SÔNG MÉKONG VŨ KHÍ CỦA TRUNG CỘNG
Sông Mekong: Vũ khí nước của Trung Cộng
Dòng sông Mê kông
I. TỔNG QUÁT
Ngày 15-10-2010, Ủy
Hội Sông Mekong (Mekong River Commission-MRC) đưa ra lời kêu gọi các
quốc gia hạ nguồn sông Mekong là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam
hãy đình hoãn các dự án xây đập thủy điện lại trong thời gian 10 năm, lý
do là các nghiên cứu cho thấy việc đắp đập ngăn sông sẽ tạo ra nhiều
nguy cơ đối với hệ sinh thái, gây bất ổn về an toàn lương thực trong một
khu vực có hàng triệu người sống về nghề nông và nghề cá.
Lào, Thái Lan và Campuchia có dự án xây 12 con đập trên dòng chảy của sông Mekong, chưa kể dự án xây 14 con đập đã và đang được thực hiện ở tỉnh Vân Nam bên Trung cộng.
Nếu xây các đập nầy, thì Lào được hưởng 70% mối lợi về điện, Thái Lan và Campuchia được 12% và Việt Nam chỉ có 5%.
Trái lại, VN sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất về nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng Nam Bộ)
Lào, Thái Lan và Campuchia có dự án xây 12 con đập trên dòng chảy của sông Mekong, chưa kể dự án xây 14 con đập đã và đang được thực hiện ở tỉnh Vân Nam bên Trung cộng.
Nếu xây các đập nầy, thì Lào được hưởng 70% mối lợi về điện, Thái Lan và Campuchia được 12% và Việt Nam chỉ có 5%.
Trái lại, VN sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất về nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng Nam Bộ)
II. CHI TIẾT
1* Hội Nghị thượng đỉnh của Ủy Hội sông Mekong
1* Hội Nghị thượng đỉnh của Ủy Hội sông Mekong
Hội nghị cấp Thủ
tướng lần đầu tiên của Ủy Hội sông Mekong (MRC) khai mạc ngày 5-4-2010
tại thành phố ven biển Hua Hin, Thái Lan.
Hội nghị 2 ngày tại hội trường khách sạn Hyatt, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong cũng là thành viên của MRC và đại diện của Trung công và đại diện của Miến Điện là 2 quan sát viên vì 2 nước nầy không chịu gia nhập Ủy Hội Mekong.
Tại hội nghị, thủ tướng 4 nước hạ nguồn sông Mekong lên tiếng đòi TC phải chịu trách nhiệm về tình trạng hạn hán mà các nước hạ nguồn phải gánh chịu do hệ thống đập thủy điện của TC ở thượng nguồn tạo ra.
Những tác hại bao gồm việc an ninh lương thực, cụ thể là nghề nông, nghề cá, làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu cư dân thuộc khu vực sông Mekong.
Ông Ian Campbell, viên chức cao cấp tại văn phòng của MRC ở Vientiane (Lào) xác định rằng "Các đập của Trung công là thủ phạm gây ra hầu hết mọi thứ".
Thủ tướng Thái Lan, ông Abhisit Vejjajiva cho rằng những con đập ngăn sông sẽ làm cho sông mẹ (Mekong) đang bị đe dọa trầm trọng và có thể sẽ không còn tồn tại nữa.
Thủ tướng Việt Nam đề nghị TC hãy gia nhập vào Ủy Hội Mekong và cần phải thành lập một cơ chế pháp lý để quản lý việc xử dụng tài nguyên của nước sông Mekong.
Đại diện TC, thứ trưởng ngoại giao, ông Tống Đào, phủ nhận tất cả các cáo buộc, cho rằng hạn hán là do thời tiết chớ không phải do các con đập của TC tạo ra.
Ông nói gà, bà nói vịt, ai nói nấy nghe, rốt cuộc, Hội nghị thượng đỉnh chả đi đến đâu cả và mọi việc Vũ như Cẫn, nghĩa là TC vẫn tiếp tục xây 8 cái hồ chứa nước cho các đập thủy điện trên tỉnh Vân Nam.
Ủy Hội sông Mekong (MRC) là một cơ quan liên chính phủ nhằm phối hợp việc quản lý và kế hoạch phát triển tài nguyên về nước của sông Mekong.
4 thành viên của Ủy Hội là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở tại mỗi quốc gia có một Ủy Ban sông Mekong.
MRC thành lập năm 1957. Giám đốc điều hành hiện thời là Jeremy Bird. Trụ sở đặt tại thủ đô Lào là Vientiane.
4.1. Nguồn gốc.
Trong dịp nầy, HK sẽ chi 7 triệu mỹ kim cho năm nay trong chương trình môi trường khu vực hạ nguồn Mekong.
Bộ Ngoại giao HK cũng chờ Quốc Hội HK chấp thuận số tiền 15 triệu USD cho năm 2010 về an ninh lương thực cho 4 nước hạ nguồn Mekong.
Bộ Ngoại giao HK cũng chờ Quốc Hội HK chấp thuận số tiền 15 triệu USD cho năm 2010 về an ninh lương thực cho 4 nước hạ nguồn Mekong.
2* Hoa Kỳ nhảy vào
Bộ trưởng ngoại giao của 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam vừa tham dự buổi họp ngày 23-7-2010 tại Phuket, Thái Lan với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Bà Clinton nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước nầy đối với HK, và Mỹ cam kết sẽ thúc đẩy hoà bình và thịnh vượng trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao 4 nước hoan nghênh sự tăng cường hợp tác của HK và hoan nghênh việc kết nghĩa của Ủy Hội sông Mississippi (HK) với Ủy Hội Mekong.
Bộ trưởng ngoại giao của 4 nước hạ nguồn sông Mekong gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam vừa tham dự buổi họp ngày 23-7-2010 tại Phuket, Thái Lan với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Bà Clinton nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước nầy đối với HK, và Mỹ cam kết sẽ thúc đẩy hoà bình và thịnh vượng trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao 4 nước hoan nghênh sự tăng cường hợp tác của HK và hoan nghênh việc kết nghĩa của Ủy Hội sông Mississippi (HK) với Ủy Hội Mekong.
Dãy Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) nằm giữa biên giới 5 nước là TC, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, có trên 100 ngọn núi cao trên 7,000 mét, trong đó có ngọn Everest cao nhất thế giới là 8,848 mét. Một tảng băng khổng lồ bao phủ quanh năm trên hàng trăm ngọn núi đó. Khi nhiệt độ tăng, băng tan chảy thành nước, theo hàng ngàn khe núi từ trên đỉnh chảy xuống chân núi.
Chân núi phía TC là một cao nguyên cao trên 4,000 mét thuộc tỉnh Thanh Hải.
Nước tử các đỉnh núi chảy xuống, tích tụ vào một cái hồ to lớn trên cao nguyên. Đặc tính của nước là chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp. Do đó, nguồn nước nầy chảy qua cao nguyên Tây Tạng, xuống tỉnh Vân Nam, qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, qua đồng bằng Nam Bộ rồi chảy ra Biển Đông . Đó là sông Mekong.
Chiều dài sông Mekong từ 4,200 Km đến 4,850 Km do tài liệu khác nhau.
Phần Mekong trong
lãnh thổ TC được gọi là sông Lan Thương, phần ở Lào và Thái Lan được gọi
là Mènam Khong, người Campuchia gọi là Mékong hay Tông-lê Thơm và VN
thì gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra Biển Đông bằng 9 cửa sông, 9 con
rồng.
Quỹ Bảo Vệ Thiên Nhiên (World Wildlife Fund-WWF) cho biết rằng sông Mekong có nhiều loài cá quý như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, cá tầm, cá hồi ăn thịt.
Ông Zed Hogan, phụ
trách WWF cho rằng các loại cá trên là rất quý hiếm nhưng đã biến mất
với tốc độ nhanh chóng , do sự đánh bắt quá mức và do xáo trộn về nguồn
nước do các đập thủy điện gây ra.
4.3. Các vấn đề của sông Mekong
Tiến sĩ C. Hart Schaaf, một cựu Ủy viên của MRC cho rằng "Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện và dẫn thủy nhập điền cho nông nghiệp, cũng như khả năng phòng lũ lụt, một nguồn năng lượng to lớn bị bỏ quên".
Thật ra, nó không bị bỏ quên. Đó là TC đã và đang tiến hành một chương trình to lớn là đã hoàn thành 3 con đập trên sông Mekong là đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, đồng thời đang xây dựng 8 con đập khác.
Tiến sĩ C. Hart Schaaf, một cựu Ủy viên của MRC cho rằng "Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một khối tiềm năng to tát về thủy điện và dẫn thủy nhập điền cho nông nghiệp, cũng như khả năng phòng lũ lụt, một nguồn năng lượng to lớn bị bỏ quên".
Thật ra, nó không bị bỏ quên. Đó là TC đã và đang tiến hành một chương trình to lớn là đã hoàn thành 3 con đập trên sông Mekong là đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, đồng thời đang xây dựng 8 con đập khác.
Việc đắp đập ngăn sông nầy bị các quốc gia hạ nguồn phản đối vì nó gây ra tác hại đến đời sống của hàng triệu người thuộc lưu vực hạ nguồn.
4.4. Trung công đắp đập ngăn sông
Phân nửa chiều dài của sông Mekong nằm trên lục địa TC. Mekong chảy dài từ bắc đến nam tỉnh Vân Nam. Trên dòng chảy chính đó, một dự án xây 14 đập thủy điện. Ba đập đã hoàn thành.
Theo dự án, Tiểu
Loan là con đập cao nhất thế giới. Con đập cao thứ hai là đập Tam Điệp
trên sông Dương Tử, cũng của TC. Đập Tam Điệp cao 181 mét, hồ chứa nước
dài 600 Km. Chứa khối nước là 22 Km3 (22 Km khối= 22,000 mét khối)
Đập Tiểu Loan cao 292 mét.
Hồ chứa nước dài 169 Km. Bắt đầu chứa nước năm 2010. Đập đang xây Nuozhadu trên dòng chảy Mekong ở Vân Nam, cao 254 mét, hồ chứa nước 226 Km3, dự trù sẽ hoàn thành năm 2017.
Cơ quan LHQ cảnh cáo, TC xây một loạt đập trên dòng Mekong là mối đe dọa tương lai cho Đông Nam Á.
Tiến sĩ Tyson R. Roberts đăng bài trên tờ International River "Các nước hạ nguồn kiệt sức mà không tự bảo vệ một cách có hiệu quả, để tránh thiệt hại về nông nghiệp và nghề cá"4.5. Tác hại tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bắt đầu từ thủ
đô Phnom Penh của Campuchia, sông Mekong chia làm 2 nhánh chảy vào đồng
bằng miền Nam , (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) Đó là Sông Tiền và
Sông Hậu, dài chừng 250 Km.
VN gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra biển bằng 9 cửa, xem như 9 con rồng. Cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Ba Lai, cửa Định An, cửa Tranh Đề và cửa Ba Thắc (Bassac). Khoảng thập niên 1970, cửa Ba Thắc bị đất bồi lấp lại, nên Cửu Long còn 8 cửa chảy ra biển.
VN gọi là sông Cửu Long vì nó chảy ra biển bằng 9 cửa, xem như 9 con rồng. Cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Ba Lai, cửa Định An, cửa Tranh Đề và cửa Ba Thắc (Bassac). Khoảng thập niên 1970, cửa Ba Thắc bị đất bồi lấp lại, nên Cửu Long còn 8 cửa chảy ra biển.
Đập Tiểu Loan (Xiaowan)
4.5.1. Tài nguyên của sông Cửu Long
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. Ở thềm lục địa, có Bể Trầm Tích Nam Côn Sơn dung lượng khoảng 3 tỷ tấn dầu thô.
4.5.2. Nông nghiệp
ĐBSCL là vựa lúa của nước VN. Những cánh đồng lúa bao la bát ngát ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, sản lượng lúa gạo chiếm 50% so với cả nước.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có những khoáng sản phục vụ xây dựng như cát, sỏi, đất sét để làm gạch ngói. Ở thềm lục địa, có Bể Trầm Tích Nam Côn Sơn dung lượng khoảng 3 tỷ tấn dầu thô.
4.5.2. Nông nghiệp
ĐBSCL là vựa lúa của nước VN. Những cánh đồng lúa bao la bát ngát ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, sản lượng lúa gạo chiếm 50% so với cả nước.
VN là nước xuất khẩu
gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới, sau Thái Lan và Hoa Kỳ. Tuy nhiên,
những nước sản xuất gạo nhiều nhất trong năm 2008 như là Trung công 193
triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, VN 39 triệu
tấn, Thái Lan và Miến Điện là 30.5 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có những loại cây như mía đường, dừa, xoài, sầu riêng, cam, quít, bưởi và nhiều loại cây ăn trái khác.
Ngoài ra, còn có những loại cây như mía đường, dừa, xoài, sầu riêng, cam, quít, bưởi và nhiều loại cây ăn trái khác.
Chăn nuôi cũng phát triển như nuôi vịt, bò, trâu. Vịt được nuôi từng đàn lớn nhiều nhất là ở Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
Kiên Giang là tỉnh săn bắt thủy sản nhiều nhất, 80,000 tấn/ năm. Nghề nuôi tôm xuầt cảng cũng phát triển mạnh.
4.5.3. Thiệt hại của tác động kép
Tác động kép là tác động của khô hạn và nhiễm mặn.
Những con đập ở thượng nguồn làm giảm sụt mực nước sông ở hạ nguồn, khiến cho việc dẫn thủy nhập điền không đạt được kết quả mong muốn. Kết quả cây lúa chết vì thiếu nước do khô hạn mà ra.
Đồng thời, khi mực nước sông cạn kiệt, thì nước biển tràn sâu vào nội địa, làm cho nhiễm mặn. Nước mặn cũng giết cây cối thực vật của vùng nước ngọt.
Đàng nào thì cây lúa cũng èo uột và chết. Thất mùa. Thiệt hại nặng về kinh tế.
Người dân ở vùng ven biển Nam bộ mỗi năm chịu 2 mùa nước. Mùa nước ngọt và mùa nước lợ hoặc nước mặn. Đồng bào tỉnh Bến Tre ở các quận Thạnh Phú, Hàm Luông, Ba Tri, Bình Đại phải hứng lấy nước mưa để dành uống trong mùa nước mặn.
III. KẾT LUẬN
Trung cộng có cơ hội nắm lây sự điều khiển nguồn nước của con sông Mekong, xem nó như một thứ vũ khí lợi hại để đe doạ và khống chế đảng CSVN, vì VN chịu sự tác hại nhiều nhất khi dòng sông cạn kiệt hay lũ lụt.
Cũng như hồi tháng 10 năm 2000, đó là vào mùa mưa, nước sông dâng cao, nước ở đập Mạn Loan lên gần đầy, vì sợ hồ chứa nước có thể vở, TC đã xả tháo nước ra và kết quả là một trận lũ lụt bất ngờ phủ xuống vùng ĐBSCL, làm tan nát hết cả hoa màu.
Các đập nước của TC còn là những trái bom treo lơ lửng trên đầu người dân ở hạ nguồn Mekong, bởi vì, một trận động đất như trận ở Đường Sơn trước kia, sẽ làm vở tan những cái hồ khổng lồ ở các đập thủy điện, dư sức nhận chìm Đồng Bằng Sông Cửu Long dưới bể nước.
Sự thật hiển nhiên như thế mà Trung Cộng vẫn một mực chối cãi và không nhận trách nhiệm.
Thái độ ngoan cố của kẻ mạnh xem thường sự sống chết của người khác đã đe dọa hàng triệu người VN ở ĐBSCL thế mà đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ca ngợi và đề cao tình hữu nghị môi hở răng lạnh đó.
Với vũ khí "nước" trong tay, Trung Cộng cũng có thể chơi trò ma giáo như đã giở ra trong những vụ dầu loang trước kia, đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế ở các vùng ven biển VN.
Ma giáo là có thể bỏ chất hoá học vào nguồn nước, không gây chết người, mà chỉ làm cho thực vật, cây lúa và các loài thủy sản còi cọc, èo uột hết lớn nổi.
Một mặt thi hành thủ đoạn nham hiểm, mặt kia, bề ngoài thì miệng phơn phớt nói cười, mà trong thì nham hiểm giết người không dao. Sông liền sông, núi liền núi, tình hữu nghị trên 16 chữ vàng bất diệt:
Láng giềng khốn nạn
Cướp đất toàn diện
Lấn biển lâu dài
Thôn tính tương lai
Đó là những tập đoàn chuyên sống giả dối, lừa lọc nhau.
Thật là chán ngán cho cái tình đồng chí Xã Hội Chủ Nghĩa đó quá!
Trúc Giang
Saturday, October 13, 2012
TIN TỨC XA GẦN
Việt Nam : Bế mạc Hội nghị Trung ương 6, không kỷ luật ai
Ông Nguyễn Phú Trọng trên đoàn chủ tịch Đại hội đảng 11 ngày 12/01/2011
Ảnh: REUTERS/Kham
Toàn văn bài phát biểu được báo chí Việt Nam đăng tải.
Điều được giới quan sát trong và ngoài nước quan tâm theo dõi là liệu
tại Hội nghị Trung ương này, có ai bị kỷ luật về tội tham nhũng, lợi
dụng chức quyền để cho người thân lũng đoạn kinh tế, tài chính… hay
không ? Theo các nguồn tin khác nhau, chưa được kiểm chứng, thì nhân vật
trung tâm bị kiểm điểm lần này là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng,
Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị cũng
như « một đồng chí trong Bộ Chính trị ».
Từ ngữ « một đồng chí trong Bộ Chính trị » ở đây dường như là chỉ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi trình bày quá trình kiểm điểm, phê và tự phê trong Bộ Chính
Trị, đối với từng ủy viên Bộ Chính trị, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt
Nam cho biết là bộ Chính trị đã quyết định đưa vấn đề này ra xin ý kiến
Ban Chấp hành Trung ương về hình thức kỷ luật.
Thế nhưng, vẫn theo lời ông Nguyễn Phú Trọng, xin trích : « Về việc
đề nghị xem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ,
cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định
không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí
trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc
phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc,
chống phá ».
Đối với giới quan sát, câu hỏi lớn nhất hiện nay là sau Hội nghị
Trung ương 6, liệu quyền lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị giảm
bớt đi hay không ? Hay tình hình vẫn như cũ, vẫn chỉ là những kiểm
điểm, nhận khuyết điểm và hứa khắc phục.
Canh bạc của Đảng Cộng sản
Cập nhật: 15:06 GMT - chủ nhật, 14 tháng 10, 2012
Vì nhiều lý do, cũng dễ hiểu, người ta tin rằng nếu ông Dũng ra đi thì Đảng và Nhà nước Việt Nam giải quyết được các vấn đề khủng hoảng hiện nay, trong đó khủng hoảng lớn nhất vẫn là khủng hoảng tính chính đáng của lãnh đạo.
Việc ông Dũng rời khỏi ghế thủ tướng lúc này có thể đem đến một cảm giác thở phào cho nhiều người nhưng niềm tin cho rằng có ai đó đến thế chỗ ông có khả năng giải quyết khủng hoảng là một niềm tin không có cơ sở.
Khủng hoảng hiện nay ở Việt Nam là khủng hoảng định chế chứ không phải khủng hoảng nhân sự.
Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản hiểu điều này và nếu họ khôn ngoan thì họ sẽ để ông Dũng ngồi yên đó.
Khủng hoảng định chế
Ông Dũng ra đi giúp được gì cho Đảng, ngoài việc làm giảm đi áp lực của bức xúc xã hội trong một thời gian ngắn? Không giúp được điều gì chắc chắn cả.Đó là chưa nói đến những rủi ro khác, mà rủi ro lớn nhất là Đảng sẽ mất luôn khả năng kiểm soát các lực lượng âm binh của ông Dũng trong an ninh và kinh tế mà từ trước đến nay Đảng vẫn không kiểm soát được. Đám âm binh này do ông Dũng tạo nên, ông sống với chúng và hiện nay nếu trong Bộ Chính trị có ai có khả năng điều khiển chúng thì người đó chính là ông Dũng.
"Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể xung đột đến mức loại trừ nhau nhưng họ chỉ loại trừ nhau khi không gây rủi ro cho quyền lãnh đạo của Đảng."
Những người lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể xung
đột đến mức loại trừ nhau nhưng họ chỉ loại trừ nhau khi không gây rủi
ro cho quyền lãnh đạo của Đảng.
Một khi quyền lãnh đạo đó bị đe dọa, bởi bất cứ
thế lực nào, thì một sợi dây vô hình sẽ buộc chặt họ lại với nhau. Lúc
này không có lý do gì để tin rằng cái gọi là “trận chiến Ba-Tư”, nếu
thật sự có thật một trận chiến như thế, sẽ đưa đến kết quả làm phân hóa
Đảng.
Tóm lại: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đi đâu cả. Và đó là điều tốt.
Sự xuất hiện trở lại của Ban Kinh tế Trung ương
và việc Ban Chỉ đạo Chống Tham nhũng nay thuộc về Đảng là những tín hiệu
xấu cho tiến trình pháp quyền hóa ở Việt Nam.
Phải mất gần hai thập niên, và phải cần đến
những vị tổng bí thư yếu bóng vía như Nông Đức Mạnh, để Việt Nam có thể
chuyển trung tâm quyền lực từ Đảng sang phía hành pháp của chính phủ.
Đây là một bước tiến lớn trong tiến trình pháp quyền hóa, dù chưa phải
là dân chủ hóa, đời sống chính trị quốc gia.
Vấn đề khủng hoảng hiện nay không phải là vì do
một cá nhân nào mà là sự khủng hoảng có tính hệ thống. Khủng hoảng là do
quyền lực tập trung quá lớn vào chính phủ trong sự thiếu vắng một cơ
chế kiểm soát hữu hiệu.
Ở các nước dân chủ, quyền kiểm soát này nằm
trong tay Quốc hội. Ở Việt Nam, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản nghĩ
rằng qua cơ chế “cung vua – phủ chúa”, và từ các cơ chế của Đảng, họ có
thể kiểm soát được hoạt động của chính phủ.
Họ đã sai lầm.Ngay cả khi chính phủ là do đảng cầm quyền dựng nên trong một nhà nước độc đảng thì nó luôn vận hành theo một logic chức năng và quyền hạn mà đảng cầm quyền không thể kiểm soát được. Chỉ có một hệ thống pháp lý hoàn thiện mới có khả năng kiểm soát quyền lực của chính phủ.
Đưa chức năng kiểm soát này về lại với Đảng là một bước đi thụt lùi, phản động.
'Quyền lực không bị kiểm soát'
Có thể trong một thời gian ngắn, bằng một số biện pháp hành chánh nào đó, như “phê và tự phê” chẳng hạn, Đảng có thể kìm hãm sự vô độ của chính phủ nhưng về lâu về dài Đảng sẽ không giải quyết được những khủng hoảng tiếp theo: khủng hoảng pháp lý.Nên nhớ, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn hoạt động ngoài vòng pháp luật. Cho đến giờ phút này vẫn không tồn tại một đạo luật nào quy định vai trò và trách nhiệm của Đảng đối với chính phủ.
Đáng lẽ ra, thay vì hoảng hốt đưa các ban bệ với chức năng kiểm soát chính phủ đó về lại trong các cơ cấu của Đảng, Đảng nên mạnh dạn chuyển chúng sang cho Quốc hội.
Tại sao phải nặn ra những thứ ban bệ trong khung quyền lực của Đảng khi mà đã tồn tại những ủy ban tương tự như thế ở Quốc hội? Tại sao không để Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiểm soát hoạt động kinh tế, tài chính của chính phủ? Tại sao phải không giao cho Ủy ban Pháp lý của Quốc hội trách nhiệm chống tham nhũng?
Đảng phải bước ra khỏi sự sợ hãi mất quyền lực truyền thống để tiếp tục cố gắng xây dựng một hệ thống pháp quyền ở Việt Nam. Việt Nam đang đi trên con đường chuyển từ đảng quyền sang pháp quyền. Quay trở lại lúc này, dù trong giai đoạn khủng hoảng, chứng tỏ những người lãnh đạo Đảng thiếu bản lĩnh.
Trở lại với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế.
Cần chuyển hóa định chế chứ không phải chuyển
đổi nhân sự. Định chế phải được chuyển hóa theo hướng pháp quyền hóa chứ
không phải quay trở lại với đảng quyền hóa đời sống chính trị quốc gia.
Những người lãnh đạo Đảng lúc này phải có đủ bản lĩnh và quyết đoán để:
"Ông Dũng cũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế. "
Chặt hết những vây cánh do sự lạm dụng quyền lực
tạo nên xung quanh ông Dũng. Trả lại cho Quốc hội quyền kiểm soát quyền
lực chính phủ, nhanh chóng thông qua những đạo luật có tính hồi tố để
chống tham nhũng. Luật hóa sự tồn tại và quyền lực của Đảng để tránh
khủng hoảng pháp lý trong tương lai.
Như đã nói, đảng cầm quyền, ngay cả trong cơ chế
độc đảng, không bao giờ có khả năng kiểm soát quyền lực chính phủ của
chính nó đẻ ra. Những khủng hoảng hiện nay là sự tiếp tục của chuỗi
khủng hoảng mang tính hệ thống đối với những nhà nước độc tài.
Nếu không xây dựng được một hệ thống pháp quyền,
với sự chia sẻ và giám sát quyền lực hữu hiệu, Đảng và nhà nước sẽ đi
từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác cho đến khi sụp đổ.
Canh bạc của Đảng hiện nay không phải là chuyện
ai thắng ai trong “trận chiến Ba-Tư”, hay trong bất cứ xung đột quyền
lực và quyền lợi của cá nhân lãnh đạo nào. Canh bạc của Đảng chính là là
sự lựa chọn bản lĩnh và thông minh để tiếp tục tồn tại và cầm quyền.
Thời gian của sự lựa chọn này không nhiều.
Bài viết được đăng với sự đồng
ý của tác giả, một kỹ sư hiện sống tại Pennsylvania, Hoa Kỳ;
và thể hiện quan điểm và văn phong của riêng ông. Quý vị có ý
kiến trao đổi, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk
Dự thảo Luật Đất Đai gây thất vọng lớn
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-10-12
Dự thảo luật đất đai sau 1 tháng công khai lấy ý kiến đã gây thất vọng lớn cho giới chuyên gia, luật gia, nhân sĩ trí thức. Sự bất đồng ý kiến đã lên đến đỉnh điểm khi chuyên gia đề nghị lập ban soạn thảo khác.Kiến nghị lập ban soạn thảo mới
Báo chí Việt Nam đã có “bữa tiệc” thông tin phản biện với các tựa bài đầy hấp dẫn. Thời báo Kinh tế Việt Nam đưa tin “Sửa Luật Đất đai: Cần đổi mới từ…ban soạn thảo?”, trong khi VnExpress đặt tựa ‘Dự thảo Luật Đất đai chưa đi trúng yêu cầu thực tế’Có thể nói những ý kiện phản biện mạnh mẽ nhất, đã được báo chí ghi nhận trong hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tổ chức ngày 9/10 tại Hà Nội.
VnEconomy bản tin trên mạng ngày 9/10 ghi nhận, cuộc hội thảo thể hiện ý kiến chung là dự án Luật Đất đai sửa đổi còn thiếu khách quan, thiếu minh bạch, dành quá nhiều quyền cho cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều diễn giả góp ý là nên đổi mới dự án luật này ngay từ khâu soạn thảo của các công chức Bộ Tài nguyên Môi trường.
TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhân vật có ý kiến gay gắt nhất tại Hội nghị ngày 9/10 nhận định: “dự thảo Luật không đáp ứng được đòi hỏi của Hội nghị Trung ương 5 là phải sửa đổi Luật Đất Đai 2003 một cách toàn diện”.
TS Liêm cũng đề nghị Quốc Hội lập ra và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi cả nước trong lĩnh vực đất đai, tập trung làm việc trong 6 tháng để soạn thảo một dự tháo mới kịp thời đưa ra góp ý rộng rãi. Trả lời Nam Nguyên vào tối 11/10 từ Hà Nội TS Phạm Sĩ Liêm phát biểu:
“Tôi tin là Quốc hội sẽ lắng nghe vì hiện nay Quốc hội đã có nhiều ý kiến nổi lên. Hôm phát biểu chúng tôi có xin lỗi vì tôi nói hơi gay gắt, bởi vì tôi nhịn vấn đề này 10 năm nay rồi. Vừa rồi tôi phát biểu mạnh mẽ và các báo đăng, thật ra trong những hội thảo hay viết báo viết sách tôi đã nói những chuyện này nhưng chả ai quan tâm. Có lần hội thảo trực tiếp với những ngưới tham gia soạn thảo dự luật này, tôi có nói một vài kiến nhưng chẳng ai hỏi lại là chúng tôi muốn cái gì. Thế cho nên kỳ này không còn thể nể nang được phải nói tận cùng như vậy, tôi nghĩ được mọi người đón nhận.”
Tại cuộc họp có mặt đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường và cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi nói thẳng rằng rất là thiếu niềm tin vào Bộ Tài nguyên Môi trường.Có mặt tại cuộc Hội thảo ngày 9/10 ở Hà Nội, Luật sư Trần Vũ Hải bày tỏ với Đài ACTD về sự thất vọng đối với bản dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Theo ông, hàng chục ngàn vụ tranh tụng khiếu kiện thời gian qua bắt nguồn từ những bất cập của Luật Đất Đai 2003 hiện hành, nhưng dự luật sửa đổi chưa thấy sự đột phá nào. LS Trần Vũ Hải nói:
LS Trần Vũ Hải
“Tại cuộc họp có mặt đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường và cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi nói thẳng rằng rất là thiếu niềm tin vào Bộ Tài nguyên Môi trường. Trong khi soạn thảo một dự luật đất đai mới mà bản thân họ không có hiểu biết nhiều về Luật Đất đai hoặc là họ không dám nhận trách nhiệm về những vấn đề liên quan.”
Trưng mua hay thu hồi
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, TS Phạm Sĩ Liêm nhận định về những thiếu sót rất lớn trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trước hết về mấu chốt đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, TS Phạm Sĩ Liêm phát biểu:“Về quyền sở hữu, tôi vẫn tán thành là sở hữu công hay sở hữu chung, còn tên gọi thế nào tôi không quan tâm, gọi là sở hữu nhà nước sở hữu toàn dân chỉ là cách gọi thôi. Nhưng điều quan trọng hơn cả tên gọi của chế độ ấy là quyền sử dụng được luật pháp bảo vệ như thế nào, hiện nay vẫn là điều chưa được nói rõ. Do đó việc tùy tiện xâm phạm vào quyền sử hữu ấy đã diễn ra tương đối phổ biến, vì vậy chúng tôi đề xuất Quốc hội Việt Nam nên sớm ban hành Luật Tài sản. Trong đó tài sản bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất và khi đã có quyền tài sản rồi thì có cả quyền chiếm hữu hưởng lợi định đoạt đối với tài sản đó như là thông lệ quốc tế ở các nước. Như vậy quyền sở hữu tài sản được bảo vệ, cần đưa ra luật riêng về vấn đề này.”Điểm thứ hai TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh với chúng tôi là Dự Luật sửa đổi không phù hợp với giai đoạn đô thị hóa công nghiệp hóa ở Việt Nam mà cứ lấy nông nghiệp làm trung tâm. Cho nên không quan tâm gì đến các loại đất xây dựng hay đô thị mà chỉ nói chung chung. Dù vậy theo TS Liêm, ban soạn thảo trong khi nói chung chung như vậy thì đối với đất nông nghiệp lại không có qui định một cách cụ thể để bảo vệ đất canh tác và đất rừng.
Điểm thứ ba đặc biệt quan trọng liên quan tới việc thu hồi đất, TS Phạm Sĩ Liêm phản biện:
Chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân.“Chế độ thu hồi đất theo ý chúng tôi là không đúng từ quan điểm cho đến cơ chế rồi các thủ tục triển khai. Không đúng về quan điểm chúng tôi cho rằng, những người có đất bị thu hồi đem vào sử dụng chung thì phải xem họ là những người có đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, cho nên ngoài phần thu hồi bị thiệt hại, thì họ cũng tương tự như những người có tiền bị thu hồi vốn, họ còn phải được hưởng lợi từ kết quả phát triển. Dù kết quả phát triển từ một con đường hay từ một dự án phát triển đô thị.
TS Phạm Sĩ Liêm
Vì vậy chúng tôi đề nghị đúng như Hiến pháp qui định, khi Nhà nước cần đến thì trưng mua chứ không phải thu hồi bởi vì trên đất ấy còn có rất nhiều tài sản người dân. Còn về giá chúng tôi đề nghị giá công bằng, còn công bằng thế nào thì sẽ giải thích trong dịp khác.”
Về vấn đề thủ tục, TS Phạm Sĩ Liêm đề nghị, hoặc áp dụng thủ tục hai giai đoạn như luật của Pháp, đó là từ giai đoạn thủ tục hành chính sau đó sang giai đoạn thủ tục tư pháp. Hay như Canada nếu cuối cùng bất đồng về vấn đề giá thì hai bên có quyền đưa đến tòa án đất đai.
Mơ hồ quyền sở hữu
VnExpress ngày 10/10 trích ý kiến GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên Môi trường, nhận định rằng Dự thảo Luật Đất đai lần này chưa
giải quyết “trúng” những khó khăn thực tế. Ông Võ nhấn mạnh là nếu đi
theo hướng của dự thảo được công bố, thì chắc chắn nó sẽ vẫn làm tồn tại
tham nhũng, khiếu kiện. Đây chính là 2 yếu tố nóng nhất trong việc thực
hiện Luật Đất đai hiện nay. GS Võ nói rằng, hiện nay các địa phương khi
thu hồi đất đã tận dụng cơ chế thu hồi đất rồi giao trực tiếp cho nhà
đầu tư. Trong khi, theo ông cơ chế tốt nhất là tự thỏa thuận vì nó tạo
được đồng thuận xã hội, không làm cho người dân khiếu kiện và không có
sự can thiệp của Nhà nước để tạo ra nguy cơ tham nhũng.
Nhận định về ý kiến vừa nêu của GS Đặng Hùng Võ, TS Phạm Sỹ Liêm nói
rằng ông tán thành. Về vấn đề thu hồi đất, ông đề xuất kết hợp kết hợp
với chế độ dự trữ đất. Theo chế độ dự trữ đất thì Nhà nước làm việc với
nông dân chứ không phải là doanh nghiệp làm việc với các nông dân. Sau
khi có thu hồi dự trữ rộng lớn nhà nước sẽ cung ứng cho bất kỳ ai có nhu
cầu. TS Phạm Sĩ Liêm nhấn mạnh:
“Khi nhà nước làm việc trực tiếp với nông dân thì nhà nước không thể
không minh bạch. Chứ còn để doanh nghiệp làm việc trực tiếp với nông
dân, thì các chính quyền đứng ở đàng sau nếu có đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp thì họ mới có điều kiện để tham nhũng.”
Dù cho là 20 năm hoặc 50 thì người chủ vẫn không phải là mình. Tôi xuất tiền ra mua đất nhưng mình không thực sự làm chủ… cái này rất khó.
Một nông dân ĐBSCL
Có lẽ Dự luật đất đai sửa đổi được công bố lấy ý kiến đã chỉ có sự thay
đổi quan trọng được ghi nhận liên quan đến đất nông nghiệp, là nâng thời
hạn sử dụng đất từ 20 năm lên 50 năm. Hạn điền vùng đồng bằng đối với
cây trồng một năm vẫn là 3 héc ta mỗi hộ gia đình, cá nhân, tuy vậy hạn
mức chuyển nhượng được nâng lên tối đa 30 héc ta. Nhưng điều quan trọng
đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu cho nên người
dân có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào và dự luật mới chưa có đột phá gì
về cơ chế thu hồi và đền bù một cách minh bạch. Một nông dân trồng lúa
vùng đồng bằng sông Cửu Long tuy phấn khởi về việc thời hạn sử dụng đất
được tăng từ 20 năm lên 50 năm, nhưng vẫn e dè về việc tích tụ ruộng đất
vì sự mơ hồ về quyền sở hữu. Ông nói:
“Dù cho là 20 năm hoặc 50 thì người chủ vẫn không phải là mình. Cũng
không dám mở rộng ruộng đất nhiều. 50 năm hết đời mình còn đời con đời
cháu, tôi xuất tiền ra mua đất nhưng mình không thực sự làm chủ… cái này
rất khó.”
Theo chương trình, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được chính phủ chuyển
qua Quốc hội trong kỳ họp thứ 4 năm 2012 và Quốc hội sẽ biểu quyết
thông qua vào cuối năm 2013. Các ý kiến phản biện đã được nhân sĩ,
chuyên gia, trí thức trình bày rất nhiều, điều còn lại là các nhà soạn
thảo dự luật lắng nghe như thế nào và trên hết những phản biện đó có phù
hợp với quan điểm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng hay không thì lại là
một chuyện khác.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/review-of-domestic-press-online-nn-10122012124743.html
Hiện trạng nhân quyền Việt Nam
- Phải làm gì?
Việt-Long - RFA
2012-10-13
Mặc cho bao nhiêu lời kêu gọi, bao nhiêu áp lực từ quốc tế, Việt Nam vẫn liên tục đàn áp mọi quyền tự do của người dân trong nước. Quốc tế phải giải quyết vấn đề này ra sao? Đài RFA đặt câu hỏi này với Phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch, ông Phil Robertson, trong cuộc phỏng vấn sau đây.
Việt-Long: Ông nhận thấy tình trạng nhân quyền tại Việt
Nam nay ra sao sau khá nhiều những thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi của
cộng đồng quốc tế về việc cải tiến nhân quyền tại nơi đó?
Phil Robertson: Thật không may chúng tôi phải nói chính
quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy
thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy toà án Việt Nam
càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính
quyền chiếm đất đai nhà
cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp
quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi
giới. Chính quyền Việt Nam đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong việc sách nhiễu
những người hoạt động và bất đồng chính kiến, không phải chỉ riêng những
cá nhân đó mà còn cả gia đình họ cùng những người liên hệ, như gây sức ép với thân nhân, với chủ nhà chủ đất,
cả chủ công ty nơi họ làm việc, để tăng cường tối đa áp lực làm im
tiếng những người dám nói những lời chống đối chính phủ. Bản án mới nhất
bỏ tù ba nhà báo tự do Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải với
những bản án mà nặng nhất là 12 năm, chỉ vì phổ biến ý kiến cá nhân trên
internet. Đó là những hành vi đáng lẽ không thể bị đem truy tố, đừng
nói phải bị án nặng nề như vậy.
Việt-Long: Ông nghĩ vì sao nhà cầm quyền Việt Nam tai ngơ mắt lấp trước mọi lời kêu gọi và lên án của cộng đồng quốc tế?
Phil Robertson: Trước hết vì chính quyền Hà Nội lo cho an
ninh của chính họ, thứ nhì là không muốn chuyện tham nhũng của những
người cao cấp nhất bị đem ra ánh sáng và bị coi là làm nguy hại cho nền
kinh tế. Những chuyện xấu lại liên quan đến khả năng quản trị điều hành
kém của những người ở cấp cao, liên quan đến những người lạm dụng quyền
lực để lấy đất hay kinh doanh theo đường lối xâm phạm quyền sử dụng hay cư trú trên mảnh đất cố hữu của người dân, rồi những nạn nhân đó đã bị quyền lực cấp cao buộc họ im tiếng.
Việt-Long: Chính phủ Hoa Kỳ cũng như các tổ chức nhân
quyền luôn luôn kêu gọi Việt Nam cải tiến về nhân quyền, Tổng thống
Barrack Obama còn nêu đích danh blogger Điếu Cày để yêu cầu Việt Nam
phóng thích, nhưng mọi việc đều như nói với người điếc. Cộng đồng quốc
tế có thể làm gì cho nhân quyền ở Việt Nam?
Phil Robertson: Chính phủ Hoa Kỳ có nói công khai đến vấn
đề đó nhưng như vậy chưa đủ, mà còn phải tiến xa hơn. Vấn đề nhân quyền
phải được đề cập đến trong cuộc thương thảo về
hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương TPP chẳng hạn. Đó là hiệp
ước thương mại quan trọng giữa Hoa Kỳ với 11 nước kể cả Việt Nam. Hà
Nội phải hiểu rằng họ cần được tham dự một
“câu lạc bộ” như vậy để làm kinh tế với Hoa Kỳ cũng như nhiều nước
khác trong cộng đồng quốc tế. Mới trước đây Việt Nam đã viện cớ Miến
Điện, nói là Việt Nam còn hơn Miến Điện về nhân quyền nhưng tại sao quốc
tế cứ để ý đến Việt Nam hơn. Nay thì Miến Điện đã thay đổi theo chiều
hướng tốt cho nhân quyền tuy rằng đường còn xa để tới đích, Việt Nam
không còn đem Miến Điện ra làm lý cớ để không bị chú ý về nhân quyền, và
nay Việt Nam trở thành nước xâm phạm nhân quyền nặng nề nhất trong toàn
khối ASEAN. Cho nên quốc tế phải làm sao cho Chính phủ Việt Nam phải
nhận ra rằng họ không thể có quan hệ kinh tế, thương mại, ngoại giao tốt
đẹp với thế giới nếu họ không cải thiện được nhân quyền trong nước.
Việt-Long: Ông nghĩ sao về việc Việt Nam xin vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Phil Robertson: Chuyện đó cũng còn lâu, đến 2014 mới có
cuộc đầu phiếu cho chiếc ghế ở Hội đổng Nhân quyền này. Tuy nhiên căn cứ
vào những tì vết về nhân quyền của Việt Nam thì Việt Nam chưa xứng đáng
được ngồi vào chỗ đó. Việt Nam vẫn còn liên tục vi phạm các quyền căn
bản như quyền tự do ngôn luận, mà chỉ riêng một vi phạm đó cũng đã đi
ngược lại Công ước về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam phê
chuẩn và tham gia. Khi bộ trưởng ngoại giao Việt Nam nói bản án của Điếu
Cày và các blogger là phù hợp với luật pháp Việt Nam thì như vậy vấn đề là luật pháp Việt Nam không phù hợp với luật pháp quốc tế. Thế nên vấn đề đó phải được chính phủ Việt Nam giải quyết trước khi họ có thể tham dự Hội Dồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Việt-Long: Tuy nhiên chúng tôi được biết dường như bộ
ngoại giao Hoa Kỳ có thể ủng hộ cho Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền,
theo quan niệm rằng Việt Nam được “gần đèn thì sáng”?
Phil Robertson: Nếu bộ ngoại giao nói như vậy thì quả là khá ngây thơ!
Tôi thì tôi nhìn vào hành động của Việt Nam trong đôi ba năm qua và
thấy rõ họ có một vai trò tiêu cực về nhân quyền. Họ đưa những nhóm NGO
do Việt Nam tố chức tới hội nghị của Tổ chức xã hội dân sự ASEAN hầu
cản trở tiến trình hội nghị. Họ đòi chính phủ Thái Lan cấm cản những
cuộc họp báo tại Băng Kốc của những tồ chức nhân quyền quốc tế tố giác
những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Việt Nam đã theo dõi sát tổ chức
của người Khmer Krom và loại được họ ra khỏi vị trí quan sát trong Hội
đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc UNESOC nhóm họp tại New York. Vì thế
Việt Nam chỉ là một thành phần phá phách tiêu cực trong những hoạt động
nhân quyền quốc tế, cho nên vào được Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc
thì Việt Nam sẽ hành xử giống như Cuba, đã gây những
ảnh hưởng rất tiêu cực cho Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Chỉ phá
ngang tiến trình hội nghị, ủng hộ những hành vi xâm phạm nhân quyền của
các nước xấu, và nỗ lực ngăn cản Liên Hiệp Quốc điều tra về nhân quyền.
Việt-Long: Xin cám ơn ông Phil Robertson đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-10-12
Khác với những Hội nghị Trung ương những lần trước, Hội nghị Trung ương 6 lần này được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người vì những dấu hiệu có tính chất đấu đá nội bộ hiện ra khá rõ.Reuters vào cuộc
Một bài viết của tác giả Stuart Grudgings thuộc hãng tin Reuters xuất hiện vào ngày 9 tháng 10 làm cho những nguồn tin về chuyện đấu đá nội bộ trong đảng cộng sản Việt Nam rõ
hơn dưới cái nhìn của một ký giả ngoại quốc. Tác giả bắt đầu từ chuyện
nổi lên của trang mạng Quan Làm Báo sau khi bầu Kiên bị bắt và những tố
giác của nó đã thúc đẩy câu chuyện khó xảy ra trong nội tình đảng cộng
sản Việt Nam trở nên sáng tỏ.
Câu chuyện đấu đá giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang liên minh lại để phê phán các hành vi của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Trung ương 6 không còn là chuyện rỉ tai,
đồn đoán khi báo chí ngoại quốc vào cuộc. Sự tình ngày một trầm trọng
hơn khi trang mạng nổi tiếng Quan Làm Báo bị hacker thay đổi đường dẫn
tới một trang khác đưa những hình ảnh riêng tư của gia đình bà cựu đại
biểu Quốc Hội Đặng Thị Hoàng Yến người được cho là thân cận với chủ tịch
nước Trương Tấn Sang với những lời nhắn rất vô học gây phẫn nộ dư luận.
Mặc dù tất cả 700 tờ báo trong nước hoàn toàn không có một mẩu tin dù
rất nhỏ về những gì đang xảy ra nhưng bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng được
hàng trăm trang blog cá nhân theo dõi rất kỹ. Những thông tin từ các trang blog tuy rời rạc nhưng lại là một chuỗi xuyên suốt về tất cả những nguyên nhân, dữ kiện khiến cuộc chiến âm ỉ này trở thành chiến trường ngay trong bàn Hội nghị Trung ương 6.
Càng gần ngày bế mạc tin đồn càng nhiều. Viễn ảnh về sự ra đi của Thủ
tướng không còn mờ nhạt như khi Hội nghị mới khai mac. Dù vậy vẫn có rất
nhiều người không tin rằng đảng cộng sản Việt Nam lại chấp nhận cắt bỏ một phần thân thể của mình mặc dù cuộc chiến tranh giành quyền lực đã đến hồi phải kết thúc.
Đấu đá nội bộ
Ông Mai Thái Lĩnh, nguyên Phó Chủ tịch HĐND thành phố Đà Lạt từ năm 1989 tới 1994 đưa ra nhận xét:
Theo tôi thì những chuyện trong nội bộ mâu thuẫn với nhau thì tôi
nghĩ là có. Căn cứ vào nhiều dấu hiệu bên ngoài thì thấy như vậy, nhưng
vì những vấn đề đó không được giải quyết công khai mà xảy ra trong Hội
nghị kín của Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị cho nên rất khó
biết được độ chính xác của nó.
Nhiều anh em đảng viên có những người đặt tin tưởng rằng sẽ có một
kết quả nào đó tốt hơn nhưng riêng bản thân tôi và một số anh em khác
qua kinh nghiệm sống lâu dưới chế độ này thì tôi không tin lắm vào kết
quả cuối cùng. Bởi vì những vấn đề quốc gia đại sự đáng lẽ phải được
diễn ra công khai trong diễn đàn quốc hội, hoặc trên báo chí cho mọi
người được biết, chứ còn kết quả diễn ra trong nội bộ thường thì theo
kinh nghiệm chúng tôi thấy nó cũng có thỏa hiệp bên trong và kết quả
cuối cùng mà mình biết bên ngoài cũng sẽ không chính xác.
Đảng cộng sản thường hay che dấu mâu thuẫn nội bộ của mình vì vậy cho
nên rất nhiều sự thực mà nhiều năm sau, có khi hàng chục năm sau chúng
ta mới biết. Chẳng hạn như Hội nghị Thành Đô giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1990 chẳng hạn, sau khi nó diễn ra thì
hàng chục năm sau do những tài liệu, những tiết lộ nội bộ của những
người trong đảng thì mới biết được phần nào. Cho nên tôi nghĩ chuyện này
có thể kết quả bên trong là một phần nhưng mà công khai ra ngoài thì nó
lại khác đi vì vậy cũng khó biết lắm.
Thật ra chúng ta cũng đã biết là hội nghị uýnh nhau giữa hai phe
trong đảng. Mặc dù ngôn ngữ chính thống thì các vị ấy vẫn muốn duy trì
ngôn ngữ nội bộ nhưng thật ra bên trong ai cũng biết có sự đấu tranh rất
nặng nề giữa hai phe, tuy nhiên đối với tôi thì nó không có gì mới cả.
Khi viết bài “Chia tay ý thức hệ” tôi đã phân tích: kinh tế thị
trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa thì tự nó đã phải đánh nhau. Nó
sinh ra hai phía, một phía làm kinh tế thị trường thì đương nhiên được
lợi nhuận rất nhiều. Nhiều tiền, nhiều đô la. Còn phía giữ kiên định xã
hội chủ nghĩa, làm chính trị thì đương nhiên không có lợi lộc gì bao
nhiêu. Một anh phải gác cổng để anh kia vơ tiền thì tất nhiên hai cái
nửa này phải đánh nhau thôi.
Trước đây nếu có mâu thuẫn nội bộ thì họ giữ kín lắm, nhưng bây giờ không giữ đựơc nữa phải khui ra thì đấy là một bước đi xuống rất rõ.
Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu
Phe ông Trọng, ông Sang là phe giữ cái định hướng. Phe làm kinh tế
thị trường là phe ông Dũng. Quả thật sau gần hai mươi năm đúng như ý của
tôi đã viết thì không có gì ngạc nhiên cả.
Thực ra dân bây giờ người ta cũng không hy vọng gì nhiều vào cái hội
nghị này đâu bởi vì dù là có mâu thuẫn với nhau đến mức nào chăng nữa
thì cả hai phe cũng giống nhau rất căn bản. Thứ nhất là phải giữ được
đảng. Giữ được độc quyền rồi thì phía nào cũng có thể tồn tại và làm ăn được. Thứ hai, đã thế thì phải chống dân chủ, tức là không để cho nhân dân có quyền phê
phán. Thứ ba là anh nào muốn giữ thế thượng phong thì đều phải dựa vào
Tàu, tức là cũng phải thân Tàu. Mức độ có thể khác nhau nhưng bản chất
thì rất giống nhau.
Về căn bản đã giống nhau thì họ phải thỏa hiệp. Phải nói rằng so với trước thì đây là một hiện tượng
chưa từng có. Trước đây nếu có mâu thuẫn nội bộ thì họ giữ kín lắm,
nhưng bây giờ không giữ đựơc nữa phải khui ra thì đấy là một bước đi
xuống rất rõ. Thế nhưng người dân dù không biết gì cả nhưng vẫn đoán ra
đựơc là các ông ấy phải thỏa hiệp với nhau.
Sẽ không giải quyết được gì
Nguyên nhân mà TS Hà Sĩ Phu đưa ra có thể sáng tỏ hơn bởi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại
Trung Quốc. Ông là người cảnh báo hội nghị 6 phải rút kinh nghiệm bài
học Thành Đô và đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ông không ngại gì khi
tố cáo:
Toàn dân người ta đã biết ông Thủ tướng không có năng lực quản lý xã
hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút
như bây giờ. Sự không có năng lực của ông ấy là đã rõ. Mặt khác các tập
đoàn kinh tế nào là Vinashin, Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh
tế khác mà ông Thủ tướng trực tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ
của nhân dân, thiệt hại quá lớn.
Vì vậy nếu ông ấy cứ tiếp tục thì thiệt hại lớn lắm. Kinh tế sẽ còn sa
sút và các tập đoàn kinh tế sẽ còn thất thoát đến đâu nữa, như vậy thì
còn gì nguy hại hơn nữa?
Mặt khác ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước.
Tôi nghĩ là họ không giải quyết được gì. Họ sẽ không dứt điểm được bởi vì cái mà họ đặt quan trọng nhất là sự tồn tại của đảng và họ sẽ thỏa hiệp với nhau để đảng tiếp tục tồn tại.
Đại tá Phạm Đình Trọng
Nhà báo quân đội, Đại tá Phạm Đình Trọng, tác giả bài viết nổi tiếng "Ăn
mày dĩ vãng: thực chất cuộc vận động tư tưởng Hồ Chí Minh" cho biết
nhận xét của ông vê Hội nghị 6 lần này:
Tôi nghĩ là họ không giải quyết được gì. Họ sẽ không dứt điểm được
bởi vì cái mà họ đặt quan trọng nhất là sự tồn tại của đảng và họ sẽ
thỏa hiệp với nhau để đảng tiếp tục tồn tại. Luật pháp lớn nhất của Việt Nam là điều 4 hiến pháp, tức là sự tồn tại của đảng, thành ra khi họ làm gì thì họ phải bảo đảm sự tồn tại của đảng. Việt Nam không
có luật pháp cho dân. Nếu theo luật thì ông Nguyễn Tấn Dũng phải được
đưa ra quốc hội và quốc hội phải xử lý chứ không phải xử lý trong đảng.
Cuộc họp vẫn đang diễn ra tại Hà Nội và dự kiến sẽ có kết quả cụ thể
trong ngày bế mạc vào thứ Hai ngày 15 tháng 10 sắp tới. Thế nhưng khó kỳ
vọng vào cuộc họp tuy dưới danh nghĩa là phê bình kiểm điểm nhưng thực
chất là chia sẻ bớt quyền lực trong nội bộ đảng. Dư luận cho rằng nhân dân vẫn là người thiệt hại nhất vì dân chủ là thứ quyền lực ít ỏi mà họ đang có sẽ ngày càng càng teo tóp lại bởi thứ mà nhà nước rất cần là "Sự thống trị của đảng cộng sản Việt Nam" lại đối nghịch hoàn toàn với ước mơ dân chủ của người dân.
(1) Chúng tôi xin đính chính lại: Ông Hà Sĩ Phu không phải là đảng
viên cộng sản, mặc dù có lúc làm Phó giám đốc Phân viện Khoa học Việt Nam tại Đà Lạt. Xin cáo lỗi cùng ông Hà Sĩ Phu và độc giả.
TÌNH HÌNH THẾ GIỚI
Đâu là DIỆN, đâu là ĐIỂM trên thế-giới ?
Trung-đông - Biên Hoa Đông –
Biển ĐÔNG ?
từ trong trứng nứoc mà lại ... dây dưa phát nóng???
Tất cả sự biến-động trên thế-giới luôn luôn là phức-tạp, đôi khi đi ra
ngoài dự-liệu của các chính-trị-gia ! Thông tin đa-chiều chỉ cho ta
nhìn dược ‘’mặt nổi’’, ‘’mặt chìm’’ thì khó ai thấy được!!!
Chiến-tranh từ cục-bộ, ủy-nhiệm cho đến toàn vùng, hoặc Đệ tam Thế
Chiến cũng không loại-trừ ! Nguyên-nhân : khát ...nguyên-nhiên-liệu,
nhất là dầu mỏ. Địa-chính chiến luợc là bảo-vệ tuyến-đường
thông-thuờng, thị-trường và nhất là an-ninh lãnh thổ quốc-gia! Thế-kỷ
trước, nước nào kiểm-soát được dầu mỏ, kiểm soát được đại-duơng là làm
chủ thế giới! Thế-kỷ này, dầu mỏ vẫn là quan-trọng, nước nào làm chủ
được không-gian (Cyber, Satelie, tia sáng Laser) là làm chủ thế-giới!
Câu hỏi trên, nhìn qua ba mặt trận, thật khó đoán, đâu là DIỆN đâu là
ĐIỂM?.
Chúng ta cùng phân-tích tình hình mỗi vùng!
Để mở đầu. Trong Đệ II TC, quốc-gia nào kiểm-soát đựợc dầu mỏ là
không-chế toàn thế-giới. Ngày nay, thế-giới bước vào toàn cầu hóa, thì
dầu mỏ đã đóng một vai-trò quan-trọng hơn nhiều, không những
khuynh-loát cả thế-giới mà còn làm cho chính-trị, kinh-tế,quân-sự,
xã-hội của một ''khối'' ... phải suy-sụp như Liên-sô chẳng hạn!
Điển-hình như TC vừa rút ra khỏi ...''mu rùa'' hung hăng đòi ''leo
lưng cọp'' ...’’bắt cọp’’ thì chỉ ‘’thí mạng’’ cho ''cọp vồ'', nếu
không ....tự-chế’’!!!!
Các nước công-nghiệp mà ...’’khát dầu’’, thì quân-sự,kinh-tế, kỹ-nghệ
sẽ trở thành ‘’đống sắt vụn’’, xã-hội sẽ trở thành ‘’đống cát rời’’
trở về thời-kỳ ...’’đồ đá’’!!!
1-/ ‘’XÒNG BÀI’’ TRUNG-ĐÔNG
Với quân-sự siêu-đẳng của Mỹ,tại sao Hoa-kỳ không tiêu-diệt Iran ngay
từ trong trứng nước mà lại ... dây dưa phát nóng???
‘’Xòng bài’’ Trung-đông, Iraq, Afghanistan, Bắc-phi. Tương quan
lực-lượng, Hoa-kỳ - Do-Thái – Liên-âu đối-trọng với Iran và các nước
Hồi giáo, Nga – Trung-cộng cũng đang ‘’ăn có’’ vào ‘’tụ bài’’ của Iran
và các nước Hồi giáo chống Mỹ và sẵn sàng ‘’chống lưng’’ bao sau... !
Chúng ta đều biết, Trung-đông là ... lò lửa chiến-tranh, vì là một
trong những nơi sản-xuất dầu mỏ lớn nhất thế-giới và từ đó xuất-cảng
đi khắp nơi. Vì lý do đó, các siêu-cường: Nga - Mỹ - Liên-âu và cả TC
đã đem ''hầu bao'' sẵn sàng ''sát-phạt'' nhau trên ''xòng bạc'' lớn
nhất tại đây!
Sau cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, nhiều người cho rằng Hoa-kỳ
không thành-công!!! Trên phương-diện chiến-thuật, điều này có thể
đúng. Nhưng về mặt chiến-lược, ai đám bảo là Hoa-kỳ đã ...thất
bại’’!!!??? (a)
Afghanistan không có dầu mỏ, nhưng lại là địa-lý chiến-lựoc....quan
trọng giữa Âu-châu - Á-châu, là giữa Nga và Nam-á (chưa bàn đền các
nước Trung-á) ! Hoa-kỳ kiểm-soát đựoc vùng này, là cắt đứt con đường
‘’tơ-lụa’’, là ngăn được nguồn kinh-tế và tiếp-vận dầu mỏ cho TC,
Pakistans muốn giúp cho Tàu cộng thì cũng đành bó tay!!! Bangladesh –
Miến-điện là hai ‘’hạt ngọc’’trong ‘’xâu chuỗi ngọc’’ của TC cũng đã
bị ....’’đứt đoạn’’! Chưa chắc ăn, Hoa-kỳ còn .. giăng ‘’thiên-la
địa-võng’’, từ Nam-hàn – Nhật-bản – Đài-loan –Philippines – Đảo Giam -
Úc – Tân-tây-lan – Singapore – Thailand (VN cũng đang nằm trong ...
‘’vòng xoáy’’ này) ! Chưa nói đến quần đảo Mariane, đảo Cooks và phía
tây nước Úc có đảo Kokos nằm trong Ấn-độ-dương.
Sau khi Hoa-kỳ triệt-hạ xong Iraq - Afghanistan vào đâu thế-kỷ truớc
và Washington cũng đã có kế-hoạch rút quân ra khỏi hai nước này, trể
nhất là vào năm 2013, ! Và NATO được ....''phân-nhiệm bình-định'', Kể
cả Bắc phi, sau khi HƯONG HOA LÀI đã ...’’thổi qua’’! Có vậy, thì
‘’con diều hâu’’ mới dễ dàng ''tung canh'' ''tìm mồi'' .... nơi khác,
đó là ÁC/TBD!!
So sánh với Iran, Do-thái cũng có vũ-khí hạt-nhân, không-quân,
hải-quân, hỏa-tiễn và nhất là tinh-thần chiến-đấu thì không thua bất
cứ nước nào trong vùng, cơ-quan tình-báo Mossad của Tel David, cũng là
....''hung-thần'' của các nước Hồi giáo! Không nhắc đến Nguời Mỹ gốc
Do-thái đang nắm những trọng trách trong các cơ-quan : hành-pháp
-lập-pháp - tư-pháp - kinh-tế tài-chánh - truyền-thông ...v..v.. tại
Hoa-kỳ và sẵn sàng .....loby cho Do-thái trong mọi tình-huống....,
!!!! Iran – Do-thái ''thượng đài'' tay đôi là Do-thái cầm chắc phần
...thắng.
Vùng Trung-đông, đa số là các nước theo Hồi-giáo, nhưng lại có nhiều
hệ-phái chống đối lẫn nhau, đôi khi quyết-liệt đi đến ...đổ máu
(chiến-tranh Iran- Irag vào thập-niên 80s)! Và Iran lại là hệ-phái lớn
nhất trong khối Hồi-giáo. Tìm cớ triệt-hạ Iran đối với Hoa-kỳ như là
trở bàn tay, cũng như đã triệt-hạ Iraq vào cuối thế-kỷ trước!!! Nhưng
tại sao nội-bộ Iran đang trong thời-kỳ....phân-hóa và nhất là kinh-tế
trên đà suy sụp vì bị Mỹ ...''cấm vận'' ...bán dầu, mà vấn để cho IRAN
''bình chân như vại ''thủ-đắc'' vũ-khí hạt-nhân! Hoa-kỳ không
tấn-công, mặc cho Do-thái đã yêu-cầu nhiều lần!!!
Hoa-kỳ không tấn-công Iran không phải là không quan-tâm và nhất là
bảo-vệ đồng-minh chiến-lược Do-thái tại vùng này. Hạm-đội 5 không phải
là ‘’du-thuyền’’ tại Âu-châu, ngoài ra còn có Liên-âu, nhất là Anh và
Đức. Và HKMH của Mỹ luôn luôn ''túc-trực'' ứng-chiến khi có biến-động
xẩy ra, như eo biển Hormuz tại Iran xẩy ra cách đây vài tháng!!! Có
cho‘’kẹo’’, Téheran cũng không dám ... ra tay!
Nguyên-nhân Hoa-kỳ chưa chống Iran :
1-/ TT Obama đang trong thời kỳ tranh-cử quyết-liệt với ƯCV/TT Mit
Romney! Sơ xẩy là TT Obama ''thân bại danh liệt''!!!
2-/ ''Mặt trận'' Tây-á/TBD : Biển Hoa-đông - Biển Đông bao gồm các
nước trong khối ASEAN, đặc biệt là eo biển Malacca. (xem tiếp phần
(b).
3-/ Sau Video ''bôi lọ'' Tiên-tri Mahomed của nguoi Do-Thái gốc Mỹ!
Thành công đâu chưa thấy!! Hiện tại truớc mắt, là làm cho Vị Đai-sứ và
ba nhân-viên cho Sứ-quán Mỹ phải ... thiệt mạng một cách oan uổng !!!
Không những vậy, Hoa kỳ còn bị mất thế tại Lybia và có thể lôi kéo cả
Trung-đông!!! Hoa-kỳ và Do-thái đã đuợc gì!!!??? Điều này ai cũng biết
có ''thế-lực tài-phiệt'' đang chống lưng trong đó có lời tuyên-bố của
ông Kissinger : ‘’cũng nói là không phải chia đôi (TBD) nhau ra mà
thích ứng với điều đó, phải nhân nhượng và tôn trọng họ, họ ở đây là
TC .......!?’’
Lòng nhiệt-tình cộng với ''tiểu-khí cực-đoan'' là phá-hoại!! Bênh-vực
Do-thái, tấn công Iran thì rât dễ dàng, cũng như tấn công Iraq và
Afghanistan trứoc đây. Thắng được Iran, Mỹ - Do-thái có được ‘’ăn ngon
ngủ yên không....? Điều này, vô tình đã giúp khối Hồi giáo...’’anh
em’’ đoàn-kết ... chặt chẽ hơn thay vì đã bị phân-hóa sau HƯƠNG HOA
LÀI tại Bắc phi! Sau cái chết của vị Đại-sứ Mỹ tại Lybie, Hoa-kỳ hầu
như ‘’mất chân dứng’’ tại đây! Và còn mất nữa ...nếu tấn công Iran
không đúng lúc! Sơ xẩy là ngay nội-địa Mỹ cũng khó ngăn chận được
...khủng-bố ....gia-tăng phá-hoại ! Thì dù có FBI- CIA tài giỏi cũng
đành ...bó tay !!!! Và Tel David chắc chăn sẽ hứng trọn ...hỏa-tiễn tứ
phía của khối Hồi-giáo ...cực-đoan, không chừng Do-thái lại bị ''xóa
tên'' trên bản đồ thế-giới lần thứ hai, lần này thì sẽ khốc-liệt
hơn!!!! Đừng ...''đùa với lửa'' !!!! Đây cũng là ''bài toán'' nhức óc
cho các nhà hoạch-định chiến-lựoc! Đừng vì ''cảm-tính' 'để trở
nên...''nhiệt-tình'' không đúng chỗ!!!!!!
Chinh-trị thì không có bạn hay thù, mà chỉ có quyền-lợi tối-thựong của
Tổ-quốc. Điều này lãnh-đạo phải cẩn-trọng và cân nhắc để hành-động
không ....cảm-tính!!!
Trên cương-vị lãnh-đạo Quốc-gia,: TT OBAMA đã hoàn-thanh TRÁCH-NHIỆM
cho Hoa-kỳ. May mắn thay :
Bài liên-quan>Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Israel đồng ý về vấn
đềIran http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-hoa-ky-thu-tuong-israel-hoan-toan-dong-y-ve-van-de-iran/1517120.html
>Hoa Kỳ có nên theo đối sách của TS. Kissinger?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obm-romney-sh-listen-kissinger-ml-10112012133834.html?textonly=1The
Washington Post tường thuật lại cuộc hội thảo đã được tổ chức tại
trung tâm Woodrow Wilson mà diễn giả là TS. Kissinger, nói về đối sách
với Trung Quốc mà hai ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ nên theo qua kinh
nghiệm của ông ta.
>Chuyển giao quyền lực Trung Quốc và cơ hội, thách thức cho Hoa Kỳ
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/leader-transi-cn-br-new-chal-opp-us-10082012160802.html?textonly=1
GHI-CHÚ .- (a) Washington đã ‘’ngụy tạo’’ chiến-tranh tại Iraq là muốn
‘’đuổi’’ hai ‘’cái vòi’’ của Nga – Tàu đang hút dầu tại đây! Chưa thỏa
lòng, HƯƠNG HOA LÀI đã ‘’thổi’’ cho TC lại phải ...’’trốc gốc’’ tại
Bắc-phi! Syria – Iran đang lần theo‘’đường mòn’’ của Bắc-phi chỉ là
thời gian ! Còn TC – Bắc-hàn – Cuba và CSHN là‘’bàn cờ’’ DOMINO còn
sót lại mà Hoa-kỳ đã ...sắp sẵn!!! TC đang trong cơn‘’say men’’ hung
hăng ‘’múa may quay cuồng’’ đòi ‘’lên ngôi’’ ‘’đại-bá’’, nên đã ‘’lộ’’
ra nhiều ‘’yếu-huyệt’’!! Nhưng nếu tấn-công một nước đối-trọng nào mà
nước đó có ... .hỏa-tiễn, thì chỉ cần ....’’khều’’ nhẹ ‘’con chuột’’
vào đập Tam-điểm là cũng đủ sức làm cho cho con ‘’ngáo ộp’’ ‘’đột
qụy’’ !!!
(b) QUỐC-NGOẠI : Trên chính-trường quốc-tế, TC càng ngày càng bị
...cô-lập, nhất là tại ÁC/TBD, trong đó có khối ASEAN!
QUỐC-NỘI chính-trị chao đảo....., kinh-tế suy-trầm....., xã-hội
xáo-trộn....., quân-sự hải-quân: HKMH Liêu-ninh – không-quân Sukoi(
chiến đấu cơ ) chỉ là ‘’bị thịt’’ .... cho đối-phưong thử-nghiệm
tác-xạ!! Đập Tam-hiệp cũng là ‘’ tử-huyệt’’ !!! TC ...’’triệt’’ – VC
‘’tiêu’’!!!
********************
2-/‘’SÒNG BÀI’’ BIỂN HOA-ĐÔNG
Trong thời-điểm, Hoa-kỳ đang bận rộn trong mùa bầu-cử! TC có dám ‘’làm
hỗn’’ tấn công Nhật-bản không ?
Mặt trận'' Tây-á/TBD : Biển Hoa-đông - Biển Đông bao gồm các nước
trong khối ASEAN, đặc biệt là eo biển Malacca. Vùng này đóng vai trò
quan-trọng kinh-tế thế-giới và nhất là cho Hoa-kỳ. Vì thế mà Mỹ đã dồn
60% lực lựong quân-sự vào ''canh bạc'' tại AC/TBD. Ngoài ra, còn có
UY-TÍN của Mỹ với các nước đồng-minh chiến-lược, đồng-thời phát-triển
vũ-khí và bán vũ-khí.....! Không kiểm-soát đựoc vùng này, là Hoa-kỳ
mất thị-trường rộng lớn gần hai tỷ dân, ngoại-trừ TC!!! Đây cũng là
''bài toán'' nhức óc cho các nhà hoạch-định chiến-lựoc!
Sau vụ Scarborough xẩy ra giữa TC và Philippines vào hồi tháng 7 vừa
qua. Ai cũng nghĩ là ‘’bão tố’’Tây-á/TBD sẽ tạm-thời ... ''sóng lặng''
hoặc chuyển hướng vào Trường-sa của VN ! Nhưng ''gió'' lại ... ''thổi
ngược'' lên miền bắc tận đảo Senkaku! Senkaku có gì, mà đến nỗi Trung
- Nhật phải ''săn tay áo'' ''mở xòng bài'', quyết-định ''sát phạt ăn
thua đủ''!!!???
• Biển Hoa-Đông : TC ....Mỹ -Nhật – Nam-hàn ....!!
Đảo Senkaku: Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo không người ở và chưa được
khai thác cùng 3 nhóm đảo đá cằn cỗi, xung quanh là khí đốt và những
ngư trường phong phú.
• Năm 1895 – Nhật Bản sát nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình, đặt tên
là Senkaku
• 1945 – 1971 – Mỹ quản lý quần đảo, và Mỹ chỉ trao trả cho Nhật Đảo
Okinawa, Senkaku thì không ghi vào Hiệp-định!!! Tròng tréo là
...’’nghề’’ của Mỹ!!!!
• 1969 – Nghiên cứu của LHQ cho thấy có trữ lượng dầu mỏ lớn và xác
nhận Senkaku là của Nhật.
• 1971 – Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền, gọi là Điếu
Ngư. Điều mà TC cay cú nhất, là Chính-phủ Nhật đã ''mua'' lại đảo
Senkaku của ...tư nhân, tài sản Đảo Senkaku của công-dân là quyền
tư-hữu, chánh phủ Nhật phải ra sức bảo-vệ như tài-sản và uy-tín của
quốc-gia. Trong trường-hợp này, sự ‘’mua đảo’’ chỉ là lý do
...biểu-tuợng, nhưng cũng là cách ... chọc tức cho TC ... nổi điên!)
So sánh với eo biển Malacca thì Senkaku không bằng. Nhưng lại là ''con
chốt'' ải địa-đâu'' của đồng-minh Hoa-kỳ ''trấn ải'', không cho ''con
trâu nước'' trườn ra Thái-bình-duơng ...quậy phá.
LỰC-LƯỢNG QUÂN-SỰ NHẬT - TRUNG
Hải-quân, không-quân, bộ binh, hỏa tiễn và vũ-khi hạt-nhân của TC, thì
có phần .... trội hơn về ... lượng!!! Nhưng về ...phẩm thì còn phải
xét lại! Nhật đã thừa hưởng truyền-thống Võ-sĩ-đạo, tinh-thần
chiến-đâu của quân-đội ...Phù-tang đã có kinh-nghiệm chiến-tranh với
Mỹ trong ĐỆ II TC.
Dựa vào kinh-tế thặng-dư và quận-sự vừa phát-triển đứng hàng ''thứ
hai'' trên thế-giới, là TC muốn ''chia hai'' TBD với Hoa-kỳ, đầu tiên
thì Bắc-kinh phải ''bứng'' ngay ''con chốt'' Senkaku trước đã!
Nhưng..............
Nhật đã liên-minh quân-sự: Nhật-Mỹ-Hàn ; Mỹ-Nhật-Úc ; Mỹ-Ấn-Nhật. Nhất
là Mỹ xem Nhật là đồng-minh chiến-lược số 1 trong vùng. Hoa-kỳ thì
luôn miệng nói, không đứng theo phe nào trong sự tranh-chấp tại Biển
Hoa Đông, nhưng mặt khác thì nói rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm
vi Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và Washington có nghĩa vụ hỗ trợ Tokyo
trong trường hợp đảo này bị tấn công....!!! ''Mồm nhà sang có gang có
thép''!! Không những vậy, Mỹ còn bán F.35, Radar và hỏa-tiễn lá chắn
và nhiều trang-thiết-bị quân-sự khác.
Để tránh TC ....''thừa nuớc đục thả câu'' ''làm hỗn'' tấn-công các
nước trong vùng, xem như chuyện đã rồi! Hoa-kỳ đã ... tiên-liệu là
tăng-phái ba HKMH. HKMH USS George Washington không xa Đảo Senkaku.
Còn HKMH USS John C.Stennis cũng cách Biển Đông không xa. Mỗi cụm tàu
trên được vũ trang hơn 80 máy bay chiến đấu, tàu tuần dương có trang
bị tên lửa dẫn đường và tàu khu trục, tàu ngầm và tàu tiếp tế. Ngày
08-11, Mỹ cử lực lượng hùng hậu đến Philippines tham gia tập trận
chung mang tên PHIBLEX 2012 - dự trù kéo dài trong 10 ngày - đã bắt
đầu tại khu vực Vịnh Subic, cách 122.6 km về phía tây Manila, cuộc
thao diễn quân sự này được cho là cơ hội để Washington biểu thị bằng
hành động cụ thể chiến lược tăng cường sự hiện diện của mình tại Châu
Á. Thành-phần tham-dự : Philippines 1200 binh sĩ;Hoa-kỳ 2600 TQLC,
HKMH Bonhomme Richard có trang bị các chiến đấu cơ phản lực Harrier,
xếp hàng bên cạnh loại trực thăng CH-46 Sea Knight. Ngoài ra còn được
hai tàu Khu-trục-hạm nhỏ hộ tống,
Thứ trưởng Carter còn nói thêm rằng Mỹ đã điều động chiến đấu cơ tàng
hình F-22 đến Nhật.Tại Nam-hàn, Mỹ cũng đã bán hỏa-tiễn bắn xa tới
600km, là thừa khả-năng đối chọi với Bắc-hàn và vùng đông bắc của TC
không phải là không bị....uy-hiếp!!!! Ngay Manila cũng tăng-cuờng TQLC
để giữ ...lãnh-hải, chỉ có CSHN đã lỡ nuốt ...''sinh-tử-phù, mà đầu
còn đội ''16 ...''chữ vàng....'', nên mồm ngậm kín như ....hến!!!!
Nghe hết ‘’báo cáo’’này là Hồ-Cẩm-Đào – Tập-Cận-Bình ‘’toát mồ hôi
lạnh’’, thì còn gi ....thú-vị ngồi ...rung đùi ''thụ-hưởng'' ''đào
ngon'' rượu ngọt!!!
Mộng ''tranh bá đồ vương'' của Bắc-kinh tại Biển Hoa-đông xem ra
không.... vượt qua được ''con chốt'' Senkaku!!!! Có cho ''kẹo'', TC
cũng không dám nhổ ''chốt'' Senkaku để ''bơi'' ra Biển Đông tranh dành
TBD với Mỹ....!!!! Ngoại-trừ....., thì chỉ có .... lặn xuống ''đáy
biển'' nhìn cho đuợc ...''mặt chìm''!!! Nếu không, là ....xuôi xuống
phía Nam là có thể bắt nạt được các nước ĐNÁ!!!
Thời gian tới, Lầu Năm Góc sẽ triển khai 2.500 quân đến Úc, bốn tàu
tuần duyên chiến đấu đến đồn trú tại Singapore và đồng thời cũng sẽ
hoàn tất việc chuyển quân từ Okinawa sang đảo Guam.
Chỉ khi nào quân-đội Mỹ rời khỏi Okinawa, là ....''hở suờn'' mời TC
vào ăn ''barbecue'' ! Dám không, Tập-Cận-Bình!!!???
Bài liên-quan (không đọc)> Tàu Nhật Bản và Trung Quốc 'dàn trận' xung
quanh Điếu Ngư/Senkaku
http://infonet.vn/the-gioi/tau-nhat-ban-va-trung-quoc-dan-tran-xung-quanh-dieu-ngu-senkaku/a28872.html
>Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ hiện diện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800279
> >Step Aboard The Navy's $2.4 Billion Virginia-Class Nuclear Submarine
http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800338/index
> New Zealand : Vị trí cực nam trong chiến lược châu Á - Thái Bình-Duong http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800337
>Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển có tranh chấp với Nhật Bản
http://www.voatiengviet.com/content/tau-trung-quoc-lai-tien-vao-vung-bien-co-tranh-chap-voi-nhat-ban/1518914.html
>Thế giới đánh hội đồng đập đầu Tàu Cộng theo thế liên hoàn: http://blog.yahoo.com/_XBJ24W3KW6T7M46ZE67CZFJCHM/articles/800658/index
3-/ ‘’XÒNG BÀI’’ BIỂNĐÔNG TRONG KHỐI ASEAN
VN đã bị TC khống chế, tại sao chưa ....’’nuôt’’ !!??
Tình-hình chính-trị ASEAN
ASEAN gồm 10 nước : Indonesia, Brunei, Miến-điện, Thailand, Singapore,
Mã-lai, Philippines, Lào, Campuchia và VN. Dân-số vào khoảng 560
triệu, không như Liên-âu, vì các nước trong khối ASEAN mang nhiều
thể-chế chính-trị khác nhau, nhất là CSHN thì đặc-biệt hơn, vì vẫn còn
bám đuôi theo Chủ-nghĩa CS !!! Thường tranh-chấp về lãnh-thổ, như giữa
Thailand - Campuchea và VN - Campuchia ! Tranh-chấp tròng chéo tại
Trường-sa giữa các nước trong khối : Malaysia - Brunei - Philippines -
Đài-loan và VN, gay go nhất vẫn là ''con trâu nước'' TC đưa ra đường
''luỡi bò''!!!! Điều này gây ra sự quan-ngại mất ổn-định phức-tạp
trong vùng mà còn ngăn-chặn đà phát-triển kinh-tế của thế-giới !
So sánh GDP đầu người giữa các nước trong khối ASEAN, kinh-tế còn
chênh-lệch giàu - nghèo khó có cơ-hội san bằng, vài nước còn chưa
thoát khỏi nạn....đói.... VN là điển-hình!!! VN so với Singapore thì
không có con số để ...nói chuyện, nếu CS còn cai-trị đất nước!!!
Phải nói là ASEAN là nơi tập-trung nhiều tôn-giáo lớn trên thế-giới,
đa số là theo đạo Phật, Hồi giáo, riêng Philippines có số giáo dân
theo đạo Thiên-chúa-giáo là mạnh hơn cả.
Khác biệt về chính-trị – kinh-tế – tôn-giáo, thì văn-hóa - xã-hội cũng
khó đồng nhất!!!
Mang tiếng là 10 nước trong khối, nhưng đem quân-sự so sanh với TC, là
''lấy trứng chọi đá''! Không những vậy mà còn vì quyền-lợi sẵn sàng
chia rẽ, xé lẽ tranh-chấp quyết-liệt, như trong Hội-nghi Thượng-đỉnh
ASEAN vừa qua tại Phnompenh !!! Đòi hỏi ASEAN .... ''đồng-thuận'' là
....''mò kim đáy biển''! Bắt được ''cái thóp'' này của ASEAN, TC đã
tung ra sách-lược MỀM lẫn CỨNG, mua chuộc lũng-đoạn không được thì
hăm-dọa áp-lực quận-sự! ''Mềm nắn rắn buông''!!! Trường-hợp này VN
đang bị!!!!
Vietnam là ‘’con cờ’’ yếu nhât !!!
Trên thế-giới có những vùng địa-chính quan-trọng : kinh Panama - kinh
Suez - Eo biển Hormuz - Eo biển Malacca.
Eo biển Malacca là một hải-lộ huyết-mạch giữa TBD và Ấn-độ-dương, các
thương thuyền qua lại đã chuyển-vận gần 50% tổng-sản-lượng kinh-tế của
thế-giới, nhất là dầu mỏ!!! Nếu TC đối đầu với Mỹ bằng quân-sự, mà
không kiểm-soát được eo biển Malacca, thì tất cả mọi thành-quả của TC
từ trước đến nay đều là công.... dã-tràng!!! TC muốn
....khống-chê...vị-trí này, trước tiên, phải ...''nuốt'' VN truớc
đã!!! Vì VN trong đó có Cam ranh, là con ‘’mã’’ ‘’trấn ải địa-đầu’’
bảo-vệ cho các nước ĐNÁ.
Nhưng nhìn vào bối-cảnh VN, thì VN là ''con tốt'' yếu nhất trên ''bàn cờ'' ĐNÁ!
VN thì quá suy yếu trên mọi mặt : Chính-trị quốc nội.....mất cả nội
lực lòng dân.....(tham-nhũng thâm-lạm cả của công, đưa đến ghèo đói,
cướp giựt tạo ra dân oan.. ), tranh ăn, để rồi chia năm xẻ
bẩy......!!! Nhìn ra Hải-ngoại, thì CĐVN phân-hóa như ''đống cát''
rời!!! Muốn tạo ra ''keo sơn'' thì phải làm cho CSHN .... gục
ngã!!!??? Nhìn từ trên xuống duới, Chính-trị -Kinh-tế - Văn-hóa -
Xã-hội của VN như con bệnh ung-thư đang đến thời-kỳ mà toàn dân phải
....đứng lên cùng chung lo ...''hậu sự'' cho CSHN!!!
Qua bang-giao Việt -Trung, từ chức-vụ Tổng-bí-thư , Thủ-tuớng,
Chủ-tịch nuớc cho đến 14 con ''cá tra'' trong Bộ chính-trị và còn
nhiều nữa....., đều bị Trung-nam-hải ''nắm thóp''!!! Ngay tại
biên-giới Việt - Trung, 18 tỉnh đầu nguồn, Bauxite Tây-nguyên và còn
nhiều địa-danh khác trên quê-hưong đã bị TC khống chế!!! Chưa nói đến
Lào - Campuchia thì TC đã mua chuộc!! Trong truờng-hợp này, nếu TC
manh tâm ''đánh up'' VN, thì VN sẽ đứt ra ...từng đoạn!!!! Dễ quá !
Vậy tại sao TC vẫn chưa ra tay !!!??? TC ra ... tay, không lẽ Mỹ
.....khoanh tay!!!
Nhìn qua vị-thế địa-lý– chíến-lược VN nhìn ra Biển-đông, mà còn là
hải-lộ huyết-mạch giữa TBD và Ấn-độ-dương thông qua eo biển Malacca.
Nếu VN là đồng-minh chiến-lược của một siêu-cuờng nào, là siêu-cường
đó thừa sức không chế cả Á-châu...... và Âu-châu, Mỹ-châu - Phi-châu
cũng sẽ bị ảnh-hưởng theo !!
CSHN tuy suy-yếu trên nhiều phương-diện, nhất là mất lòng dân! Do đó
có thể ''tức nuớc vỡ bờ'', là quân dân đứng dây làm cuộc cánh-mạng
HƯƠNG HOA LÀI, thì Bắc-kinh sẽ mất ''cả chì lẫn chài'' như ở Bắc-phi.
Không những vậy mà còn lôi kéo theo ''bàn cờ' Domino của các nước CS
còn sót lại cũng sẽ sụp đổ như nước vỡ bờ! Và đây cũng là cái ''gân
gà'' mà TC ...nuốt sợ bị móc họng!!! Tât cả sự ‘’nhúc nhích’’ của
Bác-kinh đều không qua con mắt con ‘’diều hâu’’ Washington!! Chính vì
điểm này mà TC sợ''bứt dây động rừng'', nên còn ...lưỡng lự !!!
Trong tuần qua, TC đã dời ngày chuyển giao quyền-lực cho Tập Cân-Binh
vào ngày 08-11, sau hai ngày bầu cử TT Mỹ, thay vì tháng 10 như đã
dự-liệu.Đây cũng là hình thức báo tín-hiệu cho Mỹ, từ đây đến ngày đó,
TC giữ ‘’ổn-dịnh’’Tây-á/TBD ....! Nhưng biết đâu, TC ''lùi một tiến
ba'', chờ chính giới Mỹ ''bận rộn'' là xâm-chiếm Biển-đông! Mà VN là
''con cờ'' yếu nhât! Trong chính-trị và quân-sự thi bất cứ tình huống
nào cũng có thể xẩy ra!!! Biển Đông dù có .....yên-tĩnh thì cũng tạm
thời che dấu ..... ‘’cơn sóng ngầm’’ đi đến ...’’sóng thần’’ là điều
phải ...tiên-liệu!!!
Nhìn qua ba ''xòng bài'', đâu là DIỆN, đâu là ĐIÊM , xin quí-vị tự
nhận-định! Muốn gì thì muốn, cũng sau ngày bầu cử TT Mỹ và Hồ-Cẩm-Đào
bàn giao quyền-lực cho Tập-Cận-Bình sẽ rơi vào ....thượng tuần tháng
11 tới đây. Nhưng biến-động cũng có thể xẩy ra, nếu một trong những
''con bạc'' ''khát nước'' sẵn sàng .... ''tappi'' ''làm hỗn''!!!
Còn gần một tháng nữa mới đến ngày bầu-cử TT Mỹ. Chúng ta có quyền
.... tạm xả hơi ./-
Ngày 10 – 10 – 2012
Vân-Phong
No comments:
Post a Comment