NHỮNG CON ĐƯỜNG NGOẠN MỤC
NHỮNG CON ĐƯỜNG NGOẠN MỤC
10. Đại lộ xuyên biển – Florida, Mỹ
Con
đường này nối các hòn đảo nhỏ ở vịnh Florida bằng 42 nhịp cầu lớn. Nó
được xây dựng vào năm 1938, dọc theo một tuyến đường sắt cũ đã bị phá
hủy bởi trận cuồng phong.
Trong suốt 4 giờ lái xe, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng ánh nắng và hương vị của biển.
Trong thời gian nghỉ lễ, giao thông ở đây có chút chậm hơn nhưng chắc rằng mọi du khách đều muốn dành thêm thời gian nán lại trên con đường này.
9. Đường Iroha-zaka – Nhật Bản
Iroha-zaka
là một cung đường quanh co nối trung tâm Nikko và Oku-Nikko. Con đường
gốm 48 đường lượn, mỗi góc đường có một bảng chữ cái cổ Nhật Bản. Những
từ bắt đầu bảng chữ cái I-ro-ha đã trở thành tên cho cung đường này.
Con
đường này là sự kết hợp của hai làn đường, một đi xuống và một đi lên,
cả hai đều có 48 đường lượn, phù hợp với 48 chữ cái trong cổ tự Nhật
Bản.
8. Đường Đại Tây Dương – Na Uy
Con đường 5 dặm nối hai vùng Molde và Kristiansund này được bình chọn là công trình thế kỷ của Na Uy.
Địa hình không bằng phẳng, đôi chỗ thô ráp của con đường chính là điều đặc biệt, bởi nó tương ứng với sự dâng cao và rút xuống của thủy triều. Cảnh quan hai bên đường có thể kích thích bất kỳ lái xe ưa mạo hiểm nào.
7. Đèo Oberalp – Thụy Sĩ
Con đèo nối trung tâm Thụy Sĩ và vùng Graubunden Oberland là một cung đường quen thuộc với nhiều lái xe Châu Âu.
Tuy nhiên, cái lái xe chỉ có thể đến đây vào mùa hè. Khi mùa đông đến, con đèo được chặn phương tiện giao thông để dành làm tuyến đường bộ hoặc dốc trượt tuyết cho khách du lịch.
6. Đường Trollstigen – Na Uy
Một
trong những địa điểm đáng lưu ý nhất của vùng Fjord ở Na Uy chính là
con đường quanh co Trollstigen. Với thác nước Stigfossen cao 320m ngày
đêm tung bọt trắng xóa, quanh cảnh hai bên đường hết sức hùng vĩ và
ngoạn mục.
Đây là một con đường tương đối khó đi bởi kích thước hẹp và độ dốc 9%. Bù lại, khi vượt qua Trollstigen, bạn sẽ được “trả công” bằng quang cảnh hùng vĩ khi nhìn từ trên cao.
5. Đường hầm Guoliang – Trung Quốc
Đường
hầm này được xây dựng chỉ trong vòng 5 năm, tại dãy núi Taihang, tỉnh
Hồ Nam, Trung Quốc. Trong quá trình thi công, nhiều người đã thiệt mạng.
Vào năm 1977, đường hầm chính thức được mở cửa để lưu thông. Đường hầm được đục từ dãy núi dài 1.200 mét, cao 5 mét, rộng 4 mét. Nơi đây được mệnh danh là “con đường không chấp nhận bất cứ sai lầm nào”.
4. Đường núi Jebel Hafeet – Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Đây
là con đường trải dài 7,3km với 60 ngọn núi cao 1.219m. Quang cảnh hai
bên đường rất đẹp với sa mạc hùng vĩ bên dưới Tập hợp các khúc cua và
đường thẳng được kết hợp với nhau một cách hoàn hảo.
3. Đèo Stelvio – Italy
Tọa
lạc trên rặng núi phía Đông nước Ý, đèo Stelvio nối vùng Valtellina và
thung lũng Adige, có độ cao 1,7 dặm (khoảng 2.757m) trên mực nước biển.
Đây là tuyến đường núi lớn thứ hai được xây dựng trên dãy Alps.
Tuyến đường này có 48 khúc quanh gấp, một số điểm khá hẹp và độ dốc lớn. Với những người đam mê xe hơi, đây là một con đường có độ thử thách lớn, đáng để chinh phục.
2. Đường Lysebotn – Na Uy
Với
những khúc hẹp và độ dốc “khủng”, Lysebotn được xem là một trong những
con đường ngoạn mục nhất Châu Âu. Những người ưa mạo hiểm sẽ hoàn toàn
bị cuốn hút với 27 khúc cua và gần 1,1km đường hầm.
Với sự uốn lượn đặc biệt, nhiều người đã liên tưởng nó với trò tàu lượn tốc độ mạo hiểm thường thấy ở các khu vui chơi. Con đường thú vị dài hơn 30km này chắc chắn sẽ làm những người mê mạo hiểm nở nụ cười rạng rỡ.
1. Đường Transfagarasan – Rumani
The
Transfăgărășan (theo tiếng Rumani) là con đường nhựa cao nhất và ấn
tượng nhất của đất nước này. Được xây dựng vào khoảng năm 1970 - 1974
với danh nghĩa một tuyến đường quân sự chiến lược của cựu độc tài
Nicolae Ceausescu, con đường này kết nối hai địa danh lịch sử
Transylvania và Wallachia.
Từ con đường Transfagarasan nhìn về phía bắc, du khách sẽ bị choáng ngợp vởi nhiều phong cảnh ngoạn mục. Tọa lạc trên dãy núi Carpathian, con đường còn dẫn du khách đến hồ Balea – một hồ băng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
VƯƠNG TRÍ NHÀN * CHUYỆN HÀ NỘI
Chuyện văn nghệ Hà Nội nghe ở Moskva 1987 (kỳ II)
18/11
Nguyên Ngọc kể:
- Buổi gặp anh em, ông Linh còn nói nhiều câu cay đắng lắm. Ví dụ bảo: "Tôi cũng là người bị nạn, tôi hiểu anh em". Sau này loại câu như thế người ta phải cắt đi.
- Nhưng mà chưa chắc làm thế đã tốt đâu. Cởi trói cho văn nghệ lúc này, mà những điều kiện khác (kinh tế, xã hội) chưa có, thì cũng không được việc gì. Bọn xấu bị đánh động nó cụm lại phản công cho mà xem. Ông Tố Hữu đã mỉa mai Trần Độ, à, các anh bây giờ được cởi trói rồi phải không!
- Nguyễn Đình Thi nói gì ở hội nghị? Thi bảo, tôi tha thiết đề nghị các anh đừng phát động quần chúng. Phát động quần chúng thì những người không có tài năng sẽ nổi lên, diệt hết người có tài.
… Cái ông Thi này căn bản rất ích kỷ. Ông ta có yêu ai bao giờ đâu. Một tay bẻ hết mấy cành phù dung. Ông ta diệt tạp chí chuyên về văn học nước ngoài rồi, lại còn sẵn sàng diệt trường Nguyễn Du nữa ấy chứ. Bây giờ chung quanh toàn những Kim Lân, Thợ Rèn thì còn được việc gì.
- Đọc báo chí Hà Nội đủ thấy chưa đâu vào đâu cả. Mà cấp trên thì đã ghét lắm rồi. Ông Nguyễn Đức Tâm rêu rao trên tờ Lao động: “Đây, báo đăng bài của tên Lê Dụng(?) một tên về hưu (trước là thứ trưởng Bộ Công An) đặt vấn đề công tác tổ chức…” Rồi cả Bộ chính trị chửi bới, chỉ trừ có ông Linh là không nói gì, sau lại đỡ hộ. Trong TW, ông Linh cô độc lắm. Hôm gặp văn nghệ sĩ, mấy anh em nhà mình cứ một giọng xin TW bảo chúng tôi, bảo chúng tôi. Thế là ông Linh đỏ mặt lên "Hãy tự cởi trói mình trước khi trời cứu". Tức nói đến Trung ương là nói đến chỗ rất đau của ông.
Với bài ông Linh, coi như Đại hội Nhà văn đã xong. Giờ chỉ còn minh hoạ. Và làm công tác tổ chức.
Nhàn: Các anh chuẩn bị đón họ phản công.
Nguyên Ngọc: Đúng. Khải nó bảo bây giờ Bộ Chính trị ông nào cũng dính với một vụ rồi, thì còn làm sao mà giẫy ra được nữa.
Tôi (VTN) hay nghĩ cái được nhất của những cuộc họp này là nói rõ rằng văn nghệ của ta rất nghèo.
Lạ thật là cái võ của các ông trên. Một mặt, các ông ấy chê bai mình cấm đoán mình. Mặt khác, ông ấy lại bảo ta có một nền văn nghệ xuất sắc. Thế thì còn biết đằng nào mà lần. Trói xong lại bảo đố mày bay lên – hồi chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã mấy lần nói với tôi cái câu ấy, lần nào nói xong cũng cười khà khà sung sướng.
Nguyên Ngọc kể tiếp:
- Chính ông Trần Độ là do ông Linh đưa trở lại. Vì ông Linh với ông ấy quen nhau từ hồi ở trong rừng. Bây giờ ông ấy vẫn bảo tự do về kinh tế thì có tôi(Nguyễn Văn Linh), tự do về văn hoá thì có anh (Trần Độ).
Ông Độ nghĩ ra được nhiều việc cụ thể lắm. Ví dụ, ông ta đề nghị sẽ có nghị quyết của Ban bí thư về các vụ án văn nghệ trước đây.
Ông Khải bây giờ đã trả sao, trả mũ, chuyển sang sinh hoạt ở Hội nhà văn. Ông ấy vẫn đận đà không muốn ra Hà Nội. Nguyên Ngọc bảo ông phải ra, tôi không làm hộ đâu.
Nguyên Ngọc trở về báo Văn nghệ như thế nào?
Một lần nói chuyện, Nguyễn Minh Châu có ý giá trao tờ báo cho Nguyên Ngọc thì hay nhất.
May đâu, gặp dịp Nguyễn Đình Thi và Chính Hữu lên gặp Trần Độ. Nhân Trần Độ bảo: “Các anh phải củng cố tờ báo Văn nghệ cho tốt" ông Nguyễn Đình Thi buột mồm "Hay là anh Ngọc trở lại báo.”
Ông Độ khôn lắm, không nói gì. Lúc tiễn ông Thi và Chính Hữu ra cửa, ông ấy mới bảo các anh nhớ bàn ý kiến về báo Văn nghệ, như ý anh Thi vừa nói.
Nguyễn Đình Thi biết hố rồi, về, tính lại. Triệu tập các ông trong ban thư ký có mặt ở Hà Nội. Thống nhất đồng ý để Ng Ngọc về. Rồi gọi vào cho Chế Lan Viên và Anh Đức, chờ ý kiến cuối cùng.
Về sau, họp thường vụ, Anh Đức mặt tím bầm (ai đó bảo: mặt như cô hồn), đứng lên nói:
- Tôi biết thừa bụng các anh rồi. Chính các anh cũng không muốn anh Ngọc về, nhưng các anh lại đẩy việc quyết định cho chúng tôi để đằng nào cũng được việc, mà tôi với anh Chế Lan Viên lại mang tiếng ác. Nhưng tôi với anh Chế Lan Viên bàn nhau rồi, chúng tôi đồng ý, cho các anh biết mặt.
Đấy, Anh Đức là cái loại trắng trợn đến thế kia chứ, Nguyên Ngọc nói thêm. Anh em nó vẫn bảo Anh Đức ít chất Nam bộ hơn ai hết.
Còn ông Chế Lan Viên, cũng lạ lắm. Khi tôi về báo Văn nghệ, vẫn là Nguyên Ngọc kể, tôi đã viết thư cho nhiều người, mời viết cho báo. Trong đó có Hà Xuân Trường (ông Trường trả lời nói là bận, không viết được) và có Chế Lan Viên. Nhưng bọn thằng Duy đại diện Văn Nghệ ở Sài Gòn nó không thích Chế Lan Viên, nên nó cứ kệ đấy. Ông Chế Lan Viên lên Sài Gòn tìm thư thì nhận trong thùng thư, chứ chúng nó không chuyển.
Ông Chế trả lời: “Nhận được thư Nguyên Ngọc, mình với Thường mừng lắm, giá thư thất lạc có phải sinh chuyện không".
Rồi ông ta góp ý kiến với báo nhiều điều rất cụ thể.
Hôm Nguyên Ngọc vào Sài Gòn, cùng với Nguyễn Duy, Ý Nhi đến chỗ Chế Lan Viên chơi. Chế Lan Viên cảm động ra mặt.
Chế Lan Viên bây giờ luôn luôn nói:
- Khen Trung Quốc không ai bằng tôi mà chửi Trung Quốc cũng không ai bằng.
--Tôi theo Đảng, Đảng sai tôi sai, Đảng đúng tôi đúng!
Tôi nghĩ, vẫn lời Nguyên Ngọc nói, thế thì ai cần anh nữa.
Nói chung, Nguyên Ngọc nhận xét Chế Lan Viên giỏi biến báo lắm, mà cả ông Trần Độ cũng nhận xét vậy.
Gặp Trần Độ ở Sài Gòn, Chế Lan Viên nhận ngay tôi là người giáo dở. Tôi ủng hộ Đào Vũ về báo Văn nghệ, nhưng tôi không trao quyền cho hắn làm tổng biên tập, mà chỉ làm quyền thôi, thế là giáo dở chứ gì. Tôi với Nguyên Ngọc giận nhau, nay tôi lại ủng hộ anh ấy về thay.
- Thế theo anh, Chế Lan Viên là người thế nào?
- Chính ông ta là người rất nhát, nên ông ta phải đánh mình tàn tệ thế, để một là khỏi mang tiếng liên quan, hai là chính ông ta cũng không có đằng nào mà rút nữa.
- Thế còn Nguyễn Khải?
- Nguyễn Khải lại là chuyện khác. Chuyện năm 1979, mình chả nghĩ làm gì, chứ vợ mình nó giận lắm. Một lần, Tâm nó gặp ông Khải ở đường, nó nói mát: "Anh Khải lâu không thấy sang nhà", Khải nó là người thông minh, nó biết. "Tôi là thằng phản bội, còn dám vác mặt đi đâu nữa". "Thế anh đã đọc Xốt nhi cốp chưa?". Khải chưa đọc, nhưng cũng đoán ra đấy là cuốn sách viết về thằng phản bội, nói loanh quanh rồi chuồn.
Nói chung Khải là người quá nhạy, cứ nghe cánh Nguyễn Đình Thi doạ cho mấy câu, thế là lại dao động, Nguyên Ngọc lại phải lên dây cót thêm v.v..
Tôi nghĩ, ông Khải không hết mình trong mọi chuyện, một phần vì bỏ việc tổ chức còn sáng tác, chứ Nguyên Ngọc ngoài việc ấy ra, chả có việc gì khác!
30-11
Gặp Hồ Ngọc bên sân khấu.
Hồ Ngọc kể hôm gặp ông Linh, anh em mình nói nhiều chỗ hố lắm. Ông Tô Hoài, ông Huy Cận thì lẩm cẩm rồi. Có buổi, tôi ngồi gần chỗ Trần Độ, nghe Huy Cận đến tỉa tót: “Anh Trần Độ, anh đừng quên tôi đấy nhớ". Ôi, nhà thơ Lửa thiêng gì mà khốn nạn thế !
Sau này bọn điện ảnh và các ngành nó bảo bọn văn học nó nói như bố ấy, còn chúng mình nói như trẻ con.
Có một việc là trong giờ nghỉ, ông Trần Độ có hội ý với ông Linh. Xong, ông Trần Độ nói chúng tôi vừa thống nhất là sẽ cho chiếu phim Hà Nội dưới mắt ai.
Thế là về sau ông Hải Ninh nghệ sĩ nhân dân cũng lên than thở đề nghị xét lại vụ Bãi biển đời người của ông ta. Anh em nó trêu: Bãi biển đầy ruồi.
Rồi bà Xuân Thanh lên khóc lóc nói rằng cháu không được lên lương, cháu không được đi học v.v.
Chả ra làm sao cả.
Cũng có một chuyện vui nữa. Dương Thu Hương lên phát biểu, nói khá rõ về vai trò người trí thức.
Nhưng đặc biệt nhất là đoạn cuối, Hương nó nêu có những người hôm qua vừa bị đánh thì nhăn nhó, kêu khóc, mà lúc được dùng lại thì sung sương rên lên, nói rằng mình như hạt bụi.
Hạt bụi gì, cuốn theo chiều gió à?
Kể ra, như thế là nói Nguyễn Đình Thi sát sạt rồi.
Ông Thi có khôn hồn thì im đi, vì thật ra, trong hội nghị cũng chỉ một phần ba người ta biết cái câu hạt bụi ông nói ở đại hội nhà văn lần trước. Thế cho nên, Nguyễn Khải ngồi cạnh Nguyễn Đình Thi đã phải giật giật Nguyễn Đình Thi mấy lần, ngăn ông ta lại.
Nhưng Nguyễn Đình Thi cứ lên. Nói là cấp trên đừng phát động quần chúng, rồi nói là chúng ta cũng có thành tựu của chúng ta chứ, những Con trâu, Vùng mỏ hồi nào.
Rõ là ấm đầu.
Đến đoạn cuối, Nguyễn Đình Thi lại quay về chuyện Dương Thu Hương vừa nêu. Tôi có nói trí thức là hạt bụi. Đấy là tôi muốn chống lại tôn giáo. Tôn giáo bảo con người chỉ là hạt bụi. Nhưng chúng ta là hạt bụi có tư tưởng. Anh em cười ồ cả lên, đến con người cũng chả có tư tưởng, nữa là hạt bụi.
Sau chuyện đó, uy tín của ông Thi càng giảm sút.
Còn như tôi, Hồ Ngọc, nói thế nào? Tôi chuẩn bị kỹ lắm. Tôi dẫn Lê - nin, tôi dẫn Mác đầy đủ. Khi không có tự do, thì con người ta trở nên ti tiện -- Mác nói vậy, và chỉ tôi mới lôi ra được thôi.
Tôi thấy có những anh em mình nói còn trật lắm. Anh Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng văn nghệ rất khó nắm bắt. Như thế là rơi vào bất khả tri rồi. Hoặc Lưu Quang Vũ nói rằng các ông tuyên huấn không nghe được gì cả, nói thế cũng là quá.
Tôi nghĩ phải tìm được một giải pháp vừa phải.Chuyện tôi cho là quan trọng nhất - chúng ta phải biết quý tài năng. Tôi bảo biết quý tài năng là biểu hiện của nhân dân văn hoá, đất nước văn minh. Không biết quý tài năng thì thôi, chịu. Và tôi đọc ra mấy câu thơ anh em nó sáng tác "Xưa kia đất nước rã rời-- cho nên nghệ sĩ coi trời bằng vung - Ngày nay đất nước anh hùng - cho nên nghệ sĩ coi vung bằng trời “
Anh em nó bảo tôi bạo.
Nguyễn Kiên ra cười nhoẻn với tôi: "Không phải tôi coi vung bằng trời, mà cái góc vung đã bằng trời". Nói được như thế là anh em quý rồi.
Sau buổi phát biểu ở đấy, tôi thấy anh Nguyễn Khải, anh Nguyên Ngọc cảm tình với tôi hơn. Tôi cũng thấy cánh mình phải chạy đi chạy lại với nhau, không thể đứng rời ra được. Ông Trần Độ, ông Hạnh cũng coi tôi là một người có thể tin cẩn được, vẫn gọi tôi lên luôn! Tôi bảo các ông đừng can thiệp quá sâu vào mọi chuyện như ông Hà Xuân Trường. Kệ cho anh em nó làm là tự nhiên được.
Quyển sách mới của Dương Thu Hương không phải hay, nó viết nhiều chỗ cẩu thả, phô, nhưng nó có tâm huyết của nó. Còn chửi thì ghê lắm. Đã có người đọc trệch đi Chuyện tình kể trước lúc rạng mông cơ mà. Tôi góp ý kiến với Dương Thu Hương đủ thứ. Hôm nọ, ngồi có cả Nguyễn Khải, tôi mới bảo này, lần sau, cô đừng đăng những bài thơ như bài tuyên ngôn trên Văn nghệ vừa rồi nữa nhé. Cũ lắm. Nguyễn Khải bảo tôi cũng nghĩ, nhưng không dám nói.
Hôm gặp ông Linh, giới sân khấu cũng nhảm. Mẹ Thành chúa cơ hội thì lúc nào cũng mời mọc “cái này để mời anh Linh đi xem ạ!” Giờ nghỉ, thấy ông Linh ra, Hồ Ngọc phải tránh đi, nhưng cả bọn Lưu Quang Vũ, Hoàng Quân Tạo cùng xô đến... Vũ dám làm tất cả các việc mà Vũ vẫn chế giễu. Trong vở Chết cho điều chưa có cũng lại có “những việc cần làm ngay”, có “đồng chí NVL”.
Tôi nghĩ đến Vũ những ngày chống Mỹ. Tưởng là khác rồi, nhưng đâu có khác!
Ông Vũ Tú Nam kể Nguyễn Phan Hách bảo sướng quá, bây giờ cởi ra gỡ ra rồi, tha hồ viết.
Nguyễn Kiên: Viết khó hơn bao giờ hết chứ. Xưa muối hiếm kiếm được một hạt cũng quý. Nay cả làng người ta có muối rồi. Có biết tra không, hay có nồi canh, lại làm hỏng.
2/12
Nguyễn Quân kể:
- Hôm gặp ông Linh, tôi bảo các anh không đốt sách tôi, không xé tranh tôi, thế là được rồi. Còn nếu các anh làm vậy, tôi chỉ trách nhà tôi vô phúc. Và làm với nhiều người, thì cả nước vô phúc.
- Đất nước gì mà tri thức gặp vua còn kêu đói, kêu không có tất, thì ra cái thá gì nữa. Ông Nguyễn Đình Thi dẫn đủ thứ Hy La ra, bảo rằng người ta có thể tin vào cái sai, nhưng nếu tin thì vẫn có thể thành công trong văn nghệ - Solokhov tin vào Stalin, vẫn có Sông đông êm đềm. Thế thì còn nói sao được nữa! Khả năng tiếp cận chân lý của anh ở đâu.
Ông Mạnh với mấy ông bảo khi bị khinh bỉ, thì con người ta ti tiện đi. Nhưng có đúng thế không? Sao người trí thức lại để mình bị ti tiện đi được.
Sở dĩ nước ta không ra gì, vì trí thức nước ta không tạo được bi kịch lớn. Chứ cứ như ở Nga này, lúc nào gần nửa trí thức nó cũng ngồi tù, thì làm sao nó không lớn được.
Một người như Trần Dần biết điều đó đấy. Gặp tôi về việc đứa con, ông ấy chỉ bảo thôi đừng bới mọi chuyện ra làm gì, có gì đáng bới. Thế là biết đấy.
À, lại nói chuyện gặp ông Linh, ông Tào Mạt cũng mang những ý rất cũ ra rao giảng. Tôi phải bảo bây giờ không phải thời văn nghệ sĩ dâng Sách bình Ngô, cũng không phải thời làm hề. Anh hãy quan niệm văn nghệ như một nghề, đấy mới là điều cần thiết.
Bố Tào Mạt cứ dạy cả nước làm vua, thì còn ra cái lý cố gì nữa!
Nói chung, tôi hay có lối trả lời khiến các lão rất ngại. Như ông Thanh lại có lần đến bảo: Bây giờ mình sắp về hưu, hôm nào mình đến cậu bảo mình vài vấn đề cơ bản của nghệ thuật, có gì cần, làm cố vấn cho các anh. Tôi mới bảo, sao lại thế được? Mười năm nay em giảng cho anh, anh không hiểu thì một hai buổi hiểu sao nổi. Mà tuổi của anh thì không học được rồi, giá anh cứ thi vào khoa tại chức trường em, chắc em cũng đánh trượt anh thôi.
Lại có nhiều ông phê phán tôi phá hoại nền mỹ thuật nước nhà.
Tôi mới bảo ngay nền mỹ thuật nước nhà không yếu đến mức một mình tôi phá được đâu. Còn như sau tôi, người ta không thể vẽ như anh Cẩn trước đây, đấy lại là chuyện khác.
7/12
Quân lại nói về lần gặp ông Linh:
- Mọi người thường nói là mong trên thông cảm. Không thể có chuyện như thế, chúng ta không nên đặt ra câu hỏi cũ, rồi tìm cả câu trả lời mới. Vấn đề bây giờ, là đặt ra những câu hỏi mới. Ví dụ nên có luật làm sao để các thành uỷ, tỉnh uỷ không can thiệp vào công việc của các nhà hát hay đoàn kịch. Chứ còn có người duyệt, thì tức là có lúc thông cảm lúc không thông cảm,rồi có bao giờ ra sao.
- Tôi còn đề nghị thêm một điểm. Là cấm người viết phê bình nói nhân danh Đảng. Muốn gì thì muốn, phải nhân danh cá nhân. Sai đúng bàn sau.
- Chính ông Trần Độ cũng phải công nhận là ở nước ta, người biết cứ đi hỏi người không biết. Hội đồng nghệ thuật thông qua rồi, lại còn đi hỏi Bộ trưởng. Trần Độ vốn ghét Văn Phác nên bảo vậy.
Cũng như bác ấy, bác biết sao được về mỹ thuật bằng cháu, mà cháu vẫn phải hỏi bác —Ng Quân nói lại Trần Độ.
- Cái tội của nước mình, là dạy cho dân triết học, mà bắt trí thức học lễ, trong khi, suy cho cùng, chỉ trí thức mới cần triết học, còn dân chỉ cần học lễ - lễ theo nghĩa rộng, nghĩa là phép cư xử.
Trà: Quân có cái thánh thiện của nó. Nó hiểu được âm nhạc, tôn giáo.
Nhàn: Tôi thấy ông Quân có cái vô tư của người bên ngoài nhìn vào, không có những cái rác, cái bọt bẩn mà do sống quá lâu trong giới, mình cũng bị nhiễm.
27/12
Một người bạn cũ, kể chuyện Hà Nội - Sài Gòn.
- Sau khi Phan Ngọc cho in Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều , Cao Xuân Hạo bảo “Đọc xong quyển này, thấy người tài nhất là ông Phan Ngọc, thứ hai là Đảng ta, thứ ba mới đến Nguyễn Du.”
- Ông Hạnh phó ban hiện nay, cũng rầu lắm. Hôm họp ở Ban văn hoá văn nghệ thấy mặc cái quần có miếng vá, trông khá khốn khổ. Lại còn cãi nhau tay đôi với tay Hoài Lam nữa ( HL giáo sư mỹ học, ông Hạnh xưa cùng học với hắn). Mình phải bảo anh đừng làm thế mà chết. Ông Hạnh phải “tháo chốt ngay”.
Ở Sài Gòn, loại như ông Trần Bạch Đằng, cũng rất muốn chân TTK Hội những người viết văn thành phố. Trên bàn, rồi vẫn chọn ông Sáng (ông Anh Đức tự nguyện nhường vì nhắm vào trung ương). Trần Bạch Đằng ngồi nhà Anh Đức, từ 7g sáng, tới 2 giờ chiều, chỉ đay đi đay lại một câu: Anh là nghệ sĩ còn tôi là chính khách, tôi phải có chức vụ.
Ông Đằng cực đoan đến mức ông Nguyễn Văn Linh, ông Võ Văn Kiệt cũng phải sợ, không dám dùng.
Quanh cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử, nhiều người bảo tất nhiên Sử định buôn to. Nhưng loại như Tố Hữu thì không, lão không ơn huệ ai đâu. Thậm chí lão còn muốn nói là nhờ tôi mà anh trở nên nổi tiếng nữa, vậy anh phải cám ơn tôi mới đúng.
Chứ cám ơn anh thì tôi cũng là tầm thường như mọi người hay sao ?
Nước mình, ai người ta cũng bảo kỳ vừa rồi, đau nhất ông Tố Hữu. Đoàn Giỏi tới thăm về, kể lúc nghe tin, Tố Hữu lạnh cả sống lưng. Ngay Lê Đức Thọ cũng bất ngờ, vì việc đại hội không tín nhiệm Tố Hữu.
Phan Hồng Giang và Từ Sơn đến nhà TH chơi. Nghe đồn Phan Hồng Giang có nói với Tố Hữu một câu:” Chỉ tiếc là nay không có chú, tức là Trung ương mất đi những người trí thức có suy nghĩ...” Thế là Tố Hữu bưng mặt khóc (?!)
Hoài Thanh xưa nay vẫn bảo, văn nghệ nước ta, được Tố Hữu phụ trách còn là khá!
Những chuyện khác.
Ông Lê Đình Kỵ hồi trước khá đứng đắn. Nghe nói khi thơ Trường Chinh ra, có người bảo Lê Đình Kỵ phê bình đi, Kỵ bảo có phải thơ đâu mà phê bình.
Sau có người mách rằng câu ấy đã đến tai Đặng Xuân Kỳ, con Trường Chinh. Thế là Lê Đình Kỵ sợ lắm, phải viết bài, phát trên đài, in báo. Trước đó, nhờ Bảo Định Giang đọc hộ. Bảo Định Giang chỉ bảo anh trích sai nhiều quá.
- Ôi, quan trường là chuyện ghê gớm không ai lường nổi. Ông Trần Độ đại hội lần trước có chân Uỷ viên trung ương, mà không bố trí công tác đã buồn lắm, toàn đi chơi với bọn Trần Quốc Vượng, Hoàng Ngọc Hiến. Nghe nói (có anh kể) có lần Trần Độ phải đến khóc với Trường Chinh cơ mà. Mỗi lần đại hội, lo đến đái ra máu chứ. Vì có thể công lao từ trước đến nay mất hết.
... Chính trị nó lạ lắm. Ông Nguyễn Văn Linh có lần hô Lê Duẩn muôn năm, lại có lần bảo ý kiến của anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) là thế này, thế này. Khen hết lời ! Ông Nguyễn Văn Linh chỉ ghét ông Tố Hữu. Nghe nói vụ Cù Lao Tràm, ông Tố Hữu nhận định đã có một bàn tay bẩn dúng vào (tức NVL). Thế là Nguyễn Văn Linh càng cáu, về quyết trị bọn thằng Nguyễn Mạnh Tuấn thêm.
- Hiện nay, bọn CA văn hoá ở Hà Nội không thích gì loại truyện ngắn Tướng về hưu đâu. Đến thảo luận ở ban văn hoá văn nghệ cũng rất căng. (Loại như Phan Cự Đệ trước đây, đều là cộng tác viên của cục 78 cả đấy chứ. Đi xem phim, cứ giơ cái thẻ cộng tác với cục 78 ra, là vào hết!)
- Ông Phạm Văn Đồng bây giờ còn hay nói là mình kinh tởm các nước phương Tây, bởi văn minh của nó phi nhân tính lắm. Tức y như cũ.
Loại như ông Đồng, ông nào cũng có nhận quà biếu vidio, casset. Con cái bây giờ cũng phải buôn, vì hồi trước, chả có gì. Còn ông Nguyễn Khải, ông Chế Lan Viên thì nói gì nữa. Đi họp CA, cũng phải đi.
Đến bây giờ, mà trong buổi họp làm Bách khoa từ điển, ông Đồng còn bảo những khó khăn hiện nay rồi sẽ qua đi, vài năm nữa chúng ta sẽ đạt tới bước tiến mới, nhìn lại hôm nay sẽ khác.
Lâu nay, tôi quý ông Đồng lắm. Mình cứ lấy ông Đồng đối lập với ông Trường Chinh. Nhưng sự thật, ông Đồng có quý gì ai đâu. Toàn nói chuyện trừu tượng, chung chung. Đến lúc mình lỡ có viết gì, lại mắng mình. Nghe bảo năm 1974, ông ấy nói Nguyễn Thành Long ghê lắm.
-- Ông ấy chả cứu ai cả.
-- Đúng rồi, đến cả Trần Việt Phương, ông ấy cũng không cứu.
-- Nghĩa là ông ấy gọi các văn nghệ sĩ đến chơi, như người xưa gọi cô đầu đến hát. Xong thì thôi, không còn dây dưa gì.
Trần Đăng Khoa có lần kể với Trà một chuyện nhỏ, giờ Trà kể lại với tôi.
Lần ấy Khoa dẫn một đoàn thiếu nhi đến nhà Tố Hữu chơi.
-- Bác ơi, nhà của bác đây đấy à, thích quá nhỉ!
-- Không, đây là nhà của nhân dân, các cháu ạ!
http://vuongtrinhan.blogspot.ca/2013/08/chuyen-van-nghe-ha-noi-nghe-o-moskva_22.html
Nguyên Ngọc kể:
- Buổi gặp anh em, ông Linh còn nói nhiều câu cay đắng lắm. Ví dụ bảo: "Tôi cũng là người bị nạn, tôi hiểu anh em". Sau này loại câu như thế người ta phải cắt đi.
- Nhưng mà chưa chắc làm thế đã tốt đâu. Cởi trói cho văn nghệ lúc này, mà những điều kiện khác (kinh tế, xã hội) chưa có, thì cũng không được việc gì. Bọn xấu bị đánh động nó cụm lại phản công cho mà xem. Ông Tố Hữu đã mỉa mai Trần Độ, à, các anh bây giờ được cởi trói rồi phải không!
- Nguyễn Đình Thi nói gì ở hội nghị? Thi bảo, tôi tha thiết đề nghị các anh đừng phát động quần chúng. Phát động quần chúng thì những người không có tài năng sẽ nổi lên, diệt hết người có tài.
… Cái ông Thi này căn bản rất ích kỷ. Ông ta có yêu ai bao giờ đâu. Một tay bẻ hết mấy cành phù dung. Ông ta diệt tạp chí chuyên về văn học nước ngoài rồi, lại còn sẵn sàng diệt trường Nguyễn Du nữa ấy chứ. Bây giờ chung quanh toàn những Kim Lân, Thợ Rèn thì còn được việc gì.
- Đọc báo chí Hà Nội đủ thấy chưa đâu vào đâu cả. Mà cấp trên thì đã ghét lắm rồi. Ông Nguyễn Đức Tâm rêu rao trên tờ Lao động: “Đây, báo đăng bài của tên Lê Dụng(?) một tên về hưu (trước là thứ trưởng Bộ Công An) đặt vấn đề công tác tổ chức…” Rồi cả Bộ chính trị chửi bới, chỉ trừ có ông Linh là không nói gì, sau lại đỡ hộ. Trong TW, ông Linh cô độc lắm. Hôm gặp văn nghệ sĩ, mấy anh em nhà mình cứ một giọng xin TW bảo chúng tôi, bảo chúng tôi. Thế là ông Linh đỏ mặt lên "Hãy tự cởi trói mình trước khi trời cứu". Tức nói đến Trung ương là nói đến chỗ rất đau của ông.
Với bài ông Linh, coi như Đại hội Nhà văn đã xong. Giờ chỉ còn minh hoạ. Và làm công tác tổ chức.
Nhàn: Các anh chuẩn bị đón họ phản công.
Nguyên Ngọc: Đúng. Khải nó bảo bây giờ Bộ Chính trị ông nào cũng dính với một vụ rồi, thì còn làm sao mà giẫy ra được nữa.
Tôi (VTN) hay nghĩ cái được nhất của những cuộc họp này là nói rõ rằng văn nghệ của ta rất nghèo.
Lạ thật là cái võ của các ông trên. Một mặt, các ông ấy chê bai mình cấm đoán mình. Mặt khác, ông ấy lại bảo ta có một nền văn nghệ xuất sắc. Thế thì còn biết đằng nào mà lần. Trói xong lại bảo đố mày bay lên – hồi chiến tranh, Nguyễn Minh Châu đã mấy lần nói với tôi cái câu ấy, lần nào nói xong cũng cười khà khà sung sướng.
Nguyên Ngọc kể tiếp:
- Chính ông Trần Độ là do ông Linh đưa trở lại. Vì ông Linh với ông ấy quen nhau từ hồi ở trong rừng. Bây giờ ông ấy vẫn bảo tự do về kinh tế thì có tôi(Nguyễn Văn Linh), tự do về văn hoá thì có anh (Trần Độ).
Ông Độ nghĩ ra được nhiều việc cụ thể lắm. Ví dụ, ông ta đề nghị sẽ có nghị quyết của Ban bí thư về các vụ án văn nghệ trước đây.
Ông Khải bây giờ đã trả sao, trả mũ, chuyển sang sinh hoạt ở Hội nhà văn. Ông ấy vẫn đận đà không muốn ra Hà Nội. Nguyên Ngọc bảo ông phải ra, tôi không làm hộ đâu.
Nguyên Ngọc trở về báo Văn nghệ như thế nào?
Một lần nói chuyện, Nguyễn Minh Châu có ý giá trao tờ báo cho Nguyên Ngọc thì hay nhất.
May đâu, gặp dịp Nguyễn Đình Thi và Chính Hữu lên gặp Trần Độ. Nhân Trần Độ bảo: “Các anh phải củng cố tờ báo Văn nghệ cho tốt" ông Nguyễn Đình Thi buột mồm "Hay là anh Ngọc trở lại báo.”
Ông Độ khôn lắm, không nói gì. Lúc tiễn ông Thi và Chính Hữu ra cửa, ông ấy mới bảo các anh nhớ bàn ý kiến về báo Văn nghệ, như ý anh Thi vừa nói.
Nguyễn Đình Thi biết hố rồi, về, tính lại. Triệu tập các ông trong ban thư ký có mặt ở Hà Nội. Thống nhất đồng ý để Ng Ngọc về. Rồi gọi vào cho Chế Lan Viên và Anh Đức, chờ ý kiến cuối cùng.
Về sau, họp thường vụ, Anh Đức mặt tím bầm (ai đó bảo: mặt như cô hồn), đứng lên nói:
- Tôi biết thừa bụng các anh rồi. Chính các anh cũng không muốn anh Ngọc về, nhưng các anh lại đẩy việc quyết định cho chúng tôi để đằng nào cũng được việc, mà tôi với anh Chế Lan Viên lại mang tiếng ác. Nhưng tôi với anh Chế Lan Viên bàn nhau rồi, chúng tôi đồng ý, cho các anh biết mặt.
Đấy, Anh Đức là cái loại trắng trợn đến thế kia chứ, Nguyên Ngọc nói thêm. Anh em nó vẫn bảo Anh Đức ít chất Nam bộ hơn ai hết.
Còn ông Chế Lan Viên, cũng lạ lắm. Khi tôi về báo Văn nghệ, vẫn là Nguyên Ngọc kể, tôi đã viết thư cho nhiều người, mời viết cho báo. Trong đó có Hà Xuân Trường (ông Trường trả lời nói là bận, không viết được) và có Chế Lan Viên. Nhưng bọn thằng Duy đại diện Văn Nghệ ở Sài Gòn nó không thích Chế Lan Viên, nên nó cứ kệ đấy. Ông Chế Lan Viên lên Sài Gòn tìm thư thì nhận trong thùng thư, chứ chúng nó không chuyển.
Ông Chế trả lời: “Nhận được thư Nguyên Ngọc, mình với Thường mừng lắm, giá thư thất lạc có phải sinh chuyện không".
Rồi ông ta góp ý kiến với báo nhiều điều rất cụ thể.
Hôm Nguyên Ngọc vào Sài Gòn, cùng với Nguyễn Duy, Ý Nhi đến chỗ Chế Lan Viên chơi. Chế Lan Viên cảm động ra mặt.
Chế Lan Viên bây giờ luôn luôn nói:
- Khen Trung Quốc không ai bằng tôi mà chửi Trung Quốc cũng không ai bằng.
--Tôi theo Đảng, Đảng sai tôi sai, Đảng đúng tôi đúng!
Tôi nghĩ, vẫn lời Nguyên Ngọc nói, thế thì ai cần anh nữa.
Nói chung, Nguyên Ngọc nhận xét Chế Lan Viên giỏi biến báo lắm, mà cả ông Trần Độ cũng nhận xét vậy.
Gặp Trần Độ ở Sài Gòn, Chế Lan Viên nhận ngay tôi là người giáo dở. Tôi ủng hộ Đào Vũ về báo Văn nghệ, nhưng tôi không trao quyền cho hắn làm tổng biên tập, mà chỉ làm quyền thôi, thế là giáo dở chứ gì. Tôi với Nguyên Ngọc giận nhau, nay tôi lại ủng hộ anh ấy về thay.
- Thế theo anh, Chế Lan Viên là người thế nào?
- Chính ông ta là người rất nhát, nên ông ta phải đánh mình tàn tệ thế, để một là khỏi mang tiếng liên quan, hai là chính ông ta cũng không có đằng nào mà rút nữa.
- Thế còn Nguyễn Khải?
- Nguyễn Khải lại là chuyện khác. Chuyện năm 1979, mình chả nghĩ làm gì, chứ vợ mình nó giận lắm. Một lần, Tâm nó gặp ông Khải ở đường, nó nói mát: "Anh Khải lâu không thấy sang nhà", Khải nó là người thông minh, nó biết. "Tôi là thằng phản bội, còn dám vác mặt đi đâu nữa". "Thế anh đã đọc Xốt nhi cốp chưa?". Khải chưa đọc, nhưng cũng đoán ra đấy là cuốn sách viết về thằng phản bội, nói loanh quanh rồi chuồn.
Nói chung Khải là người quá nhạy, cứ nghe cánh Nguyễn Đình Thi doạ cho mấy câu, thế là lại dao động, Nguyên Ngọc lại phải lên dây cót thêm v.v..
Tôi nghĩ, ông Khải không hết mình trong mọi chuyện, một phần vì bỏ việc tổ chức còn sáng tác, chứ Nguyên Ngọc ngoài việc ấy ra, chả có việc gì khác!
30-11
Gặp Hồ Ngọc bên sân khấu.
Hồ Ngọc kể hôm gặp ông Linh, anh em mình nói nhiều chỗ hố lắm. Ông Tô Hoài, ông Huy Cận thì lẩm cẩm rồi. Có buổi, tôi ngồi gần chỗ Trần Độ, nghe Huy Cận đến tỉa tót: “Anh Trần Độ, anh đừng quên tôi đấy nhớ". Ôi, nhà thơ Lửa thiêng gì mà khốn nạn thế !
Sau này bọn điện ảnh và các ngành nó bảo bọn văn học nó nói như bố ấy, còn chúng mình nói như trẻ con.
Có một việc là trong giờ nghỉ, ông Trần Độ có hội ý với ông Linh. Xong, ông Trần Độ nói chúng tôi vừa thống nhất là sẽ cho chiếu phim Hà Nội dưới mắt ai.
Thế là về sau ông Hải Ninh nghệ sĩ nhân dân cũng lên than thở đề nghị xét lại vụ Bãi biển đời người của ông ta. Anh em nó trêu: Bãi biển đầy ruồi.
Rồi bà Xuân Thanh lên khóc lóc nói rằng cháu không được lên lương, cháu không được đi học v.v.
Chả ra làm sao cả.
Cũng có một chuyện vui nữa. Dương Thu Hương lên phát biểu, nói khá rõ về vai trò người trí thức.
Nhưng đặc biệt nhất là đoạn cuối, Hương nó nêu có những người hôm qua vừa bị đánh thì nhăn nhó, kêu khóc, mà lúc được dùng lại thì sung sương rên lên, nói rằng mình như hạt bụi.
Hạt bụi gì, cuốn theo chiều gió à?
Kể ra, như thế là nói Nguyễn Đình Thi sát sạt rồi.
Ông Thi có khôn hồn thì im đi, vì thật ra, trong hội nghị cũng chỉ một phần ba người ta biết cái câu hạt bụi ông nói ở đại hội nhà văn lần trước. Thế cho nên, Nguyễn Khải ngồi cạnh Nguyễn Đình Thi đã phải giật giật Nguyễn Đình Thi mấy lần, ngăn ông ta lại.
Nhưng Nguyễn Đình Thi cứ lên. Nói là cấp trên đừng phát động quần chúng, rồi nói là chúng ta cũng có thành tựu của chúng ta chứ, những Con trâu, Vùng mỏ hồi nào.
Rõ là ấm đầu.
Đến đoạn cuối, Nguyễn Đình Thi lại quay về chuyện Dương Thu Hương vừa nêu. Tôi có nói trí thức là hạt bụi. Đấy là tôi muốn chống lại tôn giáo. Tôn giáo bảo con người chỉ là hạt bụi. Nhưng chúng ta là hạt bụi có tư tưởng. Anh em cười ồ cả lên, đến con người cũng chả có tư tưởng, nữa là hạt bụi.
Sau chuyện đó, uy tín của ông Thi càng giảm sút.
Còn như tôi, Hồ Ngọc, nói thế nào? Tôi chuẩn bị kỹ lắm. Tôi dẫn Lê - nin, tôi dẫn Mác đầy đủ. Khi không có tự do, thì con người ta trở nên ti tiện -- Mác nói vậy, và chỉ tôi mới lôi ra được thôi.
Tôi thấy có những anh em mình nói còn trật lắm. Anh Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng văn nghệ rất khó nắm bắt. Như thế là rơi vào bất khả tri rồi. Hoặc Lưu Quang Vũ nói rằng các ông tuyên huấn không nghe được gì cả, nói thế cũng là quá.
Tôi nghĩ phải tìm được một giải pháp vừa phải.Chuyện tôi cho là quan trọng nhất - chúng ta phải biết quý tài năng. Tôi bảo biết quý tài năng là biểu hiện của nhân dân văn hoá, đất nước văn minh. Không biết quý tài năng thì thôi, chịu. Và tôi đọc ra mấy câu thơ anh em nó sáng tác "Xưa kia đất nước rã rời-- cho nên nghệ sĩ coi trời bằng vung - Ngày nay đất nước anh hùng - cho nên nghệ sĩ coi vung bằng trời “
Anh em nó bảo tôi bạo.
Nguyễn Kiên ra cười nhoẻn với tôi: "Không phải tôi coi vung bằng trời, mà cái góc vung đã bằng trời". Nói được như thế là anh em quý rồi.
Sau buổi phát biểu ở đấy, tôi thấy anh Nguyễn Khải, anh Nguyên Ngọc cảm tình với tôi hơn. Tôi cũng thấy cánh mình phải chạy đi chạy lại với nhau, không thể đứng rời ra được. Ông Trần Độ, ông Hạnh cũng coi tôi là một người có thể tin cẩn được, vẫn gọi tôi lên luôn! Tôi bảo các ông đừng can thiệp quá sâu vào mọi chuyện như ông Hà Xuân Trường. Kệ cho anh em nó làm là tự nhiên được.
Quyển sách mới của Dương Thu Hương không phải hay, nó viết nhiều chỗ cẩu thả, phô, nhưng nó có tâm huyết của nó. Còn chửi thì ghê lắm. Đã có người đọc trệch đi Chuyện tình kể trước lúc rạng mông cơ mà. Tôi góp ý kiến với Dương Thu Hương đủ thứ. Hôm nọ, ngồi có cả Nguyễn Khải, tôi mới bảo này, lần sau, cô đừng đăng những bài thơ như bài tuyên ngôn trên Văn nghệ vừa rồi nữa nhé. Cũ lắm. Nguyễn Khải bảo tôi cũng nghĩ, nhưng không dám nói.
Hôm gặp ông Linh, giới sân khấu cũng nhảm. Mẹ Thành chúa cơ hội thì lúc nào cũng mời mọc “cái này để mời anh Linh đi xem ạ!” Giờ nghỉ, thấy ông Linh ra, Hồ Ngọc phải tránh đi, nhưng cả bọn Lưu Quang Vũ, Hoàng Quân Tạo cùng xô đến... Vũ dám làm tất cả các việc mà Vũ vẫn chế giễu. Trong vở Chết cho điều chưa có cũng lại có “những việc cần làm ngay”, có “đồng chí NVL”.
Tôi nghĩ đến Vũ những ngày chống Mỹ. Tưởng là khác rồi, nhưng đâu có khác!
Ông Vũ Tú Nam kể Nguyễn Phan Hách bảo sướng quá, bây giờ cởi ra gỡ ra rồi, tha hồ viết.
Nguyễn Kiên: Viết khó hơn bao giờ hết chứ. Xưa muối hiếm kiếm được một hạt cũng quý. Nay cả làng người ta có muối rồi. Có biết tra không, hay có nồi canh, lại làm hỏng.
2/12
Nguyễn Quân kể:
- Hôm gặp ông Linh, tôi bảo các anh không đốt sách tôi, không xé tranh tôi, thế là được rồi. Còn nếu các anh làm vậy, tôi chỉ trách nhà tôi vô phúc. Và làm với nhiều người, thì cả nước vô phúc.
- Đất nước gì mà tri thức gặp vua còn kêu đói, kêu không có tất, thì ra cái thá gì nữa. Ông Nguyễn Đình Thi dẫn đủ thứ Hy La ra, bảo rằng người ta có thể tin vào cái sai, nhưng nếu tin thì vẫn có thể thành công trong văn nghệ - Solokhov tin vào Stalin, vẫn có Sông đông êm đềm. Thế thì còn nói sao được nữa! Khả năng tiếp cận chân lý của anh ở đâu.
Ông Mạnh với mấy ông bảo khi bị khinh bỉ, thì con người ta ti tiện đi. Nhưng có đúng thế không? Sao người trí thức lại để mình bị ti tiện đi được.
Sở dĩ nước ta không ra gì, vì trí thức nước ta không tạo được bi kịch lớn. Chứ cứ như ở Nga này, lúc nào gần nửa trí thức nó cũng ngồi tù, thì làm sao nó không lớn được.
Một người như Trần Dần biết điều đó đấy. Gặp tôi về việc đứa con, ông ấy chỉ bảo thôi đừng bới mọi chuyện ra làm gì, có gì đáng bới. Thế là biết đấy.
À, lại nói chuyện gặp ông Linh, ông Tào Mạt cũng mang những ý rất cũ ra rao giảng. Tôi phải bảo bây giờ không phải thời văn nghệ sĩ dâng Sách bình Ngô, cũng không phải thời làm hề. Anh hãy quan niệm văn nghệ như một nghề, đấy mới là điều cần thiết.
Bố Tào Mạt cứ dạy cả nước làm vua, thì còn ra cái lý cố gì nữa!
Nói chung, tôi hay có lối trả lời khiến các lão rất ngại. Như ông Thanh lại có lần đến bảo: Bây giờ mình sắp về hưu, hôm nào mình đến cậu bảo mình vài vấn đề cơ bản của nghệ thuật, có gì cần, làm cố vấn cho các anh. Tôi mới bảo, sao lại thế được? Mười năm nay em giảng cho anh, anh không hiểu thì một hai buổi hiểu sao nổi. Mà tuổi của anh thì không học được rồi, giá anh cứ thi vào khoa tại chức trường em, chắc em cũng đánh trượt anh thôi.
Lại có nhiều ông phê phán tôi phá hoại nền mỹ thuật nước nhà.
Tôi mới bảo ngay nền mỹ thuật nước nhà không yếu đến mức một mình tôi phá được đâu. Còn như sau tôi, người ta không thể vẽ như anh Cẩn trước đây, đấy lại là chuyện khác.
7/12
Quân lại nói về lần gặp ông Linh:
- Mọi người thường nói là mong trên thông cảm. Không thể có chuyện như thế, chúng ta không nên đặt ra câu hỏi cũ, rồi tìm cả câu trả lời mới. Vấn đề bây giờ, là đặt ra những câu hỏi mới. Ví dụ nên có luật làm sao để các thành uỷ, tỉnh uỷ không can thiệp vào công việc của các nhà hát hay đoàn kịch. Chứ còn có người duyệt, thì tức là có lúc thông cảm lúc không thông cảm,rồi có bao giờ ra sao.
- Tôi còn đề nghị thêm một điểm. Là cấm người viết phê bình nói nhân danh Đảng. Muốn gì thì muốn, phải nhân danh cá nhân. Sai đúng bàn sau.
- Chính ông Trần Độ cũng phải công nhận là ở nước ta, người biết cứ đi hỏi người không biết. Hội đồng nghệ thuật thông qua rồi, lại còn đi hỏi Bộ trưởng. Trần Độ vốn ghét Văn Phác nên bảo vậy.
Cũng như bác ấy, bác biết sao được về mỹ thuật bằng cháu, mà cháu vẫn phải hỏi bác —Ng Quân nói lại Trần Độ.
- Cái tội của nước mình, là dạy cho dân triết học, mà bắt trí thức học lễ, trong khi, suy cho cùng, chỉ trí thức mới cần triết học, còn dân chỉ cần học lễ - lễ theo nghĩa rộng, nghĩa là phép cư xử.
Trà: Quân có cái thánh thiện của nó. Nó hiểu được âm nhạc, tôn giáo.
Nhàn: Tôi thấy ông Quân có cái vô tư của người bên ngoài nhìn vào, không có những cái rác, cái bọt bẩn mà do sống quá lâu trong giới, mình cũng bị nhiễm.
27/12
Một người bạn cũ, kể chuyện Hà Nội - Sài Gòn.
- Sau khi Phan Ngọc cho in Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều , Cao Xuân Hạo bảo “Đọc xong quyển này, thấy người tài nhất là ông Phan Ngọc, thứ hai là Đảng ta, thứ ba mới đến Nguyễn Du.”
- Ông Hạnh phó ban hiện nay, cũng rầu lắm. Hôm họp ở Ban văn hoá văn nghệ thấy mặc cái quần có miếng vá, trông khá khốn khổ. Lại còn cãi nhau tay đôi với tay Hoài Lam nữa ( HL giáo sư mỹ học, ông Hạnh xưa cùng học với hắn). Mình phải bảo anh đừng làm thế mà chết. Ông Hạnh phải “tháo chốt ngay”.
Ở Sài Gòn, loại như ông Trần Bạch Đằng, cũng rất muốn chân TTK Hội những người viết văn thành phố. Trên bàn, rồi vẫn chọn ông Sáng (ông Anh Đức tự nguyện nhường vì nhắm vào trung ương). Trần Bạch Đằng ngồi nhà Anh Đức, từ 7g sáng, tới 2 giờ chiều, chỉ đay đi đay lại một câu: Anh là nghệ sĩ còn tôi là chính khách, tôi phải có chức vụ.
Ông Đằng cực đoan đến mức ông Nguyễn Văn Linh, ông Võ Văn Kiệt cũng phải sợ, không dám dùng.
Quanh cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử, nhiều người bảo tất nhiên Sử định buôn to. Nhưng loại như Tố Hữu thì không, lão không ơn huệ ai đâu. Thậm chí lão còn muốn nói là nhờ tôi mà anh trở nên nổi tiếng nữa, vậy anh phải cám ơn tôi mới đúng.
Chứ cám ơn anh thì tôi cũng là tầm thường như mọi người hay sao ?
Nước mình, ai người ta cũng bảo kỳ vừa rồi, đau nhất ông Tố Hữu. Đoàn Giỏi tới thăm về, kể lúc nghe tin, Tố Hữu lạnh cả sống lưng. Ngay Lê Đức Thọ cũng bất ngờ, vì việc đại hội không tín nhiệm Tố Hữu.
Phan Hồng Giang và Từ Sơn đến nhà TH chơi. Nghe đồn Phan Hồng Giang có nói với Tố Hữu một câu:” Chỉ tiếc là nay không có chú, tức là Trung ương mất đi những người trí thức có suy nghĩ...” Thế là Tố Hữu bưng mặt khóc (?!)
Hoài Thanh xưa nay vẫn bảo, văn nghệ nước ta, được Tố Hữu phụ trách còn là khá!
Những chuyện khác.
Ông Lê Đình Kỵ hồi trước khá đứng đắn. Nghe nói khi thơ Trường Chinh ra, có người bảo Lê Đình Kỵ phê bình đi, Kỵ bảo có phải thơ đâu mà phê bình.
Sau có người mách rằng câu ấy đã đến tai Đặng Xuân Kỳ, con Trường Chinh. Thế là Lê Đình Kỵ sợ lắm, phải viết bài, phát trên đài, in báo. Trước đó, nhờ Bảo Định Giang đọc hộ. Bảo Định Giang chỉ bảo anh trích sai nhiều quá.
- Ôi, quan trường là chuyện ghê gớm không ai lường nổi. Ông Trần Độ đại hội lần trước có chân Uỷ viên trung ương, mà không bố trí công tác đã buồn lắm, toàn đi chơi với bọn Trần Quốc Vượng, Hoàng Ngọc Hiến. Nghe nói (có anh kể) có lần Trần Độ phải đến khóc với Trường Chinh cơ mà. Mỗi lần đại hội, lo đến đái ra máu chứ. Vì có thể công lao từ trước đến nay mất hết.
... Chính trị nó lạ lắm. Ông Nguyễn Văn Linh có lần hô Lê Duẩn muôn năm, lại có lần bảo ý kiến của anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) là thế này, thế này. Khen hết lời ! Ông Nguyễn Văn Linh chỉ ghét ông Tố Hữu. Nghe nói vụ Cù Lao Tràm, ông Tố Hữu nhận định đã có một bàn tay bẩn dúng vào (tức NVL). Thế là Nguyễn Văn Linh càng cáu, về quyết trị bọn thằng Nguyễn Mạnh Tuấn thêm.
- Hiện nay, bọn CA văn hoá ở Hà Nội không thích gì loại truyện ngắn Tướng về hưu đâu. Đến thảo luận ở ban văn hoá văn nghệ cũng rất căng. (Loại như Phan Cự Đệ trước đây, đều là cộng tác viên của cục 78 cả đấy chứ. Đi xem phim, cứ giơ cái thẻ cộng tác với cục 78 ra, là vào hết!)
- Ông Phạm Văn Đồng bây giờ còn hay nói là mình kinh tởm các nước phương Tây, bởi văn minh của nó phi nhân tính lắm. Tức y như cũ.
Loại như ông Đồng, ông nào cũng có nhận quà biếu vidio, casset. Con cái bây giờ cũng phải buôn, vì hồi trước, chả có gì. Còn ông Nguyễn Khải, ông Chế Lan Viên thì nói gì nữa. Đi họp CA, cũng phải đi.
Đến bây giờ, mà trong buổi họp làm Bách khoa từ điển, ông Đồng còn bảo những khó khăn hiện nay rồi sẽ qua đi, vài năm nữa chúng ta sẽ đạt tới bước tiến mới, nhìn lại hôm nay sẽ khác.
Lâu nay, tôi quý ông Đồng lắm. Mình cứ lấy ông Đồng đối lập với ông Trường Chinh. Nhưng sự thật, ông Đồng có quý gì ai đâu. Toàn nói chuyện trừu tượng, chung chung. Đến lúc mình lỡ có viết gì, lại mắng mình. Nghe bảo năm 1974, ông ấy nói Nguyễn Thành Long ghê lắm.
-- Ông ấy chả cứu ai cả.
-- Đúng rồi, đến cả Trần Việt Phương, ông ấy cũng không cứu.
-- Nghĩa là ông ấy gọi các văn nghệ sĩ đến chơi, như người xưa gọi cô đầu đến hát. Xong thì thôi, không còn dây dưa gì.
Trần Đăng Khoa có lần kể với Trà một chuyện nhỏ, giờ Trà kể lại với tôi.
Lần ấy Khoa dẫn một đoàn thiếu nhi đến nhà Tố Hữu chơi.
-- Bác ơi, nhà của bác đây đấy à, thích quá nhỉ!
-- Không, đây là nhà của nhân dân, các cháu ạ!
http://vuongtrinhan.blogspot.ca/2013/08/chuyen-van-nghe-ha-noi-nghe-o-moskva_22.html
BBC * THUYỀN NHÂN MỚI
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Cập nhật: 14:17 GMT - thứ năm, 5 tháng 9, 2013
Mỗi tháng, hàng ngàn
người di cư bước chân vào cuộc hành trình nguy hiểm vượt Ấn Độ Dương
để tìm cách tới bờ biển Úc dù chính quyền Úc đã có chính sách
bắt và gửi họ sang các trại bên ngoài Úc.
Họ phải trả những khoản tiền rất lớn cho các đường dây buôn người, những người thường vận hành tàu thuyền thiếu an toàn rời khỏi Indonesia.
Vấn đề người tị nạn là một chủ đề nổi bật trong chiến dịch vận động tranh cử tại Úc, với cả hai bên chính đảng cam kết có các chính sách cứng rắn để ngăn chặn làn sóng người nhập cư.
BBC đã nói chuyện với ba người di cư ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của họ .
Habib là một nhà hoạt động dân quyền 41 tuổi ở Kabul. Ông có ba con gái lên chín, tám và ba tuổi. Ông và gia đình đang hy vọng sẽ rời khỏi Afghanistan bất kỳ ngày nào.
Tôi bị bỏ tù ba lần và tôi đã bị đánh hai lần. Lần thứ hai tôi bị đâm - họ tìm cách giết tôi.
Tôi nhận ra rằng nếu tôi chết thì vợ và ba con gái tôi sẽ phải đối mặt với một tương lai vô cùng đen tối. Vì vậy, tôi quyết định rời khỏi Afghanistan.
Tôi chọn Úc vì đó là một quốc gia quan tâm đến nhân quyền.
Tôi muốn con gái tôi có thể đi học ở một nơi yên bình, nơi chúng sẽ không phải thường xuyên nghe tin tức về bạo lực, đánh bom tự sát và những vụ giết người.
Tôi có một số họ hàng sống ở Indonesia. Họ giúp tôi liên hệ với một công ty du lịch ở Kabul mà công ty này có tiếp xúc với đường dây buôn người.
Tôi chưa gặp chính những người buôn người đó nhưng công ty này nói rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ khởi hành.
Tất nhiên đây là một canh bạc lớn. Không thể tin cậy những kẻ buôn người. Nhưng những người này đã giúp đưa họ hàng của chúng tôi đi và chúng tôi không có lựa chọn nào khác, vì vậy chúng tôi phải tin vào họ.
Chúng tôi được nói cho biết là đầu tiên phải đến Ấn Độ. Sau đó, họ sẽ đưa chúng tôi đến Malaysia và tiếp đó đến Indonesia.
Chúng tôi phải trả cho họ $21.000 để có visa đi học và đi làm của Malaysia. Tức là $6.000 cho tôi và vợ tôi, và $3.000 cho mỗi con gái chúng tôi.
Chúng tôi phải trả một nửa số tiền này trước khi đi và phần còn lại trả sau khi tới Malaysia. Có được từng ấy tiền là cả một khó khăn.
Tôi đã phải vay mượn một số, và chúng tôi đang bán tất cả tài sản và đồ dùng gia đình của mình để trang trải phần còn lại.
Chúng tôi đã nghe tin tức trên TV và trên đài phát thanh về sự nguy hiểm của chuyện vượt biển từ Indonesia đến Australia. Tàu thuyền không phải là loại đi biển được, họ chất quá tải và nhiều tàu đã bị chìm.
Nhưng bất chấp điều đó, chúng tôi thấy hầu hết người tị nạn đều đến được Australia và bắt đầu cuộc sống mới ở đó.
Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận khó khăn để tới được một nơi chúng tôi sẽ có một cuộc sống yên bình.
Tôi phải rời khỏi đất nước của mình để bảo vệ cuộc sống của tôi và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các con tôi.
Nó khiến tôi thật buồn vì tôi sinh ra ở đây và mộ cha mẹ tôi cũng ở đây. Nhưng tôi không có cách nào khác.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/09/130905_australia_refufees_stories.shtml
NGUYỄN THIÊN THỤ * CÁC CHÙA Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM
CÁC CHÙA Ở CÁC TỈNH MIỀN NAM
Nguyễn Thiên Thụ
100. CHÙA BỬU PHONG - Biên Hòa
Chùa tọa lạc trên núi Bửu Long, cao khoảng 37m, thuộc xã Tân Bửu, thành phố Biên Hòa,
tỉnh Đồng Nai, gần khu du lịch Bửu Long. Chùa được dựng vào thế kỷ XVII.
Lúc đầu chỉ là một thảo am, sau do Thiền sư Pháp Thông xây cất thành
ngôi chùa nhỏ. Chùa được trùng tu mở rộng vào năm 1829, vào cuối thế kỷ
XIX và các năm gần đây. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn
bảo tồn một pho tượng Di-đà cổ và đã tôn tạo vườn tượng Phật lộ thiên
khá lớn.
Mặt tiền chùa Bửu Phong
Chung quanh vùng núi có nhiều ngôi tháp cổ. Chùa là một danh lam thắng cảnh ở miền Nam, hàng năm đón nhận hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Nép mình phía sau Văn miếu Trấn Biên - “Quốc tử giám” của Nam Kỳ, chùa Bửu Phong thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tọa lạc trên vách núi, ở độ cao chừng 40m. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ tồn tại giữa lòng miền Nam.
Chung quanh vùng núi có nhiều ngôi tháp cổ. Chùa là một danh lam thắng cảnh ở miền Nam, hàng năm đón nhận hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Nép mình phía sau Văn miếu Trấn Biên - “Quốc tử giám” của Nam Kỳ, chùa Bửu Phong thuộc phường Bửu Long, TP Biên Hòa (Đồng Nai) tọa lạc trên vách núi, ở độ cao chừng 40m. Đây là ngôi chùa cổ có niên đại gần 400 năm với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm nét văn hóa Bắc Bộ tồn tại giữa lòng miền Nam.
Trước
cổng chùa Bửu Phong có đôi câu đối:
“Bửu thạch long đầu, cổ cảnh linh qui tại/
Phong sơn hổ cứ, vạn đại chiếu phùng tồn”.
(Dịch nghĩa là: “Đá quý rồng chầu, cảnh xưa rùa linh thường hiển hiện,
Đỉnh non cọp ngự, muôn đời phượng múa hãy còn đây).
“Bửu thạch long đầu, cổ cảnh linh qui tại/
Phong sơn hổ cứ, vạn đại chiếu phùng tồn”.
(Dịch nghĩa là: “Đá quý rồng chầu, cảnh xưa rùa linh thường hiển hiện,
Đỉnh non cọp ngự, muôn đời phượng múa hãy còn đây).
Chùa Bửu Phong
Đường lên chùa
Mặt tiền chùa
Chùa được tiếp tục trùng tu,
mở rộng từ đầu thế kỷ XIX đến nay. Năm 1829, Tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và
Hương bảo Nguyễn Văn Tâm đã tổ chức xây cất lại ngôi chùa.
Mặt bên chùa
Toàn cảnh chùa
Năm 1898, Hòa thượng Thích
Pháp Truyền tiếp tục tu sửa giảng đường, nhà tổ... Năm 1944, Hòa thượng Thích
Huệ Quang tổ chức trùng tu, mở rộng hậu đường. Năm 1963, Yết-ma Thiện Giáo cho
xây đài Quán Thế Âm trước chùa. Năm 1964, Hòa thượng Thích Huệ Thành cho xây
đài Tam Thế Phật.
Từ năm 1974 đến nay, Ni sư Thích Nữ Huệ Hương đã không ngừng sửa chữa, trang trí ngôi chùa. Ni sư đã cho tôn tạo một giếng cổ ở sườn núi trước chùa có tên là giếng Gia Long.
Trang trí ở mặt tiền chùa
Bên trong chùa được bài
trí theo lối kiến trúc miền Bắc , bao gồm: Chính điện, giảng đường và hậu
tổ thông nhau; ngoài ra còn có nhiều phòng ni phái và nhà dưỡng tăng.
Nền được lát gạch tàu, gạch bông; bộ khung vì kèo làm bằng gỗ quý. Những
bức tường xung quanh được xây dựng bằng gạch thẻ, mái lợp ngói âm
dương.
Mặt tiền chùa Bửu Phong được trang trí tinh xảo, công phu bằng các bức phù điêu, ghép từ các mảnh sành mang tính nghệ thuật caọ Những họa tiết đắp nổi trên tường hết sức đa dạng, có cả tứ linh, tứ quý, ông Nhật, bà Nguyệt, rồng chầu mặt trời, mây dây cách điệu… thể hiện cho ước mơ quyền uy, sức mạnh và sự an nhàn, thịnh vượng. Trên những cột trụ chính giữa mặt tiền có khắc các câu đối nói lên ý nghĩa tên chùa: “Bửu nhạc dịu dàng như Thứu Lĩnh/ Phong sơn đẹp đẽ tựa Kỳ Viên”. Điều đó tạo cho mặt tiền chùa vừa rực rỡ trang nghiêm, vừa uy nghi cổ kính.
Vườn tượng Phật tam thế
|
Chính điện chia làm ba gian thoáng rộng, trên hai hàng cột đắp rồng ẩn mây sơn son thếp vàng uy nghiêm. Gian chính giữa thờ Tam thế Phật, tả hữu thờ thập điện Minh Vương. Các tượng được tạc rất sống động. Ở giảng đường và nơi thờ Tổ có các tấm liễn, hoành phi, bao lam được chạm khắc công phu, thể hiện nhiều đề tài phong phú được bố trí hài hòạ Trong chùa hiện còn lưu giữ xá lợi Phật quý giá. Chùa này ở trên một ngọn núi nằm trơ trọi giữa cánh đồng, sau 1975 đã bị người ta lấy đá khiến cho chùa gần bị hủy hoại.
101. CHÙA ĐẠI GIÁC - Biên Hòa
Chùa Đại Giác còn gọi là Đại Giác cổ tự, chùa Phật lớn hay chùa Tượng; xưa thuộc thôn Bình Hoành, xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên .Chùa tọa lạc ở số 393/A2, ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong vùng đất cổ cù lao Phố. ĐT: 061.850551.
Theo tài liệu còn lưu tại Giáo hội Phật giáo Thành phố Biên Hòa, thì vào giữa thế kỷ 17 có ba nhà sư thuộc phái Lâm Tế tông, từ miền Trung đến Đồng Nai hoằng hóa đạo Phật.
Nhà sư Thành Nhạc cùng một số phật tử đến vùng đất ven sông Đồng Nai (nay là xã Bửu Hòa, TP. Biên Hòa) dựng lên chùa Long Thiền (1664); nhà sư Thành Trí theo đoàn di dân làm nghề khai thác đá lên vùng núi Bửu Long cùng người Hoa ở đây dựng lên Chùa Bửu Phong (1679), nhà sư Thành Đẳng, cùng một số người chèo ghe, thuyền đến Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa) khẩn hoang và dựng lên chùa Đại Giác .
Buổi đầu, chùa có kích thước nhỏ hẹp, được tạo dựng bằng cột gỗ, vách ván, và lợp ngói âm dương. Thời Thiền sư Tổ Ấn-Mật Hoằng trụ trì, Nguyễn Thị Ngọc Anh, là công chúa thứ ba của chúa Nguyễn Phúc Ánh có đến trú tại chùa một thời gian[2].
Năm Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) nguyên niên (1802), nhớ ơn, nhà vua sai quan trấn Trấn Biên cho binh thợ đến xây cất, đem tượng binh đến chở đất và dặm nền chùa (nên sau này người dân còn gọi là chùa Tượng). Ngoài ra, nhà vua còn dâng cúng một pho tượng Phật A-di-đà bằng gỗ mít cao 2,25 m. Vì thế nên chùa còn có tên là chùa Phật Lớn (hiện pho tượng vẫn còn được thờ tại chùa). Năm Gia Long thứ 13 (1814)[3], vua cho mời Thiền sư Tổ Ấn - Mật Hoằng ra làm Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế.
Tháng 10 năm Minh Mạng nguyên niên (1820), nhà vua lại cho tu sửa chùa Đại Giác. Khi ấy công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã trở lại Huế,
cũng gửi vào cúng một bức hoành phi lớn khắc ba chữ "Đại Giác Tự" thiếp
vàng, bên mặt có khắc: "Tiền Triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị
Ngọc Anh" (hiện vẫn còn treo ở phía trước chánh điện)[4].
Năm Nhâm Thìn (1952), do lũ lụt, chùa bị hư hại nghiêm trọng. Năm 1959, được sự đóng góp của nhân dân trong vùng, Trụ trì chùa là Hòa thượng Thiện Hỷ (1921 - 1979),
đã cho xây cất lại toàn bộ ngôi thờ bằng vật liệu hiện đại: tường gạch,
cột bê tông cốt thép, có lầu chuông, lầu trống, đến ngày 12 tháng 8 năm 1961 mới khánh thành.
Chùa Đại Giác có diện tích khoảng 3.000 m2
với hai cổng xây bằng gạch ra vào, xung quanh có tường rào bao bọc. Sau
nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa cất theo lối chữ tam (三) với ba dãy
nhà ngang nối liền nhau.
Mặt tiền chùa quay theo hướng Tây Bắc nhìn ra sông Đồng Nai. Giữa sân trước chùa là một cây bồ đề lớn, do Hòa thượng Đinh Tông trồng vào ngày rằm tháng 11 năm Kỷ Mão (1939) và pho tượng Phật Quan âm Nam Hải
đứng trên tòa sen. Bên tả và phía sau là khu vườn rộng trồng cây trái,
bên hữu là khu bảo tháp với nhiều mộ tháp của các vị trụ trì viên tịch.
Tuy bên ngoài, mái hiên chùa thấp và có lối kiến trúc hiện đại, nhưng
bên trong chùa, vẫn còn theo kiểu mẫu của các chùa xưa ở vùng Đồng Nai,
với các cột tròn và cao vút, tạo không gian thoáng đãng. Chùa gồm chánh
điện, nhà khách, phòng chư tăng, trai đường và nhà bếp.
102. CHÙA LONG THIỀN -Biên Hòa
Chùa Long Thiền nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai, thành phố Biên Hòa , trước kia thuộc thôn Bình Long, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên
Địa chỉ:.
Chùa Long Thiền
K2/3B Tân Bình, P. Bửu Hòa
TP. Biên Hòa, T. Ðồng Nai
Theo tài liệu lưu tại Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, chùa Long Thiền được xây dựng vào năm 1664 do tổ sư Thành Nhạc, người miền Trung vào khai sáng. Chùa Long Thiền tọa lạc trên một vùng đất long mạch qúy. Trước chùa có sông Đồng Nai, sau lưng chùa có núi Châu Thới, từ chùa tỏa ra quanh vùng, từ xã Hoá An đến Thạnh Hội là “ long mạch của Thanh Long “, còn mũi Châu Thới dựng lên như cánh đuôi rồng, chùa Long Ẩn biểu trưng miệng rồng, núi Bửu Phong biểu thị “trái châu“ ví như rồng ngậm trái châu.
Chùa Long Thiền nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai, thành phố Biên Hòa , trước kia thuộc thôn Bình Long, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên
Địa chỉ:.
Chùa Long Thiền
K2/3B Tân Bình, P. Bửu Hòa
TP. Biên Hòa, T. Ðồng Nai
Theo tài liệu lưu tại Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, chùa Long Thiền được xây dựng vào năm 1664 do tổ sư Thành Nhạc, người miền Trung vào khai sáng. Chùa Long Thiền tọa lạc trên một vùng đất long mạch qúy. Trước chùa có sông Đồng Nai, sau lưng chùa có núi Châu Thới, từ chùa tỏa ra quanh vùng, từ xã Hoá An đến Thạnh Hội là “ long mạch của Thanh Long “, còn mũi Châu Thới dựng lên như cánh đuôi rồng, chùa Long Ẩn biểu trưng miệng rồng, núi Bửu Phong biểu thị “trái châu“ ví như rồng ngậm trái châu.
Trải qua bao thế kỷ, ngôi chùa được khang trang như hiện nay đã phải qua ba lần trùng tu. Lần thứ nhất vào năm 1748, đời tổ Phật chiếu dòng Lâm tế thứ 35 xây dựng thêm chánh điện bằng gỗ ba gian, hai chái, có thêm nhà Tổ làm bằng vách ván. Gần một thế kỷ sau, vào năm 1842, đời tổ Tiên Đức dòng Lâm tế thứ 37 trùng tu chùa lần thứ hai. Lần này, Tổ đường được tu bổ lại, cất thêm khách đường và nhà trù (nhà bếp), tường xây gạch, nền lót gạch tàu, nóc vẫn lợp ngói âm dương. Diện mạo chùa khang trang, nghiêm kính được đông đảo Phật tử gần xa đến chiêm bái.
Hơn một trăm năm sau, chùa được trùng tu lần thứ ba do hòa thượng Thích Huệ Thành dòng Lâm tế thứ 40 chủ trì. Nguyên do trùng tu lần này là chùa bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão lụt năm 1952 (Nhâm Thìn) . Năm ấy, hơn một tuần lễ, thành phố Biên Hòa chìm trong biển nước mênh mông, chùa Long Thiền chỉ còn cái nóc nhô trên mặt nước và có nguy cơ sụp đổ.
Lần trùng tu thứ ba đã đem lại cho ngôi chùa diện mạo mới. Giảng đường, khách đường, tăng đường được xây, mở rộng thêm. Mái lợp ngói tây, riêng nhà trù lợp tôn xi măng. Tường được xây dựng lại hoàn toàn bằng gạch thẻ với chất liệu mới vững chắc. Nền lót gạch tàu và gạch bông, giảng đường có thêm gác lửng. Chánh điện được tôn cao thêm 1 mét, với hành lang, sảnh mở rộng thêm ra hai bên.
Trên khu đất bằng phẳng, trước có sông lặng lờ nước chảy, chùa Long Thiền uy nghiêm, cổ kính nhưng rất hữu tình.
Chùa được xây theo lối kiến trúc hình chữ tam, mặt chính chùa hướng ra sông theo hướng Đông Bắc. Khoảng sân rộng của chùa có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát. Những nét chạm trỗ công phu của tiền đình khi có ánh nắng của buổi áng xuyên qua tán lá trông lung linh, tuyệt đẹp.
Dưới gốc cổ thụ có tượng Phật Di Lặc tọa thiền. Bên tả là nhà tăng, bên hữu là hòn giả sơn phổ đá, tượng Phật Quan Âm đứng uy nghi với nét mặt nhân từ, khoan dung, chan chứa và từ bi. Khuôn viên chùa là khu vườn rộng, còn lưu lại những bảo tháp cổ trong đó có bảo tháp của tổ sư Thành Nhạc khai sáng với tấm bia bằng đá xanh chạm trỗ tinh vi. Ngoài ra, còn có hai ngôi mộ cổ –“ mộ Song hồn “- của vị đại thần và phu nhân có công với việc khai hoang lập ấp, xây dựng Long Thiền tự.
Chùa được xây theo lối kiến trúc hình chữ tam, mặt chính chùa hướng ra sông theo hướng Đông Bắc. Khoảng sân rộng của chùa có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát. Những nét chạm trỗ công phu của tiền đình khi có ánh nắng của buổi áng xuyên qua tán lá trông lung linh, tuyệt đẹp.
Chùa Long Thiền
Dưới gốc cổ thụ có tượng Phật Di Lặc tọa thiền. Bên tả là nhà tăng, bên hữu là hòn giả sơn phổ đá, tượng Phật Quan Âm đứng uy nghi với nét mặt nhân từ, khoan dung, chan chứa và từ bi. Khuôn viên chùa là khu vườn rộng, còn lưu lại những bảo tháp cổ trong đó có bảo tháp của tổ sư Thành Nhạc khai sáng với tấm bia bằng đá xanh chạm trỗ tinh vi. Ngoài ra, còn có hai ngôi mộ cổ –“ mộ Song hồn “- của vị đại thần và phu nhân có công với việc khai hoang lập ấp, xây dựng Long Thiền tự.
Từ ngoài nhìn
vào, ta thấy sự uy nghi, bề thế của ngôi chùa. Chánh điện, nhà thờ Tổ,
giảng đường, tăng đường, nhà trù tiếp nối nhau. Tuỳ theo chức năng của
từng nơi trong chùa mà cách bài trí từng mảng hài hòa nhau. Phần chánh
điện uy nghiêm tôn kính. Bệ thờ chính thờ Phật Di Đà, Thích Ca, Ngọc
Hoàng, Tam Thế Phật, Đức Địa Tạng, Ông Tiêu... và các vị Bồ Tát. Đối
xứng hai bên thờ Già Lam, Linh Sơn cùng Thập điện Diêm Vương. Dối diện
bàn thờ chính là bàn thờ bằng xi măng hai mặt thờ Tiên Diệu Đại Sĩ, Tam
châu Hộ pháp cùng đức Thiên Thủ, Thiên Nhãn. Những hàng cột chính trong
chánh điện chạm khắc tinh tế đề tài hoa điểu, bát tiên, lý ngư hóa long,
nhựt nguyệt, tứ linh được sử dụng trang trí một cách tinh tế trong
chánh điện tăng thêm nét cổ kính cho ngôi chùa. Trên khắp xà ngang treo
hoành phi khắc chữ Hán sơn son thếp vàng sắc sảo với nội dung về chánh
pháp, khuyên nhủ con người với lòng từ bi bác ái.
Hiện nay chùa Long Thiền là trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai. Hàng năm, vào các dịp lễ lớn: Phật Đản, ngày vía, ngày giỗ tổ (18 /12 âm lịch) ... rất đông thiện tâm tín hữu, tăng ni Phật tử đến cúng.
Hiện nay chùa Long Thiền là trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai. Hàng năm, vào các dịp lễ lớn: Phật Đản, ngày vía, ngày giỗ tổ (18 /12 âm lịch) ... rất đông thiện tâm tín hữu, tăng ni Phật tử đến cúng.
Bảo tháp cố hòa thượng Huệ Thành
Với một lịch sử ra đời khá lâu- 1664 – Long Thiền tự được xem như
là cái nôi của trung tâm truyền bá Phật giáo vào vùng đất Nam Bộ. Không
những thế, nơi đây còn minh chứng cho sự hiện diện của người Việt ở đất
Đồng Nai từ giữa thế kỷ XVII, họ khai hoang lập ấp ở xứ Đồng Nai trước
khi nhóm khai khẩn Trần Thượng Xuyên đến (1679) đặt cơ sở nền tảng cho
thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược phía Nam (1698) thiết lập bộ máy
hành chánh trên vùng đất Đồng Nai.
Là một kiến trúc tôn giáo, là một cái nôi của trung tâm Phật giáo xứ Đàng Trong cùng với sự đóng góp trong sự nghiệp cách mạng nước nhà, chùa Long Thiền có một vị trí trong lịch sử của vùng đất Đồng Nai.
Là một kiến trúc tôn giáo, là một cái nôi của trung tâm Phật giáo xứ Đàng Trong cùng với sự đóng góp trong sự nghiệp cách mạng nước nhà, chùa Long Thiền có một vị trí trong lịch sử của vùng đất Đồng Nai.
103. CHÙA LINH SƠN - Vũng Tàu.
Linh Sơn Cổ Tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Lúc đầu chùa được xây dựng trên triền Núi Nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị thực dân Pháp chiếm dụng để xây dựng biệt thự cho hoa tiêu Pháp. Ngay sau đó một ngôi chùa khác được xây dựng và tồn tại đến ngày hôm nay. Trong chính điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật.
Linh Sơn Cổ Tự nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Lúc đầu chùa được xây dựng trên triền Núi Nhỏ nhưng đến năm 1919 khu vực này bị thực dân Pháp chiếm dụng để xây dựng biệt thự cho hoa tiêu Pháp. Ngay sau đó một ngôi chùa khác được xây dựng và tồn tại đến ngày hôm nay. Trong chính điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá có phết vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật.
Truyền thuyết kể lại rằng cách đây hơn một trăm năm có đoàn ghe chài lưới từ miền trung vào đánh cá ở Bãi Trước. Trong khi kiếm củi ở Núi Lớn tình cờ họ phát hiện hai pho tượng Phật bằng đá vùi dưới đất trên sườn núi gần Bãi Dâu. Họ cùng đào lên rồi cùng chờ đến hôm sau xin mang về.
Dân địa
phương biết tin vội kéo đến xem và cho rằng đó là di tích lịch sử của
đại phương nên cương quyết đòi giữ lại. Nhóm dân chài Miền Trung năn nỉ
mãi mới lấy được pho tượng nhỏ đem đi. Pho tượng lớn được dân chài rước
về thờ, chính là pho tượng hiện nay ở Linh Sơn Cổ Tự.
(Địa chỉ: 6, Hoàng Hoa Thám, Phường 2, TP Vũng Tàu)
104. NIẾT BÀN TỊNH XÁ (Chùa Phật Nằm)
Đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu. "Niết Bàn Tịnh Xá " còn gọi là chùa "Phật Nằm" được xây dựng trên sườn núi nhỏ, hướng mặt ra biển.Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng Tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.
Đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu. "Niết Bàn Tịnh Xá " còn gọi là chùa "Phật Nằm" được xây dựng trên sườn núi nhỏ, hướng mặt ra biển.Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng Tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.
Ở
phía trước chùa là một cột cờ cao 21m, được chia làm thành 42 bậc biểu
tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào
thế kỷ thứ II. Cổng chùa có 04 chữ "Niết Bàn Tịnh Xá" tức là nơi thanh
cao nhất của đạo Phật.
Tịnh xá
Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng Tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.
Ở phía trước chùa là một cột cờ cao 21m, được chia làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ II. Cổng chùa có 04 chữ "Niết Bàn Tịnh Xá" tức là nơi thanh cao nhất của đạo Phật.
Hai bên cổng chùa là 02 pho tượng "Thần Thiện" và "Thần Ác".
Khu điện thờ chính của chùa đựoc bày trí thành một vườn hoa Sa La theo cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn. Nổi bật trong khu chánh điện này là bức tượng "Phật Nằm", dài 12m tượng trưng cho"Thập nhị nhân duyên" và được đặt lên bộ thờ 2,5m. Mặt ngoài của bệ thờ có đắp hình tượng các đồ đệ của Phật Thịch Ca đang chứng kiến lúc Ngài nhập điện.
Phía
trước chính điện có một chiếc lư đồng lớn với hình tượng bốn con vật
Long, Lân, Quy, Phụng gọi chung là "Tứ Linh". Chiếc lư này là kết quả
sau hơi hai năm lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở tỉnh
Bến Tre và đem tặng cho chùa năm 1971. Song song với lư ở hai bên là hai
toà tháp cao khoảng 5m. Tòa bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên
phải có tượng Phật Dược Sư.
Lư đồng tứ linh
Hậu điện dùng làm nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ có công truyền bá Đạo Phật. Sau tượng Phật Thích Ca có treo một bức tranh vẽ hình " Đạt Ma Sư tổ " là vị cao tăng truyền bá giáo lý nhà Phật. Pho tượng nghìn mắt, nghìn tay biệu tượng thần thông phi thường của nhà Phật
Tầng hai có chiếc thuyền rồng còn gọi là Thuyền Bát Nhã, dài 12m. Đó là con thuyền Bát Nhã sẽ cứu vớt mọi người ra khỏi khổ ải rồi đưa đến chốn vĩnh cửu bất diệt.
Phía sau thuyền Bát Nhã là điện thờ Phật Quan Âm Bồ Tát. Tượng Phật được thể hiện theo hình dáng một phụ nữ hiền hòa đức độ, tay đổ bình nước cam lộ xuống để chữa bệnh cho dân chúng và làm cho cõi trần thêm sạch.
105. CHÙA THÍCH CA PHẬT ĐÀI -Vũng Tàu
Thích Ca Phật Đài là khu di tích kiến trúc Phật giáo của phái Nam tông, nằm trên triền núi Lớn, thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Men theo con đường Trần Phú, đi qua Bến Đá, Bến Đình, du khách sẽ trải qua nhiều cảm xúc khác nhau với cảnh quan tuyệt đẹp của nơi đây: ba phía là biển, thuyền tàu đầy bến, ban đêm rực ánh đèn.
Trước
đây, vùng đất này cây cối rậm rạp, không có người sinh sống. Năm 1957,
ông Lê Quang Vinh, một công chức thời Pháp thuộc, bất mãn với chế độ nên
đã bỏ lên đây dựng chùa để tu hành, gọi là Thiền Lâm tự. Năm 1962 Giáo
hội Phật giáo nhận thấy Thiền Lâm tự toạ lạc ở một vị trí có khung cảnh
thiên nhiên đẹp đẽ, là vùng đắc địa tụ kết khí thiêng, lại thuận tiện
giao thông đi lại cho chư tăng, Phật tử thập phương hành hương nên đã
lập đồ án xây dựng quy mô Thiền Lâm tự thành Thích Ca Phật Đài. Công
trình được khởi công ngày 20/7/1961. Sau hơn 19 tháng xây dựng, ngày 15
tháng 02 năm Quý Mão (1963), Thích Ca Phật Đài được khánh thành.
Chùa tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 5ha, bao gồm hai khu vực: phía dưới là Thiền Lâm tự, phía trên là Thích Ca Phật Đài.Ngay dưới chân núi Lớn, sát đường đi du khách sẽ thấy một cổng tam quan to lớn với 4 trụ cột vươn lên vững chắc, thanh thoát. Trên cổng có biểu tượng pháp luân, tức bánh xe luân hồi trong pháp lý nhà Phật. Tám chiếc căm xe tượng trưng Trung đạo. Vòng ngoài có bốn núm tiêu biểu cho Tứ Diệu Đế. Trên bốn cột của tam quan là bốn búp sen biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết, thanh cao của Nhà Phật.
Qua cổng tam quan, men theo từng bậc đá quanh co trên sườn núi, du khách có thể vừa đi vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp hai bên. Một bên vách núi nhẵn nhụi như tường thành, một bên là lũng sâu soải dài ra phía biển. Gần đến đỉnh là một khu rừng thưa ríu rít tiếng chim trong các tán cây.
Bảo tháp Mâu ni
Cảnh tượng đầu tiên mà du khách nhìn thấy là toà Bảo tháp. Đây là nơi ghi nhớ và tưởng niệm người đã có công khai sơn tạo tự: nhà sư Giác Pháp tức quan phủ Lê Quang Vinh. Tiếp theo là khu Vườn tượng, ở độ cao 25m. Đây là khu vực của những công trình điêu khắc được xây dựng dựa theo những sự tích cuộc đời Đức Phật Thích Ca, từ khi Người ra đời đến khi nhập cõi Niết Bàn.
106. CHÙA PHƯỚC HẢI- Vũng Tàu
Chùa tọa lạc tại số 65 Nguyễn Bảo (số cũ : 54/7 đường Tự Do), phường 6, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ĐT: 064.562323.
Theo tài liệu của Bảo tàng Bà Rịa – Vũng tàu, chùa được dựng vào năm 1886. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở thành phố Vũng Tàu, kiến trúc dạng tứ trụ của chùa cổ miền Nam.
Năm 1956, chùa được đại trùng tu, mặt tiền xây lầu. Năm 1993, chùa tiếp tục trùng tu, tạo cảnh quan thoáng đãng.
Qua tam quan, ở ngay sân sau chùa có đài Quan Âm. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Hai pho tượng lớn được tôn trí ở trung tâm là tượng đức Phật Thích Ca thành đạo và tượng đức Phật nhập niết bàn. Chùa còn giữ pho tượng cổ Visnu (thế kỷ thứ VII).
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1992.
107. CHÙA ĐẠI TÒNG LÂM- Vũng Tàu
Là một trong những ngôi chùa rộng, đẹp với cảnh quan thiên nhiên tươi xanh bốn mùa, chùa Đại Tòng Lâm tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên trái Quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách Saigon 70km.
Chùa do hòa thượng Thích Thiện Hoa và hòa thượng Thích Thiện Hòa khai sơn vào năm 1958, sau đó được trùng tu lại vào năm 1982, cổng tam quan vững chãi xây bằng đá vào năm 1974. Với khuôn viên sân chùa rộng đến gần 100ha, du khách ngay khi vừa bước qua cổng chùa sẽ được chiêm ngưỡng, thưởng thức một không gian xanh mát, hai bên lối đi trồng rất nhiều loại cây thẳng tắp, chánh điện được đặt ở phía đối diện vườn hoa mai, phía trước là tượng Quan âm bồ tát thanh thoát. Ngay bên cạnh chánh điện còn có tượng Phật nằm với chiều dài gần 2,5m, cao chín tấc. Nối dài ra khoảng đất trống phía sau chùa, cảnh quan thiên nhiên lại càng xinh đẹp, yên ả hơn nữa. Vòng ra bên trái chánh điện là con đường trải sỏi dẫn tới một không gian bát ngát cây cỏ. Ngay giữa khoảng đất rộng phía trước hồ nước bên trong chùa là bức tượng đứng Quan âm Nam Hải cao 17m. Đứng ở đây, khách vãn cảnh nghe gió lộng mênh mông, tiếng chim hót ríu rít trên những cành cây và còn có thể ngắm cảnh trời xanh ngắt một màu.
Cách hồ nước một đoạn không xa là bức tượng Phật ngồi dưới gốc bồ đề tuyệt đẹp. Cội cây xù xì, thân cây cao thẳng tắp vút lên trời. Phía trước cụm cảnh quan này còn có hai chú hạc đứng chầu. Đây là một trong những cảnh quan được nhiều du khách trầm trồ khen ngợi. Gần đó, nhà chùa xây dựng một chánh điện mới rộng hơn, cao hơn chánh điện cũ bên phía cổng chùa. Ngôi chánh điện mới nhìn ra bốn hướng đều thấy mênh mông cây cối với những không gian tuyệt đẹp như chốn bồng lai. Những mái ngói cong cong của ngôi chùa in trên nền trời làm nổi bật những đường nét điêu khắc được chạm trổ tinh xảo. Mỗi chiều về, giữa ánh nắng nhạt màu, khi tiếng chuông chùa hòa quyện vào gió, vào mây, du khách đến đây như thấy lòng mình thư thái hẳn.
108. THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU -Vũng Tàu
Thiền Viện Thường Chiếu rộng hơn 50 hecta nhưng bây giờ còn hơn 20 hecta vì phân chia ra nhiều Thiền Viện và một số thất riêng của qúy Thầy Cô và Hòa Thượng Thích Nhật Quang quản lý chung tất cả các Thiền Viện trong khuôn viên Thường Chiếu. Thiền Viện Thường Chiếu có mười ban ngành với tổng số lượng hơn 200 vị Tăng và hơn 70 chú tiểu độ tuổi từ 6-16, ngoài ra có một Hoa Viên hơn 70 vị Ni dành riêng cho các cô các bà từ độ tuổi ngoài 40 - 60 muốn đi xuất gia khi tuổi về già.
Địa chỉ: ấp 1C, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai
Ðiện thoại: 061.3542.631, 061.3841.
Chùa Phước Lâm tọa lạc tại số 65, đường Nguyễn Bảo, Phường 6, thành phố Vũng Tàu là một trong số ít những ngôi chùa cổ của tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuChùa Phước Lâm được xây dựng ở chân núi lớn (núi Tương Kỳ) lúc đó có tên Phước Sơn Tự Vào khoảng năm 1944, thực dân Pháp lấy khu vực ở gần chùa làm trường bắn cho Trường thiếu sinh quân, nên chùa được dời xuống vị trí hiện nay. Từ ngày chuyển vị trí, chùa đã qua 4 đợt trùng tu vào các năm 1944, 1956, 1965 và 1993. Chùa Phước Lâm Tự có diện tích trên 6.000m2, Tổng thể chùa gồm 04 khu chính: Tam quan, chùa Phước Lâm, Tượng Phật Bà Quan Âm, nhà ở của tăng ni và khu vực vườn tháp. được xây dựng theo phong cách kiến trúc Ấn Độ.
Ngôi chánh điện Phước Lâm Tự rộng 500m2, được bài trí các bàn thờ: Thờ 03 pho tượng Tam Thế, tượng Thích Ca Mâu Ni tọa thiền trên tòa sen, hai bên có Anan và Ca Diếp; tượng Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và Thích Ca sơ sinh. Phía trước chánh điện thờ tượng Quan Âm Chuẩn Đề 12 tay, Phật bà Quan Âm, Tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi trên đài sen. Bên trái tòa chánh điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, hai bên có ông Khuyến Thiện và Trừng Ác. Bên Phải tòa chánh điện thờ tượng thần Vishnu bằng đá có 04 tay, tượng cân đối, tạc khá công phu, kỹ lưỡng sơn màu son.Nguồn gốc pho tượng này là do người dân khóm Bỉnh Sơn, thuộc phường Thắng Nhì phát hiện trong lúc đào giếng. Niên đại của pho tượng bước đầu được các nhà bảo tàng học BR-VT được xác định vào khoảng thế kỷ VII-VIII.
Do được xây dựng lại nên chùa Phước Lâm Tự mang phong cách hiện
đại và có phần ảnh hưởng phong cách kiến trúc Ấn Độ, bên cạnh đó chùa Phước Lâm
Tự vẫn mang những nét đẹp về lịch sử văn hóa cổ xưa của ngôi chùa Việt. Trong
chùa hiện nay còn lưu giữ pho tượng thần Vishnu cổ (TK VII-VIII) một tác phẩm
điêu khắc bằng đá có giá trị và một đại hồng chung bằng đồng được đúc vào năm
Ất Mùi (1895).
Chùa Phước Lâm hiện đang lưu giữ các cổ vật như tượng thần
Vishnu, đại hồng chung... là những báu vật minh chứng quí báu để các nhà chuyên
môn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng trên vùng đất Vũng Tàu
xưa.
Chùa Phước Lâm được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1992
109.CHÙA GIÁC NGẠN -Tây Ninh
Chùa
giác Ngạn nằm trên tỉnh lộ 781, từ thị xã Tây Ninh đến huyện Châu
Thành, một trong những ngôi chùa cổ ở Tây Ninh hiện còn tồn tại. Chùa
thuộc ấp Bình Phong, xã Thái Bình trong một khung cảnh hoang sơ yên
bình, một kiến trúc cổ kính, gần gũi với văn hoá dân gian, phảng phất
nét đẹp
truyền.thống của
Phật Giáo Việt Nam. Ngôi chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 400m2
toạ lạc trên một khu đất rộng 1ha. Mặt trước chùa là một mặt dựng gồm 3
gian cao 8m, hai bên có thang lầu bắc lên.Trước sân là một núi đá khá
đẹp và đơn giản, bên trong núi có tượng đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Còn
có pho tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni màu trắng trang nghiêm.
Bên phải chùa là nghĩa trang, nơi yên nghỉ của Phật tử quá cố. Chùa Giác
Ngạn do phái Phật giáo Lục Hòa Tăng xây dựng cách đây hơn 100 năm, sau
chùa Thiền Lâm, cùng thời với các chùa Phước Lâm, Cao Sơn, Long Sơn,
Hạnh Lâm, Cẩm Phong. Lúc đầu chùa chỉ được xây dựng bằng vật liệu đơn
sơ. Cho đến năm 1950 mới được xây dựng kiên cố theo kiến trúc hiện nay.
Người sửa chữa, xây dựng lại ngôi chùa là hòa thượng Thích Giác Thiền từ núi Bà Đen đến.
110. CHÙA THIỀN LÂM -Tây Ninh
Ngày xưa, nơi đây là một gò đất cao mọc đầy dây kén nên dân gian gọi là Gò Kén, tên gọi đó tồn tại cho đến ngày nay dẫu loại dây kén đã hoàn toàn biến mất từ lâu. Do đó, chùa Thiền Lâm còn được dân gian gọi là chùa Gò Kén cho đến bây giờ.
Chùa Thiền Lâm do hoà thượng Thích Trí
Lượng khởi xây với hình thức ban đầu tre lá đơn sơ từ cuối thế kỷ XIX.
Thiền Lâm là một trong những ngôi chùa cổ ra đời sớm nhất ở Tây Ninh.
Vào năm 1925, hoà thượng Thích Từ Phong (tên huý là Như Nhãn), đệ tử của hoà thượng Thích Trí Lượng cùng các tín đồ Phật giáo đã xây dựng ngôi chùa lại kiên cố trên một khuôn viên rộng 20.000m2 (ngày nay diện tích này đã bị thu hẹp lại).
Chùa
tọa lạc tại số 5/11 ấp Long Trung, xã Long Thành Trung, huyện Hòa
Thành, tỉnh Tây Ninh. ĐT: 066.846801. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Hòa thượng Thích Từ Phong sáng lập, được khánh thành vào năm 1925. Chùa nằm trên một gò đất mang tên gò Kén, cạnh quốc lộ 22, cách thị xã Tây Ninh 5km, nên thường được gọi là chùa Gò Kén. Kiến trúc chùa do kiến trúc sư Học Đình vẽ kiểu. Chiều dài ngôi chùa khoảng 30m, chiều rộng khoảng 15m, hai mái lợp ngói móc.
Điện
Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, La
hán, Minh Vương... Chùa còn giữ nhiều pho tượng cổ bằng gỗ. Trước chánh
điện có đài Quan Âm.
Chùa được trùng tu năm 1970.
111. CHÙA PHƯỚC LƯU -Tây Ninh
Chùa Phước Lưu nằm cạnh Quốc lộ 22A, đối diện với bệnh viện và sân vận động Trảng Bàng. Chùa tọa lạc ở 259 quốc lộ 22, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. ĐT: 066.880093. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa trước đây là am Bà Đồng, đến năm 1900, hình thành chùa Bà Đồng. Tổ Trừng Lực thuộc chi phái Thiền Liễu Quán đã tổ chức xây lại ngôi chùa và đặt tên Phước Lưu.
Chùa Phước Lưu được xây dựng vào giữa thế kỷ 19. Ban đầu chỉ là một cái am nhỏ, gọi là am Bà Đồng, sau này được xây dựng thành chùa nên cò tên gọi là chùa Bà Đồng.
Năm 1900, Tổ Trừng Lực thuộc đời thứ 42, phái Liễu quán đã quyên góp tài chính của phật tử địa phương và cộng đồng người Hoa ở Trảng Bàng sửa chữa và mở rộng chùa, đặt tên là chùa Phước Lưu.
Từ lúc xây dựng đến nay đã qua bốn lần trùng tu, sửa chữa vào các năm 1943, 1946, 1975 và 1990. Đây là một ngôi chùa được xây dựng bề thế, khang trang. Hệ thống tượng phật và các đồ thờ tự có giá trí cao so với các chùa phật ở Tây Ninh. Ngoài tượng phật Di Lặc, có tượng Di Đà Tam Tôn bằng gốm thếp vàng được mang từ Trung Quốc sang (gốm sứ đời Thanh). Với 15 tượng Phật được làm bằng chất liệu đất nung thành gốm sứ đời Thanh (chế tác từ Trung Quốc).
Chùa Phước Lưu là nơi có nhiều tượng phật cùng nhiều hiện vật cổ được tạo tác có giá trị nghệ thuật cao như: 4 bàn tủ khảm trai, bộ tràng kỷ mặt đá. Đặc biệt có 2 đĩa lớn (đường kính 55cm), 2 chóe lam lớn. Với những họa tiết, hoa văn đường phủ men lam là những hiện vật cổ có giá trị độc đáo.
Với lối kiến trúc đẹp, hòa với tổng thể thiên nhiên. Một ngôi chùa đã được giới thiệu trong “Việt Nam danh lam cổ tự”.
Chùa đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1945, 1946, 1968, 1975, 1990. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ, như bộ tượng Di Đà Tam Tôn bằng gốm, thếp vàng; bộ tượng Thập bát La hán; bộ tượng Thập Điện Minh Vương và các bao lam với nét chạm khắc tinh xảo.
112. CÁC CHÙA TRÊN NÚI BÀ ĐEN - Tây Ninh
-CHÙA LINH SƠN (Điện Bà)
Chùa thường được gọi là chùa Bà, tọa lạc trên núi Bà Đen, thuộc ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Núi Bà Đen ở Tây Ninh, cách Saigon 110 km. Từ xa nhìn núi Bà Đen như một chiếc nón lá úp trên đồng bằng. Đây là ngọn núi cao nhất ở Miền Nam.
Núi Bà Đen còn gọi là núi Điện Bà, còn có tên là Vân Sơn, vì thường có mây phủ. Và còn có tên là núi Một. Núi Bà Đen Tây Ninh là một quần thể miếu chùa, tổng hợp đạo Phật và Tiên Thánbh, trong đó điện Bà lớn hơn hết, thờ một vị nữ thần là Linh Sơn thánh mẫu.
Tương truyền kể rằng: xưa kia có một người con gái là Lý Thị Thiên Hương ở Trảng Bàng, nhan sắc lộng lẫy, do tình duyên trắc trở, người con gái này bỏ lên núi và bị bọn phỉ giết chết, xác khô đen. Tên núi là Bà Đen có từ đó. Bà Đen có núi đá gập ghềnh, cây cối xanh tốt, trên có chùa Vân Sơn trông xuống hồ nước, nước hồ trong lặng. Đường lên đỉnh núi quanh co, có rất nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên trên cao, hướng về phía đông nam là ngọn núi Cậu. Hướng về phía tây bắc là ngọn núi Heo và núi Phụng.
-CHÙA HANG, CHÙA THƯỢNG, CHÙA HẠ
Tại núi Bà Đen, trước kia có nhiều chùa, nhưng từ khi có chiến tranh thì các chùa bị hư hại. Hơn nữa, nơi này là chiến khu cộng sản, chẳng ai dám lên cúng tế, thăm viếng. Sau 1975, Việt Cộng thấy tôn giáo cũng là phương cách làm giàu, và cũng là phương cách bảo vệ an ninh, tình báo. Do đó, một số cán bộ, bô đội phục viên cho vào ở các chùa và lập các chùa. Bà. Bà Nguyễn Thị Định (1922), quê tỉnh Long Xuyên (An Giang ngày nay) là cán bộ cộng sản, nay trở thành Thích Nữ Diệu Nghĩa, Viện chủ cai quản các chùa trên núi Bà Đen.
Tại Bà Đen có ba khu triển lãm bảo tàng được hình thành. Đó là động Kim Quang, khu chùa Hang và Chân Núi. Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.
Từ những ngày đầu tiên xây dựng chùa có các vị tổ sư: Chủ tổ Thiệt Diệu, Tế Giác, Đại Cơ, Đạo Trung, Tánh, Thiền Hải Hiệp (nay còn tháp ở chùa). Tiếp đến là Thánh Thọ Phước Chí (tại vị 1871 - 1880). Tổ Trừng Tùng Chơn Thoại kiến thiết chùa phật, nhà giảng đường (tại vị 1880 - 1910). Tổ Tâm Hòa Chánh Khâm (tại vị 1910 - 1937) xây cất chùa tổ bằng đá (1922 - 1924), nhà tổ bằng đá (1937). Tổ Nguyên Cơ Giác Phú, Nguyên Cần Giác Hạnh lập tháp cho bổn sư và sư huynh (1939), Sư Nguyên Bộ Giác Ngọc (tự DiNa) trụ trì từ 1946 - 1957. Hòa Thượng Nguyên Chất Giác Điền (tại vị 1952 - 1957) thay mặt hàng năm lo liệu lễ vía Bà và khai trường hương, trường kỳ. Từ năm 1956, lập ra Hội núi Điện Bà do bác sĩ Nguyễn Văn Thọ giữ chức danh Hội trưởng.
113 . CHÙA VĨNH TRÀNG -Mỹ tho
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073.873427. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Cổng chùa được trùng tu năm 2005, phía trên được tôn trí tượng Đức Phật A Di Đà
Chùa vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch, ngôi chùa hương tàn khói lạnh.
Năm 1890, bổn đạo đến chùa sắc tứ Linh Thứu thỉnh Hòa thượng Quảng Ân – Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tổ chức xây lại ngôi chùa. Chùa lại bị hư hỏng nặng vì trận bão năm 1904. Từ năm 1907 đến năm 1911, ngài đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng thờ trong chùa.
Hòa thượng Chánh Hậu gốc người Minh Hương, sinh năm 1852 tại làng Điều Hòa, tỉnh Định Tường (cũ). Năm 1876, ngài quy y thọ giới với Hòa thượng Thích Minh Phước tại chùa Bửu Lâm. Ngài đã được cử làm Thủ tọa chùa sắc tứ Linh Thứu từ năm 1880, trụ trì chùa Vĩnh Tràng từ năm 1890, và đã thường xuyên mở các lớp gia giáo để đào tạo tăng tài. Ngài viên tịch vào năm 1923. Hòa thượng Tâm Liễu – An Lạc (tức HT. Minh Đàng, thế danh Lê Ngọc Xuyên) kế tục, cho xây cổng tam quan, mặt tiền, chánh điện và nhà tổ.
Cổng giữa của tam quan làm bằng sắt theo kiểu Pháp. Hai cổng hai bên làm bằng xi măng, dạng cổ lầu, được ghép toàn mảnh sành sứ với nhiều đề tài bông hoa, thú vật, truyện tích... do thợ Huế làm, trong đặt tượng chân dung HT. Chánh Hậu và HT. Minh Đàng do nhà điêu khắc Nguyễn Phi Hoanh thực hiện vào năm 1933.
Chùa rộng khoảng 2 hecta. Trước có sân kiểng và tượng đức Phật Thích Ca tham thiền dưới cội bồ đề. Bên phải có ao sen, tượng đài Bồ tát Quan Thế Âm, hai bên có nhiều ngôi tháp cổ của các vị Hòa thượng tiền bối, phía sau có hội trường và phòng phát hành kinh sách. Trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây cao bóng mát và vườn cây ăn trái. Mặt tiền chùa được xây bằng bê tông nửa Á nửa Âu. Đây là môtíp La Mã xen với môtíp Phục Hưng, bông sắt Ấn Độ, gạch men Nhật Bản. Những câu chữ Hán viết theo thể truyện xen với những câu niệm Phật chữ quốc ngữ. Đứng xa trông vào nóc chùa mường tượng như năm tháp Ăngkor.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tượng Phật Trung Tôn, bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí), tượng Đản sanh, tượng Di Lặc và tượng Thất Phật Dược Sư được tôn trí ở án giữa. Hai bên án thờ có tượng hai vị Hộ Pháp, tượng chân dung Hòa thượng Chánh Hậu và Hòa thượng Minh Đàng. Chùa còn đặt thờ nhiều tượng như Quan Âm, Địa Tạng, Ngọc Hoàng, Minh Vương... Đặc biệt, hai bên vách có thờ bộ Thập bát La Hán, mỗi tượng cao khoảng 0,80m, cỡi trên các con thú như trâu, ngựa, lạc đà,... là những tác phẩm tượng tròn độc đáo của Nam Bộ.
Chùa có nhiều bao lam và hoành phi, câu đối. Các bao lam ở đây được chạm trổ công phu, như bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa.Vĩnh Tràng là ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở miền Nam.
114. CHÙA THANH TRƯỚC -Gò Công
Chùa tọa lạc tại ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Chùa được dựng vào năm 1826, có tên là chùa Phật Linh. Tương truyền chùa do các mục đồng dựng lên vào năm 1826. Lúc đầu, đây chỉ là một thảo am nhỏ có tên là Phật Linh. Đến khi Thiền sư Ngô Thiện, thuộc dòng Lâm tế chính tông đời thứ 39 về trụ trì, chùa mới được xây cất tôn nghiêm và lấy tên là Thanh Trước. Năm 1851, hoà thượng Chân Hội về làm trụ trì đã cho trùng tu và mở rộng ngôi chùa. Năm 1896, hoà thượng Hải Tràng cho trùng tu chùa. Hoà thượng Hoằng Thông đã cho sửa chữa vào các năm 1946, 1958 và 1989.
Chùa Thanh Trước
Khi xưa, khuôn viên nhà chùa rất rộng, nay chỉ còn khoảng 1 ha. Qua các
lần trùng tu, diện mạo chùa Thanh Trước cũng đã thay đổi khá nhiều.
Nhưng bên trong chánh điện vẫn còn bảo lưu được nét kiến trúc cổ với 40
chiếc cột gỗ đen bóng và rui mè, mái ngói. Các bệ thờ đã được xây dựng
lại và tô bằng đá mài. Ở bàn thờ tổ không thờ tổ Đạt Ma mà thờ đức Tỳ Ni
Đa Lưu Chi với một khung kính ghi rõ tiểu sử. Hậu tổ có 4 tấm linh vị
của các dòng Lâm Tế chính tông đã trụ trì ở chùa. Trong chùa còn lưu giữ
nhiều di vật quý, như tượng Đức Phật, chân dung Tổ Tì Ni Đa Lưu Chi, ở
khuôn viên chùa có tháp Tổ.115. CHÙA PHƯỚC LÂM- Cai Lậy
Chùa tọa lạc tại xã
Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ Saigon
theo quốc lộ 4 đến Cai Lậy, đi tiếp khoảng 7km đến cầu Phú Nhuận, quẹo
phải theo đường vào cầu Rạch Cá Rắn, đi hơn 2km thì đến chùa. ĐT:
073.829223. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tài liệu của chùa cho biết, chùa được thành lập vào hậu bán thế kỷ XVIII. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, chùa được ngài Trừng Trữ, hiệu Quảng Huệ, khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Ngài tịch vào ngày 17 tháng 9 năm Đinh Hợi (1887). Về sau, ngài Khánh Huy về trụ trì, đã cho tái thiết ngôi chùa vào năm 1921, khai Trường Hương từ năm 1923.
Toàn cảnh chùa - 1998
Ngài là vị cao tăng, học rộng đức cao, có nhiều đệ tử ở khắp nơi. Vào năm 1932, ngài dự kiến đại trùng tu ngôi chùa, để có chỗ rộng rãi cho chư tăng các nơi về tu học, nhưng vì nhân duyên đã mãn, ngài viên tịch, nên việc trùng tu phải đình lại. Kế thế trụ trì là ngài Tịnh Biên – Nguyên Đắc (1932 – 1960), ngài Nguyên Trí – Tịnh Trí (1960 – 1974) và Tỳ kheo ni Nguyên Hiền (1974 – 1987) đều có tổ chức trùng tu.
Tài liệu của chùa cho biết, chùa được thành lập vào hậu bán thế kỷ XVIII. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, chùa được ngài Trừng Trữ, hiệu Quảng Huệ, khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Ngài tịch vào ngày 17 tháng 9 năm Đinh Hợi (1887). Về sau, ngài Khánh Huy về trụ trì, đã cho tái thiết ngôi chùa vào năm 1921, khai Trường Hương từ năm 1923.
Ngài là vị cao tăng, học rộng đức cao, có nhiều đệ tử ở khắp nơi. Vào năm 1932, ngài dự kiến đại trùng tu ngôi chùa, để có chỗ rộng rãi cho chư tăng các nơi về tu học, nhưng vì nhân duyên đã mãn, ngài viên tịch, nên việc trùng tu phải đình lại. Kế thế trụ trì là ngài Tịnh Biên – Nguyên Đắc (1932 – 1960), ngài Nguyên Trí – Tịnh Trí (1960 – 1974) và Tỳ kheo ni Nguyên Hiền (1974 – 1987) đều có tổ chức trùng tu.
Ngôi chùa ngày nay tọa lạc trong một khuôn viên rộng 2ha, được xây dựng bằng vật liệu kiên cố.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca tọa thiền trên Kim Cang tòa. Tượng đức Phật cao 3,5m, nặng hơn 1 tấn, đúc tại chùa năm 1998. Hai bên điện Phật là phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, cùng sáu bức phù điêu về lịch sử đức Phật Thích Ca: Đản sanh, xuất gia, cắt tóc, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn. Chùa còn lưu giữ nhiều tấm biển, câu đối, tượng thờ, long vị cổ.Phước trạch khánh do tâm hòa hiệp thập phương tâm thành tâm đồng chú nguyện.
Lâm tùng huy tại giác thượng kỳ tứ chúng giác viên giác phổ hương triêm.
(câu đối năm 1923)
116. CHÙA PHÁP BẢO- Mỹ Tho
Chùa tọa lạc ở số 44/448
đường Lý Thường Kiệt, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Điện
thoại: 073.878168, 073.878169. Chùa thuộc Hệ phái Phật giáo Nam
tông.Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1966.
Chùa Pháp Bảo, tọa lạc tại số 44 / 448 Đường Lý Thuờng Kiệt - Phường 5 -Tp. Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang. Nguyên trước đây gia đình ông Phán Lễ ( Ông Nguyễn Văn Lễ, làm công chức bậc trung gọi là Phán hoặc thông phán - gọi tắt là Phán Lễ, cho nên vợ ông là bà Phan Thị Trường - được gọi là Bà Phán Lễ ) là một gia đình giàu tại Mỹ Tho, có nhiều ruộng đất - trong đó có mảnh đất ông bà cho những người nghèo đến lập mộ chôn cất miễn phí.
Năm 1966: Qua sự giới thiệu của Cô Bảy An ( là Phật tử Nguyên Thủy - người Mỹ Tho ), ông bà Phán Lễ đã hoan hỷ cúng mảnh đất ấy để Giáo hội làm chùa. Lúc bấy giờ Hòa Thượng Giới Nghiêm ( Ṭhitasīlo Mahathera ) là Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam nhận lãnh phần đất này sau khi người dân đã hốt cốt mả để chính quyền bàn giao miếng đất ( gần 1 hecta ) cho Giáo hội.
Ngày 27 / 02 / 1966: Ngài Tăng Thống cùng chư Tăng và Phật tử từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho làm lễ an vị Phật và bàn giao ngôi chùa nhỏ ( được lợp lá đơn sơ, chưa dựng vách ) cho ngài Hòa Thượng Pháp Lạc ( Sukhadhammo Mahathera ) quản lý và xây dựng. Hòa Thượng Giới Nghiêm ban hiệu chùa là Pháp Bảo ( vì chùa cùng hệ thống là chùa Phật Bảo ở quận Tân Bình - TP.HCM - chùa Tăng Bảo ở tỉnh Quảng Ngãi ). Vào hạ ( 06 / 11 / 1966 ) Cô Trần Thị Thự làm chủ lễ dâng y Kathina đầu tiên tại ngôi chùa Pháp Bảo này.
Năm 1967: Hòa Thuợng Pháp Lạc xin phép Giáo hội làm lễ đặt viên đá đầu tiên, chính thức khởi công xây dựng ngôi chùa Pháp Bảo.
Ngày 03 / 01 / 1968: Làm lễ an vị Phật, và thờ năm viên Xá Lợi Đức Phật được tổ chức trọng thể dưới sự chứng minh của ngài Tăng Thống Giới Nghiêm, mặc dù phần xây dựng chánh điện chưa hoàn tất. Cổng tam quan chùa được xây dựng vào năm 1974.
Năm 1990: Hòa Thượng Pháp Lạc tạo thêm bốn Phật cảnh trong khuôn viên chùa ( Đản Sanh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn ).
Năm 1997: Xây Tăng xá gồm sáu phòng dành cho khách nghỉ ngơi.
Ngày 12 / 05 / 2001: ( Nhằm ngày 20 / 04 năm tân tỵ ) Hòa Thượng Pháp Lạc viên tịch tại chùa Pháp Bảo - hưởng thọ 98 tuổi ( 40 năm hạ lạp ). Sinh thời ngoài việc xây dựng chùa Pháp Bảo - Mỹ Tho, Ngài còn sáng lập nhiều ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy khác như: Chùa Phước Hải - Châu Thành - Tiền Giang, Chùa Bình Long - Phan Thiết - Bình Thuận, Chùa Thái Bình - Bất Nhị - Quảng Nam, Tịnh Thất Bửu Thanh - Gò Công Đông - Tiền Giang.
Hiện nay đất chùa chỉ còn lại 1 hecta, qua những đợt trùng tu và xây dựng mới, chùa Pháp Bảo trở nên khang trang - thoáng mát - thanh tịnh - trang nghiêm thu hút nhiều Phật tử đến lễ bái và tu học sinh hoạt. Hàng năm vào rằm tháng 04 ( âm lich ) chùa cung thỉnh Xá Lợi Phật trên bảo tháp xuống chánh điện cho chư Tăng Ni Phật tử gần xa chiêm bái.
Với vai trò là người kế tục trụ trì - Đại Đức Bửu Hiền cố gắng thu thập qua nhiều phương tiện như băng - đĩa - kinh - sách tài liệu để giới thiệu, cũng như tranh ảnh từ Thái Lan - Sri Lanka giúp cho chư Tăng tu nữ Phật tử thuận lợi trong việc nghiên cứu tu học, ngoài ra trong thư viện chùa còn có ba bộ kinh tam tạng tiếng Thái - Camphuchia - và tiếng Anh ( do ngài Thiền Sư Kim Triệu ở mỹ hiến cúng ). Đồng thời qua đó thực hiện ý nguyện của Hòa Thượng Pháp Lạc khi ngài còn tại thế là: Xây thêm phòng ốc mở lớp học Pali tạo điều kiện cho Tăng Ni Phật tử học hỏi thực hành giáo lý nhà Phật và hiểu rõ về nhân qủa, dự kiến sẽ thỉnh các vị Sư Sri lanka tới giảng dậy, đào tạo Tăng tài lớp kế thừa Hoằng Truyền Phật Pháp Lợi Lạc Quần Sanh.
Hàng tháng, chùa tham gia các hoạt động từ thiện tại Tân Mỹ Chánh, hội người mù, bệnh viện tâm thần Nhị Bình tại huyện Cai Lậy.
Có thể nói chuẩn xác là Hòa Thượng Pháp Lạc chính là vị Tổ khai sáng nền Phật Giáo Nguyên Thủy Tại Tỉnh Tiền Giang, và chùa Pháp Bảo là ngôi chùa tiêu biểu của Phật Giáo Nguyên Thủy Tải Tỉnh Tiền Giang.
Chùa Pháp Bảo, tọa lạc tại số 44 / 448 Đường Lý Thuờng Kiệt - Phường 5 -Tp. Mỹ Tho - Tỉnh Tiền Giang. Nguyên trước đây gia đình ông Phán Lễ ( Ông Nguyễn Văn Lễ, làm công chức bậc trung gọi là Phán hoặc thông phán - gọi tắt là Phán Lễ, cho nên vợ ông là bà Phan Thị Trường - được gọi là Bà Phán Lễ ) là một gia đình giàu tại Mỹ Tho, có nhiều ruộng đất - trong đó có mảnh đất ông bà cho những người nghèo đến lập mộ chôn cất miễn phí.
Năm 1966: Qua sự giới thiệu của Cô Bảy An ( là Phật tử Nguyên Thủy - người Mỹ Tho ), ông bà Phán Lễ đã hoan hỷ cúng mảnh đất ấy để Giáo hội làm chùa. Lúc bấy giờ Hòa Thượng Giới Nghiêm ( Ṭhitasīlo Mahathera ) là Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam nhận lãnh phần đất này sau khi người dân đã hốt cốt mả để chính quyền bàn giao miếng đất ( gần 1 hecta ) cho Giáo hội.
Ngày 27 / 02 / 1966: Ngài Tăng Thống cùng chư Tăng và Phật tử từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho làm lễ an vị Phật và bàn giao ngôi chùa nhỏ ( được lợp lá đơn sơ, chưa dựng vách ) cho ngài Hòa Thượng Pháp Lạc ( Sukhadhammo Mahathera ) quản lý và xây dựng. Hòa Thượng Giới Nghiêm ban hiệu chùa là Pháp Bảo ( vì chùa cùng hệ thống là chùa Phật Bảo ở quận Tân Bình - TP.HCM - chùa Tăng Bảo ở tỉnh Quảng Ngãi ). Vào hạ ( 06 / 11 / 1966 ) Cô Trần Thị Thự làm chủ lễ dâng y Kathina đầu tiên tại ngôi chùa Pháp Bảo này.
Năm 1967: Hòa Thuợng Pháp Lạc xin phép Giáo hội làm lễ đặt viên đá đầu tiên, chính thức khởi công xây dựng ngôi chùa Pháp Bảo.
Ngày 03 / 01 / 1968: Làm lễ an vị Phật, và thờ năm viên Xá Lợi Đức Phật được tổ chức trọng thể dưới sự chứng minh của ngài Tăng Thống Giới Nghiêm, mặc dù phần xây dựng chánh điện chưa hoàn tất. Cổng tam quan chùa được xây dựng vào năm 1974.
Năm 1990: Hòa Thượng Pháp Lạc tạo thêm bốn Phật cảnh trong khuôn viên chùa ( Đản Sanh - Thành Đạo - Chuyển Pháp Luân - Nhập Niết Bàn ).
Năm 1997: Xây Tăng xá gồm sáu phòng dành cho khách nghỉ ngơi.
Ngày 12 / 05 / 2001: ( Nhằm ngày 20 / 04 năm tân tỵ ) Hòa Thượng Pháp Lạc viên tịch tại chùa Pháp Bảo - hưởng thọ 98 tuổi ( 40 năm hạ lạp ). Sinh thời ngoài việc xây dựng chùa Pháp Bảo - Mỹ Tho, Ngài còn sáng lập nhiều ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy khác như: Chùa Phước Hải - Châu Thành - Tiền Giang, Chùa Bình Long - Phan Thiết - Bình Thuận, Chùa Thái Bình - Bất Nhị - Quảng Nam, Tịnh Thất Bửu Thanh - Gò Công Đông - Tiền Giang.
Hiện nay đất chùa chỉ còn lại 1 hecta, qua những đợt trùng tu và xây dựng mới, chùa Pháp Bảo trở nên khang trang - thoáng mát - thanh tịnh - trang nghiêm thu hút nhiều Phật tử đến lễ bái và tu học sinh hoạt. Hàng năm vào rằm tháng 04 ( âm lich ) chùa cung thỉnh Xá Lợi Phật trên bảo tháp xuống chánh điện cho chư Tăng Ni Phật tử gần xa chiêm bái.
Với vai trò là người kế tục trụ trì - Đại Đức Bửu Hiền cố gắng thu thập qua nhiều phương tiện như băng - đĩa - kinh - sách tài liệu để giới thiệu, cũng như tranh ảnh từ Thái Lan - Sri Lanka giúp cho chư Tăng tu nữ Phật tử thuận lợi trong việc nghiên cứu tu học, ngoài ra trong thư viện chùa còn có ba bộ kinh tam tạng tiếng Thái - Camphuchia - và tiếng Anh ( do ngài Thiền Sư Kim Triệu ở mỹ hiến cúng ). Đồng thời qua đó thực hiện ý nguyện của Hòa Thượng Pháp Lạc khi ngài còn tại thế là: Xây thêm phòng ốc mở lớp học Pali tạo điều kiện cho Tăng Ni Phật tử học hỏi thực hành giáo lý nhà Phật và hiểu rõ về nhân qủa, dự kiến sẽ thỉnh các vị Sư Sri lanka tới giảng dậy, đào tạo Tăng tài lớp kế thừa Hoằng Truyền Phật Pháp Lợi Lạc Quần Sanh.
Hàng tháng, chùa tham gia các hoạt động từ thiện tại Tân Mỹ Chánh, hội người mù, bệnh viện tâm thần Nhị Bình tại huyện Cai Lậy.
Có thể nói chuẩn xác là Hòa Thượng Pháp Lạc chính là vị Tổ khai sáng nền Phật Giáo Nguyên Thủy Tại Tỉnh Tiền Giang, và chùa Pháp Bảo là ngôi chùa tiêu biểu của Phật Giáo Nguyên Thủy Tải Tỉnh Tiền Giang.
Tam quan chùa được xây năm 1974. Chùa được trùng tu vào năm 2004.
Chùa có nhiều công trình xây dựng như giảng đường, tăng xá, cốc tu, tháp mộ Hòa thượng Pháp Lạc (cao 13m), cùng vườn tượng Phật lộ thiên như: vườn Lâm Tỳ Ni, tượng Thái tử tu khổ hạnh, tượng Phật thành đạo và tượng Phật nhập niết bàn.Cảnh chùa thoáng đãng, thanh tịnh, trang nghiêm.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca tọa thiền trên Kim Cang tòa. Tượng đức Phật cao 3,5m, nặng hơn 1 tấn, đúc tại chùa năm 1998. Hai bên điện Phật là phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, cùng sáu bức phù điêu về lịch sử đức Phật Thích Ca: Đản sanh, xuất gia, cắt tóc, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn. Chùa còn lưu giữ nhiều tấm biển, câu đối, tượng thờ, long vị cổ.
117. CHÙA LINH PHONG- Mỹ tho
Chùa tọa lạc tại 178/1, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073.831489. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Ngôi chùa nhỏ được xây cất vào cuối thế kỷ XIX.
Trước đây, chùa do Hòa thượng Thích Minh Giám trụ trì. Năm 1940, ông Hộ Thông tổ chức trùng tu và thỉnh Hòa thượng Thích Đạt Hương về trụ trì. Năm 1988, Hòa thượng viên tịch. Sư cô Thích Nữ Tắc Hoa trụ trì hiện nay.
Mặt tiền chùa
Toàn cảnh chùa
Chùa đã được trùng tu vào các năm 1916, 1940, 1955,1989. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn, Thập bát La hán, Thập Điện Minh Vương... Chùa giữ được một số pho tượng cổ.
118. CHÙA HỘI THỌ- Cái bè
Chùa
có tên là Kim Chương, hiện tọa lạc ở ấp Mỹ Hưng, xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
ĐT: 073.753244. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa nguyên là chùa sắc tứ Kim Chương, chùa sắc tứ Phổ Quang, chùa sắc
tứ Thiên Trường, là ngôi đại già lam bậc nhất ở đất Gia Định.Chùa do
ngài Đạt Bản, quê ở Quy Nhơn, khai sơn năm Ất Hợi (1755), gốc ở
thôn Tân Triêm, huyện Bình Dương, nay ở vào khoảng chùa Lâm Tế, đường
Nguyễn Trãi, SAIGON.
Chùa Hội Thọ
Chùa Sắc tứ Kim Chương đổi tên là Sắc tứ Phổ Quang tự khi Đông cung Nguyễn Phúc Dương về Gia Định và mượn chùa để lên ngôi.
Năm 1804, chùa sắc tứ Kim Chương đã mở Đại giới đàn đầu tiên ở Nam Bộ. Đây là một sự kiện quan trọng ở vùng đất phương Nam.
Năm 1813, Thừa Thiên Cao Hoàng hậu hỷ cúng một vạn quan tiền, sai tướng
Trần Nhân Phụng đêm lính thợ đến trùng tu chùa. Chùa được triều đình Huế
cử tăng cang về trụ trì và đổi tên chùa là Sắc tứ Thiên Trường tự. Theo
Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí thì bấy giờ chùa rất rộng
lớn: trước có sơn môn và nhà thiêu hương, trong có chánh điện, hai bên
có Đông lang và Tây lang, phía sau có phương trượng và nhà chứa kinh
sách.
Năm 1859, khi quân Pháp tấn công Gia Định, Tăng cang Hòa thượng Minh
Giác đã chuyển ngôi quốc tự và Phật tượng về Cái Bè, đổi tên là Hội Thọ
tự.
Chùa đã bị hư hỏng gần như hoàn toàn qua những năm tháng chiến tranh. Ngôi chùa hiện nay được dựng đơn sơ vào năm 1982.
Đài Quan Âm
Hoa sen
Năm 1992, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh bổ nhiệm Đại đức Thích Phước Huy về trụ trì chùa, nhưng sau đó không lâu, Đại đức qua đời.
Phía sau chùa có 3 ngôi tháp. Tháp Hòa thượng Minh Giác, tháp Hòa thượng Thiệu Long, tháp Yết ma Quảng Tục.
Chùa còn giữ được nhiều bài vị và tranh chân dung của các vị Tổ. Bộ
tượng gỗ do Thừa Thiên Cao Hoàng hậu cúng năm 1813 gồm các pho tượng Địa
Tạng, Đạt Ma, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Minh Vương, Già Lam, Phán
Quan được tạc đặc sắc. Đặc biệt, pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đất sét
cao 0,55m, ngang gối 0,40m, đang tọa thiền, có niên đại khoảng đầu thế
kỷ XIX, là một tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của Gia Định xưa.
Chùa tọa lạc tại đường Anh Giác, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073.876613. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do bà Nguyễn Thị Đạt xây dựng vào năm 1803. Chùa đã trải qua 10 đời truyền thừa, trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Từ Lâm, nguyên ở chùa Hội Tôn (Bến Tre). Hòa thượng Thiên Trường đã cho trùng kiến ngôi chùa vào năm 1905.
Chùa Bửu Lâm - 1992
Mặt tiền chùa
Hòa thượng Thích Huệ Thông cho sửa lại mặt tiền năm 1994 – 1995 và tiếp tục tôn tạo ngôi chùa khang trang. Hòa thượng hiện là thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa bảo tồn nhiều pho tượng và bộ tượng cổ, nhiều bao lam chạm trổ tinh xảo. Chùa nay vẫn giữ nét đẹp cổ kính, là ngôi cổ tự danh tiếng ở miền Nam.
120. CHÙA PHƯƠC LONG-Gò Công
Ngôi chùa tọa lạc ở ấp 7, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.Chùa do thiền sư Vô Đại - từ miền Trung vân du vào Nam hoằng đạo - lập nên vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Lúc đầu, chùa có kết cấu rất đơn sơ. Từ khi thành lập đến nay, chùa đã trải quà nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
.
121. CHÙA HỘI TÔN- Bến Tre
Tọa lạc tại ấp 8 - xã Quới Sơn (Châu Thành), Hội Tôn cổ tự được biết đến là ngôi chùa cổ nhất và có giá trị lịch sử văn hóa ở Bến Tre. Theo danh bộ lịch sử những ngôi chùa do Ban Đại diện Phật giáo huyện Châu Thành biên soạn, Hội Tôn cổ tự được thành lập vào năm 1740, do bà Cù Thị Báo và con gái Trần Thị Mỗi ở ấp Quới Hòa Đông tạo lập. Với thảo am ban đầu, những người mộ đạo quanh vùng thỉnh mời hòa thượng để tụ tích hoằng dương Phật pháp. Sau khi tụ tích, ngoài việc truyền dạy giáo lý Bắc tông, Hòa thượng Long Thiền còn dạy cho bổn đạo và cư dân trong vùng cách đóng thuyền bè, cách ươm tơ, dệt lụa, võ nghệ… Đến nay, Hội Tôn cổ tự trải qua 18 đời trụ trì.
Theo lời kể của ông Hồ Ngọc Sánh, cháu đời thứ 6 của người lập Hội Tôn Tự, những năm 1804-1805, chùa được cất lại bằng gỗ, gồm chánh điện, sân khấu, nhà Tổ, phòng sư sãi, tăng ni, lẫm lúa, nhà đãi, nhà trù… Xung quanh trồng cây ăn quả, sao, dầu, gõ và 2 cái ao nuôi cá phóng sinh. Năm 1884, chùa được trùng tu một lần nữa nhưng vẫn giữ gần như nguyên vẹn nếp xưa. Do chiến tranh tàn phá, năm 1947, chùa được xây dựng lại, còn giữ nhiều cột gỗ nhưng vách bằng tường, mái lợp ngói. Tuy không còn hình dạng của chùa cũ nhưng vẫn đậm nét văn hóa Việt theo kiến trúc dạng chữ đinh. Năm 1973, chùa một lần nữa được trùng tu và vẫn giữ nét cổ kính của một ngôi chùa mái ngói âm dương vốn có.Chùa hiện nay còn giữ một số bản gỗ khắc kinh (chữ Hán), nhiều pho tượng cổ như: Hộ Pháp, Tiêu Diện, Minh Vương...Trong vườn chùa có 15 bảo tháp các ngài Bảo Chất, Quảng Giáo, Tâm Định, Chánh Hòa...
Trên đây là hình chùa mới xây. Ngày nay, cộng sản tái thiết chùa, phá chùa cũ làm chùa mới, họ lấy tiền bạc nhưng đã làm mất dấu vết cổ tích.
122. CHÙA GIÁC THIÊN- Vĩnh Long
Chùa tọa lạc tại số 70 đường Trần Phú, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 070.822328. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do bà Trương Thị Lâu (sau bà xuất gia, pháp danh Như Đạt) xây dựng vào năm 1906. Chùa đã được trùng tu nhiều lần.
Chùa do bà Trương Thị Lâu (sau bà xuất gia, pháp danh Như Đạt) xây dựng vào năm 1906. Chùa đã được trùng tu nhiều lần.
Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa có nhiều tượng Phật, Bồ tát là những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật. Thượng tọa Thích Phước Tú đang tiếp tục trùng tu, trang trí ngôi chùa.
123. CHÙA PHÁP HẢI- Vĩnh Long
Chùa
tọa lạc ở số 195 đường Trần Phú, phường 4, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long. ĐT: 070.828909. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Thiền sư Pháp
Hải xây dựng vào năm 1962.
Chùa được trùng tu vào năm 1980. Trước đây, chùa là trụ sở Hội Phật học Nam Việt tỉnh Vĩnh Long
124. TỊNH XÁ NGỌC VIÊN - Vĩnh Long
Tinh xá tọa lạc tại số 14/20/2 đường Xóm Chài, phường 2, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 070.823827. Chùa thuộc hệ phái Khất sĩ, Giáo đoàn 1.Tịnh xá được dựng vào cuối năm 1948, là một trong những dấu tích đầu tiên khai mở giáo pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang. Năm 1949, Đại lễ Tự tứ Tăng và Vu lan bồn được tổ chức với quy mô lớn tại tịnh xá đã ảnh hưởng rộng khắp trong sinh hoạt Phật giáo của toàn sơn môn hệ phái.
Ban đầu, ngôi chánh điện hình chữ nhật (tượng trưng thuyền Bát nhã), dài 16m, rộng 8m được dựng bằng cây lá đơn sơ trên mảnh đất do ông Lê Quang Nhiêu cúng dường, giữa đặt pháp tháp tôn trí đức Phật Thích Ca. Đến năm 1971, đức Trị sự Thích Giác Như đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện với những vật liệu bán kiên cố. Phía sau pháp tháp thờ Phật là bàn thờ ảnh chân dung Tổ Sư cùng tủ kinh Chơn Lý, là bộ sách ghi những bài thuyết pháp của Ngài trong 10 năm hành đạo (1944 – 1954).
Ngôi
chánh điện mới được Thượng tọa Thích Giác Giới tổ chức khởi công xây
dựng vào ngày 06 – 8 – 1993, khánh thành trọng thể vào ngày 08–01–1995
trên mảnh đất (kế ngôi chánh điện cũ) do ông Trần Quang Minh (pháp danh
Thiện Niệm) và bà Lê Thị Nho (pháp danh Nhu Ngọc) cúng dường. Kiến trúc
chánh điện hình bát giác (tượng trưng Bát Chánh Đạo) với ba tầng mái
(hai mái trên lợp ngói móc Biên Hòa, mái dưới lợp fibro sơn đỏ). Chánh
điện có đường kính 18,10m, cột cái cao 11,40m, cột hàng 4 cao 3,50m.
Tượng đức Phật Thích Ca bằng đá trắng cao 1,60m được tôn trí ở pháp tháp
giữa chánh điện. Trên tháp thờ bộ Đại Tạng kinh Việt Nam, phía sau thờ
ảnh Tổ Sư Minh Đăng Quang.
Tôn tượng Đức Bổn Sư tại Chánh điện Tổ Đình Ngọc Viên
Di ảnh Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang tại Chánh điện Tổ Đình Ngọc Viên
Bộ Chơn Lý hiện còn được thờ tại Tổ Đình Ngọc Viên
Với diện tích đất 6.193m2, ngoài ngôi chánh điện, Tịnh xá đã tôn tạo, xây dựng nhiều công trình khác như: cốc Tổ Sư (lập năm 1948, trùng tu năm 1999) bên cạnh cây bồ đề do chính Tổ Sư gieo trồng, nhà thờ Cửu huyền thất tổ, nhà Tỳ kheo, nhà Sa di, nhà khách nam Phật tử, nhà khách nữ Phật tử, các cốc nhỏ dành cho các sư tĩnh tu, thư viện, trai đường, nhà bếp...
Nhiều vị cao đồ của Tổ sư đã đến trụ xứ, tu học tại tịnh xá như: Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh, Trưởng lão Giác Tánh, Trưởng lão Giác Như...
Cốc Tổ sư Minh Đăng Quang tại Tổ đình Ngọc Viên
Giảng đường Pháp Vân
'
Nhà Thọ Trai
Các sinh hoạt tín ngưỡng, hướng dẫn Phật pháp cho giới cư sĩ và chương trình tu học hàng ngày của chư Tăng được duy trì thường xuyên, nghiêm túc. Bên cạnh đó, Hòa thượng trụ trì Giác Giới cũng động viên chư Tăng và Phật tử tịnh xá tích cực đóng góp trong các mặt phát triển của Phật giáo tỉnh nhà, đặc biệt là công tác giáo dục và từ thiện xã hội.
Giờ Tụng Giới Bổn Tăng
Giờ Thiền Tọa
Giờ Thiền hành
Giờ học Pháp tại Giảng đường Pháp Vân
Tịnh xá hiện còn lưu giữ nhiều di vật của Tổ Sư như: giường nằm bằng gỗ, hai bồ đoàn, một biển ghi Đoàn Du Tăng thường treo trên xe khi hành đạo, một giá để kinh...
Tịnh xá ngày nay còn là một cơ sở Phật giáo hoạt động tích cực trong công tác giáo dục và từ thiện xã hội tại địa phương.
Giờ Thọ Trai
Tịnh
xá thuộc Giáo đoàn 1 là Giáo đoàn Du tăng đầu tiên của Giáo hội Tăng
già Khất sĩ Việt Nam, nay là hệ phái Khất sĩ, một trong chín tổ chức
thành viên tham gia Ban vận động thống nhất Phật giáo, thành lập Giáo
hội Phật giáo Việt Nam ngày nay. Giáo đoàn 1 do Tổ Sư Minh Đăng Quang
thành lập năm 1944, trực tiếp thu nhận Tăng Ni xuất gia, hướng dẫn hành
đạo. Trong mười năm hành đạo, Tổ Sư đã chứng minh thành lập hơn 20 ngôi
tịnh xá đầu tiên, thu nhận hơn 100 Tăng Ni xuất gia và truyền thọ Tam
quy Ngũ giới cho hằng chục vạn tín đồ Phật tử tại gia. Giáo đoàn 1 hiện
có 21 ngôi tịnh xá, tịnh thất.
Đây là ngôi Tổ đình của hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Hệ phái này hiện có hơn 400 ngôi tịnh xá từ Quảng Trị đến Cà Mau.
125. CHÙA PHƯỚC HẬU - Vĩnh Long
Chùa
tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 070.720574.
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào hậu bán thế kỷ XVIII.
Thiền sư Hoằng Chỉnh ở Quảng
Ngãi vào tu đã trùng tu chùa vào năm 1895 và 1910. Chùa được tiếp tục
trùng tu và mở rộng dưới thời Hòa thượng Khánh Anh từ năm 1939 và Hòa
thượng Thiện Hoa từ năm 1961 đến năm 1972.
Chùa được trùng tu năm 1995. Chùa có hai ngôi tháp đẹp nổi tiếng, là tháp Thiện Hoa và tháp Đa Bảo. Năm 1972, Hòa thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, Thượng tọa trụ trì Thích Hoàn Phú đã cho xây tháp Thiện Hoa, thờ linh cốt của Ngài.
Chùa Phước Hậu
Mặt tiền chùa
Tháp Đa Bảo được kiến tạo vào năm 1966, gồm ba tầng. Tầng trên thờ tượng đức Phật nhập niết bàn và Xá lợi Phật. Tầng giữa thờ Pháp Bảo (một bộ kinh Pháp Hoa). Tầng dưới: Phía Đông thờ linh cốt Tổ Khánh Anh, phía Nam thờ linh cốt HT Thích Quảng Đức, phía Tây thờ linh cốt Tổ Khánh Hòa, phía Bắc thờ linh cốt Tổ Huệ Quang, trung tâm thờ đất Phật tại tám Phật tích ở Ấn Độ.
Toàn cảnh chùa
Lễ giỗ tổ Khánh Anh hàng năm vào ngày 29 và 30 tháng giêng Âm lịch trở thành ngày hội của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và dân chúng địa phương.
126. CHÙA TIÊN CHÂU - Vĩnh Long
Chùa tọa lạc ở ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Chùa ở cù lao An Bình, cách trung tâm thị xã Vĩnh Long khoảng 1km theo
hướng Tây – Tây bắc. Qua sông Cổ Chiên, chùa cách bến đò khoảng 100m. ĐT
: 070.858965.
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa Tiên Châu, tức Tiên Châu Tự, còn có tên là chùa Di Đà [1]; là một ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh Vĩnh Long (Việt Nam)[2].Chùa Tiên Châu nằm trên bãi Tiên, bên tả ngạn sông Cổ Chiên, thuộc cù lao An Bình (tên tục là cù lao Táng)[3]. Xưa nơi đây thuộc làng Bình Lương và An Thành (nay là ấp Bình Lương, xã An Bình [4]), huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Mặc dù chỗ ngôi chùa tọa lạc cách trấn thành Vĩnh Long không xa (chỉ cách có con sông Cổ Chiên),
song ở đây không khí tĩnh mịch, cây cối tốt tươi, nhà ở thưa thớt. Theo
truyền thuyết, vào những đêm trăng thanh gió mát, thỉnh thoảng có tiên
nữ xuống trần tắm gội và đùa giỡn.
Do đó, bãi sông này được đặt tên là bãi Tiên (Tiên Châu) hay bãi Bích Trân. Ngoài ra, vì vùng đất này có nhiều rạch nhỏ, ghe thuyền có thể qua lại dễ dàng nên còn tên là bãi Bát Tân (có nghĩa là đi bốn phương tám hướng).
Nói về chùa Tiên Châu, trong sách Đại Nam nhất thống chí có đoạn:
- Chùa Di Đà ở trước bãi Bích Trân, thuộc địa phận huyện Vĩnh Bình,
do Hòa thượng Hoàng Đức Hội dựng, nước chảy vòng quanh, am viện thanh
u, tục gọi chùa Tiên Châu, lại gọi là chùa Tô Châu[5].
Nói về bãi Tiên, trong sách Gia Định thành thông chí có đoạn:
- Ở phía bắc trấn thành, chu vi 12 dặm,
sắc cây xanh biếc, ánh nước long lanh như ngọc bích. Lại có tên là Bát
Tân, ý nói bến nước thông cả tám hướng. Nơi này làm cồn cát bảo vệ cho sông Long Hồ,
hai bên khép lại như cái vạt áo, quanh vòng ôm lấy hai thôn Bình Lương
và An Thành. Bên bờ có những ngư dân phơi lưới, treo tơi, ẩn hiện nơi
ngọn rừng, gốc cây. Sông thu thuyền câu giỡn nguyệt, hát hò dưới rặng
bần, lênh đênh bên cồn cát trắng, bập bềnh qua lại, tạo nên lạc thú của
dân chài [6].
Theo bài viết về chùa Tiên Châu của tác giả Trần Thành Trung, thì khoảng giữa thế kỷ 18 ở nơi bãi Tiên đã có một am nhỏ bằng tranh tre vách lá, gọi là am Bãi Tiên. Người gầy dựng là Hòa thượng Giác Nguyên (trụ trì: ? -1801), người gốc Thừa Thiên, đệ tử của Thiền sư Liễu Quán (? - 1743), theo phái Tịnh độ tông, thờ Phật A-di-đà [7]
Năm 1801, sau khi Hòa thượng Giác Nguyên viên tịch, Ni sư Diệu Thiện đến chăm nom am Bãi Tiên. Đến đây, ni sư đã vận động tín đồ và khách thập phương quyên góp tiền của, cất lại am, rồi đổi tên gọi là chùa Bãi Tiên.
Năm 1801, sau khi Hòa thượng Giác Nguyên viên tịch, Ni sư Diệu Thiện đến chăm nom am Bãi Tiên. Đến đây, ni sư đã vận động tín đồ và khách thập phương quyên góp tiền của, cất lại am, rồi đổi tên gọi là chùa Bãi Tiên.
Chùa Tiên Châu do Hòa thượng Hoàng Đức Hội dựng có hình chữ "tam",
gồm ba gian nối liền nhau là chánh điện, hậu tổ và hậu liêu. Trong chùa
có tất cả 96 cột gỗ tròn bằng danh mộc, các kèo, xuyên, trính bằng căm xe, gõ đỏ được chạm trỗ khéo léo của các nghệ nhân địa phương và từ Huế vào. Sau đó, chùa Tiên Châu còn được trùng tu nhiều lần, mà lần sửa đổi quan trọng nhất là vào năm Kỷ Hợi (1899).
Khi ấy chùa có bốn gian, gồm tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu
tổ. Mỗi gian đều làm theo kiểu tứ trụ, được nới rộng theo chiều ngang
dọc nhờ các kèo đấm kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái ngói âm
dương, xung quanh đóng vách bổ kho.
Vào khoảng năm 1945, quân đội Pháp đến tái chiếm Vĩnh Long. Từ dưới tàu chiến dàn ở sông Cổ Chiên, họ đã nã đại bác lên bờ. Đạn bay tới tấp vào chùa, nhưng chỉ trúng các cột kèo, còn các tượng Phật chẳng xây xát gì[8]. Đến sau Tết Mậu Thân (1968), chùa lại bị chiến tranh làm cho hư hại nhiều.
Vì thế, ông Đốc phủ Võ Văn Châu đã đứng bán 5 cây sao của chùa đồng thời vận động tín đồ và khách thập phương, để có tiền trùng tu lại chùa, theo bản thiết kế của Hòa thượng Thiên Hương từ Sài Gòn đem về. Nội điện vẫn giữ như cũ, dựng lại mặt tiền bằng vật liệu bê tông. Sau đó, chùa có chiều dài 46 mét, rộng 20 mét. Trên nóc có 5 ngọn tháp, tháp ở giữa là lớn hơn cả, chánh giữa tháp treo biển Tiên Châu Tự.
Năm 2009, cổng chùa Tiên Châu lại được xây mới, và toàn bộ ngôi chùa cũng được sơn phết lại.
127. CHÙA XIÊM CÁN -Bạc Liêu
Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.
Đối với chùa Khmer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Thông thường, ở đâu có chùa thì đồng bào Khmer tập trung ở xung quanh để học chữ, học giáo lý và học nghề. Vì vậy nên họ ví ngôi chùa là "trung tâm văn hóa của người Khmer". Chính vì sự gắn bó mật thiết như thế nên họ rất tự hào về văn hóa của dân tộc mình.
Chùa Xiêm Cán nằm cách thị xã Bạc Liêu
7km trên đường ra vườn chim Bạc Liêu. Đây là ngôi chùa của người Khmer
lớn nhất và đẹp nhất trong vùng. Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với
kiến trúc độc đáo. Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những
quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với
Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.
Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.
Đối với chùa Khmer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Thông thường, ở đâu có chùa thì đồng bào Khmer tập trung ở xung quanh để học chữ, học giáo lý và học nghề. Vì vậy nên họ ví ngôi chùa là "trung tâm văn hóa của người Khmer". Chính vì sự gắn bó mật thiết như thế nên họ rất tự hào về văn hóa của dân tộc mình.
Ngôi chùa Xiêm Cán này do chính tay các nghệ nhân địa phương xây dựng bằng những phương tiện hết sức thô sơ. Bên trong chánh điện của chùa đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khmer với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat, nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer. Người Khmer tu theo thuyết của Phật Thích Ca nhưng theo hướng của Phật giáo Tiểu Thừa nên trong Chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính.
Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa
tiết nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.Gian chính điện nằm
ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có
hành lang bao quanh.
Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.
Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, kiến trúc ở đây lúc nào cũng rực rỡ dưới nắng, dường như không chịu sự chi phối của thời gian
Tượng Phật nằm là nơi được nhiều người dân hương khói
Cột trụ biểu là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ.
Tháp chuông cổ, trên tầng 2 là nơi thờ xá lị
Nơi đây cũng có những sala là nơi sư sãi nghỉ ngơi
Hoa văn chạm khắc đều mang đậm phong cách của người Khmer
Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật, có thể coi là tư liệu quý báu cho những người theo đạo Phật.
Khu mộ tháp yên bình dưới bóng cây
Một điều đặc biệt nữa là xung quanh 4
bức tường của chánh điện bày trí rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình
tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra, đến lúc làm Thái tử cho
đến khi vào cõi Niết bàn. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình
tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ ngụ ý rằng
giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng
thiện như chính loài rắn đã thiện. Dù cuộc sống còn không ít những lo
toan nhưng dân tộc Khmer rất mộ đạo.
Không chỉ gìn giữ bản sắc văn hóa của
dân tộc, họ còn cố gắng xây dựng cho những ngôi chùa ngày càng to lớn và
đẹp đẽ hơn. Không chỉ choáng ngợp bởi vẻ bề thế và lộng lẫy của chùa
Xiêm Cán, người Khmer ở đây còn rất mến khách. Họ thật thà, chân chất,
hiền lành và luôn cần cù, sáng tạo.
Qua bao đời người, họ đã lao động, vun
đắp tạo cảm giác thư thái cho những người ghé thăm chùa. Vào những dịp
lễ hội lớn như lễ Ok Om bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, không khí
chùa thật rộn ràng. Ngày nay, người ta cảm nhận một sắc thái văn hóa
đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khmer đang từng ngày được gìn
giữ, phát huy nhằm làm đẹp hơn, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa
Việt Nam.
128. CHÙA TAM BẢO - Rạch Giá
Chùa Tam Bảo là một ngôi chùa cổ tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chùa Tam Bảo được lập bởi bà Dương Thị Oán, ban đầu có kết cấu đơn sơ, vật liệu chính là tre nứa. Trong thời gian bị Tây Sơn truy đuổi Nguyễn Ánh đã từng trú ẩn tại đây và được bà tặng những cuộn tơ tằm quý giá để làm quai chèo không đứt khi vượt biển[1]. Chính vì thế sau khi lên ngôi, năm 1803, vua đã ban biển Sắc tứ cho chùa, từ đó, chùa được gọi là Sắc tứ Tam Bảo - 敕賜三寳[2].
Sau khi Hòa thượng Trí Thiền và Sư Thiện Ân bị bắt, chùa Tam Bảo bị đóng cửa, không ai được lui tới. Sau 1945 chùa mới được mở cửa lại. Tăng tín đồ Phật tử và nhân dân tổ chức một lễ cầu siêu lớn tại chùa để cầu nguyện cho Hòa thượng Trí Thiền, Sư và các đồng chí đã chết.
.
Chùa tọa lạc nơi cao ráo, thoáng mát, trước cửa chùa có ao sen rộng và hòn non bộ. Trước chánh điện là những tượng Phật lớn trang nghiêm, trầm mặc. Chánh điện được thiết kế theo kiểu thượng lầu hạ hiên. Các bàn thờ được chạm trổ công phu, thếp vàng rực rỡ theo dạng “Lưỡng Long triều Nguyệt”, “Song Phụng Triều Châu”, “Bát Tiên”… với màu sơn son thếp vàng còn rực rỡ. Các tượng phật, bồ tát bằng gỗ như Di Lặc, Chuẩn Đề, Địa Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm Thế Chí… được điêu khắc với trình độ mỹ thuật cao.
129. CHÙA HẢI SƠN - Hà tiên
Chùa này còn có tên là Chùa Hang. Chùa Hải Sơn tọa lạc ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.854544. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Đây là một di tích nằm trong khu Du Lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn 18km, và cũng là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của Hà Tiên-Kiên Giang. Chùa nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử.
Chùa được thành lập vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Thời bấy giờ, một vài nhà sư Xiêm La theo đoàn ngư dân đánh cá đến vùng đất Hà Tiên đã đưa hai pho tượng đức Phật Thích Ca đến thờ phụng trong một hang núi tự nhiên tại hòn Chông. Ngôi chùa do các vị sư Xiêm La quản lý đến năm 1770. Sau đó, do chiến tranh, các vị sư Xiêm La về nước, chùa bị bỏ hoang một thời gian. Cư dân địa phương đã thỉnh các vị sư gốc Khmer đến trụ trì chùa, nhưng không bao lâu, các vị sư này chuyển sang xây dựng ngôi chùa Ba Trại (gọi Ba Trại vì chùa nằm trong vùng căn cứ nghĩa quân Ba Trại dưới chân núi Hòn Chông của Lãnh binh Nguyễn Trung Trực).
Năm 1800,
hai anh em ruột Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa (chưa xác định được
pháp danh) trùng tu lại ngôi chùa cũ và đặt tên là Chùa Hang. Kế tục trụ
trì chùa Hang cũng là một nhà sư người Việt có pháp danh là Thiện Tông.
Hang đá phía sau chùa Hải Sơn chạy theo trục Đông Bắc - Tây Nam, chiều dài hơn 50m, cửa động nhìn ra biển. Chiều dài hang ăn thông 40m, chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 3-4 người đi lọt. Phía trong hang, có các hình dáng kỳ quái do nước ăn mòn tạo nên.
130. CHÙA LONG QUANG -Cần Thơ
Chùa Long Quang (tên chính thức là Long Quang Cổ Tự, chữ Hán: 隆光古寺) là một ngôi cổ tự bên bờ sông Bình Thủy; hiện tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Đường nhỏ vào chùa qua nhiều kênh rạch
Sau khi Thiền sư Thiện Quyền qua đời, khoảng năm Kỷ Mùi (1859)
có nhà sư Quảng Hiền (họ Trần) đến làm Trụ trì chùa. Lúc bấy giờ ngôi
chùa đã bị hư hỏng nặng, Sư bèn vận động đồ chúng góp công của xây dựng
lại chùa, đến khoảng năm 1861 thì hoàn thành và đổi tên lại là Long Quang.
Năm Kỷ Sửu (1889),
có Hòa thượng Từ Quang (pháp hiệu Ngộ Cảm), đến làm Trụ trì chùa. Ở
đây, nhà sư vừa tu, vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân, nên được nhiều
người tôn kính. Năm 1922, nhà sư Từ Quang đã cho tạc khoảng 50 pho tượng thờ bằng gỗ giáng hương. Đặc biệt hơn cả là bộ Thập Bát La Hán (mỗi tượng cao 80 cm,
có tư thế ngồi khác nhau trông rất sinh động) được chạm khắc và đục đẽo
từ một khối gỗ, chứ không chắp ghép từng phần. Các tác phẩm ấy đều do
một thợ nhóm điêu khắc (đứng đầu là ông Tài Công Kiểm) ở Cần Thơ xưa
thực hiện [1].
Chính điện chùa Long Quang
Sau khi Hòa thượng Từ Quang viên tịch (1924), học trò của Hòa thượng là nhà sư Trí Thới [4] lãnh nhiệm vụ Trụ trì chùa. Năm Canh Ngọ (1930),
ngôi chùa đã bị xuống cấp trầm trọng, lại được sự ủng hộ của các Phật
tử, nên sư Trí Thới liền cho tái thiết lại chùa, đến cuối năm 1930,
thì hoàn thành. Sau lần trùng tu này, chùa có quy mô kiên cố (tường
gạch, mái lợp ngói) gồm một ngôi chánh điện (3 gian) rộng rãi và một nhà
khói (nhà bếp).
Tòa chính điện chùa Long Quang
Sân chùa
Bia ghi lịch sử chùa
Nội điện
Điện Phật
Điện Phật
Tượng Ông Thiện
Ban thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Điện Phật
Mái chùa
Tòa chính điện chùa Long Quang
Nhà giảng pháp
Một bên chùa
Ban thờ Tổ
Tượng thờ các vị La Hán bằng gỗ
Không gian nội điện
Nhà khách
Trong khoảng thời gian này, nhà sư Trí Thới có mời ông Tòng Hiên (là một Văn Thân ở Quảng Ngãi chạy vào Nam lánh nạn) đến ở tại chùa, để bốc thuốc và dạy chữ cho người dân ở địa phương [5].
Tháng 9 năm 1945, quân Pháp trở lại Việt Nam
lần thứ hai. Ủng hộ công cuộc chống Pháp của nhân dân Việt, chùa Long
Quang trở thành nơi nuôi chứa của nhiều chiến sĩ hoạt động trong nội
thành. Năm 1947,
hưởng ứng lời kêu gọi "Tiêu thổ để kháng chiến", Thiền sư Trí Thới hiệp
cùng tăng chúng tại đây đã tháo dỡ toàn bộ chùa Long Quang để làm vật
cản ngăn tàu Pháp tại Rạch Cam; đồng thời hiến hết các đồ thờ bằng đồng
để đúc đầu đạn, trong đó có một đại hồng chung cổ [1].
Năm 1963, Thiền sư Trí Thới viên tịch. Năm sau (Giáp Thìn, 1964), thầy Thích Chơn Khánh [6] đến trông coi chùa. Lúc bấy giờ ngôi nhà chùa đã xuống cấp, lại được Phật tử và nhân dân trong vùng ủng hộ, nên thầy Chơn Khánh đã tiến hành xây cất lại chùa Long Quang trên nền cũ.
Vườn tháp
Khi công trình gần xong, thì bị bom đạn chiến tranh làm hư hạị nhiều nên phải làm lại, mãi đến năm Bính Ngọ (1966), ngôi chánh điện mới được xây xong. Theo tài liệu, thì trước năm 1975, trong cuộc đấu tranh chống Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, chùa Long Quang cũng từng là nơi ở, là điểm liên lạc của nhiều cán bộ thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Cần Thơ[1].
Trụ trì chùa được gần 20 năm, năm 1983,
nhà sư Thích Chơn Khánh viên tịch. Gần 10 năm sau đó, nhà chùa không có
nhà sư nào đến làm chủ trì. Việc nhang đèn được một số Phật tử ở gần
chùa trông coi.
Đàng sau chánh điện
Đến năm Nhâm Thân (1992), nhận được lời thỉnh cầu của các Phật tử tại địa phương, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ bổ nhiệm Đại đức Thích Bình Tâm[7]. Tháng 12 năm 1994, các ban ngành chủ quản hiệp cùng Trụ trì và các Phật tử đã tái thiết lại ngôi chùa Long Quang với dáng vẻ như hiện nay [1].
Điện thờ Phật
Chùa Long Quang tọa lạc trong một khuôn viên rộng khoảng 7.000 m2 nằm cạnh con đường nhỏ trải nhựa và một con rạch nhỏ. Từ ngoài vào trong, có các hạng mục đáng chú ý sau:
Cổng tam quan bằng gạch với hai tầng mái ngói, đầu mái uốn
công có gắn hoa văn. Bên trên nóc có gắn đôi rồng trắng ngẩng cao đầu
quay ngược vào bánh xe pháp luân ở giữa. Hai cột chính có đôi hai câu
liễn đối bằng chữ Hán.
Ngôi chánh điện rộng 324 m2, xây theo lối kiến trúc "Thượng
lầu Hạ hiên" (ảnh 2), với mái ngói và tường gạch, cà có tất cả 5 cửa ra
vào (trước: 2, sau: 1, bên hông: 2).
Hoa, cây cảnh
Ngay giữa trung tâm là điện thờ chính. Ở đây, bên trên có treo bức hoành phi bằng gỗ được chạm trổ tinh xảo ở giữa gắn bốn chữ Hán Đại Hùng Bảo Điện; bên dưới gắn khung bao lam cũng được chạm trổ hoa văn tinh xảo thếp vàng, hai bên cũng có gắn hai câu liễn đối bằng chữ Hán.
Điện thờ chính được đóng bằng gổ có 2 bậc. Bậc cao kê 3 ghế thờ, tôn trí ba pho tượng Tam Thế Phật (A Di Đà, Đại Thế Chí, Quán Thế Âm) bằng gỗ cao hơn một mét tạc theo tư thế ngồi; bậc thấp tôn tượng Bồ Tát Di Lặc.
Vườn chùa
Ở phía trước bậc cao vừa kể là tượng Phật Thích Ca nhập niết-bàn, bằng gỗ dài một mét, được chạm trổ hoa văn tinh xảo. Đối diện điện thờ chính là bàn thờ Vi Đà Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ (Ông Tiêu).
131. LIÊN TRÌ CỔ TỰ -Cần Thơ,
131. LIÊN TRÌ CỔ TỰ -Cần Thơ,
Chùa Liên Trì – còn gọi là Liên Trì Cổ
Tự, có khuôn viên trên 3.000m2 nằm trên một diện tích đất rộng 21.000m2,
tọa lạc tại số 10/15, tổ 9, khu vực Thới Thạnh, phường Thới An Đông,
quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Hiện nay chùa thuộc hệ phái Bắc tông,
do Thượng tọa Thích Thiện Tài làm trụ trì.
Thời đó vùng đất này còn rất hoang sơ, bà con người dân tộc Khmer cùng với các sư sãi dựng lên ngôi tự viện trên một gò đất cao. Ban đầu chùa còn rất đơn sơ cột cây mái lá và chưa có tên, chỉ biết theo cách gọi truyền miệng với nhau là “Chùa ông Lục”. Lâu dần, vùng đất này có nhiều người Kinh đến định cư sinh sống, người Khmer và các sư sãi dần dần chuyển sang vùng kế cận, từ đó ngôi chùa nhỏ và mấy chiếc thảo am không người trông coi nhang khói. Đến năm Nhâm Ngọ - 1822 (năm Minh Mạng thứ 3), có vị Thiền sư Liễu Thông, tự Chơn Giác thuộc dòng Thiền Lâm Tế (đời thứ 37) tình cờ vân du đến đây, Ngài vận động bà con dân làng cùng sửa sang lại và thu nhận thêm nhiều vị tăng đến cùng tu học.
Đến năm Kỷ Dậu - 1849 (năm Tự Đức thứ 3) có thầy du tăng pháp danh Thiện Quả, (tục gọi ông Đạo Quạ) đến sửa sang lại ngôi chùa, thu nhận đệ tử, hành đạo và trụ trì chùa được 9 năm. Năm Mậu Ngọ - 1858, Thầy Thiện Quả đi hành đạo nơi khác, truyền trụ trì lại cho đồ đệ tên là Thầy Hai người ở Trà Cú (Trà Lòng) tiếp tục trông coi chùa được 18 năm, đến năm Bính Tý – 1876 Thầy Hai viên tịch. Từ đó chùa không còn người trụ trì, chỉ có bà con trong xóm sớm hôm nhang khói.
Mãi đến năm Canh Thìn – 1882 (năm Tự Đức thứ 36) có được vị Thiền sư Phước Định - húy Đạt Thiền, thuộc dòng Thiền Lâm Tế (đời thứ 38) về hành đạo. Thiền sư Phước Định là người Việt nhưng có thời gian sang học đạo tại chùa Tâm Băng, tỉnh Bát Tom Pong - Campuchia. Từ đó, ngôi chùa được trùng tu xây cất lại khang trang, nhiều bà con tín đồ tin tưởng quy tụ đến chùa ngày càng đông. Trong thời gian này, có nhiều người đến nhập môn tu học xin làm đệ tử của Thiền sư và đều tu đắc đạo như các vị: Yết Ma Phước Quang(1), Giáo Thọ Từ Quang(2), Phước Chơn, Từ Minh... Dựa vào quang cảnh có ao sen bên hông chùa, Thiền sư Phước Định chính thức đặt pháp hiệu cho chùa là “Liên Trì Cổ Tự”.
Hòa thượng Phước Định trụ trì chùa được 29 năm thì tạ thế vào ngày 30 tháng 7 năm Tân Hợi (1911) hưởng dương 52 tuổi. Sau khi Hòa thượng Phước Định viên tịch, đệ tử thứ hai của Ngài là Giáo Thọ Từ Minh, húy Ngộ Thúy kế thế trụ trì chùa Liên Trì, nối tiếp truyền trì sự nghiệp đạo pháp do Hòa thượng Phước Định để lại thêm được 19 năm sau. Đến năm Canh Ngọ - 1930 do phải chuyển tu nơi khác, Thầy Từ Minh đã trao truyền chùa cho đệ tử là Thầy Niệm Pháp.
Theo dân chúng, chùa hình thành cách đây gần 200 năm, vào đầu thế kỷ XIX, năm Nhâm
Thân – 1812 (năm Gia Long thứ 11).
Thời đó vùng đất này còn rất hoang sơ, bà con người dân tộc Khmer cùng với các sư sãi dựng lên ngôi tự viện trên một gò đất cao. Ban đầu chùa còn rất đơn sơ cột cây mái lá và chưa có tên, chỉ biết theo cách gọi truyền miệng với nhau là “Chùa ông Lục”. Lâu dần, vùng đất này có nhiều người Kinh đến định cư sinh sống, người Khmer và các sư sãi dần dần chuyển sang vùng kế cận, từ đó ngôi chùa nhỏ và mấy chiếc thảo am không người trông coi nhang khói. Đến năm Nhâm Ngọ - 1822 (năm Minh Mạng thứ 3), có vị Thiền sư Liễu Thông, tự Chơn Giác thuộc dòng Thiền Lâm Tế (đời thứ 37) tình cờ vân du đến đây, Ngài vận động bà con dân làng cùng sửa sang lại và thu nhận thêm nhiều vị tăng đến cùng tu học.
Đến năm Kỷ Dậu - 1849 (năm Tự Đức thứ 3) có thầy du tăng pháp danh Thiện Quả, (tục gọi ông Đạo Quạ) đến sửa sang lại ngôi chùa, thu nhận đệ tử, hành đạo và trụ trì chùa được 9 năm. Năm Mậu Ngọ - 1858, Thầy Thiện Quả đi hành đạo nơi khác, truyền trụ trì lại cho đồ đệ tên là Thầy Hai người ở Trà Cú (Trà Lòng) tiếp tục trông coi chùa được 18 năm, đến năm Bính Tý – 1876 Thầy Hai viên tịch. Từ đó chùa không còn người trụ trì, chỉ có bà con trong xóm sớm hôm nhang khói.
Mãi đến năm Canh Thìn – 1882 (năm Tự Đức thứ 36) có được vị Thiền sư Phước Định - húy Đạt Thiền, thuộc dòng Thiền Lâm Tế (đời thứ 38) về hành đạo. Thiền sư Phước Định là người Việt nhưng có thời gian sang học đạo tại chùa Tâm Băng, tỉnh Bát Tom Pong - Campuchia. Từ đó, ngôi chùa được trùng tu xây cất lại khang trang, nhiều bà con tín đồ tin tưởng quy tụ đến chùa ngày càng đông. Trong thời gian này, có nhiều người đến nhập môn tu học xin làm đệ tử của Thiền sư và đều tu đắc đạo như các vị: Yết Ma Phước Quang(1), Giáo Thọ Từ Quang(2), Phước Chơn, Từ Minh... Dựa vào quang cảnh có ao sen bên hông chùa, Thiền sư Phước Định chính thức đặt pháp hiệu cho chùa là “Liên Trì Cổ Tự”.
Hòa thượng Phước Định trụ trì chùa được 29 năm thì tạ thế vào ngày 30 tháng 7 năm Tân Hợi (1911) hưởng dương 52 tuổi. Sau khi Hòa thượng Phước Định viên tịch, đệ tử thứ hai của Ngài là Giáo Thọ Từ Minh, húy Ngộ Thúy kế thế trụ trì chùa Liên Trì, nối tiếp truyền trì sự nghiệp đạo pháp do Hòa thượng Phước Định để lại thêm được 19 năm sau. Đến năm Canh Ngọ - 1930 do phải chuyển tu nơi khác, Thầy Từ Minh đã trao truyền chùa cho đệ tử là Thầy Niệm Pháp.
Trong
thời gian này, nền chùa (ngôi chánh điện) nằm sát mép rạch, bị sạt lở
gần tới nền, và phần mái vách cũng xuống cấp mục nát, nên phải dời vào
bên trong cho an toàn. Thầy Niệm Pháp đã kêu gọi bà con dân làng và các
tín đồ phật tử cùng chung xây dựng lại ngôi chùa. Đồng bào, tích cực tham gia đóng góp nhiều tiền của, vật liệu
để xây dựng mới lại ngôi Tam Bảo (cách nền chùa cũ sát mép rạch vô
khoảng 40 mét), trên nền chùa hiện nay.
132 .CHÙA PHẬT HỌC NAM VIỆT -Cần thơ
Chùa tọa lạc ở số 11 đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ. ĐT: 071.827685. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa trước đây là trụ sở của Hội Phật học Nam Việt tỉnh Cần Thơ, được Hội Phật học kiến tạo vào năm 1951.
Chùa
trải qua nhiều đời trụ trì. Hòa thượng Thích Thiện Phước về trụ trì
chùa từ năm 1965 là vị trụ trì lâu năm nhất. Hòa thượng viên tịch năm
1993. Đại đức Thích Minh Thông kế vị trụ trì đã tiếp tục có nhiều đóng
góp và phát huy vai trò của chùa trong những hoạt động Phật sự tại địa
phương.
Đại đức Thích Minh Thông đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa
vào hai năm 1998 — 1999. Ngày nay, chùa là một tòa phạm vũ uy nghiêm ở
trung tâm thành phố Cần Thơ.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Ba
pho tượng lớn tôn trí ở trung tâm là tượng đức Phật A Di Đà, đức Phật
Thích Ca và đức Phật Dược Sư.
Chùa là nơi quy tụ đông đảo Phật tử
đến sinh hoạt và nghe giảng pháp, cùng nhiều đoàn khách trong nước, nước
ngoài tham quan, chiêm bái.
133. CHÙA HỘI LINH- Cần Thơ
Chùa Hội Linh, còn có tên gọi khác Hội Linh Cổ Tự, thuộc hệ phái Bắc tông - tọa lạc trên diện tích 6.500m2 tại số 314/36 đường Cách mạng Tháng Tám (cách đường khoảng 200 mét), phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Chùa Hội Linh được khởi lập vào ngày rằm tháng hai
năm Đinh Mùi – 1907, theo dòng Thiền Tông Lâm Tế. Chùa do một gia đình
phật tử - ông Phạm Văn Bường (pháp danh Thông Lý) và bà Nguyễn Thị Tám
(pháp danh Thông Ngọc) cúng dường đất cho Hòa thượng Thích Khánh Hưng,
thế danh Quý Thanh Hương đứng ra trông coi xây cất.
Cổng chùa
Ban đầu chùa được cất đơn sơ bằng cột cây, vách và mái lợp lá, cửa chùa quay ra hướng (Đông Bắc) sông Hậu, đặt tên “Hội Long Tự”. Vì chùa nằm ở ngọn một con rạch nhỏ, nên còn có tên là chùa Xẽo Cạn. Vị trí chùa trên một diện tích đất khá rộng gần 1ha ở địa phận thôn Thái Bình, tổng Định Bảo (thời Pháp thuộc); đến năm 1958 đổi lại thành xã An Bình, tổng Định An, quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh; đến năm 1992 được đổi lại phường An Thới, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ; Và hiện nay tọa lạc tại số 314/36 đường Cách mạng tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Hòa thượng Thích Khánh Hưng trụ trì chùa từ ngày khởi lập đến ngày mùng 5 tháng 3 năm Giáp Dần – 1914 viên tịch. Sau khi Hòa thượng Khánh Hưng mất, Hòa thượng Thích Hoằng Đạo, thế danh Võ Văn Nhuận sinh năm Mậu Dần – 1878 thay thế trụ trì cho đến ngày mùng 7 tháng 6 năm Nhâm Tuất – 1922 thì thâu thần thị tịch, hưởng dương 45 tuổi. Mặc dù thời gian trụ trì chùa chỉ 8 năm, nhưng hòa thượng Khánh Hưng là người được bà con phật tử tin tưởng. Theo 2 bảng khắc gổ còn lưu tại chùa, ghi công đức của 75 thiện nam, tín nữ phật tử đồng hỷ cúng 2078 đồng, để hòa thượng xây cất mới ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố - tường gạch mái lợp ngói. Mặt tiền chùa được điều chỉnh quay ngược lại về phía đường Cách mạng tháng Tám, hướng Tây Nam và đổi tên thành “Hội Linh Cổ Tự”.
Toàn cảnh chùa
134. TÂY AN CỔ TỰ -Châu Đốc
Chùa tọa lạc ở ngã ba núi Sam, xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được Tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng vào năm 1847. Năm 1861, chùa được trùng tu chánh điện và hậu tổ. Kể từ đời Phật thầy Minh Huyên trụ trì đến nay, chùa đã trải qua 7 đời truyền thừa. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa ngày nay được tôn tạo dưới thời Hòa thượng Bửu Thọ vào năm 1958. Ngài cho xây 3 ngôi cổ lầu,mặt tiền chùa và sửa lại chánh điện, tạo nét kiến trúc phương Đông kết hợp với kiến trúc Ân Độ.
Ở chánh điện và hậu điện, có khoảng 200 pho tượng, đa số bằng danh mộc. Chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối. Chùa là ngôi danh lam bậc nhất ở An Giang và Nam Bộ. Hàng năm có hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Năm 1847, Tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795-1850) vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân Xiêm La, bình định được Chân Lạp, nên đã cho xây dựng một ngôi chùa bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bời cõi phía Tây [2].
Năm 1861, Hòa thượng Hoàng Ân (Nguyễn Nhất Thừa) cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm 1958, Hòa thượng Thích Bửu Thọ (1893–1972) đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Vị sư trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Nguyễn Văn Giác (1788–1875), pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế [3].
Cũng trong khoảng thời gian này (tức vào những năm 1850) ông Đoàn Minh Huyên (1807-1856), người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (1849) đến tu tại chùa, nên chùa càng nổi tiếng.
Vườn tháp chùa Tây An Các vị sư trụ trì chùa Tây An gồm: Hải Tịnh (thế danh Nguyễn Văn Giác), Hoàng Ân (thế danh Nguyễn Nhất Thừa), Huệ Quang (thế danh Nguyễn Trang Nghiêm), Thuần Hậu (thế danh Huỳnh Văn Đắc), Thiện Pháp (thế danh Ngô Văn Hòa), Thích Bửu Thọ (thế danh Nguyễn Thế Mật), Huệ Châu (thế danh Hồ Thạch Hùng), Định Long (thế danh Phạm Văn Trực), Huệ Kỉnh (thế danh Trần Văn Cung).[4]
Sách Đại Nam nhất thống chí viết về chùa Tây An như sau:
Chùa ở địa phận thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên tổng đốc Doãn Uẩn cho xây dựng năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra tỉnh thành, phía sau dựa vào vòm núi, tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u, cũng là một thắng cảnh thiền lâm vậy[5].[6] Chùa Tây An tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích 15.000 m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.
Chùa cất theo lối chữ “tam”, có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạchngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.
Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.
Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).
Trong chính điện có khoảng 150 [7] pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng,
Huỳnh đế, Thần nông v.v...Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ
công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.
Chùa thường được gọi là chùa Truông, tọa lạc ở tổ 24, ấp Châu Long 6, xã Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.Chùa thường được gọi là chùa Truông, Chùa được dựng vào giữa thế kỷ XIX, đại trùng tu vào năm 1934 và những năm gần đây. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, kiến trúc chùa mang cả phong cách A-Âu. Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Châu Đốc.
136. TỊNH XÁ NGỌC GIANG -Long Xuyên.
Tịnh xá tọa lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang.Tịnh xá tọa lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tịnh xá được xây dựng vào năm 1960. Sư Giác Thảo đã tổ chức trùng tu, mở rộng vào năm 1992. Tịnh xá thuộc Giáo đoàn 1 của hệ phái Phật giáo Tăng già Khất sĩ Việt Nam.
137. CHÙA LONG HƯNG-Châu Đốc
Chùa Giồng Thành, tên chữ Long Hưng tự, thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, là một ngôi cổ tự danh tiếng của tỉnh An Giang.Chùa Giồng Thành tọa lạc trên một khu đất rộng, nhiều cây cối tươi tốt, cách đường lộ nhựa Phú Tân - Tân Châu và hữu ngạn sông Cái Vừng (một đoạn của sông Tiền) khoảng 300m, và chỉ cách thị trấn Tân châu (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) 3 km. Nghĩ địa thế đồn Châu Đốc (do Trấn thủ Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường chủ trì xây dựng năm 1815)[1] chật hẹp, chưa được tiện lợi để bảo vệ bờ cõi, đầu năm Quý Tỵ (1833) vua Minh Mạng
đã ban lệnh cho Tổng đốc An Hà là Lê Bá Cương và Tuần phủ An Giang là
Ngô Bá Nhân (hay Nhơn) chọn địa điểm khác để xây dựng thành trì.
Sau khi lựa được đất Long Sơn (trước đây thuộc Tân Châu Bảo) là nơi ở về thượng du, địa thế cao ráo, qua lại tiếp ứng, thiệt là chỗ hình thế hiểm trở, bèn đem việc ấy tâu lên, được nhà vua chấp thuận[2]. Năm 1834, thành Châu Đốc bị triệt phá. Tuy nhiên chưa rõ lý do gì, nhà vua lại thay đổi quyết định, tức cho xây dựng lại ở nơi cũ, còn công trình ở Long Sơn thì bị bỏ dở dang (hào thành chỉ đào được một số đoạn và chưa xây một viên đá hay viên gạch nào).
Theo sách Địa chí An Giang thì năm 1875[3], trên một giồng đất của tòa thành bị bỏ dở dang, Hòa thượng Trí Trang (Trần Minh Lý, 1825 - 1899) đã dựng lên một ngôi chùa nhỏ bằng tre lá, và được gọi là chùa Giồng Thành [4].
Đến năm 1927, Hòa thượng Chánh Hườn (1879 - 1947)[5],
là người xã Long sơn, nhận thấy cửa thiền ngày càng đông tín đồ mà chùa
thì quá cũ kỹ và chật hẹp, nên đã xin với nhà cầm quyền Pháp, cho đi quyên góp để xây cất lại ngôi thờ Phật.
Năm 1970, Hòa thượng Chơn Như (1925 - 1972)[6]. cho trùng tu lại chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ. Và đây là lần trùng tu lớn nhất, và tồn tại cho đến ngày nay.
Chùa Giồng Thành được cất theo chữ "Song Hỷ", gồm có 3 gian: chánh điện, nhà giảng và hậu tổ. Chánh điện và nhà giảng có 3 nóc [7], nhà hậu tổ có 3 nóc. Chánh điện thờ Phật Thích-ca Mâu-ni, Nam Tào, Bắc Đẩu. Nhà giảng thờ Phật Mẫu và nhà hậu tổ thờ các hòa thượng trụ trì chùa. Chùa lợp ngói móc, cột chánh điện bằng gỗ căm xe có vẽ rồng. Mặt gió của chùa cất theo kiểu Ấn Độ, phía trước trên nóc chùa có tháp hai tầng hình phễu úp ngược, nên phải và bên trái nóc chùa có hai tháp.
Vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, hội kín tên Thiên Địa hội (kèo xanh, kèo Vàng) của Phan Xích Long, đã chọn chùa Giồng Thành làm cơ sở để qui tụ người chống thực dân Pháp, bởi Hòa thượng Chánh Hườn là hội viên Hội kèo vàng [8].
Một bên chùa
138. CHÙA LINH SƠN- An Giang
Chùa Linh Sơn (Ba Thê) còn được gọi là chùa Phật bốn tay núi Ba Thê, tọa lạc tại xã Vọng Thê (nay là thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của tỉnh. Chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913 (và được trùng tu mấy năm gần đây), cách chợ Vọng Thê khoảng 2 km về hướng đông. Ngôi chùa nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, nơi triền núi Ba Thê, cạnh Khu di tích Nam Linh Sơn thuộc nền văn hóa Óc Eo.
Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,80m, dày khoảng 0,22m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Đặc biệt, khi đặt tượng Phật vào giữa hai tấm bia này thì rất khít khao. Do sự linh ứng ấy, dân chúng quanh vùng góp công của xây dựng chùa Linh Sơn để thờ phụng và cũng từ đó, chùa có tên dân gian là chùa Phật Bốn Tay cho đến ngày nay. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy bèn góp công, góp của dựng lên một ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ.
Từ thành phố Long Xuyên, theo tỉnh lộ 943, băng qua những cánh đồng lúa chín vàng mơ mênh mang tận chân trời, du khách đến thị trấn núi Sập, thủ phủ của huyện Thoại Sơn. Vượt dòng Thoại Giang đi thêm hơn 10 cây số nữa, ta sẽ tới thị trấn Óc Eo, nơi đây được các nhà khảo cổ xem như là “cái rốn”, trung tâm của nền văn minh, văn hóa Óc Eo.
Văn hoá Óc Eo là tên gọi chung của một nền văn minh gắn liền với vương quốc Phù Nam huyền thoại, có địa bàn trải rộng từ Tây đến Đông Nam bộ ngày nay. Trải qua trên dưới một ngàn năm trăm năm với bao biến động của thiên nhiên và lịch sử, nền văn hóa ấy đã bị mai một và dần rơi vào quên lãng. Ở thị trấn Óc Eo, có một ngôi chùa được người dân gọi bằng cái tên rất ấn tượng là chùa Phật Bốn Tay, tên chữ là “Linh Sơn cổ tự”.
Tam quan Linh Sơn cổ tự.
Sân chùa Linh Sơn.
Chánh điện chùa Linh Sơn ở Óc Eo thờ pho tượng Phật Bốn Tay. Pho tượng nầy có hình thể và nét mặt không giống như những tượng Phật thường gặp ở đa số các chùa chiền thuộc hệ phái Bắc tông. Tượng Phật Bốn Tay mặc y tiểu thừa, vẻ mặt và hình dạng ngài phốp pháp, sắc màu lam nhã, mắt mở lớn, ngồi kiết già và mỗi tay cầm một linh vật nhỏ. Tay phải trên cầm xâu chuỗi. Tay trái trên bắt ấn, tay phải dưới cầm chuông nhỏ, tay kia cầm trái châu. Đặc biệt ngài có đội chiếc nón như các vị Lạt Ma Tây Tạng. Nguyên tượng bằng đá đen, bán thân, về sau được gia cố thành tư thế ngồi.
Theo lời kể của sư trụ trì Thích Thiện Trí và lời truyền tụng trong dân gian thì vào năm 1913, khi người Pháp cho xe ủi đất làm đường và xây bót Ba Thê dưới chân núi, gần chợ, người ta phát hiện một pho tượng bằng đá đen có bốn tay, cao 1,7 mét, còn nguyên vẹn, nằm sâu dưới mặt đất khoảng 2 mét. Người Khmer quanh vùng tập họp thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng tượng về núi để thờ, vì cho đó là tượng Neata Phrom tức thần Núi - theo tín ngưỡng thờ ông Tà của người Campuchia. Nhưng không hiểu vì sao tượng quá nặng, không sao di chuyển nổi. Sau nhờ những bô lão người Kinh đứng ra lập bàn thờ khấn vái. Thật lạ lùng, lúc ấy pho tượng mới được khiêng đi nhẹ nhàng.
Bàn thờ trong chánh điện chùa Linh Sơn.
Tượng Phật có 4 cánh tay.
Trước
đó, hai tấm bia đá bùn cũng đã được tìm thấy. Mỗi bia cao khoảng 1,8
mét, dày khoảng 20 cm, bề ngang khoảng 80 cm. Trên bia có khắc chi chít
cổ tự, không ai đọc được. Đặc biệt, khi đặt tượng Phật vào giữa hai tấm
bia này thì rất khít khao. Do sự linh ứng ấy, dân chúng quanh vùng góp
công của xây dựng chùa Linh Sơn để thờ phụng và cũng từ đó, chùa có tên
dân gian là chùa Phật Bốn Tay cho đến ngày nay.
Chùa Phật Bốn Tay có khuôn viên rộng khoảng 4.000 mét vuông. Chánh điện có kiến trúc đơn giản, diện tích chừng 100 mét vuông, quét vôi vàng, mái lợp ngói vảy cá, hai góc mái trước được đắp rồng uốn lượn. Nhưng pho tượng Phật bốn tay được coi là “báu vật” vô giá.
Cây dầu Bốn Ngón.
Hòa thượng Thích Thiện Trí trụ trì từ năm 1967 cho biết: chùa Linh Sơn do sư tổ Thiết Ma Nhiên Chánh khai sơn năm 1912, tượng Phật đem về chùa sau một năm (1913). Chùa được trùng tu năm 1983. Pho tượng Phật bốn tay là một di sản văn hóa Óc Eo, có cùng niên đại với tượng Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc. Trong các chùa chiền Phật Giáo Việt Nam xưa nay không thấy có thờ tượng Phật bốn tay, chỉ có tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có 18 tay. Theo các nhà nghiên cứu, thật ra, tượng Phật bốn tay chính là tượng thần Visnu có rắn thần Naga bảy đầu tạo thành tán che phía sau. Riêng hai bia đá có chữ khắc vẫn chưa được giải mã, đây là loại cổ tự có cùng gốc với chữ Brami của người Ấn Độ, được sử dụng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên.
Ở phía sau chùa Phật Bốn Tay, gần di chỉ Nam Linh Sơn (thành cổ Óc Eo) có một cây dầu mọc từ gốc lên bốn nhánh thân suông thẳng đều tỏa ra rất lạ, thon thả như những ngón tay! Dân địa phương gọi cây dầu nầy là cây Bốn Ngón. Cây Bốn Ngón thuộc họ khộp (dầu lông) cao chừng 50 mét, mình trơn. Có người còn cho đó là những ngón tay của Phật .
Về thành cổ Óc Eo, xem tượng Phật Bốn Tay, cây Bốn Ngón, du khách như ngược về quá khứ, đắm mình trong không gian một thời của vương quốc Phù Nam, nay chỉ còn là huyền thoại.
141. TỔ ĐÌNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO - Long Xuyên
Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.
Phật giáo Hòa JHảio bắt nguồn từ phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An, kết hợp tam giáo nhưng Nho và Phật là trọng tâm, là tôn giáo của người cư sĩ, không cần đầu tròn, áo vuông, không cần chùa chiền to lớn, không thờ tượng ảnh. Bửu Sơn Kỳ Hương lấy trấn điều thay thế tượng Phật, sau Hòa Hảo lấy trần nâu thay trần điều.
Nói đến Phật giáo Hòa Hảo, là nói đến Bửu Sơn Kỳ Hương là nói đến nmột chuổi chùa chiền thờ Phật, thờ Phật Thầy, quan Cố Quản Trần Văn Thành, , Bùi Tăng chủ, Nguyễn Trung Trực...
Nơi giữ hóa thân của Đức PHẬT THẬY, "Trước khi viên tịch NGÀI dặn dò bổn đạo không được làm mồ mả nguy nga, không xây đấp nấm mồ, hãy trải phẳng mặt, để sau nầy hậu thế có thể dùng để canh tác.. thật cao quí thay quan đìểm hữu ích nhân loại chúng sanh của vị hoạt Phật"
Ngôi cổ mộ và thờ tự Đức Cố Quản TRÂN VĂN THÀNH, một trong những vị đại đệ tử của Đức PHẬT THẦY, được thế gian truyền tụng là một trong 12 vị hiền thủ của đạo.
Ngôi PHƯỚC ĐIỀN TỰ là nơi Đức PHẬT THẦY đặc chân chửa trị bệnh dịch lần đầu cho dân chúng, sau đó Ngài cho thành lập "Trại Ruộng" nhằm khuyết khích dân chúng lo làm ăn - tu hiền, phát triển đời sống trong các miền quê hẻo lánh. Thụôc vùng Lánh Linh.
Ngôi NAM THANH TỰ một trong những di tích sau khi Đức PHẬT THẦY viên tịch người tín đồ hệ phái Bửu Son Kỳ Hương lập nên những ngôi thờ tự để ghi nhớ công đức hoằng hóa độ sanh thuộc vùng Láng Linh.
Ngôi
chùa 'Tòng Sơn' tọa lạc tại Xẽo Môn, Long Kiến (Nay thuộc Đồng Tháp)
Nơi Đức Phật Thầy trị bệnh độ đời. (nay cũng bị thay đổi hẳn hình dáng)
Ngôi Cổ Tự "Tòng Sơn" hiên nay đã bị thay đổi hầu như toàn diện, mất hẳn tính chất nguyên thủy.
Chính điện Ngôi Tòng Sơn
Cây Lâm dồ (Đa) có từ khi tín đồ tu sửa Ngôi Cổ từ lúc còn cây lá. - Dinh Ông tọa lạc tại Cù Lao Ông Chưởng, Chợ mới (AG)
Ngôi Chùa PGHH tọa lạc tại Định Quán do một tín đồ ( sống ở Canada) phát tâm tạo dựng vào năm 2007.
Ngôi "Tây An Cổ Tự" tại núi Sam, trước là Tỉnh Châu Đốc. Có lúc nhà đương cuộc buộc Đức Phât Thầy về ngu tại Ngôi cổ tự nầy.
Phước Điền Tự" thuộc dòng Bữu Sơn Kỳ Hương tọa lạc tại Thới Sơn (Nay là Tỉnh Angiang). Trước đây Đức Phật Thầy cho lập trại ruộng hầu giúp cho đồng bào có thêm phưong tiện trong đời sống.
Chùa Phật Bốn Tay có khuôn viên rộng khoảng 4.000 mét vuông. Chánh điện có kiến trúc đơn giản, diện tích chừng 100 mét vuông, quét vôi vàng, mái lợp ngói vảy cá, hai góc mái trước được đắp rồng uốn lượn. Nhưng pho tượng Phật bốn tay được coi là “báu vật” vô giá.
Cây dầu Bốn Ngón.
Hòa thượng Thích Thiện Trí trụ trì từ năm 1967 cho biết: chùa Linh Sơn do sư tổ Thiết Ma Nhiên Chánh khai sơn năm 1912, tượng Phật đem về chùa sau một năm (1913). Chùa được trùng tu năm 1983. Pho tượng Phật bốn tay là một di sản văn hóa Óc Eo, có cùng niên đại với tượng Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc. Trong các chùa chiền Phật Giáo Việt Nam xưa nay không thấy có thờ tượng Phật bốn tay, chỉ có tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có 18 tay. Theo các nhà nghiên cứu, thật ra, tượng Phật bốn tay chính là tượng thần Visnu có rắn thần Naga bảy đầu tạo thành tán che phía sau. Riêng hai bia đá có chữ khắc vẫn chưa được giải mã, đây là loại cổ tự có cùng gốc với chữ Brami của người Ấn Độ, được sử dụng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên.
Ở phía sau chùa Phật Bốn Tay, gần di chỉ Nam Linh Sơn (thành cổ Óc Eo) có một cây dầu mọc từ gốc lên bốn nhánh thân suông thẳng đều tỏa ra rất lạ, thon thả như những ngón tay! Dân địa phương gọi cây dầu nầy là cây Bốn Ngón. Cây Bốn Ngón thuộc họ khộp (dầu lông) cao chừng 50 mét, mình trơn. Có người còn cho đó là những ngón tay của Phật .
Về thành cổ Óc Eo, xem tượng Phật Bốn Tay, cây Bốn Ngón, du khách như ngược về quá khứ, đắm mình trong không gian một thời của vương quốc Phù Nam, nay chỉ còn là huyền thoại.
139. CHÙA HÒA THẠNH (An Giang)
Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thị xã Long Xuyên 87km.Chùa Hòa Thạnh
Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thị xã Long Xuyên 87km. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX và được trùng tu mở rộng vào những năm 1921-1923. Hòa thượng trụ trì Diên Minh là hội viên thường trợ của Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học vào những năm 1930. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
140. CHÙA XVAY TON- An Giang
Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thị xã Long Xuyên 87km.Chùa Hòa Thạnh
Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, tọa lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách thị xã Long Xuyên 87km. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX và được trùng tu mở rộng vào những năm 1921-1923. Hòa thượng trụ trì Diên Minh là hội viên thường trợ của Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học vào những năm 1930. Chùa còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
140. CHÙA XVAY TON- An Giang
Chùa Xvay-ton (chùa Xà Tón) tọa lạc ở khóm 3, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri
Tôn, tỉnh An Giang là một trong những ngôi chùa của đồng bào dân tộc
Khmer. Chùa được dựng sơ sài vào thế kỷ XVII. Đến năm 1896, chùa được
xây dựng kiên cố cho đến nay.
Các vị cao niên người Kher và các
vị sư sãi ở đây cho biết, chùa Xà Tón đã được xây dựng cách đây hơn 200
năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất. Ngày xưa vùng
Tri Tôn còn hoang vu, rậm rạp, dân cư rất thưa thớt. Trên những ngọn cây
to cao nhiều cành, nhiều lá có từng đàn khỉ (Xvay) đu vào nhau, nối
đuôi nhau mà chuyền đi (ton). Bà con Khmer dựng chùa thờ Phật ở đây và
đặt tên chùa là Xvayton (biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc).
Năm 1896 và 1933 chùa Xà Tón
được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột bằng gỗ câm-xe, nền chùa đắp cao
1,8 m đễợc xây bằng đá xanh. Giống như các chùa Khmer khác ở đồng bằng
sông Cửu Long, chùa Xà Tón cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến
trúc thống nhất. Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất của
chùa. Chính điện được xây theo hướng đông-tây có nóc nhọn và hai mái
cong gợi hình ảnh nằm dài uốn cong của rắn thần Naga, rắn thần chỉ sự dũng mãnh.
141. TỔ ĐÌNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO - Long Xuyên
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939),
Huỳnh Phú sổ bắt
đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính
là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để
đặt tên cho tôn giáo mới của mình: đạo Hòa Hảo hay Phật giáo Hòa Hảo.
Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm giáo chủ mối đạo, và gọi ông
bằng cái tên tôn kính là Huỳnh Giáo Chủ. Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa
thuộc làng Hòa Hảo; nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang, Việt Nam.
Đây là nơi khai sinh ra đạo Phật giáo Hòa Hảo vào năm 1939 do Huỳnh Phú
Sổ (1920 - 1947?) sáng lập.
Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.
Phật giáo Hòa JHảio bắt nguồn từ phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An, kết hợp tam giáo nhưng Nho và Phật là trọng tâm, là tôn giáo của người cư sĩ, không cần đầu tròn, áo vuông, không cần chùa chiền to lớn, không thờ tượng ảnh. Bửu Sơn Kỳ Hương lấy trấn điều thay thế tượng Phật, sau Hòa Hảo lấy trần nâu thay trần điều.
Nói đến Phật giáo Hòa Hảo, là nói đến Bửu Sơn Kỳ Hương là nói đến nmột chuổi chùa chiền thờ Phật, thờ Phật Thầy, quan Cố Quản Trần Văn Thành, , Bùi Tăng chủ, Nguyễn Trung Trực...
Nơi giữ hóa thân của Đức PHẬT THẬY, "Trước khi viên tịch NGÀI dặn dò bổn đạo không được làm mồ mả nguy nga, không xây đấp nấm mồ, hãy trải phẳng mặt, để sau nầy hậu thế có thể dùng để canh tác.. thật cao quí thay quan đìểm hữu ích nhân loại chúng sanh của vị hoạt Phật"
Cổng lên ngôi mộ của Đức THẬT THẦY TÂY AN tại núi Sam, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang)
Cổng vào ngôi cổ mộ của BÙI TĂNG CHỦ, là một trong các vị Hiền thủ được Đức PHẬT THÂY giao nhiều trọng trách hoằng hóa nền Đạo
Ngôi cổ mộ và thờ tự Đức Cố Quản TRÂN VĂN THÀNH, một trong những vị đại đệ tử của Đức PHẬT THẦY, được thế gian truyền tụng là một trong 12 vị hiền thủ của đạo.
Ngôi PHƯỚC ĐIỀN TỰ là nơi Đức PHẬT THẦY đặc chân chửa trị bệnh dịch lần đầu cho dân chúng, sau đó Ngài cho thành lập "Trại Ruộng" nhằm khuyết khích dân chúng lo làm ăn - tu hiền, phát triển đời sống trong các miền quê hẻo lánh. Thụôc vùng Lánh Linh.
Cổng trước ngôi Cổ Tự giờ được trùng tu khá khang trang, sau nhiều chục năm dài hoang vắng.
Ngôi NAM THANH TỰ một trong những di tích sau khi Đức PHẬT THẦY viên tịch người tín đồ hệ phái Bửu Son Kỳ Hương lập nên những ngôi thờ tự để ghi nhớ công đức hoằng hóa độ sanh thuộc vùng Láng Linh.
Cổng trước đền thở Quan Thượng Đẳng Đại Thần NGUYỄN-TRUNG-TRỰC tọa lạc tại Rạch gía, Tỉnh Kiên Giang.
Cây Lâm dồ (Đa) có từ khi tín đồ tu sửa Ngôi Cổ từ lúc còn cây lá. - Dinh Ông tọa lạc tại Cù Lao Ông Chưởng, Chợ mới (AG)
Phước Điền Tự" thuộc dòng Bữu Sơn Kỳ Hương tọa lạc tại Thới Sơn (Nay là Tỉnh Angiang). Trước đây Đức Phật Thầy cho lập trại ruộng hầu giúp cho đồng bào có thêm phưong tiện trong đời sống.
142. CHÙA TRÊN NÚI CẤM
- CHÙA PHẬT LỚN -
- CHÙA PHẬT LỚN -
Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển)[1]. Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.
Sau khi ông Bảy Do (Cao Văn Long), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa, bị thực dân Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914, ông cựu hương quản làng An Khánh [2] đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò Mi Chấn (Phó Hội trưởng Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.
Tìm mọi cách mà nhà cầm quyền không chấp thuận, ông Chấn bảo ông Lầu
làm liều cất đại một am lá để che mưa nắng cho tượng Phật. Có người mật
báo với Chủ tỉnh Châu Đốc,
ông Lầu bị tra vấn, còn Cò Mi Chấn thì nhận được công văn của tỉnh buộc
phải tháo dỡ am. Nhưng Cò mi Chấn trả lời qua thư rằng: Theo tục lệ An Nam, không thể để Phật ngồi giữa trời dầm mưa, dãi nắng như thế... Chủ tỉnh lại gởi công văn lần nữa, lần này Cò mi Chấn đáp: Cái am lỡ cất rồi, tôi là người đạo Phật, sợ phạm tội nên không dám dỡ!... Nhờ sự đôi co ấy mà am không bị phá bỏ và tượng Phật được bảo
quản tốt cho đến nay
.
Tượng có chiều cao từ chân đến đỉnh là 33,6 m, diện tích bệ 27x27 m, khuôn viên tượng Phật rộng 2,2 ha. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương.
-CHÙA VẠN LINH
Chùa Vạn Linh, thường được gọi là chùa Lá, tọa lạc ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa nằm trên núi Cấm vùng Thất Sơn, nơi có bảy ngọn núi nổi tiếng là núi Két (Anh Vũ sơn), núi Giài Năm Giếng (Ngũ Hồ sơn), núi Tượng (Liên Hoa sơn), núi Nước (Thủy Đài sơn), núi Dài (Ngọa Long sơn), núi Tô (Phụng Hoàng sơn) và núi Cấm (Thiên Cẩm sơn).
Ngôi chùa do chiến tranh đã bị hư hỏng từ những năm 1945-1946.
Đến năm 1976, ông Hai, pháp danh Thiện Thới, đệ tử của Hòa thượng Thiện Quang đã cho xây ngôi chùa nhỏ, được người dân địa phương gọi là chùa Lá.
Mặt tiền chùa
143. CHÙA ÂNG- Trà Vinh
Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh; hiện tọa lạc bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, nằm trong khuôn viên thắng cảnh Ao Bà Om, và đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh.
Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh [1]. Theo Bảng Di tích lịch sử chùa Âng, thì chùa có từ năm 990... Đến năm 1695, ngôi chính điện được xây dựng lại bằng tre lá. Năm 1842, chùa được xây dựng lại bằng gỗ quý (rui, mè và 60 cây cột), lợp ngói và tường xây. Sau đó, chùa còn được trùng tu vài lần nữa [2].
Chùa nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 4 ha, có hào nước sâu bao bọc, và được xây dựng theo lối kiến trúc-trang trí chùa Khmer Nam Bộ.
Cổng chùa Âng
Cổng chùa được xây dựng với ba ngọn tháp ở trên, có đắp hình chằn. Hai bên trụ cổng là hình vũ nữ Kẽn naarr và tượng người đầu chim (Krũd).
Chính điện chùa Âng (chính diện)
Chánh điện quay về hướng Đông, tọa lạc nên một nền cao 2 m [3]. Mái của chính điện được cấu tạo gồm ba cấp, hai mái trên cùng thì dốc và cao hơn mái còn lại. Các gò mái có thần rắn Naga, đuôi cong vút, tượng trưng cho sự dũng mãnh vĩnh cửu.
Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có các hạng mục công trình khác như: trai đường, giảng đường, các Tăng xá và các tháp chứa di cốt...
Các tượng Phật Thích Ca trong chính điện Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Âng cũng chỉ thờ duy nhất là Phật Thích Ca. Bệ thờ Phật rộng gần 30 m² gồm bốn bậc. Tượng Phật chính cao 2,1 m.
Xung quanh có khoảng 50 tượng Phật khác nhỏ hơn. Ba phía vách chính điện có các bức tranh vẽ kể lại cuộc đời đức Phật Thích Ca. Trần chính điện được trang trí bốn bức bích họa lớn theo chủ đề: Phật Thích Ca đản sinh, xuất gia, đắc đạo và nhập niết bàn.
Và cũng như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Angkorajaborey không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, là nơi thanh niên Khmer đến tu học, mà còn là một trung tâm văn hóa. Hàng năm, lễ hội Ok Om Bok (rằm tháng 10 âm lịch) là lễ hội lớn nhất của chùa.
144. SẮC TỨ QUAN ÂM CỔ TỰ - Cà Mâu
Chùa tọa lạc ở số 84/14 đường Rạch Chùa, phường 4, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. ĐT: 0780.831370. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Hòa thượng Tô Quang Xuân dựng vào giữa thế kỷ XIX, bấy giờ chỉ là một am nhỏ để ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Sau ngài về tu ở chùa Kim Chương (Gia Định) lấy pháp hiệu là Thượng Trí hạ Tâm. Vua Thiệu Trị đã sắc phong Hòa thượng cho ngài năm 1842 và sắc tứ chùa Quan Âm.
Kiến trúc chùa hiện nay được các Hòa thượng Thích Thiện Tường và Thích Thiện Đức xây dựng năm 1936.
Năm 1842 năm Thiệu Trị thứ II, Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, triều Nguyễn đã xuống chiếu sắc phong cho ngôi chùa của ông sáng lập với tên gọi là "Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự". Hiện nay nhiều hiện vật như tượng, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác như những di vật văn hóa Phật giáo của thời kỳ khẩn hoang. Đó là những hiện vật có giá trị về mặt lịch sử và mỹ thuật độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay.
Tưởng cũng nên nhắc lại Chiếu vua ban thuở nào :
Chiếu rằng :
Trẫm nghĩ chốn kỳ duyên mậu thạnh trăm hoa đua nở đầy cành, cảnh sắc ta bà.
Hương thủy bao trùm hoa tạng muôn xưa không diệt không sanh,
Bờ bỉ vơi vơi từng nghe nương một cành lau mà đến trời Tây vời vợi sang qua nhờ chiếc thuyền Từ đã trưng việc cổ để nghiệm đời nay,
Vừa đọc tố chương bỡ ngỡ ve vang trước mắt,.
Duyệt xem văn sớ từng ngày đã cỡi hạc quy tiên.
Người linh địa cảnh nên linh, vương pháp tâm đồng Phật pháp.
Triều đình không có chi hơn kính phong hòa thượng và ân ban gấm vóc,
Lễ kỳ siêu cho người quan thân nơi cảnh lạc ban.
Giờ đây người đã viên tịch nơi chùa danh thắng Kim Chương.
Hỡi ơi !
Tiên cảnh không trần thiên đường có nẻo,
Vinh hạnh thay ! Kính tỏ tấm lòng.
Hoàng thượng ân ban một đạo và gấm vóc đôi cây gọi là ân huệ triều đình làm sáng tỏ công đức của ngài.
Khả kính thay !
Hoàng triệu Thiệu Trị đệ nhị niên
Nhâm Dần niên 1842 Tháng 6 mùng 3.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng Di Đà Tam
Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Bàn
phía trước đặt tượng Thất Phật Dược Sư, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Phổ
Hiền, Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Di Lặc. Nhà Tổ thờ tượng Tổ sư Đạt Ma,
Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng và long vị chư Tổ. Tiền đường đặt
thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.
Trong khuôn viên chùa có tháp mộ của Hòa thượng Thích Trí Tâm, một danh tăng ở miền Nam, với nhiều truyền thuyết về ngài, biết trước những việc sắp xảy ra và chữa lành những bệnh nan y cho nhiều người và thú vật.
Xin đọc :
NGUYỄN THIÊN-THỤ * NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
No comments:
Post a Comment