Tuesday, October 25, 2016

TRUYỆN NGUYỄN VĂN SÂM - NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

NGUYỄN VĂN SÂM * NHỮNG CÂY CẦU


Những Cây Cầu Trong Ước Mơ
Nguyễn Văn Sâm
Tặng cư sĩ Nguyên Giác, NVS
1.      Tôi chạm mặt Sáu Huê ở sân sau của Sở khi còn đương lum khum khóa cái xe đạp cà tàng nhưng cũng có thể bị thổi mất của mình. Tới để nói về chuyện lương hướng chậm trễ cả ba tháng nay ấy mà! Tiền túi cắp ca cắp củm lâu nay đã cạn, tiền vay mượn đầu nầy đầu nọ đã bắt đầu khó khăn, bị nhẹ nhàng từ chối ở nhiều mối rồi. Tính lên đây xoay đở ai đó chút đỉnh sống qua ngày chờ Sở nhận được tiền từ trên rót về rồi mới tính tiếp.
Giữa đám cô thầy đồng cảnh đương lao nhao xầm xì, tôi được Sáu Huê kéo vai, bộ như thân thiết lắm, nói nhỏ: ‘Chút xíu nữa anh Khâm có huởn huởn lên văn phòng tôi, mình bàn chút việc’.  Khi nói Sáu Huê kê miệng hô bịt răng vàng của anh gần sát mặt tôi, mùi nước phở nhiều hồi và mùi hành Tây sống còn thoảng bay, khiến tôi khó chịu, cây tăm anh ngậm nơi khóe miệng khi nói như có chưn tay đánh đu qua lại từ mép nầy tới mép kia của hai tảng môi đen làm tôi ớn ớn xương sống. Hình như những người gốc ở trỏng ra hay ở bển về, đều thích ngậm tăm sau khi ăn sáng, và có tài vặt về chuyện làm xiệc với cây tăm trên miệng!
Tôi né mặt ra chút đỉnh, ậm ờ.
Trước khi về, tôi tạt vô phòng Sáu Huê thì anh ta không có mặt, người phó phòng nào đó trao lại cho tôi một phong thơ mỏng, có đóng dấu Khẩn & Mật. Tưởng gì, té ra là quyết định cử đi dạy lớp Bình Dân Học Vụ, xóa nạn mù chữ ở xã Mỹ Tú mỗi tuần ba tối cho tới khi có quyết định mới.
Tôi bỏ bàn toán vô đầu khi đọc quyết định. Mỗi tuần dạy 3 tối, từ 6 giờ tới tám giờ rưỡi thì về tới nhà xấp xỉ 10 giờ khuya cha nó rồi. Tối mịt, chỉ còn lăn đùn ra ngủ chớ nghỉ ngơi mẹ gì nữa!  Thêm từ nhà tôi tới trường, qua khỏi Xóm Giữa một đổi khá xa, tuốt ở trong ngọn, thì cũng ngót nghét cả chục cây số ngàn, chắc như bắp bận về sẽ không còn chiếc xe ôm nào. Phải đạp xe đạp đi đi về về thôi. Vậy thì còn khổ dài dài cho chưn cẳng, cho bàn tọa trơ xương teo thịt lâu nay! 
Hoặc là bỏ dạy hoặc là ép xác. Bỏ dạy thì phải đối phó với rất nhiều chuyện, từ chuyện hộ khẩu tới chuyện hồi hương, chuyện mua nhu yếu phẩm, ôi hằm bà lằng xắn cấu đủ thứ trong đó có chuyện ba tôi là nguỵ quân, đương đi học tập nhưng ông còn đứng tên căn nhà vợ chồng con cái tôi đương ở, tôi có thể bị đuổi ra bất cứ lúc nào. Thôi, trời sanh thì trời dưỡng, chịu khó hành xác đi dạy thí  mấy tháng coi sao. Dạy nít nhỏ 6, 7 năm nay cũng quen quá rồi, đâu thử dạy người lớn coi khác giống gì!
2.     Khâm bước vô lớp, gần ba mươi học trò già phần lớn đã ngồi sẵn sàng đâu vô đó rồi.  Nhiều người tằng hắng để lấy lại bình tĩnh, mấy ông xồn xồn ở cuối lớp ghiền thuốc kinh niên cũng lật đật dụi sau khi hít dài hơi chót, giữ tàn trong một tấm giấy nhựt trình nho nhỏ, xếp cẩn thận bỏ vô túi rồi mới chịu ngồi xuống len lén ngó thầy để đánh giá.
Khâm chào cả lớp, nói lên vài câu than thở là mình sẽ đạp xe tới đạp xe về, cực nhọc lắm, xin các cô các bác chăm học giùm.

 Đừng nói là mình già học nay quên mai, đừng nói là hồi nào tới giờ quen cầm cuốc, cầm dao bây giờ cầm viết thì khó khăn, lọng cọng. Khâm thao thao về ước mơ được làm thầy của mình lúc nhỏ, giờ xin cô bác nên có ước mơ đọc được báo chí sách vỡ để biết những chuyện xảy ra trên thế giới chung quanh. Có ước mơ, có quyết tâm, có sự nhứt định làm cho được thì sẽ được thôi. Chuyện gì cũng phải học mới biết. 

Anh nói như diễn thuyết: Điều khó không phải là học, cũng không phải là tìm thời giờ rảnh rang để học, điều khó là thắng sự chần chờ, can đãm bước qua sự cù nhầy của chính mình để hăng hái học.
Có tiếng của một bà ứng lên, không cần phép tắc gì:
‘Thầy nói coi bộ dễ ợt mà tui thấy khó dàng mây. Tui tính đi học lớp nầy năm ba bận rồi mà bận nào thì cũng như có ông bà khuất mày khuất mặt cản lái cản mũi biểu đừng. Lúc thì có bầu đứa lớn, lúc thì mang bì con nhỏ kế,  lúc thì thằng Tư còn đỏ hỏn, lúc thì ông nhà tui bịnh rề rề… rồi bây giờ đây hai con heo đương độ lớn phải lo kiếm món ăn cho chúng nó, nội cái vụ xắt chuối với trộn cám không cũng đủ hết ngày giờ. Còn lo đi làm rẫy nữa, bỏ lún sao được! Ông tui hồi sanh tiền, có ghi tên mà học trậm trầy trậm trật, thuộc được bao nhiêu chữ đâu, không đầy lá mít, nhom nhem ba chữ rồi cũng quên tuốt…’
Khâm mỉm cười, ngoại giao:
‘Nhín giờ chỗ nầy chút đỉnh, kéo giờ chỗ kia chút xíu thì sẽ có thời gian học thôi bác à! Như ông bà mình nói: khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, mình khéo hà tiện thời giờ của các công chuyện phải làm thì té thời giờ cho chuyện mình muốn làm.’
Khâm vừa nói vừa đưa tay lấy viên phấn, quay mặt vô bảng:
‘Lớp nầy bà con đã biết viết biết đọc chút đỉnh rồi thì mình học ý nghĩa trong sách vỡ, chỉ tập viết để chữ được đẹp thôi, không có tập đánh vần nên cũng gọn, mình sẽ học những điều có ích lợi cho cuộc sống…’
Anh chỉ vô một ông ngồi tuốt gần vách, nảy giờ coi bộ lao chao, nhờ đọc câu anh vừa viết.
Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ có thương con chồng.’ Chú Tám He đọc coi bộ hơi suông suông rồi, không cần ai đốt pháo sau lưng cũng bình luận lớn giọng: ‘Đúng quá rồi, bánh đúc mềm, sao có xương được. Còn má ghẻ thì ối thôi, nói bắt mệt, trăm người như một, ghét con chồng thậm tệ, hành hạ tụi nó thấy mà phát thương luôn. Xóm Láng The của mình đây nè, tui không cần nói tên ai nhưng bà con đều biết là có ba bốn bà mẹ ghẻ hành hạ con chồng thiếu điều muốn giết cho tụi nó chết.’
Lớp hơi ồn ào, mấy bà phản đối, mấy ông được dịp cười phá, châm chọc. Khâm đưa tay ra dấu im lặng:
 ‘Tôi đưa ra câu nầy là có mục đích. Ca dao tục ngữ là mấy câu nói của ông bà mình truyền qua từ bao nhiêu đời trước, do nhận xét từ kinh nghiệm đời sống chung quanh họ, điều đúng do đó thì nhiều, nhưng điều sai không phải không có. Mẹ ghẻ thương con chồng thiếu giống gì ở đời nầy. Nít nhỏ không có mẹ ruột, không ai săn sóc, ta thương không hết, sao lại hành hạ nó, sao lại đành tâm ghét bỏ nó. Mà Trời sanh mỗi người mỗi tánh, có người ghét con ghẻ thì cũng có bà thương con chồng. Sao lại quơ đủa cả nắm, sao lại trói hết cả bầy bỏ vô một giỏ… Khi ta ghét trẻ con là ta nhỏ mọn, hẹp hòi.’
Bên góc mặt một thanh niên chừng 17, 18 tuổi chồm lên bàn giơ tay thiệt cao, phấn khởi, Khâm cho cậu ta nói:
‘Con tên Tèo. Hai Tèo. Xin nói. Người ty tiện là người xấu xa. Má con không sanh ra con nhưng có ghét con đâu. Con cũng được cưng như bao nhiêu con ruột của những nhà chung quanh. Hoan hô Má Ba! Hoan hô! ’ Thằng Tèo vừa hoan hô vừa chỉ vô người đàn bà than không có thời giờ hồi nảy…

Cả lớp vỗ tay rần rần… Khâm nhấn mạnh về sự sai lầm của ca dao tục ngữ chẳng hạn như câu áo mặc sao qua khỏi đầu. Con cái có thể khôn hơn cha mẹ chứ sao không, đời bây giờ người ta được đi học, được đọc báo xem sách nên kiến thức mở mang nhiều, khôn hơn cha mẹ là lẽ bình thường thôi. Còn nữa, chẳng hạn như câu: Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa

Đâu chắc là đúng. Con cháu vua đi xe lôi, chạy xe ôm cũng chật đường. Trẻ con lúc nhỏ sống trong chùa, trong Cô Nhi Viện,  sau ra đời thành công đâu phải là hiếm…
Khâm mừng là buổi học đầu tiên vui vẻ, thuận lợi. Lớp học kết thúc trong nét mặt luyến tiếc thời giờ qua mau của từng người.  
3.     Bữa hôm đó lớp tan mà hai mẹ con Bác Ba và thằng Tèo cứ lẩn xẩn theo Khâm hoài. Họ cứ nháy nhó nhau, đùn đẩy qua lại, như là muốn nói gì đó với Khâm. Cuối cùng Bác Ba nói:
‘Không nói dấu gì thầy. Mẹ con tôi trước khi vô lớp có ghé chợ mua sáu cái hột vịt Bắc Thảo tính về ngày mai cả gia đình ăn mừng mới mua đuợc bốn con heo con, xin kiếng cho thầy 2 cái để tỏ lòng biết ơn thầy cực khổ chỉ dạy chúng tôi.’

Khâm cảm động, nhưng từ chối khéo:
‘Cám ơn thiếm Ba. Thiếm giữ lại cho gia đình. Tôi xin được không nhận vì gan tôi yếu, không dùng được trứng vịt trứng gà. Anh nói dối thêm: ‘Thường tôi ăn ngã về chay nên dùng nhiều rau củ, không dám dùng trứng.’
Người đàn bà hơi ngỡ ngàng, nhưng cũng từ tốn bỏ hai trứng vịt kia vô lại với số còn lại trong giỏ.
Khâm vỗ vai thằng Tèo:
‘Em Tèo, Em nói với Má Ba là không nên ăn nhiều trứng vịt Bắc Thảo. Nó ngon vì lạ miệng nhưng rất độc hại vì có thể họ làm theo một quy trình có tác dụng xấu cho sức khoẻ người tiêu dùng. Đó là họ ngâm trong nước pha Sulfit đồng để cho trứng mau đổi màu đen và tròng trắng sớm có màu trong suốt như rau câu.
Sulfit đồng làm cho trứng ăn được trong vòng nửa tháng còn bó vôi trộn trấu theo cách thường phải mất hơn ba tháng… Ăn nhiều trứng làm theo kiểu tốc hành sẽ bị ung thư gan vì chất Sulfit đồng vô cơ thể mình thì tích tụ lại chờ ngày giờ phát tán chớ không bị thải ra….
Hai người học trò của Khâm le lưỡi, tỏ ý hiểu.
Sẵn đà Khâm nói thêm:
‘Ông bà mình nói: Bịnh tùng khẩu nhập nghĩa là bịnh theo thức ăn mà vô mình con người, ăn những món tuy ngon miệng, tuy sang trọng nhưng hoặc dơ dáy, hoặc chứa những thành phần độc hại thì chẳng khác gì tự tử từ từ, chẳng hạn như ăn nhiều bột ngọt, bột nêm, nhiều đường, nhiều muối, ăn lạp xưởng, ăn mắm sống, ăn bánh canh giò heo có nhiều da nhiều mỡ, ăn dưa đầu heo chua, ăn phá lấu, lòng heo, ăn chao ăn tương quá mặn, dùng dấm hóa học…
Thằng Tèo cười lớn:
‘Mấy món đó trừ tương với chao, may quá gia đình con vì nghèo chạy ăn từng bữa nên đương nhiên đã cữ, thầy khỏi lo.’
Khâm thấy mình hơi dài dòng, anh kết thúc bài giảng ngoài giờ học của mình:
‘Nói chung ăn nên chọn món lành, món sạch hơn là món ngon miệng, món sang trọng, mắc tiền mà cầu kỳ. Món càng ngon miệng càng có hại cho người ăn.’
Thằng Tèo biện luận:
‘Thầy nói vậy, chẳng lẽ cả nước ăn những món đó bấy lâu nay đều chết hết?’
Khâm cười hiền, từ tốn:
‘Không chết hết, nhưng mọi người đều bị chết từ từ, nghĩa là giảm tuổi sống trên đời năm bảy năm, có khi cả chục năm. Làm cho một hai người chết liền thì bị tội giết người nhưng làm cho nhiều người chết từ từ vì những món ăn có hại thì được làm giàu cho nên thiên hạ cứ vô tư mà làm, hãnh diện mà làm…’
Thằng Tèo đưa hai tay ra bắt tay Khâm tỏ ý tâm phục khẩu phục thầy mình:
‘Thầy là ngôi sao chỉ đường cho cả lớp được biết đâu là chuyện đúng sai. Con cám ơn thầy nhiều.’
Khâm thấy thằng Tèo đã trưởng thành qua câu nói đó. Anh cũng cảm thấy tội nghiệp cho những người dân ở xã trên ngọn nầy. Họ dốt và bị bịt mắt bấy lâu nay nên sống quờ quạng, tự đốt bớt đời sống của mình mà không hay biết.
4.     Khâm làm tài khôn dẫn người đồng nghiệp nữ mắt đỏ hoe vô phòng Sáu Huê khiếu nại. Thường thì Sáu Huê niềm nỡ, nhưng hôm  nay như biết trước chuyện hơi khó khăn anh ngồi chễm chệ sau bàn giấy  kềnh càng, mặt nghiêm nghị, lạnh lùng.
Cô giáo Trang ngồi rút lại trong ghế coi nhỏ nhít làm sao, rụt rè thưa gởi:
‘Thưa, nhờ anh Sáu cho em được đổi qua xã khác dạy, chớ ở đây có ngày bà ta giết chết em.’
Sáu Huê đổi thế ngồi, tay chống càm, tay kia cầm cây viết bic quay quay như giởn chơi với nó.
‘… Em Đức, con của bà ta không chịu học, bài không thuộc, không nộp bài cho về nhà làm, tập thì rách nát dơ dáy… Hôm qua em Đức lại nghịch, lấy dây cột tóc của bạn gái ngồi trước mặt, cột vô chưn bàn. Con nhỏ vô tình đứng dậy, đau quá, khóc. Em giận mới khẻ tay nó mấy cái mà nó đã bỏ chạy về nhà. Má nó, bà vợ ông chủ tịch xã xách dao bầu xắt chuối chạy vô lớp xỉa xói em, đòi chém chết cô giáo ngụy quen thói khủng bố con của cách mạng. Em càng cắt nghĩa thì bà càng nổi giận giơ dao xỉa, giá vô mặt em nói là không muốn thấy em ở xã nầy nữa. May mà có anh Hiệu Trưởng và mấy thầy cô giáo khác can gián không thôi thì em không biết số phận của mình ra sao.’

Sáu Huê tỉnh bơ, cười cười:
‘Mà cô giáo ngụy có bị sứt mẻ… chút xíu nào không cà! Thôi đừng làm cho chuyện om xòm thêm nữa. Về dạy bình thường đi. Tôi sẽ gọi điện nói chuyện với chồng bà ta. Tôi cũng cho rút thằng Đức, học trò cưng của em qua lớp khác, nhưng em Trang không đi đâu hết. Phòng Giáo Dục Quận với nhân dân trong Quận phải gắn bó, có đâu mà chuyện mới có chút nị đã làm cho tầy huầy…’
Và Sáu Huê lịch sự xin lỗi tôi ra ngoài uống nước trà ngồi chờ để anh ta chỉ đạo việc nầy riêng với cô Trang.

Tôi ra sân hút thuốc chờ đợi. Tôi hơi chủ quan mới đi với Trang vô phòng của Sáu Huê, thường mấy chuyện như thế nầy Sở không muốn có người thứ ba nhúng tay vô.
Mười lăm phút sau, tôi hút tàn hai điếu thuốc, Trang bước ra ngó tôi kín đáo lắc đầu, mặt buồn buồn. Tôi biết là cô giáo ngụy nầy sẽ còn chịu đựng những giông tố cô linh cảm trước nhưng không thể làm gì được. Cũng như số phận những người khác đương dật dờ trên quê hương nầy thôi. ‘Người ta’ có những cách giải quyết khác.     
5.     Tối Thứ Hai thằng Tèo tới lớp với cái mặt trầy trụa băng dán tùm lum và một cánh tay gảy bó bột treo trên cổ. Nó cười vô tư với Khâm, miệng mở rộng chằng hoạt:
‘Thầy đừng lo! Con thử nhào xuống coi sông sâu hay cạn vậy mà. Sông cạn sợt, đi bộ ở dưới còn được, nước chỉ mới tới cần cổ nhưng mà có nhiều cây nhọn, nhiều gạch đá quá! Lại trơn lù bấu víu vô đâu cũng không được!’ Nó lại cười lớn hơn.
‘Bữa đó bộ quắc cần câu sao mà nhảy xuống cầu bắt cá?’
‘Cầu nhỏ mà cao quá cở, chạy vừa mới lên chưa hết dốc, thấy hai mẹ con chị nọ cuốc bộ lên gần hết dốc đầu kia, thằng nhỏ thấy xe mình phóng tới, nó hết hồn giựt tay má nó ra vụt chạy bất kể, con lo sợ cho nó nên quên sợ cho mình. Hên là không hất hai mẹ con họ xuống sông, cầu đâu có lan can đâu nà, trống trơn nên lọt xuống dễ dàng….’
‘Tèo quên câu Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi… mà cẩn thận chạy chầm chậm khi qua cầu…’
‘Cầu tre thì đã không sao rồi thầy! Họ góp tiền của dân trong xã xây cầu xi măng, nhưng làm cho có, bề ngang nhỏ quá, chất lượng kém, nhiều chỗ sát mé bị sứt mẻ làm cho mình chạy xe cũng khó khăn. Tai nạn hà rầm đó thầy, hai tháng trước có một đứa con gái 9, 10 tuổi té cầu chết. Con cái đầu xỉa thuốc kiểu nầy là nhẹ…’
Rồi nó vừa tâm sự vừa triết lý:
‘Nước mình nhiều sông, nhiều rạch, cần phải thông thương bằng thiệt nhiều cầu, để dân chúng bên nầy dễ liên lạc được với bên kia vậy mà. Còn không thôi ai ở đâu ở đó, tới bao giờ người ta mới mở mắt thân thiện với những người không phải ở khu xóm mình. Con mơ ước có thiệt nhiều những cây cầu đơn sơ nhưng chắc chắn bắc qua sông qua rạch, trước là mở đường lưu thông, sau là nối tình người. Con mơ, con mơ… nước mình có những cây cầu chắc chắn như mấy xứ nghèo chung quanh. Dân chúng họ coi lẩm rẩm vậy mà may mắn, những cây cầu bên xứ họ làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, không làm cho người ta té sông, không làm cho con nít chết đuối…’
Thằng Tèo nói như bà nhập, Khâm kêu nó về chỗ ba hồi bốn chập nó mới về chỗ ngồi, mắt lim dim chắc là mơ những cây cầu vững vàng để thanh niên như nó chạy xe khỏi nhào xuống sông mất công  đo coi nước sâu hay cạn…
6.     Nửa năm sau, Khâm đi thăm Sáu Huê trong phòng cấp cứu  bịnh viện tỉnh.
Người đàn ông lớn con, mạnh khỏe da mặt hồng hào ngày xưa đã thành một con bịnh đương đi xuống tuyệt cùng dường dốc của sức khỏe: ốm o, xanh xao và không cử động được nhiều, dây nhợ chằng chịt ở mũi, ở tay.
Sáu Huê ứa nước mắt thều thào trong cổ họng:
“Tiếc là ngày trước anh Khâm khuyên tôi đừng hút thuốc, nên cữ rượu và bớt trác táng nhưng tôi cười khinh dễ bỏ qua khi thấy mình mạnh khỏe, tôi cữ cái húp nước, ít hút thuốc lúc làm việc nhưng đi karaoke nhiều hơn. Mà anh biết đó, vô trỏng là rượu như nước và biết bao nhiêu thứ khác dưng tới miệng không thể ngó lơ được. Cứ nói mình không phải là thánh nên xã cảng…. bây giờ….’ 
Khâm khuyên anh Sáu đừng nói nhiều, tịnh dưỡng và báo tin buồn là cô giáo Trang bị nhiều áp lực nên đã vượt biên cho tới bây giờ hơn 3 tháng rồi mà không nghe tin tức gì. Có thể là chuyện không may đã xảy ra cho cô ta….
Khâm nói mà không dám nhìn Sáu Huê, anh ngó qua cái màn mỏng che ơ hờ cửa sổ. Ngoài kia trời nắng u u buồn.
Sáu Huê thở dài, day mặt vô vách, sợi dây nylon chuyền nước biển trên cánh tay trái anh, vướng víu, Khâm sửa lại. Dầu sao Sáu Huê vẫn tốt hơn nhiều người khác đương quyền mà Khâm biết.
Anh nói để người bịnh vui lòng khi nhìn trong phòng chỉ có hai giường sạch sẽ với hai bịnh nhơn, người nuôi bịnh chỉ ngồi ngoài hành lang hay đứng lớ ngớ trước cửa phòng, không dám vô:
‘Bịnh viện nầy cao cấp, anh lại thuộc diện tiêu chuẩn cao, chắc chắn rồi sớm muộn gì cũng bình phục…’
Nụ cười buồn tuy héo hắt nhưng cũng nở trên mặt Sáu Huê dầu là một thoáng rất mau:
‘Chuyến nầy về tôi tu. Tu theo hai cách, đi chùa, sống lành mạnh hơn giải quyết công việc hợp lý hơn.’ Tiếp theo câu nói là tiếng thở dài và cơn ho xé phổi của Sáu Huê. Khâm kéo tấm mền che cái bụng bự óc ách mềm nhũng của anh ta.

‘Anh là gạch nối giữa người cũ và người mới. Chúng tôi cám ơn anh nhiều. Anh nghĩ coi nếu gặp người khó khăn hơn chúng tôi còn khổ biết bao nhiêu.’
Hình như Sáu Huê hiểu câu nói của Khâm là câu trách ngầm nên nhắm mắt lại, phân trần:
‘Áp lực từ nhiều phía anh ơi. Áp lực mạnh lắm! Cơ chế anh ơi. Cơ chế như gọng kềm sắt! Có những quyết định mình cảm thấy bất công mà không ký là không xong đâu. Chuyến nầy hết bịnh về tôi nguyện sẽ làm cây cầu nối kết giữa những người hai bên sông vì cho tới bây giờ phải nói là thiếu sự thông cảm giữa chúng tôi với các anh. Phải có những cây cầu và có nhiều người thong thả đi qua cầu, đem chuyện của bên mình chia xẻ với bên kia. Phải hiểu nhau vì lâu nay xa lạ do sống trụ ở hai bên bờ, không có phương cách giao tiếp..…’   

Khâm ứa nước mắt. Câu nói của người sắp chết là câu nói thiệt lòng, nhưng Trời ạ, bi thương quá đổi, như tiếng của con chim cố gắng hết sức hót lần chót. ‘Chúng ta hai bên chưa tương thông. Cần phải có những cây cầu, cây cầu tượng trưng, nhưng mà là cây cầu.’
Và chuyện té sông của thằng Hai Tèo nhảy vô trong trí làm cho những giọt nước mắt của Khâm đột ngột rớt lên chéo mền buông thỏng của Sáu Huê. Khâm bước như chạy ra khỏi phòng bịnh nhân, mắt còn ràn rụa, bất chấp những cái nhìn nửa ngạc nhiên nửa khinh khỉnh của nhiều người trong Sở vừa mới tới để làm bổn phận viếng thăm xếp lớn. Khâm nói với chính mình:
‘Vâng! Rất cần những cây cầu. Và rất cần người qua lại. Càng nhiều càng tốt.’
Nguyễn Văn Sâm 
Victorville, CA June 18- 23/ 2013

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

Khai mạc Ngày Giới trẻ Công giáo thế giới

Cập nhật: 03:57 GMT - thứ tư, 24 tháng 7, 2013
Khai mạc Ngày Giới trẻ Công giáo Thế giới
Bãi biển Copacabana tràn ngập các tín đồ Công giáo
Khoảng 400.000 tín đồ Thiên chúa giáo La Mã đã tham gia vào một thánh lễ trên bãi biển Copacabana ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil để mở màn Ngày Giới trẻ Thế giới.
Tâm điểm của sự kiện này sẽ là chuyến thăm của Giáo hoàng Francis vào thứ Năm ngày 25/7.
Thánh lễ tối thứ Ba ngày 23/7 do Cha Orani Joao Tempesta, Tổng Giám mục Rio de Janeiro, chủ tế.
Ông chào đón các tín đồ đến với lễ hội kéo dài năm ngày, dự kiến sẽ thu hút khoảng 1,5 triệu người trên khắp thế giới.
Trong khi đó, Giáo hoàng Francis không có chương trình chính thức gì trong ngày 23/7 và dành thời gian ở dinh thự riêng.
Dự kiến Ngài sẽ chào đón các tín đồ trên bãi biển Copacabana vào ngày 25/7.

Cúp điện đột xuất

Khi gần đến giờ khai mạc, giao thông ở Rio trở nên hỗn loạn sau khi hệ thống xe điện ngầm dừng chạy vì cúp điện.
Hai tuyến xe điện ngầm của thành phố đã bị tê liệt trong hai giờ đồng hồ sau đường dây tải điện bị vỡ, thông cáo của Sở xe điện ngầm Rio cho biết.
Rất nhiều tín đồ muốn đến dự thánh lễ khai mạc đã bị mắc kẹt trong khi những người khác thì chen chúc nhau lên xe buýt và taxi hướng ra bãi biển.
Cảnh sát đã phải can thiệp để ngăn cản một nhóm hành khách giận dữ không cho họ ào vào một trong những nhà ga tàu điện ngầm chính, một đài phát thanh địa phương tường thuật.

Cảnh sát Brazil trấn áp người biểu tình
Cảnh sát Brazil trấn áp người biểu tình
Các phóng viên cho biết Brazil đang xem xét lại kế hoạch an ninh cho vị giáo hoàng 76 tuổi sau khi Ngài bị đám đông tiếp cận khi vừa đặt chân đến Brazil hôm 22/7.
Nhiều người đã chặn đoàn xe của Đức Giáo hoàng đang chạy trên đường phố Rio và chìa tay vào bên trong xe của Ngài qua cửa kính để mở.

“Thư ký của Đức Giáo hoàng nói với tôi rằng ông ta rất kinh sợ nhưng Ngài vẫn nở nụ cười,” Cha Federico Lombardi, phát ngôn nhân Vatican, nói với các phóng viên.
Trước đó Đức Giáo hoàng đã được bà Dilma Rousseff, tổng thống nước chủ nhà, tiếp đón chính thức tại Dinh Thống đốc của bang Rio.
Tuy nhiên ở bên ngoài, cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán đám đông đang biểu tình phản đối chính phủ cũng như chi phí cho chuyến thăm của Giáo hoàng.
Vào thứ Tư ngày 24/7, Ngài sẽ đến viếng đền thờ Đức Mẹ Aparecida ở bang Sao Paulo.
Một thiết bị nổ tự chế đã được phát hiện ở nơi này hôm Chủ nhật 21/7. Tuy nhiên giới chức địa phương cho biết nó chỉ có ‘sức công phá nhỏ’ và không ở gần chỗ giáo hoàng và các tín đồ dự kiến sẽ đến thăm.
Linh mục Lombardi sau đó nói rằng việc này không gây quan ngại.
Theo yêu cầu của chính Đức Giáo hoàng, Ngài cũng sẽ đến thăm một bệnh viện ở Rio vào ngày 24/7 là sẽ nói chuyện với những thanh niên đang được cai nghiện ma túy tại đây.
 
Ngày Giới Trẻ Thế giới chính thức khai mạc vào tối hôm nay ngày 23 tháng 7 với một buổi lễ trọng thể tại bãi biển Copacabana của Rio.
Trước sự hiện diện cuả hằng trăm giám mục và khoảng 300 ngàn thanh niên thiếu nữ từ khắp nơi qui tụ về đây, cây Thập Giá Giới Trẻ và bức linh ảnh Đức Mẹ đã được rước lên một khán đài vĩ đại mới được dựng lên trên bãi biển, trong một khung cảnh ca nhạc và ánh sáng muôn màu.
 wydRio1307230039
Cuộc rước hai biểu hiệu cuả giới trẻ đã đi qua một rừng cờ cuả các quốc gia trên thế giới, trong đó có sự hiện diện cuả lá cờ vàng Việt Nam, đi đồng hành với bức linh ảnh một đoạn đường dài.
Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta của Rio de Janeiro, chủ sự buổi lễ, đã chào đón khách hành hương và thúc giục họ truyền bá niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Chúa Kitô cho toàn thế giới.
 wydRio1307230040
“Hãy đi vào thành phố, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, cam kết với thế giới mới”, Đức Tổng Giám Mục Tempesta lên tiệng hô hào trong bài giảng.
wydRio1307230034
“Hãy lây lan đến tất cả mọi người niềm vui và sự bình an của Chúa Kitô, và như những người lính canh buổi sáng, hãy làm việc cho sự đổi mới của thế giới trong ánh sáng hướng dẫn của Thiên Chúa.”
Nhân danh là người đứng đầu của Giáo Hội trong thành phố chủ nhà, Đức Tổng Giám Mục Tempesta chào đón những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới rằng “thành phố kỳ diệu này trở nên đẹp hơn với sự hiện diện của quí bạn.”
wydRio1307230033
Trần Mạnh Trác
 


NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI


Ngày Giới Trẻ 2013: ít tín hữu hơn, nhưng nhiều cảm nghiệm mạnh mẽ hơn 7/22/2013 4:37:09 PM Con số khách hành hương tham dự Ngày Giới Trẻ tại Rio hiện đang là đề tài được nhiều người bàn tán. Ban tổ chức dự trù trên dưới 2 triệu người tham dự, nhưng cho tới nay, số người chính thức đăng ký chưa tới 400,000 người. 
Cross-WYD2013.jpg


Báo chí Tây Phương vẫn mang não trạng riêng của họ khi bàn tới con số này. Với họ, số tiền tối đa trên dưới 200 dollars cho một tuần đại hội gồm cả ăn uống, di chuyển và chỗ ở chẳng là bao, ai cũng có thể “đăng ký” được để tham dự chính thức. Thành thử không đăng ký nghĩa là không tham dự. Nhưng ở một nước vẫn còn rất nhiều người nghèo như Ba Tây, số tiền ấy không nhỏ, khiến đa số chắc chắn sẽ chọn giải pháp “dự cọp” như người ta quen đọc báo cọp vậy, nghĩa là vẫn tham dự dưới một hình thức bất chính thức nào đó... Nói cho cùng, dù họ có ở nhà đi chăng nữa, họ vẫn có thể tham dự qua truyền thanh, truyền hình, qua bất cứ phương tiện truyền thông rẻ tiền nào, miễn là hòa mình với đoàn người đông đảo tại Rio để lắng nghe người con đầu tiên của miền đất của họ lên tiếng với họ lần đầu tiên ngay trên miền đất này. Con số tham dự vì thế là con số không thể đếm được, một con số vô hình.

Đức Phanxicô, khi tới chủ tọa Ngày Giới Trẻ tại Rio, chắc chắn là người không chỉ nhìn vào con số hữu hình những người tham dự. Bởi nếu không, ngài đã khuyến khích người đồng hương Á Căn Đình của ngài, bất chấp cảnh nghèo, vẫn “hãnh tiến” mua vé máy bay tới Rôma dự lễ đăng quang của người con đầu tiên của đất nước trên “ngai” Phêrô!

Riêng phái đoàn Hoa Kỳ lần này chỉ gồm 9,500 khách hành hương, rất ít so với con số 29,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Madrid năm 2011, ít hơn cả con số 15,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Sydney năm 2008, và 24,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Cologne năm 2005. Một trong các yếu tố tạo nên sự giảm sút này đã được nhận diện là tiền, tức chi phí di chuyển tới Rio. Yếu tố thứ hai là an ninh, tiếp theo nhiều vụ biểu tình chống chính phủ Ba Tây vừa qua.

Dù thế, Christopher Bellitto, một sử gia Giáo Hội tại Đại Học Kean ở Union, N.J., cho rằng bất kể số người tham dự là bao nhiêu, địa điểm tổ chức năm nay và sự hiện diện của Đức Phanxicô trên diễn đàn thế giới chắc chắn sẽ làm cho Ngày Giới Trẻ 2013 thành một biến cố đáng nhớ.

“Đây sẽ là một lễ hội đặc biệt, một thứ trở về quê hương đối với vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh. Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã trở thành một loại tập hợp có tính động viên (pep rally) đối với Đạo Công Giáo”.

Tại những cuộc tập hợp trước đây, Đức Bênêđíctô từng lên tiếng chống lại ý niệm coi Ngày Giới Trẻ Thế Giới như một cuộc tập hợp thế tục hay một buổi trình diễn nhạc rock, như người ta vốn mô tả, vì việc tăng cường đức tin Công Giáo lúc nào cũng là phần chính của biến cố và càng là như thế đối với trường hợp Ba Tây. Theo Nghị Hội Pew, năm 1970, tỷ lệ người Công Giáo Ba Tây là 92% dân số, hiện nay, tỷ lệ ấy tròm trèm vào khoảng 65%. Từ năm 2000 tới năm 2010, dân số Công Giáo giảm mất 2 triệu, trong khi con số Thệ Phản tăng từ 26 lên 42 triệu người, chiếm 22% dân số.

Theo Bellito, chỉ trong vòng vài tháng đầu trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mạnh mẽ khuyến khích người Công Giáo truyền giảng Tin Mừng và đã nhiều lần ngỏ lời với người Công Giáo bỏ đạo cũng như người vô thần và người thuộc các niềm tin khác. Trong các cuộc thăm dò dư luận, ngài được cả người Công Giáo lẫn người không Công Giáo đánh giá rất cao, nhờ văn phong và nhân cách phi truyền thống của ngài. Hai yếu tố này chắc chắn sẽ dành được nhiều cảm tình cho Giáo Hội nhân chuyến viếng thăm lần đầu của ngài tại Ba Tây.

Trước khi lên đường, Đức Phanxicô đã nói rõ ngài sẽ không sử dụng chiếc giáo hoàng xa bít bùng quen thuộc, và sẽ chỉ dùng chiếc jeep mui trần mà thôi, như ngài vẫn dùng tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Trong chuyến tông du lần này, ngài sẽ vượt đoạn đường 120 dặm từ Rio tới Aparecida để kính viếng Đức Mẹ, lên tiếng với cư dân một khu ổ chuộc tại Rio và thăm các bệnh nhân AIDS, thăm người nghèo và các tù nhân trẻ tuổi.

Bellito cho rằng: Đức Phanxicô cũng giống Đức Gioan Phaolô II, là vị giáo hoàng hướng ngoại, một đặc điểm sẽ được chú ý nhiều khi ngài lên diễn đàn tại Ba Tây. Năm nay, chắc chắn sẽ có nhiều nghị lực hơn chỉ vì Đức Phanxicô chơi trên sân nhà, có thể nói như thế. Chắc chắn ngài không bị trói buộc bởi truyền thống. Điều ngài làm chắc chắn sẽ gây bất ngờ.

Đối với các người trẻ hành hương như Calderon thuộc một giáo xứ ở Brooklyn, New York, Ngày Giới Trẻ Thế Giới luôn là dịp để suy niệm và gắn bó. “Quả là kỳ diệu được gặp gỡ người khắp thế giới, những người hoàn toàn cởi mở trong việc chia sẻ đức tin. Thoạt đầu, bạn có thể lo lắng, vì có quá nhiều việc phải lo khiến bạn bối rối. Nhưng khi gặp Đức Giáo Hoàng, bạn sẽ cảm thấy vừa thanh thản vừa rất phấn khích, thậm chí đầy yêu thương nữa”.

Người hành hương 2013 đối diện với cảnh nghèo

Không Ngày Giới Trẻ Thế Giới nào lưu tâm tới cảnh nghèo bằng Ngày Giới Trẻ năm nay tại Rio. Điều này dễ hiểu, một phần vì giới trẻ thế giới, dù muốn dù không, một là họ sẽ được Đức Phanxicô nhắc nhở khi ngài đích thân tới thăm khu ổ chuột tại Rio hai là chính họ sẽ được gặp người nghèo ngay tại Rio, thậm chí ngay tại những nơi họ học giáo lý. Đàng khác Châu Mỹ La Tinh cũng là châu lục sáng chế ra thuật ngữ bất hủ, từng trở thành câu tâm niệm trong học thuyết xã hội Công Giáo của thế kỷ 20: ưu tiên chọn người nghèo.

Điều ấy khiến những bài tường thuật của Cha Tuấn mấy ngày nay trên Vietcatholic thu hút được rất nhiều người đọc. Không như những tường thuật có tính phèng la, huênh hoang hãnh tiến, nhằm nói về mình của một số người, kể cả người lãnh đạo các nhóm hành hương. Nhóm Cha Tuấn quả đã nắm bắt được tinh thần Rio 2013.

Một nhóm khác đến từ Miệt Dưới, miệt Down Under của quả địa cầu, là nhóm của Tổng Giáo Phận Sydney, của Đại Học Công Giáo Úc và của các trường Công Giáo khắp Sydney. Trong hai ngày tiền đại hội, họ đã dừng chân để giúp xây một nhà nguyện, một trung tâm sinh hoạt và nhiều bậc thang đá trộn và nhiều lối đi tại Pamplona Alta, một khu phố tồi tàn bên ngoài thủ đô Lima của Peru. Đây là nơi cư trú của hơn 400,000 người nghèo, người rời cư hoặc bị chiếm đất, gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Nhiều nhóm hành hương xuất phát từ Sydney vốn đã đến thẳng Lima vào tuần rồi và bắt tay ngay vào việc xây dựng một nhà nguyện và một trung tâm sinh hoạt tại khu ổ chuột. Các nhóm khác, như nhóm 62 người do Đức HY Pell trực tiếp hướng dẫn, sau khi thăm Nhà Thờ Chánh Tòa Lima và thăm đền thờ Thánh Nữ Rôsa thành Lima, đã tham gia dự án này từ hôm thứ Tư.

Các bậc thang bằng đá trộn sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu và an toàn hơn đối với các gia đình sống trên những sườn đồi tại các khu tồi tàn của Lima.

Ngày Giáo Phận vốn đã là đặc điểm của các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây, nhưng đối với ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này tại Rio, các khách hành hương được khuyến khích tham dự các kinh nghiệm hòa mình (immersion) và các dự án truyền giáo vùng xa nhằm tạo ra các thay đổi tích cực đối với cuộc sống của những cộng đoàn nghèo nhất trên thế giới.

Phái đoàn Úc gồm 1,500 người trẻ và 300 nhà lãnh đạo nhóm, các tu sĩ, linh mục và giám mục cùng đi với họ đều là những người khỏe mạnh về thể lý, nhưng phải khai phá đất đá trong cái giá lạnh giữa mùa đông trên những sườn đồi dốc của khu ổ chuột Pamplona, trước khi xây được những bậc thang bằng đá trộn hay nhà nguyện và trung tâm sinh hoạt, quả không phải là việc dễ.

Ashlee Payne, thuộc Trường Đại Học Công Giáo Úc, một trong các thiện nguyện viên tại Pamplona, cho hay: “Nhưng nó cũng rất phấn khích”. Cô đang học để trở thành một cô giáo. Theo cô, với lòng yêu ngành giáo dục và khả năng của ngành này, tập chú của cô là các trẻ em của khu ổ chuột. Cô mong các em sẽ theo chân các người hành hương của Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong việc giúp các cư dân của các cộng đoàn đang khốn khổ vì cảnh nghèo này.

Gertrude Lancanilao, cũng là một sinh viên của ĐHCG Úc và là một lãnh tụ của YFC của vùng Đông Sydney, cho rằng “phần lớn chúng tôi thức dậy đau cả mình mẩy và rất mệt, nhưng tinh thần thì rất vui tươi. Đối với tôi, điều nổi bật trong mấy ngày qua là cảm thức hân hoan và hy vọng mà tôi biết chắc do Chúa Kitô mang tới”.

Gertrude cho biết khi các nhóm hành hương họp nhau để kể lại kinh nghiệm của họ, mọi người đều đồng ý là khu ổ chuột đã biến thành một khu đẹp đẽ hơn. “Đây là nơi đem lại vẻ đẹp cho cho tâm hồn người ta. Không phải chỉ vì ngôi nhà nguyện, việc làm chung hay các trẻ em mà vì tình yêu. Chính tình yêu đem đến hy vọng và do đó, thật nhiều hân hoan”.

Dân số Pamplona hiện lên tới 400,000 người, không kém dân số một thành phố lớn. Như trên đã nói, họ là những người rời cư và bị cướp đất, phải sống trong những túp lều xiêu vẹo làm bằng bất cứ vật liệu gì lượm được. Pamplona không có nước máy, không có cống rãnh, không có điện và cũng không có cả cây cối để giữ đất truồi trong mùa đông hay cho bóng mát trong mùa hè.

Phần lớn cư dân của Pamplona là dân cày buộc phải rời đất đai của họ để tránh bách hại và bất an. Bất chấp cảnh nghèo và cuộc sống cam go, các người hành hương Sydney thấy đây là những cộng đoàn hết sức sinh động, nơi ai cũng sẵn sàng giúp người khác và là nơi, cùng với các mạng lưới xã hội, họ đã thiết lập được một hạ tầng cơ sở cơ bản, các trung tâm nhỏ để hội họp, thậm chí cả trường học cho con em của họ nữa.

Chính vì thế, người hành hương đã hết mình đến gặp gỡ họ. Càng tới gần khu ổ chuột, đường càng dốc và càng hẹp lại. Người hành hương đành xuống xe, cuốc bộ 300 mét để leo dốc lên tận khu dân cư.

Không những rất dốc, đường đi còn phủ đất sét trơn trượt, trên đó, không một cây cối nào có thể mọc được bên cạnh sỏi đá, đá tảng rải rác khắp nơi.
Mark Rix, trưởng ngành truyền thông của Sở Giáo Dục Công Giáo Sydney, người cùng đi với nhóm hành hương của các trường Công Giáo cho hay: Cảnh nghèo ở đây rất não lòng và cực kỳ thách thức. Nhưng không làm các nhóm hành hương nản lòng. Một trong các việc đầu tiên là dựng lên một khung gỗ gồm 43 bậc thang trước khi đổ đá và xi măng vào từ dưới lên tận đỉnh. Không có dây chuyển, không có xe tải chở xi măng hay côngkrít trộn. Thay vào đó, chỉ mang bao tay làm vườn, thùng nhựa và các can xăng biến cải, các nhóm đã lập hàng dài để chuyển khối đá và xi măng này từ dưới lên trên.

Ngày Giới Trẻ Thế Giới còn mấy ngày nữa mới tới và tới tại quốc gia láng giềng, nhưng người trẻ hành hương của Sydney quả đã bắt đầu sống tinh thần Ngày Giới Trẻ năm 2013 ngay tại Pamplona này rồi. Rix cho rằng: “Đối với tất cả chúng tôi, du hành tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một ân phúc. Hôm nay, chúng tôi đã đền đáp ân phúc ấy”.


Vũ Văn An

ĐỨC GIÁO HOÀNG NHÂN BẢN FRANCIS


TỪ LỜI CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG NHÂN BẢN FRANCIS, NGƯỜI CÔNG GIÁO VN PHẢI LÀM GÌ?
Thân Gửi người Công giáo  đang sống ở Việt nam .
Trong chuyến  công du đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Francis đến khai mạc Ngày giới trẻ Thế Giới  (WYD) tại Brazil. Ngài đã đến thăm một khu “ổ chuột” tại Varginha, a favela in north Rio de Janeiro , trong bối cảnh của những người nghèo đang biểu tình đòi  hỏi sự thay đổi, cải cách xã hội và ngài đã tuyên bố như sau:

Trích:
“I know [you are] often disappointed with news of corruption and with people who, instead of seeking the common good, seek their own benefit,” he told the young people of Brazil.
“…Do not be discouraged, do not lose confidence, reality can change, man can change.”
HT./

Khi bất công xã hội được tôn vinh, khoảng cách giữa người nghèo và giàu qúa cách biệt thì Xã hội không bao giờ có An Bình .
Sống dưới chế độ csVN, từ ngày được gọi là thống nhất đất nước, đã có bao điều bất công, tàn ác của  đảng cộng sản VN phủ lên đầu những người dân thấp cổ bé miệng, đất nước csVN đã sản sinh ra một lớp “quí tộc” mới, cướp đất , cướp nhà dân, buôn bán phụ nữ ra ngoại quốc v.v…..
Người dân Việt Nam và nhất là người công giáo Việt Nam còn chờ gì nữa !!!??? Hãy đứng lên đòi lại quyền sống, quyền làm người đích thực của mình như lời huấn dụ của Đứa Giáo Hoàng Francis đã nói với giới trẻ Brazil ! Hãy can đảm, đừng đánh mất niềm tin, thực trạng sẽ thay đổi và con Người có thể  làm thay đổi được mọi thứ.
Hãy can đảm lên những Thanh thiếu niên công giáo Việt Nam !
ChinhIrving

(Fw: t tran <
zigzag928@yahoo.com>, CNV, 7/26/13, 11.00PM)
 

VỢ TÔI KHÔNG ĐI LÀM



  
VỢ TÔI KHÔNG ĐI LÀM



Một nhà báo phỏng vấn một độc giả.
-Hiện nay bạn làm gì?
-Tôi làm thư ký cho một ngân hàng.
-Anh đi làm thế bà chị làm gì?
-Nhà tôi không làm gì cả. Bà chỉ lo nội trợ thôi.
-Thế ai lo việc ăn sáng cho cả nhà?
-Bà vợ tôi lo vì bả không đi làm.
-Thế vợ anh dậy lúc mấy giờ để lo bữa ăn sáng?
-Nhà tôi dậy khoảng 5 giờ, lo lau nhà, lau bếp rồi lo bữa ăn sáng.
-Thế các con của bạn đi học bằng phương tiện nào?
- Vì bả không đi làm nên phải đem các con đi học.
-Sau khi đem các con đi học, chị nhà làm gì?
- Vì bả không đi làm nên sau khi đem các con đến trường, bả đi chợ, rồi về làm cá thịt, nấu cơm và giặt rủ quần áo.
-Buổi chiều, khi anh đi làm về thì anh làm gì?
-Cả ngày làm mệt nên tôi nghỉ ngơi. Hoặc ngồi đọc báo, xem TV, nghe nhạc.
-Còn vợ anh làm gì?
- Vì nhà tôi ở nhà, không đi làm nên nhà tôi phải lo cơm nước, săn sóc lũ trẻ,và ăn xong thì dọn chén bát. Sau đó, bả dạy các con học rồi cho các con đi ngủ.


HÀ LỊCH THIỆP * VĂN HÓA

Bạn ơi,

Sở dĩ người Việt Nam trong nước xuống dốc về mọi mặt, và thê thảm nhất là về mặt Đức Dục như bạn đã nêu trong bài nhận định không phải lỗi do con người Việt Nam đâu, mà là do cái tên mặt cáo họ Hồ tên Tặc và đồng bọn đã du nhập cái tà thuyết loài khỉ vượn về quê hương cho nên dân tình ngày nay mới như vậy.

Tại sao cũng là con người Việt, khi sống ở hải ngoại thì khác về mọi mặt với người trong nước. Cũng bởi cách "trồng người" của lũ đầu trâu mặt ngựa đấy.

Bây giờ muốn tìm lại những lối sống và cách ăn, cách nói của người dân Việt như trước khi xuất hiện tên mặt cáo họ Hồ và cái đảng cướp ngày, chỉ còn cách toàn dân vùng dậy noi gương người hùng Đoàn Văn Vươn dẹp tan cái đảng thúi tha này đi thì mới có cơ tìm lại những cái hay cái đẹp trở về với dân tộc.

Chưa đầy một thế kỷ mà cái đảng Việt cộng nó tàn phá hết những cai hay, cái tốt, cái đẹp của ông cha đã xây dựng hơn 4 ngàn năm trong bao nhiêu đời truyền lại cho con cháu.

Bọn Việt cộng phải gánh chịu mọi trách nhiệm và phải trả lại tất cả những gì chúng đã cướp, đã phá hoại trên quê hương.

Thân chào Bạn.
SGM
 
*************
 
 
Mẫu chuyện về Nghệ thuật sống :Làm ơn, xin lỗi và cám ơn

Người Việt ta luôn tự hào là có bốn ngàn năm văn hiến. Thực ra, đã gần năm ngàn năm. Chính xác là 4907 (?), bước vào năm Mậu Dần (?).
Thế nhưng, chữ nhưng oan nghiệt, thế giới “bảo” chúng ta không biết nói làm ơn, xin lỗi và cám ơn trong cuộc sống hàng ngày.

Làm ơn, xin lỗi và cám ơn là những câu nói thường xuyên của người Hoa Kỳ.

Mở cửa dùm cô gái khệ nệ bê mấy bịch đồ vừa mua đang đi ra khỏi cửa hàng, cô gái nhoẻn miệng cười, “
Thank you.” Lượm dùm cây viết cô thư ký lỡ tay đánh rớt, cô thư ký, “Thank you.” Chồng nhờ vợ đưa dùm con dao để ông thái thịt làm bếp, cô vợ với tay lấy con dao đưa cho ông, ông chồng, “Thank you, honey.” Nhường cụ bà bước lên xe buýt khi xe vừa đậu tại bến, bà lão, “Thank you.” Cô bé bật dùm ngọn đèn cho ông bố, ông bố Thank you.”

Nhất nhất, hầu hết dân Mỹ, nếu không muốn nói là tất cả đều sẵn sàng câu cám ơn cho người làm dùm mình việc gì đó, dù là việc rất nhỏ.

Tại một quán cà phê sáng chủ nhật đông đúc khách hàng, đi lại khó khăn, lỡ tay đụng người bên cạnh,
"I am sorry." Tại một “night club,” vừa biết nhảy đầm nên… lỡ nhịp đạp trúng chân người tình, anh kép, “Sorry, baby.” Trên xe buýt, một chàng ngồi giữa hàng ghế, tới bến xe gần nhà, xe buýt dừng lại cho chàng xuống. Chàng trai trẻ nhìn mọi người hiền hòa, “Excuse me,” chờ mấy người ngồi đầu hàng ghế xếp đôi chân gọn lại hoặc tạm thời đứng lên bước ra ngoài, nhường lối cho chàng đi. Ra khỏi hàng ghế, chàng nhìn mấy người đó, “Thank you,” trước khi bước xuống xe buýt. Người cha đã hứa mà vì công việc bận rộn không đưa con đi coi trận đấu bóng rổ cuối tuần, ông bố, “Sorry, son.” Cô vợ ngồi trước máy tính miệt mài đánh máy cho xong bản báo cáo phải nộp gấp cho xếp sáng sớm mai. Anh chồng thương vợ tới bóp nhẹ vai nàng nhưng có lẽ hơi mạnh tay (chắc là không phải mượn dịp để… trả thù). Cô vợ, "Ái da, đau anh." Anh chồng vội vàng, “Honey, I’m sorry
.”

Cũng vậy, nhất nhất, người Hoa Kỳ đều biết xin lỗi khi làm một việc gì đó không phải, không đúng đối với những người xung quanh bất kể lớn nhỏ, dù chỉ là lầm lỡ, không cố ý.

Cùng với cám ơn và xin lỗi, hai từ làm ơn cũng được người Mỹ thường xuyên sử dụng. Ví dụ, “
Honey, please get me a cup of coffee;" hay, "Would you please go to the market and buy me a box of chocolate. I’m hungry;" hoặc, "Can you do me a favor, get me (something).
” Cần người khác làm gì cho mình, dù là việc nhỏ, họ đều nói làm ơn, làm dùm tôi chuyện này chuyện kia, nha.

Thêm một điều nữa là họ không soi mói, không xía vào chuyện cá nhân không phải của họ. Đèn nhà ai nấy rạng, đêm nhà nào nấy tối. Ai cũng ráng giữ lịch sự tối thiểu. Chúng ta phải tập để bỏ thói xấu tọc mạch, ngồi lê đôi mách, kể tội, nói xấu nhau. Có gì thắc mắc, cứ việc hỏi thẳng và chất vấn đương sự để làm sáng tỏ sự việc, không nên đi kể lể, kết tội với những người không liên hệ làm mất sự kết đoàn không cần thiết, nhất là sinh hoạt trong cùng một tổ chức.

Hồi tôi mới qua Mỹ, bắt đầu bay ở Hồng Kông, và máy bay đáp xuống phi trường San Francisco lúc trời vừa sáng. Lúc đó bên Hồng Kông cũng đã bắt đầu đêm. Được dạy người Tây phương rất lịch sự nên dù buồn ngủ cũng phải ráng nhướng mắt lên, chịu không nổi lâu lâu cũng ngủ gật. Mỗi lần gật một cái là tôi vội vàng banh mắt ra, rồi lén nhìn chung quanh coi có ai… cười mình không. Thấy thiên hạ tỉnh bơ. Cô gái ngồi gần tôi thì chúi mũi vào quyển sách; ông già ngồi cách một hàng ghế cũng bâng quơ nhìn những con chim sắt lên xuống trên bầu trời sẫm mây đen, chắc đang bận lo con cái ông lái xe về từ phi trường có gặp mưa lớn hay không; mấy người khác xa xa cũng chẳng ai để ý. Nhưng tôi vì tự ái… dân tộc, nhất quyết chỉ… gật chứ không chịu nằm dài ra mấy băng ghế ngủ tạm, sợ Mỹ họ cười, nhưng họ lại nhất định không thèm cười mới chết mình chứ. Kể ra thì mình cũng chỉ lo hão đấy nhỉ.

Còn các cơ quan nhà nước thì sao? Cũng vậy. Các văn phòng trong tòa thị chính đều mở và đóng cửa đúng giờ. Nhân viên chính quyền thì niềm nở, lịch sự với dân chúng tới xin giấy tờ hoặc xin giúp đỡ, vì họ đúng là đầy tớ, ăn lương từ tiền thuế của nhân dân, nên phải phục vụ nhân dân đúng mực. Lộn xộn là bị đuổi việc, hoặc xếp của họ cũng bị chất vấn, cảnh cáo và bị đuổi, không có đặc ân hoặc miễn trừ cho ai cả. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, từ tổng thống đến anh nghị viên một thành phố nhỏ miền quê, đều là công bộc nhân dân. Chỉ nhân dân mới có quyền truất phế họ qua lá phiếu.

Còn bên Nhật, một dân tộc Á Châu, thì sao? Tôi không sống ở Nhật mà chỉ quá cảnh vài tiếng đồng hồ chuyển tiếp. Đây là những gì tôi mục kích. Trên đường về Việt Nam, chúng tôi phải đổi chuyến bay ở Nhật và phải đợi khoảng năm, sáu tiếng, có tuyến xe buýt đưa về tới khách sạn gần phi trường. Sau khi check-in, định đem hành lý lên phòng, đã thấy mấy cô nhân viên khách sạn đẩy một chiếc xe nhỏ tới chuẩn bị chất hành lý lên xe. Vốn sẵn tính “ga-lăng” từ trời Tây, tôi định giúp cô nhấc mấy cái vali lên xe, cô nhân viên còn khá trẻ và nhỏ con, mỉm cười xua tay, như bảo tôi chớ động vào, để cô làm. Tôi chưa hết ngạc nhiên cô đã nhanh nhẹn xếp mấy vali lên xe đẩy đi. Chúng tôi lẽo đẽo im lặng đi theo. Lên tới phòng, cô chờ tôi mở cửa phòng rồi đẩy vô, sau đó lại mỉm cười gật đầu chào rồi đi giật lùi. Ra khỏi phòng mới xoay lưng lại bước tới trước. Lúc rời khách sạn, chúng tôi được các cô nhân viên đưa tiễn bằng cách cúi rạp đầu chào đoàn người trên xe. Còn tại phi trường tôi chứng kiến cảnh một nhân viên nữ của một hãng máy bay nào đó chạy bộ khá nhanh, trên tay cầm một tấm bảng nhỏ, có lẽ là tên của một hành khách nào đó sắp trễ chuyến bay mà cô phải đi tìm chăng.

Nói chung, các nhân viên người Nhật rất tận tụy, vui vẻ, nhiệt tình với hành khách trên máy bay cũng như ở phi trường, tuy cách giao tế của họ có khác chúng ta. Riêng với chính họ thì rất tự giác, nghiêm khắc và kỷ luật. Không có gì để ngạc nhiên khi Nhật bước lên hàng cường quốc đứng thứ nhì chỉ thua Mỹ, sau ba mươi năm xây dựng đất nước từ hoang tàn và đổ nát cuối Thế chiến thứ hai. Chúng ta rất nên học những đức tính tốt này của người Nhật, để ít ra, mọi người tự giác mà không biến những lễ hội hoa thành cảnh cướp giật trắng trợn, vừa gây phản cảm, vừa làm ô danh Việt Nam, ít gì cũng từng hãnh diện là con rồng cháu tiên, tức có cốt cách thanh cao, lịch sự, cư xử có văn hóa với nhau.
Thế còn Việt Nam ta thì sao?
Tôi nhận thấy các nhân viên hàng không Việt Nam ít cười, lạnh nhạt, dù nhiều cô cũng trẻ trung, sáng sủa, đẹp mắt, nhưng khá thường bẳn gắt và thiếu lễ độ với hành khách khi họ yêu cầu làm dùm một việc gì đó (mấy năm sau này không biết đã khá lên chưa). Các cán bộ hải quan đa số cũng thế. Ai cho tiền thì còn tươi nét mặt. Ai không cho thì tỏ vẻ khó chịu, hạch sách. Ô hay, đây là công việc phục vụ chứ đâu phải quan trên đâu nào. Mà dù có là quan trên cũng vẫn là đầy tớ nhân dân chứ! Đấy là còn dính dáng tới chính trị chút xíu, chưa nói tới phép lịch sự xã giao thường ngày giữa con người với nhau trong một xã hội văn minh, tự hào là có vài ngàn năm văn hiến.

Có một trường hợp tôi thấy tích cực, là trên đường về lại Hoa Kỳ cũng ghé nghỉ ở Nhật ba tiếng nhưng không được ở khách sạn. Sợ lạnh, tôi có xin phép anh tiếp viên hàng không, còn rất trẻ, chưa tới 30, được giữ cái mền nhỏ trên máy bay. Anh mỉm cười, dạ, lễ phép gật đầu.

Đa số những ai có dịp ra nước ngoài cũng đều đồng ý là trẻ em ở hải ngoại, nói chung, ngoan ngoãn hơn trẻ em trong nước. Chúng biết nói làm ơn khi cần gì, biết xin lỗi khi sai trái và biết cám ơn khi được giúp. Nói như vậy không phải là để so sánh, trịch thượng, hay khiêu khích, nhưng để chúng ta học hỏi và cố gắng thực hành. Việc gì cũng phải có làm mới quen. Lập đi lập lại riết sẽ thành một thói quen tốt, mang lại lợi ích cho cả xã hội, cư xử với nhau cho có văn hóa và sống bên nhau trong một nếp sống văn minh. Ngay cả người lớn đối xử với nhau cũng chưa thực sự có văn hóa, như nhà nước vẫn kêu gọi. Đã có những câu chuyện vui: trong nhà hàng hoặc vũ trường, các cô Việt Nam dễ dàng tìm ra trong các chàng trai cùng đi với nhau, ai là Việt kiều. Các cô bảo chỉ có anh (Việt kiều) là nói cám ơn khi em bưng nước ra mà thôi!
Không lẽ các chàng “Việt nội” lại để mất mặt bầu cua với các nàng vậy sao?
Và không phải chỉ người lớn với nhau chúng ta mới cư xử như thế. Cũng hãy, “
Con làm giúp mẹ chuyện này,” vẫn hay hơn là, “Lấy cho tao con dao, còn đứng đó hả, tát cho bỏ mẹ mày bây giờ.” “Bỏ mẹ mày,” tức là bỏ… chính mình chứ còn ai nữa!

Hãy biết nhận lỗi với nhau khi lầm lỡ, và xin lỗi cả với những người vai nhỏ hơn mình. Đừng cho rằng tao là bố thì chúng mày phải nghe, không được cãi, và lúc nào tao cũng đúng! Nói rộng ra cho toàn xã hội, chính quyền, nhà nứớc, đảng cầm quyền thì cũng vậy... là cha mẹ, là đỉnh cao trí tuệ, bao giờ cũng đúng (?) Nhưng quên rằng, nhân dân là ông bà. Mà ông bà thì có quyền sai khiến cha mẹ chứ, phải không?

Hãy cám ơn nhau hằng ngày trong cuộc sống, từ những việc hàm ơn nhỏ nhất, để cuộc sống mỗi người và cả xã hội được thăng hoa lên hơn.

Hãy chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng ta là một dân tộc đã có hàng ngàn năm văn hiến, bằng những phép cư xử, giao tiếp văn minh với nhau trong xã hội: Làm ơn, xin lỗi và cám ơn lẫn nhau mỗi ngày.
Hà Lịch Thiệp
 

No comments: