Friday, October 14, 2016

NGUYỄN CHÍ THIỆN - HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Wednesday, October 10, 2012

LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN * NGUYỄN CHÍ THIỆN

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
 PEN INTERNATIONAL In Memoriam 1939 – 2012 
Nguyễn Chí Thiện Poet 
Văn Bút Quốc Tế Tưởng Nhớ và Thương Tiếc Cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại thành phố Santa Ana, tiểu bang Californie, Hoa Kỳ, ngày 2 tháng 10 năm 2012 là một Tin Buồn lớn đối với Văn Bút Quốc Tế (VBQT) và hai mươi ngàn hội viên. Một Tin Buồn lớn cho cộng đồng những người cầm bút dấn thân bảo vệ quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm, điều kiện thiết yếu để sáng tác và phát huy văn chương, để xây dựng dân chủ, bảo vệ nhân quyền, kiến tạo công lý và hòa bình chân chính. Sáng ngày 3 tháng 10 năm 2012, sau khi nhận được Tin Buồn đó, nhiều văn thi hữu Văn Bút Quốc Tế đã gởi điện thư bày tỏ lòng thương tiếc và nhờ thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt chuyển lời chia buồn đến tang quyến. Trong số những người gởi điện thư phân ưu đầu tiên có nữ văn hữu Joanne Leedom-Arkerman, Phó Chủ tịch Văn Bút Quốc Tế, nguyên Tổng Thư Ký VBQT kiêm Chủ tịch Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù (PEN WIPC) và nguyên Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Hoa Kỳ PEN USA, văn hữu Hori Takeaki, Tổng Thư Ký VBQT, văn hữu Eugene Shoulgin, nguyên Tổng Thư Ký VBQT kiêm Chủ tịch Ủy Ban PEN WIPC, nữ văn hữu Marian Botsford Fraser, Chủ tịch Ủy Ban PEN WIPC và nguyên Chủ tịch Trung tâm Văn Bút Gia Nã Đại, nữ văn hữu Sara Whyatt, Giám đốc Chương trình Ủy Ban PEN WIPC và nữ văn hữu Chiara Macconi, đại diện Trung tâm Văn Bút Espéranto, nguyên Chủ tịch Ủy ban WIPC Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Trung Tâm Văn Bút Ý, người đã dịch ra tiếng Ý truyện Một Lựa Chọn trong tập Hỏa Lò (Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ 2001). Sau khi hội ý với Ủy Ban PEN WIPC, nữ văn hữu Cat Lucas, đồng Chủ tịch Ủy ban WIPC Trung tâm Văn Bút Anh, đã cho đăng tin buồn và bày tỏ lòng thương tiếc - In Memoriam - trên trang web của Trung tâm ngày 4 tháng 10, kèm theo hình, tiểu sử và bài thơ Trong Bộ Máy của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua bản dịch tiếng Anh Inside The Trap Prison of Steel của học giả Huỳnh Sanh Thông (http://www.englishpen.org/in-memoriam-nguyen-chi-thien/). Chiều ngày 9 tháng 10 năm 2012, trong một Thông Cáo - In Memoriam - do Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù (PEN WIPC) phổ biến toàn cầu (http://www.pen-international.org/newsitems/pen-community-mourns-the-death-of-nguyen-chi-thien-poet-1935-2012/), 
Văn Bút Quốc Tế bày tỏ lòng thương tiếc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vừa qua đời. Thay mặt tất cả văn thi hữu hội viên, Văn Bút Quốc Tế gởi lời chia buồn đến gia đình và bạn hữu của cố thi sĩ Việt Nam, tác giả tập thơ nổi tiếng Hoa Địa Ngục. Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới long trọng xác định rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là một trong số 50 trường hợp điển hình tiêu biểu cho 50 năm hoạt động của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù. Văn Bút Quốc Tế nhắc lại tiểu sử của nhà thơ, mấy thập niên lao tù và thời kỳ lưu vong cùng những tác phẩm Hoa Điạ Ngục và Hỏa Lò. Cuối Thông Cáo, để tưởng nhớ và vinh danh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, Văn Bút Quốc Tế mời tất cả hội viên cùng nhau đọc bài thơ Trong Bộ Máy kể ở trên. Văn Bút Quốc Tế cũng giới thiệu trang web Viet Nam Literature Project cho những người muốn đọc thêm thơ Nguyễn Chí Thiện (http://www.vietnamlit.org/nguyenchithien/poems.html). Chúng tôi cho đăng lại với Bản Tin này toàn văn Thông Cáo In Memoriam Tưởng Nhớ và Thương Tiếc cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện của Văn Bút Quốc Tế và điện thư báo Tin Buồn của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (đặc trách Ủy ban WIPC PEN Suisse Romand), thành viên Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève (United Nations Society of Writers - Geneva). Chúng tôi, ban biên tập Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam, góp lời với Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhờ nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt chuyển giùm lời Thành Kính Phân Ưu của chúng tôi đến ông Nguyễn Công Giân, bào huynh cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện và tang quyến. Chúng tôi còn xúc động và cầu nguyện cho hương linh của nhà thơ vừa khuất bóng. Chúng tôi không bao giờ quên tác giả Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò, một nhà thơ chân chính, một nhà trí thức lương thiện, một con người Việt Nam có khí tiết và nhân bản. Không bao giờ quên, trong những năm những tháng cuối đời của một nhà thơ cựu tù nhân cộng sản, một chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xã Hội, mặc dù có vấn đề sức khỏe, thi hữu Nguyễn Chí Thiện vẫn dành thì giờ viết thư phúc nhận từng bản Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và khuyến khích chúng tôi tiếp tục tận tâm với nhiệm vụ và làm tròn bổn phận lúc mà quê hương và đồng bào, gia đình và bạn hữu thương yêu còn bị đoạ đày trong Địa Ngục Cộng sản. Genève ngày 9 tháng 10 năm 2012 Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ Ligue Viêtnamienne des Droits de l’Homme en Suisse Vietnamese League for Human Rights in Switzerland ------------------------------------------------------------------- In Memoriam 1939 - 2012 Nguyen Chi Thien Poet PEN International mourns the death of Vietnamese poet Nguyen Chi Thien who passed away on 2 October 2012. PEN members’ thoughts are with his family and friends. Nguyen Chi Thien was one of the Writers in Prison Committee’s emblematic cases featured in the 50th anniversary of the Committee’s existence. Here is a brief background of his life. Born in February 1935 in Hanoi , Vietnam , Nguyen Chi Thien was asked in by friend to teach one of his classes as he was ill. The year was 1960. In the lesson Chi Thien told the students that America had defeated Japan in World War Two, not the Soviet Union which the official curriculum claimed. Nguyen Chi Thien was soon arrested and sentenced to two years imprisonment on the charge spreading “anti-government propaganda”. During what turned out to be a three and a half year incarceration he composed “almost a hundred poems” (committing them to memory). He was briefly released in 1964, however, he was soon re-arrested in February 1966 on the charge of producing “politically irreverent poems”. For this offence, and without trial, he was to serve 11 years in prison camps before being temporarily released in July 1977 because there was no room in the crowded camp to cope with the increasing flow of new prisoners coming from South Vietnam . Denied employment, Nguyen Chi Thien composed a further four hundred poems. 
 After the end of the Sino-Vietnamese war of 1979, afraid of being unable to survive if re-arrested, Nguyen Chi Thien decided to send his ‘’incriminated’’ poems abroad. In July 1979, braving security police, he handed his handwritten manuscript to diplomats at the British embassy after extracting a promise that the poems would be published. Upon leaving the embassy he was arrested by Vietnamese security forces and imprisoned for a further twelve years. Nguyen Chi Thien was freed in October 1991 after international interventions, including by PEN members and granted asylum in the U.S.A. , where he was invited to address Congress. Between 1998 and 2001 he lived in France where he had been awarded a fellowship by the International Parliament of Writers. His Hoa Lo Prison Stories, a prose narrative of his imprisonment’s experiences, was translated and published in English as the Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories by Yale Southeast Asia Studies in 2007. He returned to America and he settled in California where he continued writing. Nguyen Chi Thien’s collection of poems was published abroad in eight different languages and in 1985 he won the International Poetry Award in Rotterdam . PEN International celebrates Nguyen Chi Thien’s life by sharing a sample of his poetry. Inside The Prison Trap of Steel Inside the prison trap of steel, I want to see no streams of tears, And laughter I want even less to hear. I want that each of us clamp tight his jaws, withdraw his hands from everything, refuse to be a buffalo, a dog. Soak up this truth: this jail will last As long as it holds buffalos and dogs. Unless were are mere clay we shall stay men. Flowers from Hell translated by Huynh Sanh Thong. Yale Southeast Asia Studies 1984. ISBN: 0-938692-21-6 Click here for more of his poetry. International PEN Writers in Prison Committee, Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER, Tel.+ 44 (0) 20 7405 0338, Fax: +44 (0) 20 7405 0339 (...) * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * De : Nguyen Hoang Bao Viet Envoyé : mercredi, 3. octobre 2012 09:40 Objet : LE POETE NGUYEN CHI THIEN N'EST PLUS . Nguyễn Chí Thiện Courtesy of Jean Libby, ed. VietAm Review 2004 Dear Friends and Colleagues, It is with profound sadness that I have to inform all of you that poet in exile Nguyen Chi Thiên has died this morning (2 October) in California , USA , at the age of 73. For memory, Nguyên Chi Thiên was a former imprisoned writer (for a total of 27 years in the camp), a PEN WIPC main case in 1971. He was one of the 50 Cases of persecuted Writers selected for marking the 50 years of activities of PEN Writers in Prison Committee (1960 – 2010) to defend freedom of expression. * Herewith his last letter to Sara, some of his poems and a brief summary of his life. I am certain that we will all miss him, we will miss him... Sincerely yours, Bao Viêt Nguyên Hoàng Bao Viêt Vice president PEN Suisse Romand (WIPC) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ A letter from Nguyen Chi Thien to Sara Whyatt - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -­­­ - - - - - - - - - - Santa Ana, California, on 8 February 2010, Dear Ms Sara Whyatt, Director of Programme Writers in Prison Committee PEN International London UK c/o Nguyen Hoang Bao Viet WIPC PEN Suisse Romand Geneva Switzerland On the occasion of the fiftieth anniversary of The Writers in Prison Committee of International PEN, I would like to express my profound gratitude to this noble Committee which has always taken sides with us, poets and writers imprisoned by all kinds of dictatorial and totalitarian regimes. As for me, I spent my aduld life (27 years) in concentration camps because of my poems that depicted the cruel realities of life in North Vietnam under communist rule. My poetry was no luxury. It was the sound of sobbing of my oppressed and mercilessly tortured compatriots. It was not hate, but faith in the victory of the Good over the Evil, passion for poetry, and especially, Hope that kept me alive. Together with Amnesty International, Human Rights Watch, Reporters Without Borders, PEN Writers in Prison Committee gave me this precious Hope that was indispensable for me to survive. Although in prison, I knew that many writers in the world read my poems, supported me. This idea gave me consolation and encouragement. I did not feel lonely even when I was alone in a dark cell, I had more courage, more perseverance in order not to knuckle under to brutal tyranny. Dear members of the Writers in Prison Committee, please accept my heartfelt thanks, my deepest gratefulness for what you have done for me and for many writers, poets who were or are still being persecuted for their works. My warmest regards Nguyen Chi Thiên ----------------------------------------------------------------------------------

 NGUYÊN CHI THIÊN

 Nguyen Chi Thien was born in February 1939 in Hanoi , Viet Nam . The young dissident poet was arrested in 1961 and sentenced to two years imprisonment on charge of spreading propaganda against the communist government. During what turned out to be a three and a half year incarceration, he composed “almost a hundred poems” (committing them to memory). He was briefly released in 1964, however, he was soon re-arrested in February 1966 on charge of producing “politically irreverent poems”. For this offence, without receiving a trial, he was sent in February 1966 to the concentration camps in Phu-Tho, Yen-Bai, and Lao-Cai Provinces . He was temporarily released in July 1977 because there was no room in the crowded camp for increasing flow of new prisoners coming from South Viet Nam . Denied any form of employment, he often went to bed with an empty stomach in his sister’s home.

After his release, Nguyen Chi Thien composed a further four hundred poems. After the Sino-Vietnamese war of 1979, afraid of being unable to survive if re-arrested, he decided to send his ‘’incriminated’’ poems abroad. On 16 July 1979, braving security police, he handed his handwritten manuscript to diplomats at the British embassy after extracting a promise that the poems would be published. Upon leaving the embassy he was arrested by Vietnamese security forces and imprisoned for a further twelve years (3 years in a solitary cell and 3 years in detention with common criminals).
 In October 1991, he was released thanks to strong international pressure (PEN International, Amnesty International, Human Rights Watch...) and the intervention of Noburo Masuoka, retired Air Force colonel, a career military officer who was drafted into the U.S. Army from an internment camp for Japanese Americans in 1945. But he continued to be placed under house arrest. In October 1995, under the Humanitarian Operation program, he was allowed asylum in the U.S.A. Between 1998 and 2001, he lived in France where he had been awarded a fellowship by the International Parliament of Writers. His Hoa Lo Prison Stories, a prose narrative of his imprisonment’s experiences, was translated and published in English as the Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories by Yale Southeast Asia Studies in 2007. He returned to the U.S.A. and he settled in California where he continued to write. Nguyen Chi Thien’s collection of poems was published abroad in eight different languages. In 1985, he won the International Poetry Award in Rotterdam . 
-------------------------------------------- 

Nguyên Chi Thiên’s poems
Inside The Prison Trap of Steel *1
 
Inside the prison trap of steel,
I want to see no streams of tears,
And laughter I want even less to hear.
I want that each of us
clamp tight his jaws,
withdraw his hands from everything,
refuse to be a buffalo, a dog.
Soak up this truth: this jail will last
As long as it holds buffalos and dogs.
Unless were are mere clay,
we shall stay men.
 
1970
Nguyên Chi Thiên
Flowers from Hell translated by Huynh Sanh Thông. Yale Southeast Asia Studies 1984.  ISBN: 0-938692-21-6 
 
 
In The Jungle Night A Bird Calls *2
 
In the jungle night a strange bird calls
Followed by a guard’s tripping shoe sounds
A patrol flashlight beams here and there
Form the cells come the shoutings of a madman
I lie immobile listening to the slipping away
Of my entire youth as it floats by
Jailings and diseases have killed in the bud
O how many burgeons that seek their way out.
 
1968
Nguyên Chi Thiên
 
The Flowers of Hell translated by Nguyên Ngoc Bich. 
Tô Hop Xuât Ban Miên Dông Hoa Ky - Cành Nam Publishers 1996 USA . 
--------------------------------------------------------------------------------
 
 
Le Jour du Têt (Nouvel An viêtnamien)
 
Le jour sacré du Têt est arrivé.
Ma cellule glacée me colore en violet.
Je vis reclus dans l'humide obscurité,
Baigné dans des odeurs pestilentielles,
Assommé par des fouilles perpétuelles,
Deux fois par jour, de sel nourri,
De l'eau à la place du riz,
Mes pieds sont enflés par le béribéri.
Des jours à contour imprécis, étourdi
Dans ma tombe gluante je suis enfoui,
Yeux embués, bouche en saillie, rêves moisis.
Dehors, le crachin transit...
 
L'âme des lointaines années
Réveille des printemps ensoleillés,
Ramène des foules de pensées;
Mon cœur étranglé voudrait éclater.
Elle revient, cette âme, à la réalité,
Au triste sort de lamentable prisonnier.
 
Comment revivre les moments
Des printemps enivrants,
Que jamais plus je ne reverrai,
Où je vivais en cercle familier,
Dans l'atmosphère de chaleur,
De bonheur,
Remplie d'amour,
De l'amour pour toujours ?
Le lit en ciment est d'un froid pénétrant,
Son haleine s'enfonce comme un mal perforant
Tout au long de mon dos.
La marmite de banh chung que ma mère mijotait (1)
Sur le feu qui dansait
Dans la triste nuit, sur le pays en sanglots,
Et illumine encore les horizons d'antan. Ô regrets :
Les bols de soupes de pousse de bambou,
 
De vessies de poisson frites au saindoux,
La mortadelle sur une assiette étalée.
L'atmosphère de recueillement
Pénétrait dans mon corps jusqu'aux derniers replis,
Comme l'affection entre gens de même sang,
Que jamais on ne peut délaisser dans l'oubli.
 
Voici mes parents,
Mes frères, mes sœurs, mes amis,
La tasse de thé, le verre d'alcool, la fumée d'encens ;
Quand je réalisais la valeur de ces moments,
Il y avait longtemps qu'ils s'étaient évanouis.
Restait mon chagrin condensé
Qui, jusqu'au bout de mes jours ne serait dilué,
Et qui meurtrit le cœur de l'homme aux cheveux blancs.
 
Les pétards accueillent, détonnant, le printemps
Dans la société misérable chamboulée :
Les ordures fleurissant,
Les hommes humiliés.
Que de printemps avaient défilé, engouffrés...
Et puis,
Vents et pluies des grands cimes m'appellent et me crient,
Un tombeau tend les bras pour cueillir mes souhaits,
Fermant l'horizon de mes rêves de bonheur,
Eteignant ainsi les flammes  de mon cœur,
Les amertumes et les soucis.
Sont-ils donc ces moments bien finis,
Où, riant au soleil,
8 Attached files| 329KB

ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

ÁO DÀI VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ



 
Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ Việt.
Không ai biết thời điểm ra đời cụ thể của chiếc áo dài nhưng cách đây hàng ngàn năm, trên trống đồng đã có hình ảnh này. Nó tồn tại cùng với mọi sinh hoạt thường ngày của người Việt, từ giã gạo, làm ruộng, chăn nuôi gia súc... Cho đến thời Hùng Vương, vào những năm 40 - 43 sau Công nguyên, diễn ra cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Lịch sử đã ghi lại rằng, khi ấy, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận.
Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ đã khéo léo sử dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản, tế nhị và kín đáo.
Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà và nón quai thao là hình ảnh tảo tần của bà, của mẹ ngày xa xưa.
Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến, phân chia giai cấp, tầng lớp khá rõ ràng. Những người phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn.


Những tiểu thư, con nhà quan hay nhà giàu, mặc áo ngũ thân.
Có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trong bức ảnh này, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân.
Giai đoạn 1910 - 1950 và trước đó, người phụ nữ Việt vẫn còn chịu những khắt khe của xã hội phong kiến nên trang phục không tôn dáng mà được may rộng, phía trong họ còn mặc thêm một áo ngắn nữa. Chất liệu gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may áo dài bằng vải.
 
Một gia đình nhà quan.

Nền nếp, sự bảo thủ khiến họ phải cân nhắc khi lựa chọn màu sắc. Chỉ những dịp đặc biệt hoặc thân phận là đào hát mới dám dùng màu sặc sỡ cho y phục. Còn lại thường là màu nhẹ nhàng, nhạt như hồng nhạt, lòng tôm, mỡ gà hoặc nâu, trắng, xám, để tránh bị cho là không đứng đắn.
Một người phụ nữ giàu có trong trang phục áo dài 
Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài đầu thế kỷ 20. 
Ở miền Bắc, phụ nữ thích may thêm một cái khuy phụ bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo hở ra để lộ những chuỗi hạt trang sức nhiều vòng.



Thập niên 1930 - 1940, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, được mặc với quần trắng hoặc đen.

Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím đã đi vào thi ca, nhạc họa.Thiếu nữ Việt duyên dáng với lịch sử áo dài
Cũng trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời trang.Theo khuynh hướng này, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường (Lemur) ở phố Hàng Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi tiết mới mẻ và lạ lẫm như  cổ áo khoét hình trái tim, có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ, vai áo may bồng, tay nối ở vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải... 
Cô Nguyễn Thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur (Phong Hóa)
Áo dài Lemur đã bị những người bảo thủ cho là lố lăng, dị hợm, và lên tiếng công kích dữ dội trên baó chí, mặc dù đuợc những phụ nữ cấp tiến hưởng ứng nhiều.

Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa Thu của Lemur 1938 (Trịnh Bách)
Nhưng loại áo dài Lemur chỉ tồn tại đến năm 1943.
Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên 60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng “thắt đáy lưng ong”.  
Người phụ nữ Huế trong trang phục áo dài, nón lá duyên dáng năm 1961
Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt. Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến phụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc,  hoa văn, chất liệu. Áo dài có mặt trong mọi hoạt động của phái yếu, từ đi chơi, đi chợ, tiếp khách ở nhà, cho đến cưới xin, đi dự tiệc...
Áo dài với kiếng mát 
Hoa văn đa dạng, nhiều màu sắc
Áo dài và những phụ kiện túi xách "sành điệu".
Áo dài kết hợp với những kiểu tóc model nhất thời bấy giờ

Trong dịp quan trọng nhất đời người, áo dài cũng là một trang phục không thể thiếu.
Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu)
Mốt này ban đầu bị nhiều người chống đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận được nhiều lời khen ngợi vì nó tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ, lại rất đơn giản, tinh tế.

Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoe cái cổ yêu kiều và trang sức đẹp.

Bà Trần Lệ Xuân đã quảng bá áo dài Việt trong hầu hết các cuộc gặp gỡ với người nước ngoài, tiệc tùng, đi chơi...
  Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. 
Một phụ nữ mặc áo dài mini
Khánh Linh (ngoài cùng bên trái) đang mặc áo dài mini.
Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoải mái hơn, nhất là giới trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tới đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ.
Áo dài gắn với hình ảnh người phụ nữ Việt không chỉ đam đang, nữ tính mà còn anh dũng trong những năm tháng hào hùng nhất của dân tộc. 
Cô gái Huế mặc áo dài năm 1972
Và con gái Hà Nội năm 1974
Sau năm 1975 đến thập niên 80, là thời gian khó khăn của đất nước. Nơi nơi đều thực hành tiết kiệm. Thậm chí những chiếc áo dài còn bị cắt lấy hai vạt áo để may áo ngắn. Chính vì thế, giai đoạn này, áo dài cũng được chị em biến đổi khá nhiều: tà áo dài ngắn lại, chỉ dài hơn đầu gối một chút, vạt cũng nhỏ gọn hơn. 
Mẫu áo dài những năm 1980 được trưng bày ở bảo tàng phụ nữ Nam Bộ.
Từ giữa những năm 80 đến thập niên 90, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế bắt đầu khá lên, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn đối với phụ nữ Việt Nam.Vào năm 1989, cuộc thi Hoa hậu áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt các thiết kế mới. Tà áo đuợc may dài hơn, cổ áo cao hơn, màu sắc vải đẹp, phong phú hơn, áo thêu, áo vẽ trở nên thịnh hành... và lần đầu tiên, quần cùng màu với áo chủ đạo thay vì chỉ có đen và trắng như trước. 
 Áo dài phát triển cùng với sự xuất hiện và nở rộ của một loạt ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ như Diễm Hương, Việt Trinh...Áo dài lại một lần nữa trở thành đồng phục cho nữ sinh trung học.
Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cái nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam.  Chính vì thế, nó có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới. 
Là trang phục có trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp và dịp lễ hội lớn nhỏ của Việt Nam.
Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt.
Sự phát triển của xã hội vẫn tiếp tục, và chiếc áo dài không nằm ngoài dòng chảy ấy. Nhưng thực tế đã chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp trong tà áo dài Việt sẽ mãi vẫn được lưu giữ và phát huy, như nhà thơ Văn Tiến Lê đã từng ca ngợi: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời. Thân sau vạt trước nên lời nước non."* Bài viết có sử dụng hình ảnh tư liệu của các nguồn: L' indochine FR, Le laquage des dents en Indochine, une campagne au Tonkin, vietscience, W. Robert Moore/National Geographic Society, Life...
Nguồn: Afamily
--
You received this message because you are subscribed to the Google
Groups "LLcvk" group.
To post to this group, send email to http://us.mc845.mail.yahoo.com/mc/compose?to=llcvk@googlegroups.com
To disagree the articles in this Groups, you might unsubscribe from this group.
To unsubscribe from this group, send email to
http://us.mc845.mail.yahoo.com/mc/compose?to=llcvk%2Bunsubscribe@googlegroups.com
For more options, visit this group at

TIN TỨC VIỆT NAM

Hậu quả sau hội nghị Thành Đô?

2012-10-09
Trong khi Hội nghị Trung ương 6 đang diễn ra, ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ VN tại TQ là lại lo lắng cho sự lũng đoạn của Bắc Kinh vào hậu trường chính trị của Hà Nội, sẽ tiếp tục diễn ra như từ sau hội nghị Thành Đô đến nay.

File photo
Hội Nghị Thành Đô năm 1990 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Bài viết của ông Nguyễn Trọng Vĩnh mang tên “Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, không cho phép nước ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta” đang khiến dư luận đặc biệt chú ý. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đại sứ để sáng tỏ thêm vấn đề.

Lũng đoạn nghiêm trọng

Mặc Lâm: Thưa ông Đại sứ, Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói rất nổi tiếng đó là “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nhưng trong bài viết mới nhất của ông hiện đang lưu hành trên mạng có tên là “Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, không cho phép nước ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta” cho thấy sự độc lập của Việt Nam đang bị Trung Quốc lũng đoạn rất nghiêm trọng. Trước nhất xin ông Đại sứ cho biết thêm một số chi tiết về bài viết quan trọng này.
Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cũng chỉ biết được đến thế thôi còn tỉ mỉ hơn thì tôi không biết. Trung Quốc rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ. Phái đoàn của ta lúc bấy giờ chả hiểu các ông ấy như thế nào mà lại chấp nhận cái điều kiện ấy của nó.
Mặc Lâm: Theo như ông Đại sứ khẳng định thì từ Hội nghị Thành Đô đến nay Việt Nam đã tỏ ra rất bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Việc mất tự chủ đầu tiên là loại bỏ ông Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi vị trí Ngoại trưởng và kế đến là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã công khai phục tùng Trung Quốc khi chấp nhận cho họ khai thác bauxite mà không thông qua Bộ chính trị. Ông Đại sứ có thể cho biết căn cứ vào đâu mà ông khẳng định như vậy?

TQ rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi chỉ biết rõ có việc như thế nhưng bảo đưa ra văn bản hay điều gì để mà chứng minh thì không thể đưa ra được. Tuy nhiên việc này rất nhiều người biết chứ không phải một mình tôi.
Mặc Lâm: Cũng trong bài viết ông Đại sứ cho biết là trong đại hội X của đảng, cũng chính ông Nông Đức Mạnh đã gạt ông Phạm Bình Minh ra khỏi vị trí Bộ trưởng Ngoại giao vì cho rằng Trung Quốc không đồng ý, tuy nhiên hiện nay ông Phạm Bình Minh vẫn được đề cử chức vụ này. Phải chăng có sự thay đổi nhận thức trong Bộ chính trị hay còn một nguyên nhân nào khác sau khi ông Nông Đức Mạnh về hưu thưa ông?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Đúng là sau khi ông Nông Đức Mạnh về hưu rồi thì người ta thấy rằng để đưa vào vị trí bộ Ngoại giao một người có kinh nghiệm, có nghiệp vụ thì việc người ta chọn ông Phạm Bình Minh là Bộ trưởng Ngaọi giao thì không có gì lạ. Bởi vì có một thời từng đưa ông Nguyễn Thiện Nhân nhưng ông ấy không có nghiệp vụ ngoại giao nên không theo dõi tất cả tình hình từ trước tới nay cho nên người ta thấy không có ai hơn ông Phạm Bình Minh.
thanhdo1990-250.jpg
Hội Nghị Thành Đô năm 1990 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. File photo.
Hơn nữa bây giờ không còn ông Nông Đức Mạnh cản trở nữa thì người ta đưa ông Minh vào vị trí này. Tuy nhiên dù sao trong tình hình căng thẳng này thì người ta vẫn cứ ngại, chỉ làm đến đấy thôi chứ thông thường thì ở nước ta ba vị trí Bộ trưởng công an, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao đều là ủy viên Bộ chính trị, từ trước tới nay là như thế. Thế nhưng lần này người ta chỉ mới đưa được ông Phạm Bình Minh vào chức Bộ trưởng Ngoại giao còn chức ủy viên bộ chính trị thì người ta còn ngần ngại.
Mặc Lâm: Thưa phải chăng sự ngần ngại này phát sinh từ sự lo sợ mích lòng Trung Quốc vẫn còn đè nặng lên tư duy của nhiều người trong Bộ Chính Trị?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Đúng thế! Người ta sợ mích lòng Trung Quốc vì trong lúc tình hình đang căng thẳng mà lại đưa cái ông mà Trung Quốc nó không thích thì tình hình căng thẳng thêm, người ta sợ thế.

Điều không bình thường?

Mặc Lâm: Thưa ông Đại sứ hôm 1 tháng 10 Hội nghị Trung ương 6 khai mạc và ngay ngày hôm sau người ta thấy Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là Khổng Huyễn Hựu đã gặp Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Việc này có bình thường hay không thưa ông?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Việc này nói là bình thường cũng được mà nói không bình thường cũng được.
DSC0473-250.jpg
Buổi khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI tại Hà Nội hôm 01 tháng 10 năm 2012. Courtesy chinhphu.vn
 
 
Bình thường là vì khi tôi còn làm Đại sứ thì cũng có lúc tôi gặp những người lãnh đạo của Trung Quốc khi muốn chuyển đạt ý kiến gì thì tôi đề nghị gặp một vị nào đấy trong lãnh đạo của họ. Đấy là bình thuờng. Còn việc không bình thường ở chỗ ông Đại sứ Trung Quốc lại gặp ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay trước cuộc họp Trung ương đảng thì không bình thường là chỗ đó, còn về nội dung thế nào thì tôi không biết được.
Mặc Lâm: Hiện nay có rất nhiều tin tức hậu trường cho rằng Hội nghị Trung ương 6 chủ yếu nhằm xem xét bản thân Thủ tướng. Theo ông thì nếu Hội nghị không đạt được kết quả sau cùng thì phải chăng do yếu tố Trung Quốc hay do các bên thỏa hiệp với nhau nhằm giữ vị thế lãnh đạo như nhiều người tiên đoán thưa ông?

Còn việc không bình thường ở chỗ ông Đại sứ Trung Quốc lại gặp ông Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay trước cuộc họp Trung ương đảng.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyễn Trọng Vĩnh: Việc này thì tôi không có ý kiến chính xác, không có gì là chứng thực cả, tôi chỉ gọi là dự phòng thế thôi còn trong nội bộ của ta thì tôi không nói đuợc gì đâu.
Mặc Lâm: Ông đã thẳng thắn cho rằng nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn tiếp tục giữ chức thì sẽ rất nguy hiểm cho Việt Nam, xin ông cho biết tại sao như vậy?
Nguyễn Trọng Vĩnh: Toàn dân người ta đã biết ông này không có năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút như bây giờ. Sự không có năng lực của ông ấy là đã rõ. Mặt khác các tập đoàn kinh tế nào là Vinashin, Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh tế khác mà ông Thủ tướng trực tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ của nhân dân, thiệt hại quá lớn. Vì vậy nếu ông ấy cứ tiếp tục thì thiệt hại lớn lắm. Kinh tế sẽ còn sa sút và các tập đoàn kinh tế nó sẽ còn thất thoát đến đâu nữa, như vậy thì còn gì nguy hại hơn nữa?
Mặt khác ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước như vậy thì không lo sao được?
Mặc Lâm: Một lần nữa xin được cám ơn ông Đại sứ đã giúp chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự:

 Anh Nguyễn Chí Đức ra khỏi Đảng Cộng Sản VN
 

 Giá cả thị trường những tháng cuối năm
2012-10-09
Thị trường tiêu thụ Việt Nam đã bước sang Quí Tư 2012 với giá cả nhiều mặt hàng tăng lên và có chiếu hướng cao hơn từ giờ đến cuối năm.
RFA
Rau và trái cây bán ở các cửa hàng lớn.
Đâu là những cái khó trong nỗ lực bình ổn giá cả thị trường, tránh biến động thái quá như những năm trước. Thanh Trúc mời quí vị cùng tìm hiểu.
Giá cả hàng hoá thường có xu hướng tăng dần lên trong những tháng cuối năm, đương nhiên kéo theo chỉ số giá Quí Bốn 2012 này tăng lên so với thời kỳ trước đó.

Biến động theo xu hướng tăng

Theo nhận định của chuyên gia về giá cả thị trường thuộc Bộ Tài Chính, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012.
Nếu cố giữ mức tăng trên dưới 1% đó,  ông khẳng định, mục tiêu kềm chế lạm phát ở mức độ một con số của năm 2012  chắc chắn có thể thực hiện được:
Đối với các nhóm giá cả liên quan tới diễn biến giá cả thị trường năm 2012 thì rõ ràng như trường hợp của tháng Chín vừa qua thì có phần tăng rất là cao trong dịch vụ y tế cũng như giáo dục. Những nhóm đó đã tăng trong khoảng 2,2% trong tháng Chín. 

Một trạm bán xăng dầu của PV Oil. RFA
Một trạm bán xăng dầu của PV Oil. RFA
Tuy nhiên, nếu loại trừ các nhóm đó ra, các nhóm còn lại tăng trong khoảng 1% thì vẫn còn khá là căng. Do đó, tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăng. Yếu tố thứ nhất, tiến sĩ Vũ Đình Ánh giải thích, là vấn đề liên quan đến thời vụ của việc tiêu dùng cuối năm, tức là tiêu dùng trong dịp lễ Tết, và thứ hai là diễn biến bất thường của thời tiết cũng như một số những khó khăn khác :
Nhiều khả năng mức độ tăng sẽ không quá cao, chỉ khoảng trên dưới 1% cho mỗi tháng từ giờ đến hết 2012
Đơn cử ví dụ như ngành chăn nuôi hiện nay chẳng hạn, đang có hiện tượng “treo chuồng” khá lớn do chi phí đầu vào tăng cao và không cạnh tranh được với sản phẩm chăn nuôi nhập  khẩu. Đây cũng là điều có thể nói là  được dự báo trước về giá thực phẩm tăng tuy mức độ tăng không lớn.
Xét về mặt thực phẩm, ông nói, chủ yếu ở Việt Nam những nhóm phổ biến sẽ tăng giá trong thời điểm cuối năm là thịt lợn, thịt bò và thịt gia cầm. Ngoài ra, tại khu vực đô thị, sẽ có một phần là nhu cầu thực phẩm liên quan đến các mặt hàng sản hải sản như tôm cua cá vân vân… cũng sẽ tăng cao:
Còn chủ yếu về giá gạo thì tôi cho rằng năm nay Việt Nam được mùa, lượng gạo xuất khẩu rất lớn, do đó biến động về giá lương thực sẽ không nhiều trong năm 2012 thậm chí cho đến tháng đầu năm 2013.
Sau lương thực và thực phẩm, nhóm thứ hai đáng quan tâm và cần được nhắc đến là giao thông,  phản ảnh biến động của giá xăng dầu, mà thông thường đến cuối năm thì nhu cầu giao thông vận tải cũng tăng lên:
Tôi cho rằng về mặt này thì Việt Nam cũng đã rút được kinh nghiệm liên quan tới vấn đề điều hành giá xăng hay liên quan đến giá giao thông.
Tôi cho rằng tới cuối năm nhóm dịch vụ liên quan đến lương thực thực phẩm chẳng hạn, chắc chắn sẽ có biến động theo xu hướng tăng
tiến sĩ Vũ Đình Ánh
Tất nhiên là có biến động nhưng tôi cho rằng cái biến động này cũng đã lường được trước rồi. Cái này liên quan tới cả hai phía, về phía cung do được lường trước nên do đó cũng có những biện pháp chuẩn bị nếu như có sự thiếu hụt nguồn cung thì có thể có biện pháp để cân đối thí dụ biện pháp nhập khẩu. Hiện đã có một số chính sách đảm bảo nguồn cung cho những tháng tới.
Cái thứ hai, về mặt cầu, mặc dù tính từ đầu năm đến nay sức mua trong nền kinh tế đã được cải thiện tuy nhiên là mức cải thiện rất là nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì tôi cho rằng cầu, kể cả mức cầu về những mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm chẳng hạn, cũng sẽ không căng thẳng và sẽ không tạo cái gọi là tăng cầu quá mức như các dịp lễ Tết một số năm gần đây. Do đó cái áp lực của phía cầu sẽ không kéo giá cả đi lên.
Như vậy, dưới mắt chuyên gia giá cả thị trường Vũ Đình Ánh, điều đáng lo ngại không phải là cung thiếu cầu tăng  kéo giá cả thị trường tăng theo, mà cái đáng lo lại nằm về phía tăng giá hay lạm phát dưới các  chính sách kinh tế vĩ mô nhiều hơn là yếu tố về phía thị trường trong đó có cung và cầu.

Ba cái khó trong việc điều hành giá

Khu vực bán quần áo trong siêu thị ở Hà Nội (ảnh minh hoạ)
Khu vực bán quần áo trong siêu thị ở Hà Nội (ảnh minh hoạ)
Vẫn theo lời ông, có ba cái khó cho Việt Nam trong nỗ lực bình ổn giá cả thị trường nói chung cũng như thời điểm từ giờ đến cuối năm hầu có thể giữ vững mục tiêu  đề ra là  kềm chế lạm phát ở mức một con số. Điểm  khó thứ nhất,  ông phân tích, tất cả những việc như điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện nước sinh hoạt hay vận tải công cộng … thì hầu hết đã có sẵn một lộ trình,  thế nhưng việc thực hiện lộ trình đó lại không ăn khớp với cả những diễn biến của kinh tế vĩ mô .
Đơn cử một thí dụ trong tháng Chín vừa rồi, sự đồng loạt tăng một loạt giá cả về dịch vụ y tế, ở mới chỉ khoảng tầm một nửa trong số sáu mươi ba tỉnh thành thôi, mà đã tác động rất là mạnh tới cái vấn đề về lạm phát rồi. Rõ ràng là tới đây cái khó nhất là làm tận dụng lộ trình đó một cách linh hoạt. Đấy là điểm đầu tiên.
Điểm thứ hai, cái khó của Việt Nam là cái yêu cầu về công khai minh bạch, nói cách khác là cái căn cứ hay cái cơ sở để điều chỉnh giá cả của những cái ví dụ điện hay xăng dầu, để đảm bảo được cái tính Việt Nam gọi là tính đúng, tính đủ và đồng thời thuyết phục được toàn xã hội về tính hợp lý của những việc điều chỉnh giá đó.
Cái đó sẽ tác động tới yếu tố mà Việt Nam rất quan tâm, đó là yếu tố về lạm phát tâm lý. Đấy cũng là điểm khó thứ hai trong vấn đề điều hành giá cả.
Điểm khó thứ ba trong việc điều hành giá ở Việt Nam, tiến sĩ Vũ Đình Ánh lý giải tiếp thường là để duy trì tăng trưởng kinh tế thì phải đẩy mạnh chi tiêu công là hiện cũng chưa ước lượng được sự tăng trưởng về chi tiêu công đó sẽ tác động tới lạm phát cũng như thực tế giá cả  trong chừng mực  nào.
Cần phải ước lượng được tác động đó thì mới điều chỉnh được chính sách về chi tiêu công, ông kết luận, và đồng thời với nó là kết hợp những biện pháp điều hành quản lý thị trường cũng như giá cả.

Theo dòng thời sự:



 

No comments: