Saturday, October 22, 2016

MAI THANH TRUYẾT - KINH TẾ - TIN PHẬT GIÁO

MAI THANH TRUYẾT * NGÀY MÔI TRƯỜNG




Ngày Môi Trường Thế Giới - Sự Hâm Nóng Tòan Cầu
ENVIRONMENTAL EDUCATION AND AWARENESS-RAISING
Ngày 5 tháng 6 tới đây là Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day). Năm nay, thế giới nhấn mạnh đến nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường bằng “Giao dục Môi trường và Nhận thức” (Environmental Education & Awareness), trong đó nhấn mạnh vai trò của nhà giáo trên thế giới.
Những đề nghị sau đây cho các nhà giáo trên thế giới là:
·         Trong ngày nầy, cần nên nhấn mạnh cho học sinh hiểu thêm về tầm quan trong trong việc bảo vệ môi trường chung của thế giới;
·         Chuẩn bị những câu hỏi cho học sinh về một vấn nạn lớn của thế giới; đó là việc phế thải thực phẩm dư thừa và hệ lụy của việc nầy đối với môi trường chung;
·         Khơi dậy ý thức về “ngôi vườn thực phẩm” nơi trường học và thành lập các nhóm bảo vệ môi sinh (bio-club);
·         Đặc biệt, nhấn mạnh sự lưu tâm về vấn đề thoái hóa môi trường do con người tạo ra, cùng các phương cách giải quyết vấn đề…
Về vấn đề thực phẩm dư thừa, chúng ta có thể hình dung được rằng, theo ước tính của một số nhà môi trường Hoa Kỳ, chỉ riêng phần thực phẩm dư thừa trong buổi ăn trưa ở các trường học trung tiểu học Mỹ có thể cung cấp cho 30 triệu người thiếu ăn trên toàn cầu!
Đối với quốc gia Kuwait, vần đề nầy cũng trầm trọng không kém. Để đáp ứng ngày hành động cụ thể cho Ngày Môi Trường, Chính phủ Kuwait đưa ra khẩu hiệu năm nay cho đất nước nầy là “Think-Eat-Save”. Tất cả vì vấn nạn phế thải thức ăn dư thừa cũng quá trầm trọng ở đất nước nầy. Ước tính trên 50% tổng số lượng phế thải rắn (solid waste) toàn quốc là thức ăn dư thừa hàng ngày với 38 tấn/ngày.
Do đó, nhân ngày môi trường thế giới, chánh phủ Kuwait khuyến cáo là “…cần nên lưu tâm về những vấn nạn mội trường do thức ăn phế thải…”
Còn Việt Nam thì ứng xử như thế nào trước Ngày Môi trường Thế giới nầy?
Việt Nam công bố sẽ “thả cá xuống Kinh NHiêu Lộc và Kinh Tàu Hủ để tái tạo (?) nguồn cá hầu phát triển nguồn lợi kinh tế trên kinh” ngày 29/5/2013 tại Tp HCM (Sàigòn cũ). Kể từ ngày 1 tháng 5 năm nay, và cũng để chào mừng Ngày môi trường, thành phố cũng ra quyết định:”tuyệt đối không hút thuốc lá trong ngày làm việc”. Cũng cần nhắc lại, kinh Nhiêu Lộc đã được “cải tạo” với số đầu tư trên 200 triệu Mỹ kim từ cuối năm 2000. Dòng kinh chỉ sạch được vài tháng ở đoạn từ cầu Công Lý cũ đến cầu Kiệu, đường Hai Bà Trưng với hai con đường mới được đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc hai bên bờ kinh.
Chỉ hơn một năm sau đó, Việt Nam lại nhận được tài trợ và vốn cho vay không có lãi trên hơn 200 triệu Mỹ kim nữa để “tái” tái tạo” thêm một lần nữa. Và lần nầy do các công ty Tàu thầu. Công việc chấm dứt nửa chừng mà người Việt quốc nội thường gọi là “dự án treo”. Không biết số cá sẽ được thả ngày 29/5 tới đây sẽ tồn tại được bao lâu? Hay là sẽ được đi vào quên lãng ngay sau đó như hai quần đão Hoàng Sa và Trường của quê hương?
Để đóng góp cho Ngày Môi trường Thế giới năm nay, người viết xin nêu vấn đề về sự Hâm Nóng Toàn Cầu để cùng chia sẻ trước sự nóng dần lên với nhịp độ nhanh hơn các nhà làm khoa học tính toán. Năm 2012, số lượng khí carbonic (thán khí) CO2 thải hồi vào không khí tăng lên đến trên 390 mg cho mỗi lít (mg/l) không khí. Và cũng theo mô hình toán của các chuyên gia, nếu mức thán khí lên tới mức báo động (threshold limit) là 400 mg/l, thế giới sẽ xảy ra một cơn khủng hoảng về mội trường không thể tiên liệu được.
Tin giờ chót: Ngày 4 tháng 5/2013 phòng thí nghiệm Mauna Loa, Hawaii đã đo được nồng độ than khí lên đến 400 mg/L. Đây là lần đầu tiên thán khí lên cao đến mức nầy cách đây 34 triệu năm. Die62i nầy trái với dự phóng của các nhà khoa học là định mức trên sẽ xảy ra vào cuối năm 2014 hay 2015. Chuyện gì sẽ xảy ra cho trái đết trong những ngày sắp đến?
Sự hâm nóng toàn cầu (Global Warming)

Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó kết luận rằng trái đất nóng dần do con người phóng thích các khí ô nhiễm vào không khí. Lý thuyết nầy là nguyên nhân khởi đầu cho bao cuộc thảo luận sau đó giữa các nhà khoa học. Họ đã võ đoán là từ năm 1896, thán khí (CO2) thải vào không khí do việc đốt than đá để tạo ra năng lượng là nguyên nhân chính gây ra “hiệu ứng nhà kiếng”  (greenhouse effect). Theo ước tính, thán khí trong không khí đã tăng 30% từ năm 1750 đến nay.

Mãi đến năm 1949, sau khi khảo sát hiện tượng tăng nhiệt độ trong không khí ở Âu Châu và Bắc Mỹ từ năm 1850 đến 1940 so với các nơi khác trên thế giới, các nhà nghiên cứu Anh đã đi đến kết luận là sự phát triển ở các quốc gia kỹ nghệ đã làm tăng lượng ô nhiễm thán khí trong không khí, do đó làm cho mặt đất ở hai vùng nầy nóng mau hơn so với các vùng chưa phát triển.

Đến năm 1958, các cuộc nghiên cứu ở Mauna Loa Observatory (Hawai) đặt ở cao độ 3.345m mới chứng minh được khí CO2 là nguyên nhân chính yếu của sự gia tăng nhiệt độ nầy. Đến năm 1976, các chất khí methane, chlorofluorocarbon (CFC), nitrogen oxide (NOx) cũng được xác nhận là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kiếng.

Từ năm 1979 đến 1983, nhiều báo cáo của Hàn Lâm Viện Quốc gia về Khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh và cảnh báo rằng nơi nào có ô nhiễm không khí trầm trọng là nguy cơ có nhiệt độ không khí tăng càng lớn.

Năm 1990, 49 nhà bác học đã có giải Nobel đã ra thông cáo kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải có biện pháp tức thời để hạn chế ô nhiễm không khí hầu bảo vệ quả địa cầu.

Các cuộc nghiên cứu mới nhất do hai khoa học gia Karl và Trenberth trên tạp chí Sciences số tháng 12/2003 nói lên tính cách khẩn thiết của vấn đề nầy. Theo ước tính của hai ông thì từ 1990 đến 2100, nhiệt độ trên mặt địa cầu sẽ tăng từ 3,1 đến 8,9oF (1,6 đến 4,2oC). Và sự tăng nhiệt độ nầy sẽ làm nóng chảy hai tảng băng ở Greenland và Antartica và có thể làm ngập lụt các bờ biển. Điều sau nầy sẽ làm thu hẹp diện tích sống của con người trên quả địa cầu
. Để rồi từ đó sinh sản ra nhiều hệ lụy đang dồn dập xảy ra như sau.

·          Trái đất sẽ chịu đựng những luồng khí nóng bất thường;
·          Hạn hán sẽ thường xuyên hơn và xảy ra ở nhiều nơi;
·          Mưa to, bão tố xảy ra bất thường cũng như không thể tiên liệu trước như hiện nay;
·          Hệ thực vật, sinh vật bị thay đổi;
·          Và sau cùng mực nước biển sẽ dâng cao ở nhiều nơi ước tính khoảng 75cm vào năm 2100.
Và hiệu ứng nhà kiếng đã được giải thích một cách khoa học hơn như sau: Các khí kể trên di chuyển trong bầu khí quyển, “nhốt” (trap) khí nóng thải hồi từ mặt địa cầu, do đó khí nóng nầy không thể thoát ra ngoài không gian được. Ngược lại, các khí trên cũng đã hành xử như một nhà kiếng để lọc các tia sáng mặt trời trước khi vào trái đất. Tháng 4, 2004, Trung tâm Nghiên cứu Mauna trên lại vừa công bố một báo cáo khoa học mới nhất trong đó ghi nhận nồng độ của thán khí (CO2) trong năm 2002 là 376 mg/L và năm 2003 là 379mg/L. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, mức thán khí tăng hàng năm là 1,8mg/L; trong lúc đó mức tăng trung bình là 1mg/L ở 5 thập niên về trước. Lý do chính là do sự phát triển gần đây của Trung Cộng và Ấn Độ.

Nghị Định Thư Kyoto

Nghị định thư Kyoto, một dự thảo hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bảo trợ và đã được 166 nguyên thủ quốc gia trên thế giới đồng ý trên nguyên tắc, quy định rằng: Cho đến năm 2012, các quốc gia trên thế giới phải giảm thiểu các khí phóng thích kể trên 5,2% so với định mức của năm 1990. Dự thảo Nghị định thư (NĐT) nầy gồm 26 Điều khoản và 2 Phụ lục sẽ trở thành một quyết định chung cho toàn cầu nếu có trên 55% tổng số các quốc gia tính theo tỷ lệ năng lượng cần thiết trong các quá trình sản xuất kỹ nghệ của từng quốc gia một.

Hoa Kỳ, vào năm 1990, đã sản xuất 36,1% sản phẩm của toàn thế giới, do đó có trách nhiệm trên 36,1% lượng khí phóng thích vào bầu khí quyển tạo ra sự hâm nóng toàn cầu. Trong lúc đó Nga Sô chịu trách nhiệm 17,4%.

Tính đến ngày 16/2/2006, NĐT Kyoto đã biến thành luật vì Liên Bang Nga đã chuẩn y Dự thảo vào tháng 11, 2005. Hoa Kỳ cho đến hôm nay (2013) vẫn chưa chịu chuẩn y vì không đồng ý với con số % về trách nhiệm góp vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Úc Châu đã chuẩn y vào năm 2008.

Cho đến năm 2011, Trung Cộng đã qua mặt Hoa Kỳ trong việc phát thải thán khí với 6,8 tỷ tấn so với 6,2 tỷ tấn của Hoa Kỳ. Thế mà TC vẫn “tự nhận” là “quốc gia đang phát triển” để nhận được một số ưu đải và miễn nhiễm trong lãnh vực ô nhiễm môi trường thế giới; trong lúc trên bình diện khác đất nước nầy trở thành con hổ hung hăng đang đe dọa chiếm lĩnh toàn thế giới thể hiện qua những hành xử côn đồ trong vùng biển Đông là một, đặc biệt công cuộc Hán hóa tiệm tiến Việt Nam trong tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 với sự tiếp tay của đảng Cộng sản Bắc Việt.

Việt Nam đã phê chuẩn NĐT ngày 25/9/2002. Tuy nhiên, qua thông tin và báo chí bên nhà đăng tải nhiều tin tức về tình trạng bịnh về đường hô hấp của cư dân ở các thành phố lớn tăng cao gần đây dựa theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam. Cũng như phẩm chất không khí ở những nơi nầy cũng được báo cáo là bụi bặm, các khí thải độc hại cao hơn định mức gấp nhiều lần, và dân chúng khi di chuyển đều phải mang “khẩu trang”.

Những điều trên đây chứng tỏ rằng Việt Nam chưa lưu tâm đến NĐT Kyoto mặc dù đã chuẩn y NĐT trên. Thêm nữa, sự hiện diện của trên 40.000 cơ sở sản xuất trong Sài Gòn hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải đã nói lên sự góp phần của Việt Nam vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu rồi. Dù vậy, nhân ngày ban hành NĐT Kyoto 16/2 vừa qua, Ông Trần Hồng Hà, Cục trưởng Cục bảo vệ Môi trường đã tuyên bố rằng:” Đây là cơ hội để Việt Nam tham gia vào quá trình ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu toàn cầu mà không phải xử dụng đến những biện pháp mạnh có thể tác động đến quá trình phát triển kinh tế.” Và Ông còn nói thêm là:” Việt Nam có thể tính trước định mức phát thải khí nhà kiếng để chủ động nhập những công nghệ sản xuất thích hợp, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế vừa kiểm soát hiệu quả lượng khí thải nhà kiếng.”

Theo lời Ông Hà, cơ hội để Việt Nam tham gia vào sự hâm nóng toàn cầu là gì? Và làm cách nào để Việt Nam có thể tính trước được lượng khí thải nhà kiếng? Thiết nghĩ hai câu hỏi trên phải còn mất nhiều năm trước khi Việt Nam có thể trả lời xuyên suốt được.


Cảnh báo khẩn cấp

Vào cuối tháng 2, 2004, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có cho công bố một báo cáo khoa học quan trọng liên quan đến an ninh quốc phòng về việc thay đổi thời tiết đột ngột do hai khoa học gia về tương lai học (futurist) nghiên cứu. Báo cáo cảnh báo rằng, nhiệt độ sẽ giảm 5oF ở Á Châu, Bắc Mỹ, và Bắc Âu Châu; và sẽ tăng 4oF ở Úc, Nam Phi, và Nam Mỹ kéo theo hạn hán, giông tố vào mùa đông, và gió mạnh ở những vùng kể trên. Báo cáo còn ghi nhận thêm sự thay đổi nhiệt độ sẽ có một tiến trình nhanh chóng chứ không thay đổi tiệm tiến như dự liệu. Có thể xảy ra trong vài thập niên tới đây. Các cuộc nghiên cứu ở lòng biển sâu có chỉ dấu cho thấy dòng chảy của luồng nước ấm chảy chậm lại. Và điều nầy có thể làm cho thời tiết không còn thay đổi theo như sự vận chuyển định kỳ và được tiên liệu như trước đây.

Những sự kiện kể trên có thể xảy ra ở những vùng khác nhau, tuy nhiên việc ảnh hưởng lên toàn cầu sẽ làm xáo trộn tình hình an ninh xã hội của thế giới. Vì vậy, các quốc gia giàu cần phải chuẩn bị để tránh tình trạng bi thảm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hoa Kỳ với kỹ thuật tiên tiến có thể chịu đựng và chế ngự được những thay đổi trên do nước nầy có một hệ thống nông nghiệp đa dạng thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Điều nầy không thể có được đối với các quốc gia khác ở Á và Âu châu. Tình trạng thiếu lương thực, nước uống và năng lượng có thể xảy ra và từ đó sẽ phát sinh ra một hiện tượng di cư vĩ đại đến từ Á Châu và các quốc gia Trung và Nam Mỹ.

Sau cùng, báo cáo tiên đoán rằng Âu Châu sẽ phải chiến đấu gay go với tình trạng kể trên. Á Châu đối mặt với những khủng hoảng lương thực và nước sinh hoạt. Tất cả sẽ làm xáo trộn xã hội hoàn toàn và tạo ra thêm nhiều tranh chấp liên quốc gia không thể tiên liệu được.

Theo nhận định của GS Phil Jones, Đại họx East Anglia, Anh Quốc, năm 2007 sẽ là năm khí hậu toàn cầu nóng kỷ lục so với năm nóng 1998. Mức nóng có thể vượt qua cơn nóng năm 2006 tại Hoa Kỳ. TS Jim Hansen, Hoa Kỳ cũng tiên đoán sự hâm nóng toàn cầu sẽ dẫn đến những thay đổi không lường trước trên trái đất trong những năm sắp đến. Hạn hán và lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn nữa, các tảng băng ỏ Bắc Cực và Nam Cực bị tách rời và tan dần trong biển cả làm cho mực nước biển sẽ tăng nhanh hơn…

Một cách nhìn khác về sự hâm nóng toàn cầu

Qua cách nhìn của các nhà khoa học trên, chúng ta thấy rằng trái đất đang nóng dần và có nguy cơ gây khủng hoảng cho nhân loại. Tuy nhiên, tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, TS Khabibullo Abdusamatov mới vùa chứng minh là trái đất sẽ bắt đầu trở lạnh vào năm 2012. Lý do ông đưa ra là trái đất nóng lên hay lạnh đi hoàn toàn là do mặt trời.

Ông đã tính rằng trong suốt thế kỷ 20 mặt trời luôn luôn chiếu sáng rực rỡ, vì vậy trái đất trong vòng 100 năm nay đã nóng lên 0,60C. Nhưng kể từ thập niên 1990 trở đi, mặt trời không còn chiếu sáng rực rỡ nữa. Qua mô hình toán, ông đã chứng minh rằng nhiệt độ của trái đất sẽ giảm xuống cho đến năm 2050 là đạt đến mức tối thiểu. Trung bình sẽ lạnh đi 1,2 – 1,50C so với bây giờ.

Kết luận trên là do sự ước đoán căn cứ vào giai đoạn lạnh lẽo của trái đất từ năm 1645 đến năm 1715. Cũng theo TS Abdusamatov, Hỏa tinh nóng lên và lạnh đi theo chu kỳ giống như ở trái đất, và đây cũng là kết quả nghiên cứu của NASA Hoa Kỳ. Nhưng trên Hỏa tinh, không có dấu hiệu mầm sống như trên trái đất. Điều đó nói lên một khái niệm khác về sự hâm nóng toàn cầu hiện đang còn trong vòng tranh cãi.

Kết Luận

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kiếng là do thán khí và một số khí thải kỹ nghệ thải hồi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều giả thuyết khác nhau đến từ nhiều trường phái khoa học về cách lý giải cho hiệu ứng nhà kiếng. Một số khoa học gia trong khi nghiên cứu về hành tinh Hỏa tinh (Mars) đã đưa ra một giả thuyết về sự thành hình của mặt địa cầu như sau: “Chu kỳ nóng lạnh của trái đất là một hiện tượng tuần hoàn. Trong hiện tại, quả địa cầu đang đi vào một cuộc vận hành “nóng” để rồi sau đó…sau một vài thiên niên kỷ sẽ chuyển trở qua chu kỳ “lạnh”.

Lý do căn bản để làm điểm tựa cho lập luận nầy là vin vào thời đại của người Viking ở Bắc Cực thời gian trước khi di cư vào phía Nam. Ở vào thời điểm nầy, những vùng có người Viking sinh sống, vẫn có nhiều đồng cỏ do đó họ có điều kiện để chăn nuôi và trồng trọt, chứ không là một tảng băng vĩ đại như hiện tại. Nếu giả thuyết nầy là một sự thật thì thuyết Âm Dương cũng có thể là một giải đáp cho bài toán nóng lạnh của trái đất.

Theo sự suy diễn của thuyết Âm Dương, sự vận hành của trái đất tùy thuộc vào chu kỳ tuần hoàn của từng giai đoạn. Khi đến chu kỳ Âm, liên hệ đến mặt trăng, do đó mực nước có thể bị dâng cao. Và khi trái đất chuyển qua chu kỳ Dương, liên hệ đến mặt trời, thời tiết nóng dần lên.

Tuy nhiên, dù lý giải như thế nào đi nữa, chúng ta cũng đã nhận rõ là trái đất hiện đang nóng dần, nghĩa là hiện tượng hâm nóng tòan cầu đã là một hiện thực. Ngoài những nguyên nhân được nêu ra qua sự phát triển công kỹ nghệ trên thế giới, con người còn tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên làm đảo lộn hệ sinh thái nhiều vùng trên trái đất. Từ đó, tạo ra những ảnh hưởng dây chuyền mà con người không thể kiểm soát hay tiên liệu được như hiện nay.

Còn một nguyên nhân cho đến ngày nay không được các nhà khoa học lưu tâm đến là vào thời điểm năm 1750, dân số trên toàn thế giới chỉ chiếm khoảng vài trăm triệu. Hiện nay, quả địa cầu là nơi cư trú của trên 6,6 tỷ nhân mạng, phóng thích mỗi ngày, theo ước tính, hàng triệu tấn khí carbonic nhiều hơn so với thời điểm 1750. Điều nầy cũng có thể nào là một phần lý giải cho sự hâm nóng toàn cầu?


Mai Thanh Truyết

Này Môi trường Thế giới, June 5, 2013

ĐẶNG TẤN HẬU * KINH TẾ TÀI CHÁNH


Kinh Tế Tài Chánh Dưới Nhãn Quan Phật Giáo
Giới Nghiêm Đặng Tấn Hậu

 
 
PHOTO Xem attachment  (Trang 1, ba`i 3, D-L 145)

 
Hình của Cư sĩ Phật Tử Giới Nghiêm
ĐẶNG TẤN HẬU tại Đại Hội Mở Rộng
Toronto 29/11/2009 thành lập phong trào
kết hợp do Phong Trào HC 2000 tổ chức

Giới thiệu của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN: Nhân Mùa Phật Đản PL 2557 (2013), Cư Sĩ Phật tử Giới Nghiêm ĐẶNG TẤN HẬU (cũng là một chuyên gia ngành quản trị về điện toán) đã chuyển cho Diễn Đàn Quốc Tế một bài viết khá công phu: "Kinh tế tài chánh dưới nhãn quan Phật Giáo". Bài viết có nhiều điểm lạ đối với phần đông độc giả không chuyên về Phật Giáo và chuyên môn kinh tế, nhưng là những suy nghiệm của một Phật tử và cư sĩ học Phật cả đời và có hoạt động chuyên môn về quản trị và kinh tế tài chánh lâu dài, cũng như đã viết nhiều bài nghiên cứu và xuất bản sách về lãnh vực quản trị điện toán và kinh tế.
Mong độc giả trong ngoài nước rút ra được nhiều điều bổ ích từ kết quả học Phật phối hợp với chuyên môn khá vững của tác giả Giới Nghiêm ĐẶNG TẤN HẬU, một nhà tranh đấu và hoạt động cộng đồng cộng tác chặt chẻ với Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN.

Hải ngoại ngày 11 tháng 6 năm 2013
T/M Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN

 
TS NGUYỄN BÁ LONG
Chủ Nhiệm
(vietmarketing2@eol.ca)
* * *
Mục đích của bài viết là thử tìm hiểu kinh tế tài chánh dưới nhãn quan Phật giáo. Bài chia ra làm 3 phần: phần đầu đưa ra vài điểm tương quan giữa kinh tế học và Phật giáo, phần hai phân tích các nền kinh tế dưới nhãn quan Phật giáo, phần ba thử đưa ra khuôn mẫu cho nền kinh tế Phật giáo dựa trên ưu điểm của các nền kinh tế và lời dạy trong bài "kinh hạnh phúc" (mangala sutta).

TƯƠNG QUAN
Thoạt nhìn, chúng ta thấy Phật giáo và kinh tế học có nhiều điểm khác biệt, là hai đường thẳng đi ngược chiều với nhau. Thí dụ, kinh tế học nghiên cứu về sản xuất, tiền lời, đời sống vật chất; còn Phật giáo dạy về tinh thần, tri túc và giải thoát. Thực ra, kinh tế học và Phật giáo có rất nhiều điểm tương đồng về mục đích, tự do, thời gian (ảo tưởng), nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần v.v. Thí dụ,
Mục Đích
Nếu kinh tế học là làm cho dân giàu nước mạnh, làm cho con người thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần thì mục đích của Phật giáo là giúp cho con người diệt trừ sự khổ đau và mang lại an vui hạnh phúc cho con người từ vật chất đến tinh thần, đặc biệt là hạnh phúc tối thượng có tên là "Niết Bàn cực lạc", chấm dứt sanh tử luân hồi.
Tự Do
Con người kinh tế (economic man) là người có tự do "chọn lựa" các thứ nhằm thoả mãn nhu cầu của chính mình; kể cả dưới chế độ độc tài cộng sản. Thí dụ, nhà cầm quyền cộng sản cho hai vợ chồng 1 chiếc quần để mặc, hai vợ chồng có thể "tự do" quyết định để cho người vợ hay người chồng mặc tùy theo nhu cầu đi ra ngoài làm việc đồng áng.
Phật giáo chỉ dạy bá nhân bá tánh. Con người có 84,000 căn bệnh thì Phật giáo có 84,000 pháp môn nên con người có toàn quyền tự do chọn lựa pháp môn nào thích hợp để tu tập, kể cả tu theo tà đạo. Sự tấn hóa tâm linh mau hay chậm tùy theo căn cơ của chúng sanh. Do đó, đặc điểm của Phật giáo là tính khoan dung, độ lượng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của con người.
Trung Đạo
Kinh tế học đề cập đến ba điểm "tối đa" (maximum), "tối thiểu" (minimum) và trung bình. Thí dụ, quốc gia có người thật giàu, nhưng lại có người thật nghèo; nhưng, nếu tổng số lợi tức chia đều cho tổng số người dân thì có con số tiền trung bình cho mỗi người. Thí dụ, tổng sản lượng quốc nội trên mỗi đầu người (GDP/người). Phật giáo thường tránh hai cực đoan vì cái gì thái quá thì không tốt nên đưa ra con đường trung đạo, không tu khổ hạnh và cũng không sống đời lợi dưỡng. Thí dụ, tri túc, ăn vừa phải v.v.
Ảo Tưởng
Kinh tế học chỉ dạy đồng tiền là "ảo tưởng" nên có danh từ "ảo tưởng tiền tệ" (monetary illusion). Thí dụ, tiền lương của một người là $100, người này có thể mua 100 ổ bánh mì; người chủ tăng lương cho người thợ từ $100 lên $180, nhưng người thợ chỉ mua được 90 ổ bánh mì vì giá một ổ bánh mì đã tăng lên từ $1 đến $2. Do đó, mặc dù lương bị cắt giảm, nhưng người thợ vẫn có cảm tưởng được tăng lương chỉ vì ảo tưởng tiền tệ.
Con người tin linh hồn là thường còn, bất biến nên chấp vào "cái tôi" và "của tôi". Thực ra, "cái tôi" và "của tôi" không thật, chỉ là ảo tưởng vì đứng về thời gian, thể xác và tinh thần luôn luôn thay đổi; đứng về không gian, con người chỉ là tổng hợp của 5 uẩn gồm có sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Người giác ngộ về "ảo tưởng" của sự vật gọi là nhận biết đúng thực tướng "như thị" (as it is) nên được xưng tán là "như lai".
Hạnh Phúc
Tất cả con người đều mưu cầu hạnh phúc. Vậy, hạnh phúc là gì? Hạnh phúc chỉ có khi nào ta có thọ cảm vui hay thọ cảm xả (không vui, không buồn); đau khổ chỉ xảy ra khi có thọ cảm buồn. Thọ cảm xảy ra có thể do vật chất gây ra (thí dụ, thức ăn ngon) hay do tinh thần (thí dụ, có người khen chê) hay do công phu thiền định phát sinh thọ xả (xin đừng hiểu "xả" là buông bỏ mà chính là tâm quân bình).
Dù thọ phát sanh do vật chất gây ra, thọ cảm thuộc về tinh thần; đó là tâm sở thường đi chung với tâm vương (lời dạy trong kinh vi diệu pháp). Do đó, bất cứ ai, dù theo bất cứ tôn giáo nào, cũng đều có cảm thọ "hạnh phúc" (thọ vui); nhưng thọ vui buồn bị định luật vô thường chi phối nên con người có khi vui, khi buồn. Tâm xả chỉ phát sinh khi có công phu thiền định thì hành giả mới có 2 loại tâm sở là tâm xả (equanimity) và "nhất tâm" (one pointedness) đi chung với tâm vương.
Nhân Quả
Kinh tế học dựa trên định luật nhân quả để giải thích hiện tượng kinh tế và đưa ra giải pháp. Cùng thế đó, Đức Phật áp dụng định luật nhân quả để chỉ dạy phương pháp diệt trừ nhân "đau khổ" đưa tới quả an vui Niết Bàn cực lạc. Thí dụ, bát chánh đạo là nhân, Niết Bàn là quả; tham ái là nhân, đau khổ là quả (theo lời dạy trong kinh Tứ Diệu Đế).
Điều cần biết, có sự khác biệt giữa khoa học nhân văn và khoa học thực nghiệm. Khoa học thực nghiệm có thể thí nghiệm hiện tượng trước khi áp dụng, thông thường ít có sự khác biệt giữa kết quả thí nghiệm với sự ứng dụng vào thực tế . Còn khoa học nhân văn dựa trên sự suy luận, nhưng khi áp dụng thì gặp khó khăn vì có thể thiếu yếu tố cần thiết. Thí dụ,
Kinh tế cộng sản không thể thực hiện vì tính "không tưởng" nên khi áp dụng gặp nhiều bài toán nan giải đi ngược lại tính "không tưởng" của chủ thuyết. Mặc dù Phật giáo là tôn giáo như các tôn giáo khác dựa trên đức tin.Thí dụ, thuyết tái sanh; nhưng sự chứng đắc đã được kiểm chứng bởi chính Đức Phật nên Phật giáo là con đường của các bậc thánh nhân. Vì thế Phật giáo còn có tên là đạo Phật tức là "con đường" tu tập "giác ngộ".
Nhu Cầu
Con người có hai phần: vật chất và tinh thần nên kinh tế học giảng dạy về thuyết Maslow đề cập đến nhu cầu từ vật chất đến tinh thần như nhu cầu ăn uống, nhu cầu an ninh, nhu cầu tình thương (gia đình), nhu cầu kính nể (khen thưởng), v.v. và chỉ dạy về kinh tế cá nhân như chi tiêu, đầu tư và kinh tế quốc gia như tiền tệ, tài chánh, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, mức tăng trưởng, tổng sản lượng quốc nội (GDP) v.v.
Cùng thế đó, bồ tát Cồ Đàm từ bỏ lối tu khổ hạnh, ngài uống sữa do cô Sujata dâng cúng nên ngài lấy lại sức và giác ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng. Do đó, Đức Phật là bậc có kinh nghiệm về câu "có thực mới vực được đạo". Mặc dù Đức Phật xuất gia, từ bỏ đời sống thế tục, nhưng ngài vẫn lưu tâm đến đời sống hạnh phúc của cá nhân và xã hội, từ việc chi tiêu đến hạnh phúc tối thượng, đạt tới cứu cánh Niết Bàn.
Tóm lại, Phật giáo và kinh tế học có rất nhiều điểm tương đồng từ mục đích đến phương pháp nghiên cứu; chỉ khác là kinh tế học không có đề cập đến sự chứng đắc Niết Bàn an vui hạnh phúc cực lạc (hay đại cực lạc) vì kinh tế học không có sở trường trong lãnh vực tâm linh mà phải cầu cứu đến sự chỉ dẫn của Phật giáo làm cố vấn trong lãnh vực này.

CÁC NỀN KINH TẾ
Kinh Tế Tự Do
Kinh tế tự do có hai đặc điểm là "tự do buôn bán" và "tự do kiếm lời" dựa trên sự ảo tưởng của đồng tiền. Người đầu tư muốn tăng cổ tức (dividend) sau khi đầu tư. Hãng xưởng cần có mức lời trong khi buôn bán. Thợ thuyền cần có lương cao để chi tiêu. Vì thế, kinh tế tự do thường đề cập đến tiền lời "tối đa" và sự chi tiêu "tối thiểu".
Nơi đây, tự do được hiểu là nhà cầm quyền không can thiệp vào thị trường nên kinh tế tự do còn gọi là kinh tế thị trường vì sự mua bán dựa trên mức cung cầu của thị trường. Thí dụ, ít người làm việc thì lương trả cho thợ cao; nhiều người làm việc thì lương thợ thấp; điển hình là nhân công rẻ tại TC đã ảnh hưởng đến công ăn việc làm của dân chúng HK đưa tới kết quả lương thấp xuống hay thất nghiệp tại HK.
Kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm và khuyết điểm như:
• - ưu điểm vì tự do cạnh tranh đưa tới giá giảm, sáng kiến, tôn trọng tự do của con người.
• - khuyết điểm vì cạnh tranh đưa tới "cá lớn nuốt cá bé", đầu cơ, bóc lột, có sự ngăn cách lớn giữa giàu nghèo.
Từ đó, kinh tế tự do hay kinh tế thị trường đưa tới sự đình công, bãi thị của thợ thuyền hay cách mạng đổ máu của cộng sản tại Âu Châu. Nghiệp đoàn (hay công đoàn) là tổ chức thợ thuyền (công hay tư) thành hình từ nền kinh tế tự do nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi thợ thuyền; đặc biệt là cần đến sự cố vấn của các nhà kinh tế tài chánh trong lãnh vực "tiền tệ", biết giá trị đích thật của sự tăng hay giảm tiền lương.
Cộng sản đã lợi dụng sự tranh đấu của nghiệp đoàn để tiêu diệt kinh tế tự do, nhưng chính người cộng sản lại tiêu diệt nghiệp đoàn vì họ sợ thợ thuyền đòi hỏi quyền lợi mà cộng sản đã cướp đoạt. Do đó, công đoàn hay nghiệp đoàn dưới chế độ cộng sản chỉ là công cụ, bình phong của đảng cộng sản và không có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho thợ thuyền và nông dân.
Kinh Tế Cộng Sản
Cộng sản được hiểu "tài sản là của chung" của những người cùng sống trong xã hội nên còn có tên gọi là "xã hội chủ nghĩa". Khái niệm "cộng sản" phát sinh từ Thiên Chúa giáo ở Âu Châu sau khi các vị linh mục liên tưởng đến cõi thiên đàng trong kinh thánh. Thí dụ,
• - vào thế kỷ thứ tư, giám mục St. Ambrose chỉ dạy "thiên nhiên là của chung nên thực phẩm là của chung của con người".
• - vào thế kỷ 14, nhà thần giáo John Wycliffe nói "không thể nào chấp nhận tài sản và quyền lực nằm trong tay những người không làm gì hết "; tức là nằm trong tay những nhà tư bản đầu tư kiếm lời.
• - vào năm 1381, linh mục John Ball tuyên bố "nước Anh sẽ không yên cho đến khi nào của cải là của chung, khi nào con người được bình đẳng và khi nào xã hội không còn có giai cấp nô lệ và quý tộc".
Karl Marx và Engels chỉ là những người cốp lại tư tưởng của các nhà thần học Thiên chúa giáo và đưa ra "tư bản luận" để chỉ trích sự bóc lột của các nhà tư bản. Marx đã đưa ra chủ thuyết "không tưởng" không bao giờ có thể thực hiện được trong xã hội loài người vì tư tưởng này chưa bao giờ được kiểm chứng trong thực tế.
Lénin và Stalin chụp lấy tư tưởng "cộng sản" để chống lại chế độ nô lệ, vương quyền ở Nga Sô và các quốc gia tư bản trên thế giới nên đưa tới cách mạng đổ máu cướp lấy chính quyền, chiếm đoạt tự do và cướp tài sản của người dân qua sự thanh trừng, khủng bố đen và trắng nên hàng 100 triệu người đã bị chế độ cộng sản giết chết.
Kinh tế "cộng sản" (hay xã hội chủ nghĩa) chỉ có khuyết điểm và hoàn toàn không có bất cứ một ưu điểm nào hết; ngoại trừ hứa hẹn loại thiên đàng "không tưởng" của chế độ cộng sản để dân đen hy sinh đời sống của họ nhằm phục vụ cho sự giàu có, ăn trên ngồi trước của các đảng viên cộng sản. Thí dụ,
• tạo ra thiểu số đảng viên dốt nát và tàn ác để cầm quyền, bóc lột, tham nhũng, cướp của đại đa số người dân nên người dân trở thành vô sản, nghèo đói, bệnh tật (y như nhau theo tinh thần cộng sản).
• cướp đoạt tất cả quyền tự do của con người như làm việc, đi lại (nhằm kiểm soát thông tin), tiêu thụ (nên không một ai muốn làm việc hay có sáng kiến làm việc để phát triển kinh tế).
• áp dụng độc đảng, độc tài đưa tới việc làm mờ ám (không trong sáng), báo cáo láo (sổ sách lem nhem), thụt két, biển thủ, kinh tế không phát triển v.v.
Kết quả, kinh tế xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ tại các quốc gia cộng sản, nhất là tại thành trì cộng sản ở Liên Sô. Hiện nay, Bắc Hàn là quốc gia duy nhất còn lại trên thế giới đã và đang áp dụng kinh tế cộng sản nên nạn đói thường xuyên xảy ra tại quốc gia này. CSVN bắt buộc từ bỏ kinh tế "xã hội chủ nghĩa" vào giữa thập niên 80 vì nạn đói xảy ra tại VN sau khi CSVN cưỡng chiếm miền nam tự do và áp đặt kinh tế cộng sản, bao cấp tại VN.
Kinh Tế Đổi Mới
Kinh tế đổi mới có tên đầy đủ là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; nói nôm na là "kinh tế tự do định hướng cộng sản". Đây là nền kinh tế rất khó hiểu đang áp dụng tại VN. Các nhà tư bản như HK ủng hộ kinh tế "đổi mới" vì họ có thể bóc lột thợ thuyền VN qua sự cai trị độc tài CSVN. Các quốc gia CS ủng hộ kinh tế "đổi mới" vì đảng viên CS được "tự do" độc quyền buôn bán, cướp đất, làm giàu hay tham nhũng với sự tiếp tay đầu tư của tư bản, nhất là nhóm Việt Gian Việt Kiều đầu tư về VN.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nơi tập trung tất cả các khuyết điểm của cả hai nền kinh tế tự do và cộng sản nên đưa tới tham nhũng, cướp nhà cửa của dân, chính quyền làm ma cô, tú bà, xuất cảng gái và trai ra nước ngoài làm nô lệ tình dục và nô lệ lao động hay bán nước cho ngoại bang v.v.; điển hình là TC khai thác bauxite ởTây Nguyên, chiếm Hoàng Sa/Trường Sa và độc quyền thương mại tại VN dưới sự tiếp tay bán nước của nhà cầm quyền CSVN.
Tóm lại, mặc dù kinh tế tự do đề cao sự tự do, nhưng không phục vụ cho con người là điều trái ngược với quan điểm Phật giáo vì Phật giáo dạy con đường trung đạo, chỉ dạy tự do, nhưng tự do phải phục vụ con người. Kinh tế cộng sản biện minh cho sự công bằng, nhưng lại cướp mất tự do và tài sản của con người là điều đi ngược lại lòng từ bi, bố thí, phục vụ chúng sanh của Phật giáo. Kinh tế "đổi mới" vừa cướp mất tự do của con người, vừa độc quyền bóc lột thợ thuyền lại càng đi ngược lại giáo lý nhà Phật.
Kinh Tế Hạnh Phúc
Bhutan là quốc gia đầu tiên và duy nhất áp dụng kinh tế hạnh phúc, thay vì lấy chỉ số tổng sản lượng quốc nội (GDP=gross domestic product) để đo lường sự tăng trưởng kinh tế thì kinh tế hạnh phúc lấy chỉ số tổng số hạnh phúc quốc gia (GNH=gross national happiness) làm kim chỉ nam.
Bhutan là quốc gia Phật giáo áp dụng kinh tế hạnh phúc dựa trên 4 yếu tố chánh là kinh tế, văn hóa, môi trường và sự cai trị tốt đẹp. Bốn yếu tố được phân chia thành 8 (có thể dựa trên Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo chăng?):
• - cân bằng thể xác và tinh thần như tạo công ăn việc làm, thành lập nhà thương tâm thần.
• - cân bằng giữa thời giờ làm việc kiếm tiền và thời giờ lo cho gia đình, cha mẹ và vợ con.
• - liên hệ với cộng đồng và xã hội như hội hè, đình đám và làm công tác xã hội.
• - bảo vệ văn hóa, tập tục cổ truyền, tôn giáo, nhất là Phật giáo.
• - nâng cao giáo dục như nghề nghiệp chuyên môn và đời sống đạo đức.
• - nâng cao đời sống vật chất của con người, làm tăng trưởng sản xuất.
• - cai trị tốt như không tham nhũng, việc làm trong sáng.
• - bảo vệ môi trường không bị ô nhiểm và không giết thú rừng.
Bhutan là quốc gia nhỏ có diện tích tương đương với Thụy Sĩ. Cả hai quốc gia đều nằm trên núi, chỉ khác là Thụy Sĩ ở Âu Châu và Bhutan nằm ở giữa Ấn Độ và TC nên Bhutan thường bị áp lực của hai quốc gia đông dân số nhất trên thế giới. Dân số Thụy Sĩ đông hơn Bhutan gấp 7, 8 lần, có nghĩa là Bhutan có đất rộng người thưa hơn Thụy Sĩ và trên lý thuyết, Bhutan phải giàu có hơn Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ không có tài nguyên so với Bhutan có rừng, đất đai khai khẩn, thú rừng và đập nước để sản xuất điện bán cho Ấn Độ, nhưng Bhutan nghèo hơn Thụy Sĩ gấp 35 lần nếu dựa trên tổng sản lượng quốc nội trên mỗi đầu người (GDP/người). Nếu luận về hạnh phúc và nếu có sự lựa chọn "nơi để ở", chúng ta sẽ chọn ở nước nào? làm cách nào đo lường "hạnh phúc" của người dân? vì hạnh phúc thuộc về "phẩm", chứ không về "lượng".
Bài học căn bản của kinh tế học là nhu cầu không giới hạn, tư bản, tài nguyên rất hạn chế; do đó, kinh tế gia phải có sự chọn lựa hợp lý để làm cho dân giàu nước mạnh. Thí dụ, Thụy Sĩ không có tài nguyên, nhưng biết xử dụng chất xám, tạo dựng hệ thống ngân hàng hay sản xuất đồng hồ có tiếng trên thế giới; trong khi Bhutan hạn chế người ngoại quốc đầu tư vào trong nước vì sợ ảnh hưởng đến văn hóa bản địa, vì tinh thần "bế quan tỏa cảng?".
Bhutan là quốc gia quân chủ đang có khuynh hướng "dân chủ hóa" như tổ chức bầu cử và chấp nhận đa đảng. Bhutan đưa ra chính sách "cai trị tốt" như việc làm minh bạch, nhưng quan chức Bhutan vẫn còn trong tình trạng tham nhũng vì không có người thi hành chăng? Vì hệ thống đa đảng không được tôn trọng? Y tế của xứ Bhutan rất yếu kém và phôi thai. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là cấm đốn cây rừng mà chính là có kế hoạch trồng trọt cây rừng trong tương lai; đó là điều mà chính phủ Bhutan không nghĩ đến.

KINH TẾ PHẬT GIÁO
Mặc dù Đức Phật từ bỏ ngai vàng điện ngọc để trở thành tu sĩ sống đời không nhà, nhưng ngài vẫn hằng lưu tâm đến đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại. Hai đặc tính chính của Phật giáo là "từ bi" và "trí tuệ" còn biết dưới danh từ "tự giác, giác tha", tự giác ngộ và cứu độ chúng sanh ví như con chim cần có 2 cánh, không thế thiếu một.
Mục đích của từ bi là cứu độ chúng sanh thoát khổ và mục đích của trí tuệ là diệt trừ ảo tưởng, không tham ái và an nhiên tự tại trước lợi thua, khen chê, vinh nhục, khoái lạc và đau khổ. Do đó, kinh tế Phật giáo (nếu có) chỉ là khuôn mẫu, kim chỉ nam cho các kinh tế gia thành lập nền kinh tế mang lại lạc phúc cho người dân.
Sau đây là kim chỉ nam cho nền kinh tế Phật giáo dựa trên ưu điểm của các nền kinh tế kể trên và lời dạy trong kinh hạnh phúc "mangala sutta" (đọc thêm chi tiết ở phần phụ lục):
• - Ưu điểm của kinh tế tự do là tôn trọng tự do của con người; ngược lại, khuyết điểm là kẻ có nhiều phương tiện sẽ áp đảo, cá lớn nuốt cá bé. Sự tự do là điều kiện cần có trong Phật giáo, nhưng Phật giáo không chấp nhận "độc quyền". Vì thế, luật chống độc quyền và nghiệp đoàn là phần bổ sung cho nền kinh tế tự do; cộng thêm tôn trọng nhu cầu dân chúng nên chấp nhận "tổ chức xã hội dân sự" độc lập với chính quyền.
• - Ưu điểm của kinh tế cộng sản là biện minh quyền lợi thợ thuyền, nhưng thực chất là độc tài, cướp mất tự do và tài sản của người dân, tạo ra sự cách biệt lớn lao giữa thiểu số đảng viên giàu có và đại đa số người dân bị trị nghèo rớt mồng tơi. Do đó, đa nguyên, đa đảng, làm việc trong sáng, sổ sách phân minh là điều kiện cần thiết cho các nền kinh tế Phật giáo.
• - Ưu điểm của kinh tế "hạnh phúc" là chú trọng đến tâm linh như đạo đức, sự cân bằng giữa thời giờ làm việc với thời giờ lo cho gia đình, giữa sự phá rừng và bảo vệ môi trường v.v. Khuyết điểm là kinh tế sản xuất yếu kém vì hạn chế đầu tư ngoại quốc để bảo vệ tập tục cổ truyền nên điều kiện tiên quyết của kinh tế "hạnh phúc" là gia tăng sản xuất để người dân có lương thực sinh sống và khoẻ mạnh.
Tóm lại, kinh tế Phật giáo (nếu có) cần có 4 yếu tố căn bản như cái bàn cần có 4 chân gồm có: - kinh tế thị trường phục vụ con người – giáo dục, y tế, bảo hiểm - khoảng cách giàu nghèo thấp - đề cao tôn giáo và đạo đức.
Phục Vụ Con Người
• Con người chỉ tìm đến "nước để ở" khi nào nước đó tôn trọng tự do của con người, phù hợp hiến chương nhân quyền Liên Hiệp Quốc như tự do tư tưởng (báo chí), tự do tôn giáo, tự do làm việc, tự do an ninh (không bị công an xâm phạm), bão vệ môi trường (không khí và nước không bị ô nhiểm).
• Mặc dù có tự do buôn bán dựa trên cung cầu, nhưng nền kinh tế không chấp nhận tình trạng cá lớn nuốt cá bé, đầu cơ tích trữ; do đó, nền kinh tế phải có đạo luật chống nạn độc quyền, độc tài và khuyến khích thợ thuyền thành lập nghiệp đoàn (công đoàn) độc lập để bảo vệ quyền lợi của thợ thuyền và nông dân.
• Để thành lập các kế hoạch cho nền kinh tế có hiệu quả, việc làm của các quan chức và xí nghiệp phải trong sáng, không che dấu và sổ sách chi tiêu phải rõ ràng, có cơ quan kiểm soát để tránh tình trạng lạm quyền, báo cáo láo, tham nhũng, trốn thuế hay làm ăn bất chánh.
• Muốn cho các điểm trên được tôn trọng, điều kiện cần và đủ là có nền cai trị qua ba quyền phân lập (hành pháp, tư pháp và lập pháp) và có ít nhất là hai đảng đối lập để tránh tình trạng độc quyền và lợi dụng quyền thế.
Giáo Dục, Y Tế, Bảo Hiểm
• Con người cần có giáo dục tổng quát để biết phải trái, ghê sợ và tránh xa tội lỗi ngoài ra, họ cần có giáo dục chuyên môn để sản xuất, cung cấp dịch vụ cần thiết trong đời sống "nhân duyên" giữa con người.
• Có sức khoẻ thì mới có thể làm việc nên y tế là điều cần thiết trong kinh tế học như nhà thương, thuốc men, lương y; điều quan trọng không nhất thiết là thuốc tây, miễn là thuốc ta có sự đào tạo quy củ để tránh tình trạng lang băm.
• Khi trẻ thì có thể có việc làm hay khi có việc làm thì tiêu xài xa xỉ nên lúc thất nghiệp hay già cả thì con người không biết nương tựa vào ai? Do đó, quốc gia cần có chương trình bảo hiểm để dự trù cho nhu cầu cần thiết của người dân trong khi hữu sự.
Khoảng Cách Giàu Nghèo Thấp
• Hệ thống tiền tệ và tài chánh thuế má phải hợp lý để làm giảm khoảng cách giàu nghèo. Mục tiêu của nền kinh tế là quốc gia phải có rất ít người thật giàu hay thật nghèo và đại đa số người dân phải thuộc vào hàng trung lưu, tức là những người có của để ăn và có thể dành dụm tiền để đầu tư hay tiêu xài trong khi cần thiết.
• Khuyến khích người dân trong nước và ngoại quốc đầu tư vào quốc gia để tạo công ăn việc làm, gia tăng sản xuất và hỗ trợ các chương trình xã hội dân sự (vì chính phủ không thể nào bao thầu tất cả nhu cầu của người dân).
Môi Trường Đạo Đức, Tôn Giáo
• Tạo môi trường tôn giáo tốt đẹp để người dân biết "sai trái", không mê tín dị đoan, có đời sống đạo đức, biết cúng dường (đến các bậc đáng cùng dường) và lập hạnh bố thí để sinh hoạt lợi ích cho cộng đồng.
• Bảo vệ tập tục cổ truyền, văn hóa của xã hội qua các chương trình bảo trợ, nhưng phải theo đà phát triển khoa học và văn minh thế giới như các chương trình TV chọn lọc và Internet, nhất là hợp tác và chia xẻ các chương trình giáo dục tân tiến trên thế giới cho người dân trong nước.
• Khuyến khích và kiểm soát các tu sĩ về kiến thức (tổ chức thi cử), tạo cơ hội biện luận tôn giáo trước đại chúng để người dân thu thập phần tinh hoa của các tôn giáo và tạo cơ hội cho các bậc chân tu có nơi tu tập, sống đời phẩm hạnh để làm gương cho xã hội, nhất là cố vấn cho người dân hướng về chân, thiện, mỹ.

KẾT LUẬN
Tóm lại, kinh tế Phật giáo (nếu có) đặt trọng tâm trên sự tự do và phục vụ con người vì con người không phải là vật vô tri vô giác. Mục đích chính của Phật giáo là hạnh phúc của con người từ vật chất đến tinh thần, từ cá nhân đến xã hội, đặc biệt là tạo nơi chốn để các bậc chân tu có cơ hội hành đạo, giảng dạy chân lý để hướng dẫn con người tiến đến chân, thiện, mỹ và an vui hạnh phúc.
Kết quả là đời sống vật chất và tinh thần của con người được đề cao, luật pháp bảo vệ đời sống tự do và vật chất của con người. Người dân không bị mê tín dị đoan vì có giáo dục, biết phân biệt phải trái, biết chánh pháp, biết bố thí và cúng dường. Đời sống xã hội có sự công bằng, giảm thiểu tối đa sự cách biệt giữa giàu nghèo, giảm tệ nạn tham nhũng qua chính sách tiền tệ tài chánh hợp lý và tam quyền phân lập.
22.5.2013

Phụ Lục
Kinh Hạnh Phúc (Mangala Sutta)
Ta (là ngài Ananda) có nghe như vầy:
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá của trưởng giả Cấp Cô Độc, gần thành Xá Vệ (Vesali). Khi ấy, có vị trời, chiếu hào quang xinh đẹp, làm trọn cả Kỳ Viên sáng ngời rực rở. Vị trời ấy đến nơi Phật ngự, đảnh lễ Đức Thế Tôn xong rồi, đứng nơi phải lẽ.
Khi đã đứng yên, vị trời ấy bèn bạch với Đức Thế Tôn, bằng lời kệ rằng: Tất cả chư thiên cùng nhân loại đều cầu xin được hạnh phúc và có tìm xét những điều hạnh phúc. Bạch Đức Thế Tôn, xin ngài mở lòng bác ái, giảng giải về những hạnh phúc cao thượng.
Đức Thế Tôn tùy lời hỏi mà giảng rằng:
1. Một, tư cách không xu hướng theo kẻ dữ,
2. Hai, tư cách thân cận các bậc trí tuệ,
3. Ba, tư cách cúng dường các bậc đáng cúng dường.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng
4. Một, tư cách ở trong nước nên ở,
5. Hai, tư cách của người đã làm được việc lành để dành khi trước,
6. Ba, nết hạnh giữ mình theo lẽ chánh.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
7. Một, nết hạnh của người được nghe nhiều học rộng,
8. Hai, sự suốt thông phận sự của người xuất gia và tại gia,
9. Ba, điều học mà người đã thọ trì được chín chắn,
10. Bốn, lời mà người nói ra được ngay thật.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng
11. Một, nết hạnh phụng sự mẹ,
12. Hai, nết hạnh phụng sự cha,
13. Ba, sự tiếp độ vợ con,
14. Bốn, những nghề chẳng lẫn lộn nghiệp dữ.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
15. Một, nết hạnh bố thí,
16. Hai, nết hạnh ở theo Phật Pháp,
17. Ba, sự tiếp độ quyến thuộc,
18. Bốn, những nghề vô tội.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
19. Một, nết hạnh ghê sợ và tránh xa tội lỗi,
20. Hai, sự thu thúc để tránh khỏi sự uống rượu,
21. Ba, sự không dễ duôi Phật Pháp.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
22. Một, sự tôn kính bậc nên tôn kính,
23. Hai, nết hạnh khiêm nhượng,
24. Ba, tri túc là vui thích đến của đã có,
25. Bốn, nết hạnh biết ơn người,
26. Năm, nết hạnh tùy thời nghe pháp.
Cả năm điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
27. Một, sự nhịn nhục,
28. Hai, nết hạnh người dễ dạy, (nhu hòa)
29. Ba, nết hạnh được thấy các bậc sa môn,
30. Bốn, nết hạnh biện luận (đàm luận) về Phật Pháp.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
31. Một, sự cố gắng thiêu đốt điều ác, (tự chủ)
32. Hai, sự hành theo pháp cao thượng, (phẩm hạnh)
33. Ba, được thấy các pháp diệu đế,
34. Bốn, nết hạnh làm cho thấu rõ (giác ngộ) Niết Bàn.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
35. Một, tâm không xao động vì pháp thế gian,
36. Hai, không có sự than tiếc,
37. Ba, dứt khỏi dục tình, (vô nhiễm)
38. Bốn, lòng yên tỉnh (tự tại).
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
Tất cả chư thiên và nhân loại nếu được thực hành theo những điều hạnh phúc như thế, là người thắng qua trong mọi nơi, thì hằng được hạnh phúc trong mọi nơi. Chư thiên nầy! Các ngươi nên rằng, cả ba mươi tám điều kiện hạnh phúc ấy là hạnh phúc cao thượng.

Lời bình vắn tắt (của Đặng Tấn Hậu):
Bài kinh "Hạnh Phúc" chỉ dạy gồm có 38 điểm. Mỗi điểm là một bài pháp dài mà người học Phật tinh luyện mới có thể thấu lý; do đó, phật tử phải thường xuyên tụng đọc bài kinh "Hạnh Phúc"mỗi ngày và suy ngẫm lời Phật dạy thì mới chứng nghiệm được sự huyền diệu của lời kinh.
Bài kinh chỉ dạy về hạnh phúc cá nhân, nhưng không quên nhấn mạnh đến sự liên hệ với tha nhân, xã hội. Thí dụ, kinh đề cập đến kiến thức tổng quát và chuyên môn (câu #7, #8, #9) để có việc làm chân chánh (câu #18), nhưng nhắc nhở bổn phận đối với cha mẹ, vợ con, quyến thuộc (câu #11, #12, #13, #17) và bố thí (câu #15) hay biết ơn chúng sanh (câu #25).
Kinh chỉ dạy về đời sống đạo đức như lời nói chân thật (câu #10), không rượu chè cờ bạc (câu #20, #21), hành nghề chân chánh (câu #14), nhưng không mê tín dị đoan (câu #30), biết cúng dường đến các bậc đáng cúng dường (câu #3), nhất là thân cận người hiền, tránh xa kẻ dử. Dử là gì?, hiền là gì? người học Phật cần phải biết phân biệt.
Lời dạy hạnh phúc cao cả nhất vẫn là sự giác ngộ chân lý từ câu #31 đến câu #38 vì chính sự giác ngộ giúp cho hành giả có tâm xả, bước vào bậc thánh nhân vượt ra ngoài tam giới, hay ít nhất cũng đắc vào các tầng thiền sắc giới và vô sắc giới. Điều cần biết, vũ trụ quan của Phật giáo gồm có dục giới, sắc giới, vô sắc giới và Niết Bàn vượt ra ngoài tam giới chấm dứt sanh tử luân hồi.

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO


PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
BP 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France)
Tel.: Paris (1) 45 98 30 85<br>
Fax : Paris (1) 45 98 32 61
E-mail : pttpgqt@gmail.comPHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com


THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 4.6.2013

Huynh trưởng Trần Đình Minh tiến hành thủ tục pháplý truy tố ông Liên Thành trước Tòa án Hoa Kỳ về tội vu cáo vô bằng & Tường trình Đại lễ Phật Đản tại Thừa thiên - Huế



2013-06-04 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 4.6.2013 (PTTPGQT) - Thời gian qua, chúng tôi nhận được thư của nhiều Huynh trưởng Gia Đình Phật tử tại Việt Nam cũng như trên khắp năm châu hỏi thăm vụ Huynh trưởng Trần Đình Minh, Gia trưởng Gia Đình Phật tử chùa Điều Ngự, bị ông Liên Thành vu cáo là gián điệp Cộng sản và đã bị chính ông Liên Thành, cựu Thiếu tá Cảnh sát Thừa thiên – Huế, bắt giam tại Huế năm 1972.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế không nắm vững sự kiện nói trên, vì vậy đã không thể hồi âm nhanh chóng trước đây. Nay đã liên lạc được Huynh trưởng Trần Đình Minh hỏi thăm sự vụ và được Huynh trưởng giải thích diễn tiến của vụ vu cáo vô bằng. Chúng tôi xin được trả lời chung như sau :

Bằng nhiều phương tiện truyền thông trên Mạng, trên các Paltalk hoặc thông qua Đài Truyền hình Vietnam Network 57.10 tại thành phố Garden Grove, tiểu bang Nam California, Hoa Kỳ, ông Liên Thành đã không ngừng vu cáo chùa Điều Ngự của Hòa thượng Thích Viên Lý là ổ Cộng sản, vu cáo Huynh trưởng Trần Đình Minh là Cộng sản :
- Rằng trong tư cách Thiếu tá Cảnh sát Thừa thiên – Huế, ông Liên Thành đã bắt giam ông Trần Đình Minh năm 1972 vì tội làm gián điệp cho Cộng sản ;

- Rằng trong tư cách Thiếu tá Cảnh sát Thừa thiên – Huế, ông Liên Thành đã chỉ thị cho ông Phan Văn Ngữ bắt giam ông Trần Đình Minh vì tội làm gián điệp cho Cộng sản.
Mấy năm qua, ông Liên Thành dụng công vu cáo và mạ lỵ các nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, từ Đức cố Đệ Tam Tăng Thống trở đi cho đến nay đều là Cộng sản. Vì vậy, sau nhiều lần thư từ qua lại hay có khi lên Đài giải thích, Huynh trưởng Trần Đình Minh không tìm ra được sự thông cảm hay đối thoại chân thành của ông Liên Thành. Nên Huynh trưởng Minh đã nhờ Tổ hợp Luật sư Harrison & Rodriguez tiến hành thủ tục pháp lý để truy tố sự vu cáo vô bằng của ông Liên Thành.

Ngày 15.1.2013 Tổ hợp Luật sư nói trên đã viết văn thư gửi hai ông Liên Thành và Dương Đại Hải, yêu cầu chấm dứt mọi cuộc phỉ báng Huynh trưởng Minh trên Đài Truyền hình Vietnam Network 57.10. Đài Truyền hình Vietnam Netwok 57.10 của ông Dương Đại Hải đã ngưng những cáo buộc vô bằng đối với Huynh trưởng Trần Đình Minh.

Tổ Luật sư viết cho ông Liên Thành rằng :

“Những tuyên bố trên đây đối với ông Trần Đình Minh hoàn toàn sai sự thật và không có cơ sở, tự nó đã phỉ báng khi miêu tả thân chủ của chúng tôi tham dự các hoạt động phá hoại và xâm phạm các điều luật dân sự và hình sự đối với quê hương yêu quý của ông Minh là Việt Nam Cộng hòa Nam Việt trước kia.

“Cộng thêm vào đó, các hành động của ông còn khuyến khích và khẩn khoản sự phỉ báng của khách mời hay người vào đài của ông. Chiếu theo quyết định gần đây của Tòa Phúc thẩm Hoa Kỳ cho Địa hạt thứ 9 [LLC 489 F. 3d 921 (9th Cir.2007)] ông sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng về tái chính đối với ông Minh Trần ngay cho mỗi lần phỉ báng, kể cả những khách mời hay người vào đài của ông phát biểu những lời phỉ báng.

“Việc ông lan truyền những lời vu khống, phỉ báng, và tuyên bố về thân chủ chúng tôi đã gây sự tổn hại nghiêm trọng và không thể hồi phục cho phẩm giá và nghề nghiệp của ông Minh Trần. Thân chủ của chúng tôi không thể khoanh tay đứng ngó để cho hành vi sai trái tiếp diễn :

“Theo cách này chúng tôi yêu cầu ông [Liên Thành] :
1. “Chấm dứt tức khắc và ngưng ngay những lời nói hay phát thanh phỉ báng thân chủ chúng tôi, dù các lời nói này do ông phát biểu hay do các khách mời của ông hoặc một đệ tam nhân nào khác ;

2. “Cung cấp cho chúng tôi với bảo đảm nhanh chóng rằng ông đã cải chính trên đài sự hủy bỏ các lời phỉ bang theo điều (1) trên đây ;

3. “Bồi thường cho thân chủ chúng tôi tất cả mọi phí tổn luật sư.
“Xin ông nhớ cho rằng nếu ông không thi hành các yêu cầu cải chính trên đây của chúng tôi trên đài cho tới ngày 31.1.2013, hay trong thời gian được bộ luật dân sự tiểu bang California § 48 và các điều tiếp theo, thì chúng tôi sẽ khuyến thỉnh thân chủ chúng tôi tiếp tục tiến hành thủ tục pháp lý, kể cả việc tố tụng để bảo vệ quyền lợi thân chủ chúng tôi”.

Thư của Tổ Luật sư gửi 2 ông Liên Thành và Dương Đại Hải, xem bản dịch trong Thông cáo báo chí - Hình PTTPGQT  
Thư của Tổ Luật sư gửi 2 ông Liên Thành và Dương Đại Hải, xem bản dịch trong Thông cáo báo chí - Hình PTTPGQT
 

Cho đến nay, ông Liên Thành đã không đáp ứng các đòi hỏi trên đây của tổ hợp luật sư. Huynh trưởng Trần Đình Minh đã chỉ thị cho luật sư tiến hành vụ án.

Điều cần nói thêm ở đây, lần đầu tiên khi ông Liên Thành vu khống Huynh trưởng Trần Đình Minh là Cộng sản với bằng chứng là ông ta chỉ thị cho Đại úy Phan Văn Ngữ bắt giam Huynh trưởng Minh năm 1972.

Thế nhưng cựu Đại úy Phan Văn Ngữ hiện cư ngụ tại thành phố Lincoln liền công bố bức thư viết tay ngày 18.7.2011 cho biết trước năm 1975 ông là Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Quận Hương Điền. Nhưng năm 1972 ông chưa công tác tại quận Hương Điền. Trái lại, ông viết :

“Đến năm 1973 tôi mới giữ chức Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Quận Hương Điền, tôi mới biết anh Minh làm việc tại Quận Hương Điền với ông Lê Châu, Chỉ huy trưởng. Suốt trong thời giam làm việc tại Quận Hương Điền tôi không bắt anh Trần Đình Minh với bất cứ tội danh gì cả”.

Sau xác nhận trên đây, ông Liên Thành liền tuyên bố trái ngược, rằng chính ông Liên Thành đi bắt ông Trần Đình Minh !

Liền đó, một bức thư khác của ông Nguyễn Xuân Tư viết ngày 18.6.2012 xuất hiện và viết như sau :

Thư viết tay của cựu Phụ tá Cảnh sát Đặc biệt Nguyễn Xuân Tư xác nhận từ 1967 đến 1975 ông Trần Đình Minh không hề bi bắt - Hình PTTPGQT  
Thư viết tay của cựu Phụ tá Cảnh sát Đặc biệt Nguyễn Xuân Tư xác nhận từ 1967 đến 1975 ông Trần Đình Minh không hề bi bắt - Hình PTTPGQT
 

“Tôi Nguyễn Xuân Tư, sinh năm 1936 hiện cư trú tại thành phố Gardena thuộc Quận Los Angeles, California, Hoa Kỳ.

“Nguyên trước năm 1975 tôi được Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc gia tỉnh Thừa thiên cử giữ chức vụ Phụ tá Cảnh sát Đặc biệt Quận Hương Điền từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 5 năm 1973. Trong suốt thời gian giữ chức vụ nói trên. Đặc biệt là trong chiến dịch Bình Minh năm 1972. Được lệnh của Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia Thừa thiên lập danh sách bắt giữ một số cựu cán bộ đưa ra giam giữ ở Côn Đảo. Riêng tại Quận Hương Điền có 9 xã đã bắt trên 20 tên, trong đó có xã Hải Nhuận có bắt 4 tên. Số bị bắt này được di chuyển về Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc gia Tỉnh và được đưa ra Côn Đảo giam giữ, sau khoảng 5 tháng, tất cả đều được phóng thích trở về trình diện địa phương.

“Tôi xác nhận ông Trần Đình Minh, sinh năm 1945, quê quán tại Hải Nhuận, được tuyển làm cán bộ với chức vụ Phụ tá Phòng Lục sự Quận Hương Điền (ông Lê Châu làm Trưởng Phòng, [ông Châu] hiện cư ngụ tại San Jose, Bắc California. Từ năm 1967 cho đến năm 1975, đương sự không có bị bắt trong Chiến dịch Bình Minh mùa Hè năm 1972”.

Hai lá thư trên đây đã nằm trong hồ sơ của Tổ hợp Luật sư về các tài liệu minh chứng Huynh trưởng Trần Đình Minh chưa hề bị bắt và chẳng có bất cứ liên hệ gì với Cộng sản như ông Liên Thành vu cáo.

Vậy xin các Huynh trưởng GĐPT tại Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới hãy yên tâm về một sự thật không thể chối cãi của Huynh trưởng Trần Đình Minh. Thủ tục pháp lý tại Hoa Kỳ thường kéo dài nhiều năm cho những vụ kiện như thế. Nhưng lưới trời lồng lộng, sự thật sẽ phơi bày trong một ngày gần đây trước tòa án để cảnh cáo những kẻ vì lý do này hay lý do khác vu khống, mạ lỵ người hiền lương.


BẢN TƯỜNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN P.L 2557
TẠI THỪA THIÊN – HUẾ

Viện Hóa Đạo vừa chuyển qua Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến bản Tường trình Đại lễ Phật Đản tại Huế.

Sau đây là toàn văn Tường trình của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Thừa thiên – Huế :


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
BAN ĐẠI DIỆN THỪA THIÊN HUÊ
V/P : Chùa Phước Thành - Số 360 Phan Chu Trinh - thành phố
Phật lịch 2557
Số : 004/BĐD/TTH/TT


BẢN TƯỜNG TRÌNH
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2557 (2013)


Kính Đệ Trình :
- Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
- Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN
(Kính qua Hòa Thượng Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo GHPGVNTN)


Kính bạch quý Ngài !

Truyền thống Phật giáo từ ngàn xưa, cứ mỗi độ mùa Hoa Ưu Đàm nở, là mùa Phật đản lại về. Người con Phật trên khắp năm châu, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù nơi rừng sâu núi thẩm, dù nơi thành thị hay chốn thôn quê, dù miền tự do hay nơi bị quản chế, nơi chốn lao tù thì chúng ta cũng đón mừng ngày đức Thế Tôn giáng trần.

Cổng tam quan vào Tổ đình Quốc Ân nơi đặt Lễ đài chính Đại lễ Phật Đản P.l. 2557 – Hình PTTPGQT  
Cổng tam quan vào Tổ đình Quốc Ân nơi đặt Lễ đài chính Đại lễ Phật Đản P.l. 2557 – Hình PTTPGQT
 

Dù còn nhiều khó khăn và chịu sự đánh phá của nhà cầm quyền địa phương. Ban Đại Diện Thừa Thiên Huế chúng con cũng quyết tâm tổ chức Đại Lễ Phật đản PL 2557, theo tinh thần Thông tư của Hòa Thượng Viện Trưởng, đơn giản, trang nghiêm và tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình. Với các buổi họp để bàn việc tổ chức Phật đản Phật lịch 2557 của Ban Đại Diện tại chùa Kim Quang, ngày 19/3/2013 (08/02/Quý Tỵ), tại chùa Phước Thành ngày 11/4/2013 (02/3/Quý Tỵ) và tại Tổ đình Quốc Ân ngày 16/4/2013 (10/3/Quý Tỵ). Trong phiên họp cuối cùng tại Tổ Đình Quốc Ân, đã thành lập một Ban Tổ Chức Phật Đản PL 2557, và địa điểm thiết trí lễ đài chính của Ban Đại Diện GHPGVNTN Thừa Thiên Huế, tại Tổ Đình Quốc Ân, Số 143 Đặng Huy Trừ, Tp – Huế.

Tuân hành Thông tư Phật Đản PL : 2557 của Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Ban Đại Diện Thừa Thiên Huế đã ban hành Thông Bạch Phật đản PL : 2557, gửi đến Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà. Nội dụng gồm có 8 điểm, là những hướng dẫn cụ thể cho Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà cách thức tổ chức Phật đản năm nay một cách cụ thể. Bên cạnh đó Ban Đại Diện một lần nữa nhắc lại tinh thần yêu nước của người Phật tử trong thời đại ngày nay mà đức cố Tăng Thống Đệ Tứ đã nhắn nhủ trong Thông điệp Phật Đản PL : 2552, “Người Phật tử bồi đắp tâm linh bao nhiêu cho tiến trình giải thoát giác ngộ, thì càng bảo vệ lãnh thổ bấy nhiêu cho chủ quyền của nòi giống thoát ly nô lệ”.

Như mọi năm, để chuẩn bị tốt cho công tác kiến thiết Lễ đài chính, ngay từ ngày 06 tháng 04 năm Quý Tỵ (15/5/2013) Ban Đại Diện đã cho khởi công thiết trí lễ đài, với sự tham gia của toàn Ban Tổ Chức, nói lên được tinh thần của người con Phật trong mùa Phật đản đối với đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Lễ Đài được hoàn thành đúng vào ngày 08 tháng 04 năm Quý Tỵ (17/5/2013) với mô hình, Lễ Đài hai tầng, tượng đản sanh đứng trên quả cầu mang dòng chữ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”, mục đích nhấn mạnh rằng, dù nhà cầm quyền cộng sản có cố tâm đàn áp GHPGVNTN thì Giáo hội vẫn ngang nhiên tồn tại, và phát triển mạnh mẽ trên khắp mọi nơi.

Đại lễ Phật đản tại Tổ đình Quốc Ân - Hình PTTPGQT  
Đại lễ Phật đản tại Tổ đình Quốc Ân - Hình PTTPGQT
 

Lễ đài Phật Đản Chùa Long Quang - Hình PTTPGQT  
Lễ đài Phật Đản Chùa Long Quang - Hình PTTPGQT
 

Lễ đài Phật Đản Chùa Bảo Quang - Hình PTTPGQT  
Lễ đài Phật Đản Chùa Bảo Quang - Hình PTTPGQT
 

Lễ đài Phật Đản Chùa Phước Thành - Hình PTTPGQT  
Lễ đài Phật Đản Chùa Phước Thành - Hình PTTPGQT
 

Lễ đài Phật Đản Chùa Thọ Đức - Hình PTTPGQT  
Lễ đài Phật Đản Chùa Thọ Đức - Hình PTTPGQT
 

Nói đến mô hình quả cầu mang dòng chữ GHPGVNTN, năm nay, các Chùa Long Quang, Phước Thành, Phước Hải, Bảo Quang, Thọ Đức, Kim Quang cũng duy trì mô hình ấy, nhưng lạ một nổi nhà cầm quyền tiếp tục chính sách ngăn chặn, đe dọa các chùa, không cho treo dòng chữ GHPGVNTN. Mà những người tự cho mình là chính quyền này, lại không biết được rằng, GHPGVNTN đã tồn tại trước khi chế độ cộng sản có mặt trên toàn đất nước Việt Nam. Nhà cầm quyền còn biện những lý do hết sức phi lý để đe dọa các chùa thuộc GHPGVNTN rằng : “Làm lễ đài phải xin phép UBND phường, tổ chức cho các em Phật tử cắm trại phải báo cáo số lượng”. Lạ lùng thay, truyền thống Phật giáo từ ngàn đời nay, không có một chế độ nào lại phi lý đến độ trơ trẽn như thế. Một lễ hội Phật giáo thuần túy mà phải báo cáo chi ly, phải làm đơn xin phép thì đúng là không còn chỗ để chê ?! Điển hình Chùa Phước Hải vào ngày 12/4/Quý Tỵ, chính quyền các cấp ban ngành, đến Chùa lập biên bản tháo gở dòng chữ GHPGVNTN trên quả địa cầu, họ lập biên bản buộc chủ Chùa ký vào, Chùa không ký biên bản, sau đó họ cùng nhau lủi thủi ra về. Chùa Kim Quang cũng vậy, sáng ngày 14/4/Quý Tỵ, phường An Cựu , TP Huế. Các ban ngành cùng nhau đến Chùa Kim Quang, buộc Chùa trình Công an phường biết số các em GĐPT sinh hoạt cắm trại Phật Đản PL :2557. Chùa trả lời không biết số lượng là bao nhiêu mà trình báo, họ ngồi lâu, không ai tiếp nên cùng nhau ra về.

Lễ thọ cấp cho các Htr Gia Đình Phật tử dưới sự chứng minh
của HT Thích Thiện Hạnh - Hình PTTPGQT  
Lễ thọ cấp cho các Htr Gia Đình Phật tử dưới sự chứng minh của HT Thích Thiện Hạnh - Hình PTTPGQT
 

Cũng trong ngày 08 tháng 04 năm Quý Tỵ (17/5/2013), Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật tử (GĐPT) Thừa Thiên đã tổ chức thọ cấp cho gần 30 Huynh trưởng được tấn phong cấp Tấn, cấp Tín và cấp Tập, nói lên tính truyền thừa và phát triển và tổ chức GĐPT. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm và trọng thể dưới sự chứng minh của Hòa thượng Chánh Đại Diện GHPGVNTN Thừa Thiên Huế. Và trong buổi chiều cùng ngày, buổi lễ khai kinh Pháp Hoa và tụng kinh, tại chánh điện Tổ Đình Quốc Ân, với sự tham dự của đông đảo chư tăng và Phật tử, buổi khai kinh cầu nguyện đạo pháp trường tồn, tổ quốc vẹn toàn, GHPGVNTN sớm phục hoạt, và cầu nguyện đức Tăng Thống đệ ngũ sớm được trả tự do sinh hoạt. Và tụng kinh trong suốt tuần lễ Phật đản từ ngày 08 đến ngày 14 tháng 04 năm Quý Tỵ.

Chiều ngày 13 tháng 04 năm Quý Tỵ, sau thời tụng kinh Pháp Hoa cuốn 6, chư Tăng và Phật tử vân tập về đài Thánh tử đạo, đường Lê Lợi - Huế, để đặt vòng hoa và thắp hương tưởng niệm chư Thánh tử đạo đã vị pháp vong thân, vị pháp thiêu thân. Năm nay cũng vừa trọn 50 ngày ngọn lửa của Bồ Tát Thích Quảng Đức bừng cháy, ngày các Phật tử đã nằm xuống vì sự trường tồn của Đạo Phật. Đúng lý Ban Đại Diện sẽ tổ chức lễ tưởng niệm, để truy niệm công ơn sự hy sinh cao cả của chư vị Bồ Tát và chư anh linh thánh tử đạo. Nhưng dưới chế độ độc tài toàn trị, vô thần cộng sản, đàn áp và ngăn chặn mọi sinh hoạt của GHPGVNTN, Ban đại diện chỉ nói lên được tinh thần của mình bằng việc đặt vòng hoa tưởng niệm và dâng hương nơi chư vị anh linh đã vị pháp mà nằm xuống. Buổi lễ có hàng trăm Công an, máy ảnh, máy quay phim, họ canh gác hết sức đông đúc và nghiêm ngặt.

Chư Tăng và Phật tử đến đặt vòng hoa tưởng niệm chư Thánh tử đạo tại Đài Tưởng niệm đầu đường Lê Lợi gần cầu Trường tiền Huế - Hình PTTPGQT  
Chư Tăng và Phật tử đến đặt vòng hoa tưởng niệm chư Thánh tử đạo tại Đài Tưởng niệm đầu đường Lê Lợi gần cầu Trường tiền Huế - Hình PTTPGQT
 

Sáng ngày 14 tháng 04 năm Quý Tỵ, chư Tăng trú xứ Bố Tát Linh Quang, (địa điểm Bố tát truyền thống từ xưa của Phật Giáo xứ Huế, nay là Ban Đại Diện GHPGVNTN Thừa Thiên Huế sinh hoạt), vân tập họp tăng để thọ an cư. Tại đây, chư tăng cung thỉnh Hòa Thượng Thích Như Đạt, Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Vụ Tăng Sự làm Luật sư Y chỉ của chư Tăng trong ba tháng hạ ; cung thỉnh Hòa Thượng Thích Diệu Tánh, Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Viện Tăng Thống làm Chủ Sự cho buổi thọ an cư. Danh sách an cư gồm có, 21 chùa, 105 Tỷ kheo và 57 Sa Di. Mặc dù dưới chính sách đàn áp, hăm dọa, dụ dỗ của nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế, nhằm suy giảm dần nhân sự của Ban Đại Diện, nhưng qua buổi lễ thọ an cư và danh sách đăng ký an cư tại Thừa Thiên Huế, mới thấy được rằng GHPGVNTN vẫn ngang nhiên tồn tại, như một điều tất yếu của tự nhiên.

Sau thời tụng kinh Pháp Hoa cuốn 7, hết thúc tuần lễ tụng kinh tại Tổ Đình Quốc Ân vào chiều ngày 14 tháng 04 năm Quý Tỵ. Lễ Hoàn kinh và Tiến Thí Âm Linh Cô Hồn cũng được tổ chức trong chiều hôm ấy, nhằm cầu nguyện Nhân quyền cho người sống và Linh quyền cho người chết, cầu nguyện cho GHPGVNTN sớm phục hoạt.

Đến đây, thì mọi công tác chuẩn bị cho buổi Đại Lễ Phật đản vào sáng ngày Rằm tháng 04 năm Quý tỵ, PL : 2557 đã hoàn tất, trên Lễ Đài tượng đản sanh đang ngự trên quả cầu, với vầng hào quang rực rỡ uy nghiêm, phía dưới lễ đài là rừng cờ hoa, lồng đèn và những câu thư pháp được trang trí khắp nơi. Theo tinh thần Thông tư Phật đản PL : 2557 của Hòa Thượng Viện Trưởng, Ban Đại Diện thiết trí mô hình lễ đài đơn giản, nhưng đủ vẻ trang nghiêm để cúng dường Phật đản, chứ không phô trương lòe loẹt như Phật giáo nhà nước. Dưới chỉ thị của Cộng sản Việt Nam, nhân mùa Phật đản, cho tổ chức Phật đản một cách rầm rộ, để phô bày cái gọi là “tự do tôn giáo” ở Việt Nam, một sự tự do trong cơ chế “xin cho”. Trong mùa Phật đản ấy, cờ đỏ sao vàng lại rực rỡ hơn cả giáo kỳ Phật giáo. Phật giáo nhà nước thì được tự do tổ chức, được sự hỗ trợ tuyệt đối từ phía nhà cầm quyền. Còn GHPGVNTN thì ngăn cấm đủ điều, thiết lập một cái lễ đài nho nhỏ khiêm nhường ở trong chùa để tưởng niệm ngày đản sanh, thì nhà cầm quyền lập biên bản, cho rằng chùa chưa xin phép, tổ chức cắm trại cho các em GĐPT thì phải báo cáo số lượng, nhưng than ôi, cửa chùa rộng mở, Phật tử thì cứ đến sinh hoạt, biết số lượng thế nào mà báo cáo, khá lẽ báo cáo rồi, ai không có trong danh sách thì nhà cầm quyền đuổi ra không cho vào chùa hay sao ?! Còn muốn tổ chức lễ Phật đản tại lễ đài thì phải hát quốc ca, than ơi ! Truyền thống Phật giáo Việt Nam mấy ngàn năm, có thời nào mà trong buổi lễ Phật đản lại hát quốc ca đâu ? Trong ngày đức Phật ra đời, tinh thần từ bi cứu khổ được đặt lên hàng đầu, thì từ bi thể hiện ở chỗ nào trong lời ca “Đường vinh quang xây xác quân thù”, chưa nói quân thù ở đây là ai ? Là con dân miền nam Việt Nam của chúng ta chăng !

Đoàn sinh Gia Đình Phật tử Việt Nam cung nghinh chư Tăng vào Lễ đài Phật Đản – Hình PTTPGQT  
Đoàn sinh Gia Đình Phật tử Việt Nam cung nghinh chư Tăng vào Lễ đài Phật Đản – Hình PTTPGQT
 

Phật tử Huế cung nghinh chư Tăng vào Lễ đài Phật Đản - Hình PTTPGQT  
Phật tử Huế cung nghinh chư Tăng vào Lễ đài Phật Đản - Hình PTTPGQT
 

Rạng sáng ngày Rằm tháng 04 năm Quý Tỵ, chư Tăng và Phật tử vân tập về Lễ Đài Chính ở Tổ Đình Quốc Ân để tham dự buổi Đại Lễ Phật Đản PL : 2557. Chư tăng thuộc các chùa GHPGVNTN, đạo hữu Phật tử các đạo tràng trực thuộc GHPGVNTN và GĐPT Thừa Thiên.

Đúng 06 giờ, Buổi Đại Lễ chính thức diễn ra, dưới sự chứng minh của ba vị Trưởng Lão Hòa Thượng : Hòa thượng Thích Như Đạt, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự GHPGVNTN, Hòa Thượng Thích Diệu Tánh, Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Viện Tăng Thống, trú trì Tổ Đình Quốc Ân – Huế ; Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, Chánh Đại Diện GHPGVNTN Thừa Thuê Huế. Buổi lễ do sự hướng dẫn chương trình của Đại Đức Thích Minh Tuệ, Đặc Ủy Hoằng Pháp của Ban Đại Diện Thừa Thiên Huế.

Bắt đầu buổi lễ là Đạo Ca “Phật Giáo Việt Nam” được vang lên, cả rừng người im lặng, để đón nhận từng lời ca oai hùng trầm lắng. Sau đạo ca, là phần cung tuyên Thông điệp Phật đản PL : 2557 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ do Hòa Thượng Thích Như Đạt cung tuyên. Lúc này hàng chục máy quay phim và máy ghi hình do nhà cầm quyền phái đến đều hướng về phía của Hòa Thượng, không biết với mục đích gì, những hành động phi văn hóa trong ngày Phật đản, của những con người làm văn hóa, thì chúng ta có thể thấy được rằng nó sẽ dẫn Việt Nam chúng ta đi về đâu ?!

Hòa thượng Thích Diệu Tánh (trái) và Hòa thượng Thích Thiện Hạnh (phải) tại Lễ đài - Hình PTTPGQT  
Hòa thượng Thích Diệu Tánh (trái) và Hòa thượng Thích Thiện Hạnh (phải) tại Lễ đài - Hình PTTPGQT
 

Bức thông điệp được tuyên lên, ai cũng như cảm nhận có sự hiện diện của Đức đệ Ngũ Tăng Thống trong buổi lễ hôm ấy. Những lời dạy của Ngài được vang vọng trong không trung trầm lắng, như một sự linh thiêng màu nhiệm hiếm hoi, giữa đất nước lắm nỗi oan khiên khổ lụy !

Buổi Lễ tiếp tục diễn ra với sự diễn dẫn phần nghi lễ của Đại Đức Thích Minh Tuệ, và xướng lễ của Thượng Tọa Thích Khế Viên.

Kết thúc buổi lễ Hòa Thượng Thích Chí Thắng, Phó Ban Tổ Chức đọc Lời cảm tạ, của Ban Tổ Chức gửi đến Tăng Ni Phật tử. Ba hồi chuông trống bát nhã cất lên, cung thỉnh chư tôn thiền đức hồi quy phương trượng và các hàng Phật tử tùy nghi chiêm bái.

Hòa thượng Thích Diệu Tánh (trái) và Hòa thượng Thích Thiện Hạnh (phải) tại Lễ đài - Hình PTTPGQT  
Hòa thượng Thích Diệu Tánh (trái) và Hòa thượng Thích Thiện Hạnh (phải) tại Lễ đài - Hình PTTPGQT
 

Ngưỡng bạch đức Tăng Thống
Kính bạch Hòa Thượng Viện Trưởng và Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo.

Mùa Phật đản năm nay, Ban Đại Diện Thừa Thiên Huế đã tiến hành viên mãn, như chương trình đã dự kiến.

Trân trọng kính trình để đức Tăng Thống, Hòa Thượng Viện Trưởng và Ban Chỉ Đạo VHĐ để thẩm tường.

Ngưỡng vọng đức Tăng Thống pháp thể khinh an.

Cầu chúc Hòa Thượng Viện Trưởng và toàn Ban Chỉ Đạo VHĐ cát tường như ý, Phật sự hanh thông viên mãn.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Huế, ngày 31 tháng 5 năm 2013
TM Ban Đại Diện
GHPGVNTN Thừa Thiên Huế
Chánh Thư Ký

(đã ấn, ký)
Tỳ kheo Thích Thiện Tánh

 
 
 
 

Quê Mẹ • B.P. 60063 • 94472 Boissy Saint Léger cedex • France • E-mail : queme.democra

No comments: