấy chuyện lẻ tẻ này thì ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục Trưởng Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm – đã báo trước cả tháng rồi mà. Trong buổi gặp mặt báo chí sáng 14-6, tại Hà Nội, giới chức có thẩm quyền này cho biết: “Tình trạng ngộ độc thực phẩm quý II tăng hơn quý I” và nguyên nhân là “do thời tiết nóng bức ảnh hưởng rất lớn đến đường tiêu hóa.”
Thủ phạm, rõ ràng, đã bị chỉ tên.Tuy nhiên (và tất nhiên) không ai hẹp hòi và cố chấp tới cỡ chỉ trích, phê bình, bắt lỗi … thiên nhiên hay thời tiết!
Nắng mưa là bệnh của Trời.
Ngộ độc là bệnh của người không may!
Đợi qua qúi III, khi mùa Thu tới, khí trời trở nên mát mẻ “sẽ không ảnh hưởng lớn tới đường tiêu hóa” nữa thì tình trạng ngộ độc thực phẩm (automatic) sẽ giảm thôi. Còn chuyện những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng (như rau đểu, gạo đểu, bún đểu, bánh phở đểu, trứng đểu, thịt đểu, dầu ăn đểu, gia vị đểu …) đều là do bọn đểu làm ra.
Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm (nói riêng) và Nhà Nước (nói chung) hoàn toàn (và tuyệt đối) không dính dáng gì ráo đến những việc tiêu cực, xấu xa này. Nói tóm lại, và nói theo người đời thường là “Trời kêu ai nấy dạ.” Ăn uống (bậy bạ) nhằm lúc “thời tiết xấu” thì bị ngộ độc ráng chịu, vậy thôi.
Mà chỉ bị ngộ độc cấp tính vì thực phẩm thì kể như là chuyện nhỏ – và là chuyện xẩy ra hàng ngày – bất kể mùa màng hay thời tiết ra sao, ở xứ mình. Nơi đây, đồ ăn thức uống nhiều thứ gây ảnh hưởng độc địa hơn nhiều – có thể khiến “hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận”– theo như tường thuật của hai ký giả Đoàn Huy và Thanh Tùng, qua loạt bài phóng sự (“Hãi Hùng Cà Phê Đểu”) đọc được trên Thanh Niên On Line bắt đầu từ ngày 17 tháng 7 năm 2012:
“Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 – lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất…Dân Việt có thể sống với những toà án đểu, bệnh viện đểu, bằng cấp đểu, quan chức đểu, lý lịch đểu, dự án đểu, công ty đểu, qui hoạch đểu, truyền thông đểu, quốc hội đểu, chính phủ đểu … thì (lỡ) uống lai rai thêm vài ly cà phê đểu – nghĩ cho cùng – cũng không phải chuyện “hãi hùng” gì cho lắm. Điểm duy nhất đáng chú ý trong loạt bài phóng sự của Đoàn Huy và Thanh Tùng là họ khám phá ra được cách chế biến thế thôi:
“Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” – một công nhân ở đây vừa cười vừa nói…”
Đậu nành + hoá chất = cà phê đểu!
Công thức giản dị này dễ khiến cho người ta liên tưởng đến một sự kết hợp nhuần nhuyễn khác, cũng tại Việt Nam:
Dối trá + bạo lực = cách mạng đểu!
Riêng về mặt “dối trá,” nhân dịp cả nước đang nô nức chuẩn bị đón chào và kỷ niệm cuộc Cách Mạng Mùa Thu, xin mời mọi người xem qua (một phần) cuộc phỏng vấn của một nhà báo trẻ với một nhà cách mạng lão thành:
“Nói về Tổng khởi nghĩa 1945, một điều có lẽ là thắc mắc của một số người (tôi không nói là “nhiều người”, vì không biết nhiều ít thế nào), là thực sự thì cuộc Cách mạng Tháng Tám có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hay không, khi mà Nhật đã bại trận trong Thế chiến và sẽ phải rút khỏi Đông Dương, Việt Nam đã có một chính phủ (của Bảo Đại và Trần Trọng Kim), v.v.
Tôi hy vọng những điều mà bà Lê Thi – một trong những nhân chứng của thời đó – nói trong bài dưới đây, có thể trả lời phần nào câu hỏi này – từ góc nhìn của bà… bà Lê Thi sinh năm 1926, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, con gái cố Giáo sư Dương Quảng Hàm; bà cũng là một trong hai thiếu nữ kéo cờ trong lễ Độc lập 2/9/1945.(Người kia là bà Đàm Thị Loan, phu nhân Đại tướng Hoàng Văn Thái).”
