Monday, September 17, 2012
KHÚC HÀ LINH * NGUYỄN NHƯỢC PHÁP
Nguyễn Nhược Pháp nhà thơ tài hoa mệnh yểu
Tác Giả: Khúc Hà Linh + Giang Hoàng.
Tác Giả: Khúc Hà Linh + Giang Hoàng.
Chúng ta thường biết đến nhà thơ
Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ: Đi chùa Hương, nhưng ít người biết đến
đời sống và tình yêu của nhà thơ này. Bài này gồm 2 phần:
Phần 1:
Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, chuyện ít người biết
- Hai tuổi mồ côi mẹ, hưởng dương tròn hai Giáp (24 năm), người con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thật là điển hình của sự bất công tạo hóa.
Thế nhưng tạo hóa đã bù lại, ban cho con người những thiên bẩm, tài hoa đặc biệt. Đó là một trang nam nhi tuấn tú, đa tài, gắn trên bầu trời thi ca nước Việt những ánh sao lung linh - nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Phần 1:
Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, chuyện ít người biết
- Hai tuổi mồ côi mẹ, hưởng dương tròn hai Giáp (24 năm), người con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh thật là điển hình của sự bất công tạo hóa.
Thế nhưng tạo hóa đã bù lại, ban cho con người những thiên bẩm, tài hoa đặc biệt. Đó là một trang nam nhi tuấn tú, đa tài, gắn trên bầu trời thi ca nước Việt những ánh sao lung linh - nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.
Nguyễn Nhược Pháp là kết quả mối tình sét đánh giữa học giả Nguyễn Văn Vĩnh, một người đa tài, đa tình đất Hà thành và cô gái Lạng Sơn, Phan Thị Lựu.
Năm 1913 ông Vĩnh có khách sạn Trung Bắc ở nhà 50 phố Hàng Trống, gần hồ Gươm - Hà Nội… Cô Lựu thường qua lại trọ ở khách sạn, nên quen biết ông Vĩnh. Rồi do duyên số, họ nên vợ nên chồng.
Khách sạn Trung Bắc nằm trong khuôn viên rộng mấy nghìn mét vuông. Mặt trước quay chính phố Hàng Trống, mặt sau quay ra phố Lý Quốc Sư. Cả hai mặt đều có cổng lớn, bên trong xung quanh có vườn, cây cối xanh tươi và cổ thụ. Giữa khuôn viên này là một biệt thự ba tầng, trang bị hiện đại để làm nhà khách sạn.
Bà Phan Thị Lựu ở tầng hai. Tại mảnh đất thơ mộng này, ngày 12-12-1914, Nguyễn Nhược Pháp ra đời, sau này tên tuổi in đậm trong “Thi nhân Việt Nam”.
Ông Vĩnh đi làm, đến trưa thì nghỉ lại khách sạn với người vợ hai, tối mới về phố Mã Mây với vợ cả và các con. Tưởng thế cũng là yên ổn, nhưng số phận con người đa tài, đa tình lại vướng bận thêm nhiều và không thể dừng ở đó.
Vừa tuổi lên 2 (năm 1916), Nguyễn Nhược Pháp mồ côi mẹ. Khi biết tin ông Vĩnh có thêm một người đàn bà khác, mà là một cô đầm lai đẹp như thiên thần, thì Phan Thị Lựu không làm chủ được tình cảm của mình. Nỗi ghen tuông đã trào lên và bà đã tìm cái chết để giải thoát.
Chập chững những bước chân trên đường đời, Nguyễn Nhược Pháp được bà Đinh Thị Tính - vợ cả ông Vĩnh - mẹ cả đón về nuôi như con đẻ, với một câu thở than: Cái bà Lựu ghen ngược. Người ghen phải là tôi…
Từ đó cho đến lúc lìa đời, suốt 22 năm (1916- 1938), Nguyễn Nhược Pháp đều sống với những người anh em cùng cha khác mẹ, trong một đại gia đình, thật vui vẻ và nhiều kỷ niệm sâu sắc.
Đọc những trang hồi ức của những người thân trong gia đình phần nói về tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp, mới thấy rằng đây là một con người có nhiều phẩm chất cao quý, khi còn ấu thơ.
Năm 1923, gia đình Nguyễn Văn Vĩnh đã chuyển từ phố Mã Mây về phố Thụy Khuê, trước trường Bưởi (trường Chu Văn An bây giờ) gần hồ Tây.
Đây là một trong những tài sản lớn của ông F.H Schneider- một người Pháp, vốn là đồng nghiệp làm nhà in, xuất bản báo, vì yêu mến ông Vĩnh đã chuyển nhượng cho trước khi ông này về hưu ở cố quốc.
Nhà ông Vĩnh đông người, nhiều con, lại thêm bạn các con ở tỉnh lẻ về ở nhờ để tiện bề ăn học… vậy mà vẫn rất thoải mái.
Gia sản đất đai của Schneider là một khu đất rộng hơn ba nghìn mét vuông. Trong này có biệt thự hai tầng, có xưởng máy giấy mái vòm, bê tông cốt thép, không cột. Ông Vĩnh sửa lại thành nhà thờ và nhiều phòng để ở. Có mười gian nhà ngang, có bếp, nhà để xe, các phòng cho người nhà sinh hoạt…
Bấy giờ hai người con lớn của bà Vĩnh là Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đang đi học ở nước ngoài. Còn ba người con gái: Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân đã lớn, được ở khu biệt thự với bà Vĩnh và một người cô ruột là bà Nguyễn Thị Tý, làm dược sỹ ở nhà thương Phủ Doãn… Nguyễn Nhược Pháp được ở chung với 7 anh chị em còn nhỏ tuổi ở khu nhà ngang.
Trong đó có Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Dực, Nguyễn Hồ còn quá nhỏ, không tự lực được trong sinh hoạt, nên có một u già trông nom… Họ sống rất thoải mái, tự do và khép kín, tự quản, dường như người lớn không ai để ý đến…
Buổi sáng hằng ngày, Nhược Pháp cùng anh chị em học chữ nho khoảng nửa giờ do ông tú tài Phùng Năng Tĩnh người Bát Tràng làm gia sư, dạy dỗ. Rồi họ đạp xe đi học trường tư. Mọi sinh hoạt khác như giặt quần áo, cơm nước đã có người lo hết.
Trong số 7 anh em, Nhược Pháp là con bà hai, được coi là anh, mặc dù sinh sau Nguyễn Dương (con mẹ cả) mấy tháng. Thời xưa xã hội coi những người con vợ bé, chỉ là con thêm vợ nhặt. Nhưng nhà ông Vĩnh không hành xử theo lối ấy.
Theo kể lại, Nguyễn Nhược Pháp thông minh, đẹp trai, học giỏi có đầu óc tổ chức, nhiều sáng kiến, làm đầu tầu cho các em trong các hoạt động, sinh hoạt thể thao, vui chơi rất văn hóa.
Nhược Pháp có sáng kiến làm một bản hợp đồng nội bộ, cấm nói nhảm nhí. Cậu soạn ra khoảng 50 câu thông dụng hằng ngày mọi người cần tránh, ví như những từ ngữ: đếch, bỏ mẹ, bỏ xừ…, hoặc những câu chửi thề không ai được nói… Ai lỡ lời nói, người nào nghe thấy, có quyền cốc vào đầu, véo tai, coi như một hình thức phạt.
Nhược Pháp bày trò tập bơi. Khi thì hồ Tây, khi thì ra ao đình làng Thụy Khuê, lúc đến hồ Trúc Bạch. Bảy anh em đều biết bơi kể cả con gái. Nhược Pháp yêu môn bơi lội nhất. Cho tới những ngày mới bị bệnh, anh vẫn chưa chịu bỏ bơi.
Ngày chủ nhật, Nhược Pháp tổ chức đua xe quanh Hồ Tây, có giải thưởng, thu hút các bạn học cùng tham gia. Lại tổ chức trượt pa-tanh. Ban đầu chơi trên đường Hoàng Hoa Thám, sau đường đua dài đến Quần Ngựa, vòng trở về lối Thụy Khuê… Rồi tổ chức tham quan du lịch bằng xe đạp, quanh Hồ Tây, rồi quanh Hà Nội và đi xa hơn.
Mỗi tuần, cha thường cho các con tiền đi xem chiếu bóng, Nhược Pháp rủ rê mấy anh chị lớn hơn, để dành tiền ấy, làm vốn in báo Tuổi Cười. Nhược Pháp làm chủ nhiệm, Nguyễn Phổ làm chủ bút, Nguyễn Kỳ quản lý nhà in. Báo in thạch, hai màu đỏ và tím.
Mỗi tháng một số, có 16 trang, khổ 15x20 cm. Nội dung tờ báo là thông báo những tin tức gia đình, nêu tên ai học giỏi, phê phán những việc xấu. Lại có trang thể thao, biểu dương kỷ lục mới( trong gia đình ), có quảng cáo các buổi diễn kịch, diễn xiếc do anh chị em tổ chức trong nhà. Trang cuối có in thơ của Nhược Pháp sáng tác.
Mỗi số ra 10 tờ, bán 5 xu cho người lớn và các anh chị lớn. Báo phát hành được mấy năm. Sau này lớn lên, Nhược Pháp đã chọn những bài thơ trong báo Tuổi Cười, thành tập thơ Ngày Xanh.
Nhược Pháp còn tổ chức một đội kịch gia đình, mà chính anh viết kịch bản và đạo diễn… Các anh chị em làm diễn viên.
Nhà có xưởng in rộng, họ kê bàn ghế thành sân khấu, tạm dùng câu đối nhà thờ trang trí, lại làm phông màn, chăng điện… nghĩa là như sân khấu thật. Giá vé 5 xu một chỗ ngồi.
Những người lớn trong nhà cũng mua vé và ngồi xem cổ vũ con em mình… Có buổi ông Vĩnh cũng ngồi xem các con diễn, ông thấy lòng tràn ngập niềm vui… Nhược Pháp còn hướng dẫn thành lập đội xiếc, phân vai diễn: Người diễn xiếc xe đạp, người làm ảo thuật,, người dậy thú, người thổi kèn.
Nguyễn Nhược Pháp có những thú vui thật giản dị, không giống bất cứ một thiếu gia nào thời bấy giờ. Chăm chỉ học hành, yêu quý mọi người, và biết tự lập. Viết xong một bài thơ, một truyện ngắn, vở kịch…khi có tiền nhuận bút thì rủ một hai em, hay vài bạn bè đi ăn phở xách Nghi Xuân bang thất ở phố Hàng Đàn, giá 5 xu một bát…
Nhược Pháp đã viết được một số vở kịch, và có một ước mơ, là cùng với Phạm Huy Thông, bạn học thời ở Trung học Albert Saraut, tri kỷ văn chương, cùng nhau tổ chức một Đoàn kịch không chuyên, đưa lên sân khấu vở kịch Người học vẽ của mình.
Nhược Pháp như một trang giấy trắng thơm, một bông hoa thanh khiết. Vào những năm cuối đời, trái tim chàng thi sỹ, tác giả bài thơ Chùa Hương đã xôn xang trước một cô gái áo đen, phố Hàng Đẫy, như một lời tỏ tình.
Đó là một tiểu thư, một trong tứ mỹ Hà thành bấy giờ. Hằng ngày đạp xe qua nhà, đứng bên này đường nhìn vào vườn nhà em, ngắm nhìn bóng em thấp thoáng. Rồi hình ảnh cô gái áo đen trong vườn của nhà họ Đỗ ở phố Hàng Đẫy, cứ sống mãi trong tim Nhược Pháp...
Nhược Pháp chưa tường mặt thân mẫu của mình, nhưng được mẹ cả hết lòng yêu thương, như con đẻ. Trước khi nhắm mắt ra đi về cõi vĩnh hằng, bà dặn lại Hãy đặt mộ của tôi nằm bên cạnh Nhược Pháp.
Nguyễn Nhược Pháp sinh ra là hoạt động, cả đến khi nhuốm bệnh vẫn không ngừng ý chí vươn lên vượt qua số mệnh.
Từ 2 tuổi Nhược pháp sống với mẹ cả ở Mã Mây rồi đi học vỡ lòng. 6 năm tiếp theo học phổ thông trường Trí Tri (phố Hàng Đàn và Trung Bắc học hiệu- phố Lý Quốc Sư). 14 tuổi thi đỗ lớp 6 Trường trung học Albert Saraut. 20 tuổi đỗ tú tài phần nhất, 1935 đỗ tú tài phần hai, vào Đại học luật. Nhược Pháp luôn học giỏi, xứng đáng cho các em noi theo.
Từ năm 1930 trở đi, kinh tế gia đình Nguyễn Văn Vĩnh bắt đầu khó khăn trầm trọng. Nguyễn Nhược Pháp vừa đi học để thi tú tài, thi đại học Luật, vừa làm ở tòa báo An Nam mới, viết thơ… để có tiền nhuận bút, giảm bớt chi tiêu của gia đình cho mình…
Từ sau khi chị Nội đang đi học Luật năm thứ ba mắc bệnh mất (1933), rồi cha mất( 1936), chị Vân mất( 1938), và tin anh Hải mất trong Nam… Nhược Pháp buồn đau, nhuốm bệnh lao hạch…
Ngày 19-11-1938 ông trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đồn Thủy, hưởng dương 24 tuổi.
Ông để lại ba bức thư. Một bức viết bằng chữ Pháp, cám ơn các thầy thuốc đã hết lòng cứu chữa. Một bức thư vĩnh biệt mẹ cả và gia đình( khi ấy ông Vĩnh mất được
hai năm).
Một bức gửi cho người anh là nhà thơ Nguyễn Giang, với tâm nguyện, hãy chăm sóc mẹ cả và các em nhỏ tốt hơn nữa.
Ban đầu, thi hài Nhược Pháp được mai táng ở nghĩa trang Hợp Thiện, Quỳnh Lôi, Mai Động, Hà Nội, sau được bốc mộ về làng Phượng Dực, quê cha.
Phần 2:
Giai nhân áo đen của Nguyễn Nhược Pháp
Bà Đỗ Thị Bính, người đẹp phố Hàng Đẫy lâu nay vẫn được xem là bóng hồng mà thi sĩ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp “thầm thương trộm nhớ”. Để rồi trong những bài thơ: Đi chùa Hương, Tay Ngà, Sơn Tinh – Thủy Tinh... thấp thoáng hình bóng của một “tuyệt sắc giai nhân”...
Người đẹp áo đen
Nếu như cuộc đời của người đẹp Vương Thị Phượng phố Hàng Ngang đúng là “hồng nhan bạc phận” thì cuộc đời của người đẹp thứ hai trong “Hà thành tứ mĩ” lại bình lặng hơn nhiều. Bây giờ, ngồi trong căn nhà biệt thự Pháp ở số 3A, phố Yên Thế bà Đỗ Thị Quyên, em gái bà Bính đã ngấp nghé tuổi 90 nhưng trên khuôn mặt lẫn nụ cười dáng vóc vẫn phần nào cho thấy vẻ đẹp của người chị gái từng được mệnh danh là “giai nhân Hà thành” khi xưa.
Nhấp chén nước, giọng sang mà ấm, bà Quyên nhớ lại: Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, là kiều nữ của cụ Đỗ Lợi, nhà tư sản thầu khoán lớn nhất Hà Thành khi đó. Cụ Đỗ Lợi thuộc dòng họ Đỗ thôn Tiên Lữ (Lập Thạch, Vĩnh Phúc).
Vốn làm việc trong sở Lục lộ, vừa giàu có lại tài năng, lên Hà Nội, ông lấy bà Nguyễn Thị Quỹ, một người con gái xinh đẹp, sắc sảo làm nghề buôn bán tại Phà Đen làm lẽ. Đỗ Thị Bính là người con đầu trong ba người con của ông Lợi và bà Quỹ.
Những năm 1930, ông Đỗ Lợi là nhà tư sản có tiếng ở Hà thành. Những người già cả ở Ngõ Văn Hương bây giờ hẳn vẫn còn nhớ ngõ Đỗ Lợi, hồ Đỗ Lợi và trại sản xuất gạch hoa Vạn Cẩm, nơi ông sản xuất gạch hoa, đúc cống xi măng cung cấp cho các công trình xây dựng của người Pháp.
Công việc kinh doanh phát đạt, ông Đỗ Lợi chuyển sang lĩnh vực thầu khoán. Gần hai mươi công trình lớn ở Hà Nội khi đó đều do Đỗ Lợi làm chủ thầu. Giàu có, trại gạch hoa Vạn Cẩm khi đó còn là nơi nhà tư sản nuôi hàng chục con ngựa đua, một thú chơi công phu và thuộc vào hàng xa xỉ lúc bấy giờ.
Đang học lớp nhì tại trường Brieux, tên thông thường là trường Hàng Cót, một buổi chiều tan học, trong lúc mải ríu rít với bè bạn, Đỗ Thị Bính bị một chiếc xe hơi cán phải. Lo lắng cho cô con gái rượu, cụ Đỗ Lợi đã không cho người đẹp đến trường mà mời thầy về nhà để dạy riêng. Với tư chất thông minh và sự ham học, bà Bính vừa thông thạo tiếng Pháp lại có thể chơi được đàn thập lục hay dương cầm.
Trong số hơn chục nhà biệt thự ở rải rác ở khắp Hà Nội, gia đình bà Bính sinh sống ở căn nhà số 30 Nguyễn Thái Học, ngày xưa là phố Hàng Đẫy. “Chị tôi có thói quen mặc đồ đen nên người đương thời thường gọi là “người đẹp áo đen”.
Nếu được ông bà mua cho quần áo khác màu thì cất đi hoặc cho em chứ tuyệt nhiên không mặc màu gì khác ngoài màu đen. Màu đen đã làm cho vẻ đẹp của giai nhân thêm vẻ huyền bí, tôn thêm làn da trắng, sự sang trọng, nghiêm trang của người đẹp”, bà Đỗ Thị Quyên cho biết.
Mặc dù là người có vẻ đẹp nhất nhì Hà thành khi đó, thế nhưng, người đẹp không hề có tính kiêu sa của những tiểu thư khuê các. Trái lại, bà Bính nhất mực hoà đồng, giản dị và gần gũi với mọi người. Trong trí nhớ của người em gái thì bà Bính có một khuôn mặt trái xoan, đặc biệt là tính tình hiền hậu, nhân từ, dịu dàng. “Chị tôi ăn chay, không ăn thịt cá bao giờ. Xuân về gia đình lại đi chùa Hương cầu kinh niệm Phật. Mỗi khi đi nghỉ ở Sầm Sơn, thấy trẻ con xách lồng chim đi bán, chị tôi gọi lại mua hết rồi mở cửa lồng cho chim bay đi”.
“Bóng hồng” trong thơ
Trong bao nhiêu trái tim mê đắm người đẹp có chàng thi sĩ tài hoa Nguyễn Nhược Pháp – con trai của Nguyễn Văn Vĩnh, ông chủ nhà in Trung Bắc Tân Văn lớn nhất Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Ngang tàng hay bình dân chả biết, nhưng cụ Vĩnh sau lần đi Pháp đã đặt luôn cái tên ấy cho cậu con trai sinh cuối năm 1914. Sau khi đậu tú tài rồi vào trường Cao đẳng Luật Đông Dương, Nguyễn Nhược Pháp không sung vào bất kỳ ngạch quan lại lẫn công chức nào mà đi làm văn, làm báo...
So về tuổi tác, Nguyễn Nhược Pháp hơn người đẹp Bính một tuổi. Chàng thư sinh nhỏ bé, với sự yếu đuối thư sinh, với cái bẽn lẽn của một hồn thơ mộng mơ đã thầm thương nhớ trộm cô tiểu thư Đỗ Thị Bính tự bao giờ.
Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ. Cho nên, để biết cái vẻ “sắc nước hương trời” của một trong bốn “mỹ nhân Hà thành” xưa, chỉ cần đọc tập thơ Ngày xưa cũng đủ để hình dung chân dung Đỗ Thị Bính “Tóc xanh viền má hây hây đỏ/Miệng nàng bé thắm như san-hô/Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ”.
Đó là sự hồn nhiên của cô gái đi trây hội Chùa Hương: “Cùng thầy me em dậy/ em vấn đầu soi gương/ Khăn nhỏ đuôi gà cao/ Lưng đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh áo the mới/ Tay cầm nón quai thao …”. Là “Cúi đầu nàng tha thướt/Yêu kiều như mây qua/Mắt xanh nhìn man mác/ mỉm cười về cành hoa…”
Trước hiên nhà ở phố Nguyễn Thái Học có hai giò phong lan và đặc biệt ba rặng hoa hồng nở hương thơm ngát. Chiều chiều, người đẹp lại ngồi nhởn nha trên ghế đá đọc sách, ngắm hoa. Khi ấy, Nguyễn Nhược Pháp đang làm việc tại tòa báo L’ Annam nouveau.
Ngày nào chàng thi sĩ cũng kiếm cớ đi qua đi lại ngôi nhà có người đẹp ở, để được nhìn thấy nàng cho khuây nỗi nhớ. “Ta lặng nhìn hơi lâu/Nhưng thì giờ đi mau...Nàng chợt nghiêng thân ngà/Thoáng bóng người xa xa...Ta mơ chưa lại hồn/Nàng lẹ gót lầu son/Vừa toan nhìn nét phượng/Giấy thẹn bay thu tròn...”
Chuyện này kéo dài và cả hai gia đình đều biết. Gia đình cô Bính cho là chuyện phải lòng của anh chàng nhà thơ trẻ cũng như nhiều chàng trai khác si mê người đẹp mà thôi. Bằng cớ là mỗi dịp xuân tới, người đẹp Đỗ Thị Bính vẫn nhận được rất nhiều hoa từ những địa chỉ vô danh.
Mỗi bài thơ của chàng thi sĩ là một nét đẹp của người con gái khuê các áo đen, là chất chứa bao niềm thương nhớ. Nhưng năm 1938, căn bệnh lao đã cướp đi sinh mệnh của nhà thơ tài hoa ở tuổi hai tư. Để rồi, tình yêu của tài tử, giai nhân được lưu giữ trong tập thơ mang tên “Ngày xưa” tha thiết ấy…
Cuộc đời bình dị
Sau khi Nguyễn Nhược Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng trai du học bên Pháp về. Đó chính là Bùi Tường Viên, em trai út của Luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu. Mười sáu tuổi, Bùi Tường Viên sang Pháp học về ngành silicat và là một trong những kỹ sư đầu tiên của Việt Nam. Đám cưới giữa người đẹp phố hàng Đẫy và nhà trai ở phố Quán Thánh với hàng chục xe ô tô rước dâu hạng sang được xem là một trong những đám cưới lớn nhất ở Hà thành thời bấy giờ.
Ảnh cưới của người đẹp áo đen với ông Bùi Tường Viên.
Chiến tranh nổ ra, bà Bính hoạt động trong phong trào bình dân học vụ, rồi cả gia đi tản cư lên mãi huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Mặc dù sống giữa cảnh núi đồi heo hút nhưng hai ông bà đi đâu cũng vẫn khoác tay nhau theo phong cách châu Âu khiến cho không ít người ngưỡng mộ. Bằng những kiến thức cơ bản, bà đã cứu sống cho rất nhiều người thoát khỏi căn bệnh sốt rét hiểm nghèo, trong đó có cả những người con của chính mình.
Đất nước hòa bình. Trở về Hà Nội, bà Bính lại cùng chồng, con sống cuộc sống bình thường trong một ngôi nhà giản dị. Tất cả mười tám ngôi biệt thự khang trang của nhà tư sản Đỗ Lợi lúc bấy giờ đã hiến tặng cho Chính phủ. Bà tích cực tham gia phong trào bình dân học vụ, chống giặc dốt. Từ đó cho đến khi về hưu, bà công tác tại Phòng Giáo dục khu Hai Bà Trưng.
Trong ký ức của những người con, người đẹp Đỗ Thị Bính là một giai nhân tài sắc vẹn toàn. “Ngay đến bữa ăn cùng gia đình chồng, khi nào mẹ tôi cũng là người ăn sau cùng, phục vụ cho bố mẹ chồng, chồng con ăn trước…
Cho đến những ngày tháng cuối đời, bà vẫn giữ thói quen không bao giờ đến ăn ở các hàng quán, mà nhất mực trung thành với những món ăn do tự tay mình chế biến”, ông Bùi Tường Quân, con trai Bà Bính cho biết.
Ông Bùi Tường Quân, con trai út của người đẹp Đỗ Thị Bính và bức ảnh của người đẹp được "truyền thần" sang chiếc đĩa sứ.
Người đẹp Đỗ Thị Bính đã cùng chồng đi qua cuộc chiến tranh, sống cuộc sống bình dị như biết bao người Hà Nội khác. Trở về với đất, gia đình, người thân khoác cho bà bộ quần áo nhiễu đen quen thuộc, như là một sự trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ Hà Nội một thời.
Bài thơ: Đi chùa Hương
Hôm nay đi Chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương.
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
Em đeo giải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới,
Tay cầm nón quai thao.
Me cười: «Thầy nó trông!
Chân đi đôi dép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?»
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm,
Nhờ mối mai đưa tiếng,
Khen tươi như trăng rằm.
Nhưng em chưa lấy ai,
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm!
(Ý đợi người tài trai.)
Em đi cùng với me.
Me em ngồi cáng tre,
Thầy theo sau cưỡi ngựa,
Thắt lưng dài đỏ hoe.
Thầy me ra đi đò,
Thuyền mấp mênh bên bờ.
Em nhìn sông nước chảy
Đưa cánh buồm lô nhô.
Mơ xa lại nghĩ gần,
Đời mấy kẻ tri âm?
Thuyền nan vừa lẹ bước,
Em thấy một văn nhân.
Người đâu thanh lạ thường!
Tướng mạo trông phi thường.
Lưng cao dài, trán rộng.
Hỏi ai nhìn không thương?
Chàng ngồi bên me em,
Me hỏi chuyện làm quen:
«Thưa thầy đi chùa ạ?
Thuyền đông, trời ôi, chen!»
Chàng thưa: «Vâng thuyền đông!»
Rồi ngắm trời mênh mông,
Xa xa mờ núi biếc,
Phơn phớt áng mây hồng.
Dòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ.
Thầy khen: «Hay! Hay quá!»
Em nghe rồi ngẩn ngơ.
Thuyền đi, Bến Đục qua.
Mỗi lúc gặp người ra,
Thẹn thùng em không nói:
«Nam Mô A Di Đà!»
Réo rắt suối đưa quanh.
Ven bờ, ngọn núi xanh,
Nhịp cầu xa nho nhỏ.
Cảnh đẹp gần như tranh.
Sau núi Oản, Gà, Xôi,
Bao nhiêu là khỉ ngồi.
Tới núi con Voi phục,
Có đủ cả đầu đuôi.
Chùa lấp sau rừng cây.
(Thuyền ta đi một ngày.)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.
Em đi, chàng theo sau.
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu.
Thầy me đến điện thờ,
Trầm hương khói tỏa mờ.
Hương như là sao lạc,
Lớp sóng người lô nhô.
Chen vào thật lắm công.
Thầy me em lễ xong,
Quay về nhà ngang bảo:
«Mai mới vào chùa trong.»
Chàng hai má đỏ hồng
Kêu với thằng tiểu đồng
Mang túi thơ bầu rượu:
«Mai ta vào chùa trong!»
Đêm hôm ấy em mừng.
Mùi trầm hương bay lừng.
Em nằm nghe tiếng mõ,
Rồi chim kêu trong rừng.
Em mơ, em yêu đời!
Mơ nhiều... Viết thế thôi!
Kẻo ai mà xem thấy,
Nhìn em đến nực cười!
Em chưa tỉnh giấc nồng,
Mây núi đã pha hồng.
Thầy me em sắp sửa
Vàng hương vào chùa trong.
Đường mây đá cheo veo,
Hoa đỏ, tím, vàng leo.
Vì thương me quá mệt,
Săn sóc chàng đi theo.
Me bảo: «Đường còn lâu,
Cứ vừa đi ta cầu
Quán Thế Âm Bồ Tát
Là tha hồ đi mau!»
Em ư? Em không cầu,
Đường vẫn thấy đi mau.
Chàng cũng cho như thế.
(Ra ta hợp tâm đầu.)
Khi qua chùa Giải Oan,
Trông thấy bức tường ngang,
Chàng đưa tay lẹ bút
Thảo bài thơ liên hoàn.
Tấm tắc thầy khen: «Hay!
Chữ đẹp như rồng bay.»
(Bài thơ này em nhớ,
Nên chả chép vào đây.)
Ô! Chùa trong đây rồi!
Động thắm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi.
Me vui mừng hả hê:
«Tặc! Con đường mà ghê!»
Thầy kêu: «Mau lên nhé!
Chiều hôm nay ta về.»
Em nghe bỗng rụng rời
Nhìn ai luống nghẹn lời!
Giờ vui đời có vậy,
Thoảng ngày vui qua rồi!
Làn gió thổi hây hây,
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở.
Chàng ôi, chàng có hay?
Đường đây kia lên trời,
Ta bước tựa vai cười.
Yêu nhau, yêu nhau mãi!
Đi, ta đi, chàng ôi!
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Trời Phật
Sao cho em lấy chàng
On Tue, 9/11/12, HUONG NGUYEN
LÊ THỊ XUÂN * THIÊN ĐƯỜNG ĐỎ
Thiên Đường
Đỏ
Tác
Giả: Cựu Thiêu-Úy CSQG Lê Thị Xuân
|
Thứ Tư, 12 Tháng 9 Năm 2012
21:07
|
Tối ngày 28.6.1975 tôi bị di
chuyển cùng chung với chồng từ Trường Trung Học Nguyễn Bá Tòng tại Sài Gòn
đến Trại Suối máu được khoảng 1
tuần lại bị chuyển đến trại Thành Ông Năm, Hóc Môn do đoàn 500 cộng sản
quản lý.
Trại chia làm hai khu: Nữ Sĩ Quan
(SQ) Quân đội, và Nữ SQ/ CSQG. Chúng tôi bị chia thành từng B và phải chen
lấn lẫn nhau trong một diện tích chỉ đủ để nằm nghiêng . Lúc nầy tôi mang
thai cháu đầu lòng gần 7 tháng. Đây là thời gian thai nhi phát triển, nên
thai phụ cần được nghĩ ngơi, thoãi mái, tránh bị những áp lực và thai phụ
cần phải được thực phẫm dinh duỡng vừa tinh khiết vừa đầy đủ. Nhưng với
tôi thì hoàn toàn trái ngược. Ngoài môi truờng sống quá thiếu vệ sinh, lại
phải ngồi nghe học tập, thảo luận. đấu tố. Thể chất mệt mõi, tâm trí lúc
nào cũng lo sợ cho bản thân, cho gia đình, và cho chồng .
Thai nhi càng lúc càng phát triển nên tôi thèm ăn lắm, nhưng bụng thì lúc nào cũng đói, dinh dưỡng chẳng có, áp lực càng lúc càng nặng và rồi hai chân tôi bị qụy, chỗ kín bị ra máu, không đuợc chữa trị hoặc thuốc men . Tôi đuối sức! Trước tình trạng sức khỏe tồi tệ và mạng sống của tôi bị đe dọa, ngày 12.8.75 Cộng sản (CS) thả tôi về với lý do :”tạm hoãn quản huấn vì sắp đẻ”(nguyên văn).
Về đến nhà thì ba mẹ và các em
nhỏ của tôi đã bị lùa ra khỏi Sài gòn theo chương trình gọi là hồi hương
lập nghiệp tại Sa-Đéc. Sức khỏe quá yếu, không đi được tôi đành ở lại căn
nhà củ (bấy giờ thì gia đình thím tôi đang ở).
Đến đầu tháng 9.75 đau chuyển bụng, tôi đến bảo sanh viện Từ Dũ . Sau khi sinh cháu bé, tôi mệt lắm, nhưng gắng gượng xem mặt cháu, biết cháu là gái, thấy khuôn mặt con hao hao giống bố, lòng mình dâng nỗi nhớ chồng và dào dạt thương con, tôi ôm con vào lòng và ngất đi vì bị băng huyết. Tĩnh dậy tôi trở về tâm trạng củ, May mắn cho tôi là CS chưa kịp đưa người của chúng vào nên nhân viên và bác sĩ vẫn còn tấm lòng nhân ái và phong cách Miền Nam và nhờ đó tôi thoát khỏi luỡi hái tử thần. Vì lý lịch, nên tôi bị tống ra khỏi bịnh viện sau 4 ngày mặc dầu tôi còn yếu và cháu bé gầy guộc chỉ được 2kg. Tôi lại phải bế cháu tìm đường về Sa Đéc.
Khi chiếc tàu đò đậu trước cửa
nhà, lòng tôi càng thêm não nề. Đây là khu hoang địa, xưa kia là khu oanh
kích tự do và không có dân cư, vì thế vùng nầy có rất nhiều hố bom. Thấy
gia đình lam lũ, tôi vô cùng xót sa, vì vậy tôi ráng sức phụ giúp gia đình
và tôi lại thêm lần nữa ngã qụy. Đúng vào thời gian nầy, khi cháu được hơn
một tháng thì mẹ con tôi bị bắt trở lại trại giam.
Sáng hôm ấy, đang cho con bú, tôi
nghe tiếng ghe máy và tiếng người, rồi tiếng chân dồn dập nhảy lên bờ.
chạy phía nhà tôi. Sống trong vùng cộng sản kiễm soát tâm trạng tôi luôn
luôn hồi hộp lo sợ.
Đang còn hoang mang thì tôi đã
thấy họ bao quanh nhà tôi, những mũi súng chĩa thẳng vào mẹ con tôi. Tôi
nghe đạn lên nòng và tiếng ra lịnh của tên chỉ huy: - Các đồng chí vào vị
trí sẳn sàng tác chiến.
Sau đó tiếng quát ra lịnh: - Chị
Lê Thị Xuân, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, không được chống đối, chấp
hành lệnh quản chế, thì sẽ đuợc cách mạng khoan hồng !
Tiếp theo là hai tên có võ trang
tiến sát vào giường mẹ con tôi. Tôi biết là tôi đã bị bắt. Tôi không sợ,
nhưng tôi thương con quá, phần không muốn phải xa con, phần sợ con phải
chịu cảnh lao tù. Tôi thật sự lúng túng vì cả nhà tôi đang làm ngoài
ruộng.
Tôi ngỏ ý chờ người nhà tôi về.. Nhưng chúng nhất định không cho. Bị thúc hối quá cấp bách; tôi chỉ viết vội là đã bị bắt lại cho gia đình biết, rồi gom nhanh ít tả lót, ít quần áo, vật dụng cho hai mẹ con và theo chúng xuống xuồng máy giữa hai hàng súng “ dàn chào bảo vệ”của chúng. Sau nầy tôi biết tên hung tợn chỉ huy cuộc vây bắt hai mẹ con tôi tên là Hiếu. Tôi đã có lần gặp hắn tại sài gòn trong nhà người cùng quê với mẹ tôi. Người nầy là SQ Quân Lực VNCH che chở cho hắn trốn quân dịch, lúc ấy hắn làm phụ thợ hồ.Trước ngày tôi định cư tại Mỹ thì hắn là Phó chủ tịch Nông nghiệp huyện Thạnh Hưng, tỉnh Đồng tháp và dĩ nhiên là rất hống hách, ngang tàng và giàu có.
Bọn chúng chở hai mẹ con tôi về
trại giam Đám Lát thuộc huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp. Trại giam nằm trên
gò đất, chung quanh có nhiều hàng rào giây kẽm gai bao bọc, chúng cẩn thận
gài mìn và chất nổ đề phòng sự trốn trại của tù. Trại nầy giam đủ thứ
thành phần từ SQ chế độ củ, tôn giáo, đảng phái chính trị… đến thường
phạm. Vì có con nhỏ nên chúng cho mẹ con tôi ở riêng một góc xó nhà bếp.
vách nhà làm bằng đất sình trộn với trấu, nên hôi hám và nhiều bụi dơ; gió
mang theo hơi nóng làm rát da. Tôi mượn nhà bếp hai tấm bao bố gạo làm
chiếu và mền đắp cho con, còn mình thì nằm hẳn trên đất. Mỗi buổi chiều mẹ
con tôi đuợc nữ quản giáo dẫn xuống một cái đìa nhỏ để tắm giặt. Vì cái
đìa nhỏ nầy khi nuớc triều cường mới có chút ít nuớc từ sông cái tràn vào,
do vậy mà những chất dơ bẩn không kịp thóat ra, vì thế nuớc có màu đen của
dơ, màu váng của phèn; mùi hôi thối luôn luôn phản phất, đó cũng là mần
mống bịnh hoạn.
Thức ăn không đủ nuôi cơ thể thì
làm sao có sữa để nuôi con! Vì thế, các bạn tù đồng ý cho tôi mỗi ngày
đuợc lưng chén nuớc cơm có lẫn dăm hạt gạo đang sôi để phụ cùng với giòng
sữa hiếm hoi nuôi con. Phải sống trong hoàn cảnh tù đày dưới chế độ cộng
sản mới hiểu thế nào là đói, mới hiểu giá trị miếng ăn và mới hiểu đó là
sự hy sinh, là tấm lòng nhân ái mà Xã hội Quốc Gia đã giáo dục cho
họ.
Tôi biết ơn các bạn tù, cơn đói không lúc ngưng dày vò, trí óc chỉ ước mơ đến chưyện ăn, như mơ được một chén cơm lưng, thẻ đường, hột muối, giọt mỡ. Ôi miếng ăn sao “vĩ đại” đến thế!
Ngoài cái đói triền miên hành hạ,
tôi lại phải đối phó với muỗi. Khi bóng đen tràn tới cũng là lúc từng đàn
muỗi xuất hiện. Chiếc mùng củ lúc mang theo, bây giờ cũng rách mục như số
phận làm người trong xã hội “thiên đường”cộng sản.
Tôi ngậm ngùi thương con, tôi lo
cho sự an nguy của chồng, tôi lo cuộc sống lao đao vất vả của gia đình,
thấy nhớ ba mẹ và các em thơ dại của tôi, tôi tội nghiệp cho bà mẹ chồng
hiền lành và nỗi bất hạnh triền miên đè lên số phận bà. Dường như giọt lệ
lúc nào cũng lưng lưng trong khóe mắt, thế nhưng miệng tôi thì lúc nào
cũng phải nói những điều trái ngược. Tôi cảm thấy danh dự xúc
phạm.
Do thiếu thốn vật chất, tinh thần
hoang mang lo sợ cho tương lai mờ mịt tối tăm, và thương nhớ người thân –
tôi mõi mòn và dần dần kiệt sức, con tôi thì còm cõi, yếu ốm và những bệnh
do thiếu dinh dưỡng, do môi trường dơ bẩn cùng một lúc “hiệp đồng” tấn
công trên cơ thể èo uột của tôi và của cháu.
Lúc nầy thì con tôi tóc bết dính và lầy lụa mũ máu vì bị sài lở, toàn thân cháu nổi lên những mụn nhọt nhỏ li ti như muỗi đốt, móng tay như bị long và sứt rớt ra. Tôi lo qúa, có lần tôi đành gạt nước mắt chịu nhục, hạ mình xin thuốc cho cháu; nhưng bọn người lòng thú ấy dững dưng, lạnh lùng và dường như trong ánh mắt chúng có đôi chút hả hê của lòng thù hận. Ôi đồng bào tôi đấy, ôi phẫm cách và lòng khoan hồng “cách mạng!”. Sự tàn nhẫn kinh khiếp ấy của giống “người” cộng sản làm ý chí tôi bỗng dưng phát triển mãnh liệt. Tôi hối hận về sự cầu cứu ấy và tự nhủ lòng sẽ không bao giờ cầu xin chúng, tôi dấu nỗi uất hận, không để lộ niềm đau. Dù chưa biết phải làm gì, nhưng tôi thấy tinh thần của lý sinh tồn và lòng tự trọng trong tôi vững vàng lắm!
Sắp đến ngày 2 tháng 9, ngày
“quốc khánh” của chúng, một phái đoàn không biết từ đâu và cấp nào đến
thanh tra. Một người trong bọn họ thoáng dừng lại trước mẹ con tôi, chúng
phải bịt mũi vì mùi hôi từ chúng tôi. Có lẻ nhờ thế mà hôm sau, ngày
30.8.76 mẹ con tôi được chúng thả ra về với ba năm quản chế.
Về đến nhà, toàn cả gia đình tôi
sống héo hắc, cùng cực vất vả, thiếu thốn, tôi đã hiểu tại sao gần năm qua
tôi không có thư từ tin tức gia đình và tôi lại khóc, lòng tự trọng thúc
đẩy tôi lao hết sức mình cho gia đình, cho đứa con muôn ngàn yêu dấu. Cậu
em trai kế tôi, có gia đình, còn ở Sài gòn cho tôi hay rằng người mẹ chồng
hiền lành của tôi đã chết! Tôi thương và mừng cho bà đã thóat được cái
thiên đường man rợ của lũ “vượn người cộng sản”.
Tôi nguyện cầu cho bà sớm đuợc về cõi Phật như lòng bà hằng mong ước. Tôi xót sa cho chồng và mẹ chồng trong cuộc chia tay vĩnh viễn không được gặp nhau, không đuợc có mảnh khăn trắng ghi nhớ công ơn của mẹ hiền, không được cầm tay đứa con trai út mà bà nuôi nhiều kỳ vọng. Bỗng dưng tôi thở dài ngao ngán cho kiếp nhân sinh trong chế độ cộng sản.
Gần sáu năm sau kể từ ngày tôi
đuợc thả ra lần thứ hai thì chồng tôi mới đuợc thả về. Giây phút đầu tiên
gặp lại nhau, tôi quá đỗi bất ngờ và cũng quá xúc động. Toàn thân tôi
điếng lặng. Tôi không nhúc nhích, cử động gì được, nhưng giọt lệ cứ trào
ra, lăn dài xuống đôi gò má thanh xuân nhưng đã sớm tàn phai vì thống
thiết đau buồn, thương nhớ.
Nhìn cảnh nhà sa sút nghèo khổ và
cũng vì có lần quá cơ cực tôi có ý định cùng với chồng con quyên sinh, nên
ngay hôm sau ngày sum vầy chồng tôi bắt tay ngay vào cuộc sinh tồn. Dù
cường quyền địa phuơng ngăn cản, luôn tìm cách tạo bất an, gây phiền
nhiễu, khó khăn, anh vẫn quyết chí phấn đấu từ làm thuê, vác mướn, bán
dạo… gia đình tôi lần hồi bước dần ra cảnh bần hàn.
Nhưng tai họa lại ập đến! Bởi lao
nhọc, thiếu thốn và di hại trong lao tù, chồng tôi ngã bịnh nặng. Bác sĩ
cho biết một lá phổi anh bị khô nước, màng phổi bị dày dính nên kéo và làm
trái tim bị lệch và thòng xuống, có dấu hiệu bị sạn thận, xơ gan. Bao
nhiêu tiền bạc do công lao và tiện tặn dành dụm được đành phải bỏ hết ra
để giành mạng sống của anh. Khi đồng bạc cuối cùng ra đi thì may thay, tôi
gặp đuợc người chị cả của chồng tôi, hai chị em thất lạc từ thuở anh chưa
chào đời. Nhờ chị, chúng tôi thoát nạn. Cũng kể từ đó, đời sống tinh thần
và vật chất của chúng tôi được an ủi, khuyến khích và nâng đở. Chị trở
thành người mẹ thứ hai của chồng tôi.
Bây giờ nhớ lại và kinh rợn chuỗi
ngày sống dưới ách bạo tàn khắc nghiệt cộng sản , lòng bùi ngùi thương cảm
cho những người còn trong nanh vuốt man rợ cộng sản. Xin thành kính
nghiêng mình trước những bậc anh hùng đã ngã xuống vì muốn cứu nỗi bất
hạnh của quê huơng, xin được khóc những giòng lệ cho những oan khuất tội
tình của đồng bào tôi bị bàn tay máu của cộng sản áp bức khống
chế.
Xin cúi đầu tưởng niệm hằng triệu
chiến sĩ Quốc Gia, Con yêu của Tổ Quốc Việt Nam đã không tiếc máu xương vì
sự an tòan và phát triển cho quê hương. Xin tưởng niệm 58 ngàn con yêu của
Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ vĩnh viễn nằm xuống trong cuộc chiến đấu cho công
lý và tự do trên quê huơng tôi.
Xin cám ơn lòng hào hiệp của nhân
dân và chính phủ Hoa kỳ đã cứu vớt và đưa chúng từ nơi tối tăm bi thãm,
nơi tầng cuối cùng của địa ngục trần gian đến vùng đất hứa, nơi tuyệt đối
tôn trọng nhân phẫm con người.
Xin cám ơn những ân nhân, vì tình
nhân ái, vì nghĩa Đồng Bào mà điển hình là bà Khúc Minh Thơ và hội Gia
Đình Cựu Tù nhân Chính Trị đã không bỏ rơi chúng tôi, đã không quản ngại
gian khó tốn kém cả tiền của lẫn thời gian và sức lực, đã ra sức đánh động
cho Thế giới và nhất là Hoa kỳ biết nỗi thống hận ngút ngàn mà cộng sản
trả thù bằng cách làm khô máu lên cuộc đời những chiến sĩ Quốc gia từng
một thời dũng lược, nay đành thúc thủ.
Học theo Quý vị, chúng tôi nhất
định không bỏ quên những người đang cần đến chúng tôi,. Chúng tôi giữ gìn
đạo lý và văn hóa Việt, chúng tôi nuôi dưỡng giáo dục các thế hệ tiếp nối
về lòng nhân bản để trở thành công dân hữu dụng cho xã hội và cho sự tồn
vong của Dân tộc. Thiết nghĩ dó là lời cảm ơn chân thành và thiết thực
nhất.
Việt Nam là Dân tộc biết mang ơn
và biết cách đền ơn . Đó là lời cuối cùng của giòng tâm sự hôm nay của
chúng tôi.
Little Sài Gòn, ngày Truyền thống
CSQG/VNCH -
Cựu Thiêu-Úy CSQG LÊ THỊ
XUÂN
|
THANH THANH * THƠ SONG NGỮ
NHỚ CHỊ GIỮA MUÀ THU LÁ VÀNG
Chiếc lá vàng rơi hay cánh bướm
Ðến đậu vai em một sớm Thu
Mình em trở lại con đường cũ
Kỷ niệm -- xua đi lớp sương mù
Thương em cách trở miền quê ấm
Chẳng quản đường xa chị đến thăm
Quê hương là chị, là Hà Nội
Trà sen, hương cốm thắm ân tình
Chị chải suối tóc thời con gái
Nhẹ bay trong chiều nắng lung linh
Em ngồi ngắm chị qua khung cửa
Ấm lòng ngỡ tưởng... giữa quê mình
Chị đến -- ngày Thu mới chớm vàng
Giờ đây Thu đổ lá mênh mang
Dòng sông nhớ chị đìu hiu chảy
Mới đấy... đã xa, thật ngỡ ngàng
Thời gian xếp lá vàng muôn lối
Nhớ chị lòng em lại bồi hồi
Những ngày bên chị -- trăng Thu tỏ
Hỡi người chị gái mến thương ơi
La Rochelle (France) le 30-12-2001
THU MINH
I MISS YOU IN THE YELLOW FALL
A yellow leaf – or, is it a butterfly? –
Has alighted on my shoulder this autumn morn.
I am going back, by myself, to the old path
And my remembrance dispels the haze lorn.
Pitying me, separated from the cosy abode,
You passed long distances to visit me here:
Our mother country is you, Ha Noi City -
Lotus tea, green rice flavor – loves so dear.
In the shimmering afternoon sun, you combed
Your hair that fluttered – the light girlish
strand.
Thru the doorframe, I sat contemplating you,
So heart-warming as back in our homeland.
You came – those days just grew yellowish;
Now, fall has dropped dead leaves all around.
Missing you, even the river flow is desolate:
Then there, now far-away – just to confound.
Time spreads yellow leaves on every side;
Thinking of you I feel by sadness seared.
How I remember – in the clear moonlight
Being beside you, sister, my very endeared!
Translation by THANH-THANH
NGUYỄN VĂN SÂM * NGƯỜI THẦY KHÔNG DÁM ĐỨNG LỚP
Người Thầy Không Dám Đứng Lớp_Nguyễn Văn Sâm.
Thứ năm, 21 Tháng 6 2012 18:24
Email In
Người Thầy Không Dám Đứng Lớp
(Nhà văn thường nhìn chuyện đời theo con mắt vừa ngây thơ vừa đầy chủ
quan mà chính họ không hay biết. NVS)
Tôi chưa biết mình nên ngồi vào bàn nào. Đứng lửng thửng, xớ rớ giữa
phòng, chung quanh lắm cặp mắt ngó mình thì dị quá. Bối rối. Chờ đợi như
lúc nhỏ chờ người lớn ai đó chọn giùm để mình khỏi một quyết định khó
cân phân. Cũng hơi lâu. Thôi thì tự lo vậy, ai cũng bận bịu bạn bè, cũng
tíu tít tay bắt mặt mừng người quen có khi vài ba năm mới gặp lại. Ai
cũng lo chào người mới đến, gần như quên hết hoạt cảnh chung quanh. Tôi
liếc mau một vòng. Bàn Giáo Sư thì nghiêm chỉnh phát sợ, thầy cô đều
trên dưới bảy mươi, lại chỉ có độ một phần ba là quen mặt, chắc khó nói
chuyện cho thuận tai thuận miệng. Bàn học trò thì chắc chắn vui hơn, trẻ
trung, có bàn mình quen biết hầu hết. Tôi ngồi xuống một bàn khi thấy
vài nụ cười chào đón quen quen, bàn của các Nứng. Như vậy dễ xử cho ban
tổ chức, dễ cho mình khỏi lấn cấn.
Những câu chuyện cũng rôm rả như thường lệ dầu tôi ít nói, chỉ góp phần
bằng tiếng cười hay những câu vuốt đuôi biểu đồng tình. Như là đến tuổi
nào đó thì tính bén nhạy trong sự phát ngôn không còn nữa, những gì mình
muốn nói hầu như đã có người nói giùm vài phút trước. Và trí mình luôn
luôn lơ mơ suy nghĩ nầy nọ về câu nói đó tuy rằng nó cũng chẳng quan
trọng hay mới mẻ gì cho lắm. Cứ như vậy trí tôi nhảy theo đuôi những câu
nói trong khi chính mình im như củ khoai, ngồi thừ mơ màng.
Và tôi vui với bàn của mình. Chỉ cần cười góp cũng đủ lãng quên đời.
Nâng ly vô vô dầu uống chẳng bao nhiêu, thiên hạ năm mươi hay chăm phần
chăm tôi chỉ uống từng ngụm nhỏ, tiếng vô cũng nhỏ nhẹ, góp phần có mặt,
góp hào hứng nhiều hơn là hưởng ứng uống, vô.
Và câu chuyện nầy dẫn đến chuyện kia tôi quên mất là mình đi với vợ, với
bạn.
Một cái vỗ vai thân mật:
- Mầy tính ngồi đây luôn với mấy rể hả? Qua ngồi với tụi tao đi!
Tôi ngước lên cùng lúc với những tiếng chào nho nhỏ của nhiều người
chung bàn chào người mới nói: Thưa thầy, Thưa thầy.
Có tiếng nói nhỏ của người biết chuyện:
- Thầy Tâm đó, xưa ổng chuyên môn đi tới gần cổng trường mới nhét áo vô
quần, vừa ra khỏi lớp là kéo áo bỏ ra ngoài liền, rủ học trò đi đánh
bi-da.
- Không tao ngồi đây được rồi. Xin miễn cho lên ngồi chiếu trên lúc nầy.
Bổn phận các nứng là ngồi chung bàn với nhau. Nhường bàn quí Thầy lại
cho tụi bây.
Thằng bạn tôi uống cạn ly với vài người học trò già của nó rồi khật
khưởng đi qua bàn khác. Chắc chắn là hắn ta đi qua bàn khác, ông trời
con nầy chẳng chịu về bàn mình liền đâu, tôi biết chắc mẳm điều đó. Một
người thân mật nói với tôi:
- Bàn nứng của mình vui ha! Năm nay nứng lại về nữa ta!
Tôi gật đầu cười, trong khi hất hàm về phía người bạn vừa mới đi:
-Chừng nào anh ta còn sống thì tôi còn về. Đó là cái cớ dễ thương phải
không các nứng rể?
Một anh khác:
- Già như nứng còn đi được là tốt quá rồi. Nghe nói ngồi máy bay mấy
chục giờ liền. Cũng mệt. Khá lắm đó!
Một câu khen hình như của người thiệt biết chuyện, nói lớn mà không cần
biết nói với ai:
- Nứng coi đầu bạc trắng nhưng tâm hồn còn trẻ trung chán, ngồi với anh
em mình thì hợp quá. Nứng về để tìm tòi sách vỡ cũ xưa, nhứt là sách
Nôm.
Nhiều người day qua hỏi nhỏ bạn ngồi kế "Sách Nôm là sách gì?"
Tôi lên tiếng, cũng là cái phao đổi thay đề tài:
- Sách của ông bà mình viết trước khi người Pháp đến nước ta, trước khi
có chữ quốc ngữ. Loại chữ đó già còn hơn ông cố tôi, lâu rồi, hiện giờ
còn rất ít người biết.
Một anh chàng ngổ ngáo lớn tiếng vui vui:
- Bù trất. Biết chết liền. Thôi kệ nó ba cái chữ Nôm, mình vô chút coi!
Khát nước rồi.
Không khí coi bộ vui hơn. Tôi hào hứng cũng uống hai ba ngụm lớn.
Một người hơi chửng chạc, ngập ngừng hỏi:
- Hình như anh trước đây có dạy ở trường nầy?
- Ờ, có mà như không có, tôi về trường nhận việc cuối năm 1963, vừa ngay
sau khi ông Diệm bị đảo chánh, lâu lắm rồi, lúc vừa mới bước qua tuổi
hai mươi vài năm. Thế nhưng lại không dám đứng lớp. Chuyện hơi dài dòng.
Cả bàn im phăng phắc.
***
Người thanh niên rụt rè trình Sự Vụ Lịnh cho ông Hiệu Trưởng, cũng thuộc
lứa tuổi mình. Ông Hiệu Trưởng thân mật mời khách ngồi xuống ghế trước
mặt rồi xin phép khách chờ chút xíu, cầm Sự Vụ Lịnh qua phòng nói là nhờ
Giám Học xếp giờ liền.
Độ mười phút sau ông về, tươi cười:
- Anh bắt đầu dạy tuần tới nha, bây giờ cũng lở cở, tuần tới dạy nguyên
tuần cho tiện, anh dạy 12 giờ. Hai lớp Đệ Tam, một lớp Đệ Ngũ, Việt Văn,
hai lớp Đệ Thất, Công Dân.
Khách chỉ cười, không phát biểu ý kiến. Họ biết mình tay mơ nên chỉ xếp
những lớp nhẹ nhàng. Lớp Đệ Tam học trò ít chuyên cần, nhứt là môn Việt
Văn, không có chuyện mất căn bản nên học sinh thường dưỡng sức cho năm
sau.
Một lúc sau Giám Học bước vào, đi với người anh của khách:
- Anh Xuân, xin giới thiệu, anh Thơm, bạn cùng khóa với tôi ở Đại Học Sư
Phạm, anh của ông Giáo Sư mới nầy.
Không khí coi bộ thân mật hơn.
Ông Hiệu Trưởng nói trong khi dượm đứng dậy:
- Anh Lục, sao mình không dẫn anh S. đi một vòng thăm lớp của anh ấy cho
quen lớp, quen học trò?
Bốn người ra tới cửa văn phòng thì ông nói thêm:
- Mà thôi! Nhờ anh! Tôi sực nhớ lại là mình còn mấy chuyện cần giải
quyết liền.
Khách thả bàn toán trong trí: Ông Hiệu Trưởng ngoại giao ghê, và tế nhị
nữa. Có thể ông muốn để không khí thân mật lại cho ba người vốn quen
biết nhau trước.
Đến trước một lớp đang im phăng phắc, Lục nói nhỏ:
- Lớp của anh Sơn, dạy Lý Hóa. Sơn dạy hay, vui mà học sinh đều ngán vì
thường bị truy bài.
S nheo mắt với Sơn. Biết nhau quá mà!Tối qua cả bọn đi đánh bi-da trả
tiền bàn và chầu cà phê, về khuya bị chủ nhà khóa cổng, Thầy giáo phải
tháo giày để leo rào vô. Sáng nay trông hắn nghiêm chỉnh khác thường.
Một cô học trò áo dài trắng thanh tú cầm viên phấn, tay buông thỏng,
đang đứng trước bảng đen, dáng e thẹn ngại ngùng khi thấy khách..
Lại một màn giới thiệu thầy mới cho tuần tới.
Cả lớp hơi ồn ào bàn tán. Ánh mắt cô học trò đương đứng trên bảng, liếc
nhìn đánh giá người thầy mới. S. thấy đôi mắt đẹp, trong sáng và thơ
ngây. Cặp mắt có chút hoang dại của người Miên với tròng đen tròn lớn,
vành mắt sâu, chút lãng mạng và cao sang của người Tàu của một chút xếch
nhẹ thật nhẹ ở đuôi mắt. Người con gái cúi đầu xuống nhìn chân mình như
bối rối. S. kéo nhẹ áo hai người kia nhắc là thôi để Sơn nó làm việc…
***
Và tôi ở lại nhà trọ của các bạn chơi hoang luôn cả tuần để rồi về
Sàigòn không xuống nữa.
Vậy đó, tôi đến và đi như cơn gió thoảng. Bước vào lớp như một người sẽ
làm thầy, và bỏ trường đi vì trốn chạy một ánh mắt.
Có nhiều tiếng ồ ồ, ngạc nhiên và suy nghĩ.
Người ngồi kế bên hỏi S.
- Nứng vẫn còn chưa nói hết. Có gặp ánh mắt, có thấy một cử chỉ nhưng
tại sao bỏ trường, chúng tôi vẫn chưa hiểu.
Chuyện không có gì. Nhưng phải nói cho dài dòng tâm sự. Tôi thích tỉnh
nhỏ yên bình, yêu những ngôi chùa Miên có kiến trúc Khmer đặc biệt màu
vàng với nhiều đường nét cong cong. Những địa danh Kế Sách, Xẻo Gừa, Bố
Thảo,Vũng Thơm, Đại Ngãi, cù lao Dung, Bãi Xàu…Với những cánh đồng lúa
mút tận chơn trời quyến luyến lòng tôi. Chùa Năm Ông, Chùa Ông Bổn, Bún
mắm, Bánh pía, mè láu… đặc danh, và những người đàn bà Miên nói tiếng
Việt lơ lớ thiệt thà cho tôi một cảm giác thiệt là thanh bình dầu trong
một đất nước đương có chiến tranh. Thế nhưng có một sự kiện nho nhỏ…
Tiếc quá! Cô nữ sinh có đôi mắt mê hồn kia lại ở kế bên nhà trọ của
chúng tôi. Dì của nàng làm chủ nhà trọ và nấu cơm cho các thầy. Người dì
thường nhờ nàng dọn cơm cho chúng tôi. Sự bẻn lẻn rụt rè ban đầu đã từ
từ vơi đi. Tôi thấy thích cặp mắt đó. Những ngày chót của tuần lễ trên
bàn dùng làm phòng khách có cắm nhiều hoa. Tôi nghĩ rằng mình không nên
dạy ở đây vì có một người con gái đương chờ tôi ở Sàigòn. Tôi trốn chạy
để bảo vệ một ánh mắt đẹp miền quê thì đúng hơn.
Câu chuyện riêng tư nầy kể ra chỉ có mục đích trả lời câu hỏi trên.
Có tiếng ai đó trầm ngâm, giọng triết lý:
Thật ra là trốn chạy ánh mắt của lương tâm, ánh mắt Caen.
Vâng! Đúng! Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Khi thấy mầm xấu bắt đầu xuất
hiện thì phải hủy nó ngay. Để cho tới khi đã thành cây thì hơi khó. Ở
đây nếu nói là Tình Yêu thì tự thân nó là điều thánh thiện, nhưng có lẽ
trong vị trí của tôi lúc đó, sự nghiêm khắc với chính mình là điều cần
thiết, dù sao tôi cũng mới ra trường, sự nghiệp giáo dục là một lý tưởng
của tôi...
Gần năm mươi năm rồi, tôi vẫn còn nhớ vóc dáng mảnh mai đó, cặp mắt man
dại và đài các pha trộn hai ba dòng máu đó, nhưng không có ý định đi tìm
quá khứ. Định mệnh con người như sự di chuyển của những thiên thể và
những đám tinh vân trong vũ trụ. Hội tụ đầy đủ những điều kiện nào đó
thì hai bên được gặp nhau, khi điều kiện hết thì cuộc hành trình của ai
tiếp tục theo quỹ đạo nấy. Điều kiện khoa học đó ông bà mình gọi bằng từ
dễ hiểu là duyên. Có duyên thì gặp không có duyên thì lìa. Sự suy nghĩ
của mỗi người để quyết định tạo sự hợp/lìa cũng là do cái duyên điều
khiển, thúc đẩy gián tiếp mà ta không hay biết.
Hình như sau câu nói của S. tất cả chín nứng ngồi cùng bàn đều quay về
tìm ánh mắt duyên của mình.
S. nói thêm sau khi hớp một ngụm bia:
Chúng ta không cải sửa được điều đã xảy ra. Ánh mắt kia tôi đã chọn thái
độ là buông cho mất đi để bảo toàn nó. Sau đó thì dầu muốn cũng không
thể nào tìm lại được nữa. Thế nhưng đây cũng chưa chắc là điều thiệt
thòi. Có được ánh mắt của lương tâm không phải là chuyện dễ. Và có được
một ánh mắt để làm hành trang trong đời còn quí hơn là chiếm đoạt nó…
Dường như bàn của các nứng im lặng hơn các bàn chung quanh, ít nhứt cũng
là năm bảy phút. Tiếng nhạc hơi ồn nhưng giọng ca lãnh lót của cô ca sĩ
mới nổi láy mấy câu Nỗi Buồn Hoa Phượng của nhạc sĩ Thanh Sơn nghe tê
tái không diễn tả được: Ngày mai xa cách, hai đứa hai nơi. Phút gần gũi
nhau mất rồi… Người xưa biết đâu mà tìm.
Victorville, CA, June 2012
Nguyễn Văn Sâm
(Viết riêng cho tập san Kỷ niệm 50 năm thành lập trường Hoàng Diệu.)
@DDNguoiDanVietNam
Sunday, September 16, 2012
TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM
Việt Nam tuần qua
RFA 15.09.2012
Chính phủ Việt Nam lại mở thêm một đợt trấn áp mới nhắm vào giới bloggers và các trang blog “lề trái”.Văn bản của Văn phòng chính phủ cho biết là, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng phải tập trung điều tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng tải thông tin thuộc dạng “lề trái” như các trang thông tin điện tử “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, “Biển Đông”…
Cấm blog “lề trái”
Về lý do “xử lý” các trang blog này, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ nêu rõ: “Các trang mạng trên đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc nhằm bôi nhọ bộ máy lãnh đạo, chống Đảng và nhà nước Việt Nam”. Ngoài chuyện phải “xứ lý” các trang blog này, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các lãnh đạo địa phương không được xem, không sử dụng và phổ biến các thông tin trên các trang mạng được xem là “phản động” trên.Phản ứng trước quyết định trấn áp mới này của chính phủ Việt Nam, giới viết blog trong nước đã ngay lập tức lên tiếng phản đối.
Trả lời Thanh Quang của Đài Á Châu Tự Do, từ Hà Nội, blogger Nguyễn Hữu Vinh bày tỏ:
“Tôi nghĩ rằng văn bản thông báo có những trang này trang khác phổ biến những thông tin bịa đặt, xuyên tạc nhằm mục đích này, mục đích kia thì nói như thế là không phù hợp.
Bởi vì vấn đề là các trang mạng đó nếu đưa lên những nội dung không chính xác, thì hẳn độc giả người ta biết những cái gì đúng và những gì sai.
Nói rằng những trang đó đưa lên những vấn đề bịa đặt, xuyên tạc, do các nhóm thù địch này khác, thì tôi nghĩ điều đó phía chính quyền phải có trách nhiệm, có trách nhiệm ở chỗ là tại sao những thông tin gọi là thù nghịch, những thông tin gọi là bịa đặt như vậy thì được mọi người xem?Điều nói rằng trang blog này trang mạng kia nói đúng hay là không đúng thì tôi nghĩ độc giả Việt Nam sẽ có nhận xét tốt hơn và chính những người đó sẽ đánh giá chính xác.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Điều thứ hai là nói rằng những trang đó đưa lên những vấn đề bịa đặt, xuyên tạc, do các nhóm thù địch này khác, thì tôi nghĩ điều đó phía chính quyền phải có trách nhiệm, có trách nhiệm ở chỗ là tại sao những thông tin gọi là thù nghịch, những thông tin gọi là bịa đặt như vậy thì được mọi người xem?
Nếu Việt Nam thực sự có tự do hoàn toàn, có được tự do báo chí, truyền thông để người dân nắm bắt những thông tin trung thực thì rõ ràng những trang kia không có chỗ đứng, bởi vì hơn 700 tờ báo nhà nước đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân.
Nhưng ngược lại, nếu nhà nước không đáp ứng được thông tin của người dân thì là vấn đề khác.
Nói cụ thể, nếu văn phòng thủ tướng chính phủ đã đưa văn bản như vậy thì chính họ phải chứng minh được chỗ nào đúng, chỗ nào sai, sự thật ở chỗ nào, là như thế nào, thì điều đó hầu như người dân không nghe đến. Mà khi người dân không được nghe thì người ta phải tìm đến một con đường khác thôi.”
Nguyên nhân của lệnh cấm?
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Vinh, việc chính phủ qui chụp cho trang web này đưa thông tin độc hại, trang blog kia loan truyền các thông tin phản động là không cần thiết và không còn phù hợp với xu thế truyền thông xã hội hiện nay. Theo lập luận của blogger Nguyễn Hữu Vinh thì trong thời truyền thông xã hội ngày nay, độc giả, thính giả, khán giả có lẽ là những người biết rõ nhất đâu là thông tin độc hại, đâu là thông tin bổ ích. Ông nói:“Tôi thấy điều này khá hài hước. Hài hước tức là chỉ đạo người ta không xem, không tuyên truyền này khác thì tôi nghĩ rằng điều đó hơi lạ. Làm gì có chuyện anh có thể ngăn chặn những người có tư cách công dân của họ, họ có quyền cần thông tin, cần tự do ngôn luận, tự do này khác của họ.
Vậy thì vấn đề là anh phải làm sao đó để người ta nhận thức được rằng những thông tin mà anh chỉ trích là không đúng sự thật, còn thông tin của anh là đúng sự thật. Chứ không thể nói chuyện ngăn chận thông tin như thế được. Bởi vì cái não trạng của anh cách nào đó là của thế kỷ thứ 19 chứ không phải của thế kỷ 20 hay 21 như bây giờ.
Điều đó tôi cảm thấy rất lạ. Sao lại có chuyện cấm người ta tiếp cận thông tin? Họ phải có quyền tiếp cận thông tin, nhưng nếu thông tin nào không đúng thì người ta sẽ loại bỏ. Chứ làm gì có chuyện chỉ đạo người nọ, người kia không xem, không này khác thì tôi cho đó chỉ là chuyện hài hước thôi.”
Và cũng nhanh nhạy không kém gì khi đưa tin về các vấn đề thời sự của đất nước, các trang blog bị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu tên yêu cầu “xử lý” đã nhanh chóng phản bác lại các lập luận cho rằng họ loan tin vu khống, bịa đặt, và phản động.
Sao lại có chuyện cấm người ta tiếp cận thông tin? Họ phải có quyền tiếp cận thông tin, nhưng nếu thông tin nào không đúng thì người ta sẽ loại bỏ.Trong một văn bản phổ biến cho độc giả cũng như các cộng tác viên, những người chủ trương trang blog “Dân Làm Báo” kêu gọi….
Blogger Nguyễn Hữu Vinh
"Danlambao không chấp nhận và khuất phục trước mọi hành động bịt mồm, bịt mắt, bịt tai của bất kỳ nhà nước, đảng cầm quyền nào. Không ai có quyền phán xét và tự quyết định những gì mà công dân Việt Nam được đọc, nghe và trao đổi.
Do đó, Danlambao sẽ tiếp tục cung cấp thông tin và quan điểm đa chiều của mọi thành phần nhân dân, tạo diễn đàn để chính dân “độc giả” chúng ta tự làm tin, tự thông tin, tự đại diện cho cái nhìn, quan điểm của chính mình, tự cất tiếng nói về những vấn đề chúng ta quan tâm trong đời sống."
Sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải “xử lý” các kênh thông tin “lề trái” diễn ra trong bối cảnh nhiều scandal tài chính – ngân hàng, các tập đoàn quốc doanh liên tiếp xảy ra tại Việt Nam, càng khiến cho công luận đặt ra nhiều câu hỏi về lý do thực chất của lệnh cấm này???
Hầu như tất cả các trang blog nằm trong danh sách cần “xử lý” của thủ tướng chính phủ đều là các trang thông tin đi đầu trong việc loan tải tin tức nhanh nhạy nhất về các vụ bê bối này, đi kèm là các chi tiết về các mối liên hệ với cá nhân cũng như gia đình các quan chức cao cấp trong Đảng và chính phủ Việt Nam.
Và điều thú vị là nếu trong thời gian các vụ bê bối xảy ra tại Việt Nam, các trang blog này đã thu hút được một lượng người xem đáng kể, thì lệnh “xử lý” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Tư 12 tháng 9 lại càng làm cho số người vào đọc các tin này tăng vọt.
Theo các thống kê chưa đầy đủ, chỉ một ngày sau lệnh của thủ tướng chính phủ, đã có thêm hàng chục ngàn lượt người vào xem các trang blog này, trong đó có cả độc giả trong nước, ngoài nước và thậm chí là người nước ngoài quan tâm đến tình hình Việt Nam.
Dự luật Nhân quyền
Lệnh trấn áp giới bloggers của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không những thu hút sự quan tâm của dư luận, mà còn một lần nữa đánh động thế giới về tình trạng độc quyền thông tin tại Việt Nam. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, văn bản “xử ký” các trang blog phản động của Thủ tướng Việt Nam được ban hành chỉ không đầy một ngày sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dư luật Nhân quyền cho Việt Nam với đa số tuyệt đối, trong đó lên án chính phủ Hà Nội ngày càng gia tăng việc bắt giam, sách nhiễu và ngăn cấm các tiếng nói đối kháng trên mạng internet.Đây là một sự khích lệ đối với những người đang đấu tranh dành tự do dân chủ cho đất nước.Phát biểu tại diễn đàn Hạ viện Hoa Kỳ trước khi biểu quyết thông qua Dự luật hôm thứ Ba 11 tháng 9, nhiều nhà lập pháp Mỹ đã lớn tiếng tố cáo tố cáo chính sách vi phạm nhân quyền của Việt Nam, lên án việc lợi dụng những luật lệ mơ hồ như điều 79, điều 88 trong bộ luật hình sự để bắt giữ, giam nhốt những người bất đồng chính kiến, những người bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa trên internet.
LM Phan Văn Lợi
Và cũng như những lần trước, dự luật nhân quyền Việt Nam của Hạ viện Mỹ đã gặp phải sự phản đối của chính phủ tại Hà Nội nhưng lại được giới tranh đấu trong nước hoan nghênh đón nhận.
Nếu tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị cho rằng dự luật Nhân quyền cua Hạ viện Mỹ đã dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người Việt Nam; thì từ Huế, Linh mục Phan Văn Lợi – một thành viên của Khối Dân Chủ 8406 cho rằng:
“Sau khi Hạ Viện của Hoa Kỳ đưa ra dự luật Nhân quyền cho Việt Nam, các nhà đấu tranh dân chủ trong nước và các phong trào đấu tranh hết sức vui mừng, và xin cám ơn quý vị dân biểu trong Hạ Viện. Đây là một sự khích lệ đối với những người đang đấu tranh dành tự do dân chủ cho đất nước.”
Thủy điện Sông Tranh 2?
Và cuối cùng, nên hay không nên tiếp tục đưa công trình thủy điện Sông Tranh 2 vào sử dụng giữa lúc xảy ra nhiều trận động đất liên tục, đe dọa đến sinh mạng của hàng trăm ngàn người dân trong khu vực? Cho đến thời điểm này, đây vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ. Vì trong lúc Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN cho rằng đập thủy điện Sông Tranh bảo đảm các yếu tố an toàn và cho tiếp tục tích nước để vận hành; thì chính quyền tỉnh Quảng Nam đã công khai lên tiếng phản đối.Tuần này, đích thân Bí thư tỉnh ủy Quang Nam, ông Nguyễn Đức Hải đề nghị chấm dứt sự họat động của thủy điện Sông Tranh 2 nếu công trình này không an toàn cho người dân.
Chúng tôi có ý kiến là, làm gì thì làm phải tuyệt đối an toàn trước đã, an toàn tính mạng của nhân dân.Theo Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải, với những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây, muốn an dân thì cần phải hy sinh công trình này. Ông Hải cũng đề nghị các nhà khoa học và các cơ quan chức năng cần tập trung làm rõ để công khai với người dân Quảng Nam.
Ô. Nguyễn Thế Tài
Quan điểm của Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình của các giới chức địa phương tại nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Trả lời Nam Nguyên của Đài Á Châu Tự Do tối 13/9, ông Nguyễn Thế Tài, bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Huyện Bắc Trà My phát biểu:
“Chúng tôi có ý kiến là, làm gì thì làm phải tuyệt đối an toàn trước đã, an toàn tính mạng của nhân dân. Hôm qua (12/9) cấp ủy đã họp rồi, đã có ý kiến của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và sẽ chờ kết luận của Trung ương.”
Trước những thực tế đang xảy ra, có lẽ đây là một chọn lựa rất khó khăn cho những nhà làm chính sách của Việt Nam; giữa một bên là hy sinh một công trình mà chính phủ đã phải đầu tư đến hơn 5 ngàn 2 trăm tỉ đồng; và bên kia là mối đe dọa đến sinh mạng của hàng ngàn cư dân trong vùng
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-87-09152012135106.html
Liệu có khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam? (phần 1)
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-09-14
Thực trạng một nền kinh tế với các khoản nợ xấu ngân hàng chồng chất, bất động sản đóng băng và nhất là niềm tin của người dân và các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút trước sự bất ổn của Chính phủ Việt Nam, nhiều lời đồn đoán rằng Việt Nam sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế.Tải xuống - download
Nguyên nhân
Ngay sau vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt trong giới ngân hàng Việt Nam, như giọt nước làm tràn ly, nhiều nhà bình luận cả trong nước lẫn quốc tế cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn hiện tại của Việt Nam chính là do sự bất ổn chính trị.Ngay trong bản tin hôm 27/8, AFP với tiêu đề “tranh đoạt quyền lực trên con thuyền kinh tế chơi vơi” trích nguồn từ bài viết của công ty Stratfor nhận định rằng vụ bắt giữ ông Kiên cho thấy có một “cuộc tranh giành quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng” và rằng “mối quan ngại to lớn hơn nằm ở nguy cơ bất ổn chính trị… việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên có thể mang ý nghĩa của sự bất hòa ngày càng gia tăng giữa những nhân vật ở thượng tầng và các phe phái chính trị.”
Đồng thời, bản tin AFP cũng trích lời một cựu đại biểu quốc hội Việt Nam rằng “chưa bao giờ xã hội Việt Nam đối diện với nhiều chuyển biến đến thế, những chuyển biến làm yếu đi nền lãnh đạo của đảng Cộng Sản và đe dọa toàn bộ chế độ chính trị.”
Theo quy luật sự ổn định về mặt chính trị luôn là nhân tố chủ chốt bao trùm lại toàn bộ đời sống xã hội, kinh tế, phúc lợi… của một quốc gia, khi có sự đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo, thì đó cũng là lúc cả xã hội và nền kinh tế dù trực tiếp hay gián tiếp, thông qua các chính sách vĩ mô cũng sẽ phải hứng chịu những hệ lụy không thể tránh khỏi. Và điều
này được minh chứng khá rõ tại Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, mà hàng loạt những vụ bê bối về kinh tế lớn ở Việt Nam thời gian qua đều xuất phát hoặc có dính dáng tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, châm ngòi là vụ Vinashin và đỉnh điểm là vụ bắt giữ bầu Kiên, khiến hàng loạt các trang blogs trong nước cũng như các tổ chức truyền thông nước ngoài có chung nhận định khi sự tập trung quyền hành quá lớn vào tay một người là Thủ tướng, cộng với sự bất đồng trong hàng ngũ chóp bu, thì phần chìm của tảng băng đã bị mang ra “hành quyết.”
Và điều gì đến sẽ phải đến, đó là “khủng hoảng lòng tin” của người dân vào sự ổn định chính trị bị lung lay, nhận xét về điều này, T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết:
"Nghiêm trọng nhất là khủng hoảng niềm tin, vừa rồi một số vụ liên quan đến vụ bắt giữ một số nhân vật được cho là đại gia trong lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng tới tâm lý thị trường.
Ở Việt Nam hay tuân theo tin đồn, gần đây một số tin đồn xuất hiện trên blogs, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào ổn định chính trị, một số tin đồn liên quan đến việc đấu đá chính trị cấp cao, ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tài chính."
Theo T.S Xuân phân tích, hệ thống tài chính, nơi cung cấp tiền bạc và tín dụng cho nền kinh tế bị xáo trộn, người dân dồn dập rút tiền khỏi ngân hàng và chuyển những khoản tiết kiệm này sang kênh vàng, không đầu tư hay tiết kiệm nữa.
Điều nguy hiểm là, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng cao chưa có thuốc chữa, ngân hàng thiếu tính thanh khoản, thì cùng lúc dòng vốn lại bị người dân rút khỏi “huyết mạch” kinh tế, khi không đủ vốn thì hàng loạt ngân hàng lại quay sang rút tiền khỏi các công ty đầu tư chứng khoán.
Và cái vòng luẩn quẩn thiếu vốn, thiếu tiền cộng với các khoản nợ xấu, đang biến hệ thống ngân hàng, tài chính Việt Nam vốn đang ở thời kỳ cực thịnh chỉ một vài năm trước, nay bước vào “ cơn bĩ cực.”
Nghiêm trọng nhất là khủng hoảng niềm tin, vừa rồi một số vụ liên quan đến vụ bắt giữ một số nhân vật được cho là đại gia trong lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng tới tâm lý thị trường
TS Vũ Ngọc Xuân
Dấu hiệu khủng hoảng
Thời kỳ “cực thịnh” kia của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, khiến người ta liên tưởng lại giai đoạn tín dụng được Việt Nam bơm ra ào ạt.Trong bản tin của AFP hôm 27/8 nhận xét rằng, sau khi mở cửa kinh tế, quyền lực chuyển dần từ Đảng Cộng Sản sang tay Chính phủ, mà cụ thể là vào tay của Thủ tướng Dũng khi ông lên nắm quyền năm 2006.
Trong thời kỳ sung mãn, bằng mọi giá để đánh đổi lấy sự tăng trưởng, tín dụng đã được bơm ra mạnh mẽ, khiến kinh tế Việt Nam liên tục được ca ngợi như một hình mẫu của sự tăng trưởng với hơn 7%.
Nhưng rồi, giờ đây khi mất đi đà tăng trưởng, người ta mới thấy rõ những mặt tiêu cực trong chính sách phát triển quá nóng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tại Việt Nam không chỉ đến từ rủi
ro của hệ thống tài chính mà nó còn được thể hiện ở dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm, tính đến đầu tháng 8, nguồn vốn trực tiếp đã giảm đến hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài những lý do như bất ổn kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém hay tiền lương nhân công tăng cao thì sự bất ổn trong đời sống xã hội tại Việt Nam cũng là một nguyên nhân. Tiếp tục phân tích, T.S Vũ Ngọc Xuân nói tiếp:
"Mối lo ngại nhất của các nhà đầu tư là sự bất ổn liên quan đến chính trị, vấn đề chính trị ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.
Bây giờ hầu hết mọi người là nghe ngóng thông tin xem có vấn đề gì không, có nhiều đồn đoán đến có sự can thiệp chính trị từ bên ngoài, vấn đề Biển Đông cũng gây sự chú ý lớn của dư luận trong nước, người ta lo ngại một cuộc chiến tranh trên Biển Đông chẳng hạn, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, họ không an tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam."
Mối lo ngại nhất của các nhà đầu tư là sự bất ổn liên quan đến chính trị, vấn đề chính trị ảnh hưởng rất lớn đến kinh tếTrên cả 2 khía cạnh, sức mạnh nội tại của nền kinh tế (hệ thống tài chính ngân hàng) lẫn những động lực bên ngoài để kích thích sự tăng trưởng (dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), Việt Nam đều đang đối mặt với nhiều trở ngại ít nhiều có liên quan đến bất ổn và chia rẽ bè phái trong tầng lớp chính trị tại Việt Nam.
TS Vũ Ngọc Xuân
Tuy nhiên, với câu hỏi nguyên nhân nào dẫn tới những tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay, T.S Ngô Trí Long, một chuyên gia tài chính trả lời khái quát rằng:
"Hiện nay Việt Nam căn bệnh gọi là trầm kha rất cố hữu mà ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô là năng suất, chất lượng hiệu quả còn rất thấp, tham nhũng chưa triệt được tận gốc, những tiềm năng bất ổn kinh tế vĩ mô rất lớn".
Một trong ba lý do lớn dẫn tới sự bất ổn kinh tế Việt Nam mà T.S Ngô Trí Long nhận xét đó chính là vấn đề tham nhũng. Điều này cũng giải thích tại sao trong Nghị quyết TW Đảng lần thứ 4, vấn đề tham nhũng được đặt lên làm trọng tâm đối với hơn 3 triệu đảng viên tại Việt Nam.
Nhắc đến đây, làm chúng tôi nhớ lại lời G.S Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia nhận định “chủ tịch nước Sang và Tổng Bí thư Trọng đang lặp đi lặp lại một điệp khúc cũ nhưng chính xác rằng tham nhũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với tính chính danh của chế độ độc đảng ở Việt Nam.”
Hơn nữa, ông Thayer còn nói thêm “một trận tranh đấu phe phái đã bắt đầu” và “trận địa chính là cải cách kinh tế bao gồm khu vực nhà nước và khu vực ngân hàng và triệt tiêu tình trạng tham nhũng ở mức độ lớn đã ăn sâu vào hệ thống chính trị.”
Phải chăng với một sự bất ổn chính trị, đấu đá phe cánh đến hồi cao trào cộng với sự bất bình của công chúng đối với các quan chức tham nhũng đang là nguyên nhân châm ngòi nổ có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.
Trong phần sau của loạt bài này, chúng tôi sẽ gửi tới quý vị ý kiến của các chuyên gia về dự đoán này.
Theo dòng thời sự:
- Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang?
- Hiệu ứng Boomerang
- TS Lê Đăng Doanh: vụ “Bầu” Kiên là hệ quả việc thiếu giám sát quyền lực
- Tổng giám đốc Tập đoàn tài chính ACB Nguyễn Đức Kiên bị bắt
- Thị trường chứng khoán Việt Nam hốt hoảng trước tin Bầu Kiên bị bắt
- “Đại gia” hay “trọc phú” thời hiện đại?
- Công ty Cổ phần thủy sản Bình An thanh toán tiền nợ
- Nông dân Cần Thơ đòi Bianfishco phá sản
- Vỡ Nợ Dây Chuyền- Tháp Cao Sụp Đổ?
- Phó vụ trưởng Bộ Tài chính bị truy nã vì tội lừa đảo
- TGĐ công ty CP sàn bất động sản Việt Nam tù chung thân
Liệu có khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam? (phần 2)
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2012-09-15
Tiếp tục loạt bài về liệu sẽ có khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, trong phần 2 của bài sẽ tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia và giảng viên kinh tế về vấn đề này.Mới đây, trong bản tin của hãng Bloomberg trích dẫn lời ông Đinh Tuấn Minh, một thành viên của nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô của Quốc hội và đồng tác giả của “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012” rằng, Việt Nam có thể cần đến cứu trợ quốc tế để tạo quỹ “tái cấu trúc hệ thống ngân hàng” nhằm giải quyết nợ xấu khổng lồ cho hệ thống này. Cùng thời điểm này, trong cuộc họp Thượng đỉnh APEC tại Nga, Tổng thống Indonesia Susilo Yudhoyono cho biết các thành viên của ASEAN cũng như bản thân Indonesia sẽ sẵn sàng giúp Việt Nam vượt qua “khủng hoảng” để không cần cứu trợ từ IMF. Với những thông tin như vậy, cộng với khả năng phục hồi kinh tế chậm chạp cũng như triển vọng không mấy sáng sủa trong thời gian trước mắt, nhiều lời đồn đoán cho rằng Việt Nam có thể bước vào ngưỡng của một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tùy vào cải cách của chính phủ
Tuy nhiên, để khẳng định có hay không một cuộc khủng hoảng là một câu hỏi không dễ trả lời, vì có rất nhiều tác nhân quyết định đến khái niệm “khủng hoảng”. Ở một số quốc gia thì khủng hoảng bắt nguồn từ hệ thống tài chính ngân hàng hoặc bắt đầu bằng tình trạng bong bóng địa ốc; trong khi đó ở quốc gia khác thì khủng hoảng lại bắt đầu từ sự bất ổn chính trị, chiến tranh hoặc quốc gia mất khả năng trả nợ quốc tế. Khái niệm khủng hoảng kinh tế ở mỗi quốc gia mang những đặc tính khác nhau, dựa trên những yếu tố như lạm phát, tốc độ tăng trưởng, cán cân thanh toán, dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế của nước mình. Tại Việt Nam, nếu có một cuộc khủng hoảng kinh tế thì cũng sẽ mang “màu sắc” khác bởi thể chế chính trị cũng như khả năng can thiệp của Chính phủ vào điều hành nền kinh tế ở mức độ khác với các nước từng trải qua khủng hoảng trong khu vực. Chúng tôi liên hệ với TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương để tìm hiểu về khả năng có xảy ra một cuộc khủng hoảng tại Việt Nam hay không, TS Doanh cho biết:“Việc có khủng hoảng hay không thì đó là điều mà trong giới học thuật cũng như trong giới chính trị cho đến nay chưa có kết luận, cho nên tôi chưa muốn nói gì đến chuyện gì đến việc đó.”
Tình hình kinh tế năm tới phụ thuộc rất nhiều vào hành động cải cách của Chính phủ, nếu không có những hành động cải cách kiên quyết có hiệu quả thì tình hình khó có khả năng cải thiện.Mặc dù không trả lời thẳng liệu có hay không một cuộc khủng hoảng, nhưng TS Doanh cho biết khả năng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn và kinh tế có cải thiện được hay không còn tùy thuộc vào các chính sách điều tiết của Chính phủ với các biện pháp cải cách kiên quyết, ông nhận xét:
TS Lê Đăng Doanh
“Tình hình kinh tế năm tới phụ thuộc rất nhiều vào hành động cải cách của Chính phủ, nếu không có những hành động cải cách kiên quyết có hiệu quả thì tình hình khó có khả năng cải thiện. Phải cải cách cả bộ máy, cả thể chế, phải cải cách đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng.”
Trong thời gian qua, Việt Nam đã nhiều lần nhắc tới việc phải tái cấu trúc nền kinh tế và ngay TS Lê Đăng Doanh cũng đã lên tiếng cho rằng Việt Nam cần phải có một sự đổi mới kinh tế lần 2 theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu để phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Mặc dù đề án tái cấu trúc đã được giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì thực hiện, nhưng đề án này đã bị hoãn lại cho đến năm sau.
Không cần vay vốn
Tuy nhiên, ở góc độ vay nợ quốc tế để cứu trợ cho các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng như một số chuyên gia cảnh báo, TS Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế trường ĐH Kinh tế Quốc Dân cho rằng khả năng đó rất khó xảy ra tại Việt Nam do dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức an toàn, cũng như sự ổn định của tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng đô la Mỹ. TS Xuân cho biết: “Nhìn chung khả năng khủng hoảng của Việt Nam mà cần đến các tổ chức tài chính quốc tế cứu trợ như IMF, World Bank thì điều đó rất khó có khả năng xảy ra. Điều đó chỉ có thể xảy ra nếu Việt Nam có sự bất ổn liên quan đến chính trị, gây ra khủng hoảng niềm tin thì sẽ cần đến sự cứu trợ của các tổ chức quốc tế.Cho nên Việt Nam mặc dù khó khăn nhưng vẫn không cần đến sự cứu trợ của các tổ chức quốc tế.Nhưng với tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay, cũng như sự ổn định tỷ giá giữa đồng VN và đồng USD thì khả năng đó rất là thấp. Cho nên Việt Nam mặc dù khó khăn nhưng vẫn không cần đến sự cứu trợ của các tổ chức quốc tế.”
TS Vũ Ngọc Xuân
Mặc dù không cho rằng những bất ổn chính trị có thể là ngòi nổ cho một cuộc khủng hoảng kinh tế, TS Nguyễn Quang A nhận xét tương lai kinh tế Việt Nam sẽ vẫn còn có những trở ngại nếu chừng nào chưa có sự xác định rõ ràng vai trò của Đảng Cộng sản, chưa phân định được rõ ràng vai trò của Nhà nước và vai trò của khối các doanh nghiệp làm kinh tế, TS Quang A bình luận:
“Tôi nghĩ rằng chừng nào Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thay đổi đường lối của mình, chừng nào họ chưa có một nhìn nhận rất rõ là việc gì là việc của nhà nước và việc gì là việc của các doanh nghiệp mà vẫn còn lẫn lộn như thế thì tôi nghĩ rằng tình hình kinh tế khó có khả năng sáng sủa hơn.”
Không hẳn
Nếu nhìn vào các chỉ số kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn gần đây có thể thấy tình hình đã có những cải thiện, nhưng chưa nhiều, tốc độ tăng trưởng nửa đầu năm ở mức 4.4% so với mức ban đầu 6.5%, số lượng các doanh nghiệp khai phá sản hoặc ngừng nộp thuế vẫn tăng cao, những rủi ro của bất ổn vĩ mô vẫn lớn. TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thừa nhận bản thân nội tại của nền kinh tế vẫn còn những khó khăn nhưng khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng thì không có. Ông nhận xét: “Vẫn thừa nhận là rủi ro bất ổn vĩ mô vẫn còn và có một số vấn đề thí dụ như nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khá là nghiêm trọng, thứ hai là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang tăng chậm lại, nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn về các hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhưng đến mức Việt Nam không thể xử lý được mình thì tôi nghĩ nó không hẳn như vậy.Nếu mà nói có nguy cơ xảy ra khủng hoảng hay không thì trong bối cảnh kinh tế hiện nay của thế giới và khu vực cũng còn rất nhiều khó khăn thì kinh tế Việt Nam cũng khó khăn và nội tại kinh tế của Việt Nam cũng có nhiều khó khăn. Nhưng đến mức Việt Nam không thể xử lý được mình thì tôi nghĩ nó không hẳn như vậy.”
TS Võ Trí Thành
Ngoài ra TS Võ Trí Thành cũng cho biết theo dự báo có thể nền kinh tế Việt Nam năm tới sẽ khá hơn một chút, dần dần vượt qua được những khó khăn với những biện pháp quyết liệt từ cấp vĩ mô, theo đó các hướng cải cách sẽ tập trung mạnh vào hệ thống ngân hàng, khối doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công.
Xin được nhắc lại, trong ngày 13/9, khi trả lời TTXVN, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định với điều kiện kinh tế vĩ mô, Chính phủ Việt Nam sẽ không có nhu cầu vay vốn của IMF cũng như của các nước ASEAN + 3 để xử lý các vấn đề trong nước, Thủ tướng nhận định Việt Nam đã bắt đầu đã có những dấu hiệu tích cực trên các mặt như tài khoản vãng lai, dự trữ ngoại hối, xuất nhập khẩu…
Có thể nói, với những dấu hiệu cả tiêu cực lẫn tích cực mà nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện, cộng với bức tranh sáng tối đan xen của nền kinh tế toàn cầu, rất khó để kết luận Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ khủng hoảng với việc vay vốn cứu trợ của các tổ chức quốc tế để giúp giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Bất kỳ một kết luận nào được đưa ra hiện tại chắc chắn sẽ cần phải có thêm thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu.
Chủ nghĩa cộng sản: một thế giới viễn mơ
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2012-09-15
Nguyễn Chí Đức, từng là một sinh viên năng nổ tham gia vào ĐCSVN với những tâm huyết tuổi trẻ vừa viết đơn xin ra khỏi ĐCSVN. Năm 2010, tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ yêu cầu bỏ học thuyết Mác-Lê và tuyên bố đốt thẻ Đảng. Liệu đây là một trong những biểu hiện cho thấy lý thuyết cộng sản không áp dụng được trong thực tế?Quỳnh Chi hỏi chuyện ông Lữ Phương, lý luận gia Marxist và là nhà nghiên cứu chính trị về đảng Cộng sản Việt Nam. Nói về việc xin ra khỏi ĐCSVN của Nguyễn Chí Đức, ông Lữ Phương nhận xét:
Tuyệt vọng từ lâu
Lữ Phương: Đây thực sự chỉ là một hình thức công khai mà thôi, nghĩa là khi có điều kiện thích hợp thì nó bộc lộ ra. Nhưng theo tôi hiểu bên trong có rất nhiều đảng viên (ĐCSVN) chính thức thì chưa ra nhưng họ đã bỏ hoàn toàn những sinh hoạt vì họ mất hoàn toàn niềm tin; không còn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng có thể đưa đất nước đi lên. Cuối cùng thì tôi nghĩ những người có lương tri đều từ bỏ ĐCSVN hết thôi. Nó khác hẳn một thời khác.Quỳnh Chi: Thế thì điểm khác nhau nhất giữa giai đoạn mà người ta bắt đầu tham gia vào ĐCSVN cách đây 70-80 chục năm chẳng hạn so với giai đoạn sau này là gì?
Cuối cùng thì tôi nghĩ những người có lương tri đều từ bỏ ĐCSVN hết thôi.Lữ Phương: Trước đây, thời kỳ giành độc lập dân tộc thì Đảng là một đảng rất mạnh, được tin tưởng, hòa vào cùng khát vọng dân tộc là đòi hỏi một đất nước có độc lập chủ quyền và trên cái độc lập đó xây dựng một xã hội mới. Đó là một lý tưởng, là một viễn cảnh mà các đảng viên (ĐCSVN) tham gia hy sinh tranh đấu. Nhưng khi thời kỳ đó chấm dứt, chuyển sang xây dựng hòa bình thì đường lối lãnh đạo (của ĐCSVN) hoàn toàn đi ngược lại, hầu như phủ nhận hoàn toàn lý tưởng đó.
Ô. Lữ Phương
Quỳnh Chi: Như ông đã nói, lúc tham gia vào ĐCSVN, người ta đều có một lý tưởng là mang đến một điều tốt đẹp cho đất nước. Tuy nhiên, bây giờ đường lối của ĐCSVN lại đi theo một hướng khác (như ông nói) thì những thế hệ tham gia tranh đấu cho đất nước như các ông chẳng hạn, có thấy thất vọng không?
Lữ Phương: Rất nhiều trí thức đã tuyệt vọng từ lâu rồi. Từ sau năm 1954 và sau khi giải phóng rồi thì nó biểu hiện thấy rõ như vụ Văn Nhân Giai Phẩm chẳng hạn; nhưng vì tình hình đất nước vẫn còn chiến tranh, thế này thế khác cho nên người ta phải chịu thôi. Do chính quyền còn đó nên sự phản ứng của trí thức vẫn cứ tiếp tục dưới nhiều hình thức. Cho đến ngày nay nó cũng chỉ là tiếp tục của những gì từ những ngày đầu thôi chứ không có gì lạ cả.
Lý thuyết không tưởng
Quỳnh Chi: Một số người cho rằng những thất bại trong đường lối của ĐCSVN (như trong kinh tế, tham nhũng, và các chính sách xã hội) đã chứng minh rằng chủ thuyết cộng sản rất đẹp về lý thuyết nhưng khi đưa vào thực hiện trong thực tế thì lại không được như vậy. Là một người am hiểu về lý thuyết chủ nghĩa cộng sản, ông suy nghĩ thế nào? Lữ Phương: Tôi thấy nếu nói rằng chủ nghĩa cộng sản mà đẹp thì nó không phải đẹp về lý thuyết mà về sự không tưởng của nó, tức là một thế giới viễn mơ, một ước mong, một khát vọng, một sự tưởng tượng về tương lai. Nhưng có những thời kỳ, cái đó (lý thuyết cộng sản) có tác động đến thực tế, nó hỗ trợ cho những cuộc tranh đấu thực tiễn.Nguyên nhân chính người ta vào Đảng là thực tiễn chẳng hạn như vấn đề yêu nước hay công bằng xã hội. Cái lý thuyết không tưởng kia nó “chấp” vào để tạo cho người ta một động lực để hy sinh phấn đấu. Lúc đầu người ta chưa có điều kiện để kiểm chứng thực tiễn đó thế nào. Sau khi giành được độc lập dân tộc thì họ bắt đầu đem lý thuyết đó (cộng sản) ra thực hiện. Trước thực tế thì lý thuyết không tưởng bộc lộ hết cái sự tàn khốc của nó ra.
Quỳnh Chi: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện vẫn kiên định với đường lối đi lên XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI (tháng 01-2011) cũng tiếp tục khẳng định điều này. Một số người đặt câu hỏi là “Liệu Việt Nam có tới được XHCN không?” Theo ông thì “tới” hay không?
Tôi thấy nếu nói rằng chủ nghĩa cộng sản mà đẹp thì nó không phải đẹp về lý thuyết mà về sự không tưởng của nó, tức là một thế giới viễn mơ, một ước mong, một khát vọng, một sự tưởng tượng về tương lai.Lữ Phương: Tôi đã nói từ rất lâu rồi là không có cái gọi là CNXH mà là CNXH Marxist. Bởi CNXH là một khái niệm rộng, có nhiều xu hướng khác nhau. Nhưng cái CNXH mà các đảng CS hiện thực từ Liên Xô đến Trung Quốc, Việt Nam đang làm là hoàn toàn không có cái gọi là CNXH. Đó là cái “phản CNXH”. Không có con đường nào đi lên “phản CNXH” cả. Nếu người ta muốn tìn một CNXH thì có một CNXH khác để đi lên chứ không phải thứ CNXH này.
Ô. Lữ Phương
Quỳnh Chi: Ông có thể nói rõ hơn?
Lữ Phương: Đứng về mặt lý thuyết, tư tưởng thì người ta có rất nhiều quan niệm khác nhau. Mô hình này, mô hình khác… rất nhiều tư tưởng của những triết gia và đem ra thực hiện. Vấn đề đặt ra là “anh” thực hiện nó như thế nào. Về quyền tự do thì “anh” cứ đưa ra đường lối đó nhưng “anh” phải thực hiện bằng con đường dân chủ. Còn cái CNXH hiện thực nó không thực hiện bằng con đường dân chủ mà bằng áp bức, bạo lực, trấn áp… cái đó là đi ngược hoàn toàn xu hướng thế giới và không thể nào tồn tại được.
Quỳnh Chi: Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc điều tra, xử lý những trang web được cho là “có nội dung chống Đảng và Nhà nước”. Một số người cho rằng việc này đi ngược lại vấn đề “phê bình và tự phê bình” – được xem là một trong những nguyên tắc của ĐCSVN. Ông nhận xét thế nào?
Lữ Phương: “Phê và tự phê” từ xưa đến giờ là một trò hề, chẳng có gì nghiêm chỉnh cả. Nó chỉ là hình thức chứ không phải thực tế. Việc làm này của ông Nguyễn Tấn Dũng là một hình thức trấn áp. Việc tự phê bình không tác dụng gì cả nên phải bộc lộ hết thực chất bên trong là biện pháp trấn áp. Quỳnh Chi: Một số nguồn tin chưa kiểm chứng cho rằng đang có sự cạnh tranh và đấu đá nhau trong Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông thấy có chuyện đó không?
Lữ Phương: Việc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng là việc triền miền từ xưa đến giờ dưới nhiều hình thức ngay cả trong thời kỳ chưa có chính quyền. Ở những nước dân chủ thì sự “đấu đá” quyền lực được biểu hiện công khai trên báo chí, nghị trường, xã hội. Nhưng ở những nước cộng sản thì việc đó không được không khai bày tỏ ra nên cuộc “đấu đá” diễn ra âm thầm trong nội bộ nhiều khi rất tàn khốc. Nếu nói đang diễn ra thì nó chỉ là một hình thức mới trong giai đoạn mới thôi.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông đã chia sẻ.
Theo dòng thời sự:
- Anh Nguyễn Chí Đức ra khỏi Đảng Cộng Sản VN
- Thêm một đảng viên từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin
- Có nên từ bỏ “Chủ nghĩa Mác-Lê” hay không?
- Vì sao nhiều đảng viên CSVN trả thẻ Đảng?
- Tội ác của Cộng sản với nhân loại
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh xử lý nhiều trang blog
- TBT Nguyễn Phú Trọng ca bài XHCN
- "Ngôi nhà Đảng" đã quá mục rữa
Việt Nam: con hổ khốn cùng
Việt Long RFA, lược dịch từ "The Economist"
2012-09-14
Với ít ỏi triển vọng cải tổ có ý nghĩa, nền kinh tế sẽ còn lung lay thêm nữa.Cơn ác mộng
Những tuần lễ vừa qua là cả một cơn ác mộng cho giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam, những người tự hào là đã đem lại ổn định chính trị và kinh tế cho 90 triệu người dân Việt.Những ngân hàng bị khách đổ xô tới rút tiền, những giám đốc bỏ trốn, bị bắt giam, khủng hoảng tín dụng bùng nổ với số lượng cao hơn nhiều năm từ trước tới nay cộng lại.
Cơn sốt cao độ khiến phó thống đốc ngân hàng trung ương hồi cuối tuần trước, (rồi đến Thủ tướng chính phủ vào tuần này), phải vội vã bác bỏ tin đồn chính phủ hỏi vay tiền của Quỹ tiền tệ quốc tế để tránh phá sản. Chỉ một nhóm chuyên viên của IMF xuất hiện ở thủ đô Hà Nội cũng có vẻ như gây nên sự chao đảo niềm tin.
Tuy nhiên sự khó chịu gần đây nhất thực sự phát khởi từ hôm 20 tháng 8 với vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh gia thích khoa trương, sáng lập viên Ngân hàng thương mại cổ phần châu Á, ACB, một trong những ngân hàng lớn nhất trong nước.
Tuy ông Kiên đã rời khỏi Hội đồng quản trị ngân hàng từ năm ngoái, vụ bắt giam với những cáo buộc mơ hồ gọi là “kinh doanh bât hợp pháp” cũng đủ khơi mào cho việc rút tiền ồ ạt, kèm theo một thời kỳ lao dốc của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Niềm tin càng lung lay khi Tổng giám đốc ACB lại bị bắt tiếp theo, với cáo buộc “sai phạm trong quản trị kinh tế”.
Báo "The Economist" viết tiếp: Toàn bộ sự kiện nhắc cho giới đầu tư rằng sau nhiều năm quản trị kém cỏi và cho vay bừa bãi, các ngân hàng Việt Nam rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, và nạn tham nhũng cùng lãng phí đã tràn ngập nền kinh tế.
Đó chẳng phải là điều bí mật gì, nhưng trong những vie con số gọi là “được nhìn nhận” đó.
Bế tắc tại Hà Nội
Thế là niềm tin vào kinh tế Việt Nam, nhất là của giới đầu tư phương Tây, bắt đầu đổ vỡ. Lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, lên tới 8 tỉ đô la trong 7 tháng đầu của năm, giảm 1 phần ba so với 1 năm trước đó. Nhật Bản là nước chiếm phân nửa toàn mức đầu tư từ nước ngoài.Cố gắng lạc quan, một số doanh gia trong nước ca ngợi Ngân hàng Trung ương về việc ít ra cũng đã nhìn nhận con số đáng buồn về nợ xấu – mà trong quá khứ không ai coi là chuyện đương nhiên. Tương tự, họ cũng nói việc bắt ông Kiên chứng tỏ quyết tâm mới của chính phủ trong việc trừng trị những hành động quá đáng.
Thực ra, những vụ bắt giữ và sa thải những nhân vật “nổi” đã xảy ra nhiều trong năm nay. 9 nhân viên quản trị của Vinashin bị tuyên án, người nặng nhất là 20 năm tù, sau khi tập đoàn đại công ty đóng tàu và là một trong những xí nghiệp Nhà nước lớn nhất từng chi phối nền kinh tế, gần phá sản với mối nợ 4 tỉ rưỡi đô la.
Người đứng đầu một xí nghiệp khổng lồ khác, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bị sa thải sau khi tập đoàn này lỗ hơn 1 tỉ vào năm ngoái. Trong tháng này công an cũng bắt giam nguyên giám đốc công ty Nhà nước vận tải đường biển Vinaline, người đã bỏ trốn từ tháng ba sau một vụ điều tra tham nhũng ở công ty.
Giữa bối cảnh đó, một nhà đầu tư lâu năm ở Việt Nam biện giải vụ bắt ông Kiên “nhìn chung thì vẫn là tích cực và cần thiết”, và là chỉ dấu cho thấy xu hướng chống tham nhũng bắt đầu có trớn.
Những nhà phân tích khác tỏ ra hoài nghi hơn, nói rằng những vụ bắt bớ ít liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng, mà liên quan nhiều hơn đến hậu quả của một cuộc tranh giành quyền lực ở thượng từng kiến trúc của đảng Cộng sản, đặc biệt là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Nhóm quản trị Vinashin và Nguyễn Đức Kiên có mối liên kết chặt chẽ với vị thủ tướng, và sự suy sụp của họ làm giảm vị thế của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Hơn thế nữa, nhà kinh tế độc lập Nguyễn Quang A đưa ra lý luận rằng mặc dù những vụ bắt bớ đó quả có là “điềm” báo trước một chiến dịch phối hợp để loại trừ những “ông chủ” tham nhũng, nhưng nó cũng khó lòng chạm đến bề mặt của những vấn đề kinh tế có cội rễ sâu xa của Việt Nam.
Khu vực ung nhọt
Vẫn theo bài báo "Vietnam: a tiger at bay", vị trí đầy ưu quyền của các xí nghiệp Nhà nước- chiếm 40% sản lượng quốc gia- là nơi chịu trách nhiệm chính yếu cho tất cả những vụ hối lộ, lạm dụng tài nguyên, cùng với nạn chi tiêu như điên dại, đã kéo Việt Nam xuống dốc.Giới quản trị ngoại quốc cho rằng làm ăn ở Việt Nam là cả một cơn ác mộng.
Nhà kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng toàn hệ thống cần được thay đổi, không phải chỉ đem nhốt một số người vào tù là xong.
Giống như tại Trung Quốc, những người Cộng Sản bám chặt lấy các xí nghiệp quốc doanh như một phương tiện để giữ quyền kiếm soát chính trị trên nền kinh tế.
Tuy nhiên điều đó có nghĩa là những tay quản trị có mối liên kết chính trị nhưng kém khả năng lại có quyền dựng nên những “đế quốc” lan tràn ăn cánh với nhau – điển hình là những công ty taxi, những ngân hàng, khách sạn… và còn nhiều hơn nữa – tất cả đều chẳng đem lại lợi ích gì về kinh tế.
Hệ thống ấy chỉ làm giàu một số ít “chủ nhân” nhưng đã chất chồng lên những công ty quốc doanh kia hằng đống nợ nần mà rốt cuộc chính phủ phải gánh vác.
Nhưng mới năm ngoái đảng Cộng Sản vẫn còn nhắc lại lời khẳng định như đinh đóng cột rằng khu vực quốc doanh phải nằm giữ “vai trỏ chủ đạo” trong nền kinh tế. Không nơi nào mà đảng Cộng sản tỏ ra quyết tâm dùng quyền lực chính trị để kiểm soát hơn là khu vực quốc doanh.
Năm nay chính quyền hung hăng đàn áp những tiếng nói đối lập một cách bất thường, nhất là đối với những người kêu gọi thêm dân chủ.
Đặc biệt là các blogger, bị tách riêng và gắn lên những án tù nặng nề vì “tội tuyên truyền chống lại Nhà nước”.
Hành vi ấy khó có thể được coi là cung cách của một chính phủ có ý hướng cải tổ hệ thống.
No comments:
Post a Comment