SƠN TRUNG * CHIÊM TINH GIA ĐINH SƠN
CHIÊM TINH GIA ĐINH SƠN
Đinh Sơn quê ở ngoại thành Qui Nhơn. Thân phụ
ông làm lý trưởng, có một cái nhà ngói và vài mẫu ruộng. Khi Nguyễn
Nhạc khởi binh, bọn Lý Tài, Tập Đình cướp phá xóm làng, thân phụ của
Đinh Sơn không chịu cung ứng vàng bạc, lúa gạo cho bọn họ nên bị Lý Tài
kết tội là địa chủ, phong kiến, cường hào, ác bá rồi bắt giết. Đinh Sơn
sợ hãi, bỏ vợ con trốn vào Gia Định sinh sống qua ngày. Đinh Sơn không
được học hành nhiều cho nên vốn liếng chữ nghĩa cũng không là bao. Ông
theo một ông thầy bói ở Gia Định học nghề bói toán. Ít lâu sau, ông thầy
bói chết, Đinh Sơn nối nghiệp thầy mở một cửa hàng tướng số tại hương
lộ 18, sau trở thành tỉnh lộ, là con đường nối liền Gia Định và Tây
Ninh, và sau này thành khu Bà Quẹo, gần khu Bình Hưng Hòa.
Đinh Sơn làm ăn cũng khấm khá, mua được một căn nhà ngói ở mặt tiền,
và cũng đã lập một gia đình mới, gồm một vợ và ba con. Khu nhà Đinh Sơn
vốn xưa là một khu rừng. Sau khi chúa Nguyễn mở mang miền Nam, lập Gia
Định trấn, khu này trở thành khu tân lập, gồm những người Bắc, người
Thanh Nghệ theo Nguyễn Hoàng vào từ trước, và một số bà con người Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phan Rang vào sau. Những người này sinh sống
bằng nghề canh nông, một số đốn cây rừng từ Tây Ninh về cưa xẻ làm bàn
ghế đem về Gia Định , Đồng Nai bán. Một số chuyên buôn hàng từ biên giới
Miên Lào về Gia Định và chuyển hàng từ Gia Định đi Miên, Lào.
Khi quân Tây Sơn đánh thành Gia Định quân chúa Nguyễn thua
đậm. Chúa Nguyễn phải bỏ chạy ra ngoài. Nguyễn Lữ ra lệnh tịch thu tài
sản của những quan lại theo chúa Nguyễn, và những thương gia giàu có tại
miền Nam. Những tướng tá và binh lính chúa Nguyễn đều bị bắt giam trong
rừng sâu. Những thầy tu, thầy bói cũng bị giam giữ. Thậm chí có người
bị giết. Đinh Sơn cũng bị bắt giam một thời gian.
Bỉ
nhân cư ngụ tại Gia Định . Hôm hôm cưỡi ngựa đi thăm một người bạn ở
vùng này, nhân đi qua nhà nọ, thấy bảng hiệu “Đinh Sơn, chiêm tinh gia”
bèn xuống ngựa vào chơi. Vốn từ lâu, nghe danh Đinh Sơn nhưng chưa có
dịp gặp mặt. Nay qua đây, tôi muốn vào thăm. Đinh Sơn có nhà, ông vui vẻ
tiếp tôi. Trong khi ông xin phép vào nhà thay y phục, tôi nhìn xung
quanh thì thấy căn nhà cũng khá đầy đủ tiện nghi như bao gia đình bực
trung tại Gia Định lúc này, mặc dầu nền nhà có những vết cạy phá, chưa
kịp sửa sang. Đinh Sơn chuyên coi tử vi. Tại phòng khách , ông vẽ lên
tường một bản tử vi to bằng cái chiếu. Khi ông ra tiếp tôi, ông bưng ra
một khay trà mời khách. Chúng tôi cùng uống trà đàm đạo như hai người
bạn quen thân.
Ông bảo tôi viết tên tôi vào tay rồi nắm lại. Tôi che kín
tay và viết tên tôi, thế mà ông nói rõ tên tôi. Tôi hỏi ông lá số của
ai trên tường. Ông bảo đó là lá số của ông, rất giống lá số Nguyễn Nhạc,
là lá số làm giặc, làm vua. Nhưng ông không làm vua được, mà làm giặc,
làm kẻ chống đối bạo quyền, vì cung mệnh của ông có Sát, Phá tọa thủ.
Ông cho biết, ông làm nhiều nghề. Khách muốn trừ tà, xin bùa ngãi, ông
đều có. Ông bảo nhà ông có phủ thờ thần linh. Ông dẫn tôi lên xem. Trên
gác, ông có cả một phủ thờ gồm khoảng một trăm bát nhang. Ngày rằm ,
mồng một và mỗi đêm , ông đều cúng kiếng thờ phụng nghiêm chỉnh.
Ông là
một thầy bói và cũng là một thầy pháp. Ông kể chuyện khi quân Tây Sơn
vào, ông bị giam một năm. Nằm trong tù rất khổ sở, thân hình gầy ốm như
quỷ đói. Khi ông ra tù về nhà thì nhà cửa bị cướp phá. Bọn quan quân Tây
Sơn và bọn lưu manh lấy các cửa ngõ, dở gạch ngói nhà ông để xây nhà
chúng, hoặc bán chợ trời. Ông nói:
-Thưa ông, vài tháng
nữa, tôi và các thầy bói được lênh phải tập trung lên huyện học tập
chính sách của triều đình. Tôi thà chết chứ không đi tù lần nữa. Bọn nó
đến nhà tôi, thì tôi sẽ liều chết chống lại. Tôi đã chuẩn bị cả rồi.
Ông bưng chén trà uống một hơi rồi nói tiếp:
-Chúng nói chống mê tín, dị đoan, nhưng sự thực là chúng
muốn độc quyền buôn thần bán thánh. chúng sợ các thầy bói cạnh tranh với
chúng, cướp nghề của chúng. Nguyễn Nhạc vốn làm nghề buôn lậu, ăn cướp.
Nguyễn Nhạc cho bộ hạ đốt lửa trên núi, giả làm thần linh, kêu Nguyễn
Nhạc lên nhận kiếm thần. Nguyễn Nhạc ghét thầy bói vì sợ dân nghe lời
thầy bói mà chống lại chúng. Ngày nay, có hai loại thầy bói. Một loại
không theo chúng thì bị chúng khủng bố và bắt giam.
Một số theo chúng
thì trong nhà đã có người của Tây Sơn phục sẵn. Ai có ý chống triều
đình, hớ hênh đến xem việc thành bại, hay chọn ngày hưng binh, hoặc tỏ ý
bất mãn, phê phán triều đình thì chết với chúng. Nếu thường dân đến xem
xuất hành cát hung thì thầy bói hỏi đi xa hay đi gần. Nếu đi xa thì bất
lợi, mà đi sông biển tất chết.
Ông kể chuyện nhà
của ông. Ông có hai đứa con trai với bà vợ trước ở ngoài Quy Nhơn. Chúng
hăng hái theo Nguyễn Nhạc. Sau khi quân Tây Sơn nhập thành Gia Định,
chúng tìm vào thăm ông. Chúng ở lại khoảng hai tháng thì về. Ngày chúng
về quê, ông mua vải vóc, sâm nhung , và cho chúng mỗi đứa vài lượng
vàng. Mấy ngày trước, chúng rất mềm mỏng, hiếu thảo, nhưng sau khi nhận
vàng, chúng trở mặt. Chúng chỉ mặt ông chửi mắng.
Thằng cả nói::
-Ông không phải là bố tôi. Ông là một thằng giặc. Ông bỏ quê
hương Quy Nhơn và Đại đế Nguyễn Nhạc, mà chạy vào Nam theo ngụy quyền
Nguyễn Ánh. Ông bỏ chính nghĩa theo giặc bán nước. Ông là đồ phản bội
dân tộc, phản bội tổ quốc.
Thằng hai tiếp theo:Vi ông mả chúng tôi khổ. Chúng tôi không ngửng đầu lên nổi. Chúng tôi bị lý lịch xấu, bị triều đình nghi kị, hành hạ vì có thân phụ bỏ vào Nam. Chúng tôi xấu hổ vì ông. Ông vào Nam theo giặc, ông còn làm nghề bói toán là nghề mê tín dị đoan, lừa dối và bóc lột nhân dân. Người như ông phải ngồi tù suốt đời mới cải tạo được tư tưởng đồi trụy và lạc hậu!
Cuộc gặp gỡ đó cho tôi một cảm giác buồn. It lâu sau, tôi có việc phải qua vùng này. Khi đi qua nhà Đinh Sơn thì thấy quanh cảnh quạnh hiu. Ngôi nhà có vết đạn và vết cháy xém. Tôi ghé một nhà cách nhà Đinh Sơn vài căn , vào xin bát nước lã. Tôi hỏi bà cụ chủ nhà:
-Thưa bà , tại sao ngôi nhà bên cạnh trông tiêu điều lại có vết đạn và vết cháy như thế? Chủ nhân ngôi nhà là ai?
Bà chủ nhà cho biết câu chuyện như sau:
-Đó là nhà của ông thầy bói Đinh Sơn. Ông có lệnh tập trung
cải tạo nhưng ông không chịu đi.. Ông cho vợ con đi ở chỗ khác. Huyện
phái hai tên lính Tây Sơn đến nhà bắt ông lên huyện trình diện. Ông cầm
dao đâm chết một tên. Tên thứ hai sợ hãi chạy ra ngoài. Giờ sau, lính
Tây Sơn kéo đến nhà ông vây chặt. Ông đóng cửa, đứng trên gác bắn súng
và cung tên sát hại vài tên. Hết tên, ông ném tạc đạn, và phóng lao.
Quân Tây Sơn bắn súng, bắn tên và phóng gươm giáo vào nhà ông. Hai bên
giao chiến một ngày. Thiên hạ kéo đến xem đông như ngày hội. Cuối cùng
ông mở tạc đạn tự sát.
Nghe tin ông mất trong một hoàn cảnh bi hùng như vậy, tôi rất buồn. Trong khi bao nhà khoa bảng và bao nhà tu hành bỏ nhân nghĩa, cúi đầu, khom lưng trước bạo quyền, Đinh Sơn là một kẻ thất phu, dám đem tính mạng tranh đấu cho tự do và chống lại kẻ ác. Riêng đối với tôi, tôi cũng vô cùng cảm kích vì tấm thịnh tình của ông. Thời buổi loạn ly, cha con không dám tin nhau, vợ chồng tố cáo nhau, bè bạn phản trắc, xóm giềng rình rập vu khống để tâng công, thế mà gặp tôi lần đầu, ông đã thật dạ tin tôi, coi như tri kỷ, kể hết chuyện lòng. Nghe đâu sau vụ Đinh Sơn tuẫn tiết, triều đình bỏ lệnh tập trung và cải tạo các thầy bói.
Nghe tin ông mất trong một hoàn cảnh bi hùng như vậy, tôi rất buồn. Trong khi bao nhà khoa bảng và bao nhà tu hành bỏ nhân nghĩa, cúi đầu, khom lưng trước bạo quyền, Đinh Sơn là một kẻ thất phu, dám đem tính mạng tranh đấu cho tự do và chống lại kẻ ác. Riêng đối với tôi, tôi cũng vô cùng cảm kích vì tấm thịnh tình của ông. Thời buổi loạn ly, cha con không dám tin nhau, vợ chồng tố cáo nhau, bè bạn phản trắc, xóm giềng rình rập vu khống để tâng công, thế mà gặp tôi lần đầu, ông đã thật dạ tin tôi, coi như tri kỷ, kể hết chuyện lòng. Nghe đâu sau vụ Đinh Sơn tuẫn tiết, triều đình bỏ lệnh tập trung và cải tạo các thầy bói.
Monday, August 12, 2013
NGUYỄN KHẮC XƯƠNG * TẢN ĐÀ
Thi sĩ Tản Đà
Tản Đà với công trình biên khảo Truyện Kiều – VHNA
24 Tháng 3 Nguyễn Khắc XươngSau khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời mà nguyên tác có tên là Đoạn trường tân thanh, đã có nhiều người khảo cứu biên soạn Kiều, từ đó mà có nhiều tập truyện Kiều với những tên gọi khác nhau, vấn đề ở đây là văn bản truyện Kiều để có thể đi tới một văn bản Kiều chính xác, gần hoặc đúng với nguyên tắc hơn cả.
Bản Nôm thuộc lớp đầu là Kim Vân Kiều tân truyện của Phạm Quý Thích cùng thời với Nguyễn Du in khắc vào năm 1830 nhưng đã thất lạc. Sau còn nhiều bản Kiều Nôm khác như Thanh tâm tài tử 1830 (có Tổng thuyết của vua Minh Mệnh), Đoạn trường tân thanh
1871 (có bài Tổng từ vua Tự Đức), bản này sau được gọi là bản Kinh gốc.
Các nhà sách ở Hà Nội như Liễu Văn Đường, Quan Văn Đường, Phúc Văn
Đường v.v… đều có in ấn những bản Kiều Nôm trong đó đáng chú ý có bản Đoạn trường tân thanh của Kiều Oánh Mậu (soạn theo bản Kinh), Quan Văn Đường in ấn (1902 – Thành Thái), bản Kim Vân kiều tân tập cũng Quan Văn Đường in (1906 – Thành Thái).
Bản Kiều Quốc ngữ đầu tiên có lẽ là bản Kim Vân Kiều truyện của Trương Vĩnh Ký (1875), Nguyễn Văn Vĩnh biên soạn Kiều năm 1912, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim có Truyện Thúy Kiều, Vĩnh Hưng Long thư quán Hà Nội xuất bản (1927). Nói chung đã có tới trên 40 văn bản Truyện Kiều được phát hiện trong đó có nhiều học giả soạn Kiều bằng chữ Quốc ngữ như Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Kim Chỉ, Nguyễn Can Mộng, Hồ Đắc Hàm, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim v.v… (trước Cách mạng).
Về văn bản học, các nhà biên khảo đều mong khôi phục lại diện mạo
chân thực của tác phẩm, các phần hiệu đính và khảo dị chính là nhằm mục
đích đó. Đó là phương pháp so sánh để phân biệt đúng sai nhằm tìm ra
chân lý, đặt ra trước bạn đọc một bản Kiều mà nhà biên khảo cho là sát
hợp với nguyên tác hơn cả.
Quyển Vương Thúy Kiều của Tản Đà nguyên là một di cảo, sau
khi nhà thơ qua đời, gia đình tìm thấy bản thảo trong một chiếc bồ, mới
đưa cho ông Vũ Đình Long, chủ nhân Nhà xuất bản Tân Dân trong một buổi
ông tới thăm gia đình. Bản thảo này mất hẳn trang cuối, còn lại đều được
đầy đủ gồm có lời tựa, phần “Nguyễn Du tiên sinh tiểu truyện” và “Mấy
lời nói về thể lệ trong quyển” rồi đến phần soạn Kiều đề là Vương Thúy
Kiều chú giải tân truyện, nhà xuất bản Tân Dân in và phát hành vào năm
1941, tới 1952 Nhà xuất bản Hương Sơn đã in lại.
Cũng như các bản Kiều khác, bản Kiều của Tản Đà cũng có hiệu đính, có
chú giải, nhưng phần đặc sắc của bản Kiều Tản Đà chính là ở các lời
bình văn, bình luận về văn chương, về từ ngữ, giúp người đọc thưởng thức
sâu hơn về tác phẩm, nhận thức thâm thúy về giá trị văn học của Truyện
Kiều – Nguyễn Du.
Với câu “Phong tình có lục còn truyền sử xanh”, Tản Đà viết: “Phong tình có lục nghĩa là có cái bản truyện phong tình, chữ có (Bản Triều Nguyễn Thạch Giang (1973) viết là cổ, bản Bùi Khánh Diễn (1851- 1912) cũng chép là cổ).
Về câu “Ngày xuân con én đưa thoi”, Tản Đà chú: “Câu này
muốn nói ngày xuân đi nhanh thấm thoắt mà nhân cảnh xuân có những con én
bay đi bay lại, cho nên đặt như đây là lời văn tả cảnh. Có bản giảng vì
cái thoi dệt cửi làm như hình con chim én, nghĩa đó thực sai”.
Như vậy cau “phong tình có lục” là hiệu đính văn bản còn câu “Ngày
xuân con én” là đính chính chú giải của một số nhà biên khảo khác.
Có chỗ chú giải mà là hiệu đính, hiệu đính mà cũng bàn tới văn lý như câu:
Sắm sanh nếp tử xe châu
Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa.
Câu này là ở đoạn có “người khách viễn phương” tìm đến với Đạm Tiên
thì nàng đã mất rồi. Khách “Khóc than khôn xiết sự tình” rồi đắp mộ cho
Đạm Tiên. Tản Đà viết ở chú: “Hai chữ “bụi hồng” đây chỉ là lời văn
lịch sự nói cái mả chôn ở bên đường. Có nhiều bản đề là “vùi nông” thời
làm mất cả vẻ hay mà lại thành ra cái tình của người khách không có
trung hậu. Như sự sai lầm đó rất có hại đến văn lý”.
Đọc Kiều mà nhận thức câu, chữ như thế thật là sâu kỹ. Quả là khách
đã “khóc than khôn xiết”, đắp mộ cho Đạm Tiên hẳn là phải có tâm hồn
đồng điệu của nòi tình, làm sao lại có thể là “vùi nông” cho được.
Về câu:
Cửa sài vừa ngỏ then hoa
Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.
Các bản Nôm cũng như Quốc ngữ đều chép “cửa sài” và chú “sài là sài
môn, xếp củi làm cửa”. Tản Đà sửa là: “Cửa ngoài…” và chú: “Cửa ngoài
tức là cửa ngăn. Chữ này có nhiều bản in là cửa sài là lầm. Vì cửa sài
là bởi chữ “sài môn” là cái cửa làm bằng củi hay nhánh tre, là cửa ngõ
của những nhà nghèo hay những người cao đạo ẩn dật chớ không phải là cái
thái độ(1) của nhà Ngô Việt thương gia”.
Về câu: “Đêm thâu khắc lậu canh tàn”, Tản Đà chú: “Câu này chữ vợi các bản đều để chữ lậu là lầm, mà chữ thâu thì có nhiều bản đề là thu.
Song cứ theo văn thế và tôi có được nghe thì chữ thâu, chữ vợi, chữ
tàn, ba chữ cùng nghĩa mà có hơi khác, nghĩa là đêm càng thâu, ngày càng
vợi, canh càng tàn. Câu đây và câu sau (Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương) thực là hai câu tả tình cảnh rất hay cho nên cần phải biện bạch. Một chữ trút ở câu dưới nghe cũng khác thường, đủ thấy chỗ dụng công của tác giả”.
Như vậy, Tản Đà vừa đính chính từ, vừa hiệu đính câu, mà cũng làm công việc bình văn luôn trong đó.
Các bản Kiều thường là chỉ làm công việc chú giải và hiệu đính mà
không có bình luận văn chương nhưng ở bản Kiều Tản Đà phần bình văn lại
là phần quan trọng với những nhận xét tinh tế, có những phát hiện độc
đáo. Một điểm đặc sắc trong các lời bình văn Kiều của Tản Đà là có lời
khen cũng có chê, không chỉ tán tụng một chiều, mà đi vào phân tích câu
và từ để có những nhận xét xác đáng. Tản Đà cho biết: “Phàm các việc
giảng giải trong bản đây cốt để tỏ cái hay khéo trong văn chương cho
được rõ chỗ tinh thần của tác giả, mà nếu có những chỗ đáng hồ nghi về
văn lý cũng xin chỉ rõ những chỗ hồ nghi ấy mong để độc giả cùng nhận
coi”.
Với lời Kiều sau khi thăm mộ Đạm Tiên:
Người mà đến thế thời thôi
Đời Phồn hoa cũng là đời bỏ đi!
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Tản Đà khen: “Mấy câu đây thật tài tình! Dùng hai chữ “người” mà
trên nói được ra Đạm Tiên, dưới nói được ra Kim Trọng, sự linh động ở
hai chữ khiến(2) là chữ “mà” và chữ “đâu”.
Về câu:
Vắng nhà được buổi hôm nay
Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng.
Tản Đà tán thưởng: Hai chữ “lòng” trong câu đây rất có màu nhiệm. Nguyên trên kia lời Kim Trọng: “Trách lòng hờ hững với lòng”,
cũng hai chữ “lòng” nói buông không mà một chữ trên nói Kiều, chữ dưới
thời nói vào mình. Cho nên trong câu đây hai chữ, chữ trên nói vào mình
mà chữ dưới nói chàng Kim, thực là giọng tri âm với nhau lắm”.
Câu:
Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh
Vẫn là một đứa phong tình đã quen.
Tản Đà nhận xét: “Chữ gã đây thật mới mà nghĩ ra không thể có đặt chữ gì hơn. Tác giả thật cũng đã tốn công” – “chữ đứa cũng mới, đi theo với chữ gã, thật hay”.
Với câu “Mày ai trăng mới in ngần”, các bản Kiều có bản
chép “Mày ải” như bản Kiều Oánh Mậu, Nguyễn Vĩnh, cũng có bản chép “Mày
xanh” như bản Bùi Kỷ. Tản Đà chép là “Mày ai” và chú: “chữ ai” trong câu
đây là nói về Kiều, trông thấy trăng đầu tháng in cái vệt cong mà tưởng
như lông mày của ai vậy.
Theo Nguyễn Văn Hoàn cho biết: “Trong báo Khuyến học số 4
(15-10-1935), Tản Đà giảng nghĩa câu thơ trên như sau: “Chữ ai trong câu
đây là chỉ vào Kiều. Thúc Sinh trông thấy “trăng mới in ngần” mà nghĩ
như cái lông mày của ai. Tứ văn giống như trong Trường hận ca, Đường Minh Hoàng nhớ Dương Quý Phi có câu: “Phù dung như điện, liễu như mi”. Tiến lên một bước nữa, Tản Đà chê bản Kiều của Bùi Kỷ chép “Mày xanh” là vô vị”(3).
Không rõ cụ Nguyễn Du viết “Mày ai” hay “Mày xanh” nhưng xét về mặt
văn tự, “Mày ai” rõ ràng hơn “Mày xanh” vì “Mày xanh” chỉ tả được cái
hình dạng, còn “Mày ai” mới tả được tâm trạng của Thúc Sinh nhớ Kiều và
cũng gợi lên hình bóng một con người.
Đoạn tả cảnh Giác Duyên dựng lều bên sông Tiền Đường để đợi đón Thúy Kiều theo lời thần mộng có câu:
Đánh tranh lợp mái thảo đường
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi.
Tản Đà khen câu tám: “Câu này lời văn rất đẹp”.
Đoạn Kiều giãi bày tâm sự với Thúy Vân, kể từ câu:
Rằng lòng đương thổn thức đầy
Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong…
Cho tới câu:
Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Tất cả là 19 câu lục bát, Tản Đà nhận xét: “Trong cả quyển Kiều,
văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như đây. Đoạn này thật lâm ly mà như
thế mới hết tình sự”.
Trong đoạn Thúy Kiều dựa thế Từ Hải báo ân báo oán có câu nói về
Kiều đón mụ quản gia nhà Hoạn Thư và sư Giác Duyên lên ngồi cạnh:
Dắt tay mở mặt cho nhìn
Hoa nô kia với Trạc Tuyền cũng tôi.
Tản Đà có một câu nhận xét bất ngờ mà thú vị: “Xem hai chữ “mở mặt”
trong câu đây, có lẽ sự ăn mặc của Kiều trong lúc ấy có chàng mạng che ở
trước mặt chăng?”.
Có lẽ chưa có ai biên khảo và đọc Kiều lại chú ý chi tiết đến tỉ mỉ như vậy.
Tản Đà có những nhận xét đột ngột rất thú vị như với câu:
Lạy thôi nàng lại chưa tường
Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi.
Tản Đà viết: “Hai chữ “nghĩa chàng” ngẫm rất buồn cười. Câu này, tác giả cũng vì cô Kiều được thế mà làm nũng”
Ý kiến Tản Đà và khái niệm “nghĩa chàng” ở đây có phần khó hiểu, tại sao lại “rất buồn cười” và “làm nũng”?
Trong những nhận xét về văn Kiều, Tản Đà không chỉ ca ngợi tán tụng
như số đông người viết về văn chương truyện Kiều, không chỉ dành cho
tác giả những dấu son khuyên đỏ thắm mà còn đặt ra những dấu hỏi, chỉ ra
những chỗ theo Tản Đà là yếu kém, là chưa hợp lý. Quả là Truyện Kiều
của Nguyễn Du cũng có những tình tiết bất hợp lý, người đọc cũng như nhà
biên khảo cứ xuôi theo mạch chuyện, dòng văn mà không để ý, nhưng Tản
Đà đã thấy và chỉ ra được. Chẳng hạn đoạn Kim Trọng thuê nhà trọ ở giáp
với nhà Thúy Kiều, Trọng lại là bạn của Vương Quan, ợ trọ đã được hai
tháng:
Nhận từ quán khách lân la
Tuần trăng thấm thoắt nay đà thêm hai.
Tản Đà nhận xét: “Nghĩa là gần hai tháng – Nhân câu này ngẫm ra
thấy có một tình sự đáng buồn cười. Kim Trọng với Vương Quan là chỗ bạn
học thân, mà Trọng đến trọ sau nhà Quan đã gầnhai tháng, hai người không
hề sang chơi nhau, mà Kim để ý ngấp nghé một sự khác. Chỗ đó nghĩ sao
cho hợp tình?”.
Quả “chỗ đó” cũng đáng cho chúng ta đặt một dấu hỏi.
Cũng một chỗ đáng hồ nghi khác, đoạn Kim Trọng tặng Kiều vài vật làm kỷ niệm:
Vội về thêm lấy của nhà
Xuyến vàng đôi chiếc, khăn là một vuông.
Tản Đà đặt một dấu hỏi: “Câu này nghĩ đáng hồ nghi, vì lẽ Kim Trọng
trong chỗ du học làm gì có “xuyến vàng” đem theo? Mà cũng không phải là
cái vật của học trò con trai thường có”.
Đọc Kiều đến như thế, rõ ràng có một sự nghiền ngẫm sâu vào tinh thần nghiêm túc cao.
Tản Đà chê câu “Chày sương chưa nện cầu Lam” theo điển
tích Bùi Hàng – Vân Anh bên Trung Quốc: “Cứ điển tích của câu này như
thế mà đây đại ý chỉ là nói chưa thực lấy nhau. Vậy thời sáu chữ đây văn
quá cầu kỳ mà một chữ “nện” nghe thấy rất nặng nề, những chỗ như đó
tưởng người xem truyện cũng nên xét”.
Trong đoạn tả Từ Hải chia tay Thúy Kiều có câu:
Trông vời trời bể mênh mông
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng giong.
Tản Đà có ý kiến: “Trong câu này hai chữ “thẳng giong” ngẫm ra chưa
được tinh tế, vì ở dưới còn có lời Kiều muốn theo. Nếu quả thật Từ đã
“lên đường thẳng giong” thời nàng còn nói sao được nữa. Cho nên như chữ
đó có thể gọi là vội lời”.
Trong các câu mà Tản Đà Phê, có một câu với một từ đã khiến Tản Đà chê trách nặng nề, đó là câu: “Xét mình công ít tội nhiều”,
lời Kiều nói về Hồ Tôn Hiến trong tiệc hạ công (mừng công) của họ Hồ.
Tản Đà phê: “Chữ “công” trong câu này nghe không được yên nghĩa; vì sự
giết Từ Hải; tự Kiều không nên nói là công”.
Ở một số Đông Pháp thời báo (Diệp Văn Kỳ – Sài Gòn), Tản
Đà viết: “Như quyển truyện Kiều của ông Nguyễn Du, sự hay không còn phải
nói nữa, song đến như câu: “Nghĩ mình công ít tội nhiều”, một
chữ “công” đó thật quá dốt! Là sao? Như Từ Hải mà chết là do nghe lời
Thúy Kiều khuyên, như Thúy Kiều mà khuyên chỉ là do cái bụng đàn bà nông
nổi. Nay đặt như câu đó thời ra Kiều lập chí lấy sự giết Từ Hải làm
công, thời Thúy Kiều không còn chút giá trị. Thúy Kiều đã không có giá
trị thời như quyển truyện Kiều đó còn hay với ai mà cảm khái với ai!
(ĐPTB số 638-1927).
Từ xưa tới nay, không một nhà bình luận văn học, biên khảo Truyện Kiều
nào đã hạ bút “phê” Kiều, chỉ ra những chỗ “yếu kém” hoặc chưa đạt
trong tác phẩm của Tiên Điền. Người đọc chỉ được thấy những lời ca tụng,
tán dương cái hay cái đẹp cái tài tình ở Kiều. Duy chỉ có một Tản Đà
đọc Kiều, biên khảo Kiều dám làm cái việc chưa ai dám làm ấy. Những ý
kiến của Tản Đà đã giúp cho người đọc có một nhận thức sâu sắc nhiều mặt
về Kiều chống lại sự sùng bái ca ngợi một chiều làm hẹp đi tầm nhận
thức và tư tưởng khi tiếp cận Kiều.
Tản Đà “phê” Kiều như ở đoạn chê chữ “công” trong câu: “Xét mình
công ít tội nhiều”, lời Kiều nói với Hồ Tôn Hiến như trích dẫn trên cũng
là biểu hiện, minh chứng cho quan điểm của Tản Đà trong thưởng thức văn
chương. Thực vậy, đây không chỉ là ý kiến của nhà thơ bất ngờ nảy sinh
khi đọc Kiều mà thuộc về quan điểm có tính lý luận, bảo đảm tinh thần
khách quan, khoa học và bảo đảm tự do tư tưởng trong thưởng thức văn
học.
Tản Đà viết về Người xem văn, nêu lên ý kiến: “…nên phải
có một cái bụng thực công bằng, nghĩa là chỉ cứ luận ở văn mà không nên
chú ý ở tên người tác giả; nếu một quyển sách, một bài văn mà tác giả là
cụ thượng, ông nghè hoặc danh nhân danh sĩ thời sẵn lòng cho là hay.
Cái tâm lý đó rất là nhu nhược mà tức là bị cái thế lực của người làm ăn
áp đảo được mình. Đã như thế thời xem đến một bài văn, quyển sách của
một người đơn thường có sẵn để một bụng coi thường. Vậy do cái bụng
không công bằng ấy mà thành ra mình tự lầm, vì có nhiều khi cái danh với
cái thực không đúng nhau mà thiên hạ kỳ văn thường ở những chỗ vô danh
vậy”. (ĐPTB).
Đoạn bình và phê từ “công” trong truyện Kiều chính là một đoạn tiếp
sau đoạn văn dẫn trên, Tản Đà “phê” Nguyễn Du cũng để minh chứng cho
quan điểm về người xem Văn của mình, đến như cụ Nguyễn Du với tác phẩm
Kiều mà còn có từ dùng chưa chính xác, còn chịu phê là “Thật quá dốt”
khi dùng từ “công” huống chi là những tác giả, tác phẩm khác.
Quan điểm thưởng thức văn chương mà Tản Đà nêu lên là khoa học và
đúng đắn, còn việc Tản Đà phê như vậy là đúng hay sai xin để các bạn đọc
Kiều cho ý kiến.
Biên khảo Truyện Kiều, Tản Đà đã tỏ ra có tâm huyết với cổ
văn, trân trọng với tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du, có như vậy mới dấn
mình vào một công cuộc khảo cứu đòi hỏi nhiều tâm và lực về một tác phẩm
văn học lớn. Tản Đà cũng cho thấy tất cả công phu, tinh thần nghiêm túc
và sự tinh thế, nhạy cảm thẩm mĩ khi biên soạn Kiều, đặc biệt là với
những câu xưa nay không ai có nhận xét gì. Tản Đà đã lật ra được những
điều cần lưu ý. Tập Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện của Tản Đà là một đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng văn học truyền thống. Cũng qua Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện chúng ta hiểu Tản Đà hơn, thấy được ở Tản Đà một nhà Nho uyên bác và một nhà thơ đầy bản lĩnh.
Chú thích:
1. Từ “thái độ” có lẽ là lỗi in sai? Nên hiểu là phong thái hay phong độ.
2. Chữ “Khiến” ở đây cũng không có nghĩa. Không rõ có phải là lỗi in sai?
3. Theo Nguyễn Văn Hoàn trong Nghiên cứu văn học số 6-1962.
Nguồn: Thông báo Hán Nôm học 1997 (tr.760-771)
Saturday, August 10, 2013
TIN THẾ GIỚI
Đảng lập 7 đoàn kiểm tra tham nhũng : Đấu đá nội bộ đang diễn ra tại Việt Nam?
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp 19/01/2011 - Reuters
Trong số các trưởng đoàn có đến hai ủy viên Bộ Chính trị là các
ông Ngô Văn Dụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, và ông Trần Đại
Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Dụ sẽ làm việc với Thanh tra Chính phủ
và Thành phố Hồ Chí Minh, ông Quang đảm nhiệm Hà Nội, Hải Phòng. Các địa
phương khác được kiểm tra là Cần Thơ, Đồng Nai, Hải Dương, Hưng Yên,
Đắc Lắc, Bình Thuận, Cà Mau, An Giang.
Riêng ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương đồng thời là Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng làm trưởng đoàn số 3, sẽ kiểm tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông Nguyễn Bá Thanh có vai trò quan trọng vì được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và tổng hợp kết quả kiểm tra để báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 30/11/2013.
Được biết Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng trước đây thuộc Chính phủ, tức do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo. Sau Hội nghị Trung ương 6, cụ thể là từ ngày 01/02/2013, ban này trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư làm trưởng ban.
Đáng chú ý là trước đó vào đầu tháng Tám báo chí trong nước đưa tin, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kết luận của Bộ Tài nguyên Môi trường và Thanh tra Chính phủ đối với các sai phạm về đất đai tại Đà Nẵng. Theo báo cáo của Thanh tra, thì thành phố Đà Nẵng đã vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất, gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng. Bộ Tài nguyên Môi trường nêu thêm một số vi phạm, và kiến nghị kiểm điểm các tập thể, cá nhân liên quan.
Ông Nguyễn Bá Thanh là cựu Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, và trước đây cũng từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Ông Thanh cũng như tân Chủ tịch Đà Nẵng hiện nay đều bác bỏ thẳng thừng các cáo buộc của Thanh tra Chính phủ, và khẳng định Đà Nẵng không sai phạm trong quản lý đất đai.
Dư luận cũng chú ý đến thông tin mới đây về việc Bộ Chính trị bổ nhiệm ông Bùi Văn Nam, Bí thư Ninh Bình làm Thứ trưởng Bộ Công an. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị điều động một ủy viên trung ương vào bộ máy chính phủ, và lại đặt vào một Bộ quan trọng là Công an, trong khi lâu nay các chức vụ Thứ trưởng là do Thủ tướng bổ nhiệm.
Người ta đặt ra câu hỏi, liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu, và cuộc tranh giành quyền lực giữa Đảng và Chính phủ ở Việt Nam lại bắt đầu gay cấn ?
Riêng ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương đồng thời là Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng làm trưởng đoàn số 3, sẽ kiểm tra Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông Nguyễn Bá Thanh có vai trò quan trọng vì được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và tổng hợp kết quả kiểm tra để báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 30/11/2013.
Được biết Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng trước đây thuộc Chính phủ, tức do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo. Sau Hội nghị Trung ương 6, cụ thể là từ ngày 01/02/2013, ban này trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư làm trưởng ban.
Đáng chú ý là trước đó vào đầu tháng Tám báo chí trong nước đưa tin, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kết luận của Bộ Tài nguyên Môi trường và Thanh tra Chính phủ đối với các sai phạm về đất đai tại Đà Nẵng. Theo báo cáo của Thanh tra, thì thành phố Đà Nẵng đã vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất, gây thất thu ngân sách trên 3.434 tỉ đồng. Bộ Tài nguyên Môi trường nêu thêm một số vi phạm, và kiến nghị kiểm điểm các tập thể, cá nhân liên quan.
Ông Nguyễn Bá Thanh là cựu Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, và trước đây cũng từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Ông Thanh cũng như tân Chủ tịch Đà Nẵng hiện nay đều bác bỏ thẳng thừng các cáo buộc của Thanh tra Chính phủ, và khẳng định Đà Nẵng không sai phạm trong quản lý đất đai.
Dư luận cũng chú ý đến thông tin mới đây về việc Bộ Chính trị bổ nhiệm ông Bùi Văn Nam, Bí thư Ninh Bình làm Thứ trưởng Bộ Công an. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị điều động một ủy viên trung ương vào bộ máy chính phủ, và lại đặt vào một Bộ quan trọng là Công an, trong khi lâu nay các chức vụ Thứ trưởng là do Thủ tướng bổ nhiệm.
Người ta đặt ra câu hỏi, liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu, và cuộc tranh giành quyền lực giữa Đảng và Chính phủ ở Việt Nam lại bắt đầu gay cấn ?
DÂN LÀM BÁO * CHẾ ĐỘ & CHIẾN TRANH
Đoan Trang & lỗ hổng xấu xí của chế độ
Tâm 8x (Danlambao)
- Mẹ nhà báo Đoan Trang, cụ Bùi Thị Thiện Căn, 73 tuổi vừa bị An ninh
sách nhiễu. Cùng vào thời điểm đó, Nguyễn Văn Thạnh cũng đã phải “làm
việc” với Công an về “giấy tờ tạm trú” nhưng nội dung lại không liên
quan đến điều đó, mà lại liên quan đến vấn đề “an ninh quốc gia”... Sự
sách nhiễu, đe dọa đó không khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên, vì đây là cái
giá mà nhiều nhà đấu tranh cho “quyền được sống trong một xã hội con
người” phải đối mặt. Nó không làm ta quên được những “buổi làm việc” và
chìa khóa tù đày với An ninh của Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi, Phạm Lê Vương
Các, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Chí Đức, Đinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh
Hằng, Nguyễn Phương Uyên, Trần Thị Nga...
Cách mà An ninh làm việc đối với những con người ở “lề dân” là sự vận
động từ: (1) khuyên nhủ/ giáo dục sang (2) đe dọa/sách nhiễu đến (3) tù
đày. Sự vận động này không khác nhiều với cách mà Đảng cộng sản Việt Nam
đã làm từ khi thành lập chính quyền 1945 cho đến nay. Nói như thế, để
biết rằng, Đoan Trang và những người cùng chí hướng với mình sẵn sàng
bước qua 3 giai đoạn trên để đấu tranh cho một tương lai - chính quyền
thực sự về tay nhân dân. Và nói như thế để chúng ta biết được, bên cạnh
yếu tố tù đày thì tuyên truyền chính trị là một yếu tố sống còn của
chính đảng Cộng sản Việt Nam, ngay cả trong thời chiến lẫn thời bình. Do
đó, cái câu của viên an ninh nói với mẹ Đoan Trang “nếu bác còn mời bạn bè của Đoan Trang đến nữa chỉ làm khổ con bác thôi” hay câu của viên an ninh nói với Nguyễn Văn Thạnh “mày ghi âm để lột sao tao à” cũng chỉ là sự thể hiện về sự sống còn đó mà thôi.
Nhưng trên hết, một cánh cửa tù đày được mở rất rộng cho những ai dám
“chống đối Đảng, chính quyền nhân dân” cũng mang theo cả tương lai. Vì
cùng một cánh cửa, nó có thể quá rộng cho một vài cá nhân đơn lẻ, nhưng
sẽ trở nên chật chội và trở thành một môi trường phản tác dụng, thúc đẩy
nhanh cho sự sụp đổ chế độ khi càng nhiều người sẵn sàng bước bước qua
giai đoạn khuyên nhủ/giáo dục; đối mặt với giai đoạn đe dọa/sách nhiễu
và sẵn sàng bước vào cánh cửa đó. Bởi khi đó, niềm tin của sự đấu tranh,
và liên kết của những cá nhân đấu tranh đã thực sự lan tỏa. Điều này
đang dần được minh chứng rõ ràng trong thời gian qua.
Đó là khi sự đấu tranh đang ngày một lan tỏa nhanh và sâu hơn vào các tầng lớp xã hội, cái vũ khí hữu hiệu nhất gầy dựng và duy trì chế độ là “sự tuyên truyền” đang ngày càng mất tác dụng, chế độ dần chuyển mình thành một chế độ công an trị (giai đoạn gần như cuối cùng của chế độ Cộng sản). Điều này ngày càng được khẳng định với việc, chính quyền cho ra Nghị định số 87/2013/NĐ-CP quy định chế độ chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an Nhân dân (có hiệu lực ngày 14/09/2013); tiếp đó Bộ Công An tiến hành gắn sao tướng cho 8 người (trong đó có ông Đỗ Hữu Ca, Giám Đốc Công An Hải Phòng).
Gần đây nhất là vào ngày 06/082013, ông trung tướng tình báo Bùi Văn Nam được điều động trở lại làm thứ trưởng ở Bộ Công an và mở đường trở thành Bộ trưởng Công an trong tương lai không xa đã khiến cho “khiên và kiếm” ngày càng gắn chặt về mặt quyền lợi với Đảng Cộng sản theo kiểu “cộng sinh”. Lớp người (Công an) ngày càng đặc quyền đặc lợi và làm mọi cách để gây dựng niềm tin người dân bằng cách cố gắng bịt lại những lỗ hổng to lớn về sự lụn bại kinh tế, sự đấu đá chính trị ở thượng tầng và một xã hội đang suy đồi bên cạnh chiêu bài đe dọa/cầm tù...
Đó là khi sự đấu tranh đang ngày một lan tỏa nhanh và sâu hơn vào các tầng lớp xã hội, cái vũ khí hữu hiệu nhất gầy dựng và duy trì chế độ là “sự tuyên truyền” đang ngày càng mất tác dụng, chế độ dần chuyển mình thành một chế độ công an trị (giai đoạn gần như cuối cùng của chế độ Cộng sản). Điều này ngày càng được khẳng định với việc, chính quyền cho ra Nghị định số 87/2013/NĐ-CP quy định chế độ chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an Nhân dân (có hiệu lực ngày 14/09/2013); tiếp đó Bộ Công An tiến hành gắn sao tướng cho 8 người (trong đó có ông Đỗ Hữu Ca, Giám Đốc Công An Hải Phòng).
Gần đây nhất là vào ngày 06/082013, ông trung tướng tình báo Bùi Văn Nam được điều động trở lại làm thứ trưởng ở Bộ Công an và mở đường trở thành Bộ trưởng Công an trong tương lai không xa đã khiến cho “khiên và kiếm” ngày càng gắn chặt về mặt quyền lợi với Đảng Cộng sản theo kiểu “cộng sinh”. Lớp người (Công an) ngày càng đặc quyền đặc lợi và làm mọi cách để gây dựng niềm tin người dân bằng cách cố gắng bịt lại những lỗ hổng to lớn về sự lụn bại kinh tế, sự đấu đá chính trị ở thượng tầng và một xã hội đang suy đồi bên cạnh chiêu bài đe dọa/cầm tù...
Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời của Mạng lưới Blogger Việt Nam chống lại
điều 258, và một quy trình đấu tranh sát với thực tiễn khi sự đấu tranh
đó gắn với sự tìm kiếm hỗ trợ từ bên ngoài của Đoan Trang, bạn bè và
những người khác đã đấu tranh chính trị một cách trực diện với nó. Điều
này khiến cho việc bưng bít những lỗ hổng xấu xí của chế độ trở nên hoài
công. Sự ra đời của Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tuyên bố 258 cũng cho thấy điều kiện về sự đấu tranh vững chắc hơn đã xuất hiện trong thực tiễn như nhà báo Phạm Chí Dũng đã nhận nói: “Không
nên bị lệ thuộc vào bất cứ phe phái “nội bộ” nào, mà chỉ phản biện và
tranh đấu cho tất cả những gì thuộc về quyền lợi của nhân dân - dĩ nhiên
là nhân dân bao gồm người nghèo và theo nghĩa đa số.”
Nghĩa là, đã có một tiếng nói chung nhất (chống lại điều 258, giành lại quyền tự do, dân chủ thực sự), một sự đấu tranh có đường lối nhất (tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài), có tính liên kết cao nhất (chấp nhận sự tù đày). Tất cả là tranh đấu cho quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đáng được hưởng trong tương lai.
Nghĩa là, đã có một tiếng nói chung nhất (chống lại điều 258, giành lại quyền tự do, dân chủ thực sự), một sự đấu tranh có đường lối nhất (tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài), có tính liên kết cao nhất (chấp nhận sự tù đày). Tất cả là tranh đấu cho quyền lợi mà nhân dân Việt Nam đáng được hưởng trong tương lai.
“Cây tự do được ươm mầm từ máu của người đấu tranh tự do & kẻ bạo tàn”.
Vì thế, xin thông báo với Bộ Công an và những quan chức cộng sản bất
lương tri đang dùng lời đe dọa/ sách nhiều và tù đày làm “tấm khiên chế
độ” rằng: “Chúng tôi sẽ đấu tranh trực diện tới cùng” - “Chúng tôi không đùa đâu!”.
DÂN LÀM BÁO * GIA ĐÌNH NGUYỄN BẮC TRUYỀN & CAC BOLOGGERS
Tin khẩn: CA khủng bố gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển sau cuộc gặp với Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
CTV Danlambao
- Chiều nay, 10/8/2013, cơ quan CA TP.HCM đã huy động lực lượng kéo đến
bao vây và khủng bố gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển tại Sài Gòn. Hành
động sách nhiễu của CA diễn ra ngay sau buổi làm việc giữa anh Nguyễn
Bắc Truyển và đại diện Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ vào chiều cùng
ngày.
Khi bản tin này đang được đưa lên, trước cửa nhà riêng của gia đình anh
Truyển (số 29, đường 42, quận 4, Sài Gòn) đã xuất hiện nhiều viên an
ninh thường phục chốt chặn. Tình hình đang hết sức căng thẳng, không
loại trừ khả năng CA sẽ ra tay ngay trong đêm nay.
Anh Nguyễn Bắc Truyển năm nay 45 tuổi, là một tù nhân lương tâm từng bị
kết án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước
XHCN'. Anh Truyển cũng là tác giả của nhiều bài viết được đánh giá rất
cao trên Danlambao, nội dung kêu gọi dân chủ, nhân quyền và lên tiếng
cho các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong chế độ lao tù CS.
Trao đổi với CTV, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết: Theo lịch hẹn, lúc
14h30 chiều nay, 10/8/2013, anh Truyển có buổi gặp và làm việc với phái
đoàn thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, gồm có:
- Ông Hunter M. Strupp, Chuyên gia phân tích Chính sách Châu Á, Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
- Bà Janice V. Kaguyatan, Tham mưu Trưởng cho Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
- Bà Joan O’Donnell Condon, Thành viên giúp việc cao cấp của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
Và một số viên chức sứ quán Hoa Kỳ, tổng cộng phái đoàn gồm 6 người.
Buổi làm việc kéo dài hơn 2 tiếng, với nội dung rất rộng bao gồm các vấn
đề liên quan đến việc thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam. Đồng thời,
thông tin về việc nhà cầm quyền CS gia tăng đàn áp, bỏ tù các blogger,
vi phạm các quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận (nghị định 72) cũng đã
được mang ra bàn thảo.
Tường thuật buổi tiếp xúc với phái đoàn Hoa Kỳ, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết vắn tắt:
“Chúng ta không bao giờ tin nhà cầm quyền CS VN hứa hẹn bất cứ điều gì.
Trong buổi làm việc hôm nay với phái đoàn Hoa Kỳ, tôi đã khẳng định
rằng: một khi các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm còn bị giam giữ
thì tôi không bao giờ tin nhà cầm quyền sẽ cải thiện về vấn đề nhân
quyền.
Điều kiện tiên quyết là phía nhà cầm quyền phải thả tất cả các tù nhân
chính trị, tù nhân tôn giáo. Thứ hai là không được tiếp tục, sách nhiễu,
bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Nếu thả một, hai người mà bắt
thêm chục người khác thì cũng vô nghĩa”.
Là một cựu tù nhân lương tâm, anh Nguyễn Bắc Truyển nói lên quan điểm
của mình: “Chúng tôi không bận tâm đến chuyện ra tù sớm, họ tuyên án bao
nhiêu thì chúng tôi sẽ ở bấy nhiêu. Nhà cầm quyền CS không được lấy
những người tù nhân lương tâm để mang ra thương thảo. Chúng tôi chấp
nhận sẽ ở tù đến những ngày cuối cùng”.
Buổi làm việc với phái đoàn Hoa Kỳ kết thúc lúc khoảng 5 giờ chiều cùng
ngày, khi anh Nguyễn Bắc Truyển chuẩn bị ra về thì phát hiện rất đông an
ninh thường phục đứng chờ sẵn bên ngoài điểm hẹn. Đồng thời, một chiếc
xe chờ sẵn nhằm phục vụ cho âm mưu bắt người, đứng bên cạnh là những
gương mặt ác ôn quen thuộc của cơ quan an ninh TP.HCM, có cả 'sếp lớn
lẫn sếp nhỏ'.
Ngay lập tức, anh Truyển đã cẩn thận quay vào thông báo với phái đoàn
Hoa Kỳ về những động thái mới xảy ra. Hai viên chức chính trị sứ quán
Hoa Kỳ liền gọi điện thoại đến các nơi để can thiệp. Hành động theo dõi,
đe dọa của cơ quan CA TP.HCM diễn ra ngay trước mắt đại diện phái đoàn
Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Sau khi thông báo xong, anh Truyển lên taxi ra về, bất chấp vòng vây
theo dõi dày đặc của an ninh CS. Khi về đến nhà, trước cửa nhà mẹ ruột
của anh Truyển đã có đến 5 an ninh thường phục chờ sẵn để chốt chặn và
theo dõi. Tình hình có thể sẽ nghiêm trọng hơn trong tối nay.
Anh Nguyễn Bắc Truyển
danlambaovn.blogspot.com
Mạng lưới Blogger Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Front Line Defenders
Mạng lưới Blogger Việt Nam - Trong thời gian hơn 1 tuần qua, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBV) đã liên tục gặp gỡ, và trao Tuyên Ngôn 258
đến với đại diện Hội đồng Nhân quyền LHQ và các Tổ chức nhân quyền,
truyền thông quốc tế. Loạt bài sau đây, được đăng tải trong những ngày
sắp tới, tường thuật lại những buổi tiếp xúc này.
Buổi gặp gỡ với tổ chức Front Line Defenders
Vào lúc 4 giờ chiều ngày 1 tháng 8, tại Bangkok - Thái Lan, các đại diện của MLBV gồm có các blogger Phạm Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Thảo Chi (Sài Gòn), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng), Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội) đã gặp gỡ với đại diện của Front Line Defenders (FLD) tại văn phòng của Prachathai - tờ báo đối lập hàng đầu ở Thái Lan.
Các blogger Việt Nam đã trình bày với tổ chức nhân quyền này tình hình
tự do thông tin ở trong nước, sự đàn áp leo thang đối với các blogger,
người viết - điển hình là việc bắt giam mới nhất đối với blogger Trương
Duy Nhất, Đinh Nhật Uy và nhà văn Phạm Viết Đào.
Nội dung trao đổi cũng xoay quanh Điều 258, những vi phạm nhân quyền
được biến thành luật định cũng như mục đích của cuộc vận động xóa bỏ
điều luật này của blogger Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang xin được
là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - nhiệm kỳ
2014-2016.
Blogger Nguyễn Lân Thắng và Đoan Trang |
Song song với việc trình bày Tuyên bố 258,
đại diện các blogger Việt Nam cũng đã thảo luận với FLD về sự hợp tác
lâu dài trong tương lai để cùng nhau cải thiện tình trạng nhân quyền tại
Việt Nam. Cụ thể là hỗ trợ blogger Việt Nam trình hồ sơ lên các quy chế
kiểm xét nhân quyền của LHQ và tổ chức các khóa đào tạo về an toàn
thông tin cho giới blogger Việt Nam.
Nhân dịp này đại diện của FLD cũng đã trình bày những hoạt động của FLD
trong thời gian qua liên quan đến Việt Nam. FLD cũng bày tỏ sự quan tâm
sâu sắc đến trường hợp của blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đã bị đánh đập
vì tham gia Dã ngoại Nhân quyền và phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân
Quyền và hiện vừa mới nhập viện vì tình trạnh sức khỏe suy yếu do hậu
quả của những trấn áp vừa qua của công an.
Đại diện của FLD đã hứa sẽ chính thức đưa ra tuyên bố phản đối điều luật
258 và vận động các tổ chức nhân quyền quốc tế khác cùng lên tiếng.
Đồng thời FLD sẽ nghiên cứu và tổ chức những khóa học về an toàn thông
tin dành cho các blogger Việt Nam.
Front Line Defenders
là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001 với mục tiêu chính
yếu là bảo vệ những người hoạt động, tranh đấu cho nhân quyền trên thế
giới đang gặp những đe dọa.
Trong thời gian qua, FLD đã hoạt động chặt chẽ với 1 số blogger Việt Nam
nhằm trao đổi thông tin, trình bày với thế giới những vi phạm nhân
quyền tại Việt Nam, và hỗ trợ một số blogger bị hành hung và gặp khó
khăn trong việc chữa trị.
Buổi trao đổi đã diễn ra trong không khí thân tình. Đại diện của FLD rất
vui mừng vì có cơ hội trực tiếp gặp gỡ blogger Việt Nam và ngược lại
các bạn trẻ cũng rất phấn khởi khi có cơ hội đại diện các bạn bè blogger
để nói lên tiếng nói chung. Qua cuộc gặp, hai bên nắm rõ tình hình hoạt
động của nhau, thống nhất với nhau về tình trạng vi phạm nhân quyền ở
VN, hứa giúp đỡ nhau để thúc đẩy, cải thiện tình hình nhân quyền cũng
như những hoạt động tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận của blogger Việt
Nam.
Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục tường trình những buổi tiếp xúc vừa qua với các tổ chức quốc tế khác.
No comments:
Post a Comment