Sunday, October 21, 2012
DENIS PRAGER * VIỆT NAM
Chuyến Đi Thăm Việt Nam Khiến Lại Phải Ghét Chủ Nghĩa
Cộng Sản
Tác Giả: Dennis Prager / PBD dịch
Nhìn
thấy Miền Bắc Cộng Sản khiến phải nổi giận trước những cái chết vô nghĩa
và những lời dối trá lịch sử.
Thật
khó mà kềm nổi các xúc động của tôi — nhất là không tránh được phải nổi
giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của
tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông
minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận lũ Cộng
Sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người
Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ
20.
Điều
không may là lũ Cộng Sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt
Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ
nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan
nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong
Chiến Tranh Việt Nam để làm gì? Tôi muốn hỏi
một trong những tên lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt
Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí,
đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh
đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung
ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại
xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng
triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái
gì?”
Không có câu trả lời nào là câu
trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật
thì thật là thê lương.
Lời
nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi
lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối Thiên Tả không Cộng Sản trên Thế
Giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu
hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu
hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời nói dối đó
là Cộng Sản Việt Nam (tức là Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành
độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống
Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến
(sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George
Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản
hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn
giành độc lập cho Việt Nam.
Sau
đây mới là sự thật: Tất cả những tên độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là
những tên côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát
máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao
nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu
người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn —
phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát
nhân “vĩ đại” muôn năm khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu
dốt đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc
biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey,
Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ
con?”
Đảng
Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt
Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân
Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh
Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay
không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều
Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người
Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một
người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều
Tiên?
Và
ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở
miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các
khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của
Ho, Ho, Ho Chi Minh ở Bắc Việt
Nam?
Hoa
Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trọ họ. Sự thật là,
chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải
Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá
lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi
người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và
thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin
rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế
quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của
người Việt.
Tôi
ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển
lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để
tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ
trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe
dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản,
không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền,
thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc
tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải
phóng” Nam Việt Nam.
Điều
cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa
lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử
cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như
bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á
Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.
Tôi
sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu— người Việt. Đã đến thăm Việt
Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp
về người dân nước này. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân
Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan
tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy
sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng
người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên
giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản
.
Dennis Prager hiện có một chương trình truyền thanh thính giả đàm thoại (Talk Show) hàng ngày trên đài KRLA tần số 870AM bao gồm vùng Los Angeles và Orange County. KRLA liện hợp với 140 đài khác trên toàn quốc Hoa Kỳ. Ông viết xã luận hàng tuần, là tác giả của bốn cuốn sách và là sáng lập viên của Đại Học Prager trên mạng (www.prageru.com).
Quí vị có thể liên lạc với Dennis Prager trên trang mạng www.dennisprager.com.
.
HÌNH ẢNH MIỀN TRUNG THỜI CHIẾN TRANH
Hồi ký bằng hình, về miền Trung của một quân nhân Hoa KỳTrong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Steve Brown là một cựu sĩ quan thông tin liên lạc. Ông đã phục vụ tại các căn cứ của quân đội Mỹ tại Huế và Đà Nẵng trong các năm 1967-1968. Hiện ông đã về hưu, sinh sống tại Ann Arbor, bang Michigan, Mỹ.Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, Steve đã chụp nhiều bức ảnh về các căn cứ quân sự, cũng như phong cảnh, kiến trúc và đời sống của người dân khu vực Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2008, ông bắt đầu scan các bức ảnh và đăng tải trên trang Flickr cá nhân của mình. Mỗi bức ảnh được ông chú thích chi tiết về nội dung.Khi xem lại những khung hình chân thực và đầy ắp thông tin của Steve Brown, hẳn nhiều người Việt Nam sẽ không khỏi ngỡ ngàng và nhớ về một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước.Dưới đây là những bức ảnh do Steve Brown thực hiện.Đây là tôi, một anh lính. Lúc này tôi đang phục vụ ở sân bay Phú Bài (Huế). Tôi đã ở đây khoảng nửa năm trong quãng thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam. Đố bạn biết ai đã chụp bức ảnh này? Hãy xem bức ảnh tiếp theo, và bạn sẽ rõ.Đây chính là anh chàng nhiếp ảnh gia của tôi, một cậu bé thú vị. Cậu bé đã chụp tôi, và sau đó thì tôi chụp lại cậu ta. Lúc này chúng tôi đang ở một phòng khám y tế của Thủy Quân Lục Chiến ở nhà của trưởng thôn Thuỷ Phú, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam.Đây là đại bản doanh của Tiểu đoàn Truyền tin số 37 tại Đà Nẵng, nơi làm việc đầu tiên của tôi trong quân đội Mỹ tại Việt Nam vào năm 1967. Tiều đoàn này đóng quân gấn căn cứ không quân Đà Nẵng. Phía bên trái bức ảnh, bạn có thể thấy 2 trong số các ăng-ten thu phát sóng lớn của chúng tôi. Toà nhà ở giữa là công trình đầu tiên mà mọi người nhìn thấy khi đến doanh trại của chúng tôi.Còn đây là trạm thu phát tín hiệu trong căn cứ của tôi. Tại đây, chúng tôi tiến hành những công việc rất phức tạp liên quan đến thông tin liên lạc đường dài, kết nối các căn cứ khác nhau ở miền Nam Việt Nam. Hệ thống này được thiết kế bởi các kỹ sư thông tin đến từ Alexandria, Virginia. Bên cạnh tòa nhà chứa các trang thiết bị quan trọng, được gọi là nhà EE này, còn có cả một kho nhiên liệu và một máy phát điện rất lớn để duy trì hoạt động tiêu tốn rất nhiều năng lượng của nó. Chúng tôi đã thua trong cuộc chiến không phải vì công nghệ kém.Trong nửa đầu năm 1967, tôi đã đóng quân tại căn cứ chính của Mỹ tại Đà Nẵng. Vào đêm 27/2, quân giải phóng đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa để tấn công vào căn cứ không quân tại đây. Không mất nhiều thời gian để nhảy ra khỏi giường khi qua tên lửa đầu tiên rơi xuống. Một quả tên lửa đã phá hủy doanh trại trong bức ảnh. Những binh sĩ trong đã thoát nạn nhờ trú ẩn kịp thời.
May mắn là tổng đài điện thoại quan trọng ở liền kề đã không hứng chiu bất kỳ thiệt hại. Theo các báo cáo chính thức, ít nhất 10 binh sĩ thuộc các đơn vị khác nhau đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Trong số đó có một lính thủy quân lục chiến mà tôi quen, anh A. J. Turner, người từng thực hiện nhiệm vụ liên lạc hàng hải trong đơn vị của tôi. Sau vụ tấn công này, Đà Nẵng hứng chịu thêm hai vụ tương tự trong năm 1967. Tôi là nhân chứng của cả 3 vụ tấn công, mặc dù trong vụ xảy ra ngày 15/7 là từ một địa điểm an toàn trên sườn núi. Trong hai vụ kia, tôi đã đối mặt với những tiếng nổ rất lớn, kéo dài khoảng 20 phút. Trong bóng đêm, có thể nhìn thấy làn sóng lửa lan tỏa như hòn đá ném lên mặt nước. Đó là cảnh tượng không giống với bất kỳ điều gì khác tôi từng chứng kiến trong đời.Một cánh cổng mang phong cách kiến trúc Á Đông ở Đà Nẵng. Cảnh cổng đáng yêu này nằm trên bán đảo giữa sông Hàn và biển Đông (Sơn Trà). Có rất nhiều cơ sở quân sự trên bán đảo. Bức ảnh này được tôi chụp trên đường về căn cứ trên núi Khỉ, nơi tôi đóng quân trong 6 tuần.Bãi biển Đà Nẵng, lúc đó rất nổi tiếng với cái tên “China Beach”. Những bãi cát ở đây trắng mịn như đường kính. Núi Khỉ ở phía xa.Tôi chụp bức ảnh này trên sông Đà Nẵng từ một tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ, khi chúng tôi di chuyển từ Đà Nẵng đến Phú Bài, gần Huế. Núi Khỉ nằm bên bờ sông, nếu nhìn kỹ bạn có thể thấy hai chảo ăng-ten lớn của căn cứ thông tin liên lạc trên núi. Đó chính là nơi tôi đóng quân trong 6 tuần.Đây là đại bản doanh của Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3 tại căn cứ lớn ở Phú Bài, cách thành phố Huế khoảng 9 dặm về phía Nam. Trong nửa sau của năm 1967, tôi phục vụ trong căn cứ thông tin liên lạc nằm liền kề với sư đoàn này.Con “ong biển” ngộ nghĩnh này là vật trang trí trên tòa nhà trụ sở chính của lực lượng Seabeas (Công binh hải quân Mỹ) , trực thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3.Nhà ga của sân bay Phú Bài (Huế), nằm trên đường tới đơn vị của tôi. Sân bay này ngày nay đã trở thành một sân bay quốc tế hiện đại của miền Trung Việt Nam.
Tôi chụp bức ảnh này trên một chuyến bay vận chuyển hàng hóa của Không quân Mỹ từ Phú Bài đến Đà Nẵng. Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng (ở hầm hàng). Khi cánh cửa đuôi máy bay mở ra trong một thời gian ngắn, tôi không bỏ lỡ cơ hội để chụp một bức ảnh từ trên cao. Tôi cảm thấy thật may mắn, vì chỉ 30 giây sau cảnh cửa đã đóng lại.Ngôi chùa Phật giáo được trang trí công phu này nằm trên Quốc lộ 1, cách căn cứ của chúng tôi 3 dặm về phía Nam. Tôi chụp bức ảnh khi đang ngồi trên một chiếc xe jeep.
Đây là một nhà thờ nhỏ ở vùng nông thôn, cách căn cứ quân sự Phú Bài vài dặm về phía Nam. Tôi phục vụ tại Phú Bài trong khoảng 6 tháng.Những người phụ nữ Việt Nam đang giặt đồ bên một bến sông ở Thủy Phú, một ngôi làng nhỏ nằm dọc theo đường Quốc lộ 1, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam. Ảnh chụp cuối năm 1967.Những người phụ nữ Việt Nam đang trở về nhà từ khu chợ trong làng Thủy Phú.
Một
người mẹ (hay chị?) mẹ và em bé có cái mũ khá sành điệu. Tôi chụp bức
ảnh này trong một phòng khám y tế do lực lượng hải quân Mỹ mở ra trong
một ngôi làng gần căn cứ quân sự Phú Bài. Những người dân sở tại vốn
thiếu thốn sự chăm sóc y tế đã ủng hộ nhiệt tình cho sự ra mắt của phòng
khám này.
Vị
dược sĩ này đang pha chế một bài thuốc từ các loại thảo mộc theo những
công thức của riêng mình tại một thôn nhỏ ở phía Nam của Huế.
Người nông dân chở những bó rơm bằng chiếc thuyền nhỏ ở vùng nông thôn của Huế. Tôi chụp bức ảnh này từ một chiếc xe jeep, khi chúng tôi đi trên Quốc lộ 1.
Người nông dân chở những bó rơm bằng chiếc thuyền nhỏ ở vùng nông thôn của Huế. Tôi chụp bức ảnh này từ một chiếc xe jeep, khi chúng tôi đi trên Quốc lộ 1.
Bức
ảnh này cũng được chụp từ trên xe jeep tại Quốc lộ 1. Khu vực này trong
giống như một hồ nước, nhưng kỳ thực thì nó là những cánh đồng lúa bị
ngập nước trong mùa mưa.
Sông Hương, con sông nổi tiếng của Huế. Tôi đang ngồi trên một con tàu chở quân loại nhỏ của hải quân Mỹ khi tôi chụp bức ảnh này. Chúng tôi đã mất một đêm để đi từ vùng vịnh Đà Nẵng đến cửa sông. Trong ánh bình minh, con tàu đi đi thêm vài dặm nữa để đến thành phố Huế. Trên chặng đường này, chúng tôi đã bắt gặp một cặp đôi thú vị: hai con thuyền của người Việt bám sát nhau.
Sông Hương, con sông nổi tiếng của Huế. Tôi đang ngồi trên một con tàu chở quân loại nhỏ của hải quân Mỹ khi tôi chụp bức ảnh này. Chúng tôi đã mất một đêm để đi từ vùng vịnh Đà Nẵng đến cửa sông. Trong ánh bình minh, con tàu đi đi thêm vài dặm nữa để đến thành phố Huế. Trên chặng đường này, chúng tôi đã bắt gặp một cặp đôi thú vị: hai con thuyền của người Việt bám sát nhau.
Một
đền thờ nhỏ nằm bên bờ sông Hương, được chụp từ con tàu của hải quân
Mỹ. Ngay phía trước ngôi đền, những đứa trẻ đang vẫy tay chào chúng tôi.
Khung cảnh thơ mộng của một khu dân cư nằm bên bờ sông Hương, thuộc vùng ngoại ô của thành phố Huế.
Có rất nhiều thứ để ngắm nhìn trên dòng sông Hương của Huế. Hãy nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một cậu bé đang bơi về phía con tàu của chúng tôi. Cậu ta sẽ xin kẹo, và chúng tôi thì luôn có sẵn kẹo cho những tình huống như thế này.
Có rất nhiều thứ để ngắm nhìn trên dòng sông Hương của Huế. Hãy nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một cậu bé đang bơi về phía con tàu của chúng tôi. Cậu ta sẽ xin kẹo, và chúng tôi thì luôn có sẵn kẹo cho những tình huống như thế này.
Với
những ngôi nhà và thuyền bè đậu san sát, bức ảnh này đã thể hiện được
không khí nhộn nhịp, đông đúc của bờ sông Hương tại thành phố Huế một
cách hoàn hảo.
Một
đường phố ở Huế, được tôi chụp từ thùng chiếc xe tải loại nửa tấn của
quân đội Mỹ khi chiếc xe chạy qua Huế, thành phố từng là thủ phủ xinh
đẹp của xứ sở Đông Dương. Có thể cảm nhận được hơi thở bình yên của cuộc
sống hàng ngày ở nơi đây, mặc dù các cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở
nhiều khu vực xung quanh. Thật không may, chỉ 3 tháng sau khi tôi chụp
những bức ảnh ở Huế, thành phố này đã trở thành tâm điểm của cuộc Tổng
tấn công Tết Mậu Thân.
Những
người dân đạp xe ở Huế. Tôi chụp bức ảnh này tại một đường phố yên
tĩnh, ngay trước một văn phòng du lịch của Huế. Huế đã có một văn phòng
du lịch, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, ít nhất là trước tháng
2/1968, thời điểm xảy ra biến cố Tết Mậu Thân. Ở phía xa là tháp chuông
của một nhà thờ Công giáo hoành tráng, được khánh thành vào năm 1962,
theo tôi được biết.
Đây là những người làm vườn Việt Nam tại thành phố Huế. Họ rất tự hào về công việc mà mình làm.
[IMG]çohttp://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/2012/06/SteveBrown/REDSVN-SteveBrown-29.jpg[/IMG]
Một
tòa biệt thự trong khu nhà vườn phong cách Huế. Tôi chụp bức ảnh này từ
phía sau xe tải của quân đội trong một chuyến đi công vụ tại Huế. Bức
ảnh được chụp 4 tháng trước khi xảy ra cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân,
và tôi thường tự hỏi không biết ngôi nhà này có bị hư hỏng vì các cuộc
chiến đấu trong thành phố hay không.
Cổng
Hiền Nhơn là một trong những cửa ô đẹp dẫn vào Hoàng thành ở Huế. Công
trình này đã bị hư hại trong cuộc chiến Tết Mậu Thân, nhưng sau đó đã
được khôi phục. Bức ảnh được chụp trong một chuyến tham quan khu vực
Hoàng thành.
Nội
thất phía trong Cung Diên Thọ, là cung điện của Hoàng thái hậu triều
Nguyễn. Đây là một trong những cung điện lịch sử đẹp nằm trong Hoàng
thành Huế.
Điện
Phụng Tiên là một ngôi điện cổ nằm ở phía trước cung Diên Thọ. Bóng
người đội mũ ở góc phía dưới, bên phải bức ảnh là hướng dẫn viên du lịch
của chúng tôi.
Điện
Thái Hòa ở Huế là nơi hoàng đế đón tiếp các chức sắc khi ngồi trên ngai
vàng của mình. Nơi tôi đang đứng là sân Đại triều, nơi các quan lại
đứng xếp hàng khi yết kiến nhà vua.
Các vị vua nhà Nguyễn cai trị đất nước từ ngai vàng trong điện Thái Hoà.
Cái ao yên tĩnh này là một trong hai ao nằm giữa Ngọ Môn và điện Thái Hoà trong khu vực đại nội của Hoàng thành Huế. Bức ảnh được tôi chụp từ phía trên của Ngọ Môn.
Cái ao yên tĩnh này là một trong hai ao nằm giữa Ngọ Môn và điện Thái Hoà trong khu vực đại nội của Hoàng thành Huế. Bức ảnh được tôi chụp từ phía trên của Ngọ Môn.
Hai
nữ họa sĩ ở Đại Nội. Đây là bức ảnh yêu thích của tôi từ khi phục vụ
tại Việt Nam năm 1967. Có một trường nghệ thuật trong di tích lịch sử
Hoàng thành tại Huế, và hai cô gái này đang vẽ ở phía trước của Ngọ Môn.
Tôi không nhớ là mình đã chụp bức ảnh này một cách vu vơ, hay là do tư
thế gợi cảm của cuả cô gái.
Nhà thờ xinh đẹp này nằm ở phía nam của sông Hương.
Nguyệt
là một phụ nữ trẻ đáng yêu, làm quản lý một cửa hàng quà tặng tại căn
cứ quân sự của chúng tôi tại Phú Bài, gần Huế. Cô là hình mẫu điển hình
cho những người phụ nữ xinh đẹp mà bạn có thể bắt gặp ở Huế. Chồng cô
phục vụ trong Không lực VNCH.
Khi
chiếc xe jeep của chúng tôi dừng lại, cậu bé này chạy đến và tạo dáng
như thể rất muốn được chụp hình, và tôi đã đáp ứng nguyện vọng của cậu.
Một nhà thờ Công giáo lớn ở phía nam của Huế (nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế), được mở cửa vào năm 1962. Tôi chụp bức ảnh này trong quá trình thi hành công vụ quân đội trong năm 1967.
Một nhà thờ Công giáo lớn ở phía nam của Huế (nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế), được mở cửa vào năm 1962. Tôi chụp bức ảnh này trong quá trình thi hành công vụ quân đội trong năm 1967.
Những góc nhìn khác về toà nhà thờ đồ sộ trên.
Ngọn Tháp này được xây dựng vào năm 1844 tại chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương, cách thành phố Huế 3 dặm về phía Tây.
Một
lối đi bằng bê tông đang được xây dựng trên núi Khỉ, nơi tôi công tác
khoảng 6 tuần trong khoảng thời gian ở Việt Nam. Bên sườn núi này là một
trạm chỉ huy thông tin liên lạc (được mệnh danh là Mắt Thần Đông
Dương). Khi tôi đến đây, những người thợ xây đang xây dựng một cầu thang
dẫn từ doanh trại phía dưới lên trạm.
Đây
là quang cảnh của con đường dẫn đến cơ sở thông tin liên lạc của chúng
tôi ở phía Bắc núi Khỉ. Có thể nhìn thấy ở phía xa những đỉnh núi nhô
lên bên vịnh Đà Nẵng.
Phong
cảnh của vịnh Đà Nẵng nhìn từ núi Khỉ. Từ tuyến đường trên núi Khỉ, bạn
có thể được nhìn nhiều khung cảnh tuyệt vời của vùng biển và những ngọn
núi nằm giữa Đà Nẵng và Huế. Khung cảnh ở đây là hướng Bắc, nơi Quốc lộ
1 chạy qua đèo Hải Vân nổi tiếng, dẫn đến Huế. Góc trái bên dưới tấm
ảnh là hòn đá được gọi là "Boom-Boom-Rock", một điểm làm mốc của lính Mỹ
trên núi.
Một khung cảnh khác nhìn từ núi Khỉ.
No comments:
Post a Comment