Wednesday, August 22, 2012
THƠ SONG NGỮ
MÓN QUÀ VU LAN
mở cuốn an bum nhìn thấy mẹ
bóng mẹ năm nào nay đã xa
đêm nằm nghe gió lùa thao thức
đêm nằm nghe gió lùa thao thức
mưa gõ vào tim nỗi nhớnhà
đời sống hôm nay đầyđủ lắm
mà con không mẹ, chẳng còn cha
ngày xưa con sống ngu ngơ vậy
mà con không mẹ, chẳng còn cha
ngày xưa con sống ngu ngơ vậy
giờ biết thương yêu thiếu mẹ già
mẹ đã rađi thời khó nhọc
quê nghèo nặng trĩu gánh bôn ba
quê nghèo nặng trĩu gánh bôn ba
sắn khoai nuôi mẹ ngày sau cuối
con mắc tù lao phải vắng nhà
con mắc tù lao phải vắng nhà
gian khó một đời cha mẹ gánh
ơn dày nghĩa nặng chẳng phôi pha
mẹ ơi sầu tũi đường xa xứ
xin gửi hôm nay một chút quà ?
ơn dày nghĩa nặng chẳng phôi pha
mẹ ơi sầu tũi đường xa xứ
xin gửi hôm nay một chút quà ?
tháng bảy Vu Lan mùa báo hiếu
âm dương cách trở mấy đường xa
nén nhang ngọn nến lung linh gió
chẳng khóc mà sao mắt lệ nhòa
MẠC PHƯƠNG ĐÌNH
MY VU LAN PRESENT
I gazed in the album at my dear Mom’s picture
And realized that now is so far-off her figure
I listened to the rain as if on my heart flick
And realized that now is so far-off her figure
I listened to the rain as if on my heart flick
The wind blow making me agitatedly nostalgic
Although is abundant my current subsistence
Neither my Mom nor my Dad stays in existence
As a child I was so dull being by Mom kissed
Neither my Mom nor my Dad stays in existence
As a child I was so dull being by Mom kissed
Now that I know whom to love, Mom is missed
Mom departed this life during a difficult time
Scurrying beneath the burden in our poor clime
Scurrying beneath the burden in our poor clime
Until your last days on manioc hand to mouth
While I was in prison as a “puppet” of the South
While I was in prison as a “puppet” of the South
Such a hard period Dad and Mom bore your part
That feeling of gratitude I bury deep in my heart
Dear Mom please accept from this sad son adrift
On this commemorative day my little humble gift
That feeling of gratitude I bury deep in my heart
Dear Mom please accept from this sad son adrift
On this commemorative day my little humble gift
Vu Lan mid-seventh month, the filial duty event
Between life and death how far to suffer torment
Joss-sticks and candles spark, the wind uprears
I don’t cry but why my eyes get wet with tears
Translation by THANH-THANH
THƠ NGUYÊN THẠCH
Về đâu con nước
Viết bởi Nguyên Thạch |
Trót sinh ra giữa thời ly loạn Đêm giật mình rền động vẳng tiếng bom Sáng ra xem xác người nằm cong chết Mìn nổ tung không nhận bởi mất đầu. Dạo hòa bình Tưởng mình không còn sợ Nhưng càn khôn lại chứa lắm chữ ngờ Chiếc bánh vẽ Đầy hương thơm mật ngọt Bao tháng ngày mụ mị kẻ ngu ngơ. Xót phận số đọa đày dân tôi mãi Đất ngàn năm dài chuỗi lịch sử buồn Đời tái diễn... Ngàn năm xưa nô lệ Ngàn năm sau còn đó dấu vết hằn Bài học quý… khuôn vàng lời mẹ dạy Quan nước tôi chưa thuộc lớp vỡ lòng Chưa hiểu thấu... hiểm thâm nòi phương Bắc Còn u mê Ve vuốt mớ chữ vàng! Thương dân Việt… đàn gà con mất mẹ Bởi cáo tinh đã hiện rõ nguyên hình Chạy nhốn nháo mong tìm nơi ẩn núp Đêm ma trơi nanh vuốt mãi rập rình. Chiều ra biển Đêm đen nghe mẹ hát Niềm oan khiên cho một lũ vô tình Trừng mắt biếc suốt trùng dương trùng ngát Lạc tầm xa hụt hẫng khối tội tình Về đâu hỡi? Đường tương lai mờ dấu Đau dân tôi Dài năm tháng khốn cùng Ngày nối tiếp ngập chìm trong đại nạn Hỏi còn chăng? Một giòng giống anh hùng. Nguyên Thạch |
GS.NGUYỄN VĂN PHÚ * LỄ VU LAN
Lễ VU LAN
Giáo Sư Nguyễn Văn Phú).
Trong lịch ta, rằm tháng giêng là tiết Thượng Nguyên, rằm tháng bảy là tiết Trung Nguyên, rằm tháng mười là tiết Hạ Nguyên. Đối với Phật tử thì rằm tháng giêng là một ngày lễ quan trọng, vì thế mới có câu: Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng. Còn ngày rằm tháng bảy cũng là một ngày lễ quan trọng, đó là ngày lễ Vu-Lan. Rằm tháng mười không có lễ nào của đạo Phật nhưng lại là một ngày lễ lớn của dân Việt Nam ta, gọi là lễ cơm mới.
Vu-Lan do chữ Vu-Lan-Bồn nói ngắn. Chữ Phạn Ullambana phiên âm thật sát là ô-lam-bà-na, phiên âm gần đúng là vu-lan-bồn. Chữ ấy có nghĩa là cứu các vong linh ra khỏi nạn khổ bị treo ngược.
Hôm nay, rằm tháng bảy, chúng ta tụng Kinh Vu-Lan, nhờ đó chúng ta biết nguồn gốc lễ Vu-Lan là do chuyện ngài Mục-Liên cứu mẹ. Ngài Mục-Liên là một đại đệ tử của đức Phật, là bậc thần thông đệ nhất. Ngài thấy mẹ bị đọa thành quỉ đói, khổ sở vô cùng, Ngài muốn cứu mẹ mà không nổi nên về cầu cứu đức Phật. Đức Phật dạy phải nhờ sức chú nguyện của chư tăng, nhân ngày tán hạ tức là ngày rằm tháng bảy, thì mới đủ thần lực. Do đó, mẹ ngài được giải thoát. Phật dạy thêm : mỗi năm, đến ngày rằm tháng bảy, hãy kính thỉnh chư tăng lập đàn để cứu khổ cho tổ tiên cha mẹ bảy đời.
Nhờ tụng Kinh Báo Hiếu, chúng ta biết thêm rằng, rằm tháng bảy lại chính là ngày báo ân cha mẹ còn hiện tiền hay đã quá vãng. Trong Kinh Vu-Lan, chúng ta biết rằng: thỉnh được chư đại đức tăng ni là những vị
Đều trì giới rất thanh rất tịnh,
Đạo đức dày, chánh định chân tâm,
thì
Hiện tiền phụ mẫu của người
Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn.
Tam đồ khổ luôn luôn ra khỏi,
Cảnh thanh nhàn cũng lại tự nhiên.
Như còn cha mẹ hiện tiền,
Nhờ ơn cũng được bách niên thọ thời,
Như cha mẹ bảy đời quá vãng,
Sẽ hóa sanh nơi sáng, thiên cung...
Vậy, rằm tháng bảy là ngày để Phật tử tỏ lòng hiếu kính, biết ơn cha mẹ và tổ tiên.
Tại sao chúng ta thấy lễ Vu-Lan mang thêm ý nghĩa nữa là cúng cô hồn? Một tài liệu cho biết rằng đó là do truyện ngài A-Nan, thị giả của đức Phật, cung cấp đồ ăn cho các quỷ đói. Theo truyện ấy thì ngài A-Nan gặp một con quỷ đói tên là Diệm Khẩu (có nghĩa là miệng phun lửa) xấu xí, gày gò, cổ rất nhỏ. Nó bảo ngài rằng ngài sắp chết nhưng nếu ngài cho tất cả lũ quỷ đói ăn uống no nê thì ngài sẽ thọ mạng lâu dài và chính quỷ ấy được lên trời. Ngài A-Nan về trình với đức Phật, đức Phật ban cho ngài A-Nan một thần chú, nhờ đó mà tất cả quỷ đói được no đủ và chúa quỷ cầm cờ do đức Phật ban cho để dẫn các cô hồn đã được xá tội, lên tịnh độ.
Trong bài Văn tế Thập loại chúng sinh, đại văn hào Nguyễn Du đã đề cập đến việc dựng đàn giải thoát cho mười loại chúng sinh đau khổ : 1/ Vua chúa bị giết. 2/ Quí nữ liều thân. 3/ Tể thần thất thế. 4/ Đại tướng bại trận. 5/ Ham giàu chết đường. 6/ Ham danh chết quán. 7/ Buôn bán chết xa. 8/ Binh lính chết trận. 9/ Kỳ nữ cô đơn. 10/ Chết do nghèo nàn tai họa.
Kiếp phù sinh như bào, như ảnh,
Có câu rằng vạn cảnh giai không.
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi ...
Vào ngày này, các chùa còn tổ chức phóng sinh, tức là thả chim, thả cá cho chúng được tự do. Lại còn tổ chức thí thực cho bà con nghèo ăn một bữa no nê.
Xưa kia, nước ta có tục thả thuyền giấy trên sông vào đêm rằm tháng bảy, thuyền cắm cờ, trên đó lại có các hình nhân, với ý nghĩa là những tướng và quân giương cờ của Phật, dẫn các cô hồn vượt qua bể khổ.
Phần cuối bài cúng cô hồn có mấy câu sau đây :
Cháo cơm dù có ít nhiều,
Ăn uống đều cùng thong thả.
Tụng chân ngôn, ít biến nên nhiều,
Niệm bí chú, không mà có cả.
Chẳng được cậy lớn mà tranh bé,
Nữa lại còn mắc chữ tham sân.
Đã quy y cải dữ làm lành,
Thì xá ở cho lòng hỷ xả.
Trước đã răn giải thoát một lời,
Sau lại bảo Tâm kinh bát nhã.
Tìm về đất Phật nghỉ ngơi,
Vâng hộ mọi người hỉ hả.
Phúc đẳng hà sa,
Khương lưu ròng rã. Cẩn cáo.
Nhớ lại khi còn ở trong nước, đồng bào chúng ta cúng tháng bảy rất lớn, không bắt buộc làm lễ đúng vào ngày rằm mà bất kỳ ngày nào trong tháng bảy, các tư gia và nhất là các xưởng máy, tiệm buôn, nhà hàng ... không khi nào thiếu.
Đối với các vị xuất gia thì mỗi năm khai hạ vào rằm tháng tư và tán hạ vào rằm tháng bảy. Mỗi khi xong một khóa hạ (ba tháng an cư kiết hạ) thì các ngài thêm một tuổi đạo, vì thế ngày rằm tháng bảy đối với các ngài là một ngày vui, gọi là hoan hỷ nhật. Chính vào ngày này, khi còn đang hội đông đủ tại đạo tràng, các ngài tuân theo lời Phật dạy, hợp lời chú nguyện để làm lễ Vu-Lan vì lợi ích của tất cả, người đã khuất và người còn hiện tiền.
Hôm nay, Phật tử chúng ta lên chùa lễ Phật, cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ [Cửu huyền: đời mình + bốn đời trước mình + bốn đời sau mình. Thất tổ: kể từ ông nội của mình lên sáu đời nữa], cầu an cho phụ mẫu hiện tiền, ... chúng ta có thể học được những điều gì?
Thứ nhất là chúng ta, và đặc biệt là các bạn trẻ, nên thực hành những bổn phận làm con và làm cháu của mình mỗi ngày mỗi chu đáo hơn; các bạn trẻ nên biết rằng không thiếu gì người lớn tuổi cho đến giờ phút này vẫn tha thiết nhớ cha nhớ mẹ, và thường ân hận rằng lúc cha mẹ còn sống, mình chưa hầu hạ chăm nom đến nơi đến chốn.
Thứ nhì là luôn luôn nghĩ rằng chúng ta và toàn thể chúng sinh liên hệ chằng chịt với nhau, tất cả là một, một là tất cả, cho nên thực hành từ bi hỷ xả đối với chúng sinh cũng là thực hành từ bi hỷ xả đối với chính chúng ta. Nếu khung cảnh cõi ta-bà này mà tốt hơn, đẹp hơn, thì tất cả đều cùng hưởng.
Thứ ba là nên suy ngẫm về cảnh địa ngục. Nghe thì xa xôi quá, huyền bí quá nhưng sự thật thì hàng ngày chúng ta thấy bao nhiêu là cảnh địa ngục trên trái đất này, hoặc cảnh địa ngục xung quanh chúng ta, và có khi cảnh địa ngục ở ngay bên cạnh chúng ta nữa. Cái thứ địa ngục trần gian ấy không do ai bày ra cả mà lại do con người tạo ra, cũng có thể do chính chúng ta tạo ra không chừng! Suy xét cho cùng, mọi cảnh địa ngục ấy bắt nguồn từ cái tâm ác, từ tham sân si mà ra. Đạo Phật có mặt nơi đây để giúp chúng ta chiến thắng ba độc ấy, xóa cảnh địa ngục trần gian, tiến lên tự giải thoát ra khỏi mọi khổ đau.
Nhân ngày hoan hỷ hôm nay, toàn thể Phật tử kính mừng Hòa Thượng, chư Đại đức Tăng, Ni thêm một tuổi hạ và kính chúc quý ngài Phật đạo sớm viên thành.
Kính chúc quý vị và quý đạo hữu tâm bồ đề kiên cố, chí tu học vững vàng, thân tâm thường an lạc. □
Giáo Sư Nguyễn Văn Phú
NGƯỜI SỐNG OAN KHIÊN
OAN KHUẤT TRÙNG TRÙNG
Theo: Báo Tổ Quốc
Hãy
nhìn kỷ đi! Đây là chị Thương, nội nhân anh Đoàn Văn Vươn đang lầm lủi,
nâng niu chiếc bàn thờ gia tiên, vớt lên từ ao đầm tù đọng. Chúng, bọn
chúng, loài lang sói, cường hào, không còn chút lương tri, nhẫn tâm phá
nát căn lều, nơi trú sương che nắng nhỏ nhoi do cả nhà dựng tạm ngay
trên chính đất đai của mình tự tay khai phá! Chúng, bọn “ Chỉ biết còn
đảng, còn mình” giẩm đạp, tung hê cả bàn thờ tổ tiên, chẳng kể gì nhân
nghĩa, đạo lý! Nỗi đau nầy đâu phải chỉ riêng nhà họ Đoàn, Vinh Quang,
Tiên Lãng. Nỗi đau nầy xúc phạm cả những ai còn chút lòng lân mẫn,
“thương người như thể thương thân” đạo lý dân tộc.
Bọn súc vật, mặt người, dạ thú hãy đợi đấy! Ống cống Lybia đang chờ đợi chúng bây!
Đã hơn một tháng trôi qua, Đào Văn Toại vẫn đang nằm điều trị.
Anh Toại tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công nghiệp, mới đi nghĩa vụ
quân sự về được một năm, nghĩa là bản thân là cựu bộ đội. Ngày
2/11/2011, nhà cha mẹ anh là tiệm mua bán vật liệu xây cất thuộc quận 2,
Thành Hồ bị cường quyền cưởng chế theo dự án mở rộng xa lộ Hà Nội. Anh
ra quỳ lạy bọn ưng khuyển van cầu,” Xin hoãn cho vài ngày để em đi kêu
bạn cựu bộ đội tới giúp tháo gở nhà cửa, dời đồ đạt!” Lời kêu xin não
nuột chúng bỏ ngoài tai, xô đẩy ông bà già tránh ra để chúng xông vô dở
nhà. Quá ức lòng, anh thanh niên Toại đành đổ chai xăng, tự thiêu, phản
đối cường quyền!
Thảm thương cho anh Toại! VN xã nghĩa đâu phải là Tunisia! Bọn
chúng nó là cọng sản làm vua tập thể chớ không phải là anh độc tài Ả rập
Ben Ali.
Trên đây là 2 trường hợp tiêu biểu về nạn cào nhà, cướp đất, cướp
đầm, tuyệt đường sinh sống. Từ Bắc Giang kéo dài tới Miền Tây Nam bộ,
hàng ngàn, hàng vạn nỗi oan khiên như vậy, nào ai biết, ai hay?! Riêng
khu vực Thủ Thiêm, Saigon có đến 26,000 ngôi nhà đang bị án tử chờ đao
phủ cướp ngày trảm quyết. Hiện tại đã có mấy ngàn gia đinh mất nhà, mất
nghiệp như Vươn-Toại!!!
Bây giờ là những oan ức vì người th
ân bị phỉ quyền “Chỉ biết còn đảng, còn mình” bức tử
Trịnh Thị Kim Tiến (con ông Trịnh Xuân Tùng)(bên phải), Nguyễn
Thị Thanh Tuyền (vợ Nguyễn Công Nhựt) (giữa), và mẹ nạn nhân Nguyễn Công
Nhựt đứng trước trụ sở Tòa án Hà Nội đòi công lý cho người thân
Cô gái nhỏ Kim Tiến, thuở cha còn sanh tiền, chỉ biết lo ăn học,
sống hồn nhiên. Bỗng đâu đất bằng nổi sóng, cha bị cường hào bức tử! Giờ
đây, mang di ảnh cha đi tìm cầu công lý. Nét mặt đau thương nhưng đôi
mắt nhìn đăm đăm, cương nghị, tỏ ý quyết không lùi bước.
Chị Thanh Tuyền thời cũng vậy. Chỉ vì học đòi câu luân lý truyền
thống,” Gái thời tiết hạnh là câu trau mình” mà chồng chết oan, chết ức!
Nông nỗi nầy biết tỏ cùng ai?!
Chỉ thương cho mẹ già của anh Công Nhựt! Từ đây tuổi già hiu hắt chỉ biết cậy dựa nàng dâu hiếu thảo.
Ba người phụ nữ trẻ, già dắt díu nhau tìm cầu công lý. Công lý nào
đây khi đảng quyền là luật?! Chừng nào còn đảng quyền, oan khiên không
bao giờ giải được!
Trên đây là chuyện oan ức của người thân. Dưới đây là nỗi uất hận tự bản thân.
Bùi Thị Minh Hằng là ai?
Người phụ nữ đang uất ức, giang tay kêu gào các đồng bạn biểu tình
chống giặc Tàu xâm lăng mấy tháng liền suốt mùa hè năm trước! “Ánh trăng
sáng” ngày nay ai nhẫn tâm đem giam nhốt nơi ngục tối?! Là lũ cường
quyền lang sói, bạo chúa thời đại. Chúng hành xử vô pháp, vô thiên.
Trong lịch sử nước nhà cả và thế giới, không có nơi đâu bắt phạt tội
người yêu nước biểu tình chống xâm lăng! Hai mươi bốn tháng “giáo dục
cải tạo” không cần xét xử, không cần phán quyết là độc đoán, độc quyền,
là luật thảo khấu, luật rừng của đảng quyền man rợ.
Oan trái chập chùng nay biết tính lẽ nào? Thì đây:
Tháp đôi 33 tầng Hà Nội đang phát cháy
Đây là điềm báo hiệu ngày ơn đền, oán trả.
Dẩu người làm hay trời phạt, ý nghĩa vẫn như nhau!
Và đây nữa, đòn trừng phạt kẻ ác ôn:
Đây là căn nhà lầu của trùm công an Thái Nguyên bị nổ tan tầng trệt.
Dẫu là do xã hội đen làm vì lý do tranh ăn hay là đòn trừng trị của
anh hùng, hão hán đều cũng đáp ứng câu: “ Bạo lực kêu gọi bạo lực. Máu
kêu gọi máu.”
Xã hội Việt Nam ngày nay oan trái chập chùng, tang thương như thế!
Nếu không biết cùng nhau toan liệu, ngày một ngày hai càng đổ nát, vô
phương xoay trở! Hãy cùng nhau vùng lên tự cứu!
Nguyễn Nhơn
19-2-2012
KÝ NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
Cảm tưởng về ngày 30/4
|
|
Tháng 4/1975 với quá lắm những cuộc đời mất mát thương
đau. Hơn 3 triệu những người con từ hai phía anh em có chung một Mẹ Việt
Nam đã bỏ mình lãng phí hiến dâng. Trên 600 ngàn người chết không một
nấm mồ vùi sâu dưới biển đông và hải tặc, cho những khát vọng không cùng
của tự do. Cả 300 ngàn người thất trận trong chớp nhoáng một tháng đã
lãnh đòn thù, cho những cấm cố tù đày hoặc biền biệt rừng sâu.
Danh sách giết người vẫn còn dài dài, mà chúng ta vẫn
chưa sắm nổi cái quan tài để đậy nắp bè lũ “trời không tha, đất không
dung” này. Vâng, vẫn còn dài, vượt xa cả những con số tàn độc của một
Tần Thủy Hoàng và có một không hai của phát-xít Hitler. Cứ thử mở lại
lịch sử 4000 năm... dựng nước, đã phải đụng ngay con số cả trăm ngàn oan
khiên rớt xuống trong cuộc đấu tố Cải Cách Ruộng Đất, rồi thì trên dưới
5000 những cái đầu già trẻ lớn bé, đàn bà đàn ông bị chôn sống thảm sát
trong Tết Mậu Thân...
Ờ nhỉ, không lẽ những cái Đầu của chúng ta cứ tiếp tục
mất đi, để cho sự gian ác chễm chệ ngự trị “Còn Đảng còn mình”, khi tứ
chi của hình hài chữ S đã lăn lóc tận phương Bắc thống lĩnh là bởi đâu?
Như thế này rồi chúng ta ai cũng sẽ phải bước ra khỏi cuộc đời. Có lập
đàn giải oan cho đời này thì đời sau con cháu mới thoát nổi oan khiên
chăng?
Tháng 4 đến. Niềm hoài cổ nhớ nước cũng đến và càng sâu
đậm hơn. Mây tím bay. Lạc dấu chim di trở về. Nỗi nhớ niềm thương hoài
đời là những vết thương chưa thể lấp miệng. Có dịp khuấy động thì mưng
mủ xót xa vậy thôi.
30/4/75 vẫn không thiếu những giọt lệ thầm lặng bên lề
đường Sài Gòn. Dương Thu Hương đã mang nghiệp văn thực sự khi những giọt
nước mắt vỡ oà ở vỉa hè Sài Gòn lúc ấy, khi vừa biết tiếc thương chén
thanh xuân bỗng vơi cho những đánh tráo hy sinh hoang đường (hay Thiên
Đường Mù). Một thứ lý tưởng lãng mạn không hề có thật. Tôi khóc khi biết
mình phải đoạn lìa thành phố hoa lệ Sài Gòn, nơi có con đường mang tên
Tự Do và sách vở cũng ê hề tự do bị kết án “đồi trụy”. Chúng ta khóc vì
không biết đời sống sẽ trôi nổi long đong đến đâu. Ôi những phương trời
đi mãi về những bến bờ lưu lạc.
Đã có cả ngàn trang viết về ngày cuối tháng tư bảy lăm.
Nhắc hoài một tan rã, một từ biệt vẫn chưa yên nguôi. Trong suốt 37 năm
lữ thứ, hay 37 năm chợt làm du thủ, du thực, du khách trên chính quê
hương mình.
Thôi được, giờ đây chắc hẳn là có những người muốn biết
giới cầm bút nghĩ gì về 30-4-1975. Những người trong giới cầm bút có sẽ
đi biểu tình trước các sứ quán của CHXHCNVN? Có làm đêm không ngủ thắp
nến nguyện cầu, hát nhạc đấu tranh, hay ăn vận toàn trắng để gởi thông
điệp khăn tang hay chim trắng hòa bình?
Với tấm lòng của một nhà thơ thì cuối cùng có lẽ chúng ta
cũng chỉ muốn như Cao Tần có dịp được lùa cả nước đi cải tạo yêu
thương.
Nghĩ gì hay nhớ về là những nghĩ tưởng, hồi tưởng không
tài nào bôi xóa. Nhất là một khi chúng ta chưa thể yên lòng xếp lại mớ
lịch sử nhàu nát mỗi ngày một tội tình hơn. Chí ít đây là cảm nhận của
riêng tôi. Nói vậy nhưng tôi vẫn chắc như bắp, là những đồng hương trong
đợt di tản đầu tiên cùng tôi, thì trong số khoảng 100.000 người cũng sẽ
không thiếu 100.000 vọng tưởng ngút ngàn cho ngày đời ly biệt 30/4/75.
37 năm xin bạn một lần gầy lại mùi hương của những tàn y
cũ dĩ vãng. Dù thế nào, dù có ném chúng vào ngăn kéo ký ức thì cũng phải
giữ mãi nguyên vẹn. Có phải?
Ơi, nghĩ mà tủi thân tủi phận nước mình. Sau 37 năm cho
cái gọi là đất nước thống nhất, chúng ta lại tha hồ “đội sổ” về nhiều
thứ, ngay cả quyền căn bản làm người cũng đã hụt hẫng trầm trọng, nói
chi đến những chi tiêu phát triển kinh tế này nọ. Tôi chịu không thể
mường tượng nổi bức dư đồ chữ S sẽ bị những “đầy tớ nhân dân” này vênh
váo đổ thêm bao nhiêu mực tàu nữa. Ô, phải nói là những chủ nhân ông quá
giỏi điêu ngoa, đã đưa đất nước vào tình trạng lỏng tay lái không phanh
nổi.
37 năm nhìn lại với tôi là một chặng đường tuột dốc thê
thảm: tước đoạt của mọi tước đoạt, tham tàn trên cả tham tàn, lừa mỵ
phản trắc không diễn tả nổi.
Những chiếc bánh vẽ to tướng mà đến cuối đời nhà thơ Chế
Lan Viên mới tuồng như thấu hiểu, thì người ta vẫn thay phiên nhau tọng
vô họng nhân dân. Coi như dân trí bị dìm thấp, để họ dễ nắm đầu cai
quản, nhưng liệu họ có lấy được vải thưa che mắt thánh trong nội bộ về
những con số xếp hạng bệ rạc so với láng giềng quốc tế? Sự kiện đau lòng
của Văn Giang mới đây nhất hay hàng loạt xâm chiếm, cưỡng chế, lật lọng
luật đất đai mà bản chất lừa bịp vẫn trơ tráo, lại còn giả mời mọc cái
bánh vẽ định hướng công nghiệp hóa hầm bà lằng. Thú thật, tôi muốn bạn
nghĩ ngợi thêm điều này, vì càng ngày càng thấy những viễn tượng quá đen
tối cho quê hương mà sợ mà lo.
30/4, chúng ta cũng đã quẩn quanh những tháng tư cắt dán
vụng về 37 mảng ước mơ. Vẫn chưa làm được một điều gì cho ra hồn ra vía.
Những nhà văn nhà báo nhà dân chủ tự do vẫn lãnh đủ những bản án dàn
dựng, phi lý. Điếu Cày có bị họ diễn trò bịp bợm chặt tay hay không hòng
dò đo phản ứng răn đe, thì lồng ngực chúng ta vẫn chỉ biết nổ tung
những bất kham, và Điếu Cày rồi cũng phải ôm ấp những dòng viết dở dang
nơi chốn lao tù.
Cuối cùng vẫn là những tiếng hú của bầy ngựa hoang. Không
còn nơi đâu một cánh thảo nguyên mà bắt đầu vó nhịp, mà trở về thật
sao?
Nào, bây giờ xin mời bạn cứ hí vang trời đất. Mênh mông một tháng tư. Mênh mông một tấm lòng.
|
Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tha
TÔ HOÀI * CHẾT OAN KHIÊN TRONG CCRĐ
Tô Hoài – Chết oan khiên trong cải cách ruộng đất
Một trong hàng ngàn hình ảnh man rợ thời CCRĐ. Ảnh The Dmitri Baltermants Collection/CORBIS
(Ghi trong “Ba Người Khác”)
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957, hiện sống tại Hà Nội. 1945 – 1958 làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. 1957 – 1958 Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 1958 – 1980 Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. 1986 – 1996 Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Hiện sống tại Hà Nội. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật (đợt 1, 1996). Duới đây là những hoạt cảnh trong những đợt Cải Cách Ruộng Đất mà ông đã “điều hành” hoặc “tham gia” được ông ghi lại trong “Ba Người Khác”; Cho thấy những cái chết oan khiên của các nạn nhân Cải Cách Ruộng Đất được định đoạt như thế nào!
***
Các đội công tác vùng đồng bằng hạ lưu sông Hồng kéo về tổng kết đợt ở huyện lỵ, đông có đến cả nghìn con người. Suốt tháng triền miên nghe kể lể thành tích và những anh những chị rễ, chuỗi [1] ở xã lấy lên nay đã thành cán bộ đội vừa khóc vừa nói về cuộc đời bị đoạ đày xưa kia.
Một việc, tôi nhớ mãi. Có một cố nông quê huyện Nga Sơn được lên cán bộ đội đã đi làm cải cách hai đợt. Anh kể lại đời anh, cả hội trường hàng nghìn người ai cũng ngậm ngùi, các chị khóc sướt mướt. Sổ tay tôi đặt trên mặt túi dết kê đầu gối mà không ghi được một chữ nào. Tôi đã nghe bao nhiêu chuyện kể khổ ở hội nghị, ở tổ rễ chuối, nhưng chưa khi nào nghe choáng váng ghê rợn đến thế. Ban ngày anh đi cày, tối tắm rửa sạch sẽ rồi vào giường cả đêm phải ngậm bòi thằng địa. Thằng địa bị bệnh tim la, mút đến nửa đêm cũng không hết được mủ tanh nhức óc. Cả hội trường ào ào đả đảo địa chủ… gian ác… đả đảo… Còn anh ấy nghẹn ngào nức lên không nói tiếp được nữa. (tr.1,ch.I, “Ba Người Khác”, Tô Hoài )
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chúng tôi xuống, vào ngôi đền đầu thôn. Lại cái đền hoang, hai bên tường đổ trống huếch nhưng vẫn còn bệ gạch chưa ai ăn trộm. Đội trưởng Cự nhìn quanh, thấy người đi trên đê qua lại, chưa yên tâm đã được bảo mật. Cả bọn chui vào qua cái sân cỏ mọc lưng ống chân cho được kín đáo chặt chẽ. Những con chuột thấy động chạy rào rào vào hậu cung đã mất cả cánh cửa, ẩm ướt, tối om. Chúng tôi ngồi lại dưới mái hiên. Chỗ này, trên đê hay ngoài cửa không ai thấy. Kể ra cứ cẩn thận, chứ lúc ấy chưa chiều lắm, thế mà lúc nãy còn lác đác người bây giờ trên đê đã vắng ngắt.
Đội trưởng Cự kéo mấy cái ba lô, kê lên, trải ra tấm bản đồ xã vẽ kẻ bằng tay lúc sáng nhận ở đoàn uỷ. Chúng tôi xúm quanh, chăm chú. Cự nói một mạch: “Một là, từ giờ phút này đội ta chịu trách nhiệm mọi mặt của xã. Xã đây ở vùng hai trăm ngày địch được đóng lại, địa chủ thì gian ác, tổ chức của địch để lại đã khéo lồng vào tổ chức ta, chúng nó đã làm giảm tô và cải cách giả. Công tác của chúng ta thật nặng nề. Hai là, xã có chín thôn, mỗi chúng ta phụ trách một thôn. Tôi đọc tên từng người đây. Tôi phụ trách chung và thôn Đìa với văn thư của đội, thôn Đìa cũng là trọng điểm, vì có nhà thằng bí thư chi bộ. Các đồng chí xem bản đồ rồi tự tìm đường về xóm. Không được hỏi han lung tung. Coi chừng tay sai địa chủ và tổ chức cũ sẽ đưa vào người nó bố trí sẵn. Kể từ bây giờ các đồng chí về vị trí chiến đấu dưới thôn cẩn thận cảnh giác không được liên lạc với tổ chức cũ, cứ chọn nhà thăm nghèo hỏi khổ, bắt rễ xâu chuỗi. Chiều thứ bảy, đúng giờ này – đội trưởng Cự cúi xem đồng hồ đeo tay, toàn đội về đây phản ảnh tình hình và duyệt rễ. Ba là, tuyệt đối bí mật, tuyệt đối bí mật.”(tr. 4, “Ba Người Khác”, Tô Hoài)
***
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Bãi mít tinh đông nghịt người. Giữa đám, lại những túm lá móc diều, những tàu dừa kết thành một hàng rào xanh trang trí sau bàn toà án.
Cuộc đấu lên nổ liên tiếp, khi địa chủ Thìn vừa được đặt xuống ngồi tựa vào cái cọc. Người chạy lên chạy xuống, tới tấp.
“Mày có biết tao là ai không?”
Thế nào mà tiếng lão già sắp chết này vẫn nói sang sảng:
“Thưa bà nông dân… tôi không biết…”
“Tao đi ở cho cháu mày.”
“Thế thì tôi không biết thật ạ.”
“Mày lấy roi cặc bò đánh tao. Đả đảo địa chủ!”
Rồi hớt hải chạy xuống giữa tiếng đả đảo cuồn cuộn trong đám người.
Cái bãi lau chen chúc loi thoi, đầm nước trắng đằng cuối. Những con chim hét đen tuyền, những đàn cò trắng không dám đậu xuống, lượn quanh trên trời với mấy con diều hâu. Thường ngày, trẻ con chăn bò trên bờ cỏ lác đằng kia. Cái sa chắn cá trong hõm sâu vào lạch ruộng, xưa kia đấy chỉ toàn bãi rậm. Xa xa, dưới bóng gò đất chơ vơ giữa đồng, những xóm mới, xóm trại nhích lại dần. Tôi vẫn hay đi qua đấy, sáng chiều nước ánh lên bóng người tha thủi ngoài sông ngoài đồng về lúc chặp tối, đã bao nhiêu đời buồn bã thế.
Lát nữa, lão Thìn sẽ chết ở cái bãi mà mới năm trước, lão thuê cả lính bốt hương dũng đốt cỏ lác cày vỡ hoang.
Lão Thìn lả người, lăn quay ra giữa bãi. Đống văn tự, giấy tờ, sổ sách chữ Tây chữ ta trong nhà lão khuân ra đốt, khói um lên, tàn than lả tả bay như đàn bướm đen. Nhưng tiếng quát xô lên: Không cho nó nằm! Nó nằm sập gụ cả đời rồi! Bắt nó đứng! Bắt nó… Địa chủ Thìn bị xốc lên, trói hẳn vào cái cọc đã chôn sẵn. Đầu lão ngật đi. Chốc chốc lại ỉa tháo ra cái quần đã tụt vòng hẳn xuống hai ống chân bằng cái ống nứa.
Tôi ở ghế chủ toạ, đứng lên đọc một cáo trạng tội ác lão Thìn. Nhà nó đã mấy đời bóc lột, càng ngày càng giàu, càng ác. Nó thu thóc tạ cho Pháp, cho Nhật, khi kháng chiến đội lốt làm chủ tịch xã, đến hồi Tây về nó ra làm tổng uỷ – nó là con chó săn của hai, ba đế quốc. Con gái nó đui què, câm điếc, nó bắt nông dân phải lấy, rồi lại phải cấy rẽ giả nợ… Đả đảo địa chủ, cường hào ác bá…
Giữa những tiếng lao nhao hô đả đảo, bác Diệc run run bước lên. Mặt tái ngoét như con gà cắt tiết. Tổ dân quân mấy xóm dàn hàng ngang. Đơm khoác súng đứng hàng đầu. Duyên mặt đỏ hây, cúp mắt nhìn xuống hai đầu vú đương cường cong tớn. Thấy thế, tôi mới nhớ vẫn Duyên ấy. Đơm thì nước mắt ròng ròng nhìn lên tôi. Có phải những giọt nước mắt nói: ông em ngày trước đấy.
Bác Diệc chỉ tay vào địa chủ Thìn: “Tao thù mày! Tao thù…”
Rồi khóc rống lên, chạy xuống.
Đội trưởng Cự xô ngay ra trước loa, quát to:
“Hôm nay là ngày thắng lợi của giai cấp nông dân chúng ta, cấm không ai được khóc.”
Ở đám các làng ngồi chen chúc, một bà lão gầy rạc, da mặt đọng từng vũng nhăn nhúm. Bà lão nói choang choác: “Đận đói năm trước, nhà tôi một tháng chết mất ba người. Đến đận này ruộng kiệt nước, đói dài hai năm mà không ai chết. May được bộ đội về dạy giồng rau muống, rau lang ăn trợ thời. Cái khi thằng Thìn làm phó lý, chồng tôi chậm thuế thân, thằng Thìn cho tuần vào bắt cái nồi tư, tôi đương kéo vó bè, nó rỡ cả vó. Nhờ các ông các bà lên kể khổ hộ tôi”.
Lại nghe loác choác, bô bô tiếng lão Cối điếc: “Bố thằng tư Nhỡ làm hương kiểm, một đêm, nó sai tôi đi úp trộm cá ngoài ao làng. Khán thủ bắt được trói đánh đau quá, tôi phun ra hương kiểm sai. Khán thủ cũng phải sợ thế lực hương kiểm, từ bấy giờ hương kiểm thù tôi làm nó bẽ mặt, cứ gặp tôi đâu là đánh. Một đêm có lệnh canh đê, trên phủ tư về gấp. Khán thủ cho tôi đem giấy vào hương kiểm. Hương kiểm nhà giàu sợ cướp đã có hiệu trước, không cho tuần đinh gọi nửa đêm, hễ có việc quan chỉ được đứng ngoài thổi tù và gọi. Tôi đứng bờ ao, rúc tù và từ nửa đêm đến gà gáy sáng, phồng rát cả hai má, lộng óc, rét run cầm cập vẫn không thấy ai ở nhà hương kiểm ra. Sau trong xóm nghe tù và điếc tai quá, phải chạy vào gọi hộ. Hương kiểm vác hèo ra nạt: “Sao mày không thổi giục chứ thổi như đi tuần thế thì bố mày cũng không biết”. Rồi quất tôi ba hèo bắn máu đít. Tôi đã ghi cả vào óc rồi. Cha làm con chịu, cái thằng tư Nhỡ bây giờ phải đền tội cho thằng bố, thằng cụ, thằng kỵ nhà nó.”
Một người nói:
“Hôm nay mới đấu thằng địa chủ Thìn, chưa đến lượt tư Nhỡ.”
“Ấy chết, tôi cứ tưởng. Hôm nào đến thằng tư Nhỡ?”
Chẳng ai trả lời lão điếc lại say rượu. Không biết có phải vì cái khổ đã đau đớn lắm rồi, lại nghe nhiều rồi, chẳng mấy người muốn nói nữa. Một lát, cái bà lão lúc nãy lại hỏi: “Nó lắm vợ quá, năm vợ, mười bốn con, đã ai lên đấu nó cái tội bóc lột ấy chưa?” Cũng không ai trả lời câu hỏi ngu ngơ.
Một người dáng như tổ trưởng, xách cái gậy lảng vảng đến “Đây không phải cái chợ. Ai xì xào nữa người ta cắt lưỡi đấy”.
Cả nghìn con người lại im như tờ. Khi một loạt tiếng súng toả khói xanh um lên, đám đông ở dưới đẩy nhau chạy. Ai cũng khiếp tiếng nổ. Người hãi máu, bịt mắt lại. Người nhốn nháo vỡ ra các ngả. Tiếng trống cà rùng của đội thiếu nhi nổi lên khua rầm rầm, vang vang. Thế là địa chủ Thìn chết, chết trước cả cái khi toà án phúc tra. Chẳng biết địa chủ Thìn mà bị xử chậm lại gặp đội sửa sai thì có được tha không, nhưng dẫu có may mắn thế, chắc lão cũng chết ốm trước đấy lâu rồi. (tr.46-48, “Ba Người Khác”, Tô Hoài)
Nơi giam Đình ở cũi phía ngoài lô cốt. Không một lỗ cửa sổ, trên mái trống hốc mà như tối mù. Nhiều người đã bị nhốt trước ở đấy, bùn cứt thối khẳn lõng bõng ngập mắt cá chân. Đình phải trói đứng suốt ngày. Đêm ngủ lả đầu xuống, lưng cong như con tôm, hai tay vẫn treo lên cái vấu tre. Lúc lúc lại quờ quạng dật dờ ngọ ngoạy. Đình vẫn chưa hết cơn choáng váng bởi không hiểu thế nào.
Mấy ngày liền, không biết. Hôm đầu Đình còn tỉnh, nghe sau các vách cũi bên cạnh, tiếng rên, tiếng ho, tiếng nôn ồng ộc, tiếng thở dài não nuột, chẳng rõ người hấp hối hay con chó vừa bị một chầy vào đầu, chỉ còn ư ử mấy tiếng mơ hồ.
Một buổi sáng, nghe người quát hỏi bên ngoài: Thằng Việt gian Nguyễn Văn Đình ở buồng nào, thưa lên, ở buồng nào? Đình ú ớ: Tôi… tôi… Mấy cây tre gộc được nhấc ra, đẩy Đình ngã bệt xuống trước hai mũi súng chĩa.
Một cánh tay thò vào, lôi ra.
“A, nó giở trò.”
Thực sự, Đình không ngồi dậy được. Những cái lưng thề lễ mấy quả lựu đạn lại cúi xuống lôi Đình đứng lên. Nhưng người bị giam lại khuỵu xuống, không nhấc nổi hai bắp chân tụ máu. Xung quanh hét lấy lệ: đi, đi. Đình bò lồm ngồm, cũng không ai đoái hoài ngó lại. Đến bậc thềm, Đình như sực nhớ, mắt chớp chớp. Đình trông thấy cái bể nước đằng gốc cau, cái bể nước trơ trụi bên tường từ hồi Đình còn công tác dưới huyện. Hình như bây giờ để tôi vôi, thành bể trắng nhoe nhoét.
“… đồng chí…”
“Ai đồng chí với mày! Thưa các ông, mày nghe rõ chưa.”
“Các ông cho tôi nước, tôi khát quá.”
Mọi người thương hại, đem gáo dừa nước lại. Người đứng cạnh, chắc là tiểu đội trưởng, giằng gáo vứt đi.
“Không được liên quan giai cấp. Phải cảnh giác, nó cầm cái cán gáo chọc vào cổ chết bịt đầu mối thì sao.”
Qua sân, Đình bò lên bậc thềm, vào một toà nhà ngói. Đấy là công đường cũ của quan tri phủ, rồi sau là trụ sở uỷ ban huyện, Đình đã ra vào, thuộc từng xó. Dường như vẫn thế, chỉ khác đằng cuối, những lá cót mới quây ngăn thành gian riêng, ngoài thềm kê một hàng giá gỗ, trên đặt những chậu tráng men hoa và chiếc khăn mặt bông trắng vắt cạnh – nơi ở của các đoàn uỷ, và đoàn cố vấn đâu cũng giống nhau. Bàn ghế lộn xộn, những người làm việc đều lạ mặt, ai cũng quần áo nâu một loạt.
Đình được dẫn tới trước một bàn làm việc.
“Thưa đồng chí, phạm nhân Nguyễn Văn Đình…”
Người ngồi sau bàn, một thanh niên nhỏ nhắn, trắng trẻo đôi mắt kính trắng, như thầy lục sự ngày trước, nhưng lại đánh bộ quần áo nâu non mới. Không đoán được là cán bộ gì. Thoạt trông, hồi tưởng những hôm ở chỗ cửa phủ ngoài kia cách đây hơn mười năm, khi mới cướp chính quyền, suốt ngày trống ngũ liên gọi người đến ghi tên đầu quân. Lại phấp phỏng như hôm nào ta lên báo cáo đoàn uỷ, lại nghĩ không phải, lại…
Người ấy ngẩng nhìn Đình rồi hỏi nhẹ nhàng, nhưng lạnh ngắt, thấy Đình lúng búng “bẩm, bẩm…”.
“Cái gì?”
“Tôi xin hụm nước. Mấy hôm tôi chưa được hạt cơm hạt nước nào.”
Đình run rẩy ngã sụp xuống. Đám người giải Đình tới đã lui ra ngoài từ nãy, đứng hai bên cửa. Người ngồi bàn giấy ngẩng lên, hất hàm ra phía ấy, vẫn giọng dịu dàng:
“Cho nó uống nước.”
Một người ra chỗ những chậu rửa mặt, nhìn quanh quất rồi cầm cái nắp nhựa hộp xà phòng, vục vào cái chậu còn nước, bưng lại cho Đình.
Đình ừng ực uống hết nắp nước quyện mùi xà phòng thơm. Vẫn khát như móc họng, nhưng không dám xin thêm. Từ hôm nọ bây giờ mới thấy được đối xử có vẻ như khác.
“Mày là Nguyễn Văn Đình?”
Câu hỏi gay gắt, Đình lại buồn hẳn.
“Vâng ạ.”
“Vâng ạ thế nào?”
“Vâng ạ, Nguyễn Văn Đình.”
“Quê quán, tuổi, nghề nghiệp.”
“Tôi… tôi ba mươi tư… cán bộ phó phòng… tỉnh…”
“Được rồi. Mày mắc tội gì, biết chưa?”
“Không ạ.”
“Mày là thằng quốc dân đảng có rất nhiều tội ác với nhân dân.”
“Tôi không biết.”
“Câm mồm. Năm ấy, bọn phản động cho mày lập ra cái trại tên là đại đồng… Chúng mày thâm lắm, đại đồng là hai chữ dân đảng dđ viết tắt, là tên Quốc dân đảng của chúng mày. Ở trại, mày đã giết hàng trăm người vô tội. Hiện có nhiều người dưới xuôi lên nhận mả người tản cư đã chết ở trại cùng với nông dân trong huyện tố cáo tội ác của mày. Khai ra, mày theo phản động từ bao giờ, ai đưa mày chui vào Việt Minh.”
Ông toà án vẫn nói nhỏ nhẹ. Nhưng Đình nghe đến đâu, như từng miếng thịt sau gáy giật lên.
Đình luống cuống:
“Xin toà soi xét, tôi không phải quốc dân đảng, tôi không giết người.”
“56 người bị giết, danh sách từng người chết oan đây.”
“Không, tôi…”
Người trẻ tuổi đứng dậy, khoan thai như thầy giáo giảng bài:
“Các đồng chí dân quân, khai khẩu cho nó nói ra.”
Lập tức, tốp người trực ở ngoài ùa vào lôi Đình xuống sân. Một cái gộc tre xù xì đập bốp vào mồm Đình còn đương há hốc. Ba chiếc răng cửa Đình văng ra như những hòn cuội, máu tuôn lênh láng. Đình lăn ra, thở sằng sặc. Những đầu mấu tre giáng xuống như giã giò, thình thịch, vun vút, bất kể vào đầu, vào lưng. Đình trợn ngược mắt, nhuôi ra. Chiếc gậy chọc vào lưng, lay đi lay lại. Rồi gậy lại chan chát xuống, như thử biết người còn sống không. Hai bàn tay Đình duỗi như búng con quay rồi đuỗn thẳng không nhúc nhích.
Người cán bộ kính trắng đã đứng đằng sau từ lúc nào.
“Khiêng nó về nhà giam. Cho cơm nước tử tế. Nó mà chết, các người gác phải thế mạng, không giỡn đâu.”
Cả ngày Đình được một nắm cơm không và một gáo dừa nước lã. Cái miệng vừa mất răng, mặt sưng vều lên đỏ rừ, nhưng Đình cũng trệu trạo nhai nắm cơm và tu sạch gáo nước. Người canh gác đứng đợi Đình nuốt hết cơm rồi lại trói Đình vào cọc xong mới cầm chiếc gáo đi. Một người khác đến ngay, cắt lượt gác canh suốt đêm ngoài dóng cũi.
Tuy đau, nhưng nuốt được vào bụng của ngọc thực, Đình cũng tinh tỉnh đôi chút. Càng tỉnh càng khiếp sợ, có lúc muốn đập đầu chết ngay, có lúc tưởng tự dưng cũng sắp tắt thở. Làm sao nên nông nỗi này? Làm sao cái trại đại đồng lại lên trại quốc dân đảng? Những người ở xuôi tản cư không quen thung thổ đã ốm sốt rét ngã nước, cả vùng ai cũng biết. Thế là thế nào, bí thư, chủ tịch còn cả đấy, ở huyện, ở trên tỉnh à… à…
Có nhẹ trong đầu, nhưng khắp người đau như dần. hai tay bị thít vào cột, cả đêm Đình ỉa đái tuôn xuống quần. Có lúc khát rát cổ quá, cứ ngửa mặt như con cá mè úi nước. Những trại giam, chuồng giam thế này, Đình đã biết nhiều. Mọi khi anh đội rảo bước qua, rồi hét dân quân giải phạm nhân lên, điều không thể tưởng rồi ra có ngày anh đội lại phải trói đứng trong cái cũi tre. Đình đau đớn, ruột xót như bào.
Hôm sau, Đình lại bị dẫn lên. Mặt tấy to tròn như cái tráp. Đình tập tễnh lạch đi. Mà không biết thế nào, không biết ai giải cứu cho được. Cố cũng chỉ được vài bước, Đình với vịn người dân quân đi cạnh. Người kia chẳng nói chẳng rằng giơ báng súng tống vào mạng sườn Đình một cái, Đình bật tay ngã rụi.
Một lúc sau, cũng rật rờ đến được trước bàn.
“Toà hỏi lại, trả lời cho rõ: mày vào đảng phản động bao giờ, ai đưa vào, ai tổ chức cho mày trá hình chui vào Việt Minh, ai ra lệnh cho mày tập trung người, giết người.”
“Tôi lập trại nuôi người tản cư.”
“Lại chối hả? Không sợ mất nốt hàm răng?”
“Bẩm có chủ tịch, có bí thư ban cán sự huyện làm chứng. Các anh ấy bây giờ đương còn công tác trên tỉnh.”
“Hai thằng phản động ấy là trùm quốc dân đảng vùng này, đã phải đền tội trước nhân dân rồi. Chúng nó cho tiền mày lập trại giết người phá kháng chiến thế nào, khai rõ ra.”
“Thưa, không…”
Thế thì chết rồi, Đình hốt hoảng, run rẩy. Nhưng rồi Đình tỉnh hẳn. Những câu hỏi móc vào ấy Đình cũng đã quen tai, chẳng biết Đình đã từng nói hay Đình đã nghe hỏi thế nhiều lần. Cặp kính trắng của ông toà mặt hiền lành cúi xuống đọc tài liệu, ký giấy tờ, nhưng những câu ông hỏi, ông nói lại là con dao bầu cứ thế, nhất định mổ lôi từng khúc ruột gan lú lấp của Đình ra, khiến cho Đình chỉ biết, chỉ nhớ Đình có tội, tội nặng. Thế ra những thằng bí thư, thằng chủ tịch ngày ấy cũng là bọn phản động, mà “được đền tội” cả rồi.
“Tội nhân Nguyễn Văn Đình.”
“Dạ, em… Thưa, con…”
“Mày nhận thấy tội mày chưa?”
“Con nhận thấy tội rồi.”
“Tội thế nào?”
“Con giết nhiều người.”
“Mày vào đảng phản động bao giờ?”
“Đã lâu lắm con quên…”
“Không được quên. Đứa nào đưa mày vào? »
“Vâng ạ. Thằng chủ tịch, thằng bí thư, còn đứa nào nữa…”
“Làm sao mày lọt lưới đi cải cách?”
“Con không biết.”
“Mày lọt lưới cả phúc tra cải cách?”
“Vâng, con lọt lưới.”
“Thôi, cho về.”
Đình lại giở chứng, không muốn về cái chỗ thối ghê gớm ấy, giá cứ được đứng đây. Một báng súng đã thúc vào lưng, đun ra.
Nhưng hôm sau thêm nhiều người nữa ngồi ở hai cái bàn kê ai cũng hỏi hỏi, ghi chép, có cái máy chữ đánh tanh tách ngay cạnh. Thỉnh thoảng, một tờ giấy vừa đánh chữ bật ra lại đem cho Đình ký vào cuối trang. Đình cứ ký, cứ vâng dạ trả lời. Đình đã giết người thế nào, bao nhiêu người. Có người bị chọc tiết, phải không? – Vâng ạ – Có ai bị chôn sống không? – Có, có. – Mấy người? – Một ạ. – Cả thảy mười lăm người, danh sách đây. – Có người chân còn thò lên mặt đất? – Có ạ – Mày lấy cuốc chặt đi, phải không? – Vâng ạ – Chặt thế nào? – Tôi chặt một cái. Những chuyện ghê rợn cứ người nói người kể. Cái sợ, cái chết đến nơi, bí thư và chủ tịch huyện đã xuống suối vàng rồi, Đình cũng đương đi… Đình tỉnh rồi lại mê.
Người thẩm vấn hỏi một câu lạ, khác lúc nãy.
“Sao mày làm nhiều tội ác dã man thế?”
“Vâng ạ.”
“Tại sao, trả lời ngay!”
“Chúng nó bảo tôi làm.”
“Được rồi.”
Ở cũi giam, lại một nắm cơm, một gáo nước ngày ngày. Nhà Đình ở ngay trong làng, cuối phố huyện đây. Nhưng làm sao vợ con biết được, chúng nó có biết không. Mấy hôm nay thôi phải gọi lên hỏi nữa. Hai tay Đình được cởi trói, Đình ngồi phệt trên vũng bùn cứt, như con lợn quết bụng trong chuồng. Từ chân lên mặt vẫn sưng tấy, buốt đến tận óc. Đình chẳng còn chờ đợi gì, chỉ còn mong chóng được chết. Nhưng mà thế nào cũng sắp chết rồi. Cứ chôn đứng chôn ngồi thế này thì cũng chết đến nơi.
Một thoáng rồi ba tháng đã qua. Đình vẫn ngắc ngoải.
Hôm ấy, Đình phải điệu ra toà xử công khai. Cũng như những phiên toà giữa trời ở các xã. Một cái bãi liền chợ, đông nghịt cả hàng huyện kéo đến trường đấu. Trên hàng người, những chiếc đòn ống vát đầu tua tủa lên như nắm chông. Dễ thường có con mẹ hĩm mẹ cu vợ Đình trong đám ấy – các cụ để lại, xưa rày nhà Đình chỉ có mỗi miếng ruộng, hồi giảm tô, vợ Đình được là chuỗi, là tổ trưởng dân quân. Ôi nhưng mà có khi cũng bị đấu vì tội liên quan với phản động hay là đã chết cả rồi.
Những hy vọng vừa mơ màng tới, lại tối sầm. Từng đợt hô khẩu hiệu ồn ào bốn phía làm cho Đình xanh xám. Đình bị trói giật cánh khuỷu, mỗi bước cứ khuỵu xuống, hai bên dân quân lại lôi xềnh xệch. Trước dãy bàn xử án, mấy tấm cót ken nối nhau, dài hàng chữ hắc ín: Đả đảo Việt gian phản động Nguyễn Văn Đình. Bên cạnh, một cọc tre tươi còn cả chòm lá phơ phất được cắm xuống, đất mới loang lổ xung quanh. Đình đã trông thấy những cái cọc như thế ở các mít tinh xử án, cọc trói người đem bắn. Đình bủn rủn lại ngã gục, không gượng lên được nữa. Bởi vì Đình lại đã trông thấy khuất sau chiếc ghế dài các đại biểu ngồi, trang trí tết lá dừa lưa thưa, hai người vừa khiêng ra một cái quan tài gỗ gạo tươi còn lướp tướp trắng bệch. Đình đã biết cả.
Mấy báng súng tống vào lưng, đẩy Đình ngồi tựa ngay vào cái cọc tre ấy. Một chiếc thừng luồn vào nách, buộc néo lên cọc, giữ cho Đình khỏi ngật ngưỡng. Đình lom khom như quỳ nghiêng trông ra đằng chợ, không được sấp mặt vào hàng ghế toà án, mà cũng không được chổng đít xuống đám đông mít tinh dưới kia. Từ nãy, cái vỏ ốc thằng Đình cứ bị xoay đi xoay lại mấy lần, đằng nào thì Đình cũng trông thấy quang cảnh đã biết ở đâu.
Hình như linh tính thế nào, Đình nhác mắt ra. Thoáng đằng sau hàng dân quân cầm dáo mác, dưới kia, trong đám các làng còn đương kéo lên có một người đàn bà nhấp nhô. Không nghe tiếng hô khẩu hiệu, không giơ tay, chỉ thấy nhảy nhảy. Trông rõ cả người ấy bồng lên cổ một cu con, mặc áo ca rô xanh. Ối giời ôi, cái áo kẻ ca rô mà tháng trước Đình được chia cho phiếu mua ở cửa hàng mậu dịch trên thị xã rồi gửi về cho con. Thằng cu nhà Đình! Thằng cu nhà Đình! Mẹ nó xốc nó lên cho Đình trông thấy. Đình trông thấy rồi, thấy rồi. Nhưng cái cổ Đình sái như gãy không ngoảnh được mặt. Rồi chỗ đông nhô ra ấy bị mấy đầu gậy túi bụi rúi xuống, chẳng thấy nữa. Khắp bãi lặng im nghe toà đọc cáo trạng tội Việt gian phản động Nguyễn Văn Đình chống phá kháng chiến, lập trại giam trá hình giết chết hàng trăm người vô tội.
Xung quanh, mỗi lúc một phẫn nộ. Chốc chốc, bốc lên hàng loạt tiếng hô, đứt quãng cả tiếng người đương nói trên loa. Đả đảo Việt gian phản động… Đả đảo Việt gian… Bản cáo trạng dài lắm. Dần dần đã tan hẳn sương, trời quang. Một hàng năm người ngồi ghế cao sau tấm cót, hai đàn ông ba đàn bà, áo nâu non mới. Đình không dám nhìn ai, lại lẩn thẩn nghĩ không biết toà án của đội hay của trên đoàn tổ chức.
Ông nhỏ nhắn đeo kính trắng hỏi cung mọi khi hôm nay mặc đại cán màu xi măng, vai đeo túi dết, trịnh trọng đứng lên.
“Tội nhân Nguyễn Văn Đình!”
Có mỗi một cái loa tiếng e é, đặt trên bàn toà án. Đình ngồi dưới chỗ cái cọc trả lời hay im lặng, chẳng biết. Chỉ có tiếng ông toà án bốn phía nghe được mà thôi.
“Toà hỏi: ai xui mày lập trại giết người?”
“…”
“Bây giờ đồng bọn mày trốn ở đâu?”
“…”
“Mày đã giết bao nhiêu người?”
“…”
“Phải nói con số cụ thể.”
“…”
“Toà không mớm cung, ép cung, toà yêu cầu nói sự thật những việc đã làm.”
“…”
Một câu hỏi bỗng vang xuống hàng nghìn người ngồi, đứng dưới kia.
“Có còn ai lên vạch mặt tội ác Nguyễn Văn Đình?”
Mấy người lên, vừa chạy vừa hét. Toà cho đứng nói ở chỗ loa. Tiếng quát rít lên: “Thằng Nguyễn Văn Đình ngẩng mặt lên”, nhưng Đình không còn sức ngọ ngoạy được cái cổ, cứ trơ ra. Người ấy la hét, kêu khóc kể Đình bỏ đói, suốt ngày bắt lên đồi đào sắn trựa, lấy thức ăn nuôi lợn. Hôm nào cũng thấy xác người bị nhét trong những cây nứa tươi đập rập đem đi vùi, có đêm đốt đuốc khiêng đi.
The thé tiếng một người đàn bà:
“Đêm nào thằng Việt gian cũng đi hủ hoá. Nó hủ hoá cả tôi. Hu, hu…”
Ở dưới nhộn nhạo, không rõ người ta buột miệng cười ầm lên hay đả đảo, đả đảo, có lúc nghe tiếng khóc thảm thiết rồi lại dồn dập: Đả đảo Việt gian…
Một người vọt tới, xỉa tay vào trán Đình – mặt Đình ngoẹo đi.
“Ba đời nhà mày làm cai tổng, hành hạ cả làng, cả tổng. Có phải thế không, nhận đi.”
Đình lờ đờ ngước mắt như xem có ai bị trói bên cạnh. Nhưng không. Người ta đấu có mỗi một Đình, thằng bạch đinh.
“Ông mày cai tổng thì ông tao chết đường, bố mày làm lý trưởng thì bố tao phải bỏ làng đi ăn mày, đến đời tao…”
“Đả đảo! Đả đảo!”
Ông toà án ngồi giữa đứng ra nói:
“Tội trạng Nguyễn Văn Đình đã rõ trong cáo trạng và những tố cáo của quần chúng. Bây giờ sang mục toà nghị án.”
Rồi ông cất cao giọng:
“Tôi lấy ý kiến giai cấp nông dân, xin hỏi tên Nguyễn Văn Đình đáng tội gì?”
“Tội chết! Tội chết!”
Trong làn nước mắt mờ mờ, Đình cố trông lại cái chỗ người đàn bà bế con lên vai lúc nãy. Chẳng biết có phải lại thấy mẹ con nó đương nhảy nhảy không. ánh mặt trời chói lói, ấm áp trong các đội sắp hàng nhốn nháo, huyên náo: Chết! Tội chết! Đả đảo mật thám! Hát lên, hát lên: Hò lơ, hó lơ… – Không, không, Nông dân là quân chủ lực! Một hai ba: Nông dân là…
“A lô! A lô! Yêu cầu đồng bào im lặng.”
Bỗng lặng phắc:
“Toà tuyên án: tử hình Nguyễn Văn Đình! án xử ngay tại chỗ.”
Lại sôi lên:
“Hoan hô giai cấp nông dân! Kiên quyết tử hình Việt gian.”
Đình bị kéo đứng thẳng, ngay ở cái cọc tre ấy, dân quân xúm lại thít chiếc thừng bó giò cả chân tay, cả người. Lúc mặt Đình đã buộc miếng vải thâm thì cái quan tài gỗ trắng nhởn cũng được hai dân quân khiêng ra, mở nắp sẵn, đặt cạnh. Nhưng Đình đã li bì, không biết gì nữa.
Bài hát Nông dân là quân chủ lực vẫn vang vang. Mỗi đám gào một phách, loạn xạ như vỡ chợ. Chỉ có tiểu đội dân quân trên bãi cỏ trước cái cót vẫn lúi húi, hì hục, lặng lẽ. Người nện cán cuốc lèn thêm cho chặt đứng chân cọc. Người thít lại mối thừng quấn lên người phạm nhân. Đằng sau bước ra một tiểu đội dân quân khác. Tám người, súng trường bồng trên vai, áo nâu mũ lá cọ, thắt lưng da to bản bóng nhoáng cài hai quả lựu đạn có rọ đan cẩn thận. Tiểu đội ấy đứng dàn hàng ngang, trông về phía bãi trống, trước mặt người sắp bị xử bắn. Rồi hạ súng, báng dựng ngay chăm chắm, đợi lệnh.
(tr. 33-39, “Ba Người Khác”, Tô Hoài)
____________________________________________________________________________________________
[1] “Bắt rễ” có nghĩa là tìm ra những bần cố nông có tinh thần đấu tranh, thường thường là những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn. Sau khi tìm ra “rễ”, thì khuyến khích “rễ” tìm thêm đồng bọn, gọi là “xâu chuỗi”. Một khi đã “bắt rễ xâu chuỗi”, cán bộ sẽ cho bần nông biết là họ được nhà cầm quyền VM hỗ trợ để chống lại địa chủ.
THƠ TRE XANH
Kính viếng hương hồn mẹ Tạ Phong Tần
Nhớ tích xưa Đức Mục Kiền Liên cứu mẹDập tắt lửa hồng đưa mẹ thoát cõi u minh
Ngày hôm nay trên quê hương đau khổ của mình
Có người Mẹ vì con dấn thân nơi hỏa ngục
Ôi tình Mẹ bao la như trời cao biển rộng
Đem thân mình hóa thành ngọn đuốc thiêng
Bao oan khiên mong truyền đến trăm miền
Xin giúp con Mẹ đang trầm luân nơi ngục tối
Ngọn đuốc hồng mong soi đường dẫn lối
Cho tự do công lý đến cùng con
Lửa bùng lên thân Mẹ dù không còn
Mong con Mẹ sớm thoát vòng lao lý
Ôi người Mẹ đi vào trang sử ký
Của một thời đầy tang tóc đau thương
Đại Hiếu Mục Kiền Liên danh rạng bốn phương
Chữ Đại Từ này con xin dâng tặng Mẹ
Tre Xanh
danlambaovn.blogspot.com
THƠ HUY PHƯƠNG
Bài tháng TưLũ chúng ta, ván cờ dở cuộc Tướng bỏ thành, phá tượng, buông xe Ta thân tốt chân trời góc bể Nỗi qua sông chẳng hẹn ngày về. Thuở đứt gánh tóc còn xanh mướt Giờ nhìn nhau, bạc trắng phơ phơ Hai mươi năm đốt đời trai trẻ Buổi sa cơ, lỡ một thế cờ. Mỗi nghìn đêm còn đau giấc mộng Mỗi sáng nhìn đất nước khuất xa Thân tráng sĩ – sức tàn lực kiệt Mộng thời trai như bóng mây qua. Những hố bom ngày xưa đã lấp Biển muôn trùng xanh những nương dâu Chiến trường xưa đã mờ dấu tích Sao lòng ta nặng vết hằn đau. Người lính già tuổi chiều bóng xế Chẳng còn xưa, chẳng có mai sau Những tháng ngày sầu niềm đất khách Vết thương lành, vết sẹo còn đau. Ôi tháng tư, đốt lò hương cũ Khóc người xưa, nhỏ lệ cho ta Người đã khuất – còn nguyên khí phách Ta sống còn – tháng đoạn, ngày qua. Huy Phương 4/04
* Ba Mươi Tháng Tư Một Nghìn Chín Trăm bảy Lăm.
“ Em ra đi nơi này vẫn thế !” Thành phố xưa cửa đóng then gài Những ánh đèn trong đêm vụt tắt Tên tù trong ngó đám tù ngoài. Những thằng ngu làm thầy hoạnh họe Những anh khôn nhẫn nhục cúi đầu. Những gì là thiên đường Cộng Sản Vẫn chỉ là sáo vẹt dăm câu. Chị hốt rác vào ngồi quốc hội Anh cu li được gọi anh hùng Bánh vẽ đảng dành cho mọi giới Giàu sang riêng để đảng tiêu dùng. Phải đập phá những gì tồn tại Hãy vẽ tô những thứ mơ hồ Áo cơm dân chỉ là thứ yếu Quyền năng ta mới phải lo âu. Phải dấy căm thù lên như sóng Hãy quên đi sự thật đói nghèo Ta đã giỏi quen dùng súng đạn Ðảng làm, dân chúng phải nghe theo. Phải làm Saigon bằng Hà Nội Phải đưa thành thị xuống nông thôn Phải bỏ phi thuyền đi dép lốp Tối tăm có đuốc đảng soi đường. “Em ra đi nơi này vẫn thế!” Em thơ tôi móc rác vệ đường Mẹ tôi dựng nhà trên nghĩa địa Cô giáo tôi bán kẹo sân trường. Những chiêu bài ấm no, hạnh phúc Những danh từ độc lập, tự do Hơn một triệu người đành bỏ nước Trại tù gần tiếp trại tù xa.
* Thời Mở Cửa.
Phải giàu bằng phá rừng bán đất Phải buôn ngay mọi thứ cần buôn Từ tượng đồng, mộ bia, lăng miếu Ðến xác thân em bé đứng đường. Thời mở cửa lầu cao đèn sáng Che mặt trời, sông rạch âm u Kẻ xu thời tiền rừng bạc biển Ðứa dân đen khổ đến bao giờ ? Hãy triệt tiêu danh từ đạo lý Hãy cân đo sao để có tiền Thời thượng ta giàu nhờ vô đạo Phúc nhà đảng tịch được ngồi trên. Chúng giàu lên vốn nhờ băng đảng Người nghĩa nhân vẫn giữ phận nghèo Thời nay tìm đâu ra liêm sỉ Khôn ngoan tìm lối đảng ta theo Ðâu béo bở đảng viên có mặt Nơi nghèo hèn có mặt dân đen Gươm thần cũng không sao chém hết Bọn mọt sâu có chức có quyền. Ðảng hiện thân chỉ là băng đảng Dân lại hoàn vẫn lũ lê dân Hết nô lệ sao còn nô lệ Tham ô, bốc lột cả trăm lần. Ðứa quyền chức ê hề rượu thịt Dân đói meo ăn miếng xương rồng. Nuốt đắng cay vào theo tủi nhục Nỗi niềm này đảng biết cho không ? Ai được gọi là người tử tế Không xác xơ cũng chịu tù đày Ôi lạ lẫm danh từ quân tử Kiếm đâu ra trên nước non này. Thêm những người tìm đường bỏ nước Bán sức người hay bán xác thân Có nghĩa là cuộc đời đen tối Phải ra đi để hy vọng một lần. Thương cho con rồng Việt Nam tội nghiệp Ðói cơm lại khóa miệng, cùm chân Nhởn nhơ béo bở bầy ruồi nhặng Ðất nước đau thương cát bụi lầm. Ðã nằm xuống này cha, này mẹ Ðổi bao nhiêu gian khổ, tù đày Ðâu để cho bây giờ đất nước Rơi vào vòng tăm tối hôm nay. Quê hương bây giờ lúc nhìn lại Giá băng không ấm nỗi nụ cười Người ngoài, mang nỗi buồn vong quốc Người trong với ngày tháng ngậm ngùi. Huy Phương |
TUỆ CHƯƠNG * HUẾ OAN KHIÊN
HUẾ OAN KHIÊN qua ba bài thơ củaHUY PHƯƠNG
*
TUỆ CHƯƠNG HOÀNG
LONG HẢI
Huy Phương làm thơ không nhiều. Qua báo chí và các web-site, người
ta đọc văn ông nhiều hơn. Lại nữa, ông cũng đã từng xuất bản hai tập văn:
“Nước Mỹ Lạnh Lùng” và mới đây “Đi Lấy Chồng Xa” nên người ta đã quên ông là
một nhà thơ.
Tôi chưa đọc hết văn của ông, nhưng thơ thì có đọc một số bài; và
về thơ, tôi thấy ông là người có tài (1), đọc thơ ông nhiều lần tôi rất xúc
động.
Ông quê ở Huế, nơi ngày xưa thuộc hai châu Ô và Lý (Còn gọi là Rí).
“Hai châu Ô-Rí vuông ngàn
dặm,
Một gái thuyền quyên đáng mấy mươi.”
Người ta quý trọng vùng đất lấy được từ Chiêm Thành và xem nhẹ
thân phận của Công Chúa Huyền Trân, chịu về làm vợ Chế Mân để thu về hai vùng
đất Ô-Lý trên cho nước Việt. Tuy nói rằng cái giá của một gái thuyền quyên
không bằng cái giá của đất hai châu nhưng trong lòng người Việt ai lại chẳng
ngưỡng mộ và nhớ ơn sự hy sinh của Huyền Trân mở mang bờ cõi.
Theo một vài sử liệu, Huế thuộc châu Ô ngày xưa (1). Vậy thì người
ta nên nhớ ơn vị Công Chúa ấy.
Huy
Phương có một cái nhìn khác. Ông nhìn vấn đề qua cái “nghiệp số” trong công
trạng Huyền Trân. Cái “nghiệp số” (Nói theo nhà Phật) ông nói, còn đeo đẳng
công chúa cho tới bây giờ, còn mang nợ với dân Hời, có thể vì Huyền Trân đã
không cùng chết với chồng khi Chế Mân qua đời theo tục lệ người Hời hồi ấy.
Cái “nghiệp số” ấy còn đấy, trong cảnh bại vong suy tàn của dân Hời và trong
nhiều tang thương đoạn trường của Huế. Cái nghiệp còn đó, Huyền Trân chưa siêu
thoát được mà chúng ta, con cháu của bà, bảy trăm năm sau Huyền Trân cũng lận
đận như cuộc đời công chúa vậy.
Vì thế mà Huế chịu nhiều tang thương.
Trong quá trình lịch sử mấy trăm năm qua, có thể nói Huế chịu nhiều
tang thương hơn nơi đâu hết trong lãnh thổ Việt
Nam, từ
nam chí bắc. Trong viễn tượng đó, qua cách nhìn của Huy Phương, tuy chỉ là nói
qua trong vài câu thơ mà đã thật tinh tế và sâu sắc, khiến người đọc đọc những
câu thơ ấy, hiểu lịch sử Huế, không khỏi giật mình cho cái “nghiệp” của Huế, của
Huyền Trân và con cháu của bà.
Thật vậy, nhìn lại lịch sử, Huế chính là nơi phân ly giành giật
trong “Nam Bắc Phân Tranh”, là nơi “Tứ nguyệt tam vương”, là nơi “Thất thủ kinh
đô”, là chiến trường của Pháp Việt chiến tranh (1945-54), là tang tóc Mậu Thân,
và cuối cùng, tháng Ba/ 1975, Huế thất thủ. Tất cả những biến cố đau thương đó,
Huy Phương gói gọn trong hai câu thơ, đọc lên nghe buồn và xót xa:
Khi tôi trở lại kinh thành
cũ
Dâu
bể tang thương đã một thời
“Đã một
thời”.
Vậy thì mai đây, Huế còn tang thương nữa chăng hay vì cái “nghiệp” của Huyền
Trân chưa dứt thì tang thương ấy vẫn còn tiếp diễn?
Ông
viết
rất thật và rất bình thường:
"Kinh thành cũ”, “tang
thương dâu bể”.
Kinh thành cũ là cố đô Huế, là nơi, nói như Bà Huyện
Thanh
Quan: Có “lối xưa”, có “hồn thu thảo”, là đền đài miếu mạo, lăng tẩm chìm đắm
trong cảnh “tịch dương”. Có lẽ khi Huy Phương lớn lên, cảnh vua quan xe ngựa
không còn, nhưng trong khung cảnh một cố đô trầm lắng, im lìm, cộng thêm với
quang cảnh Huế đa tình, lãng mạn, đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn
ông, làm cho ông mang một nỗi trầm u:
“Nỗi
buồn tôi, nỗi buồn
lăng tẩm”.
Ai từng ở Huế hy vọng sẽ cảm nhận được
“Nỗi buồn lăng
tẩm”
như Huy Phương. Đó là nỗi buồn “tuyệt tự”, tức là chẳng còn ai hương khói, chẳng
còn ai chăm sóc lăng tẩm, phần mộ của vua chúa, hoàng hậu, cung phi mỹ nữ, là
khung cảnh tiêu điều âm u vắng lặng trong Đại Nội, trên lăng Tự Đức, lăng Gia
Long, Minh Mạng, v.v… Trong đời thường thì tương lai tiếp nối quá khứ. Ở đây thì
quá khứ còn đấy, nhưng tương lai thì không. Không tương lai thì cái tội đó lớn
lắm: “Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại”. Đi qua những con đường rợp bóng mù u
trong thành nội, nhìn khung cảnh Đại Nội vắng vẻ, nhìn lăng tẩm im lìm, khó có
ai không nghĩ tới quá khứ, thậm chí như Bà Huyện Thanh Quan, khi thấy cảnh Thăng
Long vắng lặng, thì tưởng tới “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”. Huế cũng vậy, hồn
thu thảo đó hiển hiện ra đâu đó, không chỉ ở trên những bãi xanh mướt cỏ trước
cửa Ngọ Môn mà cả trên những thành quách âm u, những sân chầu hiu quạnh và cả
trong tiếng mưa rả rích đêm đêm trên những mái ngói im lìm như tiếng ai gọi hồn
cung nữ, gọi hồn người đã khuất vì chiến trận từ những ngày Pháp bắt đầu xâm
lăng nước Việt. Nỗi buồn riêng của một triều đại suy tàn, nỗi buồn chung của cả
một đất nước, một dân tộc hết đời nô lệ thì tới phân ly vì chiến tranh. Đó chính
là “Nỗi buồn lăng
tẩm”
của Huy
Phương vậy.
Mang
trong lòng “Nỗi buồn
lăng tẩm ấy”
cùng với những tang tương dâu bể và chia ly đeo đẳng, ông lê gót trên con đường
đời gian nan phiêu bạt. Biến đổi tiếp nối biến đổi, chia ly tiếp nối chia ly và
tang thương lại tiếp nối tang thương, khiến ông nghĩ tới cái “nghiệp” của người
thuở trước, cái “nghiệp” của người đời sau, và nói chung, cái “nghiệp của Huế”
khiến ông phải ngậm ngùi nghĩ tới Huế của ông:
Em đã phai tàn bao xuân sắc
Nước non ngàn dặm thuở ra đi
Châu Ô, châu Lý mà chi nữa
Đất
đã đem về nỗi chia ly.
Sống là tìm kiếm hạnh phúc. Ông Gia-Cốp trong Cựu Ước có đem dân tộc
Do Thái lang thang trong vùng sa mạc cũng chỉ là đi tìm đất hứa. Khi mở cuộc Nam
Tiến, gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm, vua Trần Anh Tông cũng chỉ có một
mục đích: Tìm đất cho những lưu dân. Ai ngờ, cái “nghiệp” không giữ lời của
Huyền Trân ngày ấy lại là nỗi ly hận của người đời sau. Nếu biết vậy, Huyền Trân
có thể chịu chết theo vua Hời chăng? Trần Khắc Chung (2) có chịu hoàn toàn thất
vọng, hy sinh mối tình đầu của mình cho dân tộc chăng? Không phải như thế, cuộc
tình duyên ấy cuối cùng chỉ là một sự lường gạt với cái cao ngạo của người Việt:
Châu đi rồi lại châu về đó
Ngơ
ngẩn trông nhau một lũ Hời.
Tráo
trở như thế thì con cháu nhận lấy cái nghiệp của cha ông là điều đương nhiên!
Cũng từ
cái nhìn như thế, Huy Phương tả oán một câu:
“Châu Ô, châu Lý mà chi nữa”.
Chỉ mới đọc mấy câu thơ đầu trong bài “Huế” của ông, người đọc tưởng
như đã vướng mắc vào vòng rối rắm của lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt, cũng
như triết lý nhân quả bén rễ ăn sâu trong tâm hồn người Huế, ít nhiều ai cũng
nghe, cũng biết vậy. Bên cạnh đó, Huy Phương còn dùng lại những thành ngữ, những
câu thơ cổ, những câu trong bài Nam Bình để nhắc lại câu chuyện Huyền Trân:
“Nước non ngàn dặm ra đi,
Cái
tình chi, mượn màu son phấn,
Đền
nợ Ô Ly…
Những điều tôi vừa nói, Huy Phương thấy rõ lắm, trong
“Hỡi ơi! Câu hát nghìn năm
cũ
Nét
Nam
Ai nghe tiếng tơ chùng.
Chữ “Hỡi ơi!” Huy Phương dùng ở đây rất hay. Nó biểu lộ một sự tán
thán, một thất vọng. Ông tán thán cái gì? Ông thất vọng cái gì?
Từ trước đến giờ, cả ngàn năm nay (ngàn năm chỉ là cách nói thậm
xưng. Kể từ năm 1306, năm Huyền Trân với Chế Mân đến nay chưa tới một ngàn năm),
người ta thường nghe câu hát tán tụng công đức Công Chúa Huyền Trân mở cõi đất
nước. Ngoại trừ người trong chuyện, có người nào đó dám oán than vua nhà Trần.
Có oán than chăng, thì ngay như Huyền Trân Công Chúa, bà cũng chỉ oán trách cho
số phận của mình, không dám xúc phạm đến vua cha, đến Thái Thượng Hoàng:
“Cái tình chi
Mượn màu son phấn
Đền
nợ Ô-Ly
Tiếc thay vì
Đương độ xuân thì… (3)
Theo một số người Huế, nguyên đây là bài thơ của Huyền Trân Công
Chúa làm ra để tỏ rõ số phận ai oán của mình khi về Chiêm Quốc. Vua Tự-Đức soạn
thành một bài ca Huế theo điệu Nam Bình.
Huy Phương tỏ rõ sự thất vọng, không như trong những bài ca tán tụng
công đức Huyền Trân. “Nghiệp quả” của việc đổi người lấy đất mang tính lường gạt
của vua nhà Trần ngày xưa chính là làm cho Huế chia lìa và tang thương biết bao
nhiêu bận. Cái hận và cái tang thương ấy, tác giả nghe trong
“tiếng tơ chùng”,
nghe trong “mỗi giọt
sương”
đêm:
Trên mặt đất nghìn lần chia
cắt
Một
giọt sương, một giọt ưu phiền.
Cái sức sống của Huế đã chết.
Vì Huế là kinh đô, nên cái sức sống của Huế chính là trong:
…
ngựa hí quân reo,
… trống trường thành
nổi nhịp.
Cái sức sống đó không còn, nó đã chết, đã nằm im trong đáy mộ:
Huế quên trong phần mộ tiêu
điều
Với một quan điểm đượm màu sắc Thiền, Huy Phương có cái nhìn về Huế
khác với mọi người. Cũng buồn đấy, im lìm đấy, âm thầm đấy và hết sức ngậm ngùi.
Dù đã trãi qua môt đời phiêu bạt, dù mang đôi chân mòn mõi với những
vết đau thầm, dù ông có trở về, không phải tìm lại “hồn thu thảo” mà tìm ngay
Công Chúa Huyền Trân để hỏi cho ra ngọn nguồn của bao cảnh tang thương thì Huyền
Trân hay một ai đó ông có quen biết, để ông có thể bày tỏ đôi điều tâm sự với họ,
thì mọi người nay ai cũng đã phiêu bạt, mỗi người phiêu bạt một phương trời. Dù
ông có làm một kỵ sỹ cỡi ngựa chạy bốn góc thành thì ông cũng chỉ thấy:
“Em ở đâu bên trời phiêu
bạt
Tôi
lơi cương chạy bốn góc thành
Hỏi
hoa lá, hỏi trời u tịch
Tượng đá buồn sao đứng lặng thinh?!
(Xin
xem toàn bài trong phần phụ lục)
Câu thơ nầy rất hay:
“Tượng đá buồn sao đứng
lặng thinh?”
Có
tượng đá nào nói được? Tượng chúa, tượng phật, tượng các vị anh hùng liệt nữ ở
Huế, ở Việt
Nam, ở
khắp thế giới có tượng nào nói được? Câu hỏi của ông thật vớ vẩn.
Ai đã
từng đến Huế, từng thấy các tượng đá trong Đại Nội, trên các lăng tẩm, thấy hai
hàng tượng đá đứng hai bên sân chầu, có tượng đá nào vui mà Huy Phương gọi là
tượng đá buồn? Câu nói ấy cũng vớ vẩn nốt. Nhưng cái vớ vẩn của một người đi hỏi
tượng đá chính là cái tâm trạng của một người nhiều ưu tư trước cảnh
“Dâu bể tang thương đã một
thời!”
Nếu như
tượng đá nói được - Ông có hy vọng gì tượng đá nói được mà đi hỏi tượng đá - ,
Người thì đã đi xa, tượng đá còn lại đó, chứng kiến bao nhiêu trò dâu bể, - thì
nó sẽ nói cái gì? Tượng đá đứng đó, hàng trăm năm nay, kể từ những tượng đá được
dựng đầu tiên trong Đại Nội hay trên lăng Gia Long, tượng đá sẽ nói cái gì? Nếu
tượng đá nói được, thì cũng chỉ nói tới cảnh “Thương hải biến vi tang điền”. Đó
cũng là tâm trạng Huy Phương đang có. Tâm trạng đó, tang thương đó, biết bao
nhiêu người Huế cũng đã từng chứng kiến như ông, tại sao ông không hỏi họ, những
người đồng cảnh, mà đi hỏi các hàng tượng đá? Có người không hỏi được người mà
đi hỏi tượng đá! Thế cũng là vớ vẩn đấy! Và cái vớ vẩn ấy nói lên cái gì? Cô đơn.
Ông cảm thấy cô đơn
“Khi… trở lại kinh thành cũ”.
Cái cô
đơn giữa cõi đời không có chi lạ! Đó không phải là việc Bá Nha đập vở đàn khi
nghe tin Tử Kỳ đã chết đó sao, vì đời không có kẻ “tri âm” đó sao? Đó chính là
tâm trạng Nguyễn Du khi Nguyễn Du viết: “Ai tri âm đó mặn mà với ai!”
Từ xưa, có biết bao nhiêu người làm thơ về Huế. Huế là đề tài của
những bài thơ lãng mạn, đa tình, bằng những bài thơ vướng vất nét buồn “Hậu Đình
Hoa”, … Huế được mô tả qua giòng sông Hương êm đềm, qua lăng tẩm u tịch, buồn bã.
Thậm chí cả nỗi đớn đau của vua quan mất nước như trong câu“Khô
héo lá gan cây đỉnh Ngự, Buồn vui giọt lệ nước sông Hương”
nhưng
ít ai nói như ông, nhìn như ông, qua cái lăng kính chữ “nghiệp” nhà Phật để thấy
“Huế Oan Khiên”: Trong bài thơ nầy, ông nhắc lại hầu hết những “oan khiên” Huế
đã gánh chịu: Từ Thất thủ kinh đô
“Quan quân uổng tử giờ lâm
trận”.
Huế còn
kinh hoàng với cảnh người chết thây phơi như rạ, các
“Cửa thành xương thịt phơi
năm hướng, Máu đã chan hòa cát biển đông”.
Ông cũng nhắc lại vụ Giặc Chày Vôi với cảnh
“… bách dân… Chôn vùi dưới
hào lũy Khiêm Lăng”
(4)
và “Sọ trắng giăng
hàng tết Mậu Thân”,
rồi đến
thây người chất chồng trên cửa biển Thuận An những ngày tháng 3-1975 “máu
đỏ chan hoà cát biển đông”
v.v…
Cái
oan khiên của Huế, chính là cái “quả” của một cái “nhân” không lành trong lịch
sử. Hồ Hữu Tường cũng có lần nói rằng, sở dĩ dân tộc ta bị một trăm năm đô hộ
của Tây và cuộc tương tàn kéo dài mấy chục năm cũng là cái quả do cái tội của
cha ông ta tiêu diệt nước Chiêm Thành.
Từ những oan khiên đó, không ít người bỏ Huế mà đi. Cũng không ít
người đã về lại Huế trong nỗi ngậm ngùi, và cũng không ít người đi mãi không về,
chỉ vì muốn “Đi để
mà nhớ không phải ở để mà thương.”
Huy Phương là người lãng mạn, cái lãng mạn trong thi ca Huế, trong
các hội thơ của các nhà Nho ngày xưa, kể cả vua Tự Đức, cũng như trong tiếng ca
Huế, trong tiếng đàn đêm đêm vang vọng trên mặt nước sông Hương. Nếu ngày xưa
vua Tự Đức “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại để dành hơi” (4) thì ngày
nay, một buổi trưa buồn nào đó, trong trại cải tạo, Huy Phương:
Nghiêng gương nhỏ tìm em
không thấy bóng
Ôi
hương tóc phai nhạt tháng ngày qua.
Ông thương vợ lắm đấy, dù “không thấy bóng” ông vẫn tưởng tượng
“hương tóc phai nhạt” của vợ, thấy xót xa và nỗi thương nỗi nhớ càng dày xéo
lòng ông nhiều hơn, lòng ông chùng xuống như:
“… như sợi giây đàn rung
khẻ
Trời đang mưa trên những dãy núi xa”
Trời mưa ở xa hòa với tiếng đàn rung khẻ trong lòng ông, ông nhớ vợ
trong cái lãng mạn của cảnh trời, của âm thanh. Sao ông lãng mạn đến thế!
Thơ ông như một bức tranh buồn: “Một buổi trưa có nắng mà lại đầy
mây xám, có mạch máu chảy buồn trong tim, có hồn ông chĩu xuống vì ưu tư và cả
đêm đêm chớp bể mưa nguồn:
Trưa nay một buổi trưa đầy
mây xám
Anh
lặng im nghe mạch máu chảy buồn
Không ưu tư hồn cũng như trĩu xuống
Như
mỗi đêm với chớp bể mưa nguồn
Trong
nỗi ưu phiền đó, lòng ông “trôi giạt” về quá khứ. Hai tiếng “trôi giạt” nầy thật
hay. Ông không chủ động quay về với quá khứ. Buổi trưa buồn cùng với nỗi
ưu
phiền trong lòng xô đẩy ông về quá khứ. Tâm hồn ông lúc ấy như cánh bèo trên
sông, để cho dòng nước xô đẩy, níu kéo trôi đi. Dòng nước ấy kéo lôi ông về dĩ
vãng, về với quê hương, với Huế, trong đó có người vợ ông thương yêu. Huế, trong
tâm tưởng ông là thành quách đã phai mờ, khói sương làm mờ nhạt bóng người xưa.
Ông quên người rồi chăng? Không, không quên! Chính cái buổi trưa buồn trong trại
tù nầy làm ông càng thêm nhung nhớ nên ông nghiêng gương để tìm lại bóng người
xưa.
Ông lớn
lên ở Huế, nơi đó, ông có một thời để yêu, một thời để mơ mộng vì quê hương ấy
đầy những vẻ nên thơ mơ mộng. Ông đã đi qua bao nhiêu hồ sen ở Huế, hồ Tịnh Tâm,
hồ Tàng Thơ, hồ Chương Đức, hồ Hòa Bình… Bất cứ ở mặt hồ nào ông cũng thấy tâm
hồn người ông yêu mến:
Một thời
để yêu, một thời mơ mộng
Tâm hồn em như mặt nước hồ sen
Có một sáng mùa thu nghe xao động
Ngọn gió về theo hơi thở thân quen
Người Huế, hoặc ai từng sống ở Huế lâu như tôi, lang thang quanh Huế,
lang tẩm đền đài miếu mạo từ những ngày niên thiếu, có lẽ dễ cảm nhận thơ Huy
Phương hơn người khác. Thật đấy. Có đứa bé nào đến Huế đi ngang cửa Ngăn mà
không tò mò về 9 cây súng thần công đặt trong hai căn nhà ngói ở đây. Hai căn
nhà 10 gian mà chỉ có 9 cây súng. Một gian trống. Tại sao? (5) Hãy nghe Huy
Phương nói về thời niên thiếu của ông với những cây súng thần công:
Buổi học dưới mái im nhà
súng
Anh
ngủ quên trên những khẩu thần công
Bỏ
công thức mơ làm thân Từ Thức
Tâm
hồn theo ngọn mây trắng thong dong.
Mùa hè nóng nực lại là mùa thi. Bọn học trò thường tìm vài nơi mát
mẻ để học bài thi: Nhà súng ở cửa Ngăn, tòa Khâm Thiên Giám nơi góc tây-nam
thành nội Huế, trên các cửa thành: Thượng Tứ, Đông Ba, cửa Hữu, cửa Chánh Tây,
v.v… Huy Phương nằm trên giá súng, và… ngủ quên! Quên luôn cả những công thức
toán học, hình học, vật lý học để mơ làm… Từ Thức, làm… Lưu Nguyễn là những nhân
vật trong truyện lạc vào cõi tiên mà nhiều đứa trẻ Huế đã từng nghe ông bà cha
mẹ kể khi chúng còn bé. Không như miền
Nam,
miền Bắc, Huế nhiều dâu bể. Và cũng từ đó, không ít người ngày xưa đã mơ làm Lưu
Thần Nguyễn Triệu, lìa bỏ Kinh Đô mũ cao áo dài, cuộc đời đầy dẫy muộn phiền để
phiêu bồng nơi tiên cảnh. Huy Phương đã từng mơ. Ông đã từng đi tìm đường nhưng
lạc vào… quân đội, như một người đi lạc vào…lịch sử vậy. Ai có cách nào khác hơn
khi thấy “Quốc gia hưng vong…”. Đó cũng là câu người Huế rất thường nói với con
cháu trước bao cảnh đổi dời.
Tuy nhiên, đối với ông, thời niên thiếu ấy, mơ thì mơ mà vẫn thấy:
…… những ngày thơ mộng
Với:
Đường Thành Nội đi về ngày
hai buổi
Cầu
Trường Tiền đêm nhớ dấu trăng soi.
Ông mơ về
“… những chiều mưa tháng
Bảy”, “Những sợi nắng hanh vàng”
giữa
mùa đông, những cô học trò Đồng Khánh đang giữa trưa sợ
“Lỡ chuyến đò”
ở bến
sông Thừa Phủ.
Tại sao lại những
“chiều mưa tháng Bảy”.
Nắng “Tháng Tám nám trái bưởi” là nắng gắt lắm nhưng “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ”.
Huy Phương nhớ mùa lụt của sông Hương đấy. Bọn học trò Huế đứa nào chẳng “lội
nước lụt” ở Huế. Tôi cũng vậy. Đã có lần tôi cùng Hoàng Xuân Sơn, Ngô Vương Toại,
Hoàng Ngọc Tuấn cùng nhau đi lội nước lụt ở Đập Đá mùa lụt năm 1959.
Xứ Huế lạnh vì những cơn gió heo may. Cũng không bằng cái heo may
của Quảng Trị, quê ngoại tôi. Nhưng heo may Huế cũng đủ lạnh để người học trò
thấm thía và bỗng chợt vui giữa mùa đông khi
“có nắng hanh vàng.”
Chính Xuân Diệu cũng thấy như vậy khi ông viết “Giữa mùa Đông khi nắng sớm lên
vừa” và Xuân Diệu cho đấy là mùa mùa Xuân đang tới.
Trầm Tử Thiêng đã thấy những cô học trò Đồng Khánh áo trắng, trắng
cả sân trường, cả cầu Trường Tiền nhưng không biết Trầm Tử Thiêng có thấy những
cô học trò ôm cặp đi học qua bến đò Thừa Phủ. Những chiếc áo trắng trắng cả con
đò sang sông và không ít cô hối hả vì sợ “lỡ chuyến đò”.
Huy Phương người không lớn nhưng tâm hồn ông thiệt rộng, chứa hết cả
trời Huế, cảnh Huế và người Huế, - và cả những cô học trò áo trắng - qua đó,
giống như Xuân Diệu đã từng trách trời “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”.
Huy Phương nhớ nước lụt sông Hương, nhưng chắc chắn ông cũng không
quên đôi bờ xanh của giòng sông ấy khi ông viết
“Một giòng sông với đôi bờ
xanh mướt”.
Những
hàng phượng hai bên bờ sông
“phượng chẳng đỏ hàng cây”
thậm chí cả đạp xe theo một cô nào đó
“Gót chân hồng chậm theo
bánh xe quay.”
Tôi thích một điều hơn khi thấy ông viết
“Những con đường mang theo
hồn bướm trắng”
câu thơ lãng mạn như anh chàng Trương với cô Thu trong “Bướm Trắng”. Ít ra, ai
từng là học trò tất phải học và viết bài phê bình “Bướm Trắng” trong chương
trình Việt Văn lớp đệ nhị. Và còn bao nhiêu điều khác về Huế nữa, không thể nói
hết ở đây, trên dăm trang giấy.
Huy Phương rất
lãng
mạn. Ông yêu cảnh, yêu người, yêu cả hai hàng tượng đá, cả cây súng thần công,
v.v… và để xao xuyến với
“Một buổi trưa đầy mây xám”,
để thấy “tâm hồn
trĩu xuống”
hoặc đêm đêm trong cảnh
“Chớp bể mưa nguồn”.
Hơn thế nữa đấy. Huế vốn dĩ lãng mạn đa tình. Điều ấy, người học trò chịu ảnh
hưởng khi học Kiều hay Chinh Phụ Ngâm. Ông mơ có tiếng trống. Tiếng trống ở đâu?
Trước Tam Tòa, trong Đại Nội hay trống trường Đồng Khánh (6) khi ông viết
“Không tiếng trống làm rung
vầng trăng lạnh”?
Xa hơn
thế nữa: Tiếng trống trên Vạn Lý Trường Thành. Có lẽ ông chưa tới Vạn Lý Trường
Thành trong đời thực nhưng ông đã đến đó trong… sách vở khi ông học “Trống
Trường Thành lung lay bóng nguyệt”. Cũng như rất nhiều - rất nhiều - người Huế,
Huy Phương không thể khác được, không thể không lãng mạn, đa tình. Cảnh như thế
ấy, người như thế ấy, lịch sử, tình sử đau thương như thế ấy, và cả chương trình
học như thế ấy, chưa kể tiếng thơ, tiếng đàn, tiếng ca dìu dặt trên sông Hương
đêm đêm như thế ấy, thậm chí cả những tiếng ca của “Thương nữ bất tri vong quốc
hận” vây bủa như thế ấy, mấy ai tránh khỏi!
Chính nhờ cái lãng mạn đa tình đó, ông đâm ra mê mệt vì
“Mái
tóc em chảy dài dưới nón,
Đẹp
mênh mang hình ảnh của đêm dài
Mối
tình nào không phải là tình sử
Kỷ niệm
một thời đâu dễ lạt phai
Không
dễ lạt phai nên một buổi trưa trong tù - trại Tân Kỳ - Nghệ Tĩnh - trong cơn mưa
buồn, ông bỗng thấy nhớ rất rõ rất chi tiết từng kỷ niệm cũ, thời niên thiếu,
thời yêu đương, “yêu em” cùng với
“Từng giọt buồn rơi”.
Trong
trại tù, nằm gối đầu lên tay, không cần tới cảnh “Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê
đầu tư cố hương”, chỉ cần một cơn mưa trong một buổi trưa ồn ào ở những người tù
chung quanh nhưng quá lặng lẽ trong tâm hồn quạnh hiu của mình cũng đủ làm cho
người tù nhớ vô cùng quê hương và vợ hiền.
Trời có
bốn phương. Ở đây chỉ cần hai phương: Phương nầy của người tù và phương ấy của
người vợ mà phương nào cũng cô đơn. Chỉ chừng đó cũng đủ xót xa, thấm thía, nói
chi tới việc đọc mấy câu thơ sau:
Em với
quê hương xa tầm tay với
Vẫn
bên anh trong mỗi phút vui buồn
Anh biết ngày qua ngày em ngóng đợi
Mỗi
phương trời có một nỗi cô đơn
hoàng long hẢI (tuỆ chương)
1)-
Phía nam chân đèo Hải Vân là làng Nam-Ô, theo học giả Thái Văn Kiểm, Nam Ô có
nghĩa là phía Nam châu Ô. Cách Mỹ Chánh khoảng 10 Km về phía Nam có sông Ô-Lâu.
Theo vài nhà sử học, tên Ô-Lâu nầy cũng lấy từ gốc châu Ô. Có thể coi châu Ô
bắt đầu từ sông Ô-Lâu cho tới đèo Hải Vân. Nếu luận như thế thì Quảng Trị
thuộc châu Rí.
2)-
Trần Khắc Chung là người yêu của Huyền Trân Công Chúa từ trước khi bà về Chiêm
với Chế Mân. Chưa được một năm thì Chế Mân chết. Theo tục của người Chiêm Thành,
khi vua chết, các hậu phải bị hỏa thiêu và chôn theo chồng. Vua Trần Anh Tông
sai Trần Khắc Chung giả đi thăm đám tang rồi liệu cách đưa
công chúa về. Khắc Chung
cứu được công chúa lên thuyền ra biển về Thăng Long. Hai người đi lạc, phải một
năm sau mới về tới nơi. (Theo Việt
Nam Sử Lược -Trần Trọng
Kim, cuốn 1, trang 167)
3)-
Bài ca Huế theo điệu
Nam Bình, do vua Tự
Đức soạn. Có người nói nhà vua lấy ý từ một bài thơ do Huyền Trân Công Chúa làm
ra khi về Chiêm Quốc.
4)- có
người nói hai câu thơ nầy là của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều.
5)-
Giặc Chày Vôi
6)- Từ
phía trong cửa Ngăn đi ra ngoài thành, người thấy bên tay trái có hai ngôi nhà
ngói kế nhau, mỗi ngôi nhà có năm gian nhưng chỉ có 9 gian có đặt những cây súng
thần công lớn như nhau, giàn súng có bánh xe để di chuyển được, một gian để
trống. Hồi còn bé, khi mới đến Huế, tôi thắc mắc hỏi mấy đứa bạn Huế rặc của tôi.
Chúng nó bảo: Có một thằng Tây con chơi nghịch, đút cánh tay vào trong họng súng,
bị thần súng giữ chặt, không rút tay ra được. Người ta phải cắt tay đứa bé. Và
cây súng ấy được chở về Pháp để “trị tội”. Thật ra, nhà Nguyễn chỉ cho đúc 9 cây
súng thần công để giữ 9 cửa thành. Đó là: 1)- Cửa Thượng Tứ, 2)- cửa Ngăn (tên
gọi nôm, không biết tên chữ là gì), 3)- Cửa Nhà Đồ (Thường gọi là cửa Sập vì cửa
nầy bị sập vì trận lụt lớn năm Thìn 1953, 4)- cửa Hữu, 5)- cửa Chánh Tây, 6)-
cửa An-Hòa, 7)- cửa Hậu (cửa sau thành Mang Cá - ngó ra phía bắc), 8)- cửa Trài
(cũng là cửa sau thành Mang Cá – ngó ra phía Đông) và 9)- cửa Đông Ba.
7)-
Để báo giờ học,
trường Đồng Khánh đánh trống, trường Khải Định (Quốc Học) đánh chuông. Không ít
học trò giờ ra chơi đã dấu dùi trống, dùi chuông để… chơi thêm chút nữa.
HUẾ
Khi tôi
trở lại kinh thành cũ
Dâu bể
tang thương đã một thời
Nghiệp
số Huyền Trân còn lận đận
Nghìn
sau còn lưu lạc đất Hời.
Em đã phai tàn bao xuân sắc
Nước non ngàn dặm thuở ra đi
Châu Ô, Châu Lý mà chi nữa
Đất đã đem về nỗi chia ly.
Trong khu vườn nghe chim lặng tiếng
Đèn nhà ai thấp thoáng bên sông
Hỡi ơi câu hát nghìn năm cũ
Nét nam ai nghe tiếng tơ chùng.
“Sen xa hồ, sen khô hồ cạn
Lựu xa đào, lựu ngã đào nghiêng”
Trên mặt đất nghìn lần chia cắt
Mỗi giọt sương, một giọt ưu phiền.
Bóng
chiều phủ nhạt mờ sương khói
Còn đâu
tiếng ngựa hí quân reo
Còn đâu
trống trường thành nổi nhịp
Huế
quên trong phần mộ tiêu điều.
Nỗi buồn tôi, nỗi buồn lăng tẩm
Tiếng thông reo, suối chảy ngậm ngùi
Xương cốt đã tan theo bùn đất
Mà hồn còn vướng vất không thôi.
Tôi trở về đây chiều xế bóng
Tấm thân gầy, mái tóc hoa râm
Cả một đời chân đi mòn mỏi
Vẫn thấy đau những vết đau thầm.
Em ở đâu bên trời phiêu bạt
Tôi lơi cương chạy bốn góc thành
Hỏi hoa lá, hỏi trời u tịch
Tượng đá buồn sao đứng lặng thinh ?
HUY-PHƯƠNG
HUẾ OAN KHIÊN
Để nhớ
những oan khuất Mậu Thân (1968)
Chiêng
trống nào xin hãy nổi lên
Gọi hồn
vất vưởng chốn oan khiên
Quan
quân uổng tử giờ lâm trận
Tử tội
thân lê đoạn xích xiềng.
Những
giọt đàn bầu tiếng nỉ non
Nhị hồ
réo rắt gọi vong hồn
Cửa
thành xương thịt phơi năm hướng
Máu đỏ
chan hòa cát biển đông.
Hãy
thổi lên một đoạn sáo buồn
Trong
đêm than thở tiếng ca ngâm
Gọi hồn
lãng đãng chưa siêu thoát
Gọi xác
ngậm ngùi chưa rửa tan.
Xương
thịt nào của những bách dân
Chôn
vùi dưới hào lũy Khiêm Lăng
Kinh đô
thịt nát ngày thất thủ
Sọ
trắng giăng hàng tết Mậu Thân.
Hãy
gióng lên ơi những hồi chuông
Vang về
vách núi, dội ven sông
Hồi
chuông siêu thoát cho oan khuâát
Lạnh
lẽo âm thầm chẳng khói hương.
Hãy
đánh lên ơi những tiếng cồng
Tù và
rúc gọi hồn lưu vong
Tuổi
trai tan nát đời chinh chiến
Đầu núi,
thân non, chân đạp rừng.
Xin gọi
trăng soi khe Đá Mài
Thời
gian rêu phủ mảnh đầu ai
Bãi Dâu
đau xót hồn Gia Hội
Phú Thứ
tóc vương trảng cát dài.
Xin
tụng cho hồn một thửa kinh
Được
nơi bến Giác, ngộ duyên lành
Vượt
qua hết kiếp trầm luân ấy
Nếu
thật hồn ơi có hiển linh!
Hãy
dựng lên trăm tháp trai đàn
Xin
cùng trì chú với chư tăng
Đốt
nghìn ngọn nến lung linh sáng
Rưới
rượu cho hồn được giải oan.
Mệnh sử
một thời mảnh đất Chiêm
Nghìn
năm thương Huế nỗi oan khiên
Nam ai
một khúc ca đòi đoạn
Trăng
khuyết, nhang khuya, lạnh miếu đền…
HUY-PHƯƠNG
QUÊ HƯƠNG VÀ EM
Nghiêng
gương nhỏ tìm em không thấy bóng
Ôi
hương tóc phai nhạt tháng ngày qua
Lòng
anh như sợi giây đàn rung khẻ
Trời
đang mưa trên những dãy núi xa .
Trưa
nay một buổi trưa đầy mây xám
Anh
lặng im nghe mạch máu chảy buồn
Không
ưu tư hồn cũng như trĩu xuống
Như mỗi
đêm chớp bể với mưa nguồn.
Anh
trôi dạt về một thời xa cũ
Thành
quách xưa đã cổ kính phai mờ
Không
tiếng trống làm rung vầng trăng lạnh
Mà khói
sương mờ nhạt bóng người xưa.
Anh đã
sống qua những ngày thơ mộng
Với Huế
quê hương yêu dấu muôn đời
Ðường
Thành Nội đi về ngày hai buổi
Cầu
Trường Tiền đêm nhớ dấu trăng soi.
Buổi
học bài duới mái im nhà súng
Anh ngủ
quên trên những khẩu thần công
Bỏ công
thức mơ làm thân Từ Thức
Tâm hồn
theo ngọn mây trắng thong dong.
Ở đó có
những chiều mưa tháng bảy
Suốt
mùa đông nhớ sợi nắng hanh vàng
Cô
thiếu nữ nón nghiêng che cặp sách
Trưa
vội vàng sợ lỡ chuyến đò ngang.
Một
giòng sông với đôi bờ xanh mướt
Mùa hạ
nào phượng chẳng đỏ hàng cây
Những
con đường mang theo hồn bướm trắng
Gót
chân hồng chậm theo bánh xe quay.
Tiếng
ve nào đang rung đàn hợp tấu
Trong
khu vườn vắng lặng giữa trưa nay
Dưới
bến nước có tiếng chèo khua sóng
Bên kia
nhà thấp thoáng áo ai bay.
Mái tóc
em đã chảy dài dưới nón
Ðẹp
mênh mang hình ảnh của đêm dài
Mối
tình nào không phải là tình sử
Kỷ niệm
một thời đâu dễ lạt phai.
Một
thời để yêu, một thời mơ mộng
Tâm hồn
em như mặt nước hồ sen
Có một
sáng mùa thu nghe xao động
Ngọn
gió về theo hơi thở thân quen.
Ngày
tiếc nuối khi viết giòng lưu bút
Còn nhớ
gì trên trang giáo khoa thư
Khi
cổng trường người phu già khép kín
Hàng
cây vàng rụng chiếc lá ưu tư.
Thuở
đứng chờ trước ngõ dài hun hút
Bước
vẩn vơ bứt chiếc lá trên cành
Em vắng
bóng vì mùa thi sắp tới
Anh vội
vàng vì tình quá mong manh.
Em còn
nhớ những ngày anh đứng đợi
Dưới
bóng cây ngóng giờ trống tan trường
Chân
bước nhẹ mà lòng nghe run rẩy
Những
phút đầu đi bên cạnh người thương.
Kỷ niệm
đã ngủ yên cùng ngày tháng
Giữa
trưa nay thức dậy với mưa về
Từng
giọt buồn rơi với từng giai điệu
Gối tay
gầy anh lặng lẽ nằm nghe.
Em với
quê hương xa tầm tay với
Vẫn bên
anh trong mỗi phút vui buồn
Anh
biết ngày qua ngày em ngóng đợi
Mỗi
phương trời có một nỗi cô đơn .
HUY-PHƯƠNG
Trại
Tân Kỳ -Nghệ Tĩnh
9-1980
No comments:
Post a Comment