Tuesday, October 25, 2016

VIỆT CỘNG -TRUNG CỘNG

TRẦN THÀNH NAM * HÃY TRẢ LẠI

Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

Hay: Đi tìm Nhân cách đã mất của người Việt
Trần Thành Nam (Danlambao) - Hôm nay, trong bài giảng cho những người trẻ về niềm tin vào con người từ đâu ra – đó là từ những gì họ đã làm trước mắt chúng ta hoặc cho chúng ta, tôi đã kể lại câu chuyện mình đánh mất niềm tin vào nhân cách người Việt như thế nào, và từ đó tôi đã phải đi tìm nhân cách người Việt đã bị đánh mất ra sao?


Câu chuyện bắt đầu cách đây hơn ba mươi năm. Năm đó, tôi vừa tốt nghiệp cao học kỹ thuật và kinh tế từ Đông Âu, về nước. Đó là những năm tháng gian khó đặc biệt của đất nước ta dù đã hòa bình, đã sau chiến tranh nhiều năm, do những sai lầm trong cơn say chiến thắng và sự ngu muội của “những ngừơi thắng cuộc” chiến là chính những người như ông cha tôi và đồng đội của họ…

Đối với tôi, đó cũng là những năm tháng mà tôi phải đấu tranh nội tâm cam go nhất về việc chọn hướng đi cho cả cuộc đời mình, để sống sao cho ý nghĩa và đáng sống, “để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trến đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người.” Vâng, tôi vẫn thuộc lòng câu đó của Ostrowski qua nhân vật Pavel Coorsưgin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy”

Trước đó, cả cuộc đời tôi đã được xắp đặt trước, rõ ràng: học giỏi, về cống hiến cho đất nước - như với tất cả bạn bè tôi. Nhưng, khoảng 80% lứa du học sinh chúng tôi đã quyết định không về nước… Tôi nằm trong số 20% còn lại, đang phân vân… chính vì cái anh chàng Pavel trong tôi đó!

Lùi lại một chút, thế hệ chúng tôi là thế hệ lớn lên trong chiến tranh, đã biết rõ, thấy rõ, chứng kiến bom đạn là gì, đổ xương máu hay mất mạng sống trong bom đạn chiến tranh đó là như thế nào. Và được học, được sống là một hạnh phúc lớn lao như thế nào. Từ khi vào lớp 1 chúng tôi đã phải đi học ban đêm bằng những cái đèn dầu con con, và phải tự đào hào và hầm cá nhân cho mình để tránh bom, mỗi đứa phải đào 1 mét hào chung và một cái hầm cá nhân của mình – thầy cô giáo phân công và chỉ chỗ rõ ràng, từng đứa từng chỗ…

 Nhưng những đứa trẻ 6-7 tuổi còn thò lò mũi, cao chưa bằng cái cuốc cái xẻng ấy làm sao đào được hào và hầm (thường sâu trên 1 mét, rộng 60 đến 80 phân) cho mình? Thầy cô không quan tâm điều đó, chỉ nói gọn: đó là “chỉ tiêu” của các em. Tôi hỏi; “Thưa cô, chỉ tiêu là gì ạ?” Cô nói: về nhà hỏi bố mẹ! Và đúng là bố mẹ tôi và các bậc phụ huynh đều rất hiểu chỉ tiêu là gì… Đến lớp 4 chúng tôi đã tự đào cả lớp học và hầm hào cho mình, lớp 7 chúng tôi xung phong đi bộ đội và nhiều bạn bè tôi đã vào thẳng thành cổ Quảng Trị để không bao giờ về học tiếp, cấp 3 chúng tôi chứng kiến trận chiến B52 trên không, lớp 10 quá nửa bạn bè lớp chúng tôi tham gia chiến dịch 1975…

Chúng tôi không được đi bộ đội (dù đã tình nguyện) vì một lý do: học giỏi. Vì thế, học xong là phải trở về cống hiến hầu như là câu trả lới tất nhiên và bắt buộc đối với tôi. Nhưng sự thực đất nước những năm tháng đó và sự thực đại đa số bạn bè tôi đã quyết định ở lại trời Âu, với một sự thực nữa: những gì đã và đang xảy ra với chế độ cộng sản trên các nước Đông Âu đó, đã làm “con người lý tưởng” hay “cỗ máy Pavel-hồng vệ binh” trong tôi chao đảo khủng khiếp.

Ở lại hay về nước? Tôi đã về phép với quyết định được ở lại thực tập sinh thêm 3 năm trong tay, tức là cánh cửa trở lại trời Âu rồi ở lại đó của tôi vẫn còn mở…
Nhà tôi ở Tp.HCM. Ba tôi, một cán bộ tập kết và một người cộng sản kiên cường, đang tại chức, khuyên tôi nên trở lại “học tiếp”. Đó là một bất ngờ, vì tôi thì muốn về đi làm và…”cống hiến”, và tôi cứ nghĩ ba tôi cũng muốn vậy. Mọi chuyện còn tạm chưa quyết định, và tôi ra Bắc về thăm quê Ngoại, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đã có một chuyện rất nhỏ xảy ra trong chuyến đi Bắc đó làm tôi quyết định dứt khoát quay trở lại Đông Âu.

Tôi và mẹ tôi ra Bắc bằng tàu liên vận. Hai mẹ con ngồi ở khoang ghế cứng. Vì là tầu chậm, nó đỗ ở tất cả mọi ga và làm tôi rất thích thú. Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả…

Ở một ga miền Bắc Trung bộ, tôi không nhớ ở đâu, hình như ở xứ Thanh, có một cô bé khoảng 14-15 đội lên tàu bán một rổ tép khô. Do đông người đi lại bán hàng va chạm, rổ tép khô của cô bé bị rơi đổ hết xuống sàn tàu, ngay trước mắt tôi và cách chỗ tôi ngồi chừng 1-2 mét. Cô bé hốt hoảng lo sợ, luốn cuống quì xuống gom vội tép lại. Theo bản năng “ga lăng”, tôi lao ngay ra giúp cô bé vơ tép khô lại thành từng đống nhỏ. Cùng lúc đó, nhiều người xung quanh cũng đều xông vào, đa số cũng là những người bán hàng trên tàu như cô bé, xúm lại làm như tôi: vơ tép khô của cô bé gọn lại. Tôi cười nhìn mọi người và nghĩ: “Ồ, mọi người tốt quá! Thế mà mình đã nghĩ dân ta bây giờ không yêu quí nhau như trước nữa…”

Chưa kịp nghĩ hết ý trên thì tôi đã đớ người ra khi nhìn thấy mọi người không bốc tép khô vào rổ cho cô bé như tôi mà cho vào những cái túi riêng của họ! Một loáng, sàn tàu đã sạch trơn không còn tí tép khô nào! Và mọi người thản nhiên bỏ đi với những túm tép khô vơ vét được của họ, như không có gì xảy ra… Tôi chẳng thấy nét mặt ai mừng rỡ hay buồn hay ái ngại gì cả, bình thường… Còn cô bé đứng dậy co dúm thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Tôi cứ đứng bên cạnh cô bé, ngơ ngác và lòng rưng rưng với nắm tép khô còn chưa kịp đưa vào rổ của cô bé, và không hiểu tại sao mọi người làm như thế! Còn những hành khách trong toa tàu, trong đó có mẹ tôi, đã chứng kiến toàn bộ chuyện đó, cũng làm ngơ, không ai phản đối gì, cho là chuyện bình thường…

Cho đến hôm nay tôi vẫn còn khinh ghét con người mình vì lúc đó đã không làm được việc mình muốn làm nhất là gào thét lên: “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”
Cho đến hôm nay, cái câu không được hét ra ấy vẫn cứ vang lên mãi không tha trong đầu tôi: “Hãy trả lại tép khô cho cô bé!”

Để rồi, tôi không còn muốn trở về nước làm việc để “cống hiến cho đất nước” nữa. Bởi vì, từ hôm đó, ngay lúc đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong tôi. Tôi đã mất niềm tin vào nhân cách người Việt, qua những gì tôi chứng kiến và trải nghiệm.
Sự kiện nhỏ đó đã làm tôi mất niềm tin vào nhân cách người Việt. Tôi không thể tự hào là người Việt nữa. Tôi quyết định quay lại trời Âu để “học tiếp” theo lời khuyên của ba. Thực sự, đó là một cuộc bỏ chạy của tôi. Nhưng tôi lại sợ mình sẽ chạy mãi. Sẽ không bao giờ quay trở lại đất nước này nữa. Thế là tôi đưa ra một quyết định sai lầm lớn đầu tiên trong đời. Tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn lấy vợ trước khi con quay lại thực tập tiếp”. Mẹ tôi bị bất ngờ, hỏi: “Tại sao con quyết thế?” Tôi nói: “Nếu không lấy vợ thì chắc con sẽ ở lại, không bao giờ về nước nữa?”. Ngày đó, quyết định học xong ở lại là quyết định giải thoát lớn lao, giống như người vượt biên vậy, xã hội coi là những kẻ phản bội, và ai cũng biết ở lại bên đó là chấp nhận xa gia đình mãi mãi, vì hạnh phúc của những người ra đi.

Ngay trong đợt về phép đó, tôi đã mang quà về gia đình cho mấy thằng bạn thân đã quyết định ở lại bên ấy, thấy gia đình chúng nó bị xã hội ghẻ lạnh phải nghỉ việc, bán nhà chuyển chỗ ở, thấy bố mẹ chúng nó tiếp tôi và nhận quà của con mình gửi về mà phải đi báo công an phường đến chứng nhận… tôi khiếp quá. Nhưng nay tôi đã quyết quay trở lại châu Âu, và để ngỏ khả năng ở lại bên đó vĩnh viễn… chỉ vì chứng kiến rổ tép khô bị đổ của cô bé trên tầu…
Sau khi nghe nói tại sao tôi phải lấy vợ, mẹ tôi không hỏi gì nữa mà nhất nhất làm theo ý tôi. Bà sợ “mất” con trai hoàn toàn.

Lúc đó, người tôi yêu, rất yêu thì không yêu tôi, còn người rất yêu tôi thì tôi chỉ quí trọng. Cả hai đều là bạn học, bạn thân của tôi thời phổ thông bom đạn. Tất nhiên, tôi chỉ có thể và nói mẹ xin cưới cho mình ngừời thứ hai. Và ba năm sau thời gian thực tập sinh, tôi đã trở về nước làm việc, sống với người mình đã cưới vội để thả neo đó. Cái Neo đó đúng là đã giữ tôi không phiêu bạt giang hồ. Nhưng đó là câu chuyện khác…

Câu chuyện chính ở đây là… những cái rổ tép bị cướp đi kia! 
Mấy chục năm nay, sống trên đất nước XHCN này, chuyện những người đi đường vô tình bị rơi bịch tiền vung vãi ra và bị mọi người xông vào cướp trắng hết… đã là bình thường, nhưng những giấc mơ và câu hét “Mọi người! Hãy trả lại tép khô cho cô bé!” vẫn cứ vang lên trong tôi.
Và tôi hiểu, đó là tôi vẫn còn đang đi đòi lại cho tôi nhân cách đạo đức người Việt ngày xưa mà tôi từng biết. Tại sao nó bị mất đi? Làm sao cho nó quay trở lại với người Việt? Tôi có tìm lại được niềm tin vào nhân cách người Việt như xưa nữa hay không?

Đó là câu hỏi tôi đã thảo luận với các bạn trẻ sáng nay.
Tôi tin là có. Dù điều đó không dễ, và không nhanh được, nhưng rồi cũng sẽ tới ngày...
Những hạt giống độc hại nào đó đã nẩy mầm sau chiến tranh, nhưng đã được gieo từ lâu trước đó vào văn hóa dân tộc, chỉ là hồi bé tôi không nhận ra những rổ tép khô bị hất đổ và cướp mất mà thôi.
Và bây giờ nó đã là rổ tép khô của tôi rồi. 
Mọi người! Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!

TUỆ VÂN * KHÔNG THỂ NHƯ CÂY CỎ

Con Người Không Thể Để Bị Vo Tròn Bóp Méo Như Cây Cỏ Trong Ống Trong Bầu (có âm thanh) 
Tuệ Vân
tamthucviet.com
July 16, 2013
Nghe
Tải xuống để lưu giữ



Từ ngày chế độ cộng sản thiết lập trên toàn cỏi Việt Nam, đã có những câu chuyện kể về những con người mới xã hội chủ nghĩa với đặc tính hung bạo, tàn nhẫn, ác độc và vô cảm. Những câu chuyện mà không ai có thể tin là đã xẩy ra trên một đất nước mà con người trước đây vốn hiền hoà, nhân bản, nhiều tình cảm.
Những câu chuyện làm bàng hoàng con người:
Câu chuyện một người ở Thanh Hóa kể thời chiến tranh, cán bộ đảng đã khuyến khích thanh niên xung phong gần gạnh nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý, rồi những bào thai tựu hình đã được trục ra để ngâm rượu cho lãnh đạo uống, gọi là tăng cường sức khỏe cho lãnh đạo để họ tích cực đóng góp vào việc hướng dẫn cuộc đấu tranh chống Mỹ Ngụy. Câu chuyện xích bộ đội vào súng lớn để những người lính này phải quyết tử trong trận đánh. Hay câu chuyện  quân  Cộng sản tàn sát trên 5000 ngàn người dân Huế vô tội trong trận đánh Mậu Thân 1968, và xử tử hết những người bộ đội tập kết muốn ở lại miền Nam thay vì trở về miền Bắc.
Từ ngày Hà nội mở cửa ra ngoài, những sinh hoạt mọi mặt của con người dưới chế độ cộng sản lại càng rõ nét hơn. Những câu chuyện thật, do những người trong nước viết ra và đưa lên mạng toàn cầu hay là do người về thăm nhà tường thuật, một lần nữa lại làm người nghe choáng váng với những hình ảnh hiếm thấy trên thế giới nhưng lại thông thường tại Việt Nam.
Câu chuyện bà bán hàng ăn ở Hà Nội mắng xa xả khách vào mua vì khách xin bà thêm ớt, thêm rau cho bát phở. Chuyện lũ trẻ con chửi thề và hung dữ với người lớn đi ngang đường vì đã nhìn chúng nó. Chuyện các nữ sinh kéo băng đảng đánh bạn, cắt tóc bạn, lột quần áo bạn, rồi tung clip video quay trận đánh lên mạng như một chiến công. Chuyện một bà trưởng phòng trong nước đưa gia đình đi ngoại quốc chơi, đến một tiệm ăn bán thịt nướng xiên cây. Khi tiệm tính tiền qua cách đếm những cây xiên thịt đã ăn, cô con gái của bà đã ném một số cây xiên xuống dưới gầm bàn để khỏi bị tính tiền. Khi về nước, bà mẹ lấy làm hãnh diện về sự khôn ngoan của cô con gái cho nên đã kể lại với các bạn bè. Chuyện những người dân Hà Nội đi xem chợ hoa Nhật Bản rồi phá tan chợ hoa qua việc bẻ lấy các nhánh hoa tươi đẹp đem về, vân vân.
Từ những ngày đầu hình thành chế độ chuyên chính vô sản cho đến sau ngày thống trị toàn quốc, ngoài những chính sách ác độc vô nhân tính, cướp đoạt đất đai tài sản của dân, nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc, chế độ cộng sản Việt Nam đã không để lại một ưu điểm nào trên mặt xây dựng đất nước cũng như phát triển văn hoá đạo đức dân tộc.
Nói đến chế độ cộng sản Việt Nam là người dân chỉ nhớ đến những cuộc đấu tố tàn khốc với những cuộc xử tử hay hành hạ dã man những thành  phần bị xếp vào hàng điạ chủ một cách tuỳ tiện, những sự khích động giới vô sản miền Bắc miền Trung giết người man rợ, sự trấn áp trí thức sống thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Còn ngày nay, dưới chế độ CS biến thái thành tư bản, thì các công cụ bạo lực như quân đội công an được dùng  để trấn áp bỏ tù người yêu nước, cưỡng chế cướp đất cướp đầm của nông dân để bán cho tài phiệt. Cán bộ quyền chức và tay chân trục lợi bằng cách độc quyền xuất cảng thanh niên ra nước ngoài lao  động thay vì phát triển công việc làm trong nước, tổ chức bán gái Việt Nam lấy chồng nước ngoài hy vọng thoát cuộc sống lầm than cơ cực, bán trẻ nít ra các nước lân bang phục vụ kỹ nghệ ấu dâm…Kể ra không xíết.
Cũng có một số người biện hộ cho chế độ rằng những hiện tượng này chỉ là do những tiêu cực khó tránh khi tiếp xúc với thế giới tư bản. Nhưng một câu chuyện nhỏ gần đây viết lại bởi một người sống, trưởng thành và già đi trong chế độ CS tử thời toàn trị đến nay đã chỉ thẳng ra cho người đọc thấy cuộc sống trong xã hội VN mấy chục năm qua dưới chế độ đỉnh cao chế độ loại người Hồ chí Minh dựng lên là như thế. Đó là câu chuyện  “Hãy trả lại rổ tép khô cho tôi!” của Trần Thành Nam, một người nay trên tám mươi tuổi. Sự yên lặng chịu đựng, sống với hy vọng một tương lai tốt đẹp, đã chấm dứt, bằng câu chuyện đơn giản kể về một cô bé bán tép khô trên một chuyến tầu liên vận ra Bắc.
Trên chuyến tầu do sự va chạm qua lại, rổ tép khô của cô bé bị rơi và đổ  xuống sàn tàu. Cô bé luống cuống quì xuống gom vội tép lại. Cùng lúc đó có nhiều người xúm đến. Nhưng thay vì bốc tép khô vào rổ cho cô bé, họ đã vơ những nắm tép khô vương vải trên sàn tàu cho vào những cái túi riêng của họ. Và rồi mọi người thản nhiên bỏ đi như không có gì xảy ra. Những hành khách trong toa tàu, chứng kiến toàn bộ chuyện đó cũng làm ngơ, không ai nói gì, xem như chuyện bình thường. Chỉ riêng cô bé đứng co ro thút thít khóc bên cạnh rổ tép khô nay chỉ còn một vốc. Và tác giả, người trí thức có chút suy nghĩ nhưng tin tưởng ở chế độ và chủ nghĩa cũng đã yên lặng cho tới bây giờ, mới thú nhận trong bài viết rằng, cũng “từ hôm đó, một điều gì lớn lao đã đổ vỡ trong ông.”
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, tục ngữ ta đã nói. Những câu chuyện trải dài nhiều năm đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về bản chất của đảng cộng sản và chế độ chuyên chính vô sản Việt Nam do Hồ chí Minh dựng nên. Dưới chế độ đó, dù sự nín nhịn chịu đựng là vì hèn yếu, hay vì hy vọng trong ảo tưởng một tương lai  tốt đẹp hơn khi “cách mạng thành công,” cũng đều có cùng một kết quả là cuộc sống không ra sống, vì mình không phải là mình. Câu chuyện “Hãy trả lại  rổ tép khô” xuất hiện chậm mấy chục năm, nhưng nó là một biểu hiện của một tinh thần mới đang chuyển động xã hội Việt Nam và lung lay chế độ CS biến thái hiện tại:
Không phải là hy vọng hão huyền ở tương lai mà là cụ thể cần có ngay hiện tại.  Không chờ  mong ở những bênh vực hay phát biểu đòi hỏi chung chung của những nhà chính trị “có môn bài” nghe sướng tai rồi bỏ.  Đoàn Văn Vươn, Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên và nhiều người dân vô danh ở làng Trịnh Nguyễn đứng lên hành xử quyền làm người của mình hay là bảo vệ quyền lợi của mình, là những dấu chứng của chuyển động mới, thực tế và hiệu quả.
Con người không thể chịu ép dài trong ống, không thể chịu uốn mình thành tròn trong bầu, như cây cỏ.  


July 16, 2013

NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY


 NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤY

NGUYỄN THIỆN NHÂN TIẾN SĨ GIẤYNguyễn Thiện Nhân (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1953-) là một giáo sư, tiến sĩ, và chính trị gia Việt Nam. Hiện ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước; ông được báo chí Việt Nam ca ngợi như một chính trị gia hàng đầu có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt.[1] Ông nói tốt tiếng Anh[2]
Xuất thân Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, cha ông là Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành.[3][4][5] Ông đã học tập tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài (ĐứcHoa Kỳ).[6] Năm 1980 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam[6], từ đây ông hoạt động trong nhiều mặt: văn hóa, kinh tế, giáo dục, chính trị.[6]

Nghiên cứu, học tập và tham gia chính trị



Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ Tương VC:  tiến sĩ giấy
Phó Thủ Tương VN Nguyễn Thiện Nhân lấy Ph.D 14 năm TRƯỚC khi trường thành lập 
Tôi mới khám phá chuyện khôi hài này về ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục VN và đương kim Phó Thủ Tướng nước Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .

Theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia, bản tiếng Anh và tiếng Việt, đều xác nhận ông Nhân lấy Ph.D vào năm 1979.
tham chiếu : 

From Wikipedia, the free encyclopedia The Otto-von-Guericke University Magdeburg (German: Otto-von-Guericke-Universität Magdeburg) was founded in 1993 and is one of the youngest universities in Germany. The university in Magdeburg has about 14,000 students in nine faculties. There are 11,700 papers published in international journals from this institute. [1] It is named after the physicist (and mayor of Magdeburg) Otto von Guericke, famous for his experiments with the Magdeburg hemispheres. The former Technical University Magdeburg (Technische Hochschule Magdeburg), a Teacher Training College and a Medical School were absorbed into the university when it was created. The university now composes nine faculties. Raila Odinga, Former Prime Minister of Kenya, is an alumnus of the former Technical University. Professor Dr. Nguyen Thien Nhan, current Vietnam's Deputy Prime Minister and Minister of Education & Training, is also an alumnus of the former Technical University. Dr. Rumiana Jeleva, former Minister of Foreign Affairs of Bulgaria (2009–2010), earned a PhD degree in sociology at the Otto-von-Guericke University Magdeburg

"
He got a PhD in cybernetics at the Otto-von- Guericke University Magdeburg in East Germany in 1979"

Nhưng khi tôi clicked vào tên trường thì mới biết:

von Guericke University Magdeburg
Mar 25, 2013  ...  The  Otto  von  Guericke University Magdeburg  was founded in 1993 and is one of the youngest German  universities . It was formed in a merger of  ... /"The Otto-von-Guericke University Magdeburg (German: Otto-von-Guericke-Universität Magdeburgwas founded in 1993 and is one of the youngest universities in Germany ". Trường Đại Học nầy mới được thành lâp năm 1993,  nhưng y ta đã tốt nghiệp PhD từ Đại Học nầy,  từ năm 1979,  nghĩa là từ 14 năm trước khi Đại Học nầy được thành lập Hóa ra ông Nhân lấy Ph.D tại trưòng đại học Otto-von-Guericke University Magdeburg 14 năm trước khi trường này được thành lập.  "Tôn Ngô Không" Ta là giáo sư dạy môn
cybernetics tại trường Đại Học Ma này

Bổ túc về trường đại học Otto von Guericke tại tỉnh Magdeburg
CHLB Đức (nơi xuất thân của Nguyễn thiện Nhân ,bộ trưởng bộ
giáo dục ,nếu quả thật ông ta có cầm sách bút đi học )
Đại học này được thanh lập năm 1993, so với những đại họckhác với hàng trăm năm tuổi ,là loại con nít mặc quần thủng đít.
Đại học có đủ môn học từ khoa học nhân văn tới khoa học kỹ thuật.
Học vị Ph.D là học vị không có ở bất cứ đại học Đức nào.
Hai học vị cao nhất của các đại học Đức là bằng tiến sỹ (Doktor,Dr.) và thạc sỹ (Dr. habil.)
Thạc sỹ là những tiến sỹ đã chứng tỏ mình có khả năng dạy học, nghiên cứu hay hướng dẫn một chương trình khoa học.Những người
này có thể trở thành giáo sư đại học (Professor).
Xin chú ý : Dr. habil là chức hay học vị đươc đại học cấp,còn Prof. là chức do quốc gia cấp.Vì vậy có những người suốt đời là Dr. habil. mà không bao giờ thành Prof, cả ,vì quốc gia không cần họ. Muốn học để trở thành thạc sỹ phải có quốc tịch Đức. Xuất thân ở đại học Đức mà đưa ra học vị Ph. D. thì hoặc là muốn cho người khác dễ đánh giá ,hoặc muốn cho oai,hoặc muốn lòe đời chơi.
Đại học Otto von Guericke giảng dậy cả trăm môn học khác nhau.
Không hiểu anh chàng Nguyễn thiện Nhân đã học cái gì ở đây ?
Khả năng Đức ngữ tới trình độ nào ? Vì muốn đạt được học vị tiến
sỹ (Dr.) phải có đủ chữ để viết luận án .
Theo bảng Ranking các đại học Đức thì đại học Otto von Guericke là
đại học hạng bét.không có tên trong sổ 10 đại học danh tiếng nhất
nước Đức.
So sánh về các môn học khác ( vì quá nhiều môn nên tôi chỉ chọn tiêu
biểu hai ba môn ) :
Quản trị xí nghiệp thì xếp hạng bét ( thứ 58 trong số 58 đại học được
chọn )
số khoảng 100 đại học được chọn lựa)
 HNMINH       
 v/v Ông tiến sỹ Nguyễn thiện Nhân
Các bạn thân mến,
Giống như HĐThọ,xưa nay tôi không hề để ý đến học lực của mười
mấy ông bà trong chính trị bộ, cùng với khoảng 1000 người trong trung
ương đảng ,vì thừa biết rằng rất nhiều người trong bọn họ chỉ có học
lực của anh học trò lớp ba trường làng,nhưng hỏi tới thì anh chị nào
cũng đưa ra một cái bằng tiến sỹ to .....bằng 10 lần cái.....mả mẹ thằng
ăn mày.
Nhưng vì có chuyện " tiến sỹ giấy Nguyễn thiện Nhân" ,nên Thuận nhờ tôi
coi kỹ lại xem có đúng không,kẻo tội cho ông ta.
Đọc kỹ tài liệu về trường đại học Otto von Guericke ở tỉnh Magdeburg,
thuộc miền của cộng sản Đông Đức ngày xưa ,thì cũng có vài điều khó
hiểu :
O. v. G. là tên một nhà vật lý học nổi tiêng thế giới.Cái thi nghiệm với quả
cầu Magdeburg ,mà chúng ta học năm đệ nhất là do ông này nghĩ ra.
Đại học Magdeburg là một đại học cổ.Nhưng không hiểu tại sao,sau
ngày thống nhất nước Đức vào năm 1991,tởi năm 1993 thì một đại học
mới lại được thành lập ở đây,mà không thấy ai nói tới chuyện giải tán đại học cũ.
Đại học mởi này hiên nay có 9 phân khoa,vởi khoảng 14.000 sinh viên.
Theo tài liệu thì Nguyễn th. Nh.,sinh ngày 12.06.53 tại Cà Mau đã học ngành
cybernetic ở đây vào năm 1979,nhưng chỉ nói là theo học,chứ không hề nói
là đã đạt được băng cấpgì (he is an alumnus of the former Technical University)
hay khảo cứu về môn gì,đề tài luận án ra sao ?
(con trai ông ta là Nguyễn thiện Nghĩa thì có đỗ tiền sý thực sự tại đại học này
vào thàng 1/2012).
Như vậy thì có thể hiểu rằng cái băng tiến sỹ hay Ph. D (xin nhắc lại rằng ở
nước Đức không có học vị này) của ông này là công trinh tuyên truyền... ưu
việt của đảng mà ra.
Ngoài ra tài liêu còn cho biết ông ta có đỗ MA tại Uniniversity of Oregon vào
năm 1993. Xin các bạn ở USA coi dùm xem cái đại học này thuộc loại gi?
Ngoaira ông ta còn có thêm một cái bằng về Investment Project Assessament
của đại học Harvard.
 Tôi không hiểu nhiều về các đại học Mỹ,xin các bạn giảng nghiã dùm cho điều
này : Đại hoc Harvard là đại học dành cho các sinh viên thuộc loại thượng thừa,
giông như những Grandes Ecoles ở Paris.Không hiểu sao,từ mấy năm nay,mấy
anh chị có chút tiêng tăm ở VN,nhiều anh chị từ rừng rú chui ra,chìa bằng cấp
của Harvard ra dọa đời lia chia ông cụ. Chẳng lẽ Harvard cũng có một khu chuyên
môn bán bằng như ở VN,hay không chừng cũng có một đại học nào trùng danh?
Thân mến,
HNMINH    
  

KHÁM PHÁ * HỐ SÂU TRÁNH NÓNG



Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu "địa ngục"

Khám phá

Một thị trấn đặc biệt với tên gọi "cái hố của người da trắng" giúp con người tránh nóng ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C.

Ý tưởng sống trong lòng đất thường mang đến cho ta những suy nghĩ về một không gian tối, ẩm thấp và chật hẹp. Nhưng Coober Pedy ở Úc là một thị trấn đặc biệt với bao điều kỳ lạ: nhiệt độ ở đây luôn duy trì ở mức 24 độ C ngay cả khi mặt đất có tỏa nhiệt tới 50 độ C vào mùa hè.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu

Từ một lịch sử hình thành thú vị…
Coober Pedy là một thị trấn nhỏ nằm ở miền Nam nước Úc. Cái tên Coober Pedy bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người thổ dân địa phương có nghĩa là “cái hố của người da trắng”.
Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu


Năm 1915, khi những người tìm vàng phát hiện ra trữ lượng lớn ngọc mắt mèo (opal) thì nơi đây bắt đầu nổi tiếng. Cư dân nhiều nơi đổ xô đến đây khai thác và tạo ra vô số những hố rỗng trong lòng đất. Bởi vậy mà Coober Pedy còn được biết đến là “thủ đô của ngọc mắt mèo trên thế giới”.
Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Hình
nh ca opal.
 
Opal là một khoáng vật quý hiếm hơn cả hồng ngọc và kim cương. Ngày xưa, chúng được dùng làm vật liệu trang trí trên các đền đài và cung điện. Ngày nay, opal được xem là một món hàng trang sức có giá trị .


Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Chính vì giá trị lớn của opal nên những người khai thác mỏ theo dạng thủ công nơi đây đã xây dựng những ngôi nhà trong hầm từ chính những hố rỗng ban đầu để phục vụ mục đích khai thác là chính.
Cả một
 thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Theo thời gian, công việc tìm kiếm ngày càng trở nên quy mô hơn. Họ tiếp tục mở rộng diện tích tìm kiếm và nhiều ngôi nhà lớn được xây dựng. Dần dần, những ngôi nhà xây dựng theo dạng hầm trú ẩn tạm thời đã trở thành một khu dân cư nhộn nhịp dưới lòng đất.
Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Đây chính là lý do mà bất cứ du khách nào đến Coober Pedy cũng không khỏi ngạc nhiên bởi hàng trăm khối hình trụ nhô lên mặt đất. Đó là những ống thông khói và trục thông gió của căn nhà dưới lòng đất - được gọi là “dugouts”. Nơi đây cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho ai muốn trốn cái nóng "như thiêu như đốt" ở Coober Pedy.
 … đến một thị trấn có 1-0-2 trên thế giới…


Ngày nay, Coober Pedy đã phát triển thành một trong những địa điểm độc đáo nhất nước Úc. Mặc dù dân số thị trấn chỉ hơn 3.000 người, nhưng thật khó để tìm thấy bất kì người nào hay nhà ở nào trên mặt đất. Do thời tiết mùa hè ở đây quá khắc nghiệt nên người dân thích sống trong những ngôi nhà ngầm đích thực.

Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu

Những ngôi nhà tuyệt đẹp trong lòng đất này có lối đi vào nhà liền kề với phố bên ngoài. Nhiều người dân thậm chí còn thiết kế những khu vườn nhỏ trước lối vào để tăng thêm màu sắc tươi sáng cho khung cảnh nơi đây.


Cả một thị trấn tránh nóng dưới
 hố sâu
Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Vật liệu chính bên trong các ngôi nhà là đá sa thạch bởi nó dễ khai thác, có tính ổn định và đem lại sự vững chắc cho ngôi nhà. Không chỉ vậy, màu sắc tuyệt đẹp của đá sa thạch không chỉ mang lại sự sang trọng mà còn tôn thêm vẻ ấm áp, thân thiện, đối lập với cái nóng khắc nghiệt của thời tiết bên ngoài của vùng sa mạc.


Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Tất cả các căn phòng trong căn nhà đều được thông gió thông qua một trục thẳng đứng hẹp. Ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực nhà bếp, phòng sinh hoạt qua một trục thông ánh sáng lớn hơn. Phòng ngủ thì được đẩy lui, nằm phía sau cùng của ngôi nhà để giữ được sự yên tĩnh tuyệt đối.
Khí hậu nơi đây cũng rất tuyệt vời. Cho dù nhiệt độ trên mặt đất có đạt tới ngưỡng 50 độ C vào mùa hè hay dưới 0 độ vào mùa đông thì nhiệt độ ở những ngôi nhà trong lòng đất luôn luôn giữ một mức ổn định hoàn hảo - khoảng 24 độ C, độ ẩm 20%.
Cả một thị trấn tránh nóng dưới hố sâu
Hình nh mt nhà th

TƯỞNG NĂNG TIẾN * MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG

Một Tấm Gương Sáng Cho Thế Hệ Sau


bánh mì


Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
-Ngọc Niên, Tổng Biên Tập trang Nhà Báo & Công Luận – Cơ Quan Trung Ương Hội Nhà Báo Việt Nam
——
Cái gì chớ “nửa cái bánh mì” thì tui ăn đều đều, còn “nửa sự thực” thì tới bữa rồi mới được thưởng thức qua một bài viết (Người đàn bà tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng) của nhà báo Hoàng Thùy, trên trang Tin Nhanh Việt Nam:

“Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.
Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.
Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng.
Bà Hồ cho biết, thân sinh ra bà là cụ Hoàng Đạo Phương và Nguyễn Thị Lợi cũng như thân sinh của chồng bà, cụ Trịnh Phúc Lợi, đều là những nhà Nho yêu nước, từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tất cả đều đỗ đạt mà không ai làm quan. Cụ Phương khi gần 80 tuổi đã gọi các con lại nói rằng: “Ta đã già mà chưa làm trọn việc nước, sau này con nào có điều kiện giúp nước thì hãy làm thay ta”.

“Lời căn dặn của cha tôi luôn khắc ghi trong lòng. Và khi có điều kiện là tôi giúp nước ngay mà không hề suy nghĩ”, bà Hồ tâm sự.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về.

Bà Hồ nhớ, vào một buổi tối cuối tháng 8 năm 1945, ông Nguyễn Lương Bằng đến nhà bảo vợ chồng bà thu xếp một phòng đón cán bộ cách mạng đến ở. Ông bà dọn một phòng tầng 3 tươm tất để đón khách. Tuy nhiên, người khách mới đến lại dọn xuống tầng 2 để ở cùng mọi người cho tiện.

“Ấn tượng đầu tiên của tôi về người khách mới là sự giản dị. Ông cụ hơi gầy, vầng trán cao, râu dài, tóc bạc. Cụ mặc áo nâu, quần soóc nâu, đội mũ dạ, đi dép cao su hiệu con hổ trắng, tay cầm can. Để đảm bảo bí mật, chúng tôi nói với gia nhân rằng họ là người nhà ở dưới quê lên chơi và tất cả đều không được lên tầng 2 làm phiền”, bà Hồ nhớ lại.
33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi “Cô tên gì?”. Sau khi bà trả lời, Bác lại nói “Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả”.
Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói: “Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước”. Bác cười: “Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!”
trinhvanbo
Ông bà Trịnh Văn Bô. Ảnh: Xuân Ba
Sau khi “cách mạng” thành công, ông Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước thì bà Hoàng Thị Minh Hồ lại lâm vào cảnh … mất nhà. Đó là nửa phần sự thực còn lại của câu chuyện mà nhà báo Hoàng Thùyy đã không kể kết, hay nói một cách không mấy lịch sự là ông ấy “nhất định dấu biến đi cứ y như là mèo dấu cứt” vậy. Phần nửa sự thực này mới được công luận biết đến qua một tác phẩm mới (Bên Thắng Cuộc) của một nhà báo khác, Huy Đức:
Năm 1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô không còn một căn nhà nào để ở, cho dù trước đó, ông sở hữu biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền… Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20.
Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.
Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập(298).
Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ.
 Trong suốt từ 24-8 cho đến ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm khi ra khỏi nhà 48 Hàng Ngang. Mỗi buổi sáng, cứ sau khi ông tập thể dục xong, bà Trịnh Văn Bô lại đích thân mang thức ăn sáng lên. Bà nhớ, có lần Hồ Chí Minh đã giữ bà lại và hỏi: “Cô bao nhiêu tuổi mà có được gia tài lớn thế này?”.
  
Năm ấy bà 31 tuổi, dù có 4 đứa con nhưng vẫn còn xinh đẹp. Hồ Chí Minh ở lại đây cho đến ngày 27-9-1945. Mỗi khi ra khỏi nhà, Hồ Chí Minh thường xuống tầng dưới vấn an bà mẹ ông Trịnh Văn Bô và gọi bà là mẹ nuôi. Ở 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã ngồi viết bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tiếp các sĩ quan OSS như Archimedes Patti và Allison Thomas. Quần áo mà các lãnh đạo Việt Minh bận trong ngày lễ Độc lập, đều do gia đình ông bà cung cấp. Các ông Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp thì mặc đồ của ông Trịnh Văn Bô còn áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì may bằng vải Phúc Lợi.

Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con. Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.
 Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.
Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều. Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót.

Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.
Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được. 
Sở dĩ tôi loay hoay gần tiếng đồng hồ để ráp hai bài báo (thượng dẫn) với nhau vì bên dưới bài của tác giả Hoàng Thùy có vị độc giả, quí danh là Lê Tùng,  đã cảm khái ghi lại dòng chữ phản hồi như sau: “Đọc bài viết, tôi cảm phục gia đình bác quá. Đó là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng cháu.”
“Thế hệ trẻ chúng cháu” cần một tấm gương, chứ không phải là một mảnh gương đã bị đẽo gọt bởi những ông nhà báo bất lương, và bất trí  – cỡ như ông Hoàng Thùy hoặc Ngọc Niên, thuộc Cơ Quan Trung Ương Hội Nhà Báo Việt Nam (*). Mồm miệng họ thì lúc nào cũng xoen xoét nói đến “sự thực” và “lương tâm chức nghiệp” mà suốt đời cầm bút luôn chỉ viết phân nửa sự thực thôi.
T.N.T
(*) Xin đọc thêm phóng sự “Đi Tìm Sự Thật Về Nhà Thờ Của Gia Đình Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Ở Kiên Giang” của Ngọc Niên, trên trang Nhà Báo & Công Luận, hôm 28 tháng 12 năm 2012.

HUỲNH TÂM * NGUYỄN CHÍ VỊNH BÁN NƯỚC

Nguyễn Chí Vịnh chưa lên ngôi vua, đã thay mặt triều đình bán nước

Huỳnh Tâm (Thông Luận) - “…Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam nào dám chống đối Trung Quốc)…”.
Phóng viên Hải Âu của báo Quân Đội Nhân Dân (人民网军) chuyển tin: Lúc 06:00 quốc tế, chiều ngày 08/06/2013. Bắc Kinh đang diễn ra trò khỉ ngoạn mục, nhân dân Việt Nam có biết gì không? Họ chuẩn bị ký kết 10 văn kiện thay vì dùng danh từ “bán nước” bằng mỹ từ “hợp tác”. Hôm ấy Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh xin gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn(常万全).
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, người đứng bên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn (常万全). Nguồn: Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, cuộc tiếp xúc quân sự diễn ra tại văn phòng Viện. Ủy viên Trung ương Nhà nước Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn, đứng đầu quân đội chỉ đạo cuộc họp lần thứ bảy của Quốc phòng Trung Quốc-Việt Nam, có sự tham dự của Tham vấn an ninh Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn phán rằng:
‒ Tình hữu nghị Trung-Việt giữa hai nước vớicác lực lượng vũ trang cùng trong việc bảo vệ hòa bình, sự ổn định và trách nhiệm quan trọng khác trong khu vực. Tôi hy vọng hai bên cùng nỗ lực để thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.
Nguyễn Chí Vịnh thưa rằng:
‒ Sẵn sàng, tiếp tục duy trì các phòng ban liên lạc thường xuyên giữa hai Bộ Quốc phòng, để thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác (bán nước) chiến lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục đóng góp cho sự phát triển.
Thế là Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vinh nhắm mắt đồng ý. Việt Nam đặt Trung Quốc vào ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, việc này có nghĩa làViệt Nam chấp nhận "cho không biếu không". Ông ta xem thường hậu quả của sự bành trướng. Việc Quốc gia đại sự này đã không thông qua Quốc Hội để biểu quyết cho thấy toàn bộ đảng CS đã đồng thuận trên vấn đề này.
Đúng 16:15 quốc tế cùng ngày, kýgiả Chu Húc Hiếu của Hoàng Cầu Thời Báo cho loan tải: Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh, tiếp nhận đề nghị :
‒ Trung Quốc˗Việt Nam không thể tranh chấp lãnh thổ mãi, cần giải quyết đừng để chậm trễ, tránh các nước khác chống lại lập luận đơn phương của Trung Quốc!
Trước đó hai ngày (06/6), Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đượcgiới truyền thông Bắc Kinh phỏng vấn và ông ta cho biết:
‒ Chính sách đối ngoại của Việt Nam rất chú y sự ưu tiên hàng đầu dành cho Trung Quốc.
Nguyễn Chí Vịnh còn công bố rằng:
‒ Việt Nam˗Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, EU
và các nước ASEAN đã đưa ra một hợp tác quân sự, và thậm chí cả Cuba xa xôi, ưu đãi cho Việt Nam. Tuy nhiên chính sách đối ngoại vẫn xem Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.
Nguyễn Chí Vịnh chỉ ra rằng:
‒ Việt Nam và Trung Quốc là một đối tác chiến lược toàn diện, về Quốc phòng tốt nhất. Ông giới thiệu sự hợp tác của Hải quân giữa Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt và phát triển biên giới của hai nước để thực hiện một hợp tác toàn diện và thiết thực.
Trong buổi đối thoại, Tư vấn chiến lược Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều hợp Quốc phòng tốt.
Nguyễn Chí Vịnh hoàn toàn tin tưởng TướngThích Kiến Quốc (戚建国) đã từng tham chiến tại Lão Sơn 1984. Quân đội Việt Nam đặt dưới sự quản trị đường dây nóng. Nguồn: Bộ Quốc phòng Trung Quốc(PLA).
Phó Tham mưu trưởngQuân đội Trung Quốc, Tướng Thích Kiến Quốc (戚建国) và cố vấn Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức (陈炳德), hổ trợ cho Thích Kiến Quốc, Trần Bỉnh Đức cũng là một trong những tướng lãnh Trung Quốc tham chiến mùa Xuận 1979 biên giới Việt Nam, và Lão Sơn 1984.
Mọi thỏa thuận đường dây nóng đã ký, sẽ hoạt động cùng ngày ký kết 10 văn kiện đầu hàng. Bộ chỉ huy Hải quân của Việt Nam hợp tác thông qua các đường dây nóng này, trong mức độ hoạt động thực tế trung tâm đặttại Bắc Kinh.
Nguyễn Chí Vịnh cho biết:
‒ Hai nước Việt Nam –Trung Quốc thực hiện trao đổi quân sự đa cấp, chẳng hạn như trong nội bộ của đảng CS, Quân sự, Chính trị, lực lượng Hải quân, kiểm soát biên giới, đào tạo và hợp tác giao lưu thanh thiếu niên.
Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng :
‒ Việt Nam đã quyết định tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc đến Việt Nam để tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình và giúp đỡ (phải hiểu là: Tiêu diệt dân Việt Nam nào dám chống đối Trung Quốc).
Nguyễn Chí Vịnh vì tham vọng quyền lực cá nhân đã công khai bán đất nước. Tại chiến trường Lão Sơn, y vốn là kẻ đào ngũ, sợ tác chiến nên nay xin hàng và hợp tác với địch quân trước đây ở Lão Sơn. Nguyễn Chí Vịnh chưa hài lòng với việc bán biên giới năm 1984, nay tiếp tục bán ngư dân và binh sĩ Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
Trần Vũ Kiệt (陈宇杰)

DÂN LÀM BÁO * NỮ TƯỚNG SÁT THỦ VƯỢT BIÊN

Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA

Bà Bùi Tuyết Minh được bộ trưởng CA Trần Đại Quang trao quyết định thăng hàm thiếu tướng hôm 13/7, chính thức trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành côn an CS.
Bảng Đỏ (Danlambao) - Sau đợt phong tướng một cách vô tội vạ cho hàng loạt quan chức CA, hệ thống truyền thông lề đảng tiếp tục ồn ào ngợi ca về một nhân vật được gọi là 'nữ tướng đầu tiên' của ngành CA cộng sản – bà Bùi Tuyết Minh.
Bà Minh (51 tuổi) hiện đang là giám đốc CA tại tỉnh Kiên Giang, đây vốn được xem là 'lãnh địa' mà gia đình bên vợ TT Nguyễn Tấn Dũng đã thâu tóm toàn bộ quyền lực.
Theo báo chí lề đảng, bà Bùi Tuyết Minh gia nhập ngành CA năm 19 tuổi, công tác tại Kiên Giang. Trong vai trò là một 'trinh sát ngoại tuyến', bà Minh đã được nhiều danh hiệu và thành tích trong việc 'triệt phá' các hoạt động 'đưa người vượt biên trái phép'.
Viết đến đây, Bảng Đỏ tui bỗng phì cười với cái cách dùng từ của cha con công an cộng sản. Đã là 'vượt biên' mà còn thòng thêm từ 'trái phép', vậy tức là đảng cs cũng thừa nhận có một loại hình gọi là 'vượt biên có phép' chăng?
(Nhắn với mấy ông Dư Lợn Viên của đảng, muốn biết 'vượt biên có phép' là gì thì hãy cứ hỏi gia đình, họ hàng nội ngoại của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ rõ.)
'Vượt biên có phép' được biết đến với tên gọi khác là 'vượt biên bán chính thức'. Có lần, một bác lớn tuổi kể lại với Bảng Đỏ rằng: Tại Kiên Giang, mỗi người muốn vượt biên theo còn đường bán chính thức phải nộp ít nhất 12 cây vàng cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng. Sau khi đã bán bãi lấy vàng xong, hầu hết những con tàu chở người vượt biên khi  vừa ra đến biển đều bị công an biên phòng bắn chìm để bịt đầu mối. Sau mỗi chuyến như vậy, hàng trăm người vượt biên chết mất xác trên biển, trong khi vàng thì vẫn cứ chảy đều về nhà ông Dũng.
Đó cũng là nguồn gốc của số tiền khổng lồ để xây nên ngôi nhà thờ tổ cha dòng họ Nguyễn Tấn Dũng. Số tài sản kếch sù mà gia đình ông Dũng có được như hôm nay, tất cả đều lấy từ vàng và mạng sống của nhân dân, đặc biệt là những người vượt biên đã bỏ mạng trên vùng biển Kiên Giang.
Trở lại với chủ đề về 'bà tướng đầu tiên' của ngành công an cộng sản. Qua những gì được truyền thông lề đảng công bố thì bà Bùi Tuyết Minh cũng chẳng có công trạng gì đáng kể, ngoài việc đi lùng sục, bắt bớ những người vượt biên hồi thập niên 80.
Đến một kẻ đi cướp đất như Đỗ Hữu Ca còn được phong tướng... cướp, thì việc bà Bùi Tuyết Minh được đảng cộng sản đặt danh hiệu 'bà tướng đầu tiên' thực ra cũng chỉ là bà tướng... tiền đâu.
Bà Minh được nói xuất thân từ một nữ cán bộ an ninh 'trinh sát ngoại tuyến'. Một cách dễ hiểu, 'trinh sát ngoại tuyến' là một công tác trong ngành CA, chủ yếu đi theo dõi tội phạm thì ít, nhưng rình rập người dân thì nhiều, đặc biệt là đối với những người đối lập. Các vụ theo dõi, hành hung đối với gia đình chị Dương Thị Tân, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Chí Đức, anh Đỗ Nam Hải... đều do lực lượng gọi là 'trinh sát ngoại tuyến' cầm đầu thực hiện.
Việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng tướng cho bà Bùi Tuyết Minh càng cho thấy bản chất 'lưu manh chuyên nghiệp' của nhà cầm quyền cộng sản và ngành công an. Kẻ bán bãi vượt biên đi phong tướng cho trùm mật vụ chuyên bắt người vượt biên.
Cũng theo báo lề đảng, khi còn làm công việc đi lùng bắt người vượt biên ở Kiên Giang, bà Bùi Tuyết Minh 'liên tiếp đạt được' những danh hiệu, thành tích như 'chiến sĩ thi đua' và 'chiến sĩ thi đua Quyết thắng'. Nếu quả thật bà Minh có những 'chiến công' như vậy, liệu rằng gia đình ông Dũng khi ấy có 'làm ăn' được hay không? Chi tiết này cho thấy, những phi vụ 'bán bãi, lấy vàng' của gia đình ông Dũng đều có sự tham gia và tiếp tay của bà Bùi Tuyết Minh.
Đồng thời, việc Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tướng cho bà Bùi Tuyết Minh cũng là thủ đoạn nhằm gia tăng quyền lực cho phe nhóm thủ tướng. Bà Minh là giám đốc công an tỉnh Kiên Giang, đây là địa bàn mà gia đình bên vợ thủ tướng vẫn được xem là 'lãnh chúa Kiên Giang'. Với đầy đủ quyền lực nắm trọn trong tay, nhiều người trong gia đình thủ tướng đã thâu tóm toàn bộ hệ thống xăng dầu, taxi, bất động sản...
Bà Bùi Tuyết Minh có tham gia hùn hạp, móc nối làm ăn cùng gia đình TT Nguyễn Tấn Dũng hay không sẽ sớm được dư luận làm cho sáng tỏ. Riêng đối với những gia đình có thân nhân bỏ mạng trên đường vượt biên, việc Nguyễn Tấn Dũng thăng hàm thiếu tiếng cho trùm mật vụ chuyên bắt người vượt biên là một tội ác không thể tha thứ.

TRẦN VINH DỰ * KHÓANG SẢN QUÝ

Blog / Trần Vinh Dự

Khoáng sản quý và chiếc thòng lọng của người khổng lồ

CỠ CHỮ
Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vài thập kỷ trở lại đây, khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là các loại có ứng dụng rộng rãi như wolfram, bismuth và đất hiếm đang trở thành một con át chủ bài đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng của mọi quốc gia. Từ chiếc điện thoại, radio, máy tính, xe hơi cho đến những thiết bị tối tân như ra đa, tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay phản lực, lò phản ứng hạt nhân, rất khó có thể tìm được thiết bị nào không dùng các kim loại quý trên. Chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử làm từ đất hiếm, buồng đốt động cơ phản lực chịu nhiệt cao bằng hợp kim wolfram cho đến vật liệu chuyên chở nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân làm từ bismuth. Sở dĩ nền công nghiệp hiện đại có thể sản xuất hàng loạt với tốc độ cao và giá thành giảm đáng kể so với chỉ vài thập kỷ trước đây phần lớn là nhờ các mũi khoan, máy cắt kim loại và chi tiết máy làm bằng hợp kim wolfram với độ cứng và độ bền cao, cùng tính chịu nhiệt vượt trội[i].

Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm

Mặc dù nhu cầu thế giới hiện nay rất lớn nhưng nguồn cung các khoáng sản này lại rất hạn chế và tập trung chủ yếu tại Trung Quốc. Theo thống kê, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản tiêu thụ hết khoảng 55% lượng wolfram, tuy nhiên nhóm này lại sản xuất ra chỉ khoảng 5% tổng lượng cung toàn thế giới, phần lớn nguồn cung đều đến từ Trung Quốc (khoảng 85% nguồn cung và 62% trữ lượng thế giới)[ii]. Với hai loại còn lại, Trung Quốc cũng chiếm vị thế chủ chốt trong cung cấp với khoảng 80% sản lượng bismuth và 97% sản lượng đất hiếm[iii].

“Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm”, tuyên bố nổi tiếng này của Đặng Tiểu Bình năm 1992 cho thấy Trung Quốc coi các loại khoáng sản thiết yếu là một trong những vũ khí hàng đầu trong cuộc chiến kinh tế - chính trị hiện đại. Và thực tế là Trung Quốc đã và đang tân dụng tối đa loại vũ khí ấy để chiếm thế độc quyền trên thị trường nhằm tìm kiếm các lợi ích riêng cho quốc gia. Các nước cờ của Trung Quốc rất rõ ràng: triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thâu tóm các mỏ còn lại trên thế giới và sử dụng nguồn cung độc quyền như là một công cụ điều khiển giá cả cũng như ép buộc các công ty lớn phải đầu tư tại Trung Quốc để đổi lấy nguồn nguyên liệu quý giá này.

Ngay từ thập niên 90 trở về trước, Trung Quốc đã sớm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khỏi cuộc chơi khi quặng wolfram và đất hiếm giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới đã khiến cho hàng loạt mỏ tại phương Tây, với chi phí sản xuất cao hơn, buộc phải đóng cửa[iv]. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang vươn tới các mỏ khác bên ngoài lãnh thổ. Thí dụ như trong năm 2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tiếp cận với Malaga, một công ty khai thác wolfram tại Nam Mỹ với mục đích thôn tính nhưng không thành công. Nước này cũng mua lại hàng loạt các mỏ quặng wolfram chất lượng thấp từ Châu Phi[v]. Tại Tây Úc, chính phủ Trung Quốc thông qua khoản đầu tư 366 triệu đô, đã sở hữu phần lớn một mỏ đất hiếm có trữ lượng khá lớn của thế giới từ Lynas Corp[vi] sau khi chính phủ Úc phủ quyết không cho Trung Quốc mua kiểm soát tập đoàn này.

Nước cờ tiếp theo trong chiến lược là siết chặt nguồn cung và đẩy mức giá lên cao đã bắt đầu được thực thi trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2003, Trung Quốc đã tiến hành hạn chế xuất khẩu quặng wolfram. Trong 2007, áp thuế xuất khẩu 15% lên các sản phẩm từ wolfram và giới hạn mức hạn ngạch xuống 14,900 tấn trong năm[vii]. Kết quả là giá wolfram đã tăng gần gấp ba từ 2004 đến nay[viii]. Đối với bismuth, kịch bản tương tự cũng diễn ra khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố ngưng xuất khẩu kim loại này và áp dụng chính sách cấp giấy phép đối với bismuth vào năm 2006[ix] khiến giá bismuth tăng gấp 3 lần trong một năm sau đó[x].

Lượng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đã giảm từ 60,000 tấn năm 2002 xuống 45,000 tấn năm 2008 khiến giá của kim loại này tăng gấp đôi trong khoảng thời gian tương ứng[xi]. Cuối năm 2010, cuộc khủng hoảng đất hiếm của thế giới đã nổ ra khi Trung Quốc ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Giá đất hiếm sau đó đã tăng vọt lên gấp 3 chỉ trong 3 tuần trong tháng 6 năm 2011[xii].

Thế giới tìm cách thoát khỏi thòng lọng độc quyền

Chiến lược độc quyền hóa khoáng sản quý của Trung Quốc rõ ràng đang phát huy tác dụng. Chiếc thòng lọng đã được treo lên và chỉ chờ các nạn nhân chui đầu vào. Điều này tạo nên mối lo thực sự trong cộng đồng thế giới. Việc hóa giải thế cờ này không dễ dàng và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều nước. Theo cách nói của Dân biểu Hạ viện Mỹ Donald Manzullo, Chủ tịch Tiểu ban về quan hệ đối ngoại khu vực châu Á Thái Bình Dương, là “thật không may là quy mô của cuộc khủng hoảng này rất lớn và chỉ có sự phối hợp chung tay tầm cỡ quốc gia mới có thể giúp chúng ta thoát ra được”[xiii].

Trước ảnh hưởng quá lớn của chính sách về khoảng sản của Trung Quốc, các nước còn lại đã có nhiều động thái nhằm chống lại các tác động bất lợi của chính sách này. Mỹ, Nhật và Liên minh châu Âu đã đệ đơn yêu cầu Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tiến hành điều tra các chính sách thắt chặt xuất khẩu liên quan đến đất hiếm của Trung Quốc và WTO đã chấp thuận mở cuộc điều tra trong năm 2012[xiv].  Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thương mại quốc tế, Trung Quốc khó thua trong vụ kiện này vì họ có thể viện đến các tiêu chuẩn về môi trường và chuẩn mực công nghiệp để biện minh cho việc giảm sản lượng khai thác nội địa.

Quan trọng hơn là việc xúc tiến tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế. Hiện nay, hoạt động này đang được đẩy mạnh như là một nước cờ chiến lược để phá thế độc quyền của Trung Quốc. Ví dụ như Nhật Bản đang tiến hành dự án khai thác đất hiếm tại Quebec và tìm kiếm các nguồn đất hiếm ở Việt Nam[xv]. Một hướng khác nữa cũng đang được nhiều nước quan tâm là nghiên cứu cách khai thác đất hiếm dưới đáy đại dương[xvi]; Tập đoàn Lynas của Úc đang mở lại một mỏ đất hiếm khác ở Nam Phi[xvii]. Các phản ứng tương tự cũng xuất hiện để đối phó với thòng lọng khoáng sản của Trung Quốc đối với wolfram và bismuth. EMC Metals, một công ty khai thác mỏ wolfram của Mỹ đang tiến hành mở lại mỏ Springer tại Nevada trong năm 2013[xviii]. Núi Pháo, một mỏ wolfram và bismuth thuộc hạng lớn nhất nhì thế giới cũng đi vào hoạt động tại Việt Nam trong năm nay.

Quân cờ Việt Nam trên bàn cờ khoáng sản

Việt Nam có lợi thế về nguồn khoáng sản đa dạng và dồi dào, đặc biệt là các khoáng sản quý hiếm. Điển hình nhất trong số đó là các mỏ đất hiếm phần lớn nằm trong tỉnh Lai Châu và các tỉnh Tây Bắc, bao gồm Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tổng trữ lượng tài nguyên tại các mỏ này được cho là trên 16 triệu tấn oxit đất hiếm[xix], nhiều hơn cả trữ lượng này ở Mỹ là 13 triệu tấn (Mỹ từng là một cường quốc về đất hiếm)[xx]. Wolfram và bismuth cũng bắt đầu được tìm thấy ở một số tỉnh phía bắc, trong đó mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) được coi là mỏ đa kim có trữ lượng thuộc hàng lớn nhất thế giới với các khoáng sản quý chủ lực như wolfram, florit và bismuth.

Nhờ lợi thế này, Việt Nam đang được nhìn nhận là một quân cờ quan trọng trong nỗ lực phá thế thòng lọng độc quyền của Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào cuộc chơi thông qua các hình thức hợp tác với các nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ[xxi].

Cụ thể là trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm với nhiệm vụ phát triển công nghệ khai thác đất hiếm tại Việt nam. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến dất hiếm thân quặng F3 ở mỏ Đông Pao với mục tiêu đạt công suất 10.000 tấn/năm ô xít đất hiếm[xxii]. Dự án mỏ đa kim Núi Pháo cũng đã chính thức đi vào khai thác trong năm nay.

Dĩ nhiên, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không dễ ngồi nhìn Việt Nam “lên hạng”. Với chủ tâm thâu tóm thị trường khoáng sản thế giới, dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ khó có thể bỏ qua các mỏ khoáng sản của Việt Nam. Với chiến lược đã áp dụng ở nhiều nước, một mặt, các công ty Trung Quốc có thể áp dụng các phương pháp truyền thống như thu mua lại nguồn quặng từ Việt Nam cả thông qua chính nghạch và nhập lậu như lâu nay vẫn đang diễn ra; đầu tư, mua lại các mỏ; thăm dò và phát triển các dự án mới tại Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng ưu thế độc quyền của mình để chèn ép các công ty khoáng sản Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như gây áp lực lên các đối tác khác nhằm giành lại lợi thế về tay mình. Liệu Trung Quốc có dùng các gọng kìm này để “bóp” Việt Nam hay không và Việt Nam có thoát khỏi các gọng kìm này hay không thì chỉ có hạ hồi phân giải.

 * Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/khoang-san-quy-va-chiec-thong-long-cua-nguoi-khong-lo/1702285.html

[i] Tungsten – The story of indispensable metal by Mildred Gwin Andrews – Pg 19
[v] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[vii] Malaga breaks Chinese grip on Tungsten by Trish Saywell – 11/8/2010
[ix] Global Bismuth Metal Market by Metalworld 2009
 
 
 

No comments: