Monday, October 8, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Vì sao Hội nghị Trung ương 6 diễn ra sớm hơn dự định?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-10-08
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khoá XI bất ngờ diễn ra tại Hà Nội từ đầu tháng - thay vì khai mạc vào 15/10 - khiến dẫn tới nhiều bàn tán, đặc biệt là về số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Hạ bệ thủ tướng?
Qua bài tựa đề tạm dịch “Tương lai của Thủ tướng VN bấp bênh khi các
Uỷ viên Trung ương Đảng CS hội họp”, Trưởng Văn phòng AFP tại Bangkok,
ký giả Didier Lauras, trích dẫn lời các chuyên gia rằng tương lai chính
trị của Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đang trong tình trạng “chỉ mành
treo chuông” vào lúc giới lãnh đạo Đảng tham dự hội nghị trong tình hình
đen tối do những vụ tai tiếng tài chính và sa sút kinh tế.
Vẫn theo tác giả thì sự bất mãn của dân chúng gia tăng về mức tăng
trưởng kinh tế trì chậm, lạm phát tái diễn, tham nhũng tràn lan và ngân
hàng xáo trộn tạo áp lực ngày càng tăng đối với ông Dũng”.
Tác giả trích dẫn lời một viên chức đảng CS lưu ý rằng trước đây,
chưa bao giờ xảy ra tình trạng một vị thủ tướng bị công khai công kích
mạnh mẽ như thế vì khó khăn kinh tế và nạn tham nhũng; và diễn biến hiện
giờ là một cuộc đấu đá giữa một thế lực có tiền và một thế lực có
quyền.
Kinh tế gia Rajiv Biswas thuộc công ty tư vấn Global Insight nhận
định rằng giữa lúc kinh tế VN gặp phải nhiều khó khăn trầm trọng như
vậy, thì ngày càng có nguy cơ là cuộc tranh giành quyền lực gia tăng
giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể dẫn
tới sự hạ bệ ông Dũng cùng những phe phái của ông ta.
Nhìn vào những gì đang xảy ra thì ông Dũng chỉ bị đẩy cho lui lại một chút, ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm chung trước toàn thể chứ không bị cách chức. GS Carl Thayer
Từ Mascơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhận xét:
“Thực ra bây giờ có 2 phe rõ, một phe của ông Chủ Tịch nước, cùng
đứng phe đó có cả ông Tổng Bí Thư. Một phe là của ông Thủ tướng… cuộc
đấu tranh là rất gay go vì ông Thủ tướng nắm nhiều quyền lực, đặc biệt
là ông nắm về quyền lực kinh tế, nắm bộ máy công an, và phần nữa rất
quan trọng là quân đội. Nên lực của ông mạnh hơn nhiều. Cho nên tôi nghĩ
là mình không nên đặt vấn đề sẽ có một phe thắng, một phe bại hoàn
toàn, vì tương quan lực lượng như vậy nên cuộc đấu tranh còn nhùng
nhằng, chưa dứt khoát trong đại hội này.”
Theo GS Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, thì hội nghị lần
này khó tránh một cuộc đối đầu giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những
đối thủ chính trị chỉ trích ông ta, và sự việc có thễ diễn ra là Đảng
CSVN ra sức làm giảm quyền lực đáng kể của Thủ tướng Dũng. GS Carl
Thayer đề cập tới câu hỏi rằng liệu phe chống ông Dũng có xúc tiến nỗ
lực loại ông ta hay không, và rồi nhận định rằng điều này khó có thể xảy
ra trong Hội nghị Trung ương 6:
“Theo tôi đánh giá khi nhìn vào những gì đang xảy ra thì
ông Dũng chỉ bị đẩy cho lui lại một chút, một phần trong mạng lưới của
ông ta bị phá vỡ và ông ta sẽ không còn đầy quyền lực như trước. Và do
đó ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm chung trước toàn thể chứ không bị
cách chức.”
Vẫn theo Giáo sư Carl Thayer, điều rất có thể xảy ra là Ban chấp hành
Trung ương Đảng sẽ kỷ luật một vài ủy viên trong tổ chức này mà thôi.
Vì sao triệu tập bất thường?
Qua bài “Tình hình chính trường VN xung quanh Hội nghị TW6”, tác giả
Nguyễn Nghĩa lưu ý tới kịch bản phổ biến ở VN là chuyện kỷ luật cán bộ,
nếu có, thường là những “con dê tế thần” “loàng xoàng cấp dưới”. Các đợt
phê, tự phê trong đảng được ví như cuộc “tắm rửa, kỳ cọ” ở mức cao lắm
là “từ vai trở xuống mà thôi”. Tác giả nhận xét:
Phải đưa ra những xấu xa tham nhũng của 1 lãnh tụ cao cấp của đảng ra trước 1 số lượng đảng viên đông 175 ủy viên, là 1 việc làm không có tiền lệ. Nguyễn Nghĩa
“Hôm nay, phải đưa vấn đề kết quả kiểm điểm của Thủ tướng, Bộ
Chính Trị xuống Hội nghị Trung Ương, phải đưa ra những xấu xa tham nhũng
của 1 lãnh tụ cao cấp của đảng ra trước 1 số lượng đảng viên đông 175
ủy viên, đã là 1 việc làm không có tiền lệ. Điều này cho thấy, đấu tranh
trong Bộ Chính Trị là chưa ngã ngũ. Phe Trương Tấn Sang-Nguyễn Phú
Trọng chưa có đa số trong Bộ Chính Trị. Nếu có đa số, vấn đề kiểm điểm
Thủ tướng đã được giải quyết trong nội bộ Bộ Chính Trị mà không cần
triệu tập gấp bất thường hội nghị Trung Ương 6 đến như vậy.”
Đề cập tới Hội nghị Trung ương 6 này, blogger Lê Diễn Đức “quan sát” trong thời gian qua nhận thấy:
“Giới quyền lực chóp bu: Đấu đá nhau tranh giành quyền lực,
nhưng tay nào cũng có con tin để áp lực lên đối thủ chính trị, vì tay
nào cũng có bàn tay ít nhiều nhúng chàm, không bản thân thì người thân
trong gia đình, họ hàng. Phương án cuối cùng sẽ là thoả hiệp cứu đảng…
Tầng lớp đại gia, doanh nhân giàu có: Nếu chế độ là thùng
phân thì chúng là bầy giòi, sống cộng sinh trên chế độ… Chế độ hiện nay
là lý tưởng với giới giàu có này, chúng kiếm tiền bất chính quá dễ dãi,
vì có thể mua được tất cả bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền, bao gồm
cả lương tâm và công lý.
Giới trung lưu, động lực của xã hội: Trong giới này hầu hết là dân có học thức, nhưng đa phần cơ hội, giỏi luồn lách, chấp nhận "sống chung với lũ"…
Giới lao động nghèo: Tính chịu đựng gian khổ và cam phận nô
lệ trở thành bản chất… Ví dụ, vỡ đập thuỷ điện, màn trời chiếu đất đấy,
nhưng có vị lãnh đạo nào tặng một thùng mì ăn liền rẻ tiền thì rưng
rưng nước mắt cám ơn đảng và nhà nước. Kêu trời, phản đối bất công,
nhưng chống chế độ thì không.
Người Việt ở nước ngoài: Lực lượng này chỉ mang tính hỗ trợ, không bao giờ có tính quyết định đối với những thay đổi chính trị trong nước.”
Mặc dù “Các quan chức chóp bu đang đấu đá dữ dội sau hội trường,
các đối thủ đang nỗ lực và hoảng loạn săn lùng các con tin để nắn gân,
dí súng vào mạng sườn nhau”, nhưng blogger Lê Diễn Đức cho rằng “ĐCSVN
vẫn còn tiếp tục cai trị dài dài. Một sự thay đổi nào đó cho lộ trình
dân chủ là hết sức mịt mù, nếu không nói là ảo tưởng, vì rút ra từ tổng
hợp các phân tích trên đây, dù phũ phàng, cay đắng, đáng buồn, nhưng là
thực tế”.
Tác giả Nguyễn Nghĩa khi nhận xét về “Tình hình chính trường VN xung
quanh Hội nghị TW6” lưu ý tới “ cái bóng của TQ hằn lên hoạt động của
đảng CSVN trong đợt chỉnh đảng này là rất rõ nét”, qua sự kiện Chủ tịch
TQ Hồ Cẩm Đào gặp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại hội nghị APEC 2012 và Phó
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, dù từ chối gặp Ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton, nhưng đã “ló mặt” gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa rồi, cho
thấy TQ ủng hộ cả 2 phe “Ba Dũng”-“Tư Sang” và “không muốn phe nào bị
biến mất hoàn toàn trên chính trường VN cả”. Tác giả phân tích rằng một
nước VN “lục đục, phe phái, hỗn loạn là có lợi cho TQ”, và thực trạng ở
VN là 2 phe này “đấu đá nhau không ngừng làm suy yếu quyết tâm của dân
tộc VN đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa”. Nhưng, tác giả chua chát, “các
người cứ đấu đá nhau đi, miễn là thần phục TQ”:
“Trung Quốc muốn cả 2 phe lùi bước trước những bành trướng của TQ
tại Biển Đông. Cả ông Sang và ông Dũng đã cùng đồng thuận giải quyết bất
đồng tại Biển Đông với TQ 1 cách hòa bình. Nghĩa là sẽ chỉ phản đối 1
cách hình thức, không có nội dung. Nghĩa là sẽ để cho TQ xâm lược, chiếm
đóng Hoàng Sa, Tường Sa của VN trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa.”
Tác giả Nguyễn Nghĩa nêu lên câu hỏi rằng có phải chăng TQ đã dàn xếp
hoà hoãn cho cả 2 phe kình chống nhau ở VN? Có phải chăng việc triệu
tập khẩn cấp uỷ viên T.Ư đảng vào một cuộc họp là đề phòng một cuộc đảo
chánh do quân đội chủ trương?
Dù chưa rõ tình hình thực sự sẽ ra sao, nhưng tác giả không quên lưu ý
rằng tính bất ngờ, vội vã của Hội nghị Trung ương 6 này cũng có thể
hiểu là “điều gì cũng có thể xảy ra đối với ông Nguyễn Tấn Dũng”.
Nhưng có một điều chắc chắn là, theo tác giả, “Ngày nay, các uỷ viên
Trung ương đảng CSVN tin vào đồng tiền hơn là tin vào lý tưởng của
đảng”.
Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị.
Chuyển giao quyền lực Trung Quốc và cơ hội, thách thức cho Hoa Kỳ
Việt Hà, phóng viên RFA
2012-10-08
Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 11
tới với sự chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo thứ 5 tại nước
này.
Đây là một thay đổi lớn không những đối với Trung Quốc mà còn đối
với cả thế giới và nhất là với Hoa Kỳ khi Trung Quốc đang nổi lên là
một cường quốc trên thế giới, thách thức vai trò bá chủ của Mỹ.
Sự chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc mang đến những cơ hội và
thách thức nào với Mỹ,Việt Hà phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo
sư môn quan hệ quốc tế trường đại học George Mason về vấn đề này.
Thách thức cho Hoa Kỳ
Trước hết, nói về tầm quan trọng của sự chuyển giao quyền lực lần này
tại Trung Quốc với Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét:
Ngay trong thế hệ mới nhất của Trung Quốc bây giờ là họ có hai điều
tương đối mâu thuẫn nhau. Thứ nhất là họ không cảm thấy an toàn, bởi vì
họ sợ Mỹ kiềm chế họ, mặt khác họ rất arrogant (ngạo mạn), họ muốn đòi
hỏi một thế đứng của họ quan trọng trên mặt trời này. Nên thế hệ thứ 5
này còn có thể ngạo mạn hơn. Hôm nọ có ông kể chuyện là khi ông Giang
Trạch Dân bị ông Michael Wallace chỉ mặt nói ông là độc tài, chính thể
ông độc tài, còn ông Tập Cận Bình này thì sẽ không chấp nhận chuyện đó.
Việt Hà: Sự chuyển giao quyền lực tại Trung quốc thế hệ thứ
5 này. Nhìn lại quá trình lịch sử quan hệ Trung Mỹ trong suốt 40 năm
qua, từ thời ông Nixon đến Trung Quốc lần đầu tiên cho đến nay thì Trung
Quốc đặt ra những thách thức và cơ hội nào với nước Mỹ?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất nó là một thách thức lớn với
Mỹ, bởi Trung Quốc là một nước đang lên và họ đòi được đối xử như vậy,
vấn đề họ đòi mức đối xử thế nào thì chưa ai có thể nói rõ. Nhưng nhìn
hành động của họ thì thấy là họ đang đòi thế trội yếu, nếu không phải là
bá chủ của vùng biển Đông. Sau đó là sự cạnh tranh của Trung Quốc về
tài nguyên trên khắp thế giới thì Trung Quốc sẽ không thể, không bao giờ
chấp nhận là một cường quốc địa phương đâu, mà là cường quốc trên thế
giới nữa.
Đó là thách thức cho nước Mỹ. Vậy Mỹ phải đối phó ra sao? Một số bên
Mỹ, một số nhỏ nói là tình hình nguy hiểm, nếu Mỹ không cẩn thận thì sẽ
bị hất cẳng những chỗ quan trọng nhất, nhất là ở Á châu, các vùng mà Mỹ
cho là phát triển mà tương lai là còn hơn cả Âu châu. Đại đa số học giả
khác nói là chuyện Trung Quốc lớn mạnh là không thể tránh được, và do đó
Mỹ phải thích ứng với chuyện đó. Ngay cả ông Kissinger cũng nói là
không phải chia đôi nhau ra mà thích ứng với điều đó, phải nhân nhượng
và tôn trọng họ. Cho nên hiện tại đang có hai luồng đó tại Mỹ và người
Mỹ phải quyết định.
Sự cạnh tranh của Trung Quốc về tài nguyên trên khắp thế giới thì Trung Quốc sẽ không thể, không bao giờ chấp nhận là một cường quốc địa phương đâu, mà là cường quốc trên thế giới nữa.
GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Chuyện này đẩy lại cái chuyện ngày xưa khi chưa có chiến tranh lạnh
cũng vậy. Cũng có người chỉ khuyên nói là chỉ mạnh mồm là đủ rồi, có
người nói phải kiềm chế, cứng rắn hơn thì như ông Churchill. Nhưng cuối
cùng chúng ta thấy là tất cả cảnh cáo xảy ra vào năm 1946 thôi, mãi đến
năm 47 thì Mỹ mới có chính sách kiềm chế. Và chính sách này cũng không
phải là do Mỹ chọn mà do đẩy Mỹ vào thế phải thế. Nga lúc đó đã ủng hộ
các cuộc chiến huynh đảo ở Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó Anh có vai trò
quan trọng nhưng sau Anh nói là tôi bị chiến tranh nặng rồi, tôi phải
bỏ, anh muốn làm gì thì làm, thì lúc đó Mỹ mới can thiệp. Trường hợp này
cũng tương tự, ai cũng thích có giải pháp tốt nhất nhưng cuối cùng phải
có sự chọn lựa. Lần trước sự chọn lựa là không phải là do Mỹ mà Mỹ bị
đẩy vào. Còn hiện nay thì Mỹ vẫn chưa có sự chọn lựa rõ rệt.
Đây là một sự thích ứng với một nước đương lên với những đòi hỏi của
họ. Vấn đề thích ứng là thế nào, nếu họ lấn lướt như của Nga thì không
thể để họ lấn lướt và cuối cùng đưa đến chiến tranh lạnh và kiềm chế.
Nếu Mỹ chấp nhận thì phải chấp nhận cho Trung Quốc vai trò địa phương.
Vai trò nào, và nếu vai trò trội yếu thì Mỹ sẽ phải ra khỏi vùng đó. Mỹ
ra khỏi vùng đó thì thế của Mỹ sẽ yếu rất nhiều vì nếu đây là vùng quan
trọng hơn Âu châu thì chẳng còn gì cả, và cuối cùng Mỹ cũng chẳng còn là
cường quốc hạng nhất nữa, cũng chẳng còn tương đồng nữa.
Cơ hội cho Hoa Kỳ?
Việt Hà:Có một vấn đề ở đây khi người ta nói đến
một thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc là ông Tập Cận Bình thì người ta
nói rằng ông cũng đã trải qua thời kỳ cách mạng văn hóa, ông cũng biết
sự khổ cực thế nào, và ông cũng có kinh nghiệm ngoại giao với nước
ngoài, con gái ông học ở trường Havard, và ông có kinh nghiệm với người
nước ngoài và có cởi mở hơn. Vậy chúng ta có thể hy vọng lãnh đạo mới
của Trung Quốc với cái đầu cởi mở hơn, với kinh nghiệm trong quá khứ thì
có thể tạo ra cơ hội phát triển kinh tế hay là hợp tác tốt hơn với Mỹ
không?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi không thấy có bằng chứng để nói… hy
vọng là họ cởi mở hơn thì có, bằng chứng thì không có bằng chứng rõ rệt.
Bằng chứng con ông học ở Havard thì con gái của các nhà lãnh đạo Việt
Nam học ở Havard nhiều lắm, và con cái của các ông kia cũng họ ở Havard
nhiều lắm mà không cởi mở gì cả. Thành ra điều đó còn tùy thuộc vào sự
tính toán của người đó, thứ nhất là về quyền lợi cá nhân của họ, và cái
họ nghĩ là quyền lợi quốc gia của họ phóng qua quyền lợi cá nhân của họ.
Thành ra hiện nay chúng ta chưa có bằng chứng rõ rệt, là ông Tập Cận
Bình đã đi ngoại quốc, học ngoại quốc, thì chúng ta chưa nhìn thấy cái
đó.
Nền kinh tế Trung Quốc không phát triển mạnh mẽ như xưa nữa ... Đó là những vấn đề lớn, và khi mình nghĩ một cách hợp lý thì sẽ phải để ý vào vấn đề trong nước
GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Việt Hà: Người ta cũng nói đến rằng khi lãnh đạo mới của
Trung Quốc lên thì sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong nước, trong
nội bộ xã hội Trung Quốc, vấn đề về chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về
sự phát triển giữa các vùng duyên hải và vùng trong nội địa, cũng như
là sự phát triển của mạng xã hội. Những cái đó sẽ làm cho lãnh đạo Trung
Quốc phải tập trung nhiều hơn vào các vấn đề nội địa, thay vì vấn đề
bên ngoài, theo giáo sư thì đó có phải là một cơ hội với Mỹ với các nước
khác hay không, hay đó là một thách thức?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Khi một lãnh tụ đối phó với các vấn đề
trong nước thì nó có hai cách chứ không phải một phương cách. Phương
cách thứ nhất là hướng những khó khăn ra bên ngoài để cho người dân hài
lòng, chẳng hạn kích thích chủ nghĩa dân tộc để nó quên đi những khó
khăn trong nội bộ. Còn hành động thứ hai là chú trọng đến quyền lợi nội
bộ như cô vừa nói, chứ không phải là một. Nó tùy thuộc sự lãnh đạo của
anh lãnh đạo đó.
Ai cũng thấy là trong những năm tới Trung Quốc sẽ có nhiều vấn đề.
Vấn đề về chênh lệch giàu nghèo đã có từ thời ông Ông Gia Bảo và Hồ Cẩm
Đào mới lên nên họ mới có chính sách phát triển hài hòa vì họ thấy cái
khó khăn đó rồi. Cái khó khăn bây giờ còn trầm trọng hơn, có nhiều chỉ
dấu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc không phát triển mạnh mẽ như xưa
nữa, rồi vấn đề về hệ thống ngân hàng, xí nghiệp nhà nước, tham nhũng
đang lên cao. Đó là những vấn đề lớn, và khi mình nghĩ một cách hợp lý
thì sẽ phải để ý vào vấn đề trong nước.
Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư.
TRỊNH NGỌC BẰNG * TIỄN NGUYỄN CHÍ THIỆN
Tiễn đưa Nguyễn Chí Thiện.
TRỊNH NGỌC BẰNG
Tiễn đưa anh một ngày thu buồn
tiễn đưa anh mây trời lang thang
những bạn già đâu còn nước mắt
cũng đâu cần một mảnh khăn tang
Cuộc đời anh một thời oan nghiệt
chế độ này bạo quỷ lên ngôi
tuổi xuân anh tháng ngày tù tội
được tha ra thân xác rã rời !
Cả một đời thương dân mến nước
anh không chịu mắt mù tai điếc
anh hiên ngang bằng những bài thơ
bằng tính mạng đấu tranh không tiếc
Thơ anh những bông "Hoa Địa Ngục"
từ tận cùng đáy ngục đêm đen
những lời thơ hùng tráng cất lên
quốc dân tỉnh, kẻ thù run sợ !
Những tháng ngày cuối đời luân lạc
anh miệt mài cảnh tỉnh quốc dân
họa mất nước trước mắt quá gần
sao vắng vẻ anh hùng hào kiệt !
Tin anh mất bao người thương tiếc
anh ra đi để lại ngậm ngùi
sống khôn đã vẹn một đời
thác thiêng hồn vẫn nhớ lời nước non
Anh ra đi chúng tôi ở lại
sẽ một lòng tiếp nối bước chân
đường lịch sử tiếp nối lần
cảm ơn anh đã góp phần lớn lao
Tiễn anh về cõi trời cao
hồn anh linh hiển quyện vào núi sông
giúp dân đoàn kết chung lòng
ngày mai đất nước thoát vòng ma vương !
Vĩnh biệt anh vạn tiếc thương !
Trịnh Ngọc Bằng, 6/10/2012.
Sunday, October 7, 2012
TIN VIỆT NAM
Đừng để TQ can thiệp vào nội bộ Đảng’
Cập nhật: 14:55 GMT - chủ nhật, 7 tháng 10, 2012
Trang mạng Boxitvietnam đã
đăng một bài viết được cho là ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh cảnh báo giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam
đừng để Trung Quốc thao túng chính trị nội bộ.
Bài viết có tiêu đề ‘Phát huy tinh thần
độc lập, tự chủ, không cho phép nước ngoài can thiệp vào công
việc nội bộ của nước ta’ sau đó cũng được một số trang mạng
khác đăng tải lại.Gặp để làm gì?
Khi được liên hệ, ông xác nhận với BBC rằng chính ông là tác giả bài viết nói trên để nêu quan điểm cá nhân của ông nhân dịp Trung ương Đảng đang nhóm họp hội nghị lần thứ sáu.Ông cũng cho biết là ông không hề gửi bài viết này đến các vị lãnh đạo trong Bộ chính trị hay Ban bí thư mà chỉ gửi đăng trên trang mạng.
Khi được hỏi lý do tại sao ông có ý kiến như thế, Tướng Vĩnh trả lời với kinh nghiệm của ông từ trước đến giờ thì ‘có nhiều việc Trung Quốc đã can thiệp rồi’.
Với lại, ông cũng cho biết ông đang nghi ngại về một diễn biến mới đây là khi đến tham dự hội chợ đầu tư thương mại giữa Trung Quốc và các nước Asean tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đã có cuộc gặp với lãnh đạo tương lai của Trung Quốc là phó Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?"
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo lời Tướng Vĩnh thì ông nghi ngại liệu cuộc gặp này có ảnh hưởng đến ‘cuộc đấu tranh nội bộ hiện nay’ của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không.
“Việc đó không xác định được, nhưng tôi chỉ muốn nhắc mình phải có tinh thần độc lập tự chủ,” ông nói, “Việc mình mình cứ làm. Họ có ý kiến gì thì mặc kệ.”
Trước đó, hôm mùng 2/10, tức là chỉ một ngày sau khi Hội nghị trung ương 6 khai mạc, Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu có đến gặp phó Thủ tướng thường trực kiêm Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Xuân Phúc.
Báo chí Việt Nam không hề đưa bất cứ chi tiết gì dù là nhỏ nhất về cuộc gặp này như gặp để làm gì.
Theo thông lệ, các vị đại sứ khi đến nhận nhiệm sở hoặc khi chấm dứt nhiệm kỳ đều có đến chào xã giao lãnh đạo nước sở tại.
Tuy nhiên, cuộc gặp của Đại sứ Khổng và phó Thủ tướng Phúc lại không nhằm các mục đích này.
Khi được hỏi về vấn đề này, Tướng Vĩnh phán đoán rằng ‘có khi ông ấy (Đại sứ Khổng) có ý kiến của lãnh đạo (Trung Quốc) muốn truyền đạt (đến lãnh đạo Việt Nam)’.
“Khi tôi làm đại sứ ở Trung Quốc cũng có khi tôi đề nghị gặp lãnh đạo của họ (Trung Quốc) để truyền đạt ý kiến của ta,” ông cho biết.
‘Muốn gì được nấy’
"Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?,” ông đặt vấn đề.
Ông cũng đưa ra một số dẫn chứng cho lập luận trên.
Thứ nhất, trong cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ hai nước ở Thành Đô vào năm 1991, phái đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó đã chấp nhận yêu sách của phía Trung Quốc là ‘gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch’ và ‘không được nhắc đến trận chiến năm 1979’.
Ông Vĩnh mô tả Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người bị Đại hội 6 của Đảng cho ra rìa ngay sau đó, là ‘một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc’.
Còn về cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, ông đưa ra dẫn chứng là mỗi khi đến kỳ kỷ niệm thì ‘không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc’.
Ông cũng bày tỏ bất bình khi có lần phía Việt Nam đã mở tiệc chiêu đãi đại sứ Trung Quốc chỉ vào trước ngày kỷ niệm 30 năm cuộc chiến biên giới chỉ có một ngày.
Tuy nhiên, theo ông Vĩnh thì Trung Quốc ngày càng dễ thao túng chính trường Việt Nam ‘kể từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh’.
Ông trưng ra một loạt ví dụ như Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh cao nguyên Trung phần chiến lược thì ‘tổng bí thư (Nông Đức Mạnh) chấp nhận ngay dù chưa có ý kiến Bộ chính trị’.
"Mỗi lần Bộ chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý ‘khéo’,” ông viết và dẫn chứng tại Đại hội 10 của Đảng ông Mạnh đã gạt ông Phạm Bình Minh ra khỏi vị trí bộ trưởng Ngoại giao chỉ vì ‘Trung Quốc không đồng ý’.
Khi Trung Quốc có hành động gây hấn trên Biển Đông như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối thì ‘phía ta lại cử đặc phái viên thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa’.
“Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp,” ông phân tích.
‘Không sợ TQ đánh’
Từ đó, ông đặt ra nghi vấn Hội nghị trung ương 6 lần này có lùi bước trước sức ép của Trung Quốc hay không, nhất là trên vấn đề ‘xử lý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’."Nhưng nếu ta (Việt Nam) nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được ‘bất chiến tự nhiên thành'."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
"Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân?,” ông đặt vấn đề và quả quyết rằng ‘Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai’.
“Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại,” ông cảnh báo.
Ông trấn an rằng ‘không nên quá sợ Trung Quốc đánh’ vì ‘thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện’ và dẫn chứng là ‘Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam’.
Bên cạnh đó, theo Tướng Vĩnh thì Trung Quốc ‘có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu’ trong đó có việc bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho hành vi gây hấn.
“Nhưng nếu ta (Việt Nam) nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được ‘bất chiến tự nhiên thành’”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121007_general_vinh_warning.shtml
VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Cách đây không bao lâu, vì đấu đá nhau
một số người trong đảng Việt Cộng đã tố cáo Nguyễn Tấn Dũng là tay sai
của đế quốc Mỹ.Có lẽ đây là lần đầu tiên có người chỉ trích Nguyễn Tấn
Dũng theo Tàu. Vậy thì Nguyễn Tấn Dũng theo ai? Tưóng Vĩnh cũng như
tướng Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyễn đã tỏ thái độ trước việc Trung quốc
tiến dần vào lãnh thổ Việt Nam và việc chính quyền Việt Cộng nhu nhựợc
trước Trung Quốc. Lời của các lão tướng tuy muộn màng nhưng còn giữ
được chút liêm sỉ của những người cũng đã hoan hộ Trung Cộng và theo Hồ
Chí Minh bán nước. Lời của tướng Vĩnh cho chúng ta biết hầu hết cấp
cao trong chính quyền cộng sản đã cam tâm bán nước, hèn hạ cúi đầu vâng
lệnh Trung Quốc, chẳng có thực sự yêu nuớc, thương dân. Cộng sản là
thế! Vì vậy, toàn dân ta muốn độc lập tự do thì phải tiêu diệt Việt
cộng và Trung Cộng.
Saturday, October 6, 2012
BÙI VĂN PHÚ * NGUYỄN CHÍ THIỆN
Nguyễn Chí Thiện mà tôi đã gặp
Cập nhật: 16:50 GMT - thứ bảy, 6 tháng 10, 2012
Hay tin anh Nguyễn Chí
Thiện phải vào bệnh viện, tôi nghĩ chắc cũng không có gì nghiêm trọng vì
thỉnh thoảng liên lạc với anh qua điện thoại, hỏi thăm tôi chỉ nghe anh
than hay mệt và luôn nói: “Phú biết anh cũng già rồi.”
Khi nói chuyện với anh, sau những thăm hỏi sức
khỏe, tôi thường hỏi lúc này anh có viết gì không? Anh trả lời cũng
muốn viết nhưng chỉ được một lát thì cái đầu nó bừng bừng lên, nên lại
thôi, chả viết được gì nhiều.
Được tin anh vào nhà thương, tôi gọi
điện thoại nhưng không thấy anh trả lời nên để lại lời nhắn: “Em là
Phú. Nghe tin anh bệnh phải vào bệnh viện em điện thoại hỏi thăm. Chúc
anh chóng bình phục.”
Muốn biết bệnh tình của anh ra sao, tôi tìm cách
liên lạc và sau cùng có số điện thoại của cô Hạnh, người đang chăm sóc
cho anh. Tôi điện thoại nói chuyện với cô vào sáng thứ Hai 1-10, hỏi cô
xem có thể chuyển điện thoại cho tôi nói chuyện với anh, nhưng cô bảo
anh còn mệt lắm không nói chuyện được.
Hỏi cô về bệnh tình và được biết là sau khi rọi
quang tuyến và lấy mẫu tế bào phổi qua đường họng để thử nghiệm thì biết
bệnh của anh là nặng với khối u trong phổi rất to.
Cô Hạnh nói chắc bác sỹ sẽ cho về nhà hay vào
một hospice, nơi dành cho những người bệnh không thể chữa được. Cô nói
bây giờ anh mệt, nhưng chắc sẽ khoẻ hơn chiều nay. Tôi nhắn là khi nào
anh tỉnh, cô nói dùm là: “Có Phú ở Berkeley gửi lời thăm và chúc anh
chóng bình phục.”.
Cô Hạnh kể đi đâu cô cũng mang tập thơ “Hoa địa
ngục” để mọi người trong bệnh viện biết nên ai cũng làm hết sức giúp
anh. Sáng nay có một linh mục vào làm phép bí tích cho anh nhưng cô
không nhớ tên. Lúc sau cô điện thoại, để lại trong máy lời nhắn cho tôi
biết đó là cha Cao Phương Kỷ.
Ước nguyện cuối đời của anh là được trở thành người Công giáo và anh đã chọn tên Thánh là Thomas More.
Sáng hôm sau 2-10 được tin anh trút hơi thở cuối
cùng. Lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Tôi cầu nguyện cho linh hồn
anh được vào cõi thiên đường.
Tiếng vọng từ đáy vực
Cuối năm 2007, nhân chuyến đi của anh lên miền
Bắc California để giới thiệu tập truyện “Hoả Lò / Hanoi Hilton Stories”,
tôi có mời anh về nhà chơi và được anh dành cho cuộc phỏng vấn dài kể
về cuộc đời, về thơ của anh.
Sau đó, trong một sinh hoạt với anh là diễn giả
chính tổ chức tại trụ sở trung tâm VIVO ở San Jose, ban tổ chức mời tôi
cùng với anh Nguyễn-Khoa Thái Anh là hai cựu sinh viên Đại học Berkeley,
cũng là thành viên của ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam thời đó,
lên kể lại về đêm đọc thơ và hát ngục ca “Tiếng vọng từ đáy vực” ở
Berkeley vào tháng 5-1981.
Tôi nhớ đến anh Nguyễn Chí Thiện từ ngày còn là một tù nhân lương tâm mà tôi được biết.
Khi còn học ở Đại học Berkeley, cuối thập niên
1970 tôi tham gia sinh hoạt với tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), nhóm AI
Campus Network do bà Laola Hironaka làm trưởng nhóm.
Nhóm quan tâm đến việc nhiều văn nghệ sĩ miền
Nam bị Hà Nội bắt giam trong chiến dịch “càn quét văn hoá Mỹ-Ngụy” sau
tháng 4-1975. Nhiều tên tuổi của văn đàn miền Nam đã phải vào tù như
Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn, Nhã Ca, Trần
Dạ Từ…
Tôi và bà Laola có xuống nam California gặp nhà
văn Võ Phiến, đạo diễn Đỗ Tiến Đức để tìm hiểu về hiện tình của văn nghệ
sỹ bị cầm tù ở Việt Nam.
Khi AI biết có một thi sỹ từ miền Bắc bị giam tù
nhiều năm vì làm thơ chống đối chế độ cộng sản thì tổ chức rất chú ý,
vì từ bao năm AI không biết gì nhiều về tù nhân lương tâm ở miền Bắc
Việt Nam mà chỉ có tù nhân lương tâm ở miền Nam, từ trong thời chiến
tranh cho đến sau khi Việt Nam thống nhất.
Tù nhân lương tâm
Lúc đó câu chuyện về anh rất huyền bí. Tập thơ
được chuyển ra nước ngoài bằng cách nào không ai rõ. Nhân thân tác giả
cũng mơ hồ.
Những vần thơ được phổ biến, anh Đoàn Văn Toại
gửi cho tôi tập thơ “Tiếng vọng từ đáy vực” đầu tiên. Sau đó là “Ngục
ca” do Phạm Duy phổ thơ của người tù khuyết danh mà nhạc sĩ gọi là “Ngục
sĩ”. Rồi có bài của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích viết về tập thơ trên tuần
báo AsiaWeek xuất bản ở Hong Kong.
Khi sinh viên Berkeley tổ chức đêm thơ nhạc, qua
AI tôi tìm hiểu về tác giả và được biết tên nhà thơ là Nguyễn Chí
Thiện, đã bị tù đày ở miền Bắc 25 năm và tập thơ được một nhà ngoại giao
Pháp đem ra nước ngoài.
Những chi tiết đó được ghi lại trong các tờ bướm
quảng bá cho buổi đọc thơ và hát ngục ca chủ đề “Tiếng vọng từ đáy vực”
vào tối ngày 1-5-1981 tại Đại học Berkeley do Hội Sinh viên Việt Nam tổ
chức với sự bảo trợ của Center for South and Southeast Asia Studies.
Xem lại những điều mà sau này thế giới biết, so
với năm 1981, thì danh tính Nguyễn Chí Thiện là đúng. Thời gian đã ở tù
25 năm không chính xác. Còn ai đã đem tập thơ ra khỏi Việt Nam thì đến
nay vẫn là điều bí mật có lẽ vì sứ quán liên quan không muốn rắc rối
ngoại giao.
Như thế tờ bướm của Hội Sinh viên ở Đại học
Berkeley là chứng tích đầu tiên tiết lộ Nguyễn Chí Thiện chính là tác
giả tập thơ, trước khi danh tính này được Giáo sư Huỳnh Sanh Thông dùng
khi dịch thơ ra tiếng Anh và in trong tập “Flowers from Hell” xuất bản
đầu tiên vào năm 1984.
Năm 1986 tôi qua Úc và thấy bưu điện ở đây có
dán bích chương của AI kêu gọi thế giới quan tâm đến tù nhân lương tâm
Nguyễn Chí Thiện, trên đó có ảnh chân dung, là tấm hình sau này in trên
bìa tập truyện “Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories” do Đại học Yale xuất
bản năm 2007.
Tôi luôn nhớ đến anh qua hình ảnh đó. Hình ảnh của người tù lương lâm đầu tiên từ miền Bắc Việt Nam mà tôi biết được.
Về thơ của anh tôi nhớ nhất hai câu: “Tự do tôi
quí thiết tha/Mà sao tù ngục hết ra lại vào” vì đến nay ở Việt Nam vẫn
còn những tù nhân lương tâm. Như anh.
Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng. Năm 1981 ông là Trưởng ban Văn hoá của Hội Sinh viên Việt Nam tại ĐH Berkeley.
NGUYỄN THÀNH BỬU * TỪ NGÀY BÁC VÔ ĐÂY
Từ Ngày Bác Vô Đây - Ever Since You Came
Ever Since You Came
Before you guys arrived in here
I was not even born yet
Mom walked to school each morning
Rosy cheeks, a sweet sixteen
After you came, suddenly one day
Grandpa was persecuted and imprisoned
Every night Grandma shed mournful tears
Mom felt sullen -- her innocence was lost
Two years passed from the day you came
On a wintry morning which shrouded in mist
Armed with guns, you came knocking at our door
And whisked Mom away to a labor camp
After one month, Mom returned home
Nothing but skin and bones
Embracing Grandma, she wept:
They raped me, Ma, gang-raped and all!
And so I was born, a fatherless child
Grandma passed away, leaving Mom penniless
Mom scraped a living to support me
Dad was all the while anybody's guess!
Eighteen years after you came
We went totally broke
Mom died of a terminal illness
Now then, what's left but my own body to trade?
Almost twenty years after you came
At sixteen, my body withered -- hardly a dish
I toiled from dawn to dusk
In return just for a loaf of bread!
Translated by Anne
Bài thơ đầy nước mắt của một cô gái đang sống dật dờ
tại thị xã Cần Thơ
Nguyễn Thành Bửu
|
"You " means Ho Chi Minh.
|
Ever Since You Came
Before you guys arrived in here
I was not even born yet
Mom walked to school each morning
Rosy cheeks, a sweet sixteen
After you came, suddenly one day
Grandpa was persecuted and imprisoned
Every night Grandma shed mournful tears
Mom felt sullen -- her innocence was lost
Two years passed from the day you came
On a wintry morning which shrouded in mist
Armed with guns, you came knocking at our door
And whisked Mom away to a labor camp
After one month, Mom returned home
Nothing but skin and bones
Embracing Grandma, she wept:
They raped me, Ma, gang-raped and all!
And so I was born, a fatherless child
Grandma passed away, leaving Mom penniless
Mom scraped a living to support me
Dad was all the while anybody's guess!
Eighteen years after you came
We went totally broke
Mom died of a terminal illness
Now then, what's left but my own body to trade?
Almost twenty years after you came
At sixteen, my body withered -- hardly a dish
I toiled from dawn to dusk
In return just for a loaf of bread!
Translated by Anne
__._,_.___
19 NHÀ SÁCH ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI
.19 “không gian sách” đẹp.
Những hiệu sách này được đánh giá dựa trên nhiều
tiêu chuẩn, trong đó nổi bật là thiết kế, bài trí và không gian sách
dành cho người đọc.
Bài viết này không tìm
cách đánh giá lại tầm quan trọng của các hiệu sách mà chỉ nhằm tập hợp
lại những hiệu sách đẹp trên toàn thế giới. Dưới đây là 19 hiệu sách
được đánh giá là đẹp nhất thế giới:
1. Nhà sách Selexyz, Maastricht, Hà Lan: Một
thành phố sẽ làm gì với nhà thờ 800 năm tuổi không có giáo đoàn? Thành
phố Maastricht, Hà Lan đã chuyển đổi nó thành một “ngôi đền” tôn thờ
sách. Nhà sách Selexyz được xây dựng trên nền nhà thờ Dominican tuyệt
đẹp. Nhà thờ này vốn dĩ được sử dụng cho việc lưu trữ xe đạp cách đây
không lâu. Nhưng nhờ được nâng cấp bởi các kiến trúc sư tài năng người
Hà Lan là Merkx và Girod, nó đã biến thành nhà sách đẹp nhất mọi thời
đại.
Nhà sách Selexyz vừa giữ
lại được những nét cầu kỳ, duyên dáng của nhà thờ cũ đồng thời lại vừa
được trang bị nội thất tối giản, hiện đại, đầy phong cách. Từ những hình
ảnh dưới đây, bạn có thể thấy rằng nó giống như một hiệu sách trên
thiên đường.
2. Nhà sách Bookàbar, Rome, Italy:
Với những thiết kế hiện đại gần tới mức hoàn hảo, đây là một hiệu sách cung cấp đầy đủ các thể loại sách về nghệ thuật.
3. Nhà sách Plural, Bratislava, Slovakia: Các
giá sách được treo sát tường, đơn giản nhưng gọn gàng. Khu vực đọc của
hiệu sách được thiết kế dạng cầu thang dài kết nối giữa các giá sách,
giúp khách có thể tìm sách và thưởng thức dễ dàng.
4. Hiệu sách Livraria Lello, Porto, Bồ Đào Nha: Hiệu
sách này đã hơn 100 năm tuổi, được thiết kế theo lối Gothic và mở cửa
từ năm 1906. Thiết kế của chiếc cầu thang xoắn tuyệt đẹp trong hiệu sách
được nhiều người ví như cánh cổng tới thiên đường. Hiệu sách còn sở hữu
trần nhà bằng kính màu đầy nghệ thuật và hệ thống dầm gỗ được trạm trổ
cầu kỳ, đẹp mắt.
5. Hiệu sách Cook & Book, Brussels, Bỉ: Cook
& Book không phải là một hiệu sách chuyên cung cấp các loại sách về
ẩm thực. Thực tế, Cook & Book là sự kết hợp đầy lôi cuốn của hiệu
sách và nhà hàng. Nó được chia thành hai tòa nhà riêng biệt, có chín
phòng, mỗi chủ đề sách và cách trang trí khác nhau. Thiết kế nội thất
của cửa hàng sách xứng đáng được đề cập đến. Các kiến trúc sư nội thất
có một không gian rộng lớn để làm việc và họ tạo ra chín không gian độc
lập với cách décor phù hợp với từng chủ đề. Ở đây còn có một sân thượng,
nơi bạn có thể vừa đọc vừa thưởng thức bữa trưa, cũng như là nơi chơi
đùa cho trẻ
em.
6. Hiệu sách El Ateneo Grand Splendid, Buenos Aires, Argentina: Được
chuyển đổi từ một nhà hát cũ ở trung tâm thành phố Buenos Aires từ
những năm 1920, El Ateneo Grand Splendid thu hút hàng nghìn du khách mỗi
năm. Hiệu sách này vẫn giữ được vẻ huy hoàng trước đây của nó với trần
nhà cao, ban công được chạm khắc tỉ mỉ, công phu, ngay cả những tấm màn
đỏ sau sân khấu vẫn được giữ như một phần của hiệu sách. Những sân khấu
và phòng xem hòa nhạc được đóng thêm các kệ sách và sử dụng làm phòng
đọc, đồ nội thất cũ vẫn được giữ nguyên vẹn để sử dụng cho mục đích đọc
sách và uống cà phê.
7. Hiệu sách Poplar Kid’s Republic, Bắc Kinh, Trung Quốc: Đây
thực sự là một thiên đường cho trẻ em. Hiệu sách khuyến khích trẻ em và
cha mẹ dừng chân cùng đọc và tận hưởng các không gian tuyệt vời nơi
đây. Một cửa hàng sách với khu vui chơi được thiết kế rộng rãi, thoải
mái và đẹp mắt.
8. Hiệu sách Livraria da Vila, Sao Paulo, Brazil:Những
bức tường và cánh cửa tại đây được thiết kế làm giá sách độc đáo. Màu
vàng tươi sáng của cầu thang và sàn nhà khiến không gian thêm thú vị.
9. Hiệu sách El Pendulo, Mexico: Đối
với những người thích không gian xanh, hiệu sách này chính là nơi thích
hợp nhất. Hiệu sách El Pendulo từ lâu đã được biết đến như một trong
những nơi tốt nhất để trốn cái nóng của những thành phố lớn. Kiến trúc
mở của hiệu sách với rất nhiều cây xanh mang đến một không gian tuyệt
vời cho người thưởng thức sách.
10. Hiệu sách Shakespeare & Company, Paris, Pháp:
Nơi
đây không chỉ gây ấn tượng bởi kiến trúc cổ điển, mộc mạc mà còn bởi vẻ
đẹp của những cuốn sách xếp trên các hành lang hẹp và giá sách gỗ.
11. Hiệu sách Last Bookstore, Los Angeles, Mỹ: Không
gian nội thất của hiệu sách duy trì nhiều chi tiết kiến trúc từ thời
Tháp Spring Arts (được xây dựng vào năm 1914) còn là Ngân hàng Citizens.
Trần nhà cao được trang trí công phu và các cột trụ được sơn trắng tạo
cho hiệu sách một không gian rộng lớn, khiến người đọc có trải nghiệm
thật khác lạ khi đọc sách ở đây.
12. Hiệu sách Atlantis Books, Santorini, Hy Lạp: Đây
là hiệu sách chuyên dành cho các thủy thủ và những người yêu bãi biển.
Được tận dụng tầng hầm của một căn biệt thự vôi vách đá. Sân thượng của
hiệu sách được thiết kế để thưởng thức trà và nhìn ra Aegean - nơi tổ
chức các sự kiện văn hóa. Hiệu sách luôn tràn ánh nắng mặt trời này
dường như ít phô trương hơn những hiệu sách khác trong danh sách nhưng
cũng không kém phần đáng yêu.
13. Hiệu sách Bart’s Books, Ojai, California: Là một trong những hiệu sách ngoài trời lớn nhất thế giới.
14. Hiệu sách Corso Como Bookshop, Milan, Italia: Là
một khu phức hợp vô cùng lớn dành riêng cho nghệ thuật, thiết kế của
nhà sách chắc hẳn khiến không ít người phải gật đầu hài lòng.
15. Hiệu sách Barter Books, Alnwick, Vương quốc Anh:Thiết kế trần nhà dạng vòm với ánh sáng trang trí bắt mắt.
16. Trung tâm sách Mỹ, Amsterdam, Hà Lan: Với
không gian được thiết kế đẹp mắt và có hình dạng khá lạ mắt, các ngóc
ngách của trung tâm được xây dựng một cách khéo léo và đầy tính nghệ
thuật. Một cái cây lớn được đặt trên 3 tầng cho người đọc cảm giác như
đang được ở trong một ngôi nhà trên cây.
17. Hiệu sách VVG Something, Đài Bắc, Đài Loan: Được
bài trí với rất nhiều vật dụng từ thời đại cũ, không gian đọc ở đây
khiến khách liên tưởng tới một cabin trên con tàu thời xưa.
18. Hiệu sách Ler Devagar, Lisbon, Bồ Đào Nha: Hiệu
sách được trang trí lạ mắt với một chiếc xe đạp bay trên trần nhà. Dù
không phải tả nhiều, khách tham quan đều có thể hình dung được sự thú vị
của nhà sách này.
19. Hiệu sách Daikanyama T-Site, Tokyo, Nhật Bản: Được bài trí khéo léo với những thiết kế thanh thoát cùng sự kết hợp quyến rũ của gương và ánh sáng.
No comments:
Post a Comment