Thursday, October 27, 2016

TẠ TỴ - TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN -

PHÂN ƯU


PHÂN ƯU 

Nhận được tin buồn
Cựu Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Đã từ trần ngày 14 tháng 01 năm 2014
[nhằm ngày 14 tháng Chạp năm Quý Tỵ]
tại San Jose, California, Hoa Kỳ

Hưởng thọ 82 tuổi
Thành kính Phân Ưu cùng
Bà Quả Phụ Bùi Thế Lân và Tang Quyến
Nguyện cầu Anh Linh Cố Thiếu Tướng
sớm Siêu Thăng Tịnh Độ

 Freedom Fighter LÝ TÔNG



Saturday, September 21, 2013

HỌA SĨ TẠ TỴ



 HỌA SĨ TẠ TỴ QUA ĐỜI Ở VIỆT NAM


Những thân hữu của ông Thanh Tuệ và Ngô Mạnh Thu chưa kịp hết bàng hoàng vì sự ra đi quá bất ngờ của hai nhà hoạt động văn nghệ và giáo dục này, thì một tin buồn khác lại đến với giới văn học nghệ thuật: Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời tại Việt nam, sau một thời gian bệnh hoạn khá dài vào ngày Thứ Hai vừa rồi.
Họa sĩ Tạ Tỵ sinh năm 1922 tại Hà Nội. Nơi những trang đầu của cuốn tuyển tập Tạ Tỵ, ông chỉ cho người đọc thấy vài dòng ngắn ngủi về tiểu sử của ông: Tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1943, Ban Sơn Mài. Tự học sơn dầu. Bắt đầu làm thơ viết văn từ năm 1947.
Qua những dòng tiểu sử do chính ông phổ biến, Tạ Tỵ cho thấy ông là người khiêm tốn. Trong tiểu sử này ông không hề nhắc đến ông tốt nghiệp Khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, cũng không hề cho biết ông đã từng làm Biệt Đoàn Trưởng Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, hay những chức vụ ông giữ khi là một sĩ quan cấp tá của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, như thời gian ông phục vụ trong Tiểu Đoàn 50 CTCT, hay tại Nhà In Quân Đội, nơi đã in hầu hết những tờ báo của QLVNCH như tờ Tiền Tuyến, Chiến Sĩ Cộng Hòa ...

Là một họa sĩ thành danh, Tạ Tỵ còn là người làm thơ, viết văn, viết kịch. Trước khi được in thành sách, các tác phẩm của ông đã được đăng tải trên các tạp chí văn học từ Bắc vào Nam, từ thập niên 50 cho tới tháng Tư năm 1975, mà chúng ta có thể liệt kê những tạp chí này như Thế Kỷ, Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Sáng Tạo, Văn, Văn Học, Hiện Đại, Nghệ Thuật và Bách Khoa, Tin Văn và Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ).
Ông là tác giả của rất nhiều tác phẩm, được những nhà xuất bản uy tín ấn hành như: Những Viên Sỏi (tập truyện - Nam Chi Tuìng Thư 1962), Yêu và Thù (tập truyện - Phạm Quang Khai 1970), Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (nhận định văn học - Nam Chi Tùng Thư 1970), Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn (Văn Sử Học - 1971), Cho Cuộc Đời (thơ - Khai Phóng 1971), Bao Giờ (tập truyện - Gìn Vàng Giữ Ngọc 1972), Ý Nghĩ (tạp văn - Khai Phóng 1974).



 


Năm 1975 trong cơn thất thế của miền Nam, Tạ Tỵ cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan khác phải đi tù. Với cấp bậc Trung tá  Chiến Tranh Chính Trị, một binh chủng mà cộng sản lúc nào cũng coi là quan trọng của QLVNCH, và nguy hiểm không thua gì các đơn vị tác chiến, Tạ Tỵ bị cộng sản đưa ra Bắc cầm tù nhiều năm, và ngay khi được thả ra ông đã cùng với vợ vượt biên tới Mã Lai, kế đó được qua Mỹ đoàn tụ với người con nguyên là một sĩ quan Không Quân và đã đi thoát từ năm 1975.

Vừa đặt chân tới Mỹ, ông cho ra mắt người đọc cuốn hồi ký tù cải tạo Đáy Địa Ngục năm 1985, và rồi sau đó ông tiếp tục cho ra đời thêm nhiều tác phẩm khác như: Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi 1990, Xóm Nhà Tôi 1992, Mây Bay (thơ) 1996, Một Chuyến Ngao Du 2000, và sau cùng là cuốn Tuyển Tập Tạ Tỵ được ấn hành vào năm 2001. Tới đây thì do ảnh hưởng của tuổi tác, đôi tay của ông run khiến cho ông không vẽ và viết được nữa.

 

Sau khi hoàn tất tác phẩm văn học cuối cùng, đã có lần ông tuyên bố là sẽ trở về chết ở quê nhà. Tuy tuyên bố như thế, song ông chưa có ý định thực hiện điều này, cho tới khi phu nhân của ông qua đời cách đây vài năm, ý định trở về chốn cũ mỗi ngày mỗi thôi thúc ông mạnh hơn. Năm 2002, ông chính thức trở về Việt Nam sống với người con gái, nơi căn nhà cũ của hai vợ chồng ông gây dựng.
Tưởng cũng nên nhắc lại khi theo học Trường Mỹ Thuật Đông Dương, Tạ Tỵ kết bạn với người cùng học là Phạm Duy Cẩn và Nguyễn Văn Cao. Về sau Phạm Duy Cẩn trở thành Phạm Duy, Nguyễn Văn Cao trở thành Văn Cao là hai nhạc sĩ lừng danh nhất trong giai đoạn phôi thai của tân nhạc Việt Nam. Khi trở thành nhạc sĩ, Phạm Duy bỏ bớt cái tên thật của mình, trong khi Văn Cao thì bỏ đi cái họ của mình. Chỉ riêng mình Tạ Tỵ là trung thành với chọn lựa hội họa của mình trong thời trai trẻ (Việt Mercury).

Trần Vũ & Phạm Vũ Thịnh

(Hợp Lưu số 79, tháng 10 & 11, 2004, trang 270)
Bài viết về Tạ Tỵ
Tạ Tỵ (Huỳnh Hữu Ủy)
Tạ Tỵ đã qua đời ở Việt Nam (Trần Vũ & Phạm Vũ Thịnh)
Tạ Tỵ (Long Ân)
Tiểu Sử (Wikipedia) Tác phẩm
Phỏng vấn các Họa sĩ (Nguiễn Ngu Í)
  Họa sĩ:
 © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@hotmail.com)

NGỌC LAN * VƯỢT BIÊN


VƯỢT BIÊN - HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LẼ SỐNG

VƯỢT BIÊN - HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LẼ SỐNG


WESTMINSTER (NV) - Có những khoảng khắc chúng ta cần phải nhớ. Có những nơi chốn không cho phép chúng ta quên.

Tháng Tư về, lại đánh thức trong lòng những người tị nạn Việt Nam một cảm xúc xốn xang, quay quắt nhớ về các trại tị nạn ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hồng Kong, Philippines... nơi người vượt biên xưa đã từng dừng chân trên con đường trốn chạy khỏi Việt Nam, đi tìm một lẽ sống đúng nghĩa, trước khi được làm người may mắn đặt chân lên mảnh đất tự do này.

Sau hơn một phần tư thế kỷ ổn định cuộc sống, học hành, mưu sinh, những thuyền nhân năm xưa, dưới sự hướng dẫn tổ chức của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, đã bắt đầu có những hành trình quay ngược về chốn cũ, các trại tị nạn, để nhớ lại một giai đoạn họ đã sống, để thăm lại những người đồng hành kém may mắn đã không thể cùng họ đi trọn chuyến tàu, và cũng là để tạ ơn mảnh đất và con người đã cưu mang họ trong những ngày cơ cực nhất.

Nhắc chuyện xưa

Chuyện của những người vượt biên rất giống nhau, và rất khác nhau. Giống nhau, bởi họ đều là những người phải chọn kiếp sống tha hương vì ý nghĩa của hai chữ ‘tự do.” Khác nhau bởi mỗi chuyến ra đi là mỗi lần đem số phận mình ra đánh cuộc, không chuyến đi nào như chuyến đi nào, cho những tâm trạng và cảm xúc.

Những thuyền nhân trong hành trình “Về Bến Tự Do” này, qua câu chuyện họ kể, có người chỉ vượt biên đúng một lần. Họ ra đi. Sóng yên. Biển lặng. Chỉ sau ba, đến bốn ngày đêm lênh đênh trên đại dương, họ được đặt chân lên đảo, như ông Hanh Nguyễn, hiện ở Úc, như anh Vinh Trang, hiện ở Mỹ, như anh Chi Nhâm ở Canada.

Còn lại, đa phần đều không đi dưới năm lần. Họ đi, bị bắt, bị ở tù, mất hết tài sản. Ra tù, họ lại vay mượn tiền bạc nơi người thân, bạn bè, để lại ra đi. Cứ như vậy, có người mất ba năm, có người mất 10 năm mới đến được trại tị nạn, như vợ chồng ông Duật Nguyễn ở San Francisco, như chị Hương Nguyễn ở Canada, như cô Phi Phạm ở San Jose, hay ông Ðức Nguyễn ở Florida.

Chấp nhận “vượt biên,” nghĩa là những thuyền nhân chấp nhận đương đầu với vô số bất trắc của cuộc hải trình trên những chiếc ghe ọp ẹp, chèn cứng người.

“Trên chiếc tàu dài khoảng 16 mét, hơn 65 người chúng tôi chen chúc nhau nằm xếp lớp như cá. Tàu vừa ra biển thì bị công an rượt đuổi và bắn liên tục. Chiếc tàu vẫn mở hết tốc lực mà chạy. Tôi nằm dưới lòng tàu, nghe tiếng đạn bắn, nghe tiếng con tàu xé nước, kinh khủng lắm. Sau gần hai giờ, tiếng ai đó vang lên, 'thoát rồi!'” Chị Nguyệt Hương ở Toronto kể về chuyến vượt biên lần thứ sáu của mình. Chuyến đi đó, chị may mắn, bởi sau tất cả, chị đã đến được “bến tự do” vào năm 1983.

Có điều, tỉ lệ “đi” và “đến” chiếm bao nhiêu so với “đi” và “mất” vẫn là còn là một khoảng trống. Không ai biết chính xác số thuyền nhân đã bỏ mình trên biển.

Ông Trần Ðông, giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam cho rằng, “Theo tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, có khoảng 500 ngàn người đã chết trong các chuyến hải hành.”

Sau 35 năm, câu chuyện về những con tàu đi lạc ròng rã nhiều tuần trên biển. Người chết vì khát. Người chết vì đói. Nước tiểu thay nước uống. Máu thay nguồn dinh dưỡng. Và vì bản năng sinh tồn, nhiều trường hợp người ta đã phải ăn thịt người, những người đã chết, để sống. Vẫn là những câu chuyện muốn quên nhưng lại cũng cần phải nhắc để người ta biết trân trọng hơn những gì mình đang có.

Những người trong nhóm thuyền nhân tham gia hành trình “Về Bến Tự Do” của chúng tôi lần này có may mắn không gặp hải tặc Thái Lan, không bị hãm hiếp, không bị đâm bể tàu, không bị lạc đường trong chuyến vượt biển. Có điều, chua chát, là họ bị cướp bởi chính những tàu đánh cá quốc doanh của nhà nước Việt Nam, như trường hợp anh Chi Nhâm ở Canada. “Sau khi lấy hết tiền bạc, tài sản của chúng tôi, họ lại đối xử với chúng tôi rất tử tế, cho thức ăn và chỉ đường chúng tôi đi ra hải phận quốc tế,” anh Chi kể.

Nhưng cay nghiệt hơn cả, và ít được nhắc đến hơn cả, có lẽ chính là câu chuyện của “người mình” đối với nhau trên trại, trên đảo. Người ta nhận ra sự cao cả của con người trong cơn hoạn nạn, nhưng sự khốn nạn của con người cũng bị lột trần trong những năm tháng sống nhờ nơi chốn tạm dung.

Ðánh đổi mạng sống để đến bờ tự do. Nhưng rồi vì miếng ăn, người ta đã chèn ép nhau, đố kị nhau. Và gọi nhau là “cộng sản.”Những thuyền nhân năm xưa hỏi nhau, “Rủi ro, bất trắc và đầy những thảm cảnh như thế, nhưng tại sao người dân Việt Nam cứ đổ mình ra biển cả. Bất chấp tất cả. Vô vọng. Mờ mịt?”

Câu trả lời của ông Ðức Nguyễn, hiện ở Florida, từng là một bác sĩ biệt động quân, là, “Chỉ vì một lý do duy nhất, thà chấp nhận chết nơi biển cả, còn hơn phải chung sống dưới chế độ cai trị của Cộng Sản.”

Câu nói, “Ra đi, hoặc là con nuôi má, hoặc là má nuôi con, không thì con nuôi cá,” lại được những thuyền nhân xưa nhắc lại, để cười đó, và, ngậm ngùi đó.

Những người nằm lại, có tên và không tên

Những thuyền nhân năm xưa gặp nhau, không chỉ là để nhắc lại những ngày tháng đau thương mà còn là muốn tìm về thăm cảnh cũ, thăm những người đã nằm xuống.

Khi tàu chở chúng tôi đến đảo Air Raya, vợ chồng ông Duật Nguyễn cùng thốt lên, “Ngày chúng tôi đặt chân đến đây, hơn 30 năm về trước, nơi đây cũng y như vầy, nghĩa là cũng là một hòn đảo hoang, chưa có dấu chân người.”

Vợ chồng ông Duật là một trong những cư dân đầu tiên của đảo Air Raya. Họ đã đốn cây làm nhà, tuốt lá dừa làm mái, làm giường, và “trong suốt một tháng trời, chỉ ăn cháo thay cơm.” Thế mà chỉ sau hai, ba tháng, số người đến ngày càng đông, khu đảo hoang hôm nào biến thành một “thị trấn nhỏ” với nhiều hình thức sinh hoạt mua bán, giao dịch với dân bản xứ để mưu sinh trong lúc chờ ngày được đi định cư.

Giờ đây, sau gần 20 năm trại tị nạn đóng cửa, những cư dân năm xưa trở về đảo, và lại thấy nó y như ngày đầu họ đến.

Tương tự như vậy, trại tị nạn Kuku, Galang cũng là nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó với một số thành viên trong đoàn. Họ trở về, cố tìm những “ba rắc” ngày xưa họ từng ở, tìm lại xem gốc cây cổ thụ năm nào họ ngồi trò chuyện, tìm lại nơi họ từng lên đó tìm củi về đốt, tìm ngôi chùa trên núi nơi họ từng đến cầu nguyện những giây phút bình an, và bước chân xuống làn nước biển mà “26 năm trước tôi từng tắm ở đây”, như một người hồi tưởng.

Nhưng có lẽ, để lại trong lòng mọi người nhiều nỗi niềm và cảm xúc nhất chính là những nấm mộ được chôn vội tại các nghĩa trang này.

Ngoại trừ 503 ngôi mộ có tên được chôn tại đảo Galang, còn lại, không ai biết được chính xác có bao nhiêu người đã nằm lại dưới lòng đất trên những đảo hoang, những ngọn núi, những trại tị nạn trên suốt mấy mươi năm qua.

Những ngôi mộ nằm khuất trong rừng sâu nơi đảo Kuku và Air Raya hoang tàn và hiu quạnh đến não nề.

Những tấm bia được dựng vội.

Những hòn đá nhỏ được đắp lên như làm dấu cho biết người thân của ai đó đã nằm xuống, để còn hy vọng có ngày trở lại mang họ đi.

Thế nhưng, mấy mươi năm qua, tất cả đã bị tàn phá.

Những ngôi mộ sụp lở.

Những tấm bia chẳng thể nào còn nhận ra tên người.

Khi những người trong đoàn, hay người dân địa phương tình cờ tìm ra được nấm mồ nào đó, chúng tôi lại cố lau chùi, cố tìm cách đọc những gì có thể đọc, và chụp hình với hy vọng mang về post lên những trang web. Biết đâu, trong những dung rủi tình cờ, người nhận ra người, và gặp nhau, qua bia mộ.

Cũng an lòng, cho kẻ đã xa, lẫn người còn lại.

Ðền ơn đáp nghĩa

Hành trình “Về Bến Tự Do” của những thuyền nhân xưa, còn có một lý do. Ðó là “Phải làm một điều gì đó cho người dân bản xứ, để họ hiểu rằng người tị nạn Việt Nam không hề là kẻ bội bạc, vong ơn với mảnh đất và người dân đã cưu mang mình trong suốt mấy mươi năm.”

Trong chuyến đi đến thăm trại tị nạn Galang, ngoài chuyện đoàn thuyền nhân đã ghé thăm hai trường trung học và trường tiểu học nơi đây, tặng họ những chiếc máy phát điện như một nghĩa cử đền ơn, một số người trong đoàn còn muốn tìm gặp, ghé thăm những ân nhân xưa.

Anh Vinh Trang, một thuyền nhân ở Arizona, mang theo trong hành trang mình một lá thư cám ơn, của một người quen, đến với một ân nhân ở Letung, Indonesia. Ngay khi vừa đặt chân đến Indo, anh Vinh đã dò hỏi ngay, với mong manh hy vọng.

Vậy mà tìm ra. Gia đình người bản xứ đó, trong những năm tháng đó, đã cưu mang một gia đình người Việt tị nạn trong gần cả một năm. Họ đâu hy vọng một sự đền đáp. Nhưng cô Ánh, người được cưu mang, vẫn khắc tâm, dù đã hơn 30 năm.

Hay vợ chồng cô Hương, chú Duật. Cứ đi tìm ngôi nhà mà hơn 30 trước, mỗi chiều cô cứ dẫn mấy đứa con ra ngồi dưới mái hiên nhà đó, ngóng ra biển, mông lung.

Vật đổi, sao dời. Vậy mà cũng gặp. Họ nhắc lại, nhận ra nhau và ôm chầm.

Những giây phút và khoảnh khắc đó, những tình cảm rất người đó, lấy gì đánh đổi?

Trong chuyến đi, những thuyền nhân xưa, theo gợi ý của người bản xứ, lại bàn nhau kế hoạch tặng dân nghèo Galang những con dê.

Tại sao lại tặng những con dê? Bởi Indonesia là quốc gia Hồi Giáo, họ không ăn thịt bò, thịt heo. Trong khi đó, dê lại là con vật được đem tế lễ trong những dịp lễ hội quan trọng của quốc gia này. “Dê có giá là như vậy.”

Nuôi dê không cần phải lo thức ăn và mất nhiều công chăm sóc, bởi dê chỉ ăn cỏ. Mỗi năm, dê cái đẻ một lứa 4 con. Họ nuôi lớn và bán đi cũng được một khoảng tiền khá lớn giúp họ có thêm phần nào trang trải cuộc sống.

Kế hoạch đã có, một số thuyền nhân cũng đã đồng ý ủng hộ. “Có lẽ Tháng Bảy này là thời điểm thích hợp nhất để những thuyền nhân xưa trao tặng món quà ý nghĩa này, thay cho lời cám ơn mảnh đất và người dân đã cưu mang mình,” ông Trần Ðông, giám đốc văn khố Thuyền nhân cho biết.

Trang sử cần phải nhớ

Lịch sử mỗi dân tộc đều có những trang đẫm máu và nước mắt đau thương. Lịch sử thuyền nhân Việt Nam là một trong những trang sử khốc liệt đó.

Tháng Tư về. Những thuyền nhân năm xưa lại kể nhau nghe những câu chuyện vượt biển. Không phải để gợi lại hận thù, gợi lại đau thương.

Họ chỉ muốn nhắc nhau nhớ, vì đâu, vì sao và bằng cách nào những thuyền nhân Việt Nam có mặt tại đây, để ghi nhớ, tri ân và trân trọng thêm cuộc sống tự do trên mảnh đất này.

Và, họ, những thuyền nhân Việt Nam, gọi đó là những câu chuyện còn mãi đến ngàn sau."


Phóng viên Ngọc Lan

ĐỖ QUỐC ANH THƯ * OAN HỒN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

 OAN HỒN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO


Posted on 22.09.2012
Đỗ Quốc Anh-Thư


LTG: Hàng chục năm trời đã trôi qua, kể từ khi đất nước sa vào thảm họa Cộng Sản, ngoài những trang sử đau thương của Dân Tộc, thể nào cũng có những chuyện ly kỳ, tưởng như là hư cấu, nhưng thực sự đã xẩy ra trong xã hội, trong ngục tù ‘cải tạo’, hoặc trên hành trình tỵ nạn v.v.
Điều đáng tiếc là đa số những chuyện như vậy bị ‘vùi dập’ cùng với các nạn nhân. Phần thiểu số còn lại, nếu có người biết đến và có điều kiện thuật lại, trở thành những chuyện hiếm hoi. Nhất là trong thời Việt Cộng, quyền tự do ngôn luận của dân chúng bị tước đoạt.
Tuy nhiên, nhờ kỹ thuật Internet tuyệt vời, trong mấy năm vừa qua, có khá nhiều chuyện hy hữu đã vượt qua ‘bức tường lửa’ của VC, xuất hiện trên các diễn đàn, hoặc trực tiếp gởi đến tay độc giả.
Gần gủi nhất với chúng tôi là đầu thập niên 2010. Sau khi phổ biến mấy cuốn eBooks, chúng tôi may mắn nhận được emails hồi âm của độc giả ở VN, gởi kèm theo mấy câu chuyện thật, hoặc những trang hồi ký. Điển hình như câu chuyện‘Thượng Tá Độc Nhãn Gặp Oan Gia Nghiệp Báo’ và ‘Tâm Sự Đoạn Trường’ — qua bài thơ đã phổ biến trước đây.
Lần này chúng tôi xin gởi đến quý vị ‘Oan Hồn Người Tù Cải Tạo’. Đây là trường hợp cụ thể trong muôn vàn trường hợp khác — ngập tràn đau thương, oan khiên và hận sầu — kể từ khi hai miền Nam Bắc VN sa vào ách nô lệ Mác-Lênin.
Xin gởi lời tri ân đến quý độc giả ẩn danh ở VN — đã có thiện tâm và lòng quả cảm gởi cho chúng tôi những câu chuyện kể trên.
*
Khoảng đầu thập niên 1970, trong giáo xứ Xuân Hiệp thuộc tỉnh Long Khánh, hầu như ai cũng biết anh Lê Cảnh Bộ. Anh là người hiền lành, chất phác, tính tình dễ thương và có khuyết tật chân đi khập khiễng.
Vì nhà nghèo, nên sau khi học hết lớp 12, anh phải đi làm. Khi đến Xuân Hiệp định cư, anh may mắn, được tuyển chọn làm giáo viên, dạy ở trường tiểu học tư thục của xứ đạo này. Chắc hẳn, nhiều phụ huynh học sinh trường tiểu học Xuân Hiệp còn nhớ, anh Bộ lập gia đình với chị Lan, cô giáo viên xinh đẹp, cùng nghề dạy học với anh.
Phần tôi, khi nhắc đến chuyện cũ, ngoài nỗi đau thương, tôi không thể nào quên được kỷ niệm êm đềm hôm anh Bộ đến nhà, ngỏ ý xin bố tôi làm cha đỡ đầu khi anh theo đạo Công Giáo. Nhất là hình ảnh dễ thương của hai cháu bé Bình và Ban, con của anh Bộ và chị Lan.
Nhờ có liên hệ gia đình thân mật, nên tôi biết rõ chuyện oan khiên và vô cùng đau thương của anh Bộ sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam — đúng như thi sĩ Khuyết Danh đã viết:
Hạnh phúc, miền mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng đến là tan nát tất cả!
-*-
Nhớ lại thời xa xưa. Vào khoảng đầu năm 1969, sau khi bố tôi được giải ngũ, ông mang gia đình đến Long Khánh định cư. Nhưng vài năm sau, nhờ có chút ít vốn liếng, bố tôi mua đất ở Xuân Hiệp, lập xưởng cưa cây, cung cấp vật liệu xây cất nhà cửa.
Thật ra, Xuân Hiệp là ‘vùng đất mới’ do chương trình ‘khai hoang lập ấp’ của chính phủ VNCH — mở rộng việc cấp phát ruộng đất cho dân nghèo, đặc biệt là dân miền Trung chạy giặc vào đó định cư, sau trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
(Picture courtesy of RFA)
0801.gif
Vùng đất mới’ này có 4 ấp, thường gọi là Ấp 1, 2, 3 và Ấp 4, nằm sát bên Quốc Lộ 1, đoạn đường từ ngã ba Dầu Dây đi ra thị xã Phan Thiết.
Thời đó, dân cư ở đây đều có cuộc sống, tương đối tạm ổn. Nhưng không ngờ, Tháng Tư Đen 1975 ập đến quá nhanh. Nhiều người ở Xuân Hiệp, tìm đủ mọi cách đi lánh nạn Việt Cộng. Nhiều người khác, có lẽ vì bản chất hiền lành, chấc phác, hoặc là chưa có kinh nghiệm với VC, nên lầm tưởng cho rằng, không có điều gì phải lo sợ khi VC cầm quyền!
Như anh Bộ chẳng hạn. Anh chủ quan, nghĩ mình chỉ là giáo viên tiểu học của giáo xứ nghèo, nhất là không hề tham gia bất cứ việc gì của chính phủ VNCH thì có gì mà phải sợ hãi? Vả lại, anh bị khuyết tật bẩm sinh, chân cao chân thấp. Khi nhìn thấy vẻ mặt hiền lành, chân đi khập khiễng, không ai nỡ lòng hại anh.
Còn bố tôi, sau ngày miền Nam thất thủ thì tự an ủi cho rằng, ông đã già yếu và giải ngũ từ lâu thì không có gì mà phải e ngại!
Đồng thời, dư luận hồi đó bàn tán xôn xao về chuyện ‘hoà hợp hòa giải’ — ghi trong hiệp định Ba-Lê 1973 mà VC đã ký kết. Nên gia đình tôi cùng hàng triệu người khác tin tưởng, không có ai bị VC trả thù.
Thế nhưng, sự việc xẩy ra sau Tháng Tư Đen 1975 hoàn toàn trái ngược: Hàng trăm ngàn Quân Nhân, Công Chức và Cảnh Sát VNCH bị VC đầy đoạ dã man trong ngục tù ‘cải tạo‘, trong khi dân chúng bị xô đẩy vào thảm cảnh lầm than, nghèo khổ, ngày đêm lo sợ công an hạch hỏi. Ách cai trị Mác-Lênin sắt máu hơn ách cai trị thời Pháp thuộc bội phần.
Chứng cớ rõ ràng nhất là thời Pháp thuộc, mặc dù thực dân thâm độc, nhưng dân Việt vẫn được mua bán thực phẩm tự do, không hề có quỷ kế ‘cai trị bằng bao tử’ qua ‘sổ hộ khẩu‘ như thời VC.
Hơn nữa, việc sử dụng bạo lực thời xưa qua hệ thống công an chìm và nổi, không thấm vào đâu so với thời VC. Hầu như ai cũng biết, hiện thời “Công An Nhân Dân” nắm quyền sinh sát ‘nhân dân‘ trong tay. Nên bọn chúng coi mạng sống ‘nhân dân‘ rẻ như bèo. Chuyện công an VC đánh đập, bắt bớ, tống giam, tra tấn, thủ tiêu, hối mại quyền thế, giết người vô tội v.v. đều là chuyện ‘bình thường’ trong thời XHCN.
Gần gũi nhất là gia đình tôi cùng dân cư ở Xuân Hiệp, ngày đêm bị bọn ‘công an nhân dân‘ hăm dọa, khủng bố tinh thần, hạch hỏi đủ điều. Sau khi VC ‘đánh tư sản‘ thì gia đình tôi trắng tay. Tài sản bị chúng cướp hết, chỉ còn vài rẫy đất để trồng trọt mà sống qua ngày.
Quý vị cao niên từng sống ở Xuân Hiệp, chắc hẳn còn nhớ khu vực này đặt dưới quyền cai trị của bọn công an từ miền Bắc vào, nói giọng Nghệ An, tên đầu xỏ là Trần Đắc.
Bọn này nắm quyền sinh sát dân cư trong tay. Suốt ngày đêm, chúng rình mò, hạch hỏi tất cả các sinh hoạt của từng người. Hễ ai bị tình nghi, hoặc bị chúng ghét thì thể nào cũng có ngày khốn đốn. Thông thường là bị chúng bắt giam, tra tấn, hoặc thủ tiêu.
Tuy nhiên, câu chuyện về anh Bộ xẩy ra – trước lễ Giáng Sinh năm 1975 khoảng vài tuần lễ – làm nhiều người ngỡ ngàng: Anh là người hiền lành như “thóc với khoai” mà cũng bị bọn ác ôn buộc tội là “phản động, cần đi học tập cải tạo”.
Tôi còn nhớ mấy ngày đầu, sau khi anh Bộ bị bắt thì cả Ấp 1 hoang mang. Người nói thế này thế khác. Trong khi đó, bố tôi buồn bực, thở vắn thở dài. Mấy hôm sau, ông mới nói nhỏ cho gia đình biết, anh Bộ bị bắt chỉ vì chị Lan.
Mặc dù đã có hai con với anh Bộ, nhưng chị Lan vẫn còn trẻ đẹp. Vì có nhan sắc, nên chị lọt vào đôi mắt cú vọ của “thằng khốn kiếp”. Đó là biệt danh mà dân cư Ấp 1 thường dùng khi nói chuyện với nhau về Trần Đắc –kẻ tàn ác nhứt khu vực Xuân Hiệp.
Đúng là như vậy. Ngay sau khi anh Bộ đi tù thì Trần Đắc đến nhà chị Lan thường xuyên. Khi thì gã hạch hỏi. Khi thì gã dụ dỗ hoặc dọa nạt chị Lan. Nhiều lần chị Lan sang nhà tôi sụt sùi khóc, rồi than thở hết chuyện này đến chuyện kia. Nhưng trong chế độ VC, ai cũng sợ hãi, không giúp chị được điều gì ngoài mấy lời an ủi.
Thế rổi, khoảng 5, 7 ngày sau, tên Trần Đắc trâng tráo, dọn đến ở trong nhà chị Lan. Đây là căn nhà rất khang trang trong xóm. Ngay khi biết chuyện này, cả nhà tôi cảm thấy buồn bực, rồi phẫn uất. Nhất là bố tôi. Phần vì thương anh Bộ và chị Lan. Phần vì căn nhà này, được tạo dựng là do tiền bạc và công sức của ông khi nhận làm cha đỡ đầu cho anh Bộ.
Từ đó, chị Lan có ý xấu hổ. Nên chị lẩn tránh họ hàng, nhất là bố mẹ tôi. Chắc là chị bị kẻ vô luân “hủ hóa”? Tình cờ gặp ai ở nhà thờ, chị tỏ vẻ thẹn thùng. Đôi mắt chị u sầu như đang ngấn lệ. Gia đình tôi và họ hàng đều thương cảm.



Thật sự, chị Lan chỉ là nạn nhân, không có gì đáng trách. Chuyện ghê tởm, can tội ác phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, chính là tên Trần Đắc và đồng bọn công an “ác ôn côn đồ” trong khu vực.
Đây là bằng cớ cụ thể lần thử 1001 cho thấy, sau khi chiếm trọn miền Nam năm 1975, bọn chóp bu VC đã ngấm ngầm ‘bật đèn xanh’ cho thực hiện quỷ kế ‘Hoa Hồng Đỏ‘ — Vừa để trả thù ‘Ngụy Quân, Ngụy Quyền, Ngụy Dân‘, vừa để ‘thưởng công chiến thắng’ cho ‘bộ đội‘, công an và ‘cán bộ‘ hành chánh:
Hễ thấy gia đình nào ở miền Nam có thiểu nữ trẻ đẹp thì bọn chúng sử dụng mọi cách để dụ dỗ, lưỡng gạt, hoặc dọa nạt. Dã tâm là chiếm đoạt, hay hủ hoá các cô gái độc thân. Nhất là phá hoại gia đình các thiếu phụ trẻ, có chồng trong ngục tù ‘cải tạo‘.


Khi kể lại chuyện này, tôi không quên được thảm cảnh của hai cháu bé Bình và Ban. Trong khi cha đi tù thì mẹ bị tên Trần Đắc ‘hủ hoá‘. Hai cháu sống trong căn nhà, do ông cha dựng lên mà bị bạc đãi thảm thương. Vì bữa no bữa đói, nên hai cháu gầy gò, mặt xanh như lá cây, thường hay sang nhà tôi đòi ăn. Trong xóm thì ai cũng biết, chị Lan bất lực khi hai cháu bị tên Trần Đắc mắng chửi, doạ nạt và nhiều lần phạt không cho ăn. Cuối cùng, chúng bỏ học sang ở bên nhà tôi ‘tỵ nạn‘.
Trong thời gian này, chị Lan còn bị tên Trần Đắc cấm, không cho đi ‘thăm nuôi‘ anh Bộ. Vì vậy, chị mới lén lút, nhờ thân nhân gởi quà cho anh ấy. Không may, chỉ được vài lần thì bại lộ. Nên chị bị tên Trần Đắc hành hung và hăm dọa, nếu tái phạm thì sẽ phải ‘đi học tập cải tạo’.
Chuyện bất hạnh trong gia đình tôi không ngưng ở đó. Phần kế tiếp diễn ra còn bi thảm hơn trước nhiều lần. Giữa đêm khuya, bọn công an VC đến gõ cửa, xông vào nhà bắt bố tôi và hai người anh. Cả nhà tôi hoảng hốt, gào khóc thảm thương.
Thế là gia đình tôi tan nát thêm lần nữa. Hai cháu bé, chưa hết nhớ cha, lại thêm nhớ ông nội. Ngày nào chúng cũng thay phiên nhau hỏi:
“Khi nào ba cháu về”? “Khi nào ông nội về”?
Buồn thê thảm nhất là mẹ tôi. Lúc nào bà cũng lo sợ cho tính mạng của chồng con, không biết VC đầy đoạ ở đâu và đến khi nào, chúng mới thả về.
Khoảng nửa năm Sau, mẹ tôi phải làm ’thủ tục đầu tiên‘, có nghĩa là ‘thủ tục tiền đâu’, hối lộ cho công an thì bọn chúng cấp giấy phép và cho biết thân nhân mình ở trại tù nào để đi ’thăm nuôi’.
Không lâu sau, ngoài chuyện mừng mừng tủi tủi — khi đến thăm thân nhân nơi ngục tù ‘cải tạo’ – bản thân tôi cũng gia đình, liên tiếp sa vào đại họa, kể cả mấy lần tang gia bối rối. Tôi xin miễn tiến sâu vào chi tiết của những chuyện đau thương này, vì e ngại là ‘tràng giang đại hải’ và ‘lạc đề’. Nên tôi chỉ cô đọng trong câu chuyện về anh Bộ mà thôi.
Thật là tội nghiệp cho anh ấy. Chỉ vì có cô vợ trẻ đẹp và căn nhà khang trang mà bị đầy đọa trong trại ngục tù Bù Gia Mập, tỉnh Phước Long, suốt 4 năm trời.
Khi trở về nhà, vóc dáng anh Bộ, tương tự như bố tôi – được thả trước anh vài tháng: Cả hai người đều đen thui, đôi mắt trũng sâu, gầy yếu đến nỗi chỉ còn da bọc xương.
Tuy nhiên, thương tâm nhất vẫn là anh Bộ. Tôi nhớ mãi hình ảnh anh lúc đến nhà tôi: Anh vừa đi khập khiễng, vừa đưa tay lên lau nước mắt. Khi gặp bố tôi và hai cháu bé, anh khóc nức nở.
Sau đó, anh vừa sụt sùi, vừa kể lại chuyện tàn nhẫn vừa mới xẩy ra. Cả nhà tôi chăm chú lắng nghe, trong lòng xót thương khôn tả.
Từ ngục tù ‘cải tạo’ trở về, anh Bộ vừa nhìn thấy mái nhà xưa thì mừng mừng tủi tủi, vội vàng bước vào tổ ấm để gặp lại vợ con. Nhưng hỡi ơi! Sự thật phũ phàng, không ngờ hiện rõ trước mắt anh: Tên Trần Đắc đang ‘thân mật’ ngồi ôm chị Lan, nghe radio trong phòng khách. Vừa nhìn thấy anh Bộ, hắn hùng hổ đứng lên, quát mắng:
“Ai cho mày vào đây? Thằng què … thằng phản động này… tại sao không gõ cữa” ?
Dứt lời, hắn lại còn vênh mặt hống hách, đuổi anh Bộ ra khỏi nhà và cấm không cho anh bén mảng đến đó nữa! Chuyện này làm cả nhà tôi vừa uất hận, vừa đau lòng. Bố tôi nắm tay anh Bộ an ủi liên tục. Cuối cùng, ông bảo:
“Thôi thì…con ở đây với bố mẹ… Đói no gì, cứ ở đây, phụ làm rẫy mà nuôi hai đứa nhỏ, giả đui giả điếc mà sống… “.
Thú thật, khi kể lại câu chuyện oan khiên của anh Bộ đến đây, tôi vẫn còn cảm thấy thương tâm, nên vừa viểt vừa lau nước mắt. Tôi còn nhớ, sáng hôm sau ngày trở về, anh Bộ lại phải đến văn phòng công an ‘làm việc‘. Mặc dù anh có ‘Giấy Ra Trại’, nhưng anh vẫn là người tù ‘cảtạo’ – vì bị giam lỏng trong tình trạng ‘quản chế ‘ 12 tháng.
Là người dân quê hiền lành, chất phác, anh Bộ âm thầm chịu đựng. Đêm thì khóc thầm. Ngày thì im lặng. Anh nương náu bên cạnh bố tôi, đi vào khu rẫy cũng với hai cháu bé, cuốc đất trồng bắp, trồng đậu.
Thế nhưng, ‘họa vô đơn chí’. Một hôm, Sau khi anh Bộ đi làm ở ngoài rẫy, đến chiều tối không thấy anh về thì cả nhà mong chờ. Hôm ấy bố tôi làm ở khu rẫy khác. Sau khi về nhà thì ông lầm tưởng là anh Bộ ngủ đêm ở rẫy để canh chừng, sợ kẻ trộm đến bẻ bắp, đào đậu. Vì dạo ấy, dân cư Ấp 1 thường rủ nhau cất chòi bên cạnh rẫy và ngủ lại trong đó để canh chừng mỗi khi hoa màu sắp đến kỳ thu hoạch.
Sáng hôm Sau, ra ngoài rẫy tìm kiếm, bố tôi không thấy anh Bộ đâu. Ông hoảng sợ, đi từ nơi này đển nơi khác hỏi thăm những người làm rẫy nhưng không ai thấy anh Bộ ở nơi nào. Bố tôi vội vàng vể nhà báo tin, khiến cả gia đình lo sợ. Hai cháu bé gào khóc, rồi ngây thơ hỏi:
“Ông nội ơi… ba cháu đi đâu rồi. Sao không…thấy ba cháu về”?
Nghe tiếng trẻ thơ gào khóc, bố tôi càng thêm đau lòng. Cả đêm hôm ấy ông thao thức, không sao ngủ được. Đến sáng hôm Sau, hai cháu lại khóc. Bố tôi bí thế, buộc lòng phải nói dối chúng để cho yên chuyện:
“Ba cháu về Sài Gòn, xin dạy học vì làm rẫy cực quá. Ba cháu yếu đuối, không làm nổi “.’
Nhờ vậy, hai cháu bé ngưng khóc. Nhưng rồi, chiều nào chúng cũng hỏi:
“Chừng nào ba cháu về|
Khoảng hơn tuần lễ trôi qua. Bố tôi tiếp tục, đi thăm hỏi khắp xóm Xuân Hiệp, kể cả chuyện đến phòng công an báo cáo, nhưng chuyện về anh Bộ vẫn “biệt vô âm tín”
Khoảng chừng mươi ngày sau, giữa đêm cháu Bình đang ngủ thì vùng dậy, rồi chạy qua, leo lên giường bố tôi. Nó nằm cạnh bên ông, rồi nói:
“Ông ơi, cháu nằm mơ, cháu gặp ba cháu”.
Bổ tôi nghĩ rằng, cậu bé nhớ ba nó quá độ, nên nằm mơ. Ông an ủi:
“Cháu nằm mơ vậy là ba sắp về rổi đó”.
Cậu bé yên tâm, rổi về giường nó ngủ tiếp. Đêm hôm sau, nó lại chạy qua giường, gọi bố tôi dậy, rồi nói:
“Ông ơi, cháu lại mơ thấy ba cháu nữa, nhưng mà mặt ba cháu ghê lắm, toàn máu không hà”!…
Bố tôi sợ hãi, ngổi dậy. Ông cho rằng, đó là chuyện báo mộng, xuất phát tâm linh cho thấy chuyện bất hạnh. Ông xót xa, ôm cháu bé trong vòng tay, rồi nghĩ ngợi miên man. Đển sáng hôm sau, Ông nói với nó rằng:
“Tối nay trước khi ngủ, cháu cầu nguyện rằng, ba ơi, ba đang ở đâu, ba cho con biết để con với ông nội đi tìm ba…”
Trước khi lên giường ngủ, cháu Bình làm theo với lời cẩu khẩn.
Ngày hôm sau, cháu Ban ở nhà với mẹ tôi. Còn cháu Bình đi theo bố tôi lên rẫy phụ nhổ cỏ. Đến khi chiều tàn, hai Ông cháu bẻ bắp đem về để luộc cho că nhà ăn. Hồi đó, cả nhà tôi, ngày ăn hai bữa, chỉ có bắp, hay đậu phụng, khoai lang, hoặc khoai mì, họa may mới có bữa cơm trộn lẫn với bo bo.
Năm ấy, cháu Bình chưa tới 10 tuổi, nhưng phải làm lụng vất vả. Nhờ tính tình giống anh Bộ, cậu bé biết chịu đựng khổ cực và nhanh nhẹn hết sức. Thường ngày, hai tay nó xách hai giỏ bắp, mỗi bên chừng 10 trái mà đi thoăn thoắt.
Chiều hôm ấy, trên đường về nhà, cháu Bình theo bố tôi, đi qua cây Bằng Lăng – mốc ranh giới giữa hai phần đất khác nhau – khoảng mươi bước. Bỗng dưng nó vấp ngã thì gọi bố tôi:
“Ông nội Ơi….. cháu té.
Bố tôi đang vác cuốc đi trước, nghe thấy tiếng gọi thì quay lại rầy la nó:
“Thủng thẳng mà đi, chạy chi rồi vấp té”.
Cậu bé không cãi lại mà vội vàng, cúi xuống lượm mấy trái bắp cho vào giỏ rồi đi tiếp. Ngày hôm sau, cũng ngay chỗ ấy. Thêm lần nữa, nó không vấp vào cái gì, nhưng không hiểu sao lại bị té, bắp trong giỏ đổ tung, ngay chỗ cũ hôm qua. Nó lại gọi:
“Ông Ơi…. chờ cháu với.
Bố tôi quay lại mắng cậu bé:
“Bộ con mắt cháu để sau ót hay sao? “
Lần này cậu bé cũng không nói gì. Như lần trước, nó lượm bắp cho vô giỏ rồi tiếp tục đi. Còn bố tôi thì bắt đầu hoài nghi. Nên sang ngày thứ ba, văo lúc xế chiều, trong khi bẻ bắp thì bố tôi nói với cháu bé:
“Hôm nay ông xách phụ cháu xem cháu còn té nữa không nghe?”.
Cháu Bình cười, nhìn ông nội:
“Chắc cháu không té nữa đâu”.
Nói xong, cậu bé cùng với bố tôi, dồn tất cả bắp vào cái giỏ lớn để mỗi người xách một bên, mang về nhà. Riêng bố tôi thì có thêm cái cuốc, vác trên vai.
Thật lạ lùng, không hề có khúc cây nào. Không hề có cục đá nào. Không hể có chướng ngại vật nào trên đường mà cậu bé bỗng dưng lại vấp ngã. Không những thế, nó ngã xuổng đúng chỗ cũ. Vì lần thứ ba, nên nó bực bội và tỏ ý thắc mắc, không hiểu tại sao cứ ngã ngay đúng chỗ này? Mặc dù e ngại bố tôi quở mắng, nhưng lúc ấy nó khóc rống lên, rồi hỏi bố tôi:
“…. Ông Ơi ông!…Sao cháu… ngã ở đây hoài vậy”?
Tự dưng bố tôi cảm thẩy rợn tóc gáy. Trong lúc ông quay lại, đỡ nó đứng lên thì cả người ông nổi da gà khi nhớ đến điềm báo mộng của cháu Bình hôm trước.
Thật ra, điềm báo mộng thuộc lãnh vực tâm Iinh, hiển nhiên là huyền bí, nên có người tin, có người không. Nhưng khi kể lại câu chuyện thật về nỗi oan khiên của anh Bộ, lương tri bắt buộc tôi phải tôn trọng, thuật lại những sự kiện xẩy ra mà tôi được biết
Vì bố tôi tin tưởng vào điềm báo mộng, nên ngay đêm hôm đó, sau khi hai cháu bé lên giường ngủ, ông đển gặp mấy ngưõi bạn thân trong xóm. Sau khi ông trình bày đầu đuôi câu chuyện huyền bí kể trên thì ai cũng đoán là anh Bộ bị bọn ác ôn giết, rồi chôn vùi đâu đó. Giả thuyết này làm bố tôi rùng mình nhớ đến thảm cảnh oan khiên thật sự của hàng ngàn lương dân đã bị VC bắn chểt tại chỗ, hay bắt đem đi chôn sống ở nhiều nơi trong thành phố Huế hồi Tết Mậu Thân 1968.
0802.gif


Thế rồi, đợi qua nửa đêm khuya, trong khi mọi người đã ngủ say, bố tôi cùng mấy người bạn trong xóm, âm thầm mang cuốc, xẽng, đi ra rẫy trồng bấp. Dưới ánh trăng sáng, khi đi đến cây Bằng Lăng thì mỗi người một chỗ, bới đất lên tìm kiểm xem có vểt tích, hay vật liệu nào khả nghi không?
Một lúc lâu sau, bỗng dưng có tiểng kêu lớn làm bố tôi giật mình.
“Ông ơi!…. Này các ông ơi…. lại đây xem”.
Bố tôi hấp tấp chạy lại phía rẫy bên kia cây Bằng Lăng. Đây là nơi tình nghi vì có nhiều vết đất mới. Thể là cả toán xúm lại, người dùng xẻng đào, người dùng cuốc bới đất lên. Lớp đất khá dầy nên gần nửa tiếng sau mới nhìn thấy bao ni-lông.
Đúng là xác anh Bộ rồi! Xác anh nằm xấp, quấn trong bọc rất lớn.
Khi mở bọc ra để ‘nhận diện’ thì ai cũng cảm thấy rùng rợn: Anh Bộ bị đập bể sọ. Nểu không phải là bọn ác ôn Trần Đắc thì ai giết, rồi chôn vùi xác anh Bộ ở đây?
Bất chẩp mùi hôi thối xông lên nồng nặc, mấy ông hàng xóm nhân từ, tiếp tục giúp bố tôi mang xác anh Bộ về nhà. Tiếp theo, họ nhanh nhẹn, phụ bố tôi tẩy uế, rồi tẩm xác anh Bộ. Mọi việc đều thầm kín. Đợi đến sáng hôm sau, bố tôi mới lên phường xã, xin phép chôn cất tử tế.
Chắc chắn, bọn cán bộ VC trong phường xã Xuân Hiệp, nhất là đội ngũ công an, thừa biểt chuyện anh Bộ bị giết từ nhiều hôm trưởc. Nên chúng nhanh nhẹn, cấp giấy phép mà không hề thắc mắc, hỏi han hay kiểm chứng điều gì!
Hôm mai táng, cả nhà tôi sụt sùi khóc. Nhất là lúc tiễn đưa anh Bộ ra nghĩa địa, hai cháu bé Bình và Ban kêu gào thảm thương. Tôi không cầm lòng được, nên khóc theo khi hạ huyệt. Đó là lúc chiểu ngày 2-11-1979.

Sau ngày an táng anh Bộ, khoảng vài ba tuần thì đển lượt chị Lan bị Trần Đắc đuổi ra khỏi nhà. Lẽ dễ hiểu là gã đã thỏa mãn thú tính với chị ấy suốt 4 năm rồi. Hơn nữa, sau khi hoàn tất việc cướp đoạt căn nhà rất khang trang của anh Bộ và chị Lan thì hắn muốn mang vợ con từ Nghệ An đến ở. Chuyện này thì cả Ấp 1, giáo xứ Xuân Hiệp, đều là chứng nhân. Chắc hẳn nhiều vị lão thãnh ở đó vẫn còn nhớ.
Ngay sau khi bị đuổi, chị Lan đến gặp bố mẹ tôi. Chị khóc sướt mướt rồi ngỏ lời, xin mang hai cháu bé về Phan Thiểt để nương náu bên bố mẹ ruột của chị ấy.
Mặc dù chị là nạn nhân đáng thương, không có gì đáng trách. Nhưng không hiểu vì sợ hãi bọn công an ác ôn hăm dọa? Hoặc vì đau thương quá đỗi? Hay vì lý do nào khác mà hôm ấy, chị không hề đề cập đến chuyện của anh Bộ – người chồng của chị đã chết cay đắng ở Xuân Hiệp? Dù sao, bố mẹ tôi vẫn e ngại chị chạnh lòng, nên không nói điều gì khác ngoài chuyện về hai cháu bé.
Đến nay, hàng chục năm trời đã trôi qua, nỗi đau thương đã “thuyên giảm” ít nhiểu. Tôi kể lại chuyện “Oan Hồn Người Tù Cải Tạo” này với hy vọng, có thể góp phần nhỏ bé, để lại chứng tích bên dòng lịch sử trong thời kỳ nước mất nhà tan — sau Tháng Tư Đen năm 1975.
Do đó, tôi ước mong câu chuyện này được phổ biển rộng rãi và đến tay hai cháu Bình và Ban. Vì câu chuyện kết thúc năm 1979, cháu Bình chưa tới 10 tuổi, cháu Ban mới 8 tuổi. Nên tôi không hiểu, hiện thời hai cháu còn nhớ sự thật oan khiên này không?
Hơn nữa, VC lại có sở trường tuyên truyền lừa bịp thiện nghệ và nhồi sọ giới trẻ ở học đường. Nên nhiều thanh thiếu niên – chưa có nhiều kinh nghiệm về CS – dễ dàng lầm lẫn vể lịch sử, về BẠN và THÙ, về những tội ác tày trời do Hồ Chí Minh và đồng đảng liên tiếp gây ra từ 1945 đến nay.
San Ramon 16-6-2012
Đỗ Quốc Anh-

Friday, September 20, 2013

HƯNG YÊN * TÙ CẢI TẠO

 

Mẩu Đời Một Người Cựu Tù Cải Tạo


Hưng Yên


Hôm nay là ngày bầu cử, trường học đóng cửa nên thằng Thanh theo thằng Hoàng ra chỗ sửa xe ngay từ buổi sáng. Khi mọi người đã đi hết, ông Ba Cất mở “trạn” lấy cơm nguội ra ăn; cánh cửa trạn vừa mở ra ông đã nghe mấy con gián chạy rào rào. Nhưng cũng chẳng sao, ở trong trại cải tạo ông ăn phải gián là thường, mấy người khác cũng vậy, mà có thấy ai kêu la hay khạc nhổ gì đâu! Ruồi, rệp, gián và người cùng ở chung với nhau. Thau cơm độn khoai lang khô, khoai mì khô hay bo bo lãnh về chưa kịp chia, ruồi đậu đen nghịt ở phía trên. Thau nước mắm “đại dương” lãnh về (toàn nước muối pha với chút nước mắm cho có mùi) mấy chục con ruồi nổi lều bều... Lấy tay xua xua, đuổi đám ruồi ở thau cơm, lấy thìa vớt mấy con ruồi ở thau nước mắm bỏ đi rồi chia cơm, chia nước mắm. Lúc chia anh em ngồi lõ mắt ra nhìn, chỉ sợ chia không đều, phần mình ít hơn phần người khác.
Miếng cháy lớn bằng nửa bàn tay bẻ ra làm mười bỏ lên trên mười phần cơm của mười người, chỉ nghe có tiếng cằn nhằn là cháy bẻ không đều, miếng to, miếng bé chứ chẳng thấy ai kêu nhiều ruồi nhiều nhặng bao giờ!
Chúa Nhật không phải đi lao động ở nhà, ai có thăm nuôi thì nấu nướng linh tinh, đám con bà phước (người không có thăm nuôi) vô sản thì nhìn người ta ăn rồi nuốt nước miếng, vì Chúa Nhật hay ngày lễ nghỉ không đi lao động thì không có ăn sáng. Ăn rồi kẻ vá quần áo, người lật mùng, lật chăn ra bắt rệp. Rệp đâu mà nhiều thế không biết, bắt hôm nay ngày mai lại có, giết chán mỏi tay nó lại hôi rình bèn bắt bỏ vào cái hũ pê li xi lin rồi thỉnh thoảng lấy ra xem nó bò chơi.
Còn gián cũng vậy, sinh sôi nẩy nở tràn lan vì giang sơn của mỗi người tù chỉ rộng không bằng một chiếc chiếu cá nhân nên chiếu của người này phải trải chồng lên mép chiếu của người kia. Rồi thì muối, mắm, tương, chao, đường tán, mì vụn v.v. nói chung là mọi thứ tài sản của một người tù đều được để trên “xích đông” thuộc phần mình ngay chỗ đầu nằm, thế là trước khi người ăn, gián đã tha hồ mà hưởng thụ. Buổi sáng trước khi đi lao động ngồi nhai miếng bột khoai mì luộc dầy bằng đốt ngón tay và lớn bằng hai ngón tay chụm lại lãnh từ tối hôm trước. Ðang nhai mà nghe đến xựt một cái rồi thấy hôi hôi, tanh tanh, lờ lợ là biết ngay đã nhai phải một chú gián chui trong cái lỗ hổng ở miếng bột khoai mì. Nhưng mặc mày, “ông” nhắm mắt nuốt luôn vì nếu nhả mày ra thì “ông” còn gì đâu nữa mà ăn!
Ông Ba Cất đã ăn phải gián là thường vì thế mà ông chẳng bận tâm gì đến mấy con gián đang chạy rào rào ở trong cái gác măng giê. Ông chỉ nghĩ bụng: mình sẽ phải sửa lại cái gác măng giê, nó hở nhiều chỗ quá rồi!
Còn được một bát đầy cơm nguội, ông Ba Cất chan vào một chút nước mắm rồi ngồi ăn. Cũng may nồi cơm được đậy vung cẩn thận, gián không chui vào được nên không có mùi hôi. Mới hôm qua, hôm kia đây thôi, còn ở trong tù mà có được bát cơm như thế này thì đã là một hạnh phúc vô biên. Quanh năm suốt tháng chỉ ăn độn, những năm về sau này, mùng một tết mới có được bát cơm trắng nhưng tiêu chuẩn củng chỉ nhỉnh hơn bát cơm ngày thường một chút nên ăn cũng chẳng đủ no.
Ông Ba Cất ngồi nhai bát cơm nguội chan với nước mắm. Lẽ ra nó phải ngon lắm, nhưng ông lại không thấy có gì đặc biệt cả, lại nữa ông cũng không cảm thấy đói để cần ăn.
Từ hôm qua đến nay bữa này là bữa thứ hai ông không phải ăn độn. Bữa cơm tối hôm qua còn có cá trích kho, rau muống luộc chấm nước mắm và nước rau muống luộc có bỏ chút muối làm canh. Tuy ăn có ngon hơn ăn cơm tù nhiều thật, nhưng chỉ sau hai bát là ông đã không ăn nữa. Bà hỏi sao ông ăn ít thế. Ông bảo trong tù ăn ít nó quen rồi, nay ăn nhiều sợ hại bao tử, phải từ từ rồi mới ăn nhiều được, cũng như người bệnh lâu ngày mới khỏi, ăn cho cố vào là có chuyện ngay! Tuy nói thế, nhưng còn một lý do thứ hai mà ông Ba Cất không nói ra là ông về bất ưng, nhà không biết để nấu thêm phần cơm ông, nếu ông ăn nhiều thì vợ với các con ông sẽ đói. Hơn nữa dưới chế độ xhcn ưu việt làm bất cứ một việc gì mỗi người đều có tiêu chuẩn cả, ngay cả ăn cũng thế.
Từ nhà ông đến đồn công an phường Thắng Tam đường xa hơn 3 cây số, ông Ba Cất cuốc bộ mất gần một tiếng đồng hồ. Nhưng đi bộ một quãng đường như thế đối với ông là chuyện tầm thường. Ngày mới từ trại Suối Máu được đưa đi lao động tự quản ở Trảng Bom, cải tạo viên đã phải vào rừng chặt tre, chặt lá buông, chặt cây đem về tự dựng lấy lán, lấy nhà để ở. Trong mấy công tác này, ông Ba Cất thích được đi chặt tre nhất. Muốn có một cây tre, cải tạo viên phải cuốc bộ cỡ 12 cây số đường rừng để đến được khu rừng tre. 
Chọn được bụi tre vừa ý rồi, người chặt tre phải làm thế nào để sau khi phá một bụi tre có thể lấy được tối thiểu là 4-5 cây một lúc, chứ nếu chỉ lấy được một 1-2 cây thôi thì uổng công lắm. Cái khó khăn vất vả nhất của việc chặt tre là dọn sạch từ dưới lên trên để có thể leo lên tít trên ngọn. Chặt đứt 5-6 ngọn cây tre đi rồi leo xuống chặt phần gốc xong là có thể rút được cây tre ra dễ dàng. Tiêu chuẩn của mỗi người một ngày là một cây tre, dài 6 mét trở lên, phía gốc to tối thiểu phải bằng cái lon gô. Mà tre là tre rừng lâu năm, cành, lá, gai góc đan chằng chịt vào nhau, phá được một lối đi vào sát bụi tre là đã vất vả lắm rồi, nên nếu không kiên trì và không biết cách thì không dễ gì mà lấy được một cây tre.
Ði chặt tre người ta cũng không đi một mình mà thường đi thành từng nhóm hai, ba người để người nọ phụ người kia, tiếp tay nhau mà chặt cành, mà kéo cây tre ra khỏi bụi, v.v. Nhóm ông Ba Cất chỉ có hai người, ông và anh Nguyễn Ðình. Ông thích đi với anh Nguyễn Ðình vì anh là người cùng đơn vị với ông, cùng ở cư xá Trương Công Ðịnh, anh chẳng những đã hiền lành lại rất tháo vát. Còn anh Nguyễn Ðình cũng thích đi với ông Ba Cất vì ngoài cái tình thân từ trước, ông Ba Cất còn là một kiện tướng chặt tre.
Vì là lao động tự quản nên sáng ra lãnh phần ăn sáng và phần ăn trưa rồi ai muốn đi trước thì đi, ai muốn đi sau thì đi, không bắt buộc phải đi cùng một lúc với nhau và không có công an võ trang vác súng đi theo. Ấy là chỉ những người trách nhiệm đi chặt tre, chặt lá buông hay chặt cây về dựng lán, dựng nhà thôi, chứ những người đi phá rừng hay làm rẫy thì lại khác.
Ông Ba Cất thích đi chặt tre vì tuy phải đi xa những 12 cây số, đi và về 24 cây số, nhưng sau khi phá xong một bụi tre, lấy được 5-6 cây tre xuống rồi thì ông và anh Nguyễn Ðình mỗi người một cây, mấy cây còn lại đem giấu thật kĩ. Nếu thấy trời còn sớm thì trên đường về có thể vừa đi vừa “cải thiện” linh tinh: nắm rau sam, nắm cải trời hoặc là quả bí, quả muớp để chiều hôm đó có cái mà nấu nướng thêm, miễn là vác được cây tre, bó lá buông hay cây cột về tới trại trước bốn giờ chiều giao cho anh tổ trưởng kiểm soát, ghi vào sổ báo cáo thế là được. Hôm sau đi chặt tre thì chỉ việc đến chỗ cũ rút ra hai cây tre đã giấu ngày hôm trước, sau đó thì tha hồ mà đi cải thiện. Có lần ông và anh Nguyễn Ðình còn câu được cả mấy chục con cá trắng, loại cá ở suối trông gần giống như con cá diếc, lớn gần bằng hai ngón tay. Ðem về làm sạch rồi đốt lửa nướng, hôm ấy hai anh em được một bữa “bồi dưỡng”! Sau này chuyển trại về Hàm Tân, Thuận Hải Z30C thì toàn là đẩy xe cải tiến hoặc là gánh nước tưới rau. Ngày gánh 60 đôi nước từ suối đi lên, dốc ngược, trơn như mỡ mà ông Ba Cất còn đi được xá gì việc đi bộ từ nhà đến đồn công an có hơn 3 cây số.
Hôm ấy là ngày bầu cử, đồn công an vắng hoe, mọi người đều đi công tác, chỉ còn một anh công an ngồi ở phòng trực. Thấy ông Ba Cất lò dò bước vào, anh ta trừng mắt lên hỏi:
- Ði đâu đây, có việc gì, sao giờ này không đi bầu cử mà lại đến dây?
Ông Ba Cất móc túi lấy tờ giấy “ra trại” mở ra cầm bằng cả hai tay đưa cho anh công an, khẽ thưa:
- Báo cáo cán bộ, tôi mới được ra trại, hôm nay đến trình diện đồn!
Anh công an cầm tờ giấy lẩm nhẩm đọc rồi ngước mắt lên hỏi:
- Có thuốc không?
Ông Ba Cất có gói thuốc rê ở trong túi, nhưng nghĩ chả lẽ lại mời cán bộ hút thuốc rê, nên ông nói trớ đi:
- Báo cáo cán bộ tôi không hút thuốc!
Anh công an bỏ tờ giấy ra trại của ông Ba Cất vào hộc bàn, đóng xập lại rồi vẫy tay bảo:
- Về đi, mai đến lấy!
Nói rồi anh ta đứng lên như là chuẩn bị đi đâu đó. Ông Ba Cất nằn nì:
- Báo cáo cán bộ tôi chỉ có mỗi tờ giấy đó, xin cán bộ ký nhận cho là tôi đã trình diện rồi cho tôi xin lại, vì hôm nay là ngày bầu cử... chưa nói hết câu thì anh công an đã trừng mắt lên:
- Ðã bảo về đi mai đến lấy còn lải nhải gì nữa, hay là muốn ở lại đây luôn?
Ông Ba Cất lủi thủi đi về lòng vừa buồn vừa lo! Bực mình bất giác ông lẩm bẩm chửi thành tiếng: ÐM nó, ở đâu cũng giống nhau, trong trại muốn được yên thân cũng phải hối lộ, về đây cũng thế!
Ở trong trại, tù nhân muốn được yên thân, muốn không bị làm phiền cũng phải hối lộ cho quản giáo, cho cán bộ võ trang. Hình thức hối lộ là như thế này: Tù nhân thì anh nào cũng rách như cái sơ mướp, trên chỉ có bộ răng, dưới chỉ có “bác hồ”, đói khát triền miên, nhưng những anh “con bà phước” chả nói làm gì còn những người khác thỉnh thoảng cũng được thăm nuôi. Mà có thăm nuôi thì thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào bởi tù cải tạo hiếm có người không ghiền thuốc.
Cha cố, sư thày, ngày còn ở ngoài đời mà phì phèo điếu thuốc thì thật là khó coi lắm, thế mà vào đây các vị cũng kéo thuốc rê, rít thuốc lào như điên! Quan thày thuốc ngày trước cứ sau khi đụng vào bệnh nhân một tí là lại đưa tay ra cho y tá xịt an côn để xát trùng. Còn thuốc rê với thuốc lào thì đừng bao giờ nói với các vị vì đó là những thứ thuốc độc cần phải tránh xa. Thế mà vào đây, tù khám bệnh cho tù, sau khi khám xong quan đốc tờ được mời quấn điếu thuốc rê hay rít một điếu thuốc lào thì hai mắt quan đốc tờ sáng lên!


Cũng bởi hầu hết tù nhân sau khi được thăm nuôi thế nào cũng có thuốc rê hay thuốc lào nên mới có một cái luật bất thành văn là như thế này: Sau khi được thăm nuôi, buổi sáng hay buổi chiều đi lao động, ngoài tiêu chuẩn thuốc cho anh, anh phải vấn sẵn 4-5 điếu thuốc rê hay gói sẵn 4-5 bi thuốc lào để hối lộ cho cán bộ quản giáo hay cán bộ võ trang. Số thuốc này anh giao cho đội trưởng để thỉnh thoảng đội trưởng lại mời cán bộ hút một điếu. Cán bộ có thuốc “phê” đều đều sẽ vui vẻ không làm khó dễ anh em. Anh nào mới được thăm nuôi cũng phải làm nghĩa vụ như thế, cho đến khi trong đội có người khác được thăm nuôi thì nghĩa vụ của anh mới chấm dứt.
 Nếu cùng một ngày mà có đến mấy người được thăm nuôi thì sẽ chia nhau mỗi người mấy ngày phải cung cấp thuốc cho cán bộ. Ông Ba Cất cứ đều đều 2 tháng được thăm nuôi một lần nên cứ mỗi 2 tháng là ông lại phải thi hành “nghĩa vụ” một lần. Sáng cũng như chiều, ông vấn sẵn 4 điếu thuốc rê đưa cho anh đội trưởng cùng với lời dặn: Ðừng đưa cho nó một lúc, cứ đợi đến khi nó “vã” lắm rồi mới cho một điếu. Ðưa một lúc nó hút hết rồi thì không có đâu mà cho nữa! Nếu chẳng may mà lâu quá trong đội không có ai được thăm nuôi, chẳng lẽ người được thăm nuôi cuối cùng cứ phải cung cấp thuốc cho cán bộ mãi, khi đó “nghĩa vụ” sẽ thuộc về anh đội trưởng. Anh làm sao thì làm, cán bộ “vã” thuốc quá trở nên cáu gắt, làm khó dễ anh em thì anh em sẽ ÐM anh đội trưởng. Gặp những trường hợp như thế thì anh đội trưởng lại đi vòng vòng thì thào năn nỉ anh em bớt mồm bớt miệng “cứu bồ” trong cơn túng ngặt, thế là anh đội trưởng lại có thuốc “đút” cho cán bộ.
Ở trong tù thì thế, nay được ra khỏi tù đến trình diện đồn cũng bị công an hỏi “có thuốc không”? Không có thuốc, bị công an giữ tờ giấy ra trại rồi đuổi về “mai tới lấy”! Hôm nay là ngày bầu cử, “chó vàng” chạy đầy đường, đi đứng lạng quạng, nó hỏi giấy tờ không có, lỡ nó đem nó nhốt rồi gửi đến một trại nào đó thì vợ con biết đâu mà tìm. Vì nghĩ vậy nên khi về được đến nhà rồi, suốt ngày hôm đó ông Ba Cất không dám bước ra khỏi cửa!
Tối về, ông kể chuyện cho vợ nghe, bà thở dài bảo:
- Em bậy quá, đáng lẽ phải bảo con Thảnh đưa cho anh mấy điếu Jet hay Samit mới phải, bây giờ làm cái gì cũng phải có thủ tục “đầu tiên” mới được!
[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsongmedia.com.]

Thursday, September 19, 2013

TRẦN LỆ XUÂN

 

Chùm ảnh: Trần Lệ Xuân tạo dáng bên Dinh Độc Lập đổ nát 1962 

 


 
 
Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1 Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc Lập ném bom và phóng rocket xối xả, khiến cơ quan đầu não của Sài Gòn trở thành đống gạch vụn. Ngô Đình Diệm thoát chết khi quả bom xuyên vào căn phòng ông ta đang ngồi nhưng không nổ. Trần Lệ Xuân kém may mắn hơn khi bị gãy tay trong lúc trú ẩn. Ít lâu sau đó, “bà Nhu” đã xuất hiện đầy tự tin trước ống kính phóng viên Life bên đống đổ nát của Dinh Độc Lập.

 
 
Theo công bố của giới chức, hai phi công thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đều đang phục vụ trong không quân Sài Gòn.
 
 
 
 
Theo công bố của giới chức, hai phi công thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, đều đang phục vụ trong không quân Sài Gòn.
 
 
Nguyễn Văn Cử, người đứng đầu vụ tấn công là con trai thứ hai của Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc dân đảng - đảng đối lập với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Lực từng bị Diệm bỏ tù một thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối chính phủ. Họ đã lên kế hoạch cho Cử và Quốc thực hiện vụ tấn công Dinh Độc Lập
 
 
 
Mục đích của cuộc tấn công là ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và các nhân vật chủ chốt của chế độ, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu. Tuy vậy, không có bất cứ một nhân vật quan trọng nào của chế độ Sài Gòn bị thiệt mạng trong cuộc không kích. Ba người chết trong vụ tấn công này là người phục vụ và lính gác. 30 người khác bị thương.
 
 
 
Sau vụ tấn công, Nguyễn Văn Cử đã bay sang Campuchia tị nạn trong khi Phạm Phú Quốc bị bắt do máy bay bị bắn trúng và phải hạ cánh ở Nhà Bè. Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát ngày 2/11/1963, Cử đã trở về Việt Nam, Quốc được thả tự do. Hai người này tiếp tục phục vụ trong không quân Sài Gòn
 
Dinh Độc Lập vốn được xây từ năm 1868 theo kiến trúc Pháp đã hư hỏng hoàn toàn và không thể hồi phục do cuộc oanh tạc. Ngô Đình Diệm đã cho san bằng công trình này để xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Dinh Độc Lập mới ngày khánh thành ngày 31/10/1966, sau năm 1975 được chuyển đổi thành Hội trường Thống Nhất.
QUÊ CHOA

TRẦN QUỐC VIỆT * CHỐNG ĐỘC TÀI

Sau độc tài, nhân dân phải hành động

Anne Applebaum * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Nhưng quan trọng nhất, một xã hội bị đè nén cần một nhân dân đầy nhiệt huyết nếu xã hội ấy sẽ phải trở lại đầy sức sống chính trị. Hay chính xác hơn, xã hội ấy cần lòng yêu nước, ý thức lịch sử, giáo dục, tham vọng, lạc quan và, đặc biệt, kiên nhẫn. Những tàn phá do các chế độ toàn trị gây ra luôn luôn phải mất đến hàng chục năm trời thậm chí đến hàng bao thế hệ mới gầy dựng trở lại...
*
Sau khi tiếng súng ngưng bắn vào năm 1945, hàng ngàn trẻ em và thiếu niên bị bỏ mặc bơ vơ giữa cảnh Berlin đổ nát hoang tàn. Cứ trong năm học sinh thì có một học sinh mất cha hay mẹ. Tuyệt vọng liệm kín cõi lòng những người lớn ở thủ đô mà vẫn còn đặt dưới sự kiểm soát toàn bộ của Liên Xô.
Ở quận Neukölln phía tây, một nhóm những người trẻ quyết định tự mình giải quyết lấy vấn đề. Tuyên bố vào ngày trước chiến thắng Đồng Minh rằng họ sẽ thành lập một nhóm dân sự và gọi nó là "nhóm chống phát xít". Hai tuần sau, họ đã có 600 thành viên, đã dọn sạch những đống gạch vụn ra khỏi hai sân vận động thể thao và tổ chức được năm trại mồ côi.
Khích lệ trước tấm gương của họ, những người Đức trẻ tuổi khác bắt đầu tổ chức những nhóm chống phát xít ở Berlin, nhưng tất cả những nhóm này đều không tồn tại lâu. Vào ngày 31 tháng Bảy, Chính quyền Quân đội Xô viết cấm tất cả những tổ chức không đăng ký. Sau đó, nhiều nhóm, câu lạc bộ và hội đoàn không được phép tồn tại.
Quyết định này không phải là điều bất thường. Những hồ sơ lưu trữ được bạch hóa mới đây chứng tỏ rằng mục tiêu trấn áp các nhà hoạt động dân sự, mà thường xuyên được thực hiện bằng bạo lực, thường được ưu tiên hơn các mục tiêu chính trị và kinh tế khác ở trong khối Xô viết vào thời đó. Bạo lực được họ chọn lọc và cẩn thận nhắm vào các tầng lớp tinh hoa trong xã hội- trí thức, thương gia, linh mục, cảnh sát, và những người kháng chiến chống phát xít- và nhất là nhắm vào bất kỳ ai có khả năng thành lập và lãnh đạo bất kỳ tổ chức tự phát nào, cho dù tổ chức ấy có phi chính trị như thế nào chăng nữa. Những nhóm hướng đạo, các hội Tam Điểm và các nhà lãnh đạo thanh niên Công giáo đều là những nạn nhân đầu tiên của những chế độ này.
Trong những thập niên về sau, hình thái"toàn trị hóa" Xô viết này - theo đuổi sự kiểm soát toàn bộ tất cả các khía cạnh của cuộc sống dân sự - đã được bắt chước rộng rãi ở nhiều nơi. Iraq của Saddam Husein và Muammar el-Qaddafi của Libya đã tìm kiếm những lời khuyên từ Liên Xô và Đông Đức về các phương pháp công an mật, cũng như các chính quyền Trung Quốc, Ai Cập, Syria, Angola, Cuba và Bắc Hàn đã tìm kiếm những lời khuyên về các phương pháp này và về những khía cạnh khác nhằm kiểm soát xã hội.
Như bây giờ chúng ta biết, những phương pháp này đã không bao giờ thành công ở Đông Âu như họ mong muốn, và chúng cũng không bao giờ hoàn toàn thành công ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, hay như chúng ta mới thấy gần đây, ở thế giới Ả Rập. Tuy nhiên, chúng đã gây ra những tổn hại rất lớn.
Trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, những người Bôn sê vích và các tay sai của họ tại Đông Âu đã loại bỏ hay phá hoại các giáo hội, tổ chức từ thiện, báo chí, nghiệp đoàn, hội văn chương và giáo dục, công ty và cửa hàng bán lẻ, thị trường chứng khoán, công đoàn, ngân hàng, câu lạc bộ thể thao và các trường đại học lâu đời hàng thế kỷ. Nếu không có gì khác, lịch sử hậu chiến Đông Âu chứng tỏ những tổ chức của con người thật mỏng manh biết chừng nào. Nếu có đủ người quyết tâm vừa đủ, họ có thể hủy diệt hoàn toàn tất cả những thể chế lâu đời và tưởng chừng như trường tồn thuộc đủ mọi loại về pháp lý, chính trị, giáo dục và tôn giáo.
Vì những tổn hại ghê gớm này, các nước hậu cộng sản cần không chỉ các cuộc bầu cử, các cuộc vận động chính trị và các đảng chính trị để trở lại thành xã hội tự do hoạt động bình thường, và cần không chỉ một vài cải cách kinh tế để trở nên thịnh vượng. Các nước này cũng cần truyền thông độc lập, kinh tế tư nhân, cuộc sống dân sự phát triển tốt và lành mạnh, hệ thống pháp lý và kiểm tra, và một văn hóa chấp nhận những tổ chức và các nhóm độc lập.
Không phải ngẫu nhiên mà những nước hậu cộng sản thành công nhất là những nước đã cố gắng gìn giữ được trong suốt giai đoạn cộng sản một phần nhỏ nhoi của xã hội dân sự, hay những nước náo nức muốn bắt chước luật pháp và thái độ của Tây Âu về văn hóa dân sự. Những nước ít thành công nhất, như Nga, là những nước nơi ký ức về xã hội dân chủ cơ sở đã mờ nhạt vào năm 1991.
Mặc dù về phương diện văn hóa và chính trị Châu Âu hậu toàn trị chẳng chung gì nhiều với thế giới Ả Rập, nhưng hai vùng này lại chung nhau ở điểm này: các nhà độc tài ở nước họ đã đàn áp (hay đã cố gắng đàn áp) phong trào đấu tranh dân sự và các tỏ chức độc lập. Một lý do Huynh Đệ Hồi Giáo và những người Hồi Giáo cực đoan xuất hiện trong thế giới Ả Rập hậu cách mạng với rất nhiều quyền lực chính trị và được đông đảo dân chúng ủng hộ là rất nhiều đối thủ cạnh tranh chính trị tiềm tàng với họ đã bị tiêu diệt từ lâu.
Những người Hồi Giáo cực đoan kiên cường hơn trước sự trấn áp vì nhiều lý do- vì đức tin và tinh thần dân sự đã khích lệ những người ủng hộ họ, vì họ có những mối quan hệ ở phía bên kia biên giới và nhận được tài trợ từ các nước Vịnh Ba Tư-cho nên, giờ đây, ở nhiều nơi, họ là những nhóm duy nhất ít nhiều có khả năng tổ chức hay có danh tiếng ở nơi cuộc đấu tranh diễn ra.
Nhưng khi họ cạnh tranh quyền lực, họ đặt ra những câu hỏi lớn cho Trung Đông. Liệu họ sẽ tái tạo lại những phương pháp của các chế độ độc tài và đàn áp những tổ chức khác? Hay họ sẽ khuyến khích những hình thức đấu tranh dân sự đa dạng hơn và phong phú hơn? Cuộc tranh luận ấy bây giờ đang diễn ra trong nội bộ Huynh Đệ Hồi Giáo: người thì muốn tổ chức này vẫn luôn luôn đoàn kết, nhất trí và nắm quyền, nhưng người khác lại kêu gọi sự đa dạng hơn cả trong tổ chức lẫn trong quốc gia.
Ở nơi khác - tuy ta không biết nơi ấy qua các tin tức chính - có những dấu hiệu về sự động viên xã hội rộng lớn hơn. Trong chuyến đi Libya vào mùa xuân vừa qua tôi có cuộc gặp gỡ quả thật nức lòng nhất với một nhóm tên Làm sạch Tripoli, mà tổ chức những tổ tình nguyện viên đi thu gom rác. Những người đứng đầu nhóm đang thương lượng với sở vệ sinh thành phố về địa điểm của một bãi rác mới, một việc làm đơn giản mà những người trẻ chống phát xít ở Berlin vào năm 1945 chắc sẽ tán đồng.
Có lẽ những việc làm như thế sẽ giúp Libya xây dựng nền văn hóa chính trị mà dân chủ theo nghĩa tốt đẹp nhất - với những công dân cùng tham gia vào những quyết định ảnh hưởng đến họ. Nhưng cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động như thế vốn phức tạp. Để duy trì hoạt động như thế, Libya sẽ cần những luật tốt về các tổ chức bất vụ lợi, quy định về việc đóng góp từ thiện, báo chí tự do và đủ chuyên nghiệp để ghi chép lại những việc làm như thế, và những viên chức chính quyền phải trả lời trước nhân dân.
Mặc dù tôi thích tin khác đi, nhưng sự ủng hộ từ thế giới bên ngoài dành cho những thay đổi như thế chẳng giúp ích gì nhiều. Các tổ chức tư nhân và chính phủ có thể giúp đỡ vật chất, và các tổ chức phi chính phủ có thể tư vấn, đặc biệt về những vấn đề về pháp lý và quy định mà thường không được lưu tâm đến. Các viên chức và những nhà hoạt động xã hội đã trải qua những thời kỳ quá độ đầy sóng gió ở nơi khác có thể chia sẻ kinh nghiệm, như người Ba Lan và người Tiệp hiện đang chia sẻ kinh nghiệm với người Tunisia và người Ai Cập.
Nhưng quan trọng nhất, một xã hội bị đè nén cần một nhân dân đầy nhiệt huyết nếu xã hội ấy sẽ phải trở lại đầy sức sống chính trị. Hay chính xác hơn, xã hội ấy cần lòng yêu nước, ý thức lịch sử, giáo dục, tham vọng, lạc quan và, đặc biệt, kiên nhẫn. Những tàn phá do các chế độ toàn trị gây ra luôn luôn phải mất đến hàng chục năm trời thậm chí đến hàng bao thế hệ mới gầy dựng trở lại.

Tác giả Anne Applebaum chuyên viết về đối ngoại cho tờ báo The Washington Post.
Nguồn: Báo The New York Times ngày 4 tháng Mười Một, 2012
Bản tiếng Việt:

TRẦN THANH HIỆP * VIỆC VIÊT NAM SỬA HIẾN PHÁP

Trần Thanh Hiệp: Việc sửa đổi Hiến pháp cộng sản trong nước đi về đâu?

Trần Thanh Hiệp
LTS. Dưới đây là bản ghi âm tóm lược của cuộc phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiễp, Chủ t\ịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, Paris, của Đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi về vấn đề sửa dổi Hiến pháp ở trong nước, phát sóng nghày hôm qua, 18-09-2013 .
1-      ĐLSNDiễn tiến công tác tu ch
TTH.- Khác với những đợt sửa đổi Hiến pháp cộng sản trước đây, đợt sửa đổi hiến pháp hiện đang được tập đoàn cầm quyền cộng sản ở trong nước, cho tiến hành, đã có nhiều diễn biến phức tạp. Vì hai lý do. Thứ nhất, Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đã không còn có được thế chủ động tuyệt đối của thời chuyên chính toàn trị những thập niên chót của phần nửa cuối thế kỷ trước. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu cũ, Đảng này mất đi chỗ dựa quốc tế là Phe Xã Hội Chủ Nghĩa. Cho nên, một mặt, nó phải trở lại Thành Đô, khấu đầu trước người anh vô sản Bắc Kinh và, mặt khác, đồng thời, lại cũng phải tìm đường chung sống hóa bình với phía Dân chủ Tự do để kiếm nguồn chi viện. Do đó, tình trạng chia rè giữa hai phe Bảo Thủ và Cải Cách, trong nội bộ Đảng, đã dẫn tới hậu qủa trực tiếp là : Đảng không còn giữ được thế chủ động tuyệt đối thời vàng son, có tên gọi là “chuyên chính vô sản” của thập niên 1980 nữa.
Thứ hai, bộ máy của Đảng kìm kẹp quần chúng tất nhiên không tránh được rạn nứt vì cả hai phe, Bảo Thủ cũng như Cải Cách, đều lôi kéo quần chúng về phía mình. Nên, nhân đó, quần chúng đã đứng lên, từng bước, từng bộ phận, đòi nhân quyền, dân quyền dưới đủ mọi hinh thức. Hậu quả gián tiếp  ngoài  đảng này, cộng với hậu quả trực tiếp trong đảng, đã nêu ở trên, đã làm cho việc sửa đổi Hiến pháp trở thành phức tạp chưa từng thấy, kể từ khi chế độ cộng sản được thiết lập trên đất nước Việt Nam.    
1 bis - ĐLSN- Tình trạng chia rẽ nội bộ Bảo thủ và Cải Cách không phải bây giờ mới có, trước đây cũng đã có rồi. Vậy tại sao những lần sửa đổi Hiến pháp 1959, 1980, 1992 đã rất suông sẽ?
TTH.- Theo tôi, tại vì trước đây trong nội bộ Đảng CSVN, Bảo Thủ và Cải Cách chỉ mới là hai xu hướng. Bây giờ, hai xu hướng đó đã trở thành hai trung tâm quyền lực tranh giành nhau quyền lực. Vì vậy, Phe Bảo Thủ thì chỉ muốn sửa đổi Hiến Pháp, một cách vô hại, như mọi lần trước đây, để vẫn giữ nguyên vẹn tất cả mọi quyền lực. Còn phe Cải Cách thì lại muốn làm lại một bản Hiến pháp hoàn toàn mới, phân chia lại quyền lực. Bởi thế mới có tình trạng sửa đổi Hiên pháp phức tạp, đầu Ngô mình Sở, có thể nói là kỳ quái chưa từng thấy dưới chế độ cộng sản ở Việt Nam. 
2- ĐLSN.- Dự đoán kết quả chung cuộc sẽ như thế nào?
TTH.- Tôi cho rằng tình hình tranh chấp giữa Bảo Thủ và Cải Cách trong nội bộ Đảng Cộng sản lúc này chưa ngã ngũ. Phải đợi sau Hội nghị TW 8 tháng 10 này, xem thắng bại giữa hai phe ra sao rồi mới phỏng đoán được kết quả chung cuộc.
3-ĐLSN.-Nếu khuynh hướng bảo thủ thắng thế thì tình hình VN sẽ ra sao?
TTH.- Nếu phải đặt giả thuyết phe Bảo Thủ thắng thế thì Hiến pháp sắp ra đời sẽ là một biến dạng mới của Hiến pháp 1992, với nhiều từ ngữ mới, tên gọi mới, định chế mới, nhưng chung qui chỉ là hữu danh vô thực. Tức là,  thêm một lần nữa, lần sửa đổi Hiến pháp năm 2013 này vẫn sẽ là lần sửa đổi để “vẫn như cũ”. Tức là, một trăm triệu dân Việt Nam vẫn bị tước đoạt hết quyền sống để tiếp tục lặn ngụp trong nghèo đói, lạc hậu như những sinh vật không nhân phẩm.
Nhưng tai họa lớn nhất, đáng kinh sợ nhất, sẽ là kiếp sống nội thuộc một đế quốc thực dân mới, Đế quốc đỏ Trung Cộng Đại Hán, trăm ngàn lần tàn ác hơn Thiên triều Trung Hoa trong dĩ vãng. Lần này, Việt Nam sẽ được nếm trải thí nghiệm Tây Tạng, trước khi bị diệt chủng.
Dù sao, tôi không thể không tự hỏi rằng, liệu phe Bảo Thủ vẫn còn có thể quay ngược được bánh xe tiến hóa lịch sử, như đã và đang tiến hóa tại Bắc Phi, Trung đông hay sao? Nghĩa là, độc tài đưới mọi hình thức, vẫn tránh khỏi không bị đẩy ra khỏi vũ đài lịch sử  để cho dân chủ ra đời trên tòan cầu hay sao?
Thật là một điều phi lý, ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nhưng, nếu đại bất hạnh cho nước Việt Nam của chúng ta, độc tài vẫn còn đẻ ra một hiến pháp quái thai để tiếp tục trồng chất tội ác, thì đó cũng chỉ có thể là màn chót của một vở tuồng bi hài kịch đã kéo dài quá lâu. Tất nhiên, để giải thóat các nạn nhân, lịch sử loài người sẽ phải hạ màn vở tuồng bi hài kịch cộng sản Việt Nam này.  
4- ĐLSN.-Còn nếu phe “cải cách” chiếm ưu thế thì sẽ ra sao?    
TTH.- Thì một bản Hiến pháp mới sẽ có cơ ra đời, để đất nước có những nhà lãnh đạo mới, định chế mới, pháp luật mới. Và những thệ hệ trẻ Việt Nam mới, trung niên và thanh niên (nếu chỉ nhắc tên những khuôn mặt biểu tượng) như Nguyễn Đức Kiên, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Uyên Phương, Đinh Nguyên Kha v.v…, , sẽ trẻ hóa nước Việt Nam, mở ra một không gian Việt mới, dọn chỗ đứng, yên vui hạnh phúc cho người Việt trên toàn cầu, trong một cuộc sống mới, văn minh và tiến bộ nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc Việt thời Lý Trần.
5 -ĐLSN.- : Xin được đặt một câu hỏi chót.Theo Luạt sư,trong cả hai giả thuyết luật sư vừa nêu lên, phe dân chủ có giữ vai trò gì không ? 
TTH.-  Đương nhiên phe dân chủ phải có vai trò và chỉ có thể là vai trò tranh đấu mà thôi. Tranh đấu bằng tài trí và ý chí chẳng những chống độc tài, mà còn phải chống mọi âm mưu qủy kế ngụy trang độc tài thành dân chủ, như đã và đang diễn ra hiện nay dười chế độ cộng sản ở Viêt Nam. Xin đừng bao giờ quên rằng độc tài không tự động, tự nguyện chuyển hóa thành dân chủ. Nếu dân chủ không đủ bản lãnh hoán chuyển vai trò quản trị xã hội  độc tài phải thành dân chủ, thì không thể chấm dứt được họa độc tài./.
Trần Thanh Hiệp
(18.9.2013)
CHUYỂN HÓA

No comments: