LÝ ĐƯƠNG NHIÊN * NGUYỄN TRƯỜNG TỘ LÀ DANH NHÂN VIỆT NAM?
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ LÀ DANH NHÂN VIỆT NAM?
Lý Đương Nhiên
bản in | ¿ Xem Mục Lục | 20 tháng 2, 2009 |
Nhân đọc sachhiem.net giới thiệu bốn bài viết tôn phong ông Nguyễn Trường Tộ; tôi có một vài ý kiến hy vọng thêm chút ánh sáng trong việc xác định lại vị trí của ông Nguyễn Trường Tộ trong dòng lịch sử nước nhà.
Vào tháng 10/1858, ông Nguyễn Trường Tộ cùng Giám mục Gauthier đến Đà Nẵng gặp quân Pháp. Ở đây đã có nhiều người Pháp, trong đó có Giám mục Pellerin áp lực quân Pháp tấn công Huế. Sau đó Nguyễn Trường Tộ cùng Giám mục Gauthier sang Hong Kong. Ở đó ông Tộ có dịp đọc Tân Thư của Tàu và tận mắt nhìn thấy văn minh của nước Anh.
Năm 1861, ông Tộ về Saigòn trên chiến hạm của Charner, không phải để đi kháng chiến, nhưng về làm việc cho Pháp với chức Thông ngôn. Sau đó ông viết vài bản điều trần gửi cho vua Tự Đức, ông trở thành người yêu nước? và Danh nhân Việt Nam?
Nguyễn Trường Tộ ít được người biết đến, cho tới khi tờ Nam Phong khởi đăng bài của các ông Sở Cuồng Lê Dư, Lê Thước, Nguyễn Trọng Thuật. Họ đã biến Nguyễn Trường Tộ một người vô danh trở nên một nhân vật lịch sử. Tiếp đến, ông Từ Ngọc Nguyễn Lân đã viết và cho nhà xuất bản Viễn Đệ xuất bản vào năm 1941 ở Huế cuốn “Nguyễn Trường Tộ”. Giai đoạn này, ông Đào Đăng Vĩ dịch ít bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cho đăng ở báo "La Patrie Annamite". Không biết ông đã tìm thấy ở đâu hay ai đã cung cấp cho ông những bản điều trần đó để ông dịch. Tiếp đó, ông Vĩ đã viết và cho xuất bản cuốn “Nguyễn Trường Tộ et Son Temps”.
Hai mươi năm sau, năm 1961, ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu đã viết chung và cho xuất bản cuốn “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ 19”. Thời gian này, tập san “Nghiên cứu Lịch sử” cũng cho đăng một số bài của các ông Văn Tân Hoàng Văn Nọn, Hoàng Nam, Hồ Hữu Phước, Đặng Huy Vận, Chương Thâu và bà Phạm Thị Minh Lệ,…
Trong thời gian này, ở trong Nam không có quyển sách nào viết về Nguyễn Trường Tộ được xuất bản, nhưng có nhiều bài viết tôn vinh Nguyễn Trường Tộ trên các tạp chí Văn Đàn và Văn Hoá Á Châu,…Ngoài ra Tinh Việt Văn Đoàn còn thành lập “Hội phát triển tinh thần Nguyễn Trường Tộ”. Còn trên tạp chí Trình Bầy của chủ nhiệm Thế Nguyên Trần Gia Thoại có đăng một bài ca ngợi Nguyễn Trường Tộ là bài “Nội dung các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ” của sử gia Nguyễn Khắc Ngữ đăng trong số 33-35, từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 2 năm 1972.
Đến năm 1988, Lm Trương Bá Cần cho xuất bản cuốn “Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo” ( tập I). Đây là cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay. Năm 1991, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh cho tái bản cuốn “Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo” (Tập I – con người) của linh mục Trương Bá Cần. Đến năm 1992, Trung Tâm Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh cho ra cuốn “Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước” do nhiều người viết. Ở hải ngoại, năm 1998 nhóm Giao Điểm cho ra mắt quyển “Nguyễn Trường Tộ - thực chất con người và di thảo”.
Những bài viết về ông đa số (ngoại trừ cuốn “Nguyễn Trường Tộ Thực chất con người và di thảo” của Giao Điểm xuất bản) là đã dành cho ông nhiều thiện cảm . Đọc bản tiểu sử của ông Tộ, do ông Lê Thước công bố: “Ông bị bệnh chết trẻ, ông có học nhưng không được đi thi vì là người Gia Tô, ông có tài mà không được trọng dụng, vì thế mà ai không trạnh lòng thương cảm.” Nhưng có một số người đã ca tụng, tôn vinh ông quá lố, quá đáng, đi đến chỗ không thật và bất xứng. Chiều hướng này ció thể tìm thấy trong các bài như của ông Lê Thước đã cho rằng: “Tư tưởng của người , học thức của người vượt quá xa người đương thời mấy vạn lần”; ông Nguyễn trọng Thuật đánh giá: “Nguyễn Trường Tộ ngang với Khang Hữu Vi của Tàu”; còn ông Từ Ngọc Nguyễn Lân cho rằng: “Người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời kỳ lịch sử rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam, một nhà đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng và đại nghị luận. Một người như thế đáng được cả quốc dân tôn sùng, tượng đồng bia đá kể còn ít.” Có người còn cho rằng: “Ông là bậc kỳ tài, có những tư tưởng tân tiến và một tấm lòng sâu nặng vì nước vì dân”. Có người lại hỏi: “Tại sao vua quan thời Tự Đức không biết nghe theo Nguyễn Trường Tộ, nếu không bổ nhiệm ông làm thủ tướng toàn quyền như hiệp sĩ Toà Thánh Ngô Đình Diệm sau này thì cũng phải mời ông vào ngôi vị cố vấn khoa học kỹ thuật tối cao cho vua quan triều đình”…
Đa số người viết đề cao vai trò canh tân của Nguyễn Trường Tộ thì nội dung trong bài phải đả, phải công kích, mạt sát triều đình Tự Đức như phản động, ngu dốt, phong kiến, bảo thủ, cổ hủ,… không chịu nghe lời canh tân của Nguyễn Trường Tộ nên mới mất nước vào tay thực dân Pháp. Có người còn viết bịa ra là phái đoàn Nguyễn Trường Tộ đi sứ sang Pháp, lúc trở về có tường trình cho vua Tự Đức biết văn minh của nước Pháp như “lấy nước ở tường ra”, “đèn cháy ngược” thế mà vua Tự Đức còn u mê không chịu nghe lời ông Nguyễn Trường Tộ mà canh tân đất nước. Luận cứ này còn đem cả vào trường học giảng dạy cho học sinh nữa.
Vua Tự Đức chết năm 1883, ông Phạm Phú Thứ chết năm 1882, ông Nguyễn Trường Tộ chết năm 1871. Tất cả những vị nêu trên cũng như trên toàn cầu, vào giai đoạn đó, chưa có ai biết hình thù cái bóng đèn điện nó ra sao. Cái bóng điện được thắp sáng lần đầu tiên ở trên trái đất này là ở trong phòng thí nghiệm của ông Thomas Edison, vào ngày 19 tháng 10 năm 1879, cháy liên tục đến ngày 21 tháng 10 năm 1879, ông cho tăng voltage, nó tắt liền (At 1:30PM on October 21, Edison decided to increase the voltage. Not until then did the bulb burned out). Phải qua giai đoạn thiết lập nhà máy làm bóng điện, nhà máy phát điện, trạm biến điện, cột điện, contact, dây chuyền điện…
Đến cuối thế kỷ 19, các thành phố Mỹ và Châu Âu mới được thắp sáng khắp thành phố và tư gia vào ban đêm. Ở Việt Nam đèn điện được thắp sáng lần đầu tiên tại Phủ Thống sứ Pháp ở Hà Nội vào năm 1895. Như vậy, thời ông Phan Thanh Giản, ông Nguyễn trường Tộ làm gì có đèn cháy ngược? Điều này chỉ là tuyên truyền láo thôi.(1)
TIỂU SỬ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Về năm sinh của ông Nguyễn Trường Tộ, Lm Trương Bá Cần đã viết như
sau: “Về năm sinh của ông Nguyễn Trường Tộ thì theo Lê Thước trong bài
trong bài Nguyễn Trường Tộ tiên sinh, tiểu sử đăng trong Nam Phong số
102 và hầu hết các tác giả tiếp sau đó đều nói Nguyễn Trường Tộ sinh năm
1828, Minh Mạng năm thứ 9. Riêng Nguyễn Trường Cửu, con trai Nguyễn
Trường Tộ, trong sự tích ông Nguyễn Trường Tộ, không nói năm sinh, nhưng
nói mất ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức 24… thọ 41 tuổi. Hiện nay chúng ta không có đủ tài liệu để xác định một cách chắc chắn về năm sinh của Nguyễn Trường Tộ. Nhưng nếu ông năm Tự Đức 24, tức năm 1871, và thọ 41 tuổi, thì năm sinh phải là 1830 chứ không thể là 1828. Ngày mất, là tuổi thọ của một người, thường được gia đình truyền đạt một cách chuẩn xác. Trong bài tiểu sử của ông Tộ do ông Lê Thước công bố là năm 1860 ông Tộ đã 33 tuổi. Trong bài viết của ông Đinh Văn Chấp có cho biết ông Tộ sinh năm 1828 và chết lúc 43 tuổi.
Ông Tộ mất lúc ông Nguyễn Trường Cửu vừa được 18 tháng, còn quá nhỏ, chưa thể nào đàm thoại chuyện trò gì với bố được, và lúc lấy vợ có thể ông Tộ nói bớt tuổi để cho người phối ngẫu vui là ông chồng còn trẻ thì sao? Cho nên ông Tộ sinh năm 1828 hay 1830 tôi cũng chưa tin, có thể tuổi ông còn cao hơn nữa. Trước năm 1858, ông Tộ đã là linh mục. Ông Nguyễn Hoàng sinh năm 1839, mãi đến năm 1868, tức 29 tuổi mới được thụ phong linh mục. Căn cứ vào đó, có thể ông Tộ sinh năm 1828 hay 1827, hay 1826 chứ khó có thể ông Tộ sinh năm 1830 được.
Trong Việt Nam tự điển, Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ ghi năm sinh của ông Nguyễn Trường Tộ là năm 1827. Trong Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển của giáo sư Trịnh Văn Thanh, giáo sư sinh ngữ trường Jean Jaques Rousseau và Leuret ở Saigon, đã bỏ ra 10 năm để hòan thành tác phẩm và nhờ sinh ngữ, có thể ông đọc được tài liệu của Hội Truyền Giáo hay ở đâu đó, mới biết được năm sanh của Nguyễn Trường Tộ là năm 1818. Năm sanh này có vẻ hợp lý , vì lẽ sau đây:
- Trong Di Thảo số 6, ông Tộ viết: Nhân vì chân tôi bị tê bại sắp thành kẻ phế nhân, nằm ngửa ra mà viết, tinh thần buồn bã rối loạn, tự biết nói năng không thứ tự. - Trong Di Thảo số 7, ông Tộ cho biết: Tôi hiện nay bị bệnh tê thấp chưa khỏi - Trong Di Thảo số 8, ông Tộ viết: Tôi trước đây bị ốm nằm ở Gia Định, điều dưỡng đã gần hai năm, nay 10 phần đã giảm 5, 6
Những điều ông Tộ cho chúng ta biết ngày nay y khoa gọi là bệnh phong thấp cấp tính, tiếng Pháp gọi là rhumatisme articulaire aigue, tiếng Anh là acute articular rheumatism. Bệnh phong thấp hay tê thấp thường xẩy ra ở người lớn tuổi, khoảng 45 trở lên. Nếu không có thuốc chữa thì tim sẽ yếu dần, đi đến chỗ chết trong khoảng 10 năm. Như vậy ông Tộ bị tê thấp từ cuối năm 1863 hay đầu năm 1864 và ông Tộ qua đời năm 1871, nghĩa là sau 7 năm bị bệnh. Căn cứ vào bệnh lý của ông Nguyễn Trường Tộ, ông Tộ mất vào năm 53 tuổi, nghĩa là năm sanh của ông Tộ là năm 1818 là có lý hơn.
Trong tờ trình của Tỉnh Thần Nghệ An của ba ông Hoàng Tá Viêm, Ngụy Khắc Đản, Trần Nhượng đăng trong cuốn “Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo” năm 1988, Lm Trương Bá Cần, trang 478 và quyển tái bản năm 1991, nơi trang 189, đây là tờ trình lên vua Tự Đức của tỉnh thần Nghệ An, do lệnh của vua hỏi thăm tung tích của Hậu, Tộ. Sau khi tiếp chuyện với giám mục Ngô Gia Hậu (Gauthier), ba ông Hoàng Tá Viêm, Ngụy Khắc Đảm và Trần Nhượng đã viết tờ trình lên vua Tự Đức như sau:
- Lại nói tên Trường Tộ biết khá nhiều về tình thế nước ta, nay lại là đệ nhất thông ngôn cho giám đốc Tây, chỉ vẽ mọi việc thông dịch, xử lý trong các giấy tờ qua lại đều do y cả (quyển xuất bản 1988, trang 478).
- Lại nói tên Trường biết khá nhiều tình thế nước ta, nay là đệ nhất thông ngôn cho giám đốc Tây, chỉ vẽ mọi việc thông dịch, xử lý các giấy tờ qua lại đều do y cả (quyển tái bản năm 1991, trang 189). Tên Trường Tộ này còn là tên Trường, bỏ đi chữ Tộ.
Thần hỏi: Gia Hậu đề cập đến Trường Tộ là người như thế nào vậy?
Đáp: Tên Trường Tộ trước là linh mục. Từ khi thuyền Tây đến Gia Định thì phần kém đạo hạnh, lệch lạc ra ngoài phạm vi đạo trưởng, năng lui tới Tây soái tìm vui (quyển xuất bản năm 1991, trang 189) như trên bỏ đi chữ Tộ.
Tờ trình này viết vào ngày 26-4-1870. Giám mục Ngô Gia Hậu (Gauthier) có thể không ưa Tộ, không còn trọng dụng ông Tộ nữa nên tiết lộ cho triều đình ta những gì trước đã được giữ kín từ lâu về ông Tộ, gọi ông Tộ là kiến trúc sư, có trí nhớ lạ thường, có tài năng lỗi lạc….Bây giờ ông Tộ làm việc cho Pháp ngạch thông ngôn lên đến hạng nhất, lại là cựu linh mục kém đạo hạnh, là người phản bội tráo trở khi giám mục Hậu nói: Gia Hậu nhân y nói người Tây tráo trở nên lấy câu này mà gọi người đa đoan đó tên là Trường”.
Lại nói: Y đã vốn theo tả đạo, làm đạo trưởng, chẳng biết gì mà bàn lếu láo đến công việc thật là không phải (trang 189-478). Trước, giám mục Hậu đánh bóng cho ông Tộ là kiến trúc sư, có trí nhớ lạ thường, có tài năng lỗi lạc. Đến năm 1870, Nguyễn Trường Tộ được giám mục Hậu cho biết là linh mục kém đạo đức, là thông ngôn cho Pháp, chẳng biết gí mà nghị bàn lếu láo đến công việc thật là không phải, kẻ tráo trở…
Người ta cũng ngạc nhiên rằng một người làm việc cẩn trọng như Lm Trương Bá Cần mà chỉ mới ba năm sau ông đã sửa đổi lịch sử. Ông cố che giấu chức vụ linh mục cho Nguyễn Trường Tộ, không biết có ẩn ý gì? Ông viết: “Giáo sĩ (tức là bác sĩ Hernaiz) không phải là một linh mục hay giáo sĩ tu sĩ mà chỉ là một nhân sĩ tôn giáo nên gọi là giáo sĩ, như Nguyễn Trường Tộ cũng được gọi là giáo sĩ. Người giáo hữu đều có nhiệm vụ tông đồ truyền đạo, lôi kéo được nhiều người ngu ngốc theo đạo thì được giấy ban khen.” Như vậy thì tất cả giáo dân đều được gọi là giáo sĩ không thể phân biệt là trí thức mới được gọi là giáo sĩ, như vậy là sai.
Các cụ ta gọi ông đạo trưởng Nguyễn Trường Tộ là giáo sĩ để phân biệt hai chữ tu sĩ cho các tôn giáo khác là có ẩn ý trong đó có giáo dở , gươm giáo và giáo gian. Cũng như ở phương tây người ta gọi Jesuit là thầy tu Dòng Tên, vì những công tác họ làm lưu manh lươn lẹo nên sau này Tự Điển có thêm nghĩa chữ Jesuit như sau: “Người hay mưu đồ, người hay mập mờ nước đôi, người đạo đức giả, người giảo quyệt”. Vì Nguyễn Trường Tộ là đạo trưởng tức linh mục từ trước năm 1858 nên ông phải có thời gian vào học chủng viện. Vì thế bản lý lịch, tiểu sử viết về Nguyễn Trường Tộ của ông Lê Thước và Nguyễn Trường Cửu là giả mạo ngụy tạo vào đầu thế kỷ 20 mà thôi.
LINH MỤC NGUYỄN TRƯỜNG TỘ LÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC?
Linh mục Nguyễn Trường Tộ là người Gia-Tô, lúc sanh ra được đem ra
nhà thờ để chịu phép rửa tội (baptême). Ghi tên vào sổ đạo của giáo xứ,
địa phận để được gia nhập một quốc gia mới là quốc gia Vatican. Nước
Vatican bao giờ cũng ở trên quốc gia trên trần thế, nơi đã sinh ra chỉ
là tạm bợ. Mà nước Vatican là đồng minh với nuớc Pháp nên ông ta đã về
cộng tác, làm việc với người Pháp. Cho nên linh mục Trương Bá Cần đã
không ngượng ngùng khi viết: "Đầu năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về
Saigon (làm việc cho Pháp) với hoài bão lớn là đem những hiểu biết thu
nhập được của mình để giúp đất nước(?) canh tân, tự cường tự lực ngõ hầu
tránh được hoạ mất nước” (NTT, tập I, trang 220.) Ở vị thế đó, rất khó mà
xét định được ông Tộ có là người yêu nước nồng nàn hay không. Còn với đại
khối phi Gia-Tô, lòng yêu nước được chứng tỏ khi có ngoại xâm là lăn xả
vào cuộc kháng chiến để đánh quân ngoại xâm để bảo vệ đất nước, hoặc cầm
kiếm cầm súng, hoặc cầm bút như cụ Nguyễn Đình Chiểu, cụ Phan Văn Trị,
hoặc lao động yểm trợ chiến trường….Giặc đến nhà đàn bà còn phải đánh
huống hồ là nam nhi. Tác giả bài thơ nổi tiếng “HỒ TRƯỜNG” là ông Nguyễn Bá Trác cũng bôn ba nơi hải ngoại để tìm đường phục quốc. Nhưng về sau tuyệt vọng phải về nước làm việc cho Pháp. Nguyễn Thái Bạt, người đã du học ở Nhật, đã từng cùng với cụ Phan Bội Châu dựng bia kỷ niệm ông Asaba Sakitaro ân nhân cách mạng Việt Nam. Ông đã tuyệt tích không ai biết tin tức gì cả. Về sau, được biết ông đã đổi tên là Nguyễn Phong Di làm việc ở toà khâm sứ Huế (Hồi Ký Đặng Thái Mai, trang 236). Trong ba người làm việc với Pháp này, không biết lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ có thể so sánh với hai ông Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Thái Bạt được không?
Nói về trí tuệ, nếu Nguyễn Trường Tộ viết điều trần gửi lên vua Tự Đức trước năm 1858, nghĩa là trước khi đi Hồng Kông đọc tân thư của Tàu, thì ông là mới là người thông minh kiệt xuất, khỏi phải bàn cãi, chẳng ai thắc mắc nghi ngờ gì nữa. Trước Nguyễn trường Tộ có ông Vũ Duy Khuê thời vua Minh Mạng đã đề nghị mở các hải cảng cho người ngoại quốc vào buôn bán và cho tự do tôn giáo. Vua Minh Mạng đã đồng ý cho người ngoại quốc vào tự do buôn bán. Còn về tôn giáo, vua Minh Mạng cử một phái đoàn sang Pháp điều đình. Phái đoàn chỉ được vài bộ trưởng tiếp, còn các giáo sĩ trong Hội Truyền Giáo thì chống đối, tố cáo vua Minh Mạng tàn ác, vô nhân đạo. Họ trông mong chính phủ Pháp đem chiến hạm qua biểu dương ở biển Đông. Phái đoàn trở về Việt Nam thì vua Minh Mạng đã mất, vua Thiệu Trị lên thay.
Năm 1847, Lapierre và Rigault de Genouilly đem chiến thuyền đến Đà Nẵng bắn đắm 5 thuyền đồng của ta. Trong “Dương Sự Thuỷ Mạt” có cho biết tên 5 tầu đó là: Kim Đằng, Phấn Bằng, Linh Phụng, Thọ Hạc, Vân Bằng. Đến thời Tự Đức, năm 1851, ông Phạm Phú Thứ qua Macao, sang Hàng Phố, đến Quảng Châu đã tận mắt nhìn thấy hàng hoá của Tây phương tràn ngập, bày la liệt và thuyền máy nhiều tầng của Tây phương chạy trên sông. Lẽ dĩ nhiên đi chuyến này về có tường trình cho vua Tự Đức những điều đã thấy. Năm 1856, khi làm việc ở Nghệ An, ông đã hướng dẫn cho thợ đóng một chiếc tầu vận tải đường biển kiểu mới và một chiếc tầu đồng đặt tên là Thủy Nhạc. Ông đã thi hành thuyết tri hành hợp nhất, ông đã được vua Tự Đức khen thưởng bốn lần. Ngoài ra còn các bản điều trần của các ông Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Nghĩa, Lê Danh Đề, Nguyễn Tiến Thọ, Hoàng văn Tuyển, Trần Tiễn Thành,… về các vấn đề cấp bách như cách thức tuyển người, định cư dân chúng, phân chia ruộng đất, việc miễn giảm thuế, luyện tập quân sĩ, dùng đồ nội hoá, khai thác mỏ, đúc súng,…
Vua Tự Đức ban hành dụ ruộng đất không được bỏ hoang, cho phép Chu Triệu Kỳ người Trung Hoa khai thác mỏ vàng An Bảo ở Thái Nguyên,…Vua Tự Đức còn là vị vua thông minh ham tìm hiểu, ông đã nhờ các thương gia Tàu mua sách báo. Ông thường đọc báo ngoại quốc viết bằng chữ Hán như Hong Kong Daily Press, Pekin Gazette và có thể các sách tân thư của Tàu. Vì thế , sau này, ông Phạm Phú Thứ lập nhà in, nhà xuất bản Hải Học Đường in một số tân thư của Tàu như:
- Bác Vật Tân Biên (khảo cứu về các môn khoa học tự nhiên) - Khai Môn Yếu Pháp (phương pháp khai mỏ) - Hàng Hải Kim Châm (kỹ thuật đi biển) - Vạn Quốc Công Pháp (công pháp các nước) - Và cuốn Tây Hành Nhật Ký ( nhật ký đi Tây của ông)
Ông còn định in các cuốn: Địa cầu Thuyết Lực, Danh Hoàn Chi Lược, Cách Vật Nhập Môn, nhưng bị triệu về kinh, công việc bị bỏ dở và sau đó ông mất ngày 5-2-1882.
Theo sách ông Chương Thâu trang 14 cho biết từ lúc vua Tự Đức lên ngôi cho đến năm 1862, đã có 40 vụ dân chúng nổi loạn và các vụ nổi loạn này phần nhiều do sự xúi giục của bàn tay lông lá. Bản báo cáo ngày 3-6-1859 trong châu bản triều Tự Đức, trang 51 cho biết, trên rừng thì dân thiểu số hoành hành, cướp của giết người, và trong làng xã thì dân theo đạo Gia Tô nổi lên làm loạn, ngoài biển thì tàu Pháp và thuyền Tầu Ô đánh phá. Thù trong giặc ngoài, triều đình chỉ còn có con đường tái lập an ninh và lo chống đỡ, đâu có thì giờ lo đến việc canh tân xứ sở nữa.
Kể từ tháng 4 năm 1863, khi các bản điều trần của ông Nguyễn Trường Tộ gửi lên, vua Tự Đức có lẽ đã đọc các tân thư của Tàu rồi nên đã phê: Nguyễn Trường Tộ quá tin những điều y đề nghị…tại sao lại thúc giục nhiều thế, khi mà các phương pháp cũ của Trẫm đã rất đủ để điều khiển quốc gia rồi” ( Lịch sử Việt Nam quyển 2, trang 62)
Muốn thực hiện các dự án lớn có tính cách lâu dài thì đất nước phải có an ninh, phải có tài chánh, phải có người có khả năng chuyên môn, mà người nắm vững vấn đề đó là vua Tự Đức.
Một người ngoại quốc, tiến sĩ Yoshihary Tsuboi, sau khi đọc các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã phê bình: Nguyễn Trường Tộ đề nghị đi vay tiền của các thương gia Hương Cảng, nhưng không bao giờ ông đề nghị một giải pháp nào tạo ra các nguồn kinh phí thật sự (Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, trang 277- Nguyên tác: L’empire Vietnamien face à la Frace et à la Chine 1847-1885 do Nguyễn Đình Đầu dịch ra Việt ngữ).
Hiện nay các nước đi vay tiền của ngoại quốc để phát triển quốc gia, các quốc gia này còn được hưởng lợi nhờ cuộc chiến Việt Nam, thế mà vay tiền lời còn không trả nổi, chưa nói đến trả vào vốn. Đó là Thái Lan, Đại Hàn, Nam Dương, Mã Lai Á, các nước đó đang trên đường đi đến phá sản. Nói thì dễ, làm mới khó.
Trong bài viết của tiến sĩ Vĩnh Sinh có đăng trong sách này đã trưng dẫn nhà đại tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ đã mượn ý mượn tư tưởng của Từ Kế Dư trong “Doanh Hoàn Chi Lụợc” và Ngụy Nguyên trong “Hải Quốc Đồ Chi”.
Tháng tư năm 1863, Nguyễn Trường Tộ bắt đầu gửi bản điều trần đầu tiên “Thiên hạ đại thế luận” đề nghị triều đình ta hoà với Pháp: Sự thế hiện nay chỉ có hoà. Hoà thì trên không cưỡng lại ý Trời, dưới có thể làm cho dân đỡ khổ, chấm dứt được sự dòm ngó của bọn gian nghịch, ngăn chặn được sự tranh giành của nước ngoài, thật là hay không kể xiết”.
Nhiều người ca tụng ông Nguyễn Trường Tộ là người thông minh lạ thường, là bậc kỳ tài trong thiên hạ, thế mà, ông làm thông ngôn cho Charner lại không biết Charner khẳng định: “Nếu chúng ta đứng vững ở đất Nam Kỳ và tạo ra đây một trung tâm buôn bán quan trọng thì chúng ta không thể chiếm lấy Saigon mà thôi. Quyền lợi của chúng ta đòi hỏi phải bành trướng giao dịch ra toàn Nam Kỳ, một xứ gồm những tỉnh phì nhiêu nhất, giầu nhất của vương quốc này” (Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân, trang 75).
Ông làm việc cho Pháp ở Sài Gòn từ năm 1861 há không biết ngày 5 tháng 5, 1862, phái đoàn của Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn ký một hiệp ước hòa bình và hữu nghị với Pháp và Tây Ban Nha? Trong hiệp ước này có một điều khoản quan trọng là: "Triều đình nước Nam không được tự ý cắt đất giảng hoà với bất cứ nước nào nếu chưa được Pháp ưng thuận.” Đây chắc là ông cố vấn cho Pháp để chặt đứt những đề nghị của ông có trong điều trần sau này: “Dùng ngoại giao với Anh để nhờ Anh đánh Pháp” “Nhờ kẻ khác để ly gián họ” “Nhờ người khác để đánh họ”. Như vậy, nếu triều đình nhượng cho Anh hay Mỹ hay Đức hải cảng Đà Nẵng để dùng họ đánh Pháp đâu còn thực hiện nữa mà ông cứ viết điều trần làm gì? Đúng như giám mục Gauthier gọi, ông là tên tráo trở!
Chưa đủ quân số, chưa đủ phuơng tiện để dứt điểm thành phố Huế, ngày 10 tháng 6 năm 1859, Pháp đã nhờ một người Trung Hoa tên là Lý Thuận Nhất đưa một bức thư cầu hòa cho triều đình vua Tự Đức. Triều thần họp bàn, đa số chủ trương hòa, có người còn chủ trương hòa vô điều kiện như Lê Chí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường, Tôn Thất Dao và Nguyễn Hào. Kết qủa là triều đình ta đã đồng ý ký Hiệp Ước Hòa Bình Và Hữu Nghị vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn. Như vậy đến tháng 4 năm 1863 ông mới viết điều trần đề nghị hòa với Pháp nghĩa là làm sao, trong khi triều đình Tự Đức đã chủ trương từ lâu rồi và đã ký Hiệp Ước Hòa Bình với Pháp và Tây Ban Nha ngày 5 tháng 6 năm 1862, trước đó một năm rồi?
Ông Tộ đề nghị nhà vua nên dùng giám mục, linh mục Pháp gíup canh tân đất nước. Vua Tự Đức đã phê: “Liệu có giúp được không?” Trong Di Thảo 12, ông Tộ báo tin giám mục Gauthier có thể nhận giúp đi Pháp thuê thợ thày và mua máy móc để mở trường huấn luyện về nghề nghiệp. Vua Tự Đức đã mời giám mục Gauthier cùng Nguyễn Trường Tộ về Huế, đón rước có lọng che như các quan lớn trong triều đình. Theo đề nghị của giám mục nên cho một số giáo sĩ biết ngoại ngữ sang Pháp học một năm để giúp dạy ứng dụng. Nguyễn Trường Tộ đề nghị Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều , Nguyễn Lâu,…Tất cả đề xuất của Nguyễn Trường Tộ đều được triều đình nghe theo.
Đến Pháp, ông Tộ không áp dụng kế hoạch ngoại giao, vào toà đại sứ Anh hay Đức để vận động họ đánh Pháp cứu nước mà chỉ đi liên lạc với hội khai thác mỏ. Ông không chịu đi gặp lãnh tụ đảng đối lập ở Pháp để thực thi kế họach như ông đã viết, làm áp lực với Pháp. Được dịp để thi thố tài năng cứu nước, ông không làm, tri hành không hợp nhất, thành ra chỉ là thằng nói phét thôi.
Ông bảo nhờ giám mục, linh mục để canh tân đất nước thì vua Tự Đức đã thực thi, nhờ giám mục Gauthier và ông mở trường dạy nghề. Kết quả ra sao? Ông đem về được hai linh mục (chỉ có bằng cử nhân văn chương mà thôi, chứ không có bằng và kiến thức khoa học như NTT viết trong tờ trình): Lm Thông (Montrousies) và Lm Đông (Renault) để làm giáo sư và truyền đạo hợp pháp. Giáo sĩ Hernatz điếc nặng, đến Việt Nam mấy ngày rồi về Pháp. Ông Ca Xanh biết sửa thuyền máy nhưng đòi lương quá cao không thể thuê mươn được. Đem về chỉ có bốn giáo sư, cả thảy chỉ còn lại chỉ còn lại hai người, nhưng không có người nào có đủ tiêu chuẩn thì mở trường cái gì?
Ông cổ võ nên hoà với Pháp là thượng sách, ông đang ở bên Pháp, thống đốc La Grandière đem quân lấy luôn ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ở Pháp, ông viết nhăng viết cuội bản “Tế cấp bát điều” gửi về, không một lời phản đối hay có văn thư phản đối chính phủ Pháp, bộ Ngọai giao Pháp về việc Pháp đã phản bội hòa ước ký ngày 5-6-1862, ngang nhiên chiếm ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Lòng yêu nước của ông để đâu, và như vậy ông có là người yêu nước không?
Trong Nguyễn Trường Tộ, Tập I, trang 67, Lm Trương Bá Cần cho biết trong Di Thảo số 51, ông Tộ cho biết: “Hiện còn ba bốn tập trình bầy sự việc, xin đợi 6 tháng gửi lên”. Như thế là Nguyễn Trường Tộ còn viết thêm ba bản văn nữa, văn bản số 54 đang dở dang…và từ trần ngày 22-11-1871. Bây giờ có tới 58 bản điều trần cơ. Vậy bản dư ai là người viết?
Trong “Thiên hạ đại thế luận”, ông Tộ viết: “Hơn nữa ở Âu Châu việc võ bị chỉ có nước Pháp là đứng hạng nhất, hùng mạnh nhất không thua ai cả. Họ lại có tính khẳng khái, hiếu chiến, với uy phong của một quân đội có xe sắt.” Đây là bản điều trần giả, có thể người ở thế kỷ 20 viết ra cho mới có hai chữ “xe sắt”. Chiếc xe sắt đầu tiên được thế giới biết đến là do Anh chế tạo vào năm 1914, thời ông Nguyễn Trường Tộ làm gì có động cơ nổ, thì Pháp làm gì mà có xe sắt? Nên biết rằng những văn bản của Nguyễn Trường Tộ mà chúng ta có hiện nay đều là những bản được sao chép lại (Nguyễn trường Tộ của Trương Bá Cần trang 105).
Trong sách của Chương Thâu, trang 18, còn cho biết có rất nhiều bản điều trần quan trọng. Bản điều trần số 55 còn đưa Nguyễn Trường Tộ thành nhà tiên tri (!) “nhưng nước ta có một nước mạnh như vậy ở bên cạnh cũng rất đáng lo” ý chỉ đại chiến thứ hai, quân đội Nhật sang chiếm nước ta. Nhưng thời đó nước Nhật đã có cái gì chứng tỏ là canh tân đâu? Ông Tộ chết năm 1871, năm 1872 nước Nhật mới bắt đầu làm đường xe lửa Tokyo-Osaka và năm 1871 phái đoàn lãnh đạo thượng tầng của Nhật gồm 50 người đi tham quan ở Tây phương 1 năm 10 tháng để học hỏi hầu về nước thực hiện kế hoạch canh tân. Lúc bấy giờ nước Nhật đã có cái gì chứng tỏ canh tân thành công đâu mà ông Tộ biết trước được nước Nhật mạnh? Bản điều trần này có thể được viết ra vào năm 1941, thời ông Từ Ngọc Nguyễn Lân, ở gần có cha Cadière, đang ra sức đánh bóng nhân vật Nguyễn Trường Tộ, và lúc này quân Nhật đã có mặt ở Việt Nam.
Ba mươi năm sau, năm 1971, ông Đào Đăng Vỹ viết trong Bách Khoa số 359 ngày 15-12-1971 một bài viết: “Xã hội Nguyễn Trường Tộ và xã hội Y Đằng Bác Văn” để đính chính về việc Y Đằng Bác Văn và Nguyễn Trường Tộ gặp nhau chỉ là truyền thuyết do các cụ kể lại không có gì chính xác và cho biết hòan cảnh nước Việt lúc bấy giờ thì dầu không bị xâm chiếm cũng khó tiến bộ mau chóng và hùng mạnh như Nhật Bản được. Ông Vĩnh Sinh cũng chứng minh Y Đằng Bác Văn và Nguyễn Trường Tộ không thể gặp nhau được (chỗ nầy Vĩnh Sính cũng "ba phải" khi viết rằng NTT và Y Đằng Bác Văn gặp nhau trong tư tưởng). Năm 1863, Ito Hirobumi mới 22 tuổi, còn đang đi học ở Anh là người chưa có chức vụ chưa là nhà canh tân, chưa là Tể tướng và nước Nhật chưa thống nhất. Mãi đến năm 1868 nước Nhật mới thống nhất và bắt đầu nghỉ đến chuyện canh tân, thì làm sao Nguyễn Trường Tô biết được mà viết điều trần theo gương Nhật Bản để canh tân?. Như vậy câu nói sau đây cũng chỉ là đồ ngụy tạo: “Kể tài trí thì ông hơn tôi nhiều, nhưng cứ tình thế hai nước ta, thì tôi sẽ thành công dễ dàng mà ông sẽ hòa tòan thất bại.”
Ngòai ra cũng nên nhớ rằng mấy bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi lên vua Tự Đức cũng chỉ có mấy người được đọc như Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tri Phương, …đâu có phổ biến ra ngoài cho dân chúng được đọc đâu. Thế mà sau này nhiều bài viết đã tán hươu tán vượn là “những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ ít gây được ảnh hưởng rộng lớn trong nhân dân vì thiếu một tầng lớp tư sản trong xã hội,” v.v…
Ngày nay bao nhiêu người Việt ở hải ngoại gửi đề nghị về cho nhà nước Việt Nam, người ở ngoài cuộc có ai được đọc, được biết đâu?
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ HỤT LÀM VUA
Pháp đánh Đà Nẵng, ông Tộ hẳn đã được hứa hẹn của các giám mục
Pellerin và Gauthier về tương lai sẽ được đóng vai trò quan trọng nào
đó. Chủ trương của Pháp là đánh chiếm Huế, lật đổ triều Nguyễn để thiết
lập tân trào. Sử dụng các thầy tu, kẻ giảng để thiết lập một guồng máy
hành chánh với sự trợ lực của 600,000 (sáu trăm ngàn) giáo dân Gia Tô.
Giám mục Pellerin còn thuyết trình cho Ủy Ban Cochinchine (Ủy Ban Nghiên
cứu về Nam Bộ), giám mục nói rằng: “Chỉ cần tấn công bất kỳ một chỗ nào
trên đất An Nam thì người Gia Tô ở đấy cũng sẽ ngả theo quân đội Pháp để
chống lại các quan lại An Nam”. Khi Rigault de Genouilly tấn công Đà
Nẵng không thấy giáo dân đâu cả như lời giám mục Pellerin đã thuyết
trình. Quân Pháp lên bộ bị quân dân ta chặn đánh thiệt hại nhiều. Trong “Dương Sự Thủy Mạt” có ghi: “Nguyễn Tri Phương cho đắp luỹ từ bờ biển đến ngoài luỹ Phúc Ninh-Thạc Giản, đào hố hình chữ “phẩm’, cắm chông nhọn, phủ cát rơm lên trên, một mặt cho quân mai phục bên ngoài thành Điện Hải. Quân Tây Dương chia ba ngã tiến đến, phục binh ta vùng dậy đánh, quân Tây sụp hố, bị quân ta bắn phải tháo chạy. Các quân sĩ đều được thưởng tiền, mỗi người 100 quan”. Tháng 9 năm 1858, quân và dân Quảng Nam dùng sọt tre, thùng gỗ chứa đất, đá lấp sông Vĩnh Điện để ngăn chặn đường tiến của giặc vào kinh đô. Rigault de Genouilly có 800 quân gồm 300 quân Tagals (lính đánh thuê Phi Luật Tân) từ chối hành quân chờ ngày hồi hương, chỉ còn 500 quân phòng thủ.
Tháng 10 năm 1858, ông Tộ cùng giám mục Gauthier đến Đà Nẵng gặp quân Pháp, ở đây có giám mục Pellerin, linh mục Croc, có tên Việt là cố Hoà biết tiếng Việt, áp lực quân Pháp tấn công Huế cho chóng dứt điểm (Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, trang 22). Rigault de Genouilly hiểu rõ tình hình không thể tấn công được nên đã từ chối, vả lại có lẽ ông mất cảm tình với các giáo sĩ người Pháp cho tin không chính xác. Ngoài ra Rigault de Genouilly có chủ trương hợp lý : “Không thể lật đổ vua hiện tại để đưa một người Gia Tô lên cai trị dân chúng không theo đạo có tỉ lệ 200/1” (Paris Xuân 96 của Nguyên Vũ, trang 194). Nguyễn Trường Tộ đã cởi áo linh mục, có thể đóng vai hiệp sĩ Toà Thánh lên lãnh đạo Việt Nam thay vua Tự Đức nhưng đã không được như ý. Cởi áo linh mục, Nguyễn Trường Tộ chỉ còn được giáo dân gọi là Thầy Lân mà thôi.
Về làm việc với Pháp, ông Nguyễn Trường Tộ cũng nghĩ sẽ được đóng một chức vụ quan trọng nào đó. Nhưng Pháp đã không tin dùng, chỉ cho chức vụ thông ngôn nên ông bất mãn. Ông hụt làm vua, hụt làm tể tướng nên quay ra viết mấy bản điều trần (theo những điều học được của người khác như đã chứng minh ở trên) để lấy lòng vua quan nhà Nguyễn như “Biểu tạ ơn vua” (NTT, trang 282), “Ngôi vua là quí , chức quan là trọng” (NTT, trang 174), “Tâm sự với Trần Tiễn Thành” (NTT, trang 170), “Lại tâm sự với Trần Tiễn Thành” (NTT, trang 184) để chứng tỏ mình là người yêu nước, để làm thân với vua quan trong triều đình để giữ mạng sống. Thật ra trong các bản “điều trần (nói là của NTT) không có điều gì có thể gọi là canh tân, đổi mới mà chỉ dung chữ “đổi mới , canh tân, thực dụng v.v”... để che đậy những hậu ý khác của ông ta
Lý lịch cá nhân của Nguyễn Trường Tộ cũng mù mờ. Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1827, 1828, 1830, 1818? Chết năm 41 hay 43 tuôi? Không ai xác định đưoợc – Nguyễn Trường Tô học ở đâu? Nguyễn Trường Tộ viết bao nhiêu bản điều trần: 7 bản, 14 bản, 18 bản, 40 bản? Trong sách Trương Bá Cần cho biết có 58 bản, và cũng trong sách đó Trương Bá Cần lại viết, Nguyễn Trường Tộ đang viết dỡ bản điều trần 54 thì chết. Ở San Jose, Cali, có Trần Thu Vân tức Trân Thị Bông Giấy có cho biết trong một bài viết về Nguyễn Trường Tộ có 155 bản điều trần. Vậy thì Nguyễn Trường Tộ thật sự viết bao nhiêu bản điều trần? Không ai xác định được. Lý lịch như vậy là bất minh không rõ ràng. Bản chất và hiện tượng của Nguyễn Trường Tộ đã chứng tỏ ông không phải là người yêu nước. Ông làm việc cho Pháp tức là địch quân, rồi ông viết mấy bản điều trần gởi lên vua Tự Đức chỉ có giá trị vất vào xọt rác. Chứng Minh:
Trần Tiễn Thành nhận xét về Nguyễn Trương Tộ sau đây: “Cái khoản này năm trước y cũng đã trình bầy chưa tiện thi hành, nay lại đề cập, viện dẫn lý thế hiện tại và điển cố biện thuyết, chẳng qua chỉ là muốn tỏ ra có lòng vì mình mà thôi. Nhưng bác đi vì thời sự khó thực hành, đó là ý kiến đã được thương nghị cùng thần Nguyễn Tri Phương, thần Phạm Phú Thứ, tất cả đồng ý như vậy” (Nguyễn Trường Tộ tập I, Trang 65-66) Bác đi vì thời sự khó thực hành thì vứt vào thùng rác vì không dùng đến nó nữa, thế thôi.
Muốn tôn phong một người thì người đó lý lịch phải trong sáng, việc làm và công trình phải có ích lợi cho xã hội, cho dân tộc, cho quốc gia.
Ông Nguyễn Trường Tộ làm việc cho địch quân chống lại tổ quốc của mình, công trạng với quốc gia dân tộc không có gì, lý lịch thì bất minh. Thế mà các ông Hoàng Thanh Đạm, Nguyễn Đình Chú viết sách, viết bài ca tụng thì đúng các ông là những người không biết ngượng, nếu không phải là hồ đồ bộp chộp.
GHI CHÚ:
(1) Trong quyển Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân nơi trang 170 có
ghi: “Ngày 18/9/1863 phái bộ đi thăm viên quan Đại Học sĩ, đi thăm rừng
Boulogne, hồ dẫn nước sông Seine, nơi thắng cảnh ở ngoại thành Paris.
Đến tối , phái bộ được đưa đi dao phố, đèn điện sáng như ban ngày.” Đây là dịch sai không có đèn điện vì trên thế giới vào thời đó chưa có đèn điện. Đèn sáng đó là đèn gas nhân tạo do người Anh sáng chế vào năm 1844. Họ thắp sáng cả con đường có Lâu Đài của Hoàng gia Anh ở. Người Pháp ở gần nước Anh cũng được hưởng sáng chế đó, họ cũng lập nhà máy làm Gas nhân tạo.
Ngày 25/9/1863, phái bộ đi thăm cơ sở làm khí đốt, sứ thần Phạm Phú Thứ ghi chép qui trình sản xuất và giá tiền rẽ hơn dùng đèn dầu, đèn sáp.
Xin nhắn “Hội đồng hương Quảng Nam – Đà Nẵng nếu có tái bản “Phạm Phú Thứ Với Tư Tưởng Canh Tân “ thì xin sửa chữa cho đúng.
Lý Đương Nhiên
Tuesday, August 6, 2013
PHAN * MA
Góc của Phan: Ma có tuổi không?
- Details
- Created on Tuesday, 06 August 2013 02:51
Đó là câu hỏi đã hình thành trong tôi, và ám ảnh từ khi còn bé đến tận bây giờ.
Nguyên gia đình tôi có cái xưởng cung cấp chuối cho quân đội Mỹ từ những năm 1960, nhưng căn nhà được xem như nhà chánh của gia đình lại cách nơi làm ăn của cha mẹ tôi đến có cả chục cây số. Vậy là mỗi chiều, người anh thứ ba trong gia đình, chở ba đứa nhỏ về nhà giao cho bà vú lo tắm rửa, cho ăn, và đi ngủ. Sáng lại chở ra nơi cha mẹ tôi làm ăn, để chúng tôi ăn sáng và đi học.
Một sáng giáp tết, trời se se lạnh. Mới 4 giờ sáng, anh ba tôi đã dựng đầu xắp nhỏ dậy để anh chở đi. Vì hôm đó đến hẹn xưởng nhà giao hàng cho lính Mỹ.
Năm đó tôi mới 5, 6 tuổi, được anh ba tôi cho ngồi trước bình xăng cái xe Honda 67, dài như con ngựa đen. Tôi ngồi lọt thỏm trong lòng anh tôi, để có thể ngủ tiếp mà không sợ té. Anh tôi lái xe một tay, tay trái ôm thằng em nhỏ ngủ mê với hương đồng gió nội...
Nhà tôi đã là căn nhà cuối xóm, nhưng còn phải băng qua bãi đất trống, như cái bán đảo, bao bọc bởi sông lớn. Bãi đất này sau năm 1968, lính Mỹ và lính Nhảy dù Việt Nam lập căn cứ để bảo vệ Sài Gòn.
Băng qua bãi đất trống chứa cả tuổi thơ tôi với đàn dế và những cánh diều, xe anh ba tôi quẹo phải để ra con đường đất đỏ, hai bên là đồng lúa bát ngát, xa xa có những gò mả xưa, chơ lơ trong đồng - là thế giới huyền bí của tuổi thơ!
Xe chạy một hồi mới ra hương lộ 34. Lại quẹo phải, và băng qua nghĩa trang Thánh Tâm mới tới khu phố chợ - là nơi cha mẹ tôi có xưởng cưa xẻ gỗ và đóng thùng đựng chuối; có nhiều công nhân lựa chuối...
Tôi nhớ cái buổi sáng trời se se lạnh ấy, khi xe anh ba tôi vừa băng qua hết bãi đất trống, (như cái bán đảo kể trên). Anh tôi quẹo phải, ngã ba cách sau nhà bác Ba bò một miếng ruộng không lớn, nhưng bác Ba chăm bón kỹ nên lúa xanh rì. (Bác Ba có nuôi ba con bò nên gọi là bác Ba bò).
Ở đầu lộ đỏ, nơi có cái miệng cống lớn, hôm ấy tôi thấy một người con gái tóc dài, chừng mười 16 tuổi, mặc áo bà ba màu nâu như chú tiểu trong chùa, màu nâu của áo đã bạc thếch. Cô mặc quần đen... như nhiều cô gái nông thôn khác, có điều cô khác những bà chị trong xóm là tôi không thấy cô đứng trên hai chân như bình thường! Và điều khác thứ hai là gương mặt cô trắng, nhưng phẳng lì như cái bánh tráng sữa. Không có hai hốc mắt, không có xống mũi, và khóe miệng gì hết...
Chẳng biết sao cái buổi sáng trời se se lạnh lạnh ấy, trăng muộn còn ve vãn đọt dừa nhà bác Ba bò... tôi lại không ngủ gà ngủ gật, ngủ gục trong vòng tay anh ba tôi. Mà mắt tôi ráo hoảnh để căng ra nhìn cho kỹ người con gái dị thường.
Anh ba tôi đã dùng tay trái (là tay rảnh) vì tay phải của anh phải giữ tay ga. Bàn tay hộ pháp của người anh lớn trong nhà đã che mắt tôi lại. Nhưng dù sao tôi cũng đã thấy cô gái ấy! Cô chỉ đứng lặng thinh trên miệng cống lớn...
Rồi chiến sự bùng lên sau Tết Mậu Thân. Anh ba tôi đi lính. Ở khu nhà xưa Việt cộng về đêm đêm nên cha mẹ tôi rút hết đám nhỏ về phố chợ. Căn nhà từ đường khép cửa; dẹp hết chuồng trại chăn nuôi gia súc; ruộng vườn bỏ hoang...
Tới sau năm 1975. Tôi chưa thực sự lớn nhưng cái lì lợm thuở nhỏ đã tới hồi xài được. Mẹ tôi giao việc cho là: Sau chiều tan học thì về nhà phố ăn cơm. Nhưng sau đó phải về nhà chánh ngủ đêm để coi nhà. Nhớ lại bao nhiêu căn nhà của cha tôi đã bị tịch thu. Chỉ riêng căn nhà được xem như nhà từ đường hương hỏa là mẹ tôi lanh trí, sang tên cho người lính tài xế, đồng thời là đệ tử ruột của ông già, nên còn giữ được. Từ hôm anh báo tin cho mẹ tôi hay là nhà thường bị trộm cắp về đêm, mẹ tôi giao cho tôi công việc mỗi đêm phải trở về nhà cũ ngủ, để coi nhà.
Một mình tôi với đêm khuya trong căn nhà tuổi nhỏ đã điêu tàn, bàn thờ váng nhện, tường vôi thấm mưa loang lổ, rêu phong phủ mờ những đường xưa lối cũ loanh quanh mảnh vườn tuổi nhỏ... nhà không đèn đuốc và gian bếp lạnh tanh; cây vú sữa già, che mát cái bàn ăn ngoài trời đã chết gục xuống thềm xưa hoang phế... Nhiều đêm tôi đã khóc lặng lẽ vì nỗi buồn đã đến quá sớm trong đời.
Rồi cũng một đêm giáp tết, trời se se lạnh, đồng trơ gốc rạ và trăng mờ ảo lắm, tôi từ nhà bạn trở về nhà mình để ngủ. Một mình tôi lặng bước trên con lộ đỏ, một mình. Bất chợt tôi lạnh suốt sống lưng khi miệng cống lớn hiện ra trước mặt, và cô gái năm xưa cũng đứng lặng thinh ở đó.
Tôi không thể quay lại. Cái hỗn danh thuở nhỏ là “thằng trời gầm” khiến chết bỏ chứ không quay đầu lại. Tôi hít một hơi thật sâu, rồi nín thở, bước tới. Trong đầu tôi tính toán nhanh, theo chú Chín hớt tóc, (là thương phế binh VNCH). Chú từng lý giải với tôi: mình là người sống, có phần hồn và phần xác. Trong khi con ma chỉ còn phần hồn, xác đã tiêu tan. Tính sơ sơ ma đã thua người một nửa thì cớ gì mày phải sợ ma?
Tôi cũng nhớ sư cô ngoài chùa có nói: Ma là phần hồn của người đã chết nhưng chưa siêu thoát được. Họ cũng cần nơi ăn chốn ở. Con đừng phá phách chỗ thờ của họ, thì họ chả làm gì để hại mình...
Nhớ nhanh để an tâm, lên tinh thần, thì nhớ vậy! Nhưng tôi cũng đặt ra trường hợp: Nhỡ mình đi tới lúc chạm mặt mà cô ấy không chịu biến mất thì sao, mình phải làm sao? Năm xưa, đèn xe Honda 67 sáng quắc là thế mà cô ấy cứ đứng yên đó, chứ có biến đi đâu!...
Khi “tôi với nàng” đã thu ngắn khoảng cách đến tôi nhận diện được gương mặt bánh tráng sữa của cô. Tôi không đủ can đảm để nhìn thẳng vào mặt cô ấy nữa! Tôi cúi gầm, bước đi. Nếu cô ta tấn công thì tôi đã thủ sẵn cái túi xách, có vài cuốn tập vở trong ấy của mình để chống trả, rồi bỏ chạy thôi, chứ biết làm sao...
Nhưng phải nói là muốn khụy gối khi đi ngang qua mặt nhau, vì cô ấy không có phản ứng gì, nên càng sợ. Không biết cô ta ra chiêu lúc nào mà hóa giải, mới lại càng sợ dữ! Rồi thì tôi đã mất điều khiển đôi chân của mình. Đôi chân đá banh của tôi tăng tốc lúc nào, ra sao, hoàn toàn không biết. Tôi thở hồn hển khi tin chắc là mình đã đến ngã ba (nhà bác Ba bò). Tôi dừng lại thở, nhìn lại miệng cống lớn. Cô gái năm xưa vẫn đứng đó – như một bóng mờ trong đêm se lạnh, trăng pha sương trùng phủ nỗi cô đơn... tôi không thấy sợ nữa mà lòng thương cảm dâng tràn.
Nhiều đêm không ngủ trong căn nhà hoang liêu. Ôm nỗi buồn tương lai, nỗi buồn gia đình tan tác muôn phương... những đêm trăng suông xuyên qua cành lá, hay đêm mưa sụt sùi, ếch, nhái, ểnh ương kêu tha thiết một điệu sầu vô vọng. Có đêm tôi dùng cái túi ny-lon lớn mà tôi nhặt được như một sự may mắn trong thời mảnh giấy vụn cũng có người nhặt ngay để bán ve chai. Tôi khoét ba lỗ trên cái túi ny-lon ấy để thành cái áo mưa. Và tôi đội mưa mà đi. Do hấp lực của cô gái có gương mặt bánh tráng sữa, hay chỉ là thằng nhỏ tuyệt vọng. Tôi lang thang trong mưa đêm, sương khuya, đi ra miệng cống lớn để... chả thấy gì nữa!
Rồi thời gian qua đi. Đời sống trôi theo cơm áo gạo tiền khi tôi đã lớn. Tôi xa “vùng ngoại ô, tôi có căn nhà xưa” ấy thật lâu. Xa đến biệt xứ nhiều năm không về. Nhưng một đêm hàn huyên với anh ba tôi. Hiện ở Pennsylvania. Không ngờ ngày đó đã xa bây giờ đến anh tôi đã có cháu ngoại.
Sau nhà anh cũng là cánh rừng mang nhiều huyễn hoặc. Không khí vùng đông bắc Hoa Kỳ lại hay sương sớm khi nắng chiều tan... Tôi bỗng nhớ cô gái đứng trên miệng cống lớn; cô gái có gương mặt bánh tráng sữa năm xưa. Tôi hỏi anh ba tôi, và anh nói:
“... mày nhắc tao mới nhớ! Theo bác Tư thợ mộc - là người địa phương ở đó lâu nhất. Tao từng hỏi, và bác Tư nói: Từ thời tây, cô gái ấy bị lính tây hãm hiếp gì đó, đến chết. Rồi vùi thây cô ấy xuống cống lớn. Nên cứ trái gió trở trời là cô ấy hiện về. Nhưng đứng đó thôi chứ chẳng làm gì ai. Bác Tư cũng gặp hoài vì bác ưa đi câu đêm...
Tôi nói: “À. Ra vậy! Mấy chục năm rồi. Em cứ nói là có dịp sẽ hỏi anh. Nhưng anh em gặp nhau lại bù khú nên có nhớ gì đâu!... Cũng tội nghiệp cô ấy quá ha!”
Tôi nói xong, nhìn ra cánh rừng sau nhà anh ba tôi. Sương chiều xuống lãng đãng bìa rừng huyễn hoặc. Không biết bao người từ châu Âu di dân đến đây đã chết oan, nên hồn không siêu thoát được, nên sương chiều u uẩn hơn những nơi phố chợ...
Tiếng anh ba tôi đã già nên lai rai kể chuyện:
“... mày còn nhớ thằng Hào (con ông chín Chóc) không?”
“Làm sao em quên nó được! Em với nó là bạn học. Nhưng có thù!”
“Mày để bụng chi những chuyện hồi nhỏ đó nữa!”
“En ghét nó ỷ con cán bộ, nên huênh hoang. Học thì dở, chỉ giỏi làm ăng-ten cho thầy, cô để kiếm điểm lên lớp...”
“Có muốn nghe chuyện thằng Hào, thì tao kể cho nghe?”
“Cái thằng hèn ấy... Nhưng nó giàu lắm rồi phải không?”
“Nó giàu nhất xứ rồi mày ơi! Nhưng kệ nó đi. Tao kể chuyện nó sắp phá sản cho mày hả dạ...”
“Nói đi! Sao anh biết?”
“Tao có thể nói là bây giờ mày về. Mày không tài nào hình dung ra được xóm làng gì nữa. Hoàn toàn không còn ruộng vườn, sông rạch... gì nữa. Tứ bề xung quanh nhà mình chỉ toàn nhà lầu, với đường nhựa... bon bon xe hơi sang cả của bọn con ông cháu cha.
Sài Gòn bây giờ, ở ngoại thành mới ngon. Nên khu nhà mình – đất tính bạc triệu đô la không à! Và thằng Hào nhờ thế lực, lại ranh mãnh nên giàu vô địch. Nó còn nể mặt tao là bạn anh của nó. Hôm tao về, nó có đến thăm. Vì tao với anh nó là bạn bè thuở trước. Nhưng thằng anh nó chết vì vượt biên lâu rồi. Và (cả vợ chồng nó) mời tao đến nhà chơi.
Hôm sau tao đến chơi cho biết, thật là một căn biệt thự lộng lẫy. Vợ nó hệch hạc, nhà quê, trong cái vỏ hiện đại nên cứ sao sao ấy! Vợ chồng nó dẫn tao đi xem nhà, rồi mời ăn cơm.
Tới trà dư tửu hậu tao mới hỏi: Tụi em cúng cái gì mà bày ở chân cầu thang – có vẻ trang trọng quá vậy?
Trời ơi, không ngờ con vợ thằng Hào như nước vỡ đập. Nó tuôn ra như vỡ bờ cho tao nghe... Khu nhà nó thành nhà phố hồi nào không nhớ. Nhưng thằng Hào mua luôn bốn căn để xây biệt thự. Thằng Hào chỉ biết địa thế làm ăn, mở tiệm vàng.
Trong khi con vợ coi thầy thì thầy bà nào đó đã nói: Phong thủy không tốt. Có mạch nước thoát, nên tiền ra như nước chứ không phải tiền vô như nước đâu mà mừng! Thầy nào coi để cho xây cất là chưa đủ tay nghề... đại khái vậy!
Vợ nó sợ xanh mặt, đòi bán đất. Thằng Hào cứ nhất định xây nhà lớn. Dưới mở tiệm vàng, trên lầu để ở. Nhưng con vợ không dám xuống nhà ban đêm. Vì mỗi khi có việc phải xuống nhà ban đêm, nó đều thấy dưới chân cầu thang là cái miệng cống lớn, có cô gái mặt sữa, phẳng lì. Cô gái chừng mười mấy tuổi cứ đứng ở đó!
Nó làm dữ lắm, thằng Hào mới cho nó rước thầy cúng, thầy bùa, thầy ngải gì đó! Về lập đàn cúng tế, trừ ma diệt quỷ! Nhưng cứ dỡ giàn là lại thấy như thường...
Bây giờ, con vợ quyết định bán nhà để thôi hết của. Nhưng thằng Hào còn tiếc rẻ địa thế làm ăn.
Vợ thằng Hào hỏi anh về nơi đây ngày xưa! Anh nửa muốn nói thật cho nó biết; nửa lại không nói được vì sợ thằng Hào hiểu lầm là anh dựng chuyện để vợ nó làm dữ thêm. Đòi bán nhà...”
Sau chuyến đi thăm anh bên Pennsylvania về. Câu hỏi từng ám ảnh tôi từ sau lần giáp mặt cô gái mặt sữa. Năm đó tôi đã 15, 16 tuổi. Tính từ lần đầu gặp nhau, tôi mới 5, 6 tuổi. Nhưng cô ấy vẫn thế! Dù trước tôi, anh ba tôi cũng từng gặp cô đôi lần. Trước nữa, có bác Tư thợ mộc đã gặp cô hoài... Nhưng ai cũng chỉ thấy như thế! Cô vẫn thế. Vậy ma có tuổi không?...
Phan
Nguyên gia đình tôi có cái xưởng cung cấp chuối cho quân đội Mỹ từ những năm 1960, nhưng căn nhà được xem như nhà chánh của gia đình lại cách nơi làm ăn của cha mẹ tôi đến có cả chục cây số. Vậy là mỗi chiều, người anh thứ ba trong gia đình, chở ba đứa nhỏ về nhà giao cho bà vú lo tắm rửa, cho ăn, và đi ngủ. Sáng lại chở ra nơi cha mẹ tôi làm ăn, để chúng tôi ăn sáng và đi học.
Một sáng giáp tết, trời se se lạnh. Mới 4 giờ sáng, anh ba tôi đã dựng đầu xắp nhỏ dậy để anh chở đi. Vì hôm đó đến hẹn xưởng nhà giao hàng cho lính Mỹ.
Năm đó tôi mới 5, 6 tuổi, được anh ba tôi cho ngồi trước bình xăng cái xe Honda 67, dài như con ngựa đen. Tôi ngồi lọt thỏm trong lòng anh tôi, để có thể ngủ tiếp mà không sợ té. Anh tôi lái xe một tay, tay trái ôm thằng em nhỏ ngủ mê với hương đồng gió nội...
Nhà tôi đã là căn nhà cuối xóm, nhưng còn phải băng qua bãi đất trống, như cái bán đảo, bao bọc bởi sông lớn. Bãi đất này sau năm 1968, lính Mỹ và lính Nhảy dù Việt Nam lập căn cứ để bảo vệ Sài Gòn.
Băng qua bãi đất trống chứa cả tuổi thơ tôi với đàn dế và những cánh diều, xe anh ba tôi quẹo phải để ra con đường đất đỏ, hai bên là đồng lúa bát ngát, xa xa có những gò mả xưa, chơ lơ trong đồng - là thế giới huyền bí của tuổi thơ!
Xe chạy một hồi mới ra hương lộ 34. Lại quẹo phải, và băng qua nghĩa trang Thánh Tâm mới tới khu phố chợ - là nơi cha mẹ tôi có xưởng cưa xẻ gỗ và đóng thùng đựng chuối; có nhiều công nhân lựa chuối...
Tôi nhớ cái buổi sáng trời se se lạnh ấy, khi xe anh ba tôi vừa băng qua hết bãi đất trống, (như cái bán đảo kể trên). Anh tôi quẹo phải, ngã ba cách sau nhà bác Ba bò một miếng ruộng không lớn, nhưng bác Ba chăm bón kỹ nên lúa xanh rì. (Bác Ba có nuôi ba con bò nên gọi là bác Ba bò).
Ở đầu lộ đỏ, nơi có cái miệng cống lớn, hôm ấy tôi thấy một người con gái tóc dài, chừng mười 16 tuổi, mặc áo bà ba màu nâu như chú tiểu trong chùa, màu nâu của áo đã bạc thếch. Cô mặc quần đen... như nhiều cô gái nông thôn khác, có điều cô khác những bà chị trong xóm là tôi không thấy cô đứng trên hai chân như bình thường! Và điều khác thứ hai là gương mặt cô trắng, nhưng phẳng lì như cái bánh tráng sữa. Không có hai hốc mắt, không có xống mũi, và khóe miệng gì hết...
Chẳng biết sao cái buổi sáng trời se se lạnh lạnh ấy, trăng muộn còn ve vãn đọt dừa nhà bác Ba bò... tôi lại không ngủ gà ngủ gật, ngủ gục trong vòng tay anh ba tôi. Mà mắt tôi ráo hoảnh để căng ra nhìn cho kỹ người con gái dị thường.
Anh ba tôi đã dùng tay trái (là tay rảnh) vì tay phải của anh phải giữ tay ga. Bàn tay hộ pháp của người anh lớn trong nhà đã che mắt tôi lại. Nhưng dù sao tôi cũng đã thấy cô gái ấy! Cô chỉ đứng lặng thinh trên miệng cống lớn...
Rồi chiến sự bùng lên sau Tết Mậu Thân. Anh ba tôi đi lính. Ở khu nhà xưa Việt cộng về đêm đêm nên cha mẹ tôi rút hết đám nhỏ về phố chợ. Căn nhà từ đường khép cửa; dẹp hết chuồng trại chăn nuôi gia súc; ruộng vườn bỏ hoang...
Tới sau năm 1975. Tôi chưa thực sự lớn nhưng cái lì lợm thuở nhỏ đã tới hồi xài được. Mẹ tôi giao việc cho là: Sau chiều tan học thì về nhà phố ăn cơm. Nhưng sau đó phải về nhà chánh ngủ đêm để coi nhà. Nhớ lại bao nhiêu căn nhà của cha tôi đã bị tịch thu. Chỉ riêng căn nhà được xem như nhà từ đường hương hỏa là mẹ tôi lanh trí, sang tên cho người lính tài xế, đồng thời là đệ tử ruột của ông già, nên còn giữ được. Từ hôm anh báo tin cho mẹ tôi hay là nhà thường bị trộm cắp về đêm, mẹ tôi giao cho tôi công việc mỗi đêm phải trở về nhà cũ ngủ, để coi nhà.
Một mình tôi với đêm khuya trong căn nhà tuổi nhỏ đã điêu tàn, bàn thờ váng nhện, tường vôi thấm mưa loang lổ, rêu phong phủ mờ những đường xưa lối cũ loanh quanh mảnh vườn tuổi nhỏ... nhà không đèn đuốc và gian bếp lạnh tanh; cây vú sữa già, che mát cái bàn ăn ngoài trời đã chết gục xuống thềm xưa hoang phế... Nhiều đêm tôi đã khóc lặng lẽ vì nỗi buồn đã đến quá sớm trong đời.
Rồi cũng một đêm giáp tết, trời se se lạnh, đồng trơ gốc rạ và trăng mờ ảo lắm, tôi từ nhà bạn trở về nhà mình để ngủ. Một mình tôi lặng bước trên con lộ đỏ, một mình. Bất chợt tôi lạnh suốt sống lưng khi miệng cống lớn hiện ra trước mặt, và cô gái năm xưa cũng đứng lặng thinh ở đó.
Tôi không thể quay lại. Cái hỗn danh thuở nhỏ là “thằng trời gầm” khiến chết bỏ chứ không quay đầu lại. Tôi hít một hơi thật sâu, rồi nín thở, bước tới. Trong đầu tôi tính toán nhanh, theo chú Chín hớt tóc, (là thương phế binh VNCH). Chú từng lý giải với tôi: mình là người sống, có phần hồn và phần xác. Trong khi con ma chỉ còn phần hồn, xác đã tiêu tan. Tính sơ sơ ma đã thua người một nửa thì cớ gì mày phải sợ ma?
Tôi cũng nhớ sư cô ngoài chùa có nói: Ma là phần hồn của người đã chết nhưng chưa siêu thoát được. Họ cũng cần nơi ăn chốn ở. Con đừng phá phách chỗ thờ của họ, thì họ chả làm gì để hại mình...
Nhớ nhanh để an tâm, lên tinh thần, thì nhớ vậy! Nhưng tôi cũng đặt ra trường hợp: Nhỡ mình đi tới lúc chạm mặt mà cô ấy không chịu biến mất thì sao, mình phải làm sao? Năm xưa, đèn xe Honda 67 sáng quắc là thế mà cô ấy cứ đứng yên đó, chứ có biến đi đâu!...
Khi “tôi với nàng” đã thu ngắn khoảng cách đến tôi nhận diện được gương mặt bánh tráng sữa của cô. Tôi không đủ can đảm để nhìn thẳng vào mặt cô ấy nữa! Tôi cúi gầm, bước đi. Nếu cô ta tấn công thì tôi đã thủ sẵn cái túi xách, có vài cuốn tập vở trong ấy của mình để chống trả, rồi bỏ chạy thôi, chứ biết làm sao...
Nhưng phải nói là muốn khụy gối khi đi ngang qua mặt nhau, vì cô ấy không có phản ứng gì, nên càng sợ. Không biết cô ta ra chiêu lúc nào mà hóa giải, mới lại càng sợ dữ! Rồi thì tôi đã mất điều khiển đôi chân của mình. Đôi chân đá banh của tôi tăng tốc lúc nào, ra sao, hoàn toàn không biết. Tôi thở hồn hển khi tin chắc là mình đã đến ngã ba (nhà bác Ba bò). Tôi dừng lại thở, nhìn lại miệng cống lớn. Cô gái năm xưa vẫn đứng đó – như một bóng mờ trong đêm se lạnh, trăng pha sương trùng phủ nỗi cô đơn... tôi không thấy sợ nữa mà lòng thương cảm dâng tràn.
Nhiều đêm không ngủ trong căn nhà hoang liêu. Ôm nỗi buồn tương lai, nỗi buồn gia đình tan tác muôn phương... những đêm trăng suông xuyên qua cành lá, hay đêm mưa sụt sùi, ếch, nhái, ểnh ương kêu tha thiết một điệu sầu vô vọng. Có đêm tôi dùng cái túi ny-lon lớn mà tôi nhặt được như một sự may mắn trong thời mảnh giấy vụn cũng có người nhặt ngay để bán ve chai. Tôi khoét ba lỗ trên cái túi ny-lon ấy để thành cái áo mưa. Và tôi đội mưa mà đi. Do hấp lực của cô gái có gương mặt bánh tráng sữa, hay chỉ là thằng nhỏ tuyệt vọng. Tôi lang thang trong mưa đêm, sương khuya, đi ra miệng cống lớn để... chả thấy gì nữa!
Rồi thời gian qua đi. Đời sống trôi theo cơm áo gạo tiền khi tôi đã lớn. Tôi xa “vùng ngoại ô, tôi có căn nhà xưa” ấy thật lâu. Xa đến biệt xứ nhiều năm không về. Nhưng một đêm hàn huyên với anh ba tôi. Hiện ở Pennsylvania. Không ngờ ngày đó đã xa bây giờ đến anh tôi đã có cháu ngoại.
Sau nhà anh cũng là cánh rừng mang nhiều huyễn hoặc. Không khí vùng đông bắc Hoa Kỳ lại hay sương sớm khi nắng chiều tan... Tôi bỗng nhớ cô gái đứng trên miệng cống lớn; cô gái có gương mặt bánh tráng sữa năm xưa. Tôi hỏi anh ba tôi, và anh nói:
“... mày nhắc tao mới nhớ! Theo bác Tư thợ mộc - là người địa phương ở đó lâu nhất. Tao từng hỏi, và bác Tư nói: Từ thời tây, cô gái ấy bị lính tây hãm hiếp gì đó, đến chết. Rồi vùi thây cô ấy xuống cống lớn. Nên cứ trái gió trở trời là cô ấy hiện về. Nhưng đứng đó thôi chứ chẳng làm gì ai. Bác Tư cũng gặp hoài vì bác ưa đi câu đêm...
Tôi nói: “À. Ra vậy! Mấy chục năm rồi. Em cứ nói là có dịp sẽ hỏi anh. Nhưng anh em gặp nhau lại bù khú nên có nhớ gì đâu!... Cũng tội nghiệp cô ấy quá ha!”
Tôi nói xong, nhìn ra cánh rừng sau nhà anh ba tôi. Sương chiều xuống lãng đãng bìa rừng huyễn hoặc. Không biết bao người từ châu Âu di dân đến đây đã chết oan, nên hồn không siêu thoát được, nên sương chiều u uẩn hơn những nơi phố chợ...
Tiếng anh ba tôi đã già nên lai rai kể chuyện:
“... mày còn nhớ thằng Hào (con ông chín Chóc) không?”
“Làm sao em quên nó được! Em với nó là bạn học. Nhưng có thù!”
“Mày để bụng chi những chuyện hồi nhỏ đó nữa!”
“En ghét nó ỷ con cán bộ, nên huênh hoang. Học thì dở, chỉ giỏi làm ăng-ten cho thầy, cô để kiếm điểm lên lớp...”
“Có muốn nghe chuyện thằng Hào, thì tao kể cho nghe?”
“Cái thằng hèn ấy... Nhưng nó giàu lắm rồi phải không?”
“Nó giàu nhất xứ rồi mày ơi! Nhưng kệ nó đi. Tao kể chuyện nó sắp phá sản cho mày hả dạ...”
“Nói đi! Sao anh biết?”
“Tao có thể nói là bây giờ mày về. Mày không tài nào hình dung ra được xóm làng gì nữa. Hoàn toàn không còn ruộng vườn, sông rạch... gì nữa. Tứ bề xung quanh nhà mình chỉ toàn nhà lầu, với đường nhựa... bon bon xe hơi sang cả của bọn con ông cháu cha.
Sài Gòn bây giờ, ở ngoại thành mới ngon. Nên khu nhà mình – đất tính bạc triệu đô la không à! Và thằng Hào nhờ thế lực, lại ranh mãnh nên giàu vô địch. Nó còn nể mặt tao là bạn anh của nó. Hôm tao về, nó có đến thăm. Vì tao với anh nó là bạn bè thuở trước. Nhưng thằng anh nó chết vì vượt biên lâu rồi. Và (cả vợ chồng nó) mời tao đến nhà chơi.
Hôm sau tao đến chơi cho biết, thật là một căn biệt thự lộng lẫy. Vợ nó hệch hạc, nhà quê, trong cái vỏ hiện đại nên cứ sao sao ấy! Vợ chồng nó dẫn tao đi xem nhà, rồi mời ăn cơm.
Tới trà dư tửu hậu tao mới hỏi: Tụi em cúng cái gì mà bày ở chân cầu thang – có vẻ trang trọng quá vậy?
Trời ơi, không ngờ con vợ thằng Hào như nước vỡ đập. Nó tuôn ra như vỡ bờ cho tao nghe... Khu nhà nó thành nhà phố hồi nào không nhớ. Nhưng thằng Hào mua luôn bốn căn để xây biệt thự. Thằng Hào chỉ biết địa thế làm ăn, mở tiệm vàng.
Trong khi con vợ coi thầy thì thầy bà nào đó đã nói: Phong thủy không tốt. Có mạch nước thoát, nên tiền ra như nước chứ không phải tiền vô như nước đâu mà mừng! Thầy nào coi để cho xây cất là chưa đủ tay nghề... đại khái vậy!
Vợ nó sợ xanh mặt, đòi bán đất. Thằng Hào cứ nhất định xây nhà lớn. Dưới mở tiệm vàng, trên lầu để ở. Nhưng con vợ không dám xuống nhà ban đêm. Vì mỗi khi có việc phải xuống nhà ban đêm, nó đều thấy dưới chân cầu thang là cái miệng cống lớn, có cô gái mặt sữa, phẳng lì. Cô gái chừng mười mấy tuổi cứ đứng ở đó!
Nó làm dữ lắm, thằng Hào mới cho nó rước thầy cúng, thầy bùa, thầy ngải gì đó! Về lập đàn cúng tế, trừ ma diệt quỷ! Nhưng cứ dỡ giàn là lại thấy như thường...
Bây giờ, con vợ quyết định bán nhà để thôi hết của. Nhưng thằng Hào còn tiếc rẻ địa thế làm ăn.
Vợ thằng Hào hỏi anh về nơi đây ngày xưa! Anh nửa muốn nói thật cho nó biết; nửa lại không nói được vì sợ thằng Hào hiểu lầm là anh dựng chuyện để vợ nó làm dữ thêm. Đòi bán nhà...”
Sau chuyến đi thăm anh bên Pennsylvania về. Câu hỏi từng ám ảnh tôi từ sau lần giáp mặt cô gái mặt sữa. Năm đó tôi đã 15, 16 tuổi. Tính từ lần đầu gặp nhau, tôi mới 5, 6 tuổi. Nhưng cô ấy vẫn thế! Dù trước tôi, anh ba tôi cũng từng gặp cô đôi lần. Trước nữa, có bác Tư thợ mộc đã gặp cô hoài... Nhưng ai cũng chỉ thấy như thế! Cô vẫn thế. Vậy ma có tuổi không?...
Phan
ĐẶNG CHÍ HÙNG * TRƯỜNG CHINH
Những sự thật cần phải biết (phần 14) - Trường Chính - Kẻ vong bản
Đặng Chí Hùng (Danlambao) -
Lịch sử và hiện tại đã chỉ ra rằng một đảng vô thần, vô tổ quốc và độc
tài đã tạo ra những con người độc ác đến ghê sợ trong đó có Trường
Chinh. Ngày hôm nay chúng ta phải trả lại sự thật của lịch sử để cho
người dân thấy rằng họ đã bị đảng tập hợp bởi những kẻ độc ác, táng tận
lương tâm lừa dối suốt 80 năm qua...
*
Trường Chinh (1907 - 1988) tên thật là Đặng Xuân Khu. Theo thông tin từ website của trường THCS Trường Chinh cho biết thông tin về Trường Chinh: “Là
nhà chính khách cách mạng, nhà thơ, bút danh Sóng Hồng, biệt hiệu
Trường Chinh (biệt hiệu này dùng như tên gọi). Ông sinh ngày 09/02/1907
tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân
Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định)... Tại Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 (1941) ông được cử làm Tổng bí thư Đảng, đồng thời làm chủ bút các
báo Giải Phóng, Cờ Giải Phóng và Tạp Chí Cộng Sản... Sau Cách mạng
Tháng Tám thành công, ông được cử vào nhiều chức vụ quan trọng của Đảng
và Nhà nước như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị,
Tổng bí thư, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến năm 1981, ông là
Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tháng 7/1987, ông được bầu làm Tổng bí thư
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tháng 12 cùng năm, ông được đề cử làm cố vấn Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.” (1)
Hồ Chí Minh và những đàn em cộng sản của mình. Từ trái qua:
Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh.
Trên thực tế Trường Chinh là đàn em của Hồ Chí Minh và là một trong
những tội đồ của dân tộc Việt Nam. Xét trên khía cạnh tội ác thì tất cả
các lãnh đạo cộng sản đều có tội với dân tộc, với đất nước. Tuy nhiên
mỗi người có những tội lỗi đặc thù khác nhau. Ở con người của Trường
Chinh trong bài viết này nổi bật lên tội lỗi đó là một kẻ Vong bản. Điều
này thể hiện ở hai sự việc sẽ được trình bày dưới đây.
I. Đồng mưu với Hồ Chí Minh để Hán hóa Việt Nam:
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã chủ trương bán nước
và tiến hành Hán hóa Việt Nam, làm tay sai cho Trung cộng. Bạn đọc có
thể tìm hiểu kỹ hơn ở “Những sự thật không thể chối bỏ” phần 2, 9, 10, 11, 12 trên Danlambao.
Phục vụ đắc lực cho âm mưu Hán hóa Việt Nam đó chính là Trường Chinh.
Để minh chứng cho sự kiện này chúng ta cùng tìm hiểu các chứng cứ sau
đây.
Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch
22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành
tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài
mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:
ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt
Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung
quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!
Tại sao ta lại truyền bá trong dân
chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực
dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn
cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy -
và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho
của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta -
mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như
thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì
đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!
Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!
Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ
bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất
là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!
Ta hãy trở về phương pháp này, trước
nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam
yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học,
phát minh v.v...
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!
Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động
Đây là một văn bản cho thấy đảng cộng sản chủ trương bán nước và Hán hóa
dân tộc, kêu gọi làm chư hầu rõ rệt nhất cho Trung cộng. Việc này là
một sự cho thấy rõ nét âm mưu Hán hóa của đảng cộng sản trong vô vàn
hành động khác. Tuy nhiên sẽ có nhiều ý kiến cho rằng sự có mặt của sắc
lệnh kêu gọi kia chỉ là một thứ bịa đặt nhằm bôi nhọ đảng cộng sản.
Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi đã có những bằng chứng khẳng định
sự có mặt của văn bản do Trường Chinh ký là thật.
Thứ nhất, số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng
Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum - London). Bạn đọc
hoàn toàn có thể kiểm chứng. Chúng ta cũng phải nhìn nhận về tờ báo
Tiếng Dội như sau. Các văn bản, bài báo được lưu trữ trong văn khố của
các nhà nước có tiến bộ như Anh, Mỹ, Pháp... đều là những tác phẩm có
giá trị về mặt nội dung cũng như sự thật lịch sử được nghiên cứu và chọn
lọc kỹ lưỡng. Sự việc được lưu trữ trong văn khố của viện bảo tàng nước
Anh cho thấy tính xác thực của bài báo nói trên trong tờ báo Tiếng Dội.
Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy sự tồn tại sắc lệnh của ông Trường
Chinh là có thật.
Thứ hai, hiện nay tại Trung tâm lưu giữ quốc gia I,
Việt Nam có một văn bản lưu giữ như nội dung bài báo Tiếng Dội cho
đăng. Văn bản này được lưu giữ trong kho văn thư trước năm 1945 của đảng
cộng sản Việt Nam. Văn bản tuy mất một phần dưới góc do yếu tố thời
gian không thể thấy được chữ ký của ai nhưng trên đầu của sắc lệnh ghi
rõ do đảng Lao động Việt Nam (tên khác của đảng cộng sản) ban hành. Việc
không thấy chữ ký của ai không quan trọng lắm vì nó có ghi rõ là của
đảng Lao động và được trung tâm lưu trữ quốc gia lưu trữ nên nó không
thể vô giá trị. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại trung tâm lưu trữ quốc
gia I tại Hà Nội về sắc lệnh kêu gọi nói trên.
Thứ ba, sẽ là thiếu sót nếu chỉ có 2 bằng chứng trên đây
để khẳng định việc tồn tại sắc lệnh kêu gọi của ông Trường Chinh là sự
thật. Thêm bằng chứng sau đây sẽ khẳng định chắc chắn về điều đó với bạn
đọc. Vì đảng cộng sản hay có thói quen thủ tiêu bằng chứng về tội ác và
sai lầm của mình nên thêm một nguồn tài liệu có thể khẳng định điều
này. Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi”
bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn
trang 126 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó có đoạn tạm dịch như
sau:
“Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh
đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một
hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất
là về văn hóa”.
Từ đoạn này chúng ta có thể thấy Mao đã biết chủ trương dùng tiếng Hoa
của Việt Minh (lúc đó mang tên đảng Lao động Việt Nam). Thời điểm tác
giả Hà Cẩn nêu trong cuốn sách của mình là lúc Mao vẫn chỉ gọi đảng cộng
sản Việt Nam là Việt Minh trùng khớp với thời điểm và cách dùng trong
quy phạm của sắc lệnh kêu gọi của Trường Chính đòi nhân dân Việt Nam học
tiếng Hoa.
Thứ tư, để khẳng định thêm về con người của Trường Chinh
và vai trò của Trường Chinh trong bức thư kêu gọi bỏ Việt theo Tàu thì
một cuốn sách của tác giả đảng viên đảng cộng sản Pháp - D. Olivier cho
biết: “Chính phủ của đảng Lao Động Việt
Nam đã được chính quyển cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hậu thuẫn
rất nhiều. Đã có thời điểm tổng thư ký đảng Lao Động là ông Trường Chinh
thay mặt đảng chủ trương cho người dân Việt nam học chữ Hán như là một
thứ quốc ngữ...” (Trích trang 95 cuốn “Đông Dương và người Pháp” - xuất bản năm 1987).
Trường Chinh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng CS tháng 12-1986.
Thứ năm, bản thân con người của Trường Chinh là một con
người có tư tưởng thân Trung cộng và là người vâng lời Hồ Chí Minh gần
như tuyệt đối. Trường Chinh là người tích cực nhất trong vụ cải cách ruộng đất mà Hồ học từ Trung cộng. Việc thực thi một cách chặt chẽ các chủ trương của Tàu và Hồ Chí Minh đã biến Trường Chinh thành một tên tội đồ trong CCRĐ.
Điều này khác hẳn với tư tưởng của ông Duẩn trong việc quan hệ với
Trung cộng. Rõ ràng ngay cả bản chất con người Trường Chinh cũng cho
thấy ông ta yêu Trung cộng như lãnh tụ của ông ta. Để thấy rõ nét vai
trò là đàn em của Hồ trong cải cách ruộng đất chúng ta có thể đọc lại “Những sự thật không thể chối bỏ” phần 5 và lưu ý: “Cấp
trung ương: do tổng bí thư đảng Lao động là Trường Chinh - Đặng Xuân
Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương
(đều là ủy viên Bộ chính trị) và Hồ Viết Thắng (ủy viên Trung ương
đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc Cải
cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học ở
Trung cộng, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ
Cải cách Ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.”
Đấu tố CCRĐ
Và đặc biệt trong vụ án của bà Cát Hanh Long thì Trường Chinh cũng cho
thấy bản chất khát máu cũng như quỵ lụy Hồ Chí Minh như thế nào. Trong
Hồi ký “Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn”,
nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc
bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3
điều làm sai chính sách là:
(1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố;
(2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố;
(3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là
"...bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo
lý thông thường của người Việt Nam".
Ông Đoàn Duy Thành viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi
được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị
Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘ Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được
một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một
phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố
vấn Trường Chinh và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Và thế là cái chết đã đến với bà Năm.
Bữa cơm tại Tỉn Keo ATK gồm Hồ Chí Minh,
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp tiễn Lê Đức Thọ
vào Nam. Ảnh tư liệu trưng bày tại Bảo tàng ATK Định Hóa.
Trường Chinh và Hồ Chí Minh
Sắc lệnh kêu gọi của Trường Chinh thể hiện dã tâm biến Việt Nam thành
một tỉnh của Trung cộng của đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy bản chất
vong bản của Trường Chinh đã thể hiện rõ ở luận cứ này vì dám kêu gọi bỏ
chữ viết dân tộc đi theo chữ của Trung cộng.
II. Sát hại cha mẹ và thân nhân
Bản chất vong bản của Trường Chinh còn thể hiện ở việc ông ta đấu tố để
bức hại cha mẹ cũng như thân nhân của mình. Xin theo dõi một số dẫn
chứng sau đây để thấy rõ điều này.
Thứ nhất, Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu có liên
hệ về gia tộc với Bác sĩ Đặng Vũ Lạc làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường,
Nam Định. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là một vị bác sĩ kỳ cựu của Đông Dương, tốt
nghiệp ở Pháp, đã điều hành dưỡng đường Henry Copin ở Hà Nội là nhà
thương tư lớn nhất vào thuở ấy. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc cũng là người đề
xướng thành lập Hội Bác sĩ Đông Dương. Nhà thương Henry Copin ở phố Hàng
Cỏ, Hà Nội là nơi tụ hội của hàng ngũ đảng viên Đại Việt. Người em ruột
của Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là Đặng Thị Khiêm, có chồng là Ông cả Nguyễn Tư
Tề, nên thường được gọi là Bà cả Tề. Bà là Đảng viên điều hành Xứ bộ Bắc
Việt của đảng. Khi Trường Chinh bị đuổi học về nhà đi lang thang, Bà Cả
thương tình con cháu đem về chăm sóc và lo việc vợ con và thăm nuôi
những lần Trường Chinh bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò.
Tác giả Quang Minh trong quyển sử Đại Việt Quốc dân đảng đã viết rằng hệ
phái bên Bác sĩ Đặng Vũ Lạc học hành và làm ăn phát đạt nên được dân
trong làng Hành Thiện và cả phủ Xuân Trường vị nể, nhưng (trang 19 sđd):
“Trái lại, Trường Chinh thì học hành không ra gì còn bị sa sút...
cho nên có sự ganh tị ở địa phương đã lâu. Đến khi Cộng sản chiếm được
chánh quyền, Trường Chinh ra lệnh thủ tiêu một lần bảy (07) người thanh
niên trí thức của họ Đặng Vũ đã theo Đại Việt: 1- Đặng Vũ Căn, 2- Đặng
Vũ Toại, 3- Đặng Vũ Lệ, 4- Đặng Vũ Kha, 5- Đặng Vũ Tân, 6- Đặng Vũ Định,
7- Đặng Vũ Úy.”
Thứ hai, lúc khởi đầu chiến dịch CCRĐ năm 1952, chính
Trường Chinh - Đặng Xuân Khu đã đấu tố cả cha mẹ của mình khiến ngoài
dân gian có câu vè truyền tụng (trích bài của Ban biên tập Báo Nguyệt
San Tự do Ngôn luận, số 40, ngày 1-12-2007): “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ
Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn
hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu”.
Khu ở đây chính là Đặng Xuân Khu - Trường Chinh!.
Thứ ba, tác giả Minh Võ tên thật là Vũ Đức Minh, sinh năm
1931 tại Nam Định (đồng hương với Trường Chinh) và hiện đang sinh sống
tại San Diego, California. Ông nguyên là Tổng thư ký Nguyệt san Tinh Thần,
và cũng là dịch giả nhiều cuốn sách từ Anh và Pháp ngữ sang tiếng Việt
về các vấn đề tôn giáo, chính trị, văn học, lịch sử, tâm lý giáo dục.
Tác giả đã giữ nhiều trách nhiệm quan trọng trong ngành truyền thông
trước 1975. Sau năm 1975, tác giả bị cộng sản giam tù 10 năm. Một số tác
phẩm: Sách lược xâm lăng của cộng sản, Sài Gòn, 1963, Ngô Đình Diệm lời
khen tiếng chê, Thông Vũ, 1968, 1998, 2002... Trong bài viết của ông có
tựa đề “Con tố cha, vợ tố chồng” có đoạn viết: “Trong
lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên cách quái
đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha
mẹ (mà Trường Chinh đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương).” (2)
Thứ tư, trong cuốn sách “Quê hương niềm đau và nỗi nhớ” của
tác giả Huy Vũ (nguyên quán làng Bản Nguyên, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ. Theo gia đình di cư vào Nam 1955. Đậu Tú Tài I và II ban Toán năm
1957 và 1958. Là Thí nghiệm viên của Chương Trình Diệt Trừ Sốt Rét từ
năm 1959 tới 1963. Đậu Cử Nhân Luật năm 1964). Trong chương 8 của cuốn
sách có tên là - Chiến Dịch Đấu Tố Địa Chủ ở Làng Tôi có viết: “Đặc
biệt họ cũng nêu ra một tấm gương sáng chói để tôi noi theo là ông
Trường Chinh, tuy là con trai của một đại địa chủ, song vẫn được tiếp
tục giữ chức vụ Tổng Bí Thư đảng Lao Động Việt Nam. Rất tiếc là chiến
dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC ở làng tôi đã xảy ra trước làng Hành Thiện của cụ
thân sinh ra ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Nếu sau, chắc chắn chúng còn cho tôi biết thêm ông Trường Chinh đã tố khổ bố ông ta như thế nào.”
Và để kể về sự kiện Trường Chinh đấu tố cha mẹ cũng như một trường hợp
tương tự ở ngoại thành Hà Nội thì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết một
bài thơ khá não lòng:
“Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thật đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội”.
Cải cách và đấu tố
Thứ năm, ngay cả những người giúp đỡ và nuôi giấu mình thì
Trường Chinh cũng sẵn sàng giết hại không chút gớm tay. Trong cuộc
Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần (Nguyên Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính Hà
Nội. Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là 1 cán bộ trung cấp. Ông
từng là bí thư quận ủy ngoại thành Hà Nội trước khi ra công khai, trở
thành phó chủ tịch ủy ban hành chính Hà Nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu
từng bước của cuộc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa
sai sau đó tại ngoại thành HN. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva) về
sự chuẩn bị của đảng cộng sản và nhà nước VNDCCH trước khi bắt đầu cuộc
Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ án bà Cát
Thanh Long từng gây xôn xao dư luận một thời. Xin đọc đoạn phỏng vấn
như sau:
PV: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951
và 1952 ông HCM đã cùng với Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi
là Bộ chính trị, lúc bấy giờ gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn
bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng,
làm cho cán bộ, đảng viên, quân đội thông suốt về tư tưởng.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh
quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng
trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà
bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân,
nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân
dân - kẻ địch của nhân dân.
Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất
lớn ở trong cán bộ. Lúc bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể
tôi muốn nói một kinh nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư
tưởng của cán bộ cũng không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu,
mà có những thắc mắc như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có
nhiệm vụ làm thế nào để dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo
một sự nhất trí bắt buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các
đoàn thể. Trong giới trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh
quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng
trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà
bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân,
nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân
dân - kẻ địch của nhân dân.
Việc thứ hai, chuẩn bị mặt tổ chức thì tôi
muốn nói rõ thêm là về mặt tổ chức lúc bấy giờ theo sự phân công giữa
Mao Trạch Động và ông HCM thì Stalin có nói rằng Trung Quốc ở gần Việt
Nam và đã từng có kinh nghiệm cải cách ruộng đất rồi, thế thì Trung Quốc
sẽ giúp cho Việt Nam làm việc đó.
Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn
sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ
của Bắc Kinh, đại sứ mà lại đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về
quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu
Quang. Ông này là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải
cách ruộng đất.
Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là
hệ thống cố vấn. Đồng thời về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy
ban cải cách ruộng đất trung ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách
ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới
các đoàn là các đội cải cách ruộng đất.
PV: Xin ông nói rõ thêm về đội
cải cách ruộng đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn
mô tả là có quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.
Ông Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải
cách ruộng đất, theo xã to hay nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần
nhiều là những người ở các địa phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc
là không để cho người địa phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất
ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao
che cho địa chủ quen biết v.v... Đấy là một nguyên tắc.
Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải
cách ruộng đất. Bây giờ để chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị
mặt chính sách. Năm 1952, Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách
ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn
cứ của Việt Minh thời kỳ bấy giờ. Trong lần thí nghiệm này có 1 sự kiện
động trời: tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn gọi
là Cát Thanh Long)
PV: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm 1 số chi tiết về vụ án này.
Ông Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Còn trong thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau
khi đã có chính phủ VNDCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp 100 lạng vàng
cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai
làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian
ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình
Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do
Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung ương, tức là bộ chính
trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông HCM lúc bấy giờ cũng biết sự
kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử
hình như vậy.
Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất
nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người
CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh
tụ CS, nó báo hiệu trước 1 tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc
lúc bấy giờ.
PV: Xin được hỏi thêm ông về vụ
xử tử bà Cát Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án
được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn
phải đưa lên trên để xin ý kiến?
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí
điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về
sau này thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn.
Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì
kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo "tình
hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất". Đến ngày 4/12 thì quốc
hội nhất trí thông qua luật cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc
lệnh ban hành luật. Từ đó bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất
Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở
một vùng, số lượng xã ít hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm
1956, tức là đợt 5 là đợt cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc
bộ và các vùng trước đây Pháp chiếm (3)
Bà Cát Hanh Long - Nguyễn Thị Năm và các con
Qua đoạn phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần cho thấy lúc đó quyền sinh sát
nằm trong tay Hồ Chí Minh và Trường Chinh nhưng họ lại ra tay giết hại
chính những người cưu mang mình. Đó là một điều vong bản và bất nhân.
III. Kết luận:
Con người có hai điều chính yếu để kết luận tội vong bản đó là phản bội
dân tộc, tổ quốc và phản bội, giết hại cha mẹ và người thân. Chính vì
tham quyền lực mà Trường Chinh đã thực hiện cả hai điều này. Và như vậy
thì Trường Chinh đích thực là kẻ vong bản không hơn không kém.
Lịch sử và hiện tại đã chỉ ra rằng một đảng vô thần, vô tổ quốc và độc
tài đã tạo ra những con người độc ác đến ghê sợ trong đó có Trường
Chinh. Ngày hôm nay chúng ta phải trả lại sự thật của lịch sử để cho
người dân thấy rằng họ đã bị đảng tập hợp bởi những kẻ độc ác, táng tận
lương tâm lừa dối suốt 80 năm qua. Đó chính là lẽ phải mà chúng ta cần
phải thực hiện.
6/8/2013
____________________________________
No comments:
Post a Comment