- Và ngày 17 tháng 8 đã diễn ra như thế nào? Với tư cách một người tham gia cả quá trình, từ lúc chuẩn bị tới khi thực hiện, xin bà kể lại những gì bà còn nhớ về sự kiện 17 tháng 8.Tuy bà Lê Thi mô tả đây là một cuộc khởi nghĩa của “những người tay không” (*) nhưng – rõ ràng – họ đã “giấu sẵn trong người” và trong tâm nhiều điều khuất tất. Họ đã “giành micro,” “chớp thời cơ,” và “cướp chính quyền” từ một chính phủ hợp hiến mà vẫn trơ tráo nhắc lại với rất nhiều hãnh diện.
- Ngày hôm đó, chúng tôi dán cờ đỏ sao vàng bằng giấy, giấu sẵn trong người, kéo tới quảng trường Nhà hát lớn để dự mít tinh từ sáng sớm. Khi người của chính quyền Trần Trọng Kim vừa chuẩn bị khai mạc, thì một người – sau này tôi biết đó là ông Trần Lâm, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Việt Nam – đã lên được gác hai tung cờ đỏ sao vàng của ta lên. Lá cờ rất lớn, phấp phới bay trong gió, đẹp và oai hùng lắm. Cùng lúc đó, Việt Minh cũng giành micro từ tay người của phía chính quyền, chuyển nó cho hai phụ nữ đại diện của Mặt trận Việt Minh lên nói chuyện…”
(“Đoan Trang. “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Tuần Việt Nam 18 Aug. 2009).
Bằng vào những thủ thuật gian trá tương tự (cùng với bạo lực) hơn nửa thế kỷ qua, những người cộng sản Việt Nam đã tạo dựng ra một Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa – với rất nhiều nét đặc thù:
“Tổ quốc đã trở thành đao phủ. Những người địa chủ và tư sản không những bị ruồng bỏ mà còn bị coi là thù địch và bị tàn sát. Rồi cũng nhân danh tổ quốc họ phát động chiến tranh thôn tính miền Nam làm hàng triệu người chết và đất nước kiệt quệ.Tổ quốc đồng nghĩa với chiến tranh và chết chóc. Toàn thắng rồi, tổ quốc xã hội chủ nghĩa quên phắt cam kết thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. Tổ quốc bỏ tù và hạ nhục hàng triệu người. Tổ quốc đánh tư sản, tống cổ con cái ‘ngụy quân, ngụy quyền’ ra khỏi trường học và lùa đi vùng kinh tế mới. Tổ quốc khống chế và hăm dọa bằng công an thành, công an tỉnh, công an huyện, công an phường. Biết dân chúng không còn chịu đựng được nữa và muốn bỏ nước ra đi, tổ quốc đứng ra tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn chạy trốn nanh vuốt của mình. Tổ quốc hành động như bọn giặc cướp. Đến khi bị dư luận thế giới lên án dữ dội vì hành động bỉ ổi này, tổ quốc dẹp luôn đợt vượt biên bán chính thức và dĩ nhiên không trả lại tiền. Tổ quốc đểu cáng và lật lọng.”Ông Nguyễn Gia Kiểng nói (nghe) có vẻ hơi quá lời nhưng thực ra vẫn chưa đủ ý. Xin nghe thêm vài nhận xét nữa của nhà văn Phạm Đình Trọng – người hiện đang sống ở trong nước – về những “thảm hoạ” mà Cách Mạng Tháng Tám đã “mang lại” cho người dân Việt:
“Đối với những người ra đi, tổ quốc là sóng gió, hải tặc, là cái chết trong bụng cá, may mắn hơn là những ngày ê chề trong những trại tập trung trước khi tìm được một quê hương mới. Tổ quốc là một dĩ vãng cần quên đi. Đối với những người ở lại, tổ quốc đổi tiền mấy lần để cướp giật, tổ quốc sách nhiễu từng ngày. Tổ quốc nói trắng cũng được, nói đen cũng xong, cấm rồi lại cho phép, cho phép rồi lại cấm, muốn bắt hay tha tùy ý, người dân chịu đựng hết. Vì tổ quốc có súng.” (Nguyễn Gia Kiểng. Tổ Quốc Ăn Năn. Không có tên NXB. Paris 2001, 570 – 571).
“Thảm họa chia cắt đất nước. Chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai phe, hai trận tuyến chém giết nhau cả chục năm đằng đẵng, hàng triệu người lính Việt Nam, hàng triệu dân thường Việt Nam bị chính người Việt giết chết, hàng triệu người vợ góa bụa, hàng triệu người mẹ cô đơn, hàng triệu gia đình tan nát. Đất nước thành núi xương, sông máu. Cả dân tộc điêu linh, nghèo đói vì đất nước bị chia đôi, hai miền Nam, Bắc thành hai trận tuyến bắn giết nhau.”
“Thảm họa Cải cách ruộng đất. Chia một dân tộc vốn yêu thương đùm bọc nhau, thương người như thể thương thân, thành những giai cấp đối kháng luôn hằm hè đấu tranh giai cấp, luôn nung nấu hận thù giai cấp, đấu tố, thanh trừng, sát phạt, hãm hại nhau dẫn đến hàng trăm ngàn cái chết oan ức, tức tưởi cho người lương thiện. Cải cách ruộng đất hủy diệt những giá trị vật chất, hủy diệt cả những giá trị văn hóa, tâm linh. Khối đoàn kết dân tộc vốn là sức mạnh, là tài sản của dân tộc Việt Nam bị phá nát. Đạo lí, văn hóa dân tộc bị hủy hoại. Niềm tin tôn giáo thánh thiện bị loại bỏ để bây giờ chỉ còn niềm tin thô tục, thấp hèn, sì sụp lễ bái cầu tài, cầu lộc, cầu thi đỗ, cầu được cơ cấu, cầu được trúng cử trong đại hội đảng kì, cầu tiêu diệt, trừ khử được đối thủ cạnh tranh trong chính trị, trong làm ăn.“
“Thảm họa Nhân văn Giai phẩm. Đầy đọa cả một đội ngũ trí thức, nghệ sĩ, xóa sổ đội ngũ trí thức, nghệ sĩ đích thực, chân chính để chỉ còn những trí thức, những nghệ sĩ bị công chức hóa, nô lệ hóa, giết chết sự sáng tạo cả một nền văn học nghệ thuật.
Thảm họa tập trung cải tạo. Tù đày không án hàng trăm ngàn người Việt Nam khác biệt ý thức hệ. Đất nước thống nhất mà vẫn phân chia ta, địch trong lòng dân tộc, vẫn khoét sâu trận tuyến ý thức hệ trong lòng dân tộc, dân tộc mãi mãi li tán.
Thảm họa tha hương. Hơn ba triệu người phải xa người thân yêu ruột thịt, rời bỏ quê hương đất nước ra đi để chối bỏ sự phân biệt đối xử, trốn tránh cuộc đấu tranh giai cấp độc ác, vô lương. Nửa triệu người bỏ xác dưới đáy biển. Xa nước đã hơn ba chục năm, đến nay nhiều người vẫn chưa được một lần về thăm nước chỉ vì khác biệt ý thức hệ, bị chính quyền trong nước vẫn coi là thế lực thù địch, bị cấm cửa không cho về. Những ai đã xa nước mới thấm thía việc ngăn cấm con người trở về với quê cha đất tổ, trở về với cội nguồn dân tộc là độc ác, vô lương không còn tính người như thế nào!
Thảm họa Bắc thuộc. Chính quyền nhà nước ở Việt Nam hiện nay như không còn là chính quyền của nhân dân Việt Nam, như không còn là chính quyền của đất nước Việt Nam nữa mà là chính quyền của Đại Hán phương Bắc.”
Dù phải sống với chừng đó thảm họa, hàng năm – cứ vào đầu Thu – nhà nhà vẫn phải chưng ảnh và treo cờ. Người người vẫn phải hân hoan, nhiệt liệt chào mừng và kỷ niệm Cách Mạng Mùa Thu. Chỉ cần tỏ ra không hân hoan hoặc kém nhiệt liệt (chút xíu) là lôi thôi lắm, và lôi thôi ngay, chứ không phải bỡn.
Thiệt là một mùa Thu đểu!
Tưởng Năng Tiến
(*) Trong một bài viết trước (“Bọn Mafia Và Những Người Làm Cách Mạng”) trên diễn đàn talawas, chúng tôi đa ghi nhầm rằng “ký giả Đoan Trang gọi đây là Cuộc khởi nghĩa của những người tay không.” Thực ra, đây là cách nói của bà Lê Thi, và đã được Đoan Trang dùng làm tựa cho bài phỏng vấn dẫn thượng. Xin chân thành xin lỗi độc giả, và nhà báo Đoan Trang, về sự sơ xuất và cẩu thả của chúng tôi.
Lái Gió Dạy Con
“The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people but the silence over that by the good people.”
Martin Luther King, Jr.
Cũng trên diễn đàn này, thỉnh thoảng, tôi vẫn hay phát biểu lung tung về những chuyện (linh tinh) trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ riêng chuyện dạy con, dạy vợ (hoặc chồng) là tôi né, và ráng né tới cùng.
Lý do: tôi (trộm) nghĩ đây là chuyện riêng của mỗi gia đình. Đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Chúng ta rất không nên lái xe Molotova xồng xộc vào đời tư của bất cứ ai.
Quan niệm này tôi giữ được mãi, mãi cho đến tận … hôm nay! Sáng nay, sau khi nghe Người Buôn Gió dạy con, tôi đã không nén được một tiếng thở dài – não nuột:
- Bố ơi! Thế nào là xâm lược?
- Là đầu tiên nó đưa quân sang nước mình, bắn giết quân đội mình, đuổi dân mình đi, ai chống lại không đi là nó giết, bắt bỏ tù. Cướp tài sản của dân mình trên đất nó chiếm.
- Rồi thế nào nữa bố, nó đuổi đánh giết xong thì nó lấy đất mình làm gì?
- Nó cho dân nó khai thác tài nguyên, trồng trọt, đánh bắt hải sản nếu trên biển, muông thú ở trên rừng nơi nó chiếm được của mình.
- Thế nó lấy hết của mình à bố?
- Ừ lấy xong nó còn kinh doanh, ví dụ ai đi qua vùng nó chiếm phải xin phép nó, và nộp tiền cho nó.
- À thì ra xâm lược là vậy, thế đối phó với xâm lược thì phải làm gì?
- Chỉ có đánh lại thôi con à, dẫu yếu hơn, dẫu chết cũng phải đánh lại. Lịch sử nước mình bất kể đời nào cũng đánh lại quân xâm lược.
- Con thấy Trung Quốc nó bắn giết bộ đội mình ngoài đảo, nó xây đồn, xây nhà tù. Nó đánh đuổi giết ngư dân mình nếu đánh cá ở đó. Rồi nó cho dân nó hàng đoàn sang biển của mình đánh cá. Thế có phải là xâm lược hay không?
- Không, đó là vi phạm con ạ ?
- Sao lạ thế, như bố kể thì là xâm lược còn gì. Thế vi phạm là gì?
- Là ở mức độ nhẹ nhàng, kiểu như bà Cúc bán hàng nước vỉa hè, bị công an thu hết đồ, phạt tiền, rồi tổ dân phố họp nhắc nhở, kiểm điểm.
- Nhưng bà Cúc không giết người, không đánh đuổi ai để ngồi đó, bà ý bị phạt lần sau bà ý còn sợ, thấy công an, dân phòng còn thu đồ chạy. Bà Cúc cũng không đào đất chỗ đó lên bán, bà chỉ bán mấy cốc nước thôi. Không như bọn Trung Quốc. Như chúng là xâm lược.
- Mày bé mồm thôi, mấy hôm nay tao chở mày đi đâu, công an ngầm theo dõi. Tao cứ băn khoăn là không biết tao làm gì chúng nó theo. Giờ tao biết hoá ra là chúng nó theo mày. Cái việc gọi là vi phạm hay xâm lược không phải là quyền của lịch sử, không phải của nhân dân, không phải tao và mày. Cái này là của Đảng và Nhà Nước quy định nghe chưa. Chuyện biển Đông là chuyện phức tạp, nói đển biển Đông là không chỉ biển Đông mà thôi, nói đến biển Đông là nói đến cả những cái nằm ngoài biển Đông.Giải quyết vấn đề biển Đông không chỉ là giải quyết biển Đông mà bao trùm những thứ liên quan đến biển Đông. Muốn giữ biển Đông không phải chỉ nhăm nhe giữ biển Đông mà phải giữ cả những cái không liên quan trực tiếp đến biển Đông nhưng có mối tương quan, gắn bó thiết thực với biển Đông. Biển Đông là vấn đề phải nhìn cho rộng ra những vấn đề khác nữa ngoài biển Đông…
- Thôi thôi, bố đừng Đông, đông nữa, con lú rồi. Nghe nhức cả đầu, từ giờ biển Đông của ai mặc kệ, bố cho con mượn máy chơi game nhé.
- Đấy con ngoan, bố cho con mượn máy, con chơi trò gì?
- Con chơi trò, Hải Chiến Trường Sa bố ạ.
- Không được, chơi trò khác đi con, chơi trò đó bà tổ trưởng dân phố biết. Lại dẫn đoàn hỗn hợp đến nhà mình nhắc nhở, rồi lại đưa giấy triệu tập bố đi đấy con ạ.
- Bố yên tâm, con không bật tiếng đâu. Con để im lặng bố ạ.
- Ừ thế được, im lặng là vàng. Nếu mình không đủ trình độ để dùng ngôn ngữ như Bộ Ngoại Giao, mình không phân biệt đâu là xâm lược, đâu là vi phạm thì cứ im lặng là vàng con ạ.
Cứt thì có chứ vàng với bạc gì, Giời ạ!
Thường dân chúng tôi khi giận (thường) ăn nói thô tục, bỗ bã như thế đó. Giới hàn lâm thì khác. Sĩ phu Bắc Hà có vị cũng không bằng lòng với quan niệm sống “im lặng là vàng” nhưng tỏ thái độ nhỏ nhẹ và lịch hơn – chút xíu:
“Là một người Việt Nam có giáo dục, có văn hoá, không ai có thể cho phép mình tảng lờ, dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình, mà phải đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của trí tuệ!” – (“Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân.” Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản năm 96, trang 46).
Phải Đứng Ra Giữa Nơi Sáng Sủa Nghiêm Túc Nói Rõ Ý Kiến Của Mình. Ảnh: Người Buôn Gió.
Cứ theo tiêu chuẩn này thì ông Lái Gió (rành rành) là một thằng cha không có “giáo dục” và “văn hoá” xíu nào gì hết trơn hết trọi. Thảo nào, trong một bài viết khác (Tứ Thập Nhi Bất Hoặc) chính đương sự đã thừa nhận rằng mình “là thằng lưu manh ở ngõ Phất Lộc, cũng tù vì tội buôn heroin, chứa bạc, chém người.” Và cái ngõ Phất Lộc này, vẫn theo lời tác giả: “cách một nhà lại có một nhà con đi tù, đủ các loại tội, tù về rồi lại đi mà có ai thấy là ghê gớm đâu.”
Thế thì đúng là chỗ xuất thân của cái đồ … phải gió. Ngữ này thì mong chi thằng chả (có) đủ tư cách và liêm sỉ để “đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của trí tuệ” trước bàn dân thiên hạ – như kỳ vọng của giới sĩ phu, của xứ Bắc Hà.
Tuy thế, phương pháp “nín thở qua sông” mà Người Buôn Gió dạy con – nghĩ cho cùng – cũng … đúng thôi. Phần lớn những vị trí thức ở (trong cũng như ngoài) đất nước Việt Nam đều áp dụng chung cái “chiến thuật” này. Họ đều “tảng lờ, dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình” hết trơn mà!
Hiện tượng “im thin thít” này được nhà văn Đào Hiếu mô tả là một cách “đầu hàng tập thể.” Và nếu muốn biết (rõ) xem thế nào là chuyện “tập thể đầu hàng” xin chịu khó đọc hết bức thư ngỏ sau đây:
“Kính gửi: Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng toàn thể các luật gia là thành viên của Hội.
Tôi là Trịnh Kim Tiến, sinh năm 1990, trú tại 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Là con gái ông Trịnh Xuân Tùng – nạn nhân trong vụ án trung tá công an đánh chết người vào hồi tháng 2/2012.
Nay tôi viết thư này gửi đến Hội Luật gia Việt Nam, với mong muốn nhận được sự đồng hành của các luật gia trong vụ án trên, theo đúng tôn chỉ và mục tiêu của Hội Luật gia là: “… bảo vệ quyền tự do, dân chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền khoa học pháp lý…”
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam – Khoá XI, Nhiệm Kỳ 2009 – 2014.
Thưa quý vị,
Sau 11 tháng khởi tố hình sự vụ án, tạm giam bị can nguyên là trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, công an thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử lần đầu tiên tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố – số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội vào ngày 13 tháng 01 năm 2012.
Tuy nhiên, ở phiên tòa sơ thẩm, các nhân chứng khách quan – là những người có nghĩa vụ và trách nhiệm trực tiếp liên quan đến vụ án đã không được triệu tập theo yêu cầu của luật sư. Phiên tòa đã tạm kết thúc với mức án 4 năm tù dành cho trung tá Nguyễn Văn Ninh với tội danh: “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, không truy cứu trách nhiệm của những công an trực ban, dân phòng có mặt tối hôm xảy ra sự việc.
Sau 6 tháng và 2 lần tạm hoãn phiên xử phúc thẩm, nay gia đình tôi đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội, thông báo về phiên phúc thẩm sẽ diễn ra sắp tới đây vào lúc 8h ngày 17 tháng 07 năm 2012 tại trụ sở Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân Hà Nội – 262 Đội Cấn.
Tôi có vài câu hỏi thắc mắc mong được Hội tư vấn:
1. Phiên xử phúc thẩm bị hoãn lần đầu tiên diễn ra cùng trong một buổi sáng với 3 vụ án hình sự khác nhau, như vậy có đúng với thủ tục và quy trình tố tụng của pháp luật không?
2. Nếu phiên tòa vẫn tiếp tục không triệu tập đầy đủ nhân chứng và những người có trách nhiệm liên quan gây ra cái chết của bố tôi thì chúng tôi có quyền khiếu nại phía Tòa án hay không?
3. Sau phiên tòa, nếu những đồng phạm liên quan vẫn không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước pháp luật thì tôi cần làm gì tiếp theo để yêu cầu truy cứu và xem xét trách nhiệm của họ?
4. Trong khi những phiên tòa xét xử những vụ việc liên hệ giữa công an và người dân thì được công khai, báo chí tham dự và đưa tin thì phiên tòa xét xử trung tá công an giết người lại xử kín, xin các luật sư tư vấn hiện tượng này dưới góc nhìn pháp lý.
Tôi mong rằng, Hội Luật gia Việt Nam sẽ đồng hành cùng gia đình tôi trên con đường đi tìm công lý và công bằng bằng cách “tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật”, phân tích tiến trình xét xử cũng như kết quả vụ án để đảm bảo luật pháp sẽ được thực thi một cách nghiêm minh, góp phần chấm dứt vấn nạn công an đánh dân đã là đang là vấn nạn nhức nhối hiện nay.
Chân thành cám ơn quý vị,
Trân trọng,
Trịnh Kim Tiến
Cái cô Trịnh Kim Tiến này chắc là còn trẻ, và trẻ lắm. Chứ người có tuổi ở Việt Nam đâu có ai đặt kỳ vọng quá nhiều vào những hội viên của Hội Luật Gia đến thế. Loại người này vừa được blogger Cánh Cò phác hoạ như sau:
“Thay vì đóng góp tiếng nói cho chính quyền mở mắt ra, họ lại a dua bằng cách im lặng. Họ cương quyết không chịu mất ghế trong hệ thống mặc dù họ không làm gì cả nhưng vẫn được lãnh lương và được người dân gọi là tiến sĩ này giáo sư nọ. Họ là những mảnh bằng biết đi, biết hưởng thụ nhưng hoàn toàn không biết gì đến vận mệnh đất nước.”Mà thiệt, trước cũng như sau phiên toà phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Văn Ninh, cả bốn câu hỏi (thượng dẫn) đều không được bất cứ một hội viên nào của Hội Luật Gia Việt Nam trả lời hay trả vốn gì ráo trọi. Im lặng là vàng.
Nói nào ngay, họ chưa bao giờ (dám) lên tiếng bảo vệ ngay cả đồng nghiệp hay chính thành viên của hội – chứ nói chi tới … cái đám nhân dân bá vơ nào đó. Lê Chí Quang, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Huỳnh Văn Đông, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần … đều là những người biết rõ hơn ai hết về vai trò trơ tráo của cái Hội Luật Gia (thổ tả) này.
Nói theo kiểu của Người Buôn Gió thì Hội Luật Gia sinh hoạt cứ “như một bầy gà, người ta vồ con nào con đấy chịu.” Mà cái kiểu sinh hoạt y như một đàn gà (hoặc đàn cừu) thì hội đoàn nào ở Việt Nam cũng đều như vậy tuốt. Không tin cứ hỏi qúi ông Chủ Tịch Quốc Hội, Chủ Tịch Công Đoàn, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc, Chủ Tịch Hội Nhà Văn, Chủ Tịch Hội Nhà Báo, hay Nhà Thơ … gì đó (thử) xem có đúng không. Không đúng chết liền.
Tưởng Năng Tiến
Ánh Mắt Con Cuông
“Nói chung bọn quỷ này mà còn thì đất nước muôn đời không khá lên được !”
-H. K. Phuc (Độc giả Dân Luận)
Mãi đến năm 2006, tôi mới nghe đến địa danh Con Cuông – sau khi có tai nạn chìm đò xẩy ra ở nơi đây, khiến cho 19 em học sinh thiệt mạng. Phóng viên của báo Tiền Phong Online tường thuật:
“Đêm 7/10, bản Chôm Lôm (Lạng Khê, Con Cuông) thức trắng. Tiếng khóc não nề cất lên từ những căn nhà sàn, bóng người bó gối ngồi bên bờ sông ngóng tìm con như hóa đá.”Sáng hôm sau, đọc Tuổi Trẻ Online, tôi lại được tin thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên Con Cuông bị nạn đắm đò:
“Một nguồn tin cho biết, sau ba lần bị chìm đò tại bến sông này làm thiệt mạng năm HS, năm 2004, dự án Luxembourg đã tài trợ cho xã Lãng Khê một thuyền lớn 12 sức ngựa, có thể chở từ 25 – 30 người để đưa các em HS qua sông đi học. Nhưng xã Lăng Khê lại không đưa vào sử dụng vì ‘tốn dầu’, thu sẽ không đủ chi. Thay thế chiếc thuyền này, xã đã thuê đóng chiếc thuyền có trọng tải dưới 1 tấn và ký hợp đồng với ông Lô Quốc Phong (sinh 1951) người bản Chôm Lôm làm người lái. Chính chiếc đò này đã gây vụ tai nạn thương tâm ngày 7-10.”Từ đó, cứ mỗi lần nghe báo chí trong nước nhắc đến huyện “Con Cuông” là y như rằng thế nào cũng có xẩy ra một chuyện gì đó “thương tâm,” hoặc chẳng lành:
- Báo Nông Nghiệp: Con Cuông – Nghệ An: Lật đò, 13 người thoát chết.
- Báo Dân Trí: Con Cuông hiện là một trong những huyện có tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất tỉnh Nghệ An với hơn 200 người. Nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ “con lốc” ma túy trên mảnh đất này.
- Báo Dân Việt: Lúc 4h sáng nay ngày 7.12 , chiếc xe ben chở gỗ đang đi từ trên núi cao Pù Uột (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, Nghệ An) xuống lưng chừng núi thì bị lật ngửa, 10/14 người trên xe đã tử vong.
- Báo Tiền Phong: Bé gái 7 tuổi bị giết thả trôi sông… Cùng ngày, tên Kha Văn Lính (22 tuổi), nhà ở cạnh bé Hường đã tới công an huyện Con Cuông đầu thú. Hắn khai nhận rằng đã dùng tay bóp cổ cháu Hường cho đến chết, sau đó quẳng xuống sông Lam.
- Báo Hà Nội Mới: Toà án nhân dân huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết vừa mở phiên toà sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Lô Thị Xuân, Lê Thị Minh, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Đảm về tội “mua bán phụ nữ”.
- Báo Đại Đoàn Kết: xã Đôn Phục (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) – địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, và từ nhiều năm nay được biết đến với nhiều vụ mất tích bí ẩn của nhiều phụ nữ, trẻ em gái, mà nhiều người nơi đây cho biết là bị “đưa đi” Trung Quốc.
- Dân Trí: Phó công an huyện Con Cuông bị côn đồ đánh trọng thương.
- Công An Nhân Dân: Truy bắt nhanh 9 tên cướp tài sản trên sông Lam, huyện Con Cuông.
- Dân Trí: Chiều ngày 16/7, Công an TX Hương Trà (TT Huế) cho biết, Cơ quan CSĐT-CATX Hương Trà đã ra quyết định bắt khẩn cấp và tạm giữ đối với Nguyễn Thị Sáu (SN 1977, quê Con Cuông, Nghệ An) về hành vi môi giới mãi dâm.
- Người Đưa Tin: Công an huyện Con Cuông (Nghệ An) vừa phát hiện một số lượng súng tự chế tại nhà ông Lương Văn Trường ở bản Huồi Mác, xã Lạng Khê.
- Báo Nghệ An 24 Hour:
* Tại xã Lạng Khê, Tòa án nhân dân huyện Con Cuông vừa mở phiên tòa xét xử lưu động 4 vụ án tàng trữ, mua bán chất ma túy.- Báo Đại Đoàn Kết: “Gần đây báo chí đã có lần phản ánh tình trạng người dân tại xã Thạch Ngàn và xã Cam Lâm, huyện Con Cuông tự ý lập cầu, đường chặn thu tiền người qua lại khiến dư luận bất bình. Nay vẫn tại Con Cuông lại xuất hiện tình trạng này ở xã Môn Sơn và xã Lục Dạ, tiếp tục gây bức xúc cho người dân…
* Con Cuông: Khám phá nhanh vụ cướp tài sản.
* Con Cuông: Báo động nạn mất cắp trâu bò.
* Con Cuông: Yêu râu xanh hai lần hiếp dâm bé gái.
Trước sự việc trên, ông Lưu Văn Cứu – Trưởng phòng Công thương huyện Con Cuông khẳng định, việc dân tự ý lập cầu thu phí phương tiện và người qua lại là việc làm không đúng. Biết là vậy, nhưng chính quyền không thể đứng ra làm cầu, do không có kinh phí…”
Điều “khẳng định” trên, xem ra, hơi khác với những gì Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia ghi nhận về địa danh này:
“Con Cuông là một huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.”Những nhân vật lãnh đạo huyện Con Cuông, xem chừng, không lưu tâm lắm về “lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại” của vùng đất này. Qúi vị lãnh tụ ở tận trung ương, dường như, cũng thế. Bởi thế, Con Cuông không có đủ ngân sách để xây một cái cầu, và người dân nơi đây không có điều kiện để “phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại.” Thay vào đó, họ đã “phát triển” theo những hướng sinh hoạt khác:bán dâm, buôn người, buôn ma túy, chở gỗ lậu, trộm cắp, cướp bóc, và làm cầu thu phí!
Chưa hết, chỉ qua một hôm – hôm Chủ Nhật ngày 1 tháng 7 năm 2012 – địa danh Con Cuông bỗng nổi như cồn, được tất cả những cơ quan truyền thông quen thuộc (ở nước ngoài) nhắc đến:
- RFA: Con Cuông Giọt Nước Tràn Ly.
- BBC: Những người đứng đầu giáo phận Vinh đã kêu gọi hợp thông sau khi họ cáo buộc linh mục và giáo dân ở huyện Con Cuông, thuộc tỉnh Nghệ An, đã bị đánh, tượng thánh bị đập vỡ hồi đầu tháng Bảy.
- RFI: Hàng chục ngàn giáo dân dự lễ cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông… Trong bức thư gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 10/7, Tòa Giám mục Vinh còn tố cáo là tình hình ở Con Cuông vẫn tiếp diễn, chính quyền Nghệ An vẫn dùng quyền lực và phương tiện truyền thông để “bóp méo sự thật, vu khống các tín hữu, đồng thời tiến tới việc triệu tập, bắt bớ những người dân vô tội.”
Con Cuông, rõ ràng, là một vùng đất dữ – nếu nhìn qua những sự kiện vừa nêu. Tuy nhiên, vẫn theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì lại có một Con Cuông hoàn toàn khác:
“Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An có diện tích 1.303.285ha, thuộc địa bàn 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Anh Sơn; trong đó Vườn quốc gia Pù Mát làm trung tâm đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật với đầy đủ đại diện của 4/5 lớp quần hệ (rừng thưa, rừng kín, cây bụi và cây thảo).Ở giữa một vùng đất thơ mộng, trù phú, và hiền hoà như thế, vài chục ngàn người dân Con Cuông – lẽ ra – phải có một sống an lành và phú túc. Tiếc thay, họ đã trở thành những nạn nhân của đói nghèo, dốt nát, bạo lực, cùng với tất cả những tệ đoan xã hội tệ hại nhất của thế kỷ này.
Trong số gần 2.500 loài thực vật bậc cao có mặt tại khu vực này, thì có gần 2.000 loài thuộc nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ 74%, là yếu tố chủ đạo cấu thành nên hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Khu hệ động vật hiện có 130 loài thú lớn, nhỏ, 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 84 loài cá, 39 loài dơi, 305 loài bướm ngày, 14 loài rùa, hàng ngàn loài côn trùng khác.
Đặc biệt, khu DTSQ có đặc trưng văn hóa-nhân văn nổi bật của cộng đồng người Thái, với những giá trị bản địa sâu sắc và không thể bỏ qua giá trị cội nguồn của tộc người Ơ Đu có dân số ít nhất trong cộng đồng dân cư Việt Nam.
Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Trong khu vực có 1.297 loài thực vật đã được điều tra và ghi nhận. Một báo cáo gần đầy nhất thì khu vực này có khoảng 2.500 loài, trong đó có khoảng 2.000 loài thực vật bậc cao (74%); có 130 loài động vật lớn nhỏ đã được ghi nhận, trong đó có một số loài đặc biệt quý hiếm như: sao la, hổ, thỏ vằn trường sơn…; 295 loài chim; 54 loài lưỡng cư và bò sát; 83 loài cá và 39 loài dơi. Đây cũng là nơi có tính đa dạng về văn hóa dân tộc lớn nhất trong số các khu dự trữ sinh quyển Việt Nam với 9 dân tộc...”
Nhìn từ Con Cuông, người ta không thấy có chút hy vọng nào ở tương lai. Cuộc sống không chỉ bất an mà còn tối tăm, ảm đạm.Và Con Cuông (nghĩ cho cùng) chính là hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ.
Tưởng Năng Tiến.
No comments:
Post a Comment